Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam

Tài liệu Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam: ... Ebook Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M«n: Kinh tÕ häc ®¹i c­¬ng §Ò tµi: Thùc tr¹ng thÊt nghiÖp ë ViÖt Nam A – MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: kinh tế có nhiều bước khởi sắc, thu nhập người dân được cải thiện, cho nên đời sống của người dân cũng được nâng cao,… Đồng thời công cuộc đổi mới kinh tế đất nước cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nhay là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn chiếm tỉ trọng cao. Mặc dù vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp, thực tế đã chứng minh rằng trong những năm gần đây tỉ lệ thất nghiệp nước ta đang có xu hướng giảm dần. Tìm hiểu về thất nghiệp chúng ta sẽ thấy rõ hơn về nó, nguyên nhân nội tại vì sao dẫn đến thất nghiệp đặc biệt là những biện pháp hiệu quả của Nhà nước nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp. B – NỘI DUNG I – CÁC KHÁI NIỆM Để tìm hiểu khái niệm thất nghiệp thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan: “Việc làm”: Theo Bộ luật lao động nước ta thì việc làm được xá định là “ mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm” ( Điều 13 – Bộ luật lao động). Trong việc làm chúng ta cần tìm hiểu 2 khái niệm: “Việc làm đầy đủ”: là hiện tượng người lao dộng có việc làm và được làm việc liên tục. “Việc làm hợp lý”: là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. “ Người lao động”: là người nằm trong lực lượng lao động có đủ trí lực và thể lực để tham gia vào quá trình kinh tế. “Lực lượng lao động”: là toàn bộ số người lao động tham gia vào quá trình kinh tế của một quốc gia. “ Người thất nghiệp”: là người nằm trong lực lượng lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm và muốn tìm kiếm việc làm. Vậy “Thất nghiệp” là gì? Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận lao động muốn tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được việc làm. II – PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp chính vì vậy để biết rõ hơn về nó chúng ta cần phân loại nhằm dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tìm hiểu. 1. Phân loại theo hiện tượng Khi phân loại theo hiện tượng gồm có 3 loại: Thất nghiệp cơ học: do sự dịch chuyển lao động giữa các vùng, các ngành với nhau. Thất nghiệp cơ cấu: là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Nguyên nhân chính của sự thay đổi đó là do: + do sự dư thừa lao động của một ngành nào đó. + do sự suy giảm sản xuất của một ngành nào đó. Thất nghiệp thời vụ: Đây là hiện tượng thường gặp ở các khu vực kinh tế nông nghiệp khi mà tỉ lệ thời gian sử dụng lao động chưa được sử dụng hết. 2. Phân loại theo thái độ người lao động bao gồm có 2 loại: Thất nghiệp tự nguyện: do người lao động tự nguyện thất nghiệp khi không muốn làm việc ở mức lương hiện hành.Có thể nói thất nghiệp tự nguyện là bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu. Vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc ở mức lương tương ứng đồng thời họ muốn tìm kiểm những việc làm và cơ hội tôt hơn. Thất nghiệp không tự nguyện: là khi người lao động muốn tìm kiếm việc làm ở mức lương hiện tại mà không tìm được. III. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM. Thất nghiệp có nhiều nguyên nhân và những nguyên nhân đó đều làm cho cầu về lao động không ăn khớp với cung về lao động gây ra hiện tượng thất nghiệp Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này là sức ép của việc tăng dân số: dân số nước ta hiện nay khá đông, có khoảng 86 triệu người, đứng thứ 6 trong khu vực, hàng năm mức tăng dân số ở vào khoảng cao. Điều này gây áp lực đôi với phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác cơ cấu dân số đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già do việc giảm tỉ lệ sinh tự nhiên và gia tăng tuổi thọ, do