Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty dược liệu Trung ương I

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I I- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Công ty Dược Liệu TWI là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ y tế. Công ty đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm với nhiều biến động lớn. Mặt hàng kinh doanh hầu hết các mặt hàng thuốc chữa bệnh. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động thương mại còn hoạt động sản xuất chỉ là phụ. Tiền thân Công ty Dược liệu TW I là công ty dược liệu

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty dược liệu Trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp I theo quyết định thành lập số 170 ngày 01 tháng 4 năm 1971(QĐ170/BYT) của bộ y tế. Từ đó Công ty dược liệu cấp I là đơn vị kinh doanh bán bán buôn, có nhiệm vụ là kinh doanh các loại các loại thuốc bắc, thuốc nam, cao đơn hoàn tán, giống dược liệu và nuôi trông dược liệu. Sau nhiều năm thực hiện đường lối kinh tế kế hoạch, bao cấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ khó khăn. Nhiều nghành rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đó công ty Dược liệu Trung ương I cũng không nằm ngoài vòng khó khắn đó. Nguy cơ về sự bế tắc trong sản xuất kinh doanh hữu hiệu đối với công ty. Bước sang thời kỳ đổi mới, công ty lại gặp thêm khó khăn khác. Sản phẩm khó tiêu thụ, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, công ty đứng trên bờ vực phá sản, nếu chỉ giữ nguyên mô hình kinh doanh cũ. Những năm đầu thập niên 1990 là thời kì, công ty rơi vào tình trạng cực kì khó khăn. Đầu năm 1993, theo quyết định số 404/BYT-QĐ ngày22-4-1993 của Bộ y tế, công ty là một doanh nghiệp Nhà nước(có tư cách pháp nhân), là đơn vị thành viên của Tổng công ty dược Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm đông nam dược, dụng cụ y tế, hương phụ liệu, mỹ phẩm. Và từ năm1993 đến nay, công ty đã lấy tên giao dịch đối ngoại là centre medican phant company No-1 viết tắt là MEDIPLANTEX trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt nam (tên giao dịch là VINAFA)-Bộ y tế. Công ty có trụ sở chính tại 358 đường giải phóng. Từ một đơn vị hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh doanh tự hạch toán nên công ty đã hết sức lúng túng trên con đường phát triển của mình. Việc kinh doanh theo phương pháp cũ không còn phù hợp. Cả thị trường dược chao đảo, khó khăn hơn cả là thị trường dược liệu trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thuốc nội và thuốc ngoại. Thêm vào đó, vốn hoạt động của công ty cạn kiệt, hầu như hoàn toàn phải vay vốn ngân hàng. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu không thể sử dụng được. Bộ máy biên chế kồng kềnh, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên trong công ty rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, một đòi hỏi cấp bách phải tìm ra hướng đi mới cho công ty để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Hàng trăm CBCNVC có đời sống bấp bênh, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đứng trước thức tế đó, ban lãnh đạo công ty bằng sự đoàn kết nhất trí, nhanh chóng tìm ra những giải pháp để đưa công ty vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển, nhiều giải pháp mới được đề ra. Được sự quan tâm của Bộ y tế, Tổng công ty dược Việt nam, cùng các nghành các nghành, các cấp, tạo điều kiện cho công ty tiếp tục phát triển. Công ty đã cải tạo bộ máy gọn nhẹ và thay đổi cơ cấu cán bộ từ chỗ phần nhiều là lao động giản đơn, đã được tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Đã tổ chức cho cán bộ luân phiên đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bổ sung thêm cán bộ trẻ có năng lực. Do đó, đội ngũ đã nhanh chóng đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của công ty. Đi đôi với việc làm trên, công ty đã đầu tư cho việc nâng cấp nhà xưởng kho tàng và các cơ sở kiểm tra chất lượng với các thiết bị hiện đại. Công ty đã có định hướng đúng đắn là đa dạng hoá chức năng nhiệm vụ, vừa sản xuất vừa kinh doanh. Để phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa sản xuất và kinh doanh, được phép của Bộ y tế, công ty đã tiến hành sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược. Trong điều kiện cơ chế thị trường, thuốc tân dược đòi hỏi phải có chất lượng và mẫu mã phù hợp. Trước thực tế đó