Tài liệu Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư Vận tải xi măng Việt Nam: ... Ebook Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư Vận tải xi măng Việt Nam
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư Vận tải xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
VẬN TẢI XI MĂNG VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG VIỆT NAM
1. Khái quát về công ty vật tư vận tải xi măng Việt Nam
Công ty cổ phần từ ngày 24/04/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số Đầu những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong khi nền kinh tế nhà nước dần thay đổi theo hướng thị trưòng, Chính phủ tiến hành thêm một bước sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ban hành quyết định cho thành lập các Tổng CTy Nhà nước trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các Tổng CTy và liên hiệp xí nghiệp đang hoạt động, đó là các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tích tụ và tập trung, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao sức cạnh tranh, làm nòng cốt cho thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Tổng công ty xi măng Việt Nam đã được Bộ xây dựng quyết định thành lập nhằm thống nhất quản lý từ cấp trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quyền chủ động và hoạt động có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Công ty vật tư vận tải xi măng là doanh nghiệp nhà nước hoạch toán kinh tế độc lập,Trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam .Được thành lập theo quyết định số 842 / BXD -TCCB ngày 03/12/1990 của bộ trưởng bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất xí nghiệp cung ứng vật tư thiết bị xi măng và Công ty Vận Tải - Bộ xây dựng . Công ty chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/1991.
Ngày 12/02/1993 Bộ trưởng bộ xây dựng ban hành quyết định số 022A/BXD-TCLD Thành lập lại công ty Vật tư vận tải xi măng.
Ngày 22/02/2006 Bộ trưởng đã có quyết định số 280/QD-BXD về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thành Công ty Cổ phần Vật tư vận tải xi măng.
Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức 0103011963 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.
2. Tình hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty
2.1. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Kiên Giang và Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
Chi nhánh Kiên Giang
- Trụ sở: Số 354 đường Huyền Trân, ấp Cư Xã, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Chức năng: Tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc theo ngành nghề đăng ký để làm tốt nhiệm vụ cung ứng vật tư, hàng hóa và các nhu cầu khác phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hà Tiên 2 và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo kế hoạch của Công ty.
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trụ sở: Số 261 – 263 đường Khánh Hội, phường 5, quận 4, TP. HCM.
- Chức năng: Thay mặt Công ty tiếp nhận các loại vật tư giao cho các Công ty xi măng phía Nam theo các hợp đồng kinh tế và kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Ninh Bình: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Đường Hoàng Diệu, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Tam Điệp và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Bỉm Sơn: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 61 đường Nguyễn Huệ, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Bỉm Sơn và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hoàng Mai: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thôn Tân Sơn, xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Ngệ An.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Mai.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Phú Thọ: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty Xi măng và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hoàng Thạch: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hà Nam: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thôn La Mát, xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Bút Sơn và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hải Phòng: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 20 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Chức năng: Kinh doanh, cungCung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Mai.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Phú Thọ: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty Xi măng và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hoàng Thạch: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hà Nam : là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thôn La Mát, xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng
Bút Sơn và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hải Phòng: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 20 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Chức năng: Kinh doanh, cung ứng các loại hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măngHải Phòng và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ, ngành nghề và kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Quảng Ninh: Là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Tổ 5 K12, phố Hải Phúc, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty Xi măng.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Phả Lại: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán phụ thuộc.
- Trụ sở: Thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Chức năng: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ xỉ phế thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
Đoàn vận tải: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 73 đường Hồng Liên, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: Quản lý, khai thác kinh doanh vận tải các đoàn xà lan của Công ty.
Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Mai.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Phú Thọ: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty Xi măng và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hoàng Thạch: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hà Nam : là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Thôn La Mát, xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măng Bút Sơn và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Hải Phòng: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 20 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Chức năng: Kinh doanh, cung ứng các loại hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của Công ty Xi măngHải Phòng và các đơn vị tại địa bàn Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ, ngành nghề và kế hoạch của Công ty.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Quảng Ninh: Là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Tổ 5 K12, phố Hải Phúc, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Chức năng: Cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty Xi măng.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng tại Phả Lại: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán phụ thuộc.
- Trụ sở: Thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Chức năng: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ xỉ phế thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
Đoàn vận tải: là đơn vị tổ chức kế toán theo hình thức hạch toán báo sổ.
- Trụ sở: Số 73 đường Hồng Liên, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: Quản lý, khai thác kinh doanh vận tải các đoàn sà lan của Công ty.
2.2. Bộ máy quản lý của công ty
2.2.1. Ban lãnh đạo:
+ Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty.
+ Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại HĐQT của công ty có 05 thành viên.
Danh sách Hội đồng quản trị:
1. Chủ tịch HĐQT - Ông Trần Quang Tuấn
2. Thành viên HĐQT - Bà Nguyễn Thị Thúy Mai
3. Thành viên HĐQT - Ông Nguyễn Xuân Tùng
4. Thành viên HĐQT - Ông Trần Vũ Quang
5. Thành viên HĐQT - Ông Trịnh Quang Hải
+ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Dang sách thành viên Ban Kiểm soát:
1. Trưởng Ban kiểm soát - Ông Phạm Đức Trung
2. Thành viên Ban Kiểm soát - Bà Trịnh Bích Liên
3. Thành viên Ban kiểm soát - Ông Nguyễn Kiên Trung
+ Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của công ty gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Danh sách thành viên Ban Giám đốc:
1. Giám đốc - Bà Nguyễn Thị Thúy Mai
2. Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Xuân Tùng
3. Phó Giám đốc - Ông Mai Thống Nhất
+ Các phòng ban khác
Trụ sở chính Công ty Cổ phần Vật tư vận tải xi măng:
Địa chỉ: 21B Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(84-4) 8457458Fax:(84-4) 8457186
Trụ sở chính của Công ty là nơi đặt văn phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty, các phòng nghiệp vụ của Công ty gồm: Văn phòng Công ty, Phòng Kế hoạch – Điều độ, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Tài chính – Kế toán – Thống kê, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kinh doanh vận tải, Phòng Đầu tư Xây dựng, Phòng Kinh doanh phụ gia, Phòng Điều độ.
+ Văn phòng Công ty:
Là đơn vị quản lý công tác, hành chính quản trị; hậu cần an ninh; an toàn cơ quan; mua sắm và quản lý các tài sản thuộc cơ quan Công ty; phục vụ và chăm lo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
. Phòng Kinh tế - Kế hoạch:
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hóa, công tác quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm kinh doanh mặt hàng than cám.Giúp Giám đốc Công ty tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
. Phòng Kinh doanh Phụ gia:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai phương án kinh doanh các mặt hàng phụ gia cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
. Phòng Kỹ thuật:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện công tác quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản lý kỹ thuật xe máy, thiết bị máy móc; quản lý chi nhánh tuyển xỉ Phả Lại; tham mưu quản lý toàn bộ hệ thống định mức kỹ thuật, quy định giao nhận, hao hụt vật tư, định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, vật tư trong Công ty; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
. Phòng Đầu tư và phát triển:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty.
. Phòng Kinh doanh vận tải:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác vận tải và kinh doanh vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; tổ chức thực hiện công tác vận tải và kinh doanh vận tải.
. Phòng Tổ chức lao động:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong Công ty, công tác lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối vơi người lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty.
. Phòng Kế toán thống kê tài chính:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán – thống kê – tài chính trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán.
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng ;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt);
- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải ;
- Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng sửa chữa ô tô ;
- Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ cho sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội.
- Kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà kho, cửa hàng và bến bãi;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2.3. Tình hình sử dụng lao động của công ty vật tư vận tải xi măng Việt Nam
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 30/04/2007 là 265 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Trình độ người lao động
Năm 2007
Tỷ lệ %
Trình độ Đại học
115
43,40 %
Trình độ cao đẳng, trung học
57
21,51 %
Công nhân kỹ thuật
77
29,06 %
Lao động khác
26
9,81 %
Tổng lao động
100.00%
Theo hợp đồng lao động
Năm 2007
Tỷ lệ %
Không thuộc diện ký hợp đồng lao động
4
1,51 %
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
261
98,49 %
Tổng lao động
100.00%
Chính sách đối với người lao động
+ Chế độ làm việc
Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 5 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h đối với các bộ phận văn phòng.
Khi có yêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất, kinh doanh các nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ. Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và có đãi ngộ thoả đáng cho người lao động.
Thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết, nghỉ ốm thai sản được bảo đảm theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt.
+ Chính sách tuyển dụng, đào tạo
Tuyển dụng: mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có trình độ, ưu tiên người lao động có kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu công việc và có năng lực. Trong thời gian tới sẽ ưu tiên tuyển dụng và có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ có kinh nghiệm quản lý dự án phục vụ cho mục tiêu đầu tư và phát triển Công ty.
Đào tạo: Công ty chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kỹ năng về quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ.
- Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao, phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc.
- Đào tạo tại nơi làm việc: tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người nhân viên Công ty sẽ phân công công việc phù hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao hơn. Những nhân viên thuộc bộ phận nào sẽ được phụ trách bộ phận đó trực tiếp hướng dẫn, đào tạo và phân công.
- Đào tạo không thường xuyên: Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho người lao động nâng cao trình độ, kiến thức để làm việc cho Công ty hiệu quả hơn.
+ Chính sách lương và thưởng
Công ty có chế độ lương riêng và bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật. Nhằm khuyến khích động viên mức độ đóng góp của cán bộ công nhân viên trong Công ty, góp phần tăng năng suất và chất lượng hoàn thành công việc, Công ty đưa ra chính sách trả lương theo công việc và bình xét các danh hiệu thi đua như lao động giỏi, chiến sỹ thi đua cấp công ty, Tổng Công ty, Bộ Xây dựng. Ngoài ra, Công ty xét thưởng thêm cho các cán bộ, tập thể nhân viên có nhiều đóng góp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng cách thưởng theo năm.
Công ty thực hiện các chế độ cho người lao động theo Luật lao động, Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Hàng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức đi nghỉ mát, duy trì phong trào Văn- Thể - Mỹ.
Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật.
+ Chính sách cổ tức
Công ty tiến hành trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác đến hạn phải trả. Cổ tức sẽ được chi trả từ lợi nhuận giữ lại của Công ty nhưng không được vượt quá mức do Hội đồng quản trị đề xuất sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có thể thanh toán cổ tức giữa kỳ nếu xét thấy việc chi trả này phù hợp với khả năng sinh lời của Công ty.
Hội đồng quản trị có thể đề nghị Đại hội cổ đông thông qua việc thanh toán toàn bộ hay từng phần cổ tức bằng những tài sản cụ thể (cổ phiếu, trái phiếu đã thanh toán hết tiền mua do công ty khác phát hành) và HĐQT là cơ quan thực thi nghị quyết về việc này.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG VIỆT NAM
2.4. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
2.4.1. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và DTTT sản phẩm, hàng hoá
Mục đích cao nhất của sản xuất là thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng khác nhau của con người. Nhằm thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị trường mong đợi. Tuy vậy, để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng thì mỗi doanh nghiệp phải tiến hành một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kỳ SXKD, từ việc doanh nghiệp phải bỏ tiền mua tư liệu sản xuất, trả lương cho người lao động, tới việc tổ chức quá trình sản xuất, sản phẩm và sau cùng là đem sản phẩm ra tiêu thụ, thu tiền hàng về, và chu kỳ này không chỉ diễn ra một lần mà được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành một vòng tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Chu kỳ SXKD của doanh nghiệp có thể được mô tả qua mô hình sau:
TLL§
SL§
T H .... SX ... H¢ T¢
Ta có thể thấy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ SXKD, thực hiện sự chuyển hoá từ hàng sang tiền, hoàn thành một chu kỳ vận động của tư bản, là khâu quan trọng nhất của một chu kỳ SXKD.
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là quá trình cac doanh nghiệp xuất và giao sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị mua và thu được một khoản tiền, hoặc được cac đơn vị mua chấp nhận thanh toán về số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ đó.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chỉ co thể được xem là hoàn thành khi thực hiện được cả hai hành vi:
- Doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua.
- Đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Cả hai vấn đề này đều giữ một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Nếu hành vi doanh nghiệp xuất giao hàng cho cac đơn vị mua là điều kiện đầu tiên, quan trọng thì hành vi đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng hoặc có giấy chấp nhận thanh toan tiền hàng là điều kiện quyết định cho việc hàng hoá có được tiêu thụ hay không. Nếu hàng hoá được bán đi nhưng không được cac đơn vị mua chấp nhận thanh toán thì số hàng hoá đó chưa được coi là tiêu thụ bởi vì bên mua có thể trả lại hàng do không đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra. Vi thế, việc thực hiện đầy đủ hai hành vi trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định thời điểm tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Hai hành vi này có thể khác nhau về không gian, thời gian và tiền hàng thu được. Trong thực tế, việc mua bán hàng hoá giữa những doanh nghiệp với khách hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc xác định thời điểm được xem là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau. Việc tiờu thụ sản phẩm thường được chia thành một số trường hợp sau:
Thứ nhất xuất giao và thanh toán đồng thời diễn ra (tiêu thụ trực tiếp): Khi doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho khách hàng cũng đồng thời doanh nghiệp cũng doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng mà đơn vị mua thanh toán. Đây là một hình thức tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn, thuận tiện cho công tác hạch toán của cac doanh nghiệp, nhưng chỉ thích hợp với lượng hàng không lớn, những khách hàng chưa quen và không thường xuyên.
Thứ hai một số doanh nghiệp xuất giao hàng cho khách hàng, lượng hàng đó được chấp nhận thanh toán nhưng khách hàng chưa trả tiền ngay (bán chịu): Trường hợp này lượng hàng hoá của những doanh nghiệp vẫn được xem là đã tiêu thụ. Hình thức này thường được vận dụng đối với những khách hàng lau năm, khách hàng mua nhiều. Đây là hình thức nhiều ưu điểm, khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp, tuy thế nhược điểm lớn nhất của nó đó là gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Thứ ba doanh nghiệp giao hàng nhưng vẫn chưa thu được tiền (ngoài hai trường hợp trên) thì cần phải căn cứ xem thời điểm thanh toán tiền hàng của bên mua, tức là khi doanh nghiệp thu được tiền hoặc tiền được chuyển vào tài khoản TGNH, thời điểm đó sản phẩm mới được xem là đã được tiêu thụ.
· Một số trường hợp khác:
+ Khách hàng ứng trước tiền mua hàng: Khi doanh nghiệp xuc tiến việc giao hàng thì thời điểm đó được coi là việc tiêu thụ sản phẩm đó hoàn thành. Đây là trường hợp doanh nghiệp cú lợi do được chủ động trong khâu thanh toán cũng như khâu tiêu thụ. Tuy vậy, để người mua ứng trước tiền hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp cần phải thực sự có uy tín, và doanh nghiệp phải đảm bảo tôn trọng Hợp đồng tiêu thụ đã ký kết với khỏch hàng.
+ Gửi hàng đi bán: Doanh nghiệp gửi hàng đi bán, khi nào doanh nghiệp thu hồi được tiền hàng hoặc hết hạn thanh toán doanh nghiệp chưa được thanh toán nhưng đã có giấy chấp nhận thanh toán thì hàng hoá mà doanh nghiệp gửi đi mới được xem là đã tiêu thụ. Đây là hình thức tiêu thụ bất lợi đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán. Khi doanh nghiệp áp dụng hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thanh toán và có sự dam sat chặt chẽ tình hình thực hiện thanh toán tiền hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
+ Trường hợp khách hàng và doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo kế hoạch: Khi khách hàng nhận được hàng thì hàng được xác định là đã tiêu thụ. Hình thức này có thủ tục tương đối nhanh gọn, khối lượng không bị giới hạn, áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán lâu dài, thường xuyên, hợp đồng tiêu thụ được ký kết chặt chẽ.
Việc xác định thời điểm tiêu thụ một cách đúng đắn là rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình, từ đó giúp người quản lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ. Hơn nữa, việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ làm cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn trong SXKD, đánh giá được kết quả sản xuất về sản lượng tiêu thụ, DTTT và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với Nhà nước.
Với nền kinh tế tập trung bao cấp, doanh nghiệp tiến hành SXKD theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và được Nhà nước quy định chỉ tiêu sản xuất, giá cả và cả địa chỉ tiêu thụ, tất cả sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ, các khoản lỗ đều được Nhà nước bù lỗ. Vì thế, trong thời kỳ này hoạt động SXKD của doanh nghiệp mang tính chất thụ động, công tác tiêu thụ không được các nhà quản lý quan tâm mà vấn đề tiêu thụ chỉ nhằm cung cấp sản phẩm tới các địa chỉ và theo giá cả của Nhà nước quy định.
Hiện nay, kinh tế thị trường cùng với sự phát triển đa dạng của tất cả ngành nghề và sự cạnh tranh mạnh mẽ, mỗi doanh nghiệp cần tự chủ về tài chính và tự hạch toán kinh doanh, chủ động tìm những hướng đi mới để tự thích nghi và chiến thắng khi phải cạnh tranh. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng cao kéo theo sự đòi hỏi của thị trường về sản phẩm càng khắt khe, chỉ những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mới tồn tại. Vì thế, đối với nền kinh tế thị trường thi mỗi doanh nghiệp không chỉ phải thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mà còn cần phải tích cực tự kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, tự tìm đối tác đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
2.4.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm :
Khi các sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, các doanh nghiệp sẽ được một khoản tiền thu khi bán các sản phẩm, hàng hoá đó hay còn gọi là DTTT sản phẩm.
Từ đó có thể hiểu DTTT sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là tất cả số tiền có được từ việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ như: giảm giá hàng bán, trị giá hàng mua bị trả lại (nếu có các chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp còn gồm:
+ Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp đối với những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà nước đồng ý.
+ Giá trị các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem biếu tặng hoặc chi tiêu nội bộ như việc xuất dùng xi măng để xây dựng, sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất xi măng; xuất vải thành phẩm để may bảo hộ lao động ở xí nghiệp dệt...
Những khoản giảm trừ doanh thu khi tính DTTT sản phẩm gồm có:
Giảm giá hàng bán: phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn (nghĩa là sau khi đã có hoá đơn bán hàng), đó chính là số tiền mà doanh nghiệp chấp thuận giảm giá cho khách hàng vì những nguyên nhân như: hàng kém chất lượng, hàng không đúng quy cách..
Trị giá hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của lượng hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại vì không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, hay vì vi phạm HĐKT, hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu phải nộp.
DTTT sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, quy mô của DTTT ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đó là biểu hiện của kết quả tiêu thụ sản phẩm, phản ánh quy mô tái sản xuất. Cùng với đó, thông qua DTTT sản phẩm để thấy được trình độ tổ chức SXKD, tổ chức thanh toán của các doanh nghiệp. Vì thế, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm là một mục tiêu quan trọng mà tất cả doanh nghiệp hướng tới.
2.4.3. Ý nghiã của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Với nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng không chỉ là nhiệm vụ sản xuất mà còn là việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần phải đảm bảo về vốn và tự chủ trong SXKD. Với điều kiện đó, việc thực hiện tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm, để có được DTTT sản phẩm có ý nghĩa là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ là đối với bản thân doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm và để có được doanh thu có ý nghĩa là rất lớn, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
- Khi việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm được hoàn tất tức là sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đã được thị trường chấp nhận về số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã và giá cả. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện việc tái sản xuất mở rộng. Khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm khó khăn cho doanh nghiệp cả về vốn lẫn chi phí, đây chính là tình trạng ứ đọng vốn do lượng sản phẩm tồn kho lớn và chi phí bảo quản lớn, gây nên hiệu quả sử dụng vốn giảm. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cản trở lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp, sản xuất sẽ ngừng trệ, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Ngoài ra, sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là doanh nghiệp thu được một khoản tiền đó chính là DTTT. Đây là nguồn quan trọng để thực hiện phân phối tài chính trong các doanh nghiệp. Chỉ khi các doanh nghiệp có chỉ tiêu DTTT thì doanh nghiệp mới có thể._. trả các khoản chi phí, thu hồi số vốn đã ứng ra để tiến hành SXKD, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và có DTTT chính là điều kiện để có thể thu được lợi nhuận mong muốn, từ đó mà doanh nghiệp tiến hành việc trích lập toàn bộ các quỹ, tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô SXKD...
- Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ sẽ làm thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kế tiếp . Việc thực hiện chỉ tiêu DTTT ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mà không thể tiêu thụ được tức là DTTT không có trong kỳ sẽ làm cho doanh nghiệp không thể thu hồi được vốn, khả năng thanh toán kém và khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị giảm sút.
Đối với toàn bộ nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện DTTT sản phẩm cũng có ảnh hưởng to lớn với toàn bộ nền kinh tế. Đầu tiên, qua việc tiêu thụ sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững được quan hệ cân đối giữa cung và cầu về sản phẩm, hàng hoá, giữa tiền và hàng. Hơn nữa qua tình hình tiêu thụ sẽ đánh giá được nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội, dự đoán được nhu cầu trong tương lai từ đó có chính sách phù hợp đảm bảo sự cân đối trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vấn đề quan trọng là thực hiện được tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo ra doanh thu và là điều kiện để mỗi doanh nghiệp có được lợi nhuận, đây chính là điều kiện tạo nên sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
III . KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
Công ty triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2008 trong điều kiện gia cả thị trường có nhiều biến động lớn : Chín tháng đầu năm giá dầu thế giới tăng đến mức cao kỷ lục, trên 147 USD/thùng đã đẩy giá xăng dầu trong nước tăng mạnh ( quý III/2008 giá dầu tăng 156% so với cuối năm 2007) đã tác động đến giá cũng như nhu cầu vật tư và vận tải tăng liên tục ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng than, phụ gia, dịch vụ vận tải và triển khai thực hiện các dự án đầu tư của công ty; quý IV/2008, cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước và giai đoạn thiểu phát làm giảm sức cầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhu cầu về xi măng giảm mạnh, sản lượng tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán tiền mua than của các công ty xi măng đối với công ty nên công ty luôn bị một áp lực lớn về thanh toán tiền mua than(05 ngày / lần) đối với tập đoàn than.
Trong tình hình khó khăn trên, năm 2008 công ty vẫn có những thuận lợi cơ bản : kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, sản lượng clinkẻ của Ngành tăng 6,7% nên nhu cầu về than cho sản xuất của các công ty xi măng luôn ổn định ở mức cao là một thuận lợi lớn đối với công ty về việc làm, thu nhập và là cơ sở để khai thác nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ( nhu cầu than tăng 10% so năm 2007 ). Đồng thời, công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm và định hướng của các đồng chí lãnh đão, phòng ban Tổng công ty CN Xi măng Việt Nam, sự tín nhiệm và tin cậy của các công ty xi măng thành viên cùng với sự sát sao trong chỉ đạo của HĐQT, sự điều hành linh hoạt của Ban Giám đốc và Sự cố gắng của cán bộ nhân viên công ty trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch SXKD nên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008, thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau :
3.1. Các chỉ tiêu chính
3.1.1. Các chỉ tiêu tài chính
Tổng doanh thu :1.155,9 tỷ/KH 1.154 tỷ= 100%
Lợi nhuận:32,094 tỷ/KH 16,5 tỷ = 195%
EBITDA: 206,264 tỷ/KH 179,074 tỷ = 115%
Nộp ngân sách:2,7 tỷ/ KH 2,8 tỷ = 96%
Cổ tức: 15%/KH 15% năm = 100%
TSLN/VCSH: = 26,3%
3.1.2.Các chỉ tiêu hàng hoá:
* Tổng sản lượng hàng hoá thực hiện:
1.706.054 tấn/KH 1.950.000tấn = 88%
-Than cám: 1.376.600 tấn/ KH 1.395.000 tấn = 99%
-Các mặt hàng phụ gia:159.820 tấn/KH 263.000tấn = 61%
-Kinh doanh vận tải: 80.000tấn/KH 150.000tấn = 53%
-Kinh doanh tổng hợp:1,89 tỷ đồng
3.1.3 Sản xuất công nghiệp và vận tải thuỷ
-Chi nhánh Phả Lại
+ Sấy xỉ 783tấn
-Đoàn vận tải
+Khối lượng vận chuyển:84.660 tấn/KH 142.000 tấn = 60%
+Khối lượng luân chuyển (TKm)10.183.200/KH 28.800.000= 35%
Các dự án đầu tư
-Dự án đầu tư dây chuyền sấy tro bay Phả Lại: Do phải di chuyển địa điểm xây dựng và nhà thầu phải hiệu chỉnh công nghệ và thiết bị nhiều lần nên đến quý III/2008 dây chuyền sấy mới đưa vào sản xuất nhưng vẫn chưa ổn định.Đang tiến hành quyết toán và thanh lý hợp đồng.
-Dự án nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn Vận tải: Do giá sắt thép biến động tăng đột biến cộng với sự thiếu năng lực của nhà thầu dẫn đến tiến độ thực hiện dự án bị chậm đưa vào khai thác.Đã nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác 03 đoàn sà lan, đang tiếp tục quyết toán, thanh lý hợp đồng. Tổng giá trị thực hiện năm 2008 là 7.512.000.000 đồng, đạt 31%KH.
3.2. Đánh giá tình hình sản xuất trong những năm qua
3.2.1 Những mặt làm được
Trước sự độc quyền của Tập Đoàn Than cùng với sự biến động liên tục của giá dầu đã làm cho cước phí và nhu cầu vân tải tăng mạnh đã tác động rất lớn đến quá trình cung ứng than,phụ gia và thực hiện dịch vụ vận tải đối với công ty trong năm 2008.Trước những thách thức này,công ty dã tân dụng tối đa những thuận lợi,khắc phục khó khăn đề ra nhiều biện pháp điều hành linh hoạt và đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2008,thực hiện tốt kế hoạch ngân sách dược phê duyệt.
-Về cung ứng than: Bám sát tập đoàn than để đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giao than từng tháng; khai thác kịp thời năng lực phương tiện vận tải sông và nhất là vận tải biển để đáp ứng đủ nhu cầu than cho sản xuất của các công ty xi măng trong năm 2008: thực hiện cung ứng 1.376.600 tấn,đạt 99%KH (theo rà soát của đoàn kiểm tra liên ngành BCT nhu cầu than năm2008 của nghành là 1.350.000 tấn,đạt 102%) và tăng 12% so với năm 2007,bước đầu đã có lượng than dự trữ tối thiểu. Công tác quản lý,giám sát số lượng và chất lượng than mua tại đầu Quảng Ninh và quá trình vận tải về các công ty xi măng đã từng bước được chấn chỉnh nhằm đảm bảo nguồn than cung ứng cho sản xuất xi măng luôn ôn định.Đã thoả mãn những đề nghị của các công ty xi măng về phương thức giao nhận, lấy mẫu than đảm bảo tính khacks quan và lợi ích giữa các bên,khẳng định chất lượng cung ứng than của công ty.Chủ động đàm phán với các đơn vị vận tải cùng chia sẻ khó khăn khi giá dầu tăng vẫn giữ giá cước để ổn định giá bán than (ngày21/7/2008 mặc dù giá dầu tăng 14,4% nhưng cước vận tải vẫn không thay đổi).Bước đầu tiếp cận tìm hiểu về nguồn than nhập khẩu từ INDO.
-Về kinh doanh phụ gia:Thự hiện so với năm2007 bằng 112% bước dầu chất lượng cung ứng đã được khẳng định thông qua kết quả trúng thầu cung cấp 300.000 tấn đá Silic Thành Dền cho công ty xi mang Hoàng thạch.
-Sản xuất xỷ Phả Lại và vận tải thuỷ: Đưa dây chuyền sấy vào vận hành sấy thuê xỷ cho BQL Thuỷ điện Sơn La nhưng với sản lượng hạn chế do sự thiếu đổng bộ trong sảm xuất lẫn tiêu thụ; đã khai thác nguồn hàng kết hợp vận tải hai chiều.
-Về kinh doanh đa dạng hoá: Đã hình thành trung tâm kinh doanh tổng hợp triển khai kinh doanh cửa hàng khu vực 21b cát Linh và các mặt hàng VLXD, sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu xây dựng các toà nhà công ty cũng như đáp ứng nhu cầu khác tạo thêm việc làm mới cho CBCNV,bước đầu thâm nhập thị trường tạo tiền đề mở rộng kinh doanh.
-Về công tác tổ chức quản lý: Từng bước sắp xếp lại tổ chức bộ máy phù hợp để tận dụng tối đa năng lực cán bộ, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường,giảm thủ tục hành chính và quản lý tốt các dự án đầu tư.
3.2.2. Những tồn tại, khó khăn:
-Với chính sách độc quyền,tập đoàn than đã gây không ít khó khăn đối với công ty: Theo nhu cầu than năm 2008 của 07 công ty xi măng ký với công ty là 1.436.000 tấn, tập đoàn than chỉ chấp nhận ký 1.400.000 tấn, hụt 36.000tấn.Việc bố trí lịch tàu và tiến độ rót than cho tàu biển không kịp thời đã làm công ty bị nhỡ lịch tàu, chủ tàu lập hồ sơ phạt phí dôi nhật gần 3tỷ đồng, đến nay vẫn chưa thương thảo xong.
-Tiến độ thanh toán tiền mua than của các công ty xi măng không theo đúng hợp đồng thoả thuận, công nợ luôn ở mức cao là một khó khăn đối với công ty về thực hiện cam kết thanh toán tiền mua than với Tập đoàn Than 05 ngày/lần; việc thay đổi phương thức giao nhậ, lấy mẫu than đánh giá chất lượng tại đầu cuối (các công ty xi măng) sai lệch so với phương thức tại đầu Quảng Ninh do Tập đoàn Than quy định cũng là một khó khăn không nhỏ.
-Sự chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ của một số đơn vị còn yếu, không thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Một bộ phận cán bộ nhân viên thực thi nhiệm vụ được giao không làm hết trách nhiệm phó mặc cho phương tiện và khách hàng nên đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu công ty và giảm hiệu quả kinh doanh.Đội ngũ lao động có chất lượng không nhiều nên bất cập trong việc bố trí thực hiện, khai thác các dự án dầu tư.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG VIỆT NAM
I. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là một trong các kế hoạch được Công ty xác lập cuối năm báo cáo, đó là một mảng trong kế hoạch tài chính của Công ty. Bản chất của kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là vấn đề dự đoán trước số lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ, đơn giá bán hàng hoá trong kỳ kế hoạch, khi đó dự kiến DTTT sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá cho mình. Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cần được lập một cách chính xác rành mạch sẽ tạo điều kiện cho Công ty tổ chức hoạt động nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng kế hoạch đã định. Nếu công tác tiêu thụ không định hướng một cách cụ thể, chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ đi vào thế bị động, hàng hoá nhập mua không phù hợp với nhu cầu, cung không cân xứng với cầu sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh mang thấp. Ngoài ra, vì kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là một phần của kế hoạch tài chính của Công ty nên nếu không có kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hay không chính xác gây ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như: kế hoạch lao động, kế hoạch vốn, kế hoạch lợi nhuận... làm cho hoạt động kinh doanh diễn biến không bình thường, mất cân đối, xa rời thực tế.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch, mà Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng đã rất chú trọng đến công tác này, thực hiện đầy đủ các yêu cầu để có thể đưa ra kế hoạch sát thực tế nhất. Công tác lập kế hoạch này sẽ do phòng kinh tế kế hoạch của Công ty đảm nhận.
Để có được một kế hoạch lập ra sát thực tế, Công ty không chỉ tiến hành lập kế hoạch cho cả năm mà còn phải lập kế hoạch theo từng quý, tháng, các kế hoạch này cần được lập ra dựa trên cơ sở kế hoạch năm và có những điều chỉnh phù hợp với biến động thực tế của nền kinh tế, vì thế kế hoạch tháng luôn được đánh giá là sát thực tế nhất.
Công tác lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng đã được tiến hành theo hai bước cụ thể:
- Phòng kinh tế kế hoạch lập kế hoạch khối lượng tiêu thụ cho cả năm sau đó gửi kế hoạch này lên TCTXMVN.
- TCTXMVN xem xét kế hoạch khối lượng tiêu thụ của Công ty, kết hợp với kế hoạch khác của TổNG CôNG TY, sẽ được điều chỉnh nếu cần thiết và gửi kế hoạch khối lượng chính thức về Công ty. Dựa trên cơ sở kế hoạch chính thức này và đơn giá bình quân của một vài mặt hàng đã ký trên các HĐKT và các đơn giá kế hoạch của một số mặt hàng khác để lập kế hoạch tiêu thụ cho toàn bộ các mặt hàng.
Phương pháp lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ :
* Căn cứ lập:
+ Số lượng xi măng các NMXM sẽ được sản xuất vào năm kế hoạch và định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật tư tính trên một tấn xi măng sản xuất.
+ Khả năng của Công ty :
- Khả năng khai thác các nguồn hàng.
- Nguồn vận tải bốc xếp.
- Tiềm lực của Công ty : tiền vốn và nhân lực.
* Thời điểm lập:
Công ty tiến hành việc xác lập kế hoach tiêu thụ sản phẩm cả năm vào cuối năm báo cáo. Những kế hoạch quý, tháng được lập vào những ngày cuối quý, tháng trước quý, tháng kế hoạch.
Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhìn chung được tổ chức tiến hành chặt chẽ, chi tiết cho từng loại mặt hàng, từng lĩnh vực kinh doanh.
II. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG VIỆT NAM
2.1. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phảm của tổng công ty vật tư vận tải xi măng Viêt Nam
Là một doanh nghiệp tham gia trên lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong thị trường, Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng cũng đã tham gia hoạt động trong những lĩnh vực như cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của những NMXM; kinh doanh các dịch vụ vận tải, hơn nữa Công ty còn tham gia kinh doanh đại lý xi măng.
* Đối với lĩnh vực kinh doanh vật tư, gồm có những mặt hàng kinh doanh như :
· Mặt hàng than cám: là một mặt hàng kinh doanh trọng yếu của Công ty, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng DTTT, khối lượng than cám tiêu thụ từng năm vào khoảng 350.000- 400.000 tấn. Đó là loại hàng trước nay rất khó khăn về nguồn cung cấp do việc tổ chức quản lý, khai thác của ngành than còn yếu kém. Ngoài ra, than cám dùng trong SXKD không những đòi hỏi về số lượng lớn mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN 1970/84).
Loại hàng này gồm có hai loại, than cám 3 và than cám 4a, khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh và cung cấp tới các NMXM như Hải phòng, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Thạch, trong số đó khách hàng lớn nhất vẫn là NMXM Hoàng Thạch. Vấn đề tiêu thụ mặt hàng này cũng được thực hiện chủ yếu trên cơ sở các HĐKT đã ký kết.
· Mặt hàng Xỉ pyrit: là loại hàng kinh doanh với số lượng không nhiều nhưng chi phí lưu thông nhất là chi phí vận tải lại rất cao. Loại hàng Xỉ pyrit là loại hàng có độ mịn cao, dễ bị hao hụt (sau khi gặp mưa rào bột Xỉ hào tan trong nước, theo nước thất thoát). Vì thế vấn đề giao nhận loại hàng này phải được thu gọn và dứt điểm, không để tồn kho quá lâu ngày, nếu thực hiện tốt những vấn đề trên thì mới nhận được hiệu quả kinh tế cao.
Loại hàng Xỉ pyrit kinh doanh có lời hơn loại hàng than cám, nhưng do khối lượng tiêu thụ không lớn nên DTTT chỉ gần 1,1% so với tổng doanh thu của toàn thể Công ty. Đó là một trong những loại hàng truyền thống của Công ty trong vấn đề đảm bảo vật tư cho các NMXM. Vì thế, khâu tổ chức thực hiện đảm bảo về chất lượng, giá cả phải được quan tâm để đảm bảo uy tín, đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh.
· Loại hàng Xỉ Phả Lại: Xỉ Phả Lại cũng là một loại phụ gia cho sản xuất xi măng, là một loại phụ gia mới được sử dụng trong ngành sản xuất xi măng, Xỉ Phả lại có hai nguồn chính là:
+ Xỉ tuyển do chi nhánh Phả Lại của Công ty sản xuất.
+ Xỉ do thu mua.
Đó là mặt hàng Công ty độc quyền cung cấp cho các nhà máy. Tuy chưa được sử dụng nhiều, lãi suất kinh doanh chưa lớn nhưng về phía Công ty đã mở rộng được mặt hàng kinh doanh mới, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 40 người.
Ngoài các loại vật tư trọng yếu này Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng vật tư khác cũng phục vụ cho sản xuất xi măng như: quặng sắt, đá bô xít, cát tiêu chuẩn.... Những mặt hàng này tuy khối lượng kinh doanh không lớn nhưng cũng góp phần trong vấn đề mở rộng các mặt hàng tiêu thụ, mở rộng DTTT và giải quyết các vấn đề khác cho Công ty.
* Đối với dịch vụ vận tải: lĩnh vực vận tải không chỉ được thực hiên bằng đương bộ (với gần 250 đầu xe) mà còn thực hiện cả vận chuyển bằng đường sông, biển bằng các doàn xà lan mà Công ty đã đầu tư.
Với các nhiệm vụ vận chuyển:
+ Vận chuyển clinker Bắc- Nam.
+ Vận chuyển thuê các hàng hoá khác cho xã hội.
* Đối với kinh doanh, đại lý xi măng:
Ngày 25/05/1998 TCTXMVN có thêm nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng. Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội.
Đối với lĩnh vực kinh doanh này Công ty tổ chức đặt các cửa hàng, đại lý tại chi nhánh Lào Cai, chi nhánh Phú Thọ, chi nhánh Thái Nguyên, chi nhánh Vĩnh Phúc, Trung tâm I- Đông Anh, Trung tâm II- Gia lâm.
Mặt hàng xi măng mà Công ty kinh doanh cũng gồm có nhiều chủng loại khác nhau như: xi măng trắng, xi măng PCB30, xi măng PCB40, xi măng rời. Các loại xi măng này được lấy từ các nhà máy như Hải phòng, Hoàng Thạch, Bút Sơn.
Nhận được nhiêm vụ kinh doanh loại hàng này, doanh thu cũng khá lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng DTTT sản phẩm của năm của Công ty. Chỉ tính trong 7 tháng cuối năm 2007, doanh thu của loại hàng này đạt 267. 701 triệu đồng, chiếm 48,95% tổng DTTT năm 2007.
Vì khâu sắp xếp, tổ chức lại hoạt động SXKD trong TCTXMVN, nên từ 01/04/2001, nhiệm vụ kinh doanh xi măng được giao cho Công ty Vật tư - kỹ thuật - xi măng, hiện nay Công ty chỉ thực hiện đại lý một số loại xi măng như: xi măng Hải Phòng, xi măng ChinFon.
Những loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp đều là các loại sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng cuả các NMXM. Vì thế, sự phát triển hay tụt hậu của ngành công nghiệp xi măng, đặc biệt là các NMXM trong TCTXMVN có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của Công ty.
2.2. Tình hình thực hiện Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và DTTT của Công ty.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
+ Những mặt thuận lợi:
- Công ty đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo cũng như giúp đỡ của TCTXMVN, nhất là trong lĩnh vực mua bán vật tư và vận chuyển Clinker Bắc - Nam, cụ thể:
4Trong vấn đề kinh doanh vật tư: TCTXMVN đã có các văn bản 1924/XMVN - KH ngày 5 tháng 11 năm 1999 và 2177/XMVN - VP ngày 10 tháng 12 năm 1999 nêu rõ việc mua bán than cám, Xỉ pyrit cung ứng cho các công ty xi măng đều phải thông qua Công ty Vật tư- Vận tải - Xi măng.
4Trong lĩnh vực vận chuyển Clinker Băc - Nam: Tại các văn bản 442/XMVN - KH ngày 6/4/2000 và 613/XMVN/VP/ĐĐ ngày 9/5/2000, tổng giám đốc TCTXMVN quyết định phân công nhiệm vụ cho Công ty Vật tư - Vận tải- Xi măng tiếp tục nhận và vận chuyển toàn bộ số lượng clinker từ các công ty xi măng phía bắc và cho công ty xi măng Hà Tiên I.
Đồng thời trong lĩnh vực kinh doanh xi măng, công ty được lãnh đạo TCTXMVN giúp đỡ về mọi mặt như tạo mọi điều kiện về vốn, thông tin thị trường cũng như được phân công quyền tự chủ hơn trong vấn đề thu mua vật tư cho các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn, số lượng kế hoạch đặt ra. Hơn nữa ,khách hàng của công ty chủ yếu là các NMXM trực thuộc TCTXMVN vì thế việc mua, bán, thanh toán hoặc mâu thuẩn nảy sinh luôn được TCT kịp thời chỉ đạo giải quyết.
- Mối quan hệ của công ty khách hàng luôn được cũng cố và phát triển, nhất là những bạn hàng truyền thống trong mua bán than và thuê vận tải. Vì thế, nguồn hàng vật tư đầu vào và lực lượng phương tiện vận tải xã hội vẫn được duy trì ổn định, đó là yếu tố hết sức thuận lợi, đảm bảo cho Công ty luôn có đủ vật tư để cung ứng tới các khách hàng đúng tiến độ, đồng thời ổn định chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lợi nhuận.
- Công ty có đội vận tải thuỷ bộ tham gia ào vấn đề kinh doanh và kiêm luôn dịch vụ vận chuyển vật tư, xi măng đến tận chân công trình hoặc tới địa chỉ của khách hàng. đó là một lợi thế góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty.
- Mối quan hệ giữa Công ty và các Công ty xi măng đã được cải thiện theo chiều hướng thuận lợi cho SXKD của Công ty.
Tuy vậy, ngoài các yếu tố thuận lợi cơ bản, trong quá trình tổ chức thực hiện Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty.
+ Những mặt khó khăn:
- Mặc dù TCTXMVN có các văn bản chỉ đạo cụ thể về việc kinh doanh vật tư đầu vào và vận chuyển clinker Bắc - Nam, nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện hai nhiệm vụ này còn có nhiều khó khăn:
4 Về thị trường than: Một vài Công ty xi măng chỉ ký hợp đồng mua bán than với công ty ở mức 50% - 70% so với yêu cầu thực tế và liên tục đề nghị giảm giá bán, phần còn lại các Công ty xi măng trực tiếp mua của các khách hàng khác. Bên cạnh đó, TCTthan vẫn duy trì mục tiêu bán than trực tiếp tại cuối nguồn tới các Công ty xi măng với giá bán rất cạnh tranh.
4 Về thị trường vận chuyển clinker : Các Công ty xi măng luôn đặt ra những tình huống để có thể tự đảm bảo vận chuyển một lượng clinker, đồng thời liên tục đề nghị giảm cước vận chuyển.
- Từ 1/4/2001, Công ty thực hiện bàn giao toàn bộ khối lượng kinh doanh xi măng sang công ty vật tư - kỹ thuật - xi măng theo quyết định của TCTXMVN. Vấn đề này đã ảnh hưởng khá lớn tới tư tưởng của cán bộ công nhân viên và kế hoạch điều hành SXKD của Công ty.
- Giá bán than và xi măng gặp nhiều biến động, gây khó khăn cho công ty trong quá trình thực hiện.
- Việc thanh toán tiền hàng, cước vận chuyển của Công ty xi măng Bút sơn với các đơn vị kinh doanh rất chậm gây khó khăn lớn về vốn trong kinh doanh của Công ty
- Sự phối hợp, điều hành công việc giữa các phòng ban, chi nhánh với nhau chưa thực sự được ăn khớp, nhịp nhàng và linh hoạt. Vấn đề tiền lương thưởng chưa được giải quyết một cách hợp lý... gây thêm nhiều khó khăn cho công ty trong việc đạt kế hoạch tiêu thụ của cả năm.
2.2.2. Kết quả thực hiện tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm từ năm 2001-năm 2008 của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, việc sản xuất kinh doanh của công ty đã phát triển mạnh mẽ, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng ổn định và vững chắc. Công ty thực hiện việc kinh doanh một cách có hiệu quả và luôn hoàn thành tròn nghĩa vụ với nhà nước.
Chiến lược sản xuất kinh doanh là một chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. đây là chiến lược định hướng cho hoạt động của mọi công ty trong suốt cả một giai đoạn. Vì thế trong giai đoạn này công ty đã đặt ra cho mình một chiến lược như sau
- Đầu tư phương tiện nâng cao năng lực vận tải
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, khai thác hết mọi tiềm năng có sẵn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, và phấn đấu để có thể trở thành đơn vị chủ lực về kinh doanh, cung ứng, vận tải của Tổng công ty công nghiệp xi măng trong toàn bô quá trình phát triển và thành lập tập đoàn công nghiệp xi măng.
Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng cơ bản là một công ty chuyên cung ứng dịch vụ tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng có nhà máy sản xuất tại Phả Lại, chuyên sản xuất một số loại tro từ nhà máy điện Phả Lại. Nên ngành nghề kinh doanh của công ty gồm sản xuất và dịch vụ. Trong cả quá trình phát triển, công ty cùng toàn bộ nhân viên đã gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn để có được những thành tựu như bây giờ. Khi nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thêm vào đó là sự đổi mới cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp thành hạch toán kinh doanh độc lập, thì cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn vì sự yếu kém và thiếu năng động trong quản lý…Lúc đó, thực trạng phổ biến của tất cả các công ty là người lao động dư thừa nhiều so với khối lượng công việc, việc làm cho người lao động không ổn định. Bộ máy tổ chức của công ty cũng có nhiều biến đổi, khi sáp nhập khi lại bị tách ra, hơn nữa đó là phương thức kinh doanh xi măng cũng có nhiều thay đổi nên với trình độ quản lý còn non kém thì lợi nhuận của công ty liên tục giảm sút .
Tuy vậy, nhờ sự lónh đạo hiệu quả từ các cấp lãnh đạo và sự hợp tỏc giúp đỡ của cỏc thành viờn khỏc và sự cố gắng của nội bộ tập thể cỏn bộ cụng nhõn viờn trong công ty, những khó khăn này đó dần được giải quyết. Công ty đó khẳng định được vị thế trên thương trường, điều này được thể hiện qua kết quả cuối cựng đó là công ty đó đáp ứng các loại đầu vào vật tư tới các nhà máy sản xuất xi măng. Công ty cũng đó từng bước phát triển các cơ sở đầu nguồn để khai thác nguồn hàng, chủ động tổ chức bốc xếp, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng húa tại cỏc trạm trung chuyển như: cỏc bến cảng, kho bói để chuyển giao từ các phương thức vận tải đường thủy sang đường bộ và đường sắt, đáp ứng phù hợp với hiện trạng từng cơ sở.
Cho tới nay, công ty đó cú mối quan hệ làm ăn với nhiều công ty khác và xớ nghiệp trên toàn nước. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục đạt hiệu quả khá cao. Cụng ty hầu như bán hàng cho các nhà máy xi măng và thanh toán qua hỡnh thức chuyển khoản. Thị trường tiêu thụ của cụng ty đó là tất cả các nhà máy xi măng trên toàn quốc.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu ( triệu đồng)
557.178
549.824
690.000
Nộp ngân sách ( triệu đồng)
2.718
2.642
2100
Lợi nhuận ( triệu đồng)
1.800
4.000
8.000
LĐ thực tế sử dụng bq (người)
336
283
282
Quỹ tiền lương ( triệu đồng)
13.866
13.218
14.199
TL bình quân( 1000đ/ng/tháng)
3.518
4.030
4.196
NSLĐ bình quân (Trđ/người/năm)
1.658
1.685
2.447
Nguồn: Phòng TCLĐ- Công ty CP Vật tư- vận tải- xi măng.
Năm 2005 lợi nhuận của công ty tăng khá lớn so với 2004, tuy nhiên đến năm 2006 thì lại có chiều hướng giảm. Điều này là do chính sách tiền lương tối thiểu của Nhà nước vào năm 2006 đó được quy định lại, mức lương tối thiểu từ 350.000đồng/tháng (10/2005) tăng lên 450.000đồng /tháng (10/2006) làm chi phí mà các doanh nghiệp chi trả cho công nhân tăng khiến lợi nhuận giảm. Mặt khác sự biến động giá dầu trên thế giới gây ảnh hưởng tới giá xăng trong nước từ đó cũng làm tăng chi phí vận chuyển và giá cả một số mặt hàng đầu vào của công ty trong khi giá bán ra lại chưa kịp điều chỉnh nên lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng.
Việc cổ phần hóa vào tháng 4/2006 đã có sự ảnh hưởng tớch cực tới việc cơ cấu lại bộ máy công ty, cùng lúc đó làm cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn, kéo theo là sự ổn định giá cả thị trường và điều chỉnh giá bán thích hợp, lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng khá nhiều, gấp hai lần năm 2006.
Năng suất lao động bình quân tính trên doanh thu để phản ảnh năng suất lao động của mỗi người theo kết quả sản xuất kinh doanh thực tế, tuy nhiên nếu không phản ánh được một cách chính xác tuyệt đối do chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả vốn do quan hệ cung cầu quyết định. Qua bảng biểu ta nhận thấy rằng năng suất lao động năm 2006 so với 2005 tăng 17,16%, năm 2007 do doanh thu tăng khá nhiều nên năng suất lao động cũng đạt mức tăng rất lớn. Chỉ tiêu này tăng là vì nhu cầu xây dựng của nước ta trong thời gian này là rất cao nên cầu về xi măng, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty luôn ở mức lớn, hơn nữa nguồn hàng và nơi tiêu thụ của công ty do Tổng công ty chi phối nên khá ổn định. Năng suất năm 2006 tăng không cao so với 2005 là vỡ trong năm 2006, cụng ty đó tiến hành cổ phần hoá, đồng thời là sự thay đổi lại cơ cấu tổ chức làm ảnh hưởng khỏ lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong thời gian tới, năng suất lao động bình quân của công ty sẽ vẫn tiếp tục tăng nếu như biết tận dụng triệt các nguồn lực và cơ hội từ thị trường. Tuy thế, cần lưu ý là năng suất lao động bình quân phản ánh trực tiếp đến hiệu quả làm việc của người lao động thì công ty cần chuyển cách tính chỉ tiêu này theo chỉ tiêu hiện vật.
Vỡ mới chuyển sang cổ phần hóa vào năm 2006 nên công ty vẫn cũng tồn tại tình trạng một số lượng lớn lao động dư thừa từ thời kỳ trước mà đó chưa giải quyết được. Ta thấy số lao động bình quân thực tế sử dụng năm 2006 đó giảm so với 2005 là 53 người, tương ứng 15,78% là bởi vì khi cổ phần hoá thì một bộ phận người lao động đó nghỉ chế độ. Tuy thế hiện công ty vẫn còn thừa lao động so với nhu cầu thực tế của công việc, tình trạng chia việc, nghỉ không lương để đảm bảo việc làm cho các cán bộ công nhân viên vẫn diễn ra, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh chung. Công ty cũng đang tiến hành công tác định biên lao động với sự giúp đỡ của Viện Khoa học Lao động, để phát huy tối đa chất lượng nguồn nhân lực nội tại, tuy nhiên đây là một vấn đề khó, ngay cả khi công tác định mức đó hoàn thành thỡ việc làm thế nào để có thể sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ lao động với yêu cầu đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho họ cũng là một bài toán khó.
Việc doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng cùng với số lượng lao động giảm đó ảnh hưởng tích cực tới đời sống của người lao động trong công ty. Quỹ lương 2006 đó giảm so với 2005 tới 4,67% tuy nhiên lao động bình quân lại giảm tới 15,78% vì thế tiền lương bình quân vẫn tăng. Năm 2007, vì số lượng lao động không biến động so với 2006, lợi nhuận tăng cao vì thế quỹ lương cũng tăng, thu nhập bình quân do đó cũng được nâng lên. So với mặt bằng chung của xã hội thì mức lương bình quân của công ty khá cao, có điều kiện đảm bảo tương đối tốt mức sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Những dấu hiệu khả quan khi phân tích tiền lương của đơn vị cho thấy công ty nên cần phải có những biện pháp để duy trì tốt tình hình này, đảm bảo cho đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.
*Tình hình tiêu thụ xi măng năm 2006
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Diễn giải
TT XM
2005
KH
2006
Ước TT
2006
Tỷ lệ %
so KH
Tỷ lệ %
so 2005
Tiêu thụ XH
28.189
30.850
109,4
1. XM TCTy
12.817
13.560
13.500
99,6
105,3
Cty XM HThạch
1.615
1.380
1.700
123,2
105,3
Cty XM Bỉm Sơn
1.811,5
1.950
1.850
94,9
102,1
Cty XM Bút Sơn
887
970
1.050
108,3
118,4
Cty XM HPhòng
291
400
500
125,0
171,8
Cty XM HMai
521
950
800
84,2
153,5
Cty XM TĐiệp
233
310
400
129,0
171,7
Cty XM Hà Tiên 1
2.432
2.450
2.510
102,5
103,2
Cty XM Hà Tiên 2
1.262
1.200
1.200
100,0
95,0
Cty VTKTXM
2.033
2.150
1.655
77,0
81,4
Cty KD TCao
306
350
385
110,0
125,8
Cty VLXD ĐNẵng
1.425
1.450
1.470
101,4
103,2
2. XM Ldoanh
8.152
9.930
121,8
- XM Nghi Sơn
2.117
2.310
109,1
- XM Chinfon
2.093
2.360
127,8
- XM Holcim
2.728
2.575
94,4
- XM Vân Xá
614
805.000
131,1
- XM Phúc Sơn
600
1.880.000
3.XM ĐP & TN
7.220
7.420
102,7
Nếu phân chia theo từng miền thì Tiêu thụ năm 2006 như sau:
(Đơn vị: Tấn)
Địa bàn
TT 2005
Ước TT 2006
So sánh %
Miền Bắc
14.670.000
16.075.000
109,6
Miền Trung
4.060.000
4.700.000
115,0
Miền Nam
9.459.000
10.075.000
._.räng nhiÒu nhÊt vÉn lµ vèn tù chiÕm dông ®¬ng nhiªn, nguồn vốn chiÕm tíi 88,9% tæng vèn lu ®éng trong khi đó vèn lu ®éng tù cã lại chØ chiÕm 11,1% tæng vèn lu ®éng (tÝnh đến thêi ®iÓm 31/12/2008), nh vËy tû lÖ nµy lµ không hîp lÖ, ®©y ®ang lµ tình hình chung mµ những doanh nghiÖp Nhµ níc ë Việt Nam hiÖn nay ®ang gÆp ph¶i vì các doanh nghiệp này cßn gÆp phải nhiÒu khã kh¨n trong vấn đề huy ®éng vèn, nhất lµ huy ®éng tõ nguån vèn vay của ng©n hµng. Trong thêi gian tíi đây C«ng ty cÇn ph¶i cã các ph¬ng híng chính xác ®Ó ®iÒu chØnh tû lÖ nµy một cách hîp lý, và n©ng cao tû träng nguồn vèn tù cã, ®Ó gãp phÇn cân bằng t×nh h×nh tµi chÝnh cña C«ng ty.
§èi víi nguồn vèn cè ®Þnh, tuy nguồn vèn cè ®Þnh chØ chiÕm một tû träng nhá trong tæng số nguồn vèn kinh doanh cña C«ng ty nhưng nhu cÇu ®Çu t ®æi míi trang thiÕt bÞ cơ sở vật chất, nhất lµ ®Çu t cho ®oµn vËn t¶i cña C«ng ty lµ rÊt quan trọng. Vì thế C«ng ty còng cần phải cã ph¬ng híng khai th¸c, t¹o lËp nguồn vèn ®Ó có thể ®¸p øng một cách ®Çy ®ñ,và kÞp thêi các nhu cÇu nµy.Những nguån vèn có thể ®¸p øng nhu cÇu nµy mµ C«ng ty ®ang sö dông hiện nay gåm có c¸c nguån nh nguån vèn khÊu hao, quü ®Çu t ph¸t triÓn. Tuy thế, viÖc sö dông c¸c nguån vèn nµy cha thật sù có hiÖu qu¶ vì cßn khá nhiÒu bÊt cËp trong quy ®Þnh cña TCTXMVN vÒ những tû lÖ trÝch nép c¸c quü trªn còng nh là vấn đề công ty không thể chủ ®éng trong viÖc qu¶n lý, sö dông c¸c quü trªn. tû lÖ trÝch nép.
Sau khi C«ng ty bắt đầu trÝch lËp quü th× sÏ phải nép toµn bé quü khÊu hao lªn cho TCTXMVN, khi cã nhu cÇu ®Çu t th× sẽ lµm thñ tôc rÊt phøc t¹p vµ l©u, g©y nên rÊt nhiÒu khã kh¨n cho C«ng ty trong việc thùc hiÖn những kÕ ho¹ch kinh doanh cña m×nh.Vì thế, C«ng ty cần phải có ý kiÕn ®Ò xuÊt tíi TCTXMVN vÒ những việc nµy: quy ®Þnh l¹i tû lÖ trÝch nép cho thích hîp; phải cã ý kiÕn ®Ò xuÊt xin được ®Ó l¹i mét phÇn hoÆc toµn bé quü khÊu hao lại C«ng ty ®Ó C«ng ty có thể không còn bị động trong viÖc sö dông nguån vèn quü nµy.
Cùng với đó ®Ó ®¸p øng nhu cÇu về vèn cè ®Þnh phôc vô cho viÖc ®Çu t c¸c tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty vµ gãp phÇn n©ng cao hiÖu qu¶ vèn th× trong thêi gian sắp tới C«ng ty còng cần ¸p dông h×nh thøc thuª tµi chÝnh đó lµ mét h×nh thøc ho¹t ®éng cã nhiÒu u ®iÓm ®èi víi thùc tÕ hiện nay cña C«ng ty, do trong viÖc vËn chuyÓn c¸c hµng ho¸ mua ®îc hiện nay C«ng ty vÉn ph¶i thùc hiÖn viÖc thuª ngoµi vËn chuyÓn vì thế công ty bị động trong c«ng t¸c mua hµng dẫn đến ảnh hëng đến viÖc thùc hiÖn c«ng t¸c tiªu thô, bên cạnh đó h×nh thøc thuª tµi chÝnh kh«ng những gãp phÇn làm giảm tính bị ®éng cña C«ng ty mµ cßn lµm gi¶m phần lớn c¸c chi phÝ.Vì thế trong thêi gian tíi đây C«ng ty nªn nghiªn cøu ®Ó ¸p dông h×nh thøc nµy.
Mặt khác, ®Ó ®¸p øng nhu cÇu về vèn cho các ho¹t ®éng SXKD, phôc vô cho c«ng t¸c tiªu thô cña C«ng ty th× C«ng ty còng cần phải xem xÐt viÖc huy ®éng vèn tõ các c¸n bé c«ng nh©n viªn chức, ®©y lµ biÖn ph¸p cã nhiÒu u ®iÓm, kh«ng chØ ®¸p øng ®îc nhu cÇu về vèn kinh doanh cho C«ng ty mµ cßn có thể n©ng cao ®îc tr¸ch nhiÖm cña c¸n bé c«ng nh©n viªn ®èi víi các ho¹t ®éng SXKD cña C«ng ty, C«ng ty VËt t- VËn t¶i- xi m¨ng hiện nay vẫn cha ¸p dông h×nh thøc nµy vì thế trong thêi gian tíi đây C«ng ty cần sím ®a h×nh thøc huy ®éng nµy vµo thùc tÕ cña C«ng ty để có thể ph¸t huy các lîi thÕ cña nã.
Trong vấn đề tæ chøc sö dông nguồn vèn mét c¸ch cã hiÖu qu¶ th× C«ng ty nên kiÓm tra theo dâi c¸c nguån vèn huy ®éng ®îc một cách thường xuyên , và tr¸nh t×nh tr¹ng sö dông không đúng môc ®Ých.
Tríc m¾t ®èi víi những nguån vèn, c¬ së vËt chÊt hiÖn đang cã cña C«ng ty, ®Ó n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông cÇn cã những biÖn ph¸p sau:
- Tæ chøc và bè trÝ ho¹t ®éng cña c¸c chi nh¸nh, c¸c kh©u mét c¸ch khoa häc, hîp lý.
- Theo dâi ®Çy ®ñ và kÞp thêi qua hÖ thèng sæ s¸ch, chøng tõ cã liªn quan ®Õn vấn đề sö dông những nguån vèn hiÖn cã.
- §«n ®èc c«ng nî, rµ so¸t và theo dâi một cách chính xác c¸c kho¶n c«ng nî nhất lµ c¸c kho¶n nî ®Õn h¹n. Trong vÊn ®Ò ®«n ®èc c¸c kho¶n ph¶i thu thì C«ng ty nên ph¶i x©y dùng kÕ ho¹ch một cách cô thÓ.
Mặt khác, những giải pháp cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập:
Với phương châm tận dụng tối đa những cơ hội sẵn có, hạn chế lớn nhất những thách thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình khi hội nhập. Chúng tôi cho rằng TCT cần tiến hành đồng bộ các giải pháp trên những lĩnh vực cơ bản sau đây:
* Đầu tư phát triển kỹ thuật sản xuất theo hướng quy mô lớn, tự động hóa cao:
Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp Xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 "... đưa ngành Xi măng Việt nam thành một nghành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập." được xác định trong Quyết định 108/2005/QĐ-TTg ngày 16-5-2005 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Xi măng Việt nam. TCT cần coi đây là định hướng cơ bản phát triển của chính mình; vì vậy khi lựa chọn các phương án đầu tư mới hay mở rộng các nhà máy cũ, TCT cần phải lựa chọn phương án có công nghệ tiên tiến, tự động hóa ở mức cao, ưu tiên phát triển các nhà máy có quy mô công suất lớn, đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao ổn định, đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp nhất. Các nhà máy mới phải được xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, điều kiện hạ tầng tốt, có điều kiện giao thông đường thủy thuận tiện. Thực chất đây là điều kiện quan trọng cơ bản đầu tiên tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho TCT khi hội nhập.
* Thời gian qua TCT đã tích cực chuyển đổi các hình thức sở hữu tiến hành cổ phần hóa 5 công ty thành viên và 8 công ty khác trực thuộc các công ty thành viên nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời góp vốn liên doanh với 3 tập đoàn sản xuất xi măng nước ngoài. Đây là những dấu hiệu đầu tiên TCT đang chuyển dần sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con để tiến dần đến hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh cao.
Một trong những giải pháp TCT cần phải tiến hành trong thời gian tới (tuy đã quá chậm) đó là cần nhanh chóng xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh của TCT, của Tập đoàn trong tương lai. Từ thương hiệu mạnh này TCT mới tập trung được sức mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh, cơ bản xóa bỏ cạnh tranh nội bộ không cần thiết trên thương trường.
* Xây dựng đồng bộ lực lượng lao động có đủ trình độ quản lý, vận hành các cơ sở sản xuất hiện đại, hoạt động trong nền kinh tế thị trường hội nhập:
Thực tế những năm qua cho thấy, trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều dây chuyền sản xuất xi măng của TCT đã đạt trình độ tiên tiến của thế giới, nhưng trình độ qủan lý nói chung chưa theo kịp; sự hiểu biết về quy luật hoạt động của kinh tế thị trường, sự hiểu biết về luật pháp kinh doanh quốc tế ở cán bộ chưa cao, chưa theo kịp trình độ của khu vực và thế giới. Chính vì thế TCT cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ đang có, tuyển dụng mới những cán bộ có trình độ cao để xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ mạnh theo kịp trình độ thế giới, quản lý tốt những cơ sở sản xuất hiện đại theo tiêu trí của nền kinh tế trí thức.
Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất hiện đại, cần phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở trình độ cao mới có khả năng vận hành, khai thác hết năng lực của thiết bị công nghệ, tận dụng tối đa công suất của may móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giảm thấp chi phí sản xuất. Vì vậy, TCT cần dùng nhiều phương thức đào tạo để nhanh chóng có ngay đội ngũ công nhân kỹ thuạt đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn ngành công nghiệp Xi măng Việt nam.
* Mở rộng thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả xi măng trên phạm vi toàn quốc:
Nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường xi măng chắc chắn Nhà nước sẽ còn giao cho TCT thực hiện trong nhiều năm tới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này TCT nhất thiết phải có tiềm lực về hàng hóa, năng lực vận tải và hệ thống các nhà phân phối rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy trong những năm tới TCT cần nhanh chóng đưa các dự án xây dựng mới và những dự án mở rộng các nhà máy xi măng đã có vào hoạt động, nhanh chóng vận hành đạt công suất thiết kế của các nhà máy này, trên cơ sở hợp chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu về sản lượng và chất lượng khi nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng cao.
Tổng công ty cần củng cố lại hệ thống các Nhà phân phối (NPP), gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các đơn vị thành viên của TCT với các NPP thông qua các hợp đồng kinh tế. Đồng thời nêu rõ các tiêu chí nâng cao quy mô và chất lượng kinh doanh của mỗi NPP nhằm nâng cao tính chất xã hội hóa trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm của toàn TCT.
Một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường là việc củng cố và quản lý chặt chẽ công tác vận tải hàng hóa. Kinh nghiệm cho thấy, muốn giữ vững sự bình ổn của thị trường, việc quản lý tốt quá trình vận tải hàng hóa đến đúng nơi tiêu thụ có vị trí rất quan trọng giống như việc đảm bảo đủ nhu cầu hàng hóa, nó không gây hiện tượng phá giá thị trường, không làm rối loạn thị trường, nó đảm bảo cho thị trường hoạt động có trật tự theo đúng kế hoạch chi phối của người quản lý.
Mặt khác, do tác động nhiều mặt của thị trường hệ thống giá cả đang được điều chỉnh để đảm bảo tính hợp lý. Tuy nhiên việc điều chỉnh này diễn ra chậm chạp và chưa đồng bộ, cần thúc đẩy việc điều chỉnh đồng bộ hơn nữa để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất.
* Giữ vững vai trò làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX: "Doanh nghiệp nhà nước (...) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế".Nhận thức rõ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, TCT Xi măng Việt nam đã làm tốt vai trò của mình, phát triển sản xuất đúng hướng, luôn tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra để đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thường xuyên tăng lên, trên cơ sở đó đã thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường xi măng Nhà nước giao.
Trong thời gian tới, để làm tốt vai trò chủ đạo này chúng tôi thấy TCT cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ là trung tâm tư vấn đầu tư cho các thành phần kinh tế và các địa phương muốn phát triển sản xuất xi măng. TCT cũng cần trở thành trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý, cung cấp chuyên gia quản lý hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại cho các dự án mới. Đồng thời cũng phải là trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật có thể vận hành thành thạo những thiết bị hiện đại trong công nghệ sản xuất xi măng cung cấp cho các ngành và các địa phương.
TCT đã tham gia góp vốn liên doanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước ở những dự án lớn để phát triển công nghiệp Xi măng. Đồng thời đã sẵn sàng tiếp nhận nhiều dự án của các ngành và các địa phương quản lý không có hiệu quả, đã cải tổ và đổi mới cơ chế quản lý nên đã mang lại hiệu quả cao cho các dự án này. Chỉ có thể làm tốt vai trò là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô đối với ngành công nghiệp Xi măng Việt nam khi TCT không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ được thế chủ động trên thương trường. Đây cũng là phương châm chủ yếu khi TCT XM VN tham gia tiến trình hội nhập./.
Sắp xếp một số Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng thành 5 tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn này sẽ là tổ chức kinh tế mạnh, đóng vai trò quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế mình tham gia. Đây là nội dung mới được đề cập đến trong kế hoạch sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ nay đến 2010 của Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ.
Theo Bộ Xây dựng, những ngành có tầm quan trọng, có thế mạnh, có khả năng phát triển thành tập đoàn bao gồm: công nghiệp xây dựng (gồm cả đầu tư, thi công xây dựng công trình theo các dự án trọng điểm quốc gia, có qui mô lớn); công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị nặng (đầu tư thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ các ngành kinh tế - kỹ thuật); tổng thầu xây lắp; sản xuất - kinh doanh xi măng và công nghiệp vật liệu xây dựng; đầu tư phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản, cơ hạ tầng đô thị, khu công nghiệp...
Vì vậy, Bộ đã đề xuất lựa chọn 5 Tổng công ty có khả năng nhất tiếp nhận và quản lý phần vốn nhà nước ở các tổng công ty, công ty thuộc các Bộ ngành, địa phương khác có cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, có cùng chiến lược phát triển và tự nguyện tham gia phát triển thành tập đoàn.
Theo đề xuất, 5 Tổng công ty được chọn là: Tổng Công ty Sông Đà; Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam; Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam; Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng sẽ do Tổng Công ty Sông Đà (SONG DA) làm nòng cốt. Đồng thời quản lý vốn và tiếp nhận các thành viên là Tổng Công ty Cơ khí xây dựng (COMA); Tổng Công ty Sông Hồng (SONG HONG. CORP); Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX. JSC)... để phát triển tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, thi công, tổng thầu thi công xây dựng công trình.
Tập đoàn Công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị nặng với chủ lực là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) với sự hợp sức của Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI); Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (BACH DANG); Tổng Công ty miền Trung (COSEVCO)... để hình thành một tập đoàn mạnh trong lĩnh vực đầu tư thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ các ngành kinh tế – kỹ thuật; tổng thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị đồng bộ.
Tập đoàn Xi măng và công nghiệp vật liệu xây dựng sẽ chọn Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VINACEM) là lực lượng chính cùng với Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng (VIGLACERA) và các đơn vị khác hình thành tập đoàn mạnh trên lĩnh vực vực kinh doanh doanh xi măng và vật liệu xây dựng khác.
Tập đoàn Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản chọn Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm nòng cốt. Đồng thời, IDICO sẽ tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CCNo1); Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO); Công ty Đầu tư phát triển – Xây dựng (DIC. CORP) và các đơn vị khác.
Tập đoàn Đầu tư kinh doanh bất động sản và phát triển đô thị sẽ chọn Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) cùng với Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và kêu gọi các đơn vị khác tự nguyện tham gia phát triển thành thế lực mạnh trong việc đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án nhà ở; đầu tư kinh doanh bất động sản; các dự án phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp... qui mô lớn.
Bộ Xây dựng cho biết, trước mắt sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và thực hiện việc giao thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty mẹ (Tổng công ty) thuộc cho 5 Tổng công ty được lựa chọn hình thành các tập đoàn kinh tế. Sau đó sẽ trình Chính phủ một Đề án chi tiết hình thành các tập đoàn kinh tế. Nếu đề án được phê duyệt, có thể từ quý IV-2007 sẽ bắt đầu ra mắt các tập đoàn kinh tế này.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đưa thương hiệu xi măng Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và thế giới đó chính là một ước mơ và nhiệm vụ của tổng công ty vật tư vận tải xi măng Việt Nam.Đó cũng chính là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như vậy tại buổi làm việc với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
Chiều ngày (26/3), tại Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã nghe Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt nam báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009 và định hướng phát triển đến năm 2010 của Tổng công ty.
Năm 2008, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp như: giá bán tại đầu nguồn, giảm định mức tiêu hao vật tư, tăng tỷ lệ phụ gia, nâng công suất lò, nên dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty vẫn đạt lợi nhận 1.275 tỷ đồng , tăng 35% so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty cũng tăng 9%. Tại buổi làm việc, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép được chủ động điều tiết chi phí giá nội bộ các mặt hàng xi măng, clinker cho các đơn vị thành viên; được chủ động điều chỉnh giá bán xi măng theo pháp lệnh giá trong biên độ 15%...vvv.
Sau khi nghe ý kiến của các phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: ngành xi măng là một trong những ngành công nghiệp phát triển sớm của đất nước. Trữ lượng đá vôi của nước ta có khả năng sản xuất 100 triệu tấn xi măng mỗi năm trong nhiều năm.
Thủ tướng đánh giá cao Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong năm qua đã hoạt động có hiệu quả, tài chính lành mạnh, đảm bảo thu nhập và đời sống của cán bộ, công nhân viên, cơ sở sản xuất tiếp tục được củng cố. Tổng công ty là lực lượng nòng cốt, chủ lực cung ứng đủ sản phẩm xi măng, đồng thời góp phần bình ổn giá trong năm 2008. Tuy nhiên năm 2008 cũng bộc lộ nhiều vấn đề còn tồn tại mà Tổng công ty cần tập trung khắc phục, nhất là cơ chế vận hành chưa năng động và hiệu quả, chưa xây dựng được thương hiệu và hệ thống phân phối đủ mạnh, năng suất lao động còn thấp, chi phí còn cao, đầu tư còn chậm, nhất là trong giải phóng mặt bằng, đấu thầu thiết bị gây lãng phí lớn. Đây là những vấn đề mà Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt nam cần tập trung quyết liệt để khắc phục.
Thủ tướng nêu rõ như vậy và yêu cầu Tổng công ty không chỉ duy trì vai trò chi phối thị trường xi măng trong nước mà cần nghĩ tới mục tiêu xây dựng Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trở thành tập đoàn có cả các sản phẩm vật liệu xây dựng, từng bước vươn ra kinh doanh thị trường xi măng khu vực và thế giới.
Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển đến 2015 và 2020, trong đó xác định rõ vị trí của Tổng công ty, gắn với xây dựng chiến lược sản phẩm. Từ đó tính toán các dự án đầu tư và hoàn chỉnh cơ chế điều hành hiệu quả và cơ cấu tài chính lành mạnh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ xây dựng, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, đồng thời đảm bảo hài hoà với cảnh quan và môi trường. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hoàn thành các dự án đầu tư còn chậm như xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn 2, Bỉm Sơn 2, Bình Phước, xi măng Hà Tiên 2, Tam Điệp 2…
Thủ tướng cũng cho ý kiến, định hướng giải quyết một số kiến nghị của Tổng công ty nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cơ chế tiền lương đặc thù và cơ chế đẩy nhanh tiến độ các dự án xi măng…./.
Ngày 18/11/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, năm 2005, công suất của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam phải đạt 29-30 triệu tấn và đến năm 2010 đạt khoảng 48-50 triệu tấn. Chính phủ cũng chỉ đạo ngành xi măng cần phải giảm giá thành, giá bán để ổn định thị trường phục vụ xây dựng kinh tế đất nước, một mặt phải có lợi nhuận, tích luỹ hợp lý để đầu tư phát triển và hội nhập. Bộ Xây dựng vừa tiến hành rà soát, kiểm điểm, đánh giá tình hình đầu tư, phát triển ngành công nghiệp xi măng trong thời gian qua báo cáo Thủ tướng Chính phủ với kết quả khả quan.
Đến hết năm 2003, tổng công suất các nhà máy xi măng Việt Nam (bao gồm cả các trạm nghiền) là 22,63 triệu tấn (tương đương với nhu cầu xi măng Bộ Xây dựng đã dự báo).
Có thể khẳng định, đầu tư phát triển ngành xi măng hiện nay đã không còn bao cấp của Nhà nước. Hầu hết các dự án xi măng đều phải vay vốn tín dụng thương mại với lãi suất cao. Một số dự án mới đầu tư mặc dù được vay khoảng 20% vốn từ nguồn vốn ưu đãi với lãi suất 0,81%, nhưng nếu đem so sánh với lãi suất vay vốn tín dụng thương mại thì tỷ lệ này thấp hơn không đáng là bao. Một số dự án trước đây (xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn) đầu tư có sự bao cấp của Nhà nước, nhưng cho đến nay, sau 1 lần đánh giá lại tài sản, xi măng Bỉm Sơn đã trả hết vốn đầu tư; sau 2 lần đánh giá lại tài sản, xi măng Hoàng Thạch hiện nay chỉ còn nợ khoảng 100 tỷ đồng (tổng tài sản đánh giá là 1.800 tỷ đồng); xi măng Hải Phòng cũng đã trả hết vốn đầu tư.
Đánh giá mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, trình độ công nghệ của các dây chuyền xi măng đầu tư trong giai đoạn 1996-2003 (xi măng lò quay) là ngang bằng với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Các dự án xi măng mới được đầu tư (trừ dây chuyền khô xi măng Hà Tiên và xi măng Vân Xá có trình độ công nghệ thuộc thế hệ những năm 1980) đều đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, sản xuất xi măng ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt về giảm định mức tiêu hao năng lượng. Trước đây, sản xuất 1 tấn clinker đối với phương pháp ướt phải tiêu tốn 350 kg than, nay giảm chỉ còn 150 kg (đối với các nhà máy xi măng lớn sản xuất theo phương pháp khô); mức tiêu hao điện từ 145-165 Kwh/tấn xuống còn 95-110 Kwh/tấn (xi măng Hải Phòng và Bỉm Sơn cũ). Suất đầu tư cho 1 tấn xi măng từ 220 USD/tấn (xi măng Sao Mai) giảm dần xuống còn 144 USD/tấn (xi măng Sông Gianh) và hiện nay chỉ còn 125-130 USD/tấn (xi măng Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả)… Các nhà máy xi măng lò quay hiện đều đã phát huy tối đa công suất, có nhà máy còn vượt công suất từ 30-50% (xi măng Chinfon Hải Phòng, Hoàng Thạch, Hà Tiên 1) và sản xuất, kinh doanh có lãi (trừ xi măng Hoàng Mai vẫn còn lỗ theo kế hoạch vì mới vận hành).
Đối với hệ thống nhà máy xi măng lò đứng, về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Với 55 cơ sở xi măng lò đứng còn đang hoạt động hiện nay, trình độ phát triển khó có thể so sánh được với hệ thống xi măng lò quay. Bộ Xây dựng cho rằng, trong thời gian tới các cơ sở xi măng lò đứng phải đầu tư bổ sung thiết bị hút bụi hạn chế gây ô nhiễm môi trường, áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến năm 2010, cần chuyển hướng sản xuất hoặc thanh lý một số cơ sở sản xuất xi măng lò đứng có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu.
Mấy năm vừa qua, tuy các sản phẩm đầu vào chính của ngành xi măng liên tục tăng giá (điện, than, xăng dầu), song giá xi măng bán ra trên thị trường vẫn giữ được tương đối ổn định. Hiện giá xi măng lò quay ở khu vực miền Bắc khoảng 720.000-760.000 đồng/tấn (tương đương 46-48,5 USD/tấn); khu vực miền Nam từ 820.000 – 920.000 đồng/tấn (khoảng 52-59 USD/tấn). Nếu đem so sánh giá bán xi măng nội địa của Việt Nam với giá bán xi măng nội địa của một số nước trong khu vực thì giá của Việt Nam còn thấp hơn; chẳng hạn, Malaysia là 58-60 USD/tấn, Indonesia 55-58 USD/tấn, Thái Lan 65-66 USD/tấn, Brunei 64-65 USD/tấn (số liệu của Hiệp hội xi măng Đông Nam á, do Hiệp hội xi măng Việt Nam cung cấp). Các dự án mới được phê duyệt đang xây dựng, theo tính toán trong báo cáo khả thi, khi hoạt động giá bán xi măng ở khu vực phía Bắc chỉ còn 620.000 đồng/tấn, khu vực phía Nam là 720.000 đồng/tấn (tương đương 39,5-50 USD/tấn).
Để tiếp tục phấn đấu giảm giá thành cho xi măng Việt Nam, Bộ Xây dựng đang có kế hoạch cải tạo hoặc thanh lý toàn bộ các dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt vào năm 2007. Một số dự án đang triển khai xây dựng (xi măng Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả…) theo tính toán, giá thành một tấn xi măng bao gồm cả khấu hao chỉ dao động từ 430.000-450.000 đồng/tấn.Với chất lượng sản phẩm không thua kém gì một số nước trong khu vực, mức giá thành và giá bán như đã nêu, xi măng Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh.
Thực hiện Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định 164/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), với kết quả khả quan đã đạt được, Bộ Xây dựng cho rằng, cần phải điều chỉnh quy mô công suất một số dự án xi măng lớn. Theo đó, bổ sung dự án xi măng Tây Ninh công suất khoảng 1,4-1,8 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2004-2008; cho phép một số dự án được điều chỉnh quy mô công suất, không nhất thiết phải tuân thủ công suất như đã dự kiến nhưng phải đảm bảo công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường. Một mặt, xem xét cụ thể tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong một số dự án xi măng liên doanh mở rộng (Chinfon – Hải Phòng, Nghi Sơn) để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài; kêu gọi đối tác nước ngoài liên doanh xây dựng dự án xi măng Đồng Lâm, Nam Đông. Cho phép đầu tư xây dựng một số dây chuyền xi măng có công suất nhỏ hơn 500.000 tấn/năm đáp ứng thị trường tiêu thụ của các địa phương, phù hợp với trình độ quản lý của các vùng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và môi trường.
Về tài chính và cơ chế ưu đãi, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ khuyến khích các chủ đầu tư tìm kiếm thêm nguồn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý. Bộ Tài chính cần đứng ra bảo lãnh phần vốn vay nước ngoài đối với từng dự án cụ thể, kể cả các dự án có công ty cổ phần nhà nước tham gia. Nhà nước nên dành một phần vốn ngân sách hỗ trợ cho các đơn vị tư vấn, cơ khí trong nước mua bản quyền phần mềm thiết kế công nghệ, bản vẽ thiết kế chế tạo một số thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất của nước ngoài để thực hiện chương trình cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng. Chỉ đạo các ngân hàng đầu tư trong nước cần có biện pháp tạo nguồn vốn vay và giải ngân đúng tiến độ giúp các chủ đầu tư có đủ vốn triển khai xây dựng nhà máy.
HiÖn nay gi¸ xi m¨ng cña tÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ trong tæng c«ng ty xi m¨ng nãi chung và cña c«ng ty vËt t kü thuËt xi m¨ng nãi riªng ®îc h×nh thµnh theo c¬ chÕ:
- Nhµ níc quy ®Þnh gi¸ b¸n bu«n vµ b¸n lÎ theo một giá đã định cho tõng lo¹i xi m¨ng.
- C«ng ty vËt t kü thuËt xi m¨ng sẽ c¨n cø vµo møc gi¸ nµy ®Ó ®a ra møc gi¸ cô thÓ cho tõng lo¹i xi m¨ng để cho phï hîp víi thÞ trêng t¹i tõng thêi ®iÓm.
Vì vậy lµm cho gi¸ c¶ c¸c lo¹i xi m¨ng cña c«ng ty vËt t kü thuËt xi m¨ng thêng ë møc cao g©y cản trở cho c«ng ty trong qu¸ tr×nh c¹nh tranh trên thị trường víi c¸c lo¹i xi m¨ng liªn doanh; xi m¨ng lß ®øng ®Þa ph¬ng. Do đó ®Ò nghÞ nhµ níc nghiªn cøu, thay ®æi viÖc qu¶n lý gi¸ theo híng:
- Cấp phÐp c¸c doanh nghiÖp ®îc quyÒn quyÕt ®Þnh gi¸ xi m¨ng dựa trªn c¬ së b¶o ®¶m nép ng©n s¸ch, lîi nhuËn vµ n©ng cao kh¶ n¨ng c¹nh tranh.
- Cấp phÐp cho tæng c«ng ty xi m¨ng ViÖt Nam ®îc quy ®Þnh gi¸ b¸n xi m¨ng néi bé c¸c doanh nghiÖp thµnh viªn với nhau; đồng thêi còng ®îc quy ®Þnh gi¸ b¸n xi m¨ng t¹i nhµ m¸y víi những møc gi¸ kh¸c nhau theo møc s¶n lîng tiªu thô sản phẩm.
- Cấp phÐp cho tæng c«ng ty xi m¨ng được ¸p dông chÝnh s¸ch gi¸ thÊp (gi¸ chÆn x©m nhËp) ®Ó có thể đánh đổ c¸c nhµ ®Çu t kh¸c muèn nhËp cuéc, bởi v× theo ®¸nh gi¸ cña c¸c chuyªn gia kinh tÕ, gi¸ xi m¨ng hiÖn nay đang duy tr× với møc lîi nhuËn kh¸ cao, vì thế gi¸ nµy rÊt hÊp dÉn c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi vào cuéc hoÆc kÝch thÝch những c«ng ty s¶n xuÊt xi m¨ng ®Çu t më réng quy m« s¶n xuÊt.
Nhµ níc sÏ chØ híng dÉn vµ ®iÒu tiÕt các công ty víi phương châm b¶o vÖ quyÒn lîi khách hàng, gãp phÇn c¶i thiÖn ®êi sèng nh©n d©n.
KiÕn nghÞ vÒ t×nh tr¹ng c¹nh tranh trªn thÞ trêng xi m¨ng hiÖn nay.
Theo ®¸nh gi¸ và nhận xét cña «ng NguyÔn §×nh Chinh - Tæng gi¸m ®èc Tæng c«ng ty xi m¨ng ViÖt Nam: khã kh¨n lín nhÊt đặt ra cña xi m¨ng “100% néi ®Þa” chính lµ thiÕt bÞ c«ng nghÖ cơ sở vật chất nói chung cßn l¹c hËu khá lớn so với các công ty liªn doanh nhÊt lµ c¸c doanh nghiÖp lß ®øng ®Þa ph¬ng. Vấn đề nµy kh«ng nh÷ng g©y nên sù l·ng phÝ nguyªn vËt liÖu t¹i những doanh nghiÖp s¶n xuÊt xi m¨ng mµ cßn khiến cho gi¸ thµnh xi m¨ng t¹i c¸c c«ng ty kinh doanh thuéc tæng c«ng ty xi m¨ng thêng ë møc lớn. Hơn nữa, t¹i c¸c xÝ nghiÖp xi m¨ng lß ®øng ®Þa ph¬ng, hä còng đang gÆp ph¶i t×nh tr¹ng trªn do s¶n phÈm cña những doanh nghiÖp nµy lµ xi m¨ng m¸c thÊp (c¸c th«ng sè kü thuËt cña xi m¨ng thÊp), vì thế, những ®ßi hái vÒ các quy tr×nh s¶n xuÊt kh«ng cao kÕt qu¶ lµ hä b¸n hµng víi møc gi¸ thÊp. Mặt khác t¹i mét sè ®Þa ph¬ng ®· xuÊt hiÖn t×nh tr¹ng c¸c c«ng tr×nh x©y dùng ë ®Þa ph¬ng b¾t buéc ph¶i sö dông xi m¨ng cña ®Þa ph¬ng sản xuất ra. Tõ c¸c nguyªn nh©n trªn lµm cho c¸c doanh nghiÖp xi m¨ng khã có thể c¹nh tranh víi c¸c doanh nghiÖp xi m¨ng liªn doanh vµ dẫn tới xuÊt hiÖn sù c¹nh tranh kh«ng lµnh m¹nh gi÷a c¸c lo¹i xi m¨ng. Do đó, Nhµ níc cÇn ban hµnh ngay c¸c quy ®Þnh vÒ viÖc cÊm x©y dùng thªm c¸c xÝ nghiÖp xi m¨ng lß ®øng ®Þa ph¬ng, và ®èi víi những xÝ nghiÖp xi m¨ng lß ®øng kh¸c ®ang ho¹t ®éng th× tõng bíc tiÕn hµnh viÖc nghiªn cøu vµ dần thùc hiÖn qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi mÆt hµng s¶n xuÊt cña những doanh nghiÖp nµy. Để tõ ®ã cã thÓ lo¹i dần dần bá c¸c c«ng nghÖ s¶n xuÊt xi m¨ng l¹c hËu để tr¸nh t×nh tr¹ng l·ng phÝ nguyªn vËt liÖu vµ t¹o ra trên thÞ trêng c¸c c«ng ty s¶n xuÊt vµ kinh doanh thuéc tæng c«ng ty xi m¨ng ViÖt Nam.
DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO
Theo trang www. tuoitre.com.vn
www.vietbao.com.vn
www.vtvtxm.com.vn
M«i trêng kinh doanh vµ ®¹o ®øc kinh doanh (Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc )
ThÞ trêng vµ doanh nghiÖp (Nhµ xuÊt b¶n th«ng kª)
C¹nh tranh b»ng gi¶m tèi ®a chi phÝ th¬ng m¹i (Nhµ xuÊt b¶n thµnh phè Hå ChÝ Minh)
§Ó thµnh c«ng trong c¹nh tranh thÞ trêng (nhµ xuÊt b¶n Thµnh phè Hå ChÝ Minh )
T×m hiÓu thÞ trêng th«ng qua s¶n xuÊt kinh doanh(nhµ xuÊt b¶n Thµnh Phè Hå ChÝ Minh)
Qu¶n trÞ doanh nghiÖp th¬ng m¹i (nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc)
Qu¶n trÞ Marketing (nhµ xuÊt b¶n th«ng kª)
NghÖ thuËt b¸n hµng (nhµ xuÊt b¶n Thµnh phè Hå ChÝ Minh)
Qu¶n trÞ b¸n hµng (nhµ xuÊt b¶n th«ng kª)
Mét sè vÊn ®Ò vÒ kinh tÕ th¬ng m¹i.(Nhµ xuÊt b¶n th«ng kª)
T¹p chÝ c«ng nghiÖp năm 2008-năm 2009
T¹p chÝ thÞ trêng vµ gi¸ c¶ n¨m 2009
T¹p chÝ ph¸t triÓn kinh tÕ n¨m 2009
T¹p chÝ kinh tÕ vµ ph¸t triÓn n¨m 2008 - n¨m 2009
TËp gi¸o tr×nh kinh tÕ qu¶n lý cña khoa qu¶n trÞ kinh doanh tæng hîp.
TËp gi¸o tr×nh chiÕn lîc kinh doanh vµ ph¸t triÓn cña khoa qu¶n trÞ kinh doanh tæng hîp.
B¸o c¸o kÕt qña kinh doanh cña c«ng ty vËt t vËn t¶i xi m¨ng trong c¸c n¨m.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21931.doc