Lời nói đầu
Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70 -75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25 - 30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mà các nước phát
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn FDI ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển đang đánh giá các nước đang phát triển về mọi mặt và tính khả thi trong các dự án đầu tư của mình. Việt Nam là một trong những môi trường như vậy – một môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Tạp chí hàng đầu tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới The Economist xem “Việt Nam là ngôi sao đang lên của châu Á” đặc biệt trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa với thương mại quốc tế, với bước đi mới nhất và dài nhất trong quá trình hội nhập, là trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Công nghiệp hóa đi đôi với hội nhập tạo cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất cho các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. Cùng với đó là mức đầu tư cao, chiếm tới 1/3 GDP, đặc biệt là FDI có mức tăng trưởng ấn tượng. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
Chúng ta thường nhấn mạnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động, đặc biệt là môi trường kinh tế chính trị ổn định, nên là thị trường có tiềm năng thu hút vốn FDI nhưng thực tế lại không như vậy. Thủ tục rườm rà, cách quản lý lỏng lẻo, và dự án chưa có tính khả thi cao đang là những nguyên nhân khiến dòng vốn FDI gặp nhiều khó khăn.
Với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng như thực trạng của dòng vốn đó ở Việt Nam, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp FDI ở Việt Nam”. Em kính mong cô đóng góp ý kiến để bài chuyên đề tự chọn của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn PHẦN 1
LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
II. KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM
Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình trao đổi vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Bản chất của đầu tư trực tiếp là sự di chuyển một khối lượng của nguồn vốn kinh doanh dài hạn nhằm thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước. Sự di chuyển một khối lượng các nguồn vốn kinh doanh từ quốc gia này sang quốc gia khác được tiến hành thông qua sự hoạt động của các công ty đa quốc gia và sự quốc tế hóa của các Doanh nghiệp
WTO đã đưa ra định nghĩa khái quát về FDI như sau Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Đặc điểm
- Trong thời gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn đủ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà.
Ví dụ: ở Việt Nam tối thiểu là 30%.
- Thực hiện thông qua việc xây dựng mới doanh nghiệp, mua toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phần để thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp với
nhau.
- Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm: vốn đầu tư ban đầu, vốn vay và thuê tài sản.
- Bên tiếp nhận đầu tư thu hút được nhiều vốn nước ngoài do hình thức này chỉ quy định mức góp tối vốn tối thiểu
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI
1. Xu hướng vận động của vốn FDI
Dòng vốn FDI trên thế giới ngày càng gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân là do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng dẫn đến làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới dẫn đến đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. Môi trường các quốc gia phát triển rất ổn định, hấp dẫn và an toàn.
Ngoài ra chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Các nhà kinh tế học Helpman và Sibert cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận
2. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới
Trước đây, động cơ truyền thống của FDI là chạy theo lao động rẻ để thu hút được nhiều lợi nhuận. Nhưng ngày nay, lĩnh vực đầu tư trực tiếp cũng thay đổi cùng với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới nghiêng về xu thế phát triển kinh tế dịch vụ như: ngành viễn thông, điện lực, giao thông vận tải, thuỷ lợi...mà chủ yếu tập trung vào thương mại và tài chính và những ngành kỹ thuật mới như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
3. Chu kỳ sản phẩm
Sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
4. Chiến lược đầu tư phát triển của các công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia là các công ty mà lĩnh vực hoạt động của nó vượt ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia để mở rộng hoạt động ở các quốc gia khác trên thế giới. Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
5. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
6. Khai thác chuyên gia và công nghệ, tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.
7. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư
Môi trường đầu tư của nước ngoài là tổng hoà các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan tác động đến hoạt động đầu tư và đảm bảo khả năng sinh lời của vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia không chỉ về mặt chất lượng sức lao động, sự sắp đặt của vốn xã hội, yếu tố văn hoá dân tộc mà còn cả về độ an toàn và sự ổn định về chính trị.
III. Vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.Đối với nước xuất khẩu FDI ( chủ đầu tư )
- FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- FDI giúp công ty nước ngoài giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
- Giúp chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Giúp chủ đầu tư tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
2.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
2.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
2.3 Giải quyết khó khăn về mặt kinh tế- xã hội.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thu hút thêm lao động, tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy người dân nâng cao trình độ quản lý. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.4 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi tiếp nhận FDI các nước tiến hành mở cửa thị trường hàng hoá quốc tế, có tác động quan trọng đến xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
2.5 Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
3.Mặt trái đối với các nước tiếp nhận đầu tư
- Tình trạng nhập khẩu máy móc công nghệ lạc hậu
- Tạo ra sự bất lợi của các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh.
