Thực trạng sản xuất rau, dư lượng kim loại nặng, nitrat và hoá chất bảo vệ thực vật trên rau tại Lào Cai năm 2008-2009

Tài liệu Thực trạng sản xuất rau, dư lượng kim loại nặng, nitrat và hoá chất bảo vệ thực vật trên rau tại Lào Cai năm 2008-2009: ... Ebook Thực trạng sản xuất rau, dư lượng kim loại nặng, nitrat và hoá chất bảo vệ thực vật trên rau tại Lào Cai năm 2008-2009

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4287 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sản xuất rau, dư lượng kim loại nặng, nitrat và hoá chất bảo vệ thực vật trên rau tại Lào Cai năm 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- CAO ĐĂNG KIÊN THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, DƯ LƯỢNG KIM LOẠI, NITRAT VÀ HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN RAU TẠI LÀO CAI NĂM 2008-2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN VIÊN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lào Cai, tháng 10 năm 2009 Tác giả Cao Đăng Kiên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Viên, thầy hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi làm luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh chị em cán bộ của văn phòng Chi cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn. Đề tài không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên cổ vũ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Lào Cai, tháng 10 năm 2009 Tác giả Cao Đăng Kiên MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước đông nam Á BVTV Bảo vệ thực vật CODEX Uỷ ban tiêu chuẩn hoá sản phẩm EC hoặc ND Dạng nhũ dầu ECD Detector cộng kết điện tử. FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Lien hiệp quốc FID Detector ion hoá ngọn lửa FPD Detector quang kế ngọn lửa. GAP Thực hành nông nghiệp tốt GC Sắc ký khí ha Hecta HPLC Sắc ký lỏng cao áp LD50 Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm. MRL Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg; mg/l) MS Detector khối phổ VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm PHI Thời gian cách ly(ngày) WHO Tổ chức y tế thế giới WP Dạng bột tan trong nước DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Dao động dư lượng Cypermethrin trong mẫu nông sản 10 2.2 Tổng hợp lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam đến năm 2007 Các loại thuốc được đăng ký sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam 12 2.3 Tổng hợp dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn lá 13 2.4 Tổng hợp dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn quả 14 2.5 Tổng hợp dư lượng thuốc BVTV trong rau tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 1999 - 2003 15 2.6 Tổng hợp tỷ lệ mẫu phát hiện dư lượng theo các nhóm thuốc 16 2.7 Tổng hợp các nhóm hoạt chất phát phát hiện trên rau và quả 17 4.1 Chủng loại rau được trồng trong vụ Thu Đông năm 2008 25 4.2 Diện tích, sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ Thu Đông năm 2008 27 4.3 Chủng loại rau được trồng trong vụ Xuân hè 2009 29 4.4:Diện tích, sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ xuân hè năm 2009 30 4.5 Số lượng mẫu rau đã được thu thập phân tích 33 4.6 Kết quả phân tích dư lượng thuốc thuốc BVTV trong rau vụ Thu Đông năm 2008 34 4.7 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, Nitrat trong vụ thu đông năm 2008 35 4.8 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau vụ xuân hè năm 2009 36 4.9 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, Nitrat trong rau vụ xuân hè năm 2009 37 4.10 Kết quả phân tích dư lượng thuốc Bestox 5EC(Cypermethrin) và thuốc Ridomil 72WP(Mancozeb) trên rau cải ở các thời gian sau phun khác nhau 39 4.11 Kết quả điều tra sử dụng thuốc BVTV của nông dân Lào Cai vụ xuân hè, vụ thu đông 60 4.12 Kết quả điều tra loại BVTV được sử dụng chủ yếu ở Lào Cai 60 4.14 Điều tra sử dụng phân bón trên rau của nông dân Lào Cai năm 2008 60 4.15 Kết quả theo dõi lượng bao bì thu gom trong 2 vụ thu đông và xuân hè 60 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ lấy mẫu hệ thống trong khảo sát dư lượng thuốc BVTV 22 4.2 Sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ xuân hè năm 2009 32 4.3 Dư lượng hoạt chất Cypermethrin trên rau cải ở các thời gian sau phun khác nhau với nồng độ khuyến cáo 41 4.4 Dư lượng hoạt chất Mancozeb trên rau cải ở các thời gian sau phun khác nhau với nồng độ gấp đôi khuyến cáo 41 4.5 Phần trăm các loại phân bón được nông dân trồng rau tại Lào Cai sử dụng năm 2008 48 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất Bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Xét về các mối quan hệ dinh dưỡng thì sức khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi thay đổi nhỏ của thực phẩm cũng tác động đến sức khỏe có thể theo hướng tích cực hoặc không tích cực. Chính vì tính chất quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe con người, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), sản phẩm nông nghiệp không chỉ còn phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn là hàng hóa xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, nên việc kiểm soát được chất lượng VSATTP ngày càng trở nên cấp thiết, trong đó vấn đề kiểm soát được quy trình sản xuất thực phẩm và các sản phẩm có liên quan được đặt lên hàng đầu. Đối với tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về rau, quả tươi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu đó tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển mở rộng diện tích, đến nay toàn tỉnh có khoảng gần 6.000ha rau các loại với sản lượng khoảng sấp sỉ 65.000 tấn cung cấp đáp ứng 60 - 70% nhu cầu nội tỉnh, còn lại 30 - 40% chủ yếu nhập từ Trung Quốc và các tỉnh lân cận Vĩnh Phúc, Hà Tây ... Năng suất rau xanh cũng được tăng lên hàng năm cùng với trình độ tham canh của các hộ nông dân trong đó có tác động tích cực không nhỏ của phân bón và thuốc vảo vệ thực vật. Tuy nhiên trên thực tế ngoài những tác động tích cực đó ra, do chạy theo lợi nhuận trước mắt, người sản xuất thường lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng sử dụng tràn lan không đúng chủng loại, không đúng kỹ thuật, dùng cả thuốc cấm và không tuân thủ thời gian cách ly... gây ô nhiễm môi trường, để lại tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Hàng năm thường có những vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau có dư lượng thuốc BVTV . Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng – Sở Y tế Lào Cai, năm 2004[8]: xảy ra 3 vụ với 7 người bị ngộ độc thực phẩm do hoá chất BVTV trong rau. Năm 2005[9]: 5 vụ, 13 người bị ngộ độc. Trong khi đó hiện tại Tỉnh Lào Cai vẫn chưa có những đánh giá khách quan nào về chất lượng nói chung và dư lượng thuốc BVTV trên rau sản xuất và lưu thông trên địa bàn nói riêng. Vì vậy sự thật đối với người tiêu dùng tại Lào Cai hiện nay là không biết được những thứ rau mình ăn hàng ngày có an toàn hay không, có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đó không và với mức dư lượng là bao nhiêu. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng sản xuất rau, dư lượng kim loại nặng, nitrat và hoá chất bảo vệ thực vật trên rau tại Lào Cai năm 2008-2009” nhằm đánh giá đúng đắn nguyên nhân, thực trạng dư lượng thuốc BVTV trên rau tại Lào Cai trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, biện pháp giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ người tiêu dùng. 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục đích Nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất rau và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau. Đồng thời đánh giá thực trạng dư lượng của thuốc BVTV, kim loại nặng và nitrat trên một số loại rau chính sản xuất tại Lào Cai. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra tình hình sản xuất rau ở Lào Cai vụ thu đông 2008 và xuân hè 2009. - Điều tra tình hình mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau của nông dân Lào Cai. - Thu thập mẫu và phân tích định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng trên 5 chủng loại rau chính do nông dân Lào Cai sản xuất. - Thí nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc Bestox 5EC và thuốc Ridomil 72WP trên đối tượng cải xanh. - Xây dựng mô hình thu gom bao bì thuốc để làm cơ sở đánh giá đề xuất giải pháp khắc phục. 1.3 Ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế xã hội - Về mặt khoa học: Đề tài đánh giá chính xác thực trạng sử dụng và dư lượng thuốc BVTV trên rau quả tại Lào Cai bằng số liệu, là cơ sở đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý chất lượng rau tại địa phương. - Về mặt kinh tế: Giảm chi phí thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả sản xuất rau góp phần xoá đói giảm nghèo. - Về mặt xã hội: Nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người sản xuất rau, hạn chế ô nhiễm môi trường, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ và tạo lòng tin cho người tiêu dùng khi sử dụng các loại rau do nông dân Lào Cai sản xuất. 2. TỔNG QUAN TÀI LỊÊU 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2.1.1 Tình hình chung về nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Việc phun thuốc BVTV lên cây trồng có thể dẫn tới sự tồn lưu của thuốc vào thời điểm thu hoạch nông sản. Khả năng tồn lưu của thuốc BVTV trên cây một thời gian là cần thiết để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhưng điều đó lại ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng và môi trường sinh thái. Vì vậy tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra tài liệu hướng dẫn bố trí thí nghiệm khảo sát dư lượng thuốc BVTV nhằm cung cấp số liệu để đăng ký sử dụng thuốc BVTV và thiết lập mức dư lượng tối đa cho phép[ 38 ], làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu dư lượng thuốc BVTV. Các thí nghiệm khảo sát nhằm mục đích: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả thuốc BVTV. Xác định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc BVTV trên nông sản trong điều kiện khí hậu, tập quán canh tác của từng quốc gia khác nhau. Khuyến cáo thời gian cách ly an toàn đối với từng loại thuóc BVTV trên từng loại nông sản, trong từng điều kiện cụ thể. Các thí nghiệm khảo sát dư lượng được thiết kế trên cơ sở quy trình sử dụng thuốc BVTV chính thức theo tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice - GAP). Tổ chức FAO đã đưa ra định nghĩa các thuật ngữ trên như sau: *Quy trình sử dụng thuốc BVTV chính thức: Là sự khuyến cáo tối ưu cho việc sử dụng thuốc BVTV trong mọi công đoạn sản xuất (nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, phân phối và chế biến) nông sản mà lượng thuốc BVTV dùng ít nhất. Nhưng lại mang lại hiệu quả diệt trừ sâu bệnh hại cao nhất và để lại dư lượng ít nhất trong nông sản. * Mức dư lượng tối đa cho phép(MRL): Là nồng độ tối đa một loại thuốc BVTV được chấp nhận cho phép tồn tại trong nông sản, thưc phẩm hay thức ăn gia súc mà không gây độc hại cho người và vật nuôi và được biểu thị bằng mg thuốc BVTV trong 1 kg nông sản hàng hoá. * Thời gian cách ly (PHI): Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc BVTV lần cuối đến khi thuốc BVTV phân huỷ đạt thấp hơn hay bằng mức dư lượng tối đa cho phép (lúc này được phép thu hoạch nông sản). Để bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng nông sản cần dữ đúng thời gian cách ly khi phun thuốc BVTV [40]. Hiện nay trên thế giới các nước đặc biệt là các nước đang phát triển rất quan tâm đến nông nghiệp sạch, đặc biệt là sản phẩm rau sạch. Vấn đề này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, người sản xuất, người tiêu dùng quan tâm. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế gới (WHO) đã đưa ra quy định (Codex) về dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV trong nông sản. WHO đã đưa ra quy định xác định dư lượng thuốc BVTV trong phân tích dư lượng thuốc BVTV với nông sản. Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Isarel, Ấn độ[24]…và một số nước trong khu vực như: Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Nigeria…đã tiến hành các công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật, quản lý, kiểm tra chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu[16]. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau quả của Đài Loan, hệ thống giáo dục và thẩm định để tăng cường áp dụng an toàn thực phẩm tại Đài Loan, hướng dẫn sản xuất rau an toàn của trường đại học Ohio – Mỹ.[32] Nhìn chung các nội dung nghiên cứu thường tập trung theo hướng: - Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều loài sâu bệnh (miễn dịch ngang). - Nghiên cứu phát minh và phát triển các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng. - Nghiên cứu chế tạo ra các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ (Organic farming) trong sản xuất rau. Đi đầu trong các lĩnh vực này là Hoa Kỳ, các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước có nhiều thành tựu trong sản xuất rau an toàn. 2.1.2 Các phương pháp đã được nghiên cứu, ứng dụng phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau quả tươi Hiện nay kỹ thuật phân tích dư lượng thuốc BVTV trên thế giới phát triển rất nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là nông sản thực phẩm. Các phương pháp có thể xác định hầu hết các thuốc BVTV đang được sử dụng hiện nay là phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí và sắc ký lỏng cao áp với các detector chọn lọc. - Phương pháp sắc ký lớp mỏng[34]: Là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tiến hành được với hầu hết các thuốc BVTV trong mọi phòng thí nghiệm khi cần định tính và bán định lượng. Bản mỏng được làm bằng thuỷ tinh phẳng, kích thước 10x10cm, 20x 20cm dải đều lớp huyền phù silicagel, oxi nhôm, than hoạt tính...dày 0,5mm hoặc các bản mỏng đã dải sẵn các chấy hấp phụ. Sấy khô bản mỏng chám dịch chiết lên bản mỏng cách mép dưới 1,5 cm. Khi dung môi bay hơi hết đặt thẳng đứng bản mỏng và bình chứa dung môi triển khai (chiều cao lớp dung môi 1cm) đậy kín bình. Khi dung môi lan lên cách mép trên bản mỏng 2 cm đưa ra ngoài, chờ bay hết dung môi và phun lên bản mỏng hoá chất để nhận biết. Khi đó các hoạt chất trong mẫu được tách ra khỏi nhau và đặc trưng bằng hệ số chạy Rf (tỷ số khoảng cách hoạt chất di chuyển được trên bản mỏng từ tâm vết so với khoảng cách dung môi di chuyển. Thông qua giá trị Rf có thể định tính và bán định lượng được trên diện tích vết[12] Ở việt Nam phương pháp sắc ký lớp mỏng được áp dụng để phân tích Methyl parathion, Dimethoate trong gạo, đậu tương, chè...