Thực trạng sử dụng đất ở Thành Phố Hải Dương

Phần mở đầu Giới thiệu về Thành Phố Hải Dương 1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Hải Dương nằm trên trục đường Quốc lộ 5A cách thủ đô Hà Nội 59 km về phía Đông, cách Thành Phố Hải Phòng 47 km về phía Tây, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng Hiện nay Thành Phố Hải Dương là đô thị loại III với diện tích gần 36km2 Thành Phố có 13 Phường, xã trong đó có 11 phường và 2 xã. Phía Nam giáp huyện Gia Lộc. Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và Nam Sách. Phía Bắc giáp huy

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sử dụng đất ở Thành Phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Nam Sách. Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng. * Địa hình Thành Phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng thấp trũng hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong Thành Phố có nhiều ao hồ, kênh mương nối liền với nhau thành hệ thống tiêu nước chảy thông tới các sông, chia Thành Phố ra làm các lưu vực nhỏ. * Đặc điểm khí hậu Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam khác, Thành Phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô: tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm :23,40c Độ ẩm trung bình năm 84% Lượng mưa trung bình 1990: 1712,8mm. 1995: 1157,5mm 1999: 1246,8mm * Đặc điểm thuỷ văn Thành Phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của các sông Thái Bình và sông Sặt. Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam là hợp lưu của 3 con sông: Sông Cầu, Sông Lục Nam, Sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông. Vì vậy chế độ thuỷ triều của sông Thái Bình rất phức tạp: Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 đến tháng 10 và đều cao hơn nền Thành Phố Hải Dương. Tháng 6 là 2,6 m; tháng 7: 3,09m; tháng 8: 3,54m; tháng 9: 3,14m đến tháng 10: 3,54m Mực nước cao nhất lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng 7 đến tháng 9, vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hoà Tháng 7 là 1,93m; tháng 8 là 2,34m; tháng 9 là 2,1m - Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều tháng 7 là 1,17 m; tháng 8 là 1,57m; tháng 9 là 1,3m. Vì vậy chỉ có thể lợi dụng xả được nước mưa chảy ra sông Thái Bình lúc mực nước thấp nhất lúc triều rút còn các thời điểm khác không thể tự xả được. Sông Sặt là sông nội đồng là 1 phần của hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Mực nước cao nhất là 3m, mực nước trung bình là 2.4 - 2.8 m, mùa khô là 2m. Các mức nước của 2 con sông này đều lớn hơn cao độ trung bình của Thành Phố Hải Dương, vì vậy ven theo 2 sông đều phải có hệ thống đê bảo vệ Thành Phố khỏi bị ngập lụt. * Đặc điểm địa chất: Địa chất công trình: Thành Phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên đất thuộc loại phù sa cổ sông Hông và sông Thái Bình. Các lớp đất ở độ sâu 8 - 10m là lớp đất á sét, sét, sét pha, bùn sét có cường độ chịu tải R < 1 kg/cm2. Các công trình từ 3 - 4 tầng đều phải xử lý nền móng. Địa chất thuỷ văn: Thành Phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 0,5m - 1 m về mùa mưa và 1 - 2 về mùa khô. Mực nước mạch sâu trong tầng cuội sỏi phixtoxen nếu khai thác nhiều có thể nhiễm mặn 2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Thực trạng về dân số và lao động a. Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2002, Thành Phố Hải Dương có 133.272 người. Trong đó dân số nội thị: 116.989 người (chiến 87,8%), ngoại thị là 16.283 người ( chiến 12,2%), tỷ lệ tăng dân số toàn Thành Phố là 1,7%. Tốc độ tăng tự nhiên: 0,74%; Tốc độ tăng cơ học: 0,96%; Mật độ dân số ở nội thị là 3.678 người/km2 Mật độ dân số ở ngoại thị là: 1.263 người/km2 STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (km2) Số dân (12/2002) (Người) Mật độ (ng/km2) Toàn Thành phố HD 36,2355 133.272 3.678 I Nội thành 23,3437 116.989 5.012 1 Phường Phạm Ngũ Lão 0,7404 11.186 15.108 2 Phường Nguyễn Trãi 0,5779 8.760 15.158 3 Phường Lê Thanh Nghị 0,8394 7.485 8.918 4 Phường Trần Phú 0,4347 7.784 17.906 5 Phường Quang Trung 0,8609 12.251 14.231 6 Phường Trần Hưng Đạo 0,3878 5.324 13.730 7 Phường Cẩm Thượng 2,5501 5.570 2.184 8 Phường Bình Hàn 2,4324 14.713 6.049 9 Phường Ngọc Châu 6,3446 17.615 2.776 10 Phường Thanh Bình 5,4808 19.041 3.474 11 Phường Hải Tân 2,6946 7.260 2.694 II Ngoại thành 12,8918 16.283 1.263 1 Xã Việt Hoà 6,1543 7.124 1.158 2 Xã Tứ Minh 6,7375 9.159 1.359 Bảng 1:Hiện trạng mật độ dân cư thành phố Hải Dương chia theo phường, xã Nhận xét: Đô thị hoá ở Thành Phố hiện nay chủ yếu là do sự mở rộng địa giới hành chính. Quy mô dân số còn nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ tăng tự nhiên đã giảm đáng kể và đã có sự gia tăng tỷ lệ dân số cơ học. Mật độ dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở những phường trung tâm: Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Thanh Nghị, Quang Trung, Trần Hưng Đạo. Quan sát biến động dân số hàng năm từ 1989 đến 2002 cho thấy: trong 5 năm đầu số dân đi khỏi Thành phố nhiều hơn số đến, số chuyển đến chủ yếu trong độ tuổi lao động, nữ chiếm hơn 50%. b/ Lao động Từ 1990 đến năm 2000 dân số trong độ tuổi lao động chiếm không quá 50% nhưng đến năm 2001 đã đạt 56,3% ( 73.435 người) trong đó số người trực tiếp tham gia lao động trong các ngành KTQD. Là 51.746 người. Nông - Lâm ngư nghiệp 17.825 người chiếm 34,4% Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 22.891 người chiếm 44,2%. Dịch vụ và thương mại 11.030 người chiếm 21,4 % *Nhận xét: tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn cho thấy các lĩnh vực này đã phát triển ở Thành Phố Hải Dương. 2.2. Thực trạng đất đai Theo số liệu năm 2001 diện tích đất đai toàn Thành Phố: 3.623,53 ha. Bình quân 271,9 m2/người. Trong đó, nội thị: 2.334,35ha chiếm 64,4%. Bình quân 199,5 m2/người. Ngoại thị:1. 289,18 ha chiếm 35,6%. Bình quân 791,7 m2/ người Theo thiết kế đất xây dựng đô thị: 942,8 ha trong đó: - Đất dân dụng: 625,35ha, bình quân 53,45 m2/người. - Đất ngoài dân dụng: 317,45ha, bình quân 27,13 m2/người Đất công nghiệp kho tàng: 61,4ha; 19,34% Đất giao thông đối ngoại: 154,7ha; 48,73% Đất cơ quan, trường học: 52ha; 16,37% Đất nghĩa địa: 17,1ha; 5,39% Đất di tích lịch sử văn hoá và quân sự 1,6ha và 14,7ha; 5,13% Đất nhà máy nước điện: 6ha; 1,89% Đất bãi rác: 10ha; 3,15% Đất khác: 1.391,56ha Đất ngoại thị là 1.289,18ha Nhận xét: Diện tích đất còn lại cho sự phát triển đo thị đến 2020 quá hẹp, cần được tiếp tục mở rộng: cơ cấu đất xây dựng còn mất cân đối thiếu đât cây xanh ( 2.6m2/người ), giao thông nội thị (4.9m2/người). a/ Tổng diện tích đất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hiện có tổng diện tích đất xây dựng 61,4ha. với hơn 70 nhà máy xí nghiệp lớn nhỏ.Trong đó có khoảng 15 nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn với dây chuyển công nghệ hiện đại như: Lắp ráp ô tô FORD, Chế tạo bơm EBARA; Nhà máy đá mài, Nhà máy sứ Hải Dương; Công ty giấy Hải Dương, Xí nghiệp may xuất khẩu… Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ( chế tạo cấu kiện bê tông đúc sẵn), chế biến nông sản thực phẩm ( lợn sữa đông lạnh cà chua, dưa chuột muối).. Ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống: sản xuất bánh đậu xanh đã gia tăng đáng kể sản lượng hàng năm, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, thu hút hàng nghìn lao động. Trong khu vực nội thị hiện vẫn còn một số xí nghiệp cơ khí sửa chữa, chế biến gỗ, dệt thảm len, xay sát… công nghệ lạc hậu, làm ăn thua lỗ, gây ô nhiễm môi trường do bụi, tiếng ồn, dự kiến sẽ chuyển đổi chức năng hoặc phải di dời địa điểm vào các khu công nghiệp tập trung. b. Thương mại dịch vụ: *Tổng diện tích đất xây dựng: 54,7ha, hơn 4000 cơ sở +Thương mại dịch vụ hầu hết là tư nhân kinh doanh các ngành hàng kim khí điện máy, hàng gia dụng, dịch vụ may mặc ăn uống giải khát...chủ yếu tập trung trên các trục phố chính: Đại lộ Hồ Chí Minh, Phạm Ngũ Lão. Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Chi Lăng và các chợ khu vực, góp phần lưu thông hàng hoá thu hút lao động và tăng trưởng kinh tế. +Hệ thống khách sạn, nhà hàng có trên 1100 cơ sở ( theo niên giám thống kê thành phố năm 1997 - 2001). Trong đó số khách sạn có 16 cơ sở cả của nhà nước và tư nhân ( diện tích khoảng 1,66ha). c. Hạ tầng xã hội đô thị: Hệ thống trường học: Tổng diện tích xây dựng trường phổ thông và mẫu giáo: 19,67ha Thành phố đã thực hiện phân tách hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở. Xây dung đầy đủ và kiên cố hoá toàn bộ trường lớp cho các phường, xã. Hiện có 17 trường tiểu học, 13 trường THCS, 6 trường PTTH, 19 trường mần non công lập và tư thục. Tổng số 30.483 học sinh phổ thông và 4.395 học sinh mẫu giáo. Hệ thống y tế: Tổng diện tích đất xây dựng 10,56 ha. Tương đối hoàn chỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa Tỉnh quy mô 500 giường, bệnh viện lao 120 giường, bệnh viện Thành phố 70 giường, bệnh viện Quân y 7 quy mô 200 giường,bệnh viện Y học cổ truyền 120 giường, viện Điều dưỡng, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, trung tâm y tế dự phòng và 13 trạm y tế phường xã, đã tạo điều kiện tốt khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hệ thống công trình văn hoá, thể thao. +Công trình thể thao: Diện tích đất xây dung: 4,46 ha; có 1 số công trình thể thao lớn cấp tỉnh và khu vực: Nhà thi đấu TDTT phục vụ các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế. Sân vận động chính và một số sân bãi thể thao khu vực. So với nhu cầu thì còn quá thiếu cần phải bổ sung thêm 1 số hạng mục công trình mới và nâng cấp những cơ sở đã có. +Công trình văn hoá: Diện tích đất xây dung: 4,16 ha. Có các công trình Nhà triển lãm, rạp chiếu phim, nhà văn hoá phường, thư viện, nhà văn hoá, bảo tàng tỉnh, cung thiếu nhi, Đã được xây dựngtương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân Thành Phố. Do có nhiều công trình được xây dựng từ lâu nên hiện quy mô một số công trình không còn đủ để đáp ứng nhu cầu phục vụ cần phải được cải tạo nâng cấp. d. Hệ thống cơ quan, văn phòng đại diện: Tổng diện tích đất xây dựng: 24,22 ha Trụ sở các cơ quan, ban, ngành của Tỉnh và Thành Phố Hải Dương như UBND Tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND Thành Phố, ngân hàng, kho bạc, Viện kiểm sát… được xây dựng trên các trục đường chính trung tâm của Thành phố. Nhiều cơ quan mới được xây dựng lại đóng góp đáng kể làm đẹp bộ mặt kinh tế đô thị. e. Hệ thống trường chuyên nghiệp: Tổng diện tích xây dựng đất: 9.36ha - 10 trường Hệ thống trường chuyên nghiệp dậy nghề khá đầy đủ tập chung chủ yếu trong khu vực nội thị tại các phường: Thanh Bình, Trần Phú, Phạm Ngũ Lão, Hải Tân... Bao gồm các trường : Cao đẳng kỹ thuật y tế; Trường Dược; Cao đẳng Sư phạm; Trường Tài chính, Trường nghiệp vụ thể thao; Trường lý luận chính trị; Trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm dạy nghề;... Cơ sở vật chất một số mới đựơc nâng cấp, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo. f. Nhà ở: Toàn bộ quỹ nhà ở hiện tại có khoảng hơn 1,2 triệu m2 – bình quân trên 9m2/người, đều do dân tự cải tạo xây dựng, tầng cao bình quân thấp khoảng 1,2 tầng, mật độ xây dựng không đồng đều: Khu vực trung tâm thành phố có mật độ xây dựng khá cao, nhà ở chia lô dọc theo trục phố; Khu vực trung tâm thành phố có mật độ xây dựng khá cao, nhà ở chia lô dọc theo trục phố; Khu vực các phường Bình Hàn, Ngọc Châu, Thanh Bình, Hải Tân mật độ xây dựng thấp, diện tích mỗi hộ gia đình lớn, nhiều cụm dân cư trong phường còn mang tính chất làng xóm đang dần đô thị hoá. Bộ mặt kiến trúc đô thị không đẹp do sự lộn sộn về phong cách kiến trúc, tầng cao, màu sắc. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư các phường nội thị như: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu... đã được cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt đường giao thông đã được bê tông hoá. g. Cây xanh cảnh quan: Tổng diện tích đất cây xanh 30 ha, bình quân 2,6 m2/người Thành phố có nhiều ao, hồ, kênh, mương, sông là thuận lợi lớn để xây dựng các khu cây xanh công viên gắn với không gian mặt nước, tuy nhiên hiện vẫn chưa có một công viên nào hoàn chỉnh để làm điểm vui chơi giải trí cho nhân dân. Trong nội thị có nhiều hồ sông có cảnh quan đẹp hiện một số đang có nguy cơ bị lấn chiếm do xây dựng nhà ở. * Địa giới hành chính: Trong ranh giới quản lý hành chính của Thành Phố có 11 phường nội thị (Phường: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Thanh Nghị, Trần Phú, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu, Thanh Bình, Hải Tân và 2 xã ngoại thị là Tứ Minh, Việt Hoà). Quy mô đất đai các phường nội thị có sự chênh lệch lớn phường có diện tích nhỏ nhưng dân số đông như Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, một số phường khác như Thanh Bình, Ngọc Châu có diện tích đối lớn dân cư thưa thớt do đó cần có sự điều chỉnh ranh giới một cách hợp lý. Đất nội thị chiếm gần 2/3 tổng đất toàn thị xã, hiện các khu vực đất nông nghiệp đang dần được phủ đầy bởi các khu vực dự án xây dựng đô thị, công nghiệp... Vùng ngoại thị là khu vực dự trữ phát triển đô thị, xây dựng đầu mối hạ tầng kỹ thuật chung, cung cấp thực phẩm hiện đang có xu hướng thu hẹp đất canh tác nông nghiệp để chuyển đổi sang mục đích xây dựng đô thị... Nhận xét: - Sự phát triển chủ yếu bám theo các trục đường chính của đô thị quy mô đất nội thị hẹp, không còn đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. -Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực nội thị cũ đã cơ bản được hình thành. Vùng ngoại thị thiếu cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, do đó việc khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị còn rất hạn chế. -Một số dự án đầu tư công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị đang chuẩn bị triển khai thực hiện, nhưng hiện nay địa điểm lựa chọn xây dựng chưa thật sự giải quyết triệt để vấn đề phát triển bền vững môi trường, cần có giải pháp công nghệ hiện đại để xử lý. -Cơ cấu sử dụng quỹ đất đô thị còn thiếu cân đối. Đặc biệt đất cho cây xanh, vui chơi giải trí, đất xây dựng mạng lưới giao thông đô thị. -Nhà ở đô thị chủ yếu là “ Nhà ở dân tự xây”. Thiếu các khu đô thị mới văn minh, hiện đại. Trụ sở cơ quan có quy mô nhỏ, chưa có sự kết hợp theo mô hình liên cơ quan nhằm tạo sự bề thế tương xứng với quy mô trục đường. Bộ mặt kiến trúc đô thị chưa đẹp. * Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật: a. Giao thông. a.1. Giao thông đối ngoại: Đường bộ: Quốc lộ 5 là trục giao thông quan trọng nối các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, đoạn quan Hải Dương dài 11km, mặt cắt ngang gồm 4 làn xe cơ giới 7,5m x 2; 2 làm xe thô xơ 3m x 2, giải phân cách 1. Đây là tuyến quan trọng của Hải Dương; cấp I Quốc lộ 183 từ Hải Dương đi Sao Đỏ, mặt đường bê tông nhựa 9m, nền đường 12m. hiện là trục giao thông Bắc – Nam quan trọng của Hải Dương; cấp III. Tỉnh lộ 183B Nam Đồng đi Nam Sách dài 8,5km, đường bê tông nhựa rộng 3,5m – 5,5- cấp IV. Tỉnh lộ 39B đi Gia Lộc, Thanh Miện rộng 5,5m - cấp III. Tỉnh lộ 191 đi Tứ Kỳ nối với quốc lộ 10, dài 26,5km- cấp III Tỉnh lộ 190A Nam Đồng - Thanh Hà, dài 23,2km, bê tông nhựa 5.5m- cấp III. Đường sắt: Thành phố có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi ngang qua với chiều dài là 17,7km nhưng có 8 điểm giao cắt với đường nội đô làm ảnh hưởng đến tốc độ chạy tàu và an toàn của dân địa phương. Hiện nay một số hành lang bảo vệ gần ga đang bị dân lấn chiếm. - Ga Hải Dương là ga hỗn hợp hành khách và hàng hoá vừa được cải tạo tháng 02/2002. Nhà ga hiện có 5 đường ke, đường dài nhất là 511m, đường ngắn nhất là 204m. Đường thuỷ: Thành Phố Hải Dương nằm ở hữu ngạn cửa sông Thái Bình, vì vậy rất thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ với các tỉnh năm trong lưu vực sông. Vận tải thuỷ trên sông Thái Bình chủ yếu là hàng hoá thông qua cảng Cống Câu nằm hữu ngạn sông về phía Đông- Nam thành phố. -Ngoài tuyến sông Thái Bình, sông Sặt cũng là một tuyến vận tải thuỷ của thành phố. Tuyến vận tải này chủ yếu vận chuyển than, vật liệu xây dựng. Tàu thuyền lưu thông trên tuyến chủ là loại nhỏ dưới 100 tấn. -Cảng Cống Câu là cảng hàng hoá với 8 cầu tầu, cong suất thiết kế 0,5 triệu tấn/năm nhưng hiện hoạt động chưa đạt công suất thiết kế của cảng. a.2. Giao thông đối nội: Thành Phố Hải Dương là một đô thị hình thành khá sớm, ở trung tâm mật độ khá dày tuy nhiên trong một thời gian dài việc triển khai xây dựng mới cho các vùng dân cư đô thị hoá còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Tổng chiều dài mạng đường đô thị: 63,08km. Thành phố gồm 92 đường, trong đó có 2 đường đôi là Nguyễn Lương Bằng và đường Hồng Quang với mặt đường là 10,5 x 2 và ( 7+2+7); hè đường lần lượt là 6 - 8m và 6m. Bến xe trung tâm của Thành phố đặt tại quảng trường ga trên trục Hồng Quang, diện tích 5000m2, phục vụ 5 tuyến liên huyện và 5 tuyến liên tỉnh phía Nam: Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, sáu tuyến liên tỉnh phía Bắc: Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu. Nhận xét: Thành phố có hệ thống giao thông rất thuận lợi để giao lưu với các tỉnh lân cận: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu bố trí dọc theo quốc lộ 5, một số nhà máy không đảm bảo hành lang bảo vệ đường bộ. Bến xe, bến cảng đang dần xuống cấp và chưa phát huy được năng lực. Đường sắt quốc gia xuyên qua thành phố giao cắt nhiều đường đô thị, hành lang còn bị lấn chiến. Hệ thống đường đô thị trong trung tâm cũng như vùng ngoại vi mặt cắt nhỏ, hẹp, cự li không đảm bảo cho giao thông đô thị b. Hiện trạng cấp nước: Hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương hiện tại bao gồm: - Nhà máy nước Cẩm Thượng: Xây dựng năm 1936, khai thác nguồn nước sông Thái Bình, công suất 1.000m3/(ngàyđêm), năm 1999 nâng công suất 21.000m3/(ngàyđêm). - Nhà máy nước ngầm Việt Hoà ( ODA): vận hành 2002, công suất 10.200m3/(ngàyđêm), khai thác nguồn nước ngầm. -Trạm cấp nước Hải Tân: Công suất 1000m3/(ngàyđêm), khai thác nước ngầm đưa vào sử dụng năm 1994. Nhưng do mạch nước ngầm nông, các giếng sụt, chất lượng nước không tốt, chỉ khai thác 300 m3/(ngàyđêm). -Hiện tại có 85% dân số thành phố được cung cấp nước sạch. Mạng lưới đường ống bao trùm một số khu vực nội thị, chắp vá, làm tỉ lệ thất thoát nước cao tới 45%. Do đó cần cải tạo và mở rộng hệ thống đường ống cấpnước. c. Hiện trạng cấp điện. Thành Phố được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp Đồng Niên, trạm này được cấp trực tiếp từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1000mw. Hiện tại nguồn điện cấp cho Thành Phố Hải Dương tương đối đảm bảo. d. Hiện trạng thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường d.1. Thoát nước bẩn : Các hộ, cơ quan, công trình trang bị bể tự hoại để xử lý nước bẩn trước khi thải ra cống và đi vào hồ, bể chứa. Số bể tự hoại trong khu vực dân cư mới chỉ đạt 70%. Nước thải của ba bệnh viện lớn dù