Thực trạng thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Giới thiệu khái quát về Maritime Bank Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội: Địa chỉ: 71 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 19/08/1991, là một trong những Chi nhánh đầu tiên của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2009, Chi

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh có tổng số CBNV là 87 người với 07 phòng Giao dịch trực thuộc, trong đó 02 phòng sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2010. Đa số CBNV còn rất trẻ, tuổi đời dưới 30 chiếm 80%, trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 85%. Trong suốt gần 20 năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội luôn được NH Hàng Hải quan tâm và tạo điều kiện phát triển hết sức nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh của hàng loạt các NH khác và các cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng chi nhánh Hà Nội vẫn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã được giao. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 3.1. Hoạt động huy động vốn Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động phức tạp gây khó khăn rất lớn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, song Chi nhánh với sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, linh hoạt của ban Giám đốc cùng sự nỗ lực làm việc và tinh thần quyết đương đầu với khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh không những đã hoàn thành mà còn hoàn thành vượt mức các mục tiêu phát triển đã đề ra. Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn các năm 2006 – 2009 (theo thành phần kinh tế) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư lũy kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 % So với năm trước Số dư luỹ kế đến 31/12 % So với năm trước Số dư luỹ kế đến 31/12 % So với năm trước Tổng nguồn vốn huy động 785.367 3.452.000 147 3.452.000 147 4.072.300 118 Huy động từ TCKT 691.107 2.645.000 118 2.645.000 118 2.825.400 110 Tiết kiệm Dân cư 94.260 807.000 817 807.000 817 1.246.900 154 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH) Số vốn huy động được của chi nhánh tăng không ngừng qua các năm. Từ 785.367 triệu đồng năm 2006 lên tới 4.072.300 triệu đồng trong năm 2009. Tăng hơn 518%. Đây đúng là một thành công lớn của chi nhánh, được Maritime Bank đánh giá rất cao. Vốn được huy động chủ yếu vẫn là từ các tổ chức kinh tế, chiếm hơn 80% tổng vốn huy động trong suốt các năm 2006, 2007, 2008. Tuy nhiên sang đến năm 2009, số vốn huy động từ khu vực dân cư, thông qua các tài khoản tiết kiệm cá nhân đã chiếm tỷ trọng cao hơn các năm khác trong tổng vốn huy động được, con số này vào khoảng 30%. Trong tổng vốn huy động được, chiếm chủ yếu vẫn là Việt Nam đồng qua các năm tỷ trọng này luôn giữ ở mức trên dưới 75% Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn các năm 2006 – 2009 (theo loại tiền gửi) Đơn vị: Triệu đồng Loại tiền gửi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền Việt Nam đồng (%) 75.1 74.3 72.4 71 Tiền ngoại tệ (%) 24.9 25.7 27.6 29 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH) Tiền gửi là Việt Nam đồng có xu hướng giảm trong cơ cấu huy động vốn từ 75.1% năm 2006 xuống 71% năm 2009. Cùng với điều này, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tăng, tuy nhiên sự tăng và giảm này là không lớn. 3.2. Hoạt động cho vay Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì nó đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Tại Maritime Bank Hà Nội hoạt động này đem lại 70% lợi nhuận. Nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh cũng giống như đa số các chi nhánh của Maritime Bank nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung vẫn là các doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn cho vay của NH cho các doanh nghiệp luôn chiếm trên 87%. Tuy nhiên đến năm 2009, vốn vay của khu vực tư nhân tăng đột ngột và chiếm trên 32%. Khách hàng cá nhân chủ yếu vay với mục đích kinh doanh cá thể hoặc hỗ trợ tiêu dùng. Bảng1.3: Dư nợ của Maritime Bank – Hà Nội (Theo TPKT) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Tổng dư nợ cho vay 313.307 460.190 728.678 1.822.000 Cho vay DN 301.946 403.646 699.429 1.236.000 Tỷ trọng (%) 96.37 87.72 95.98 67.83 Cho vay cá nhân 11361 56.544 29.249 586.000 Tỷ trọng (%) 3.63 12.28 4.02 32.17 Cho vay HTLS (DN) 18.300 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH) Bảng1. 4: Dư nợ của Maritime Bank – Hà Nội (Theo kỳ hạn vay) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Số dư luỹ kế đến 31/12 Tổng dư nợ cho vay 313.307 460.190 728.678 1.822.000 Dư nợ ngắn hạn 224.014 355.266 546.945 1.322.000 Tỷ trọng (%) 71.5 77.2 75.06 72.56 Dư nợ dài hạn 89.293 104.924 181.733 500.000 Tỷ trọng (%) 28.5 22.8 24.94 27.44 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH) Dư nợ ngắn hạn tăng nhanh trong năm 2007 từ 71.5% năm 2006 lên 77.2% năm2007. Tuy nhiên sau đó, dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm, 75.06% năm 2008 và tiếp tục giảm xuống 72.56% năm 2009. Qua các bảng thống kê trên, ta thấy khách hàng của chi nhánh đa số là các doanh nghiệp trong nước với quy mô vừa và nhỏ. 3.3. Hoạt động khác II. Khái quát về công tác thẩm định các dự án vay vốn tại NHTMCP Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội 1. Những quy định chung của Maritime Bank Hà Nội đối với hình thức cho vay vốn theo dự án 1.1. Nguyên tắc cho vay Thứ nhất: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: tất cả các nhân viên của MSB Hà Nội phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các văn bản quy định có liên quan. Không được phép lợi dụng uy tín và tài sản của ngân hàng vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng. Thứ hai: Nguyên tắc cho vay phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của MSB Hà Nội trong từng thời kỳ. Thứ ba: Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng. Trong việc cung cấp tín dụng, MSB Hà Nội thực hiện chính sách thống nhất khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ các trường hợp chỉ định cấp tín dụng của chính phủ). Tất cả các giao dịch của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ. Thứ tư: Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân. MSB Hà Nội đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao trách nhiệm quyết định trước hết phải chịu mọi trách nhiệm đối với quyết định của mình. 1.2. Đối tượng cho vay và điều kiện vay vốn Quy định của MSB Hà Nội không giới hạn vào một loại đốí tượng cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng đối với mọi đối tượng vay. Các đối tượng phải đảm bào các điều kiện sau. - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của NHTMCP Hàng Hải 1.3. Thời hạn cho vay. MSB không quy định tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay đối với mỗi dự án, mỗi khách hàng căn cứ vào. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự án. - Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư. - Khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của khách hàng. - Thời hạn được phép kinh doanh, họat động của khách hàng. 1.4. Mức cho vay. Trong chính sách cho vay, MSB không quy định mức cho vay cụ thể mà giao quyền cho giám đốc các chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng vốn của ngân hàng và theo quy định của pháp luật. 1.5. Lãi suất cho vay Trước hết, lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung - cầu trên thị trường vốn, mức độ rủi ro của khoản vay, chi phí quản lý kinh doanh và mức độ lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Phần lớn lãi suất được tính theo công thức: Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân đầu vào có tính DTBB + Chi phí quản lý + Phần bù rủi ro + Mức lợi nhuận dự kiến Một số nguyên tắc tính lãi suất mang tính thông lệ như: Xác định lãi suất cao đối với các dự án mang tính rủi ro cao hay đối với các khoản vay có thời hạn dài. Lãi suất đối với các khoản vay có gia trị nhỏ sẽ cao hơn các khoản vay có giá trị lớn. 2. Số lượng các dự án vay vốn được thẩm định tại Maritime Bank Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009 Trong giai đoạn từ 2006 đến 2009, số lượng các dự án mà Maritime Bank Hà Nội đã tiếp nhận và thẩm định cũng như phê duyệt cho vay ngày càng tăng, không những tăng về số lượng mà còn cả về lượng vốn cho vay. Bảng 1.5 Tình hình cho vay đối với các dự án tại Maritme Bank Hà Nội (Giai đoạn 2006 – 2009) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số dự án xin vay vốn Tổng số dự án 12 15 18 22 Tổng số tiền (tỷ đồng) 112,5 120 160 190 Số dự án được thẩm định Tổng số dự án 9 13 16 18 Tổng số tiền (tỷ đồng) 110 118 150 175 Tỷ lệ được thẩm định Tổng số dự án 75% 86,67% 88,88% 81.81% Tổng số tiền 97,78% 98,33% 93,75% 92.1% Số dự án được chấp nhận Tổng số dự án 9 11 16 17 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 100,1 115 145 160 Tỷ lệ được chấp nhận Tổng số dự án 100% 84.62% 100% 94.44% Tổng dư nợ 91% 97,46% 96,67% 91.42% Tổng số dự án xin vay vốn 67 Tổng số dự án được thẩm định 56 Tổng số dự án được chấp nhận 53 Cụ thể tình hình cho vay đối với các dự án tại Maritime Bank Hà Nội theo thành phần kinh tế, theo loại hình dự án... như sau 2.1 Theo loại hình cho vay Bảng 1.6: Cho vay dự án theo loại hình cho vay tại MSB Hà Nội Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dự án được thẩm định 9 13 16 18 Cho vay ngắn hạn 3 5 7 8 Tỷ trọng (%) 33,33% 38,46% 43,75% 44,44% Cho vay trung và dài hạn 6 8 9 10 Tỷ trọng (%) 66,67% 61,54% 56,25% 55,56% Tổng số dự án được duyệt cho vay 9 11 16 17 Cho vay ngắn hạn 3 5 7 7 Cho vay trung và dài hạn 6 6 9 10 2.2 Theo ngành kinh tế Bảng 1.7: Cho vay dự án theo ngành kinh tế tại MSB Hà Nội Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng dự án được thẩm định 9 13 16 18 - Dự án công nghiệp 7 9 10 9 Dự án thép Tỷ trọng so với tổng số DA được TĐ 2 22,22% 3 23,08% 3 18,75% 4 22,22% - Dự án nông nghiệp 0 0 1 1 - Dự án dịch vụ 2 4 5 8 Tổng số dự án được duyệt cho vay 9 11 16 17 - Dự án công nghiệp 7 9 10 9 Dự án thép Tỷ trọng so với tổng số DA được duyệt 2 22,22% 2 18,18% 3 18,75% 4 23,53% - Dự án nông nghiệp 0 0 1 0 - Dự án dịch vụ 2 2 5 8 2.3 Theo loại tiền gửi Bảng 1.8 :Cho vay dự án theo loại tiền gửi tại MSB Hà Nội Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dự án được thẩm định 9 13 16 18 Cho vay VNĐ 7 10 11 13 Tỷ trọng (%) 77,77% 76,92% 68,75% 72,22% Cho vay ngoại tệ 2 3 5 5 Tỷ trọng (%) 22,23% 23,08% 31,25% 27,78% Tổng số dự án được duyệt cho vay 