vậy số người trong độ tuổi lao động tăng tạo tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước. Đồng thời đây cũng là áp lực đỗi với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. Hơn nữa, việc phân bố dân số không đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đô thị tạo áp lực lớn đối với vấn đề việc làm, gây tăng phí trong sử dụng lao độngNguyên nhân thứ hai do thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, vùng. Điều này tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động giữa các vùng kinh tế với nhau Thứ ba là do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp không đủ khả năng đứng vững trên thị trường và gây nên tình trạng phá sản của nhiều doanh nghiệp, tất yếu gây ra việc nhiều công nhân bị sa thải, tù đó làm cho việc thất nghiệp gia tăng. Thứ tư là do chu kì kinh doanh: là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Nguyên nhân thứ năm là do tác động từ phía người lao động chủ yếu là do thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp hoặc người lao động không chấp nhận mức lương hiện hành dẫn đến việc một số người lao động phải rời khỏi chỗ làm hiện tại và tìm chỗ làm mới, trong thời gian đi tìm kiếm việc làm mời họ trở thành người thất nghiệp. Sáu là tác động của các chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước voiứ các giải pháp như: chống lạm phát, các chính sách mở cửa… đòi hỏi phải có một lực lượng lao đông lớn và có tay nghề cao nhưng do nước ta hiện nay người lao động đông nhưng người lao động có tay nghề cao còn thiếu. Do đó chua đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao đông hiện tại cũng như trong tương lai nếu nước ta không đẩy mạnh đào tạo tay nghề cho người lao động. Thứ bảy là do tình độ lao động còn bất cập: đó là sự bất hợp lí trong cơ cấu nguồn nhân lực nước ta. Việc đào tạo nguồn nhân lực nhiều khi còn chưa gắn với nhu cầu dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, làm trái với chuyên môn được đào tạo… lao động có tay nghề và chuyên môn lâu năm còn thiếu Tám là do tốc độ đô thị hóa của nền kinh tế: công tác quy hoạch coìn nhiều hạn chế, nhận thức cuả người lao động cũng còn có nhiều bất cập Cuối cùng là do một số chính sách của nhà nước ta mặc dù đã được đẩy mạnh thực hiện nhưng việc thực hiện còn chưa mang lại nhiều hiệu quả chẳng hạn như chương trình đào tạo việc làm chưa đạt hiệu quả cao do đó tay nghề của người lao động chưa cao trước đòi hỏi về trình độ của người lao động cao như hiện nay. Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên hiện tượng thất nghiệp trong một số bộ phận người lao động như hiện nay. Tuy nhiên tình trạng thất nghiệp là vấn đề chung của mọi nền kinh tế chứ không riêng gì ở nước ta và vấn đề này được giải quyết như thế nào là do chính sách của quốc gia ấy sao cho phù hợp nhất. IV – LỢI ÍCH CỦA THẤT NGHIỆP Khi nhắc tới thất nghiệp chúng ta luốn cho rằng nó hoàn toàn xấu nhưng trong nền kinh tế vẫn cần phải có thất nghiệp tự nhiên. Nếu chính phủ cố tình giảm thất nghiệp xuống dưới mức này thì hậu quả là sẽ làm cho giá cả tăng đồng thời với việc tăng lạm phát. Thất nghiệp mà gia tăng thì tương quan với nó chính là giảm lạm phát. Cho nên ở một chừng mực nào đó chúng ta vần nên duy trì tình thất nghiệp ở một mức xác định. Một tỉ lệ lao động vừa phải sẽ giúp cho cả người lao động và chủ sử dụng lao động trong: + Người lao động có thể tìm được những cơ hội việc làm khác phù hợp hơn với khả năng mong muốn và điều kiện cư trú. Và do thay đổi công việc mới giúp người lao động làm việc hiệu qur hơn thỏa mãn nhu cầu. + Chủ sử dụng lao động: tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Chính vì vậy nó dẫn đến tổng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng. Do đó mà ở một chùng mực nào đó hiện tượng thất nghiệp đưa đến việc tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận V – THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở trên chúng ta đã được biết đến các khái niệm liên quan đến thất nghiệp cũng như biết đến các lợi ích mà thất nghiệp mang đến, nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp giải quyết tốt vấn đề việc làm. Những điều đó đòi hỏi hải nắm rõ thực trạng, xu hướng phát triển đối với vấn đè việc làm nước ta trong giai đoạnu đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Về dân số và lao động: Nước ta có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số bình quân tương đối cao. Dân số cả nước năm 2000 là 77.635,4 nghìn người đến 2007 là 85154,9 nghìn người. Như vậy bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người. Lực lượng lao động (LLLĐ) đang làm việc: 44171,9 nghìn người. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ vì vậy lực lượng lao động chiếm tỉ lệ cao trong tổng dân số cả nước 51.8%. Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng lao động được bổ sung một lượng đáng kể. Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế rất lớn của nước ta, đây cũng là thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, nếu không có những phương án cụ thể hữu hiệu rất dễ gây nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trầm trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua thì thực tế đã cho thấy Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giảm, hạn chế tỉ lệ việc làm xuống thấp hơn. Cơ cấu lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế: trong thành phần kinh tế Nhà nước 9,7%, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước 88,8% , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1,6%( Nguồn: niên giám thống kê). Nhìn chung tình trạng việc làm của nước ta trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ thất nghiệp giảm liên tục trên cả nước và ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Sơ bộ năm 2007, tỉ lệ thất nghiệp tại thành thị là 4,64% (giảm 0,67% so với 2005), trong 8 vùng lãnh thổ thì Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất. Trong các vùng lãnh thổ , tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong khu vực thành thị đã giảm xuống ở 5 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Qua bảng số liệu dưới đây chúng ta sẽ thấy thể hiện rõ những điều đó: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng % 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 5,88 6,01 6,85 6,74 6,42 6,28 6,01 5,78 5,60 5,31 4,82 4,64 Đồng bằng sông Hồng 7,57 7,56 8,25 8,00 7,34 7,07 6,64 6,38 6,03 5,61 6,42 5,74 Đông Bắc 6,4 6,34 6,60 6,95 6,49 6,73 6,10 5,93 5,45 5,12 4,32 3,97 Tây Bắc 5,92 5,87 6,02 5,62 5,11 5,19 5,30 4,91 3,89 3,42 Bắc Trung Bộ 6,96 6,68 7,26 7,15 6,87 6,72 5,82 5,45 5,35 4,98 5,50 4,92 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,57 5,42 6,67 6,55 6,31 6,16 5,50 5,46 5,70 5,52 5,36 4,99 Tây Nguyên 4,24 4,99 5,88 5,40 5,16 5,55 4,90 4,39 4,53 4,23 2,38 2,11 Đông Nam Bộ 5,43 5,89 6,44 6,33 6,16 5,92 6,30 6,08 5,92 5,62 5,47 4,83 Đồng bằng sông Cửu Long 4,73 4,72 6,35 6,40 6,15 6,08 5,50 5,26 5,03 4,87 4,52 4,03 Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng Tỷ lệ thời gian được sử dụng ở khu vực nông thôn tăng từ 74,16%(2001) lên 81,79%(2006). Khi thời gian lao động sử dụng tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc ngoài thời gian làm việc đồng áng bình thường người dân đã có những phương án dự phòng nhằm lấp đầy khoảng trống thời gian nông nhàn rảnh rỗi. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi của khu vực nông thôn phân theo vùng Thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn tăng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Cả nước 72,28 73,14 71,13 73,56 74,16 74,26 75,42 77,65 79,10 80,65 81,79 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 75,88 72,88 72,51 73,88 75,53 75,36 76,08 78,25 80,21 78,75 80,65 Đông Bắc Bộ }78,30 74,38 67,19 71,72 73,01 73,05 75,32 77,09 78,68 80,31 81,76 Tây Bắc Bộ 66,46 72,62 73,44 72,78 71,08 74,25 77,42 78,44 78,78 Bắc Trung Bộ 73,43 72,92 69,20 72,28 72,12 72,52 74,50 75,60 76,13 76,45 77,91 Duyên hải Nam Trung Bộ 70,93 71,58 72,56 74,02 73,92 74,60 74,85 77,31 79,11 77,81 79,81 Tây Nguyên 75,05 74,05 77,23 78,65 77,04 77,18 77,99 80,43 80,60 81,61 82,70 Đông Nam Bộ 61,83 74,52 74,55 76,20 76,58 76,42 75,43 78,45 81,34 82,90 83,46 Đồng bằng sông Cửu Long 68.35 71.56 71.40 73.16 73.18 73.38 76.53 78.27 78.37 80.00 81.70 + Ở ĐBSH tăng từ 75,53% (2000) lên 80,65%(sơ bộ 2006) + Ở ĐNB tăng từ 76,58% lên 83,46% +Ở ĐBSCL từ 73,18 lên 81,7 Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi của khu vực nông thôn phân theo vùng VI. BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng và lớn nhất của con người. Nhu cầu đó tưởng chừng như đơn giản song trong điều kiện kinh tế thị trường không phải ai cũng được đáp ứng và đáp ứng một cách đầy đủ. Để có được việc làm và nhất là việc làm phù hợp với năng lực trình độ và nghành nghề đã được đào tạo của mình thì không phải người lao động nào cũng dễ tìm kiếm, bởi vì nguồn laon động trong xã hội và cơ hội việc làm không phải lúc nào cũng tương thích nhau, do đó luôn luôn tồn tại một bộ phận người lao động thiếu việc làm và ngược lại nhiều chỗ làm việc bị bỏ trống. Vì vậy để giảm tình trạng thất nghiệp và tạo ra cơ cấu việc làm hợp lí, có hiệu quả cho dân cư trong xã hội, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp vời tình hình trong nước và các biện pháp đó ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể những biện pháp đó là: 1. Chính sách phát triển sản xuất: Tất cả các nhà nghiên cứu về thị trường lao động đều có chung nhận định rằng, để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào sự thay đổi khối lượng sản xuất. Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và sản xuất Nông- Lâm nghiệp –Thủy sản; công gnhiệp xây dựng và dịch vụ của Việt Nam trong suốt thời kì đổi mới đạt được kết quả Rất đáng khích lệ. Đặc biệt tôc độ tăng sản lượng công nghiệp và xây dựng luôn ở mức cao vượt quá 10 % trung bình hàng năm Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam, chuyên khảo về lao động và việc làm thì tính bình quân trong giai đoạn 1989-1999 mỗi năm có 887 nghìn chỗ làm việc mới đựơc tạo thêm, riêng giai đoạn 1997-2003 trung bình hàng năm giải quyết được khoảng 1200 nghìn chỗ làm việc mới. Đây là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm đổi mới ở lĩnh vực lao động và việc làm. Nhờ phát triển sản xuất mà hàng năm nước ta đã tạo thêm được rất nhiều chỗ làm việc mới đấp ứng nhu cầu việc làm và ổn định việc làm cho hàng nghìn người lao động. 2. Thực hiện chính sách tiền lương và thu nhập cho người lao động: Mặc dù có sự thay đổi thu nhập của người lao động chỉ được thông kê ở khu vực nhà nước nhưng tỉ lệ tăng hàng năm vượt 10 %, nếu có trừ đi tỉ lệ lạm phát hàng năm thì thu nhập người lao động Việt Nam vẫn luôn tăng hàng năm. Tỉ lệ thu nhập của khu vực nông thôn và khu vực có vốn đầu tư nhà nước còn cao hơn so với khu vực ngoài nước. Khi thu nhập tăng có nghĩa là dung lượng thị trường hàng hóa được mở rộng và dẫn đến là tăng tập hợp cấu sức lao động. Đây là xu hướng tích cực của nên kinh tế, phù với lý thuyết khoa học hiện đại được khẳng định bởi tỉ lệ việc làm cao và tránh đựoc thất nghiệp đại chúng mà Việt Nam không vấp phải trong suốt hơn hai thập kỉ qua Khi nói về tiền lương tăng, theo quy luật của thị trường khi tăng giá hàng hóa thì cầu của nó sẽ giảm đi và ngược lại. Tiền lương theo tính chất ảnh hưởng đến thị trường lao động, việc làm, thất nghiệp là một biểu hiện phức tạp đầy mâu thuẫn nhưng đồng thời có tác động đến sự hiình thành cung và cầu sưc lao động có nghĩa là nó xuất hiện như một yếu tố có tác động hai mặt và những ảnh hưởng khác nhau Như vậy chính sách tiền lương ổn định là liều thuốc tốt nhất cho chính sách việc