Lời nói đầu
Chăm sóc sức khoẻ và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Để đạt được mục đích đó, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề này cùng các chế độ chính sách có liên quan. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định luật pháp, chế độ chính sách vẫn còn nhiều sai phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Để có được cái nhìn toàn diện về công tác BHLĐ tại các doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân của nh
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các Doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững ưu khuyết điểm trong việc thực hiện công tác nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hiệu quả của các quy định pháp luật tại các doanh nghiệp em chọn đề tài tốt nghiệp với nội dung: “Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên”.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục tiêu, đối tượng, nội dung
và phương pháp nghiên cứu luận văn
1. Mục tiêu của luận văn.
Luận văn có 2 mục tiêu chính sau:
a/ Đánh giá thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ ở các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn cần phải thu thập các số liệu về điều kiện lao động, các báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, tổng kết của các doanh nghiệp về công tác BHLĐ. Các số liệu được xử lý và phân tích nhằm đưa ra tổng thể về việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ. Bên cạnh đó các số liệu về tình hình sức khoẻ của người lao động, các kết quả thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng này. Nguồn cung cấp số liệu chính là Ban thanh tra ATLĐ thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hoá và Sở Xây Dựng Thanh Hoá.
b/ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ.
Trên cơ sở phân tích tổng hợp về điều kiện lao động và tình hình thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ của ngành Xây Dựng tỉnh Thanh Hoá để tìm ra những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện công tác BHLĐ từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác BHLĐ và từng bước khắc phục những tồn tại.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các vấn đề liên quan đến công tác BHLĐ của các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Do thời gian có hạn nên các cơ sở được khảo sát là những cơ sở tiêu biểu của ngành Xây Dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Qua tình hình đó để khái quát chung về tình hình thực hiện Luật pháp, chế độ chính sách của toàn ngành.
Các chỉ tiêu khảo sát là điều kiện lao động, nhiệt độ độ ẩm, vận tốc gió, nồng độ bụi và hơi khí độc,việc thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách về BHLĐ như các hoạt động của doanh nghiệp nhằm cải thiện ĐKLĐ, việc lập kế hoạch BHLĐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khoẻ định kỳ, bồi dưỡng hiện vật...
3.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
a/ Phương pháp hồi cứu số liệu.
Các số liệu thu thập chủ yếu là các số liệu về môi trường làm việc như vi khí hậu tiếng ồn, nồng độ bụi và hơi khí độc, các số liệu về sức khoẻ của công nhân như phân loại tình hình sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật, các báo cáo định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác BHLĐ ở các doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra của sở lao động Thương binh và Xã hội, các kết qủa nghiên cứu về điều kiện lao động, sức khoẻ công nhân ngành Xây Dựng.
b/ Phương pháp mô tả thực trạng.
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh:
Các số liệu về ĐKLĐ được phân tích và so sánh với tiêu chuẩn VSLĐ; các số liệu về tình trạng sức khoẻ được thống kê, phân loại sức khoẻ và từng loại bệnh; các số liệu về tình hình thực hiện công tác BHLĐ sẽ được phân tích,tổng hợp để đối chiếu với các quy định trong các văn bản hiện hành về BHLĐ tại Việt Nam.
4. Kết cấu luận văn.
Nội dung chính của đề tài gồm những phần sau:
Phần I.Những vấn đề tổng quan và cơ sở lý luận về BHLĐ.
Phần II.Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây Dựng trên địa bàn tỉnhThanh Hoá.
Phần III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây Dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Phần I
Những vấn đề tổng quan và cơ sở
lý luận về BHLĐ
I. Một số khái niệm về BHLĐ.
1. Bảo hộ lao động.
BHLĐ là tất cả các hoạt động dựa trên các mặt luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và vệ sinh học nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong quá trình lao động.
2. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật,tổ chức lao động, kinh tế xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đótạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
Để làm tốt công tác BHLĐ thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động. đặc biệt là phải phát hiện xử lý các yếu tố không thuận lợi đe doạ đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động.
3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại, nguy hiểm, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Chúng ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và nhiều loại. Đó là:
+ Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại, bụi, tiếng ồn, rung động, ánh sáng...
+ Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ...
+ Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn rết...
+ Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...
Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người và đề ra các biện pháp để làm giảm, tiến tới loại trừ các yếu tố đó là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
4. Tai nạn lao động.
TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại làm chết người hoặc làm tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột do sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng gọi là TNLĐ.
Được coi là TNLĐ trong các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi thực hiện các nhu cầu, các sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội quy lao động của cơ sở cho phép.
Tuỳ theo mức độ người ta chia ra làm 3 loại TNLĐ:
- TNLĐ chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đương đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do chính vết thương do TNLĐ gây ra.
- TNLĐ nặng: là tai nạn mà người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại phụ lục số 1 của thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH- BYT-TLĐLĐVN ngày 26/03/1998 [Có 41 dạng chấn thương, xem phụ lục số 1].
- TNLĐ nhẹ: là những tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn nói trên.
5. Bệnh nghề nghiệp.
BNN là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân là do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, cũng có thể nói rằng đó là tình trạng suy giảm sức khoẻ gây bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.
Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và ban hành các chính sách chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. ở nước ta bắt đầu từ năm1976, nhà nước đã công nhận 8 BNN được bảo hiểm và đến tháng 2 năm 1997 công nhận bổ xung thêm 5 BNN mới cho đến nay đã có 21 BNN được bảo hiểm [xem phụ lục số 2].
6. An toàn lao động.
An toàn lao động là tình trạng người lao động làm việc trong điều kiện lao động không có những nguy cơ trực tiếp gây ra các tai nạn lao động. Bảo đảm an toàn lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố làm chấn thương và đe dọa tính mạng người lao động trong quá trình lao động.
7. Vệ sinh lao động.
Vệ sinh lao động là tình trạng người lao động làm việc trong môi trường không có những yếu tố có hại đến sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động. Bảo đảm vệ sinh lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội nhằm đảm bảo môi trường lao động không có những yếu tố có hại đến sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động.
II. Một số vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ.
1.1 Mục đích:
Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ lao động bình thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ đơn giản hay phức tạp tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây TNLĐ hoặc BNN cho người lao động. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.
Chính vì vậy, công tác BHLĐ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và là một chính sách lớn, nhằm mục đích:
- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất thông qua các biện pháp về KHKT, tổ chức hành chính, kinh tế- xã hội nhằm tạo một ĐKLĐ thích nghi, thuận lợi.
- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ, BNN cho người lao động.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, đảm bảo khả năng lao động cho người lao động.
Công tác BHLĐ có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2 ý nghĩa.
- BHLĐ mang ý nghĩa chính trị: BHLĐ thể hiện quan điểm con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. BHLĐ tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
- BHLĐ mang ý nghĩa xã hội: BHLĐ là chăm lo đến sức khoẻ, đời sống, hạnh phúc của người lao động. BHLĐ vừa là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất- kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ, có sức khoẻ tốt, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái không sợ bị TNLĐ, bị mắc BNN thì sẽ an tâm sản xuất, sẽ có năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm điều kiện cải thiện vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể người lao động. Nó có tác động tích cực, đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất.
BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật.
2. Tính chất của công tác BHLĐ.
Công tác BHLĐ thể hiện ở 3 tính chất:
- Tính khoa học công nghệ.
- Tính luật pháp.
- Tính quần chúng.
2.1 BHLĐ mang tính chất khoa học công nghệ.
BHLĐ gắn liền với sản xuất, Khoa học kỹ thuật về BHLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
Người lao động trực tiếp sản xuất trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung xóc của máy móc... và những nguy cơ có thể gây ra TNLĐ và BNN. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó không có cách nào khác là phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ.
Khoa học kỹ thuật BHLĐ là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu khoa học của các môn khoa học cơ bản như cơ, lý, hoá, sinh vật... và bao gồm tất cả các ngành kỹ thuật như cơ khí, điện, mỏ, xây dựng...
2.2 BHLĐ mang tính chất luật pháp.
Muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các giải pháp về tổ chức xã hội được thực hiện thì phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác BHLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.
2.3 BHLĐ mang tính chất quần chúng.
Quần chúng lao động là những người hàng ngày, hàng giờ trực tiếp lao động, tiếp xúc với quá trình sản xuất, với thiết bị máy móc và đối tượng lao động, họ trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện lao động. Họ chính là người có khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại cho sản xuất, đề xuất các biện pháp giải quyết hoặc tự mình giải quyết để phòng ngừa được TNLĐ và BNN.
Công tác BHLĐ sẽ đạt kết quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động và người lao động tự giác và tích cực thực hiện.
3. Nội dung của công tác BHLĐ.
Có thể mô hình hoá công tác BHLĐ:
Thực hiện
LP-CĐCS
Giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền về BHLĐ
BHLĐ
1- XD, tổ chức hệ thốngquản lý 1- XD & thực hiện LP-CĐCS
BHLĐ từ TW- Địa phương 2- Tiêu chuẩn- quy định về
2- Mở lớp huấn luyện & tuyên truyền BHLĐ
Nội dung về KHKT
3- Tổ chức quản lý Nhà nước về BHLĐ
1- KH về vệ sinh lao động
2- Các ngành kỹ thuật vệ sinh
3- Kỹ thuật an toàn
4- Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
5- Khoa học Ecgonomi
Nội dung về KHKT: Trong hệ thống các nội dung của công tác BHLĐ thì nội dung KHKT chiếm một vị trí rất quan trọng, là yếu tố cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động.
