Tài liệu Thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội: ... Ebook Thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo KẾT QỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đỀ tài
thỰC TRẠNG THANH NIÊN TỈNH CÀ MAU, NHỮNG GIẢI PHÁP và chính sách cẦN THIẾT ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
cơ quan chỦ trì: văn phòng ubnd tỉnh cà mau
cơ quan chỦ quẢn: sỞ khoa hỌc công nghỆ và
môi trưỜng tỈnh cà mau
cơ quan phỐI hỢp: tỈnh đoàn cà mau
ChỦ nhiỆm đỀ tài:
Cử nhân: Phạm Văn Uýnh
Chuyên viên nghiên cứu tổng hợp UBND tỉnh Cà Mau
Phó chủ nhiệm đề tài:
Cử nhân: Đào Hoàng Nam
Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu
Cà Mau, tháng 9 năm 1998
LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên hiện nay của tỉnh Cà Mau, từ đó có giải pháp thích hợp, đồng thời đề xuất lên cấp đủ thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách nhằm phát huy, phát triển thanh niên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Qua thực tiễn và quá trình công tác, chúng tôi (Ban Chủ nhiệm đề tài) đều là cán bộ Đoàn được rèn luyện, trưởng thành từ phong trào thanh niên, nay đã chuyển công tác khác nhưng vẫn luôn suy nghĩ, trăn trở trước các vấn đề xã hội của thanh niên. Từ tình cảm và trách nhiệm đó, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thanh niên trong tình hình mới.
Khi nghiên cứu và viết đề tài, chúng tôi đã hết sức cố gắng, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Sở Khoa học công nghệ và môi trường, của Văn phòng UBND tỉnh, của Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, của nhiều cơ quan, đơn vị, của các đồng chí, đồng nghiệp... Song đề tài cũng còn những hạn chế nhất định.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, các đồng chí, đồng nghiệp đối với đề tài này./.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Phạm Văn Uýnh
báo cáo KẾT QỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đỀ tài
thỰC TRẠNG THANH NIÊN TỈNH CÀ MAU, NHỮNG GIẢI PHÁP và chính sách cẦN THIẾT ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”.
Thực tiễn lịch sử 66 năm qua của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước đã chứng minh rằng: ở những bước ngoặt của lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gánh vác được những nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và đã góp phần làm nên truyền thống vẻ vang cho dân tộc.
Hơn mười năm đổi mới và hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế có tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và ở mỗi địa phương. Thanh niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực là những hạn chế tiêu cực. Vì vậy cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để phát huy, phát triển và quản lý Nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
2- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thanh niên tỉnh Cà Mau, công tác Đoàn và phong trào thanh niên 5 năm qua; cả về mặt lý luận, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với thanh niên và thực trạng tình hình thanh niên tỉnh Cà Mau trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
3- Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp luận về vấn đề thanh niên, những quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với thanh niên.
- Điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, đánh giá thực trạng tình hình thanh niên tỉnh Cà Mau; dự báo xu hướng phát triển thanh niên đến năm 2010.
- Tổng kết kinh nghiệm và mô hình thực tiễn về công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Cà Mau 5 năm qua.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Cà Mau trong những năm tới.
- Đề xuất phương hướng xây dựng văn bản chiến lược, các chính sách cần thiết và chương trình hành động phát triển thanh niên trong giai đoạn mới.
4- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhân tố con người, vai trò của các cơ quan quản lý, của tổ chức chính trị xã hội và hệ thống các chính sách.
- Điều tra tổng thể và điều tra xã hội học.
- Phân tích thực tiễn; tổ chức tọa đàm, hội thảo, so sánh; tổng kết đánh giá.
5- Thời gian nghiên cứu: 2 năm
6- Cái mới của đề tài:
- Nghiên cứu vấn đề chưa có tiền lệ ở Cà Mau cũng như các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự báo về tình hình thanh niên và công tác thanh niên đến năm 2010.
- Đề xuất phương hướng xây dựng chính sách, bổ sung hoàn thiện chính sách liên quan đến đối tượng thanh niên thuộc thẩm quyền của Nhà nước ở cấp Trung ương; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về thanh niên ở tỉnh Cà Mau.
PHầN I
NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về THANH NIêN
Và CáC Tổ CHứC CủA THANH NIêN VIệT NAM
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia, các thời đại coi là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong kho tàng tri thức của loài người đã lưu giữ lại những tư tưởng, quan điểm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sư phạm, các danh nhân văn hóa về thanh niên.
Trong kho tàng tri thức đó học thuyết Mác-Lê-nin với bản chất cách mạng và khoa học đã có những quan điểm lý luận mẫu mực về nhiều vấn đề của thanh niên. Trên cơ sở những tư tưởng, những dự báo mang tính khoa học của C.Mác, ăng-ghen và Lê-nin, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa phương pháp luận khoa học và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn hôm nay.
I- MáC, ăNG-GHEN, Lê-NIN: BàN Về VAI TRò, Vị TRí CủA THANH NIêN TRONG ĐờI SốNG Xã HộI.
1- Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại, một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và luôn luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật. Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách một giai cấp khi nó ý thức được địa vị và tương lai của nó: “... Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” C.Mác và F.ăng-ghen về thanh niên, bản tiếng Nga, Mátxcơva’ 972tr.110
. Trong bối cảnh của xã hội tư bản đương thời (cuối thế kỷ XIX), Mác cho rằng “Cần phải giải thoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại” Sách đã dẫn tr.110
. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ chế dân tộc.
2- ăng-ghen đã đề xuất tư tưởng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Ngay khi mới 19-20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè, ăng-ghen đã chế nhạo cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn “giam mình trong vương quốc của điền viên”, với thái độ “Mũ ni che tai”, bàng quan trước thời cuộc. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức, ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Điều đáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của ăng-ghen trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế với lưỡi lê và họng súng. Vào năm 1845, ăng-ghen đã viết rằng, chính thanh niên nước Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này.
3- Mác và ăng-ghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong chiến đấu của nó. ăng-ghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như: “đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi “Đảng của Mác” đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt của Bít-xmắc. ăng-ghen viết: “Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng”.
4- Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và ăng-ghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lê-nin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. ông đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với các Đảng Cộng sản. Đánh giá rất cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, Lê-nin không nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của cách mạng mà các thế hệ trước chưa kịp hoàn thành. Ngay cuối thế kỷ XIX, ông đã viết: “người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và CNXH”. V.I.Lênin, toàn tập, tập 4, trang 195 (bản tiếng Nga)
Lê-nin đã sớm nhìn thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên học sinh, sinh viên. ông đã thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của mình rằng phải kiên trì đấu tranh để hợp nhất phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lưu chung theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. ông cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản.
II- Hồ CHủ TịCH: THANH NIêN Là ĐộNG LựC CHủ YếU CủA CáCH MạNG, Là NGườI CHủ TươNG LAI CủA ĐấT NướC.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn tâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Ngay từ đầu năm 1924, tấm gương hoạt động cách mạng và những bài báo của Nguyễn ái Quốc đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên, cổ vũ thanh niên nước ta đứng lên làm cách mạng. Việc thành lập tổ chức “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng” (với hạt nhân là cộng sản đoàn) để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và việc sáng lập tờ báo cách mạng mang tên “Thanh niên” đã chứng tỏ Hồ Chủ tịch có một tầm nhìn chiến lược, khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể “nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta” Lê Duẩn : Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Sự thật. Hà Nội 1970. tr.48
. Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng. Từ năm 1921, trong màn đêm dày đặc của chế độ thực dân, Người đã nhận thấy vai trò ấy: “... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” Hồ Chí Minh : Vì độc lập tự do, vì CNXH. Sự thật. Hà Nội 1970. Tập 6 tr.18
. Bộ phận ưu tú ở đây chính là lớp thanh niên đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Người coi “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa”, “thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ” và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm” Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Sự thật. Hà Nội 1982.Tập 6.tr. 276
. Người đã tổng kết: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc: Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc” Hồ Chí Minh : Về giáo dục thanh niên, Thanh niên. Hà Nội 1980.tr. 129
... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, chắc chắn thanh niên sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ rấtoà Chuỷ tũch coự moọt taàm nỡnHoà vẻ vang của đạo quân tiên phong trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” Sách đã dẫn. tr. 853
.
Tư tưởng bao trùm của Bác đối với thanh niên và đó cũng là lời dăn của Người đối với Đảng, với dân trước lúc đi xa: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
.
III- NHữNG QUAN ĐIểM Và CHíNH SáCH CủA ĐảNG Và NHà NướC TA ĐốI VớI CôNG TáC THANH NIêN.
Những quan điểm về lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng và Nhà nước ta là sự kế thừa có tính nhất quán, liên tục, xuyên suốt tư tưởng của Đảng và Hồ Chủ tịch ngay từ những năm tháng đầu tiên xây dựng chính quyền cách mạng nhân dân. Sự nhất quán đó thể hiện tư tưởng trước sau như một của Đảng, Nhà nước ta đối với chiến lược quốc gia phát triển nguồn lực thanh niên.
Bác dạy: “Kiến thiết cần có nhân tài”. Hiện nay công cuộc đổi mới đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người là nguồn lực chủ yếu và quyết định cho sự nghiệp cách mạng này thành công. Đất nước đang và sẽ cần nhiều những nhà khoa học giỏi, những nhà doanh nghiệp, những nhà tư tưởng và chính khách tầm cỡ. Để đáp ứng yêu cầu thực tế này, chúng ta phải tin cậy, tin tưởng và dựa vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ cán bộ, sỹ quan, trí thức trẻ, những danh nhân trẻ của đất nước.
1- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 66 nói về thanh niên : “Thanh niên được gia đình, nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”.
2- Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên chỉ rõ: “Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm sự phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam”. Nghị quyết còn nhấn mạnh “Nhà nước coi thanh niên là một bộ phận của chiến lược kinh tế-xã hội”. Tiếp theo tinh thần đó, Nghị quyết 25 Bộ Chính trị khóa VI nêu rõ: “Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người”.
3- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới ngày 14 tháng 1 năm 1993 đã đánh giá về thanh niên toàn diện hơn. Nghị quyết nêu lên 5 phương hướng lớn trong chính sách thanh niên. Đó là:
3.1- Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
3.2- Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ TN Việt Nam nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới. Hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của xã hội, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sĩ có tài năng, những người lao động có tay nghề cao.
3.3- Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Khuyến khích thanh niên hăng say lập nghiệp, tự tạo việc làm và giúp nhau tạo việc làm. Nhà nước tổ chức và huy động thanh niên tham gia xây dựng các công trình, các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan trọng; đầu tư ngân sách thích đáng cho các chương trình giải quyết việc làm. Mở rộng việc cho các gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh. Sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý lao động và cư trú để thanh niên dễ dàng tìm việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên.
- Đáp ứng thiết thực các yêu cầu về học tập, lao động, sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, xây dựng hạnh phúc gia đình cho thanh niên.
