Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần MEINFA

Tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần MEINFA: ... Ebook Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần MEINFA

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần MEINFA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thông tin đã trở thành một kênh hết sức quan trọng đặc biệt là thông tin kinh tế. Nằm trong đó hạch toán kế toán chiếm một vị trí nổi bật bởi nó mang những thông tin tài chính chính xác và kịp thời cho người quan tâm. Kế toán đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tài chính của Nhà nước cũng như doanh nghiệp. Đối với một sinh viên kiểm toán, việc nắm rõ về công tác kế toán là một trong những yêu cầu cần thiết. Việc đi thực tập thực tế tại công ty là điều kiện thuận lợi cho những sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế. Đi thực tập khi còn đang học giúp sinh viên vừa hiểu sâu hơn về kiến thức, vừa đỡ bỡ ngỡ khi ra trường. Công ty cổ phần MEINFA là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế có uy tín lớn cả trong và ngoài nước. Từ khi thành lập tới nay công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác kế toán tại doanh nghiệp đạt được những thành tựu to lớn thể hiện ở việc phát triển và mở rộng hoạt động của công ty tạo được sức cạnh tranh mạnh và khẳng định được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, bước đầu được làm quen và cọ xát thực tế tại công ty.Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty đặc biệt là phòng Tài chính Kế toán, em đã tìm hiểu được vấn đề cơ bản: Tổng quan về công ty, tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán tại công ty để từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại đơn vị. Bài viết của Em chia làm 3 phần : PHẦN I : Tổng quan về công ty cổ phần MEINFA PHẦN II : Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty PHẦN III : Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại công ty Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo:TS.Trần Nam Thanh cùng cán bộ công nhân viên công ty cổ phần MEINFA đặc biệt là phòng Tài chính Kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian và nhận thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cô, các bác cùng các anh chị trong công ty để em có điều kiện hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA Tên tiếng Anh : MEINFA JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : MEINFA Trụ sở chính : Phường Mỏ Chè, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại : (84.280) 862.227 – 212.221 –212216 Fax : (84.280) 862.240 Email : meinfa@hn.vnn.vn Website : meinfa.com.vn Giấy CNĐKKD : Giấy chứng nhận ĐKKD số 1703000013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 21/12/2001 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 29/11/2007. Tài khoản : 102.010.000.438.256 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Công. 1.1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần MEINFA được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2001 bằng quyết định số 1518/QĐ-TTg của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, có tiền thân là Nhà máy Y Cụ II. Nhà máy Y Cụ II thành lập năm 1975 và thuộc quản lý của Bộ cơ khí luyện kim. Từ năm 1982 thuộc quản lý của Bộ Y Tế. Từ năm 2002 là Công ty cổ phần 100% vốn người lao động. 1.2. Quá trình phát triển Nhà máy Y cụ II khi được thành lập có nhiệm vụ chính là sản xuất dụng cụ y tế và nội thất bệnh viện. Thời điểm cao trong cơ chế bao cấp nhà máy có tới 1.050 CB CNV. Từ năm 1990, thời kỳ mở cửa, sản xuất tiếp tục phát triển. Ngoài việc sản xuất đáp ứng dụng cụ y tế, nội thất bệnh viện cho thị trường trong nước, nhà máy tìm được thị trường xuất khẩu sang hai thị trường là Pháp và Đài Loan. Trong nhiều năm doanh thu của nhà máy dựa vào nguồn xuất khầu, có năm doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 70% tổng doanh thu của nhà máy. Từ năm 1999, thị trường xuất khẩu giảm, nhà máy gặp khó khăn. Nguồn thu từ thị trường xuất khẩu chỉ còn 30 – 35%. Đặc biệt sau thời kỳ khủng hoảng, thị trường nước ngoài thay đổi hẳn yêu cầu về chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Trước khủng hoảng nhà máy chủ yếu bán các sản phẩm có chất lượng trung bình thì sau khủng hoảng thị trường đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Thực tế trên khiến nhà máy phải tăng cường bồi dưỡng tay nghề cho lao động và tuyển những lao động mới có tay nghề cao, thiết bị được đổi mới, nhờ đó sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. Cuối năm 2003, công ty đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Năm 2001, nhà máy chuyển đổi thành công ty cổ phần để tạo được sức mạnh tập thể, tổng số vốn khi đánh giá lại doanh nghiệp là 64 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 21 tỷ đồng và vốn vay là 43 tỷ đồng. Trong 21 tỷ đồng vốn Nhà nước thì 15 tỷ đồng là vốn nhà máy tự bổ xung bằng lợi nhuận để lại từ các năm trước, vốn nhà nước cấp là 6 tỷ đồng. Tổng số 21 tỷ đồng được chia thành 210.000 cổ phiếu trong đó có 130.080 cổ phiếu ưu đãi bán cho người lao động, số còn lại là cổ phiếu tự do. Sau khi cổ phần công ty tiếp tục đầu tư thêm 27 tỷ đồng bằng tiền và máy móc vào vốn kinh doanh, đồng thời tiến hành nhiều hợp đồng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước khác để sản xuất sản phẩm nhằm tăng doanh thu và tạo việc làm cho nhiều người lao động. Từ năm 2002, công ty tham gia sản xuất phụ tùng xe gắn máy, cho đến nay mặt hàng trục khuỷu, cọc lái xe gắn máy đã trở thành một trong những sản phẩm chính của công ty. Nhờ những định hướng về sản xuất và kinh doanh đúng hướng nên số lượng khách hàng của công ty ngày một tăng làm cho danh tiếng trên thị trường theo đó tăng lên. SƠ ĐỒ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Mục tiêu của công ty Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, đảm bảo lợi ích của các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động trong công ty, thực hiện các quy định của pháp luật. 2.2. Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và mua bán các sản phẩm cơ khí - Sản xuất và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành y tế - Sản xuất và mua bán các sản phẩm, phụ tùng xe gắn máy - Sản xuất và mua bán máy thông dụng, máy chuyên dụng - Sản xuất và mua bán dụng cụ chăn nuôi, thú y - Các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm. 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất Nguyªn vËt liÖu DËp Chi tiÕt RÌn Ph«I ®óc sp Gia c«ng c¬ khÝ ®óc Chi tiÕt m¹ nhiÖt luyÖn L¾p r¸p Kho T.phÈm . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 – 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2005 – 2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 96.669.026.570 114.340.135.542 150,677,132,129 Các khoản giảm trừ 123.431.379 16.846.056 83,656,574 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 96.545.595.191 114.323.289.486 150,593,475,555 Giá vốn hàng bán 86.306.444.157 102.545.757.846 145,013,331,269 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 10.239.151.034 11.777.531.640 5,580,144,286 Doanh thu hoạt động Tài chính 1.228.117.703 6.748.293.163 778,302,403 Chi phí tài chính: Trong đó: Chi phí lãi vay 4.908.135.764 4.908.135.764 5.230.464.082 4.268.327.959 4,653,824,593 4,576,048,637 Chí phí bán hàng 1.765.877.919 1.980.513.135 4,308,661,311 Chi phí quản lí doanh nghiệp 2.138.674.814 4.039.023.382 3,449,715,893 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 2.654.580.240 7.275.824.204 (6,053,755,108) Thu nhập khác 1.427.230.238 14.109.771.511 11,633,957,562 Chi phí khác 447.053.842 14.531.167.440 7,656,980,423 Lợi nhuận khác 980.176.396 (421.395.929) 3,976,977,139 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.634.756.636 6.854.428.275 (2.076.777.969) Thuế thu nhập doanh nghiệp 327.258.545 831.098.520 Lợi nhuận sau thuế 3.307.498.091 6.023.329.755 (2.076.777.969) Lãi cơ bản trên cổ phiếu 15.785 28.983 (10,113) 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của công tác quản lý mà bộ máy quản lý của Công ty cổ phần MEINFA được tổ chức theo mô hình tập trung. Việc tổ chức như vậy vừa phù hợp với đặc điểm ngành nghề vừa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực và chất lượng kinh doanh đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo có thể nắm bắt được thực tế tình hình kinh doanh một cách kịp thời và chính xác. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG 12 PHÂN XƯỞNG CHÍNH VÀ 1 PHÂN XƯỞNG PHỤ Chức năng của các bộ phận được quy định 1 cách rõ ràng như sau: + Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định tỷ lệ trả cổ tức hàng năm; phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm; bầu và bãi miễn HĐQT, BKS; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành; sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty; tổ chức lại và giải thể Công ty, v.v... + Hội đồng quản trị: HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty – trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. + Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc. + Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc Công ty gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm. Các thành viên HĐQT được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước HĐQT về việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT. Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một hoặc một số lãnh vực hoạt động của Công ty. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và liên đới trách nhiệm với Tổng Giám đốc trước HĐQT trong phạm vi được phân công, ủy nhiệm. + Các phòng chức năng gồm có: - Phòng thiết kế và Công nghệ : Thiết kế các mẫu sản phẩm mới, áp dụng CN mới và cảI tién công nghệ đối với các sản phẩm cũ. Tính định mức gia công sản phẩm Lập quy trình sản xuất cho các sản phẩm . - Phòng kinh tế và kế hoạch: Lập KHSX theo đơn hàng. Định mức và điều độ KH về các mặt: vật tư, gia công sản phẩm, tính toán các chi phí vật tư trên dây truyền sản xuất. - Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu vật tư về công ty để phục vụ công tác sản xuất; kiểm tra các bán thành phẩm trên dây truyền SX. Kiểm tra các sản phẩm xuất xưởng bán cho khách hàng ; nghiên cứu đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm . áp dụng duy trì theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. - Phòng cơ điện: Thực hiện công tác xây dựng cơ bản; tổ chức giám sát. lắp đặt bảo trì bảo dưỡng sửa chữa về công tác điện + cơ cho các thiết bị máy móc trong Công ty. Lập kế hocạh các dạng sửa chữa cho các máy trong công ty, chỉ đạo nhân lực X.Cơ điện thực hiện KH. - Phòng Tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ . Lập KH về phát triển nhân lực; cơ cấu cán bộ; nguồn lực lao động sản xuất sản phẩm: tuyển dụng điều động phân bổ nhân lực ; giảI quyết chế độ tiền lương BHXH, y tế, công đoàn theo luật định đối với người lao động. Xây dựng định mức lao động và áp dụng duy trì hoạt động an toàn vệ sinh lao động; thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Nắm bắt nhu cầu thị trường dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để có cơ sở lập kế hoạch; lưu chuyển hàng hoá.Tìm kiếm và mở rộng thị trường để kịp thời đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm của công ty. + Các phân xưởng sản xuất bao gồm : - Phân xưởng Cơ Khí 1: có 89 công nhân và nhân viên kỹ thuật, quản lý, phục vụ nhiệm vụ chủ yếu cung cấp các sản phẩm trục khuỷu xe máy. - Phân xưởng Cơ Khí 2: có 53 công nhân và nhân viên kỹ thuật đang làm việc chủ yếu gia công cơ khí các sản phẩm phụ đầu vào cho các Phân xưởng khác như CK3 xưởng này chủ yếu làm kìm xuất khẩu,.. (xuất nội bộ) - Phân xưởng Cơ Khí 3: gồm có 47 công nhân và bộ phận quản lý phân xưởng chủ yếu gia công cơ khí tiếp và chuyển cho xưởng CK4,.... - Phân xưởng Cơ Khí 4+Cơ Khí 5 : gồm có: 127 công nhân, trong đó 8 cán bộ quản lý và nhân viên đang làm việc. Được chia làm hai ca công việc chủ lắp lò xo kìm+mài via . - Phân xưởng Cơ Khí 6 + Xưởng cơ điện có 126 công nhân và bộ phận quản lý phân xưởng. Nhiệm vụ của phân xưởng này là cắt phôi và gia công chi tiết hàng cơ điện để phục vụ sửa chữa. - Phân xưởng Cơ Y cụ có 121 công nhân và bộ phận quản lý phân xưởng. Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là chuyên gia công sản xuất sản phẩm y tế . - Phân xưởng Mạ có 21 công nhân, nhiệm vụ chính của phân xưởng này là mạ sản phẩm trên dây truyền mạ. - Phân xưởng Đánh bóng có 46 công nhân cán bộ kỹ thuật và nhân viên quản lý phân xưởng chuyên Đánh bóng sản phẩm. - Phân xưởng Mài dao có 9 công nhân chuyên làm công tác phục hồi dao cụ. - Phân xưởng Rèn có 162 công nhân cán bộ kỹ thuật và nhân viên quản lý phân xưởng chuyên tạo phôi phục vụ cho toàn công ty. - Phân xưởng Nhiệt luyện có 24 công nhân cán bộ kỹ thuật và nhân viên quản lý phân xưởng chuyên nhiệt luyện hàng cơ khí cầm tay. - Các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm: Tổ bao gói có 40 công nhân, chuyên bao gói sản phẩm để nhập kho thành phẩm. ***** PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.1. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong đơn vị Tất cả các công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đều cần một bộ phận chức năng với nhiệm vụ ghi chép, hạch toán và kiểm tra các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày. Đó chính là nhiệm vụ của Bộ máy kế toán . Không những thế bộ phận này còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, thích hợp nhất để phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy để quá trình kinh doanh diễn ra ổn định và phát triển, các công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hợp lí, phù hợp với phong cách quản lí, tính chất và ngành nghề kinh doanh của mình. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh trang thiết bị y tế, nên công tác tổ chức kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các thông tin thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 1.2. Sơ đồ tổ chức kế toán tại đơn vị KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ THANH TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG THỦ QUỸ Trong đó: + Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán. Kế toán trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Tổng giám đốc công ty phân công. Cụ thể là: Công tác kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, triết lí, phong cách quản lí và khả năng tài chính của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ phân công công việc cho các kế toán viên phù hợp với khả năng trình độ của họ. Công tác kiểm tra: Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả công việc của các kế toán viên. Đồng thời tiến hành đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn công việc. Công tác thuế và quyết toán thuế Định kì, Kế toán trưởng sẽ nhận và kiểm tra bảng kê thuế do kế toán tổng hợp lập.Thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cơ quan thuế. Hết năm tài chính, Kế toán trưởng tiến hành duyệt quyết toán thuế sau đó thì trình lên Chủ tịch- Tổng giám đốc công ty. Công tác phân tích hoạt động kinh doanh Chỉ đạo và tổ chức công tác kiểm tra tình hình thực hiện hệ thống kế hoạch tài chính. Hàng tháng, quý, năm Kế toán trưởng tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty. + Kế toán tổng hợp: là người giúp việc cho kế toán trưởng và điều hành công việc khi kế toán trưởng vắng mặt, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định chung về chế độ, thủ tục và chứng từ kế toán, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao, theo dõi đối chiếu tổng hợp công nợ của khách hàng, các nhà cung cấp, tổng hợp và kê khai thuế, các khoản phải nộp NSNN, kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ. + Kế toán thanh toán: giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị, ghi chép và phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng tiền, ghi chép tổng hợp và kế toán chi tiét các khoản tiền vay, các khoản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. + Kế toán ngân hàng: có chức năng giao dịch với ngân hàng theo dõi công nợ với ngân hàng và tình hình thanh toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu. + Kế toán tiền lương: tính lương và BHXH phải trả cho người lao động, ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. + Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước khi thu hoặc chi, thủ quỹ thực hiện việc vào sổ quỹ tiền mặt và hàng ngày phải đối chiếu với kế toán quỹ tiền mặt. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán: các kế toán viên trong phòng chịu sự chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng, phải thực hiện đúng chức năng, và nhiệm vụ được phân công. Và có trách nhiệm báo cáo tình hình công việc định kì hoặc đột xuất lên kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó, các kế toán viên phải phối hợp công việc với nhau thật nhịp nhàng để đảm bảo hiệu quả công việc. Giữa các phần hành có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và ghi chép. Từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu được dễ dàng và phát hiện những sai sót để có biện pháp sửa chữa kịp thời. 2. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán tại công ty 2.1. Các chính sách kế toán áp dụng 2.1.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: - Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) 2.1.2. Chế độ kế toán áp dụng: - Chế độ kế toán áp dụng: với số vốn sau khi chuyển đổi là 21 tỷ đồng quy mô cả về vốn và đội ngũ lao động là khá lớn, vì vậy Công ty áp dụng Chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. đây là hình thức đang được nhiều công ty áp dụng rộng rãi vì việc ghi chép theo hình thức này đơn giản, kết cấu sơ đồ dễ ghi, dễ đối chiếu và kiểm tra. Với khối lượng công việc kế toán của công ty là rất lớn thì hình thức này là hoàn toàn phù hợp. Trình tự ghi sổ kế toán theo đó được trình bày như sau: TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG ÁP DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN EFECT 2.0 Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 2.1.3. Các chuẩn mực và chính sách kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo quy định của các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đã ban hành cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán như Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn Chuẩn mực kế toán đợt 1, Thông tư 105/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán đợt 2, Thông tư 23/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán đợt 3… 2.2. Một số chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty cụ thể như sau: 2.2.1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền - Các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. - Các khoản tương đương tiền: Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. - Nguyên tắc ghi nhận áp dụng: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế (hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng) tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. 2.2.2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. - Những chi phí không được tính vào giá gốc của hàng tồn kho: + Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất + Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường + Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. 2.2.3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác - Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu: + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản ngắn hạn. + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn. - Lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trong kỳ, Công ty chưa lập dự phòng phải thu khó đòi. 2.2.4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong đó: + Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có) + Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử. - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc 10 năm Máy móc, thiết bị 03 – 12 năm Phương tiện vận tải 10 – 30 năm Thiết bị văn phòng 03 – 10 năm Các tài sản khác 07 – 16 năm Quyền sử dụng đất có kỳ hạn 20 năm Phần mềm kế toán 03 năm 2.2.5. Phương pháp phân bổ chi phí trả trước Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. 2.2.6. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, khoản vay tại thời điểm báo cáo, nếu: + Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là nợ ngắn hạn. + Có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh được phân loại là nợ dài hạn. + Tài sản thừa chờ xử lý được phân loại là nợ ngắn hạn + Thuế thu nhập hoãn lại được phân loại là nợ dài hạn. 2.2.7. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính Khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết được kế toán được kế toán theo phương pháp giá gốc. Lợi nhuận thuần được chia từ công ty con, công ty liên kết phát sinh sau ngày đầu tư thì được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản được chia khác (ngoài lợi nhuận thuần) được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc đầu tư. Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo, nếu: + có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó được coi là tương đương tiền. + có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản ngắn hạn. + có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản dài hạn. Dự phòng giảm giá đầu tư được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của các khoản đầu tư được hạch toán trên sổ kế toán lớn hơn giá trị thị trường của chúng tại thời điểm lập dự phòng. 2.2.8. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ chi phí phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 “Chi phí đi vay”. Chi phí phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản tiền vay, phân bố các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay. 2.2.9. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. 2.2.10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn giữa giá trị thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ. Vốn khác của chủ sở hữu được ghi nhận theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý của các tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, cá nhân khác tặng biếu sau khi trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) liên quan đến các tài sản được tặng biếu này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và sau đó mua lại. Cổ phiếu quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên bảng Cân đối kế toán là một khoản ghi giảm vốn chủ sở hữu. Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng cân đôi kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội đồng quản trị Công ty. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối vào các quỹ theo quy định của Điều lệ Công ty và Quyết định của Hội đồng quản trị. 2.2.11. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: + Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. + Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Công ty đã thi được hặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. 2.2.12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm: + Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; + Chi phí cho vay và đi vay vốn; + Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ; + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính. 2.2.13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ s._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33359.doc
Tài liệu liên quan