- Tình trạng lãng phí vốn nếu không có quy hoạch cụ thể.
- Khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư.
IV. Các hình thưc đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.Theo tính chất sở hữu
1.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều bên, quy định
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân.
- Đặc điểm
+ Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi
và nghĩa vụ.
+ Không thành lập pháp nhân mới.
+Thời hạn của hợp đồng do hai bên thoả thuận.
+Vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập đến trong văn bản này.
1.2 Doanh nghiệp liên doanh
- Khái niệm: Là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư
kinh doanh tại nước chủ nhà.
- Đặc điểm
+ Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của m ình vào vốn
pháp định. Chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp liên doanh do pháp luật của mỗi nước quy
định.
1.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Khái niệm: Là doanh nghiệp do chủ đầu t ư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở
tại, thuộc sở hữu của nh à đầu tư nước ngoài, do nhà đ ầu tư nước ngoài tự thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Đặc điểm
+Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Sở hữu hoàn toàn của nước ngoài.
+ Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu về kết quả kinh doanh.
1.4 BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao)
Là văn bản ký kết giữa các nh à đầu tư nước ngoài với cơ quan có th ẩm quyền ở nước
chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định sau đó sẽ chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
- Đặc điểm
+ Cơ sở pháp lý là hợp đồng.
+ Vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Hoạt động dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
+ Chuyển giao không bồi hoàn cho Việt Nam.
+ Đối tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng
2.Theo tính chất dòng vốn
2.1 Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
2.2 Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
3.Theo tính chất động cơ nhà đầu tư
3.1 Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng rồi rào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
3.2Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
3.3 Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu
V. Quy trình đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế
1. Đánh giá môi trường đầu tư
1.1Yếu tố chính trị
- Bao gồm thể chế, chế độ của nhà nước, tình hình đối ngoại, đối nội của nước nhận
đầu tư và các văn bản pháp lý gồm: văn bản về quy định các chế độ liên quan trực tiếp, gián tiếp đến FDI, luật thuế…
- Ví dụ: Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tỷ giá. Nếu chính trị biến động, tỷ
giá không ổn định ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội
- Bao gồm: cách thức suy nghĩ, phong tục tập quán, giá trị nhân sinh quan, kỷ luật lao
động…
Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nh à đầu tư. Nếu không quan
tâm nghiên cứu thì việc đầu tư sẽ không có hiệu quả và có tác dụng phản.
1.3 Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
1.4 Chính sách thuế ở nước sở tại
2 Xây dựng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Những căn cứ để nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư dự án
+ Căn cứ pháp lý
Dự án đầu tư không được trái với những quy định hiện hành. Dự án không thuộc các danh mục lĩnh vực mà Nhà nước cấm đầu tư hoặc tạm ngừng cấp giấy phép đầu tư.
+ Căn cứ vào nguồn gốc tài liệu sử dụng.
+ Căn cứ vào sự phân tích các kết quả điều tra cơ bản về thiên nhiên, tài nguyên, kinh tế-xã hội.
+ Căn cứ vào chính sách kinh tế- xã hội liên quan đến sự phát triển kinh tế ngành nhờ đó xác định các ngành cần đầu tư.
+ Căn cứ vào quy hoạch, định mức phát triển kinh tiền tệ của từng ngành, từng địa phương.
+ Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường
2.2. Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất đầu tư
+ Lựa chọn phương thức đầu tư
Phân tích tỷ mĩ các điều kiện cụ thể để quyết định đầu tư mới hay đầu tư theo chiều sâu.
+ Hình thức đầu tư
Căn cứ vào nước sở tại, khả năng tự có và xu hướng phát triển của từng ngành nghề.
Từ đó lựa chọn hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần…
+ Xác định công suất đầu t ư của dự án và dự trù mức sản xuất: Cần phải xác định các loại công suất sau đây: công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất thực tế và công suất tối thiểu.
- Phân tích để lựa chọn công suất thích hợp, công suất tối ưu.
