Lời mở đầu
Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người đã phải bỏ ra thời gian, sức lực, trí tuệ để kiếm sống. Tuy nhiên, do dân số ngày càng phát triển và tài nguyên không phải là vô tận nên các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm. Bởi vậy, để có thể đạt được các kết quả mong muốn thì con người không những phải mất thời gian, trí lực, sức lực mà còn phải cần sử dụng các nguồn lực khác như vốn bằng tiền, máy móc, nguyên vật liệu…Sự bỏ ra hay còn gọi là hi sinh các nguồn lực này được gọi là đ
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển & vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư.
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các cấp cơ sở khác nhau. Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư có ảnh hưởng tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủ đạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi mà cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu cần vốn sản xuất của các ngành rất lớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trong nội địa, đầu tư từ nước ngoài. Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân…Còn đầu tư từ nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và một bộ phận từ nguồn vốn ODA.
Tuy là một bộ phận của đầu tư, nhưng đầu tư phát triển từ NSNN lại có vai trò rất quan trọng không những tới tăng trưởng kinh tế mà còn là một yếu tố đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt các bộ phận khác của đầu tư hoạt động hiệu quả hơn, có tác dụng trực tiếp và gián tiếp tới chiến lược đầu tư phát triển, đến quy hoạch đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ…
Trước tầm quan trọng của đầu tư và đặc biệt đầu tư phát triển từ NSNN, em xin được nghiên cứu, phân tích những tác động của đầu tư và cụ thể hơn là đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000. Với mục tiêu thông qua việc phân tích trên để thấy được tình hình sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói riêng của nước ta trong thời gian qua tác động như thế nào tới tăng trưởng kinh tế nước ta cũng như những tồn tại trong việc sử dụng vốn đầu tư từ đó cũng xin được có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Đề tài được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận của đầu tư.
Phần này đề cập một số khái niệm của đầu tư với mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu. đồng thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích nghiên cứu phần 2 & phần 3
Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phần này phân tích, đánh giá thực trạng quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN, hiệu quả của nó tới tăng trưởng kinh tế. Bộ số liệu sử dụng là các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn1990 đến 2000 .
Phần 3: Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư và vốn đầu tư từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế
Phần này sử dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích một số tác động của đầu tư cũng như đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế. Qua một số mô hình phân tích mang tính chất khái quát, không chuyên sâu về đầu tư và một số mô hình phân tích cụ thể hơn về mối quan hệ đầu tư phát triển từ NSNN và tăng trưởng kinh tế cung cấp những thông tin rõ nét hơn về đầu tư nói chung và đầu tư từ NSNN nói riêng tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế để từ đó có những đề xuất thích hợp
Luận văn của em hoàn thành được là nhờ sự hướng dẫn trực tiếp tận tình của thầy Hoàng Đình Tuấn và sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của chú Võ Trí Thành, anh Hoàng Văn Thành cùng các cô chú trong Ban Nghiên cứu Vĩ Mô- Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung Ương - Bộ Kế hoạch và đầu tư. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy và các cô chú. Nhân dịp này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình học tập những năm vừa qua.
Tuy nhiên, do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với các hạn chế về mặt số liệu nên Luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Em mong được sự góp ý chỉ bảo để Luận văn của em hoàn thành tốt hơn.
Hà nội tháng 5 năm2002
Mục lục
trang
Phần 1:
Cơ sở lý luận của đầu tư
8
I. Các khái niệm cơ bản
8
1. Đầu tư và phân loại đầu tư
8
a. Đầu tư
8
b. Phân loại đầu tư
8
2. Đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN
9
II. Nguồn hình thành vốn đầu tư
10
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
10
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
14
III. đầu tư và tăng trưởng kinh tế
15
1.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân
16
2.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất
18
3. Đầu tư và mô hình nhân tử
20
4. Quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn
20
5. Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình AD – AS
21
IV. Vai trò của đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN đối với tăng trưởng kinh tế
23
1. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
23
2. Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng
24
3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ.
25
Phần 2
Quá trình sử dụng vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển từ NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000
26
I. khái quát chung nền kinh tế Việt nam giai đoạn 1990-2000
26
II. vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của việt nam giai đoạn 1990-2000
28
1. Quá trình sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1990-2000
28
2. Hệ số ICOR và cơ cấu vốn đầu tư
35
III. vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000
38
1. Khái quát chung về vốn Nhà nước
39
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN giai đoạn 1990-2000
40
Phần 3
Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
43
I. phân tích những tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế Việt nam giai đoạn 1990-2000
43
1.Mô hình thu nhập quốcdân
43
2.Mô hình Harrod- Domar
49
II. Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế quốc dân
52
1. Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân
52
2.Tác động của đầu tư phát triển từ NSNN tơí một số ngành kinh tế
55
2.1 Tác động tới lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp
55
2.2 Tác động tới lĩnh vực công nghiệp
57
2.3 Tác dụng tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng
58
2.4 Tác dụng tới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ
58
3. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư tư nhân
59
4. Tác dụng của đầu tư phát triển từ NSNN tới đầu tư trực tiếp nước ngoàI
63
IIi. Những nhân tố tác động tới đầu tư phát triển từ NSNN
65
1. Một số nét cơ bản của chính sách tài khoá Việt Nam giai đoạn 1990-2000
65
2. ảnh hưởng từ thuế tới chi đầu tư phát triển từ NSNN
66
3. ảnh hưởng của GDP tới chi đầu tư phát triển từ NSNN
68
4. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á tới nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN
68
iv. một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư phát triển từ NSNN
70
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ NSNN
70
a. Chính sách huy động vốn
71
b. Sử dụng vốn đầu tư từ NSNN
71
2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN
72
a. Kết cấu NSNN
72
b. Chính sách và cơ cấu quản lý vốn đầu tư từ NSNN
74
Kết luận
77
Phụ lục mô hình
78
Phần lục tài liệu tham khảo
104
Phần 1:
Cơ sở lý luận của đầu tư
Các khái niệm cơ bản
Đầu tư và phân loại đầu tư
Đầu tư
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ… Các kết quả thu được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (Tiền vốn), tài sản vật chất (Nhà máy, đường xá…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kĩ thuật…) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả đạt được từ sự hi sinh các nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn đầu tư mà còn đối với cả toàn bộ nền kinh tế.
b. Phân loại đầu tư
Việc phân loại đầu tư có rất nhiều tiêu chí để phân loại, nhưng xét về bản chất và lợi ích do đầu tư đem lại ta có thể phân loại đầu tư thành 3 loại: Đầu tư tài sản tài chính; Đầu tư thương mại; Đầu tư phát triển.
*. Đầu tư tài sản tài chính:
Đầu tư tài sản tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
*. Đầu tư thương mại.
Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét tới ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra. Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho Ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
*. Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Nói cách khác đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội
2. Đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN
Chi đầu tư phát triển kinh tế của chính phủ từ NSNN là một bộ phận trong chính sách chi Ngân sách của chính phủ. Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, chi Ngân sách được phân thành:
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế.
+ Chi văn hoá xã hội.
+ Chi quản lý hành chính.
+ Chi quốc phòng.
+ Chi khác.
Trong đó chi cho đầu tư phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các Nhà nước hiện đại. Để đạt được sự phát triển chính phủ phải hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và cần phải có vốn đầu tư của Nhà nước. Đối tượng đầu tư của Nhà nước thường là những công trình kinh tế mà không thể dựa vào đầu tư tư nhân nhưng hoạt động của chúng cần thiết cho xã hội. Tóm lại, đầu tư từ NSNN của chính phủ góp phần ổn định nền kinh tế, bù lấp các lỗ hổng kinh tế, đem lại công bằng cho xã hội.
Nguồn hình thành vốn đầu tư
Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là thời gian hoạt động dài và bị hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu ngày càng tăng về tài sản cho nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm của dân cư, chính phủ, và tiết kiệm của các công ty. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng được huy động từ các khoản viện trợ, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Như vậy có thể chia nguồn hình thành vốn đầu tư thành nguồn vốn nội địa và nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư trong nước
Tiết kiệm của chính phủ (Sg)
Tiết kiệm của chính phủ, theo tính chất sở hữu bao gồm tiết kiệm từ Ngân sách nhà nước (Sg.h) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước(Sg.e). Theo tổ chức kinh tế thì tiết kiệm của các công ty Nhà nước và tiết kiệm của các công ty tư nhân được kết hợp chung là tiết kiệm của các công ty. Do vậy trong phạm vi xem xét ở đây, tiết kiệm của chính phủ được giới hạn trong phạm vi tiết kiệm của Ngân sách Nhà nước. Về nguyên tắc, tiết kiệm được tính bằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu.
Tức là: Sg = ∑thu Ngân sách - ∑ chi Ngân sách.
Nhưng đối với chính phủ, đặc biệt là chính phủ của các nước đang phát triển, chi cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng, do vậy tình trạng phổ biến là bội chi Ngân sách, nhưng đầu tư vẫn được coi là một nội dung chi tiêu quan trọng. Các khoản chi của chính phủ qua NSNN bao gồm:
Chi mua hàng hoá và dịch vụ.
Chi các khoản trợ cấp.
Chi trả lãi suất và các khoản vay.
Thu Ngân sách chủ yếu là thuế và một phần các khoản lệ phí. ở Việt Nam hiện nay có 9 sắc thuế chủ yếu, đó là: Thuế xuất - nhập khẩu; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp. Bình quân thu từ thuế, phí và các khoản lệ phí của Việt Nam đạt khoảng 95% đến 98% tổng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Tiết kiệm của các công ty (Sc)
Tiết kiệm của các công ty được xác định trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hàng hoá hoặc các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Tổng doanh thu được kí hiệu là TR.
Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận của công ty trước thuế:
TR - TC = Pr trước thuế
Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế :
Pr trước thuế - Td.e = Pr sau thuế
Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia cho các cổ đông:
Pr sau thuế - Pr cổ đông = Pr để lại công ty (Pr không chia).
Lợi nhuận để lại công ty ( hay còn gọi là lợi nhuận không chia) chính là tiết kiệm của công ty, nhưng vốn đầu tư của công ty còn sử dụng cả quỹ khấu hao nên:
Ic = Dp + Pr không chia
Trong đó: Ic là đầu tư của công ty
Dp là khấu hao.
Tiết kiệm của dân cư (Sh)
Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (ID) và các khoản thu khác.
Thu nhập có thể sử dụng được tính bằng công thức:
DI = NI - Td + Su.
Trong đó: NI là thu nhập quốc dân sản xuất
Td là thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập của công ty và thuế thu nhập của dân cư: Td = Td.e + Td.h).
Su là các khoản trợ cấp của chính phủ.
Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như được viện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng xổ số, thậm chí là các khoản đi vay…
Các khoản chi tiêu của hộ gia đình gồm có:
các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ
+ Chi mua hàng hoá: Đó là chi về lương thực, thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại và các hàng tiêu dùng lâu bền khác…
+ Chi cho hoạt động dịch vụ: Đó là các khoản chi tiêu cho du lịch, đi xem các hoạt động văn hoá thể thao…
Chi trả lãi suất các khoản tiền vay.