[20], [21], [22], [23]. Sắc ký lớp mỏng gần đây đã được sử dụng để phân tích nhanh, bán định lượng dư lượng của môt số thuốc trừ sâu nhóm photpho hữu cơ và thuốc trừ bệnh trong rau quả. - Phương pháp sắc ký khí[29][31][35]: Đây là một trong những phương pháp phân tích nhanh, độ nhậy cao và có hiệu quả tách tốt nên được sử dụng rộng rãi trong phân tích dư lượng thuốc BVTV trên nông sản. Qúa trình tách triết được thực hiện trong cột sắc ký, có 2 loại cột là cột nhồi và cột mao quản. + Cột nhồi: Cột sắc ký khí lỏng, các pha tĩnh là chất lỏng tẩm trên chất mang rắn. Cột sắc ký khí rắn, các pha tĩnh là chất hấp phụ rắn. Kích thước trong của cột thường dùng là > 20µm, cột nhồi mao quản <2mm. + Cột mao quản: Cột fused silica kích thước cột có đường kính trong nhỏ hoặc hẹp < 100 µm; cột có đường kính trong trung bình 100 - 320 µm; cột có đường kính trong lớn hơn 320µm. Pha tĩnh đóng vai trò chính trong việc tạo nên tương tác cần thiết để các cấu tử tách ra khỏi nhau và không được phản ứng với khí mang, chất mang rắn và cấu tử cần tách. Phương pháp phân tích sắc ký khí dùng trong phân tích dư lượng thuốc BVTV có nhiều loại detector cộng kết điện tử (ECD), detector nhiệt ion hoá kiềm ngọn lửa (AFID hay NPD) detector quang kế ngọn lửa (FPD) detector khối phổ..... + Chất mang: Tạo bề mặt trơ cho pha tĩnh, tính chất lý, hoá của chất mang được biểu thị bằng trọng lượng riêng(g/cm3) diện tích bề mặt (m2/g hay m3/cm3), pH và độ trơ. Độ trơ của chất mang là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong phân tích dư lượng thuốc BVTV, một số chất mang trơ thường được dùng như Gas chrom Q, Chromosorb WHP và Supecoport Anakron ASB... Chất mang đầu tiên được rửa bằng HCl để loại tạp chất khoáng sau đó được rửa đến môi trường trung tính. + Pha tĩnh: Đặc tính quan trọng nhất của pha tĩnh là độ chọn lọc, ổn định nhiệt và độ nhớt. Việc lựa chọn nhồi cột tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Nếu cần phân tích số lớn mẫu chứa cùng loại thuốc BVTV có thể dùng silicon SE -30%, Silicon OV-101, OV -22, NPGS trên chromosorb WHP hoặc Gas chrom Q và SP 1,95%-2401+ 1,5%SP - 2250 trên supecoport. - Phương pháp sắc ký lỏng cao áp [26][30][34]: Ra đời từ cuối những năm 60 trên cơ sở sắc ký cột cổ điển như sự phát triển của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật chế tạo máy chịu áp lực và chất nhồi, phương pháp này phát triển nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dược phẩm, hoá sinh, nông dược, môi trường.... Cột tách trong phương pháp sắc ký lỏng cao áp được chế tạo bằng vật liệu thép không rỉ, chịu áp lực, dài từ 10-25cm, đường kính trong cột nhồi là 4,6 mm, cột micro bore là 2,1mm. Hiện nay, người ta đang tiến tới sử dụng loại cột mao quản có đường kính là 0,3mm. Vật liệu nhồi là silicagel hoạt hoá, silicagel được biến tính bằng cách gắn lên bề mặt các nhóm thế như C2, C8, C18, NH2, phenyl ... hoặc các polime, các chất trao đổi ion ..., kích thước hạt 3-7µm được nhồi vào cột ở dạng huyền phù trong hỗn hợp metanol-cloroform dưới áp suất cao. Tuỳ thuộc vào bản chất nhồi cột mà chia thành sắc ký pha thuận, pha đảo, thẩm thấu qua gel hoặc sắc ký trao đổi ion. Pha động là các dung môi hoặc hỗn hợp dung môi hữu cơ. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp thừng dùng các loại detector như tử ngoại khả biến (UV-VIS), huỳnh quang, điện hoá, diot quang hoặc kết hợp sắc ký lỏng cao áp với khối phổ. 2.1.3 Quá trình tồn dư dư lượng thuốc BVTV trong nông sản và thực vật Thuốc BVTV đi vào cây trồng bằng con đường trực tiếp (do phun, rắc lên cây) hay gián tiến (qua đất, nước, không khí bị ô nhiễm thuốc BVTV) thuốc BVTV ở trên cây và nông sản có thể gây hại cho cây trồng (ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, thậm chí còn làm giảm năng suất) hay ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, gây ngộ độc cho người và gia sức sử dụng nông sản đó. Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào các bộ phận của cây. Tốc độ xâm nhập và hàm lượng của thuốc BVTV rất khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc của các bộ phận đó. Khi phân tích hàm lượng cypermethrin có trong các bộ phận của quả táo cho thấy hàm lượng trong vỏ quả táo cao gấp 9 lần so với thịt quả. Thuốc BVTV thường tồn tại với hàm lượng lớn trong vỏ của một số loại quả như táo, lê, đậu và lúa. Nhưng sự phân bố này cũng không đồng nhất trong một nhóm thực vật. Theo FAO/WHO [39] hàm lượng Cypermethrin trong ruột quả táo ít hơn trong vỏ quả tào tới 10% nhưng ở quả lê hàm lương Cypermethrin trong ruột quả ít hơn trong vỏ quả tới 30%. Dư lượng thuốc BVTV ở phía ngoài của cây chịu ảnh hưởng rất lớn của ánh sáng mặt trời và mưa. Dư lượng thuốc BVTV bị rửa trôi tuỳ thuộc vào loại hoạt chất và cách phun thuốc lên cây, khoảng thời gian từ khi phun thuốc sử lý đến khi có mưa và tuỳ loại cây trồng. VD như mưa làm giảm 50% lượng captan trong cây anh đào trong khi dư lượng captan trong quả anh đào không hề thay đổi[37]. Quá trình di chuyển thứ cấp có thể làm tăng mức dư lượng thuốc BVTV trong cây trồng. VD như quá trình bốc hơi từ đất hoặc quá trình nắng đọng bụi có chưa dư lượng thuốc BVTV. Đó là một trong những yếu tố cơ bản tích tụ thuốc BVTV. Do có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dư lượng thuốc BVTV ở các bộ phận khác nhau của cây nên muốn xác định tình hình dư lượng thuốc BVTV trên cây cần lấy số lượng lớn mẫu phân tích ở mọi bộ phận của cây mới mong đạt được độ chính xác cần thiết. Mặc dù vậy, kết quả phân tích dư lượng giữa các mẫu vẫn có sự chênh lệnh nhau lớn. VD khi phân tích dư lượng Cypermethrin trong quả anh đào và quả táo cho thấy có sự dao động khá lớn.[36][10] Bảng 2.1: Dao động dư lượng Cypermethrin trong mẫu nông sản Mẫu Kg hoạt chất/ha sử dụng Sau phun (ngày) Thời gian cách ly(ngày) Số mẫu Dư lượng mg/kg R Rmax Rmin CV Táo 0,0048-0,012 1-12 7 12 0,58 1,20 0,10 0,69 Đào 0,005-0,01 1-5 6-7 7 0,63 1,80 0,08 0,95 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Do nhu cầu bảo vệ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp ở nước ta hiện ngày càng tăng về số lượng và chủng loại. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận do thuốc bảo vệ thực vật đem lại, thì việc để lại dư lượng thuốc BVTV trong nông sản gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng rất dễ xảy ra nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Theo cục BVTV trong 10 năm trở lại đây số lượng doanh nghiệp sản xuất cung ứng thuốc BVTV tăng gấp 2 lần; số hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng tăng gấp 3 lần; số tên thương phẩm tăng 5 lần; khối lượng thuốc nhập khẩu tăng 1,5 lần. Cụ thể tại bảng tổng hợp sau.[13] Bảng 2.2. Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến năm 2007 Năm Tổng lượng (tấn TP) Tỷ lệ các nhóm thuốc (%) Tổng giá trị (triệu USD) Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ Thuốc khác 1991 20.300 83,3 9,5 4,1 3,1 22,5 1992 23.100 75,4 7,0 15,6 2,0 24,5 1995 25.666 64,1 13,5 19,4 3,0 100,4 1998 42.000 47,9 24,3 26,7 1,1 196,7 2000 33.637 50,1 27,4 19,7 2,8 158,0 2002 37.081 40,3 32,6 25,3 1,8 150,0 2003 36.018 37,5 28,3 30,3 3,9 166,0 2006 71.345 42,1 25,0 28,4 4,5 291,0 2007 75.805 37,0 28,2 29,8 5,0 352,6 Lượng thuốc trừ sâu có su thế giảm dần từ 83,3% năm 1991 xuống còn 37% năm 2007 trong khi đó thuốc trừ cỏ có xu thế tăng dần từ 4,1% năm 1991 lên 29,8% năm 2007, với mức tăng, giảm lượng các nhóm thuốc chủ yếu ở nước ta trong 10 năm trở lại đây so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... thì ở mức tương đương nhưng so với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì còn thấp hơn nhiều. Trước năm 1998 thuốc BVTV nhập khẩu chủ yếu là thuốc trừ sâu và đa số sử dụng cho cây lúa. Đến năm 2004 có khoảng 75% tổng lượng thuốc dùng cho lúa, hơn 10% dùng cho rau và khoảng 12% cho các cây trồng khác. Năm 1997: Có 80 Công ty, có 111 hoạt chất với 259 tên thương phẩm. Khối lượng nhập khẩu: 24.580 tấn đến năm 2007 có 158 Công ty, doanh nghiệp sản xuất cung ứng thuốc BVTV, 774 tên hoạt chất được phép sử dụng, 2242 tên thương phẩm[1]. Khối lượng nhập khẩu 75.805 tấn Bảng 2.3:Các loại thuốc được đăng ký sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam năm 2003.