- Bồi dưỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên; sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ vào các vị trí xứng đáng với đức - tài của họ; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành.
- Tổ chức tốt việc phục hồi chức năng, chăm lo dạy nghề, dạy văn hóa, bố trí việc làm thích hợp cho thương binh, thanh niên, thiếu niên tàn tật.
- Có chủ trương, biện pháp cụ thể thích hợp đối với hoạt động của thanh niên dân tộc.
3.4- Xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn, nhất là đoàn cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn cơ sở. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên trong các tổ chức của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt. Chăm lo xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các hình thức tập hợp, giáo dục nhi đồng.
3.5- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh là điều kiện phát triển của thế hệ trẻ và cũng là nhiệm vụ của chính thanh niên,
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách: thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật; chống văn hóa độc hại, đồi trụy, mê tín, dị đoan; chống nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc; chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các hành vi tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Xây dựng và thực hiện các quy ước về nếp sống văn minh ở các địa bàn dân cư, các đơn vị cơ sở, trường học, những nơi công cộng.
Xây dựng gia đình văn hóa, tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục, chăm sóc thanh, thiếu niên.
4- Để thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng (khóa VII), Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 145/TTg ngày 06/4/1993 về việc thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Chỉ thị nêu 6 vấn đề chủ yếu như sau:
4.1- Về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, hướng chủ yếu là thanh niên tự tìm việc làm phù hợp, cùng góp vốn phát triển sản xuất, mở mang các hoạt động dịch vụ theo các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mà Nhà nước đã ban hành.
4.2- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên tham gia tích cực vào chương trình khuyến nông, cấp vốn đầu tư và hướng dẫn quy hoạch cho TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng một số trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nghề nông cho thanh niên ở các vùng kinh tế.
4.3- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TBXH, Bộ Giáo dục-đào tạo, Bộ y tế cân đối ngân sách, trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở hiện có và xác định rõ quy hoạch, cấp vốn đầu tư cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng một số cơ sở để chữa bệnh, dạy nghề, tạo cơ sở sản xuất và tìm việc làm thích hợp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ, những thanh thiếu niên nghiện hút xì ke ma túy và các phụ nữ làm nghề mại dâm.
4.4- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng đề án và bàn với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ chuyên ngành, Bộ Lao động-TBXH về việc Đoàn nhận vốn xây dựng và thực hiện các dự án thuộc quyết định 327 về phủ xanh đất trống đồi trọc... trên cơ sở các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-TBXH cân đối ngân sách, tìm thêm nguồn vốn, hoặc trích từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm dành cho Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh một số vốn để hỗ trợ vốn ban đầu cho thanh niên lập nghiệp, giải quyết việc làm; đặc biệt là Ngân hàng và các tổ chức tín dụng các địa phương chú trọng dành vốn cho các hộ gia đình trẻ nghèo vay để sản xuất kinh doanh có sự bảo trợ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ cấp xã trở lên.
4.5- Từ năm 1994, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một đầu mối để xây dựng các chương trình, dự án phát triển KT-XH, kể cả các chương trình, dự án về khuyến nông, xóa đói giảm nghèo, các dự án thuộc quyết định 327 và dự án thuộc nguồn vốn giải quyết việc làm và được phân bổ vốn ngay từ đầu năm để Đoàn TN thực hiện và quản lý các chương trình và dự án đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
IV- Hệ THốNG CủA CáC Tổ CHứC THANH NIêN.
Hiện nay ở nước ta có cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, có 3 tổ chức về thanh niên và đơn vị thanh niên xung phong.
- Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (là cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên được thành lập ở cấp Trung ương).
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được tổ chức theo hệ thống từ TW đến cơ sở).
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (được tổ chức theo hệ thống từ TW đến cơ sở).
- Hội Sinh viên Việt Nam (được tổ chức trong trường Đại học, Cao đẳng).
- Đơn vị thanh niên xung phong (do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp lập ra).
1- Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam:
Ngày 13/2/1998 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan về thanh niên. Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về thanh niên.
+ Tổ chức việc phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật và chính sách đối với thanh niên.
+ Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên theo quy định.
- Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam bao gồm: Chủ nhiệm; phó chủ nhiệm và các ủy viên là đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành Trung ương thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm theo sự phân công.
2- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đoàn được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Đoàn có 4 cấp từ TW đến cơ sở gồm:
+ Trung ương Đoàn
+ Tỉnh, thành Đoàn và các đơn vị tương đương.
+ Huyện, quận Đoàn và các đơn vị tương đương.
+ Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở và chi đoàn).
- Tổ chức cơ sở là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, trong các cơ quan, trường học, đơn vị kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Đơn vị nào có từ 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn.
- Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội; tích cực trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc; thừa nhận điều lệ Đoàn đều có thể trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
3- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam:
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi nam, nữ thanh niên Việt Nam tuổi đời từ 15 đến 35 và các tổ chức thanh niên Việt Nam tán thành điều lệ Hội đều có thể gia nhập Hội. Hệ thống tổ chức của Hội có 4 cấp từ trung ương đến cơ sở gồm:
+ Uỷ ban Trung ương Hội.
+ Uỷ ban Hội các tỉnh, thành và tương đương.
+ Uỷ ban Hội huyện, quận và tương đương.
+ Uỷ ban Hội xã, phường và tương đương.
- Chi hội (Câu lạc bộ, đội, nhóm, tổ thanh niên) là tổ chức tế bào của Hội được tổ chức và hoạt động không phân biệt địa bàn hành chính mà căn cứ vào nhu cầu nghề nghiệp, hoạt động văn hóa xã hội, năng khiếu, sở thích để quy tụ thanh niên tự nguyện tham gia vào các loại hình đó, cùng hoạt động vì lợi ích chung của xã hội và lợi ích của từng thành viên.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của Hội.
4- Hội Sinh viên Việt Nam:
- Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giới sinh viên Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và trong sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò nòng cốt.
Hội Sinh viên Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp Sinh viên quốc tế.
- Tổ chức Hội Sinh viên được thành lập trong các trường Đại học, Cao đẳng trong nước. Hội viên gồm những sinh viên là công dân Việt Nam đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước tán thành điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội và được xem xét chấp nhận của một cấp bộ Hội.
5- Thanh niên xung phong:
- Thanh niên xung phong ra đời từ những năm 1950, trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thanh niên xung phong đã làm nên truyền thống vẻ vang và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
- Trong giai đoạn hiện nay, theo quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ: “Thanh niên xung phong là hình thức tổ chức lực lượng xung kích của thanh niên do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức ra nhằm tập hợp thanh niên xung kích thực hiện các chương trình, dự án KT-XH, giải quyết việc làm, vừa giaó dục, rèn luyện và đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên”.
- Thanh niên xung phong chỉ thành lập ở đơn vị thực hiện các chương trình, dự án hoặc được giao một số nhiệm vụ trong từng thời gian, theo các hình thức: Đội thanh niên xung phong, Tổng đội thanh niên xung phong, Trường thanh niên xung phong, Trung tâm thanh niên xung phong dạy nghề cho các đối tượng xã hội.
- Tổ chức Đoàn các cấp được đứng ra thành lập đơn vị thanh niên xung phong của cấp mình để thực hiện các nhiệm vụ: thực hiện chương trình, dự án của Nhà nước về phát triển KT-XH ở các vùng có nhiều khó khăn (như miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo), vùng đất hoang hóa ở đồng bằng, vùng bãi bồi ven sông ven biển; thực hiện một số nhiệm vụ cần có lực lượng xung kích trong từng thời gian ở nơi có khó khăn như khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh, dạy học, phổ biến khoa học kỹ thuật..., giáo dục lao động cho các đối tượng xã hội, góp phần giải quyết các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy).
- Lực lượng thanh niên xung phong gồm các thanh niên từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, tự nguyện tham gia.
PHầN II
TìNH HìNH THANH NIêN TỉNH Cà MAU HIệN NAY
I- THANH NIêN TRONG CáC LĩNH VựC Xã HộI
1- Khái niệm:
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực. Với các triết gia, văn nghệ sĩ, thanh niên lại được định nghĩa bằng cách so sánh hình tượng: “thanh niên là mùa xuân của xã hội” là “bình minh của cuộc đời”.
Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể bao hàm được các nội dung, ý ng._.hĩa nêu trên, phạm vi đề tài này thanh niên được hiểu là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 15, 16 tuổi đến trên dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân v.v.. mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó là tuổi 40. Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên.
Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng cũng Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới 18 tuổi.
ở Việt Nam có một thời gian khá dài tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi từ 16 đến 30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội liên hiệp thanh niên và các hoạt động khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi.
Với cách hiểu chung nhất về tuổi thanh niên như vậy nhưng do những điều kiện khách quan của công tác thống kê tập hợp số liệu nên trong đề tài này, tùy nội dung phân tích, khai thác và có chỗ phải sử dụng số liệu theo cách hiểu truyền thống, có chỗ phải sử dụng số liệu do các sở ngành cung cấp, hoặc có chỗ sử dụng số liệu tổng hợp của Đoàn, của Hội… nhưng tựu chung đều nhằm mục đích khắc họa được tình hình và diện mạo của thanh niên tỉnh Cà Mau hiện nay một cách khách quan, khoa học.
2- Sự phát triển dân số của tỉnh Cà Mau và thanh niên trong cơ cấu của sự phát triển dân số.
2.1- Quá trình phát triển dân số ở tỉnh Cà Mau.
Cà Mau là miền đất trẻ, mới được khai phá mạnh vào khoảng 300 năm nay, đến nay ta chưa tìm được tài liệu nào ghi rõ dân số từng giai đoạn là bao nhiêu. Trong cuốn niên giám thống kê của viện Quốc gia Thống kê (ngụy quyền Sài Gòn) quyển số 16 ghi dân số tỉnh Cà Mau năm 1970: (An Xuyên) 176.076 người mật, độ trung bình 53 người/km2. Chắc chắn đây là con số chưa thể chính xác vì đang lúc chiến tranh ác liệt, Cà Mau là vùng căn cứ cách mạng. Nghiên cứu số liệu về nhóm người cao tuổi ở Cà Mau hiện nay từ 60 trở lên tương ứng với năm sinh từ năm 1937 trở về trước có gần 70.000 người, thì trung bình mỗi năm tuổi có khoảng 4.000 người đến 4.500 người được sinh ra. Bằờng phương pháp biểu diễn họa đồ cứ 20 năm dân số Cà Mau tăng lên gấp đôi thì vào năm 1935 dân số Cà Mau có khoảng 132.000 người. Lấy năm 1970 để tính những người tuổi từ 27 tuổi trở về trước hiện nay đang còn sống đã là 413.000 người (đó là chưa tính người già chết, những người hy sinh và người bị chết trong chiến tranh) thì năm 1970 dân số Cà Mau phải là 450.000 người.