Khác với chi tiêu của chính phủ, tất cả các khoản chi tiêu của hộ gia đình đều được coi là yếu tố cấu thành GDP. Mối quan hệ giữa các khoản thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình có thể được mô tả qua hàm chi tiêu có dạng:
C = a + b. DI
Với a: các khoản thu nhập khác ngoài DI.
Và b: là độ dốc của hàm chi tiêu (b = = MPC: xu hướng tiêu dùng cận biên).
C
s1
0
a a1
D1 D0 D2 DI
Tại: mức thu nhập có thể sử dụng nhỏ hơn mức chi tiêu (DI < C), tại đó để có đủ tiền chi tiêu dân cư phải sử dụng các khoản thu nhập khác.
Tại: mức thu nhập có thể sử dụng vừa bằng mức chi tiêu (DI=C). Điểm 0 được gọi là điểm vừa đủ.
Tại : Mức thu nhập có thể sử dụng lớn hơn mức chi tiêu (DI>C), tại đây dân cư có tiết kiệm.
Như vậy qua sơ đồ có thể thấy rằng khi thu nhập gia tăng tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng dần, có nghĩa là trong một nước những gia đình có thu nhập cao hơn sẽ có tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư cao hơn, và những nước giàu có tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư là cao hơn so với những nước có thu nhập thấp. Cũng có thể chứng minh điều này qua xu thế tiêu dùng trung bình (APC) và xu thế tiết kiệm trung bình (APS).
APC = = =+b.
Với a, b là các hằng số thì:
Vậy khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho xu hướng tiết kiệm trung bình tăng theo.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Aid - ODA)
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để nhận được viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu thành lập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Ngày nay tổ chức này bao gồm 30 nước và không chỉ có các nước Châu Âu tham gia, tổ chức này còn có Mĩ; Oxtraylia; Nhật; Hàn Quốc…
Trong khuân khổ hợp tác phát triển kinh tế các nước OECD lập ra những uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển.
ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ từ các nước OECD mặc dù các nước này vẫn chiếm đại bộ phận (85%), ngoài ra còn từ Nga và các nước Đông Âu (10%) và các nước ả rập có dầu mỏ (5%), ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế. Ví dụ như: Các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP; UNICFF; UNESCO….); IMF; WB; ADB; OPEC. Viện trợ đa phương thường chiếm 20% trong tổng nguồn vốn ODA, còn lại là viện trợ song phương. Nội dung viện trợ ODA bao gồm:
Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% tổng vốn ODA.
Hợp tác kĩ thuật
Cho vay ưu đãi, bao gồm:
+ Cho vay không lãi suất.
+ Cho vay với lãi suất ưu đãi: Từ 0.5- 5%/năm. phải trả vốn sau 3-10 năm, hoàn vốn trong thời gian 10-15 năm.
Theo quy định của liên hợp quốc (1970) thì các nước công nghiệp phát triển phải dành 0.7% GDP để viện trợ ODA cho các nước đang phát triển. Nhưng thực tế hiện nay chỉ có rất ít nước thực hiện được chỉ tiêu này. Những quy định mới đây của tổ chức OECD nhấn mạnh về nguồn viện trợ ODA cho đầu tư công cộng ở các nước đang phát triển, như các dự án cho giáo dục, y tế, giao thông vận tải…
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI)
FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
Đầu tư với tăng trưởng kinh tế
Do vai trò quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế rất quan trọng, nên để khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư, một mặt là các chính sách để thu hút nó mặt khác phải có những biện pháp hữu ích cho quản lý nhằm đảm bảo mục tiêu vừa tăng trưởng được kinh tế vừa đảm bảo ổn định chính trị xã hội, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Tính tất yếu của các biến số kinh tế trong sự vân động của nó là mối quan hệ tác động qua lại ràng buộc lẫn nhau. Các biến số đó chịu tác động không những của các nhân tố khách quan mà còn chịu tác động của các nhân tố chủ quan của con người. Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố kinh tế đặc thù như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiết kiệm, GDP, công nghệ, lao động, dân số… Các yếu tố chủ quan là các quyết định quản lý của con người, do thông tin không hoàn hảo. Theo các nhà kinh tế thì các yếu tố chủ quan và khách quan là các bàn tay hữu hình và vô hình, muốn vỗ tay được thì cần phải kết hợp cả hai bàn tay. Đầu tư chịu tác đông bởi các nhân tố này đồng thời nó cũng tác động ngược trở lại các nhân tố đó. Chính vì vậy, mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách là tăng trưởng kinh tế và giữ được mối quan hệ ổn định giữa các nhân tố trên, không làm mất tính cân đối của nền kinh tế.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô luôn luôn có tác động qua lại lẫn nhau ở nhiều cấp độ. Hiểu được những tác động này có thể lượng hóa chúng qua các mô hình toán học, ứng dụng cho phân tích, hoạch định các chính sách kinh tế.
Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân
Để xem xét ảnh hưởng qua lại của các nhân tố kinh tế đặc thù đối với tăng trưởng kinh tế cũng như đối với đầu tư… ta sẽ xét tới mô hình thu nhập quốc dân.
Quy ước:
: tổng sản phẩm quốc dân trong năm t
C: tiêu dùng của dân cư.
I: đầu tư.
G: tiêu dùng của chính phủ.
EM: xuất khẩu ròng (Xuất khẩu ròng= Xuất khẩu -nhập khẩu).
T: Thuế .
r: lãi suất.
LaP: Lạm phát
ER: tỷ gia hối đoái đồng ngoại tệ
ĐTNĐ: đầu tư trong nước.
ĐTNN: đầu tư từ nước ngoài vào.
Đồng nhất thức thu nhập quốc dân
GDP = C+I+G+EM
Hàm tiêu dùng:
C=(GDP-T)
;
: Mức tiêu dùng tối thiểu của dân cư.
: Xu hướng tiêu dùng biên. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, mức tiêu dùng tăng theo. Khi thuế tăng thì tiêu dùng sẽ giảm xuống.
Hàm thuế:
T= +*GDP
>0, 0<<1.
: thuế suất, hay sự thay đổi tuyệt đối của T do ảnh hưởng của GDP (=dT/dGDP). Thuế thu được luôn thấp hơn mức sản lượng thu được.
Hàm đầu tư:
I= ĐTNĐ + ĐTNN
ĐTNĐ =
ĐTNN=
,;,
Mức sản lượng trong hiện tại và quá khứ có tác động mạnh tới đầu tư. Thu nhập quốc dân tăng làm cho tiết kiệm tăng dẫn đến đầu tư tăng.
Thuế có ảnh hưởng ngược chiều với đầu tư. Thuế tăng làm cho lợi nhuận giảm tích luỹ thấpđầu tư giảm.
Lãi suất cũng có tác động ngược chiều với đầu tư. Bởi khi lãi xuất tăng làm cho chi phí đầu tư cũng tăngQuy mô đầu tư giảm xuốngcầu đầu tư giảm.
Lạm phát là thù địch của các nhà đầu tư. Khi lạm phát có xu hướng tăng lên làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuốnglàm cho độ rủi ro của đồng vốn tăng lênNhu cầu đầu tư giảm xuống.
Khi tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tăng lên làm cho giá trị đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ tăng lên kích thích các nhà đầu tư nước ngoài mang ngoại tệ vào trong nước đầu tư làm cho cầu đầu tư cũng tăng lên.
Hàm xuất -nhâp khẩu:
EM =
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động rất mạnh tới xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, khối lượng hàng hoá xuất khẩu tăng.
=dEX/dGDP cho biết lượng biến động tuyệt đối của xuất khẩu ròng do tác động của GDP. Khi GDP tăng lên một đơn vị thì lượng xuất khẩu ròng tăng lên
=dEM/dER: biến động tuyệt đối của xuất khẩu do tác động của tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên một đơn vị thì xuất khẩu tăng lên đơn vị
Trong mô hình trên, các biến nội sinh bao gồm: GDP, T, EM, I còn các biến ngoại sinh bao gồm các biến: r, Lap, G, ER,
Mô hình biểu diễn các quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô
G
Lap
T
C
ER
EM
r
I
Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất
Những học thuyết kinh tế hiện đại đều thống nhất với nhau rằng vốn đầu tư sản xuất là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản quyết định sản lượng đầu ra. Hàm sản xuất mà họ đưa ra là hàm số có dạng:
Y =f (K, L, R, T)
Trong đó Y: là đầu ra ( Sản lượng hoặc là GDP)
K: Vốn sản xuất.
L: số lượng lao động.
R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
T: Tiến bộ Khoa học - công nghệ.
Mô hình phản ánh sự tăng lên của đầu ra phụ thuộc vào sự thay đổi của 4 yếu tố đầu vào cơ bản, đó là vốn đầu tư sản xuất; lao động; tài nguyên và khoa học công nghệ.
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cob-Douglass. Hàm này có dạng:
Y = t + .k + .l +.r
Mỗi yếu tố đầu vào có vai trò khác nhau trong quan điểm của mỗi trường phái kinh tế. Các trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng yếu tố đất đai là quan trọng nhất quyết định yếu tố đầu ra. Còn trường phái kinh tế học tân cổ điển lại đề cao vai trò của yếu tố khoa học công nghệ, họ cho rằng yếu tố khoa học công nghệ là quan trọng nhất sau đó đến yếu tố vốn và lao động, còn yếu tố đất đai rất mờ nhạt đối với tăng trưởng kinh tế. Khác với trường phái kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, trường phái kinh tế học Keynes và trường phái kinh tế học chính hiện đại đều nhất trí cho rằng yếu tố vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Sở dĩ các quan điểm kinh tế trên không thống nhất với nhau vì mỗi phương thức sản xuất ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau là khác nhau.
Trong các nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là nền kinh tế của các nước đang phát triển rất cần vốn đầu tư. Bởi vì, khi tăng vốn đầu tư thì vốn sản xuất cũng tăng; đến lượt mình vốn sản xuất làm cho yếu tố khoa học công nghệ tăng, cơ sở hạ tầng phát triển, trước nền sản xuất hiện đại trình độ sản xuất của người công nhân cũng tăng lên. Tất cả các yếu tố này phát triển đều làm tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư và mô hình nhân tử
Mô hình nhân tử xuất phát từ tư tưởng của Keynes. Keynes cho rằng đầu tư tăng sẽ bù đắp cho những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo cho đầu tư gia tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý số nhân.
Số nhân là tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập và tăng đầu tư. Nếu kí hiệu dR là mức tăng của thu nhập; dI là mức tăng của đầu tư; dS là mức tăng của tiết kiệm; dC là mức tăng của tiêu dùng và k là số nhân, thì mô hình nhân tử của Keynes là như sau:
= = = =
Mô hình nhân tử phản ánh quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư, theo Keynes mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ sung công nhân, nâng cao cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, làm tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên, đến lượt mình thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập mới. Cứ như vậy, đầu tư quyết định thu nhập, thu nhập lại tạo tiền đề để gia tăng đầu tư.
Quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn (Mô hình Harrod -Domar)
Mô hình được xuất phát từ tư tưởng của Keynes ở trên, nó được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở các nước đang phát triển, hiện tại vẫn là một mô hình được các nhà kinh tế đương đại dùng để xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu về vốn và tăng trưởng.
