Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội (ko lý luận - Nhật ký chung)

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới và mở cửa, kinh tế nước ta đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Từ tình trạng nghèo đói, khủng hoảng, chúng ta đã từng bước có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mang đến cho cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới song đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức. Nhiều doanh nghiệp mọc lên khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm. Chính v

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội (ko lý luận - Nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, bên cạnh việc lựa chọn các hướng đi thế mạnh, một điều được các nhà quản lý quan tâm nữa là chất lượng hàng hoá và giá cả sản phẩm. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật. Chính vì vậy, công tác kế toán nói riêng và kế toán chi phí giá thành nói riêng được các nhà quản lý hết sức chú trọng. Với suy nghĩ và thực trạng như vậy, em đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi những hiểu biết và những tài liệu do phòng kế toán công ty cung cấp, bài viết của em có những phần như sau: PHẦN 1: Trực trạng tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. PHẦN 2: Một số nhận xét và đóng góp về tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty. PHẦN I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI. 1. Khái quát chung về công ty cổ phần lilama hà Nội. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội tiền thân là Công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội (Viết tắt là LILAMA Ha Noi) là Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA), được chuyển từ Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà nội thành Công ty cổ phần LILAMA Hà nội tháng 2 năm 2005, có giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103007179, do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội cấp. LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, con dấu riêng để giao dịch. Trụ sở của Công ty đóng tại số 52 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai , thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.8625813. Với bề dày hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu bền bỉ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, LILAMA Hà Nội đã xây dựng cho mình được một tên tuổi không chỉ với bạn bè trong nước mà còn với bạn bè quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp. Sự tín nhiệm của các bạn bè, niềm tin của Đảng thể hiện qua hàng chục những tấm Huân chương, Bằng khen và hàng trăm công trình xây dựng trên mọi miền đất nước được đánh giá cao: như công trình Nhà máy sợi Nha trang, Huế, dệt 8/3, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà máy nhiệt điện Uông bí ... Năm 2005 công ty cũng đã đầu tư và chính thực đưa vào hoạt động Nhà máy Thép mạ màu LILAMA tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội 20.000 km trên đường cao tốc Thăng Long Nội Bài. Với công nghệ hiện đại của cộng hoà Liên bang Đức, Ý, hoạt động với công suất 130.000km/ năm. Sản phẩm là thép mạ kẽm, galfan, mạ màu với tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty luôn luôn theo đuổi mục tiêu không những đảm bảo chất lượng công trình mà còn cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư những sản phẩm trọn gói, chất lượng ngày càng cao hơn. Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần 124122212647 130215419537 135539872120 Giá vốn HB 116319552139 120637928112 121941537943 DT HĐ tài chính 465660870 62591627 715927315 CP HĐ tài chính 3123111478 415637219 4166579822 Cp quản lý DN 4314074100 4351123570 435569989 LN từ HĐ KD 831135800 5436646963 9712111681 TN khác 928311436 1025637860 1256987522 Thuế TN DN 341867916 374846866.2 476368336.9 LN sau thuế 726469320 963891941.8 1224947152 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. Chức năng: LILAMA Hà Nội có chức năng chính là xây dựng và tư vấn xây dựng các công trình. Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp. Quyền hạn: Công ty có quyền kinh doanh tất cả các nghành nghề đã đăng ký và được hưởng tất cả các quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ. 1.3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh. Sản phẩm xây lắp có các đặc điểm nổi bật: + Sản phẩm xây lắp có thời gian sản xuất lâu dài, có giá trị lớn, sản xuất mang tính đơn chiếc. + Tính chất hàng hoá không được thể hiện rõ. + Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. 1.3.2. Quy trình công nghệ. Để có công trình xây dựng phải trải qua các bước sau: Khi có thư mời thầu, Phòng KT - KT tiến hành lập dự toán chi phí. Giá trị dự toán từng Giá thành dự toán công trình, hạng mục = từng công trình, hạng + Lãi định mức công trình mục công trình Đây cũng chính là giá đưa ra đấu thầu. Nếu công ty trúng thầu, hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng kinh tế. Như vậy có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty như sau: Hợp đồng Dự toán Thi công 1.4. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau: Lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp 220KV, hệ thống điều hoà không khí, điện lạnh, điện dân dụng. Sản xuất và kinh doanh thép mạ kẽm, mạ màu, sản xuất phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng công trình công nghiệp, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình. Lắp đặt thiết bị và cấu kiện các công trình kể cả công trình điện nhóm B và các công trình dân dụng. Lắp đặt cơ, điện, nước công trình, chế tạo và lắp đặt nồi hơi. Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, lắp đặt thang máy. Khảo sát, thiết kế, tư vấn XD các công trình công nghiệp, dân dụng. Tư vấn, thiết kế các dây truyền sản xuất vật liệu xây dựng, các dây truyền công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở. 1.5. Bộ máy quản lý. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc điều hành trực tiếp. Bộ máy quản lý của công ty gồm có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Giúp đỡ ban quản lý quản lý các xí nghiệp, tổ đội xây dựng là các phòng ban chức năng: Phòng kế toán, phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng kinh tế kỹ thuật ... Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH DOANH PGĐ - PT SX TẠI QUANG MINH P.KINH TẾ-KỸ THUẬT P. TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN P. KINH DOANH -XNK P. KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ P. CUNG ỨNG VẬT TƯ P. TỔ CHỨC P. QUẢN LÝ MÁY P. HÀNH CHÍNH XN XÂY LẮP CƠ ĐIỆN Nm THÉP MẠ KẼM MẠ MÀU LILIAMA NM CHẾ TẠO TB & KC THÉP P.KỸ THUẬT P. CUNG ỨNG VẬT TƯ P. QA - QC DÂY TRUYỀN MẠ KẼM DÂY TRUYỀN MẠ MÀU P. TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN P. CUNG ỨNG VẬT TƯ P. QA - QC P. KỸ THUẬT P. HÀNH CHÍNH X. SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG BAN KIỂM SOÁT XN HÀN 1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch. 1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Bộ phận KT TSCĐ Bộ phận KT tổng hợp Bộ phận KT tiền lương Bộ phận thủ quỹ Bộ phận KT thanh toán Kế toán trưởng Bộ phận KT vật tư Nhân viên kinh tế ở các đội, các phòng của các đơn vị trực thuộc Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán: Với mô hình tổ chức như trên, phòng kế toán được biên chế gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán - tài chính của công ty. Kế toán TSCĐ: Kế toán TSCĐ có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động TSCĐ . Kế toán tiền lương: Theo dõi việc tính lương và thanh toán tiền lương cho người lao động. Bộ phận kế toán tổng hợp: Bộ phận kế toán tổng hợp quản lý chi phí giá thành, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bộ phận Kế toán vật tư: Kế toán vật tư có trách nhiệm theo dõi chi tiết vật tư nhập, xuất kho. Bộ phận Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ thanh toán của công ty. Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi về tiền mặt tại quỹ công ty. 1.6.2. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và với cấp trên và cấp dưới. Đối với cấp trên, phòng kế toán chịu sự điều hành trực tiếp của các cấp trên, cung cấp các số liệu khi có yêu cầu. Còn đối với các phòng ban khác trong công ty, có thể sử dụng số liệu của các phòng ban này để hỗ trợ cho công việc của phòng. 1.6.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị. 1.6.3.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: từ 01/ 01 đến 31/ 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND + Nguyên tắc chuyển đổi đồng tiền khác: theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Công thương công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: Theo nguyên tắc giá phí. Bao gồm cả chi phí mua sắm và lắp đặt. + Phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều. Phương pháp kế toán HTK: + Nguyên tắc định giá HTK: theo phương pháp giá phí + Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kỳ: Cuối kỳ = đầu kỳ + nhập trong kỳ – xuất trong kỳ. + Phương pháp hạch toán HTK: thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ thuế. 1.6.3.2. Hệ thống tài khoản. Công ty áp dụng hệ thống TK ban hành theo quyết định số 1864/ QĐ-BTC ngày 16/12/1198 và đã sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/ 2002/ TT-BTC của Bộ tài chính. Một số tài khoản mà công ty không sử dụng là TK113, TK144, TK151, TK161, TK212, TK213,TK222, TK 623... 1.6.3.3. Hệ thống chứng từ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính, ngoài ra cũng có một số chứng từ có những sửa đổi cho phù hợp với hoạt động của công ty. Các hoá đơn, chứng từ phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ, và các khoản thu chi phát sinh theo quy định; hoá đơn phải cung cấp đầy đủ các thông tin in sẵn trên mẫu hoá đơn, nội dung trên cả 3 liên của hoá đơn phải giống nhau; hoá đơn dùng để khấu trừ thuế, hoàn thuế, tính chi phí hợp lý, hợp lệ phải là liên 2 còn nguyên vẹn, không tảy xoá, nếu ghi sai phải sửa lại và có xác nhận của bên bán. 1.6.3.4. Hệ thống sổ kế toán. LILAMA áp dụng hình thức Nhật ký chung. Các mẫu sổ sử dụng theo mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành theo Quyết đinh 1411 TC/ QĐ / CĐKT. Kỳ hạch toán của Công ty là theo từng quý. Sơ đồ 03: TRÌNH TỰ GHI SỔ NHẬT KÝ CHUNG (6) Chứng từ gốc Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán (3) (6) (1) (2) (1) (4) (5) (2) (7) (6) Sổ quỹ (7) (1) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.6.3.5. Hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống BCTC mà công ty lập gồm các báo cáo theo QĐ số 167/ 2000/ QĐ-BTC ngày 25/ 10/ 2000 của BT BTC: Bảng cân đối, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast2005. Nhờ có hệ thống kế toán máy này, các nhân viên kế toán chỉ phải nhập các dữ liệu đầu vào, sau đó, máy tính sẽ cho phép kết xuất ra các loại báo cáo khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức ghi sổ công ty sử dụng. 2. Thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần LILAMA Hà nội. 2.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mục tiêu cơ bản là: - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau mỗi quá trình sản xuất để lượng hoá giá phí của sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn trên cơ sở đó cung cấp thông tin về kết quả từng quá trình sản xuất và đồng thời công bố giá trị dở dang, thành phẩm, lãi, lỗ trên báo cáo tài chính. - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả, hiệu quả sau mỗi quá trình sản xuất và thiết lập các đòn bẩy kinh tế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp như LILAMA Hà Nội thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm càng quan trọng hơn nữa. Bởi vì nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có những dự toán chi phí đúng mức, không theo dõi thường xuyên được chi phí phát sinh cho các công trình và cho các quá trình sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, tăng chi phí sản xuất thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý chi phí giá thành hợp lý, tổ chức phương pháp hạch toán chi phí giá thành thật khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển. 2.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Theo quyết định số 1864/ 1998/ QĐ/ BTC của Bộ tài chính ngày 16/ 12/ 1998, kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp gồm các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, nhiên liệu ... liên quan đến công trình xây lắp và cấu thành nên cơ sở vật chất của công trình . Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản mục chi phí dành cho công nhân tham gia trên công trường, bất kể công nhân thuộc biên chế hay không thuộc biên chế của doanh nghiệp.. Trong xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương và trích trước tiền lương phép của công nhân thi công. Đồng thời cũng không được tính vào chi phí này các chi phí của công nhân khuân vác, vận chuyển ngoài quy định. Chi phí máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận hành máy thi công ngoài công trường như chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, tiền lương của nhân viên vận hành, phục vụ máy thi công, chi phí kháu hao máy thi công, chi phí điện, nước ... phục vụ máy thi công. Chi phí này cũng không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả chi phí liên quan trực tiếp đến công trường mà không thuộc các khoản mục chi phí trên. Theo thông tư 01/ 1999/ 77 - BXD ngày 16/ 01/ 1999 của Bộ xây dựng thì dự toán sản phẩm xây lắp cũng bao gồm 4 khoản mục chi phí như trên. Tuy nhiên, trong phần chi phí sản xuất chung gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí quản lý, phục vụ thi công tính theo một tỷ lệ quy định trên chi phí nhân công trực tiếp.( Bao gồm một phân chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng). Công ty cũng tập hợp chi phí dựa trên các khoản mục chi phí như trên. Tuy nhiên, đối với chi phí máy thi công, công ty không hạch toán riêng mà phân bổ trực tiếp cho các khoản mục chi phí liên quan: Chi phí nhân công vận hành máy phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp; chi phí khấu hao máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động máy thi công phân bổ vào chi phí sản xuất chung; các chi phí khác như nhiên liệu, vật liệu hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.. 2.2. Nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, khoa học, kịp thời, đòi hỏi việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm. Bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp và trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý thuyết và thực tiễn hạch toán kế toán. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm... Và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành. Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí. Còn xác định đối tượng hạch toán giá thành là xác định sản phẩm hoàn thành mà cần tính giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu, trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Với Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên để phù hợp với đặc điểm sản xuất và đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán, đối tượng hạch toán chi phí là các công trình hoặc từng hạng mục công trình. Nó phụ thuộc vào quy mô của từng công trường. Và đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là từng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành được kiểm nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và được bên gian thầu chấp nhận. Toàn bộ CPSX của công ty được tập hợp theo các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. 2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Có nhiều cách thức để tập hợp chi phí. Tuy nhiên, tại công ty việc tập hợp chi phí được thực hiện theo hai cách sau: + Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Đối với các chi phí liên quan chung cho toàn công ty hoặc liên quan đến một vài công trình thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo một tiêu thức nhất định. Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội lựa chọn tiêu thức phân bổ dựa vào chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, khi cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, phải xác định được tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì, tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình trong kì. Sau đó lấy chi phí nhân công trực tiếp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của từng công trình nhân với Hệ số phân bổ để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi công trình. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình, HMCT = Chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, HMCT * Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Để khái quát về thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, em sẽ trình bày về cách tính chi phí và giá thành tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. 2.2.3.1 Trình tự tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. 2.2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với lĩnh vực xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ tổng chi phí của một công trình. Với công trình Nhiệt điện Uông bí, chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 80% tổng chi phí công trình theo giá dự toán. Do vậy, hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu góp phần tích cực vào việc chống lãng phí, thất thoát vật liệu, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán chi phí được công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Các loại vật tư của công ty bao gồm: + Về xây dựng: Xi măng, cát, sỏi, gạch ngói, tấm căn bu lông, sắt thép các loại... + Về lắp máy: điều hoà, máy móc thiết bị, ôxy, đất đèn... Ngoài ra còn có rất nhiều vật tư khác như xăng, dầu, vòng bi, que hàn… Các loại vật tư này được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: + Do Bên A cung cấp + Nhập từ Tổng công ty + Mua ngoài trên thị trường * Khi nhận thầu một công trình, phòng kinh tế kỹ thuật căn cứ và nhu cầu sử dụng vật tư cho từng công trình, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và giá cả vật tư để lập dự toán cho từng công trình, sau đó phòng cung ứng vật tư căn cứ vào dự toán đã được duyệt và tiến độ thi công để lập kế hoạch mua sắm, cung ứng kịp thời vật tư đảm bảo cho thi công. * Khi có nhu cầu về vật tư, công cụ dụng cụ cho thi công các công trình, Chủ nhiệm công trình viết phiếu yêu cầu gửi phòng cung ứng vật tư. (Mẫu CT 01) Phòng cung ứng vật tư xem xét phiếu yêu cầu, trình giám đốc và nếu được chấp nhận sẽ gửi phiếu yêu cầu cho thủ kho xin xuất vật tư. Vật tư có thể được xuất tại kho hoặc mua rồi chuyển đến thẳng tới chân công trình. Do đặc điểm sản phẩm của công ty là rải rác nên để thuận tiện cho công việc, công ty tổ chức hệ thống kho vật liệu phân tán. Dù vật liệu được xuất từ kho hay mua chuyển thẳng đến chân công trình thì đều được làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho. Khi xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho làm căn cứ ghi sổ. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, một liên thủ kho giữ, một liên giao cho phòng cung ứng vật tư và một liên gửi về phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ. (Mẫu CT 02) Trong điều kiện hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng rất sôi động và thuận tiện, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người mua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện vận chuyển thì công ty không cần mua dự trữ trong kho nhiều vừa mất không gian bảo quản, vừa phải tổ chức hạch toán. Phần lớn vật tư là mua đến đâu sử dụng đến đó, nhất là các loại vật tư sử dụng cho lắp máy. Toàn bộ vật tư của công ty được hạch toán trên tài khoản tổng hợp TK152 mà không mở chi tiết cho từng loại vật tư, không phân biệt vật liệu chính và vật liệu phụ, nhiên liệu. Vật tư sử dụng cho công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ thuộc vào từng trường hợp: + Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp thực tế đích danh. Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Giá thực tế bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển & bốc dỡ nhưng không bao gồm VAT đầu vào. Mỗi công trình đều có các cán bộ kế toán do công ty cử ra theo dõi trong suốt quá trình thi công. Các nhân viên kế toán này không làm nhiệm vụ tập hợp tính toán chi phí mà chỉ có nhiệm vụ tập hợp và kiểm tra các chứng từ, lập một số sổ sách trong phạm vi trách nhiệm rồi định kì gửi về phòng kế toán công ty để họ vào sổ. Hàng ngày, kế toán tại các công trình theo dõi quá trình nhập, xuất vật tư sử dụng cho các công trình, tiến hành phản ánh chính xác vào sổ các loại vật tư xuất dùng cho các công trình. Định kỳ khoảng 5 ngày, kế toán công trình gửi các hoá đơn chứng từ về phòng kế toán công ty để cập nhật dữ liệu vào máy tính. Cuối tháng, kế toán công ty tập hợp & phân loại các phiếu xuất kho theo từng công trình vào tờ kê chi tiết phiếu xuất vật tư ( Bảng02). Số tổng cộng của các tờ kê chi tiết được sử dụng để vào Bảng phân bổ vật tư,công cụ dụng cụ ( Bảng 03 ). Bảng phân bổ được lập cho từng tháng rồi tổng hợp cho cả quý - Bảng này được sử dụng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư trong kì. Việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ thuộc vào từng trường hợp: + Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp thực tế đích danh. Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ, dụng cụ sử dụng cho thi công công trình như cuốc xẻng, que hàn, kìm, búa, ván khuôn, giàn giáo... Khi xuất công cụ dụng cụ cho thi công các công trình, chi phí công cụ dụng cụ được phân bổ cho các công trình tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng mỗi loại CCDC cho thi công công trình đó, song thông thường công ty phân bổ CCDC cho các công trình theo tỷ lệ là 30%, nhưng có những công trình được phân bổ 15% và cũng có những công trình phải phân bổ 100%, tuỳ theo giá trị công trình và giá trị của công cụ dụng cụ cũng thời gian hữu dụng của nó. Mẫu CT 01 PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Ngày 30/9/2005 Kính gửi: Ông giám đốc công ty cổ phần LILAMA Hà Nội Phòng Cung ứng vật tư Đề nghị cung cấp vật tư cho công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Cụ thể như sau: STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 THI002-Thép 200x100x5.5 Kg 410 Cộng 410 Thời hạn yêu cầu có vật tư: Ngày 02/10/2005. Người nhận vật tư: Nguyễn Thành Trung - đội công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Giám đố công ty Phòng KT _ KT Người yêu cầu Mẫu CT 02: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 2 tháng 10 năm 2005 Người nhận hàng: Lương Ngọc Bình Đơn vị: KD 087 - Công Trình Nhiệt điện Uông Bí Địa chỉ: Xưởng Cơ khí Nội dung: Xuất vật tư thi công Ct Nm Nhiệt điện Uông Bí theo YC 2/ 10/ 2005 STT Mã kho Tên vật tư TK Nợ TK Có ĐVT Số lượng Đơn giá Thành iền 1 KHB THI002-Thép I200x100x5.5 62183 152 KG 410. 00 10.571.42 4.334.282 Tổng cộng 4.334.282 Bằng tiền: Bốn triệu, ba trăm mười bốn nghìn, hai trăm tám hai đồng chẵn. Xuất ngày... tháng... năm Thủ trưởng đơn vị Phụ trách đơn vị Người nhận hàng Thủ kho Bảng 03: TỜ KÊ CHI TIẾT PHIẾU XUẤT KHO Công trình: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Tháng 10 năm 2005 Ngày Số TK152 TK153 Cộng Thuế GTGT Tổng cộng 02/10 PX 02/10 4 334 282 4.334.822 4.334.822 5/10 PX 05/10 10.904.700 10.904.700 8/10 PX 08/10 15.078.218 15.078.218 ... ... ... .... Cộng 846.512.347 Bảng 04: BẢNG PHÂN BỔ NL, VL, CCDC Qu ý IV năm 2005 Đơn vị: đồng TK Ghi Có TK Đối tượng sử dụng TK152 TK153 Tổng cộng 62113 Ct Nm gang thép Thái Nguyên 649.038.504 649.038.504 62181 Ct Nm Ximăng Hải Phòng 340.120.119 359.124.221 62183 Ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 5.658.057.259 62184 Công trình GE 458.567.915 62185 Ct Trung Tâm hội nghị Quốc gia 3.856.143.284 62189 Ctr Nhà máy thuốc lá Đà Nẵng 320.380.000 ... ... ... ... Cộng 621 16.838.336.768 627 Cộng 627 642 Cộng 642 TK sử dụng: TK sử dụng để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp là TK 621, mở chi tiết cho từng công trình. Đối với công trình Nm Nhiệt điện Uông Bí tài khoản sử dụng là 63183. Sau khi kế toán nhập các dữ liệu vào máy tính, chương trình tự động chuyển số liệu vào sổ tổng hợp Nhật ký chung (Bảng số 04 ), sổ cái 621 (Bảng số 06 ) tổng hợp cho cả quý và sổ cái 621 chi tiết cho các TK ( Bảng số 05). Các mẫu sổ của công ty thống nhất với mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành. Một số nghiệp vụ không có các chứng từ cụ thể như các nghiệp vụ phân bổ & kết chuyển tại thời điểm cuối kì, để nhập vào máy tính phải sử dụng các phiếu kế toán (Bảng số 07). Bảng 05: TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/ 10/ 2005 đến 31/ 12/ 2005 Ngày CT Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 2/10 PX 2/10 Xuất vật tư cho Ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 62183 152 3.334 .282 3.334. 282 3/10 PN 3/10 Thu hồi phế liệu nhập kho theo yêu cầu 3/10 152 154 57.287.669 57.287.669 4/10 PKT 62 KLHT tẩy rửa và xúc sạc HT đường ống CN GĐ II HĐ 92 NM cán thép 300.000 T/N g.thép TN 154 331 190.476.190 190.476.190 5/10 PKT 535 KLHT phun cát làm sạch bề mặt KCT HĐ 535 ngày 28/9 Ctr Nm xi măng HP mới, cty TNHH Tân Hoàng Long KC 185 154 331 118.308.261 118.308.261 6/10 PX 6/10 Xuất thép L100x10 phục vụ công trình Nm Nhiệt điện Uông Bí 62183 152 10.904.700 10.904.700 8/10 PX 8/10 Xuẩt xi măng phục vụ Ctr Nm Nhiệt điện Uông Bí 62183 152 15.078.218 15.078.218 ... ... 31/12 PKT TH05 Két chuyển chi phí NVL trực tiếp Nm thép mạ sơn màu 154 62190 858.403.063 858.403.063 31/12 PKT TH05 Kết chuyển CP sản xuất tôn lợp 154 6219002 52.879.213 52.879.213 31/12 PKT TH05 Kết chuyển CP sản xuất xà gỗ 6219004 805.523.850 805.523.850 31/ 12 PKT TH05 Kết chuyển Cp NVL ctr BHP 154 62150 37.111.018 37.111.018 31/12 PKT TH05 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Ct Nm bia Hà Nội 15411 62111 115.039.167 115.039.167 31/12 PKT TH05 Kết chuyển chi phí NVL Ct Nm gang thép Thái Nguyên 15413 62113 649.038.504 649.038.504 ... ... ... 31/12 PKT TH05 Kết chuyển Cp NVL trực tiếp Nm Nhiệt điện Uông Bí 15483 62183 5.658.057.259 Cộng chuyển sang trang Bảng 06: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 62183 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Từ 01/ 10/ 05 đến 31/ 12/ 05 Chứng từ Diễn giải TK đối tứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 02/10 PX 02/10 Xuất thép THI002-Thép I200x100x5.5phục vụ ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 152 4 334 282 5/10 PX 05/10 Xuất xi măng phục vụ ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 152 10.904.700 8/10 PX 08/10 Xuất thép L100x10 phục vụ Nm Nhiệt điện Uông Bí 152 15.078.218 ... ... ... ... ... ... 31/12 PX TH 18 Cộng phát sinh 5.658.057.259 Ghi có TK 62183 15483 5.658.057.259 Số dư cuối kì 0 Bảng 07: SỔ CÁI TK TK 621 - CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Từ 01/10 đến 31/12/05 Dư đầu kì: 0 NT ghi sổ Chứng từ Khách hang Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có ... ... 1/12 PX 01/12 1/12 Ct Nm NĐ Uông Bí Xuất vật tư 152 115.039.167 ... ... ... 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr CTTNHH BHP Việt Nam Kết chuyển Cp NVL 154 37.111.018 31/12 PKT TH05 31/12 Nm SX phôi thép Bắc Ninh Kết chuyển Cp NVL 154 1.363.600 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Xi măng Hải Phòng Kết chuyển Cp NVL 154 359.124.221 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Bia Viger Kết chuyển Cp NVL 154 11.827.000 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Nhiệt điện Uông Bí Kết chuyển Cp NVL 154 5.658.057.259 31/12 PKT TH05 31/12 Công trình GE Kết chuyển Cp NVL 154 458.567.915 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr TT Hội Nghị Quốc gia Kết chuyển Cp NVL 154 3.856.143.284 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr Thuốc Lá Đà Nẵng Kết chuyển Cp NVL 154 320.380.000 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NV TT._. Nm Thép Mạ màu Kết chuyển Cp NVL 858.403.063 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NVLTT - SX Tôn lợp Kết chuyển Cp NVL 154 52.879.213 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NVLTT - SX Xà gỗ Kết chuyển Cp NVL 154 805.523.850 ... ... ... Tổng phát sinh Nợ: 16.383.336.768 Tổng phát sinh có: 16.383.336.768 Dư cuối kì 0 Bảng 08: PHIẾU KẾ TOÁN Ngày chứng từ Diễn giải TK Vụ việc Phát sinh Nợ Phát sinh Có 31/03 Phân bổ chi phí VL Ct Nhm Nhiệt điện Uông Bí quý IV 62183 Cộng 5.658.057.259 Hạch toán vật tư thừa: Tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, việc tính toán, mua sắm, cung cấp vật tư cho thi công các công trình là tương đối chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu về qui cách, chủng loại... và việc quản lý sử dụng cũng được quan tâm đúng mức. Khi xuất kho căn cứ vào dự toán được lập cho các công trình và những hao hụt trong định mức để phê duyệt phiếu yêu cầu. Khi có những phát sinh trong quá trình thi công thì chủ nhiệm công trình phải trình báo để phê duyệt để xin cấp thêm vật tư. Vì vậy, phế liệu ở các công trình là rất ít và hầu như không có. Đối với vật tư thừa, không sử dụng hết thì được nhập lại kho, khi đó kế toán căn cứ vào số vật tư thừa nhập kho để ghi tăng vật tư trong kho nhưng không ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình mà ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kì. Nợ TK 152, 153 Có TK 154 2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: chi phí lương trả cho nhân công trực tiếp tham gia công trình, nhân công điều khiển xe máy phục vụ thi công, các khoản tiền ăn ca, phụ cấp khác mà không bao gồm các khoản trích theo lương ( Đây là đặc điểm riêng của ngành xây lắp trong việc tính lương ). Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy, việc tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cũng được đặc biệt chú trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tổng giá thành thực tế của các công trình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Hiện nay công ty có 2 bộ phận lao động. Một bộ phận lao động trực tiếp tham gia trên các công trường và bộ phận làm nhiệm vụ quản lý công trường. Để thích ứng với 2 loại hình lao động đó công ty cũng sử dụng hai loại hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm (Lương khoán). Tiền lương của công ty trả làm 2 kỳ trong tháng. Kì 1 tạm ứng lương cho người lao động. Kì 2 trả hết số lương còn lại cho người lao động. Số tiền được tạm ứng căn cứ vào tổng quỹ lương, tỷ lệ trích lương của công ty. Đối với bộ phận lao động trực tiếp, do tính chất công việc thi công theo đơn đặt hàng và phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh nên phần lớn lao động trong các công trường là lao động thuê ngoài hoặc hợp đồng ngắn hạn, tỷ lệ nằm trong biên chế của công ty là nhỏ, khoảng 40% tổng nhân công trực tiếp tham gia thi công. Lao động trong biên chế chủ yếu là các công nhân có trình độ tay nghề cao, chịu trách nhiệm những phần công việc khó hơn hoặc công nhân thực hiện các công việc như lắp đặt hệ thống điện, nước, công nhân gò hàn, công nhân điều hành máy... Để trả lương cho công nhân trực tiếp, công ty sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Công thức tính lương theo sản phẩm: Tiền lương khoán = Số công x Đơn giá tiền lương khoán Khối lượng công việc giao khoán được xác định trên hợp đồng làm khoán (Bảng số 10 ) Hợp đồng làm khoán là ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là căn cứ để thanh toán tiền công cho người nhận khoán. Đơn giá tiền lương khoán là đơn giá giao khoán nội bộ của công ty do phòng kinh tế kỹ thuật lập dựa trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước, tình hình biến động của thị trường và điều kiện thi công công trình cụ thể. Hợp đồng làm khoán được lập trước khi tiến hành công việc xây lắp, do tổ trưởng (hoặc đội trưởng) phụ trách công trình lập và ký với bên giao khoán Trong quá trình thi công tổ trưởng phải chịu trách nhiệm huy động, quản lý, sử dụng lao động, tổ chức thực hiện phần nhận khoán đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, tiến độ thi công... Sau khi khối lượng công việc giao khoán hoàn thành, tổ trưởng cùng phụ trách công trình (hoặc đội trưởng) và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, nghiệm thu bàn giao và ghi vào Hợp đồng làm khoán (Phần thực hiện). Lương thời gian được áp dụng với bộ phận quản lý các công trình. Công thức tính lương: Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu x nhân hệ số lương * Đối với lao động trong biên chế của công ty: Hình thức trả lương áp dụng cả hai hình thức theo thời gian và theo sản phẩm. Khi thực hiện xâp lắp một công trình, phòng kinh tế kỹ thuật và chủ nhiệm các công trình sẽ bóc tách công việc ra làm nhiều phần và giao cho nhiều đội khac nhau. Đến hạn trả lương, kế toán công trình tiến hành trả lương trên cơ sở mức lương đã khoán cho các đội. Bảng 9: HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN Số 01/10 Công trình và hạng mục công trình: Nhà máy Thép mạ màu LILAMA Họ tên tổ trưởng: Phùng Văn Chuyên SHĐM Nội dung công việc, ĐKKT Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kt thi công xác nhận KL, CL công việc Kỹ thuật thi công (Kí tên ) KL ĐG KL ĐG A B C 1 2 3 4 5 6 1 Xuống bông bảo ôn Công 55 45.000 55 2.475.000 2 Dọ khu vật tư Công 61 45.000 61 2.745.000 3 Hạ hàng TB TT HNQG Công 128 45.000 128 5.760.000 4 Bốc bong thuỷ tinh Công 5 45.000 5 225.000 5 Thu dọn sắt vụn và dọn kho Công 40 45.000 40 1.800.000 6 Sắp xếp, che đậy bông thuỷ tinh Công 8 45.000 8 360.000 7 Sơn giá, tủ tài liệu cho phòng TC KT Công 8 45.000 8 360.000 Ngày...... tháng....... Người nhận khoán Người giao khoán Tổ trưởng nhận khoán kí tên Đội trưởng giao khoán kí tên Điều kiện sản xuất thay đổi khi GK TL bq 44.700 đ/c Phòng KTKT Phó GĐ thi công TT đơn vị (Kí tên, Họ và Tên) ( Kí tên, Họ và Tên) ( Kí tên, Họ và Tên) * Đối với lao động thuê ngoài: Công ty sử dụng lao động thuê ngoài trong trường hợp lao động trong biên chế không đủ đáp ứng trong những thời điểm cao điểm. Sau khi thoả thuận về đơn giá ( Đơn giá do quy định của công ty ), chủ nhiệm công trình sẽ bàn bạc và kí kết với đại diện tổ thuê khoán bằng hợp đồng giao khoán. Hình thức trả lương cho công nhân thuê ngoài là khoán gọn theo từng phần việc (Tức là giao cho tổ đó một khối lượng công việc nhất định, trong đó có quy định về ngày công, đơn giá, khối lượng công việc ). Khi kết thúc hợp đồng, cán bộ kỹ thuật của công ty cùng đại diện tổ thuê khoán sẽ kiểm tra khối lượng công việc đã giao khoán, nếu không có vấn đề cần sữa chữa sẽ thanh toán lương cho người lao động, đồng thời tiến hành lập bảng thanh toán lương với lao động thuê ngoài. Số liệu trên bảng thanh toán với công nhân thuê ngoài được sử dụng để xác định khoản chi phí nhân công không thuộc phần phải trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Để phân chia tiền lương cho từng lao động trong tổ, khi nhận được Hợp đồng làm khoán, tổ trưởng huy động và quản lý lao động trong tổ thông qua Bảng chấm công và chia lương. Hàng ngày tổ trưởng phải theo dõi và chấm công cho từng người trong tổ, để làm căn cứ chia lương.(Bảng số 11) Tiền lương được chia cho từng người căn cứ vào tay nghề, cấp bậc, loại công việc thực hiện và ngày công thực tế đã được ghi trong Bảng chấm công và chia lương. Bảng 10: BẢNG CHẤM CÔNG VÀ CHIA LƯƠNG Tháng 10 năm 2005 Đội công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Đội ông Bình Số TT Họ và tên Số hiệu công nhân Bậc Lương Số ngày trong tháng (ghi theo giờ công) ... Tổng số công Số tiền được lĩnh 1 2 3 ... 14 15 16 17 18 ... 29 30 31 1 Phùng Văn Chuyên HĐ 5/7 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 25 1460000 2 Nguyễn Đăng Thành HĐ 3/5 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 24 950000 3 Lê Hữu Hoạt HĐ 3/7 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 23 1176000 4 Trần Tuấn Hải HĐ 3/7 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 8 ... 8 8 23 1176000 ... ... ... ... ... ... ... 96c 4762000 Cuối mỗi tháng, chủ nhiệm công trình sẽ tập hợp các hợp đồng làm khoán gủi về phòng kế toán. Kế toán công ty sẽ tập hợp và phân loại các hợp đồng theo từng công trình, vào tờ kê chi tiết Hợp đồng làm khoán (Bảng sổ 11). Cuối quý, tiến hành tổng hợp cho cả quý. Số tổng cộng trên các Tờ kê chi tiết HĐLK được sử dụng để vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Bảng số 12). Đồng thời với việc vào Tờ kê chi tiết, kế toán lập các bảng thanh toán lương với lao động thuê ngoài ( Bảng số 13) và bảng tổng hợp lương lao động trực tiếp (Bảng số 14). Cũng như chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, các chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp cũng được cập nhật vào máy. Do chi phí nhân công trực tiếp không có các chứng từ cụ thể như phần NVL nên nó được cập nhật vào máy tính dưới dạng các phiếu kế toán. Các dữ liệu sau khi được cập nhật vào máy sẽ tự động chuyển vào các sổ tổng hợp: Nhật ký chung (Bảng số 15), Sổ chi tiết 622 (Bảng số 16), Sổ cái TK 622 (Bảng số 17). Bảng 11: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VỚI CÔNG NHÂN THUÊ NGOÀI Công trình nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Hạng mục công trình: Lắp đặt băng tải Quý IV năm 2005 STT Tổ thi công ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Tổ ông Trần Mạnh Hùng Công 300 45.000 13.500.000 2. Tổ ông Phan Mạnh Dũng Công 250 47.500 11.875.000 ... ... .. .. Cộng 242.394.180 Bảng 12: TỜ KÊ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN Công trình nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý 4 năm 2005 Ngày SH HĐ Đơn vị nhận khoán Số công Thành tiền GK TH GK TH 01/10 01/10 Tổ ông Hùng – Thuê ngoài 300 300 13.500.000 13.500.000 15/10 15/10 Tổ ông Phan Dũng - Thuê ngoài 200 200 10.000.000 10.000.000 21/10 21/10 Tổ ông Hiển 350 350 14.000.000 14.000.000 29/10 29/10 Tổ ông Thành 500 500 22.500.000 22.500.000 ... ... ... Cộng 403.990.300 403.990.300 Bảng 13: TỔNG HỢP LƯƠNG NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 TT Tên tổ Tổ trưởng LĐ thuê ngoài Lao động trong biên chế Tiền lương Các khoản trích Còn lại 1 Tổ lắp máy Ông sáu 20.298.000 1.217.880 19.080.120 2 Tổ lao động thuê ngoài Ông Hùng 13.500.000 3 Tổ lao động thuê ngoài Ông P. M. Dũng 11.875.000 4. Đội xe Ông Sơn 4.150.000 249.000 3.901.000 ... ... ... ... ... Cộng 242.394.180 161.455.419 9.687.325 151.768.094 Bảng 14: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Từ 01 /10 đến 31 / 10 năm 2005 Ghi nợ TK đối ứng Đối tượng phân bổ (Công trình) Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có TK 338 Tổng cộng TK 334 642 Lương bộ máy quản lý DN 893.206.850 893.206.850 338 Bảo hiểm XH trả thay lương 7.706.625 7.706.625 622 CP nhân công trực tiếp 2.965.262.352 2.965.262.352 1 Nhânn công trực tiếp Otis - ILAMA 54.150.800 54.150.800 2 Nhân công gang thép Thái Nguyên 466.239.100 466.239.100 3 Nhân công Nm Nhiệt điện Uông Bí 403.990.300 403.990.300 ... ... ... ... ... ... ... 14 Ct TT Hội nghị Quốc gia 352.597.254 352.597.254 15 Chi phí Sản xuất chung 542.362.383 23.649.790 70.601.795 177.373.425 271.625.010 723.987.393 Tổng cộng 4.408.538.210 23.649.790 70.601.795 177.373.425 271.625.010 4.680.103.311 Bảng 15: NHẬT KÝ CHUNG Từ 01/ 10 đến 31/ 12/ 2005 Ngày CT Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có 31/12 PKT TL Lương CT Nhiệt điện Uông Bí đợt 2 Ô Sáu 62283 334 24.298.000 24.2980.000 31/12 PKT TL Lương CT Nhiệt điện Uông Bí đợt 2 Ô Bình 62283 334 10.000.000 10.000.000 31/12 PKT TL Lương CT Nhiệt điện Uông Bí HĐK số 92 Ô Dũng 6228. 334 20.867.000 20.867.000 31/12 PKT TL Lương CT Nhiệt điện Uông Bí đợt 2 Ô Bình 62283 334 14.862.000 14.862.000 31/12 PKT TL Lương PVC công ty- đội xe 627 334 14.323.000 14.323.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí, đội ông Bình 62283 334 16.565.000 16.565.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí, đội ông Bình 62283 334 19.471.000 19.471.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí BS lần 2 ông Bình 62283 334 14.862.000 14.862.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí BS lần 2 ông Bình 62283 334 25.863.000 25.863.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí BS lần 2 ông Huy ( Trừ HĐK đội ông Sáu) 62283 334 20.817.000 20.817.000 31/ 12 PKT TL Lương CT Nm Nhiệt điện Uông Bí BS lần 2 ông Phan 62283 334 5.514.000 5.514.000 ... ... 31/12 PKT PB Trích BHYT quý IV 627 334 23.649.790 23.649.790 31/12 PKT PB Trích KPCĐ quý IV 627 338 70.601.795 31/12 PKT PB Trích BHXH quý IV 177.373.425 177.373.425 ... ... Cộng chuyển sang trang sau Các khoản trích theo lương được trích theo quy định là 25% trên tổng quỹ lương của công ty. Trong đó có 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% trừ vào lương của người lao động. BHYT chiếm 3%, KPCĐ chiếm 2%, BHYT chiếm 20% trên tổng số 25% được trích. Tuy nhiên, khi trích các khoản trích theo lương này không ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp vì nó được đưa vào chi phí sản xuất chung 6271. Khi trích BHXH, BHYT chỉ trích trên phần lương của nhân công thuộc biên chế của doanh nghiệp, KPCĐ được trích 1% trên tổng quỹ lương trong tháng. Khi trích các khoản trích theo lương, doanh nghiệp chỉ tính phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ không tính phần trừ vào lương của người lao động. Công ty không thực hiện trích trước lương phép cho công nhân nghỉ phép. Khi nào có công nhân nghỉ phép thì ghi tăng TK 622 của tháng đó. Đối với các trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ đẻ ... Công ty hạch toán tăng phải trả công nhân viên, sau đó lập Bảng nghỉ hưởng BHXH và giữ lại các chứng từ liên quan làm thủ tục thanh toán với Cơ quan BHXH. Bảng 16 : SỔ CHI TIẾT TK TK 62283 - Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Từ ngày 01/10 đến 31/12/05 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kì 0 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bảo 334 4800000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 20298000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bình 334 24976000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 22764000 ... ... ... ... 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Phan 334 3640000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Huy 334 20687000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí đội xe 334 16565000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí ông Bình 334 19471000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 20298000 31/312 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bình 334 24976000 31/312 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 22764000 ... ... ... ... 