làm đạt được hgiệu quả cao nhất. 3. Ổn định giá cả đồng tiền vốn trên thị trường tài chính: Thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam trong suốt 20 năm qua không chỉ được ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất, tăng trưởng kinh tế ổn định, giải quyết việc làm, kiểm soát thất nghiệp mà còn cả trong lĩnh vực tiền tệ. Giá cả đông tiền vốn ổn định đã góp phần tăng ảnh hưởng của các chính sách đầu tư, mở rộng sản xuất và tăng số chỗ làm việc trong nền kinnh tế. Thậm chí chính sách tiền tệ vẫn không bị biến động và ảnh hưởg dây chuyền ngay trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á giai đoạn 1997-1998 4. Các chương trình quốc gia về việc làm: Đó là những chương trình kinh tế xã hội nằm trong khuôn khổ các dự án đầu tư của Việt Nam nhằm tạo ra những chỗ làm việc mới cho người lao động. Những chương trình này trong giai đoạn 1992-2995 đã xây dựng được 144466 dự án, số vốn cho vay là 4481 tỉ đồng tạo ra hơn 4 triệu chỗ làm mới cho người lao động. Đào tạo 14260 lao động có nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ sở thương binh, người tàn tật để tạo việc làm cho nhiều người lao động. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là lực lượng có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động, ngoài ra còn giải quyết một khối lượng việc làm gán tiếp cụ thể là giai đoạn 1991- 2001 khu ực này tạo hơn 11 triệu việc làm mới còn khu vực nhà nước tạo ra được 556 nghìn chỗ làm chiếm 5% tổng số. Nguồn đóng góp lớn nhất hiện nay là kkhu vực hộ gia đình và nông dân, nơi đó taọ ra khỏang 90 % chỗ làm việc mới Do đó để giảm tình trạng thất nghiệp thì nhà nước ta đã thực hiện chính sách tăng các dự án đầu tư và có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất. 5. Chính sách điều chỉnh thời gian làm việc và ngày làm việc Trong điều kiện kinh tế hoạt động bình thường, thì cả người thuê lao động và gười lao động đều thích tăng thêm giờ làm việc và dĩ nhiên sẽ giàm cầu lao động từ bên ngoài. Cơ sở để giải quyết việc làm thêm giờ là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận. Bằng cách này hay cách khác cầu sưc lao động phụ thuộc vào thời gian ngày làm việc trong doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy cầu lao động của các doing nghiệp dần đi vào ổn định. Khi tình thế kinh tế không thuận lợi, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sút kém thì đặt doanh nghiệp đứng trướng một vấn đề là giảm số lượng lao động hay giảm thời gian làm việc thực tế. Từng doanh nghiệp sẽ có con đường đi riêng nhưng khuynh hưỡng chung là ổn định đội ngũ cán bộ để hi vọng tình hình kinh tế được cải thiện. Như vậy con đường được nhà nước ta khuyến khích là giảm thời gian ngày làm việc. Đó cũng chính là chính sách để giảm thất nghiệp khi sút giảm mạnh dung lượng sản xuất. 6. Chính sách đầu tư trong nền kinh tế: Tình hình đầu tư vào nền kinh tế không ngừng tăng so với tỉ trong GDP từ 18,1 % năm 1990 lên 40,4 % năm 1997 Vấn đề đầu tư nước ngoài cũng đạt được kết quả tương đối khả quan, tính đến cuối năm 2007 nước ta đã thu hút được nguồn vốn đầu tư vào trong nước khá lớn. Đây cũng là một nhân tố gúp cho vệc mở rộng sản xuất từ đó hạn chế được sỗ người thất nghiệp gia tăng. Chính sách đầu tư thứ hai là chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo vì nhờ có chính sách đầu tư cho giáo dục mà thực trạng giáo dục của Việt Nam cả về chất lượng lẫn số lượng ngày càng được cải thiện đáng kể. người lao động được đào tạo nghề đã phát triển lên gấp đôi từ 1996 đến 2005. chi tiêu công cho giáo dục không phải là chương trình trực tiếp đào tạo ra những chỗ làm việc mới nhưng lại đóng góp rất tích cực trong chính sách giải quyết việc làm cho nền kinh tế bởi sẽ làm tăng tính ổn định của công việc và việc làm có năng suất cao hơn đồi với những người lao động chuyên nghiệp. Đẩy mạnh việc giáo dục và đào tạo sẽ cung cấp những kiến thức văn hóa hiểu biết chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp cho những người có khả năng tự tạo việc làm cho chính mình. Vì vậy không chỉ ở nước ta mà bất kì quốc gia nào muốn mở rộng tập hợp cầu lao động và kinh tế tăng trưởng cao trong ổn định thì đều phải quan tâm và đầu tư hợp lí cho hệ thống giáo dục và đào tạo. 7. Chính sách phát triển ngoại thương Ngoại thương ảnh hưởng đến sức cầu lao động của ngành mà tạo điều kiện cho những ngành hàng xuất khẩu đồng thời ảnh hưởng tới sự luân chuyển vốn và sức lao động giữa các ngành Giai đoạn 1986-1990 kinh tế ngoại thương Việt Nam kém phát triển tỉ trọng xuất nhập khẩu thấp, nhập siêu luôn ở mữc cao Giai đoạn 1991-1995 tăng trưởng xuất nhập khẩu dần đi vào ổn định và đạt mức tăng trưởng cao Giai đoạn 1997-2001 tăng trưởng xuất nhập khẩu đã ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 570 USD. Điều đó có nghĩa là kinh tế ngoại thương của Việt Nam nói chung đã tăng được cầu sức lao động, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới tất yếu giản tỉ lệ thất nghiệp. Tác động của ngoại thương đối với cầu sức lao động rất đáng kể: theo kết quả điều tra của bộ thương mại VIệt Nam năn 2000 cho thấy chỉ tính một số ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghệ, số việc làm đã được tạo ra cho xuất khẩu hàng hóa đã gấp 2,2 lần tổng số lao động trực tiếp của khu vực đầu tư nước ngoài. Trên phạm vi cả nước số việc làm do tăng xuất khẩu tạo ra đã lên đến hàng triệu Như vậy ảnh hưởng của ngoại thương đến cầu sức lao động trong quá trình cải cách kinh tế vừa qua thực sự tăng bởi vì dung lượng trong các nghành hàng xuất khẩu được mở rộng 8. Chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việcc tăng số lượng chỗ làm việc. Ở Việt Nam năm 1998 khoảng 64,8 % tổng số chỗ làm việc mới đã được tạo ra, năm 2001 tăng lên là 72,75 % Ý nghĩa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vấn đề tạo việc làm còn thể hiện ở chi phí tạo ra một chỗ làm việc Về hiệu quả vốn đầu tư, bình quân chi phí vốn để tạo ra một chỗ làm việc mới ở khu vực kinh tế tư nhân chỉ khoảng 26 triệu đồng trong khi đó ở khu vực nhà nước lên tới 40 tiệu đồng Từ năm 2001 chính phủ đã tạm dừng việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Như vậy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn dự trữ quân trọng nhất để tăng sức cầu lao động ở Việt Nam 9. Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm Việc xúc tiến thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm sẽ gíup cho những người chưa có thông tin về tình hình việc làm nhưng muốn tìm hiểu về vấn đề việc làm và muốn có việc làm. Theo nghị định 72/cp năm 1995 của chính phủ về việc thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm. Đến năm 2006 cả nước có 175 cơ sở được thành lập và hoạt động. Các trung tâm giới thiệu việc làm đã giúp tư vấn giới thiệu việc làm cho hàng nghìn người giúp cho nhiều người tìm được việc làm như ý muốn. Như vậy tình trạng thất nghiệp ở nước ta phần nào đã được hạn chế và giảm sút hơn so với các năm trước. C – KẾT LUẬN Như vậy, thất nghiệp là một vấn đề khá nan giải và đòi hỏi phải được giải quyết sao cho phù hợp nhất bởi vì bên cạnh nhiều tác động tiêu cực thì thất nghiệp cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Một nền kinh tế không có tình trạng thất nghiệp thì cũng chưa hẳn đã tốt. Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay có xu hướng giảm đi phần là do hiệu quả của một số chinh sách của Đảng và Nhà nước, mặt khác là do kinh tế nước ta đang tăng lên và hệ quả tất nhiên là tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng giảm đi nhiều. Đây là dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế Việt Nam. Điều này sẽ thuận lợi cho viêc nâng cao mức sống của người lao động, ổn định tình kinh tế xã hội của đất nước. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9571.doc
Tài liệu liên quan