Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương Mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB)

I. Lời nói đầu Ngày nay khi mà khoa học công nghệ phát triển vươt bậc, hàng hoá xã hội sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi ngày càng lớn thì vấn đề thanh toán chi trả không chỉ dừng lại ở một cá nhân, một cơ quan trong một nước mà nó còn được mở rộng thành những cuộc mua bán trao đổi quốc tế giữa nước này với nước khác với số tiền khổng lồ. Nếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vận chuyển, chi phí vận chuyển …, hơn thế nữa nguy cơ rủi ro lại ở mức

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương Mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao. Còn nếu sử dụng phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt ta sẽ tiết kiệm được không những thời gian, chi phí mà lại an toàn. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp cho quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế được nhanh hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đảm bảo kinh doanh sản xuất liên tục, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau đây em xin trình bày “Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB)”. II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng VPB 1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt: Ngân hàng VPB ý thức được mọi khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đều mong muốn và uỷ nhiệm cho Ngân hàng thanh toán kịp thời và chính xác, đảm bảo an toàn tài sản cho mình. Vì thế Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thiện để thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng (tháng 5/1990), Ngân hàng Trung ương đã thành lập Trung tâm tin học Ngân hàng ở Hà nội và trang bị hệ thống máy tính từ Trung ương đến các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố, Ngân hàng VPB cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng chương trình tin học vào hệ thống thanh toán. Điều này góp phần làm tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. Tình hình thanh toán tiền tệ của Ngân hàng VPB được thể hiện qua bảng sau: Tình hình thanh toán KDTM 6 tháng cuối năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 % tăng DS so với năm 2001 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Thanh toán kinh doanh tiền mặt 19.597.225 82,14 20.587.329 83,28 105,05 Thanh toán bằng TM qua quỹ NH 4.259.003 17,86 4.134.043 16,72 97,06 Doanh số TT chung 23.856.288 100 24.721.372 100 103,62 Qua bảng số liệu trên cho thấy: 6 tháng cuối năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đều chiếm tỷ lệ trên 82% doanh số thanh toán chung. Tỷ lệ này khả dĩ và tương đối phổ biến ở các Ngân hàng. Doanh số thanh toán khong dùng tiền mặt nói riêng và doanh số thanh toán nói chung ngày càng tăng, chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thanh toán. 6 tháng đầu năm 2001, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng 105,5% so với 6 tháng cuối năm 2002, trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt lại giảm bằng 97,06% so với 6 tháng cuối năm 2002, doanh số thanh toán chung tăng 103,62%. Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quỗc doanh. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận là các khoản thanh toán chính của Ngân hàng như thu tiết kiệm, kỳ phiếu, chi trả lãi tiền gửi… Doanh số thanh toán thường tăng vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân là vào thời điểm này các hoạt động trên thị trường rất khẩn trương, khối lượng hàng hoá giao dịch tăng mạnh, đồng thời đây cũng là thời điểm thanh toán công nợ giữa các doanh nghiệp, do vậy kéo theo sự tăng lên tương ứng của doanh số thanh toán nói chung và doanh số thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Hơn bao giờ hết, Ngân hàng VPB đang ra sức phấn đấu tạo ra một môi trường chuyển hóa nhanh từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Đã qua rồi thời kỳ khủng hoảng tiền mặt triền miên, Ngân hàng luôn thiếu khả năng chi trả. Hiện nay nhờ thực hiện tốt công tác tiền tệ kho quỹ, Ngân hàng luôn duy trì định mức tồn quỹ tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Vì thế khách hàng