công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN. Và là đơn vị đầu tiên ở miền Bắc có xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn này. Như vậy đến nay công ty đã hoàn thành 3 phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất thuốc đông dược, phân xưởng chiết xuất dược liệu bán tổng hợp hoá dược và phân xưởng thuốc viên các loại. Đổng thời phát triển trung tâm chế biến cung ứng thuốc nam, thuốc bắc cho các cơ sở trong nước, kết hợp với việc mở phòng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền phương đông để góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hiện nay với cơ ngơi và thiết bị cho phép công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt dây chuyền sản xuất thuốc tân dược của công ty, đã được Bộ y tế cấp chứng chỉ GMP-ASEAN, hiện nay đang sản xuất góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu của thị trường thuốc nội địa, thay thế một phần hàng nhập khẩu với giá thành phù hợp trong nước. Đến nay đã có hơn 100 sản phẩm được Bộ y tế cho phép lưu hành toàn quốc và xuất khẩu, gồm các nhóm thuốc khánh sinh, sinh tố, đường ruột, cảm sốt, đường hô hấp, ngoài da, cho phụ nữ và trẻ em v.v.. Một đóng góp quan trọng của công ty trong thời gian qua đó là cùng với các cơ quan khác trong và ngoài nghành nghiên cứu thành công đề tài sử dụng artmisinin chiết xuất từ cây thanh cao hoa vàng làm thuốc chữa sốt rét. Cụm công trình này có một số đơn vị khác tham gia và đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, trong đó công ty thực hiện hai đề tài cấp Nhà nước về nghiên cứu bán tổng hợp artesumat, nghiên cứu bán tổng hợp artemether để sản xuất thuốc phòng chống sốt rét. Từ thành công của đề tài nghiên cứu này công ty đã ứng dụng vào sản xuất, cung cấp lượng thuốc phục vụ cho chương trình phòng chống sốt rét quốc gia. Từ năm1993 đến 2000 đã đưa ra thị trường trong nước hàng chục triệu viên thuốc chữa sốt rét, góp phần đẩy lùi các vụ dịch, làm giảm tỉ lệ tử vong do rét gây ra tới 90%. Từ khi có những loại thuốc này đã giảm từ 6 nghìn người chết vì sốt rét những năm 1992 trở về trước xuống còn trên dưới 100 tử vong 1 năm hiện nay, đã góp phần cùng với Bộ y tế và các nghành đưa chương trình đến thành công vang dội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Cũng từ đây mở thêm một nguồn xuất khẩu mới cho đất nước. Bên cạnh đó, công ty cũng khôi phục lại những mặt hàng thế mạnh từ nguồn dược liệu của công ty mà bấy lâu nay đã xuống cấp như: trông cây thanh hao, bạc hà, cây xả, cây hoè v.v.. tạo được nguồn dược liệu lớn, tập trung và phát triển vững chắc, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu. Riêng cây bạc hà giống SK33 mới di thực từ Nhật Bản, năm 1996 chỉ có 2 kg giống thân cây, đến nay sau 5 năm phát triển thành 700ha cây trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, sản phẩm tinh dầu chất lượng cao, năng suất chất cây trồng phù hợp. Công ty tiếp tục đầu tư trồng cây xả lấy tinh dầu ở một số địa phương miền núi, và hàng năm duy trì 300 ha cây thanh cao hoa vàng ở một số tỉnh phía bắc nước ta. Ngoài tăng cường trao đổi về dược liệu với các tỉnh, các doanh nghiệp trong nước, công ty phát triển mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty nước ngoài trong xuất, nhập khẩu dược liệu, nguyên liệu hoá dược, thành phẩm. Bằng việc làm đó đã đóng vai trò để khẳng định sự tồn tại và phát triển của công ty trong những năm qua và nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong hai năm 1999-2000 công ty đã được Bộ thương mại tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu, một thành tích mà không phải đơn vị nào cũng đạt được. Ngoài việc xuất khẩu các sản phẩm của công ty tự sản xuất, còn làm đầu mối xuất khẩu nhiều sản phẩm của nhiều xí nghiệp, của nhiểu công ty khác trong nước như XN trung ương 24, xí nghiệp trung ương I, xí nghiệp mebifa, công ty dược phẩm trung ương 5, công ty dược phẩm Trà vinh, Cửu long, Vidifa, TW5 Đà nẵng. Việc mở rộng xuất, nhập khẩu nguồn dược liệu trong nước đã giúp công ty phục hồi diện tích đất canh tác trồng cây dược liệu, mà đã có lúc diện tích đất này đã nằm trong sự kêu cứu của người nông dân. Việc phát triển nguồn dược liệu trong nước không những giúp công ty phát triển vững mạnh mà nó còn mang một ý nghĩa chính trị đặc biệt trong việc chủ trương xoá đói giảm nghèo về cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng, về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Đảng và Nhà nước. Công ty đã đầu tư vốn, giống cho nông dân, với hàng nghìn hécta đất canh tác chuyên canh cây thuốc, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trồng trọt và chế biến, làm giàu cho nhiều địa phương, được nông dân và chính quyền ở nhiều Tỉnh, Huyên hoan nghênh. Công ty Dược liệu Trung ương I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ y tế . công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuốc chữa bệnh, trong đó hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu còn hoạt động sản xuất chỉ là phụ. Để công ty ngày một phát triển và nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước công ty đã đề ra những nhiệm vụ phải làm như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch mà công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu của thị trường về mặt hàng tân dược cũng như đông dược. Tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp. Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải bảo đảm mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về nghành nghề mà đơn vị đã đăng ký. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của cán bộ công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Và để có khả năng cạnh tranh trê thị trường phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với chức năng và nhiệm vụ như trên, công ty đã và đang thực hiện những hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Để chuẩn bị trước khi Việt Nam tham gia khối mậu dịch do AFTA và chuẩn vị tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, những mục tiêu mà công ty đề ra là: Hoàn thiện và nâng cao trình độ bộ máy quản lý. Tăng cường phát triển nguồn tài chính. Xây dựng đầu tư phát triển hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuât hiện đại. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên bằng cách đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Tăng cường hơn nữa việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước. II- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực tiếp, tập trung để ban giám đôc công ty có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời tạo điều kiện giúp giám đốc thấy rõ được thực trạng của công ty mình. Trong đó Ban giám đốc và các phòng ban có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: Giám đốc: vừa là người đại diện cho nhà nước vừa là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động chung của công ty, ngoài ra còn điều hành trực tiếp đối với phòng xuất khẩu, phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, thay giám đốc điều hành những việc do giám đốc giao phó. Phòng kế hoạch kinh doanh: do phó giám đốc kinh doanh trực tiếp làm trưởng phòng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán, giao các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, quản lý hệ thống kho tàng, lập các kế hoạch mua bán hàng hoá. Phòng kế toán tài vụ: đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo nguồn vốn kinh doanh, giúp giám đốc thấy rõ hoạt động kinh tế của công ty, trên cơ sở đó giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế. Phòng xuất khẩu: có nhiệm vụ thăm dò thị trường trong và ngoài nước, hàng ngày nắm bắt tỷ giá hối đoái để điều hành các mặt hàng xuất khẩu và nhanh chóng triển khai các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân sự. Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm và nghiên cứu: có nhiệm vụ kiểm tra giám sát sau đó kiểm nghiệm đối với tất cả các mặt hàng kể cả mặt hàng tự sản xuất lẫn cả mặt hàng mua về, đảm bảo tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn dược điển Việt nam qui định. Đồng thời nghiên cứu ra các mặt hàng mới, mẫu mã mới Khối sản xuất: gồm phân xưởng đông dược, phân xưởng thuốc viên, phân xưởng hoá chất, các phân xưởng nay thực hiện việc sản xuất các mặt hàng do phòng kế hoạch giao cho. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý được khái quát như sau: Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Khối sản xuất Phân xưởng đông dược Phân xưởng thuốc viên Phân xưởng hoá chất Phòng kiểm nghiệm Phòng xuất khẩu Phòng kinh doanh Ban bảo vệ Phòng kế toán Phòng tổ Chức Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chỉ đạo SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TW I III- ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM. Cũng như hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh, công ty Dược liệu Trung ương I có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Trước kia khi mới thành lập, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, là một công ty chuyên mua bán thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán tại các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía nam. Đối tượng kinh doanh chủ yếu là trao đổi mua bán với công ty, xí nghiệp cấp II, cấp III, các bệnh viện, nông trường. Hàng năm, công ty thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên giao được cụ thể bằng các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra công ty còn thực hiện một số chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu là cây con làm thuốc, đồng thời vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn, thu hái, chế biến dược liệu trong nước. Ngày nay chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nền kinh tế vĩ mô, công ty có nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh cả mình để phù hợp với cơ chế kinh doanh mới. Công ty có tư cách một đơn vị kinh tế quốc doanh có tư cách pháp nhân-hạch toán kinh tế độc lập dưới sự quản lý của nhà nước, của Bộ thương mại. Công ty áp dụng mô hình kinh doanh mới, vừa sản xuất theo hướng công nghiệp dược hiện đại, vừa kinh doanh thương mại về thuốc chữa bệnh đông tây y và xuất nhập khẩu. Các mặt hàng của công ty kể cả hàng đi mua lẫn hàng tự sản xuất tại các phân xưởng ngày càng phong phú đa dạng và đầy đủ chủng loại về thuốc. Bên cạnh đó, các nguồn hàng thuốc quí hiếm cũng được chú trọng và khai thác. Thị trường hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng khắp trong và ngoài nước. Hiện nay công ty Dược liệu Trung ương I có 3 phân xưởng thuốc riêng biệt đó là các phân xưởng sau: Phân xưởng thuốc viên: nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là sản xuất các mặt hàng là thuốc viên. Phân xưởng đông dược: nhiệm vụ chủ yếu lá sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược. Phân xưởng hoá chất: chuyên sản xuất để chiết xuất ra các mặt hàng thuốc chống sốt rét. Do mặt hàng thuốc là mặt hàng đặc biệt, nó liên quan đến sức khoẻ và sinh mạng của con người, nên quy trình sản xuất phải có đoạn khép kín và vô trùng. Đặc biệt là đối với sản phẩm thuốc viên, đơn vị của nó phải chính xác đến từng miligam, mililít nhưng nó lại có giá trị rất lớn, phải bảo đảm theo tiêu chuẩn dược điển Việt nam. Trong ba phân xưởng đó thì phân xưởng thuốc viên là phân xưởng có sản lượng sản xuất lớn hơn cả, còn phân xưởng đông dược và phân xưởng hoá dược công việc sản xuất chưa đều, sản lượng sản xuất còn nhỏ. Mỗi loại thuốc có quy trình sản xuất khác nhau và đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của nghành khác nhau. Quy trình công nghệ sản xuất công nghệ thuốc viên là quy trình điển hình, rõ ràng qua từng khâu nên ta đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về quy trình công nghệ của phân xưởng sản xuất thuốc viên. Cụ thể như sau: Thông qua nghiên cứu làm thử các mẻ nhỏ, mỗi lần làm thử phải đầy đủ các thủ tục như: làm thử xong phải đi kiểm nghiệm và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn dược điển đề ra, sau đó mới cho sản xuất đại trà. Các giai đoạn sản xuất: Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: căn cứ vào lệnh sản xuất(có ghi rõ số lô, số lượng thành phẩm và các thành phầm như nguyên liệu chính, tá dược và quy cách đóng gói, khối lượng trung bình viên) tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như: phiếu lĩnh vật tư, các loại vật tư đó phải được cân đo, đong, đếm thật chính xác với sự giám sát của kỹ thuật viên ở phân xưởng sản xuất. Giai đoạn sản xuất: bắt đầu vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám sát các công việc pha chế mà công nhân bắt đầu làm, cần thiết có thể chia thành mẻ nhỏ, sau cùng trộn đều theo lô. Tất cả các công việc phải được phòng kỹ thuật quản lý theo từng lô. Khi pha chế xong công việc của kỹ thuật viên là phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn nghành quy định thì công việc tiếp theo là giao nhận bán thành phẩm cốm từ tổ pha chế cho tổ dập viên và ép vỉ (nếu có). Tất cả đều có phiếu giao nhận giữa các tổ và ký tên vào cụ thể. Qua khâu dập viên và ép vỉ xong lại chuyển sang tổ đóng gói. Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm (giai đoạn cuối cùng):khi thành viên và thành vỉ được chuyển về tổ đóng gói. Tổ kỹ thuật viên bắt đầu kiểm nghiệm bán thành phẩm, khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo sẽ tiến hành công việc đóng gói. Sau khi hoàn thành công việc đóng gói cùng với phiếu kiểm nghiệm chuyển lên kho và nhập vào kho của công ty. Qua đó ta thấy quy trình sản xuất thuốc viên là quy trình giản đơn và chế biến kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, thuộc loại hình khối lượng lớn (theo từng lô) trên dây chuyền sản xuất. Tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại dược tá đi kèm vào công thức sản xuất đó. Nguyên vật liệu Xay, rây Pha chế Sấy khô Kiểm nghiệm t. phẩm đóng gói t. phẩm Nhập kho t.phẩm Kiểm nghiệm bán t.phẩm Dập viên ép vỉ SƠ ĐỒ2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC VIÊN CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Nguyên vật liệu Xử lý Chiết xuất Cô đặc Tinh chế Sấy khô Kiểm nghiệp Đóng gói thành phẩm Nhập kho thành phẩm SƠ ĐỒ 3:SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HOÁ CHẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I. Nguyên vật liệu Thái , xay Làm ẩm, ủ Rút dịch Pha chế Kiểm nghiệm Kiểm tra đóng gói Giao nhập thành phẩm SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỔ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢI SÂM BỔ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Kết quả mỗi quy trình công nghệ có thể xác định được giá trị bằng cách kiểm kê những hộp, những kiện thành phẩm và quy trình công nghệ càng giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức sản xuất quy trình công nghệ đó tốt. IV- ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Ngoài việc đầu tư mở rộng sản xuất, công ty luôn chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh, coi đó là thành tố thứ hai của quá trình sản xuất do đó thị trường kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, công ty không những mở rộng thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường quốc tế. Hiện nay công ty đã hình thành mạng lưới phân phối trên địa bàn nhiều tỉnh và khu vực, quan hệ với 25 nước và nhiều công ty lớn trên thế giới. Một số doanh nghiệp tiêu biểu đang quan hệ chặt chẽ với công ty như: nisshoi wai, nomura (Nhật), tenamyd (Canada), euroke ( Đan mạch) sinopharm(Trung quốc), medipharm, rhodia, rhonepoulenc ( Pháp), mega, cadila, isshanm core, ranbax (ấn độ), vpimex (Lào), samsung, kolon, cheiljedang, joulgin, lg(Hàn quốc), helm( Đức), bankangpharma( Bungar) và nhiều công ty khác. Đã thành lập chi nhánh công ty tại nhiều địa phương trong nước và mở rộng văn phòng đại diện ở nước ngoài để tăng cường kinh doanh xuất nhập khẩu. Tất cả những việc làm trên đã từng bước đưa công ty phát triển vượt bậc. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu sau đây: STT Chỉ tiêu Đ.vị Năm2001 Năm2002 So sánh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Vốn cố định Vốn lưu động Số lao động Tổng d.số t.thụ Số nộp ng.sách Ln sau thuế T.nhập/1 cnv L nhuận/d. thu Lợi nhuân/vốn 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 8587723 92683178 256 1900791873271616 552195 1052 0.0029 0.0059 10727254 102856062 312 294153627 6467232 748477 1172 0.0025 0.00727 129,43% 110,97% 121.87% 154,75% 197,68% 135055% 111,04% PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I I- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Dược liệu Trung ương I tổ chức bộ máy kế toán, theo hình thức tập trung và hạch toán độc lập. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự quản lý của Kế toán trưởng. Hiện nay phòng kế toán của công ty có 17 nhân viên kế toán, được phân chia thành các nhóm các tổ . Mỗi tổ, bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau bổ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán hoạt động đều đặn , phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của công ty. Các kế toán viên có nhiệm vụ cụ thể như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện đúng hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh; điều hành và kiểm tra hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của công ty . Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng:làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bảng kê, nhật ký, sổ cái. Hàng tháng, quý, hàng năm lên các biểu quyết toán. Tổ kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và khấu hao tài sản cố định: hàng tháng có nhiệm vụ lập các bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng. Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: theo dõi lượng tiền vốn hiện có trong công ty , thanh toán với nhà cung cấp và theo dõi tình hình trả nợ, vay ngân hàng cũng như các đơn vị khác. Tổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, hạch toán chi tiết các chi phí đó và tính giá thực tế thành phẩm nhập xuất tồn kho. Cuối mỗi tháng kế toán các phân xưởng phải quyết toán với công ty về chi phí tiêu hao sản xuất sản phẩm và xác định giá bán sản phẩm. Kế toán tiêu thụ thành phẩm : căn cứ vào các chứng từ, các hoá đơn nhập, xuất kế toán theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm; xác định kết quả kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu và cung cấp công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi số lượng, chất lượng, trị giá vật tư, công cụ dụng cụ có trong kho, mua vào xuất ra, sử dụng, tính, phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ vào giá thành, phát hiện vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu ứ đọng,kém phẩm chất, định kỳ kiểm tra theo chế độ. Theo dõi sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và theo trình tự thời gian. Hiện nay, công ty đã trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán, mỗi nhân viên được sử dụng riêng một máy đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời , chính xác. Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát bởi sơ đồ sau: Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) Kế toán các kho hàng, cửa hàng Kế toán tiêu thụ sp và công nợ Kế toán NVL và cung cấp ccdc Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán phân xưởng và tính giá thành Kế toán tiền lương, BHXH, KH TSCĐ SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆUTW I II- TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Là một đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên Công ty chọn hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT )để ghi sổ kế toán và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là hình thức sổ kế toán được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, công việc được thực hiện đều ở các khâu trong kỳ kế toán. Vì vậy nó đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Và để theo kịp sự phát triển của thế giới, để đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, tăng năng suất làm việc cho các kế toán viên công ty áp dụng kế toán máy và lắp đặt cho mỗi nhân viên một máy. Hệ thống tài khoản: Theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính và quyết định 167/TC/CĐKT ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính sửa đổi bổ sung, công ty đã lựa chọn và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thích hợp. Những tài khoản kế toán này bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. Về công tác kế toán và nội dung phản ánh trên tài khoản luôn tuân theo những quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán đơn vị sử dụng bao gồm: + Nhật ký chứng từ, Bảng kê, sổ cái, Sổ hoặc thẻ chi tiết,Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh,Thuyết minh báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ được thực hiện như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu trực tiếp vào các nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết và các bảng phân bổ có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, các sổ chi tiết thì cuối tháng tổng hợp số liệu từ các bảng kê, các sổ chi tiết để vào sổ. Cuối tháng, khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng để vào sổ cái, khoá sổ, cộng số liệu trên sổ chi tiết và lấy số liệu tổng hợp để vào bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, bảng tổng hợp và sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, lấy số liệu tổng cộng trên các sổ nhật ký chung, sổ cái, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính lập theo tháng chỉ nhằm mục đích là để theo dõi tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng. Còn cuối mỗi quí lập các báo cáo tài chính để gửi cho các cơ quan cấp trên và cơ quan thuế. BÁO CÁO KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ/thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Chứng từ gốc và các bảng phânbổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu SƠ ĐỒ 6: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Để hiểu rõ hơn nữa về công tác tổ chức hạch toán tại công ty chúng ta cần đi sâu vào nghiên cứu các phần hành cụ thể : 1. Tổ chức hạch toán yếu tố vật tư Là một đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, do đó vật tư là một yếu tố quan trọng. Những thông tin về giá vật tư nhập, xuât, tồn theo giá thị trường, định mức tiêu hao, định mức tồn kho nó ảnh hưởng rất lớn đến kế qủa kinh sản xuất của công ty. Cuối mỗi tháng phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ và kế hoạch mua sắm cho tháng sau. Đến tháng sau cán bộ thu mua, các phân xưởng căn cứ vào các bản kế hoạch đó tiến hành mua và sản xuất. Phòng kinh doanh sẽ lập phiếu nhập kho, xuất kho. Các phiếu này được lập thanh 3 liên: liên 1: lưu tại phòng kinh doanh liên 2: giao cho người nhập hoặc là người xin xuất liên 3: giao cho thủ kho, sau đó thủ kho giao lại cho kế toán. Trên cơ sở phiếu nhập, xuất kho thủ tiến hành xuất kho và định kỳ 3-5 ngày giao lại phiếu nhập kho, xuất kho cho kế toán để định khoản và ghi sổ (giá xuất vật tư kế toán áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh). Để hạch toán chi tiết kế toán áp dụng phương pháp sổ số dư. Tại kho: Hàng ngày, sau khi nhận được chứng từ, thủ kho vào thẻ kho. Sau đó, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng loại vật tư quy định và lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các loại chứng từ nhập xuất vật tư. Cuối tháng, thủ kho phải ghi số lượng phải ghi số lượng tồn kho của từng loại vật tư vào Bảng tổng hợp tồn kho ( Sổ số dư) rồi chuyển bảng này cho kế toán kiểm tra và tính thành tiền. Tại phòng kế toán: Định kỳ, sau khi nhận được chứng từ, kế toán lập các bảng kế hoá đơn nhập kho và bảng kê hoá đơn xuất kho. Sau đó, lấy số liệu trên các bảng kế hoá đơn nhập và xuất để ghi về mặt giá trị vào bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn vật tư. Cuối tháng, kế toán tính ra số tồn cuối tháng cho tứng loại vật tư về mặt giá trị trên bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Đồng thời, tính ra số tồn về mặt giá trị trên bảng tổng hợp tồn kho do thủ kho chuyển đến và đối chiếu với bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn. Quy trình tổ chức hạch toán chi tiết được khái quát bằng sơ đồ sau: Bảng kê hoá đơn nhập Bảng kê hoá đơn xuất Bảng tổng hợp tồn kho Kt tổng hợp Bảng kê luỹ kế n- x- t Thẻ kho Phiếu n.kho Phiếu x.kho Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu SƠ ĐỒ 7: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết, kế toán tiến hành vào sổ tổng hợp. Hàng ngay căn cứ vào các chứng từ gốc nhập xuất vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư) kế toán hàng tồn kho tiến hành vào sổ Nhật ký chứng từ số 1 ( TK 111 theo dõi mua bằng tiền mặt) số 2 (TK 112- theo dõi nhập mua vật tư bằng tiền gửi ngân hàng)số 4 (TK 311- theo dõi hàng nhập mua bằng tiền vay), sổ chi tiết 331 ( theo dõi hàng nhập mua chịu) và bảng phân bổ số 2 ( tính giá xuất vật tư). Cuối tháng, tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết 331 và lấy số liệu tổng hợp vào sổ Nhật ký chứng từ số 5 (TK 331) . Trên cơ sở số liệu từ sổ Nhật ký chứng từ số 5, kế toán vật từ lập bảng phân bổ số 2. Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ số 2 kế toán vật tư vào sổ Nhật ký chứng từ số 7. Sau khi lập bảng phân bổ số 2, các sổ Nhật ký chứng từ liên quan, cuối tháng kế toán vật tư chuyển toàn bộ vật tư cho kế toán tổng hợp để lên tổng hợp các tài khoản 152, 153 và vào sổ cái các tài khoản này. Sau đó kế toán tổng hơp sẽ lập báo cáo tài chính (với mục đích là để xác định kế quả sản xuất kinh doanh, và tình hình tài chính của công ty ). Cuối mỗi quý lập báo cáo kế toánđể gửi cho các cơ quan cấp trên và cơ quan thuế. c.từ gốc vật tư Nhật ký chung TK11,112,311 Sổ chi tiết331 Bảng phân bổ số2 Nhật ký chứng từ số 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái tk152, 153 BÁO CÁO KẾ TOÁN Trình tự ghi sổ được khái quát bằng sơ đồ sau: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 8: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định Khi có nhu cầu mua sắm thêm, thanh lý hay nhượng bán hay sửa chữa lớn. Ban giám đốc sẽ ra quyết định và thành lập Hội đồng giao nhận (bao gồm bên giao, bên nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBKT1156.doc
Tài liệu liên quan