Đến năm 1975 dân số Cà Mau - Bạc Liêu ghép lại có 964.000 người. Theo số liệu điều tra dân số ngày 1/10/1979 Cà Mau và Bạc Liêu có 1.209.000 người; người kinh 92,6%, kế đến là người Khmer 4,1%, người Hoa 3,3%.
Đến cuối năm 1996 dân số tỉnh Minh Hải có 1.840.000 người, là một trong những tỉnh đông dân của đồng bằng Cửu Long. Đầu năm 1997 khi tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì Cà Mau có 1.089.393 người, mật độ dân số là 209 người/km2; người kinh 1.044.913 chiếm tỷ lệ 95,92%, người Khmer 23.480 chiếm tỷ lệ 2,15%, người Hoa 21.000 chiếm tỷ lệ 1,92%.
Nhịp độ dân số Cà Mau tăng trung bình 2,5%/năm, từ năm 1976 đến 1985 có thêm 268.200 người; từ năm 1986 đến năm 1995 có thêm 273.170 người, như vậy 20 năm qua mỗi năm có thêm 27.000 người. Vì vậy cơ cấu dân số tỉnh Cà Mau rất trẻ; tỷ lệ dưới 18 tuổi 46,25%, trong độ tuổi lao động 46,3%, người già 7,34%. Sự phân bố dân cư ở nông thôn 83,92%, ở đô thị 16,08%.
2.2- Thanh niên trong cơ cấu dân số.
Thanh niên tỉnh Cà Mau từ 16 đến 30 tuổi có 285.094 người, chiếm tỷ lệ 26,16% dân số. So với 5 năm trước, thanh niên hiện nay nhiều hơn 34.000 người. Dự báo 5 năm tới số lượng thanh niên sẽ là 360.000 (tăng 75.000 người) chiếm tỷ lệ 29% dân số; đến năm 2006 số lượng thanh niên sẽ đạt mức kỷ lục là 420.000 người, bằng 32% dân số và ở đứng mức này 5 năm nữa. (Xem biểu số 12)
Xét ở nhóm dưới 5 tuổi tỷ lệ đang có xu hướng giảm dần cùng với việc hạ tỷ lệ phát triển dân số. Năm 1995 tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh 2,07%, năm 1996 là 1,99%, năm 1997 hạ xuống dưới 1,92%; kế hoạch phấn đấu trong những năm tới sẽ xuống dưới 1,8%. Thanh niên ngày nay đã nhận thức được vấn đề sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình, đa số có tâm lý đẻ ít để nuôi dạy cho tốt. Khảo sát ở chỉ tiêu 19 khi hỏi “bạn có biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình không” “thì 789 ý kiến đã trả lời biết bằng 81,42%; 180 ý kiến trả lời không biết bằng 18,58%. Hỏi về nguyện vọng có mấy con và sinh con trai hay con gái thì ý kiến trả lời theo thứ tự ở chỉ tiêu số 33 như sau: 448 ý kiến (52,27%) muốn có 2 con trong đó 1 trai 1 gái; 259 ý kiến (30,22%) muốn có 2 con bất kể trai hay gái; 84 ý kiến (9,8%) trả lời có 1 con bất kể trai hay gái; 49 ý kiến (5,72%) trả lời có 3 con, có trai có gái; 12 ý kiến (1,4%) trả lời có 1 con trai và 5 ý kiến (0,58%) trả lời chỉ sinh 1 con là con gái. Kết quả này cho thấy nhận thức về việc sinh con của thanh niên khá rõ, về số lượng đa số muốn sinh 2 con, về giới tính lại khá bình đẳng “sinh con trai hay con gái cũng được” ít phải chịu sức ép tâm lý sinh con trai nối dõi. Vấn đề này đối chiếu với thực tế và so sánh chung với thanh niên cả nước thì thanh niên Cà Mau có sự tiến bộ nổi trội, thuận lợi cho việc vận động thanh niên xây dựng kế hoạch hóa gia đình với quy mô: “ít con, giàu có, hạnh phúc”.
Trong những năm trước mắt tỷ lệ trẻ em hàng năm sinh ra đang giảm dần, nhưng đến năm 2.014 trở đi tỷ lệ thanh niên mới giảm dưới 30% dân số, nhìn chung tỷ lệ thanh niên vẫn còn cao gây sức ép lớn về vấn đề lao động giải quyết việc làm, về giáo dục đào tạo về nâng cao sức khỏe cũng như các vấn đề xã hội khác.
Thanh niên ta là một lực lượng xã hội đông đảo, một nguồn lực lao động dồi dào, nếu được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy đúng mức sẽ trở thành thế mạnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3- Tình hình học vấn và phát triển tài năng của thanh niên.
- Liên tục trong 7 năm qua số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học trong tỉnh đều tăng. Năm học 1991 - 1992 có 172.473 học sinh phổ thông, đến năm học 1997 - 1998 có 264.300 học sinh phổ thông (tăng bình quân 8%/năm) bằng 24,24% dân số. Dự báo số học sinh sẽ tiếp tục tăng vào các năm tới, chủ yếu ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, tình hình này tác động thuận lợi chủ yếu đến trình độ lực lượng thanh niên trong tương lai. Số lượng học sinh tốt nghiệp các cấp, học sinh giỏi, học sinh thi đậu các trường đại học, trung học chuyên nghiệp hàng năm cũng đều tăng; điều đó thể hiện thanh niên ngày nay đang được quan tâm học tập, đào tạo và có trình độ học vấn cao hơn thế hệ trước.
- Điều tra trình độ văn hóa của 300.000 thanh niên từ 15 đến 35 tuổi, cho thấy tỷ lệ mù chữ 4%; chưa hết cấp I: 24,47%; hết cấp I: 50,77%; tốt nghiệp cấp II: 15,51%, tốt nghiệp cấp III: 3,73%. (xem biểu số 6 và biểu số 24). Như vậy mặt bằng dân trí của thanh niên vào khoảng lớp 5, lớp 6.
- Điều tra về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động xã hội thì thanh niên là công nhân kỹ thuật có 7.015 bằng 55,23% so với lao động công nhân kỹ thuật và bằng 2,46% so với tổng số thanh niên; trung học chuyên nghiệp có 3.668 bằng 61,44% so với lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và bằng 1,29% so với tổng số thanh niên; tốt nghiệp cao đẳng, đại học 2.255 bằng 54,65% so với lao động xã hội có trình độ tương đương và bằng 0,8 so với tổng số thanh niên. (Xem biểu số 6 và biểu số 23).
So sánh với cả nước thanh niên có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ 43,3%, cấp II chiếm lỷ lệ 36,2%, cấp III chiếm tỷ lệ 10,4%; trung học chuyên nghiệp 2,8%, cao đẳng và đại học 1,2% thì mặt bằng dân trí của thanh niên Cà Mau còn thấp hơn ở tất cả các cấp học, bâùc học.
- Đối với học sinh sinh viên đang đi học năm học 1997-1998 ở cấp II có 58.298 bằng 45,68% trong độ tuổi; ở cấp III có 9.719 bằng 12,5% trong độ tuổi; trung học chuyên nghiệp có 1.404 bằng 2,4% trong độ tuổi; cao đẳng và đại học có 2.474 bằng 3,33% trong độ tuổi, thì rõ ràng càng lên lớp học cao tỷ lệ nghỉ học tăng dần, nhất là đối với học sinh nữ. Hiện nay tỷ lệ học sinh nữ ở cấp I là 46,88%; ở cấp II là 42,85%; ở cấp III là 36,45%; ở trung học chuyên nghiệp 40,64%; cao đẳng sư phạm 48% và đại học 29,95%.
Mức chênh lệch về giáo dục đào tạo ở lớp học cao giữa đô thị và nông thôn khá sâu sắc. ở thị xã Cà Mau có 5.314 học sinh cấp III bằng 3,0% so với dân số chung của thị xã (và bằng 54,67% học sinh cấp III toàn tỉnh) thì ở huyện Trần Văn Thời là 0,67%; Đầm Dơi 0,5%; U Minh 0,45%; Thới Bình 0,43%; Cái Nước 0,42% và Ngọc Hiển 0,37%. Tuy nhiên hiện nay có xu hướng học sinh nông thôn ra thị xã học cấp II, cấp III, điều đó phản ánh sự cầu thị của các gia đình mong muốn cho con em mình được học và học ở trường có điều kiện đào tạo tốt. Mặt khác cũng phản ánh việc học lên lớp học cao của thanh niên nông thôn đang gặp nhiều khó khăn như điều kiện đi lại, xa nhà và phải chi phí tốn kém - sẽ ngoài khả năng của các gia đình thu nhập thấp và những thanh niên lực học trung bình không đủ ý chí vượt qua.
- Đối chiếu với số người đang đi học phổ thông trong nước và ở các tỉnh trong khu vực thì ở Cà Mau cũng thấp hơn so với các tỉnh đồng bằng Cửu Long và cả nước. (Xem biểu số 13 và 14).
-Về nguyện vọng học tập của thanh niên, khi phỏng vấn 900 người có 1.666 lượt ý kiến trả lời theo thứ tự ở chỉ tiêu số 34, cho thấy hầu hết thanh niên đều có nguyện vọng được học tập nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp chuyên môn, trong đó học để có trong tay nghề nghiệp bảo đảm cho cuộc sống chiếm ưu tiên hàng đầu.
- Các hình thức đào tạo, mặc dù ở tỉnh chưa có trường đại học, cao đẳng, trung hocù chuyên nghiệp nhưng trước đó, khi chưa tách tỉnh, Minh Hải đã hình thành được các trường: Trung tâm Đại học tại chức, Cao đẳng sư phạm, trung học sư phạm, trung học y tế, trung học kinh tế và một số trường nghiệp vụ, kỹ thuật, dạy nghề v.v.. trên thực tế các trường này vẫn mở rộng đối tượng tuyển sinh nên trước mắt và những năm tới Cà Mau vẫn phải đưa học sinh đi đào tạo ở ngoài tỉnh. Mặt khác tỉnh tích cực mở các lớp tại chức bằng nhiều phương thức như học tập trung từng đợt, đào tạo từ xa, chủ yếu cho đối tượng cán bộ, nhân viên. Phương thức này tỏ ra có hiệu quả, hiện tại đang có trên 1.000 người theo học trong đó 35% độ tuổi thanh niên.
Trong khi số sinh viên đại học và cán bộ học đại học tại chức có xu hướng tăng nhanh thì số thanh niên vào các trường trung học chuyên nghiệp chậm lại; hiện tại chỉ có 1.404 người đang theo học. Học sinh khi tốt nghiệp tú tài cũng mong muốn vào đại học để có cơ hội tìm việc làm đang là xu thế chung hiện nay; đồng thời tính thực tế cũng thể hiện rõ như tập trung thi vào các ngành kinh tế, ngoại ngữ, càng đẩy nhanh sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và ngành nghề. Sự không ăn nhịp này dẫn đến tình trạng một số thanh niên nỗ lực theo học đại học nhưng ra trường không tìm được việc làm phải làm việc chéo nghề, trong khi nhiều ngành thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành, nhất là ngành sư phạm sẽ còn thiếu giáo viên phổ thông trung học trong nhiều năm nữa.