[1][6][13] Chủng loại thuốc Được phép sử dụng Hạn chế sử dụng Cấm sử dụng Hoạt chất Thành phẩm Hoạt chất Thành phẩm Hoạt chất 1. Thuốc trừ sâu 292 959 6 11 21 2. Thuốc trừ bệnh 221 654 - - 6 3. Thuốc trừ cỏ 130 400 - - 1 4. Thuốc trừ chuột 13 20 1 3 1 5. Thuốc ĐHST 44 102 - - - 6. T. dẫn dụ CT 5 7 - - - 7. Thuốc trừ ốc 15 74 - - - 8. Thuốc hỗ trợ 4 5 - - - 9. Thuốc trừ mối 10 10 2 2 - 10. Thuốc BQLS 5 6 4 4 - 11. T. khử trùng kho 5 5 3 9 - Tổng cộng 774 2242 15 29 29 Ghi chú: Hoạt chất bao gồm cả dạng dạng đơn và hỗn hợp. 2.2.2 Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 2.2.2.1 Dư lượng thuốc BVTV được phát hiện trên rau tại Hà Nội từ 2000-2004 2.2.2.1.1 Dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn lá [14] Các loại rau ăn lá được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV là rau cải, rau muống (2000, 2001, 2003 và 2004)[3][4][5] cải bắp (2002). Kết quả kiểm tra cho thấy: Tỷ lệ mẫu xác định có dư lượng thuốc BVTV khác nhau đối với từng loại rau ăn lá, trong đó rau cải là khoảng 48,1%; rau muống là 30,4%; cải bắp là 46,7% số mẫu kiểm tra. Năm 2000 và 2001, tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép (MRL), rau cải là 4,2%, rau muống là 4,9% và cải bắp là 6,6% số mẫu kiểm tra. Trong năm 2003, tỷ lệ này tăng nhiều ở rau cải là 12% và rau muống là 8,5% số mẫu kiểm tra. Bảng 2.4. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn lá ở Hà nội từ năm 2000-2004[14] Loại rau Năm Tổng số mẫu Tỷ lệ mẫu (%) Không có dư lượng Có dư lượng Có dư lượng > MRL Rau cải 2000 2001 2003 2004 279 264 102 36 41,2 54,1 49,0 36,1 54,5 41,7 38,2 55,6 4,3 4,2 12,8 8,3 Rau muống 2000 2001 2003 2004 279 264 153 36 67,0 62,5 54,2 63,9 29,4 31,4 37,3 33,3 3,6 6,1 8,5 2,8 Cải bắp 2002 60 46,7 46,7 6,6 MRL: Mức dư lượng tối đa cho phép Đặc biệt, trong các mẫu rau cải và rau muống được kiểm tra ở các cửa hàng rau sạch (63 mẫu mỗi loại năm 2000 và 48 mẫu mỗi loại năm 2001)[3] tỷ lệ mẫu xác định có dư lượng thuốc BVTV tương đối cao (39,7% mẫu rau cải năm 2000; 30,4% mẫu rau muống năm 2001) và không có sự khác biệt lớn so với rau mua ở chợ thông thường (35,4% mẫu rau cải năm 2001; 31,2% mẫu rau muống năm 2001)[3]. Loại thuốc BVTV xác định thấy trong các mẫu rau ăn lá chủ yếu là nhóm pyrethroid (cypermethrin và permethrin). Năm 2001, số mẫu rau muống có dư lượng methamidophos (thuốc cấm sử dụng) cao, chiếm 7,9% số mẫu kiểm tra. Cá biệt có một số mẫu có dư lượng vượt mức dư lượng tối đa cho phép hơn 50 lần (trichlorfon 11,21 mg/kg trong rau cải; methamidophos 16,3 mg/kg trong rau muống). 2.2.2.1.2 Dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn quả tại Hà Nội từ năm 2001-2004 Các loại rau ăn quả được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV là dưa chuột, dưa leo, đậu đỗ. Kết quả nghiên cứu 248 mẫu rau ăn quả cho thấy: Đậu đỗ và dưa chuột là hai loại rau có số mẫu xác định thấy dư lượng thuốc BVTV rất cao (51,5% mẫu đậu đỗ, 41,6% mẫu dưa chuột) và số mẫu đậu đỗ có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép là 18,9% (2001) và 27,5% (2003)[5]; mẫu dưa chuột là 10,0% (2002)[4]. Không xác định thấy mẫu dưa leo nào có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép. Năm 2004, trong 105 mẫu cà chua được phân tích, tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép là 2,9% Bảng 2.5. Tỉnh hình dư lượng thuốc BVTV trong rau ăn quả ở Hà Nội từ 2001-2004[14] Loại rau Năm Tổng số mẫu Tỷ lệ mẫu (%) Không có dư lượng Có dư lượng thuốc Có dư lượng > MRL Đậu đỗ 2001 2003 2004 132 102 36 29,6 28,4 55,5 51,5 44,1 30,6 18,9 27,5 13,9 Dưa chuột 2001 2002 2004 24 60 75 46,4 55,0 69,3 41,6 35,0 26,7 12,0 10,0 4,0 Dư leo 2001 132 97,7 2,3 0 Cà chua 2004 105 58,1 39,0 2,9 2.2.2.2 Dư lượng thuốc BVTV được phát hiện trên rau tại thành phố Hồ Chí Minh từ 199-2003. 2.2.2.2.1 Dư lượng thuốc BVTV trong rau (Rau cải, rau muống, cà chua, đậu đỗ) [15] Các loại rau được nghiên cứu kiểm soát dư lượng thuốc BVTV là rau cải, rau muống cà chua và đậu đỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ mẫu xác định có dư lượng thuốc khác nhau từng năm, cao nhất là các năm 1999 (73,3%) và 2003 (52,4%); Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) năm 1999 là 23,3% và năm 2003 là 36,0%. Trong năm 2003[15], tỷ lệ này tăng nhiều ở rau cải là 12% và rau muống là 8,5% số mẫu kiểm tra. Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc cấm sử dụng trên rau là 16,7% (1999) và 11,6% (2003) Bảng 2.6. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trong rau tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1999 - 2003 Năm Số mẫu phân tích Mẫu có dư lượng thuốc (%) Mẫu có dư lượng vượt MRL (%) Mẫu có dư lượng thuốc cấm (%) 1999 2000 2001 2002 2003 30 202 72 180 189 73,3 30,4 20,8 39,4 52,4 23,3 9,8 5,6 12,8 36,0 16,7 0,0 0,0 3,3 11,6 2.2.2.2.2 Loại thuốc BVTV có dư lượng trong rau [15] Loại thuốc BVTV xác định có dư lượng trong rau chủ yếu là nhóm pyrethoid (cypermethrin, fenvalerate) chiếm trên 60%, nhóm lân hữu cơ là 8-10%, nhóm clo hữu cơ là 5-8,4%, tuy nhiên, đáng lo ngại là một số loại thuốc cấm sử dụng như endosulfan vẫn xác định thấy dư lượng trong một số mẫu rau[15] Bảng 2.7. Tỷ lệ mẫu rau ăn quả được phát hiện có dư lượng thuốc BVTV theo các nhóm thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1999-2002 Nhóm Tỷ lệ mẫu phát hiện (%) 1999 2000 2001 2002 Clo hữu cơ Lân hữu cơ Carbamate Cúc tổng hợp Nhóm khác 10,5 12,6 7,4 60,5 9,0 8,0 10,8 11,2 67,8 2,2 5,5 4,8 17,3 67,7 4,9 8,4 8,6 12,5 56,7 13,8 2.2.2.2.3 Các hoạt chất thuốc BVTV thường phát hiện dư lượng trong rau Qua kết quả thực trạng dư lượng thuốc trong một số rau, quả, chè khô tại khu vực Hà Nội[11] và Tp. Hồ Chí Minh (1998, 2000, 2002, 2003, 2004) [3][4][5][15] có thể đánh giá như sau: - Tỷ lệ mẫu tìm thấy dư lượng thuốc trong các mẫu nông sản là khá cao: rau cải là 48,1%; rau muống là 30,4%; cải bắp là 46,7%; đậu đỗ là 51,5%; dưa chuột là 41,6%; dưa leo là 2,3%; dưa lê là 36,9%; nho là 53,3%; chè là 46,7%. Các loại quả cam, quýt, lê, táo không tìm thấy dư lượng thuốc bảo quản nhóm benzimidazole. - Tỷ lệ mẫu tìm thấy dư lượng thuốc vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép chỉ vào khoảng 10% tổng số mẫu kiểm tra. Cụ thể là: rau cải là 4,2%; rau muống là 4,9%; cải bắp là 6,6%; đậu đỗ là 18,9%; dưa chuột là 12,0%; dưa lê là 9,5%; nho là 26,7%; chè là khoảng 10%. Không có mẫu dưa leo nào vượt quá MRL. - Nhóm thuốc BVTV để lại dư lượng trong nông sản nhiều nhất là pyrethroid, khoảng 75% số mẫu tìm thấy dư lượng, trong đó chủ yếu là thuốc cypermethrin, fenvalerate, permethrin. [5][15] - Một số loại thuốc cấm sử dụng như methamidophos, vẫn tìm thấy dư lượng trong rau muống (7,9% số mẫu rau muống kiểm tra) hay dicofol, endosulfan trong chè mạn [5] - Các loại rau ăn lá và đậu đỗ là loại nông sản có nguy cơ ô nhiễm thuốc rất cao, có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Một số mẫu có dư lượng vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép hơn 50 lần (trichlofon 11,21 mg/kg trong rau cải; methamidophos 16,32 mg/kg trong rau muống). [3][4][5][15] Bảng 2.8. Các nhóm hoạt chất thuốc BVTV chính được phát hiện trên rau và quả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 2000-2004 Chủng loại Nhóm Clo hữu cơ Nhóm Lân hữu cơ Nhóm Carbamate Nhóm Cúc tổng hợp Rau Endosulfan Profenophos Dimethoate Methamidophos Chorpyriphos Fenobucarb Isoprocarb Cypermethrin Fenvalerate Permethrin Quả Endosulfan Dimethoate Fenobucarb Cypermethrin Fenvalerate 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu - Thuốc BVTV dùng trong thí nghiệm gồm: * Thuốc Bestox 5 EC hoạt chất Alpha- Cypermethrin [17] Đặc tính: Thuốc kỹ thuật dạng đặc sệt (ở 600C chuyển thành dạng dung dịch lỏng), hầu như không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ, tương đối bền trong môi trường trung tính và axit nhẹ, thủy phân trong m._.