đến với Ngân hàng luôn đảm bảo được cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán một cách kịp thời. Do thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán, nhiều khách hàng đã nhận thấy lợi ích thực sự của thanh toán không dùng tiền mặt nên đã hướng dần sang phương thức thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi…. Thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng VPB đã trở thành phương tiện thanh toán chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt. Uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo điều kiện tiếp tục mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. 2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Mặc dù ngành Ngân hàng đã tập trung nhiều chất xám vào việc cải tiến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, song cho đến nay chưa phải đã hoàn thiện, mỗi hình thức thanh toán vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Điều này được làm sáng tỏ qua việc khảo sát thực tế thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán ở Ngân hàng VPB qua bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng TT Các hình thức thanh toán Năm 2001 Năm 2002 % tăng giảm DS so với năm 2000 Số món Số tiền Số món Số tiền 1 Các loại séc Séc chuyển khoản Séc bảo chi 17.791 14.855 2936 3.160.763 2.731.128 429.606 76.682 78.108 574 1.268.285 1.207.746 60.538 40,12 44,22 14,09 2 Ngân phiếu TT 13.130 480.233 28.336 508.487 105,88 3 Uỷ nhiệm chi 60.179 15.535.528 213.679 18.703.097 117,22 4 Uỷ nhiệm thu 287 122.528 267 107.459 87,70 Cộng 109.178 19.719.025 320.966 20.587.329 104,40 Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng các công cụ truyền thống như các loại séc, uỷ nhiệm-chuyển tiền, ngân phiếu thanh toán cũng đã thay thế một lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông. Khách hàng đã quen dần với việc sử dụng ngân phiếu thanh toán để mua hàng, trả tiền dịch vụ… Uỷ nhiệm thu ít được sử dụng hơn. Mức độ áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác nhau là do sự lựa chọn của khách hàng. Mặc dù trong thể thức thanh toán qua Ngân hàng quy định các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng quyền quyết định lại thuộc về khách hàng. Trong thực tế, khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán thuận tiện và mang lợi ích kinh tế lớn nhất cho mình. Căn cứ để khách hàng lựa chọn bao gồm: Các quy định cụ thể về mỗi hình thức thanh toán. Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ tín nhiệm với bạn hàng. Trình độ trang bị kỹ thuật thanh toán của Ngân hàng. Thói quen sử dụng các công cụ truyền thống. Hình thức thanh toán bằng séc: Hiện nay tại Ngân hàng VPB chỉ sử dụng 2 loại séc là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Doanh số thanh toán bằng séc không cao, dao động nhiều và dường như bị thu hẹp dần. Doanh số thanh toán séc 6 tháng đầu năm 2002 giảm chỉ bằng 40,12% doanh số thanh toán bằng séc của năm 2001. Séc chuyển khoản: Nếu như xét về số món thanh toán thì séc chuyển khoản chiếm 22,54%, nhưng doanh số thanh toán chỉ bằng 9,8%. Điều này chứng tỏ séc chuyển khoản ít được sử dụng thanh toán những món lớn. Tỷ trọng doanh số thanh toán séc chuyển khoản năm 2001 chiếm 13,94% nhưng sang 6 tháng đầu năm 2002 chỉ còn 5,87%. Qua khảo sát thực tế khách hàng thường thanh toán bằng séc chuyển khoản đối với những món có giá trị không lớn lắm, bởi vì những món giá trị lớn người bán không chắc chắn lắm về khả năng thanh toán của người mua thì họ đòi thanh toán bằng hình thức khác. Séc chuyển khoản có thể phát hành quá số dư, khi đó quyền lợi của người bán bị ảnh hưởng. Cho nên hình thức này phải tuân thủ nguyên tắc ghi “Nợ” trước ghi “Có” sau. Nếu khách hàng cùng mở tài khoản ở Ngân hàng VPB thì rất thuận tiện. Nhưng khách hàng mở tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau thì quá trình luân chuyển chứng từ phải mất từ 1-2 ngày người bán mới được ghi “Có” vào tài khoản. Nếu trên tài khoản người mua không đủ tiền, người bán phải chờ lâu hơn nữa. Như vậy thanh toán bằng séc chuyển khoản rất thuận tiện cho người mua nhưng người bán dễ bị chiếm dụng vốn. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng áp dụng một hình phạt rất nặng đối với người mua phát hành séc quá số dư. Có những trường hợp séc phát hành quá số dư nhưng không phải do khách hàng cố ý mà do tiền hàng của họ chưa về kịp ngày hôm đó, hay có khoản chi tiêu đột xuất. Nếu Ngân hàng tiến hành phạt khách hàng và việc áp dụng mức phạt khắt khe sẽ hạn chế người mua phát hành séc chuyển khoản quá số dư nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế luôn hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản. Mặt khác, theo quy định khi séc chuyển khoản phát hành quá số dư sẽ ghi nhập tài khoản ngoại bảng để theo dõi, khi đơn vị có đủ tiền sẽ xuất tài khoản ngoại bảng và tính phạt. Nhưng trên thực tế, do không có chứng từ lưu theo dõi, quá trình xuất nhập tài khoản ngoại bảng nên thanh toán viên thường lờ việc tính phạt với mục đích giữ quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng quen thuộc. Do vậy mà rất ít trường hợp séc phát hành quá số dư bị tính phạt. Trường hợp này quyền lợi của người bán bị ảnh hưởng. Đó chính là lý do người bán có xu hướng thích nhân séc bảo chi đối với những món thanh toán lớn hơn là séc chuyển khoản. Trong nền kinh tế thị trường, lượng hàng hoá giao dịch nhiều, tốc độ nhanh, trong khi đó thời hạn hiệu lực của séc chuyển khoản quy định 15 ngày làm việc. Nếu người mua không theo dõi cụ thể chặt chẽ số dư của tài khoản tiền gửi thì dễ dẫn tới phát hành séc quá số dư. Trên thực tế vòng luân chuyển của séc chuyển khoản hiện nay rất nhanh. Từ thực tế trên Ngân hàng cần có cải tiến nhất định để hình thức thanh toán séc chuyển khoản được sử dụng rộng rãi hơn. Séc bảo chi: Số món thanh toán bằng séc chuyển khoản gấp 26,5 lần số món thanh toán bằng séc bảo chi, nhưng doanh số thanh toán lại gấp có 8 lần, chứng tỏ khách hàng thường thanh toán bằng séc bảo chi những món có giá trị lớn gấp nhiều lần séc chuyển khoản. Do đó có sự phát sinh trái ngược về số món và số tiền trong thanh toán séc bảo chi và séc chuyển khoản. Năm 2001 tỷ trọng doanh số thanh toán bằng séc bảo chi chiếm 2,19% nhưng 6 tháng đầu năm 2002 giảm xuống còn 0,29%. Số món thanh toán bằng séc bảo chi chiếm khoảng 0,85% tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt. Séc bảo chi thanh toán cùng hệ thống được ghi “Có” trước ghi “Nợ” sau nên khách hàng nộp séc và Ngân hàng sau khi kiểm tra thấy hợp lệ sẽ thanh toán ngay cho khách hàng. Nếu thanh toán khác hệ thống theo quy định hiện nay được phép thanh toán “Nợ” “Có” đồng thời tại phiên giao dịch bù trừ. Vì vậy tốc độ thanh toán bằng séc bảo chi khá nhanh. Mặc dù có những thay đổi tương đối lớn trong thanh toán bằng séc bảo chi song quá trình thanh toán tại các Ngân hàng hiện nay vẫn bộc lộ một số nhược điểm. Đó là việc tính ký hiệu mật trên séc bảo chi. Việc tính ký hiệu mật chỉ diễn ra khi người bán nộp séc vào Ngân hàng phục vụ mình và chỉ có các Ngân hàng biết với nhau. Còn khi nhận séc từ người phát hành thì người bán chỉ kiểm tra chứng minh thư của người mua mà không biết được ký hiệu mật này có đúng hay không. Việc kiểm tra chứng minh thư không đủ để đảm bảo là của người mua phát hành, vì trong nhiều trường hợp không nhận thấy sự giả mạo chứng minh thư, người bán sẽ chấp nhận tờ séc và giao hàng cho người mua. Chỉ đến khi nộp séc vào Ngân hàng mới phát hiện được tờ séc là giả mạo. Khi đó người bán sẽ chịu thiệt hại. Mặt khác việc tính ký hiệu mật của séc bảo chi vẫn thực hiện bằng tay mang tính chất thủ công, nhiều khi cán bộ Ngân hàng phải tính đi tính lại mất nhiều thời gian, đồng thời nếu sai ký hiệu mật, các Ngân hàng phải điện cho nhau rất tốn kém. Để đảm bảo thanh toán bằng séc bảo chi an toàn, Ngân hàng cần nhanh chóng có biện pháp giảm tối đa những sai sót này. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền: Nhìn vào bảng II ta thấy uỷ nhiệm chi là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến nhất. Thanh toán uỷ nhiệm chi ngày càng tăng cả về số món và doanh số thanh toán. Trung bình tỷ trọng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chiếm trên 85% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2001 tỷ trọng này lên tới 90,85% tăng 117,22% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù số món thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chỉ hơn gấp 2,83 lần số món thanh toán bằng séc nhưng doanh số vượt xa gấp nhiều lần (7,82 lần) chứng tỏ uỷ nhiệm chi được dùng thanh toán những món lớn. Nguyên nhân chính làm cho uỷ nhiệm chi được khách hàng ưa chuộng là do thủ tục đơn giản. Người mua chỉ cần viết uỷ nhiệm chi gửi tới Ngân hàng phục vụ mình, Ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán. Người bán không cần đến Ngân hàng làm thủ tục như đối với hình thức khác. Như vậy thanh toán uỷ nhiệm chi thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán. Hơn nữa, do việc thanh toán liên Ngân hàng qua mạng vi tính và thanh toán bù trừ trên địa bàn rất nhanh gọn nên hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi trở nên thuận tiện và kịp thời hơn. Chỉ trong vòng 1-2 ngày, thậm chí vài giờ khi người mua gửi uỷ nhiệm chi, người bán đã nhận được tiền. Do vậy đối với những khoản thanh toán lớn khách hàng đều thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi cũng được sử dụng thanh toán những khoản của chính bản thân Ngân hàng như thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách chi trả lãi, điều hoà vốn… Vì vậy doanh số uỷ nhiệm chi thường rất cao. Uỷ nhiệm chi còn sử dụng xin phát hành séc bảo chi, séc chuyển tiền thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn. Vì thế mà doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm chi bị đội lên. Doanh số thanh toán bằng séc chuyển tiền gần như biến động cùng chiều với doanh số của uỷ nhiệm chi. Doanh số thanh toán 6 tháng đầu năm 2002 tăng 177,49% so với 6 tháng đầu năm 2001. Tỷ trọng của doanh số thanh toán bằng séc chuyển tiền trung bình là 1,12% trên toàn bộ doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi. Séc chuyển tiền qua khảo sát thực tế này cũng ít sử dụng bởi phải qua nhiều bước tốn thời gian. Uỷ nhiệm chi chủ yếu áp dụng khi hai bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau, bên bán tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên mua sẽ giao hàng trước. Sau khi nhận hàng, bên mua lập uỷ nhiệm chi gửi tới nhờ Ngân hàng chi hộ. Trong trường hợp này dùng để thanh toán những hàng hoá đã giao, khả năng rủi ro hoàn toàn thuộc người bán. Uỷ nhiệm chi cũng có thể áp dụng trong trường hợp tín nhiệm chưa cao. Trong trường hợp này chỉ khi bên mua xuất trình một liên uỷ nhiệm chi đã có dấu và chữ kí của ngân hàng thì bên bán mới xuất hàng. Như vậy rủi ro lại thuộc về phía người mua. Qua khảo sát tại Ngân hàng VPB thấy rất hiếm khi thanh toán theo phương thức 2. Vì khi đó sẽ phá vỡ tính giản đơn của thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. Nếu cả hai bên không tín nhiệm nhau bên bán có thể đề nghị bên mua thanh toán bằng hình thức khác như séc bảo chi, ngân phiếu thanh toán… Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Hình thức thanh toán rất ít được khách hàng ưa chuộng. Tỷ trọng doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu 6 tháng đầu năm 2001 tại ngân hàng VPB không đáng kể trên tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. 6 tháng đầu năm 2002 cũng chỉ chiếm 0,52%. Tỷ trọng trung bình của thời gian trên cũng chỉ bằng 0,27% thấp nhất trong năm hình thức thanh toán không dùng tiền mặt . Uỷ nhiệm thu thường chỉ dùng để thanh toán những món có giá trị nhỏ, chủ yếu dùng để thanh toán phí dịch vụ đã cung cấp mang tính chất thường xuyên định kì như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà… Sở dĩ tỷ trọng trong doanh số 6 tháng đầu năm 2002 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2001 là vì có hai đơn vị sử dụng uỷ nhiệm thu để thanh toán tiền hàng. Mức độ áp dụng uỷ nhiệm thu do đặc điểm của bản thân hình thức này quyết định. Nếu hai bên mua và bán đều mở tài khoản ở cùng một Ngân hàng thì thủ tục thanh toán uỷ nhiệm thu khá đơn giản, khách hàng chỉ cần nộp uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn là gần như có tiền ngay. Trường hợp hai bên mua và bán mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau thì bên bán phải chờ một thời gian để Ngân hàng bên bán gửi uỷ nhiệm thu sang Ngân hàng phục vụ bên mua ghi “Nợ” trước. Sau khi uỷ nhiệm thu quay trở về ngân hàng mới ghi “Có” tài khoản đơn vị bán. Đó là chưa kể trường hợp bên mua hàng không có đủ tiền để thanh toán. Do dễ bị chiếm dụng vốn như vậy nên người bán rất ngại sử dụng hình thức này. Uỷ nhiệm thu chỉ sử dụng thanh toán một lần, do đó nếu bên mua không đủ tiền chi trả thì Ngân hàng bên mua phải nhập vào tài khoản ngoại bảng theo dõi, khi bên mua có đủ tiền thanh toán thì Ngân hàng xuất tài khoản ngoại bảng xử lý phạt, cách tính phạt giống cách tính phạt trả chậm séc phát hành quá số dư. Trên thực tế cũng ít thấy tính phạt. Hình thức thanh toán bằng ngân phiếu: Mấy năm gần đây thanh toán bằng ngân phiếu không ngừng gia tăng. Tại Ngân hàng VPB doanh số thanh toán bằng ngân phiếu 6 tháng đầu năm 2002 tăng 105,88% so với 6 tháng đầu năm 2001. Trung bình tỷ trọng thanh toán bằng ngân phiếu của hai năm 2001 và 2002 bằng 2,46% trên tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Xét về tỷ trọng món thì ngân phiếu thanh toán 6 tháng đầu năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 chiếm 10,06% trên tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt. Song xét về tỷ trọng của doanh số thì chỉ bằng 2,46%, điều này chứng tỏ ngân phiếu thanh toán chủ yếu sử dụng để thanh toán những món có giá trị nhỏ. Đối với những khoản lớn, khách hàng thích sử dụng uỷ nhiệm chi hay séc bảo chi để tránh khỏi sử dụng nhiểu tờ ngân phiếu. Sở dĩ thanh toán bằng ngân phiếu được khách hàng ưa chuộng vì khách hàng rất chủ động, đặc biệt là khách mua hàng khác địa phương, khác hệ thống, khách hàng hay sử dụng ngân phiếu để tránh những thủ tục phiền hà của Ngân hàng, thủ tục thanh toán gần giống tiền mặt. Người mua trả trực tiếp ngân phiếu cho người bán mà không phải qua bất cứ một khâu trung gian nào. Còn người bán nhận ngân phiếu là chắc chắn có tiền rồi. Người bán chỉ cần nộp ngân phiếu vào ngân hàng là được ghi “Có” ngay trên tài khoản hoặc được rút tiền mặt ngay không phải chờ đợi lâu như các hình thức khác. Ngân phiếu thanh toán là hình thức mới ra đời, được khách hàng thích dùng vì sử dụng tiện lợi như sử dụng tiền mặt, song lại tiết kiệm rất nhiều công sức kiểm đếm, giao nhận, phạm vi thanh toán rộng, tốc độ thanh toán nhanh phù hợp với kinh tế thị trường. Song do đặc điểm của ngân phiếu có thể lưu thông một cách tự do không cần có vai trò trung gian thanh toán của Ngân hàng nên sẽ hạn chế hạn chế vai trò quản lí vĩ mô của Ngân hàng nhà nước. Nếu để ngân phiếu lưu thông quá rộng rãi sẽ có thể gây ra lạm phát như lưu thông tiền mặt. Từ đó ngân phiếu thanh toán chỉ nên coi là một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi. Khi nhu cầu tiền mặt đã trở nên bình thường thì thay thế ngân phiếu thanh toán bằng công cụ khác thích hợp hơn. III. Kết luận Quán triệt nội dung đổi mới theo Pháp lệnh Ngân hàng, chỉ có sự hoàn thiện không ngừng mới có thể đứng vững trên thương trường. Hơn nữa bất kỳ lĩnh vực nào khác trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt phải được coi là một giải pháp giữ vai trò chiến lược, là tiền đề quan trọng nhất để từng bước hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam. Đặc biệt là trong xu hướng phát triển hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, gia nhập AFTA, ký Hiệp định thương mại với Mỹ và đang hướng tới gia nhập Tổ chức thương mại thế giớ WTO nên chắc chắn trong thời gian tới, Ngân hàng Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các tập đoàn Ngân hàng hùng mạnh của nước ngoài. Vì thế cải tổ nghiệp vụ thanh toán qua Ngân hàng có tầm đặc biệt quan trọng nhằm giúp các Ngân hàng Việt Nam đạt tới trình độ văn minh tiền tệ thế giới, nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng Ngân hàng tài chính thế giới. IV. Tài liệu tham khảo Pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam Các tạp chí Ngân hàng Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPB Giáo trình thanh toán quốc tế I. Lời nói đầu 1 II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng VPB 2 1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt: 2 2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: 3 III. Kết luận 12 IV. Tài liệu tham khảo 13 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0877.doc
Tài liệu liên quan