9 11 16 17 Cho vay VNĐ 7 8 11 12 Cho vay ngoại tệ 2 3 5 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Khái quát các dự án sản xuất thép 1. Đặc điểm và vai trò của các dự án sản xuất thép 1.1. Đặc điểm Thứ nhất: Sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng cần số lượng vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu. Trước đây khi nền kinh tế nước ta chưa phát triển , một dự án thép cũng cần một lượng vốn tối thiểu vào khoảng 700 đến 800 tỷ VNĐ. Theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế con số này hiện nay vào khoảng 10.000 tỷ VNĐ. Thứ hai: Nguyên liệu cho sản xuất thép phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều và chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách nhập khẩu. Ngành sản xuất thép gồm hai bộ phận chính là sản xuất phôi thép (đúc thép) và sản xuất thép thành phẩm ( cán thép). Nguyên liệu cho cả hai bộ phận này đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Ngành sản xuất phôi thép cần nguyên liệu là các loại quặng và đặc biệt là nguồn thép phế liệu (do lượng quặng ngày càng khan hiếm). Hiện nay lượng thép phế liệu trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 30% nhu cầu của ngành sản xuất phôi thép. Một nghịch lý đang diễn ra trong ngành công nghiệp thép của nước ta đo là trong khi rất thiếu nguyên liệu để sản xuất phôi thép thì lượng quặng khai thác được lại chủ yếu giành để xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, hàng loạt các dự án sản xuất phôi thép đang ra đời, dự báo thiếu hụt một lượng lớn thép phế liệu và quặng trong tương lai. Các dự án sản xuất phôi thép ra đời còn để khắc phục tình trạng thiếu phôi thép cho các nhà máy cán thép. Theo thống kê, 70% phôi thép của nước ta được nhập khẩu từ Trung Quốc. Do cả hai bộ phận của ngành thép đều phụ thuộc nhiều và nhập khẩu nên chỉ cần một thay đổi nhỏ trong chính sách nhập khẩu của nhà nước, đặc biệt là các thay đổi về thuế, cũng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lớn cho ngành thép. Thứ ba: Do yêu cầu nguyên liệu, địa điểm đặt nhà máy thép phải gần nguồn khai thác quặng hoặc gần các cảng biển. Nguyên liệu cho sản xuất thép dù là sản xuất phôi thép hay cán thép đều là những nguyên liệu thuộc loại hàng hóa “siêu trường, siêu trọng”. Do vậy nếu không tính toán kỹ về địa điểm đặt dự án sao cho thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu thi chi phí cho công tác này sẽ rất lớn, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. 1.2. Vai trò Thép là vật liệu không thể thiếu trong quá trình phát triển của xã hội, tất cả các ngành công nghiệp khác đều bị ảnh hưởng và chi phối ít nhiều bởi ngành thép. Ngành công nghiệp thép là ngành công nghiệp nặng rất quan trọng cho một nền kinh tế phát triển. 2. Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định đối với các DA ĐT sản xuất thép 2.1. Yêu cầu đối với công tác thẩm định Cũng như yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án vay vốn nói chung, công tác thẩm định dự án sản xuất thép tại chi nhánh cần đảm bảo các yêu cầu như sau Thứ nhất: Việc xác định các chỉ tiêu định mức đối với dự án phải đúng các quy định của pháp luật nói chung và đúng với các quy định riêng của Maritime Bank nói chung Thứ hai: Công tác thẩm định phải công bằng, minh bạch. Có nghĩa là cán bộ thẩm định không có quan hệ hay lợi ích cũng như bất kỳ thiệt hại nào khi dự án được triển khai. Điều này còn có nghĩa là việc thẩm định các dự án khác nhau phải được tiến hành trên cùng một hệ thống các nguyên tắc. Thứ bai: Việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phải chính xác đến mức tối đa có thể, tránh sai sót dẫn đến quyết định cho vay nhầm lẫn khiến lãng phí vốn hoặc khả năng thu hồi vốn thấp Thứ tư: Căn cứ vào đặc điểm đặ thù của ngành thép, khi thẩm định cần chú trọng đặc biệt vào các khâu như thẩm định về địa điểm, thẩm định nguồn cung cấp nguyên liệu… 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng * Nhóm nhân tố khách quan - Các yếu tố kinh tế vĩ mô – môi trường kinh doanh. Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, tốc độ tăng giá chung, mức sống, sự thay đổi cung cầu thị trường... đều ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào, tổng doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh. Cán bộ tín dụng cần nắm vững hiểu biết kinh tế vĩ mô, nắm vững sự vận động của thị trường trong lĩnh vực du lịch sinh thái nói riêng cũng như trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung để đưa ra những nhận định chính xác, hợp lý, khoa học, đảm bảo phù hợp với thị trường. - Hệ thống cơ chế chính sách chưa ổn định. Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực. Hơn nữa, các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho việc đánh giá dự án cũng như việc dự đoán, dự báo các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án. - Các điều kiện về địa hình – khí hậu – tự nhiên tại vị trí đặt dự án. Đây là nhóm yếu tố khách quan đặc thù của dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch vừa mang tính chất du lịch giải trí, thư giãn và bồi bổ sức khỏe, vừa chủ yếu gắn liền với những nơi có môi trường tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị xâm phạm bởi bàn tay con người. Do đó, trong quá trình phân tích thực địa, các điều kiện như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ động – thực vật bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của dự án, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu kỹ càng về môi trường đặt dự án, khả năng thành công của dự án khi đi vào hoạt động cũng như dự báo những rủi ro có thể có. - Nhân tố thuộc về chủ đầu tư. Chi nhánh sẽ gặp hai trở ngại chính từ phía chủ đầu tư, đó là sự hạn chế về trình độ lập – thẩm định dự án đầu tư và sự thiếu sự trung thực, lành mạnh trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng. Chủ đầu tư lập một dự án đầu tư khoa học, các kế hoạch được tính toán hợp lý, các giả định về chi phí, doanh thu được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Dự án đầu tư được thẩm định kỹ càng trước khi phê duyệt sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho ngân hàng trong khâu xét duyệt cho vay. Tính trung thực của chủ đầu tư, tính trung thực và lành mạnh của các thông tin về dự án cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay theo dự án. * Nhóm nhân tố chủ quan. - Cán bộ tín dụng tham gia công tác thẩm định. Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, nhân tố con người trong công tác thẩm định dự án là nhân tố quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định dự án. Nhân tố con người bao gồm nhân thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức của lãnh đạo, cán bộ tín dụng đặc biệt là những người trực tiếp tham gia quá trình thẩm định. Việc tiếp nhận và phân tích, đánh giá thông tin như thế nào, yêu cầu chất lượng thông tin phục vụ cho thẩm định dự án ra sao...? hoàn toàn do cán bộ tín dụng quyết định. Việc áp dụng phương pháp thẩm định nào, sử dụng những chỉ tiêu nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ tín dụng. - Trang thiết bị công nghệ. Như đã đề cập trên, thông tin là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thẩm định dự án. Thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dự án, từ đó đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh đồng thời phòng ngừa rủi ro. Ngược lại, thông tin ko chính xác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thẩm định, dẫn đến sự sai lệch trong các nội dung thẩm định, đánh giá không chính xác về doanh nghiệp và dự án đầu tư. - Chất lượng thông tin thu nhập. Trong thời đại ngày nay, với tình hình thị trường, công nghệ... biến động nhanh chóng thì thông tin trở nên rất quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một ngành nào. Thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, cập nhật là một nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả công tác thẩm định dự án của Chi nhánh và do đó ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả cho vay theo dự án. Ngoài ra, thông tin được cung cấp kịp thời trong quá trình cho vay sẽ giúp Chi nhánh nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của dự án, có những can thiệp kịp thời, đảm bảo dự án hoạt động tốt và trả nợ đầy đủ. Do vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác, toàn diện luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh nói riêng cũng như Maritime Bank nói chung. - Tổ chức quản lý điều hành. Thực hiện thẩm định dự án tuân theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Công tác tổ chức quản lý, điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực, tạo ra tính “trội” trong toàn hệ thống, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cho vay theo dự án. II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án ĐT sản xuất thép tại Maritime bank Hà Nội 1. Căn cứ thẩm đinh * Căn cứ Đề xuất cho vay dự án đầu tư. - Văn bản pháp lý về tư cách pháp nhân, về năng lực tài chính của chủ đầu tư (giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của chủ đầu tư). - Văn bản đề nghị cấp tín dụng của chủ đầu tư. - Hồ sơ dự án đầu tư: Bao gồm dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), văn bản thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở và các giấy tờ khác có liên quan (giấy phép đầu tư, giấy phép xuất, nhập khẩu...) - Thông tin phản ánh quan hệ giao dịch của chủ đầu tư đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương và các TCTD khác. - Thông tin về tài sản bảo đảm (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu máy móc thiết bị, xe cộ...) * Căn cứ văn bản pháp luật chung của Nhà nước. - Luật các TCTD ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD ngày 15/6/2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. - Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. - Quyết định số 1467/2001/QĐ-NHNN ngày 21/11/2001 của Thống đốc NHNN về Điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 - Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005). - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay đối với khách hàng. - Các văn bản khác có liên quan * Căn cứ văn bản quy định của Maritime Bank. - Quyết định số 305/QĐ-MSB-HĐQT ngày 28/12/2003 của Hội đồng quản trị Maritime Bank về Quy chế cho vay đối với khách hàng. - Quyết định số 18/QĐ-MSB ngày 5/4/2003 của Tổng giám đốc MSB quy định khu vực đầu tư chi nhánh MSB. - Quyết định số 28/QĐ-MSB ngày 28/2/2003 của Tổng giám đốc MSB về việc xác định Giới hạn TD đối với khách hàng. - Quyết