Nội dung xây dựng và thực hiện LP-CĐCS về BHLĐ: Để thể hiện đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác BHLĐ, các văn bản pháp luật, chế độ, quy định về BHLĐ đã được xây dựng. Nó đòi hỏi mọi người phải nhận thức và tự giác chấp hành, lại vừa có tính chất bắt buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện.
Nội dung giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ: Công tác BHLĐ phải có sự tham gia đầy đủ, rộng rãi của quần chúng và người lao động nên cần phải thực hiện tốt nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. Phải làm cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được ý nghĩa, vai trò của công tác BHLĐ và trách nhiệm của mình đối với công tác này, tuyên truyền sâu rộng về công tác BHLĐ tới quần chúng.
Tóm lại, công tác BHLĐ cần phải thực hiện đồng thời trên 3 mặt khoa học, kỹ thuật, pháp lý, quần chúng để tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi, ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
III- Luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ
1. Tính pháp lý của công tác BHLĐ.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng ta trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm đưa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
BHLĐ luôn luôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Với quan điểm “ Con người là vốn quý nhất”, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác BHLĐ. Điều này được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh, điều chỉnh mọi hành vi, quan hệ có liên quan đến công tác BHLĐ ở mọi cấp, mọi ngành, từ trung ương đến địa phương, cơ sở và cá nhân người lao động, người sử dụng lao động. Bao gồm tất cả các quy định về kỹ thuật ( quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn), quy định về tổ chức trách nhiệm và chính sách chế độ BHLĐ, bắt buộc mọi người phải tuân theo nhằm bảo vệ sinh mạng và toàn vẹn sức khoẻ của người lao động. Mọi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình lao động sản xuất đều là nhữnghành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ. Đặc biệt đối với quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao, nó đảm bảo tính mạng của con người lao động, vì vậy không thể châm trước hoặc hạ thấp. Các yêu cầu và biện pháp đã quy định đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh vì nó luôn quan hệ trực tiếp đến tính mạng của con người và tài sản quốc gia.
2. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ.
2.1 Các mốc lịch sử hình thành chính sách về BHLĐ.
Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng công tác BHLĐ.
Quá trình hình thành chính sách về BHLĐ ở nước ta có thể lấy mốc từ sắc lệnh số 29 do Hồ Chủ Tịch ký và ban hành ngày 12/3/1947, trong đó có một số điều về BHLĐ. Đáng chú ý là các điều 133 và 140: “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện để bảo đảm an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”. “những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời”.
Ngày 22 tháng 5 năm 1950 Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh số 77- SL qui định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiền lương.
Ngày 13 tháng 3 năm 1959 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 132- CT về công tác BHLĐ.
Ngày 18 tháng 12 năm 1964, Điều lệ tạm thời về BHLĐ được ban hành kèm theo Nghị định 181/CP của Hội đồng Chính phủ. Đây là văn bản tương đối toàn diện và hoàn chỉnh về BHLĐ, gồm 6 chương, 38 điều qui định rõ nội dung và trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác BHLĐ.
Tiếp đó, trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ phá hoại miền Bắc, chúng ta đã xây dựng và đưa vào cuộc sống hàng trăm chỉ thị , thông tư, các văn bản pháp qui, qui trình, qui phạm. tiêu chuẩn vệ sinh... có liên quan đến việc tổ chức sản xuất, đảm bảo ATVSLĐ.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngXHCN, vấn đề ATVSLĐ càng được chú trọng. Thực hiện chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tế nhằm xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật BHLĐ hoàn chỉnh, từ năm 1990- 1993, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân(1990), Pháp lệnh BHLĐ(1991), Luật Bảo vệ môi trường (1993), Luật Công đoàn(1990), Điều lệ Bảo hiểm xã hội(1995)...
Đặc biệt năm 1994 Bộ luật Lao động đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 với chương IX về ATLĐ, VSLĐ. Đến tháng 4/2002 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung 54 điều, trong đó có 8 điều liên quan đến công tác ATVSLĐ và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003.
2.2 Các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống luât pháp tương đối hoàn chỉnh về BHLĐ, hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ có thể được minh họa bởi sơ đồ sau:
Hiến pháp
Các luật có liên quan đến BHLĐ
Bộ luật Lao động
Các Nghị định có liên quan
Nghị định
06/CP
Chỉ thị
Thông tư
Quy phạm ATLĐ
Tiêu chuẩn VSLĐ
2.2.1 Các văn bản gốc
* Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992:
- Điều 56 quy định “ Nhà nước ban hành chế độ chính sách về BHLĐ, Nhà nước quy định thời gian lao động,... chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội...” cho người lao động.
- Các điều 29,39,61 còn quy định các nội dung khác về BHLĐ.
* Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1994 và được sửa đổi bổ sung năm 2002:
- Chương VII: Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Chương IX: Quy định về ATLĐ-VSLĐ.
- Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên
- Chương XII: Những quy định về BHXH.
- Chương XVI: Những quy định Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động và một số điều có liên quan tới BHLĐ ở các chương khác.
*Bên cạnh đó còn có một số Luật khác có liên quan tới BHLĐ như:
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân nước CHXHCNVN ban hành năm 1989.
- Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCNVN ban hành năm 1993.
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành năm1987.
- Luật Công đoàn ban hành năm 1990.
- Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC ban hành tháng 10 năm 1961, các chỉ thị 175/CT(1991),số 237/TTg(1996) của Chính phủ về tăng cường công tác PCCC
- Một số điều liên quan đến công tác BHLĐ của Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ban hành năm 1988
2.2.2 Các văn bản hướng dẫn thi hành:
* Hệ thống các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng: bao gồm các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn [Xem phụ lục số 3]
* Hệ thống các tiêu chuẩn, qui phạm về an toàn, vệ sinh lao động, hệ thống các qui trình an toàn lao động theo nghề và công việc bao gồm: Tiêu chuẩn, qui phạm cấp Nhà nước, cấp ngành; nội qui, qui trình của đơn vị sản xuất ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng qui định chung cho sát và phù hợp với thực tế.
3. Một số chính sách cụ thể về BHLĐ.
Công tác BHLĐ bao gồm nhiều công tác cụ thể , dưới đây em chỉ xin trình bày một số chính sách cụ thể mà các doanh nghiệp phải thực hiện.
3.1 Kế hoạch BHLĐ.
Đây là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động về BHLĐ, được qui định trong Điều 13 Nghị định 06/CP: “Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện ĐKLĐ”
3.1.1 Nội dung của kế hoạch BHLĐ:
- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc;
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại;
- Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, phòng ngừa BNN;
-Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ.
Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải được xây dựng bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp được tính và chi phí thường xuyên.
3.1.2 Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ:
* Việc lập kế hoạch BHLĐ phải căn cứ vào:
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ các vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác BHLĐ năm trước;
- Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
* Việc tổ chức thực hiện:
- Sau khi kế hoạch BHLĐ được người sử dụng lao động hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện;
- Cán bộ BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo người sử dụng lao động, đảm bảo kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị biết.
3.2 Công tác huấn luyện ATVSLĐ.
Công tác huấn luyện được thực hiện theo thông tư 08/LĐTBXH- TT ngày 11/04/1995 và thông tư 23/LĐTBXH- TT ngày 15/05/1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
3.2.1 Huấn luyện cho người lao động
Người lao động bao gồm mọi công nhân viên chức, mọi người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, người thử việc.
a. Nội dung huấn luyện:
* Những qui đinh chung về ATLĐ- VSLĐ:
- Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ- VSLĐ;
- Nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dung lao động và của người lao động về ATLĐ- VSLĐ theo qui định của pháp luật;
- Nội qui ATLĐ- VSLĐ của doanh nghiệp.
* Những qui định cụ thể về ATLĐ- VSLĐ:
- Đặc điểm và qui trình làm viêc đảm bảo an toàn. vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ và nơi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ;
- Các qui phạm, tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc;
- Các biện pháp đảm bảo ATLĐ- VSLĐ khi thực hiện công việc;
- Cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Cách đề phòng, xử lý các sự cố có thể xảy ra;
- Các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hô hấp nhân tạo...
b. Tổ chức huấn luyện:
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động, đảm bảo cho mọi người lao động đều được huấn luyện đầy đủ những nội dung về ATLĐ- VSLĐ.
Mọi người làm việc trong đơn vị, kể cả người mới tuyển dụng đều phải được huấn luyện ATLĐ- VSLĐ theo các nội dung nói trên.
Khi tuyển dụng lao động mới, phải huấn luyện cho người lao động về ATVSLĐ. Đối với người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì việc huấn luyện phải hết sức cụ thể, tỷ mỷ.
Hàng năm ít nhất 1 lần người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện định kỳ về ATVSLĐ cho người lao động, tuỳ theo mức độ ATVSLĐ của công việc để xác định chương trình huấn luyện, thời gian huấn luyện.
Khi người lao động chuyển sang công việc mới thì phải được huấn luyện phù hợp với công việc được giao.
Những người được huấn luyện phải có sự kiểm tra sát hạch và trước khi giao việc phải tổ chức thực hành theo nhiệm vụ công việc được giao. Những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ khi huấn luyện đạt yêu cầu phải được cấp thẻ an toàn.
Thời giờ học tập huấn luyện được tính là thời giờ làm việc và được hưởng đủ lương và các quyền lợi khác theo pháp luật qui định.