Mô hình áp dụng cho bất kì một đơn vị kinh tế nào, nó xem xét đến đầu ra của đơn vị kinh tế đó phụ thuộc như thế nào tới tổng số vốn đầu tư của nó.
Nếu gọi đầu ra trong một đơn vị thời gian là GDPt, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g thì :
g =
Nếu gọi s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là St thì :
Do tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), nên: s =
Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = Kt+n.
Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra ta có:
hay
Vì ===
Vậy g =
Hệ số k được gọi là hệ số ICOR. Đó là hệ số gia tăng vốn /đầu ra, tức là vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của dân cư và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này còn phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Mô hình cho phép các nhà hoạch định đưa ra các kế hoạch tăng trưởng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế.
Tóm lại mô hình chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư, đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, là tiền đề của sự phát sinh lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế quốc dân thông qua mô hình AD-AS
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng... tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu chuyển dịch, AD tăng, Y tăng.
AD = C + I + G + NX => I tăng -> AD tăng -> Y tăng.
( Sơ đồ 1)
Mức giá
AS
P1
P0 AD1
AD0
0 Y0 Y1 GDP
Sơ đồ 1 – Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Khi vốn sản xuất tăng sẽ làm cho đường tổng cung chuyển dịch, làm cho mức sản lượng tăng từ đến ( Sơ đồ 2).
Mức giá AS0
AS1
P0
P1
0 Y0 Y1 GDP
Sơ đồ 2 – Tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.
Điều cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế không phải là quá trình riêng rẽ mà nó là sự kết hợp đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế.
Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng qui mô sản xuất.
Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN đối với tăng trưởng kinh tế
Đầu tư phát triển từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo định hướng của chính phủ. Đối với nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta nói riêng thì đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả hơn và đồng đều hơn. Trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì đầu tư của tư nhân và nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào các ngành nghề, khu vực có khả năng sinh lời cao, mức độ an toàn lớn, vốn nhỏ, dẫn đến mất cân đối trong các ngành kinh tế và vùng kinh tế. Để nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ thì chính phủ sẽ dùng vốn đầ._.u tư phát triển từ Ngân sách để đầu tư vào một số lĩnh vực mà có vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm như các công trình phúc lợi, đầu tư mặt bằng cơ sở hạ tầng, chi cho đầu tư phát triển giáo dục…
Vai trò của đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Để phát triển kinh tế với tốc độ cao và có hiệu quả ở một số nước trên thế giới chủ yếu nhằm vào đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, họ coi đó là cách đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Sở dĩ họ lựa chọn như vậy vì đất nước họ có nền công nghiệp rất phát triển và có thành tựu đạt được từ các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đó.
Thực tế tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với cơ sở vật chất thấp kém. Khi đó chúng ta chỉ tập trung vào đầu tư các ngành công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp nhẹ, cuối cùng chúng ta đã không thành công mà còn kéo theo sự trì trệ, chậm phát triển của các ngành kinh tế khác. ở giai đoạn sau, khi chúng ta nhìn nhận lại kết quả đạt được thì thấy rằng sở dĩ chúng ta không thành công là do cơ cấu đầu tư cho các ngành là không hợp lí. Không chú trọng đầu tư vào những ngành có lợi thế để tận dụng được những lợi thế này, ví dụ như ngành nông nghiệp có lợi thế rất lớn về đất đai, điều kiện khí hậu, kĩ thuật canh tác lâu đời thì lại không được quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng thấp kém và chưa phát triển đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoảng cách về thu nhập giữa nông dân giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do thiếu những điều kiện và tiền đề cần thiết để phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quan trọng nhất là lực lượng sản xuất, một phần do việc đầu tư của Nhà nước chưa thoả đáng. Vốn và tích luỹ của khu vực này rất thấp vì vậy việc tăng cường đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn từ NSNN và các nguồn khác trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, điều đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn
Vai trò của đầu tư từ NSNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng nhất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc... giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc là cơ sở hạ tầng của mọi quốc gia, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công trình này là những công trình công cộng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài, lợi nhuận thấp. Do đó, các nhà đầu tư thường không muốn và không đủ sức đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay việc tham gia đầu tư từ các nguồn vốn ngoài NSNN là quá ít; để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển đất nước, Nhà nước phải sử dụng vốn đầu tư từ NSNN đầu tư cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Từ khó khăn về huy động vốn dẫn đến tiến độ thi công các công trình đầu tư phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng rất chậm chạp, trì trệ, một số công trình có tên trong danh mục đầu tư đã được phê duyệt cứ phải xếp hàng mãi mới đến lượt, nhiều công trình không thể thực hiện được vì không đảm bảo vốn đầu tư. Ngoài ra, vấn đề sử dụng vốn cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng đang là vấn đề nhức nhối mà các ngành đang phải tìm cách giải quyết. Đó là tình trạng thất thoát vốn do tệ tham ô, tham nhũng, do việc thực hiện không đúng tiến độ kỹ thuật. Mà thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì rất lớn, gây lãng phí vốn, đáng phải xem xét lại.
Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ
Công nghệ, tri thức là trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ quốc gia. Theo đánh giá của các chuyên gia, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực và thế giới. UNIDO cho rằng nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì vào năm 1995, Việt Nam chỉ ở vào giai đoạn 2 và là một trong 90 nước kém phát triển về công nghệ nhất thế giới. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh chóng, vững chắc. Nhà nước đã chủ trương " khoa học, công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu". Có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh hoặc nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay là nhập từ nước ngoài đều cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không có tính khả thi. Chính vì vậy, tăng cường các biện pháp khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ thông qua các khoản chi đầu tư từ NSNN, từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức, tạo cơ sở phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời kì mới là định hướng chiến lược trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
Ngoài những tác dụng trên vốn đầu tư từ NSNN cũng có tác động gián tiếp tới các thành phần vốn khác thông qua những tác động tích cực của nó đối với các ngành kinh tế.
Phần 2
Quá trình sử dụng vốn đầu tư và đầu tư phát triển từ NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000
khái quát chung nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2000.
Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế - xã hội, nhìn chung chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn: đời sống nhân dân được cải thiện, tăng trưởng luôn ở mức cao, tổng sản phẩm trong nước tăng gấp đôi góp phần rút ngắn khoảng cách so với các nước khác, giá trị sản lượng các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng trên 25%GDP. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, năng lực của hầu hết các ngành kinh tế xã hội đều tăng, cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP giảm dần và chiếm khoảng 1/4 trong tổng sản phẩm quốc nội giảm đáng kể so với thời kì cuối thập kỷ 80 (chiếm khoảng 38.5%GDP) tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22.7% GDP lên 36.6%GDP, khu vưc dịch vụ tăng từ 38.6%GDP ở cuối thập niên trước lên gần 40%GDP trong giai đoạn này. Nếu như đầu thập kỉ cơ cấu các ngành kinh tế của nước ta là Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp thì những năm cuối thập kỉ đã chuyển sang một cơ cấu khác tiến bộ hơn: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Dựa vào quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng của nó ta nhận thấy rằng sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ 1991-1995 với đỉnh cao 9.54%GDP vào năm 1995, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã bắt đầu chững lại, các chính sách đổi mới kinh tế áp dụng rất thành công ở thời kì 1991-1995 đã tỏ ra bảo thủ ở giai đoạn sau, không còn hợp với một nền kinh tế bắt đầu phát triển theo chiều sâu.
Bảng 1:Cơ cấu và Tốc độ tăng trưỏng GDP theo ngành
nguồn: Kinh tế Việt nam 1991-2000 qua các con số\kinh tế 2000-2001\thời báo kinh tế Việt Nam
Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997 đã thực sự đưa nền kinh tế nước ta vào thời kì suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm qua các năm từ 1995 (đạt 9.54%) đến 1999 (đạt 4.77%). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1995-2000 tăng thấp hơn thời kì trước nhưng so với một số nước trong khu vực và thế giới thì có cao hơn, thế nhưng quy mô GDP còn rất nhỏ bé tính đến năm 2000 mới đạt khoảng 24.5 tỷ USD (tính theo giá cố định năm 1994) trong khi đó tính theo giá bản tệ năm 1990 quy đổi theo tỷ giá USD năm 1997 của Trung Quốc là 464 tỷ USD, Hồng Kông: 108 tỷ, Hàn Quốc: 306 tỷ; Mỹ: 6729 tỷ, Pháp: 1224 tỷ, Inđônêxia 116 tỷ, Nhật Bản: 4000 tỷ, Malaixia: 73 tỷ, Singapore: 74 tỷ, Thái Lan: 85 tỷUSD. Như vậy, chỉ so với các nước lân cận, Quy mô GDP nước ta chưa bằng một nửa của Singapore, Malaxia; bằng khoảng một phần ba Hông Kông, Inđônêsia; chưa bằng một phần mười Hàn Quốc; quá nhỏ bé so với Nhật và Mỹ.
Bảng 2: Quy mô GDP một số nước trên thế giới
stt
Tên nước
GDP quy đổi (tỷ YSD)
1
Mỹ
6728.8
2
Nhật Bản
4003.46
3
Pháp
1223.69
4
Trung Quốc
464.41
5
Hàn Quốc
305.78
6
Inđônêsia
115.57
7
Hồng Kông
107.98
8
Thái Lan
85.07
9
Singapore
73.94
10
Malaxia
73.02
11
Việt Nam
28
Ghi chú:
Singapore: GDP tính cho năm 1996, còn lại GDP được tính cho năm 1997 tính theo giá bản tệ năm 1990
Nguồn: Statistiques Financières Internationales Annuaire, IMF,1998
Tuy nhiên theo một số nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng trong một vài năm tới, trước mắt Việt Nam đang được coi là một trong các nước có tình hình chính trị ổn định nhất, điều kiện đó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập thế giới khai thác các lợi thế so sánh mà mình có được.
Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của Việt nam trong giai đoạn 1990-2000
Quá trình sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1990-2000
Vì quy mô GDP của nước ta rất nhỏ bé nên tổng vốn đầu tư xã hội của nước ta cũng rất nhỏ bé, quy mô rất hạn hẹp. Tính theo giá hiện hành thì năm 1990 chỉ đạt 6734 tỷ đồng chiếm 16.05% GDP. Năm 1995 đạt khoảng 68047.8 tỷ đồng chiếm 29.73 %GDP. Năm 2000 đạt khoảng 120600tỷ đồng chiếm 27.15 %GDP. Tính chung trong giai đoạn 1990-1995 đạt khoảng 203356.4 tỷ đồng chiếm 26.18%GDP. Giai đoạn 1996--2000 đạt khoảng 701430.3 tỷ đồng chiếm 27.81%GDP. Tuy lượng tuyệt đối tăng nhưng tỷ lệ so với GDP còn chưa cao, bình quân cả thời kì nghiên cứu khoảng 27.5%GDP. Trong đó vốn trong nước đảm bảo 76.3%, vốn nước ngoài đảm bảo 23.7%.
