Lời nói đầu
Tổ quốc ta đã trải qua hơn một thập kỷ đổi mới và phát triển, trên cơ sở công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đất nước ổn định đi lên.
Một trong những mũi nhọn của phát triển kinh tế đó là đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa; khai thác mọi tiềm năng đặc biệt trong nông, lâm, ngư nghiệp, phát huy lợi thế của đất nước.
Sản phẩm cà phê là mặt hàng nông sản mang tính thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Gi
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sản xuất, Xuất khẩu & nâng cao chất lượng, đẩy mạnh Xuất khẩu cà phê của Tổng Công ty cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị hàng hóa cà phê xuất khẩu mỗi năm trên thế giới là trên 10 tỷ USD, và có trên 80 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu ha trong đó có 50 nước có sản phẩm xuất khẩu.
Cà phê là thứ nước uống khá phổ biến trên thế giới và xu hướng ngày càng tăng. Mỗi năm thế giới tiêu thụ trung bình trên 6 triệu tấn hạt cà phê. Nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi đã thu nguồn ngoại tệ chủ yếu từ xuất khẩu cà phê như Colombia, Salvador, Uganda, Ethiopia...
ở Việt Nam, sản phẩm cà phê đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Trong những năm qua, xuất khẩu cà phê đã đưa về lượng ngoại tệ đáng kể thường diễn biến ở mức 300 – 560 triệu USD/ năm. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau lúa gạo. Cà phê Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng và xuất khẩu cà phê trên thế giới (sau Brazil).
Theo quy hoạch thì diện tích cà phê Việt Nam đến khi ổn định trên dưới 400.000 ha và giá trị xuất khẩu hàng năm sẽ là trên nửa tỉ USD. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ nhìn đơn thuần vào giá trị ngoại tệ để đánh giá vị trí của một ngành kinh tế thì chưa đủ. Cây cà phê đã tham gia vào vấn đề xã hội rất lớn; đó là nó đã biến từ đất không sinh lời thành đất sinh lời, tạo việc làm và thu nhập cho nguời lao động. Hơn 400.000 ha cà phê, sản lượng bình quân 600.000tấn/năm thì cần cả một triệu người được sử dụng cho ngành kinh tế này (trồng trọt, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu) và góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc, biến môi trường đang suy thoái thành môi trường được phục hồi; xây dựng các vùng kinh tế mới phồn vinh bảo đảm củng cố an ninh chính trị, xã hội trên các vùng Tây Nguyên, miền núi.
Vì vậy quan tâm đến phát triển của ngành cà phê, khai thác tiềm năng của cây cà phê là vấn đề hết sức có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế nông lâm nghiệp mà đặc biệt là chiến lược phát triển Tây Nguyên, trung du, miền núi. Do đó cây cà phê cần phải được quan tâm đúng mức ngang tầm với vị thế của nó để khai thác được tiềm năng, lợi thế của mặt hàng xuất khẩu có giá trị này; coi đó là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp và trong xuất khẩu.
Từ năm 1999 đến nay, việc sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng cà phê trên toàn thế giới. Giá cà phê bị tác động mạnh mẽ bởi quy luật cung cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Thị trường cà phê thường có những biến động lớn phụ thuộc vào những vụ thu hoạch “bội thu” hay “thất thu” của một số nước sản xuất cà phê lớn trên thế giói. Ba năm qua lượng cung luôn vượt cầu mặc dầu nhu cầu tiêu thụ quốc tế ngày một tăng, nhưng tốc độ chậm nên giá cà phê nhân xuất khẩu trên thị trường giảm mạnh, có thời kỳ dưới giá thành sản xuất, làm cho nhiều nước sản xuất cà phê lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái. Vì vậy vấn đề đặt ra là sản xuất và xuất khẩu cà phê như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất, bảo đảm sự bền vững của một ngành kinh tế xuất khẩu.
Tổng công ty cà phê Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là doanh nghiệp hạng đặc biệt, lớn nhất toàn ngành nên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và bền vững của một ngành hàng xuất khẩu quan trọng này. Xuất phát từ thực tế của ngành và Tổng công ty cà phê về sản xuất, xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp và sự biến động đa dạng, đang là vấn đề nhạy cảm và bức xúc được nhiều người quan tâm, nhất là trong tình hình ngành cà phê quốc tế khủng hoảng về giá cả, sản lượng.
Do đó luận văn có sự nghiên cứu về chất lượng sản phẩm và xuất khẩu cà phê, đưa ra được một số giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm nâng cao hiệu quả, tăng giá trị và lợi nhuận, bảo đảm tính bền vững và ổn định của một ngành hàng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả không có tham vọng đi sâu, mổ xẻ nghiên cứu từng vấn đề cụ thể mà chỉ nêu một bức tranh tổng quan về ngành cà phê. Đó là thực trạng phát triển sản xuất, xuất khẩu cà phê, những vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam để từ đó tìm ra những giải pháp, đề xuất giải quyết vấn đề.
Cũng qua đó người viết nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm, những gợi ý, đề xuất giúp cho người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng sản phẩm, những người làm công tác về cà phê có thêm những ý tưởng bổ ích trong công tác quản lý điều hành, có tư duy đúng, hướng đi đúng... trong hiện tại và tương lai.
Đề tài được nghiên cứu qua các phương pháp tổng hợp khái quát so sánh, phân tích, dự báo trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và trên thực tiễn tình hình của Tổng công ty Cà phê cũng như ngành cà phê Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chủ yếu đó là:
Phần I - Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng, sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Phần II – Thực trạnh phát triển sản xuất, xuất khẩu cà phê và những vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Phần III – Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Phần I
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm
và đẩy mạnh xuất khẩu
của Tổng công ty cà phê ViệtNam.
Một số quan điểm về chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu.
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hoá:
- Chất lượng hàng hoá mang ý nghĩa rất lớn lao không chỉ trong mua bán ngoại thương mà trong tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá, nhất là hàng hoá cho xuất khẩu có chất lượng tốt sẽ mang lại tiết kiệm rất lớn về lao động sống cũng như lao động quá khứ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội; đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học – công nghệ với nước ngoài. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá tốt sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa công tác xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tập hợp các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, hàng hoá được thể hiện trong các văn bản tiêu chuẩn hoặc trong hợp đồng nhằm bảo đảm cho giá trị sử dụng của chúng trong điều kiện sản xuất và tiêu dùng nhất định.
2.Các chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa .
- Để đánh giá chất lượng hàng hoá, sản phẩm ta phải dùng các chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu chất lượng là những đặc trưng về số lượng của các tính chất phù hợp với mức chất lượng củasản phẩm, hàng hóa tức là phù hợp với mức độ hữu ích của giá trị sử dụng đó.
Những hàng hoá khác nhau được đặc trưng bởi những chỉ tiêu chất lượng khác nhau. Các chỉ tiêu này đã được qui định bởi các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn xí nghiệp hoặc nếu sản phẩm hàng hoá nào đó chưa được các tiêu chuẩn qui định thì chất lượng của chúng được thoả thuận trong các hợp đồng mua bán hàng hoá. Chẳng hạn như cà phê nhân xuất khẩu, tiêu chuẩn được qui định theo tiêu chuẩn ngành: TCVN bằng các chỉ số về kích cỡ hạt trên sàng, các lỗi về hạt bị nâu, sâu, đen, teo, lép, bạc mầu, về tạp chất, độ ẩm, hương vị v.v…
Sản phẩm hàng hoá xuất khẩu yêu cầu chất lượng phải đạt được là phù hợp với công dụng của nó, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu do đó sản xuất phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi nước, mỗi khu vực nhất là với cà phê thành phẩm như cà phê sữa, cà phê tan, cà phê bột, rang xay v.v... Nhu cầu của thị trường nước ngoài là mục đích của việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Do đó phải nhằm đáp ứng cho được nhu cầu về số lượng, chất lượng.
Chúng ta bán cái thị trưòng cần chứ không bán cái ta có. Do đó sản xuất phải bảo đảm được các chỉ tiêu,tức là làm cho hàng hoá phù hợp với công dụng của nó,bảo đảm tiện dùng, an toàn, vệ sinh thực phẩm v..v… Hàng hoá xuất khẩu phải bảo đảm tính thẩm mỹ cao, tính kinh tế.
3. Quan điểm về nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu trong tình hình hiện nay:
- Hiện nay Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực đa phương hoá và đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Từ nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã chỉ rõ: “ Trong toàn bộ hoạt động kinh tế, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu” (1). Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định “Đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường” (2).
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 đã xác định: “Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này (như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu…) trên thị trường trong nước và quốc tế” (3).
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác xuất khẩu khai thác mọi tiềm năng để sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu. Đồng thời coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng cộng sản Việt Nam – Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội tập 1 trang 69.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà Nội 1996 trang 90.
Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá IX – Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2002 trang 96 – 97
- Chất lượng hàng hoá tạo điều kiện cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay khoa học và công nghệ tiến bộ nhanh chóng và được áp dụng vào sản xuất hàng hoá, do đó chất lượng hàng hoá không ngừng được nâng cao, đối mới, nâng cao năng suất lao động. Khi chất lượng hàng hoá thay đổi thì giá cả của hàng hoá cũng thay đổi theo. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá là khả năng bán được hàng trên thị trường, giữ vững và mở rộng được thị trường. Các yếu tố để bảo đảm năng lực cạnh tranh là chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, điều kiện mua bán, quảng cáo v..v...Trong đó yếu tố chất lượng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc củng cố mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chất lượng của hàng hoá phải phù hợp với yêu cầu của người tiêu thụ. Để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh thì người sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu ví như mặt hàng cà phê phải luôn chú ý tới việc không ngừng hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng, nâng cao dần các chỉ tiêu chất lượng nhằm làm cho sản phẩm hàng hoá đáp ứng được một cách tối ưu và sự thoả mãn nhu cầu của nguồn mua, của thị trường.
- Vần đề chất lượng hàng hóa đặc biệt phải được quan tâm trong cơ chế thị trường, trong xuất khẩu. Bước vào công cuộc đổi mới, pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1990 đã được xây dựng và ban hành. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý thống nhất của Nhà nước về chất lượng hàng hoá. Trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta đã sửa đổi và ban hành pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 2000 (ngày 4 tháng 1) thay thế pháp lệnh năm1990 để phù hợp với thực tiễn đòi hỏi và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Pháp lệnh đã tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học công nghệ làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu nhập khẩu, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Pháp lệnh chất lượng hàng hoá đã nêu rõ mục đích là: “Để đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế.”
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng chất lượng sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa trong phạm vi cả nước.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu:
4.1. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê:
- Hiện nay cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê hạt sống chiếm 85% sản lượng sản xuất ra. Cà phê thành phẩm (cà phê rang xay, bột cà phê, cà phê tan, cà phê sữa...) xuất khẩu còn rất hạn chế.
Chất lượng cà phê phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Hạt cà phê là kết quả của sự trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến, do đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
a. Về điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, vùng sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng và hàm lượng cafein trong hạt cà phê, ảnh hưởng đến kích cỡ hạt, mùi vị, độ axit... những vi lượng tạo nên hương vị và đặc điểm riêng có của cà phê.
- Cà phê vối (Robusta) chủ yếu trồng ở khu vực Tây Nguyên có độ cao phù hợp so với mặt nước biển và không chịu được rét, phù hợp với vùng đất đỏ bazan, sẽ cho chất lượng tốt, năng suất cao.
- Cà phê chè (Arabica) phù hợp với vùng khí hậu mát, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 5 – 30 độ C (thích hợp từ 15 -24 độ C) chịu được rét và trồng ở các vùng có độ cao trên 400m so với mặt nước biển. Vùng càng cao (thường là từ 800m trở lên) thì thích hợp với trồng cà phê chè và cho chất lượng cao.
