Thực trạng thu hút Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI = Foreign Direct Investment). FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thu hút Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở sản xuất kinh doanh này. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Hơn 10 năm trở lại đây, khai thác lợi thế sẵn có là một thủ đô - là trung tâm kinh tế, an ninh chính trị, văn hoá của Việt Nam,Hà Nội đã đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Làm thế nào để thu hút FDI vào Hà Nội trong giai đoạn mới, vấn đề này sẽ được giải quyết trong đề tài.Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành ba phần: I . Những vấn đề cơ bản về Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài II . Thực trạng thu hút Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hà nội hiện nay III . Một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến nhằm hoàn chỉnh hơn cho đề tài. Sinh viên Nguyễn Trường Giang PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1. Quan niệm về FDI. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó, nhà đầu tư phải có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp. Theo OECD (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế), FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư. †† Tất cả các quan điểm trên đều nhấn mạnh quền quản lý đối với tài sản đầu tư của của nhà đầu tư tại nước sở tại. Tuy nhiên theo WTO nhấn mạnh FDI xẩy ra khi một nhà đầu tư nước ngoài có một tài sản ở nước khác; tài sản ở đây mang ý nghĩa như cơ sở vật chất, cơ sở kinh doanh. Lấy phương diện quản lý là cở sở để phân biệt với các cơ cấu tổ chức khác. Theo IMF và luật Việt Nam thì nhấn mạnh FDI là hoạt động đầu tư vào Việt Nam nhưng luật Việt Nam không nhấn mạnh vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp như của quan niệm IMF. Theo OECD thì FDI lại là các hoạt động kinh tế kể cả việc cho vay dài hạn, cho vay dài hạn là một hình thức tín dụng. Đây là quan niệm khác nhất so với ba quan niệm trên. † Qua nhận xét trên cho ta thấy được quan niệm hay dùng nhất là quan niệm của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư.” 1.2. Các hình thức FDI. 1.2.1. Phân theo bản chất đầu tư. Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn. Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư. Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.3. Nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 1.3.1 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. 1.3.2. Khai thác chuyên gia và công nghệ. Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch của Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy. 1.3.3 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.Tiếp cận tài nguyên cũng là để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu . Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 1.4 Lợi ích của thu hút FDI. 1.4.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI. 1.4.2.Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học – kỹ thuật mới. Các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. 1.4.3.Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. 1.4.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1.4.5. Tăng nguồn thu ngân sách. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. PHẦN 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI 2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà nội. 2.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội. Xét trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 9-2008, thì đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hà Nội tăng nhanh, bình quân quy mô vốn đầu tư đạt 1092,483 tr.USD/năm, nhất là thời kì 1993- 1996 và thời kì 2005- đến quý III/2008. Biểu 1: Vốn FDI đăng ký của Hà Nội so với cả nước (1990 - 2007) Hà Nội Biểu đồ 1:( Nguồn: Số liệu thống kê – phòng ngoại giao, Sở KH&ĐT TP Hà Nội, 2007) Trong khoảng thời gian gần 20 năm, vốn FDI vào Hà Nội đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khá trùng hợp với diễn biến chung của cả nước (biểu đồ 1), song có tốc độ tăng hoặc giảm nhanh hơn và sự hồi phục cũng chậm hơn. Diễn biến của dòng vốn này vào Hà Nội có thể