ôi trường kiềm, quang giải yếu; không ăn mòn kim loại; thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 215mg/kg, LD50 dermal: 1600mg/kg, ADI: 0,05mg/kg, MRL: sữa 0,01 3-4 ngày, chè khô 20mg/kg, PHI: rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3-4 ngày, bắp cải 14 ngày, rau ăn củ (nếu tươi gốc), hành 21 ngày. Thuốc độc đối với ong mật. (Giáo Trình Hóa BảoVệ Thực Vật Chương 3 PGs. Ts. Trần Văn Hai 64 ). Alpha- Cypermethrin tác dụng tiếp xúc và vị độc, có phổ tác động rất rộng, trừ được nhiều loại sâu và nhện hại, đặc biệt là côn trùng thuộc bộ cánh vẩy. Lượng dùng từ 25-200g a.i/ha hoặc 200-500ml chế phẩm/ha, tuỳ thuộc vào loại cây trồng ngoài đồng. Alpha-Cypermethrin còn được dùng trừ ve, bét, chấy, rận cho vật nuôi (100-150mg a.i/lít nước tắm cho vật nuôi), trừ ruồi, muỗi trong nhà (50-75mg a.i/m2, hiệu lực kéo dài 42- 72 ngày). Alpha-Cypermethrin được gia công thành dạng sữa 10-400g a.i/lít, dạng ULV (5- 50g a.i/lít), dạng hỗn hợp với Lân hữu cơ (như Polytrin-P440). Thuốc có độ độc trung bình đối với người và gia súc. Ở liều lượng khuyến cáo và điều kiện canh tác bình thường, thuốc ít gây độc cho cá trên ruộng lúa. Không độc đối với chim. Ít độc đối với thiên địch, với côn trùng có ích, giun đất... * Thuốc Ridomil 72WP(8% Metalaxyl + 64% Mancozeb ) [18] Hoạt chất Mancozeb, tên hóa học Mangan etylenbis (dithiocacbamat) (polimeric) phức hợp với muối kẽm. Đặc tính: Mancozeb là loại phức chất của kẽm và Manzeb gồm 20% muối mangan và 2,55% muối kẽm. Là loại bột màu vàng hung, không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi trường khô nhưng thủy phân trong môi trường nóng, ẩm và axit. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: 8000-11200mg/kg, LD50derma:>15000mg/kg, ADI: 0,05mg/kg, MRL: rau, quả 2mg/kg, dưa chuột, cà chua 1mg/kg(tính theo cacbondisunfua); PHI: dưa chuột, cà chua 4 ngày, rau ăn lá, thuốc lá, khoai tây 7 ngày, cây ăn quả 21 ngày. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật.Sử dụng: Mancozeb được sử dụng trừ bệnh sương mai cà chua, khoai tây, bệnh đốm lá cà chua, bệnh thối khô quả cây ăn quả, bệnh gỉ sắt hại cây cảnh, bệnh mốc xanh thuốc lá….lượng dùng từ 1,4-1,9 kg ai/ha. Mancozeb hỗn hợp với metalaxyl dạng bột thấm nước có tên là Ridomil Mz WP (8% Metalaxyl + 64% Mancozeb) còn được gọi là Ridomil – Mancozeb dùng để trừ nhiều loại nấm bệnh như bệnh phấn trắng nho và hoa bia (250g/100 lít nước), bệnh thối nõn và bệnh thối gốc dứa (Phytopthora spp) theo phương pháp nhúng hom (750g/100 lít nước) hay phun đẫm lá (6kg/ha), bệnh mốc sương cà chua, khoai tây (2,5kg/ha)…(Trần Văn Hai, 2002). - Bình bơm tay deo vai loại thể tích 8 lít nước. - Dây nilon, túi đựng mẫu, túi cách nhiệt bảo quản mẫu, thùng xốp đựng mẫu, dao, kéo băng dính giấy… - Các loại rau gồm: Rau cải bắp, cải ngọt, rau muống, dưa chuột, đậu đũa, cà chua. - Ruộng diện tích 800m2 để bố trí thí nghiệm phun thuốc xác định thời gian cách ly. 3.2 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình sản xuất rau ở Lào Cai. - Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau, tình hình kinh doanh buôn bán thuốc BVTV tại Lào Cai. - Phân tích xác định dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và nitrat trong rau sản xuất tại Lào Cai. - Thí nghiệm xác định thời gian cách ly đối với thuốc trừ sâu Bestox 5EC và thuốc trừ bệnh Ridomil 72WP trên rau cải ngọt. - Xây dựng mô hình thu gom bao bì thuốc BVTV tại 4 xã vùng raổctngj điểm của tỉnh Lào Cai là phường Bình Minh, xã Vạn Hoà thành phố Lào Cai, xã Sơn Hải, thị trấn Lu huyện Bảo Thắng. - Đề xuất các giải pháp quản lý thuốc BVTV hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau quả bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường sinh thái. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra tình hình sản xuất rau tại Lào Cai Thu thập số liệu và thôn tin về các loại rau, diện tích, năng suất, sản lượng từ các phòng ban chuyên môn của các huyện, thành phố và từ cục thống kê Lào Cai. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các cán bộ kỹ thuật và nông dân có liên quan đến sản xuất rau tại tỉnh Lào Cai. 3.3.2 Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV và kinh doanh thuốc BVTV ở Lào Cai - Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng rau tại Lào Cai: Tiến hành điều tra thử 5-10 hộ để thu thập thông tin và chỉnh sửa hoàn thiện nội dung phiếu điều tra. Chọn Ngẫu nhiên mỗi một xã 20 hộ nông dân trồng rau có diện tích từ 3 sào bắc bộ trở nên. Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi theo phiếu. Đồng thời tại các hộ này chúng tôi tiến hành phát các phiếu ghi nhật ký đồng ruộng và yêu cầu nông dân hợp tác để ghi chép các biện pháp đã được sử lý trên đồng ruộng như bón phân, phun thuốc trong suốt vụ rau từ khi làm đất đến khi thu hoạch. Định kỳ hàng tháng chúng tôi tiến hành thu thập thông tin và phúc tra kết quả ghi chép của nông dân. Việc ghi chép này sẽ giúp cho việc chọn hoạt chất thuốc cần phân tích trong nội dung thu thập mẫu rau phân tích sát với thực tế và chính xác hơn. Đồng thời dựa theo kết quả ghi chép nhật ký đồng ruộng của các hộ nông dân cũng sẽ biết được các chủng loại thuốc được sử dụng và lượng phân bón dùng cho mỗi loại rau trong từng vụ rau. - Điều tra tình hình buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh: Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 60 đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng các phiếu điều tra đã được chuẩn bi sẵn theo các nội dung thông tin cần thu thập. Sau đó tổng hợp số liệu và lên bảng biểu. 3.3.3 Phương pháp thu thập mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và nitrat trên rau vụ thu đông 2008 và xuân hè 2009 tại Lào Cai. - Thu thập mẫu: Thu thập mẫu một số loại rau theo quyết định Bộ Nông nghiệp &PTNT (1999) về phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV 10 TCN 386-99 Cách lấy mẫu: [2] Độ chính xác của các phương pháp lấy mẫu tăng lên theo kích thước mẫu và tính chất phức tạp của sơ đồ lấy mẫu: Mẫu đơn và mẫu tổng hợp. Giá trị dư lượng thuốc BVTV trong mẫu đơn có thể dao động rất lớn (với hệ số biến động khoảng 100%). Vì vậy, số lượng mẫu phân tích phải rất lớn để đạt độ tin cậy cần thiết. Việc nghiên cứu dư lượng thuốc BVTV khi đó sẽ trở lên rất tốn kém. Đối với mẫu tổng hợp sự biến động giảm khi kích thước mẫu tăng nên số lần phân tích để đạt độ tin cậy cần thiết ít hơn trường hợp mẫu đơn. Vì thế trong phương pháp nghiên cứu dư lượng người ta thường lấy mẫu tổng hợp và thường áp dụng sơ đồ lấy mẫu hệ thống theo thứ tự thời gian, không gian đều đặn. Một vài ví dụ cách lấy mẫu hệ thống hình 3.3. Hình 3.1: Sơ đồ lấy mẫu hệ thống trong khảo sát dư lượng thuốc BVTV Tiến hành thu mẫu tại những ruộng chuẩn bị và đang thu hoạch, lấy ngẫu nhiên tại các điểm theo hình chữ X(5 điểm chéo góc) sau đó làm đồng nhất mẫu. Đối với bắp cải mỗi một điểm theo hình chữ X sẽ lấy 1 cây là 1 mẫu đơn. Đối với dưa chuột, đậu đũa và cà chua tại mỗi điểm sẽ lấy các mẫu theo 3 tầng quả phân bố đều từ trên, giữa và dưới. Lượng mẫu thu thập để phân tích cụ thể đối với từng chủng loại như sau: Đậu đỗ, cà chua, dưa chuột: 1 kg/ mẫu. Bắp cải, rau cải: 2kg/mẫu Mẫu sau khi lấy, được đựng trong túi polyetylen và chuyển đến nơi dâm mát khô dáo. Vì điều kiện xa phòng thí nghiệm phân tích nên mẫu được đưa bảo quả lạnh và trong quá trình vận chuyển có sử dụng đá khô để gữ nhiệt độ tránh hiện tượng thối hỏng mẫu. Số lượng mẫu: Mỗi vùng thực hiện đề tài tiến hành lấy 5 mẫu trung bình/ 1 loại rau rồi gửi đi phân tích. 3.3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm phun thuốc và phân tích dư lượng trừ sâu Bestox 5EC và thuốc trừ bệnh Ridomil 72WP để xác định thời gian cách ly thích hợp - Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tại vùng rau chuyên canh thuộc tổ 7 phường Bình Minh