Mặc dù vậy phải thấy rằng thanh niên ngày nay nhận thức rõ hơn giá trị của học vấn và việc học tập đã trở thành nhu cầu cấp bách của đa số thanh niên. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và đầu tư của gia đình, xã hội, số thanh niên đến trường lớp học tập ngày càng tăng. Nhiều thanh niên đã học thêm các môn học như ngoại ngữ, tin học và thêm ngành học khác để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Nhiều gương học sinh vượt khó để phấn đấu học tập, đáng được khích lệ động viên.
Dự báo 5 đến 7 năm tới mặt bằng dân trí thanh niên của tỉnh sẽ bằng tỷ lệ mặt bằng dân trí thanh niên của cả nước hiện nay. Điều đáng lưu ý hiện nay là thanh niên được đào tạo qua các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và thanh niên trí thức còn thấp, trong khi tỉnh mới chia tách chưa xây dựng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (ngoại trừ trường trung học sư phạm đang xây dựng); mặt khác số thanh niên của tỉnh tốt nghiệp đại học nhiều người có tâm lý ở lại thành phố xin việc làm. Vì vậy khả năng tăng nhanh tỷ lệ thanh niên trí thức và thanh niên được đào tạo nghề nghiệp trong những năm tới vẫn tiếp tục gặp khó khăn.
- Việc đào tạo năng khiếu, tài năng trẻ những năm gần đây được xã hội quan tâm nhiều hơn, đã có nhiều hình thức, biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời đối với những thanh niên “vượt khó học tốt” và những năng khiếu, tài năng trẻ bằng các xuất hỗ trợ, xuất học bổng, phần thưởng; thực tế những năm qua số lượng học sinh giỏi của tỉnh không ngừng tăng, trong năm học 1996 - 1997 có 47 em đạt học sinh giỏi vòng quốc gia tương đương với số lượng những năm cao nhất trước đây của 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu cộng lại. Trong sản xuất kinh doanh đã xuất hiện một số nhà doanh nghiệp trẻ, “ông chủ” trẻ - đó là những thanh niên có ý chí, có tài về quản lý sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nhiều năng khiếu, tài năng khác trên lĩnh vực văn nghệ-thể thao tuổi trẻ Cà Mau cũng đạt giải cao trong các kỳ thi cả nước. Nhưng để đảm bảo cho năng khiếu tài năng trẻ được phát triển, tình hình cơ sở vật chất ở Cà Mau còn nhiều khó khăn thiến thốn: ở các trường học thường chật hẹp thiếu sân chơi, bãi tập, phòng đọc sách, phòng thực hành; các chính sách để phát hiện, tuyển chọn bồi dưỡng và sử dụng năng khiếu, tài năng trẻ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ mặc dù tỉnh đã thành lập được quỹ hỗ trợ tài năng trẻ; cơ sở vật chất và hoạt động ở các trung tâm văn hóa, thể thao, nhà thiếu nhi, thư viện, bảo tàng v.v.. đều chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng, đào tạo năng khiếu, tài năng trẻ của tỉnh nhà trong tình hình mới.
4- Tình hình lao động, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên.
4.1- Thanh niên trong cơ cấu lao động xã hội và ngành nghề.
- Tỉnh Cà Mau hiện nay có trên 500.000 người trong độ tuổi lao động (tính theo nguồn lao động chính từ 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ) chiếm 46% dân số và còn tăng nhanh do sự bùng nổ dân số của những năm trước; sự biến đổi này làm cho nguồn lao động của tỉnh Cà Mau tiếp tục trẻ hóa. Hiện tại lao động là thanh niên có 235.900 chiếm tỷ trọng 47% lao động xã hội. Nguồn dự trữ, bổ sung lực lượng lao động của tỉnh (lứa tuổi 15 - 16 - 17 là 85.000 người). Nếu tính tổng nguồn lao động từ đủ tuổi 15 thì Cà Mau có 585.000, trong đó lao động ở tuổi thanh niên là 320.900 bằng 55% so tổng số lao động. Như vậy hiện nay bình quân mỗi năm có 28.000 thanh niên đến tuổi lao động, nếu trừ đi số thanh niên tiếp tục theo học thì hàng năm có 25.000 thanh niên đến tuổi lao động cần giải quyết việc làm. Bằng phương pháp chuyển tuổi dân số, dự báo đến năm 2000 có 566.000 lao động, trong đó 51% lao động thanh niên; đến năm 2005 có 690.000 lao động, trong đó 52,1% lao động thanh niên; đến năm 2010 có 800.000 lao động, trong đó 52,7% lao động thanh niên. (Xem biểu số 17).
- Trong cơ cấu ngành nghề,(xem biểu số 7) mười năm qua trong quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động mạnh đến sự phân bố lao động ngành nghề trong tỉnh; đặc biệt là thanh niên luôn nhạy cảm với sự phân bố lao động mới, được thể hiện trên các lĩnh vực và ngành nghề như sau:
ở lĩnh vực sản xuất vật chất có 185.972 lao động thanh niên chiếm tỷ trọng 44,5% lao động cùng lĩnh vực, được phân ra: lao động nông nghiệp có 116.427 lao động thanh niên, chiếm tỷ trọng 43,68% lao động cùng ngành; lao động ngư nghiệp có 36.252% lao động thanh niên chiếm tỷ trọng 45% lao động cùng ngành; lao động công nghiệp, xây dựng có 11.422 lao động thanh niên chiếm tỷ trọng 52,16% lao động cùng ngành; lao động thương nghiệp, dịch vụ có 18.186 lao động thanh niên chiếm tỷ trọng 44,68% lao động cùng ngành, lao động lâm nghiệp có 3.715 lao động thanh niên chiếm tỷ trọng 44,5% lao động cùng ngành. Cơ cấu trên ta thấy lao động thanh niên có tỷ lệ cao nhất ở sản xuất nông nghiệp: 63,75%; ngư nghiệp 19,27%; thương nghiệp dịch vụ: 9,73%; công nghiệp, xây dựng: 5,23%; lâm nghiệp: 2%. So sánh với cả nước Cà Mau có tỷ lệ lao động nông-ngư-lâm nghiệp cao hơn 14% (85%/71%), ngược lại tỷ lệ công nghiệp thấp hơn 8,77% (5,23%/14%). Lao động dịch vụ thương nghiệp cũng thấp hơn 5,27% (9,73%/15%).
ở lĩnh vực không sản xuất vật chất trong tỉnh có 15.237 lao động thì có 5.474 lao động thanh niên, chiếm tỷ trọng 36% lao động cùng ngành. Đây là nguồn lao động cơ bản đã được đào tạo, có trình độ, tay nghề và là lực lượng kế thừa đội ngũ quản lý và lãnh đạo trong tương lai. Sự phân bố lao động thanh niên trong các ngành nghề như: đông nhất ở ngành giáo dục đào tạo có 3.572 thanh niên, kế đến ở ngành y tế 568, cơ quan quản lý nhà nước 336, cơ quan Đảng, đoàn thể 217, cơ quan văn hóa, thể thao và cơ quan hành chính sự nghiệp khác có 203 và ở lĩnh vực khác có 667 thanh niên. Đây là lĩnh vực có nguồn lao động tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng trên dưới 2,6% so với tổng số lao động xã hội trong suốt 5 năm qua. Lĩnh vực này hiện nay đang thiếu trên 2.000 lao động chủ yếu là giáo viên, y bác sĩ phục vụ nông thôn và trí thức trẻ bổ sung vào các cơ quan, đơn vị ở các cấp. Đáp ứng yêu cầu lao động cho lĩnh vực này đòi hỏi lao động có đào tạo và nguồn cung cấp từ sự học tập, ra trường của sinh viên, học sinh. Chất lượng lao động ở lĩnh vực này hiện nay có 2.509 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trong đó 1.367 là thanh niên bằng 54,48%; có 5.554 lao động có trình độ trung học, trong đó 3.668 là thanh niên bằng 66%.
Đối với lao động ngoài kinh tế quốc dân trong tỉnh có 68.107 người thì có 44.465 thanh niên (bằng 65,28%), trong số này chủ yếu là chưa có việc làm hoặc làm việc tạm thời, số lượng học sinh, sinh viên trong độ tuổi đang đi học rất thấp, chỉ có 6.500 người bằng 2,76% so với tổng số lao động thanh niên. Đây là một khó khăn tiếp theo trong việc nâng cao trình độ để đổi mới chất lượng lao động trong tương lai.
4.2- Chất lượng lao động của thanh niên.
- Lao động của thanh niên Cà Mau có đặc điểm nổi bật là trẻ, khỏe, cường độ lao động cao. ưu điểm này gắn với lao động thủ công dựa vào kinh nghiệm truyền thống và được phát huy tốt trên lĩnh vực lao động nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Đã từ lâu người Cà Mau tỏ rõ phong cách trong lao động của mình “làm ra làm” đã làm là làm “chết bỏ” chứ không lề mề - được bắt nguồn từ cuộc sống luôn phải đương đầu với thiên nhiên hoang dã, rừng rậm, thú dữ, sông nước, biển cả ở một vùng đất mới. Những làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ đòi hỏi tay nghề khéo léo, tính kiên trì nhẫn nại ở Cà Mau không nhiều, ngoại trừ một vài nơi có nghề dệt chiếu, đương đát. Từ nguồn lực lao động thủ công là chính nên những sản phẩm lao động của Cà Mau là sản phẩm thô, chủ yếu như lúa, tôm cá, heo và một số hàng nông sản thực phẩm khác, với sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người từ năm 1992 đến 1997 là 560 kg/người/năm; sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản bình quân đầu người từ năm 1993 là 119 kg/người/năm, năm 1995 tăng lên 135 kg/người/năm và năm 1997 là 120 kg/người/năm. Cà Mau là tỉnh trọng điểm lương thực, thực phẩm hàng năm mỗi lao động ở Cà Mau tạo ra sản phẩm nông nghiệp bằng 150% so với cả nước và thủy sản gấp 4 lần so với mỗi lao động cả nước. Những năm gần đây trong quá trình phát triển sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các chương trình như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm đã giúp cho thanh niên nâng dần chất lượng lao động. ở lĩnh vực công nghiệp đã hình thành lớp công nhân lao động có tay nghề, được tập trung nhiều trong các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu - trở thành thế mạnh của tỉnh và của toàn quốc về lĩnh vực này. Nhưng những thanh niên có tay nghề cao ở lĩnh vực này thường khó phát huy vì họ vẫn làm những công việc thủ công như bóc vỏ tôm, phân cỡ, dây chuyền công nghệ chậm đổi mới, lại phải làm việc trong môi trường ẩm lạnh dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp.