Các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ cao của đất canh tác, các thành phần lý hóa tính của đất, hàm lượng mùn, chất hữu cơ, độ PH. Độ phì nhiêu của đất trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cà phê, ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái của cây cà phê và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê (hạt to, nhỏ, mùi vị, độ đậm đặc cafein).
b. Về giống cà phê: Có nhiều chủng loại giống cà phê trên thế giới, nhưng không phải giống nào cũng có thể trồng được trên đất Việt Nam. Yếu tố tự nhiên tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và chất lượng cà phê. Hiện tại chúng ta chỉ có hai loại cà phê trồng cho năng suất sản lượng cao và chất lượng phù hợp. Đó là cà phê vối (Robusta) trồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và cà phê chè (Arabica) giống Catimor cho năng suất cao và kháng bệnh rỉ sắt được trồng phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lai Châu.... và một số vùng ở Lâm Đồng, Quảng Trị có độ cao phù hợp cho cà phê chè phát triển. Loại cà phê chè này chất lượng còn hạn chế không tốt như cà phê thuần chủng ở Brazil, vùng bờ biển Ngà, vùng Trung và Nam Mĩ.
Vì vậy giống cà phê là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Giống tốt phù hợp với vùng sinh thái sẽ cho chất lượng sản phẩm tốt.
c. Về kĩ thuật canh tác trồng trọt thâm canh, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho cây cà phê, vấn đề sâu bệnh cũng tác động trực tiếp đến chất lượng cà phê.
d. Công tác thu hoạch, công nghệ chế biến tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất. Vì quá trình sản xuất cà phê có giống tốt, chế độ chăm sóc thâm canh tốt, đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái phù hợp sẽ tạo ra được năng suất, sản lượng cà phê khá cao nhưng nếu việc thu hoạch, chế biến không đảm bảo đúng qui trình qui phạm kĩ thuật thì chất lượng sản phẩm sẽ không thể tốt được. Giá trị sản phẩm hàng hóa không cao, thậm chí sản phẩm không bán được.
Vì vậy nguyên tắc thu hoạch cà phê: quả chín mới được hái và chỉ hái khi quả chín; nhất là cà phê chè (Arabica). Nếu hái xanh thì không có giá trị. Kĩ thuật công nghệ chế biến phải hết sức được quan tâm, phải thực đúng qui trình qui phạm. Cà phê vối có thể phơi, sấy khô quả, nhưng cà phê chè nhất thiết phải chế biến ướt, sát quả tươi và phải được chế biến trong khoảng thời gian nhất định thì mới bảo đảm được chất lượng, hương vị của cà phê. Nếu không cà phê sẽ bị mốc, lên men, hoặc thối.
g. Công tác bảo quản đóng gói bao bì vận chuyển ... cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê. Việc bảo quản, lưu kho, vận chuyển v..v.. phải đúng qui trình qui phạm. Việc phơi sấy giữ nhiệt độ, độ ẩm trong cà phê hết sức quan trọng. Thường là độ ẩm phải dưới 12% thì việc bảo quản cà phê mới được tốt, không bị ẩm, mốc, lên men, bạc màu, trắng bụng, biến dạng cà phê. Do đó phải chú ý kho tàng, vệ sinh công nghiệp bảo đảm đúng qui trình qui phạm trong quá trình đóng gói, vận chuyển, bảo quản v..v....
- Đối với cà phê thành phẩm như cà phê hòa tan, cà phê bột, rang xay, cà phê sữa... được chế biến từ hạt cà phê thì vấn đề chất lượng càng đòi hỏi chặt chẽ hơn vì được người tiêu thụ sử dụng ngay. Đây là đồ uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Hạt cà phê sống là nguyên liệu cho chế biến cà phê thành phẩm. Chất lượng hạt tốt thì tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng cao. Do đó những yếu tố tác động cho chất lượng hạt cà phê kém phẩm chất thì cũng trực tiếp làm cho sản phẩm chế biến kém chất lượng.
Tuy nhiên trong chế biến cà phê thành phẩm, các yếu tố trực tiếp tác động và hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm đó là khoa học và công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến. Nếu thiết bị công nghệ lạc hậu thì không thể tạo ra được năng suất cao, chất lượng cao.Vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt, không thực hiện đúng qui định... sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau đó vấn đề áp dụng công nghệ – khoa học kĩ thuật là vấn đề mấu chốt trong việc bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng cà phê thành phẩm.
4.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê:
Có rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động, nhưng tập trung lại có những yếu tố chính sau:
a. Sản phẩm hàng hóa: Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng cả nội dung và hình thức, giá cả phải có sức cạnh tranh, phải phù hợp với thị hiếu tạo được thương hiệu và giữ được thương hiệu đa dạng và phong phú về sản phẩm mẫu mã bao bì hàng hóa có uy tín với thị trường. Thỏa mãn được các yêu cầu của người mua đòi hỏi. ở từng vùng, từng khu vực, từng quốc gia v.v... phù hợp với thông lệ, tập quán người tiêu dùng...
b. Nhà kinh doanh, xuất khẩu phải có uy tín, phải giữ được chữ tín với khách hàng, với thị trường, và hiểu biết thị trường, có mối quan hệ rộng trong nước và quốc tế tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Tóm lại là phải có năng lực phẩm chất nghề nghiệp thực thụ trong kinh doanh xuất nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế.
c. Cơ chế chính sách của nhà nước tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu.
- Nhà nước có các cơ chế, chính sách phù hợp và khuyến khích xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu và ngược lại nếu kìm hãm, cản trở thì không thể đẩy mạnh xuất khẩu như hàng rào thuế quan, các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu nhất là mặt hàng cà phê, nông lâm hải sản, vấn đề thưởng phạt trong xuất nhập khẩu v.v...
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với các thị trường nhập khẩu hàng cà phê nông sản v..v... Sẽ thúc đẩy mức xuất khẩu sang các thị trường mới, đa dạng các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu...
d. Cơ chế chính sách của các thị trường (quốc gia) nhập khẩu cũng tác động mạnh mẽ đến đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề hàng rào thuế quan của các thị trường này, các môi trường cho xuất nhập khẩu vào khu vực thị trường đó thuận lợi hay khó khăn, nhà nước đó tạo điều kiện hay cản trở các chính sách bảo hộ đối với hàng hóa như thế nào v..v... Tất cả những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu.
II. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
1. Vai trò ngành cà phê và Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
1.1. Vai trò của ngành cà phê Việt Nam trong tình hình hiện nay:
Sản phẩm cà phê là mặt hàng nông sản có tính hướng ngoại, chủ yếu cho xuất khẩu. Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội phải thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu tiên sản xuất hàng xuất khẩu tập trung khai thác lợi thế của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy cây cà phê được coi là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao nguyên. Mặt hàng cà phê được coi là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu và có sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Sau năm 1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Nhà nước đã có chủ trương phát triển cà phê trong phạm vi cả nước, tập trung khu vực Tây Nguyên và các vùng có điều kiện sinh thái phù hợp cây cà phê phát triển. Chủ trương đó đã được các địa phương và nhân dân đồng tình hưởng ứng. So với đầu năm 1990, cả nước có 100 ngàn ha hầu hết là mới trồng, sản lượng gần 100 ngàn tấn. Đến nay diện tích cả nước đã trên 500 ngàn ha, sản lượng gần 800 ngàn tấn/năm tăng 10 lần vị thế của ngành cà phê Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 chưa có gì nội trội, chỉ đứng thứ 20 trong số gần 80 nước sản xuất cà phê trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay diện tích và sản lượng hàng năm tăng nhanh chóng vượt qua Côtđivoa, Uganda, Indonesia và Colombia. Xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil. Vị thế ngành cà phê Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế, chúng ta đã đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta. Có thể nói khó có một ngành sản xuất nông nghiệp nào trong cả nước và trên thế giới có tốc độ phát triển, tăng trưởng cao như vậy. Ngành cà phê đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn nửa triệu hộ gia đình, hàng triệu lao động và những người ăn theo. Ngành cà phê còn tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội lớn của đất nước như chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, xoá bỏ cây thuốc phiện ở vùng núi, vùng cao, chương trình xoá đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thực tiễn đã minh chứng cho điều đó. Cà phê ở Tây Nguyên đã thực sự làm “thay da đổi thịt” các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Đời sống kinh tế văn hoá xã hội phát triển, điện, đường, trường, trạm đã được thực hiện ở các vùng này; đời sống nhân dân ổn định và phát triển thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu góp phần ổn định tình hình bảo đảm an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên.
- Trong bối cảnh đất nước ta còn khó khăn về vốn, thiếu ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến thế giới để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì sản phẩm cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Điều quan trọng là ngoại tệ từ cà phê là kết quả lao động của người nông dân là chủ yếu và được khai thác từ đất không sinh lợi thành đất sinh lợi… Trung bình mỗi năm xuất khẩu cà phê thu về từ 300-560 triệu USD/năm. Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 62 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. Từ năm 1996 đến nay (2003) xuất khẩu trung bình mỗi năm trên 400 ngàn tấn. Năm cao nhất là vụ cà phê 2000/2001, xuất khẩu trên 860.000 tấn. Thị trường lớn nhập khẩu cà phê Việt Nam là các nước Tây Âu như Đức, Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Hà Lan v..v…và thị trường Mỹ. Các nước châu á tập trung vào Nhật, Nam Tỉều Tiên, Singapore… Có 10 quốc gia nhập khẩu cà phê Việt Nam mỗi năm trung bình trên 13.000 tấn. Trong đó CHLB Đức và Mỹ nhập gần 100.000 tấn/năm.
- Ngành cà phê Việt Nam đã trực tiếp tham gia các tổ chức quốc tế về cà phê như tổ chức cà phê thế giới ICO (International Coffee Organization), hiệp hội ACPC (các nước sản xuất cà phê). Cà phê Việt Nam đã có tiếng nói, vị thế trên thị trường và diễn đàn quốc tế góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế.
1.2. Vai trò, vị trí của Tổng công ty cà phê Việt Nam:
Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) là Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo mô hình Tổng công ty 91 là một trong 18 doanh nghiệp hạng đặc biệt trong cả nước. Tổng công ty có nhiệm vụ thực hiện việc phát triển và kinh doanh cà phê theo kế hoạch phát triển ngành cà phê của cả nước. Đồng thời kết hợp kinh doanh các ngành nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động. Chủ động sản xuất kinh doanh bao gồm kế hoạch phát triển, chuẩn bị các dự án đầu tư, nguồn vốn trong thiết bị kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức quốc tế và trong nước phù hợp với chính sách và pháp luật Nhà nước, nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước giao.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thành lập và phát triển trên cơ sở liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam trước đây; với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, chế biến và nghiên cứu khoa học, công nghệ v..v… Tổng công ty luôn luôn giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển, tăng trưởng của ngành cà phê Việt Nam. Khi thành lập Tổng công ty có 65 đơn vị, doanh nghiệp thành viên đứng chân trên 14 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung ở khu vực Tây Nguyên. Các doanh nghiệp này đã thực sự là hạt nhân nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá ở các khu vực trung du, miền núi; các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đã thực sự góp phần tích cực vào các chương trình an sinh xã hội lớn của Nhà nước như xoá đói giảm nghèo, cải tạo môi sinh phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình định canh định cư v..v… Tham gia có hiệu quả trong xây dựng các phòng tuyến an ninh biên giới, bảo đảm an ninh quốc phòng các khu vực trọng yếu ở Tây Nguyên, biên giới, miền núi.