2.3. Xây dựng chương trình sản xuất, nghiên cứu yếu tố đầu vào và giải pháp đảm bảo sản xuất:
Cần phải lựa chọn các khu vực và địa điểm cụ thể có thể đặt dự án. Để lựa chọn được địa điểm đặt dự án, cần dựa vào việc phân tích tính khả thi của địa điểm.
2.4. Công nghệ, kỹ thuật
- Công nghệ
+Các phương án lựa chọn công nghệ sản xuất chủ yếu.
+ Chuyển giao công nghệ.
+Vấn đề môi trường liên quan đến công nghệ (khả năng, mức độ gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường, hậu quả…)
- Thiết bị
+Danh mục lựa chọn thiết bị.
+Phương án lựa chọn thiết bị: sản phẩm chính, phụ, hỗ trợ các phương tiện khác, phụ tùng thay thế…
Khi lựa chọn thiết bị, phổ biến có hai cách cung cấp máy móc thiết bị sau:
+Cung cấp thiết bị đồng bộ
+Cung cấp thiết bị lẻ
+Các phương án mua sắm thiết bị, so sánh lựa chọn.
2.5. Xây dựng và tổ chức thi công
- Xây dựng phương án bố trí mặt bằng, phương án lựa chọn; xác định tiêu chuẩn cấp công trình; giải pháp kiến trúc; phương án kết cấu của hạng mục công trình; khối lượng các hạng mục công trình…
- Tổ chức thi công, xây lắp: điều kiện tổ chức, lựa chọn giải pháp thi công, phương án tiến độ xây lắp.
2.6. Tổ chức quản lý, bố trí lao động
Sơ đồ tổ chức quản lý: phải thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có để đảm bảo cho cơ sở sản xuất có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã lựa chọn.
- Nhân lực: nhu cầu nhân lực theo từng thời kỳ huy động.
- Chi phí: chi phí quản lý, đào tạo, phân xưởng, hành chính, nhân công.
2.7. Phân tích tài chính và kinh tế-xã hội
- Phân tích tài chính
+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo thành phần vốn.
+ Các biểu tính toán
Chú ý: Tỷ suất chiết khấu cao hơn của các dự án FDI phản ánh một mức độ lợi nhuận cao đi kèm theo là những ưu đãi của nơi nhận đầu tư đối với các dự án FDI và những biến cố có thể xảy ra trong quá trình như: rủi ro tỷ giá hối đoái, lãi suất, môi trường kinh tế - chính trị…
- Phân tích kinh tế-xã hội
+ Giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng.
+ Tính đa dạng hóa sản xuất của nền kinh tế.
+ Việc làm và thu nhập của người lao động.
+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước.
3 Triển khai dự án đầu tư
Đây là giai đoạn thực hiện phương án đã lựa chọn và đưa dự án vào thực tiễn. Việc triển khai thường tiến hành theo trình tự sau:
3.1. Chuẩn bị thực hiện đầu tư
- Khảo sát thiết kế, lập dự toán.
- Đặt mua thiết bị công nghệ.
- Tổ chức đấu thầu.
- Giải phóng mặt bằng.
- Chuẩn bị xây lắp.
3.2. Thực hiện đầu tư
- Thi công công trình chính, công trình phụ.
- Lắp đặt thiết bị chính, phụ.
- Tiến hành chạy thử.
- Nghiệm thu bàn giao để đưa vào khai thác.
- Bảo hành công trình.
3.3. Sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm để thu lợi nhuận.
3.4. Đánh giá dự án đầu tư
- Mục đích: Đánh giá dự án FDI nhằm rút ra kết luận cần thiết dự án khả thi hay không khả thi.
