Thực trạng sản xuất kinh doanh, kế hoạch về đầu tư phát triển và kế hoạch giảm tổn thất, tình hình cung cấp, sử dụng điện tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội

Lời nói đầu Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường, ngành điện cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác cần có sự củng cố và phát triển, tìm ra những hướng đi đúng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để ngành điện thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền công nghiệp của đất nước. Sau gần hai tháng thực tập tại công ty điện lực thành phố Hà nội với sự dạy giỗ và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý đặc biệt là thầy

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh, kế hoạch về đầu tư phát triển và kế hoạch giảm tổn thất, tình hình cung cấp, sử dụng điện tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo hướng dẫn thực tập cho Em thầy Trần Văn Bình, và sự giúp đỡ của các cô các bác trong phòng Kế hoạch của công ty điện lực thành phố Hà Nội để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này . Bám sát theo nội dung của bản đề cương được giao để Em xác định được mục đích của đợt thực tập là tự mình làm quen với công việc sản xuất kinh doanh nơi thực tập đồng thời cũng là dịp để Em so sánh những kiến đã được trang bị tại trường với thực tế đang diễn ra ở doanh nghiệp .Ngoài ra còn có một mục đích rất quan trọng đó là thu thập các số liệu cần thiết để làm đồ án tốt nghiệp . Với mục đích như vậy, bản báo cáo thực tập này của em tập trung vào phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch về đầu tư phát triển và công tác kế hoạch giảm tổn thất ,tình hình cung cấp và sử dụng điện tại công ty diện lực thành phố Hà Nội . Kết cấu của bản báo cáo này được chia thành các phần chính như sau: 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội Lịch sử hình thành và phát triển Chức năng và nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức và quản lý. 2/ Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội Tình hình cung cấp và sử dụng điện hiện nay tại các khu vực địa bàn quản lý của công ty điện lực Hà nội. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật lưới điện phân phối Nhu cầu điện của khu vực. Tình hình tài chính và vốn đầu tư cần thiết cho các dự án quy hoạch cải tạo lưới điện khu vực Hà nội. Tổn thất và các biện pháp giảm tổn thất điện năng. Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết. 3/ Giải pháp và đề xuất nếu có. Giải pháp về kỹ thuật Giải pháp về quản lý kinh tế. Giải pháp về quản lý tài chính. 4/ Công tác kế hoạch giảm tổn thất Cho em được phép cảm ơn khoa Kinh tế và quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội, Đặc biệt là Thầy Trần Văn Bình giáo viên hướng dẫn thực tập cho Em cùng các cô, các chú trong phòng kế hoạch công ty điện lực Hà nội, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập. CHƯƠNG I QúA TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY ĐIệN LựC Hà NộI I - LịCH Sử HìNH THàNH Và PHáT TRIểN . Công ty đIện lực thành phố Hà Nội sau gần 50 năm hình thành và phát triển đó là một chặng đương đầy khó khăn và thử thách Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có thể chia ra các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1954-1960. Tháng 10 năm 1954, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội được thành lập với tên gọi ban đầu là Nhà máy Điện Hà Nội mà nhân dân quen gọi là “Nhà đèn Bờ Hồ” bao gồm cả chức năng sản xuất và kinh doanh điện. Việc thành lập một nhà máy điện tại Hà Nội lúc bấy giờ là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu này có rất nhiều khó khăn và trở ngại bởi lẽ ngoài việc tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ, điều độ hệ thống điện, phân phối kinh doanh...việc nào cũng mới mẻ và yêu câù bức thiết. Trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh vô cùng nghèo nàn, lạc hậu. Thêm vào đó, trước khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp còn âm mưu tháo dỡ, di chuyển, làm hư hỏng máy móc thiết bị, tài liệu kinh tế kỹ thuật quan trọng, dụ dỗ, vận động công nhân viên chức di cư vào Nam, tìm cách trì hoãn việc bàn giao nhà máy. Mục đích của chúng là phá huỷ tất cả hệ thống điện để khi quân ta về tiếp quản Thủ đô sẽ không có điện. Nhưng dưới sự lãnh đạo của quân và dân ta, Thủ đô vẫn giữ nguyên được lưới điện cùng hệ thống đường dây. Trong thời kỳ này, lưới điện Hà Nội rất ít ỏi gồm 80 trạm hạ thế phân phối và một số đường trục 35Kv cấp cho các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam ...ở Hà Nội, điện chủ yếu được cung cấp cho các ông chủ tây và một số phố trong khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bột,...Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, thiết bị nhưng đến năm 1955, nhà máy đã phục hồi xong đường dây cao thế Hà Nội -Sơn Tây, bảo đảm an toàn sản xuất, chuyển từ phương thức cấp điện chủ yếu cho sinh hoạt sang phương thức phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Sản lượng điện thương phẩm một số năm như sau : Đơn vị : kWh Thành phẩm 1939 1955 1956 ĐIửn công nghiệp 3.684.900 8.153.430 12.557.096 ĐIửn tiêu dùng 6.724.755 14.983.179 14.989.562 Tổng: 10.409.655 23.136.609 27.546.658 * Giai đoạn 1961-1994. Năm 1961, Nhà máy Điện Hà Nội được đổi thành Sở Điện lực Hà Nội trên cơ sở tách chức năng quản lý và phân phối điện ra khỏi Nhà máy Điện. Sở Điện lực Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận của Công ty Điện lực 1 và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Công ty Điện lực 1. Trong giai đoạn này, Sở Điện lực Hà Nội đã đạt nhiều thành tích phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế quốc dân. Năm 1961-1974, Sở Điện lực Hà Nội đã có điều kiện cung cấp điện cho toàn thành phố Hà Nội và một số khu vực ngoại thành, phục vụ cho nhu cầu sản xuất Công nghiệp, nông nghiệp của các khu vực đó. Sản lượng điện thương phẩm cao nhất thời kì này là 286,9 triệu kWh. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ UBND thành phố Hà Nội, cán bộ nhận Sở Điện lực đã đề ra nhiều phường án nhằm cấp điện cho các khu vực trọng điểm trong mọi tình hình, phục vụ kịp thời cho công tác chiến đấu và bảo vệ Thủ đô, cấp điện ổn dịnh cho các cơ quan quan trọng của đảng và chính phủ. Năm 1975-1994 sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng, cả nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Xây dựng cở vật chất cho CNXH. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Sở Điện lực Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn: mất cân đối giữa nguồn và lưới điện, máy móc thiết bị đã cũ nát, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu phương tiện thông tin liên lạc... Khắc phục khó khăn trên, cán bộ công nhân viên Sở điện lực Hà Nội đã từng bước khôi phục, đại tu các trạm 110kV để đưa vào vận hành, xây dựng thêm các đường dây 35kV, cấp thêm các trạm mới ... Công tác giảm tổn thất điện năng được thực hiện quyết liệt hơn nhằm góp phần hạ giá thành sản xuất toàn hệ thống điện. Kết quả là tỷ lệ tổn thất trước đây từ 30 - 50% sau khi cải tạo tương đối đồng bộ lưới điện hạ thế, củng cố các mặt quản lý thì tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 26,4% Năm 1981, Sở Điện lực Hà Nội được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm và đường dây 110kV được tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải, phân xưởng diezel tách ra thành nhà máy diezel, bộ phận quản lý đèn đường trở thành Xí nghiệp và trực thuộc Thành phố. Nhiệm vụ chính của sở lúc này là: quản lý vận hành lưới 35kV trở xuống, kinh doanh phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu kWh (khu vực Hà Nội : 273,4 triệu kWh), tăng 26,8 lần so với năm 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3.646,58 km đường dây cao, hạ thế Từ năm 1984, lới điện Hà Nội bắt đầu cái tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên xô cũ. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn điện nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định và chưa thoã mãn nhu cầu. Năm 1987, khu vực nội thành mới chỉ đạt bình quân 300 kWh/người/năm, ở ngoại thành chỉ một số phụ tải cần thiết mới có điện. Từ năm 1989, các tổ máy của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình lần luợt được đưa vào hoạt động, nguồn điện cho Thủ đô dần dần được bảo đảm. cũng trong những năm này được sự đồng ý của Bộ năng lượng, Công ty Điện lực I. Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cung cấp điện được ổn định và giảm tổn thất. Đến năm 94, Sở điện lực Hà nội đã khắc phục được hầu hết khó khăn và đạt được một số thành tích trong hoạt động cung ứng và bán điện như sau: Về cũng cố và phát triển lưới điện, đã tiến hành đại tu 180 hạng mục công trình với trị giá lên tới 27 tỷ đồng, trong đó có việc xây dựng trạm 110kV Giám với hai máy biến áp 40mVA- 110/20 - 6kV, khu thí nghiệm Giảng võ, lắp thêm máy biến áp thứ hai cho trạm 110kV Văn Điển và Nghĩa Đô, xây dựng đường dây 110kV Yên Phụ – Trần Hưng Đạo, triển khai xây dựng bốn đường cáp ngầm từ Giám và Yên Phụ về trung tâm Bờ hồ, hoàn thiện 80 khu hạ thế, tổng số vốn xây dựng cơ bản thực hiện trên 70 tỷ đồng. Về bán điện, đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, thu và nộp tiền điện. Cung cấp ổn định cho thủ đô 1095 triệu kWh điện với tỷ lệ tổn thất 21.19% với doanh thu gần 530 tỷ đồng, điện thương phẩm cung cấp cho thành phố tăng 63.8 lần so với năm 1954, đời sống của CBCNV cũng được cải thiện từng bước, thu nhập bình quân là 547.000 đ/ng. t * Giai đoan 1995 đến nay. Theo quy định QD91/CP của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/4/1995, Sở Điện lực được đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Nội và là một trong 5 Công ty trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Theo quyết định trên thì Công ty Điện lực Hà Nội trở thành công ty phân phối và bán điện, hoạt động theo nguyên tắc độc lập lấy thu bù chi. Như vật kể từ ngày 1/4/1995 Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới - kinh doanh điện năng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là “ Ha noi Power company” trụ sở chính đặt tại 69 Đinh tiên Hoàng - Hoàn kiếm - Hà Nội. Bước vào giai đoạn mới công ty điện lực TP Hà nội không ngừng cải tiến, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào quản lý lưới điện và kinh doanh điện như: ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác quản lý, xây dựng, đại tu mạng lưới điện và các trạm biến áp thường xuyên liên tục, ứng dụng các thành tựu mới vào quản lý nhu cầu điện một cách nhanh nhất, xây dựng các dịch vụ tiếp xúc với khách hàng. Cụ thể như là tiến hành xúc tiến các dự án: trung tâm điều hành lưới điện Hà nội , áp dụng kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng trong quản lý nhu cầu điện (DSM), tự động hoá vùng phân phối...Với những nỗ lực bằng sức mạnh nội tại của mình, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ngày càng lớn mạnh về chất, khẳng định được vai trò to lớn của Công ty đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh... của Thủ đô, ngoài nhiệm vụ to lớn là cung cấp điện an toàn, ổn định cho các sự kiện trọng đại của thủ đô, Công ty Điện lực Thành phố Hà nội luôn coi khách hàng là động lực thúc đẩy và là người bạn đồng hành của mình, phương châm phục vụ khách hàng của Công ty là “luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao dịch vụ ngày càng hoàn hảo “. Qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành đến nay,tính đến ngày 31/12/2000 công ty đã có 3301 CBCNV, trong đó có 692 người có trình độ đại học ,sau đại học,và cao đẳng, 720 công nhân có bậc thợ từ 6/7 đến 7/7,trong đó số cán bộ CNV nữ gồm 659 người ,tổng số đảng viên 438 người . Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng, tiếp thu được kiến thức mới về quản lý và vận hành các thiết bị ngày càng hiện đại. Công ty đã được tặng thưởng 23 huân chương các loại, nhiều huy chương và bằng khen, đặc biệt vào tháng 5/2000 vừa qua công ty được nhà nước tặng thưởng danh hiệu” Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 ĐIửn đầu nguồn(Kwh) Điện thương phẩm(Kwh) Tỷ lệ tổn thất (%) Doanh thu bán điện (đ) Giá bán bình quân (đ/Kwh) Số lượng khách hàng Lao động bình quân Thu nhập bình quân (đ/ người /tháng) 1.834.444.776 1.535.258.004 16,31% 887.386.226.691 661,54 281.812 2.924 1.371.090 1.993.193.972 1.689.048.768 15,26% 1.052.680.465 730,36 307.699 3.033 1.360.720 2.190.657.135 1.926.263.621 12,07% 1.482.224.698.692 773,24 322.699 3.178 1.872.200 2.549.039.019 2.271.182.404 10.9% 1.849.877.531 814,50 346.892 3.301 2.106.430 II - Chức năng và nhiệm vụ. Từ chức năng quan trọng của công ty điện lực thành phố Hà nội là: cung cấp điện tuyệt đối đảm bảo an toàn, ổn định , đảm bảo chất lượng cho các hộ loại 1, cho các sự kiện trọng đại của cả nước và thủ đô. Quản lý tốt lưới điện, nhu cầu điện của nhân dân thủ đô và các vùng lân cận. Dự báo chính xác, đầu tư phát triển kịp thời mạng lưới cung cấp điện cho nhu cầu dùng điện ngày càng tăng, bên cạnh đó cần phải có các biện phát giảm tổn thất hiệu quả, đảm bảo doanh thu cho nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của 3301 cán bộ công nhân viên của công ty. đảm bảo cho công ty phát triển ổn định, vững mạnh trong các điều kiện mới. Công ty điện lực thành phố Hà nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau. a-Về kế hạch sản xuất kinh doanh Công ty xây dựng kế hoạch ngấn hạn , trung hạn và dàI hạn trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu ,chỉ tiêu ,các cân đối về nguồn lực của công ty phù hợp với kế hoạch của tổng công ty giao .Công ty phân bổ và lập kế hoạch toàn diện hàng năm ,trình tổng công ty duyệt ,các kê hoạch :phát triển cảI tạo nâng cấp ,đạI tu sửa chữa định ki lưới điện trong phạm vi công ty quản lí .Công ty chỉ đạo lập ,duyệt và giao kế hoạch năm ,quý cho các đơn vị trực thuộc ,tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch trên . b - Về đầu tư phát triển. Công ty được tổng công ty giao hoặc được uỷ quyền tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển lưới điện theo kế hoạch của tổng Công ty. được quyền tự đầu tư các công trình, dự án phát triển không thuộc sự quản lý của tổng Công ty, có quyền huy động các nguồn lực để thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với công trình dự án đó. Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển lưới điện nông thôn ở các khu vực ngoại thành. c - Về tài chính hạch toán kế toán. Công ty được tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực, Công ty có nhiệm vụ thực hiện bảo toàn, phát triển vốn và nguồn lực được giao, được huy động các nguồn vốn kể cả vốn vay để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Công ty nộp ngân sách nhà nước các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế đất, nộp lợi nhuận cho tổng Công ty điện lực Việt Nam theo quy định, lợi nhuận còn lại của các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty được lập quỹ theo quy định của nhà nước và tổng Công ty. d - Về kinh doanh bán điện. Công ty điện lực thành phố Hà nội mua điện của tổng Công ty điện lực Việt nam với giá nội bộ, tổ chức kinh doanh bán điện năng cho khách hàng thông qua hợp đồng mua bán điện với giá căn cứ vào mục đích sử dụng điện. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Quản lý chặt chẽ khách hàng mua bán điện, điện năng thương phẩm mua và bán, tìm mọi cách thu hết tiền điện và tiền điện phát sinh, giảm dư nợ, thực hiện đúng giá bán do nhà nước quy định. Lập chương trình, biện pháp và tổ chức thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng kỹ thuật và thương mại. e - Về quản lý kỹ thuật an toàn. Thực hiện công tác vận hành an toàn, liên tục đảm bảo chất lượng điện của hệ thống, thường xuyên áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác sản xuất kinh doanh, nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng kế hoạch biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị vận hành trên lưới và các mặt sản xuất khác. f - Về mặt thiết bị vật tư. Công ty tổ chức mua và bán vật tự, thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho nhiệm vụ của mình, Công ty còn được uỷ thác xuất nhập khẩu cho các tổ chức đơn vị khác. III - Cơ cấu tổ chức và quản lý. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực TP Hà nội được tổ chức theo môn hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo của công ty gồm: Giám đốc và ba phó giám đốc.Sơ đồ khối tổ chức của công ty diện lực thành phố Hà nội như sau Giám đốc công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty, Giám đốc trực tiếp chĩ đạo các phòng : văn phòng, phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phòng tài vụ kế toán, phòng kinh tế đối ngoại, phòng thanh tra, phòng bảo vệ , phòng kiểm toán nội bộ. Các phó giám đốc là các trợ thủ đắc lực cho giám đốc, họ chịu trách nhiệm mà mình phụ trách. Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác, phó giám đốc kỹ thuật chĩ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng thiết kế , xưởng vật tư, xưởng 110kV, đội xây lắp điện, đội thí nghiệm và hệ thống vận hành toàn Công ty. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện, phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các phòng ban : phòng kinh doanh, xưởng công tơ, phòng KCS, phòng máy tính và hệ thống kinh doanh ttrong toàn bộ công ty. Phó giám đốc xây dựng cơ bản là người chỉ đạo điều hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình điện, phó giám đốc xây dựng cơ bản trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và phòng dự án. Giám đốc Khối các điện lực Bảo Vệ Điện nông thôn X. công Tơ Văn phòng Pgđ kd Dự án điều độ t. tin đối ngoại X. thiết kế kcs đội thí nghiệm Tài chính kế toán Tổ chức đào tạo Thanh tra Xưởng 110 kv Xưởng Vật tư Máy tính kd Pgđ xdcb xdcb Kế Hoạch Kỹ Thuật Pgđ kt 1 - Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban. * Văn phòng: là đơn vị hành chính, quản trị giúp giám đốc công ty chỉ đạo ông tác văn thư , lưu trữ, tuyên truyền. * Phòng kế hoạch: là phòng nghiệp vụ, giúp giám đốc công ty quản lý công tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong toàn công ty, hướng dẩn các đơn vị lập kế hoạch tổng thể cho toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ giao kế hoạch và cùng các đơn vị này tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt kế hoạch được giao. * Phòng tổ chức lao động: Có chức năng giúp giám đốc quản lý về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện về lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn bộ Công ty. * Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lý về công tác kỹ thuật trong các khâu quy hoạch, xây dựng ,vận hành, sửa chửa và cải tạo lưới điẹn của công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sửa chữa vận hành trong công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, sáng tạo kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tham gia dào tạo, bồ dưỡng cán bộ công nhân kỹ thuật. * Phòng kinh tế đối ngoại – xuất nhâp khẩu: Giúp giám đốc công ty quản lý, điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất nhập khẩu vật tư,thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp giám đốc về quản lý kinh tế tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ hạch toán kế toán cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng như các quy định của nhà nước về chế độ hạch toán. * Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc quản lý công tác kinh doanh bán điện trong phạm vi toàn công ty. Tổng hợp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh bán điện của các điện lực quận, huyện. Từ đó tham mưu đề xuất các ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hoạt động kinh doanh của toàn công ty, bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. * Phòng xây dựng cơ bản: Giúp việc cho giám đốc điều hành các dự án, thực hiện chức năng đầu mối trong việc tổ chức lập và duỵêt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật , tổng dự toán, quản lý quá trình lập dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình, thông qua việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi công xây lắp nhằm thực hiện hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư. * Phòng kiểm tra chất lượng.(KCS): Được sự uỷ quyền của trung tâm do lường chất lượng Nhà nước, phòng KCS có chức năng là kiểm tra, hiệu chỉnh chất lượng công tơ đo đếm và các thiết bị đo đếm điện trước khi đưa vào vận hành trong mạng lưới. Kiểm tra chất lượng càng đạt hiệu quả, thì chất lượng công tơ và các thiết bị đo đếm khác càng cao, càng hạn chế được tổn thất điện năng, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. * Phòng bảo vệ quân sự: Dự thảo phương án kế hoạch bảo vệ, xây dựng, bổ sung sửa đổi nội quy bảo vệ trong toàn công ty. Tổ chức lực lượng tự vệ ,đúng hướng, quản lý quân dự bị và phương tiện vận tải cần thiết cho quốc phòng. * Phòng máy tính: tuy mới thành lập từ tháng 10/1991, nhưng nó chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty, phòng là một bộ máy quan trọng giúp cho công tác quản lý, tự động hoá một số khâu trong sản xuất kinh doanh làm giảm đáng kể thời gian và chi phí. Phòng có chức năng nhiệm vụ tính toán, làm hoá đơn tiền điện, tổng hợp lưu trữ số liệu đầu ra đầu vào như theo dõi nợ đọng, làm các biểu báo cáo, nối mạnh cập nhập số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh kịp thừi báo cho ban giám đôcd và các đơn vị. * Phòng thanh tra: Tham mưu giúp giám đốc về công tác quản lý hướng dẫn thực hành thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, mua bán điện và các mặt công tác khác của công ty. * Phòng dự án: Thực hiện chức năng đầu mối trong việc lập và trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quản lý quá trình thực hiện dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình. ãChức năng nhiệm vụ của khối xưởng, đội sản xuất : Xưởng 110kV: Quản lý vận hành 13trạm biến áp 110kV, cung cấp điện cho thành phố Hà nội. Trạm E1 : Đông Anh Trạm E2 : Gia Lâm Trạm E3 : Mai Động Trạm E4 : Ba La Trạm E5 : Thượng Đình Trạm E6 : Chèm Trạm E7 : Trạm E8 : Yên Phụ Trạm E9 : Nghĩa Đô Trạm E10 : Văn Điển Trạm E11 : Thành Công Trạm E12 : Trần hưng Đạo Trạm E13 : Phương Liệt Trạm E14 : Giám Xưởng vật tư: Mua sắm các vật tư thiết yếu theo kế hoạch hoặc các dự án, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sản xuất. Xưởng thiết kế: Tiến hành kháo sát thiết kế các công trình điện thuộc công ty quản lý. Xưởng công tơ: Sữa chữa, hiệu chỉnh công tơ theo kế hoạch tháng, quý, năm của công ty. Đội thí nghiệm: Thí nghiệm định kỳ, bảo dưỡng sữa chữa các thiết bị trên lưới. Xí nghiệp xây lắp điện: Thực hiện các công tác xây lắp các công trình điện đã được phê duyệt và có vốn. Trung tâm điều độ thông tin: Chủ yếu điều hành mọi hoạt động về đóng ngắt điện trên lưới điện mà công ty quản lý. Thực hiện 24/24 giờ phân phối và cắt điện đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế những hao phí về tải điện. Trung tâmquản lý trực tiếp điều độ của các điện lực về thao tác, thứ tự đóng cắt, tránh sự cố gây nên thiệt hại về người và vật chất cho Công ty cũng như cho người sử dụng điện. Quản lý thiết bị thông tin trong điều hành lưới điện, đảm bảo thông tin trong vận hành lưới an toàn, nhanh chóng và chính xác. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, xét trên góc độ sản xuất, mô hình tổ chức của công ty điện lực thành phố Hà nội gồm các bộ phận cấu thành sau: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sán xuất phụ trợ và bộ phận sản xuất phục vụ. BAN GIám Đốc Sản xuất chính Sản xuất Phụ trợ Sản xuất Phục vụ - Xưởng 110kV - Điện lực quận huyện -Đội thí nghiệm Xưởng 110kV - Trung tâm Đ ĐTT -XN xây lắp điện Xưởng thiết kế Xưởng vật tư Xưởng công tơ Phòng KCS Kinh doanh điện năng không giống như kinh doanh các mặt hàng khác, muốn bán điện cho khách hàng, Công ty điện lực phải đưa điện đến tận tay khách hàng thông qua hệ thống phân phối điện. Cính vì lẽ đó, hệ thống phân phối điện phải trải khắp thành phố, len lỏi đến tường nhõ xóm. Do đó , việc quản lý khách hàng cũng như việc quản lý lưới điện trở nên vô cùng phức tạp, để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, đồng thời để quản lý chặt chẽ việc kinh doanh bán điện. Công ty điện lực TP Hà nội phân khác hàng thành nhiều khu vực tương ứng với đơn vị hành chính cấp quận, cấp huyện. ứng với mỗi khu vực có một đợn vị điện lực của Công ty quản lý gọi là các đơn vị điện lực. Toàn Công ty có 11 điện lực. Chương II Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực thành phố Hà nội. I - Tình hình cung cấp và sử dụng điện hiện nay tại các khu vực thuộc địa bàn quản lý của Công ty điện lực Hà nội. Tình hình cung ứng điện năm 2000. Trong năm qua, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sán xuất và kinh doanh của nhân dân, sản lượng đạt cao nhất là 9.156MWh ( ngày 7/7) và công suất đỉnh 496 MW ( 18 h ngày 12/10). Công ty đã làm tốt công tác đảm bảo điện phục vụ các ngày lễ lớn của cả nước và thành phố như lễ đón năm 2000, tết canh thìn, các đợt lễ kỹ niệm ngày thành lập đảng, ngày giải phóng miền nam, Quốc khánh, 990 năm Thăng long – Hà nội... và nhiều hoạt động văn hoá, chính trị khác. Công tác thông tin cho khách hàng về tình hình mất điện được thực hiện, ngoài việc gửi thông báo cho khách hàng, thông báo trên đài phát thanh, đăng tải lịch cắt điện tuần trên báo Lao động và báo Hà nội mới, công ty còn thông báo trên đài truyền hình Hà nội hàng ngày về lịch cắt điện của ngày hôm sau. Trong năm có 2.270 lần mất điện lưới trung , cao thế với tổng thời gian mất điện 7.168 h, làm mất sản lượng ước tính 16.247 MWh. So với năm 1999 số lần mất điện theo kế hoạch giảm nhờ việc kết hợp nhiều công việc cho một lần cắt điện, tuy nhiên số lần cắt điện đột xuất vẫn còn chưa giảm được. Công tác cắt điện theo kế hoạch vẫn có một số lần thực hiện chưa đúng như đã thông báo cho khách hàng, vẫn có số lần cắt điện sớm hoặc trả điện muộn hơn dự kiến. Một số đơn vị thi công chuẩn bị chưa tốt nên bắt đầu thi công muộn hơn so với thời gian cắt điện, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và công tác kinh doanh bán điện. Trong giai đoạn cuối năm 1999 đầu năm 2000, các tuyến đường dây không 110 kV được cũng cố, ép lại ống nên trong năm, đường dây không 110 kV chĩ có 28 vụ sự cố thoáng qua, không có sự cố vĩnh cữu, trong khi đó năm 1999 có 3 sự cố vĩnh cữu. Số vụ sự cố đường dây không trung thế 310 vụ, thấp hơn so với năm 1999 42 vụ, suất sự cố 0,162 vụ/km, giảm 13% so với năm 1999. Sự cố DDK xẩy ra nhiều nhất vào ngày25/4 (31vụ) do ảnh hưởng của lốc, vào mùa mưa các dạng sự cố như vỡ sứ, đứt dây , hỏng cầu dao vẫn còn xẫy ra nhiều. Số vụ sự cố cáp ngầm là 190 vụ (năm1999: 176 vụ), chủ yếu là cáp 6 kV (113 vụ) và cáp 10 kV (60 vụ). Suất sự cố là 0,332 vụ/km, cao hơn so với năm 1999 là 2%, điều đáng chú ý là vụ sự cố do đào cáp tăng khá nhiều (30 vụ), trong khi năm 1999 chỉ có 13 vụ. Nhờ đẩy mạnh công tác sữa chữa, cũng cố trạm nên suất sự cố thiết bị của trạm biến áp của năm 2000 giảm so với năm 1999. Tuy nhiên vụ sự cố ngày 4/4do tụt lèo thanh cái trạm 110kV Đông anh là một bài học quý báu cho công tác giám sát thi công, nghiệm thu và quản lý vận hành. Thời gian xữ lý sự cố có nhiều tiến bộ, đã giảm nhiều so với năm 1999 nhưng số vụ có thời gian xử lý trên 2h vẫn còn (90 vụ), phần lớn các vụ sự cố này xẩy ra ở khu vực ngoại thành có địa bàn rộng, điều kiện giao thông chưa thuận lợi hoặc hư hỏng thiết bị của khách hàng, việc giải quyết các vướng mắc còn gặp nhiều thủ tục hành chính. Công tác dịch vụ tiếp xúc với khách hàng năm 2000. Để tạo điều kiện cung ứng điện được an toàn hiệu quả, tạo điều kiện cho việc sử dụng điện an toàn, hợp lý. Mặt khác nhằm tháo gỡ những phát sinh trong quá trình cung ứng điện, sử dụng điện một cách nhanh nhất, dịch vụ là cầu nối giữa Công ty và khách hàng giải quyết các thắc mắc của khách hàng, đồng thời ban hành các quy chế mới, góp một phần lớn trong công tác mở rộng khách hàng. Công ty đã thực hiện tốt công việc lắp đặt công tơ trọn gói cho công tơ 1pha trong thời gian 5 ngày, công tơ 3 pha với thời gian 7 ngày, trong năm công ty đã tiếp nhận : 14.409 đơn yêu cầu lắp công tơ 1 pha, đã giải quyết 11.273 trường hợp, 655 đơn không được đáp ứng 616 đơn yêu cầu lắp công tơ 3 pha, đã giãi quyết 508 đơn, có 29 đơn không được đáp ứng. Các trường hợp không được giải quyết do thiếu nguồn hoặc khách hàng vi phạm hành lang ATLĐCA và đều có ý kiến trả lời khách hàng cụ thể. Công tác chỉ đạo các đơn vị giải quyết dứt điểm các kiến nghị của khách hàng thông qua các phiếu tham khảo ý kiến khách hàng đợt cuối năm 1999. Trong các tháng 11và 12 Công ty đã phát hành 20.000 phiếu thăm dò khách hàng với các nội dung mới, đến nay đã nhận được 1.795 thư phản hồi và lần lượt xử lý. Công ty đã tổ chức các hội nghị khách hàng, do đó đã thu lượm được nhiều ý kiến đóng góp để Công ty tiếp tục điều chỉnh các hoạt động, đáp ứng được đòi hỏi chính đáng của khách hàng. Qua hội nghị, nhiều ý kiến của khách hàng đã được giải