Hiện nay tổng diện tích cà phê của toàn Tổng công ty là 28.000 ha, sản lượng niên vụ 1999/2000 đạt 60.000 tấn chiếm 8,57% sản lượng cà phê toàn quốc. Vấn đề quan trọng là vai trò vị trí của Tổng công ty trong chiến lược phát triển kinh tế ngành, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu là “bà đỡ” cho nông dân, người lao động sản xuất phát triển cà phê. Thực hiện việc chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trồng, chăm sóc chế biến cà phê, công tác khuyến nông, các dịch vụ kỹ thuật-khoa học cho việc phát triển cà phê nhân dân, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả của việc đầu tư phát triển cà phê theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước, của ngành. Mặt khác Tổng công ty phải thực hiện được vai trò chức năng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trồng cà phê, tăng cường năng lực chế biến nhằm nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm hàng hoá từ cà phê, chuyển tải khối lượng cà phê sản xuất trong nước ra thị trường quốc tế một cách có hiệu quả nhất, thực hiện “đầu ra” ổn định cho người sản xuất.
Thực tiễn trong nhiều năm qua, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển giữ được vai trò vị trí là “bà đỡ” cho các nông hộ sản xuất cà phê, năm sau tiêu thụ, xuất khẩu cao hơn năm trước kể cả số lượng và kim ngạch luôn luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Mặc dù trong ba năm qua kể từ năm 1999 đến nay giá cà phê thế giới liên tục giảm thấp tác động rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê, nhưng Tổng công ty vẫn luôn giữ thị phần xuất khẩu tăng trưởng, thể hiện qua Bảng so sánh dưới đây:
Khối lượng xuất khẩu của Vinacafe so với cả nước
Năm
Cả nước
(tấn)
Vinacafe (tấn)
Tỷ lệ
%
1997
336.242
60.367
18,0
1998
395.418
76.403
19,3
1999
404.206
72.785
18,0
2000
653.678
171.333
26,2
2001
873.943
292.305
33,4
2002
713.735
226.303
31,7
Theo chủ trương của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đối với ngành nông nghiệp phát triển nông thôn. Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo về phương hướng phát triển cà phê giai đoạn từ 1996 đến năm 2000-2005; chủ trương lấy VINACAFE làm nòng cốt, khuyến khích phát triển cà phê chè trong nhân dân nhằm tăng giá trị sản lượng của ngành. Cơ cấu loại diện tích cà phê vối và cà phê chè hợp lý. Để thực hiện mục tiêu này, VINACAFE chủ trương không mở rộng diện tích cà phê vối, tập trung đầu tư, chăm sóc giữ ổn định và tính bền vững của vườn cây, năng suất sản lượng. Thanh lý những vườn cây diện tích cà phê xấu, hết chu kỳ khai thác, kém hiệu quả. Thay thế cà phê vối, phát triển cà phê chè ở các vùng đất sinh thái phù hợp cho cà phê chè phát triển. Tuyên truyền, khuyến cáo trong nhân dân, tổ chức chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông phát triển cà phê chè. Giá cà phê chè bao giờ cũng cao hơn cà phê vối thường là từ 1,2 đến 1,5 lần. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho VINACAFE xây dựng và quản lý dự án phát triển cà phê chè, với mục tiêu phát triển 100.000 ha, vốn dự án 760 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Pháp là 42 triệu USD tương đương 460 tỷ VND và giai đoạn một của dự án trồng 40.000 ha. Từ 1997 đến 2001 và hiện nay được kéo dài đến hết 2004. Dự án đã được triển khai thực hiện, tập trung phát triển các tỉnh phía bắc như Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ an, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam. Đến nay đã trồng được trên 12.000 ha.
- Dự án nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao hơn cà phê vối, nhằm khai thác tiềm năng đất đai khu vực ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời góp phần vào xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, xoá bỏ cây thuốc phiện nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở Trung du, miền núi phía Bắc.
2. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê hiện nay:
2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa:
Cà phê đã và đang là ngành hàng quan trọng của đất nước, sản phẩm cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu sản phẩm hàng hoá nông sản. Như đã nêu phần trên vai trò vị trí của ngành cà phê và của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có vị trí to lớn trong việc xây dựng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, có vị thế quan trọng trong quan hệ ki._.nh tế quốc tế. Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ cho riêng Tổng công ty Cà phê Việt Nam mà cho cả toàn ngành cà phê, cho những ai quan tâm đến những người lao động ở nông thôn, trung du, miền núi, khu vực Tây Nguyên đang sản xuất, trồng trọt, chế biến, kinh doanh cà phê.
Đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà lượng cung cà phê trên thế giới đang dư thừa, cung luôn luôn vượt cầu làm cho giá cà phê thế giới giảm thấp nhất trong vòng gần 40 năm qua. Giá cà phê với những năm từ 1983 đến 1999 trung bình 2000 USD/tấn nhưng đến năm 2002 chỉ còn trên dưới 400-600 USD/tấn. Giá cà phê của VIệt Nam bán ra còn thấp hơn, thường là bị trừ từ 80-120 USD/tấn so với giá thị trường quốc tế.
Giá cà phê xuống thấp dưới giá thành sản xuất làm cho ngành cà phê thế giới lâm vào khủng hoảng từ năm 2000 đến nay (2003) vẫn chưa được phục hồi, kéo theo 25 triệu gia đình trên thế giới trồng, sản xuất cà phê lâm vào tình trạng khốn khó và Việt Nam cũng không thoát khỏi sự khủng hoảng này. Tuy nhiên, giá thành sản xuất cà phê của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, năng suất cà phê Việt Nam cao hơn và những năm trước năm 2000 được mùa, được giá nên đã có tích luỹ, đỡ khó khăn.
Hiện nay xu hướng thế giới là quốc tế hoá toàn cầu, Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế và khu vực (tham gia AFTA, ASEAN, WTO…). Do đó hàng rào thuế quan trong quan hệ thương mại dần dần xoá bỏ theo lộ trình cắt giảm đã được quy định, vì vậy sản phẩm, hàng hoá tham gia thị trường sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì thế hàng hoá đòi hỏi phải có sức cạnh tranh cao thì mới tồn tại, mới có chỗ đứng trên thương trường.
Mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đuợc đánh giá là có khả năng cạnh tranh vì có những ưu thế là sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, năng suất cao, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, giản đơn nên giá thành thấp hơn so với các nước. Tuy nhiên với giá cà phê thế giới thấp như hiện nay, giá cà phê Việt Nam bán lại thấp hơn nhiều so với các nước khác vì chất lượng cà phê của họ tốt hơn thì khả năng cạnh tranh của chúng ta rất khó khăn.
Khi mà cung đã lớn hơn cầu thì bao giờ cầu cũng giành quyết định trong giá cả, trong quan hệ và người mua bao giờ cũng sẽ chọn hàng hoá tốt, mẫu mã đẹp, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu và thị hiếu và dĩ nhiên với giá cả hợp lý.
Vì vậy trong nhiều yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá như đã phân tích ở phần I-3 thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi hàng hoá đều tham gia bình đẳng trên thị trường.
Trong tình hình cà phê thế giới và ngành cà phê Việt Nam như hiện nay thì việc tồn tại, phát triển và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cà phê ở Việt Nam không còn con đường nào khác đó là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cà phê, xúc tiến, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê, tạo đầu ra cho sản phẩm một cách ổn định và vững chắc. Vì vậy đòi hỏi phải giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá tạo năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Yêu cầu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm hàng hoá cà phê:
- Hiện nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống thu nhập con người ngày càng cao thì nhu cầu con người ngày càng phát triển trong đó nhu cầu hưởng thụ. Sản phẩm cà phê là đồ uống cao cấp, các nước kinh tế phát triển tiêu thụ cà phê khá cao như Mỹ mỗi năm một người tiêu thụ 4,2kg cà phê, liên minh Châu Âu: 5,35 kg; Bỉ: 7,6kg; Phần Lan: 10,47kg; Đan Mạch: 9kg; Thụy Sỹ: 8,2kg; Na Uy: 8,77kg; Thụy Điển: 6,76kg…. Còn các nước kinh tế chậm phát triển thì không đáng kể.
Khi mức sống nâng cao đòi hỏi phải nâng cao chất lượng cuộc sống, do đó sản phẩm cà phê ngày càng phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Thị trường rất khắt khe với chất lượng sản phẩm. Nguời bán phải đáp ứng nhu cầu người mua. Tức là chúng ta phải bán cái thị trường cần chứ không thể bán cái ta có như những năm trước đây khi mà hàng hoá còn khó khăn khan hiếm cung không đáp ứng đuợc cầu.
- Sản phẩm cà phê là thực phẩm uống vì vậy đòi hỏi phải bảo đảm các yếu tố quy định thông lệ, quốc tế về chất lượng: không có độc tố, không có sự phát sinh độc tố hay mầm mống gây ra bệnh tật hại sức khoẻ con người…
- Hiện nay thị trường cà phê thế giới xu hướng đi vào sản phẩm cà phê sạch, chất lượng cao (cà phê hữu cơ, trồng ở các vùng sinh thái đặc biệt về độ cao, khí hậu phù hợp, không có sâu bệnh, cà phê có mùi vị đặc trưng v..v…). Với những loại cà phê chất lượng cao thì giá bán rất cao, hiệu quả sản xuất lớn nhưng cũng đòi hỏi các yếu tố về kỹ thuật, về điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm tương ứng. Thị trường Nhật Bản đòi hỏi chất lượng cà phê rất khắt khe, yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, màu sắc, mùi vị, các hàm luợng vi chất trong cà phê v..v.. và giá cà phê cũng rất cao khi họ mua mặt hàng này.
- Các nhà nhập khẩu cà phê Việt Nam hầu hết đến nghiên cứu khảo sát các vùng trồng cà phê của Việt Nam, ngoài việc tìm hiểu về trữ lượng cà phê họ còn xem xét để đánh giá chất lượng sản phẩm ngay từ khi quả đang trên cây, khi thu hái, chế biến, phân loại v..v... Đặc biệt là cà phê chè trước khi mua đều tiến hành thử nếm (Cuptest) trực tiếp xác định hương vị, độ đậm đặc qua cảm quan, vị giác.
- Yêu cầu của thị trường cũng rất đa dạng và phong phú vì vậy chất lượng sản phẩm cũng phải thích ứng phù hợp với từng thị trường, từng quốc gia, từng khu vực, từng vùng và từng dân tộc. Chất lượng tốt, đúng quy cách phẩm chất yêu cầu nhưng phải phù hợp vói thị hiếu, sở thích, thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng, miền, dân tộc... Có như vậy hàng hóa mới giữ được uy tín, giữ được thương hiệu lâu dài.
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Tồng công ty Cà phê Việt Nam:
- Như đã phân tích phần trên nâng cao chất lượng, yêu cầu của thị trường về chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong tình hình hiện nay là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với ngành cà phê, là vấn đề bức xúc của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Tổng công ty giữ vai trò chủ đạo, là hạt nhân nòng cốt trong sự nghiệp phát triển ngành cà phê. Trước thực trạng cà phê thế giới đang khủng hoảng, cung lớn hơn cầu, giá cà phê xuống thấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, hàng vạn lao động sản xuất cà phê đang gặp khó khăn, thì Tổng công ty Cà phê Việt Nam phải nghĩ gì, làm gì, làm như thế nào, giải pháp nào... để củng cố phát triển Tổng công ty cũng như ngành cà phê đứng vững và thoát ra khỏi sự khủng hoảng đó. Vấn đề mấu chốt chính là phải nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cà phê và một trong những giải pháp quan trọng nhất, đó là phải hạ giá thành sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và đẩy mạnh công tác xuất khẩu cà phê tạo được đầu ra cho sản phẩm ổn định bền vững phát triển và có lợi nhuận.