định số 98/QĐ- MSB ngày 24/6/2004 của Tổng giám đốc MSB về điều chỉnh thẩm quyền duyệt Giới hạn TD. - Quyết định số 88/QĐ-MSB.QLTD ngày 24/6/2004 của Tổng giám đốc MSB về việc ban hành Quy trình TD đối với Khách hàng là Doanh nghiệp. - Các văn bản khác có liên quan. 2. Quy trình thẩm định Về quy trình thẩm định dự án, toàn hệ thống Maritime Bank áp dụng quy trình thẩm định dựa trên Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp do Tổng Giám đốc ban hành kèm Quyết định số 88/QĐ-MSB.QLTD. Quy trình được áp dụng để xác định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đầu tư dự án có giá trị trên mức tối thiểu do Tổng Giám đốc quy định từng thời kỳ. Căn cứ theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp, quy trình thẩm định dự án đầu tư thép tại chi nhánh Hà Nội bao gồm 5 bước cơ bản, trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Maritime Bank nói chung cũng như Maritime Bank Hà Nội nói riêng Bảng 2.1 Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư Maritime Bank - Hà Nôi Phòng dịch vụ khách hàng Cán bộ thẩm định Các phòng khách hàng Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Chưa đủ cơ sở để thẩm định đinhđịnh Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Bổ sung, giải trình Chưa rõ Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra, kiểm soát Chưa đạt yêu cầu Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Đạt (Nguồn: Quy trình tín dụng _ Maritime Bank) Diễn dải quy trình Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: Cán bộ Phòng Dịch Vụ Khách hàng tiếp xúc trực tiếp khách hàng, thu thập hồ sơ liên quan đến dự án và hồ sơ tổ chức pháp lý của chủ đầu tư. Sau khi kiểm tra sơ bộ, cán bộ phòng đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của Maritime Bank Hà Nội đối với khoản tín dụng đề xuất và lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án. Báo cáo phải nêu rõ được nhu cầu tín dụng của khách hàng, mức giá sản phẩm, nhu cầu thị trường, các lợi ích ngân hàng thu được và có thể đề xuất các chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng Bươc 2: Thẩm định dự án Thực hiện : - Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Bước 3: Phê duyệt khoản vay Thực hiện: - Phòng Dịch vụ Khách hàng - Giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Hội đồng tín dụng Chi nhánh Hà Nội Quy trình phê duyệt khoản vay được thực hiện sau khi Báo cáo thẩm định dự án và Báo cáo đề xuất đầu tư dự án có đầy đủ chữ ký của cán bộ Dịch vụ khách hàng và Trưởng phòng khách hàng. Khoản tín dụng được phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của cấp có thẩm quyền. - Đối với dự án có dư nợ cho vay dưới 10 tỷ đồng và nằm trên địa bàn Hà Nội thì Giám đốc Chi nhánh là cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với dự án có dư nợ cho vay trên 10 tỷ đồng và nằm trên địa bàn Hà Nội thì cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng tín dụng Chi nhánh. - Đối với dự án có dư nợ cho vay trên 20 tỷ và nằm trên địa bàn Hà Nội thì cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng tín dụng Maritime bank TW/ Hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc Maritime Bank. Bước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng Thực hiện: - Phòng Dịch vụ khách hàng Trên cơ sở quyết định phê duyệt kèm theo các điều kiện tài trợ dự án, Phòng Dịch vụ khách hàng sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đại diện Chi nhánh Hà Nội ký kết trên các loại hợp đồng là cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay dự án đầu tư. Riêng với các hợp đồng bảo đảm tiền vay, ngay sau khi ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên. Sau khi ký kết hợp đồng, Phòng Dịch vụ khách hàng lập Thông báo tác nghiệp chuyển cho phòng Tổng hợp để thực hiện việc nhập dữ liệu. Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn. Thực hiện: - Phòng tổng hợp - Phòng Khách hàng Trình tự ghi nhập, giám sát dữ liệu trên hệ thống bao gồm các bước sau: - Cán bộ Khách hàng sẽ tiến hành lập Thông báo tác nghiệp, kèm theo đó là toàn bộ hồ sơ giấy tờ cần được lưu giữ an toàn để chuyển đến cán bộ rủi ro kiểm tra lần cuối và sau đó chuyển tiếp sang bộ phận tổng hợp. - Căn cứ nội dung Thông báo tác nghiệp, cán bợptongr hợp chịu trách nhiệm đối chiếu so sánh với các thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm và thực hiện ghi nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống. Mọi dữ liệu nhập vào hệ thống phải được phân tách bởi ít nhất 2 cán bộ trong phòng tổng hợp - Trong suốt quá trình theo dõi quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng tiếp tục chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm tính an toàn, bảo mật của hồ sơ, phát hiện kịp thời sự không khớp hoặc sự không phù hợp về mặt thông tin giữa các loại văn bản nhận được và thông tin trên hệ thống... đồng thời phải báo ngay cho cán bộ thẩm định biết để có biện pháp xử lý kịp thời. 3. Phương pháp thẩm định * Phương pháp thẩm định theo trình tự. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ đánh giá ban đầu về hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn của Khách hàng đến đánh giá chi tiết từng nội dung thẩm định, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quy trình thẩm định dự án, trong tất cả các nội dung thẩm định, đặc biệt là nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư. * Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu. Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác. - Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị máy móc của dự án - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư - Các chỉ tiêu phân tích tài chính - Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án Ngoài các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, phương pháp này còn dùng để so sánh đối chiếu các thông tin phi tài chính của Chủ đầu tư, xem xét tư cách pháp lý‎‎‎ của Chủ đầu tư với các quy định của pháp luật. Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư. * Phương pháp dự báo. Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án. * Phương pháp phân tích độ ._.nhạy. Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể hơn, đây là kỹ thuật phân tích nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc cần thẩm định ở đây là NPV và IRR. Các biến độc lập tác động lên NPV và IRR có thể là các thông số đã lựa chọn khi ước lượng dòng tiền, bao gồm: - Tỷ lệ lạm phát - Tỷ giá hối đoái - Thị phần của doanh nghiệp - Công suất máy móc thiết bị - Sản lượng tiêu thụ - Đơn giá bán - Định mức tiêu hap năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động - Đơn giá các loại như chi phí lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu… Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định rủi ro, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án. 4. Nội dung thẩm định 4.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn Mục đích của công việc này là kiểm tra tính pháp lý và quan trọng hơn là sự đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Tính đầy đủ ở đây là sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định như: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hồ sơ của các tài sản đảm bảo, quyết định đầu tư, các văn bản có liên quan… 4.2 Thẩm định khách hàng 4.2.1. Thẩm định năng lực pháp lý Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư và các thông tin liên quan đến chủ đầu tư như mô hình tổ chức và chất lượng quản lý điều hành, năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt, trình độ chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực thép. 4.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh Cán bộ thẩm định đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và phân tích 4 nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, về cơ cấu tài chính, về năng lực hoạt động và về khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thép, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch kinh doanh, các phương án phân phối, cung cấp sản phẩm thép và các thông tin khác. Trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện hành của chủ đầu tư, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Maritime Bank (Phụ lục 1) 4.2.3 Quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thẩm định chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xem xét các mối qua hệ của khách hàng với Martime Bank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thông qua hồ sơ lưu tại ngân hàng và hệ thống thông tin liên ngân hàng. - Xem xét các khoản nợ của khách hàng, tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu nợ - Tình hình hoàn trả các khoản nợ trước đây (thời gian trả nợ có đúng yêu cầu của ngân hàng không) - Trong phần này, chi nhánh còn chú ý tới cả uy tín của khách hàng trên thị trường, cũng như uy tín đối với các tổ chức tín dụng 4.3 Thẩm định dự án 4.3.1. Thẩm định các điều kiện pháp lý Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu Maritimebank Hà Nội sẽ đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án đầu tư, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Hàng Hải, bảo đảm dự án phù hợp với chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, quản lý dự án,... phù hợp với chủ trương quy hoạch của ngành du lịch, của địa phương và sự vận động của thị trường. Cụ thể danh mục hồ sơ và thủ tục vay vốn dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Maritimebank Hà Nội: - Hồ sơ pháp lý: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Điều lệ họat động của công ty + Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng + Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất + Biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị + Hợp đồng thuê đất và các quyết định về giao đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng của UBND địa phương. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng + Giấy phép khai thác tài nguyên + Giấy phép phê duyệt đánh giá tác động môi trường, PCCC. + Báo cáo khả thi và dự toán chi tiết dự án và các văn bản có liên quan - Hồ sơ vay vốn: + Hợp đồng nguyên tắc đầu ra hoặc những hợp đồng đã và đang thực hiện + Hợp đồng mua nguyên vật liệu + Hoá đơn tài chính, phiếu nhập kho + Hợp đồng tín dụng theo mẫu của MSB + Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của MSB + Giấy nhận nợ theo mẫu của MSB + Bảng kê chứng từ vay vốn 4.3.2. Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết của dự án Thép là một ngành công nghiệp nặng, vốn đầu tư rất lớn. Do vậy nếu không xác định sự cần thiết một cách kỹ lưỡng rất dễ dẫn đến lãng phí. Trong phần này, cán bộ thẩm định tại chi nhánh sẽ dựa vào chiến lược phát triển của ngành thép trong tương lai, chú trọng vào thời gian mà dự án dự kiến được đưa vào hoạt động. Từ đó kết luận về tính cần thiết của dự án. Chi nhánh cũng xem xét những tác động cả có lợi và bất lợi mà dự án mang lại cho vùng đặt dự án nói riêng, và cho cả nền kinh tế nói chung. 4.3.3. Thẩm định tính cạnh tranh của sản phẩm đầu ra (Thẩm định thị trường) Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo. Cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tình hình thị trường, phân tích nhu cầu thị trường thép trong hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai về số lượng, chất lượng, giá cả và chính sách liên quan đến sản thép. Phân tích khả năng cung ứng sản phẩm hiện có, đánh giá các điểm mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm thay thế trên thị trường, so sánh chất lượng và giá thành đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tính hợp lý của nhóm đối tượng khách hàng mà chủ đầu tư hướng đến, dự báo nhu cầu trong tương lai về danh mục, năng lực của các dự án thép hiện có. Trên cơ sở đó có thể đánh giá thị phần, khả năng cạnh tranh để xác định sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm của dự án. Đồng thời phân tích các phương án tiêu thụ sản phẩm xấu nhất và khả năng giải quyết của doanh nghiệp Như đã phân tích ở phần trên, các dự án sản xuất thép đều là các dự án có thời gian thực hiện công tác xây dựng ban đầu dài, do vậy công tác dự báo về nhu cầu thép cũng như cung thép tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào sản xuất là hết sức quan trọng 4.3.3. Thẩm định địa điểm của dự án Địa điểm thực hiện các dự án thép được quan tâm đặc biệt. Do yêu cầu của quá trình vận chuyển nguyên liệu sản xuất thép, địa điểm đặt nhà máy phải gần nguồn nguyên liệu mà ở đây là gần các cảng biển, cảng sông hoặc các khu khai thác quặng. Không những đạt yêu cầu về nguồn nguyên liệu, thuận tiện vận chuyển mà các dự án thép còn phải gần thị trường, giao thông dễ dàng. Các yêu cầu về địa hình, hướng gió, thời tiết… cũng phải được quan tâm. 4.3.4. Thẩm định kỹ thuật dự án Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu Đánh giá các yếu tố về sản phẩm, về kỹ thuật công nghệ máy móc thiết bị: - Quy mô về số lượng và chất lượng loại sản phẩm đầu ra - Công suất thiết kế của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng... - Khả năng đàm phán mua máy móc thiết bị - Tổng giá trị, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất thiết bị nhập khẩu và thiết bị sản xuất trong nước, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình - Công nghệ sản xuất, phân tích tính hiện đại, ưu việt và hạn chế của công nghệ, khả năng vận hành công nghệ và máy móc thiết bị - So sánh với các dự án tương tự về phương diện công nghệ, kỹ thuật để xem xét suất đầu tư và vốn đầu tư là cao hay thấp Đánh giá các yếu tố về nguồn nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu có sẵn trong nước hay nhập khẩu, chất lượng nguyên vật liệu, khả năng dự trữ, vận chuyển, khai thác... Đánh giá các yếu tố về nguồn nhân lực, tiến độ thi công, phương thức tổ chức thực hiện dự án... Đối với các dự án thép, do đặc thù về nguyên liệu, khâu thẩm định kỹ thuật này hết sức được chú trọng. Cán bộ thẩm định tại MSB Hà Nội đặc biệt xem xét đến các hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào. Không những vậy còn có những công tác nhằm thẩm định năng lực cung ứng của các nhà cung ứng nguyên liệu cho dự án. 4.3.5. Thẩm định tài chính dự án Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo. Thẩm định khả năng về tài chính của dự án cực kỳ quan trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng. Để thấy được sự khả thi về mặt tài chính của dự án, cán bộ tín dụng phải xác định rõ được những căn cứ sau: - Tính đầy đủ của các hạng mục đã được đưa vào để tính toán tổng nguồn vốn đầu tư của dự án: → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Cán bộ tín dụng rà soát từng nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng nguồn vốn như vốn tự có, vốn vay trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến đề đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. - Tính hợp lý của các thông số dự báo thị trường và doanh thu: → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo. Các thông số dự báo thị trường là những thông số làm căn cứ để dự báo tình hình thị trường và thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường, qua đó, có thể ước lượng doanh thu của dự án. Các thông số thường gặp: + Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế + Dự báo tỷ lệ lạm phát + Dự báo tỷ giá hối đoái + Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu + Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch sinh thái + Ước lượng thị phần của doanh nghiệp + Công suất của dự án. - Tính hợp lý của các thông số xác định chi phí: → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo. Tương tự như dự báo thị trường và doanh thu, các thông số này dùng làm căn cứ dự báo chi phí của dự án. Các thông số rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng, tùy theo các yếu tố như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, điện nước phục vụ thi công... trong từng loại dự án. Tổng chi phí đầu tư cho dự án du lịch sinh thái thường được xác định trên cơ sở: + Vốn xây lắp (chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất, xây dựng công trình...) + Vốn thiết bị (nhập khẩu, mua trong nước hoặc tận dụng thiết bị hiện có,...) + Vốn lưu động, bảo hiểm, dự phòng, lãi vay trong thời gian thi công + Công suất máy móc thiết bị, nhà hàng, khách sạn + Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động + Phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao. + Chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, cán bộ tín dụng thẩm định cách xử lý chi phí trong tình huống dự án đầu tư đối mặt với các yếu tố trượt giá, lạm phát. - Thẩm định tính chính xác của tỷ suất “r” → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo. Tỷ suất “r” là lãi suất chiết khấu của dự án, là tỷ lệ mà nhờ đó các dòng tiền của dự án được quy về hiện tại để xác định NPV. Cán bộ thẩm định sẽ sử dụng mô hình CAPM và APT để xác định lãi suất chiết khấu “r”. Cơ sở để cán bộ thẩm định lựa chọn chính xác tỷ suất “r” bao gồm các yếu tố sau: + Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng, + Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho dự án xem xét và cơ cấu vốn của doanh nghiệp phân tích rủi ro, + Dự án đang được xem xét phải đặt trong tương quan với các tài sản tài chính và dự án khác cùng mức độ rủi ro, + Nguyên tắc nhất quán: Trong cách xác định dòng tiền, lãi suất chiết khấu được chọn với tư cách là chi phí bình quân gia quyền vốn tự có và vốn vay ngân hàng (WACC) - Thẩm định dòng tiền của dự án: → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy. Cán bộ tín dụng dựa vào các phân tích đánh giá liên quan đến dự án, đề xuất các thông số đầu vào làm cơ sở tính toán dòng tiền của dự án. Dòng tiền ròng của dự án bao gồm 3 bộ phận cơ bản là dòng đầu tư, dòng chi phí vận hành hàng năm và dòng thu hàng năm. Dòng tiền ròng cũng chính là cơ sở để xác định giá trị hiện tại của dự án, là cơ sở xác định sự thay đổi dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai khi thực hiện dự án. Bảng 2.2 : Mẫu bảng phân tích dòng tiền của dự án của MSB Hà Nội STT Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 ... Năm n 1 Tổng doanh thu 2 Tổng chi phí 3 Chi phí đầu tư ban đầu 4 Vốn vay ngân hàng 5 Lợi nhuận trước thuế 6 Thuế TNDN 7 Lợi nhuận sau thuế 8 Khấu hao 9 Trả nợ gốc ngân hàng 10 Dòng tiền dự án (Nguồn: sổ tay tín dụng Maritime Bank Hà Nội) Căn cứ vào dòng tiền sau thuế, cán bộ thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án ở phương án cơ sở: + Giá trị hiện tại thuần (NPV): Xác định chênh lệch giữa tổng các khoản thu nhập và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về cùng một thời điểm ban đầu. Chỉ tiêu này được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn dự án. Chấp nhận dự án khi NPV > 0. Đối với các dự án loại trừ nhau thì dự án được chọn là dự án có NPV lớn nhất. + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Cho biết khả năng sinh lời của DAĐT đồng thời phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được (IRR là lãi suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0). Điều kiện để chấp nhận cho vay một dự án khi IRR thực tế của nó bằng hoặc cao chi phí sử dụng vốn WACC. + Tỷ suất lợi ích chi phí (R): . Tỷ số lợi ích – chi phí được tính băng tỉ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra của dự án đầu tư. Dự án chỉ được chấp nhận khi R ≥ 1. + Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): Thời gian cần thiết từ khi bắt đầu thực hiện DAĐT đến khi thu hồi hết vốn đầu tư. Chi nhánh sẽ áp dụng chỉ tiêu này đối với các dự án nhỏ, hao mòn nhanh, cần thu hồi vốn đầu tư nhanh. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn xây dựng các phương án khác nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi phí, công suất vận hành... (tính toán độ nhạy) và tính toán khả năng phát triển và mở rộng dự án trong tương lai. - Thẩm định độ an toàn về mặt tài chính. → Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư trên cơ sở các thông số sau: + Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư: Phản ánh mức độ chủ động tài chính của dự án → an toàn khi tỷ lệ này > 0,5 + An toàn về khả năng trả nợ của dự án: Khả năng trả nợ = Nguồn trả nợ hàng năm/nợ phải trả hàng năm (gốc lẫn lãi) → Nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận sau thuế và khấu hao cơ bản. → Nợ phải trả hàng năm gồm tiền trả vốn gốc và tiền lãi phải trả hàng năm. Tại phần này, cán bộ thẩm định sẽ lập bảng cân đối kế hoạch trả nợ của dự án 4.3.6. Thẩm định nhân sự Nguồn nhân lực của dự án được Maritime bank Hà Nội quan tâm khi thẩm định bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý khi xây dựng dự án, đội ngũ cán bộ quản lý khâu vận hành dự án, và thị trường lao động của dự án. Một dự án có đội ngũ lao động lành nghề nhưng cán bộ quản lý lại không tốt thì không thể hoạt dộng có hiệu quả được, dễ thất thoát lãng phí. Và ngược lại nếu cán bộ quản lý tốt nhưng đội ngũ lao động thiếu chuyên môn thì cũng không thể có hiệu quả. Do vậy khi thẩm định, Maritime Bank Hà Nộ chú ý đến cả hai. 4.3.7. Đánh giá tác động môi trường của dự án Sản xuất thép là ngành cần rất nhiều nguyên, phụ liệu, đa số trong số đó là các chất hoá học, kim loại có hại cho môi trường. Trong khi đánh giá tác động môi trường của dự án, Maritime Bank Hà Nội sẽ quan tâm đến các yếu tô: + Công nghệ sản xuất + Chất thải, chất hoá học mà dự án sẽ thải ra môi trường. + Hệ thống, công nghệ xử lý chất thải. + Các chứng chỉ về chất lượng chất thải sẽ thải ra mội trường. 4.4. Thẩm định tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo cho các khoản vay dự án có thể là tài sản thế chấp, tài sản cầm cố của Khách hàng/chủ đầu tư; có thể là của bản thân dự án (tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp Khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay, Chi nhánh sẽ tiến hành công tác định giá tài sản đảm bảo, thu hồi tài sản đảm bảo trên cơ sở giá trị khoản vay nhằm giảm thiểu được những tổn thất do Chi nhánh không thu hồi đủ nợ vay từ Khách hàng. Các hình thức bảo đảm tiền vay phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Cán bộ thẩm định sẽ thẩm định tài sản bảo đảm trên các nội dung sau: c.1, Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay: Thường chia làm 2 loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu. - Tài sản có đăng k‎ý quyền sở hữu: Cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm. - Tài sản không đăng ký‎ quyền sở hữu: Việc thẩm định sẽ phức tạp hơn, cán bộ tín dụng cần xem xét tài liệu liên quan đến tài sản như hóa đơn mua hàng, chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gửi hàng hóa để đánh giá tính chất sở hữu hợp pháp đối với những tài sản này. c.2, Thẩm định giá trị thị trường tài sản đảm bảo nợ vay: Thường chia làm 2 loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định thông qua mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị thị trường của tài sản. Các tài sản tài chính đảm bảo nợ vay chính là chứng khoán khách hàng cầm cố để vay vốn ngân hàng. Với các chứng khoán nợ, cán bộ tín dụng sẽ xác định giá trị thị trường bằng mô hình chiết khấu dòng tiền. Với các chứng khoán vốn, cán bộ tín dụng nhờ đến các chuyên gia ở các cơ quan có chức năng, các công ty chứng khoán, công ty môi giới và đầu tư nhờ xác định hộ giá trị thị trường của tài sản. Với các tài sản hữu hình (động sản và bất động sản), cán bộ tín dụng có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền, vào hóa đơn hoặc chứng từ kế toán để định giá hoặc sử dụng dịch vụ định giá của các công ty môi giới và đầu tư bất động sản để định giá. Nguyên tắc định giá trị tài sản hữu hình phải căn cứ vào 4 yếu tố: - Các văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, - Thông tin do báo chí, tạp chí BĐS, internet... - Các văn bản pháp luật của Maritime Bank - Khảo sát thực tế III. Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội: Dự án “Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát” 1. Giới thiệu chung 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư + Tên Khách hàng: CÔNG TY CP THÉP HÒA PHÁT Mã CIF: 1836436 (Tên tiếng anh: HOAPHAT STEEL JOINT STOCK COMPANY – Viết tắt HOAPHAT STEEL JSC) + Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000659 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 17/08/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/08/2008 + Địa chỉ: Xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203.534578 Fax: 03203.534577 + Người đại diện theo pháp luật: Đặng Thanh Cầm - Chức vụ: Giám đốc + Hoạt động kinh doanh chính: - SX thép, gang; khai thác quặng sắt; khai thác và thu gom than non; buôn bán kim loại và quặng kim loại; - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; vận tải hàng hóa ven biển và đường thủy nội địa; bốc xếp hàng hóa; sản xuất mua bán kim loại; khai thác chế biến và mua bán quặng kim loại, mua bán phế liệu; phế thải kim loại, phi kim loại; dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng kim loại; - Sản xuất mua bán than cốc; khai thác đá, cát, sỏi; mua bán vật liệu xây dựng; - Dịch vụ vận tải hàng hóa; cho thuê xe ô tô; cho thuê xe có động cơ; cho thuê máy móc thiết bị gia công cơ khí. + Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng + Vốn chủ sở hữu: 506.545.835.908 đồng (đến 09/2008) + Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần + Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát + Xếp hạng tín dụng đơn vị chủ quản: AAA + Cấp phê duyệt tín dụng: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát và được thành lập với mục đích để đầu tư và khai thác 02 dự án là Dự án Khu liên hợp gang thép và Hòa Phát và Dự án nhà máy sản xuất thép tấm Kinh Môn, . Danh sách cổ đông sáng lập và vốn góp ban đầu của các cổ đông như sau: Bảng 2.3 Danh sách vốn góp các cổ đông của chủ đầu tư Đơn vị: Triệu đồng STT Tên cổ đông Số vốn góp (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát 425.000 85 2 Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội 74.990 14,998 3 Nguyễn Nam Thái 10 0,002 Tổng 500.000 100 1.2. Giới thiệu về dự án đầu tư - Tên dự án: Dự án đầu tư: KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT GANG THÉP HÒA PHÁT - Địa điểm đầu tư: Xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, TP Hải Dương. - Tổng mức đầu tư: 2.222.198.630 đồng. Trong đó: - Vốn tự có tham gia : 1.500.000.000.000đ chiếm tỷ lệ 68% vốn đầu tư. - Vốn vay dự kiến : 722.198.630.000đ chiếm tỷ lệ 32% vốn đầu tư. - CP XDCB: 387.967.000.000 đồng - CP mua sắm Máy móc thiết bị: 1.734.232.000.000 đồng - CP khác: 100.000.000.000 đồng - Loại sản phẩm đầu ra : Phôi thép, thép cán, thép dây, thanh, cán các loại. - Công suất thiết kế : 320.000 tấn thành phẩm/năm. - Suất đầu tư : 6,9 triệu đồng/tấn sản phẩm. - Thị trường tiêu thụ dự kiến: Trước mắt tiêu thụ trong nước, gồm có cung cấp cho các công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát và bán ra ngoài; sau khi đã đi vào hoạt động ổn định sẽ tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài. 1.3. Đề nghị vay vốn của khách hàng - Tổng trị giá đề nghị vay BIDV : 37,500,000 USD tương đương 637,5 tỷ đồng. - Mục đích : Mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát. - Lãi suất : 6%/năm. - Thời hạn vay : 6 năm (trong đó ân hạn 03 năm). - Nguồn trả nợ : Khấu hao và lợi nhuận của dự án. - Tài sản đảm bảo : Toàn bộ giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay trị giá trên 2.200 nghìn tỷ đồng. 2. Thẩm định hồ sơ vay vốn 2.1 Hồ sơ pháp lý của dự án - Dự án đã cung cấp cho Ngân hàng các loại giấy tờ, hồ sơ: * Giấy chứng nhận đầu tư số 04121000023 ngày 07/08/2007 của UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát v/v thực hiện dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát. * Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 0412000023 ngày 04/09/2007 của UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Thép Hòa Phát v/v thay đổi chủ đầu tư đối với Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát. * Quyết định của Đại hội cổ đông Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 05/09/2007 v/v thông qua điều lệ công ty, thông qua phương án hoạt động, thời hạn góp vốn, danh sách thành viên HĐQT cũng như các nội dung của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát. * Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tháng 07/2007. * Công văn số 559/UBND-VP ngày 07/05/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương gửi Bộ Công thương v/v đề nghị bổ sung Dự án của Tập đoàn Hòa Phát vào Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu của ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015. * Công văn số 6541/BCT-CNNg ngày 29/07/2008 của Bộ Công thương gửi UBND Tỉnh Hải Dương v/v bổ sung quy hoạch phát triển ngành thép các dự án tại Hải Dương. * Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số AL 569351 do UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 14/10/2008 với diện tích sử dụng riêng 160.233m2, thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày 07/07/2008 để xây dựng khu bến bãi nhập, bãi trung chuyển vật liệu. * Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số AL 569348 do UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 14/10/2008 với diện tích sử dụng riêng 307.638m2, thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày 27/05/2008 để xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép. * Hợp đồng thuê đất số 891/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 290.863m2. * Hợp đồng thuê đất số 892/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 307.638m2. * Hợp đồng thuê đất số 893/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 160.233m2. * Công văn số 1500/UBND-VP ngày 09/11/2007 của UBND Tỉnh Hải Dương gửi UBND huyện Kinh Môn, Cty CP Thép Hòa Phát v/v san lấp mặt bằng xây dựng Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát. * Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 27/03/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất xây dựng nhà máy sản xuất gang thép Công ty cổ phần thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (đợt 1). * Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 19/05/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất xây dựng Khu liên hợp gang thép Hòa Phát (đợt 2). * Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến 05/11/2008. * Hợp đồng nguyên tắc về cung ứng và sử dụng điện số 02-2008/HĐCCĐ-P7 ngày 14/04/2008 với Cty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. * Hợp đồng nguyên tắc số 01/NLHS-THP/07 ngày 18/11/2007 với Cty CP Năng lượng Hiệp Sơn v/v cung cấp than cốc. * Hợp đồng nguyên tắc số 01/KSHP-THP/07 ngày 18/11/2007 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v mua bán quặng sắt. * Một số bản chào giá phế, than cốc, quặng sắt, than cám của một số nhà cung cấp trong và ngoài nước. Một số hợp đồng xây dựng cơ bản của Dự án Công ty đã cung cấp bao gồm 30 hợp đồng nội và 14 hợp đồng ngoại, danh mục cụ thể như sau: 1. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-EEMC ngày 08/01/2008 với Cty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh v/v cung cấp máy biến áp và các dịch vụ kèm theo cho trạm 110/6kV thuộc Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 2. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-HANEL ngày 31/01/2008 với Cty CP Tự động hóa và cơ khí điện tử Hanel v/v cung cấp và lắp đặt 04 cân điện tử 100 tấn. 3. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-Z25 ngày 21/04/2008 với Cty Cơ khí 25 – Bộ Quốc phòng v/v cung cấp Bàn con lăn ra lò nung và robot; Nắp che khớp nối và Tấm đế hộp số và nắp che giá cán. 4. Hợp đồng kinh tế số 01/08-TB/THP-KSHP ngày 19/05/2008 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v cung cấp dây chuyền tuyển quặng sắt công suất 1.000 tấn/ngày. 5. Hợp đồng kinh tế số 02/08-TB/THP-KSHP ngày 19/05/2008 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v cung cấp máy xúc đào bánh xích hiệu Sumitomo, máy xúc đào Kobelco. 6. Hợp đồng kinh tế số 431/HĐKT/HP-HA/2008 ngày 02/06/2008 với Cty Thương mại tài chính Hải Âu v/v cung cấp xe xúc lật hiệu Liugong hiệu ZL50C, mới 100% sản xuất tại Trung Quốc năm 2007-2008. 7. Hợp đồng kinh tế số 60/HĐKT-KD2/2008 ngày 04/06/2008 với Cty chế tạo máy xây dựng & khai thác mỏ Hòa Phát v/v mua bán dây chuyền nghiền quặng sắt 2.000 tấn/ngày. 8. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-LISEMCO ngày 04/07/2008 với Cty TNHH MTV chế tạo thiết bị & đt Hải Phòng v/v cung cấp tấm đế giá cán và gia nhiệt cho tấm đế giá cán. 9. Hợp đồng kinh tế số B.115/HAMECO-HOAPHAT/08 ngày 18/07/2008 với Cty TNHH NN 1 TV Cơ khí Hà Nội v/v cung cấp bàn con lăn lối vào tấm nâng nghiên; bàn con lăn có tấm nâng nghiêng và cụm tấm gang răng cưa đầu sàn nguội. 10. Hợp đồng kinh tế số 02/2008/HPS-LISEMCO ngày 28/07/2008 với Cty TNHH MTV chế tạo & đt Hải Phòng v/v Gia công chế tạo: QTB, Khung cố định và chuyển động Cooling Bed; Cữ chặn cố định so đầu sàn nguội – Cữ chặn an toàn – Cụm con lăn so đầu và Gia công cơ khí phần thanh răng cưa thuộc hạng mục khung cố định và chuyển Cooling Bed và Sơn chịu nhiệt Jotun cho thanh răng cưa thuộc hạng mục khung cố định và chuyển động Cooling Bed. 11. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-GP ngày 16/08/2008 với Cty TNHH một thành viên Mai Động Nhà máy cơ khí Giải Phóng v/v cung cấp dầm đỡ cữ chặn, cữ chặn cố định, thiết bị giảm chấn cữ chặn cố định, bàn con lăn phía sau máy cắt nguội, sàn xích chuyển, bàn con lăn sau máy cắt nguội cạnh sàn xích, thiết bị chuyển hướng và sơn, vận chuyển và lắp ráp. 12. Hợp đồng kinh tế số 04/2008/HPS-Z25 ngày 15/09/2008 với Cty Cơ khí 25 – Bộ quốc phòng v/v cung cấp bàn con lăn phía ra sàn nguội và chi phí bốc xếp vận chuyển. 13. Hợp đồng kinh tế số 01/HĐKT/DAGT ngày 20/11/2007 với Cty CP XD&PT đô thị Hòa Phát v/v giao thầu thi công san nền hoàn thiện mặt bằng công trình Khu liên hợp gang thép Hòa Phát. 14. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-TTR ngày 17/01/2008 với Cty sản xuất và thương mại Thiên Trường v/v sản xuất, lắp dựng khung thép xưởng cơ khí tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 15. Hợp đồng kinh tế số 02/2008/HPS-TTR ngày 17/01/2008 với Cty sản xuất và thương mại Thiên Trường v/v nhận thiết kế, gia công sản xuất, vận chuyển, lắp dựng hoàn chỉnh khung nhà thép, tôn lợp và tôn bao che cho toàn bộ._. thức cho vay: Các Chi nhánh trong cùng hệ thống Maritime Bank đồng tài trợ. Chi nhánh Hà Nội xem xét mức vốn tài trợ tối đa cho Dự án trên, phần vốn còn lại sẽ đề nghị Maritime Bank hỗ trợ mời các Chi nhánh trong hệ thống tham gia hợp vốn hoặc kêu gọi đồng tài trợ (trong đó Chi nhánh Hà Nội làm đầu mối). 3. Mục đích vay vốn: Vay thanh toán các chi phí đầu tư Dự án KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT GANG THÉP HÒA PHÁT của Công ty CP thép Hòa Phát. 4. Thời hạn cho vay: 06 năm, trong đó ân hạn 03 năm (ân hạn cả gốc và lãi). 5. Lãi suất cho vay: theo quy định của Ngân hàng tại từng thời kỳ. 6. Thời hạn rút vốn: 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng. 7. Phương thức giải ngân: Ngân hàng giải ngân đối ứng với Doanh nghiệp trên cơ sở doanh nghiệp tham gia vốn tự có theo tỷ lệ đối ứng lũy kế 68%. 8. Phương thức trả nợ gốc, lãi: Nợ gốc trả định kỳ 03 tháng 1 lần, chia làm 12 kỳ, ngày trả nợ đầu tiên là ngày cuối cùng của Quý sau 36 tháng kể từ ngày rút vốn vay, lịch trả nợ dự kiến như sau: Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng cộng Năm 1 2,500,000 2,500,000 2,500,000 2,500,000 10,000,000 Năm 2 3,125,000 3,125,000 3,125,000 3,125,000 12,500,000 Năm 3 3,750,000 3,750,000 3,750,000 3,750,000 15,000,000 Tổng 9,375,000 9,375,000 9,375,000 9,375,000 37,500,000 Lãi trả định kỳ theo nợ gốc. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp sẽ tiến hành ký phụ lục xác định lịch trả nợ cụ thể với khách hàng sau khi khách hàng rút hết toàn bộ vốn vay hoặc khi kết thúc thời hạn rút vốn. IV. Đánh gía công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Maritime Bank Hà Nội 1. Những kết quả đạt được - Trong những năm qua, tín dụng đầu tư dự án của Maritime Bank Hà Nội không ngừng phát triển. Chi nhánh luôn chú trọng công tác thẩm định dự án trước khi cho vay, giải quyết được nhiều hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp Chi nhánh ngày càng khẳng định được vị trí trong hệ thống Maritime Bank cũng như trên thị trường. Một số kết quả khác trong hoạt động đầu tư dự án mà Chi nhánh đạt được: - Mở rộng danh mục đầu tư dự án, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. - Mở rộng cho vay dự án đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay dự án thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. - Hoạt động đầu tư dự án của Chi nhánh đã giúp các doanh nghiệp cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn để đầu tư mới hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. - Quy trình thẩm định và cho vay dự án được triển khai tại Chi nhánh bảo đảm tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Maritime Bank, có sự phối hợp tổ chức điều hành thẩm định dự án linh hoạt giữa các phòng ban. - Bảo đảm tính chuyên môn hóa, tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận tiếp xúc khách hàng, thẩm định dự án và phê duyệt đầu tư. 2. Những hạn chế 2.1. Hạn chế về phương pháp thẩm định - Việc đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro được thực hiện nhưng chưa kỹ lưỡng và sâu sắc. Tuy đã có một số phương pháp đánh giá rủi ro được đưa vào áp dụng, nhưng các phương pháp này hầu hết là các phương pháp cũ, chưa đánh giá được tác động của sự thay đổi nhiều nhân tố đến dự án, và các kết quả có thể xảy ra nếu co nhiều rủi ro cùng xảy ra một lúc. Một số phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, tổng quát chưa được áp dụng như phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất…Không những vậy, khi phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định lại chỉ xét đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả, sản lưọng, chi phí…mà chưa tính đến sự thay đổi của các yếu tố khác như thuế, cung cầu sản phẩm. 2.2. Hạn chế về nội dung thẩm định - Thẩm định doanh thu – chi phí: Chi phi, giá bán sản phẩm cảu dự án được áp dụng, tính toán cho cả đời dự án, không thay đổi. Điều này hoàn toàn không hợp lý đối với nền kinh tế đang biến động ngày một mạnh mẽ, và nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay - Chưa coi trọng đánh giá tác động môi trường Bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận các chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác này, ngay cả khi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch sinh thái, tức là có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM, họ chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. - Tài sản bảo đảm của Khách hàng đảm bảo cho khoản vay đầu tư dự án còn thấp, đối với tài sản bảo đảm tại Chi nhánh thì thủ tục chưa chặt chẽ, giá trị tài sản chưa tương xứng với giá trị thực tế của tài sản. 2.3. Hạn chế về thu thập thông tin Để có được một quyết định đầu tư dự án đúng đắn, thì cần phải có thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, vì những lí do khác nhau, tại Maritime Bank Thành Công nói riêng cũng như toàn hệ thống Maritime Bank nói chung trong hoạt động đầu tư dự án đã tồn tại tình trạng những người ra quyết định cấp tín dụng đầu tư dự án có được các thông tin rất hạn chế cả về số lượng những chất lượng. Các thông tin khác về dự án, khách hàng chủ yếu được cán bộ thẩm định tìmt trên internet, báo chí,…Các thông tin này cần phải được xử lý, chọn lọc nếu muốn sử dụng, nhưng nhiều khi nó dược sử dụng ngay không qua chọn lọc. Điều này rất dễ dẫn đến quyết định cho vay sai gây hậu quả nghiêm trọng. 2.4. Hạn chế về nguồn nhân lực Khả năng phân tích ngành còn yếu, đặc biệt là phân tích ngành về du lịch sinh thái. Khả năng phân tích triển vọng ngành/ lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh tại Chi nhánh còn yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc thẩm định dự án để có căn cứ chính xác trong việc ra quyết định đầu tư. Đặc biệt là khả năng phân tích các sản phẩm mới, hoặc phân tích các dự án du lịch sinh thái trung và dài hạn. Do đó vẫn tồn tại tình trạng bỏ qua các dự án mới có mức độ rủi ro thấtp nhưng lại đầu tư vào các doanh nghiệp, các sản phẩm du lịch sinh thái đã quen thuộc nhưng có mức độ rủi ro cao hơn. . 3. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân thuộc về ngân hàng Một là, Chính sách cho vay chưa thực sự hoàn thiện. Mặc dù Maritime Bank đã có chính sách đầu tư dự án đúng đắn, tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, phù hợp với tình hình môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của mình, tuy nhiên, chính sách này vẫn còn hạn chế ở khâu thẩm định và khâu tiếp xúc khách hàng, đó là vấn đề thu thập thông tin không đầy đủ cung cấp cho bộ phận khách hàng, thậm chí phải tiếp xúc với khách hàng gây phiền hà, tạo tâm lý khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, danh mục đầu tư dự án chưa cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư đối với từng địa bàn đầu tư Hai là, nguồn thông tin không đầy đủ và thiếu độ tin cậy. Hiện nay, nguồn thông tin ngân hàng thu thập được chủ yếu vẫn dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. Nhưng nguồn thông tin này nhiều khi không đầy đủ, không chính xác, thống nhất và phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank và trung tâm CIC – NHNN. Cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank hiện nay mới chỉ cung cấp được thông tin về doanh số, dư nợ của các khách hàng đã có quan hệ với Maritime Bank hoặc 1 số tổ chức tín dụng khác. Trung tâm CIC – NHNN thì cung cấp thông tin hoặc không đầy đủ, hoặc lạc hậu, hoặc kém chất lượng, không kịp thời và rời rạc. Ba là, số lượng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu. Số lượng cán bộ thẩm định của Chi nhánh khá mỏng (chỉ có 3 cán bộ thường xuyên phụ trách mảng thẩm định) nên cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian qua khá căng thẳng, do sức ép về thời gian nên cán bộ tín dụng mới chỉ thẩm định những chỉ tiêu và phương pháp cơ bản nhất phù hợp với dự án mà không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả nội dung. Mặt khác, do tuổi đời của cán bộ thẩm định còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội cũng như kiến thức kinh tế tổng hợp. Ngoài ra công tác đào tạo nghiệp vụ của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa có chương trình đào tạo cơ bản, phát triển tổng thể cho nhân viên Chi nhánh. Mặc dù rất chú tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, nhưng các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết năng lực và sự cống hiến của nhân viên. Bốn là, Công tác tổ chức điều hành của Maritime Bank Hà Nội trong hoạt động đầu tư dự án chưa thực sự tối ưu. Hiện nay, mặc dù quy trình nghiệp vụ tín dụng và hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư đã được ban hành làm cơ sở cho việc thẩm định nhưng việc tổ chức thực hiện còn chưa tốt. Sự phối hợp giữa các bộ phận thông tin tín dụng và bộ phận tín dụng chưa tốt dẫn đến quá trình thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu cập nhật. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm, tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các dự án đã được cho vay. Năm là, trang thiết bị công nghệ còn thiếu. Hiện tại, các chương trình phần mềm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (dự án Silverlake, World Bank) mới chỉ triển khai được mảng hạch toán, theo dõi cho vay và dịch vụ bán lẻ. Mảng thẩm định chưa có được một chương trình phần mềm nào riêng phục vụ cho công tác này. Hầu hết cán bộ thẩm định vẫn sử dụng chương trình EXCEL trên máy tính để tự tính toán nên hiệu quả cả về thời gian và chất lượng chưa cao. * Nguyên nhân thuộc về Chủ đầu tư Chi nhánh sẽ gặp hai trở ngại chính từ phía chủ đầu tư, đó là sự hạn chế về trình độ lập – thẩm định dự án đầu tư và sự thiếu sự trung thực, lành mạnh trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng. Tính trung thực của chủ đầu tư, tính trung thực và lành mạnh của các thông tin về dự án cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay theo dự án. * Nguyên nhân khác Thứ nhất, Hệ thống cơ chế chính sách chưa hoàn thiện Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực. Hơn nữa, các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho việc đánh giá dự án cũng như việc dự đoán, dự báo các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án. Thứ hai, Sự hợp tác trong ngành ngân hàng còn yếu Thời gian vừa qua, do sự tác động của điều kiện thị trường nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về huy động vốn và sử dụng vốn diễn ra hết sức gay gắt. Chính lý do này khiến cho sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau và với Ngân hàng Nhà nước trong các hoạt động ngân hàng nói chung và trong công tác thẩm định dự án đầu tư nỏi riêng còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin thu thập được. Thứ ba, Các yếu tố kinh tế vĩ mô – môi trường kinh doanh. Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, tốc độ tăng giá chung, mức sống, sự thay đổi cung cầu thị trường... liên tục biến động khó lường, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin các yếu tố đầu vào, tổng doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ SẢN XUÂT THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng 1. Định hướng chung của Ngân hàng Căn cứ Nghị quyết số 136/NQ-MSB.HĐQT của HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải về việc phê duyệt kế hoạch vốn – tín dụng năm 2010, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của Maritime Bank Thành Công cụ thể như sau: - Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với 31/12/2009; - Dư nợ tăng 25% so với 31/12/2009, trong đó tỷ trọng cho vay các DNNVV chiếm 50% trên tổng dư nợ. + Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60,8% + Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 10,2% - Doanh số thanh toán thẻ dự kiến đạt 795.000 USD với tổng số thẻ phát hành dự kiến đạt 20.550 thẻ, mạng lưới ĐVCNT dự kiến là 10 ĐVCNT. - Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng. 2. Định hướng trong công tác thẩm định DA sản xuất thép 2.1 Mục tiêu phát triển của ngành thép Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO), từ năm 2010, một số sản phẩm thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu.Việc bổ sung thêm một số dự án mới về thép trong năm 2010 cũng sẽ làm khoảng cách cung-cầu về thép xa thêm, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế ở thị trường trong nước. Các sản phâm được xem là có sự cạnh tranh khốc liệt nhất bao gồm: thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu. Theo thống kê của VSA, năng lực sản xuất của ngành thép tính tới cuối năm 2009 đạt 1,8 triệu tấn gang từ lò cao, 4,5-4,7 triệu tấn phôi thép vuông, 7 triệu tấn thép xây dựng các loại, 2 triệu tấn thép cuộn cán nguội, 1,2 triệu tấn thép lá được mạ và 1,3 triệu tấn ống thép. Ước tính của VSA cho biết, năm 2009 lượng tiêu thụ thép khoảng 3,986 triệu tấn thép xây dựng, 300,000 tấn thép cán nguội, 447,000 tấn ống thép và 401,000 tấn tôn mạ. Như vậy, so với mức tiêu thụ thực tế các sản phẩm thép trong năm 2009, có thể thấy rõ khoảng cách giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng. Cung ứng phôi thép vuông cho các nhà máy sản xuất thép xây dựng sẽ vượt 60%. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép cùng loại, nhưng giá rẻ hơn của Trung quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn luôn sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi hàng rào bảo vệ phải tuân thủ luật quốc tế, tức là phải đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, chứ không đơn thuần dùng biện pháp cấm hay đánh thuế cao. Ước tính cả năm 2009, lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt 6,7 triệu tấn, tăng 18%; thép phế liệu đạt 2,3 triệu tấn, tăng 55%; các loại thép lá được mạ, thép cuộn, thép tấm lá đen đều tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Ngành thép tăng trưởng đáng kể trong năm 2009 là nhờ tác động của biện pháp kích cầu kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, ngành thép sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác chắc chắn sẽ cao hơn so với năm 2009. Không chỉ là lộ trình tăng giá theo kế hoạch của ngành điện, than ở trong nước, mà sự tăng giá nguyên, nhiên liệu của ngành thép còn do tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến thuận lợi hơn năm 2009. Theo nhận định của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép thế giới đã thoát khỏi đáy. Tổng nhu cầu thép thế giới năm 2009 sẽ vào khoảng 1,104 tỷ tấn, giảm 8,6% so với mức 1,207 tỷ tấn  năm 2008. So với con số dự báo trước đó là nhu cầu thép thế giới sẽ giảm 14,1% và chỉ đạt mức 1,019 tỷ tấn, thì con số mới công bố được xem là khá lạc quan. Lẽ dĩ nhiên, tăng trưởng của thị trường thép thế giới sẽ khiến các nguyên , phụ liệu của ngành thép không còn ở mức giá thấp như khi diễn ra khủng hoảng. Là nước phụ thuộc khá nhiều vào phôi thép và thép phế nhập khẩu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự hồi phục giá cả này. 2.2 Định hướng cụ thể trong công tác TĐ DA sản xuất thép - ĐỊnh hướng hoạt động sử dụng vốn của Maritime Bank trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư, chú trọng đầu tư các ngành, các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ. Cụ thể Maritime Bank Hà Nội khuyến khích đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả như sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch, hàng tiêu dùng... Ngoài các DNNN vốn là khách hàng truyền thống, thời gian tới Maritime Bank Hà Nội tiếp tục phát triển nhóm khách hàng có vốn FDI và nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm mục tiêu an toàn, hạn chế rủi ro. - Ngoài việc độc lập thẩm định cho vay dự án, Chi nhánh cũng tăng cường phát triển loại hình cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước nhằm chia sẻ rủi ro và học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn. - Hoạt động tín dụng cũng được định hướng phát triển phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho các dự án lớn có thời hạn tương đối dài. Vấn đề này được đặt ra ngày càng cấp thiết do thực trạng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Maritime Bank nói riêng là chủ yếu huy động vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. - Đặc biệt, riêng đối với các dự án thuộc nhóm ngành thép, Chi nhánh định hướng mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn trong những năm trước, đồng thời xác định lại danh mục đầu tư và đối tượng đầu tư thuộc nhóm ngành thép, tăng tỷ trọng đầu tư thuộc nhóm ngành thép do đây là nhóm ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đồng thời Chi nhánh cũng chú trọng công tác phân tích thị trường và môi trường tự nhiên của dự án, xem xét cẩn thận các báo cáo đánh giá tác động môi trường II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép 1. Giải pháp về nội dung thẩm định Về mặt nội dung thẩm định, cần sắp xếp theo một trình tự hợp lý, khoa học, có thể phân thành các nhóm: thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tài chính, thẩm định về điều kiện bảo đảm tiền vay. Một số nội dung cần được sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn như nội dung thẩm định tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn, nội dung thẩm định thị trường, tính toán doanh thu, chi phí, luồng tiền của dự án, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích rủi ro của dự án... Việc thẩm định phải bao gồm cả hiệu qủa dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, uy tín của dự án, của khách hàng, năng lực của chủ dự án,… là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay. Và để công tác thẩm định có tính thực tiễn cao cũng như có thể giảm thiểu khả năng rủi ro thì cán bộ thẩm định cần tìm hiểu, đánh giá thực tế không chỉ khách hàng vay vốn (như tình hình tài chính, thị phần...) và tìm hiểu thêm tư cách đạo đức, tiếng tăm, uy tín trên thị trường của đội ngủ lảnh đạo và nhân viên… thậm chí còn có thể bám sát, xem xét văn hóa công ty và ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với uy tín và văn hóa công ty... Đối với công ty cổ phần thì cán bộ thẩm định cần tìm hiểu, đánh giá diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong nội dung thẩm định chủ đầu tư, Chi nhánh có thể áp dụng nguyên tắc 5C trong tín dụng để đánh giá, bao gồm: - Tư cách của doanh nghiệp (Character): Được đánh giá thông qua tinh thần sẵn lòng và quyết tâm thực hiện trả nợ đối với các khoản vay. - Năng lực của doanh