Qua điều tra phỏng vấn 846 thanh niên ở chỉ tiêu 9, 10 về huấn luyện, đào tạo dạy nghề chỉ có 0,35% đã học quản lý kinh tế, 8,15% đã được học và tập huấn về khoa học kỹ thuật, 19,5% đã học nghề và 43% chưa qua lớp huấn luyện, đào tạo tay nghề. Đối với những người đã được học thì thời gian của các lớp huấn luyện dạy nghề là 37,34% học dưới 1 tháng, 30,91% được đào tạo trên 1 năm. Kết quả trên cho thấy nhu cầu học nghề, đào tạo tay nghề và hướng dẫn kỹ thuật cho thanh niên còn rất lớn.
Nhìn chung chất lượng lao động của thanh niên Cà Mau còn nhiều hạn chế nhất là trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề của thanh niên còn thấp, ngành nghề lao động trong tỉnh đơn nhất, eo hẹp. Lao động thủ công chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao: 94%, chỉ có 20.000 lao động trẻ (6%) có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề, trong đó trí thức 2.255 người, trung học chuyên nghiệp 3.668, công nhân kỹ thuật 7.015 và gần 10.000 thanh niên được học nghề hoặc có tay nghề khá (xem biểu số 23, 24). Hàng năm số thanh niên được vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khoảng 1.500 người, học nghề khoảng 1.800 và được truyền nghề, dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh, dịch vụ khoảng 3 đến 4.000 người; việc đào tạo sau đại học còn rất thấp. Tình hình trên phản ánh trình độ lao động và đội ngũ trí thức-khoa học kỹ thuật của Cà Mau mới đang ở bước khởi đầu trong quá trình đổi mới chất lượng lao động để tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.3- Về việc làm, thu nhập, đời sống của thanh niên.
- Tỉnh Cà Mau có 433.262 người trong độ tuổi lao động chính có việc làm, bằng 86,4% so tổng số lao động; có 31.560 người chưa có việc làm bằng 6,3%, còn lại thuộc thành phần khác; thời gian làm việc của mỗi lao động bình quân 253 ngày/năm, như vậy còn 30% ngày công lao động nhàn rỗi. Điều đáng lưu ý trong số 31.560 người chưa có việc làm thì 90,4% trong nhóm tuổi từ 18 đến 28 tuổi (28.530 thanh niên), trong số 24 .997 người làm việc tạm thời thì 53,63% (13.406) là thanh niên như vậy nếu nói đến thất nghiệp - chưa có việc làm là nói đến lứa tuổi thanh niên, đây là một khó khăn lớn nhất của thanh niên khi đến tuổi trưởng thành phải đối mặt với cuộc sống xã hội.
- Kết quả điều tra về lao động việc làm ở thành thị số người đủ việc làm 71,94%; số người thiếu việc làm 19,57%; số người chưa có việc làm 8,47%. ở nông thôn số người đủ việc làm 62,3%; số người thiếu việc làm 31,23%; số người chưa có việc làm 6,44%. So sánh giữa nông thôn và đô thị số người thiếu việc làm chênh lệch 11,66%, chứng tỏ lao động nông nhàn trong nông dân còn rất lớn. Thất nghiệp ở đô thị so với nông thôn chênh lệch thấp chỉ có 2%. Từ kết quả trên tính trung bình trong toàn tỉnh có 63,85% lao động có việc làm; 29,40% lao động thiếu việc làm; 6,76% lao động chưa việc làm.
Tình hình thất nghiệp của thanh niên Cà Mau chưa đến mức gay gắt như ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, các thành phố lớn nhưng tình trạng thiếu việc làm, lao động nhàn rỗi, thu nhập thấp đang gia tăng kéo theo nhiều hộ dân cư nghèo. Sản xuất và thu nhập của nhân dân trong tỉnh từ 2 ngành nghề chính là cây lúa và thủy sản nhưng 5 năm qua tăng trưởng bấp bênh, do phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và môi trường, lại đòi hỏi sự đầu tư cải tạo thường xuyên và mức đầu tư lớn (xem biểu số 18, 19); mặt khác cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư lớn của Cà Mau còn kém so với các tỉnh trong vùng và cả nước, càng tạo sức ép giải quyết việc làm cho thanh niên nhất là thanh niên nông thôn trong những năm tới là rất lớn. Bài toán giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động phải tìm phương hướng mới, đồng bộ, hiệu quả và có tính bền vững, (chúng tôi đề xuất phương hướng và giải pháp ở phần phụ lục II)
Phỏng vấn về thời gian làm việc của thanh niên ở chỉ tiêu số 2 có 885 ý kiến trả lời thì có 73,22% trả lời làm việc gần như quanh năm, số còn lại là làm việc dưới 8 tháng và chưa có việc làm.
Việc làm của thanh niên Cà Mau diễn ra chủ yếu ở nông thôn trên lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp kéo theo các dịch vụ sản xuất gắn liền với địa bàn lãnh thổ vì vậy ít bị tác động bởi yếu tố đô thị hóa tập trung.
- Cùng với việc làm và nghề nghiệp vấn đề đời sống và thu nhập cũng là mối quan tâm của thanh niên. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy đằng sau những câu trả lời ý tứ, vấn đề mọi người quan tâm nhiều vẫn là đời sống thu nhập của họ. Trong thực tế thanh niên luôn ý thức chủ động tăng gia sản xuất, mở rộng làm kinh tế gia đình để nâng cao đời sống cho bản thân, cho gia đình và góp phần đóng góp cho xã hội. Tỷ lệ thanh niên có khả năng hoạt động kinh tế, làm giàu ngày càng nhiều nhưng ngoại trừ một số thanh niên ở lĩnh vực nuôi trồng khai thác thủy sản, còn lại phần đông thanh niên ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tỷ lệ làm giàu còn rất khiêm tốn. Đối với thanh niên đô thị tỷ lệ giàu - nghèo chênh lệch khá xa, có một bộ phận có điều kiện sản xuất kinh doanh đang khá dần lên, bên cạnh đó nhiều thanh niên chưa có việc làm, làm việc tạm thời, một bộ phận nhỏ lười lao động sống dựa vào gia đình. Qua điều tra phỏng vấn 990 thanh niên cho thấy có 47,87% trả lời vừa đủ sống; 29,39% thiếu chút ít; 17,27% không đủ sống; 5,45% có dư để tích lũy. Tuy nhiên những năm gần đây do tình hình tôm nuôi trong tỉnh bị dịch bệnh chết kéo dài đã làm ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của thanh niên ở các huyện như Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước. Đánh giá về mức thu nhập so với trước đây có 987 thanh niên trả lời: khá hơn trước đây 35,86%; vẫn vậy 38,90%; giảm sút 15,19% và 10% khó trả lời.
Về tình trạng nhà ở, tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất của thanh niên đang có chiều hướng phát triển so với trước đây. Kết quả điều tra về nhà ở có 816 thanh niên trả lời thì 2,94% nhà lầu, nhà xây có gác; 22,79% nhà xây thường mái lợp ngói, tôl; 56,62% nhà vách cây, lá mái lợp thường; 17,65% nhà ở tạm. Nguồn nước sinh hoạt hiện nay chủ yếu là nước ngầm (phong-tên) và nước mưa 67,74%, so với trước đây nguồn nước sinh hoạt đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn 32,26% gia đình thanh niên sử dụng nước ao đìa. Nguồn điện sinh hoạt trong tỉnh có 18% hộ dân sử dụng điện.
Tuy đời sống vật chất của thanh niên có được cải thiện nhưng hầu như mới đáp ứng được cái ăn, cái mặc, chưa có tích lũy để mua sắm tiện nghi cao. Kết quả điều tra ở chỉ tiêu 24 cho thấy những hộ thanh niên có xe máy, tủ lạnh, điện thoại, bếp gas, bếp điện chỉ từ 5% đến 9%. Tiện nghi mà nhiều gia đình có nhất như Tivi, Radio, Cassette, máy may, tủ áo... cũng chỉ trên dưới 50%. Đáng lưu ý có tới 8,6% thanh niên trả lời trong gia đình không có đồ dùng nào trong 12 món nêu ở chỉ tiêu 24. Chứng tỏ nhiều gia đình thanh niên còn nghèo. (Điều tra thống kê mới đây của tỉnh hiện có trên 20% hộ thuộc diện đói nghèo). Về tư liệu, phương tiện sản xuất điều tra 930 thanh niên trả lời thì 59,29% có ruộng đất, 27,74% có xuồng máy, 18,06% có ao vườn, 8,06% có cửa hàng cửa hiệu, 12,9% có dụng cụ tiểu thủ công nghiệp, số thanh niên có công cụ sản xuất bằng máy 6,45% và số có máy cày máy xới, máy xay xát 0,96%. Điểm đáng lưu ý số hộ thanh niên tự lập có ruộng đất thì 74% hộ có diện tích canh tác dưới 1 ha. Dự báo trong tương lai số hộ thanh niên ít đất và không có đất sản xuất sẽ tăng lên (xem chỉ tiêu 24, 25).
ở chỉ tiêu 36 khi hỏi những khó khăn trong đời sống của thanh niên là gì thì thứ tự trả lời được xếp như sau: thu nhập thấp 75,07%; thiếu vốn sản xuất 70,52%; làm việc vất vả 52,88%; hoàn cảnh gia đình 47,11%; thiếu hiểu biết kiến thức khoa học kỹ thuật 41,34%. Qua đối chiếu thực tế nhận thấy rằng hầu hết công việc nặng nhọc, khó khăn đều do thanh niên làm nhưng thu nhập của họ lại thấp và họ vẫn nghèo nên họ có nguyện vọng lớn nhất là được nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn sản xuất, mức vay vốn cũng rất khiêm tốn từ 1 triệu đến 6 triệu đồng, số người có nhu cầu vay từ 7 triệu đồng trở lên chỉ có 27% (xem chỉ tiêu 35). Khi hỏi về nguồn gốc của những tài sản mà thanh niên có thì 74,56% trả lời bố mẹ cho, 31,62% trả lời mình tự mua sắm. Như vậy gia đình là yếu tố quan trọng giúp vốn và tư liệu sản xuất cho thanh niên bước vào lập nghiệp.
ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có 161.496 lao động thanh niên thì có 116.427 thanh niên trực tiếp sản xuất chiếm 43,68% lao động xã hội cùng lĩnh vực. Đây là lĩnh vực tập trung nguồn lao động chủ yếu của thanh niên chiếm 63,75% lao động thanh niên và là nguồn lực dồi dào của xã hội cung cấp lao động cho các lĩnh vực khác. Việc làm của thanh niên trên lĩnh vực này gần đây đang chuyển biến mạnh theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa canh, thâm canh, luân canh - phá vỡ thế độc canh cây lúa một vụ, được thể hiện rất rõ về việc tăng diện tích lúa 2 vụ, hè thu, đông xuân; cải tạo vườn tạp, đưa màu xuống ruộng; chăn nuôi heo, vịt kết hợp với phát triển nuôi cá nước ngọt, cá đồng... nâng mức thu nhập đáng kể cho người lao động. Vì vậy, việc làm của thanh niên từng bước đa dạng, phong phú hơn; thời gian nông nhàn được khai thác triệt để vào phát triển sản xuất. ở những nơi chúng tôi đến mà điển hình xã Tân Thành thị xã Cà Mau, xã Đông Thới huyện Cái Nước, nông trường U Minh huyện Trần Văn Thời - những thanh niên sản xuất giỏi, có thu nhập khá đều biết tính toán, kết hợp chặt chẽ quá trình sản xuất tổng hợp ngay trên mảnh vườn, đồng ruộng của gia đình.
Thu nhập của thanh niên sản xuất nông nghiệp hàng năm có tăng nhưng chưa có đột biến đáng kể. Tính trung bình mỗi lao động toàn lĩnh vực nông nghiệp tạo ra giá trị 3.097đ/năm và mức thu nhập._.ho xăng 1 triệu lít.
Năm 1987 vết thương nặng của anh tái phát, mặc dù được các y bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng không khỏi, anh đã mất ngày 22/07/1978. Cũng năm đó anh được Nhà Nước phong tặng danh hiệu anh hùng.
III.- NHữNG TRUYềN THốNG Cơ BảN CủA ĐOàN TNCS Hồ CHí MINH.
1/- Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, quyết tâm đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đến thắng lợi.
Từ khi ra đời đến nay, lúc thuận lợi cũng như khó khăn, khi phong trào lên cao hay tạm thời lắng xuống; Đoàn và thế hệ trẻ luôn thể hiện lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ta tiến lên theo con đường XHCN. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn giáo dục, tổ chức, động viên thanh niên gương mẫu thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng thời kỳ. Tiêu biểu cho lòng trung thành và tinh thần kiên cường cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam là những tấm gương sáng ngời của lớp lớp đoàn viên thanh niên, đó là :
- Lý Tự Trọng : người đoàn viên TNCS đầu tiên của Đoàn với lời tuyên bố đanh thép trước toà án đại hình của thực dân Pháp. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể là con đường nào khác”, đã được lớp lớp đoàn viên sau anh coi như lời tuyên ngôn của thế hệ mình.
- Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng mở đầu cho truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn, đó là : Cao Xuân Quế, 17 tuổi, quê Lĩnh Sơn huyện Anh Sơn, được kết nạp Đoàn trong những ngày đấu tranh quyết liệt. Bị địch bắt tra tấn dã man nhưng anh vẫn trung thành với Đảng, vẫn lạc quan hát vang bài ca “Thanh niên cận vệ” ở trong tù. “Chúng ta là thanh niên cận vệ. Chúng ta là đội cận vệ của ngày mai, sinh trưởng trong nỗi đớn đau, khốn cùng, một là toàn thắng, hai là hy sinh...” và Cao Xuân Quế đã anh dũng hy sinh trong ngục tù đế quốc.
Đó là Lê Cảnh Nhượng, bí thư chi bộ đoàn TNCS xã Phong Mẫn, Thanh Chương, Nghệ An, anh đã chỉ huy đội tự vệ xã gan dạ chiến đấu; khi bị bắt và xử bắn, bọn quan tòa thóa mạ Đảng ta, anh đã đứng phắt dậy chỉ vào mặt bọn chúng: “Các người không được nói láo, Đảng Cộng sản chúng tôi không hề cướp của giết người. Đảng chúng tôi làm cách mạng để đánh đổ đế quốc, phong kiến, chính các người mới là bọn cướp nước, giết người”.
- Đi theo con đường của các anh, người con gái Đất Đỏ anh hùng Võ Thị Sáu đã bước ra pháp trường với tư thế hiên ngang của người chiến thắng. Chị nói : “Vì Tổ quốc, vì đồng bào mà hy sinh thì tôi sẵn sàng hy sinh cả tuổi trẻ của mình”.
Thật là : “Chị Sáu ơi bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi với ngàn cây Côn Đảo”.
Chính lòng trung thành đó là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam, giúp cho biết bao thế hệ thanh niên nước ta làm nên những sự tích anh hùng như La Văn Cầu chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo .v.v...
“Phan Đình Giót như hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai”.
- Chị trần Thị Lý trước sự tra tấn dã man của kẻ thù vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với Tổ quốc chị trở thành biểu tượng người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
- Nguyễn Văn Trỗi - người công nhân thợ điện 9 phút cuối cùng còn chiến đấu và hóa thành bất tử : “Còn giặc Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả”.
- Ngay tại Cà Mau xuất hiện bao tấm gương tuổi trẻ anh hùng: Chị Hồ Thị Kỷ cùng giỏ mìn bật kíp quyết tiêu diệt lũ ác ôn :
“Từ trái tim em bừng tiếng nổ
Cuối trời Tổ quốc lửa dâng cao
Từ trái tim em nung thép đỏ
Chảy vào mạch sống vạn đời sau”.
( Nguyễn Hải Tùng )
Khi Nguyễn Viết Xuân hô: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”; 10 cô gái thanh niên xung phong -10 cây mốc sống anh dũng hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc và Lê Đình Chinh kiên cường không lùi một bước, không nhượng một gang là giai đoạn phẩm chất anh hùng cách mạng và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân của tuổi trẻ Việt Nam nở rộ như hoa mùa xuân, trở thành một lực lượng hùng hậu trên chiến trường góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
“Sống cùng Đảng chết không rời Đảng
Tấm lòng son chói sáng nghìn thu”
( Tố Hữu )
Giác ngộ và trung thành với lý tưởng của Đảng, suốt chặng đường qua Đoàn thanh niên đã chiến đấu vinh quang dưới ngọn cờ của Đảng, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Những năm gần đây kẻ thù và những thế lực phản động dùng âm mưu, “diễn biến hòa bình” tấn công sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; khi tình hình Liên Xô và các nước XHCN Đông âu sụp đổ, một lần nữa chứng minh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kiên định lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn; tích cực hưởng ứng công cuộc đổi mới đất nước, tiến quân vào thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quyết tâm xây dựng nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp theo con đường XHCN.
2/- Truyền thống của một lực lượng xung kích cách mạng luôn nêu chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần sáng tạo, đoàn kết thanh nên cả nước để thực hiện nhiệm vụ của Đảng, của nhân dân giao phó.
Ngay sau khi thành lập (26/03/1931) các đoàn viên TNCS Đông Dương đã tỏ rõ vai trò xung kích cách mạng của mình trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh qua các đội “cận vệ đỏ”, chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng và bảo vệ nhân dân; đi đầu trong các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Đáp lời kêu gọi của Bác Hồ: “Đâu Đảng cần thanh niên có, Việc gì khó có thanh niên”.Hàng vạn thanh niên đã xung phong tòng quân giết giặc, tham gia dân quân du kích hỏa tuyến vận lương tải đạn ra chiến trường, tay cày, tay súng hăng hái lao động sản xuất ở hậu phương. Hầu hết ở mũi nhọn tiền tuyến cũng như hậu phương thanh niên đều xung phong đảm nhận nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, hy sinh với tinh thần sáng tạo, tiến công, lạc quan cách mạng :
- “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”:
và : - “Đi ta đi khai phá rừng hoang
Hỏi núi cao đâu sắt đâu vàng
Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy
Sông Đà, Sông Lô, Sông Hồng, Sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy cho điện quay chiều”.
( Tố Hữu )
Họ phát huy lời thề cao cả: “Đời chưa hết giặc là ta chưa về”. Đó là Lê Mã Lương với “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”; là Võ Thị Thắng cười tươi trước tòa tuyên bố: “Ta chỉ sợ chúng mày không tồn tại đến 20 năm để thi hành bản án”.v.v...
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Đoàn đã phát động phong trào thanh niên “3 Sẵn sàng” ở miền Bắc và “5 xung phong” ở miền Nam và nhiều phong trào khác, chính vì vậy mà cả thế hệ lên đường làm nên chiến thắng. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống Pháp và Mỹ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam phát triển rực rỡ, tiêu biểu nhất là những tấm gương đoàn viên TNCS . Tuổi trẻ đã cùng Đảng cùng toàn dân làm nên những Điện Biên Phủ anh hùng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chấn động toàn cầu, góp phần to lớn làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới của đế quốc.
Đất nước giải phóng với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đoàn thanh niên đã động viên tuổi trẻ đi vào cuộc chiến đấu mới đầy gian khổ, thử thách, khắc phục hậu qủa chiến tranh, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc thân yêu. Nhiều phong trào của Đoàn liên tiếp được phát động như: “3 xung kích làm chủ tập thể”, “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “Cuộc hành quân theo chân Bác”. Hiện nay Đoàn đang phát động tổ chức thực hiện hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”. Qua những phong trào đã thu hút hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia sôi nổi, lập nhiều thành tích mới.
Trên mặt trận sản xuất, thanh niên đã lập nên nhiều kỳ tích với phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi đã sản sinh ra những “Bàn tay vàng” của một lớp thợ trẻ ra đời. Đặc biệt Đoàn đã động viên tuổi trẻ đến với những công trình lớn của đất nước như Sông Đà, Trị An, Dầu Tiếng, Ya ly, đã xuất hiện gương mặt tuổi trẻ anh hùng lao động như Lê Thị Ngừng, nhiều nhà quản lý giỏi, doanh nghiệp trẻ ra đời trong thời kỳ đổi mới. Có thể nói thanh niên đã phát huy vai trò xung kích cách mạng trên mọi lĩnh vực công tác, học tập, lao động sản xuất và chiến đấu góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc tuổi trẻ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng chống âm mưu luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, ngày đêm canh giữ biển trời biên giới, nhiều phong trào của Đoàn như “Vì Trường Sa thân yêu”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ”, “Tuổi trẻ làm theo 6 điều Bác dạy” .v.v... đã khẳng định sức sống mới của truyền thống Việt Nam mà thế hệ trẻ biết nâng niu và vươn tới.
3/ Truyền thống không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ mọi mặt xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Được Đảng, Bác Hồ giáo dục, rèn luyện, Đoàn đã động viên thanh niên nêu cao truyền thống hiếu học của dân tộc để nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng .
Ngay trong thời kỳ hoạt động bí mật, biết bao cán bộ, đoàn viên đã khắc phục khó khăn gian khổ để học tập; học tư tưởng cách mạng, học chỉ thị, nghị quyết của Đảng học kinh nghiệm đấu tranh. Nhiều đoàn viên đã biến nhà tù thành trường học để tự trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực và trình độ của mình.