- Thực trạng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thiếu ổn định vì chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập, chất lượng cà phê không đồng đều chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, chưa đạt được các chuẩn mực quốc tế, so với cà phê của các nước, cà phê Việt Nam chưa đạt được chất lượng xuất khẩu như họ, mặc dù chất lượng vốn có của cà phê vối Việt Nam được thế giới đánh giá cao, có chất lượng khá tốt. Vấn đề là công nghệ thu hoạch, chế biến bảo quản, hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa cà phê chưa cao nên giá bán thường thấp hơn giá quốc tế và các nước trong khu vực như Inđônêxia, ấn Độ ....
Công tác xuất khẩu cà phê còn nhiều hạn chế - chúng ta chưa khai thác được tiềm năng nhập khẩu cà phê của các thị trường, khu vực - thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm, thiếu các hoạt động maketing quốc tế và đặc biệt là thương hiệu cà phê Việt Nam chưa được quốc tế thừa nhận và chúng ta cũng chưa xây dựng được. Vì vậy chúng ta chưa có được những hợp đồng ngoại thương lớn, bền vững. Phần lớn đều phải bán qua các kênh trung gian quốc tế chưa bán trực tiếp cho các nhà rang xay, chế biến cà phê thành phẩm. Do vậy thường bị ép giá. Cà phê Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn lấy lượng bù chất.
Thực tiễn đang đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước, các nhà xuất khẩu cà phê phải bao tiêu có hiệu quả sản phẩm cho người trồng cà phê, phải đẩy mạnh công tác xuất khẩu và phải nâng cao dần chất lượng cà phê xuất khẩu, làm thế nào để hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm cao hơn để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm hàng hóa, có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê xuất khẩu.
- Vấn đề chất lượng và xuất khẩu cà phê đang đòi hỏi vai trò chủ đạo của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có thể coi đó là vấn đề trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề cốt lõi để đảm bảo cho sự tồn tại, ổn định bền vững và phát triển của ngành cà phê nói chung và của Tổng công ty cà phê nói riêng.
III. Những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển cà phê ở Việt Nam
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành cà phê Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện và môi trường phát triển. Có chủ trương chính sách, định hướng và giải pháp để xây dựng phát triển nhằm khai thác lợi thế về tự nhiên, đất đai thể nhưỡng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao.
Năm 1982, Chính phủ đã thành lập liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam, sau đó đã chuyển ba sư đoàn quân đội ở Tây nguyên (các sư đoàn 333, 331, 359) về liên hiệp cà phê làm kinh tế chủ yếu là phát triển cà phê ở Tây Nguyên và đã phát động phong trào nhân dân trồng cà phê ở Đăklăk, Gia Lai, KonTum và các vùng Đồng Nai, Lâm Đồng, Quảng Trị v..v...
- Năm 1995 Nhà nước thành lập Tổng công ty Cà phê Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Tổng công ty 91) trên cơ sở liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam làm nòng cốt trong sản xuất và kinh doanh cà phê trong toàn quốc.
Ngày 26-8-1995 văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 118/TB về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển cà phê giai đoạn từ 1996 đến 2000 – 2005 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Xác định vị trí cà phê Việt Nam:
- Cà phê là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn, hết sức quan trọng ở nước ta, cần được đánh giá đúng vị trí của nó để có cơ chế và định hướng phát triển trong 2 kế hoạch 5 năm (1996 - 2000 và 2001 - 2005).
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái rất thích hợp cho phát triển cây cà phê gồm các tỉnh : Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc. Quỹ đất quy hoạch cho phát triển cây cà phê còn lớn và không bị tranh chấp bởi các cây trồng khác, đất trồng cà phê chủ yếu là các vùng miền núi, dân tộc ít người, nếu được quy hoạch và phát triển tốt sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển xóa dần tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc.
- Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản hàng hóa xuất khẩu chủ yếu, đưa lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt 400 đến 450 triệu USD, tương đương với xuất khẩu gạo. Hiện nay, sản xuất và xuất khẩu cà phê nước ta đứng thứ 2 châu á, sau Indonesia và đứng thứ 8 trong số 51 nước xuất khẩu cà phê trên thế giới, đã có thị trường xuất khẩu ổn định với gần 30 nước.
2. Về phương hướng phát triển cà phê trong kế hoạch 10 năm (1996-2005):
- Về phát triển cà phê trước hết đòi hỏi phải có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cho từng thời kỳ; phải nghiên cứu rất cụ thể về đất đai, điều kiện sinh thái, nguồn nước cho thâm canh, giống, kỹ thuật. Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các địa phương xây dựng và sớm trình quy hoạch phát triển cà phê để Thủ tướng phê duyệt.
- Nên dành hẳn 500 nghìn ha đất đồi núi để trồng cà phê, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi, dân tộc. Tuyệt đối không để dân trồng cà phê một cách tự phát, tùy tiện, không để tiếp diễn hiện tượng phá rừng hoặc nhiểu tổ chức, cá nhân lên mua đất, thuê đất để trồng cà phê một cách tùy tiện, bất chấp cả quy hoạch.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê, tuy hiện nay đang có cơ hội, nhưng cũng cần phải nghiên cứu kỹ để đứng vững ở các thị trường truyền thống. Cần đặc biệt quan tâm đến thị trường Mỹ và Trung Quốc, là những thị trường rộng lớn, để từng bước thâm nhập và có chỗ đứng xứng đáng của cà phê Việt Nam. Muốn vậy phải thường xuyên nghiên cứu, dự đoán thị trường, giá cả, thị hiếu, chất lượng và tính đa dạng hóa sản phẩm. Giao cho Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Tổng công ty Cà phê Việt Nam nghiên cứu cụ thể vấn đề này.
- Hướng phát triển cà phê trong những năm tới là: Nhà nước có cơ chế, có chính sách tạo điều kiện cho dân trồng là chủ yếu. Cần thực hiện chủ trương giao khoán vườn cây cho các hộ thành viên chăm sóc, chuyển nhượng vườn cây cho các hộ dân trước hết là các hộ nông trường viên có vốn, có kinh nghiệm, có lao động, như vậy sẽ hiệu quả hơn, còn đất đai vẫn thuộc Nhà nước và vẫn quy hoạch trồng cà phê; đối với các hộ có khó khăn có thể nhượng trả dần, nhưng cần có hướng dẫn quy định cụ thể về việc hỗ trợ, để họ tự chủ với vườn cà phê của mình. Tổng công ty Cà phê Việt Nam cần làm tốt khâu quy hoạch, dịch vụ kỹ thuật, vật tư, thị trường, thu mua, chế biến và xuất khẩu...
3. Về một số vấn đề cụ thể đối với ngành cà phê và Tổng công ty Cà phê Việt Nam:
- Về vốn để phát triển cà phê cần có chính sách để thu hút mọi nguồn vốn trong dân, của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước muốn đầu tư và trồng cà phê.
Để tạo điều kiện cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam có đủ vốn để sản xuất kinh doanh nhất là vốn lưu động để thu mua được số lượng lớn cà phê trong dân phục vụ xuất khẩu, giao cho Bộ Tài chính chủ trì cùng ủy ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm bàn để có quy định cụ thể cho phép Tổng công ty Cà phê Việt Nam chuyển nhượng một số vườn cà phê mà Nhà nước đã đầu tư để Tổng công ty có thêm vốn kinh doanh và có thể dùng một phần vốn này cho dân vay thêm để phát triển cà phê theo quy hoạch.
- Về chế biến: Cần đảm bảo cơ cấu hợp lí trong khâu chế biến cà phê hạt, bột. Tổng công ty phải coi việc chế biến để nâng cao chất lượng, hiệu quả đưa lại lợi ích cho người trồng, cho Nhà nước, đứng vững trên thị trường thế giới là nhiệm vụ quan trọng của mình nhưng không độc quyền mà cần phải thu hút các hộ gia đình, tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Việc liên doanh với nước ngoài chủ yếu khâu trồng cà phê kết hợp với chế biến, không liên doanh khâu chế biến vì ta có khả năng làm được.
- Về xuất khẩu cà phê, Nhà nước phải nắm chắc, vì đây là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của đất nước. Việc tổ chức xuất khẩu cà phê theo hướng tập trung đầu mối (hiện nay với gần 30 đầu mối là quá nhiều, cần được sắp xếp lại) nhưng không độc quyền, cửa quyền, để người trồng cà phê, địa phương có cà phê tin cậy hoàn toàn vào các đầu mối này, yên tâm chăm lo sản xuất. Việc tập trung đầu mối xuất khẩu cà phê cần thực hiện bằng biện pháp kinh tế chứ không phải chỉ thuần túy bằng biện pháp hành chính ...
Ngày 24 tháng 3 năm 1997, Chính phủ đã ban hành quyết định 172/TTG phê duyệt chương trình phát triển 40.000 ha cà phê chè đến năm 2001. Đây là giai đoạn đầu thực hiện dự án khả thi phát triển 100.000 ha cà phê chè tại Việt Nam bằng nguồn vốn vay AFD (cơ quan phát triển của Pháp).
Có thể nói, trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tổng công ty Cà phê nói riêng luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá : “Ngành cà phê Việt Nam là đóng nòng cốt là Tổng công ty Cà phê Việt Nam, một tổ chức kinh tế - chính trị thuộc Chính phủ đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân. Ngoài việc hàng năm đem về cho đất nước hàng trăm triệu USD từ xuất khẩu cà phê đã tham gia giải quyết một số lượng lớn lao động trên khắp mọi miền đất nước-một vấn đề được coi là bức xúc. Nếu có việc đi qua những thị tứ, thị trấn ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi Tây Nguyên, mới thấy được hết những đóng góp to lớn của bộ phận này. Tới đây, ngành cà phê Việt Nam cần phát huy hơn nữa những thành quả lao động sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.”
Phần II
Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam
I. Tổng quan về tình hình cà phê thế giới và Việt Nam:
1. Giới thiệu về cà phê (thương phẩm):
Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó là sản phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà phê nhân sống thông thường có chứa 1 – 2,5% chất cofein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê còn chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: đường, protein, các sinh tố B (B1, B2, B6, B12) và PP.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ biến sản xuất có những loại sau:
- Cà phê chè (Arabica):
Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70% lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, người ta chia thành các chủng loại sau:
+ Cà phê Arabica dịu, dạng Colombia, các nước sản xuất nhiều loại này là Colombia, Kenya, Tanzania.
+ Cà phê Arabica Brazil, các nước sản xuất gồm Brazil, Etiopia.
+ Cà phê Arabica dịu khác, các nước sản xuất gồm Bolivia, Costrica, Cuba, ElSanvado, Indonesia, Việt Nam.
- Cà phê vối (Canephora):
Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông CôngGô, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Đây là chủng dễ trồng, chịu hạn tốt nhưng phẩm chất không cao. Chủng được trồng nhiều nhất là chủng cà phê vối (Robusta) với sản lượng chiểm tỷ lệ trên 25% trên thế giới.
- Cà phê mít (Exellsa):
Đây là loại cà phê sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, chịu hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng rất thấp.
ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm trên 9%, còn lại là cà phê mít.
2. Tổng quan về tình hình cà phê thế giới:
2.1. Về sản xuất cà phê trên thế giới:
Cây cà phê có nguồn gốc châu Phi, vào thế kỷ XVII, cà phê được đưa sang trồng ở Indonesia, sang thế XVIII nó được đưa sang vùng Tây bán cầu và được trồng đầu tiên ở Matinique và Swriname vùng đảo Cabirê. Kể từ đó nó được trồng rộng khắp vành đai nhiệt đới, cận nhiệt đới và châu Mỹ la tinh. Sau này dù cà phê được nhân rộng ở châu á, châu Phi nhưng châu Mỹ la tinh vẫn chiếm 2/3 sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê của thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 nước sản xuất cà phê. Mặc dù cà phê được trồng chủ yếu thuộc vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng phần lớn sản phẩm lại được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Việc phân loại các nước sản xuất cà phê được tiến hành theo hai cách. Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu nguời ta chia các nước sản xuất cà phê thành nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất cà phê Robusta. Tất nhiên cũng có nước thuộc nhóm sản xuất cà phê Arabica lại sản xuất cà phê Robusta và nguợc lại. Người ta cũng có thể chia các nước sản xuất cà phê theo khu vực vùng lãnh thổ như Arabica ở vùng Bắc và Trung Mỹ, khu vực châu á - Thái Bình Dương...