3.2.2 Huấn luyện đối với người sử dụng lao động
a. Người sử dụng lao động được huấn luyện ATVSLĐ bao gồm:
- Chủ doanh nghiệp hoặc người được chủ doanh nghiệp uỷ quyền;
- Giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng các tổ chức, các cơ quan trực tiếp sử dụng người lao động;
- Người chỉ huy điều hành trực tiếp các khâu sản xuất, các bộ phận, các phân xưởng sản xuất trong doanh nghiệp;
- Nguời làm công tác chuyên trách về ATLĐ- VSLĐ
b. Nội dung huấn luyện:
- Các văn bản pháp quy của Chính phủ, của các Bộ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ATLĐ- VSLĐ;
- Các quy phạm, tiêu chuẩn ATLĐ- VSLĐ phải thi hành;
- Các thủ tục hành chính phải chấp hành khi sản xuất, sử dụng hoặc nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ- VSLĐ, khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở sản xuất;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo ATLĐ- VSLĐ.
3.3 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Thực hiện theo thông tư số 10/1998- TT- BLĐTBXH ngày 18/5/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Người sử dụng lao động sau khi thực hiện các biện pháp kĩ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được mà vẫn không loại trừ được hết các yếu tố gây hại cho người lao động thì phải trang bị cho người lao động PTBVCN phù hợp với yêu cầu bảo vệ và người sử dụng lao đông phải có kế hoạch mua sắm PTBVCN trong kế hoạch BHLĐ.
PTBVCN trang bị cho người lao động phải bảo đảm ngăn ngừa có hiệu qủa các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các PTBVCN thích hợp trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản PTBVCN theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Không được cấp phát tiền thay cho việc cấp phát PTBVCN hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua. Chi phí về mua sắm trang bị PTBVCN được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông đối với các đơn vị sản xuất và được hạch toán vào chi phí thường xuyên đối với cơ quan hành chính sự nghiệp.
Người lao động khi được trang bị PTBVCN thì bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo qui định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng. Người lao động phải có trách nhiệm giữ gìn PTBVCN được giao, nếu mất mát hoặc làm hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo nội qui lao động cơ sở.
3.4 Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại.
Chế độ này được thực hiện theo thông tư số 10/1999/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế
Việc chăm lo sức khoẻ, phòng ngừa BNN trong quá trình lao động cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện ĐKLĐ, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động. Do chưa loại trừ được hết các yếu tố độc hại, người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để họ ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.
Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại nguy hiểm theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Nhà nước ban hành mà làm việc trong môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của Bộ Y tế thì được hưởng bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1, có giá trị bằng 2000đ
- Mức 2, có giá trị bằng 3000đ
- Mức 3, có giá trị bằng 4500đ
- Mức 4, có giá trị bằng 6000đ
Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, đảm bảo thuận tiện, vệ sinh, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương. Trường hợp không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người... người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo qui định.
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản._. xuất, kinh doanh... được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông, với cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên, đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề,tập nghề... thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
3.5 Quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ người lao động và BNN
Chế độ này được thực hiện theo thông tư số 13/BYT- TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế.
3.5.1 Quản lý VSLĐ
Người sử dụng lao động ở tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hành chính sự nghiệp phải có kiến thức về VSLĐ và có trách nhiệm về vấn đề này.
VSLĐ bao gồm: các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ), các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường...), bụi và các yếu tố hoá học, các yếu tố tâm sinh lý lao động, các vi sinh vật gây bệnh và các yếu tố khác trong phạm vi đất đai đơn vị sử dụng.
Các đơn vị sử dụng phải tổ chức đo đạc các yếu tố trong môi trường lao động ít nhất 1 năm/1 lần, có đủ hồ sơ lưu giữ và theo dõi kết quả đo đạc theo đúng qui định của Bộ Y tế ít nhất 10 năm sau khi dây truyền sản xuất liên quan không còn sử dụng.
Khi các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quyết định 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1995 của Bộ Y tế thì phải có biện pháp khắc phục ngay hoặc nếu thấy có khả năng xảy ra sự cố bất thường gây nguy cơ đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động thì phải ngừng ngay hoạt động và báo cáo cho cơ quan có trách nhiệm để kiểm tra và xử lý kịp thơì.
Khi mới xây, cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, chủ đầu tư phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lao động về địa điểm, quy mô, khoảng cách từ công trình cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác theo quy định của Bộ Y tế. Phải có các giải pháp xử lý, phòng ngừa để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tại nơi làm việc và môi trường xung quanh.
3.5.2 Quản lý sức khoẻ người lao động, BNN
* Cấp cứu TNLĐ:
- Nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm dễ gây TNLĐ, người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật y tế thích hợp đặt tại chỗ để cấp cứu kịp thời.
- Phải tổ chức lực lượng cấp cứu, người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện cho người lao động phương pháp cấp cứu tại chỗ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Khi người lao động bị TNLĐ thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu tại chỗ cho người bị nạn, sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Người lao động sau khi được điều trị, phải được xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được sắp xếp công việc phù hợp.
* Quản lý sức khoẻ người lao động
- Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng. Người sử dụng lao động không được nhận người không có giấy chứng nhận sức khoẻ vào làm việc, phải căn cứ vào kết quả khám sức khoẻ, đề xuất của y tế cơ sở để sắp xếp công việc phù hợp.
- Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học, tập nghề. Đối với các đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khoẻ 6 tháng 1 lần. Phải có hồ sơ quản lý sức khoẻ cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo qui định của Bộ Y tế.
* Quản lý BNN
- Người lao động làm việc trong ĐKLĐ có yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại dễ có nguy cơ mắc các BNN phải được khám BNN theo qui định của Bộ Y tế.
- Người bị BNN phải được Hội đồng Giám định Y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và phải được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ .
- Người bị BNN phải được điều trị theo đúng chuyên khoa, được điều dưỡng và kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 1 lần, có hồ sơ quản lý riêng theo qui định của Bộ Y tế và được lưu giữ suốt đời.
* Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Y tế địa phương những nội dung trên theo định kỳ từng quý 6 tháng,1 năm.
3.6 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ
3.6.1 Khai báo, điều tra TNLĐ
Khai báo và điều tra TNLĐ thực hiện theo thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày26/3/1998 Liên tịch Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế- Tổng liên đoàn lao đông Việt Nam
Tất cả các vụ TNLĐ chết người và TNLĐ nặng hoặc làm bị thương nhiều người đều phải khai báo bằng cách nhanh nhất đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải được điều tra theo qui định. Cụ thể cần khai báo tới các cơ quan sau: Thanh tra Nhà nước về lao động cấp Tỉnh/TP thuộc trung ương; Liên đoàn lao động cấp Tỉnh/ TP thuộc trung ương; Cơ quan công an gần nhất
Việc điều tra TNLĐ là một công việc khó khăn và phức tạp, nhưng lại rất cần thiết nhằm tìm ra đúng nguyên nhân, để trên cơ sở đó xác định biện pháp thích hợp, phòng tránh các tai nạn tương tự.
3.6.2 Thống kê, khai báo định kỳ TNLĐ
Chế độ thống kê khai báo định kỳ về TNLĐ thực hiện theo thông tư 23/LĐTBXH- TT ngày 18/11/1996 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội.
Tất cả các vụ TNLĐ phải được thống kê vào sổ theo dõi TNLĐ của đơn vị, cơ sở. Công tác thống kê giúp cho việc theo dõi tình hình TNLĐ xảy ra ở cơ sở, địa phương, Ngành, Bộ và cả nước. Qua đó có sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình TNLĐ đề ra được những phương hướng và biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ, bảo vệ an toàn và sức khoẻ của người lao động.
Các vụ TNLĐ mà người bị nạn phải nghỉ việc từ 1 ngày trở lên đều phải thống kê và báo cáo định kỳ.
Cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn của địa phương nào thì người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ TNLĐ với Sở LĐTBXH ở địa phương đó và cơ quan quản lý cấp trên.
Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình TNLĐ trong 6 tháng đầu năm và cả năm với Sở LĐTBXH.
3.7 Lao động nữ, lao động chưa thành niên
Lao động nữ và lao động chưa thành niên có những đặc thù riêng về tâm sinh lý, do vậy trong việc sử dụng và phân bổ lao động cần có những lưu ý.Lao động nữ ngoài chức năng lao động còn có thiên chức bẩm sinh là sinh nở và nuôi dưỡng con cái, ngoài ra tố chất cũng có sự khác biệt so với nam giới. Lao động vị thành niên có cơ thể phát triển chưa toàn diện, các điều kiện lao động xấu có thể ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng phát triển của họ. Do đó các doanh ngiệp cần có sự quan tâm và giải quyết đúng, tránh những hậu quả trước mắt và lâu dài có thể xảy ra đối với bản thân người lao động và xã hội.
- Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/1/1994 của Liên bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế qui định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ trong các lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thông tư qui định 8 điều kiện lao động có hại không sử dụng lao động nữ và 5 điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ có thai, đang cho con bú và lao động nữ vị thành niên.
Thông tư cũng qui định danh mục 49 công việc không được sử dụng lao động nữ nói chung không phân biệt độ tuổi và 34 công việc cấm sử dụng là động nữ có thai, đang cho con bú và lao động nữ chưa thành niên.
- Thông tư số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của Liên bộ LĐTBXH-BYT qui định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Có 13 điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên và 80 công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
3.8 Chế độ tự kiểm tra
Công tác tự kiểm tra BHLĐ ở cơ sở được thực hiện theo thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót về ATVSLĐ để có biện pháp khắc phục. Đây là biện pháp nhằm phát huy tính quần chúng, có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành luật lệ, các qui định về ATVSLĐ, chống thói quen làm bừa, làm ẩu trong công nhân lao động, làm cho công tác BHLĐ của doanh nghiệp thưc sự trở thành công tác của quần chúng, do quần chúng thực hiện và giám sát.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Việc thực hiện các qui định về BHLĐ như: khám sức khoẻ, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi...;
- Hồ sơ, sổ sách, nội qui, qui trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị;
- Việc thực hiện các qui trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị;
- Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc thiết bị nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
- Việc sử dụng bảo quản trang bị PTBVCN, phương tiện kỹ thuật PCCC, phương tiện cấp cứu y tế...;
- Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch BHLĐ;
- Việc thực hiện các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
- Việc quản lý thiết bị vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và việc kiểm soát các yếu tố nguy hại;
- Kiến thức ATVSLĐ, khả năng sử lý sự cố và sơ cứu,cấp cứu của người lao động;
- Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động;
- Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về BHLĐ của người lao động;
- Trách nhiệm quản lý công tác BHLĐ và phong trào quần chúng về BHLĐ.