đã xử lý rồi mới xả vào cống nhưng chất lượng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn. Hai hồ Bạch Đằng và Bình Minh là hai hồ lớn chứa nước bắt đầu bị ô nhiễm. d.2. Vệ sinh môi trường: - Hiện nay khối lượng chất thải rắn ( CTR) trong một ngày là 90 tấn nhưng mới thu gom được 60% chủ yếu là nội thành do công ty môi trường đảm nhiệm. - CTR được chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp xã Ngọc Châu, diện tích 5 ha. Thành Phố đang xây dựng nhà máy xử lý CTR thành phần hữu cơ công suất 175 tấn/ngày cùng ở vị trí này. - CTR của bệnh viện Đa khoa tỉnh và Viện quân y 7 được đốt bằng các lò đốt hiện đại, các cơ sở y tể nhỏ đốt bằng thủ công. Chương I: Đô thị hoá - Công Nghiệp hoá Thành Phố Hải Dương 1.1. Khái niệm về đô thị, đô thị hoá, đất đô thị và sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá 1.1.1. Một số khái niệm về đô thị Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp, Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư. mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản: - Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị. - Cơ cấu lao động: trên 65 % lao động phi nông nghiệp. Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 2000 người trở lên và trong đó trên 65 % lao động phi nông nghiệp. Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông thấp hơn. điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội…. 1.1.2. Khái niệm về đô thị hoá. Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ. Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổ về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Một bước chuyển biến rõ nét trong quy hoạch và xây dựng, quản lý đô thị tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm tiếp theo. 1.1.3. Khái niệm về đất đô thị -Đất đô thị là đất thuộc khu vực nội thành , nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh và các mục đích khác. Ngoài ra theo quy định các loại đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng được tính vào đất đô thị 1.1.4. Sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá Do đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là sự tăng nhanh dân số đô thị không hoàn toàn dựa trên sự phát triển công nghiệp nên quá trình đô thị hóa và quá trình công nghiệp hoá ở nước ta mất cân đối.Sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị đã thúc đẩy việc di chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt .Hiện tượng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã đặt ra cho đô thị hàng loạt các vấn đề cần phải đối mặt :việc làm ,nhà ở,giao thông,môi trường đặc biệt là vấn đề sử dụng hợp lý quỹ đất đô thị hữu hạn cho một khối lượng nhu cầu sử dụng đất rất lớn hiện nay.Làm sao để với nguồn lực hiện có về đất được sử dụng hiệu quả nhất. Mức độ đô thị hoá nước ta 2000 là 23,5% nhưng diện tích đất đô thị chỉ chiếm 0,3% vì thế nhu cầu về đất đô thị vượt xa so với lượng cung về đất.Thị trường đất đô thị ở nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây là thị trường sôi động nhất, vì vậy giá nhà đất ngày càng tăng và nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền đô thị. Trong quá trình đô thị hoá hiện nay tình trạnh lấn chiếm đất công ,đất nông nghiệp trái phép cho các mục đích xây dựng nhà ở hoặc để sản xuất công nghiệp đang còn là vấn đề phổ biến, mỗi năm hàng vạn hecta đất nông nghiệp bị lấn chiếm . Những năm gần đây bình quân đất cho nhu cầu ở mỗi năm tăng 15000 ha hầu hết lấy từ đất nông nghiệp. Ngoài ra trong các đô thị tình trạng lấn chiếm vỉa hè ,đất hành lang an toàn bảo vệ các công trình công cộng (đê điều,đường điện,giao thông, công sở vào các mục đích kinh doanh, buôn bán nhỏ hay xây dựng nhà ở cũng còn phổ biến, làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự và an toàn