chia thành các giai đoạn sau: • Giai đoạn tìm hiểu thị trường (1990 - 1992). Đây là giai đoạn đầu, số dự án chưa nhiều, quy mô vốn còn nhỏ, chưa có tác động rõ rệt, nhưng đã góp phần tạo tiền đề cho quá trình đẩy mạnh thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội cho các năm tiếp theo. Sở dĩ như vậy vì trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài chưa có đủ thông tin và thời gian để tìm hiểu về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Số vốn FDI vào Hà Nội rất thấp: 51 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 770,61 triệu USD (bình quân một dự án nhỏ chỉ 15,11 triệu USD), trong đó vốn thực hiện 95,72 triệu USD (bằng 12,4% vốn đăng ký). Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; lĩnh vực sản xuất công nghiệp hầu như không có dự án lớn. Hình thức xí nghiệp liên doanh được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất. • Giai đoạn tăng trưởng mạnh theo chiều rộng (1993 - 1996). Có thể nói, giai đoạn này được đánh giá là tăng nhanh và cao nhất cả về số dự án và vốn FDI. Trong giai đoạn này, Hà Nội có 209 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 5,3 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện 1,62 tỉ USD (bằng 30,6% vốn đăng ký). So với giai đoạn trước, quy mô một dự án trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể, từ 15,11 triệu USD lên 25,36 triệu USD. So với cả nước và các giai đoạn khác, giai đoạn này Hà Nội có tỷ lệ thu hút FDI cao nhất: số dự án (chiếm 14,8%) và số vốn đăng ký (chiếm 26,8%). • Giai đoạn suy thoái (1997 - 2000). Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong thu hút FDI đã làm cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giảm rất mạnh. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như: Thủ đô chưa lập xong hoặc chưa phê chuẩn các quy hoạch chi tiết, quy hoạch khu vực, quy hoạch ngành khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; sau nhiều năm vốn FDI tăng liên tục đã gây ra tâm lý thỏa mãn với kết quả đã đạt được, nên tiến trình cải thiện môi trường đầu tư bị chậm lại, không được xúc tiến mạnh mẽ như những năm trước... Trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài lại có nhiều sự lựa chọn ở những thị trường mới, với những chính sách hấp dẫn đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, cả giai đoạn này, Hà Nội thu hút được 182 dự án, với tổng số vốn đăng ký 2,03 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện gần 1,5 tỉ USD (bằng 73,8% vốn đăng ký). So với giai đoạn trước, quy mô một dự án trong giai đoạn này đã giảm đi rất nhiều, từ 26,439 triệu USD xuống chỉ còn 11,159 triệu USD, thấp hơn cả giai đoạn tìm hiểu thị trường. • Giai đoạn phục hồi (từ năm 2001 đến nay). Trước tình hình suy giảm đầu tư trong giai đoạn trước, Hà Nội đã có một loạt nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cùng với chuyển biến thuận lợi của tình hình quốc tế, dòng vốn FDI vào Hà Nội bước vào giai đoạn phục hồi. Năm 2004 và 2005, kết quả thu hút và thực hiện FDI đã có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2005, vốn FDI vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và Hà Nội đã thu hút được 159 dự án, với vốn đầu tư đăng ký là 1.562,7 triệu USD. Với kết quả này, năm 2005 Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Trong năm 12/2006, TP Hà Nội thu hút tổng vốn đầu tư FDI triệu USD, tăng gần gấp 3 lần về quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2005. Riêng năm 2007, TP Hà Nội đã thu hút được 28 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 795,25 tr.USD và 04 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 43,55 tr.USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 838,8 tr.USD, tăng hơn 200% về số vốn đăng ký so với năm 2006. Tính đến ngày 26-9-2008, Sở KH&ĐT Hà Nội đã cho biết, kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm của Hà Nội khá ấn tượng. Dự án cấp mới là 39 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 14,1 triệu USD; trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất là Công ty TNHH Honda Trading Việt nam với vốn đầu tư 5 triệu USD. Dự án tăng vốn là 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 32,8 triệu USD; trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power –tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt nam- tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony- tăng 4 triệu USD. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007- 2010. 2.1.2. Về hình thức, lĩnh vực và đối tác đầu tư. Bảng 2: FDI ở Hà Nội theo hình thức đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực tới ngày 31-12-2007) STT Ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (Tr USD) Vốn đầu tư thực hiện (Tr USD) Dự án Số vốn Cơ cấu Số vốn B.quân 1DA Dự án Số vốn B.quân 1DA 1 Hợp đông HTKD 27 4,2% 1.457 15,8% 54 618 16,1% 23 2 Liên Doanh 250 38,5% 5.752 62,2% 23 2.649 69,1% 11 3 100% vốn nước ngoài 373 57,4% 2.032 22,0% 5 569 14,8% 2 Tổng số 650 100,0% 9.241 100,0% 14 3.836 100,0% 6 (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê 2007, tr 117-120) ’ Đến nay trong tổng số 650 dự án còn hiệu lực, Hà Nội vẫn chủ yếu có 3 hình thức đầu tư trực tiếp truyền thống. Hình thức doanh nghiệp liên doanh có số vốn đăng ký và số vốn thực hiện lớn nhất, nhưng chỉ đứng thứ hai về số dự án và về quy mô dự án. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI đứng thứ hai về số vốn đăng ký và vốn thực hiện, tuy có nhiều dự án nhất, song quy mô dự án lại rất nhỏ (bình quân 5 triệu USD/dự án). Trong khi đó, hình thức hợp doanh tuy có tỷ trọng thấp nhất cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện; nhưng quy mô dự án cao nhất và rất lớn (bình quân 54 triệu USD/dự án). Bảng 3: FDI ở Hà Nội theo ngành kinh tế (tính tới ngày 31-12-2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (Tr USD) Vốn đầu tư thực hiện (Tr USD) Dự án Số vốn Cơ cấu Số vốn B.quân 1DA Dự án Số vốn B.quân 1DA 1 Công nghiệp 298 45,8% 2.135 23,1% 7 1.281 33,4% 4 2 Ngành khác 87 13,4% 2.106 22,8% 24 715 18,6% 8 3 KD TS và dịch vụ tư vấn 91 29,4% 3.821 41,3% 20 636 16,6% 3 4 Xây dựng 37 5,7% 99 1,1% 3 161 4,2% 4 5 Khách sạn, nhà hàng 33 5,1% 1.075 11,6% 33 1.040 27,1% 32 6 N.nghiệp, L.nghiệp 4 0,6% 5 0,1% 1 3 0,1% 1 Tổng số 650 100,0% 9.241 100,0% 14 3.836 100,0% 6 (Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê 2007, tr 117-120) ’ Trong cơ cấu đầu tư theo ngành, có ba ngành thu hút được nhiều vốn FDI, xếp theo thứ tự là kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (chiếm 41,3%); công nghiệp (chiếm 23,1%); khách sạn, nhà hàng (chiếm 11,6%). Ba ngành này có vốn đăng ký chiếm gần 80% tổng vốn đăng ký FDI trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, vốn bình quân của một dự án ở ngành khách sạn, nhà hàng là cao nhất (33 triệu USD/dự án); tiếp đến ở ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (20 triệu USD/dự án). Nhìn chung, các dự án FDI có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Hà Nội. Những ngành thu hút được nhiều vốn FDI là những ngành kinh tế được Hà Nội ưu tiên thúc đẩy phát triển nhằm khai thác thế mạnh hoặc giải quyết các vấn đề bức xúc nhất của Thủ đô. Về cơ cấu đầu tư: FDI trên địa bàn về cơ bản đã đi theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tuy nhiên, Thủ đô chưa thu hút được nhiều FDI trong ngành xây dựng (vốn đăng ký chỉ chiếm 1%); trong ngành nông nghiệp - lâm nghiệp quy mô vốn bình quân/dự án rất nhỏ, số dự án và vốn đăng ký còn rất ít. Về đối tác đầu tư Hà Nội hiện có 5 đối tác lớn nhất với vốn đầu tư ít nhất từ 400 triệu USD trở lên, song các đối tác này lại chủ yếu đến từ châu á. Đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển còn rất ít, mặc dù Nhật Bản - nước có công nghệ nguồn đã đầu tư khá nhiều, nhưng quy mô vốn của một dự án còn nhỏ (bình quân 12,29 triệu USD/dự án). Do đó, để tương xứng với tiềm năng và vị thế của mình, Hà Nội cần sớm có chiến lược thu hút FDI chọn lọc từ các công ty xuyên quốc gia và các nước công nghiệp phát triển. 