- Cách thức: So sánh với những chỉ tiêu được đưa ra trong dự án khả thi tìm ra nguyên nhân điều chỉnh kịp thời
PHẦN 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỒN FDI Ở VIỆT NAM
I.Tình hình thu hút và sử dụng vốn ở Việt Nam
1.Về vốn đầu tư
Trong tháng 8/2008 cả nước có 118 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 1,8 tỷ USD, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến 22/8/2008 lên 772 dự án với tổng số vốn đăng ký 46,3 tỷ USD, tuy giảm 20,8% về số dự án nhưng tăng 416,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính thêm 833,7 triệu USD vốn đăng ký bổ sung của 210 lượt dự án được cấp phép các năm trước thì 8 tháng cả nước đã thu hút được 47,2 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 349,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện 8 tháng đầu năm ước tính đạt 7 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2007
2.Về vốn thực hiện
Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2007 và đầu năm cũng đạt mức cao trong vòng 20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm 2007 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Chú thích 1 – 100% vốn đầu tư nước ngoài 2 – Liên doanh
3 – Hợp đồng hợp tác nước ngoài 4 – BOT, BTO, BT
Nếu như trong năm 2006 nguồn vốn đầu tư nước ngoài là 44,74% thì trong năm 2007 đã tăng rất mạnh lên 75,63% và hứa hẹn càng tăng cao trong năm 2008 do việc mở cửa thị trường của Việt Nam. Trong khi đó việc đầu tư liên doanh giảm từ 34,65% trong năm 2006 xuống còn 15,65% trong năm 2007 càng minh chứng các công ty nước ngoài đang coi thị trường Việt Nam là địa điểm tiềm năng để đầu tư
3.Về doanh thu và xuất khẩu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt kết quả khả quan hơn mức dự báo. Trong năm 2008, đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 34,6 tỷ USD, tăng 35,3% so với năm 2007. Riêng doanh thu xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 20,1 tỷ USD, tăng 30,1% và nếu tính cả xuất khẩu dầu thô đạt 24,7 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN tăng 22,3%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.
Với tốc độ tăng trưởng mạnh cả về sản xuất và xuất khẩu, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng vai trò động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta với mức tăng trưởng GDP cao từ 7-9% bất chấp lạm phát tăng cao trong năm 2008
4.Về cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao. Các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm và tập trung nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên sẵn có ở nước ta. Các ngành Ngân Hàng – Tài chính, Du lịch – khách sạn cũng được đầu tư đáng kể. Có thể kể ra tiêu biểu như dự án của tập đoàn Intel, các dự án tăng vốn, xây dựng nhà máy mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cannon Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ritech Việt Nam ….
Trong 8 tháng đầu năm 2008, các dự án mới được cấp phép tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với 23,6 tỷ USD, chiếm 51% tổng vốn đăng ký; công nghiệp và xây dựng 22,5 tỷ USD, chiếm 48,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 200,9 triệu USD, chiếm 0,4%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 22/8/2008
Số dự án
Số vốn đăng ký (Nghìn USD)
(Dự án)
Tổng số
Trong đó:
Vốn điều lệ
TỔNG SỐ
772
46324397
13248441
Phân theo lĩnh vực đầu tư
1
Dầu khí
7
10572380
2310380
2
Công nghiệp nặng
156
9589546
3835655
3
Công nghiệp nhẹ
198
1729908
654807
4
Công nghiệp thực phẩm
29
317821
173017
5
Xây dựng
65
312964
127615
6
Nông, lâm nghiệp
32
200420
116502
7
Thủy sản
3
435
435
8
Dịch vụ
205
926562
266233
9
Giao thông vận tải, Bưu điện
13
45646
14315
10
Khách sạn, du lịch
21
8773879
1783405
11
Tài chính, ngân hàng
1
18200
18200
12
Văn hoá, y tế, giáo dục
12
419587
28197
13
Xây dựng hạ tầng KCX-KCN
5
137250
36167
14
Xây dựng khu đô thị mới
3
4768750
2018750
15
Xây dựng văn phòng, căn hộ
22
8511049
1864763
( nguồn MPI )
5.Về các tỉnh thành được đầu tư FDI
Trong năm 2007, tốp 5 tỉnh được dòng vốn FDI đổ vào nhiều
STT
Tên tỉnh thành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
triệu USD
1
Bà Rịa – Vũng tàu
17
1,066
2
Hà Nội
122
858
3
Hậu Giang
2
629
4
Bình Dương
118
610
5
TP. Hồ Chí Minh