Để công tác tự kiểm tra hoạt động có hiệu quả cần tránh hình thức, đối phó và phải có sự chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm chỉnh từng bước, từ việc thành lập đoàn kiểm tra đến việc lập kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở.
3.9 Một số chế độ khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được qui định rõ trong nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
- Việc khen thưởng hàng năm về công tác BHLĐ được qui định trong thông tư số 20/1997/TT-BLĐTBXH ngày 17/12/1997.
- Việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế trong Nghị định số 46/CP ngày 6/8/1996 của Chính phủ.
Phần II
Thực trạng của việc thực hiện luật pháp,
chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá
I.Giới Thiệu chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thiết bị, công nghệ của ngành xây dựng thanh hoá
1. Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hoá.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn có 4 vùng kinh tế phong phú, có tiềm năng trí tuệ, có lực lượng lao động dồi dào, tất cả đang tiềm ẩn cho 1 tương lai phát triển. Với chính sách mở cửa của Nhà nước ta Thanh Hoá đã đang và sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng , mở rộng các khu công nghiệp: Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Vân Du, Nông Cống, Cảng Lễ Môn..., đô thị du lịch Sầm Sơn, và một loại hình công nghiệp đặc biệt - công nghiệp không có ống khói. Nền kinh tế Thanh Hoá phát triển là miền đất hứa của ngành Xây dựng.
Ngành Xây dựng Thanh Hoá với 15 đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng gồm 4 công ty xây dựng làm nhiệm vụ xây lắp từ công trình công nghiệp - dân dụng, công trình đô thị đến điện - nước..., 9 công ty, xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu, 1 công ty cấp thoát nước, 1 trường xây dựng, 1 viện quy hoạch và 1 công ty tư vấn. Ngoài các đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở, ngành Xây dựng Thanh Hoá còn có nhiều thành phần kinh tế khác, từ quốc doanh Trung ương, quốc doanh Tỉnh (của các ngành), quốc doanh thành phố, huyện, thị đến các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác, thợ tự do với hơn 2 vạn người làm công tác xây dựng và sản xuất - cung ứng vật liệu trong tỉnh. Với lực lượng ấy, ngành Xây dựng Thanh Hoá có đủ sức đảm nhiệm hàng trăm công trình lớn nhỏ và cung cấp đầy đủ chủng loại vật liệu xây dựng.
Trong những năm qua, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã tích cực nhạy bén với cơ chế mở cửa, chủ động tìm kiếm thị trường, không ngừng cải tiến về tổ chức sản xuất, đẩy mạnh đầu tư mới về thiết bị, công nghệ. Đặc biệt rất quan tâm đến công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng nhằm sản xuất những sản phẩm vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và tham gia xuất khẩu.
Sự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ tin học và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Ngành Xây dựng đã tạo ra một thị trường sản xuất, mua bán, kinh doanh vật liệu xây dựng, và hành nghề xây dựng đa dạng, phong phú, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng của Nhà nước và nhân dân các vùng, các miền trên địa bàn tỉnh. Đây là tiền đề, là cơ sở ban đầu để Ngành Xây dựng Thanh Hóa từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng năng động, điều tra nắm bắt thị trường, thành lập hiệp hội, mở rộng mạng lưới đại lý đến địa bàn huyện, thị trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc mở rộng thị trường xây dựng và đa dạng hóa ngành nghề. Đó chính là xu thế thời đại đang mở ra hướng làm ăn mới trong thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước nói chung, của Ngành Xây dựng Thanh Hóa nói riêng để từng bước phấn đấu hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực
Ngành Xây dựng Thanh Hóa cũng là một ngành thu hút rất nhiều lao động thủ công. Thị trường xây dựng càng phát triển, số lượng các đơn vị hành nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, sử dụng được lực lượng lao động thiếu việc làm trong xã hội, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.
Đặc điểm lao động ngành Xây dựng Thanh Hóa là tuổi đời rất trẻ, trung bình từ 18 - 30 tuổi chiếm 45,8%, từ 31- 45 tuổi chiếm 43,5%, đặc biệt là trong thi công xây lắp phổ biến là lứa tuổi từ 23 - 35 tuổi chiếm hơn 50%. Sở dĩ như vậy là làm việc trong ngành Xây dựng rất gian khổ. Nó liên quan đến nhiều hoạt động chân tay và thể lực, đồng thời cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên số lượng lao động nữ trong toàn ngành cũng tương đối cao (chiếm 31,8%). Đây cững chính là vẫn đề khó khăn trong tổ chức lao động, bố trí dây chuyền lao động cho số công nhân nữ.
Đội ngũ công nhân lao động ngành Xây dựng Thanh Hóa cũng đang dần có sự đổi mới về cơ cấu. Hầu hết công nhân trẻ đã tốt nghiệp Phổ thông Trung học và học qua trường Xây dựng. Lao động phổ thông đang có xu hướng giảm dần. Cấp bậc thợ bình quân là 3,78. Thợ xây đã vươn lên làm nhiều công việc khó, có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao như: trát thạch cao, matít, sơn vôi, đắp phào, gờ chỉ, họa tiết hoa văn phức tạp và trang trí nội thất cao cấp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật rất được Sở quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên vấn đề lao động trong các đơn vị tư nhân đang là mối lo ngại. Phần lớn người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp nên thường thiếu hiểu biết về luật pháp an toàn lao động, không biết được các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động.
Nhưng chính khả năng thu hút lao động của Ngành Xây dựng đã góp phần tạo nên sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội, hơn nữa còn tạo nên nhiều công trình công nghiệp, dân dụng từ nhà máy, trường học, bệnh viện, nhà hát, khách sạn, nhà ở đến trụ sở các cơ quan đã mọc lên trên khắp đô thị của mảnh đất quê hương xứ Thanh. Ngành Xây dựng Thanh Hóa đang góp phần làm cho bộ mặt tỉnh nhà từng bước đổi thay để hoà mình vào nhịp điệu phát triển của cả nước.
2. Quy trình công nghệ một số ngành nghề của ngành Xây dựng Thanh Hoá
Trong những năm qua, đi đôi với củng cố bộ máy quản lý Nhà nước, ngành Xây dựng Thanh Hóa đang từng bước tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơ sở thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng.
2.1 Về sản xuất vật liệu xây dựng:
Cùng với những sản phẩm truyền thống như gạch xây, ngói máy, ximăng ngành Xây dựng Thanh Hoá đã và đang đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao như: gạch đất sét nung Tuynel, gạch men sứ, gạch Ceramic ốp lát, ngói dán phủ men màu, đá ốp lát Marble và Granite, gạch chịu lửa kiềm tính và Samof, chất kết dính tổng hợp làm vữa xây trát ốp lát... nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng của Nhà nước và nhân dân trong tỉnh, phấn đấu nâng cao chất lượng hơn nữa để có thể xuất khẩu được.
Trong luận văn này em chỉ xin đưa ra 2 quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynel và sản xuất Ximăng là 2 ngành nghề thế mạnh của ngành Xây dựng Thanh Hoá:
Quy trình sản xuất Ximăng:
Quá trình sản xuất ximăng bao gồm các công đoạn sau:
+ Khai thác và cung cấp nguyên liệu: thực hiện bằng khoan, nổ mìn, đào xúc.
+ Chuẩn bị phối liệu: bao gồm khâu nghiền mịn, nhào trộn hỗn hợp với tỷ lệ yêu cầu để đảm bảo cho các phản ứng hoá học được xảy ra và clinke có chất lượng đồng nhất.
+ Nung phối liệu để tạo Clinke: được thực hiện chủ yếu trong lò nung, lò nằm với phương pháp ướt, lò đứng với phương pháp khô.
+ Nghiền Clinke với phụ gia thạch cao: Sau khi được đưa ra khỏi lò nung có nhiệt độ lên đến 10000C được làm nguội xuống 100 - 2000C, clinke được đưa vào máy nghiền thành bột mịn, thực hiện trong máy nghiền bi.
+ Xi măng sau khi nghiền có nhiệt độ từ 80 - 1200C được vận chuyển bằng khí nén lên xilô. Xilô là bể chứa bằng bêtông cốt thép.
+ Sau đó được đưa và dây truyền đóng bao ximăng.
Phương pháp khô thích hợp với đá vôi và đất sét có độ ẩm thấp (10 - 15%), thành phần, cấu trúc đồng nhất. Trong phương pháp khô, các khâu nghiền, nhào trộn đều được thực hiện ở trạng thái khô hoặc đã sấy trước. Chi phí nhiên liệu trong phương pháp khô ít hơn so với phương pháp ướt nhưng nồng độ bụi sẽ rất cao.
Phương pháp ướt sử dụng cho những nguyên liệu mềm và có độ ẩm lớn. Đất sét được máy khuấy tạo huyền phù sét, đá vôi được đập nhỏ rồi cho vào nghiền chung với đất sét ở trạng thái lỏng trong máy nghiền bi cho đến độ mịn đạt yêu cầu. Từ máy nghiền bi, hỗn hợp được bơm vào bể bùn để kiểm tra và điều chỉnh thành phần trước khi cho vào lò nung. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là tốn nhiên liệu nhưng hiệu quả cao và hợp vệ sinh hơn.