quyết, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa nghành điện và người tiêu dùng. Các hình thu tiền điện cũng được đa dạng hoá như thu tại nhà, tại quầy, bố trí giờ thu khác nhau cho hợp lý với tường nhóm đối tượng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía khách hàng và nghành điện. Hệ thống quản lý hàng đợi thu tiền tại quầy kết hợp với theo dõi chấm xoá nợ triển khai thí điểm ở điện lực Đống đa đang được hoàn thiện và dần dần phát huy hiệu quả. Các dịch vụ khác về điện vẫn được duy trì thí điểm triển khai tại các đơn vị, nhất là tại điện lực Ba đình. Công ty đang triển khai lắp đặt trung tâm giải đáp về điện của khách hàng, đào tạo nhân viên trực để đưa Trung tâm vào vận hành vào đầu năm 2001. Trong năm, Công ty đã phối hợp với Công ty sổ số KTTĐ mở thưởng sổ số hoá đơn thu tiền điện. Phối hợp với VTV3 tổ chức thi hiểu biết về điện thông qua cuộc thi “ở nhà chủ nhật “ được phát sóng vào 1/2001. Để cung ứng và quản lý lưới điện nông thôn được tốt. Trong năm, Công ty đã triển khai làm thủ tục tiếp nhận tiếp nhận lưới điện trung áp của 20 xã. đến nay UBNDTP đã ra quyết định giao nhận tài sản lưới điện trung áp của 14 xã. Công ty tiếp tục phối hợp với Sở Công nghiệp và Ban chỉ đạo của các huyện hoàn thành nâng cấp, cải tạo lưới điện 15 xã giai đoạn 1 với tổng số vốn 28,5 tỷ đồng. UBNDTP đã phê duyệt để triển khai giai đoạn 2 dự tính kinh phí 35 tỷ đồng... thực hiện triển khai đôn đốc nhằm quản lý và phát triển ổn định lưới điện nông thôn, bên cạnh đó tăng cường đào tạo, tập huấn cho các Chủ tịch, Bí thư, Thợ điện của các xã. Phối hợp với các xã triển khai kiểm tra giá bán điện của 42 xã, hiện nay có 16 xã do cai thầu quản lý bán điện, 16 xã này có giá bán điện cao hơn 700 đ/kWh, Công ty giải quyết trường hợp của 16 xã này trong quý 1năm 2001nhằm giảm giá điện dưới mức giá 700đ/kWh. c- Bảng tiêu dùng điện và tổn thất điện năng các năm 1997 đến năm 2000. ã Điện năng thương._. phẩm theo thành phần năm 1998. Danh mục Thực hiện 97 Kế hoạch 98 Thực hiện 98 1 2 3 4 -Công nghiệp 359.501 345.737 407.085 -Nông nghiệp 26.393 27.000 27.432 -Đông lực phi CN 112.282 119.606 118.124 -Giao thông Vận tải 19.471 22.921 20.855 -ánh sáng 1,041.317 1,163.736 1,160.164 -Ngoại tệ 130.086 184.000 184.532 Tổng Thương Phẩm 1,689.050 1,863.000 1,918.192 Triệu kWh ã Điện năng thương phẩm theo thành phần năm 1999 Triệu kWk Danh mục Thực hiện 98 Kế hoạch 99 Thực hiện 99 1 2 3 4 -Công nghiệp 410.243 423.704 427.106 -Nông nghiệp 27.539 27.615 22.566 -Động lực phi CN 118.550 123.177 116.796 -Giao thông Vận tải 21.040 22.000 22.422 -ánh sáng 1,185.679 1,242.080 1,250.432 -Ngoại tệ 186.437 194.424 205.516 Tổng thương phẩm 1,949.491 2,033.000 2,044.840 ã Điện thương phẩm và khách hành tại các điện lực. Tuỳ theo dạng số liệu có được, lập được bảng số liệu mô tả tình hình tiêu thụ điện năng tại các điện lực các năm 1998và 1999. STT Đơn vị 1998 1999 Tổng số khách hàng đến 31/12/97 Tổng số khách hàng đến 31/12/98 điện thương phẩm 1 Hoàn kiếm 39,298 40,505 236,618,455 2 Hai bà trưng 85,487 86,519 361,694,140 3 Ba đình 48,741 50,969 250,006,379 4 Đống đa 78,707 82,417 270,024,765 5 Tây hồ 14,090 13,300 67,795,353 6 Thanh xuân 21743 24,923 163,368,382 7 Từ liêm 7,792 10,278 118,189,816 8 Thanh trì 2,983 3,679 125,789,002 9 Gia lâm 5,410 6,026 242,719,566 10 Đông anh 0.444 3,117 90,436,140 11 Sóc sơn 0.904 0.966 47,183,689 12 Phòng KD 1,014,346 13 Tổng 305,590 322,699 2,044,840,033 ã Điện năng thương phẩm, khách hàng tại các điện lực năm 2000 S TT Đơn vị điện thương phẩm Tình hình truy thu Tổng số khách hàng đến 31/12/99 Số biên bản Sản lượng (kWh) 1 Hoàn kiếm 247,770,069 10 72,266 41,625 2 Hai bà trưng 387,196,435 89,930 3 Ba đình 267,847,473 53,516 4 Đống đa 290,568,155 48 194,152 85,719 5 Tây hồ 77,351,117 15,107 6 Thanh xuân 180,056,988 8 34,652 27,058 7 Từ liêm 217,118,570 9 34,004 13,619 8 Thanh trì 141,103,265 4,199 9 Gia lâm 218,199,005 31 137,080 6,673 10 Đông anh 123,745,756 3,380 11 Sóc sơn 54,991,403 1,046 12 Phòng KD 1,260,786 0 13 Tổng 2,270,236,049 106 481,154 341,872 Do sự trình bày không thống nhất giữa của các số liệu gốc giữa các năm, nên việc trình bày trong đồ án là không thống nhất. Dựa vào các bảng số liệu tình bày ở trên ta có vài nhận xứt sau. Số lượng khách hàng dùng điện tăng lên hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng vào khoảng 2 - 5%/ năm, số lượng khách hàng đăng ký mua điện đặc biệt tăng nhanh tại các quận huyện ngoại thành đang phát triển như Đông anh, thanh trì. Điện thương phẩm cung cấp trên địa bàn Hà nội tăng 12-12%/năm, bắt đầu từ năm 1999 đơn vị phòng kinh doanh hạch toán độc lập, điện năng tự dùng được tính vào điện thương phẩm của Công ty. Bên cạnh các mặt của sự phát triển của Công ty, vẫn còn tồn đọng tình trạng trốn tránh trách nhiệm thanh toán tiền điện cho Công ty điện lực Hà nội của một bộ phận khách hàng. 2/ Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của lưới điện phân phối Xét trên ba khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, chính trị xã hội, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của lưới điện phân phối Công ty điện lực thành phố Hà nội có các đặc điểm như sau: Về kinh tế: Công ty điện lực thành phố Hà nội là công ty trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam, hạch toán độc lập, vì vậy mọi hoạt động ở tầm vĩ mô của Công ty đều bị chi phối bởi Tổng Công ty, cho nên mọi hoạt động của Công ty điện lực Hà nội trước tiên phải phù hợp với lợi ích của Tổng Công ty,Công ty điện lực thành phố Hà nội có trách nhiệm trình bày bằng báo cáo các dự án xây dựng, cũng cố phát triển lưới điện, trình bày kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình để Tổng Công ty xét duyệt và cho ý kiến như báo cáo NCKT, báo cáo XDCB, báo cáo quyết toán các công trình...Cuối kỳ kế toán Công ty có trách nhiệm nộp tiền mua điện, báo cáo tài chính cho Tổng Công ty. Là đơn vị hạch toán độc lập nên Công ty phải thường xuyên phát huy nội lực của mình nhằm hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổng Công ty, mặt khác, cung ứng điện liên tục, ổn định cho nhân dân , đảm bảo cuộc sống tương đối, cơ hội phát triển cho hơn 3000 CBCNV trong Công ty. Về kỹ thuật: Công ty mua điện của Tổng Công ty, sau đó hoà vào lưới điện của thành phố thông qua mạng lưới phân phối điện. Mạng lưới cao áp gồm 12 trạm biến áp 110 kV phân bố cho 11 điện lực nội thành và ngoại thành, ngoài ra còn một hệ thống các trạm biến áp 22 kV và các loại khác.từ các trạm biến áp mạng lưới trung và hạ thế len lõi đến các hộ gia đình tiêu dùng điện. Hệ thống điện trên địa bàn Hà nội được quản lý và vận hành bửi Công ty và các điện lực. Các CBCNV trong toàn Công ty có trách nhiệm vận hành mạng điện an toàn, đảm bảo các thông số kỹ thuật, cung cấp điện thường xuyên liên tục cho toàn bộ phụ tải, thường xuyên cũng cố, phát triển lưới điện, khắc phục tổn thất đạt được các mục tiêu mà Tổng Công ty đề ra.Hiện tạI Công ty đIện lực Hà Nội đang quản lý như sau : Dung lượng trạm và máy biến áp Tên các trạm biến áp Số trạm Số máy Dung lượng trạm (KVA) Dung lượng cùng kỳ năm trước Trạm cao thế Trạm110KV 12 27 800.000 639.000 Trạm trung thế Trạm 35/22KV 1 1 3.000 3.000 Trạm 35/10 kv 4 7 11.200 11.200 Trạm 35/6 kv 18 25 95.800 