thành phố Lào Cai. - Đối tượng thí nghiệm được tiến hành với rau cải xanh ngắn ngày (cải ngọt) - Điều kiện canh tác: Phân bón được bón theo tập quán canh tác của nông dân địa phương. Thuốc BVTV khác được sử dụng nhưng phun trước khi thu hoạch ít nhất 10-14 ngày. chế độ tưới tiêu theo phương pháp tưới rãnh hoặc luống và ngừng tưới nước 1 ngày trước khi sử lý thuốc. Công thức 1 : Phun thuốc Bestox 5EC với liều lượng theo khuyến cáo là 10ml thuốc cho 1 bình 8 lít nước tương đương với 0,8 lít thuốc thương phẩm/ha. Công thức 2: Phun thuốc Bestox 5EC với liều lượng gấp đôi khuyến cáo là 20ml thuốc cho 1 bình 8 lít nước tương đương với 1,6 lít thuốc thương phẩm/ha. Công thức 3: Phun thuốc Ridomil 72WP liều lượng theo khuyến cáo là pha 30g thuốc/bình bơm 8 lít nước tương đương với 2,5kg thuốc thương phẩm/ha. Công thức 4 : Phun thuốc Ridomil 72WP liều lượng theo khuyến cáo là pha 60g thuốc/bình bơm 8 lít nước tương đương với 5kg thuốc thương phẩm/ha. Thí nghiệm được bố trí theo các luống rau gieo trồng và được nhắc lại ở diện hẹp. Phương pháp phun thuốc: Sử dụng bình bơm tay đeo vai loại 8 lít pha lượng thuốc theo công thức và phun đồng đều cả mặt luống không để thuốc bay sang các ô khác. - Thu thập mẫu tại các ô thí nghiệm: Trên mối ô thí nghiệm tiến hành lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm lấy 0,5 kg sau đó tiến hành trộn mẫu để thành mẫu trung bình đem đi phân tích. - Thời gian thu mẫu: Sau khi phun thuốc tại các công thức chúng tôi tiến hành lấy mẫy tại các thời điểm là 3, 5, 7, 10 ngày sau phun. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập và xử lý thống kê theo phương pháp thông dụng trên các chương trình Excell. 3.3.5 Phương pháp xây dựng mô hình thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng ở 4 xã, phường trồng rau tại Lào Cai năm 2008-2009 - Địa điểm xây dựng mô hình: Tại vùng rau của 4 xã, phường trong tỉnh gồm: + Phường Bình Minh, xã Vạn Hoà thành phố Lào Cai. + Xã Sơn Hải, thị trấn phố Lu huyện Bảo Thắng. - Số lượng: Tại mỗi xã chúng tôi tiến hành xây 2 bể thu gom với thể tích mỗi bể 1 m3. - Phương pháp đánh giá hiệu quả thu gom: Tiến hành theo dõi lượng bao bì thu gom được trong 2 vụ thu đông năm 2008 và xuân hè 2009 được chia ra làm 2 loại là bao bì dạng gói và bao bì dạng trai, lọ. - Thời gian thu thập bao bì: Mỗi vụ rau chúng tôi tiến hành thu gom cân trọng lượng bao bì thu gom được 2 lần, 1 lần giữa vụ và 1 lần cuối vụ. 3.3.6 Phương pháp đánh giá, đề xuất giải pháp khắc phục Từ những kết quả thu được trong các nghiên cứu về kết quả điều tra sử dụng thuốc của nông dân trồng rau, kết quả điều tra kinh doanh buôn bán thuốc BVTV của các cửa hàng. Kết hợp với kết quả phân tích mẫu và thí nghiệm xác định thời gian cách ly của 2 loại thuốc BVTV chúng tôi xây dựng các đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp cho điều kiện canh tác rau của tỉnh Lào Cai. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả điều tra tình hình sản xuất rau tại tỉnh Lào Cai Lào Cai là một trong số các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Ngoài diện tích trồng cây lâm nghiệp thì diện tích trồng cây nông nghiệp gồm lúa, ngô, sắn, chè và rau. Để nắm được tình hình sản xuất rau ở các thời vụ trong năm, các loại rau được trồng, diện tích trồng, sản lượng, năng suất chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập số liệu và thông tin ở 2 thời vụ chính là vụ thu đông 2008 và vụ xuân hè 2009. 4.1.1 Kết quả điều tra chủng loại rau vụ Thu Đông năm 2008. Trong năm thì vụ rau thu đông là vụ rau chính của tỉnh bởi ngoài các diện tích rau chuyên canh hàng năm ra thì diện tích gieo trồng vụ 3 trên diện tích lúa đã thu hoạch chiếm diện tích rất lớn. Qua điều tra theo dõi về các chủng loại rau và diện tích chúng tôi thu được kết quả tại bảng 4.1. Từ kết quả bảng 4.1 thấy rằng trong vụ thu đông trên địa bàn tỉnh Lào Cai được gieo trồng phổ biến 16 loại rau chính với diện tích mỗi loại không đều nhau. Chiếm diện tích nhiều nhất là các loại rau cải ngắn ngày (cải ngọt) đạt 777 ha phân bố chủ yếu ở thành phố Lào Cai, Bảo Thắng và Sa Pa đây là loại rau ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 30 ngày hệ số sử dụng đất cao được nông dân các vùng chuyên canh rau chọn là loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đó là đến đậu trạch diện tích đạt 424 ha, bắp cải 302 ha với 2 loại rau này thì đây là vụ rau chính được trồng chủ yếu trên các chân đất vụ 3 của Bảo Thắng, thành phố Lào Cai, Bát Xát. Các loại rau còn lại chiến diện tích từ 50 đến 290 ha. Một số chủng loại rau khác như cà pháo, đậu hà lan, rau gia vị....diện tích thống kê ước khoảng 173 ha với sản lượng 2.092 ha được gieo trồng chủ yếu ở các vùng ra ven đô của thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Sa Pa. Về năng suất của các giống rau trong vụ thu đông dao động từ 82,88 tấn/ha đến 168,06 tấn/ha. Cao nhất là rau bí xanh với 168,06 tấn/ha và thấp nhất là giống đậu đỗ năng suất đạt 82,88 tấn/ha. Bảng 4.1: Chủng loại rau được trồng trong vụ Thu Đông năm 2008 TT Chủng loại Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Phân bố chủ yếu ở huyện, thành phố Bắp cải 302 143,44 4.332 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa pa. Su hào 192 117,60 2.258 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Bảo Yên Cải xanh (Cải ngọt) 777 115,12 8.945 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Bảo Yên Cà chua 148 92,71 1.372 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát. Đậu trạch 424 82,88 970 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa. Khoai tây 290 116,41 3.376 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên. Hành, tỏi 66 71,52 472 Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa pa Bầu 219 130,43 2.856 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Bắc Hà Bí đỏ 154 128,54 1.979 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa pa, Bắc Hà Mướp 92 125,72 1.156 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn Bí xanh 108 168,06 1.815 Bảo Thắng, Bảo Yên, TP Lào Cai, Văn Bàn Rau ngót 158 89,71 1.417 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên Rau muống 172 128,52 2.210 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát Su lơ 186 107,69 2.003 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà Rau cần 98 137,53 1.348 TP Lào Cai, Bảo Thắng Cải thảo 52 122,50 637 Sa Pa, Bắc Hà, Simacai Rau khác (Cà pháo, đậu hà lan, rau gia vị...) 173 - 2.092 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa. Cộng 3.611 36.509 4.1.2 Kết quả điều tra diện tích rau ở các huyện, thành phố vụ thu đông năm 2008 Để nắm được diện tích và sản lượng rau vụ thu đông 2008 ở các huyện, thành phố chúng tôi đã tiến hành thống kê diện tích và sản lượng cho từng huyện thị. Kết quả được trình bầy tại bảng 4.2 Bảng 4.2: Diện tích, sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ thu đông năm 2008 TT Huyện, Thành phố Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ % về sản lượng so với toàn tỉnh Loại rau chính TP Lào Cai 406 4.198 11,50 Bắp cải, cải xanh, cà chua, bí xanh Bảo Thắng 1.085 14.079 38,56 Bắp cải, cải xanh, cà chua, bí xanh Văn Bàn 325 3.045 8,34 Bí xanh, mướp, khoai tây Bảo Yên 259 2.521 6,90 Bí xanh, bầu, rau ngót, cải ngọt Bát Xát 523 4.589 12,57 Bắp cải, su hào, đậu trạch, rau gia vị. Mường Khương 212 1.245 3,41 Bí đỏ, bí xanh, đậu trạch Sa Pa 500 3.890 10,65 Cải thảo, bí đỏ, cải ngọt, bắp cải Bắc Hà 168 1.443 0,46 Bí đỏ, cải thảo Simacai 133 1.499 0,36 Bí đỏ, cải thảo Cộng 3.611 36.509 Kết quả bảng 4.2 cho thấy diện tích và sản lượng rau vụ thu đông giữa các huyện, thành phố trong tỉnh có sự chênh lệch đáng kể. Trong 9 huyện, thành phố thì diện tích