Sơ đồ công nghệ sản xuất ximăng theo phương pháp khô (Lò đứng)
Mỏ sét
Mỏ đá vôi
V/c bằng
ô tô
Máy đập
Thống trao đổi nhiệt
Nghiền nguyên liệu
V/c V/c
băng tải băng tải
Nghiền XM
Lò nung
Đá thạch cao
Nghiền
than mịn
Xi lô Ximăng
Nghiền
than thô
Đóng bao Ximăng
Kho than
Vận chuyển bằng đường sắt
Quy trình sản xuất gạch Tuynel:
Quá trình sản xuất gạch bao gồm các công đoạn sau:
+ Khai thác và cung cấp nguyên liệu: thường thực hiện bằng máy đào hay bằng thủ công. Đất chở về được ủ để tạo độ ẩm của đất đồng đều, độ dẻo và độ co ngót đều nhau, quá trình tạo hình dễ dàng và chất lượng sản phẩm cao.
+ Chuẩn bị phối liệu: bao gồm khâu cán thô và nhào trộn để làm tăng tính dẻo, làm cho độ co ngót, màu sắc và các tính chất cơ lí khác của sản phẩm đồng đều, chất lượng của gạch tăng.
+ Tạo hình sản phẩm: được đưa qua máy nhào đùn liên hợp và máy cắt tự động để tạo cho sản phẩm một hình dáng nhất định và tạo cường độ ban đầu. Sau đó được đưa vào nhà kính sấy mộc nhằm mục đích hạ thấp từ từ độ ẩm ban đầu của gạch đến giới hạn cần thiết và tạo cho gạch mộc có cường độ ban đầu khi xếp vào thiết bị nung nó không bị biến dạng, tăng năng suất của lò nung, giảm hao phí năng lượng.
+ Phối liệu được sấy trong là sấy Tuynel, sau đó nung trong lò nung Tuynel. Lò nung Tuynel làm việc theo nguyên tắc sản phẩm chuyển động còn nhiệt độ phân bố ổn định theo chiều dài của lò.
Sơ đồ công nghệ
(Sản xuất gạch Tuy nel)
Kho than
Đất sét ở khu vực khai
thác (máy ủi, xúc)
Máy nghiền
Xe tải, ủi vào bãi chứa đất sản xuất
Băng tải đất
Máy nạp liêu thùng
Kho bãi chứa đất
Máy cán thô
Băng tải than
Máy nhào 2 trục có lưới lọc
Nước
Băng tải
Máy hút chân không
Máy nhào đùn liên hợp
Máy cắt tự động
Băng tải bavia, phế phẩm
Nhà kính phơi mộc
Lò nung
Tuy-nen
Lò sấy
Tuy-nen
Kho sản phẩm
2.2 Về thi công xây lắp:
Công việc trong thi công xây lắp phần lớn là liên quan đến hoạt động chân tay và thể lực, đồng thời cũng rất nguy hiểm. ở đây em xin trình bày một số công việc nguy hiểm, rất hay xảy ra tai nạn lao động trong ngành xây dựng
Làm việc trên cao: Ngã cao là mối nguy hiểm, mất an toàn nghiêm trọng nhất trong ngành xây dựng. Chết do ngã cao chiếm một tỷ lệ rất lớn. Đa số trường hợp ngã là từ chỗ làm việc mất an toàn hoặc từ phương tiện lên xuống không an toàn.
Làm việc trên mái nhà là một trong những nhóm công việc nguy hiểm nhất trong ngành xây dựng, nếu không cẩn trọng. Để có thể làm việc một cách an toàn trên mái đòi hỏi người công nhân phải có kiến thức và kinh nghiệm, cùng với những trang thiết bị đặc biệt và:
- Trước khi bắt đầu làm việc, phải lên kế hoạch về hệ thống an toàn. Không làm việc khi có gió lớn hoặc trên kết cấu ẩm ướt.
- Phải kiểm tra kỹ tình trạng của xà gồ, cầu phong, litô và các phương tiện bảo đảm an toàn khác.
- Chỉ được làm việc sau khi đã đặt rào ngăn và biển cấm bên dưới xung quanh khu vực đang làm công việc để báo cho mọi người biết vùng nguy hiểm do dụng cụ, vật liệu có thể rơi.
- Hết sức đề phòng và thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ, trang bị đủ và sử dung đúng phương tiện BVCN (dây an toàn…) để tránh việc công nhân ngã từ mái xuống, hoặc nếu có xảy ra tai nạn thì mức độ nghiêm trọng của tai nạn cũng phải được hạn chế tối đa. Kết thúc ca làm việc phải thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh trước khi ra về.
Đào, xúc: Hầu hết các công việc xây dựng đều có liên quan đến việc đào xúc như đào móng, rãnh thoát nước, công trình ngầm. Xúc đất hoặc đào rãnh là những công việc rất nguy hiểm mà ngay cả những công nhân có kinh nghiêm cũng có thể bị tai nạn do một bờ rãnh nào đó không được gia cố sụt lở bất ngờ.
- Trước khi bắt tay vào đào đất cần phải biết đặc điểm của đất nền và tại nơi đào đất có những công trình kết cấu ngầm nào cần né tránh.
- Khi làm việc phải sử dụng đúng đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo vải dày, nón cứng, giầy vải). Đặc biệt chú ý không cởi trần khi làm việc, mặc áo bảo hộ sẽ ngăn chặn được một số trường hợp gặp đường cáp bên dưới có thể bị bỏng do tia lửa điện.
- Các dụng cụ cầm tay phải được kiểm tra trước khi làm việc.
- Phải làm mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống sói lở về mùa mưa.
- Cấm ngồi nghỉ (nhất là tụ tập đông người) tại cạnh hố đào hoặc thành đắp đề phòng sụt lở đất.
- Cần giữ khoảng cách hợp lý giữa những người cùng làm việc, không hướng dụng cụ về phía nhau (ví dụ cuốc) để tránh gây tai nạn cho nhau.
- Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cấm hay biển báo để ngăn không cho người lạ mặt, đặc biệt là trẻ con rơi xuống hố.
Công việc phá dỡ, tháo dỡ: Đây cũng là một loại công việc nguy hiểm, có khả năng rủi ro cao. Việc phá dỡ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm vào kiến thức và tay nghề của người lao động. Cần phải lập kế hoạch quy trình phá dỡ và phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch quy trình đó.
- Quy trình tháo dỡ phải làm theo trình tự ngược lại với quy trình xây.
- Đây là công việc nguy hiểm đòi hỏi người công nhân thực hiện phải luôn luôn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, găng tay và giày bảo hộ.
II. Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn Thanh Hoá.
1. Điều kiện lao động.
Đảm bảo một điều kiện lao động an toàn và vệ sinh là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được qui định rõ trong điều 97 chương IX của Bộ luật Lao động "Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác, các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường".
Điều kiện lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lao động. Các yếu tố bất lợi trong điều kiện lao động sẽ trực tiếp tác động đến năng suất lao động, sức khoẻ và tính mạng người lao động, đầu tiên sẽ làm cho người lao động bị mệt mỏi tức thời đến sớm với mức độ cao, mệt mỏi tích lũy hồi phục rất chậm hoặc không thể hồi phục được dẫn đến tình trạng người lao động bị suy giảm tạm thời, suy giảm vĩnh viễn, thậm chí mất khả năng lao động.
Xây dựng là một trong những ngành nghề mà điều kiện lao động xấu, độc hại, có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, và suy giảm nhanh sức khoẻ người lao động. Làm việc trong ngành xây dựng thường liên quan đến nhiều hoạt động chân tay và thể lực, đồng thời cũng rất nguy hiểm.
Những yếu tố độc hại của môi trường sản xuất rất đa dạng phong phú. Ta phải khảo sát đánh giá trực tiếp các yếu tố độc hại trong môi trường lao động nhằm đánh giá thực tế mức độ độc hại đối với sức khoẻ người lao động đồng thời để có cơ sở tiếp nhận các giải pháp tương ứng để cải thiện điều kiện làm việc.
1.1 Điều kiện nhà xưởng, công trường xây dựng.
Nhà xưởng là nơi người lao động trực tiếp lao động sản xuất. Những yếu tố không thuận lợi của điều kiện nhà xưởng sẽ trực tiếp hoặc góp phần tạo ra những điều kiện lao động xấu như nóng bức, ẩm thấp, bụi, hơi khí độc, ồn rung... tác động đến năng suất lao động, sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Đặc điểm của ngành Xây dựng là đa số công nhân phải làm việc ngoài trời, luôn phải di chuyển nhiều nơi. Theo thống kê có khoảng 11,69% lao động phải làm việc ngoài trời, 10,68% lao động phải làm việc trong lán trại tạm. Mà địa bàn xây dựng rất rộng, các công trình có ở toàn quốc. Khí hậu Việt Nam lại rất khắc nghiệt, mùa hè thì nóng nực, mùa đông thì lạnh giá do vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động vì phải di chuyển thích nghi với môi trường lao động mới.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp quốc doanh đã thực sự quan tâm đến việc cải tạo điều kiện lao động, khắc phục các nguy cơ gây TNLĐ và BNN, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ của người lao động tại nơi làm việc. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh ổn định đã có sự đầu tư vào cải tạo mặt bằng sản xuất vừa phục vụ cho công nghệ sản xuất mới hiện đại vừa góp phần cải thiện điều kiện lao động.
Qua khảo sát thực tế tại công ty VLXD Cẩm Trướng, đã xuống hiện trường sản xuất tại 3 phân xưởng (Phân xưởng gạch xây, phân xưởng ximăng, phân xưởng cơ điện). Nhà xưởng ở đây do mới được đầu tư đổi mới năm 1995 để phù hợp với dây truyền sản xuất gạch Tuynel nên điều kiện nhà xưởng tương đối tốt. Tại nơi sản xuất đều có bảng qui định, hướng dẫn cụ thể nội qui vận hành máy móc, thực hiện đúng qui trình công nghệ cho từng loại máy móc, thiết bị, VSLĐ nơi làm việc gọn gàng, thoáng mát. Người lao động chấp hành tốt trang bị bảo vệ cá nhân, có nước uống tại hiện trường. Điều kiện lao động của người lao động được công ty chăm lo và đang từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên đối với thi công xây lắp thì điều kiện làm việc của công nhân tại các công trường xây dựng thường tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Một công trường xây dựng không ngăn nắp là một công trường nguy hiểm. Mà phần lớn trong các công trường xây dựng, nguyên vật liệu thường bố trí sắp xếp lộn xộn, bừa bãi. Chính sự bố trí cẩu thả này là những nguyên nhân gây ra tai nạn như vật liệu rơi, va đụng giữa công nhân với máy móc, vấp ngã, trượt ngã do vật liệu, thiết bị nằm lộn xộn ở khắp nơi...
Mặt khác, trong thi công xây lắp, do phải di chuyển nhiều nơi nên việc bố thí ăn ở cho công nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tại các công trường xây dựng việc bố trí nhà tạm cho công nhân thường không được quan tâm, phần lớn công nhân phải ở trong các công trình đang thi công, vật liệu xây dựng bố trí, sắp xếp lộn xộn, bừa bãi, mặt bằng chật hẹp, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, gây mất vệ sinh, mất an toàn. Hơn nữa, làm việc ngoài trời nên công nhân thường phải tiếp xúc, chịu đựng mọi loại thời tiết.
Qua khảo sát thực tế tại công trình khách sạn Sao Mai do Công ty Kinh doanh nhà đang thi công, mặt bằng thi công ở đây tương đối gọn gàng, nhưng còn chưa trang bị nhiều biển báo, nội quy về an toàn lao động. Trên công trường có bố trí nhà vệ sinh tạm trong thời gian thi công, đảm bảo vệ sinh nơi thi công và môi trường làm việc. Nhà tắm trên công trường không bố trí vì nơi ở của cán bộ công nhân chủ yếu là nhà riêng, đến công trường làm việc không phải thay ca như trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Kém nhất phải kể đến các doanh nghiệp tư nhân, do sự gia tăng với tốc độ cao của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm gần đây, mặt khác phần lớn các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh không ổn định, vốn liếng còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ, nên các doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào máy móc thiết bị mà chưa quan tâm đúng mức đến môi trường làm việc của công nhân. Nhà xưởng đa phần là tận dụng nên chật chội, ẩm thấp và thường là ở gần khu dân cư nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường.
Bảng1: Cơ cấu lao động phân theo chất lượng nhà xưởng
% lao động
Chật chội
Dột nát
ẩm thấp
Sàn trơn gồ ghề
Không thông thoáng
Tối tăm
13,47
5,36
7,27
5,36
4,89
2,74
1.2 Các yếu tố vi khí hậu.
Vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong không gian nơi làm việc, bao gồm nhiệt độ, bức xạ nhiệt, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí. Công nhân ngành xây dựng thường xuyên phải làm việc ngoài trời nên hầu hết công nhân phải chịu ảnh hưởng của mọi loại thời tiết biến thiên theo mùa.. Nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao làm tăng sự mệt mỏi của công nhân khi làm những công việc nặng nhọc và gia tăng trạng thái căng thẳng vì sức nóng, say nắng...
- Khi nhiệt độ cao hơn TCCP sẽ gây ô nhiễm môi trường do nhiệt. Nhiệt độ cao ảnh hưởng rõ rệt đến các trạng thái chức năng của non người. Người lao động làm việc trong môi trường quá nóng sẽ dẫn tới các rối loạn như phù, mất nước, say nóng, trụy tim, tổn thương ngoài da, kiệt sức do nóng.
- Vào những ngày nắng, nóng độ ẩm không khí quá cao sẽ làm giảm khả năng bài tiết mồ hôi gây nên rối loạn điều hoà thân nhiệt có nguy cơ say nắng, say nóng, còn nếu vào những ngày lạnh lại gây rét buốt dễ dẫn đến cảm lạnh.
- Tốc độ gió nếu thấp gây nóng nực, giảm khả năng bay mồ hôi ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi sẽ làm giảm sức khoẻ và giảm năng suất lao động.
Bảng 2: Các yếu tố vi khí hậu tại một số doanh nghiệp
Chỉ số
Nhiệt độ
(0C)
Độ ẩm
(%)
Vận tốc gió (m/s)
Tiêu chuẩn cho phép
<320C(Mùa hè)
<80
0,2<v<2
Tên doanh nghiệp
Công ty Xây dựng K2
27,5 á 36,8
54,8 á 86
0,08 á 1
Công ty XD&PT hạ tầng Thanh Hoá
32,7 á 39,6
67,8 á 98
1,2 á 2,2
Công ty VLXD Cẩm Trướng
31,5 á 38,6
64,7 á 87
0,06 á 0,5
Công ty Kinh doanh ._. Chính vì vậy việc thực hiện các quy định của thông tư chưa đầy đủ và chưa đúng, đặc biệt là quy định về việc bố trí cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y tế. Phần lớn cán bộ làm công tác BHLĐ là cán bộ kiêm nhiệm, có nhiều cơ sở còn không có cán bộ BHLĐ. Một điều đáng nói nữa là thông tư này vẫn chưa đến được với nhiều người lao động, nên phần lớn người lao động chỉ biết chấp nhận những điều kiện mà người sử dụng lao động đưa ra mà không biết đòi hỏi những quyền lợi mà mình đáng được hưởng vì sợ bị đuổi việc, thậm chí có những người lao động tự do được thuê mướn làm những công việc có tính nguy hiểm cao nhưng vẫn chấp nhận vì thu nhập cho mình.
Điều kiện lao động của người lao động hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều yếu tố nguy hại đến sức khỏe người lao động: tình trạng nhà xưởng, thiết bị cũ kĩ, trình độ công nghệ lạc hậu. Nhiều nơi làm việc ánh sáng, chất độc hại, bụi, nhiệt độ, tiếng ồn... vượt TCCP mà chưa được khắc phục. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các nhà xưởng đa phần là tận dụng, xen kẽ với khu dân cư, còn sử dụng cả nhà dân dụng để sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh.
Việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vẫn bị nhiều doanh nghiệp thực hiện vi phạm, đặc biệt là ở các công trường xây dựng. Nhiều doanh nghiệp có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (lò hơi, thiết bị nâng...) nhưng không có quy trình vận hành, sử lý sự cố, chưa đăng ký và kiểm định xin cấp phép.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động vẫn chưa đạt yêu cầu, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào phân loại sức khỏe, việc phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, việc quản lý hồ sơ sức khoẻ, thực hiện khám sức khỏe khi tuyển dụng vẫn làm qua loa. Việc thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật và chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện vẫn chưa tốt, kể cả trong những doanh nghiệp quốc doanh. Những sai phạm thường mắc phải là không tổ chức bồi dưỡng tại chỗ làm việc, bồi dưỡng bằng tiền hay đưa vào đơn giá tiền lương và lĩnh hàng tháng.
Công tác huấn luyện còn mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sát với thực tế và chưa đủ chú trọng đến thực hành. Số lượng công nhân làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt chưa được cấp thẻ an toàn sau khi huấn luyện. Công tác kiểm tra, sát hạch sau khi huấn luyện thường không có hiệu quả.
Hoạt động tự kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, do đó việc đánh giá thực trạng ATVSLĐ tại các doanh nghiệp nói riêng và công tác BHLĐ nói chung thường không đúng với thực tế.
Tình hình TNLĐ, BNN vẫn còn diễn biến rất phức tạp, các yếu tố nguy hiểm vẫn còn tồn tại nhiều trong lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Mặc dù vậy nhưng công tác điều tra, khai báo, thống kê báo cáo cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, còn mang nặng thành tích nên ảnh hưởng đến việc nắm bắt tình hình, gây khó khăn cho việc đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện công tác BHLĐ.
3. Nguyên nhân
Qua khảo sát và phân tích tình hình thực hiện chế độ chính sách về BHLĐ trong Ngành Xây dựng Thanh Hóa, đã chỉ ra được những mặt đạt được và những khiếm khuyết còn tồn tại trong công tác này. Song chung quy lại là do những nguyên nhân chính sau:
Một là: Bộ máy quản lý Nhà nước về công tác này hiện nay vẫn chưa ổn định. Sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra của các cấp, ngành, các địa phương và sự phối kết hợp liên ngành về công tác ATVSLĐ- PCCN chưa thực sự thường xuyên, liên tục. Mặt khác do sự chồng chéo chức năng thanh tra, kiểm tra về vệ sinh lao động ở nhiều cơ quan nên sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác này còn thiếu chặt chẽ đôi khi còn gây phiền hà cho cơ sở.
Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu nên chưa đáp ứng được các yêu cầu thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra vẫn chưa thường xuyên và chưa đến được với nhiều đơn vị. Mỗi năm chỉ có một lần đoàn liên ngành tới kiểm tra, nhắc nhở vẫn còn quá ít. Hơn nữa, các kiến nghị sau thanh tra của cơ quan chức năng chưa được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Trong hoạt động thanh tra đôi khi còn có sự nể nang thiếu cương quyết trong khi xử lý các vi phạm.
Hai là: Nhận thức về công tác BHLĐ và phong trào ATVSLĐ- PCCN của các thành phần kinh tế, nhiều cơ sở, đơn vị và địa bàn dân cư cũng như người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ, chưa cao, còn chủ quan, không thực hiện các qui định về ATVSLĐ- PCCN.
Ba là: Lực lượng làm công tác BHLĐ còn ít về số lượng, yếu về chất lượng và thường không ổn định
Bốn là: Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh còn thấp nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng cung cấp tài chính cho việc cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện các chế độ chính sách chế độ báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN của các thành phần kinh tế và địa bàn dân cư còn chưa nghiêm, nên đã ảnh hưởng tới việc đánh giá thực chất tình hình và đề ra các giải pháp ATVLĐ- PCCN phù hợp.
Năm là: Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về BHLĐ chưa có hiệu quả. Thể hiện là rất nhiều TNLĐ xảy ra do sự vi phạm các quy định về ATVSLĐ. Người lao động chưa nắm vững được các quy định đó hoặc chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác này.
Để khắc phục và chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, các cơ sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và TP Thanh Hoá cùng tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật lao động, tăng cường huấn luyện về ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động và người lao động. Đặc biệt chú ý đến lao động mới tuyển dụng và những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Phần III
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của luật pháp chế độ chính sách về bHlđ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng
tỉnh Thanh Hóa
Trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho tính mạng, sức khoẻ người lao động là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Chính vì vậy tăng cường công tác ATVSLĐ đang là một yêu cầu cấp bách cần được các ngành, các cấp quan tâm
Là một kỹ sư BHLĐ trong tương lai, với hy vọng được đóng góp sức mình vào công tác BHLĐ, qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng công tác BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, xác định được nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các qui định pháp luật tại các doanh nghiệp
I. Đối với công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ
1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHLĐ.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về BHLĐ vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ. Do vậy Nhà nước cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi một số qui định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHLĐ. Về vẫn đề này qua khảo sát thực tế em xin được đề xuất một số ý kiến sau:
- Những phân định cụ thể về nội dung và trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thẩm định, cấp phép, thanh kiểm tra, xử lý các sai phạm trong quá trình xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, dự án nâng cấp, mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, các thiết kế, các hồ sơ về toàn bộ quá trình máy móc thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa cụ thể.
Như trong thông tư 23 việc quy định ranh giới giữa các cơ quan kiểm định chưa rõ ràng: giữa Trung ương với địa phương, giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa các trung tâm kiểm định của từng ngành. Việc kiểm định hiện nay đang có sự cạnh tranh không lành mạnh. Đối với những doanh nghiệp lớn, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển thì việc kiểm định lại được các cơ quan kiểm định quan tâm hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa thì lại hầu như các cơ quan kiểm định ít quan tâm hơn vì kinh phí cho hoạt động này cũng rất tốn kém. Thiết nghĩ hoạt động này cần thực hiện theo cơ chế thị trường. Cơ quan kiểm định nào thực hiện tốt thì sẽ được mời đến kiểm định, tránh tình trạng có sự chồng chéo, độc quyền.
Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng rất nhanh về số lượng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tuy nhiên công tác BHLĐ ở những doanh nghiệp này còn rất nhiều khiếm khuyết trên mọi hoạt động của công tác này. Do vậy Nhà nước cần triển khai các dự án điều tra khảo sát và xây dựng các giải pháp, chế tài cụ thể để thực hiện tốt công tác BHLĐ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2. Cần phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp.
Theo Quyết định số 1118/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.
Quyết định số 1123/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động.
Nhưng vấn đề này đối với Thanh tra cấp Tỉnh vẫn phải kiêm nhiệm 2 chức năng này: vừa thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, vừa thực hiện công tác thanh tra về việc thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Em thấy rằng cũng cần phân định rõ 2 chức năng này đối với các đơn vị cấp dưới để việc thực hiện hướng dẫn, kiểm tra công tác này có hiệu quả hơn.
Mặt khác, hiện nay các đơn vị ngoài quốc doanh, đặc biệt là các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa chưa thực sự được quan tâm đến công tác này. Nên chăng cần thành lập các phòng ban an toàn trên các tuyến huyện để việc thanh tra, kiểm tra công tác BHLĐ đến được với mọi đối tượng.
3. Tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra.
Hệ thống thanh tra Nhà nước về ATLĐ (nay gọi là thanh tra lao động) của nước ta còn mỏng và yếu nên công tác thanh tra - kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và nhiều khi còn mang tính hình thức. Do đó cần củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Lao động.
Phải tăng cường về số lượng để đảm bảo cho công tác thanh tra được thường xuyên hơn và thực hiện được ở nhiều cơ sở. Phải có biện pháp để các hoạt động sau thanh tra được thực hiện tốt hơn. Bồi dưỡng, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra để đảm bảo mạng lưới thanh tra có năng lực và trình độ. Mặt khác cần nghiên cứu để qui định một mức lương thoả đáng cho thanh tra viên để hạn chế các tiêu cực phát sinh trong công tác thanh tra.
Trước mắt, cần tăng cường công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì đây chính là thành phần có rất nhiều yếu kém trong công tác BHLĐ.
4. Thực hiện nghiêm minh công tác thưởng phạt.
Cần phải xử lý nghiêm minh và kịp thời các trường hợp vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nước về ATVSLĐ. Đối với các máy móc, dây truyền công nghệ, thiết bị vi phạm nghiêm trọng việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phải kiên quyết đình chỉ hoạt động theo qui định của Nhà nước.
II. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp.
1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác ATVSLĐ, PCCN.
Cần tăng cường công tác phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung các văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác ATVSLĐ trong toàn doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng để tuyên truyền sâu, rộng nâng cao ý thức trách nhiệm về ATVSLĐ, PCCN cho mọi đối tượng:
- Người chủ doanh nghiệp phải nhận thức được mình là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách về BHLĐ và bảo vệ môi trường trong phạm vi cơ sở mình, từ đó phân định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng ở các cấp và thường xuyên phải tự kiểm tra đánh giá đối chiếu với quy phạm và tiêu chuẩn.
- Người chủ doanh nghiệp phải có kiến thức tối thiểu về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan tới ngành sản xuất của cơ sở mình quản lý để thực hiện việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách đối với người lao động và bảo vệ môi trường sao cho có cơ sở khoa học kinh tế, có hiệu quả cao nhất. Người chủ doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý công tác BHLĐ của cơ sở mình, đồng thời phải thực hiện khảo sát toàn diện, chi tiết tình trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động và trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Đối với người lao động cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chế độ qui định, tiêu chuẩn và nội qui AT-VSLĐ, luôn luôn chủ động, phát huy sáng kiến, tự cải thiện điều kiện làm việc, tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng nghiệp của mình trong sản xuất.
Duy trì nghiêm túc việc huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động. Các đơn vị cần đặc biệt quan tâm đến việc biên soạn giáo trình huấn luyện trên cơ sở đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, công việc để phù hợp với từng đối tượng, có kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu mới giao nhiệm vụ.
Trong huấn luyện kỹ thuật an toàn cần chú ý đặc biệt tới những người trực tiếp làm những công việc có tính chất nguy hiểm, vận hành sử dụng máy móc, thiết bị có tính chất yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Việc giáo dục huấn luyện về ý thức kỹ thuật an toàn trong thi công phải làm thường xuyên để giúp người lao động tự giác phòng ngừa, tránh để xảy ra TNLĐ. Người được huấn luyện phải thành thạo mọi thao tác, nắm vững quy trình kỹ thuật, quy định an toàn và phải xác định tốt ý thức bảo đảm an toàn trong công việc.
2. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
Các đơn vị phải có cán bộ chuyên trách làm công tác BHLĐ, phối hợp với công đoàn các cấp để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Cán bộ BHLĐ của doanh nghiệp phải được đầu tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác.
Đầu tư kinh phí, có chế độ khuyến khích, động viên nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Doanh nghiệp cần có chế độ bồi dưỡng thích đáng về mặt vật chất và tinh thần để duy trì hoạt động của mạng lưới trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp
3. Thực hiện đầy đủ việc khai báo, điều tra, thống kê, phân tích TNLĐ.
Xác định đúng nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với người có lỗi gây ra TNLĐ và những người liên quan để xảy ra TNLĐ để đề ra các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục. Kiên quyết xử lý những người vì thiếu trách nhiệm để xảy ra TNLĐ và sự cố cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản.
Cần khắc phục tình trạng chạy theo thành tích thi đua mà bỏ qua những nguyên nhân, những tình tiết quan trọng đáng ra cần phải nêu để rút kinh nghiệm khắc phục về sau.
4. Đẩy mạnh hiệu quả đầu tư chiều sâu công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc.
Các đơn vị, cơ sở cần phải phát huy cao độ và ứng dụng triệt để những thiết bị mới, công nghệ mới và tiên tiến vào hoạt động lao động sản xuất để đạt được chất lượng sản phẩm tốt và an toàn hơn.
Quan tâm củng cố bổ xung và hoàn chỉnh hơn hệ thống máy móc cải thiện điều kiện lao động.
Phối hợp với Công đoàn các cấp tích cực hưởng ứng thi đua phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác ATVSLĐ, PCCN.
5. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động
Doanh nghiệp cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động như: sử dụng PTBVCN không đúng mục đích hoặc không sử dụng, không thao tác đúng kỹ thuật, vị phạm nội quy, kỷ luật lao động. Doanh nghiệp có thể xử lý theo quy định của Nhà nước hoặc sử dụng hình thức xử lý phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
6. Tăng cường công tác tự kiểm tra trong doanh nghiệp.
Công việc này phải được tiến hành thường xuyên và triển khai rộng khắp ở các tổ chức đoàn thể và các đơn vị hành chính nhằm giúp cho người lao động có được nhận thức đúng đắn hơn về công tác BHLĐ, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong cương vị công tác của chính mình. Đây là một hoạt đông mang đầy ý nghĩa "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".
III. Những giải pháp đối với tổ chức Công đoàn
Tổ chức Công đoàn phải luôn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động. Phải phát huy hết vai trò của Công đoàn trong công tác BHLĐ để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tham gia cùng các cơ quan chức năng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ theo qui định của Bộ luật Lao động. Xây dựng chương trình kế hoạch nhiệm vụ công tác BHLĐ, xây dựng các biện pháp cụ thể về AT-VSLĐ, PCCN. Hoạt động của Công đoàn các cấp phải luôn tranh thủ được sự đồng tình, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để phát động tốt các phong trào trong công nhân lao động.
Đối với các đơn vị cơ sở, Công đoàn phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác và biện pháp thực hiện. Từ đó bổ sung các biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác BHLĐ. Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác kiểm tra BHLĐ, chấm điểm thi đua về công tác BHLĐ.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện BHLĐ, coi đây là một trong những nội dung hoạt động có hiệu quả cao, có tác dụng rộng rãi, sâu sắc làm nâng cao nhận thức của mọi người trước hết người sử dụng lao động và người lao động. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng thông qua các hoạt động thi đua, các phong trào về BHLĐ, tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ. Phải duy trì hệ thống an toàn vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả và có chế độ bồi dưỡng thoả đáng theo thần thông tư liên tịch số 14.
Công đoàn các bộ phận phải biết gần gũi người lao động để lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của CNVCLĐ, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để giải quyết những vướng mắc của người lao động, để bảo vệ các quyền lợi của người lao động.
Cán bộ Công đoàn phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác. Cần huấn luyện bồi dưỡng thêm về chuyên môn và nghiệp vụ BHLĐ, hướng dẫn cách quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp và phương pháp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Kết Luận
Qua quá trình thực tập tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, cùng với việc khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp Xây dựng em đã tìm hiểu thực trạng điều kiện lao động và việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ ở các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Là một sinh viên khi tìm hiểu thực tế nên đã gặp không ít khó khăn, chỉ khảo sát được một số doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nên các số liệu trong đề tài chưa được hoàn chỉnh. Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, những nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ cũng như các giải pháp nâng cao tác dụng hiệu quả của các quy đinh trên chỉ là những nguyên nhân và giải pháp cơ bản, chưa được sát với thực tế.
Một lần nữa em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương thuộc loại TNLĐ nặng
A-Đầu, mặt, cổ
1. Các chấn thương sọ não hở hoăc kín;
Đụng dập não;
Máu tụ trong sọ;
Bị vỡ sọ;
Bị lột da đầu;
Tổn thương đồng tử mắt;
Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;
Vỡ các xương mặt;
Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;
Bị thương ở cổ, tác hại đến thanh quản, thực quản.
B- Ngực và bụng
1. Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;
Hội chứng chèn ép trung thất;
Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;
Gãy các xương sườn;
Tổn thương phần mềm rộng ở bụng;
Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong;
Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;
Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống;
Vỡ trật xương sống;
Vỡ xương chậu;
Tổn thương xương chậu ảnh hưởng tới vận động của thân và chi dưới.
C- Các chi trên
1. Tổn thương xương, thần kinh mạch máu, ảnh hưởng tới vận động của chi trên;
2. Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;
3. Bị tổn thương vào vai, cánh tay, bàn tay làm hại đến các vân;
Bị dập, gẫy, nghiền nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đốt ngón tay;
5.Bị chẹo các khớp xương lớn;
D- Các chi dưới
1. Bị va đập mạnh và bị thương vào các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới;
Bị thương rộng khắp ở chi dưới;
Gẫy và dập các xương hông, đùi ống và các ngón.
E- Bỏng
Bỏng độ 3;
Bỏng nhiệt độ rộng khắp độ 2, độ 3;
Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3;
Bỏng điện nặng;
Bị bỏng lạnh độ 3;
Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3.
G- Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng
Ôxit- cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da,sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;
Ôxit- nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;
Hyđrô- sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;
Ôxit- cacbonic ở nồng độ cao: tắt thở, sau thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nhược, ngất;
Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật;
Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải đăng ký, khai báo.
Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)
Bệnh bụi phổi bông
Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp
Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
Bệnh điếc do tiếng ồn
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
Bệnh sạm da nghề nghiệp
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
Bệnh lao nghề nghiệp
Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
Bệnh xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành
- Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về ATVSLĐ.
- Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP về ATVSLĐ.
- Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Nghị định số 46/CP ngày 6/8/1996 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế.
- Thông tư số 03/TTLB ngày 28/01/1994 của Liên bộ Lao động-Thương binh và xã hội-Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ.
- Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi.
- Thông tư số 08/LĐLĐTBXH- TT ngày 11/04/1995 của Bộ luật Lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
- Thông tư số 23/LĐTBXH- TT ngày 19/9/1995 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn bổ xung Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 về công tác huấn luyện ATVSLĐ.
- Thông tư số 09/TT- LB ngày 24/10/1996 của Liên bộ Lao động- Thương binh và xã hội- Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
- Thông tư số 13/BYT- TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ người lao động và BNN.
- Thông tư số 23/TT- LĐTBXH ngày 18/11/1991 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ.
- Thông tư số 10/TT- LĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ.
- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002.
- Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
- Thông tư số 20/1997/TT-BLĐTBXH ngày 17/12/1997 hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác BHLĐ.
- Thông tư số 10/TT- LĐTBXH ngày 25/8/1998 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội- Bộ Y tế hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại.
- Thông tư số 23/2003/TT- LĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. (Trước là Thông tư số 22).
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam.
2. Các văn bản pháp luật hiện hành về BHLĐ của Việt Nam- Bộ LĐTB-XH.
3. Những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động ở Việt Nam hiện nay- PGS -TS Nguyễn An Lương.
4. BHLĐ- Tài liệu huấn luyện người sử dụng lao động- Bộ LĐTB-XH.
5. Điều kiện lao động của các doanh nghiệp Việt Nam- Bộ LĐTB-XH.
6. Tạp chí BHLĐ- Tổng LĐLĐ Việt Nam.
7. Một số tiêu chuẩn cho phép về các yếu tố của ĐKLĐ.
8. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên công trường Xây dựng (Sổ tay huấn luyện) - Viện KHKT BHLĐ.
9. Các biên bản thanh tra của Thanh tra Nhà nước về ATLĐ- Sở LĐTB- XH Thanh Hóa.
10. Các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện công tác BHLĐ của một số doanh nghiệp Xây dựng Thanh Hóa.
Các thuật ngữ viết tắt trong luận văn
BHLĐ Bảo hộ Lao động
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
ATLĐ An toàn lao động
VSLĐ Vệ sinh lao động
PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
ĐKLĐ Điều kiện lao động
TNLĐ Tai nạn lao động
PCCC Phòng cháy chữa cháy
KHKT Khoa học kỹ thuật
TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ Như Văn - Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động.
- Giáo viên hướng dẫn thực tập: Mai Quang Lộc - Trưởng Ban An toàn Lao động Tỉnh Thanh Hóa; Mai Xuân Khôi cùng tập thể cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hôi Tỉnh Thanh Hóa.
- Ban thanh tra An toàn Lao động – Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Thanh Hóa.
- Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa.
- Ban lãnh đạo Công ty VLXD Cẩm Trướng.
- Ban lãnh đạo Công ty Ximăng Bỉm Sơn.
- Ban lãnh đạo Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa.
- Các thầy, cô giáo trong khoa BHLĐ- Trường Đại học Công Đoàn.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn này
Sinh viên Đặng Thị Hà
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Lời mở đầu
1
Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn
2
Phần I: Những vấn đề tổng quan và cơ sở lý luận về BHLĐ
4
I. Một số khái niệm về Bảo hộ lao động
4
1. Bảo hộ lao động
4
2. Điều kiện lao động
4
3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
4
4. Tai nạn lao động
5
5. Bệnh nghề nghiệp
6
6. An toàn lao động
6
7. Vệ sinh lao động
6
II. Một số vấn đề cơ bản của công tác Bảo hộ lao động
6
1.Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động
6
2. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động
8
3. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động
9
III. Luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động
10
1. Tính pháp lý của Bảo hộ lao động
10
2. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động
11
3. Một số chế độ chính sách cụ thể về Bảo hộ lao động
13
Phần II: Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
25
I. Giới thiệu chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thiết bị, công nghệ của ngành Xây dựng Thanh Hóa
25
1. Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hóa
25
2. Quy trình công nghệ một số ngành nghề của ngành Xây dựng Thanh Hóa
27
II. Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
34
1. Điều kiện lao động
34
2. Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp
42
3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ
45
4. Công tác huấn luyện ATVSLĐ
47
5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
49
6. Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
51
7. Công tác đăng ký, kiểm định thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị
56
8. Chế độ lao động nữ
58
9. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
60
10. Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật
62
11. Chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ
64
12. Công tác tự kiểm tra
65
13. Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ
67
14. Công đoàn trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp
71
III. Đánh giá chung
75
1. Những mặt đạt được
75
2. Những tồn tại
76
3. Nguyên nhân
78
Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng tỉnh Thanh Hóa
80
Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương được coi là TNLĐ nặng
Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường
Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0045.doc