Theo báo cáo của Hội đồng quản trị ICO tại văn bản số EB 3770/01, tổng sản lượng cà phê niên vụ 1999/2000 đạt 114,2 triệu bao so với 106,5 triệu bao niên vụ 1998/1999. Tổng sản lượng niên vụ 2000/2001 ước đạt 112,9 triệu bao giảm 1,3 triệu bao so với niên vụ 1999/2000. Tổng sản lượng cà phê hai vụ 1999/2000, 2000/2001 đạt mức kỷ lục từ niên vụ 1964/1965 đến nay.
Sản lượng cà phê khu vực châu á đã tăng lên do mức tăng nhanh của Việt Nam, đạt trung bình khoảng 11,5 triệu bao trong 2 niên vụ 1999/2000 và 2000/2001 so với con số khiêm tốn 4 triệu bao vụ 1995/1996 và 7 triệu bao vụ 1998/1999. Sản lượng cà phê Nam Mỹ cũng tăng lên trong vụ 2000/2001 mặc dù sản lượng của Brazil có phần giảm so với niên vụ trước. Sản lượng Colombia ước tính đạt 12 triệu bao so với 9,3 triệu bao vụ 1999/2000. Một số nước châu Phi, Mexico, Trung Mỹ đều giảm sản lượng so với vụ trước. Tuy vậy cung vẫn vượt cầu năm thứ 5 liên tiếp.
Các loại cà phê Robusta có sức tăng mạnh nhất về sản lượng, với tổng sản lượng niên vụ 1998/1999 đạt 32,6 triệu bao, vụ 1999/2000 đạt 38,7 triệu bao, vụ 2000/2001 tăng lên 40,1 triệu bao. Con số này ảnh hưởng rất lớn bởi sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay đã lớn hơn tổng sản lượng của hai nước sản xuất Robusta lớn là Indonesia và Bờ biển Ngà. Tỷ trọng Robusta trong tổng sản lượng thế giới tăng từ 33,92% vụ 1999/2000 lên 35,5% vụ 2000/2001. Robusta trở thành nhóm nước có sản lượng lớn nhất trong 4 nhóm cà phê.
2.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới:
Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt tập trung ở các nước công nghiệp phát triển. Trong vòng 50 năm kể từ năm 1947 đến 1997, tổng sản lượng tiêu thụ cà phê từ 27,6 triệu bao lên 99,6 triệu bao tức là khoảng 3,6 lần. Sự tăng trưởng về nhu cầu về tiêu thụ cà phê là khá ổn định với mức tăng bình quân của thế giới 1% năm.
Theo dự đoán của cơ quan thông tin kinh tế Anh (EIU), nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới trong những năm tới tăng nhẹ. Nhu cầu trên những thị trường lớn vẫn chủ yếu giống như những năm 1990. Nhu cầu tiêu thụ theo đầu người ở Mỹ giảm với tỷ lệ trung bình 0,7%, ở Tây Âu cũng rất trầm lắng. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ trên những thị trường khác cần phải được thúc đẩy, đặc biệt ở châu á (như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Nga và các nước Đông Âu khác. Lượng tiêu thụ đầu người ở đây thấp song do nền kinh tế tiếp tục được phục hồi sẽ là tiềm năng lớn thúc đẩy tiêu thụ tăng.
Ngoài ra, những thị trường mới nổi lên như các nước Đông Âu, Trung Quốc và các nước châu á khác đều rất có triển vọng do dân số tăng và nền kinh tế ngày càng được cải thiện.
a. Tiêu dùng nội địa:
Lượng tiêu dùng nội địa ở các nước xuất khẩu niên vụ 2000/2001 ước tính đạt 25 triệu bao, chiếm 24,4% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới và vẫn giữ mức khá thấp so với lượng tiêu thụ tiềm năng. Lượng tiêu thụ nội địa Brazil đạt khoảng 13 triệu bao, chiếm 52% tổng lượng tiêu thụ ở các nước nhập khẩu và chiếm 12,7% tiêu thụ toàn cầu. Brazil tiêu thụ khoảng 42% lượng cà phê tự sản xuất và là nước tiêu thụ cà phê đứng thứ 2 sau Mỹ. Etiopia tiêu thụ 44% sản lượng sản xuất ra. Tuy nhiên, ngoài hai quốc gia trên, lượng cà phê tiêu thụ ở các nước nhập khẩu cà phê vẫn giữ mức thấp. Có một tiềm năng khá lớn tại nhiều nước xuất khẩu cà phê nên biến nó thành lợi thế thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng nội địa.
b. Tiêu dùng tại các nước nhập khẩu:
Tiêu thụ các nước nhập khẩu (cả thành viên và phi thành viên) trong các niên lịch 1995 đến 2000: lượng tiêu thụ đã giảm 2,3% ở các nhóm nước này, từ 62,1 triệu bao năm 1999 xuống 60,3 triệu bao năm 2000. Sự suy giảm này có nguyên nhân chính là do giảm tiêu thụ ở Mỹ (giảm 400 nghìn bao), ở Đức (giảm 800 nghìn bao), Pháp (giảm 200 nghìn bao). Tiêu thụ giảm ở toàn bộ các nước thành viên liên minh Châu Âu (EU), trừ ý và Anh. ở Nhật Bản tiêu thụ tăng lên 200 nghìn bao.
Lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người ở các nước nhập khẩu trong các niên lịch 1995 đến 2000 được thống kê ở bảng 2. Tổng lượng tiêu thụ theo đầu người ở các nước nhập khẩu giảm nhẹ từ 4,72 kg vào năm 1999 xuống còn 4,56 kg năm 2000. Theo số liệu ước tính ban đầu, ở hầu hết các nước nhập khẩu lượng này đều giảm trừ ý, Hà Lan, Anh và Nhật Bản. Quốc gia có lượng tiêu thụ theo đầu người cao nhất năm 2000 là Phần Lan (10,47 kg), Đan Mạch (8,9 kg), Na Uy (8,77 kg), Thụy Sĩ (8,19 kg), áo (7,65 kg), Thụy Điển (6,76 kg) và Hà Lan (6,64 kg).
Bảng 1: Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới 1990-2002
Năm
Sản xuất
Tiêu thụ
Thừa
Thiếu
1990
94,4
91,2
1991
96,1
93,2
1992
96,8
96,1
1993
89,9
99,4
1994
91,2
97,6
1995
86,7
96,3
9,6
1996
97,7
99,9
2,2
1997
97,4
99,6
6,4
1998
105,2
100,0
5,2
1999
106,6
103,2
3,4
2000
114,2
102,2
12,0
2001
112,9
106,40
6,5
2002
114,85
107,6
7,25
Nguồn Vicofa và Vinacafe
Bảng 2: Lượng tiêu thụ cà phê theo đầu người
Niên lịch 1995 đến 2000
( kg )
Nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng
4,51
4,64
4,59
4,63
4,72
4,56
Mỹ
3,98
4,10
4,00
4,16
4,24
4,13
Liên minh Châu Âu
5,33
5,57
5,56
5,52
5,58
5,35
áo
7,21
7,91
8,06
8,04
8,19
7,65
Bỉ/Luxembourg
6,39
6,38
5,69
7,53
5,33
4,40
Đan Mạch
8,70
9,91
8,97
9,57
10,09
8,9
Phần Lan
8,62
10,56
11,00
11,71
11,37
10,47
Pháp
5,48
5,69
5,86
5,39
5,52
5,31
Đức
7,37
7,16
7,22
7,01
7,58
7,00
Hy Lạp
2,20
4,19
4,31
3,87
4,06
3,90
AiLen
1,78
1,45
1,59
1,49
2,16
1,49
Italia
4,86
4,95
5,08
5,16
5,16
5,41
Hà Lan
8,90
9,84
9,19
7,56
6,19
6,64
Bồ Đào Nha
3,38
3,97
3,85
4,08
4,70
4,67
Tây Ban Nha
4,21
4,49
4,63
4,68
5,15
4,47
Thụy Sỹ
8,17
8,78
8,46
8,47
8,70
8,19
Anh Quốc
2,25
2,43
2,46
2,65
2,30
2,38
Các nớc NK khác
3,33
3,21
3,16
3,22
3,36
3,33
Cyprus
3,53
4,14
3,24
3,92
4,15
4,00
Nhật Bản
2,98
2,83
2,90
2,91
3,01
3,07
Na Uy
9,04
9,77
9,18
9,52
10,56
8,77
Thụy Điển
7,97
7,82
6,03
6,84
7,26
6,76
. Hiện trạng ngành cà phê thế giới:
Trong vòng 15 năm trở lại đây, nhiều biến động đã xảy ra đối với ngành cà phê trên toàn thế giới là: tổ chức Cà phê quốc tế đã xóa bỏ hạn mức xuất khẩu; sự sụp đổ của khối liên bang Xô Viết cũ kéo theo việc mở rộng nền kinh tế thị trường; tự do hóa trong hệ thống Marketing tại các quốc gia xuất khẩu cà phê đã dẫn đến sự sụp đổ của cơ quan marketing tập trrung và đồng thời dẫn đến việc một số công ty tư nhân xuất nhập khẩu cà phê nội địa tham gia vào thị trường cà phê thế giới, giá cả cà phê trên thị trường thế giới ngày càng mất ổn định; việc sáp nhập và tăng tập trung hoấ trong mảng rang xay và chế biến cà phê cũng như giảm số lượng các nhà kinh doanh cà phê đa quốc gia; tỷ lệ cung cấp cà phê vối tăng và giảm đối với cà phê chè trên toàn thế giới; Việt Nam nổi trội lên thành nhà sản xuất cà phê vối chính, vượt qua các nước xuất khẩu của Châu Phi.
Tổng sản lượng cà phê được sản xuất trên thế giới tăng 4% hàng năm trong vòng 6 năm qua, với giá cà phê tăng cao từ sau hai vụ mùa liên tiếp gặp sương muối giá tại Brazil. Sản lượng cà phê thế giới tăng từ 94 triệu bao vào năm 1990 lên 122triệu bao vào năm 2002. Trong đó phần lớn là từ hai nước Brazil và Việt Nam.
Mức tiêu thụ cà phê thế giới hàng năm tăng trung bình 1,5% từ 94 triệu bao vào năm 1990 lên đến 109 triệu bao vào năm 2001. Cụ thể là trong 5 năm vừa qua tổng sản lượng sản xuất ra đã vượt quá lượng tiêu thụ, điều này dẫn đến khủng hoảng hiện nay của giá cà phê thế giới đặc biệt là đối với các trang trại và các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thu từ xuất khẩu cà phê. Lượng hàng tồn kho đã tăng từ 10 triệu bao vào năm 1997 lên 70 triệu bao vào năm 2003.
Do nhu cầu về tiêu thụ cà phê nhân không phụ thuộc vào giá cả, dẫn đến giá cà phê vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khả năng cung cấp. Vì vậy, sản lượng cà phê hiện nay và trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả, kết quả là cà phê nhân trở thành loại hàng hóa có giá cả biến động nhất. Brazil cung cấp hơn 30% lượng cà phê thế giới, và vì vậy Brazil có ảnh hưởng lớn đến giá cả cũng như biến động trên thị trường cà phê. Mặc dù vụ mùa tới sản lượng của Brazil sẽ thấp hơn nhiều (ước tính đạt khoảng 37,5 triệu bao so với mức hàng năm là 53 triệu bao) thì cung từ nguồn hàng tồn kho sẽ vẫn tạo ra áp lực lớn lên giá cà phê thế giới. Brazil không chỉ là nhà cung cấp cà phê chủ đạo trên thị trường thế giới mà còn tận dụng ảnh hưởng của chính sách phá giá đồng tiền nội tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Từ năm 1950 trở lại đây giá cà phê thế giới giảm trung bình khoảng 2% một năm (đã tính đến lạm phát). Trong một thời kỳ ngắn, giá cà phê đã xuống rất thấp vào năm 1988 sau khi Hiệp ước kinh tế của Tổ chức cà phê thế giới (ICO) thất bại, và tăng chút ít vào cuối năm 1993, đến năm 1994 sau hai vụ sương giá liên tiếp tại Brazil thì mức giá tăng lên đáng kể. Xu hướng cơ bản này vẫn sẽ duy trì trong thời gian tới. Do xu hướng này, giá vẫn mất ổn định do sự không ổn định giữa cung và cầu. Giá cà phê đã giảm từ năm 1999 cho tới mức thấp nhất vào khoảng đầu năm 2002, sau đó tăng nhẹ.
2.4. Xu hướng tương lai và phát triển của thị trường:
Đối với các sản phẩm mà nhu cầu không chịu ảnh hưởng bởi giá cả thì cần thiết phải tăng cầu một cách hiệu quả và phát triển thị trường. Cũng như các loại thực phẩm, đồ uống khác thì tiêu chí vệ sinh, chất lượng và yếu tố vi lượng sẽ vẫn được người tiêu dùng tinh sành đưa lên hàng đầu. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tầm quan trọng của cây cà phê đối với thu nhập của người trồng cà phê. Tính tới thời điểm hiện nay, trên toàn thế giới đã xuất hiện việc sáp nhập các thành viên tham gia thị trường cà phê bao gồm cả các nhà rang xay, thương gia, nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. Do vậy, việc quản lý chuỗi kinh doanh trung gian và người tiêu dùng cuối cùng và mối quan hệ lâu dài chú trọng đến người tiêu dùng là cách để các nhà cung cấp tồn tại và phát triển, ví dụ: các nhà rang xay đòi hỏi chất lượng cao hơn và bắt đầu dùng áp lực của mình buộc các nhà cung cấp phải tuân theo.
Quy định “từ vườn tới đĩa” của Liên minh Châu Âu quy định tiêu chí chặt chẽ về yếu tố vi lượng đối với các nông sản và sản phẩm chế biến theo từng cấp độ của chuỗi marketing. Do vậy những quy định về vệ sinh và sức khỏe cũng áp dụng đỗi với các sản phẩm nhiệt đới. Trong bất kỳ trường hợp nào thì những tiêu chuẩn này sẽ nâng cao vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Việc quản lý chuỗi cung cấp do các nhà rang xay nắm sẽ đưa ra hướng sản xuất tốt hơn phù hợp với nhu cầu của thị trường cả về chất lượng và số lượng. Điều này có thể làm giảm sự mất cân bằng giữa ._. - Triển khai từ nay đến 2005 thực hiện tốt quyết định số 79/TTG ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn đề án tổng thể về đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Mục tiêu là nhằm tăng cường tích tụ và tập trung, chuyên môn hóa và hợp tác hóa, đổi mới để nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp nhà nước.
- Sắp xếp bố trí lại qui mô sản xuất phân tán hiện nay, xây dựng các công ty vùng gắn kết sản xuất, chế biến và xuất khẩu tạo ra năng lực cạnh tranh lớn hơn, giảm các đầu mối trung gian thực hiện cải cách hành chính trong doanh nghiệp.
- Thực hiện việc sát nhập các doanh nghiệp cùng nhiệm vụ chức năng, cùng địa bàn, lãnh thổ, vốn nhỏ, phân tán thành các doanh nghiệp mạnh hơn về tài chính và vị thế trên cơ sở tịch tụ tập trung gắn kết bằng kinh tế. Giải thể các nông trường yếu kém thua lỗ, giao đất giao vườn cho người lao động.
- Cổ phần hóa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, sản xuất công nghiệp tiến hành thí điểm bán vườn cây, cổ phần hóa vườn cây một số nông trường, khoán cho thuê hoặc giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động.
Thực hiện phương án này Tổng công ty từ chỗ 58 đơn vị thành viên, đến hết năm 2005 còn lại 24 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Tổng công ty.9 doanh nghiệp cổ phần hóa,ba doanh nghiệp giao cho tập thể người lao động, hai doanh nghiệp giải thể và: 34 Doanh nghiệp được sát nhập thành các công ty vùng.
- Đối với cơ quan Tổng công ty: Thực hiện tái cơ cấu lại Tổng công ty về tổ chức, nhân sự và vốn theo dự án thí điểm tái cơ cấu 3 Tổng công ty của Chính phủ (VINACAFE, VINATEX, SEAPRODEX). Tổng công ty sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Phá bỏ hình thức liên kết bằng hành chính mênh lệnh trước đây. Xây dựng liên kết về tài chính, kinh tế thông qua góp vốn, đầu tư bằng các hợp đồng kinh tế, khế ước để chi phối các doanh nghiệp thành viên.Tạo điều kiện, cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh….. Doanh nghiệp thành viên mạnh thì Tổng công ty mới mạnh và ngược lại Tổng công ty mạnh sẽ tạo điều kiện vị thế cho doanh nghiệp thành viên mạnh.
- Tổng công ty thực hiện chức năng nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, định hướng mục tiêu; quản lý về tài chính tìm nguồn tài chính, quản lý về đầu tư, khai thác nguồn đầu tư và đầu tư chiều sâu tập trung vào nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Tập trung khai thác thị trường xuất khẩu, tập trung cho công tác xuất khẩu …. Trước mắt cần mở rộng quan hệ đối ngoại, thành lập các văn phòng đại diên ở nước ngoài như ở Mỹ, Đông Âu …. để nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường. Nghiên cứu thành lập kho ngoại quan, đưa cà phê sang nước ngoài để bán đến tận tay nhà rang xay, người tiêu dùng thiết lập các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
3.2 Về công tác cán bộ:
Đây là vấn đề mấu chốt và là yêu cầu hết sức bức thiết của Tổng công ty trước mắt cũng như lâu dài.
Phải phá bỏ tư duy truyền thống trước đây trong công tác tổ chức và nhân sự lấy kinh nghiệm làm đầu chất lượng ”sống lâu lên lão làng” v..v…Vì vậy trong bố trí nhân sự như hiên nay chưa phù hợp và hiệu quả.
Trước đây chúng ta chỉ lo tập trung cho sản xuất: mở rộng diện tích cây trồng, lo đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng … Cà phê được giá cao, dù bán rẻ nhưng khối lượng nhiều là hiệu quả. Vì vậy trong bố trí nhân sự chỉ chú ý cán bộ lo cho sản xuất mà thiếu quan tâm đến các bộ quản lý chất lượng và thương mại. Do đó khi thị trường yêu cần thì ta chưa có và cái ta có thì thị trương kinh doanh không cần. Xu hướng cạnh tranh và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tương xứng với yêu cầu. Vì vậy phải quan tâm đến cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm, cán bộ thương mại, tiếp thị, khả năng bán cà phê, bán sản phẩm ra thị trường. Bởi vì khi giá cà phê quốc tế xuống thấp thì việc bán hàng, tiêu thụ được sản phẩm lại càng đặc biệt quan trọng.
- Lợi nhuận cao hay thấp, sản xuất kinh doanh hàng hóa có hiệu quả hay không là ở khâu bán hàng và chất lượng hàng hóa.
Vì vậy phải đào tạo, chọn lựa, bố trí, sắp xếp cán bộ hài hòa và trong tình hình hiện nay và lâu dài của ngành cà phê, của Tổng công ty phải đặc biệt quan tâm đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu, phải có được một đội ngũ cán bộ có năng lực, kỹ năng tiếp thị, xuất khẩu mạnh.
- Do đó Tổng công ty cần: xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ từ cấp Tổng công ty đến các đơn vi thành viên cho trước mắt và lâu dài. Phải có tiêu chuẩn, tiêu chí cán bộ ở từng cấp độ: Tổng công ty, công ty vùng, đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh… Ngoài tiêu chuẩn chung của Nhà nước quy định, phải gắn với yêu cầu thực tế của ngành và Tổng công ty vừa bảo đảm tính kế thừa nhưng phải mang tính đột phá.
- Công tác đào tạo, đào tạo lại, đánh giá, lựa chọn, luân chuyển, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ phải thực hiện đúng quy định, quy phạm, lấy mục tiêu công việc, hiệu quả giải quyết công việc, năng lực khả năng hoàn thành nhiệm vụ để sử dụng cán bộ phát huy được khả năng, năng lực trí tuệ của cán bộ. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành chủ chốt, đội ngũ cá bộ quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đội ngũ tiếp thị, bán hàng, xuất nhập khẩu.
- Phải đào tạo và đào tạo lại nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ cán bộ kinh doanh (xuất nhập khẩu) đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu kinh doanh xuất khẩu hiện nay và lâu dài.
- Đào tạo đội ngũ kiểm tra chất lượng, thử nếm cà phê, quản lý chất lượng cà phê cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tiến tới đơn vị xuất khẩu tự chứng nhân và chịu trách nhiệm chất lượng về hàng hóa của mình khi xuất khẩu.
4. Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng hàng hóa.
+ Nâng cao năng lực nội sinh của Tổng công ty và các doanh nghiệp thông qua việc phát triển mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng. Cần đầu tư cho trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì để tuyển chọn lai tạo giống cà phê phù hợp, nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê. Đầu tư cho nghiên cứu chế tạo thiết bị máy móc chế biến cà phê của Xí nghiệp cơ khí chế biến Tổng công ty để sản xuất các thiết bị chế biến khô ,ướt thay thế các thiết bị nhập ngoại nhưng bảo đảm chất lượng sản phẩm cao.
+ Đầu tư tập trung vào khâu chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến thay đổi thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng cà phê xuất xưởng đảm bảo trên 80% cà phê xuất khẩu đạt loại tốt đủ sức cạnh tranh.
+ Thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến công trồng mới, bón phân, tạo hình, chăm sóc thâm canh cây cà phê, kỹ thuật thu hái cà phê, sơ chế cà phê đặc biệt là cà phê chè, vấn đề chế biến bảo quản. Ngăn ngừa hình thành nấm mốc để nâng cao chất lượng cà phê.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng cà phê: phẩi quản lý ngay từ khi lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải luôn luôn bao gồm yêu cầu về chất lượng sản phẩm, trong đó phải nêu rõ mức chất lượng cà phê cần đạt. Do đó phải:
- Quản lý tốt khâu tổ chức sản xuất và chình độ công nhân.
- Quản lý chất lượng quả tươi.
- Quản lý chất lượng các thiết bị, qui trình công nghệ, dụng cụ chế biến.
- Kiểm tra bán thành phẩm .
- Xem xét các điều kiện khác của sản xuất .
- Quản lý chất lượng ở khâu bao gói và bảo quản
- Quản lý chất lượng giai đoạn sau sản xuất.
+ Phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm, hàng hóa.
+ Thức hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn về cà phê theo từng cấp độ.
- Tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành các tiêu chuẩn về cà phê.
- Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) : Do Bộ trươỏng Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành về cà phê và các sản phẩm của cà phê .
Tiêu chuẩn ngành (TCN) : Do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt ban hành.
- Tiêu chuẩn địa phương hay vùng (TCV), tiêu chuẩn cơ sở (TC).