rau tập trung chủ yếu ở một số vùng trồng rau như huyện Bảo Thắng với 1.085 ha, sản lượng đạt 16.079 tấn, chiếm 38,56 % sản lượng của cả tỉnh và đạt cao nhất trong toàn tỉnh, được trồng các giống rau chủ yếu là bắp cải, cải ngọt, bí xanh và cà chua. Sau đó đến Bát Xát với 523 ha, sản lượng 4.589 tấn đạt 12,57 % với các giống rau chủ yếu là bắp cải, su hào, đậu trạch. Thành phố Lào Cai với 406 ha sản lượng đạt 4.198 tấn chiếm 11,5% so với sản lượng của tỉnh, tuy là vùng có diện tích ít hơn so với các huyện khác nhưng các diện tích rau được trồng ở khu vực này đa phần là các diện tích rau chuyên canh và được quy hoạch trong vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh. Tại Sa Pa diện tích rau vụ thu đông đạt 500 ha sản lượng 4.280 tấn chiếm 10,65% sản lượng của tỉnh, huyện Sa Pa với đặc điểm là huyện vùng cao của tỉnh nhưng nơi đây là điểm du lịch nổi tiếng vì vậy nhu cầu về lượng rau cho tiêu dùng tại chỗ khá cao, các giống rau được trồng chủ yếu là cải thảo, bắp cải, cải ngọt. Vùng có diện tích và sản lượng thấp nhất là Bắc Hà, Simacai với sản lượng chỉ chiếm 0,36 - 0,46% sản lượng của cả tỉnh. Tổng diện tích trồng rau vụ thu đông 2008 trên toàn tỉnh đạt 3.611 ha với tổng sản lượng 36.509 tấn. Kết quả về sản lượng rau của các huyện thị được thể hiện cụ thể tại hình 4.1. Hình 4.1. Sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ thu đông năm 2008 4.1.3 Kết quả điều tra 1 số loại rau sản xuất trong vụ xuân hè 2009 tại Lào Cai Ở các thời vụ khác nhau thì việc bố trí các giống rau cũng khác nhau, theo đó thì cơ cấu giống luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường (thời tiết, khí hậu) đặc trưng cho từng mùa vụ, dựa vào đặc trưng này mà bố trí cơ cấu giống cho phù hợp. Để nắm được các loại rau được sản xuất chủ yếu trong vụ xuân hè tại Lào Cai chúng tôi tiến hành điều tra về loại rau và năng suất, sản lượng trên toàn tỉnh. Kết quả thu được tại bảng 4.3. Bảng 4.3: Loại rau được trồng trong vụ xuân hè ở tỉnh Lào Cai năm 2009 TT Chủng loại Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Phân bố Dưa chuột 21 84,29 177 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường khương Rau muống 344 131,76 4.523 Bảo Thắng, TP Lào Cai, Bát Xát Rau cải xanh 598 113,81 6.806 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn Rau hành tươi, Tỏi tươi 64 78,03 490 TP Lào Cai, Bảo Thắng Bí đỏ 98 128,21 1.256 Bắc Hà, Mường Khương, Simacai Bí xanh 94 130,375 3.925 Bảo Thắng, Văn Bàn, TP Lào Cai Ớt quả 105 48,29 507 Mường Khương, TP Lào Cai, Simacai Bầu 65 132,59 861 Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn Mướp 213 130,52 2.816 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn Đậu trạch 55 31,47 173 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn Đậu đũa 156 32,83 512 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát Su su 44 121,14 533 TP Lào Cai, Mường Khương, Văn Bàn Rau ngót 67 91,32 611 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn Cà pháo 42 108,24 454 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên Cà chua 31 91,26 282 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Sa Pa, Bắc Hà Rau mồng tơi 58 97,48 565 TP Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bát Xát Rau khác (Rau đay, rau gia vị, cà bát...) 161 - 1.209 TP Lào Cai, Mường Khương, Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng. Cộng 2.216 35.700 Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy trong vụ xuân hè 2009 cũng có 16 loại rau phổ biến được gieo trồng với diện tích và sản lượng phân bố không đều trên các huyện, thành phố. Loại rau có diện tích lớn nhất là đối tượng rau cải ngắn ngày đạt 598 ha, sản lượng 6.806 tấn, đối với loại rau này mặc dù đây là mùa vụ không thích hợp cho việc gieo trồng tuy nhiên với ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp cho các vùng rau có trình độ thâm canh cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Sau diện tích cải ngắn ngày là đến nhóm rau được trồng phổ biến trong vụ xuân hè như rau muống diện tích 344 ha trồng chủ yếu ở Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Mướp và đậu đũa cũng đạt diện tích từ 156ha đến 213ha. Còn lại là một số chủng rau khác như rau ngót, su su, cà chua, cà pháo. Về năng suất và sản lượng thì cao nhất vẫn là những chủng loại rau có thời gian thu hoạch giữa các lứa ngắn chu kỳ thu hái dài như rau muống, rau cải ngắn ngày, bầu, mướp, bí xanh. 4.1.4 Kết quả điều tra diện tích rau theo các huyện, thành phố vụ xuân hè 2009 Mỗi huyện, thành phố trong tỉnh đều có những đặc điểm riêng về điều kiện địa lý và điều kiện tự nhiên đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của chủng loại và diện tích rau xanh tại mỗi huyện. Qua điều tra tình hình sản xuất rau của các huyện, thành phố trong vụ xuân hè 2009 chúng tôi thu được kết quả như sau: Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy diện tích và sản lượng rau vụ xuân hè phân bố tập trung nhiều nhất là ở các huyện Bảo Thắng với diện tích 677ha sản lượng 8.717 tấn chiếm 34,69% sản lượng toàn tỉnh được gieo trồng các loại rau chính vụ như dưa chuột, rau muống, mướp, đậu đũa. Sau Bảo Thắng là huyện Văn Bàn với diện tích 400 ha, chiếm 16,29% sản lượng rau toàn tỉnh, TP Lào Cai đạt 15,22% sản lượng toàn tỉnh. Các huyện khác diện tích rải rác và sản lượng chỉ 1,7-7,18%, thấp nhất là Sa Pa chỉ 1,78% sản lượng toàn tỉnh. Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng rau của các huyện, thành phố trong tỉnh Lào Cai vụ xuân hè năm 2009 TT Huyện, thành phố Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ % về sản lượng so với toàn tỉnh Loại rau chính TP Lào Cai 284 3.513 15,22 Dưa chuột, rau muống, cải xanh, rau ngót Bảo Thắng 677 8.717 34,69 Dưa chuột, rau muống, mướp, đậu đũa Văn Bàn 400 3.990 16,29 Mướp, bí xanh, su su, đậu trạch Bảo Yên 197 1.691 7,18 Bí xanh, bầu, cà pháo, đậu đũa Bát Xát 281 2.858 11,14 Đậu đũa, rau muống, rau cải xanh, rau mồng tơi Mường Khương 212 1.576 6,15 Ớt quả, bí đỏ, bí xanh Sa Pa 15 158 1,78 Cà chua, su su, cải xanh Bắc Hà 74 648 3,68 Bí đỏ, bí xanh, dưa chuột Simacai 76 795 3,87 Bí đỏ, dưa chuột, ớt quả Cộng 2.216 25.700 Về tổng diện tích trồng rau vụ xuân hè thấp hơn vụ Thu đông chỉ đạt 2.216 ha với tổng sản lượng 25.700 tấn. Kết quả về sản lượng rau của các huyện thị trên toàn tỉnh vụ xuân hè được thể hiện tai biểu đồ sau: Hình 4.2. Sản lượng rau phân theo các huyện, thành phố trong tỉnh vụ xuân hè năm 2009 4.2 Kết quả điều tra, thu thập phân tích các mẫu rau tại các vùng rau trọng điểm của tỉnh Lào Cai 4.2.1 Số lượng mẫu rau thu thập phân tích trong 2 vụ thu đông 2008 và xuân hè 2009 Chúng tối đã chọn 4 xã phường là phường Bình Minh, xã Vạn Hoàn của thành phố Lào Cai và thị trấn Lu, xã Phong Hải huyện Bảo Thắng là các vùng rau trọng điểm của tỉnh để tiến hành thu thập mẫu phân tích. Trong vụ thu đông chúng tôi đã thu thập mẫu rau bắp cả và cà chua, vụ xuân hè thu mẫu dưa chuột, đậu đũa và rau muống. Kết quả tổng hợp số lượng mẫu được trình bầy tại bảng 4.5 Bảng 4.5: Số lượng mẫu rau đã được thu thập phân tích Chủng loại Số mẫu ban đầu Số lượng mẫu tổng hợp Địa điểm lấy mẫu Vụ thu đông 2008 - Cà chua 100 20 - Phường Bình Minh, Xã Vạn Hoà- TP Lào Cai. - Thị trấn Lu, xã Phong Hải- Bảo Thắng - Bắp cải 100 20 - Phường Bình Minh, Xã Vạn Hoà- TP Lào Cai. - Thị trấn Lu, xã Phong Hải- Bảo Thắng Vụ xuân hè 2009 - Dưa chuột 100 20 - Phường Bình Minh, Xã Vạn Hoà- TP Lào Cai. - Thị trấn Lu, xã Phong Hải- Bảo Thắng - Đậu đũa 100 20 - Phường Bình Minh, Xã Vạn Hoà- TP Lào Cai. - Thị trấn Lu, xã Phong Hải- Bảo Thắng - Rau muống 100 20 - Phường Bình Minh, Xã Vạn Hoà- TP Lào Cai. - Thị trấn Lu, xã Phong Hải- Bảo Thắng Cộng 500 100 