Bảng 3: Quy mô và tỷ trọng của vốn đầu tư toàn xã hội(%/GDP)
năm
Vốn đầu tư toàn xã hội
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng của vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP (%GDP)
1990
6734
16.05
1991
12859.9
16.76
1992
23615.4
21.37
1993
40264.5
28.71
1994
51834.8
29.03
1995
68047.8
29.73
1996
79367.4
29.18
1997
96870.4
30.89
1998
97336.1
26.96
1999
103900
25.98
2000
120600
27.15
Nguồn: Viện Quản lý nghiên cứu Kinh tế trung ương
Thực tế, nền kinh tế nước ta có mức tích luỹ rất thấp, tiết kiệm ít trong khi đó lại thiếu chiến lược đầu tư phát triển dài hạn, bền vững. Hiệu quả đầu tư thấp và lãng phí thể hiện ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu thiết kế, lựa chọn nhà thầu và lãng phí trong quá trình thi công. Mặc dù quy mô nền kinh tế còn rất nhỏ song nguồn vốn đầu tư trong nước cũng chỉ đáp ứng một phần. Theo tính toán, để duy trì tăng trưởng 7% năm như nghị quyết Đại hội Đảng đề ra, thì mỗi năm chúng ta cần khoảng 150000 tỷ đồng. Khả năng huy động của Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư hàng năm cho đầu tư chỉ đạt khoảng 2/3 đến 3/4 tổng nhu cầu, còn lại phải trông chờ vào vốn nước ngoài. Nói cách khác, nếu chỉ trông vào nguồn vốn trong nước và chỉ xét riêng yếu tố vốn đầu tư, thì tổng khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế không thể đáp ứng đủ cho mục tiêu tăng trưởng trên 7% năm.
Đối với vốn đầu tư trực tiếp từ NSNN, tuy được trao sứ mạng chủ đạo, dẫn dắt các thành phần vốn khác nhưng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nếu xét về quy mô tuyệt đối thì khái niệm "chủ đạo" cần phải được nghiên cứu, xem xét lại. Vấn đề đặt ra là nhà nước tiếp tục duy trì quan niệm chủ đạo hình thức dàn trải theo số lượng hay chỉ cần nắm đúng huyệt nền kinh tế. Khi cần thiết nhà nước chỉ cần tác động đến điểm huyệt đó thì toàn bộ (hay đa phần) nền kinh tế sẽ chuyển dịch theo mong muốn. Mặt khác, quan niệm chủ đạo về số lượng và việc nhà nước đầu tư trực tiếp từ NSNN theo tính chất để làm kinh tế nhiều khi đã tạo ra định hướng sai cho nền kinh tế dẫn tới lãng phí trong đầu tư của cả xã hội..
Năm 1995 nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN đạt 13575 tỷ đồng chiếm 19.95% tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 1996 nguồn vốn này cũng đạt 16544.2 tỷ đồng chiếm 20.85% tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 1997 đạt khoảng 20570.4 tỷ đồng chiếm 21.23% tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 1998 đạt 22208.9 tỷ đồng chiếm 22.82 % tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 1999 đạt 26000 tỷ đồng chiếm 25.02% và năm 2000 đạt 28000 tỷ đồng chiếm 23.22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tính chung cho cả thời kì 1990-2000 vốn NSNN chiếm 21.18%tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn này được hình thành từ nhiều nguồn như nguồn vốn khấu hao để lại, nguồn lợi nhuận sau thuế…đây là một nguồn vốn khá lớn trong tổng đầu tư xã hội.
Từ đồ thị ta thấy về lượng tuyệt đối vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước tăng đều qua các năm. Năm 1990 đạt 1037.04 tỷ đồng. Năm 1995 đạt 9408.8 tỷ đồng và năm 2000 đạt khoảng 22000 tỷ đồng. Về tỷ trọng của nó trong tổng vốn đầu tư thời kì 1990-1995 chiếm 11.97%, thời kì 1996-2000 chiếm khoảng 16.97%. Tỷ trọng của vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn sau tăng mạnh so với giai đoạn trước khẳng định tính hiệu qủa trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tính cả thời kì nghiên cứu thì nguồn vốn tự có của các DNNN chiếm khoảng 14.47% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng trong những năm gần đây có tăng khá cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội. Nếu như năm 1990 nguồn vốn này hầu như không đáng kể thì năm 1995 đạt 3094 tỷ đồng chiếm 4.5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2000 đã đạt 24700 tỷ đồng chiếm 20.48% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhìn vào đồ thị ta nhận thấy rất rõ điều này, tuy cả tỷ trọng của vốn tín dụng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lẫn lượng tuyệt đối tuy tăng không đều đặn qua các năm nhưng xét trên tổng thể thì chúng đều có xu thế tăng theo thời gian.
Nguồn vốn của khu vực dân cư có mức tăng tuyệt đối rất khá. Năm 1990 chỉ đạt 3321 tỷ đồng thì năm 1995 đạt 20000 tỷ đồng, năm 2000 cũng đã đạt 23500 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng của vốn đầu tư của khu vực này trong tổng đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần
Nhìn trên đồ thị ta thấy rõ có hai xu hướng trái ngược nhau: về lượng tuyệt đối thì quy mô của nguồn vốn trong khu vực dân cư càng lớn dần trong thời gian qua, còn về tỷ trọng của nó trong tổng đầu tư toàn xã hội lại có xu hưóng giảm. Sở dĩ là như vậy là vì trong những năm gần đây nhà nước đã chủ động tạo nguồn vốn đầu tư thông qua vay tín dụng trong nước và vay nước ngoài bằng nguồn ODA. mặt khác do những năm gần đây nhờ luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có sửa đổi làm cho luồng vốn từ thị trường thế giới chảy về nước ta nhiều hơn làm cho tổng quy mô vốn đầu tư trong xã hội tăng lên, do đó tuy nguồn vốn của khu vực dân cư có tăng về tuyệt đối song tỷ trọng của nó trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm xuống.
Nguồn vốn của khu vực đầu tư nước ngoài
Đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong 13 năm qua (tính đến ngày 31/10/2001), tổng lượng FDI đăng kí đạt khoảng 37.4 tỷ USD, số thực hiện khoảng 18.4 tỷ USD.
Biểu 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2001
(tính tới ngày 31/10/2001 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) đơn vị:USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
I
Công nghiệp
1,913
20,379,389,213
9,373,232,624
11,504,793,846
II
Nông, lâm nghiệp
384
2,154,865,563
1,015,411,734
1,125,112,068
III
Dịch vụ
669
14,902,939,190
6,764,412,476
5,775,879,859
Tổng số
2,966
37,437,193,966
17,153,056,834
18,405,785,773
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhưng những năm gần đây, số vốn đăng kí liên tục giảm. Kết quả giải ngân thực tế thấp, chưa năm nào mức giải ngân vượt quá ngưỡng 2 tỷ USD. Trong thực tế, FDI đã có nhiều đóng góp thực thụ vào tăng trưởng kinh tế nước ta; Khoảng gần 12% GDP, hơn 1/3 sản lượng công nghiệp, 40% giá trị xuất khẩu giải quyết việc làm cho hơn 300 000 người….Tuy nhiên, vẫn còn quan niệm phân biệt đơn thuần số lượng về tỷ trọng giữa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, thiếu đánh giá khách quan về vị trí của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, thực trạng kĩ thuật của môi trường đầu tư, thị trường tài chính, thị trường bất động sản ở nước ta và thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước) cho các sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất ở Việt Nam ...còn bộc lộ nhiều bức xúc cần giải quyết. Vốn ngắn hạn không có đường vào; Vốn đầu tư trực tiếp gặp lực cản lớn về chiến lược, hiệu quả của khu vực quản lý hành chính và mức độ lành mạnh của môi trường đầu tư…
Tất cả những điều trên làm giảm sút rất nhiều sức thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong một vài năm gần đây
Trong khi đó, khả năng cung cấp vốn FDI trên thế giới là rất lớn với quy mô khổng lồ. Theo báo cáo của UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc về mậu dịch và thương mại) vốn FDI của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đổ vào châu á có thể tăng từ 805 tỷ năm 1999 lên đến trên 1000 tỷ USD năm 2000
Tổng vốn đầu tư phân theo nguồn vốn (% )
Nguồn:Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
năm
Vốn đầu tư toàn xã hội
Vốn ngân sách Nhà nước
Vốn tín dụng
Vốn tự có của các DNNN
Vốn ngoài nhà nước
Đầu tư nước ngoài
1990
100
24.80
0.00
15.40
49.32
10.53
1991
100
13.17
8.01
13.72
50.00
14.98
1992
100
21.97
3.46
6.56
46.00
21.96
1993
100
25.81
6.57
8.92
32.29
26.38
1994
100
14.14
7.86
13.40
32.80
31.83
1995
100
19.95
4.50
13.83
29.39
32.33
1996
100
20.85
10.43
13.95
26.17
28.60
1997
100
21.23
13.11
13.73
20.65
31.28
1998
100
22.82
10.49
20.66
21.06
24.97
1999
100
25.02
18.29
18.29
20.21
18.19
2000
100
23.22
20.48
18.24
19.49
18.57
Hệ số ICOR và cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000
Khi đề cập tới sự tăng trưởng của nền kinh tế, cần phải nhắc đến nhu cầu sử dụng các nguồn lực đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của từng ngành. Đối với các quốc gia đang phát triển mà thiếu vốn, thiếu công nghệ thì vai trò của vốn càng trở nên quan trọng, các quốc gia này cần phải thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả. Nhu cầu về vốn đầu tư cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào năng suất của vốn. Nhưng năng suất của vốn trong các ngành là khác nhau, do vậy nhu cầu về vốn đầu tư cũng khác nhau và gắn liền với sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong nền kinh tế
Nhu cầu về vốn đầu tư đối với quá trình tăng trưỏng kinh tế có thể được tính toán đơn giản qua mô hình Harrod-Domar đã đề cập đến trong chương trước:
ở Việt nam trong thời gian vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút hơn so với giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới một phần do sự gia tăng của hệ số ICOR, trong đó, sự gia tăng của hệ số ICOR có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: một phần do sự thay đổi của cơ cấu đầu tư trong các ngành kinh tế một phần do hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam
Hệ số ICOR của Việt Nam thời kì 1990-2000
Năm
1990-1995
1996
1997
1998
1999
2000
1996-2000
1990-2000
Đầu tư so với GDP(%)
23.61
29.18
30.89
26.96
25.98
27.15
28.03
25.62
Tăng trưởng GDP(%)
7.68
9.34
8.15
5.76
4.77
6.76
6.96
7.35
ICOR
3.07
3.12
3.79
4.68
5.44
4.02
4.21
3.59
Bảng trên cho thấy có sự thay đổi rõ ràng giữa tốc độ tăng trưởng và hệ số ICOR của Việt Nam trong thời kì 1990- 2000. Ta thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 là 6.76%, đầu tư so với GDP tính được là 27.15%, như vậy hệ số ICOR thu được khoảng 4.02 thấp hơn năm1999 rất nhiều (5.44) cho thấy xu hướng hồi phục khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có sự tác động của việc kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Như vậy, chúng ta có thể thấy hệ số ICOR của Việt Nam có xu hướng tăng lên, đặc biệt là kể từ năm 1996. Trong giai đoạn trước đó, hệ số ICOR của Việt Nam tương đối thấp. Những năm 1990-1995 hệ số ICOR của Việt Nam tương đối thấp, trung bình thời kì này là 3.07. Sở dĩ có được điều này là do:
Thứ nhất, trước khi đổi mới, nền kinh tế hoạt động không hết công suất- hiệu quả kém, một trong những tác động đầu tiên của cải cách là sự tăng nhanh sản lượng mà chỉ cần lượng vốn đầu tư rất ít, phản ánh những phản ứng ban đầu trước việc loại bỏ những sai lệch đặc biệt trong nông nghiệp và dịch vụ
Thứ hai, khối lượng đầu tư thực hiện trong thời kì Liên Xô (cũ) viện trợ mạnh mẽ vào giữa những năm 80 mới thực sự phát huy hiệu quả, điển hình là lĩnh vực khai thác dầu lửa và nhà máy điện Hoà Bình ... bắt đầu đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, trong thời gian này Việt Nam có sự mở rộng và tăng cường xuất khẩu, khai thác lợi thế so sánh của các ngành có hàm lượng lao động cao.