95.800 Trạm 22/3,3 kv 1 1 13.000 13.000 Trạm 22/10kv 2 3 13.600 0 Trạm hạ thế Trạm 35/0,4 kv 478 496 194.845 176.925 Trạm 35/0,22 kv 1 2 2.200 2.200 Trạm 22/0,4 kv 323 360 187.713 109.235 Trạm 10/0,4 kv 1004 1088 442.795 413.453 Trạm 6/0,4 kv 2123 2306 775.910 797.888 Trạm 6/0,2kv 23 31 9.040 9.840 Chiều dài các đương dây truyền tải đơn vị KM Các loại đường dây Thực hiện Cùng kỳ năm trước Quý II Luỹ kế Đường dây cao thế đương dây 110 KV 1,4 288,92 287,52 Đương dây trung thế 35 kv 3,433 468,711 453,538 22kv 5,015 103,143 43,156 10 kv 0,363 449,453 443,959 6 kv 5,746 1178,536 1137,030 Trong đó đường dây nổi đường dây 35 kv 3,433 463,425 đường dây 22 kv 5,015 11,707 Cáp ngầm 10 kv 0,363 302,872 Cáp ngầm 6 kv 5,746 850,219 Đương cáp ngầm Cáp ngầm 35 kv 0,29 5,346 Cáp ngầm 22 kv 13,326 91,436 Cáp ngầm 10 kv 1,531 146,581 Cáp ngầm 6 kv 1,284 328,317 đương dây hạ thế đường dây do ngành điện quản lý (chưa kể nhánh rẽ 3 pha vào hòm công tơ) 17,56 1411.999 1217,3 Về chính trị xã hội: Phụ tải trên địa bàn Hà Nội là phụ tải rất quan trọng,vì là thủ đô của một nước nên có rất nhiều hộ loại 1, đó là các địa điểm văn hoá như Lăng bác, Nhà khách chính phủ... Nếu mất điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính trị của cả nước. các khu Công nghiệp quan trọng, các khu chế xuất... Nếu mất điện sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, chất lượng sản phẩm. ở đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá, chính trị của cả nước. Thông thường các địa điểm này phải đảm bảo điện tuyệt đối 24/24, ở các địa điểm này thường được bắt điện từ nhiều nguồn khác nhau, ngoài ra còn được trang bị thêm máy phát, trên địa bàn thành phố còn có vô số các nhà hàng, khách sạn. Nhìn chung CBCNV Công ty điện lực thành phố Hà nội là những người có trình độ có tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo cho dòng điện luôn toả sáng trên địa bàn Hà nội. 3/ Nhu cầu về điện của khu vực Thực trạng về nhu cầu điện năng hiện nay trên địa bàn Hà nội Hà nội là thủ đô của cả nước, Hà nội là nơi tập trung đông dân cư bao gồm dân bản địa, ngoài ra còn có một lượng dân số rất lớn như dân di cư, học sinh, sinh viên,người lao động làm thuê đổ về Hà nội từ các tỉnh khác. Hà nội và thành phố Hồ chí Minh là hai khu vực phát triển nhất trong cả nước, trong vài năm vừa qua kinh tế của Hà nội tăng trưởng mạnh , ổn định. Đa phần đời sống của người dân thủ đô ngày một nâng cao, điều này dẫn đến nhu cầu dùng điện của người dân cũng được tăng cao, các thiết bị điện sinh hoạt trong gia đình ngày càng nhiều như ti vi, tủ lạnh, bình nóng lạnh, điều hoà, máy giặt...dần dần được xem như các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu, ngoài ra, điện năng dùng cho các hoạt động công cộng cũng chiếm một khối lượng đáng kể. Điện năng là năng lượng đi đầu, tạo cơ sở phát triển cho các nghành năng lượng khác, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác, khi tốc độ đô thị hoá tăng nhanh đòi hỏi điện năng cung ứng phải cành lớn. Trong các năm vừa qua điện năng thương phẩm cung ứng cho địa bàn Hà nội không ngừng tăng lên, tốc tăng trưởng hàng năm của điện thương phẩm vào khoảng 10-12%. Vấn đề này đặt Công ty điện lực thành phố Hà nội trước một thách thức rất lớn. dưới đây là bảng tóm tắt điện năng thương phẩm của một số năm. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Điện năng thương phẩm 1.519 1.694 1.918 2.045 2.270 Tỷ lệ tăng trưởng 11% 13% 7% 11% b- Nhu cầu dùng điện trong thời gian tới trên địa bàn Hà nội Trong vài năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. được sự cho phép của chính phủ năm 1999 dự án xây dựng các khu Đô thị mới, các khu Chế xuất được triển khai. Đô thị là một khuôn viên hiện đại tập hợp các nhà cao tầng và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, khu Chế xuất là một tổ hợp sản xuất hiện đại có tính đa dạng hoá, chuyên môn hoá cao, các khu Đô thị , khu Chế xuất đang dược xây dựng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong vài năm tới. Kéo theo một số lượng lớn máy móc vận hành, dân di cư đến các khu Đô thị, chắc chắn rằng trong vài năm tới nhu cầu dùng điện sẽ tăng ở mức cao. điều này đòi hỏi Công ty điện lực thành phố Hà nội phải có những nỗ lực lớn để đáp ứng nhu cầu dùng điện trong thời gian tới, Công ty đã triển khai xây dựng các đường dây cao thế, các trạm biến áp vào các khu quy hoạch. Có thể nói đây là một cơ hội tốt để phát triển khách hàng nhưng cũng là một thách thức rất lớn đối với Công ty điện lực thành phố Hà nội. 4/ Tình hình tài chính và vốn đầu tư cần thiết cho các dự án quy hoạch cải tạo lưới điện khu vực Hà nội. a - Các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và huy động vốn dầu tư cần thiết cho các dự án và caỉ tạo lưới điện Huy động vốn đầu tư từ các nguồn tài chính khác nhau cho việc cũng cố và phát triển lưới điện là một vấn đề sống còn có tính chiến lược đối với Công ty điện lực thành phố Hà nội, nó xuất phát từ các thực trạng sau. Cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, cung cấp điện phục vụ cho các sự kiện văn hoá, chính trị... trên địa bàn thủ đô Hà nội là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Công ty điện lực thành phố Hà nội. ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào Công ty cũng phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ này. Nhu cầu dùng điện giữa các năm không ngừng tăng lên, hàng năm điện thương phẩm tăng lên 10- 12%, chắc chắn trong vài năm tới với tốc độ phát triển mạnh về kinh tế, tốc đô đô thị hoá tăng kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao giữa các năm. Vấn đề này đòi hỏi Công ty điện lực thành phố Hà nội cần phải huy động nhiều vốn đầu tư, xây dựng cơ bản mạng lưới cao thế vào các vùng quy hoạch nhằm phát triển khả năng cung ứng điện. Để cung cấp điện ổn định, an toàn cho nhân dân. Công ty điện lực thành phố Hà nội cần phải thường xuyên cũng cố mọi hoạt động liên quan đến việc cung ứng điện của Công ty. Về lưới điện phân phối cần phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, thay thế bảo đảm các thiết bị vận hành đúng thông số kỹ thuật, giảm thiểu tổn thất điện năng. Về công tác quản lý cần phải tin học hoá tránh sự lãng phí thời gian, kém hiệu quả. Mở rộng , cải tiến các dịch vụ về khách hàng tạo sự hiểu biểt lẫn nhau giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng ... Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua. Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2000 Chỉ tiêu đv tính Thực hiện 1999 Kế hoạch 2000 Thực hiện 2000 So sánh 00/99(%) Điện mua đầu nguồn 106kwh 2.299,306 2.540 2.537 110.34 Điện thương phẩm 106kwh 2.044,840 2.240 2.270 111,02 Tỷ lệ tổn thất % 11,07 11,8 10,51 Giá bán b/qsau thuế đ/kwh 784,52 815 815 Doanh thu bán điện 109 đ 1.604,225 1.850,242 115,34 Sửa chữa lớn TSCĐ Khối lượng thực hiện 109 đ 35,112 42,619 121,38 Vào giá thành 109 đ 31,082 35 34,5 110,99 Đầu tư XDCB Khối lượng thực hiện 109 đ 253,511 229,206 151,983 Lên phiếu giá 109 đ 103,233 102 C/ phí giá thành điện 109 đ 1.398,372 1.627,977 116,41 Tiền mua điện EVN 109 đ 1.219,249 1.423,477 Chi phí khác 109 đ 179,123 204,500 Nộp ngân sách 109 đ 178,762 187,883 105,10 Lợi nhuận KD điện 109 đ 65,297 38,177 58,46 Thu nhập bình quân 109 đ 1,852 1,950 ( Nguồn phòng kế hoạch Công ty Điện lực Hà Nội ) kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2000 TT Diễn giải Năm 1999 Năm 2000 TT Doanh thu (trước thuế) 1.497.729 1.708.477 Điện 1463.668 1.666.154 Sản xuất khác 33.629 42.323 2 Chi phí giá thành điện 1.398.372 1.627.977 Tiền mua điện EVN 1.219.249 1423.477 Chi phí khác 179.123 1.423.477 3 Chi phí sản xuất khác 20.044 204.500 4 Lợi nhuận 78.485 35.323 Kinh doanh bán điện 65.296 45.177 Sản xuất khác 13.189 7.000 5 Nộp ngân sách 178.762 187.883 Thu nhập cá nhân 288 165 Thuế đất 807 649 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25.187 14.457 Thuế giá trị gia tăng 148.258 167.933 Tiền thu sử dụng vốn 4.222 4.697 6 Tỷ suất sinh lời trên vốn 19,47% 10,32% (Nguồn Phòng kế hoạch công ty Điện lực Hà Nội) Tổng hợp kinh doanh điện năng quý III năm 2000 Chỉ tiêu Thực hiện QuýIII Năm 2000 Thực hiện quý III năm 1999 So sánh 2000/1999 I.Điện mua của tổng công ty(Kwh) 739.029.145 679.046.333 108,83% II. Tổn thất điện năng(%) 11,15% 9,59% III. Tổng thương phẩm (Kwh) 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp 3.Thương nghiệp 4. Quản lý tiêu dùng 5. Hoạt động khác 656.657.199 9.572.427 173.978.825 61.286.785 353.156.765 58.662.397 613.943.841 106,96% IV. doanh thu có thuế (đồng) Doanh thu không thuế (đồng) 543.981.674.859 495.165.938.968 480.815.203.258 437.104.652.920 113,14% 113,28% V. Giá bán bình quân có thuế(đ/kwh) Giá bán bình quân không thuế (đ/kwh) 828,41 754,07 783,16 711,96 45,25 42,11 c-Các công tác đầu tư củng cố, hoàn thiện và phát triển lưới điện năm1998 ã Trong năm 1998 Công ty đã thực hiện: Mở rộng trạm 110kV- E8 (Yên phụ) , đưa vào vận hành ổn định MBA 40MVA. Di chuyển MBA 25 MVA- E8 về lắp đặt và đưa vào vận hành tại E2 (Gia lâm). Trạm 110 kV Sài đồng: thực hiện đền bù giải phóng hành lang ĐDK 110kV Thanh am – Sài đồng, đóng điện MBA 1T, di chuyển MBA 16MVA từ Gia lâm về Sài đồng, lập báo cáo khả thi mở rộng trạm 110kV Sài đồng giai đoạn 2. Trạm 110 kV Bờ hồ đang tiến hành lập BCNCKT, thiết kế kỹ thuật, mở thầu cung cấp vật tư, thiết bị cho trạm và làm việc với thành phố, các cán bộ nghành có liên quan để giải quyết mặt bằng và xin giấy phép để xây dựng. Về lưới hạ thế đã hoàn thành các thủ tục thanh toán các công trình tồn tại, thi công dứt điểm các công trình từ 1997 chuyển sang, triển khai thi công HTHT khu vực Đông anh, Tây hồ, Từ liêm, Thanh trì và xã Đông hội, làm các thủ tục triển khai đấu thầu xây lắp HTHT quận Hoàn kiếm, Hai bà trưng và Gia lâm. Triển khai củng cố lưới trung áp quận Đống đa, hạ ngầm ĐDK 10kV Vô tuyến truyền hình Hà nội, thi công tuyến cáp ngầm TBA Thịnh yên, Triển khai thi công trung tâm điều hành lưới điện huyện Sóc sơn, làm thủ tục xin đất xây dựng địa điểm làm việc của điện lực Thanh xuân, Tây hồ. ã Triển khai thực hiện các dự án: Dự án SIDA : Tổ chức tiếp nhận vật tư, thiết bị, triển khai đấu thầu xây lắp và triển khai thi công lưới trung thế, hạ thế khu vực Đội cấn, Ngọc khánh. Dự án ADB : Phối hợp với ban quản lý cải tạo lưới điện ba thành phố Hà nội - Hải phòng - Nam định , ký hợp đồng 15 gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị giai đoạn 1 của dự án. Triển khai mời và xét thầu 6 gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị giai đoạn 2. Triển khai thiết kế các hạng mục công trình trong dự án và làm thủ tục xin cấp đất xây dựng đường dây và trạm 110 kV Thanh nhàn, Nhật tân. Dự án SCADA : triển khai trình duyệt báo cáo NCKT dự án do Công ty thiết kế khoả sát điện lập. Dự án DSM : Hoàn thành báo cáo NCKT dự án, đang triển khai trình duyệt theo quy định. Dự án OECF : Công ty đã phối hợp với viện Năng lượng tiến hành khảo sát thu thập số liệu để lập báo cáo NCKT trình các cấp phê duyệt. ã Tổng hợp công tác XDCB thực hiện trong năm Tổng giá trị công trình XDCB thực hiện trong năm là 69.104 triệu đồng, trong đó: Lưới điện 110kV 5.374 triệu dồng Phần chuyển tiếp từ năm 1997 4.785 Triển khai mới 16.719 Dự án SIDA 13.637 Dự án ADB 15.079 Thanh toán nợ các năm cũ 12.938 Chuẩn bị đầu tư 500 d-Công tác cũng cố , phát triển, hoàn thiện lưới điện năm 1999 Năm 1999 công tác xây dựng gặp nhiều khó khăn và bất cập như việc áp dụng thuế VAT, thay đổi định mức, thủ tục cấp đất, cho phép xây dựng, đào đường, đền bù và phối hợp với các cơ quan trong thành phố gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã hoàn thành khối lượng công việc với giá trị 263.558 triệu đồng. ã Các công trình đã thực hiện trong năm 1999 Lưới 110 kV - Hoàn thành đóng điện công trình mở rộng trạm 110kV Gia lâm - Thi công và quyết toán xong phần hạng mục công trình ngầm trạm 110 kV Bờ hồ, bắt đầu thi công và xây dựng nhà trạm. - Thay xong 7/11 máy cắt 110 trạm 110 kV Đông anh. thi công xong và đóng điện MBA T3. Triển khai thi công phần nhà 22 kV. - Hoàn thành thủ tục thanh toán trả nợ trạm Yên phụ. Lưới trung thế. - Hoàn thành thi công đóng điện 3/3 công trình chuyển tiếp gồm 11 TBA, 13 khu hạ thế, 15 km cáp ngầm 22 kV. - Hoàn thành thi công 4 công trình gồm 27 TBA, 27 khu hạ thế thuộc quận Ba đình, Hoàn kiếm, Hai bà trưng. Triển khai thi công 3 công trình và đấu thầu 15 công trình khác. ã Các dự án thực thi trong năm Dự án ADB: - Trạm 110 kV Yên phụ: đang triển khai thi công phần san nền và xây nhà điều khiển. - Trạm 110 kV Thượng đình: đang triển khai thi công giải phóng mặt bằng. - Trạm 110 kV Nhật tân: đang triển khai xây dựng phần nền và nhà điều khiển. - Trạm 110 kV Thanh nhàn: đã hoàn tất thủ tục xin cấp đất xây dựng. - Các đường dây 110 kV Mai động – Thanh nhàn và Chèm – Nhật tân chuẩn bị làm thủ tục xin cấp đất. - Lưới trung thế và hạ thế sau các trạm 110 kV, đang chuyển giao tuyến 7/9 tuyến cáp ngầm sau trạm 110kV Giám và thay cáp EPR cho các phụ tải đặc biệt. Dự án SIDA: Hoàn thành thi công đang chờ quyết toán. Dự án SCADA: lập hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư, thiết bị, thiết kế kỹ thuật, thoả thuận kiến trúc. ã Nhận xét việc thực hiện các công trình theo kế hoạch và và các dự án. Tuy công tác đầu tư xây dựng có đạt khá hơn trước đây nhưng vẫn chưa đạt được các kế hoạch đã đề ra. Chất lượng công trình, đặc biệt là để đáp ứng mỹ quan của thủ đô còn phải phấn đấu nhiều , nhất là các bên thi công. Dụng cụ thi công , an toàn lao động trong thi công được trang bị theo hướng hiện đại, tổ chức khoa học có hiệu quả ngày càng phải củng cố, hoàn thiện. e-Công tác cũng cố, phát triển và hoàn thiện lưới điện năm 2000. Công tác xây dựng trong năm của Công ty ước thực hiện khối lượng công việc có giá trị 151.983 triệu đồng. Trong đó: Giá trị xây lắp: 81.182 triệu đồng Thiết bị : 32.792 TKCB khác : 38.009 ã Các dự án sử dụng vốn trong nước Lưới và trạm 110kV Trạm 110 kV Đông anh: hoàn thành thi công toàn bộ công trình cải tạo nâng cấp và mở rộng trạm. Trạm 110 kV Bờ hồ: đã lắp đặt khẩn trương, kịp đóng điện vào ngày 4/10 chào mừng lễ kỷ niệm 990 năm Thăng long- Hà nội . Lưới trung thế: Trong năm Công ty đã giải quyết xong vốn trả nợ khối lượng cho 8/23 công trình, các đơn vị thi công đã hoàn thành 25 công trình, đóng điện 68 TBA. Về xây dựng, các công trình vẩn ở trong giai đoạn chuẩn bị làm thủ tục đầu tư. Công tác hoàn vốn liên doanh: trong năm, Công ty đã giải quyết xong và thống nhất xong với các liên doanh về giá trị hoàn vốn của 4 công trình và báo cáo