Các giải pháp trên đây triệt để khắc phục tình hình công nghệ chế biến cũng như quản lý, nâng cao chất lượng cà phê ở nước ta nói chung và Tổng công ty nói riêng hiện nay còn quá phân tán, tùy tiện và lạc hậu.
Tính trong đó dẫn đến sự thua thiệt của ngành cà phê xuất khẩu giá thấp hơn các nước khác. Nhiều công ty nước ngoài mua cà phê của Việt Nam ở dạng “xô” và tài chế lại và bán với giá cao hơn, lợi nhuận trong khâu chế biến vô hình chung đã rơi vào các nhà tiêu thụ nước ngoài.
5. Giải pháp về vốn:
5.1 Vốn cho trồng mới cà phê (Arbica):
Dựa vào vốn vay của quỹ phát triển Pháp (AFD) 42 triệu USD, với lãi suất ưu đãi, trả nợ trong 15 năm, ân hạn lãi và gốc 3 năm. Vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư cho các dự án phát triển, chế biến hàng xuất khẩu; các nguồn vốn đối ứng và huy động trong nhân dân theo chương trình phát triển 40.000 ha chè của Chính phủ.
5.2. Vốn cho kinh doanh:
Để bảo đảm nguồn vốn kinh doanh cà phê xuất khẩu, Tổng công ty xin vay Nhà nước với lãi suất theo tiến độ thu mua cà phê. Về lâu dài, Tổng công ty có thể huy động vốn đầu tư cho phát triển theo các nguồn sau:
Vốn lưu động được Nhà nước bổ sung.
Theo hình thức góp vốn cổ phần xây dựng các cơ sở chế biến thu mua xuất khẩu.
Đối tác liên doanh với nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh cà phê.
Thông qua bán cổ phần ở các công ty cổ phần hóa.
Tích lũy vốn bằng nguồn vốn tự có trong các đơn vị thành viên.
Sức lao động, cơ sở vật chất hiện có và các mặt hàng sản xuất bổ trợ.
Tình hình tài chính của Tổng công ty trong vài năm qua có nhiều khó khăn do giá cà phê xuống thấp, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Tổng công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm tăng cường và làm lành mạnh hóa nền tài chính Tổng công ty như sau:
- Một là: Phát huy năng lực nội sinh, huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có, tập trung cho sản xuất, dừng đầu tư, giảm đầu tư các công trình cơ bản kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
- Hai là: Mở rộng quan hệ với các ngân hàng bảo đảm vay đủ vốn cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Ba là: Tính cước thu hồi các khoản nợ giữa các đơn vị, cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các khoản nợ tạm ứng, nợ khoản, thu mua nợ xuất khẩu để bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Bốn là: Tăng cường đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp thành viên thực hiện chế độ tài chính, công tác hoạch toán kế toán, thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kế toán. Kiên quyết xử lí nghiêm chỉnh các đơn vị, cá nhân sử dụng vốn, tài sản sai mục đích làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.
- Năm là: Bổ sung hoàn thiện các qui chế, qui định về vay, bảo lãnh tạm ứng, quản lý tài chính theo đúng qui định 27/CP, các qui định của Bộ Tài chính; gắn trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn tài sản và các nguồn lực khác đúng nguyên tắc, chế độ và triệt để tiết kiệm.
- Sáu là: Tổng hợp tình hình khó khăn của ngành cà phê, của Tổng công ty do bị thiên tai như lũ quét, hạn, sương muối, bênh dịch rệp sáp gây mất mùa thiệt hại cà phê; do giá cà phê xuống thấp gây thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó kiến nghị Nhà nước hỗ trợ cho ngành cà phê được khoanh nợ, giảm nợ hoặc xóa nợ do rủi ro, thiên tai v..v … Đồng thời tiếp tục hỗ trợ vốn, cho vay để đầu tư chăm sóc bảo đảm cho vườn cà phê phát triển ổn định bền vững.
6. Nhóm giải pháp về thị trường và kinh doanh:
- Nhà nước cần tạo điều kiện xúc tiến việc tổ chức sàn giao dịch cà phê (ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đăklăk) làm nơi tập trung mọi giao dịch mua bán cà phê Việt Nam. Thành lập cơ sở giao dịch cà phê Việt Nam như các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới.
- Giữ vững khách hàng truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới, khách hàng mới để tăng hiệu quả xuất khẩu. Phải quan tâm tổ chức các hội nghị khách hàng.
- Tập trung khai thác thị trường EU, Đông Âu và thị trường Trung Quốc, chú trọng đưa sản phẩm cà phê chế biến sâu như cà phê tan, cà phê sữa, rang xay sang thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng và thị hiếu phù hợp với cà phê chế biến sâu của Việt Nam .
- Tìm hiểu thị trường kỳ hạn London (LIFFE) để nghiên cứu tham gia nhằm chống rủi ro trong kinh doanh thị trường kỳ hạn.
- Cần có ưu đãi riêng với những bạn hàng lớn và ổn định, tăng cường quan hệ với các công ty thành đạt có uy tín quốc tế. Xúc tiến Thương mại, mở các trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở một số nước khu vực ở EU, Mỹ, Trung Quốc và Đông Âu. Từng bước xây dựng các kho ngoại quan để bán hàng, tạo ra kênh phân phối hàng hóa có hiệu quả; bỏ qua các kênh phân phối trung gian để thâm nhập dần việc bán hàng cho các chủ rang xay cà phê lớn quốc tế; chuyển dần xuất khẩu qua môi giới, thời gian hiện nay là chủ yếu sang xuất khẩu trực tiếp.
- Đối với các nhà xuất khẩu cần tổ chức lại trên từng khu vực, thành lập các câu lạc bộ xuất khẩu cà phê để phối hợp nhau trong việc chào bán hàng, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán nhằm tăng cường cạnh tranh cà phê Việt Nam với cà phê các nước.
- Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần tạo ra cà phê có chất lượng, khối lượng lớn, có cơ cấu cà phê chè thích hợp với giá thành hạ. Đẩy mạnh tiếp cận thị trường, tham gia các tổ chức, hiệp hội cà phê quốc tế, khu vực. Đầu tư đúng mức cho thông tin quảng cáo, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Xúc tiến xây dựng các văn phòng và đại lý bán hàng ở nước ngoài.
- Chú ý xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, đa dạng sản phẩm, chủng loại, đây là vấn đề hết sức quan trọng của sản phẩm hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế. Vấn đề này chúng ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhiều khách hàng trung gian mua cà phê nhân sống Việt Nam sau đó thay nhãn mác, xuất xứ để bán với giá cao hơn.
- Trong kinh doanh : khi mua hàng phải tìm hiểu kỹ đối tác, thực hiện hàng được kiểm tra chất lượng, nhập kho thanh toán tiền. Trong trường hợp phải ứng vốn khi mua, cần xem xét tỷ lệ ứng vốn thích hợp (không nên ứng 100%) và có biện pháp giảm rủi ro, thu hồi vốn. Thực tế trong thời gian qua do giá cà phê lên xuống thất thường và có xu hướng giảm nên nhiều doanh nghiệp thu mua cà phê bị “xù nợ”, không giao hàng đúng hợp đồng, không có hàng giao trong khi hợp đồng xuất khẩu đã đến thời hạn giao hàng làm mất uy tín, bị phạt hợp đồng.
- Xuất khẩu: Thận trọng khi ký các hợp đồng giá tụt lùi với số lượng lớn, thời hạn giao hàng dài và có điều khoản stop – loss. Tích cực đàm phán ký bán hàng thu giá outright, giao ngay, tránh rủi ro khi giá xuống. Tích cực thực hiện mua ngay, bán ngay.
- Phải chú ý công tác tiếp thị, nghiên cứu kỹ tình hình từng thị trường khu vực, thị hiếu, sở thích phong tục tập quán yêu cầu tiêu dùng của khách hàng … để đáp ứng nhu cầu hàng hóa. Cập nhật thông tin, hệ thống hóa thông tin, “tình báo kinh tế” trong thương mại, dự báo thị trường để bảo đảm việc bán hàng có hiệu quả, lợi nhuận cạnh tranh cao.
- Huy động sức mạnh khả năng của các sứ quan, cơ quan thương vụ của Việt Nam; các tổ chức Việt kiều, cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong việc tìm hiểu tình hình, cung cấp thông tin có liên quan đến các hoạt động thương mại phục vụ cho việc tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài.
- Thực hiện tốt quyết định số 80 năm 2002/QD-TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng kinh tế và thông tư số 77/2002/TT/BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa, nhằm tiêu thụ cà phê cho nông dân và ổn định đầu vào để chủ động trong xuất khẩu.
- Thị trường nội địa cũng là một tiềm năng lớn cho tiêu thụ cà phê tinh chế (cà phê tan, sữa cà phê, cà phê bột, rang xay…). Vì vậy cần xúc tiến khai thác tiềm năng này thông qua các hình thức quảng bá, tổ chức, tuần lễ văn hóa cà phê v..v… cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp, đô thị… chiếm lĩnh thị trường nội địa, hạn chế cà phê ngoại nhập.
Tóm lại, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và thị trường của ngành cà phê Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam là nhiệm vụ mang tính chiến lược, chẳng những nó bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng kinh tế đất nước, thực hiện có hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu mà góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực.
7. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách:
Để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh của ngành hàng trong xu thế hội nhập quốc tế; xin có một số kiến nghị với Nhà nước về cơ chế chính sách như sau:
- ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi vùng cà phê coi đây là vùng trọng điểm. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước và cà phê chuyển giao cho các ngành, đơn vị chức năng địa phương trực tiếp quản lý các công trình phúc lợi, các cơ sở hạ tầng đã đầu tư (hiện nay chi phí này chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm) đồng thời thanh toán lại giá trị thực tế các công trình đã xây hoặc giảm vốn của doanh nghiệp.
- Đầu tư vốn ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu, tuyển chọn giống, xây dựng các trại nhân giống cà phê chất lượng cao, nhập khẩu, chọn tạo các giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch.
- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, Nhà nước có chính sách cho nông dân vay ưu đãi mua cổ phiếu tại các nhà máy chế biến cà phê để gắn kết quyền lợi giữa người sản xuất nguyên liệu với người chế biến, xuất khẩu.
- Đề nghị Nhà nước xem xét đưa ra các dự án đầu tư, bảo quản chế biến nông lâm sản vào danh mục khuyến khích đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư, các dự án ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa được vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện bù chênh lệch lãi suất cho các dự án vay thương mại để nâng cao năng lực chế biến.
Quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho khoa học kỹ thuật làm đòn bẩy để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu trên cơ sở đóng góp của nhà sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời quy định giá sàn thu mua cà phê trả cho nông dân khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất ra. Dĩ nhiên các nhà xuất khẩu sẽ bị thua thiệt nhưng thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu để bù lỗ.
- Các ngân hàng thương mại cho giảm nợ khi chưa tiêu thụ được hàng hóa, đồng thời tiếp tục cho vay để duy trì sản xuất kinh doanh bình thường cho các đơn vị khi vào vụ thu hoạch cà phê, áp dụng rộng rãi phương thức lấy cà phê lưu kho, giá trị vườn cây cà phê làm thế chấp.
- Đề nghị nhà nước và Bộ Tài chính cấp đủ 30% định mức vốn lưu động cho các đơn vị trong Tổng công ty, cấp vốn ngân sách để xây dựng nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nhằm bảo đảm đủ nước tưới cho diện tích cà phê hiện có, các đường trục giao thông, đường điện ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng nhằm tạo điều kiện cho phát triển các khu chế biến, phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với các đơn vị sản xuất cà phê ở Tây nguyên có sử dụng lao động là đồng bào dân tộc (trên 15%) đề nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi về lãi vay ngân hàng, chuyển các khoản nộp ngân sách thành vốn cấp đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trợ cước trợ giá một số mặt hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc xóa nợ cho đồng bào dân tộc đang nợ các doanh nghiệp về tiền ứng vật tư, nợ sản phẩm khoán, tạo điều kiện cho đồng bào có khả năng đầu tư chăm sóc vườn cây trong tình hình giá cà phê giảm thấp hơn giá thành sản xuất; góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Đối với dự án phát triển cà phê chè vay vốn AFD của Pháp, đề nghị Nhà nước chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án lồng ghép các chương trình an sinh xã hội như giao thông nông thôn, điện đường trường trạm, thủy lợi kênh mương hóa nội đồng, các chương trình xóa đói giảm nghèo v..v… để hỗ trợ vốn đối ứng cho các vùng thực hiện dự án phát triển cà phê chè. Hiện nay do thiếu nguồn vốn đối ứng nên vườn cây đã trồng không được chăm sóc đầy đủ do đó xuống cấp, phát triển không bền vững có nguy cơ phải hủy bỏ một số khu vực.
- Trong tình hình giá cà phê vẫn xuống thấp, các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thua lỗ và khó khăn, đề nghị Nhà nước tiếp tục xem xét cho khoanh nợ hoặc chuyển nợ các khoản nợ vay xây dựng cơ sở hạ tầng thành vốn ngân sách Nhà nước cấp, chuyển các khoản nộp ngân sách thành vốn cấp đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa để tạo điều kiện làm lành mạnh hóa tài chính các doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển.
- Củng cố tổ chức, nâng cao vai trò cơ chế hoạt động của Hiệp hội ngành hàng để nâng cao sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp trong ngành. Triển khai hỗ trợ Hiệp hội VICOFA và Tổng công ty Cà phê Việt Nam trong việc xúc tiến thương mại, thông tin thị trường. Nâng mức thưởng xuất khẩu cà phê từ 220Đ/USD lên 500Đ/USD để khuyến khích xuất khẩu.
- Về thị trường cà phê:
+ Chính phủ xem xét đàm phán ký kết hợp đồng trả nợ bằng sản phẩm cà phê với các nước có nhu cầu với số lượng hàng năm từ 100.000 đến 150.000 tấn.
+ Hỗ trợ kinh phí cho ngành cà phê tham gia thị trường kỳ hạn London trong kinh doanh cà phê để chống rủi ro, giảm thiểu các dịch vụ kinh doanh thua lỗ.
+ Có chính sách khuyến khích các cơ quan tổ chức Việt Nam ở nước ngoài như sứ quán, thương vụ, các tổ chức Việt kiều, cộng đồng người Việt tham gia tích cực vào hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường, khách hàng, các thông tin phục vụ cho kinh doanh cà phê.
+ Nhà nước cần xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản có các ngành, các doanh nghiệp tham gia để quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường, tạo cơ hội cho kinh doanh ở các thị trường, khu vực quốc tế như EU, Đông Âu, Bắc Âu, Mỹ v..v…
+ Hỗ trợ các ngành, các Tổng công ty lớn xây dựng, thành lập các kho ngoại quan để cung ứng sản phẩm hàng hóa, từng bước thiết lập các kênh phân phối trực tiếp ra thị trường quốc tế giảm các khâu trung gian không cần thiết, tiết kiệm chi phí, hoa hồng môi giới v..v… Xây dựng sàn giao dịch cà phê ở các Trung tâm như Thành phố Hồ Chí Minh, ĐăkLăk.
- Đề nghị Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải triệt để tuân thủ chất lượng được ban hành và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định làm tổn hại uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Trong tình hình khó khăn của ngành cà phê cũng như Tổng công ty Cà phê Việt Nam, để thoát khỏi sự khủng hoảng, cần phải đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu lại Tổng công ty về mặt tổ chức sản xuất và về vốn. Đề nghị Nhà nước cho Tổng công ty được bán vườn cây cà phê cho người lao động hoặc giao vườn cây, giao đất cho người dân, công nhân lao động, thực hiện cơ chế cho thuê tài sản. Tổng công ty tập trung cho công tác xuất khẩu, tìm thị trường, nguồn vốn đầu tư; thu gọn các đầu mối doanh nghiệp, chỉ làm công tác xuất khẩu, chế biến và dịch vụ: thu mua sản phẩm, cung ứng vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi, công tác khuyến nông, khuyến công chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nguồn sản xuất cà phê. Thực hiện lành mạnh hóa nền tài chính của Tổng công ty và các doanh nghiệp, tái cơ cấu lại nguồn vốn. Tổng công ty thực sự hoạt động theo cơ chế công ty mẹ công ty con, liên kết kinh tế – tài chính, điều hành bằng cơ chế tài chính. Tổng công ty giảm dần chức năng, nhiệm vụ phúc lợi an sinh xã hội như hiện nay. Có như vậy thì Tổng công ty mới giảm được chi phí, giảm được giá thành trong sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh doanh mới thực sự có hiệu quả lợi nhuận.
Kết luận
Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngành cà phê Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đạt được những thành tựu quan trọng. Trong việc phát triển diện tích, năng suất, sản lượng, xuất khẩu. Cà phê Việt Nam đã đứng thứ hai trong số hơn 80 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới. Cà phê Việt Nam đã có vị thế trên trường quốc tế. Ngành cà phê Việt Nam trở thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, xuất khẩu mũi nhọn của đất nước và còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần tích cực nâng cao dân trí – văn hóa – xã hội – kinh tế cho đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới và cải thiện môi trường sinh thái
Chúng ta đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ nhưng cũng đang đối mặt với những thách thức gay gắt do giá cà phê trên thế giới liên tục giảm, tình hình ngành cà phê thế giới trong tình trạng khủng hoảng, cung lớn hơn cầu, giá cả thấp nhất trong vòng gần 40 năm qua. Tình hình đó đã làm cho các doanh nghiệp cà phê gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Tài chính từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên mất cân đối nghiêm trọng. Xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia AFTA và WTO… Điều đó tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất nhập khẩu trong đó có mặt hàng cà phê.
Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa cà phê và đẩy mạnh công tác xuất khẩu của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một yếu tố tất yếu khách quan, nó vừa bảo đảm từng bước duy trì ổn định phát triển, sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của Tổng công ty Cà phê Việt Nam nhằm xây dựng Tổng công ty trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, là doanh nghiệp nòng cốt, chủ đạo của Nhà nước trong ngành hàng cà phê, góp phần có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Những nhóm các giải pháp cơ bản đề ra trên đây là sự cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong đường lối chiến lược kinh tế – xã hội mà đại hội Đảng đã đề ra và hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tình hình ngành cà phê thế giới, trong nước và của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Những giải pháp và kiến nghị, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đúng với xu thế, điều kiện khả năng và nâng cao năng lực nội sinh của Tổng công ty. Do đó các giải pháp là hoàn toàn khả thi và là định hướng cho giai đoạn từ nay đến 2010 của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Tôi hi vọng rằng với đề tài nghiên cứu này, những giải pháp và kiến nghị nêu trên sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển của Tổng công ty cũng như ngành cà phê Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Dảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII,VIII, IX.
2. Văn kiện hội nghị BCH TW lần thứ 7 (khóa VII) -1994.
3. Đổi mới chính sách kinh tế (NXB NN -1996).
4. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường,kinh nghiệm của các nước ASEAN(NXBCTQG -1996).
5. Văn kiện hội nghị TW lần thứ 10 (khóa IV) về “thương nghiệp và giá cả” (NXBST –Hà Nội 1995).
6. Luật văn bản Nhà nước và những văn bản hướng dẫn thi hành (NXB CTQG -1996)
7. Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về DNNN hoạt động công ích.
8. Tâm lý học giành cho người quản lý, lãnh đạo (Học Viên chính trị quốc gia HCM – phân viện Hà Nội – 1995 – PGS Lê Doãn Tá, TS Nguyễn Bá Dương).
9. Vấn đề đổi mới doanh nghiệp ở Việt Nam (GS. TS Nguyễn Ngọc Lâm – Học Viện chính trị quốc gia HCM).
10. Tạp chí giáo dục lý luận chính trị cao cấp (Phân viện Hà Nội – Học Viện chính trị HCM – số 5/1998).
11. Giáo trình lớp lý luận chính trị cao cấp (Phân Viện Hà Nội – Học Viện chính trị quốc gia HCM).
12. Dự án phát triển gạo, cao su,cà phê, dâu tằm tơ Việt Nam (Bộ NN & CNTP -12/1995).
13. Cà phê Việt Nam tiềm năng và triển vọng (Tạp cjí Người đại biểu nhân dân – số 19 NXBNN -1997).
14. Phương hướng phát triển cà phê Việt Nam (NXBNN –Hà Nội 1995).
15. Đề án tổ chức quản lý ngành cà phê Việt Nam (TCT cà phê Việt Nam 10/1997)
16. Chương trình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cà phê (TCT cà phê 9/1997).
17. Báo cáo phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (Vina cafe – 1995).
18. Cây cà phê và thị trường thế giới (Thạc sỹ Đoàn Triệu Nhạn – 1999).
19. Đề cương giới thiệu tình hình thị trường và phương hướng sản xuất kinh doanh cà phê nước ta (Thạc sỹ Đoàn Triệu Nhạn – 1999).
20. Tóm tắt lịch sử ngành cà phê Việt Nam (Vinacafe – 1996).
21.Tổng quan về cà phê (Viện quy hoạch và thiết kế NN – 1995).
22. Điểm lại tình hình cà phê vụ 1999/2000 (dịch từ văn bản số EB 3770 của HĐQT ICO).
23. Tình hình cà phê năm 2000 (dịch từ tạp chí cà phê F.O Lichts Vol. 15, No 15)
24. Đánh giá ban đầu cán cân cà phê niên vụ 2000/2001 (dịch từ tạp chí cà phê F.O Lichts Vol. 15, No 16).
25. ACPC cho biết kế hoạch tạm trữ cà phê “đang đi đúng hướng” (dịch từ tạp chí cà phê F.O Lichts Vol. 15, No 16).
26.Báo cáo công tác nhiệm kỳ III, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (1997 – 2001).
27. Báo cáo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu niên vụ 1995/1996 – 2000/2001 của Vinacafe.
28. Thời báo kinh tế Việt Nam (số 8, 9, 39, 73 -1997; số 28, 34, 58, 88,90, 96 – 1998).
29. Tạp chí cà phê số 8, 9 10,11, 12 – 1999; số 13 -2000; số 8, 9, 10, 11 -2002.
30. Thị trường giá cả số 9 -1999; 1 – 2000; 5 – 2001; 6 – 2002, 3 - 2003.
31. Báo cáo tóm tắt: Đề án quốc gia về nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam (tháng 5/2003 – của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW - chủ nhiệm chuyên đề Tiến Sỹ Đinh Văn Ân).
32. Báo cáo tóm tắt: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng nông lâm thủy sản Việt Nam: (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản tháng 5 – 2003).
33. Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2000/2001, 2001/2002, 2002/2003 và phương hướng sản xuất, kinh doanh các vụ cà phê tiếp theo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam .
34. Báo cáo tổng kết công tác các năm 2000, 2001, 2002 của Tổng công ty Cà phê Việt Nam .
35. Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 2000 (ngày 4 tháng 1 năm 2000) 36. Giáo trình một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương – Trường ĐH Ngoại Thương – Hà Nội
37. Đề án tổ chức sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty Cà phê từ nay đến 2005 (VINACAFE) trình Thủ tướng Chính phủ.
38. Quyết định 79/2003 TTG ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn đề án tổng thể tổ chức sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty Cà phê Việt Nam .
39. Báo cáo của cơ quan tư vấn quốc tế về dự án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam tháng 4 – 5 /2003.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0518.doc