157
581
Sang đến đầu năm 2008, tình hình FDI ở các tỉnh thành trong cả nước như sau
2 tháng đầu năm 2008
STT
Tỉnh, thành phố
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Triệu USD
1
Hà Nội
11
5.49
2
Bắc Ninh
1
0.25
3
Hà Tây
1
8
4
Hải Dương
7
32.735
5
Hưng Yên
7
13.724
6
Yên Bái
1
3.2
7
Quảng Ninh
1
4.516
8
Bắc Giang
4
45.7
9
Thanh Hóa
1
1.4
10
Huế
1
298.438
11
Đà Nẵng
1
2
12
Quảng Ngãi
1
16
13
Bình Định
1
0.12
14
Lâm Đồng
8
67.349
15
Bình Thuận
2
17.9
16
Tây Ninh
1
2
17
Bình Dương
10
61.5
18
Bà Rịa – Vũng Tàu
1
1299
19
TP Hồ Chí Minh
1
610.3
20
Long An
6
33.5
21
Cần Thơ
3
1.2
22
Sóc Trăng
1
4.7
23
Cà Mau
1
0.125
( nguồn MPI )
6. Phân theo các nước đầu tư
Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan dẫn đầu với 8,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 15,7%; Ma-lai-xi-a 5 tỷ USD, chiếm 10,9%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 9,5%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 9,1%; Xin-ga-po 4 tỷ USD, chiếm 8,7% ; Thái Lan gần 4 tỷ USD, chiếm 8,6% ; Quần đảo Virgin thuộc Anh 3,1 tỷ USD, chiếm 6,7%; Hoa Kỳ 1,4 tỷ USD, chiếm 3%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 22/8/2008
Phân theo nước và lãnh thổ
Tên nước
Số dự án
Tổng số (nghìn USD)
Trong đó vốn điều lệ
Áo
1
600
150
Ấn Độ
4
3120
1570
Belize
1
12000
3600
Bỉ
2
380
280
Bru-nây
14
4384700
823130
Bun-ga-ri
2
12000
12000
Ca-na-đa
6
4236130
799280
Cayman Islands
4
226000
54900
CHDCND Triều Tiên
1
100
100
CHLB Đức
7
53301
11554
CHND Trung Hoa
55
273391
102005
CH Séc
1
20
20
Đặc khu Hồng Công
35
305536
123772
Đài Loan
113
8609909
3076723
Đan Mạch
8
82193
38053
Đảo Síp
1
400000
80000
Hà Lan
7
10013
3978
Hàn Quốc
186
1343449
459912
Hoa Kỳ
35
1370628
506648
In-đô-nê-xia
2
4200
4200
I-ta-li-a
3
19050
11030
Liên bang Nga
4
68700
65280
Ma-lai-xi-a
29
5071587
1192763
Ma-ri-ti-us
4
16600
16300
Nhật Bản
78
7255737
593787
Niu-di-lân
2
2393
2093
Ôx-trây-li-a
10
52385
17740
Pháp
15
53110
10175
Phi-li-pin
3
8100
7800
Quần đảo Virgin (Anh)
33
3083311
1105375
Thái Lan
20
3985235
1625080
Thụy Điển
1
10000
1000
Thụy Sĩ
7
657598
657538
Vương quốc Anh
12
538068
535080
Xa-moa
10
148100
46251
Xin-ga-po
56
4026755
1259275
( nguồn MPI )
I. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.Thuận lợi
Sau thời kỳ "bùng nổ" ĐTNN tại VN (1991-1996) được xem như "làn sóng ĐTNN" đầu tiên vào VN, với tổng vốn đăng ký 28,3 tỉ USD, gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn Sau năm 2004, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trở lại Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỉ USD), với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực chúng ta chủ trương thu hút đầu tư như công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp v.v...), báo hiệu "làn sóng ĐTNN" thứ hai vào VN. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được hơn 9.500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký. Hiện khu vực có vốn ĐTNN đã đóng góp trên 17% GDP, chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt giá trị doanh thu trong 2 năm 2006-2007: 69 tỉ USD, trong đó giá trị XK (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Sang năm 2008, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng đã đạt 4,09 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, trong năm 2005 vốn FDI được cấp phép có thể lên tới 5 tỷ USD, vượt 0,5 tỷ USD kế hoạch đề ra cho cả năm. Cũng trong tháng 9, vốn thực hiện của khu vực có vốn FDI ước đạt 312 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 9 tháng lên 2,45 tỷ USD, tăng 14,4%; doanh thu của các doanh nghiệp FDI cũng đạt 16,6 tỷ USD, tăng 32,6%; nộp ngân sách đạt 812 triệu USD, tăng 28,9%.
Có được những thành tích khả quan như thế là nhờ nước ta không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể
Thứ nhất, chủ trương nhất quán của Chính phủ VN trong việc coi Đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu quan của nền kinh tế. Đặc biệt, Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987 và Luật Đầu tư chung hợp nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2005 đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Thứ hai, cùng với Luật Đầu tư, Chính._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21411.doc