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Phan 334 3640000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Huy 334 20687000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí đội xe 334 16565000 31/12 PKT TL 31/12 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí ông Bình 334 19471000 31/12 PKT TL 31/12 kết chuyển Cp nhân công ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 403.990.300 Tổng phát sinh có: 403.990.300 Tổng phát sinh Nợ: 403.990.300 Dư cuối kì: 0 Bảng 17: SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/ 12/ 2005 đến 31/12/ 2005 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối tứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT TH05 Công ty bánh kẹo Hải Hà Chi phí nhân công trực tiếp 334 350.600.000 31/12 PKT TH05 Cty OTIS LILAMA Chi phí nhân công trực tiếp 334 154.150.800 31/12 PKT TH05 Công ty Bia Hà Nội Chi phí nhân công trực tiếp 334 189.396.000 31/12 PKT TH05 C.ty Gang thép Thái Nguyên Chi phí nhân công trực tiếp 334 466.239.100 31/12 PKT TH05 Ctr Nhà máy COTTO Hạ Long Chi phí nhân công trực tiếp 334 173.647.000 31/12 PKT TH05 Ctr Nm Ván sội Hoành Bồ Chi phí nhân công trực tiếp 334 3.060.000 31/12 PKT TH05 Ctr Nm Thức ăn gia súc Hưng Yên Chi phí nhân công trực tiếp 334 21.166.000 31/12 PKT TH05 Ctr Cty Bia Thanh Hoá Chi phí nhân công trực tiếp 334 11.194.000 31/12 PKT TH05 Ctr 114 Mai Hắc Đế Chi phí nhân công trực tiếp 334 5.900.000 31/12 PKT TH05 Nm Xi măng Hải Phòng Chi phí nhân công trực tiếp 334 454.439.750 31/12 PKT TH05 Ctr Nm Bia Viger Chi phí nhân công trực tiếp 334 24.658.900 31/12 PKT TH05 Ctr Nm Nhiệt điện Uông Bí Chi phí nhân công trực tiếp 334 403.990.300 31/12 PKT TH05 Ctr GE Chi phí nhân công trực tiếp 334 1.575.000 31/12 PKT TH05 Ctr TT Hội nghị Quốc gia Chi phí nhân công trực tiếp 334 352.597.254 ... ... ... 31/12 PKT Kc chi phí nhân công trực tiếp 154 2.965.262.352 Tổng phát sinh Nợ: 2.965.262.352 Tổng phát sinh Có: 2.965.262.352 Số dư cuối kì: 0 2.1.3. Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ thi công. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng tài khoản tổng hợp - TK627 và được mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí nhân viên, BHXH, YT, KPCĐ (TK6271) + Chi phí vật liệu, CCDC (TK6272) + Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274) + Chi phí bằng tiền khác (TK6278) Các chứng từ sử dụng: Về vật liệu : Phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, CCDC... Về nhân công : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Hợp đồng làm khoán, Bảng chấm công... Về chi phí dịch vụ bằng tiền khác: Chứng từ, hoá đơn thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ... Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: + Những chi phí SXC mà liên quan đến một công trình thì tập hợp riêng cho công trình đó. + Những chi phí liên quan đến toàn công ty thì được tập hợp riêng rồi phân bổ cho các công ty dựa vào chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho các công trình. Chi phí chung phân bổ cho = đối tượng i Tổng chi phí phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công * trực tiếp của đối tượng i 2.1.3.1. Chi phí nhân viên. Chi phí nhân viên được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm: Tiền lương của nhân viên làm những công việc có tính chất phục vụ chung như công nhân sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên trực điện sản xuất, phục vụ ở phân xưởng gia công, tiền lương của nhân viên quản lý các công trình, các chuyên viên, kế toán, bảo vệ trực tiếp tham gia các công trình, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo định trên tổng quỹ lương của công ty. Để hạch toán chi phí nhân viên trong chi phí sản xuất chung, công ty mở chi tiết TK627- TK6271 để phản ánh các chi phí này. Việc thanh toán tiền lương cũng được thực hiện như đối với công nhân trực tiếp tham gia xây lắp. Hàng tháng kế toán công trình theo dõi ngày công của nhân viên gián tiếp, cuối tháng lập Bảng tổng hợp lương ( Bảng số 16) và bảng thanh toán lương (Bảng số 17). Đến cuối kì, các bảng này được tổng hợp lại cho cả quý. Bảng 18: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Họ và tên Chức danh HSL Tổng số công Phụ cấp Tổng TL Ký nhận 1 Nguyễn Trung Huy CB kỹ thuật 3.5 25 181.608 1.359.493 2 Trần Văn Hải Kế toán 3.75 25 1.262.019 ... ... ... ... Cộng Bảng 19: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG GIÁN TIẾP Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Bộ phận Tiền lương Khấu trừ Còn l ại 1 Quản lý công trình 9.139.609 548.377 8.591.223 2. Bảo vệ 3.320.000 199.200 5.940.800 Cộng 12.459.609 11.712.023 Các khoản trích theo lương được lấy từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Các khoản trích này không thực hiện đối với lao động thuê ngoài và các hợp đồng ngắn hạn. 2.3.4.2. Chi phí vật liệu, CCDC. Thuộc chi phí này bao gồm: chi phí về nhiên liệu phục vụ cho máy móc thiết bị (xăng, dầu...), nhiên liệu chạy xe chở hàng cho sản xuất, vật liệu, CCDC dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ quản lý công trình, đội sản xuất... Để hạch toán chi phí vật liệu trong chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng TK6272 Vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất chung phần lớn được dự trữ trong kho. Khi có nhu cầu cần dùng thì xuất kho theo yêu cầu, chứng từ sử dụng cũng là các phiếu xuất kho. Các phiếu xuất kho này cũng được tập hợp , gửi về phòng tài vụ. Định kỳ khoảng 5 ngày kế toán tập hợp các phiếu xuất kho lấy số liệu ghi Bảng kê phiếu xuất công cụ dụng cụ ( Bảng số 17). Số liệu tổng cộng được lấy để vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ ( Xem bảng số 03). Bảng 20: BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Phiếu xuất Tên công cụ dụng cụ Đơn vị tính số lượng Thành tiền 1 PX 25/11 Quần áo bảo hộ Bộ 50 2.656.250 Cộng 2.656.250 Bảng 21: BẢNG KÊ PHIẾU CHI BẰNG TIỀN KHÁC Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Phiếu chi Diễn giải Số tiền 1 PC 31/12 Tiền điện thoại 1.500.320 2 PC 25/11 Tiền photo tài liệu 560.400 3 PC 26/12 Chi phí bằng tiền khác 674.000 Cộng 2.734.420 BẢNG KÊ KHẤU HAO TSCĐ Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Tên TSCĐ Mức KH 1 Máy móc thiết bị 8.540.000 2 Văn phòng làm việc 1.034.500 3 Phương tiện vận chuyển 950.600 … … Cộng 102.391.325 Bảng 23: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 STT Khoản mục chi phí Số tiền 1 Chi phí nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương - Lương nhân viên - Các khoản trích theo lương 12.459.609 27.183.811 2 Chi phí công cụ dụng cụ 2.656.250 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 102.391.325 4 Chi phí bằng tiền khác 2.734.420 Cộng 147.425.415 Bảng 24: NHẬT KÝ CHUNG Quý IV năm 2005 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày số Nợ Có 31/12 PKT TL Lương đội ông Dũng Phòng vận chuyển công ty 334 627 9.663.000 9.663.000 31/12 PKT TL Lương phòng vận chuyển công ty - đội xe 334 627 3.207.000 3.207.000 31/12 PKT TL Lương tổ sửa chữa 334 627 21.404.800 21.404.800 31/12 PKT TL Trích BHXH quý IV 3383 177.373.425 177.373.425 31/12 PKT TL Trích BHYT quý IV 3384 23.649.790 23.649.790 31/12 PKT TL Trích KPCĐ 3382 70.601.795 70.601.795 31/12 PKT TL Trích khấu hao TSCĐ quý IV 2141 589.929.622 589.929.622 31/12 PKT TL Trích khâu hao TSCĐ thuê tài chính Quý IV 2142 161.616.000 161.616.000 ... ... 31/12 PKT TH05 Kết chuyển CPSXC ctr Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 15483 65.979.090 65.979.090 31/12 PKT TH05 kết chuyển CPSXC ctr Nhà máy gang thép Thái Nguyên 15413 73.451.112 73.451.112 31/12 PKT TH05 Kết chuyển CPSXC ctr GE 15484 195.656.850 195.656.850 ... ... ... Cộng chuyển sang trang sau Bảng 25: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý IV năm 2005 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kì 0 31/12 PKT TL Chi phí lương quản lý công trình 334 12.459.609 31/12 PX 20/12 Chi phí công cụ dụng cụ 153 2.656.250 31/12 PKT TH05 Chi phí khấu hao TSCĐ 102.391.325 31/12 PKT TL Trích BHXH 24.165.532 31/12 PKT TL Trích BHYT 3.222.070 31/12 PKT TL Trích KPCĐ 9.618.859 31/12 PC Tiền điện thoại 111 1.500.320 31/12 PC Tiền photo 111 560.400 31/12 PC Các khoản phải trả khác 111 674.000 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 157.248.365 157.248.365 Tổng phát sinh có: 157.248.365 Tổng phát sinh Nợ: 157.248.365 Dư cuối kì: 0 Bảng 26: SỔ CÁI TK TK 627 - CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Từ 01/10 đến 31/12/2005 Dư đầu kì: 0 NT ghi sổ Chứng từ Khách hang Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có ... ... 1/12 PX 01/12 1/12 Ct Nm NĐ Uông Bí Xuất công cụ dụng cụ 153 ... 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr CTTNHH BHP Việt Nam Kết chuyển Cp NVL 154 37.111.018 31/12 PKT TH05 31/12 Nm SX phôi thép Bắc Ninh Kết chuyển Cp NVL 154 1.363.600 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Xi măng Hải Phòng Kết chuyển Cp NVL 154 359.124.221 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Bia Viger Kết chuyển Cp NVL 154 11.827.000 31/12 PKT TH05 31/12 Nm Nhiệt điện Uông Bí Kết chuyển Cp NVL 154 5.658.057.259 31/12 PKT TH05 31/12 Công trình GE Kết chuyển Cp NVL 154 458.567.915 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr TT Hội Nghị Quốc gia Kết chuyển Cp NVL 154 3.856.143.284 31/12 PKT TH05 31/12 Ctr Thuốc Lá Đà Nẵng Kết chuyển Cp NVL 154 320.380.000 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NV TT Nm Thép Mạ màu Kết chuyển Cp NVL 154 858.403.063 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NVLTT - SX Tôn lợp Kết chuyển Cp NVL 154 52.879.213 31/12 PKT TH05 31/12 Cp NVLTT - SX Xà gỗ Kết chuyển Cp NVL 154 805.523.850 ... ... ... Tổng phát sinh Nợ: 16.383.336.768 Tổng phát sinh có: 16.383.336.768 Dư cuối kì 0 2.3.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài sản cố định của công ty bao gồm máy móc thiết bị dùng cho thi công như máy ủi, đầm, máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, máy trộn bêtông..., xe tải; máy móc thiết bị dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất, như máy in, máy điều hoà, xe con,... được hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung và nguồn vốn khác. Đối với doanh nghiệp trong ngành xây lắp thì máy móc thiết bị trong sản xuất nói riêng, TSCĐ của doanh nghiệp nói chung giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc đã thay thế sức lao động của con người trong rất nhiều công việc. Đặc biệt đối với một DNXL trong điều kiện hiện nay g thì khả năng về máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất thi công là một yêu cầu không thể thiếu khi tham gia đấu thầu một công trình nào đó. Chất lượng, tính năng, tác dụng của máy móc, thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công trình xây lắp. Giá trị máy móc, thiết bị trong XDCB thường rất lớn, vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải quản lý thật tốt cả về hiện vật và giá trị. Công ty LM & XD Hà Nội đang chấp hành chế độ quản ký, sử dụng TSCĐ theo quyết định số 1062 của Bộ Tài chính (hiện nay được thau thế bằng quyết định 166). Theo chế độ này, công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng). Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao được xác định căn cứ vào số năm sử dụng của từng loại TSCĐ theo qui định cuả Nhà nước mà công ty đã đăng ký tại Cục quản ký vốn và Tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Toàn bộ khấu hao TSCĐ, kể cả TSCĐ dùng cho thi công công trình và TSCĐ phục vụ quản lý đều được tính vào chi phí sản xuất chung mà không tách riêng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán vào Bảng kê khấu hao TSCĐ ( Bảng số 18) 2.3.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Thuộc chi phí này bao gồm: chi phí về tiền điện, tiền nước phục vụ cho thi công công trình, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vật tư... Chứng từ làm căn cứ ghi sổ là các hoá đơn, các giấy báo nợ, của Ngân hàng... Chi phí dịch vụ mua ngoài trong chi phí sản xuất chung được hạch toán trên TK6278. Khi chi tiền cho các nghiệp vụ, thủ quỷ gửi một lien phiếu chi cho kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Các phiếu chi được tập hợp và hành tháng tiến hành phân loại và vào Bảng kê chi tiết phiếu chi bằng tiền ( Bảng sô 19). Cũng giống như các phần trước, tất cả các chứng từ kế toán đều được nhập vào máy tính. Sau khi dữ liệu được nhập vào máy, chúng sẽ tự động luân chuyển vào các Sổ Nhật ký chung ( Bảng 20), Sổ chi tiết TK 627 ( Bảng số 21) và sổ cái 627 ( Bảng số 22). Bảng 27: SỔ CÁI TK Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung Trích ngày 31/12 năm 2005 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT TL Trích BHXH CNTT quý IV 3383 177.373.425 31/12 PKT TL Trích KPCĐ quý IV CNTT 3382 70.601.795 31/12 PKT TL Trích BHYT quý IV CNTT 23.649.790 31/12 PKT TL Chi tiền ăn ca cho CBCNV 334 154.465.000 31/12 PKT TSCĐ Trích KH TSCĐ Quý IV 2141 589.292.622 31/12 PKT TH05 Chi phí công cụ dụng cụ Nm Nhiệt điện Uông Bí, phân bổ 1 lần 153 825.354.150 31/12 PKT TL Chi phí nhân công quý IV 334 1.542.010.631 ... ... ... ... 31/12 PKT TH05 Kc chi phí Vật liệu cho SXC 154 643.300 31/12 PKT TH05 Kc chi phí SXC Nhà máy NĐ Uông Bí Quý II 15483 157.248.365 31/12 PKT TH05 Kc chi phí SXC các công trình Quý IV 154 1.425.163.937 31/12 PKT TH05 Kc chi phí SXC các công trình Quý IV 154 1.506.298.817 Số dư cuối Kì: 0 Ngày... tháng... năm 2.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất. Như trên ta đã biết các chi phí sản xuất của công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí khác. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí khác được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng công trình, còn chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ gián tiếp cho các công trình, HMCT. Sau khi kế toán xác định được các khoản mục chi phí sản xuất thì một công việc quan trọng tiếp theo là phải tổng hợp chúng để tính toán xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Cuối mỗi quí (năm), kế toán tiến hành tập hợp chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các công trình để lập Bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. (Số liệu được lấy từ các sổ chi tiết chi phí kinh doanh, bảng phân bổ vật tư, công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ chi phí sản xuất chung). Ở công ty LM & XD Hà Nội - là một công ty xây lắp, có chu kỳ SXKD dài, doanh thu thường tập trung vào các tháng cuối năm nên việc lập bảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành không được lập theo tháng mà lập theo quí (năm). Với những công trình hoàn thành trong kì thì thời điểm tổng hợp chi phí là thời điểm kết thúc thi công công trình. Các chi phí sản xuất này được ghi sổ và cuối quí kết chuyển vào TK154 - Chi phí SXKD dở dang để tính giá thành sản phẩm. Bảng 28: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 15483- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Từ 01/ 10 đến 31 / 12/ 06 Dư đầu kì: 5.565.649.150 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT TH chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nm Nhiệt điện Uông bí Quý IV năm 2005 62183 5.658.057.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32326.doc
Tài liệu liên quan