Thực hiện lời Bác dạy: “Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. ở khắp nơi thanh niên đã ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và tay nghề chuyên môn. Nhiều tấm gương sáng của tuổi trẻ vượt khó trong học tập và trở thành học giỏi, nhiều bạn trẻ đạt giải nhất trong các kỳ thi toán quốc tế như Hoàng Lê Minh, Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng .v.v... hay như chị Lê Thị Hồng Vân (32 tuổi) là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, người Việt Nam đầu tiên được giải thưởng vật lý lý thuyết quốc tế; anh Hoàng Nam Nhật (32 tuổi) đã là tiến sĩ được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Newyork - Mỹ. Các anh chị không những là niềm tự hào của thanh niên Việt Nam mà còn làm cho thế giới khâm phục. Chúng ta có thể tự hào về lĩnh vực âm nhạc với sự thành công của Đặng Thái Sơn; về nhiều môn thể thao trí tuệ khác tuổi trẻ Việt Nam cũng đạt giải.
ở Cà Mau những năm gần đây phong trào học tập, rèn luyện của tuổi trẻ ngày một tăng lên, nhiều bạn trẻ tự khắc phục vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập. Từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 1997 - 1998 có gần 200 bạn trẻ đạt học sinh giỏi quốc gia. Nhiều cuộc thi quốc gia như thể thao, văn nghệ nhiều bạn cũng đạt giải.
Để đạt được tầm vóc mới chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ 21, Đoàn đã tổ chức và cho ra đời các giải thưởng, học bổng để khuyến khích thanh niên học tập, rèn luyện toàn diện: “Nâng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức”.
67 Năm qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự là trường học XHCN của thanh niên, là nơi rèn luyện và nâng cao trình độ về mọi mặt của thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng. Đoàn đã giúp thanh niên luôn nâng cao nhận thức để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.
Ngoài 3 truyền thống được nêu trên, chúng ta tìm hiểu thêm các truyền thống ở các nguồn tư liệu khác mà tác giả chưa có điều kiện biên tập đưa vào tập tài liệu này như :
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Tấm gương sáng của Bác Hồ. Một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa của các địa phương và của tỉnh Cà Mau .v..v..
NHữNG HìNH THứC, PHươNG PHáP GIáO DụC TRUYềN THốNG
1/- Xây dựng chương trình GDTT theo những mốc lịch sử trong năm :
3/2; 8/3; 26/3; 30/4; 1/5; 7/5; 19/5; 1/6; 27/7; 19/8; 2/9; 13/12; 22/12.
2/- Hình thức giáo dục truyền thống :
- Phát động học tập, sinh hoạt, tìm hiểu, sưu tầm, ghi chép các tư liệu, hiện vật lịch sử.
- Tổ chức các hoạt động về nguồn như viếng nghĩa trang liệt sĩ, hành quân cắm trại ở những nơi có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, căn cứ địa cách mạng; tổ chức thăm viện bảo tàng, phủ thờ, đền thờ Bác (ở những địa phương có phủ thờ, đền thờ Bác); gặp mặt các thế hệ Đảng - Đoàn - Đội; giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, lực lượng vũ trang đóng ở địa phương mình; các hội thao quốc phòng, biểu diễn văn nghệ theo chủ đề gắn với các loại hình nghệ thuật của dân tộc, mời các đồng chí lão thành cách mạng nói chuyện hoặc cùng đi tham dự sinh hoạt.
- Kết hợp với các hình thức sinh hoạt như thi hái hoa dân chủ; thi tìm hiểu theo chủ đề, thi viết, vẽ, sáng tác văn, thơ, cải lương, lý, hò, vè, tranh, ảnh .v.v... ca ngợi truyền thống của dân tộc, quê hương .v.v...
+ Chú ý : đây chỉ là những gợi ý, các cơ sở Đoàn cần thử nghiệm, tìm tòi, chọn lọc những hình thức giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả đối với đặc điểm riêng của địa phương, đơn vị mình ...
3/- Phương pháp.
- Phân công 1 đồng chí có năng khiếu phụ trách công tác này ...
- Xây dựng phòng truyền thống, góc truyền thống ...
- Có hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao kinh nghiệm, trình độ tổ chức và thiết lập chương trình hoạt động mang tính chất giáo dục truyền thống.
- Có kế hoạch xây dựng chương trình tổng quát (3 tháng, 6 tháng, 1 năm...).
- Linh hoạt trong việc cùng phối hợp hoạt động với các tổ chức, các đoàn thể khác; quan hệ rộng rãi với các ngành, đoàn thể, các cơ sở để tập hợp được cho cơ sở mình một đội ngũ cộng tác viên đáp ứng những yêu cầu cụ thể của BCH Đoàn cơ sở ở từng lĩnh vực, từng thời điểm, từng đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên./.
________________________________________________
TàI LIệU:
GIớI THIệU Về QUê HươNG, CON NGườI Và
TìNH HìNH PHáT TRIểN KINH Tế Xã HộI TỉNH Cà MAU
1- Đặc điểm tự nhiên và xã hội.
- Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Tổ quốc, hình dạng giống chữ V - như một bán đảo có 3 mặt quay ra biển: phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông Nam và Nam giáp biển Đông, phía tây giáp vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.208,8 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt; hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển hàng trăm mét. Khí hậu Cà Mau thuộc vùng cận xích đạo nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị lũ và ít bão. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.
- Cà Mau giàu tài nguyên về “rừng vàng, biển bạc”, hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích qui hoạch gần 190.000 ha được chia thành 2 vùng : vùng rừng ngập lợ với đặc trưng là cây tràm ở vùng U Minh hạ, vùng ngập mặn với đặc trưng cây đước ở vùng Mũi Cà Mau, trong rừng có nhiều loài chim, thú, bò sát, cá, tôm... với trữ lượng lớn. Vì vậy rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông Amazôn (Brazil). Bờ biển Cà Mau dài 254km chạy từ phía biển Đông bọc qua Đất Mũi sang vịnh Thái Lan, diện tích vùng biển rộng lớn khoảng 75.000 - 80.000km2 rất giàu tôm cá, dưới thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt rất lớn có khả thi khai thác trong tương lai. Tỉnh Cà Mau nằm giữa trung tâm của vòng cung giao lưu đường biển trong vùng Đông Nam á và sát đường biển quốc tế - có tiềm năng kinh tế mở cho Cà Mau hướng ra biển để phát triển.
Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi... tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, công nghiệp chế biến xuất khẩu và dịch vụ biển; khai thác tiềm năng du lịch nhất là du lịch điền dã, sông nước, làng rừng, biển đảo.
- Dân số Cà Mau năm 1997 có 1.100.000 người, phân bố tương đối đều, mật độ trung bình 211 người/km2, người Kinh chiếm 96% dân số, còn lại là người Khơmer và người Hoa. Địa giới hành chính được chia thành 6 huyện và 1 thị xã, có 56 xã, 8 thị trấn, 8 phường. TX Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục quốc lộ IA và quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng. Nhịp độ phát triển đô thị của Cà Mau khá nhanh; mấy chục năm trước từ là thị xã bé nhỏ nay Cà Mau được xếp là đô thị loại III - có nhiều triển vọng trở thành thành phố. Thị trấn Năm Căn cũng đang từng bước được xây dựng thành khu kinh tế động lực với nhiều yếu tố phát triển; các thị trấn Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, cửa biển Khánh Hội, ông Trang, Rạch gốc, Gành Hào... cũng sầm uất, đang hình thành dáng dấp đô thị của dải hành lang kinh tế ven biển.
2- Truyền thống lịch sử, văn hóa của Cà Mau.
Sau khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây, vào năm 1882 Cà Mau tách khỏi Rạch Giá, Bạc Liêu tách khỏi Sóc Trăng thành lập ra tỉnh Bạc Liêu, đây là hạt thứ 21 của Nam kỳ thuộc địa. Tiếp theo đó có nhiều lần chia tách, sáp nhập, đến năm 1975 Cà Mau - Bạc Liêu được đổi tên là tỉnh Minh Hải. Đến đầu năm 1997 Minh Hải lại tách ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
- Con người Cà Mau chất phác, phóng khoáng, mến khách, trọng đạo lý-nghĩa tình. Nhân dân có truyền thống lao động cần cù, làm việc với cường độ cao. Đặc biệt tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, phẩm chất anh dũng tuyệt vời dám xả thân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đạo lý và lẽ phải. Ngay từ trước những năm 30 ở Cà Mau đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại địa chủ, hương quản cướp bóc ruộng đất. Năm 1930 các chi bộ Đảng được thành lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức. Hưởng ứng cuộc khởi nghiã Nam Kỳ, năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi vào trang sử dân tộc mốc son chói ngời của “ngọn Hải đăng” tận cùng phương Nam Tổ quốc. Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Cà Mau là quê hương căn cứ địa cách mạng kiên cường, đã tổ chức hàng nghìn trận đánh và chống càn chặn địch nổi tiếng như mặt trận Tân Hưng, mặt trận Bào Thúi; đánh tiêu diệt chi khu Đầm Dơi, Chi khu Cái Nước và cứ điểm Chà Là; tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, đánh vào tận sào huyệt của địch tại thị xã Cà Mau và cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975; tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 320.000 tên địch. Với những chiến công ấy có 26 tập thể, 29 cá nhân được phong danh hiệu anh hùng, 476 bà mẹ Việt Nam anh hùng; hàng chục nghìn thương binh và 16.000 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Địa bàn Cà Mau từng là nơi hoạt động của nhiều đồng chí cách mạng tiền bối như Lê Duẩn, Tạ Uyên, Phạm Hùng, Phạm Hồng Thám, Võ Văn Kiệt v.v..và mảnh đất này đã sản sinh ra những tấm gương anh hùng tiêu biểu như: Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Lâm Thành Mậu, Bông Văn Dĩa, Nguyễn Việt Khái, Hồ Thị Kỷ, Lý Văn Lâm v.v... Đặc biệt Mũi Cà Mau là bến tiếp nhận vũ khí, đạn dược cuả đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, đến nay còn để lại sự huyền bí về ý chí oai hùng và sứ mệnh lịch của những “con tàu không số” gắn liền với chiến tích địa danh và tên tuổi của con người vùng Đất Mũi mà anh hùng Bông Văn Dĩa trở thành tiêu biểu. Những chiến công và tấm gương đó đi vào lịch sử là niềm tự hào mãi mãi của quê hương Cà Mau.
- Sắc thái văn hóa của Cà Mau có sự dung hòa đa dạng và phong phú do được tiếp thu của nhiều nền, nhiều miền văn hóa, nhiều tôn giáo khác nhau. Những tập quán, thuần phong mỹ tục của người Kinh có ảnh hưởng qua lại với người Khơ me, người Hoa; ba dân tộc đông dân này sống đoàn kết tạo nên mối giao lưu cả về huyết thống và văn hóa. Do đặc điểm sống ở vùng sông nước rừng biển sâu xa nên loại hình đàn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân; miền đất này còn xuất hiện truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại; hàng năm nhân dân vùng biển còn tổ chức lễ hội Nghinh ông. Mầu sắc Tôn giáo, tín ngưỡng dân gian cũng phong phú như đạo Phật Nam Tông-Bắc Tông, Tịnh Độ Cư Sĩ, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Thiên Chúa giáo, Tin Lành...
- Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Đình Tân Hưng, Mũi Cà Mau-rừng đước Năm Căn, Rừng U Minh hạ, sân chim Chà Là, vườn chim công viên Văn hóa, đầm Thị Tường.v.v.. và tên tuổi của những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, bác Ba Phi, cụ Cao Triều Phát.v.v.. đã để lại trong lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, con người dũng khí của đất Cà Mau.
3- Quá trình và định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau.
Những năm qua tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm (GDP) của Cà Mau giai đoạn 1991 - 1997 là 7,2%/năm. GDP bình quân đầu người năm 1997 là 3,73 triệu (tương đương khoảng 300 USD). Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP là 61,8%, công nghiệp và xây dựng 19,02%, khu vực dịch vụ 19,18%. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tỷ trọng kinh tế khai thác thủy hải sản khá lớn, đây là một yếu tố đặc thù phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
* Về nông nghiệp: Cây luá giữ vị trí quan trọng với diện tích canh tác 178.000 ha, đã góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và một phần cho xuất khẩu. Nhờ sự quan tâm xây dựng các công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng, từng bước đưa giống mới và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu muà vụ hợp lý. Hàng năm đã cho sản lượng lương thực từ 700.000 đến 800.000 tấn. Cây công nghiệp, cây ăn trái đang phát triển nhanh, hình thành những vùng nguyên liệu tương đối tập trung gắn với các dự án nhà máy chế biến như cây mía ở huyện Thới Bình, cây dừa ở huyện Cái Nước, cây chuối, cây ăn trái ở huyện Trần Văn Thời, U Minh… Chăn nuôi chủ yếu là heo, gia cầm theo hình thức kinh tế hộ gia đình. Năm 1997 đàn heo 241 ngàn con, gia cầm 2 triệu con... Về khả năng quy mô đàn gia súc gia cầm còn có thể mở rộng. Hiện nay Cà Mau đang tập trung đẩy nhanh hòan thành dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau và dự án vùng U Minh hạ, khả năng sẽ mở ra diện tích lúa 2 vụ, lúa đông xuân cho phép sản lượng lương thực của tỉnh đạt 1 triệu tấn vào sau năm 2.000.
* Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch 187.730 ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng 88.668 ha (rừng ngập mặn 53.605 ha, rừng tràm 35.064). Hàng năm tỉnh trồng mới và khoanh nuôi tái sinh từ 7.000 đến 8.000 ha rừng. Hệ sinh thái rừng Cà Mau có nhiều loài động thực vật quý hiếm, năng suất sinh học cao, có tầm quan trọng bảo tồn thiên nhiên, có giá trị nghiên cứu khoa học và có ý nghĩa cân bằng môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững của cả khu vực. ở rừng ngập mặn có 64 loài thực vật, thành phần ưu thế là cây đước, vẹt, mắm, dá; về động vật hiện có 12 loài thú, 12 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 67 loài chim, 25 loài tôm, 258 loài cá nước mặn. Hiện có nhiều loài chim tập trung ở 3 sân chim lớn : Đầm Dơi 129 ha, Cái Nước 14 ha, thị xã Cà Mau 5 ha. ở rừng ngập lợ cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, dưới tán rừng có nhiều loài dây leo và cây nhỏ khác; các loài động vật như nai, heo rừng, khỉ, chồn ..... các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)... ; có 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ. Đặc biệt ong mật rừng tràm nhiều và hàng năm cho khai thác sản lượng lớn.
* Thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh với diện tích ngư trường biển rộng lớn có tới 700 loài tôm cá và haỉ sản khác trữ lượng khoảng 700.000 tấn; trong đất liền có diện tích nuôi trồng thủy sản 150.000 ha, trong đó nuôi tôm 100.000 ha, còn lại là nuôi cá đồng, cá nước ngọt. Một số mô hình nuôi tôm kết hợp trồng cây rừng phân tán, nuôi cá đồng kết hợp trồng luá, trồng màu có hiệu quả kinh tế cao. Năng lực đánh bắt hải sản có 4.000 tầu thuyền tổng công suất 160.000 CV. Sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt 130.000 tấn, trong đó tôm 42.000 tấn, trở thành tỉnh có sản lượng thủy sản đứng đầu trong cả nước. Trong tỉnh có 9 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 25.000 tấn/năm với 8.000 công nhân hàng năm chế biến để xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Hiện nay Cà Mau đang tập trung đầu tư vốn cho các dự án đóng tầu đánh cá xa bờ có công suất lớn, nghiên cứu môi trường nuôi tôm hiệu qủa, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cấp dây chuyền công nghệ tinh chế hàng xuất khẩu.
* Về công nghiệp: tổng giá trị sản lượng năm 1997 đạt 1.774 tỷ đồng (giá cố định 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1992 - 1997 là 11,8%, chủ yếu là công nghiệp địa phương với những nhà máy chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất nước đá, sản xuất sản phẩm kim loại. Hướng tới tỉnh tập trung vào các dự án lớn như xây dựng nhà máy đường có công suất 1.000 tấn mía/ngày, nhà máy chế biến dừa, nhà máy điện chạy bằng khí đốt, nhà máy chế biến thức ăn gia súc... Hiện nay lưới điện quốc gia đã đưa về tới trung tâm tất cả các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh .
* Về giao thông, bưu điện : Giao thông đường thủy ở Cà Mau phát triển mạnh và là một lợi thế của miền sông nước Cà Mau, từ thị xã Cà Mau có thể đi tới tất cả Trung tâm các huyện lỵ, xã, thị trấn, các cụm dân cư bằng đường thủy. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng những bến cảng lớn vừa làm dịch vụ hậu cần cho nghề cá vừa thông thương đường biển để có thể trực tiếp xuất nhập khẩu, giao lưu với bên ngoài như cảng Năm Căn, cảng cá Cà Mau, Cảng cá Hòn Khoai, cửa biển Sông Đốc, cửa biển Gành Hào. Đường bay Cà Mau -Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Về đường bộ tỉnh đang tập trung xây dựng quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Năm Căn, quốc lộ 63 nối từ Cà Mau đi Kiên Giang, xây dựng các tuyến lộ đi về trung tâm huyện.
- Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư phát triển nhảy vọt, đã hoà mạng viễn thông trong nước và quốc tế. Tại tất cả các trung tâm xã, cụm kinh tế trong tỉnh đều liên hệ trực tiếp với các nước trên thế giới. Số máy điện thoại năm 1998 bình quân 100 người dân có 1,4 máy.
* Về thương mại, Du lịch: Cà Mau là một thị trường có sức mua bán lớn, có tổng mức lưu chuyển hàng hoá hàng năm khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ xã hội khoảng 2.000 tỷ đồng; thương nghiệp quốc doanh đã chủ động chi phối thị trường đối với một số mặt hàng quan trọng. Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất siêu, năm 1997 xuất khẩu đạt 136 triệu USD, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1992 - 1997 là 22%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đông lạnh, gạo và nông sản thực phẩm.
- Hoạt động Du lịch mấy năm qua có nhiều triển vọng, các nhà hàng khách sạn đều được nâng cấp. Số lượt khách du lịch năm 1997 là 50.000 người, trong đó có 4.000 lượt khách quốc tế. Hiện nay một số tuyến điểm du lịch sinh thái đang được xây dựng đưa vào hoạt động như tuyến Cà Mau - Vồ Dơi - Đá Bạc, tuyến Cà Mau - Sân chim Chà Là - rừng đước Mũi Cà Mau.
* Về văn hóa xã hội : Cà Mau có nguồn lao động trẻ dồi dào với trên nửa triệu người ,có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy sản, có lực lượng công nhân 8.000 người trong các nhà máy chế biến hàng xuất khẩu có tay nghề, có đội ngũ trí thức nhiệt tình gắn bó với quê hương và trưởng thành từ thực tiễn. Đây là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Nền giáo dục Cà Mau phát triển nhanh vượt bậc với tốc độ tăng số lượng học sinh giai đoạn 1991 -1997 là 8%/năm, trường học đều được quy hoạch và từng bước xây dựng cơ bản bảo đảm cho gần 300.000 học sinh các cấp đến trường. Hiện nay tỉnh đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mạng lưới y tế của tỉnh được xây dựng từ tỉnh tới tất cả các trạm ở xã, phường,(có 1 Bệnh viện tỉnh, 7 bệnh viện huyện, thị, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 72 trạm y tế xã, phường) với gần 2.000 giường bệnh, công tác vệ sinh, phòng dịch tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe ban đầu được tăng cường. Tụ điểm của các Trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, công viên, bảo tàng, thư viện, tượng đài đang được đầu tư xây dựng đồng bộ.
* Cà Mau đang hướng tới một nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm khai thác có hiệu qủa mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có. Cà Mau đã tiến hành qui hoạch tổng thể đến năm 2.010 hình thành 3 vùng kinh tế:
Vùng kinh tế nội địa nằm phiá trong đê biển Cà Mau, diện tích tự nhiên 3.660 km2, chiếm 70,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số khoảng 950.000 người. Nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hệ canh tác nước ngọt là chủ yếu. Phát triển trồng luá, cây công nghiệp, cây ăn trái, rau màu thực phẩm; phát triển tôm cá nước ngọt, nước lợ… gắn với phát triển công nghiệp và dịch vu, đồng thời khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng tràm.
Vùng kinh tế ven biển và rừng ngập mặờn nằm phiá ngoài hệ thống đê biển. Diện tích tự nhiên 1.548 km2, chiếm 29,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số khoảng 170.000. Phần lớn diện tích vùng này là hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối… Quy hoạch đảm bảo 70% diện tích lâm phần là rừng tập trung, phần còn lại tiến hành nuôi tôm, trồng rừng, trồng cây phân tán, tạo ra sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với giữ gìn môi sinh môi trường. Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh trên cơ sở phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển và khu kinh tế mở Đất Mũi Cà Mau.
Vùng kinh tế biển bao gồm vùng biển, thềm lục địa và các cụm đảo gần bờ của Cà Mau. Đây là vùng kinh tế có ý nghĩa chiến lược của tỉnh trên cơ sở phát triển khai thác hải sản xa bờ, khai thác và dịch vụ khai thác dầu, khí tự nhiên, vận tải biển, du lịch sinh thái.
* Mục tiêu phát triển đến năm 2010 của Cà mau GDP bình quân đầu ngừơi ngang bằng hoặc cao hơn với bình quân chung của cả nước. Nâng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP lên khoảng 70% . Phấn đấu đạt mức chu chuyển hàng hoá với bên ngoài ít nhất là 50% so với GDP. Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,5-1,6% ; nâng cao chất lượng phục vụ y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong ở trẻ và các bệnh xã hội; Đảm bảo các điều kiện sống cơ bản của nhân dân ở mức trung bình của cả nước. Phấn đấu giảm tới mức thấp nhất về tỷ lệ các hộ nghèo và mức nghèo. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao phù hợp với nhu cầu dân cư ở từng thời kỳ. Bảo đảm giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội./.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7019.doc