Từ kết quả bảng trên để có được 20 mẫu tổng hợp cho mỗi loại rau trên 4 xã phường, chúng tôi tiến hành lấy các mẫu đơn hay mẫu ban đầu từ các điểm trong khu vực lấy mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc được 5 mẫu đơn rồi tiến hành trộn mẫu để thành 1 mẫu tổng hợp. Tổng lượng mẫu rau được thu thập phân tích dư lượng trong 2 vụ rau thu đông 2008 và xuân hè 2009 của 5 chủng loại rau là 100 mẫu được đồng nhất từ 500 mẫu ban đầu. 4.2.2 Dư lượng thuốc BVTV, nitrat và kim loại nặng trên một số rau vụ thu đông 2008 Sau khi thu thập mẫu kết hợp với việc điều tra thu thập thông tin từ phiếu nhật ký đồng ruộng của các hộ đã được thu thập mẫu để xác định những hoạt chất thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh đã được sử dụng ở thời điểm gần nhất. Từ đó xác định các chỉ tiêu phân tích cho từng mẫu cụ thể tại mỗi điểm lấy mẫu. Mẫu được gửi về Viện môi trường nông nghiệp để phân tích gồm 5 chỉ tiêu cho 1 mẫu là 1 hoạt chất thuốc trừ sâu, 1 hoạt chất thuốc trừ bệnh, asen, chì và nitrat. Kết quả phân tích các mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV như sau. Bảng 4.6: Kết quả phân tích dư lượng thuốc thuốc BVTV trong rau vụ thu đông năm 2008 Loại rau Ký hiệu mẫu Kết quả phân tích dư lượng (mg/kg rau tươi) Số lượng mẫu phân tích Abamectin Cartap Mancozeb Bắp cải BC -22 (0) (-) 0,05 42 BC-27 (0) 0,1 (-) BC-30 0,01 (0) (-) BC-32 (0) 0,2 (-) BC-34 0,01 (0) (-) BC-38 0,01 (0) 0,02 BC-41 0,01 (0) (-) BC-42 (0) 0,05 (-) MRL 0,5 0,2 1 Cà chua CC-2 (-) (0) 0,1 40 CC-4 0,01 (0) 0,05 CC-6 (-) (0) 0,2 CC-8 (-) (0) 0,05 CC-10 (-) (0) 0,08 CC-12 (0) 0,05 0,07 MRL 0,2 2 Ghi chú: (0): Không phân tích chỉ tiêu này : Không phát hiện thấy dư lượng :Các địa điểm lấy mẫu cụ thể theo ký hiệu mẫu được thể hiện tại phần phụ lục Qua bảng kết quả phân tích trên trong 42 mẫu rau bắp cải phân tích có 8 mẫu phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV, trong đó có 4 mẫu có dư lượng hoạt chất abamectin với mức dư lượng là 0,1mg/kg rau tươi, Trong số các mẫu bắp cải có dư lượng thì có 1 mẫu là của vùng rau phường Bình Minh (mẫu 30) và 2 mẫu rau của xã Sơn Hải(mẫu 34, mẫu 38) và 1 mẫu là của thị trấn Lu (mẫu 41). Có 3 mẫu có dư lượng cartap là mẫu số 27 ở xã Sơn Hải, mẫu 32 ở Bình Minh và mẫu số 42 ở thi trấn Lu. Tuy nhiên trong các mẫu phát hiện có dư lượng thì chúng tôi chưa thấy mẫu nào có dư lượng vượt mức cho phép(MRL) chỉ có 1 mẫu(BC-32) có dư lượng abamectin là bằng với MRL là 0,2mg/kg. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu về dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh chúng tôi cũng tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kim loại năng là Chì(Pb), asen (As) và Nitrat trên mỗi mẫu rau. Bảng 4.7. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, Nitrat trong vụ thu đông năm 2008 Loại rau Chỉ tiêu Bắp cải Cà chua Mức dư lượng MRL Mức dư lượng MRL As (asen) T. nhất 0,014 0,026 TB 0,028 1,0 0,033 0,1 C. nhất 0,081 0,059 Pb (chì) T. nhất 0,017 0,017 TB 0,023 0,3 0,025 0,1 C. nhất 0,028 0,057 Nitrat T. nhất 456,27 50,46 TB 872,31 500 230,78 150 C. nhất 1197,60 279,40 Số lượng mẫu phân tích 20 20 Từ kết quả phân tích dư lượng trên bảng 4.7 thì hầu hết các mẫu phân tích đều đều phát hiện thấy có hàm lượng kim loại nặng asen, chì và nitrat. Ở Kết quả thu thập được tại bảng 4.7: bắp cải hàm lượng asen (As) trung bình là 0,028mg/kg, cao nhất đạt 0,081mg/kg và trên cà chua trung bình 0,33mg/kg. Với hàm lượng chì (Pb) thì trung bình trong mẫu rau bắp cải là 0,023mg/kg, mẫu rau cà chua là 0,025mg/kg. Riêng có chỉ tiêu về nitrat thì số mẫu có dư lượng vượt mức cho phép còn khá cao trung bình đối với bắp cải là 872,60mg/kg, với cà chua hàm lượng trung bình là 230,78mg/kg. Với mức dư lượng trung bình này đều cao hơn gáp 1,5 lần so với MRL theo quy định của Bộ y tế. Đặc biệt đối với những mẫu có hàm lượng nitrat cao nhất đều lớn hơn 2-3 lần so với MRL. Theo chúng tôi nguyên nhân chính dẫn đến mức dư lượng nitrat cao là do trong quy trình chăm sóc thì nông dân còn quá lạm dụng phân hoá học đặc biệt là phân đạm. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học đối với phân đạm khi bón cho rau nên đảm bảo thời cách ly để đạm tự do chuyển hoá thành đạm liên kết là 20 ngày sau khi bón. Tuy nhiên trên thực tế nông dân hầu như không đảm bảo thời gian cách ly này. 4.2.3 Kết quả phân tích rau vụ xuân hè 2009 Từ kết quả phân tích trên bảng 4.8 thấy rằng có 8 mẫu dưa chuột trong số 40 mẫu phân tích có phát hiện thấy có dư lượng thuốc BVTV trong đó có 4 mẫu có dư lượng hoạt chất Fipronil là mẫu 03, 05 thuộc vùng rau thị trấn Lu và 2 mẫu số 07 và mẫu số 10 thuộc vùng rau xã Sơn Hải. Đối với hoạt chất Cypermethrin cũng có 4 mẫu phát hiện có dư lượng ở các mẫu số 12 và 15 thuộc vùng rau phường Bình Minh và 2 mẫu số 18 và 20 thuộc vùng rau xã Vạn Hoà, trên các mẫu đậu đũa có 5 mẫu có dư lượng thuốc trong đó 4 mẫu có dư lượng hoạt chất Cypermethrin là các mẫu 33, 35 thu thập tại phường Bình Minh và mẫu 38, 41 thu thập tại xã Vạn Hoà. Với hoạt chất mancozeb chì chỉ có 1 mẫu phát hiện có dư lượng là mẫu số 41 thu thập tại xã Vạn Hoà. Trên rau muống kết quả phân tích chỉ có duy nhất 1 mẫu có dư lượng hoạt chất Abamectin trong số 20 mẫu phân tích. Toàn bộ các mẫu phát hiện thấy có dư lượng thì chưa thấy mẫu nào có dư lượng vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn của bộ y tê chỉ riêng có 1 mẫu dưa chuột có dư lượng hoạt chất Fipronil bằng mức dư lượng cho phép là 0,02mg/kg. Kết quả theo dõi hàm lượng kim loại nặng và nitrat trên các mẫu thu thập trong vụ xuân hè 2009 cụ thể như sau: Bảng 4.9. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, Nitrat trong rau vụ xuân hè năm 2009 Loại rau Dưa chuột Đậu đũa Rau muống Mức dư lượng MRL Mức dư lượng MRL Mức dư lượng MRL As(asen) T. nhất 0,023 0,014 0,008 TB 0,025 1,0 0,028 1,0 0,011 1,0 C. nhất 0,029 0,033 0,030 Pb (chì) T. nhất 0,024 0,022 0,015 TB 0,045 0,1 0,054 0,1 0,025 0,3 C. nhất 0,010 0,085 0,074 Nitrat T. nhất 401,132 541,613 424,122 TB 475,891 150 806,348 150 890,612 300 C. nhất 643,212 1287,10 1728,403 Số lượng mẫu phân tích 20 20 20 Từ kết quả trên ta có nhận xét. Hầu hết các mẫu Dưa chuột, đậu đỗ và rau muống trong vụ xuân hè đều có phát hiện hàm lượng các chất asen, chì và nitrat. Đối với các chỉ tiêu asen và chì ở cả 3 lo rau đều có mức dư lượng ở mức thấp hơn mức dư lượng cho phép nhiều lần. Cụ thể với dưa chuột dư lượng trung bình Asen là 0,025mg/kg, chì 0,045mg/kg, với đậu đũa mức dư lượng Asen trung bình là 0,028mg/kg, chì là 0,022mg/kg. Riêng đối với chỉ tiêu về hàm lượng Nitrat thì các mức dư lượng trung bình của 3 chủng laọi rau vụ xuân hè đều cao hơn mức dư lượng cho phép rất nhiều. Mẫu cao nhất cao hơn mức dư lượng cho phép đến 8 lần ở đậu đũa với mức dư lượng 1278,10mg/kg trong khi đó mức MRL là 150mg/kg. Tóm lại: Từ kết quả phân tích dư lượng các chỉ tiêu phân tích trên 5 chủng loạii rau trong hai vụ chúng tôi nhận thấy rằng trong sản xuất người nông dân còn quá lạm dụng phân hoá học trong quy trình chăm sóc của mình. Đối với thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng thì các mẫu phân tích có thấy phát hiện dư lượng tuy nhiên chưa có mẫu nào có mức dư lượng vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và WHO/FAO. 4.3 Thí nghiệm xác định tời gian cách ly thích hợp cho một số chủng loại thuốc được bà con nông dân quen dùng Đối với thí nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc để chọn được loại thuốc để làm thí nghiệm chúng tôi tiến hành điều tra trên thực tế tại các vùng rau của tỉnh Lào Cai sau đó lựa chọn một loại thuốc trừ sâu và một loại thuốc b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan