Lời mở đầu
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được vai trò thiết yếu của việc sử dụng vốn nên dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu cung ứng, chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn không được chú ý đến, do đó không mang lại hiệu quả, lãng phí nguồn nhân lực. Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ,
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng Công trình Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn lỗ thì chịu. Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt và điều này đã tạo cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp năng động, sớm bắt nhịp cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn những doanh nghiệp khó khăn trong tình trạng sử dụng vốn. Và có thể nói, vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là chìa khóa, là điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế là lợi nhuận, lợi thế và an toàn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không còn là khái niệm mới mẻ nhưng nó luôn đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam- Bộ Quốc phòng, là một trong những doanh nghiệp thành công trong ngành xây dựng. Vài năm trở lại đây trên công trường xây dựng mở rộng thêm nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia như: đường hầm xuyên đèo Hải Vân, Cảng hàng không Liên Khương ở Đà Lạt, Công trường 1B Nội Bài... Đây chính là những cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành công nghiệp xây dựngViệt Nam. Tuy nhiên, thị trường xây dựng to lớn như trên nếu không tận dụng được sẽ có thể trở thành khó khăn, thử thách đối với nhiều doanh nghiệp xây dựng trong nước mà đặc biệt là các công ty, xí nghiệp xây dựng quốc doanh vốn cần giải quyết những vấn đề còn vướng mắc: Trang thiết bị lạc hậu, trình độ công nghiệp, trình độ quản lý... Ngoài ra với phương pháp và cách thức điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung ngày càng trở nên cấp thiết.
Nhận thấy vấn đề quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở công ty ACC, được sự giúp đỡ trực tiếp của kế toán tổng hợp - thượng úy Cao Văn Kế và các cán bộ khác trong công ty đã cung cấp một tài liệu cần thiết cùng với sự hướng dẫn của Ths. Phan Thị Hạnh tôi đã tiến hành phân tích những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế cần được khắc phục trong công việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bài chuyên đề đã được hoàn thành, song còn có gặp một số vấn đề mà thời gian nghiên cứu lại có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và ban lãnh đạo Công ty ACC.
Chương I
Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển được đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là một trong ba yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình. Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn phải biết vận động không ngừng phát triển đồng vốn đó.
Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được đưa vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời. Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Do đó vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp.
Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột của Tư bản chủ nghĩa trong công thức T – H – SX - - H’ – T’ của C.Mác thì có thể xem đây là một công thức kinh doanh, chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ mua những TLSX để tiến hành quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá theo nhu cầu của thị trường rồi đem những thành phẩm hàng hoá này bán cho khách hàng trên thị trường để thu được một lượng tiền tệ lớn hơn số ban đầu bỏ ra.
Theo quan điểm của Mác, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Mác đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã có bổ sung thêm các yếu tố mới cũng được coi là vốn.
Theo Paul.A.Samuelson- nhà kinh tế học của trường phái “Tân cổ điển” đã thừa kế các quan niệm của trường phái “cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành ba bộ phận là: đất đai – lao động – vốn. Theo ông vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới.
Sau này David Begg có bổ sung thêm về định nghĩa của vốn, theo ông: vốn bao gồm có vốn hiện vật (tiền, các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp). Nhìn chung cả Samuelson và Begg đều có chung một thống nhất cơ bản về vốn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy, quan điểm này cho thấy vốn vẫn bị đồng nhất với Tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ Tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lời.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vai trò là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng.
Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.
Ta cũng cần phân biệt giữa tiền và vốn. Muốn có vốn thì thường phải có tiền, nhưng có tiền thì chưa hẳn được gọi là vốn. Tiền muốn được coi là vốn phải thoả mãn những điều kiện sau:
- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định tức phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực.
- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích tụ và tập trung của tiền phải đạt một mức độ tối thiểu nào đó thì mới đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh nào đó dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm rải rác khắp nơi, không được gom thành khoản thì cũng không làm được việc gì.
- Khi đã đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lợi. Cách vận động và phương thức vận động của tiền tuỳ thuộc vào phương thức đầu tư kinh doanh.
1.1.2. Cơ cấu của vốn
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… hay hoạt động bất cứ ngành nghề gì khác các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Số vốn kinh doanh đó được biểu hiện dưới dạng tài sản. trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quản lý vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta cần phải nắm rõ về vốn, đặc điểm của nó ra sao.
1.1.2.1. Vốn cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là Tài sản cố định. Vì vậy khi nghiên cứu về vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định. Tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Điểm nổi bật của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó mặc dù tư liệu lao động bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc không còn lợi ích kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp qua nhiều chu kỳ sản xuất. Một tư liệu lao động để thoả mãn là tài sản cố định phải có đồng thời hai tiêu chuẩn cơ bản sau:
Phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ một năm trở lên
Phải đạt một mức tối thiểu nhất định nào đó về giá trị (tiêu chuẩn này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ). Hiện nay ở nước ta quy định là > 5 triệu đồng.
Nếu phân loại theo hình thái vật chất thì tài sản cố định có hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái biểu hiện vật chất cụ thể như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, vật tư…
+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như: bằng phát minh sáng chế, bí quyết, bản quyền, chi phí sáng lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại… Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh thì việc đầu tư tài sản cố định vô hình là rất quan trọng. Những chi phí đó cũng được quan niệm như giá trị ccủa một số tài sản cố định và phải được thu hồi dần để mua sắm tài sản cố định mới.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của tài sản cố định có những đặc điểm sau:
Về mặt hiện vật: tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh và nó bị hao mòn dần, bao gồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Nói cách khác, giá trị sử dụng sẽ giảm dần cho đến khi tài sản cố định bị loại ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh.
Về mặt giá trị: giá trị của tài sản cố định được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm mà nó tạo ra trong quá trình sản xuất.
Đặc điểm về mặt hiện vật và giá trị của tài sản cố định đã quyết định đến đặc điểm chu chuyển của vốn cố định. Song quy mô của vốn cố định lại được quyết định bằng quy mô tài sản cố định. Qua mối liên hệ đó ta có thể khái quát những nét đặc thù về sự vân động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Có đặc điểm này là do tài sản cố định có thể phát huy trong nhiều kỳ sản xuất, vì vậy hình thái biểu hiện bằng tiền của nó cũng được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất tương ứng.
Vốn cố định luân chuyển dần dần, từng phần khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của tài sản giảm dần. Theo đó vốn cố định cũng tách thành 2 phần: Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định được cố định trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp, nếu như phần vốn luân chuyển dần dần được tăng lên thì phần vốn cố định giảm tương ứng với mức suy giảm dần về giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
1.1.2.2. Vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh nghiệp luôn có một tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình tái sản xuất: Dự trữ thiết bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ tham gia quá trình sản xuất tạo nên thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá.
Bên cạnh một số tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông, thanh toán, sản xuất… thì doanh nghiệp còn có một số tư liệu khác như vật tư phục vụ quá trình tiêu thụ, các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu…
Từ đó, ta có thể rút ra, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên liên tục.
Như vậy, dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ các tài sản lưu động. Vốn lưu động chịu sự chi phối bởi tính luân chuyển của tài sản lưu động, vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái vật chất khác nhau và chuyển hoá phần lớn vào giá trị sản phẩm, phần còn lại chuyển hoá trong lưu thông. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng và mang tính chu kỳ. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tư liệu lao động khác nhau, đảm bảo cho tư liệu lao động tồn tại một cách hợp lý, đồng bộ với nhau trong một cơ cấu. Do đặc điểm của vốn lưu động là trong quá trình sản xuất kinh doanh luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, sự vận động tuần hoàn liên tục đã quyết định sự vận động của vốn lưu động.
+ Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao động trong khâu dự trữ sản xuất. ở giai đoạn này vốn đã thay đổi hình thái, từ vốn tiền tệ sang vốn vật tư (T- H)
+ Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, các vật tư được chế tạo thành bán thành phẩm, thành phẩm. ở giai đoạn này vốn vật tư chuyển hóa thành thành phẩm (H- SX- - H’)
+ Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi sản phẩm được tiêu thụ vốn lưu động lại được chuyển hoá sang hình thái vón tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu (H’ - T’); (T’> T).
Trong thực tế, sự vận động của vốn lưu động không diễn ra một cách tuần tự như mô hình lý thuyết trên mà các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau, các chu kỳ sản xuất được tiếp tục lặp lại, vốn lưu động được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển.
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất qaun trọng. Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp phải phân biệt được các bộ cấu thành của vốn lưu động để trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý với từng loại. Trên thực tế vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận sau:
+ Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được: tiền trong quỹ của doanh nghiệp, các khoản tiền gửi không có lãi, chứng khoán bán được thường là các thương phiếu…
+ Các khoản phải thu: trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là không thể tránh khỏi, và đây cũng là một chiến lược trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Các hoá đơn chưa được trả tiền thể hiện qua tín dụng thwong mại và hình thành nên các khoản phải thu. Tín dụng thương mại có thể tạo nên uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cũng có thể dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản dự trữ: việc tồn tại vật tư, hàng hoá dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Sự tồn tại này trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoàn toàn khách quan.
Từ những đặc điểm trên ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa vốn lưu động và vốn cố định:
Tên vốn
Chức năng
Tính chất tham gia vào Q.trình SX
Hình thức chuyển hoá giá trị
Vốn cố định
Tư liệu lao động
Nhiều lần
Chuyển dần
nhiều lần
Vốn lưu động
Đối tượng lao động
Một lần
Chuyển toàn bộ một lần
1.1.3. Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn là điều kiện tiên đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
Về mặt pháp lý
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên của doanh nghiệp đó phải có 1 lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý mới được công nhận. Ngược lại việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được ở trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động như phá sản, sát nhập vào doanh nghiệp khác…
Như vậy, vốn được xem là một trong những cơ sở qua trong nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Về mặt kinh tế
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục, thường xuyên.
Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng tiết kiệm có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trước đây, trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp, quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc chi đủ, thu đủ. Nhà nước giao kế hoạch mang tính pháp định cần chú ý về nguồn cung cấp, tiêu thụ, doanh thu… Vì vậy các doanh nghiệp không có tính sáng tạo, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Do đó, quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định dựa trên cơ sở: Mức độ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệm trong giá thành sản phẩm, khối lượng giá trị sử dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế. Đây chính là sự lẫn lộn giữa chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư, quản lý đánh giá sai về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp bị lãng phí không hiệu quả dẫn đến tình trạng “mất” dần vốn và không còn có khả năng duy trì sản xuất kinh doanh.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh “đầu vào” và “đầu ra” được quyết định bởi thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ lợi ích của doanh nghiệp do đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tính đến các yếu tố sản xuất là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho hoạt động kinh doanh. Như vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế chiều sâu, thể hiện trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ về chi phí các khôngản nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Qua công thức:
Hiệu quả kinh doanh
=
Kết quả(DT)
Chi phí
Ta thấy hiệu quả chịu ảnh hưởng của hai nhân tó đó là doanh thu và chi phí. Hiệu quả tăng lên khi:
Doanh thu tăng, chi phí không đổi
Chi phí giảm, doanh thu không đổi
Doanh thu và chi phí cùng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn chi phí.
Điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường là phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả. Sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là phải bảo toàn và không ngừng phát triển vốn, tức là phải tạo ra sức sinh lời của đồng vốn ngày càng cao.
Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là phải sử dụng và tìm các biện pháp làm sao cho chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là ít nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn sao cho tối đa hoá kết quả lợi ích, tối thiểu lượng vốn và thời gian sử dụng sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này cho biết vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng.
Vòng quay toàn bộ vốn =
Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
Đây là hệ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay càng lớn thì hiệu suất sử dụng càng cao.
- Mức sinh lời vốn kinh doanh =
Chỉ tiêu đo mức sinh lời của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.2.1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 1 đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Mức doanh lợi vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Mức doanh lợi vốn cố định = x100%
Chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ra trong gía trị tài sản cố định thì số vốn thu hồi trong việc sử dụng tài sản cố định đó là bao nhiêu
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn tài sản cố định =
Chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu (Doanh thu thuần)
Nguyên giá Tài sản cố định
Hệ số sử dụng tài sản cố định =
1.2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết 1 đồng vốn lưu động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc doanh thu trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Mức sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động , chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Mức doanh lợi của vốn lưu động =
Số vòng quay của vốn lưu động, chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Hoặc cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Số vòng quay vốn lưu động =
Độ dài bình quân 1 lần luân chuyển, chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Thời gian một vòng luân chuyển =
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (K), chỉ tiêu này cho biết tạo ra 1 đồng vốn doanh thu thuần trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
K =
Hệ số luân chuyển =
360
Hệ số luân chuyển
Thời gian một kỳ luân chuyển =
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là:
- Lợi nhuận
- Tăng trưởng thế lực
- Đảm bảo an toàn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố này. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, không bảo toàn không làm cho nó sinh lời thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại được trong nền kinh tế thị trường.
Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quyết định yếu tố đầu ra, quyết định đến giá thành sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh vận động liên tục và có những đặc điểm khác nhau giữa từng loại vốn. Sau mỗi quá trình số vốn bỏ ra không được để hao hụt, mất mát mà phải sinh sôi nảy nở. Đồng vốn phải có khả năng sinh lời, đây là vấn đề cốt lõi liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải tính đến mục tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự tăng trưởng ngày một lớn của doanh nghiệp.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu trong điều kiện hiện nay. Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, đẩy nhanh tốc độ hoạt động và khả năng sinh lời của đồng vốn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp và góp phần tăng trưởng, ổn định nền kinh tế xã hội.
1.2.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng công trình hàng không
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Quy mô và trình độ trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng khả năng cạnh tranh cũng như hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Thời gian chu kỳ vận động của vốn cố định thường kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoàn đủ vốn đã ứng ra ban đầu cho việc đầu tư tài sản cố định.
Trong quá trình lâu dài đó, đồng vốn luôn bị đe dọa bởi những rủi ro cả chủ quan lẫn khách quan làm thất thoát vốn.
- Vốn cố định chuyển dịch giá trị từng phần và chia làm nhiều lần vào giá trị sản phẩm và vì vậy cũng được hoàn vốn từng phần. Trong khi có một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành tiền tệ nằm trong quỹ khấu hao cơ bản thì phần còn lại vẫn năm trong giá trị còn lại của tài sản cố định. Nếu loại trừ sự ảnh hưởng của các yếu tố khác (cả chủ quan lẫn khách quan) thì phần giá trị còn lại này cần được chuyển hoá đầy đủ và kịp thời sang dạng tiền tệ. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là quá trình rất khó khăn và phức tạp dễ xảy ra thất thoát vốn.
1.2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây dựng công trình hàng không
Sử dụng vốn lưu động hiệu quả gắn liền với lợi ích và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và là một tất yếu khách quan mà doanh nghiệp cần đạt được. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. ở mức độ nghiêm trọng hơn hiện tượng này rất dễ dẫn đến thất thoát vốn và ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất: quy mô vốn giảm khiến cho chu kỳ sản xuất sau thu hẹp hơn so với chu kỳ trước. Tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắc chắn doanh nghiệp không thể đứng vững trên thị trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp
Vốn cố định có chu kỳ vận động dài. Trong khoảng thời gian này, hiệu suất sử dụng vốn cố định bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có 2 nhóm nhân tố tác động đến vốn cố định : Các nhân tố lượng hoá được và các nhân tố phi lượng hoá.
Vốn cố định được biểu hiện bằng tiền dưới dạng là các tài sản cố định.
Trong các nhân tố lượng hoá được, thì tài sản cố định có thể chịu tác động bởi các nhân tố như là: Nguyên giá tài sản cố định bình quân, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, hao mòn vô hình, rủi ro…
- Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ là nhân tố có quan hệ ngược chiều với hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong điều kiện các nhân tố khác không đổi: Nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng thì sức sản xuất, sức sinh lợi của tài sản cố định giảm (doanh thu, lợi nhuận thuần không đổi) và ngược lại.
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh thu thuần (hoặc lợi nhuận thuần) tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm sức sản xuất ( hoặc sức sinh lợi) của tài sản cố định tăng lên (hoặc giảm đi).
- Hao mòn vô hình: Đây là một nguyên nhân đáng kể tạo nên sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách. Nhất là trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến cho tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình nhanh chóng.
- Rủi ro: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có thể gặp phải những rủi ro gây thiệt hại, hư hỏng … làm suy giảm khả năng sản xuất của tài sản cố định. Đó có thể là khủng hoảng, thiên tai, động đất, bão lụt…
Các nhân tố phi lượng hoá chủ yếu liên quan đến trình độ quản lý và sử dụng vốn cố định:
- Phương pháp tính khấu hao: Theo quy định thì có rất nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp có thể lựa chọn: Phương pháp tuyến tính cố định, phương pháp lũy tiến, phương pháp luỹ thoái… và trong mỗi loại có nhiều cách tính khác nhau. Sự phức tạp trên khiến doanh nghiệp phải lúng túng: Nếu sử dụng phương pháp khấu hao nhanh thì tuy có thể nhanh chóng thu hồi vốn nhưng sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Còn nếu áp dụng hình thức khấu hao chậm thì đồng vốn sẽ thu hồi chậm, bị ứ đọng và khó tránh khỏi thất thoát…
- Trình độ sử dụng tài sản cố định : Được thể hiện trong việc bố trí dây chuyền sản xuất, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt và chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, áp dụng các chế độ khuyến khích vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 1 phạm trù rất rộng được thể hiện trên nhiều khía cạnh, góc độ của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vốn lưu động được biểu hiện bằng tiền dưới dạng là các tài sản lưu động và chúng chịu tác động bởi các nhân tố, có thể chia chúng ra thành 2 nhóm: Các nhân tố lượng hoá được và các nhân tố phi lượng hoá.
Các nhân tố có thể lượng hoá được bao gồm: vốn lưu động bình quân trong kỳ, doanh th._.u thuần đạt được trong kỳ, lạm phát…
- Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển trong kỳ là nhân tố có quan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Nếu số vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển tăng lên sẽ kéo dài thời gian của vòng luân chuyển, tốc độ luân chuyể của vốn lưu động giảm và ngược lại.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh thu thuần trong kỳ tăng lên sẽ làm cho thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động giảm đi, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên và ngược lại.
- Lạm phát: Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút. Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp quản lý kịp thời thì vốn lưu động rất dễ bị hao hụt dần theo sự trượt giá của tiền tệ.
Các nhân tố phi lượng hoá có thể là:
- Sự thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước: bao gồm những sự thay đổi trong hệ thống pháp luật, hệ thống thuế.
- Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động: khả năng này có thể được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau.
1. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác sẽ dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Việc lựa chọn phương án đầu tư. Đây là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giá thành hạ thì quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra dễ dàng, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và ngược lại.
Chương II
Thực trạng sử dụng vốn tại
Công ty xây dựng công trình hàng không
2.1. Khái quát về Công ty xây dựng công trình hàng không
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược, Quân đội nhân dân Việt nam đã cùng nhân dân làm nên những chiến công lịch sử. Ngày nay, trong thời bình, quân đội ta còn góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, một số lực lượng trong quân đội đã được tách ra làm kinh tế.
Năm 1990, Bộ quốc phòng ra quyết định số 269/QĐ-QP ngày 06/11/1990 về việc thành lập Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không – trực thuộc bộ tư lệnh Không quân.
Năm 1991, Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không được tách ra làm hai đơn vị là Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) và Công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.
Năm 1993, theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) được thành lập theo quyết định số 359/QĐ-QP ngày 27/10/1993 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Công ty có trụ sở đặt tại 178 Đường Trường Chinh- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
Năm 1996, Công ty xây dựng công trình hàng không sát nhập với Tổng công ty bay dịch vụ Việt nam (SFC) với tư cách là một đơn vị thành viên hoạt động độc lập trực thuộc Tổng công ty.
2.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty xây dựng công trình hàng không
2.1.2.1. Đặc điểm
Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc loại hình kinh tế kết hợp với quốc phòng, công ty ACC vừa hoạt động như các doanh nghiệp cùng loại, vừa chịu sự phân công giao nhiệm vụ trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ quốc phòng, Quân chủng Phòng không Không quân). cụ thể:
- Những công trình phục vụ nhu cầu quốc phòng nhưng không đòi hỏi phải giữ an toàn bí mật thì tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế. Những công trình cần giữ an toàn bí mật tuyệt đối thì được Bộ quốc phòng, Quân chủng Phòng không Không quân chỉ định thầu.
- Những công trình dân dụng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN hoặc nguồn vốn đầu tư của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ nhu cầu quốc kế dân sinh thì công ty cũng tham gia đấu thầu như các doanh nghiệp khác.
Sau khi ký kết hợp đồng thi công của chủ đầu tư (bên A), giám đốc tiến hành giao nhiệm vụ cho các xí nghiệp, đội thi công, các phòng ban chức năng của công ty.Các phòng ban chức năng của công ty kết hợp với đội thi công bố trí máy móc, nhân lực, vật tư sao cho đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật công trình. Cụ thể:
- Việc cung ứng vật tư giao cho ban Vật tư - Thiết bị và đội thi công trực tiếp mua ngoài.
- Về máy thi công: Công ty có hầu hết các thiết bị chuyên ngành, đáp ứng được nhu cầu thi công các công trình hiện nay. Toàn bộ máy móc thiết bị được giao cho đội xe cơ giới thuộc Ban Vật tư – Thiết bị quản lý và tổ chức sử dụng theo yêu cầu thi công từng công trình. Hoạt động của đội thi công cơ giới theo hình thức doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng (hạch toán phụ thuộc).
- Về nhân lực: Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và công nhân lành nghề là của công ty. Còn lao động phổ thông được công ty tuyển chọn và ký hợp đồng tại địa phương nơi thi công công trình.
Quá trình tạo ra các sản phẩm xay lắp thường dài, từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là cả một quá trình thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quy mô, tính chất phức tạp của từng công trình, quy trình quy phạm trong thi công, máy móc, con người… Ngoài ra, các việc thi công lại chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố thiên nhiên như nắng mưa… Quá trình thi công xây dựng chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Những đặc điểm này không những có tác động đến công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm… mà còn ảnh hưởng đến cả công tác quản lý tài chính ngắn hạn và dài hạn…
Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc, các thiết bị lắp đặt có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc có thời gian lắp đặt, xây dựng, sử dụng lâu dài, giá trị lớn. Sản phẩm xây lắp hầu hết mang tính cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng thường đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành sẽ được đưa vào sử dụng. Những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, máy móc thiết bị, vật tư… phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng các công trình sân bay quân sự, dân dụng và các công trình thuộc các lĩnh vực khác.
Khai thác đá, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sản xuất kinh doanh sơn hoá chất, làm đại lý xăng dầu, ga, khí đốt.
Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật và lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Chủ yếu công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Theo quy mô trong giấy phép hành nghề do Bộ xây dựng cấp, công ty có quy mô vừa và phạm vi hoạt động trên cả nước.
Với lực lượng nòng cốt ban đầu là cán bộ chiến sĩ công binh Phòng không không quân, từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã trưởng thành nhanh chóng, có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ càng.
Trong những năm gần đây, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế, cùng với sự năng động và nhạy bén, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng được giao, công ty đã mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã thi công là:
Sân đỗ máy bay A75 sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM
Đường lăn sân đỗ máy bay Phú Bài - Huế
Đường cất hạ cánh sân bay Cần Thơ
Đường cách hạ cánh, sân đỗ sân bay Phù Cát - Bình Định
Sân bay Savanakhet – CHDCND Lào
Hiện nay, công ty đang tiến hành thi công các công trình mang tầm cỡ quốc gia như là:
Cảng Hàng không Liên Khương – Đà Lạt
Công trường 1B Nội Bài
Sân đỗ nặng cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Và nhiếu công trình sân bay khác trong quân đội và ngành hàng không dân dụng Việt nam.
Những công trình công ty thi công đều đảm bảo chất lượng, có nhiều công trình đạt chất lượng cao - được Bộ xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt nam tặng 19 huy chương vàng chất lượng cao (1996-2001) và 01/15 công trình được Nhà nước cấp chứng chỉ công trình tiêu biểu thập kỷ 90.
Với phương châm và mục tiêu hoạt động là “ chất lượng, hiệu quả”, công ty ACC đã đạt được những kết quả nhất đinh, hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng lớn mạnh, công ty luôn phấn đấu và đạt được mục tiêu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể những năm gần đây như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty qua các năm
Đơn vị: nghìn. đ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
1.Tổng nguồn vốn
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
Doanh thu
Chi phí
Lãi (Lỗ)
Nghĩa vụ với NSNN
139.634.842
14.763.831
124.871.011
82.000.000
77.592.338
4.404.662
128.801.747
20.897.468
107.904.279
90.200.000
85.155.747
5.084.053
152.237.673
29.578.245
122.659.428
97.156.000
87.425.120
9.730.880
182.663.886
33.528.976
149.134.910
102.345.120
90.254.000
12.091.120
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Qua bảng sau ta thấy: Tuy chi phí tăng nhưng mang ý nghĩa tích cực. đó là do công ty nhận được nhiều công trình. Tốc độ tăng của chi phí lại nhỏ hơn tốc đọ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng điều này đã tạo điều kiện cho công ty tăng cường nghĩa vụ đóng góp cho NSNN. Mặt khác, nó còn giúp công ty có điều kiện tái sản xuất mở rộng thể hiện qua việc tăng cường vốn lưu đọng và vốn cố định.
Với những thành tựu đã đạt được, công ty ACC đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì tháng 6 năm 1998. Công ty đang từng bước phát triển đi lên và hiện nay đã trở thành nhà thầu có đủ năng lực để nhận thầu thi công và hoàn thành các công trình xây dựng, tìm được chỗ đứng nhất định trong ngành xây dựng, góp phần nhỏ bé vào công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty xây dựng công trình hàng không
Căn cứ vào, nhiệm vụ, tổ chức biên chế công ty do cấp có thẩm quyền phê duyệt, công ty chủ trương xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, chủ yếu là lực lượng “cán bộ khung”.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo phương pháp trực tuyến, chức năng đứng đầu là Giám đốc công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn bộ công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ quốc phòng và Tổng công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời đại diện cho quyền lợi cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Giúp việc cho Giám đốc là ba Phó giám đốc phụ trách ba mảng hoạt động của công ty:
- Phó giám đốc Thương mại: phụ trách ban kế hoạch, Ban tài chính – Kế toán, Ban Thương mại và ban tổ chức lao động tiền lương.
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách Ban Dự án Kỹ thuật – Xây dựng và Ban Vật tư – Thiết bị.
- Phó giám đốc chính trị: phụ trách Ban Chính trị.
Dưới Ban giám đốc là Ban chức năng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của mình.
- Ban Kế hoạch: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đôc công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển ngắn hạn, dài hạn, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kế hoạch sản xuất, đề xuất, bổ sung, thay đổi một số công việc cho phù hợp với thực tế công trình.
- Ban Dự án Kĩ thuật – Xây dung: nghiên cứu, thẩm định dự án, lập hồ sơ tham gia đấu thầu, xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật.
- Ban quản lý chất lượng: thực hiện công tác kiểm định chất lượng của từng công trình.
- Văn phòng: làm nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của toàn công ty.
- Ban tài chính – Kế toán: có trách nhiệm quản lý, cấp ngân sách, tiền vốn cho các xí nghệp, hạch toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm, phân tích tình hình tài chính của công ty và cung cấp các thông tin kế toán – tài chính cần thiết giúp Giám đốc công ty có quyết định phù hợp.
- Ban Thương mại: Có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, cùng ban dự án Kỹ thuật – Xây dựng lập hồ sơ tham gia đấu thầu.
- Ban kỹ thuật – Vật tư: quản lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật, tổng hợp nhu cầu vật tư, thiết bị và lập kế hoạch đảm bảo, thực hiện đàm phán, kí kết hợp đồng sửa chữa, cung ứng vật tư thiết bị.
- Ban tổ chức lao động tiền lương: giúp Đảng uỷ, Ban giám đốc công ty chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức biên chế, quản lý chặt chẽ, lập kế hoạch phát triển lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng, điều chuyển, tuyển dụng lao động, lập kế hoạch quỹ tiền lương.
- Ban chính trị: Xây dựng, phát triển kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị.
Dưới các phòng ban chức năng là các chi nhánh:
Chi nhánh TPHCM
Chi nhánh Nha Trang
Chi nhánh Đà Nẵng
Các xí nghiệp:
Xí nghiệp cơ giới
Xí nghiệp đầu tư và phát triển nhà
Xí nghiệp xây dựng 243
Xí nghiệp xây dựng 244
Xí nghiệp xây dựng 245
Xí nghiệp công trình 25
Xí nghiệp công trình 24
Xí nghiệp công trình 23
Các trung tâm:
Trung tâm tư vấn, khảo sát thiết kế và kiến trúc
Trung tâm kiểm định chất lượng
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ và Nhà máy xi măng 78 cùng các đội thi công.
Mô hình tổ chức ban tài chính – kế toán
Để đáp ứng cho việc quản lý và hạch toán, bộ máy tài chính, kế toán của công ty được sắp xếp bố trí gọn nhẹ, cán bộ trong ban có thể kiêm nhiệm nhiều công việc, do vậy, hình thức quản lý được tập trung hơn.
Bộ máy tài chính của công ty bao gồm 04 người và một số nhân viên thống kê tại các công trình.
Trưởng ban TC – KT kiêm kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Các nhân viên thống kê tại các công trình
Kế toán trưởng kiêm ban tài chính kế toán là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện trong toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty xây dựng công trình hàng không. Kế toán trưởng thực hiện phần kế toán tài sản cố định (theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tình hình sửa chữa và trích khấu hao tài sản cố định).
Kế toán tổng hợp thực hiện công việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành xác định kết quả và lập các báo biểu kế toán hàng quý, 6 tháng và báo cáo quyết toán năm.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thực hiện kế toán vốn bằng tiền tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ công ty, theo dõi tình hình nhập xuất, nhập kho vật liệu, tính toán phân bổ vật liệu, phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội…
Thủ quỹ tiến hành các công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu trên cơ sở chứng từ hợp lệ, hợp pháp, thực hiện các quan hệ giao dịch với ngân hàng, rút tiền mặt, ngân quỹ của công ty để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của công ty.
Các nhân viên thống kê ở các công trình có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh, là người thu nhập thống kê số liệu ban đầu, cung cấp số liệu và các chứng từ liên quan về phòng kế toán của công ty để phục vụ cho công tác hạch toán tập trung tại công ty bao gồm: Theo dõi tình hình lao động, lập bảng chấm công thanh toán tiền công theo khối lượng thi công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí phục vụ máy thi công…
Mô hình tổ chức ban kế hoạch
Phó GĐKH – Kỹ thuật
Trưởng ban kế hoạch
Trợ lý KHSXKD
Trợ lý KH Tổng hợp
Nhân viên bảo vệ
Nhân viên lái xe
Nhân viên văn thư bảo mật
Nhân viên quân y
Nhân viên hành chính
Ghichú: Quan hệ chỉ huy
Quan hệ công tác2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
1. Tổng doanh thu
82.121.378.027
91.172.033.233
110.742.014.210
133.005.288.618
2. Các khoản giảm trừ
13.279.304
24.685.537.807
154.947.692
65.971.687
3. Doanh thu thuần
82.108.098.723
91.164.201.811
110.587.06.518
132.939.316.923
4. Giá vốn hàng bán
73.883.680.726
81.656.073.481
99.538.036.600
122.548.327.201
5. Lợi nhuận gộp
8.224.417.997
9.508.128.330
11.049.029.918
10.390.989.722
6. Chi phí bán hàng
381.290.553
270.204.126
383.250.337
538.545.930
7. Chi phí QL doanh nghiệp
3.435.465.522
4.137.311.331
4.685.891.843
4.657.857.102
8. Lợi nhuận thuần
4.407.661.922
5.100.612.873
6.223.336.989
5.373.064.070
9. Lợi nhuận HĐTC
260.245.845
233.978.373
338.565.764
230.449.386
10. Lợi nhuận BT
231.99.22
- 289.20.062
- 112.820.615
64.511
11. Tổng lợi nhuận
4.899.707.689
5.044.671.184
5.110.516.374
5.37.128.587
12. Thuế thu nhập DN
1.285.816.233
1.317.395.888
1.025.477.904
1.632.965.865
13. Lợi tức sau thuế
3.613.891.456
3.727.275.296
4.085.038.470
3.740.162.722
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trình hành không)
2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty xây dựng công trình hàng không
2.2.1. Khái quát về nguồn vốn của Công ty
Nhìn chung, nguồn vốn của Công ty xây dựng công trình hàng không được tăng dần theo từng năm, tổng số nguồn vốn có thể nói đảm bảo cho quá trình tái sản xuất, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật. Công ty ACC luôn luôn vươn tới mục tiêu: Chất lượng – Tiến độ – Hiệu quả, vì vậy Công ty phải chú trọng đến số vốn có được để thực hiện quá trình kinh doanh của mình sao cho quá trình thi công các công trình được diễn ra liên tục, không gián đoạn, tạo độ tin cậy cho khách hàng. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng nên Công ty ACC một phần nào được sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và từ Bộ quốc phòng.
Bảng 2.3: Số vốn của Công ty qua các năm như sau
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Vốn cố định
Vốn Ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn khác
29.048.016.240
13.760.832.731
15.287.183.509
1.004.442.535.015
556.435.006.157
448.007.528.858
Vốn lưu động
Vốn Ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn khác
6.675.561.343
6.100.000.000
575.561.343
110.050.594.568
74.170.530.198
34.814.630.440
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tầi chính các năm 2002, 2003 của Công ty xây dựng công tình hàng không)
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tại công ty
Công ty xây dựng công trình hàng không cũng năm trong tình trạng chung của các công ty xây dựng ở Việt Nam, đó là rất khó khăn trong việc huy động vốn cho các công trình xây dựng, vả lại một công trình lớn có uy tín hàng đầu trong ngành xây dựng các công trình hàng không như sân bay Tân Sơn nhất nên tài chính luôn là bài toán đặt ra do các nhà quản trị kế toán của công ty.
Bảng 2.4: Tình hình về nguồn vốn của Công ty trong một số năm gần đây
Đơn vị: VNĐ
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A. Nợ phải trả
78.573.390.240
95.288.085.713
78.368.196.161
136.394.748.998
I. Nợ ngắn hạn
78.455.390.240
94.378.818.895
73.754.704.451
131.068.373.811
1. Vay ngắn hạn
5.000.000.000
16.000.000.000
14.050.000.000
20.500.000.000
2. Phải trả cho người bán
48.453.005.967
60.341.412.522
27.733.979.760
30.301.670.692
3. Người mua trả tiền trước
16.563.388.692
14.205.362.879
27.293.836.200
61.120.059.028
4. Thuế và các khoản phải nộp cho NN
2.745.432.579
2.042.936.429
414.989.302
1.572.828.294
5. Phải trả công nhân viên
28.825.831
33.911.992
6. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
5.603.427.780
1.684.307.833
2.408.378.102
1.035.065.980
7. Phải trả khác
90.135.222
104.799.232
1.824.695.256
16.504.837.825
II. Nợ dài hạn
118.000.000
127.000.000
4.150.500.000
4.147.500.000
1. Vay dài hạn
118.000.000
127.000.000
4.150.000.000
4.147.500.000
2. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
782.266.818
462.991.710
1.178.875.187
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
23.982.058.420
33.513.662.036
39.962.498.320
46.26.137.017
I. Nguồn vốn, quỹ
23.982.058.420
2.753.706.328
38.981.185.973
46.264.507.586
1. Nguồn vốn KD
20.667.381.115
27.942.031.115
35.723.577.583
42.843.282.155
2. Quỹ đầu tư phát triển
2.044.206.541
3.753.722.894
2.199.532.215
952.550.429
3. Quỹ dự phòng tài chính
671.277.610
832.602.319
1.058.076.175
2.468.675.002
4.Quỹ khen thưởng và phúc lợi
7.902.349
752.615.514
5.222.977
4.629.431
II. Nguồn KP
759.955.708
983.312.347
4.629.431
Tổng cộng NV
102.555.448.660
128.801.747.749
118.332.694.481
182.663.886.015
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ ngắn hạn và vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Doanh nghiệp cần cố gắng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình kết hợp hai nguồn vốn này để đảm bảo nhu cầu về vốn cho công ty
Tỷ suất tài trợ = x 100%
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỷ suất tài trợ
19,89%
26,02%
33,77%
25,33%
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn, bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đầu tư bằng số vốn của mình và vay dài hạn.
Có thể nói công ty ACC có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Và để biết rõ cơ cấu nguồn vốn của công ty biến động như thế nào. Ta xem xét sự tăng giảm của từng loại nguồn vốn
2.2.2.1. Vốn do ngân sách nhà nước cấp
Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) - thuộc Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy trong nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn có một phần là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trước đây nguồn vốn này đóng vai trò chủ đạo và gần như duy nhất. Song cùng với sự trưởng thành mạnh mẽ của công ty và phát triển của thị trường vốn ở nước ta do vậy đây không còn là nguồn vốn duy nhất tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh đấy là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng. Một lĩnh vực có chu kỳ kinh doanh dài và tốc độ luân chuyển vốn chậm. Tuy nhiên nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp vẫn là nguồn vốn quan trọng đảm bảo vững chắc cho quá trình kinh doanh của mình, nhưng có thể nói nguồn vốn ngân sách với tốc độ tăng chưa cao, hằng năm tốc độ tăng vốn ngân sách chỉ xấp xỉ đạt 1,2 đến 1,3
Bảng 2.5: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Nguồn vốn KD
- Vốn ngân sách
- Vốn tự bổ sung
- Vốn khác
Tốc độ tăng vốn ngân sách
Tốc độ tăng vốn tự bổ sung
27.942.031.115
15.074.132.451
12.867.898.664
1,087
1,89
35.723.577.583
19.860.832.731
15.862.744.852
1,318
1,23
1.092.16.174.724
630.605.536.355
482.822.159.298
1,279
30,4
(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trình hàng không)
2.2.2.2. Vốn tự bổ sung
Đây là số vốn doanh nghiệp có được nhờ làm ăn có hiệu quả, được lấy tư sau thuế, về thực chất nó là nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên đó là kết quả của quá trình nỗ lực cố gắng của toàn doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp có toàn quyền quyết định sử dụng nó cho mục đích kinh doanh.
Qua bảng ta nhận thấy tốc độ tăng vốn ngân sách chưa giảm trong đó tốc độ tăng vốn tự bổ sung ngày một cao, từ năm 2001 tốc độ tăng vốn tự bổ sung là 1,372 nhưng đến năm 2002 lên đến 1,689 và cuốn năm 2003 tốc độ tăng vốn bổ sung vượct bậc đạt 4,333 chứng tỏ doanh nghiệp đã làm chủ được nguồn vốn kinh doanh không hẳn lệ thuộc vào nguồn vốn của Nhà nước cấp.
2.2.2.3. Tín dụng dài hạn
Bảng 2.6: Tình hình nợ dài hạn
Đơn vị: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Vay dài hạn
Nợ dài hạn
Tổng nợ dài hạn
127.000.000
127.000.000
118.000.000
118.000.000
4.150.500.000
4.150.500.000
4.147.500.000
4.147.500.000
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Số vốn vay dài hạn của ACC tăng lên hàng năm qua đó chứng tỏ công ty đã vay thêm để đầu tư vào máy móc thiết bị, tham gia vào các công trình xây dựng với chu kỳ hoạt động dài nên chưa kịp thời thu hồi lại vốn.
Trong kinh doanh mỗi khi thiếu vốn, doanh nghiệp huy động với chi phí thấp nhất. Vay dài hạn là một giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu về vốn. Nguồn vay dài hạn là một trong những thành phần của nguồn vốn thường xuyên đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, nó tài trợ cho các tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và hơn thế nữa nó còn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhưng đa số tài trợ cho tài sản vì nó có thể bảo toàn được vốn. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn khá cao, bởi vậy để cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định và phát triển vững chắc đòi hỏi các nhà quản trị phải có chính sách huy động hợp lý, tránh ứ đọng vốn, sử dụng vốn sai mục đích làm thất thoát vốn. Hình thức vốn này có thể huy động bằng phát hành trái phiếu, vay tín dụng ngân hàng.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng công trình hàng không
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh song việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường nên vấn đề tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh được Công ty đặc biệt chú trọng, coi đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Tính đến thời điểm 31/12/2003 tổng vốn kinh doanh của Công ty là: 1.092.316.174.724 đồng, trong đó:
Vốn cố định: 10.044.422.535.015 chiếm 91,94%
Vốn lưu động: 78.873.639.709 chiếm 7,96%
So với đầu năm 2000 cả giá trị vốn cố định và vốn lưu động đều tăng lên rõ rệt.
Năm 2000 vốn cố định: 16.567.318.115 đồng chiếm 80,16% và vốn lưu động 4.100.000.000 đồng chiếm 19,8%
Vốn cố định từ 16.567.318.115 đồng tăng lên đến 1.004.442.535.015 đồng tăng gấp 62,75 lần
Vốn lưu động từ 4.100.000.000 đồng tăng lên đến 87.873.639.709 đồng tăng gấp 21,75 lần
Bảng 2.7: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Vốn Kinh doanh
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
20.667.318.115
16.567.318.115
4.100.000.000
80,16%
19,84%
1.092.316.174.724
1.004.442.535.015
87.873.639.709
91,94%
7,96%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính các năm của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Điều đáng quan tâm ở đây là kết cấu trong tổng số vốn kinh doanh cũng thay đổi nhiều. Nếu như năm 2000 số vốn cố định chiếm 80,16% thì vốn lưu động chỉ chiếm 19,8% thì năm 2003 tỷ trọng của vố cố định tăng lên 91,94% và tương ứng tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống chỉ chiếm 7,96%. Sự thay đổi về kết cấu này có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không? để kết luận chính xác ta xem xét tình hình sử dụng của từng loại vốn kinh doanh của Công ty.
2.2.3.1. Hiệu quả về việc sử dụng vốn cố định
Bảng 2.8:
Đơn vị: Tr.đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2003
Cuối năm 2003
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A. TSCĐ & ĐTDH
1. TSCĐ
2.Đầu tư tài chính
335.976
0.275
33.529
33.369
160.000
0.183
0.0009
-228.647
160.000
-0.0038
Tổng nguồn vốn
122.331
182.664
60.333
0.003
(Nguồn : Bảng cấn đối kế toán các năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trìng hàng không)
Qua bảng phân tích cơ cấu vốn cố định ta thấy, TSCĐ và đầu tư dài hạn cuối kỳ không tăng so với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.
Bảng 2.9 : Tình hình đầu tư tài sản cố định
Đơn vị :VNĐ
Chỉ tiêu
Đầu năm 2003
Cuối năm 2003
Chênh lệch
Tổng TSCĐ và ĐTDH
Tổng nguồn vốn ĐTCĐ
143.016.971.065
61.663.961.228
161.845.628.718
55.826.485.225
18.828657.653
583.746.003
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2003 của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Qua bảng trên ta thấy: Nguồn tài trợ thường xuyên (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay) nhỏ hơn TSCĐ và ĐTDH cả đầu kỳ và cuối kỳ như vậy nguồn vốn của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản, do vậy công ty cần có biện pháp huy động vốn và sử dụng hợp lý (huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp và giảm quy mô đầu tư)
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn cố định
Đơn vị : Tr.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Lượng
(%)
Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
Lợi nhuận hoạt động sxkd
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn CĐ
Mức doanh lợi vốn cố định
33.598
50.531
16.934
6.223
110.587
25.455
4,344
0,25
33.369
56.529
23.159
5.373
132.939
58.745
2,263
0,092
5.997
6.226
-850
22.352
33.291
-2.081
-0,158
111.87
136.77
86.34
120.22
230.78
52.095
36,8
(Nguồn : Báo cáo quyết toán tài chính năm 2002, 2003 của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Qua bảng phân tích từ số liệu ta thấy: hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 2,081 tức là giảm 47,905% kéo theo sức sinh lời của vốn cố định giảm 0,158 tức là 36,8%.
Doanh thu thuần biến động do ảnh hưởng của hai nhân tố là hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn cố định bình quân.
Doanh thu thuần = Hiệu suất sử dụng vốn cố định x Vốn cố định bình quân
F(x,y) (x) (y)
Df(x) = f(x1, y0) - f(x0- y0)
Df(y) = f(x1, y1) - f(x1- y0)
Df(x) = 25.455 x 2,263 - 25.455 x 4,344 = -52.971,855
Df(y) = 58.745 x 2,263 - 25.455 x 2,263 =75.335,27
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định
Năm 2003 chỉ tiêu này là 2,263 giảm so với năm 2002 là 2,081 tức là với 1 đồng vốn cố định đã tạo ra 2,263 đồng doanh thu cho thấy công ty đang sử dụng tốt nguồn vốn cố định cho dù có giảm so với năm trước. Công ty cần nâng cao nguồn thu từ việc sử dụng vốn cố định để ổn định hơn trong việc tái sản xuất sau này.
Chỉ tiêu sức sinh lời vốn cố định
Năm 2003 chỉ tiêu này là 0,0915 tức là cứ 1 đồng vốn cố định đã tạo ra 0,0915 đồng lợi nhuận. đây là chỉ tiêu có khả quan và tăng 373,47% so với năm 2002 qua đó thấy rằng doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc sử dụng đồng vốn cố định góp phần không nhỏ trong việc làm tăng lợi nhuận của công ty.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.11 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Đơn vị: Tr. đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Giá trị sản lượng sản phẩm
Nguyên giá bình quân của tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
73.884
23.569
3,135
81.656
27.291
2,992
99.538
40.468
2,459
122.548
53.330
2,298
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính các năm của Công ty xây dựng công trình hàng không)
Qua bảng ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định ngày càng giảm, nguyên nhân là việc tài sản cố định hao mòn không còn được tốt trong khi việc đầu tư cho tài sản cố định chưa thực sự được lớn, đòi hỏi cán bộ quản lý kịp thời đánh giá những tài sản cố định còn dùng được, những tài sản cố định không dùng đư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24175.doc