2.2. So sánh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép của Hà Nội với một số địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là địa phương đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép với vốn đầu tư tính đến 31/12/2007 là 2521.8Tr.USD đứng trên Đồng Nai (2414.8Tr.USD) tương đương 95.75% số vốn thu hút của Đồng Nai và chiếm 7% so với tổng số vốn FDI được cấp giấy phép của cả nước. Tổng số dự án được thực hiện năm 2007 của Hà Nội là: 234d.an tương đương 49.57% so với Tổng số dự án được thực hiện năm 2007 của Đồng Nai. So với các địa phương khác Hà Nội có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép cao hơn nhiều như so với Bà Rịa Vũng Tau, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng. Qua số liệu phân tích trên chúng ta thấy Hà Nội năm 2007 thật sự nỗ lực và đạt hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để vẫn là một trong những địa phương đi đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong những năm tới Hà Nội cần đẩy mạnh công tác quy hoạch và phương pháp quản lý và cần có những chính sách phù hợp để thu hút FDI hơn nữa thật sự xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa của Việt Nam. Biểu 4: 10 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép(tính đến tháng 31/12/2007) - Tr.USD STT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư 1 Hà Nội 234 2521.8 2 Đồng Nai 116 2414.8 3 TP.HCM 312 2278.7 4 Bình Dương 292 2258 5 Phú Yên 5 1704.3 6 Bà Rịa Vũng Tàu 18 1126.9 7 Vĩnh Phúc 30 1061.6 8 Đà Nẵng 22 940 9 Long An 66 816.5 10 Thừa Thiên Huế 9 561.4 ( 2.3. Đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của Tp Hà Nội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những tác động tích cực đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Hà Nội trong những năm qua, đặc biệt là trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách địa phương và quốc gia tăng qua các năm. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn so với các khu vực khác.Hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. Một trong những mục tiêu chiến lược của việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 78 ngàn lao động và đến cuối năm 2007 ước gần 90 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực , trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Biểu 5: Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2007 ĐVT: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 88.9 103.6 104 120 145 175 200 Xuất khẩu 58.4 67.1 71.3 85.25 95.7 125 146.6 Nộp ngân sách 10.4 9.7 9.5 11 14.5 14 14.5 Số lao động (lũy kế) (người) 13.533 14.397 20.051 20.500 22.800 24.800 26.800 (Số liệu lấy tại Sở Kế hoạch - đầu tư Tp Hà Nội-phòng Kinh tế đối ngoại, 2007) Đạt được những kết quả trên là nhờ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút ĐTNN thông thoáng, minh bạch: Thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư đơn giản gọn nhẹ hơn. Không còn dườm dà như trước, các Nhà đầu tư không còn e ngại về thủ tục xin cấp phép đầu tư như xưa. Thứ hai, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế: Giúp các Nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn dự án phù hợp với mình và chuẩn bị các điều kiện để đầu tư. Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố Hà Nội: Giúp các Nhà đầu tư nắm bắt thông tin và cơ hội đầu tư tốt hơn. Thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư để lựa chọn được những Nhà đầu tư hiệu quả nhất. Thứ tư, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư: Tổ chức các buổi hội nghị hội thảo trong và ngoài nước nhắm đưa đến Các nhà đầu tư trên thế giới hình ảnh của Việt Nam một môi trường với nhiều cơ hội đầu tư mới. Thứ năm, tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình thu hút vốn FDI nói chung, công tác xúc tiến đầu tư nói riêng còn những mặt khó khăn, hạn chế như sau: Trong khi số dự án đăng ký dự định đầu tư khá nhiều thì số dự án đầu tư được cấp phép vẫn còn thấp, do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, việc thẩm định dự án của các bộ, ngành Trung ương nói chung và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng thường bị kéo dài thời gian. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến việc thu hút các Nhà đầu tư. Hai là, kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương còn khiêm tốn, chưa được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đó, công tác tuyên truyền, quảng bá chủ yếu thực hiện tại chỗ, chưa chủ động vươn ra nước ngoài. Ba là, công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội thiếu một chiến lược cụ thể về đối tác, thị trường và phương pháp tiếp cận nhà ĐTNN. Bốn là, công tác đào tạo cán bộ xúc tiến đầu tư còn yếu, nhất là đào tạo về kỹ năng xúc tiến đầu tư, ngoại ngữ, pháp luật về đầu tư. Năm là, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong thành phố trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư trước và sau khi cấp giấy phép chưa chặt chẽ, chưa có quy chế rõ ràng khiến cho tiến độ xúc tiến các dự án chậm. PHẦN 3 : GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ( FDI) TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1. Vấn đề quy hoạch đầu tư. 3.1.1 Chính sách vốn : Tập trung huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn (cả trong nước và nước ngoài) để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cả thời kỳ 2001- 2010. Hướng chủ yếu là tạo môi trường chính sách khuyến khích tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế, nâng cao tích luỹ hộ gia đình và khả năng huy động vào đầu tư phát triển; đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đang hoàn thiện của cả nước, cải tiến thủ tục hành chính, điều chỉnh giá cho thuê đất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, chú trọng đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, mở rộng các hình thức gọi vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư . 3.1.2. Chính sách cơ cấu ngành :  Tạo lập chính sách phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao và các loại hình dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm của Hà Nội, gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 3.1.3.Gắn kết với sự phát triển cả vùng : Đẩy mạnh các hoạt động liên kết trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đặc biệt liên kết, hợp tác phát triển toàn diện các mặt kinh tế- xã hội với các tỉnh lân cận thông quá các cơ chế, chính sách và các liên hệ kinh tế. 3.1.4. Tổ chức và chỉ đạo, quốc phòng và an ninh : Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, tăng cường công tác quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường tạo điều kiện cho nền kinh tế- xã hội phát triển ổn định và bền vững. 3.2. Tăng cường công tác xúc tiến, khai thác và lựa chọn đối tác đầu tư. Trước hết phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh Hà Nội với thế giới. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư, bảo đảm nhanh gọn, chính xác, thuận lợi cho nhà đầu tư. Hà Nội cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đã được xác lập, đã theo quy hoạch. Triển khai mở văn phòng đại diện kinh tế của Hà Nội ở nước ngoài, như Mỹ, Nhật, Tây Âu. Thông qua các quan hệ hiện có giới thiệu những lĩnh vực, những dự án đang cần các nhà đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế, các bộ ngành TW, các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thông thoáng và tập trung một đầu mối. Ðơn giản các tiêu chí xem xét, thẩm định dự án, rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư. Ðịnh kỳ tổ chức đối thoại, thiết lập "đường dây nóng" giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp FDI để kịp thời giải quyết vướng mắc cho DN. 3.3. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính. Cần phải phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có trong thành phố. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN tập trung, các khu du lịch…Thực hiện quản lý FDI theo nguyên tắc "một cửa", tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho nhà đầu tư phải gõ cửa từng ngành. Gánh nặng về thủ tục hành chính đối với những người nộp thuế đã trở nên bức xúc. Đặc biệt là cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế với mục tiêu là đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng trên thực tế có vẻ như đi ngược lại. nên TP cần cải cách lại thủ tục hành chính cho phù hợp hơn tránh gầy nên bức xúc về những từ, thủ tục phức tạp cho người nộp thế. 3.4. Thực hiện các chính sách thu hút FDI. Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, giá thuê đất sẽ được xác định cụ thể và có thể xem xét ở mức giá thấp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6074.doc
Tài liệu liên quan