giao thông đô thị. Sở dĩ còn nhiều tồn tại trong quá trình quản lý sử dụng đất đô thị là do trình độ quản lý chúng ta còn nhiều yếu kém,đồng thời cũng thiếu một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về công tác quy hoạch và sử dụng đất. Do yếu tố lịch sử ,chính trị ,kinh tế việc xây dựng của chúng ta vốn đã tự do không theo một quy hoạch nào mac dù hiện nay chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị nhưng hệ thống các quy hoạch tổng thể và chi tiết cho tất cả các đô thị hầu như chưa hoàn thiện và chưa công bố rộng rãi vì vậy việc xây dựng hiện nay vẫn chưa được kiểm soát theo đúng qui hoạch.Mặt khác,cho đến nay các hình thức sử dụng đất và các hình thức sở hữu nhà đất của chung ta còn đan xen ,các thủ tục hành chính còn nhiều điểm rườm rà ,không cần thiết,cán bộ của ta còn nhũng nhiễu làm cho việc thực hiện cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp phép xây dựng còn chậm do đó đã làm ảnh hưởng công tác kiểm soát việc xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể sử dụng đất. 1.2. Những đặc điểm biến động về đất của thành phố Hải Dương qua các thời kỳ a. Giai đoạn 1954 đến 1975 - Thời kỳ này, miền Bắc sau khi giải phóng. Do hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng nặng nề, đất chủ yếu để trồng lúa hai vụ và trồng hoa màu năng suất rất thấp .Thủ phủ là Thị xã Hải Dương chỉ có 150 ha đất, có một Nhà máy nước duy nhất và Nhà máy sứ do Trung Quốc giúp, nền công nghiệp lạc hậu. b. Giai đoạn 1975 - 1995 - Thời kỳ này đất nước Việt Nam đã được thống nhất, cả nước cùng tham gia gắng sức thi đua xây dựng tổ quốc. Nhưng với cơ chế kế hoạch hoá tập trung vẫn được áp dụng như trong thời kỳ chiến tranh, tất cả dồn sức cho tiền tuyến không còn phù hợp. Điều đó làm hạn chế khả năng sáng tạo của tất cả mọi người, cái gì cũng trông chờ vào Nhà nước. Thị xã Hải Dương cũng như bao địa phương khác trên toàn quốc chiụ ảnh hưởng bởi sự quản lý theo cơ chế bao cấp của Nhà nước, đất đai của Thành phố vẫn chủ yếu dành cho phát triển nông nghiệp và các xã phường ven đô thị. Diện tích đất trung tâm thủ phủ khoảng 300 ha. Một số Nhà máy được đầu tư xây dựng: Nhà máy bơm, nhà máy đá mài, nhà máy sứ được mở rộng, nhá máy sứ Hải Dương. Tỷ lệ đất cho xây dựng công nghiệp vẫn rất nhỏ, tỷ lệ chiếm khoảng 10%. Các loại đất còn lại chiếm khoảng 90%. c. Giai đoạn từ 1995 đến nay. - Bước sang giai đoạn cơ chế thị trường cùng với sự khởi sắc của cả nước, thị xã Hải Dương được nâng cấp lên thành Thành Phố Hải Dương và chuyển từ đô thị loại IV lên đô thị loại III, trong đó có 5 xã được nâng cấp lên thành phường. Hiện tại Thành phố có 13 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 2 xã, diện tích 36 km2 dân số 13 vạn người. 1.3 .Một số mục tiêu lớn về kinh tế - xã hội của Thành phố Tập trung phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hải Dương nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 13%- 14% Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng: 30% Nông nghiệp chiếm: 28% Dịch vụ chiếm: 32% Xây dựng 2 khu đô thị lớn phía Đông và phía Tây Thành phố theo quy hoạch đã được duyệt Xây dựng và lấp đầy khu công nghiệp Đại An và khu công nghiệp phía Tây Thành phố, xây dựng hạ tầng và kêu gọi đầu tư vao 4 cụm công nghiệp của Thành phố Hải Dương Xây dựng cải tạo hệ thông hạ tầng kỹ thuật, cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu của nhân dân, hệ thống cấp thoát nước cùng với nhiệm vụ xử lý rác thải, hệ thống đường giao thông nội thị và khu cây xanh các tuyến phố Các hoạt động văn hoá xã hội, thông tin liên lạc đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Giải quyết các công trình hạ tầng xã hội như các bệnh viện, khu thương mại, dịch vụ, công trình luyện tập thi đấu thể dục thể thao Chương II Thực trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị ở thành phố Hải Dương 2.1. Thực trạng sử dụng đất Từ khi thị xã Hải Dương được nâng cấp lên thành phố Hải Dương, UBND Thành phố đã phát động phong trào chỉnh trang đô thị, phong trào trên đã được các cơ quan, đơn vị và nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, góp phần xây dựng đô thị Hải Dương xanh, sạch, đẹp. Chỉ trong 2 năm 1997, 1998 nhân dân thành phố đã đầu tư công sức, tiền của xây dựng được 53,57km đường ngõ xóm, cải thiện việc đi lại của cộng đồng dân cư. Hiện tại, UBND thành phố quản lý 90 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 61km, trong đó đường nhựa 43kn chiến 70% đường đá cộn. Trong tổng số 43 km đường nhựa có 3 km đường đô thị ( đường Nguyễn Lường Bằng) được thảm bê tông nhựa, còn lại các tuyến khác đã xuống cấp, nhiều tuyến đường nhựa bán thấm nhập xây dựng cách đây hàng chục năm chưa được cải tạo nâng cấp lại. Đường trục xã, liên khu do xã, phường quản lý 43 km trong đó đường nhựa 4.5 km ( chiếm 10,5%), đường đá cộn 38,5km. Đường ngõ xóm 135km trong đó đường bê tông, lát gạch nghiêng 64km ( chiếm 47,6% ) còn lại 71 km là đường gạch vỡ, xỉ lò. Trên địa bàn Thành phố có 34 km đường có điện chiếu sáng, trong đó 18km đường điện dùng bóng cao áp, 2 km đường điện dùng bóng Compact và 14 km đường điện dung bóng sợi đốt. Điện chiếu sáng mới giải quyết được ở các đường phố thuộc nội thành, các đường ngoại thành hầu như chưa có điện chiếu sáng. Trên địa bàn thành phố có 2 cơ sở sản xuất nước sạch đang hoạt động: Nhà máy nước Cẩm Thượng công suất 21.000m3/ngày, mới được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2001 từ vốn ODA của Nhật Bản. Hệ thống đường ống phân phối nước đường kính f 60mm - f 600mm, dài 54 km xây dựng chắp vá và đang bị xuống cấp. Tỷ lệ dân thành phố được ấp nước sạch đạt 55% Hệ thống thoát nước của thành phố: khu vực chứa nước có hồ Bình Minh hồ Bạch Đằng và 5 km hào thành với tổng diện tích 50ha; khu vực này phục vụ cho việc điều hoà chứa nước mưa và nước thải. Hệ thống cống đường phố dài 41km, trong đó 5 km đường trục chính f 500mm- f 1000mm được xây dựng từ thời Pháp thuộc, còn lại 36km đường cống nhánh f 300mm - f 400mm. Các đường cống ngầm đa phần đã xuống cấp trầm trọng. Các hồ, ao, cống qua đường bị bồi lắp, ô nhiễm, khả năng điều hoà dẫn dòng suy giảm, do đó hiện tượng ngập úng do mưa thường xuyên xảy ra trong địa bàn thành phố. Việc xây dựng các đường cống thoát nước hiện nay mang tính chắp vá, đối phó, cục bộ gây lãng phí và khó khăn cho việc cải tao sau này. thành phố có một trạm bơm tiêu công suất 18.000 m3/giờ ( tới đây được thay thế bằng trạm bơm Ngọc Châu công suất là 40.000m3/giờ). Hệ thống nghĩa trang thành phố quản lý nghĩa trang Cầu Cương diện tích là 3 ha phục vụ cho nhu cầu của 6 phương nội thành, 2 xã và 5 phường còn lại ( phường mới) đều có nghĩa trang riêng nằm trên địa bàn do các xã, phường này quản lý. Hệ thống xử lý rác thải: Rác thải của Thành phố được thu gom vận chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Ngọc Châu, diện tích quy hoạch 3ha đến nay đã xử dụng 1 ha. Phần diện tích còn lại 2ha khả năng chỉ đủ chôn lấp rác thải trong 2 năm tới. Các công trình văn hoá thể thao: Nhà thì đấu thể thao của thành phố có tầm cỡ quốc gia nhưng trang thiết bị và điều kiện thi đấu chưa tương xứng. Hệ thống sân bãi thể thao gồm: Sân vận động Trung tâm và sân tập Đô Lương. Hệ thống công viên nghèo nàn, hầu như không có các điểm vui chơi giải trí công cộng. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhà văn hoá Trung tâm, khu triển lãm, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ bóng bàn, bể bơi, trường bắn, câu lạc bộ thể hình…… đang đượ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2397.doc
Tài liệu liên quan