Trong các nguyên nhân giữ cho hệ số ICOR thấp ở giai đoạn này thì hai nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân có tính chất tạm thời, nhân tố thứ ba- khai thác lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động có ảnh hưởng lâu dài hơn
Thực tế cho thấy hệ số ICOR của Việt Nam đã tăng trong thời kì tiếp theo, tuy nhiên việc tăng quá nhanh làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, đây là dấu hiệu không tốt đối với khả năng bắt kịp của nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nguyên nhân giải thích sự tăng nhanh của hệ số ICOR, nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á làm giảm khả năng sinh lợi, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, năng suất lao động tăng chậm .... Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu đầu tư trong định hướng phát triển kinh tế của chính phủ cũng ảnh hưởng rất lớn tới hệ số ICOR
Trong quá trình thực hiện đầu tư, việc gia tăng vốn đầu tư nước ngoài và gia tăng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các ngành có hàm lượng vốn cao, hệ số ICOR cao có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, đầu tư cho các ngành công nghiệp non trẻ, các ngành có tính chất sống còn đối với nền kinh tế là điều tất yếu. Để kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành trong định hướng phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc hạn chế sự lãng phí vốn, chi phí vốn cao trong quá trình đầu tư đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng xuất lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng ... nhưng đồng thời cũng cần xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý nhằm đảm bảo những mục tiêu phát triển trong dài hạn.
Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 là đảm bảo tăng trưởng kinh tế từ 6.7 đến 7.2%, lạm phát duy trì ở mức 4 đến 5%, Bộ tài chính ước tính nhu cầu đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn này khoảng 55-57 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn trong nước sẽ chiếm khoảng 64%-74% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, vốn nước ngoài bao gồm nguồn vốn ODA, FDI và vốn vay thương mại sẽ chiếm phần còn lại khoảng 30-36%. Như vậy, ước tính tỷ lệ đầu tư trong GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2001-2005 sẽ đạt mức trung bình khoảng 28-29% so với GDP và hệ số ICOR vào khoảng 4,2. Điều này đặt ra cho nền kinh tế những mục tiêu trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư và định hướng cơ cấu đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nhằm đảm bảo cho khả năng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các quốc gia duy trì được hệ số ICOR thấp và tốc độ tăng trưởng cao là nhờ vào việc tập trung đầu tư vào những ngành có lợi thế cạnh tranh tốt, hướng ra xuất khẩu, trong đó có vai trò tích cực của khu vực tư nhân. Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới Việt Nam có thể định hướng cơ cấu đầu tư như sau: Phân bổ khoảng 15% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp, 45-47% tổng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh. Để đạt được yêu cầu này, cần phải có sự định hướng của nhà nước thông qua nguồn vốn ngân sách, thông qua chính sách ưu đãi đầu tư các ngành, các khu vực đầu tư có hiệu quả cao trong hiện tại cũng như lâu dài đối với nền kinh tế. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội cũng được quan tâm, trong đó, khả năng của khu vực tư nhân sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 28% (tương đương khoảng 16 tỷ USD); Ngân sách nhà nướclà 21% (tương 12 tỷ USD, trong đó 3 tỷ là vốn vay ODA); Khu vực doanh nghiệp Nhà nước khoảng 16.5-17.5% (tương đương khoảng 9-10 tỷ USD); FDI chiếm khoảng 16%(tương đương khoảng 9 tỷ USD); ngoài ra đầu tư bằng tín dụng nhà nước dự báo ở mức tương đương với mức đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trên một nửa số vốn này có nguồn gốc từ vay ODA để cho vay lại; đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trong giai đoạn này đạt 55 tỷ USD đến 57 tỷ USD nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6,7% đến 7,2% và lạm phát ở mức 4% đến 5%.
vốn đầu tư phát triển từ nsnn ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000.
Như chúng ta đã biết, vốn đầu tư phát triển từ NSNN có vai trò rất lớn tới tăng trưởng kinh tế, là một yếu tố dẫn dắt, lan toả, có tác dụng trực tiếp và gián tiếp đến chiến lược đầu tư phát triển, đến quy hoạch đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến hiệu quả đầu tư… là yếu tố tạo tiền đề cho nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh .
Nếu như trước những năm 1990 nguồn vốn đầu tư phát triển của đất nước chủ yếu dựa vào vốn NSNN thông qua các khoản vay nợ của Liên Xô và các nước XHCN (cũ), thì nay nguồn vốn này đã được đa dạng hoá dưới các thành phần:
Nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước.
Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư của dân cư.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Tuy nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Song thực sự nó lại có vai trò rất quan trọng tới phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành, là chất xúc tác, dẫn xuất để kích thích nguồn vốn đầu tư của các thành phần khác, là bánh lái cho cả cỗ xe kinh tế.
Khái quát chung về vốn nhà nước
Như trên đã được biết vốn nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn, mỗi nguồn vốn có một xu thế biến đổi theo thời gian (hay nói đúng hơn là theo chính sách của nhà nước) làm cho nguồn vốn của nhà nước cũng biến động theo
Thực tế, trong đầu giai đoạn 1990-2000, vốn đầu tư của Nhà nước tuy về lượng tuyệt đối tăng đều qua các năm, song tỷ trọng của vốn đầu tư Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hôi vẫn chưa ổn định. Tính theo giá hiện hành thì năm 1990 vốn đầu tư của Nhà nước chiếm 40.15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng sau đó, năm 1991 lại giảm xuống chỉ còn 35.02% và tiếp tục giảm xuống vào năm 1992 (32.04%), rồi đột ngột tăng lên vào năm 1993 (41.34%) và lại giảm xuống chỉ còn 35.37%tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm1994. Tuy nhiên, từ 1995 trở lại đây vốn đầu tư Nhà nước tăng đều qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư Nhà nước trong giai đoạn này (từ 1995 - 2000) tăng nhanh qua các năm, từ 26047.8 tỷ đồng (chiếm 38.28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) của năm 1995 đã tăng lên 74700 tỷ đồng (chiếm 61.97% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) vào năm 2000, tức là về giá trị danh nghĩa thì vốn đầu tư Nhà nước năm 2000 gấp 2.87 lần so với năm 1995. Trung bình thời kì 1995 - 2000 vốn đầu tư Nhà nước chiếm 51.52% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Còn tính cả thời kì 1990 - 2000 vốn đầu tư Nhà nước chiếm 45.29%.
Xét về tốc độ gia tăng vốn đầu tư Nhà nước ta thấy những năm đầu giai đoạn, tốc độ gia tăng vốn Nhà nước rất cao. Năm 1991 tăng 66.57% so với năm 1990, năm 1992 là 67.99% nhưng cao nhất cả giai đoạn là năm 1993 tốc độ gia tăng vốn so với năm 1992 là 119.96%.
Tuy nhiên, ngay năm sau đó tốc độ gia tăng vốn Nhà nước lại giảm đi trông thấy, từ 119.96% (năm 1993 so với năm 1992) giảm đi xuống còn 10.16% (năm 1994 so với năm 1993) và cả giai đoạn 1995-1990 tốc độ gia tăng vốn Nhà nước bình quân cũng chỉ đạt 23.78%. Sở dĩ có điều này bởi vì năm 1993 Nhà nước đã tập trung xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc Nam nên cần huy động một nguồn vốn lớn nên vốn đầu tư giai đoạn này tăng lên đột ngột và NSNN thời kì này cũng bị bội chi 4,6%GDP, sau năm 1993 để khống chế bội chi Nhà nước đã cắt giảm nhiều khoản chi bằng vốn nhà nước lên cả thời kì sau này tốc độ tăng vốn đầu tư đều rất thấp.
Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN trong giai đoạn 1990-2000
Vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn này có rất nhiều điểm cần quan tâm. Tuy về mặt giá trị vốn đầu tư từ NSNN vẫn tăng đều qua các năm, song tỷ trọng của nó đối với tổng vốn đầu tư Nhà nước lại biến động rất thất thường ở thời kì đầu và có xu hướng giảm dần ở thời kì sau.
Thực tế Năm 1990 tỷ trọng của NSNN trong tổng vốn đầu tư của nhà nước là 61.76%. Nhưng năm 1991 lại giảm xuống chỉ còn 37.61%. Năm 1992 lại tăng lên 68.58%. Năm 1994 lại giảm xuống còn 39.98%. Cũng do xây dựng công trình trọng điểm đường dây 500KV mà chi ngân sách ở thời kì này cũng thất thường. Tuy nhiên, giai đoạn sau này từ 1995-2000 tỷ trọng của vốn đầu tư từ NSNN trong tổng vốn đầu tư lại xu hướng giảm dần. Năm 1995 tỷ trọng của vốn đầu tư từ NSNN so với tổng vốn đầu tư của nhà nước là 52.12% nhưng đến năm 2000 chỉ còn 37.48%. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi thời kì này nền kinh tế của nước ta đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu á nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm, cả nền kinh tế bước vào thời kì suy thoái, thu NSNN từ thuế và các khoản phí khác cũng giảm. Do vậy tổng chi từ NSNN cho phát triển kinh tế cũng giảm. Mặt khác, chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm 10% dự toán chi Ngân sách, nên cũng làm giảm các khoản chi cho đầu tư phát triển.
Tuy chi đầu tư phát triển của chính phủ từ NSNN giảm, song tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước lại tăng trong giai đoạn này kéo theo tỷ trọng cũng như lượng tuyệt đối của vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước tăng theo. Động thái chuyển dịch cơ cấu đầu tư thuộc khu vực kinh tế Nhà nước nêu trên là đúng hướng phù hợp với chủ trương xoá bỏ dần bao cấp trong đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, tăng cường khai thác các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đầu tư của khu vực doanh nghiệp.
Có một xu hướng mới đang được hình thành: chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung của Nhà nước đang được dành chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó hoặc không có khả năng thu hồi được vốn. Đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với thực tế nước ta, c._.n tổng kết, đánh giá và cải tiến cơ bản phương pháp lập kế hoạch, phân bổ vốn và điều hành kế hoạch đầu tư XDCB theo hướng:
+ Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư, bao gồm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đấu thầu nhằm giải ngân nhanh, tránh tình trạng vốn chờ công trình.