nghiệp (Capacity): Được đánh giá thông qua khả năng hoàn trả khoản vay từ dòng tiền mặt được tạo ra trong quá trình kinh doanh và khả năng quản lý tạo ra đủ tiền mặt để thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp (Capital): Bao gồm số vốn tự có mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh và tổng số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng phát huy hiệu quả. - Các điều kiện về môi trường của doanh nghiệp (conditions): Liên quan đến các yếu tố bên ngoài. - Xem xét tài sản đảm bảo (collateral): Mục đích giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh đối với các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 2. Giải pháp về phương pháp thẩm định Các tiêu chuẩn đưa ra trong các phương pháp thẩm định dự án cần phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Cụ thể, trong quá trình áp dụng phương pháp so sánh; các chỉ tiêu, những thông số, số liệu của dự án cần được đưa ra so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, quy định hoặc với các dự án tương tự đang hoạt động. Công việc này phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh so sánh một cách cứng nhắc, máy móc, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, việc so sánh chỉ mang tính chất tham khảo, không lấy đó làm tiêu chuẩn để đánh giá. Phải xem xét các chỉ tiêu trong môi trường động cơ với nhiều sự thay đổi (chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế - xã hội) để phản ánh đúng giá trị thực của các chỉ tiêu trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá trị thời gian của tiền vốn, chi phí cơ hội. Mỗi phương pháp thẩm định đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Vấn đề quan trọng là cán bộ làm công tác thẩm định phải nhận thức rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để vận dụng cho hiệu quả. Ví dụ, đối với phương pháp thẩm định theo trình tự thương thiên về kiểm tra tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý và hồ sơ trình duyệt. Hay như đối với phương pháp so sánh các chỉ tiêu lại hay rơi vào tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc. Cán bộ thẩm định trên cơ sở kinh nghiệm, khả năng trình độ của mình có thể kết hợp những ưu điểm của nhiều phương pháp thẩm định lại tạo ra một phương pháp mới, mang tính tổng hợp để đánh giá các khía cạnh của dự án một cách khoa học và toàn diện hơn. Đặc biệt, trong số các phương pháp thẩm định thì phân tích rủi ro là 1 phương pháp rất quan trọng và hết sức cần thiết. Việc phân tích rủi ro cần được đánh giá trên các phương diện sau: - Xác định rủi ro: Xác định một số rủi ro thường xảy ra khi thực hiện dự án: rủi ro về tiến độ thực hiện dự án, rủi ro về thị trường, rủi ro về công nghệ sản xuất, rủi ro về môi trường xã hội, rủi ro từ kinh tế vĩ mô. - Đánh giá, đo lường rủi ro: Tuỳ từng tính chất, đặc điểm của từng dự án, cán bộ thẩm định tiến hành xác định rủi ro cụ thể, sau đó tiến hành phân tích đánh giá đo lường rủi ro. Đặc biệt nên chú ý nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích rủi ro như phân tích phương sai, phân tích xác suất, phân tích độ nhạy, phân tích cây quyết định... - Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: Sau khi phân tích đánh giá rủi ro tác động đến tính hiệu quả của dự án, cán bộ thẩm định xác định được dự án ở mức độ rủi ro nào, có chấp nhận được hay không để tiến hành quyết định cho vay. 3. Giải pháp về quy trình thẩm định Tiếp tục áp dụng và nâng cao tính hiệu quả trong quy trình cho vay dự án đầu tư; Tách bạch chức năng của 3 bộ phận: Quản lý QHKH, Quản lý rủi ro – Tái thẩm định đề xuất và tác nghiệp xử lý giao dịch cho khách hàng, Quản lý nợ. Đồng thời rút ngắn thời gian từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định đầu tư, ký hợp đồng tài trợ vốn vay cho dự án, rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ rút vốn và thực hiện giải ngân, theo dõi giám sát khoản vay và thu hồi nợ vay cũng như đảm bảo quy trình có tính hiệu quả, khoa học. Quy trình cần phản ánh được trình tự công việc, tách bạch công việc cũng như xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ nợ cho vay (kể cả các chi phí liên quan), phát hiện rủi ro và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng. 4. Giải pháp về nguồn nhân lực Trong công tác cho vay dự rán, khâu thẩm định đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc đầu tư dự án, vì thế cán bộ thẩm định được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả thẩm định dự án. Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và toàn diện – công tâm, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ thẩm định. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm định là vô cùng quan trọng. Các yêu cầu đặt ra là: - Thứ nhất, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định cần được đào tạo bài bản đúng lĩnh vực ngân hàng tài chính, đầu tư dự án, cần có kiến thức gắn liền với ngành nghề liên quan thẩm định dự án như tài chính, xây dựng, kỹ thuật... - Thứ hai, cán bộ thẩm định cần có trình độ đại học trở lên, có kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tổng hợp, đánh giá tốt và nhạy bén các vấn đề, có kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định phải sử dụng thành thạo các kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm phục vụ công tác thẩm định. - Thứ ba, cán bộ thẩm định cần có kinh nghiệm hoạt động trong thực tế, đã từng trực tiếp tham gia vào giám sát, theo dõi hoặc quản lý, phải có kinh nghiệm chuyên sâu về một số ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, có kinh nghiệm đàm phán, cho vay, theo dõi giám sát khoản vay... - Thứ tư, cán bộ thẩm định cần có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức kỷ luật nghề nghiệp cao. Cụ thể hoá các yêu cầu trên bằng việc thực hiện các chính sách sau: - Xây dựng chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý: Cần có chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với các sinh viên giỏi mới ra trường thuộc khối ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, đầu tư - Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định: Đối với các cán bộ đang làm việc, Maritime Bank Hà Nội cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thẩm định dự án thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia tới đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án. - Xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng: Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định để mọi thành viên lấy đó làm hướng phấn đấu. cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, khoa học đối với nhân viên của Maritime Bank nói chung cũng như nhân viên thẩm định dự án nói riêng, sắp xếp bố trí đúng người đúng việc để họ có thể yên tâm phát huy tối đa chuyên môn, năng lực sở trường của bản thân và gắn bó lâu dài với MSB mà không chuyển đi làm việc ở những nơi/những bộ phận khác. 5. Giải pháp về tổ chức điều hành Hoạt động tín dụng nói chung và hình thức cho vay theo dự án nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, nhất là cán bộ thẩm định. Do đó việc sắp xếp tổ chức hợp lý, khoa học công tác tổ chức cho vay dự án để các bộ phận trong ngân hàng cùng phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng hiệu quả là một yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Giải pháp này nhằm nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận trong công tác cho vay dự án, xác định rõ trách nhiệm nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, tránh được sự phiền hà đối với khách hàng, trả lời nhanh chóng và chính xác về quyết định cho vay dự án cho khách hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư những dự án tốt, có tính khả thi cao và nâng cao khả năng cạnh tranh ngân hàng. Phân định tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các Phòng ban chuyên môn, tạo điều kiện cho việc xử lý minh bạch khi xảy ra sai sót. Ngoài ra, ngân hàng nên bố trí những dự án đầu tư có quy mô lớn, tính chất phức tạp cho các cán bộ chủ chốt có trình độ giỏi và nhiều kinh nghiệm. * Xây dựng, củng cố hoạt động của Phòng QLRR, với chức năng nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm QLRR toàn chi nhánh. Phòng này phải tự xây dựng các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu của NH cũng như kiểm soát mức độ rủi ro của khoản đầu tư dự án. * Phòng Dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và nhu cầu vay của khách hàng, đánh giá sơ bộ và lập báo cáo đề xuất đầu tư dự án. Thực hiện đàm phán, thương lượng với khách hàng về những điều kiện đầu tư dự án đã được phê duyệt, thực hiện giải ngân và kiểm tra giám sát khoản vay. Ngoài ra, phòng này còn có trách nhiệm thu thập thông tin về các dự án đã được phê duyệt cho vay, thống kê các số liệu hoạt động của dự án để làm cơ sở dữ liệu cho các cán bộ thẩm định khi thẩm định xét duyệt cho vay các dự án. 6. Giải pháp về thông tin và thu thập thông tin, dữ liệu Vấn đề thông tin trong hoạt động cho vay dự án đầu tư rất quan trọng, bao gồm thông tin về khách hàng, về dự án và những rủi ro của khoản vay vốn, về tình hình kinh tế xã hội,… Cán bộ thẩm định có thể thu thập, kiểm tra thông tin, cập nhật và bổ sung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo chí, từ chính khách hàng vay vốn, từ các bộ ngành, các Cơ quan Quản lý Nhà nước… Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ trung tâm CIC thông qua nối mạng. Do đó, MSB Hà Nội cần nâng cao chất lượng công nghệ như trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho bộ phận thực hiện công tác cho vay dự án, đảm bảo mỗi cán bộ đều có máy tính để chủ động hơn trong công việc, đào tạo cán bộ, nghiên cứu hoặc đặt mua những chương trình phần mềm chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ thẩm định dự án, phân tích tài chính, mở rộng quan hệ với các NH trong hệ thống nhằm mở rộng phạm vi thu thập thông tin. Đồng thời NH cần phối hợp với các trung tâm công nghệ nhằm mở rộng quyền khai thác như Vietlaw, CIC,… Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin và tra cứu thông tin, cán bộ thẩm định nên thực hiện các giải pháp sau: - Hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. - Tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu. - Hình thành hệ thống dữ liệu phi tài chính phục vụ cho công tác thẩm định nhanh chóng, kịp thời và chính xác. - Giúp Ban lãnh đạo có cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro trong từng thời kỳ với từng nhóm khách hàng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25956.doc
Tài liệu liên quan