+ Trong việc bố trí vốn đầu tư: Để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kéo dài, cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc mở rộng phân cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của các cấp trên chủ đầu tư trong việc phân bổ vốn đầu tư, Nhà nước chỉ kiểm tra, khống chế những quy định chung như dự án nhóm C không quá hai năm.
+ Về phương thức cấp phát vốn đầu tư tránh tình trạng ứ đọng vốn đầu tư ở hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần nghiên cứu áp dụng đại trà việc chuyển hình thức cấp phát từ " lệnh chi" sang hình thức "hạn mức".
+ Đối với dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cần dứt điểm khâu quyết toán và thẩm tra quyết toán. Lực lượng chính để đảm nhận việc này là các công ty kiểm toán độc lập. Các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra quyết toán. Ngành tài chính có chức năng kiểm tra. Bên cạnh đó cần quy định chế tài đối với chủ đầu tư khi quyết toán chậm so với quy định.
+ Về mặt tổ chức bộ máy: Cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục xét duyệt rườm rà, tránh trùng chéo trong quản lý giữa các bộ hoặc giữa các cơ quan trong một bộ, tăng cường kiểm tra và đề cao trách nhiệm trong từng khâu công việc quản lý.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới hoàn thiện chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư rà soát lại hệ thống luật để điểu chỉnh, bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc thiếu minh bạch rõ ràng. Ban hành mới các luật để điều chỉnh, lành mạnh hoá nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế như: Luật đầu tư xây dựng, luật về tối huệ quốc (MFN) và đối sử quốc gia (NT), Luật cạnh tranh và chống độc quyền…
Kết luận
Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên bài viết không thể diễn tả được toàn bội quá trình tác động của vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Nhưng bài viết cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn hơn về quá trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cũng như ảnh hưởng cơ bản của nó tới tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Các mô hình phân tích tuy chưa được như mong muốn song cũng khẳng định được tầm quan trọng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra một số đề xuất thích hợp đối với việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư những năm tới.
Tác giả một lần nữa cảm ơn TS. Hoàng Đình Tuấn; Giảng viên Lê Thị Huyền (ĐHKTQD); TS. Võ Trí Thành; Ths. Hoàng Văn Thành (Viện NCQLKTTW) đã nhiệt tình giúp đỡ để bài viết được hoàn chỉnh
Phụ Lục
Mô hình1:
Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình thu nhập quốc dân
System: UNTITLED
Estimation Method: Weighted Least Squares
Date: 05/23/02 Time: 10:07
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Total system (unbalanced) observations 32
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C(1)
0.922037
0.024787
37.19817
0.0000
C(2)
0.233318
0.026229
8.895420
0.0000
C(3)
-0.094904
0.035492
-2.673904
0.0139
C(4)
0.166330
0.027809
5.981107
0.0000
C(5)
-0.197154
0.046183
-4.268980
0.0003
C(6)
2.544735
0.165869
15.34181
0.0000
C(7)
0.839423
0.024864
33.76119
0.0000
C(8)
-0.085439
0.015932
-5.362759
0.0000
C(9)
-10.27842
0.586233
-17.53300
0.0000
C(10)
1.777943
0.048166
36.91300
0.0000
Determinant residual covariance
5.26E-13
Equation: LOG(GDPR)= C(1)*LOG(CR)+C(2)*LOG(IR)+C(3)*LOG(GR)
+C(4)*LOG(XR)+C(5)*LOG(MR)
Observations: 11
R-squared
0.999603
Mean dependent var
12.16876
Adjusted R-squared
0.999338
S.D. dependent var
0.253198
S.E. of regression
0.006516
Sum squared resid
0.000255
Durbin-Watson stat
1.982539
Equation: LOG(CR)=C(6)+C(7)*LOG(GDPR)+C(8)*LOG(THUE)
Observations: 10
R-squared
0.998065
Mean dependent var
11.90251
Adjusted R-squared
0.997512
S.D. dependent var
0.166912
S.E. of regression
0.008326
Sum squared resid
0.000485
Durbin-Watson stat
1.364128
Equation: LOG(MR)=C(9)+C(10)*LOG(GDPR)
Observations: 11
R-squared
0.991992
Mean dependent var
11.35693
Adjusted R-squared
0.991102
S.D. dependent var
0.451985
S.E. of regression
0.042636
Sum squared resid
0.016360
Durbin-Watson stat
1.248918
Tính phù hợp của mô hình
Phù hợp về mặt lý thuyết: các hệ số thu được từ mô hình đều có dấu phù hợp với dấu của kì vọng mà chúng ta đã đưa ra ở phần trước chứng tỏ rằng mô hình phản ánh khá chính xác về mặt kinh tế của các biến số
c1=0.922026 ; c2 =0.233316; c3 = -0.094896; c4 =0.166326;c5 = -0.197144; c6 =2.544823; c7 =0.839413; c8 = -0.085436; c9 =-10.27842; c10 =1.777943
Phù hợp về mặt thống kê: các giá trị của thống kê t mà mô hình đưa ra cùng với các mức xác suất P[value] cho thấy các hệ số trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 10%. Các hệ số R2 trong các phương trình khá lớn chứng tỏ có một mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập,
Các giá trị Durbin-Watson cho thấy các hàm hồi quy trong hệ phương trình có chứa hiện tượng tự tương quan.
Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong mô hình:
obs
GDPr
Cr
Ir
Gr
Xr
Mr
THUE
1990
131968.0
113250.0
21048.00
10156.00
31256.00
44022.00
NA
1991
139634.0
116885.0
22366.00
11010.00
39302.00
48244.00
15256.40
1992
151782.0
121490.0
27086.00
11831.00
46726.00
52718.00
20757.22
1993
164043.0
125774.0
39862.00
13348.00
48596.00
62632.00
28662.91
1994
178534.0
133299.0
45483.00
14738.00
60725.00
77591.00
33576.85
1995
195567.0
142917.0
53249.00
15976.00
71352.00
89229.00
37326.51
1996
213832.0
155909.0
60826.00
17163.00
91882.00
112065.0
40998.51
1997
231263.0
165125.0
66529.00
17850.00
102316.0
120068.0
39159.81
1998
244594.0
172498.0
74931.00
18425.00
110288.0
130818.0
38417.85
1999
256269.0
176976.0
75830.00
17374.00
125014.0
138171.0
43518.22
2000
273582.0
183980.0
84033.00
17660.00
140969.0
152271.0
48997.12
Trong đó :
GDPr: Tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá cố định năm 1994
Cr : chi tiêu cuối cùng của khu vực dân cư tính theo giá cố định năm 1994
Ir : tổng đầu tư xã hội tính theo giá cố định năm 1994
Gr: chi tiêu cuối cùng của khu vực nhà nước tính theo giá cố định năm 1994
Xr: Giá trị xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ tính theo giá cố định năm 1994
Mr: Giá trị nhập khẩu và dịch vụ tính theo giá cố định năm 1994.
THUE: Tổng động viên thuế vào Ngân sách Nhà nước tính theo giá cố định năm1994
Mô hình 2:
tác động của tổng đầu tư tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrod-Domar
Mô hình ước lượng được chạy trên EVIEWS nên hàm @PCH(GDPR) chính là tốc độ tăng trưởng của GDP thực(GDPR), tức:
@PCH(GDPR)=
Mô hình 2
Dependent Variable: @PCH(GDPR)
Method: Least Squares
Date: 05/23/02 Time: 18:57
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
VDTXHR/GDPR
0.320620
0.016418
19.52856
0.0000
BIENGIA
-0.040242
0.007612
-5.286564
0.0005
R-squared
0.654673
Mean dependent var
0.073491
Adjusted R-squared
0.616303
S.D. dependent var
0.017585
S.E. of regression
0.010893
Akaike info criterion
-6.038508
Sum squared resid
0.001068
Schwarz criterion
-5.966164
Log likelihood
35.21179
Durbin-Watson stat
1.764482
Tính phù hợp của mô hình :
Về ý nghĩa kinh tế ta thấy các hệ số đều thoả mãn những kì vọng ở phần trên, hệ số dương và nhỏ hơn 1, hệ số âm.
Về ý nghĩa thống kê các thống kê t cho phép kết luận các hệ số có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định sự tự tương quan của mô hình
Giá trị Durbin-Watson d=1.764482 cho thấy với mức ý nghĩa 5% thì dL < d < dU cho phép khẳng định mô hình không có chứa hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Để kiểm định phương sai của mô hình, bằng phương pháp kiểm định dựa trên biến phụ thuộc ta kiểm định trên mô hình:
= +*+Ut
RESID là phần dư thu được từ MH2, @PCH(GDPRF) là giá trị ước lượng của kì vọng @PCH(GDPR)
Mô hình kiểm địnhsự thay đổi phương sai của sai số
Dependent Variable: (RESID02)^2
Method: Least Squares
Date: 05/23/02 Time: 19:06
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
(GDPRF)^2
-0.011078
0.013943
-0.794546
0.4473
C
0.000159
8.78E-05
1.811285
0.1035
R-squared
0.065547
Mean dependent var
9.71E-05
Adjusted R-squared
-0.038281
S.D. dependent var
0.000132
S.E. of regression
0.000134
Akaike info criterion
-14.83168
Sum squared resid
1.62E-07
Schwarz criterion
-14.75933
Log likelihood
83.57422
F-statistic
0.631303
Durbin-Watson stat
2.277039
Prob(F-statistic)
0.447322
Với mức tin cậy 5% ta có =3.84146
Mặt khác n*=0.95053 < 3.84146 vậy phương sai trong mô hình 2 là không thay đổi .
Kiểm định tính dừng của phần dư:
Với phương pháp kiểm định tính dừng của phần dư dựa trên lược đồ tương quan và lược đồ tự tương quan ta nhận thấy phần dư của mô hình là nhiễu trắng
Lược đồ tương quan và tự tương quan của phần dư
Date: 05/23/02 Time: 19:11
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Autocorrelation
Partial Correlation
AC
PAC
Q-Stat
Prob
. | .
. | .
1
0.059
0.059
0.0497
0.824
. | .
. | .
2
-0.049
-0.053
0.0883
0.957
. *| .
. *| .
3
-0.097
-0.091
0.2559
0.968
. **| .
. **| .
4
-0.268
-0.264
1.7285
0.786
. |** .
. |** .
5
0.201
0.235
2.6914
0.747
. | .
. | .
6
0.051
-0.014
2.7662
0.838
. *| .
. **| .
7
-0.151
-0.205
3.5778
0.827
. *| .
. *| .
8
-0.120
-0.149
4.2615
0.833
. *| .
. | .
9
-0.116
0.023
5.2209
0.815
Kiểm định tính chuẩn của phần dư:
Giá trị JB=0.98604 < nên kết luận phần dư của hàm hồi quy trong mô hình trên phân bố chuẩn.
Từ những kiểm định đã được thoả mãn cho phép kết luận mô hình 2 có thể tin cậy để phân tích và dự báo
Cơ sở dữ liệu được dùng trong việc ước lượng mô hình 2
obs
GDPr
VDTXHr
BIENGIA
1990
131968.0
16607.60
0.000000
1991
139634.0
21940.10
0.000000
1992
151782.0
30963.20
0.000000
1993
164043.0
45421.30
0.000000
1994
178534.0
51834.80
0.000000
1995
195567.0
60757.00
0.000000
1996
213832.0
67489.30
0.000000
1997
231263.0
79204.60
1.000000
1998
244594.0
75579.70
1.000000
1999
256269.0
79094.60
1.000000
2000
273582.0
91800.00
1.000000
Trong đó:
GDPr: giá trị tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá cố định năm 1994.
VDTXHr: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội được điều chỉnh về giá cố định năm 1994.
BIENGIA: biến giả đại diện cho cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997
mô hình 3
Phân tích tác động của đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế quốc dân
System: SYS01
Estimation Method: Three-Stage Least Squares
Date: 05/31/02 Time: 08:42
Sample: 1991 2000
Included observations: 10
Total system (balanced) observations 20
Instruments: LOG(VNSNNR) LOG(TDNDR) LOG(XR) LOG(FDIR) C
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C(1)
4.296319
0.238320
18.02756
0.0000
C(2)
0.220208
0.053247
4.135578
0.0012
C(3)
0.193709
0.025582
7.571953
0.0000
C(4)
0.307185
0.042664
7.200139
0.0000
C(5)
6.421554
0.112714
56.97221
0.0000
C(6)
0.073133
0.028685
2.549535
0.0242
C(7)
0.443276
0.029210
15.17573
0.0000
Determinant residual covariance
3.12E-07
Equation: LOG(VDTXHR)=C(1)+C(2)*LOG(VNSNNR)+C(3)
*LOG(TDNDR)+C(4)*LOG(FDIR)
Observations: 10
R-squared
0.990665
Mean dependent var
10.92690
Adjusted R-squared
0.985997
S.D. dependent var
0.458702
S.E. of regression
0.054281
Sum squared resid
0.017678
Durbin-Watson stat
2.069814
Equation: LOG(GDPR)=C(5)+C(6)*LOG(VDTXHR)+C(7)*LOG(XR)
Observations: 10
R-squared
0.996260
Mean dependent var
12.20660
Adjusted R-squared
0.995191
S.D. dependent var
0.231793
S.E. of regression
0.016074
Sum squared resid
0.001809
Durbin-Watson stat
2.289467
*. Sự phù hợp về mặt kinh tế :
Từ mô hình ta nhận được hệ phương trình sau:
Log(TDTXH)=4.296319+0.220208*log(DTNSNN)+
0.193709*log(TDND)+0.307185*log(FDI)
Log(GDP)= 6.421554+0.073133*log(TDTXH)+ 0.443276*log(EXPORTR)
Các hệ số nhận được đều phù hợp với kì vọng đặt ra. Do đó về mặt kinh tế có thể chấp nhận mô hình.
*. ý nghĩa thống kê của mô hình.
Mô hình cho thấy ở mức tin cậy 5% các kiểm định t của các hệ số tương ứng đều có ý nghĩa thống kê. của cả hai phương trình đều khá cao. Mặt khác các hệ số Durbin-Watson trong mô hình cho thấy không có hiện tượng tự tương qua trong mô hình
Mô hình 4:
tác động của vốn đầu tư của ngân sách nhà nước tới ngành nông nghiệp
Hàm hồi quy tổng thể: Log(GDPNN&LNR)= +
Ước lượng hồi quy
Dependent Variable: LOG(GDPNN&lLNr)
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 10:53
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
LOG(VNSNNr)
0.196902
0.026347
7.473378
0.0000
C
9.025312
0.244291
36.94486
0.0000
R-squared
0.861221
Mean dependent var
10.84690
Adjusted R-squared
0.845801
S.D. dependent var
0.138019
S.E. of regression
0.054197
Akaike info criterion
-2.829400
Sum squared resid
0.026436
Schwarz criterion
-2.757055
Log likelihood
17.56170
F-statistic
55.85138
Durbin-Watson stat
1.728897
Prob(F-statistic)
0.000038
Kiểm định sự phù hợp của các hệ số trong mô hình:
Các hệ số trong mô hình được ước lượng ở trên đều phù hợp với ý nghĩa kinh tế. Các thống kê t trong mô hình đều cho phép kết luận các hệ số đều có ý nghĩa thống kê
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Từ mô hình nhận được ta có hệ số Durbin-Watson stat=1.728897 Mặt khác mô hình có một biến độc lập với mức ýnghĩa 5% và 11 quan sát thì dU= 1.324 và
4-dU=2.676.
Do đó dU Durbin-Watson stat4-dU nên ta kết luận không có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định phương sai thay đổi
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi dựa trên biến phụ thuộc ta có mô hình sau:
Dependent Variable: (RESIDNONGNGHIEP)^2
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 10:52
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
(LGDPNN_LNR0F)^2
-0.000157
0.000344
-0.455233
0.6597
C
0.020821
0.040467
0.514508
0.6193
R-squared
0.022508
Mean dependent var
0.002403
Adjusted R-squared
-0.086102
S.D. dependent var
0.002886
S.E. of regression
0.003008
Akaike info criterion
-8.612276
Sum squared resid
8.14E-05
Schwarz criterion
-8.539931
Log likelihood
49.36752
F-statistic
0.207238
Durbin-Watson stat
2.058500
Prob(F-statistic)
0.659724
Nhật xét:
Với 11 quan sát mô hình thu được =0.022508 do đó n*= 0.247588 < nên kết luận phương sai của sai số không đổi
Kiểm định tính dừng của phần dư
Đồ thị biểu diễn phần dư của mô hình phân tích tácđộng của Vốn NSNN tới ngành nông lâm ngư nghiệp
Kiểm định tính dừng của phần dư dựa trên lược đồ tương quan và tự tương quan nhận được kết quả sau
Date: 05/24/02 Time: 11:22
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Autocorrelation
Partial Correlation
AC
PAC
Q-Stat
Prob
. | .
. | .
1
0.036
0.036
0.0184
0.892
. *| .
. *| .
2
-0.131
-0.133
0.2921
0.864
. |* .
. |* .
3
0.181
0.195
0.8778
0.831
. *| .
. *| .
4
-0.117
-0.164
1.1584
0.885
. *| .
. | .
5
-0.118
-0.048
1.4889
0.914
. *| .
. **| .
6
-0.152
-0.234
2.1494
0.905
. **| .
. **| .
7
-0.265
-0.238
4.6568
0.702
. | .
. *| .
8
-0.024
-0.058
4.6846
0.791
. |* .
. |* .
9
0.152
0.140
6.3458
0.705
Kết quả kiểm định cho thấy với mức ý nghĩa 5% phần dư trong mô hình là một chuỗi dừng, thậm chí là một nhiễu trắng
Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Nhận xét:
Từ các phân tích thống kê nhận được thống kê JB=0.201181< nên kết luận yếu tố ngẫu ngiên có phân bố chuẩn.
Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong mô hình:.
đv:tỷ VND
obs
GDPNN&LNr
VNSNNr
1990
42003.00
4231.654
1991
42917.00
2867.775
1992
45869.00
7535.023
1993
47373.00
11210.32
1994
48968.00
7330.226
1995
51319.00
12120.55
1996
53577.00
14068.22
1997
55895.00
16819.08
1998
57866.00
17244.80
1999
60893.00
19792.70
2000
63353.00
21327.98
Trong đó
GDPNN&LNr : là tổng sản lượng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tính theo giá cố định năm 1994
VNSNNr: Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà Nước.
Môhình 5:
tác động của vốn NSNN tới Ngành công nghiệp và xây dựng
Hàm hồi quy tổng thể: log(GDPCN&XDr)i=log(VNSNNr)i+Ui
Mô hình ước lượng các tham số
Dependent Variable: LOG(GDPCN_XDR01)
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 11:03
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
LOG(VNSNNR)
0.530779
0.072848
7.286102
0.0000
C
6.051158
0.675451
8.958693
0.0000
R-squared
0.855043
Mean dependent var
10.96154
Adjusted R-squared
0.838936
S.D. dependent var
0.373393
S.E. of regression
0.149853
Akaike info criterion
-0.795362
Sum squared resid
0.202103
Schwarz criterion
-0.723017
Log likelihood
6.374489
F-statistic
53.08728
Durbin-Watson stat
1.956210
Prob(F-statistic)
0.000046
Kiểm định sự phù hợp của các hệ số trong mô hình:
Với mức ý nghĩa 5% ta có dấu của các hệ số trong mô hình rất phù hợp với lý thuyết kinh tế đã nêu. Mặt khác các thống kê t và [p-value] cho phép kết luận các hệ số của hàm hồi quy có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định sự tự tương quan của mô hình
Từ mô hình nhận được giá trị Durbin- Watson= 1.956210 cho phép kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan ở mức ý nghĩa 5%. Thật vậy với 11 quan sát trong mô hình hồi quy có một biến độc lập thì dU= 1.324 và 4-dU=2.676.
Do đó dU Durbin-Watson stat4-dU nên ta kết luận không có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định sự thay đổi của phương sai:
Kiểm định sự thay đổi của phương sai trong mô hình trên bằng phương pháp kiểm định dựa trên biến phụ thuộc ta có kết quả sau:
Dependent Variable: (RESIDCONGNGHIEP)^2
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 11:09
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
(GDPCN_XDR0F)^2
-0.000936
0.001015
-0.922365
0.3804
C
0.130912
0.122226
1.071067
0.3120
R-squared
0.086365
Mean dependent var
0.018373
Adjusted R-squared
-0.015150
S.D. dependent var
0.023822
S.E. of regression
0.024001
Akaike info criterion
-4.458453
Sum squared resid
0.005185
Schwarz criterion
-4.386108
Log likelihood
26.52149
F-statistic
0.850758
Durbin-Watson stat
1.782181
Prob(F-statistic)
0.380400
Từ mô hình kiểm định thu được hệ số =0.086365 và n*=0.950015.Với mức ý nghĩa 5% ta có n*<nên kết luận phương sai của sai số không thay đổi
Kiểm định tính dừng của phần dư
Đồ thị phần dư dưới đây cho phép kết luận không phần dư không chứa yếu tố xu thế
Kiểm định tính dừng của phần dư bằng đồ thị tương quan và tự tương quan, kết quả kiểm định thu được như sau:
Date: 05/24/02 Time: 11:31
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Autocorrelation
Partial Correlation
AC
PAC
Q-Stat
Prob
. | .
. | .
1
-0.039
-0.039
0.0222
0.882
. *| .
. *| .
2
-0.147
-0.149
0.3664
0.833
. |** .
. |**.
3
0.233
0.226
1.3390
0.720
. *| .
. *| .
4
-0.109
-0.127
1.5805
0.812
. *| .
. *| .
5
-0.126
-0.065
1.9588
0.855
. *| .
. **| .
6
-0.118
-0.224
2.3566
0.884
. *| .
. *| .
7
-0.187
-0.188
3.6117
0.823
. *| .
. *| .
8
-0.071
-0.123
3.8506
0.870
. |* . |
. |* . |
9
0.114
0.119
4.7832
0.853
Từ mô hình kiểm định cho thấy với mức ý nghĩa 5% phần dư của mô hình hồi quy là một chuỗi dừng, thậm chí là một nhiễu trắng:
Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Với giá trị JB=0.619349 và [p-value]=0.733686 >0.05 ta kết luận yếu tố ngẫu nhiên của mô hình hồi quy có phân bố chuẩn
Bảng số liệu phân tích mô hình:
obs
GDPCN&XDr
VNSNNr
1990
33221.00
4231.654
1991
35783.00
2867.775
1992
40359.00
7535.023
1993
45454.00
11210.32
1994
51539.00
7330.226
1995
58549.00
12120.55
1996
67017.00
14068.22
1997
75473.00
16819.08
1998
81763.00
17244.80
1999
88047.00
19792.70
2000
96916.00
21327.98
Trong đó:
GDPCN&XDr: là sản lượng của ngành công nghiệp và xây dựng của Việt Nam trong thời kì 1990-2000 đã được tính về giá cố định năm 1994
NSNNr: là vốn đầu tư phát triển từ NSNN Việt Nam trong thời kì 1990-2000 đã được tính về giá cố định năm 1994
Mô hình 6
Phân tích tác động của vốn đầu tư Phát triển từ NSNN tới tổng đầu tư xã hội
Dependent Variable: VDTXHR/GDPR
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 17:07
Sample(adjusted): 1991 2000
Included observations: 10 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
@PCH(GDPR)
0.842490
0.186449
4.518601
0.0027
VNSNNR/GDPR
1.219743
0.399497
3.053196
0.0185
VDTXHR(-1)/GDPR(-1)
0.555672
0.098021
5.668881
0.0008
R-squared
0.950785
Mean dependent var
0.285031
Adjusted R-squared
0.936724
S.D. dependent var
0.059253
S.E. of regression
0.014905
Akaike info criterion
-5.330908
Sum squared resid
0.001555
Schwarz criterion
-5.240132
Log likelihood
29.65454
Durbin-Watson stat
2.543213
Tính phù hợp của mô hình
Về ý nghĩa kinh tế:
Từ việc ước lượng Mô hình ta có :
TDTXHr/GDPr=0.842490*@PCH(GDPr)+ 1.219743*VNSNN r/GDPr+
0.555672* (TDTXHr(-1)/GDPr(-1))
Các hệ số trong mô hình đều có dấu như đã kì vọng ở phần trên, do đó về mặt kinh tế có thể chấp nhận mô hình.
Về ý nghĩa thống kê:
các tỷ số t trong mô hình cho phép kết luận các hệ số có ý nghĩa thống kê
kiểm định tính tự tương quan của mô hình có thể dựa trên giá trị Durbin-Watson h= -0.90339Với =5% ta có =1.96. Vậy < nên kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định phương sai của mô hình, dùng phương pháp kểm định phương sai dựa trên biến phụ thuộc. Mô hình được xét có dạng
=
Trong đó là phần dư trong mô hình 5.
là ước lượng của kì vọng TDTXHr/GDPr
Mô hình kiểm định có dạng
Mô hình kiểm định hiện tượng tự tương quan
Dependent Variable: (RESIDDAUTUTUNHAN)^2
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 17:24
Sample(adjusted): 1991 2000
Included observations: 10 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
(VDTXHRF)^2
-0.000867
0.001013
-0.855531
0.4171
C
0.000229
9.08E-05
2.521682
0.0357
R-squared
0.083823
Mean dependent var
0.000156
Adjusted R-squared
-0.030700
S.D. dependent var
9.28E-05
S.E. of regression
9.42E-05
Akaike info criterion
-15.52580
Sum squared resid
7.10E-08
Schwarz criterion
-15.46529
Log likelihood
79.62901
F-statistic
0.731934
Durbin-Watson stat
3.116153
Prob(F-statistic)
0.417143
Với mức ý nghĩa 5% ta có =5.32 >F-statistic=0.731934.Do vậy, kết luận phương sai của sai số không đổi.
Kiểm định tính dừng của phần dư
ADF Test Statistic
-4.443312
1% Critical Value*
-2.9075
5% Critical Value
-1.9835
10% Critical Value
-1.6357
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(RESIDDAUTUTUNHAN)
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 17:26
Sample(adjusted): 1992 2000
Included observations: 9 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
RESIDDAUTUTUNHAN(-1)
-1.412768
0.317954
-4.443312
0.0022
R-squared
0.711628
Mean dependent var
-0.000130
Adjusted R-squared
0.711628
S.D. dependent var
0.022234
S.E. of regression
0.011940
Akaike info criterion
-5.913440
Sum squared resid
0.001140
Schwarz criterion
-5.891526
Log likelihood
27.61048
Durbin-Watson stat
1.854971
Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Bảng số liệu được sử dụng trong mô hình:
obs
GDPR
VDTXHR
VNSNNR
1990
131968
16607.6
4231.65356923
1991
139634
21940.1
2867.77520699
1992
151782
30963.2
7535.022693
1993
164043
45421.3
11210.323348
1994
178534
51834.8
7330.22568564
1995
195567
60757
12120.554327
1996
213832
67489.3
14068.2207949
1997
231263
79204.6
16819.083861
1998
244594
75579.7
17244.7958712
1999
256269
79094.6
19792.703125
2000
273582
91800
21327.978581
Mô hình 7
Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới Nguồn vốn của khu vực dân cư
Mô hình hồi quy:
VKNNr = + *VNSNNr +*BIENGIA
Kết quả ước lượng
Dependent Variable: VKNNR
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 18:39
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
VNSNNR
0.675421
0.176519
3.826335
0.0050
BIENGIA
-4657.262
2180.129
-2.136233
0.0652
C
8501.212
1662.404
5.113807
0.0009
R-squared
0.696438
Mean dependent var
15069.18
Adjusted R-squared
0.620548
S.D. dependent var
3105.104
S.E. of regression
1912.734
Akaike info criterion
18.17746
Sum squared resid
29268401
Schwarz criterion
18.28597
Log likelihood
-96.97600
F-statistic
9.176899
Durbin-Watson stat
1.839348
Prob(F-statistic)
0.008492
Sự phù hợp của mô hình
Về mặt kinh tế các hệ số của ước lượng thu được đều phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế có dấu phù hợp với kì vọng đặt ra ở trên.
Về mặt ý nghĩa thống kê, Với mức ý nghĩa 5% thì các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa, trừ ước lượng của thì hơi có vấn đề. Tuy nhiên nếu chấp nhân mức ý nghĩa là 10% thì các hệ số ước lượng được trong mô hình là dùng được.
Kiểm định phương sai của sai số:
Phương sai của sai số trong mô hình hồi quy vẫn được kiểm định thông qua phương pháp kiểm định dưạ trên biến phụ thuộc.
Mô hình kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Dependent Variable: (RESID01)^2
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 20:28
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
(VKNNRF)^2
-0.026238
0.016914
-1.551270
0.1553
C
8779067.
4125542.
2.127979
0.0622
R-squared
0.210972
Mean dependent var
2660764.
Adjusted R-squared
0.123302
S.D. dependent var
4286598.
S.E. of regression
4013633.
Akaike info criterion
33.41126
Sum squared resid
1.45E+14
Schwarz criterion
33.48360
Log likelihood
-181.7619
F-statistic
2.406438
Durbin-Watson stat
1.893535
Prob(F-statistic)
0.155251
Nhận xét: từ mô hình thu được =0.210972 với mức ý nghĩa 5% và 10 quan sát trong mô hình thì n*<.nên kết luận phương sai của sai số không đổi
Kiểm định tính dừng của phần dư
Từ đồ thị phần dư cho thấy phần dư không chứa yếu tố xu thế
Dùng kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư với lựa chọn không có yếu tố xu thế, ta nhận được kết quả sau:
ADF Test Statistic
-3.881647
1% Critical Value*
-4.3260
5% Critical Value
-3.2195
10% Critical Value
-2.7557
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(RESID01)
Method: Least Squares
Date: 05/24/02 Time: 20:27
Sample(adjusted): 1991 2000
Included observations: 10 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
RESID01(-1)
-1.090834
0.281023
-3.881647
0.0047
C
313.9087
479.7719
0.654287
0.5313
R-squared
0.653187
Mean dependent var
275.8053
Adjusted R-squared
0.609835
S.D. dependent var
2428.399
S.E. of regression
1516.854
Akaike info criterion
17.66352
Sum squared resid
18406780
Schwarz criterion
17.72404
Log likelihood
-86.31761
F-statistic
15.06719
Durbin-Watson stat
2.040162
Prob(F-statistic)
0.004664
Nhận được=-3.881647. Và =-4.3260;=-3.2195; =-2.7557. Với mức ý nghĩa 5% ta có >Nên kết luận phần dư là chuỗi dừng. Thậm chí còn là một nhiễu trắng
Luợc đồ tương quan của phần dư
Date: 05/24/02 Time: 20:36
Sample: 1990 2000
Included observations: 11
Autocorrelation
Partial Correlation
AC
PAC
Q-Stat
Prob
. *| .
. *| .
1
-0.087
-0.087
0.1075
0.743
. *| .
. *| .
2
-0.141
-0.150
0.4233
0.809
. |*** .
. |*** .
3
0.371
0.355
2.8848
0.410
. ***| .
. ***| .
4
-0.399
-0.433
6.1445
0.189
. ***| .
. **| .
5
-0.329
-0.313
8.7206
0.121
. |* .
. **| .
6
0.068
-0.248
8.8517
0.182
. *| .
. |* .
7
-0.081
0.176
9.0863
0.247
. *| .
. | .
8
-0.063
-0.035
9.2741
0.320
. |* .
. *| .
9
0.124
-0.145
10.371
0.321
Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Với giá trị JB=0.199773 và [P-value]=0.90494>0.05 nên kết luận phần dư có phân bố chuẩn
Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong mô hình
obs
VNSNNR
VKNNR
BIENGIA
1990
4231.654
8252.000
0.000000
1991
2867.775
10967.80
0.000000
1992
7535.023
13198.00
0.000000
1993
11210.32
14665.00
0.000000
1994
7330.226
17000.00
0.000000
1995
12120.55
17857.10
0.000000
1996
14068.22
17664.10
0.000000
1997
16819.08
16352.70
1.000000
1998
17244.80
15917.90
1.000000
1999
19792.70
15986.40
1.000000
2000
21327.98
17900.00
1.000000
Phụ lục tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế phát triển - Trương đại học kinh tế Quốc dân Hà nội.
Giáo trình kinh tế học vĩ mô - Trường đại học kinh tế quốc dân Hà nội
Đổi mới chính sách tài khoá đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 - Bùi Đường Nghiêu/ Bộ tài chính.
Hội thảo về chủ động hội nhập tài chính của Việt nam- tài liệu dùng trong hội thảo/bộ tài chính.
Giáo trình Kinh tế lượng tập 1,2 -Nguyễn Quang Dong /DH.Kinh tế quốc dân.
Báo cáo kinh tế năm 1998 - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Kinh tế Việt Nam 1991-2000 qua các con số\ kinh tế 2000-2001\ thời báo kinh tế Việt Nam.
Giáo trình kinh tế học đầu tư- Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0182.doc