Tổng công ty. Công trình hoàn vốn liên doanh MACHINO đã quyết toán xong đang chờ bên liên doanh ký biên bản thống nhất giá trị sẽ báo cáo Tổng Công ty đầu năm 2001. ã Các dự án sử dụng vốn nước ngoài. Dự án ADB: Trạm 110 kV Nhật tân: thi công xong phần nhà điều hành 22kV, lắp xong các tủ 22 kV của nhà điều hành. đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng cho ĐDK 110kV Chèm- Nhật tân. Trạm 110 kV Yên phụ: thi công xong và đóng điện MBA 40 MVA mới và buồng 22kV. Trạm 110 kV Thượng đình: đã thi công xong phần giải phóng mặt bằng, đang thi công nhà 22kV, đấu thầu lắp đặt điện. Trạm 110 kV Thanh nhàn: đang tiến hành giải phóng mặt bằng Hoàn thành thi công toàn bộ cáp ngầm và nâng điện áp 9 lộ sau trạm 110 kV Giám. Thi công xong 21,3 km cáp EPR cấp cho các phụ tải đặc biệt. Dự án SCADA: Tổng Công ty đã phê duyệt xong tổng mức đầu tư điều chỉnh của báo cáo NCKT, đang trình duyệt thiết kế kỹ thuật nhà điều hành. Dự án DSM: Tổng Công ty đã phê duyệt TKTC và hợp đồng mua VTTB. ã Nhận xét: được sự chỉ đạo sát sao của ban Giám Đốc, việc xây dựng tiến độ và triển khai thi công các công trình XDCB có nhiều biến chuyển, nhất là dự án ADB. Tuy nhiên công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép thi công luôn là nguyên nhân gây chậm tiến độ thi công. Công tác chuẩn bị vật tư còn chậm trễ. Năng lực nhà thầu cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng công trình, khâu thanh quyết toán vẫn còn chậm, chủ yếu do công tác lập hồ sơ chậm, thời gian kiểm tra và phê duyệt điều chỉnh thiết kế và dự toán kéo dài. Việc thành lập ban quản lý dự án sẽ tạo điều kiện một phần nào đó cho việc giải quyết các vướng mắc trên, nhưng việc tạo ra một quy tình thông suốt để giải quyết các khó khăn trên vẩn là một nhiệm vụ nặng nề của ban quản lý dự án. 5/ Các vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết. Với mục tiêu là Công ty điện lực thành phố Hà nội ngày càng phát triển chắc chắn, ổn định ngang tầm với vị thế và nhiệm vụ của Công ty, đứng trước mục tiêu này thì Công ty còn tồn tại một số vấn đề cần phỉ khắc phục, cần phải giải quyết như sau. ã Nhu cầu sử dụng điện trong khu vực Hà nội ngày càng tăng, với tốc độ phát triển như hiện nay, kéo theo các phụ tải sử dụng điện cũng phát triển mạnh, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, khu vực chế xuất. Dự báo rằng trong các năm tiếp theo nhu cầu điện năng tăng 12-15% hàng năm, vấn đề này kéo theo điện năng thương phẩm cung cấp hàng năm cũng phỉa tăng lên tương ứng. Đứng trước một vấn đề lớn, không thể tránh khỏi như thế này Cônh ty điện lực thành phố Hà nội đã và đang có các phương hướng giải quyết như sau: Huy động vốn trong và ngoài nước đầu tư XDCB cho các công trình khả thi, bên cạnh đó không ngừng đại tu, sữa chữa nhằm cũng cố lưới điện. Nghiên cứu các dự án của Chính phủ cũng như của Thành phố có thể làm tăng nhu cầu dùng điện trong phạm vi quản lý. Từ đó Công ty lập kế hoạch, xây dựng các báo cáo trình Tổng Công ty, có các biện pháp huy động vốn kịp thời đầu tư XDCB, xây dựng các nghiên cứu khả thi thiết kế mạng cao áp vào các vùng phụ tải mới. ã Phụ tải điện năng ngày đêm của hệ thống điện nói chung và phụ tải trên địa bàn Hà nội nói riêng trong ngày đêm là rất nhấp nhô. điều này gây nên thiếu hụt điện năng ở các giờ cao điểm, thừa điện năng ở các giờ thấp điểm, không tận dụng hết công suất đặt tại hệ thống các nhà máy điện, thừa mà thiếu, thiếu mà thừa. Giả sử phụ tải dùng điện được san bằng thì sẽ có thừa đủ điện năng cung cấp cho nhu cầu dùng điện trong cả nước, nhưng thực tế Tổng Công ty điện lực Việt nam vẫn phải đầu tư xây dựng các nhà máy điện mới nhằm có đủ điện năng cung cấp vào các giờ cao điểm. đây là vấn đề nổi cộm nhất làm đau đầu Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty để nhằm giảm phụ tải ở các giờ cao điểm. Công ty điện lực thành phố Hà nội đã tích cực tuyên truyền, kêu gọi ý thức dùng điện trong nhân dân ở các giờ cao điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện biện pháp co giãn về giá khuyến khích dùng điện ở các giờ thất điểm. ã Tổn thất điện năng là một vấn đề lớn mà Công ty đang phải đối mặt, hàng năm lượng tổn thất nằm ở mức 10-17%, gây thiệt hại hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng cho Công ty. Trong khi đó Công ty đang rất cần vốn để cũng cố và phát triển mạng lưới điện. Trong các năm vừa qua Công ty đã tích cực đôn đốc các điện lực có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tổn thất điện năng, chính từ sự cố gắng không mệt mỏi lượng điện năng tổn thất hàng năm đã giảm xuống đáng kể. ã Công tác làm các thủ tục, xin đất , xin giấy phép cho XDCB, sữa chữa gặp nhiều khó khăn gây ra các cản trở tới quá trình thi công. Công ty đã có các biện pháp tiếp xúc với UBNDTH Hà nội và đã có những thoả thuận tích cực. ã Với việc phát triển công nghệ ngày càng cao của khu vực cũng như của thế giới, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất của các công ty điện lực nói chung đã trở thành xu thế tất yếu, ngày càng mang lại những hiệu quả to lớn. Công ty điện lực thành phố Hà nội đã áp dụng Công nghệ thông tin vào các lĩnh vực cần thiết như: quản lý nhân lực, quản lý tổn thất điện năng... Công ty cũng như Tổng Công ty rất quan tâm đến nhân tố con người trong lĩnh vực này, Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo tin học cho CBCNV, tổ chức các chương trình thi tin học, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo ứng dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương III Tổn thất điện năng tại công ty điện lực Thành phố hà nội I - cơ sở lí thuyết về tổn thất điện năng và các dạng tổn thất điện năng Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá trình truyền tai và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta phân nhóm tổn thất điện năng thành nhiều loại theo những phương pháp khác nhau. Căn cứ vào tính chất tổn thất Tổn thất điện năng được chia thành 2 loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật ( tổn thất thương mại ). Tổn thất kỹ thuật: đây là loại tổn thất do các nguyên nhân kỹ thuật gây ra. Tổn thất kỹ thuật có các loại như: Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh . Tổn thất khi có tải ( tổn thất đồng) . Tổn thất khi không tải ( tổn thất sắt) Tổn thất trên đường cao thế ( tổn thất vầng quang) Tổn thất cách điện ( đặc biệt đối với cáp ngầm ) Tổn thất do hạ thế Tổn thất trên đường dây Các tổn thất khác Tổn thất phi kỹ thuật hay tổn thất thương mại do các nguyên nhân quản lý gây ra. Tổn thất thương mại gồm các loại như: Tổn thất do hành động ăn cắp điện của khách hàng có công tơ . Dùng điện không qua công tơ . Sửa số liệu công tơ trực tiếp . Sửa số liệu công tơ gián tiếp Tổn thất do khách hàng không dùng công tơ . Khách hàng tăng trái phép nhu cầu sử dụng ngoài hợp đồng . Khách hàng cho người khác dùng chung bất hợp pháp . Mức khoán điện không chính xác Tổn thất do khách hàng móc nối bất hợp pháp . Móc thẳng từ lưới . Người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép . Người tiêu dùng vẫn sử dụng điện khi hợp đồng hết hạn Tổn thất do thiết bị đo đếm . Công tơ bị mất- chết- cháy . Công tơ chạy chậm . Công tơ lắp đặt không đúng Tổn thất do nhân viên Điện lực làm sai quy trình . Ghi chỉ số ít đi . Không ghi chỉ số . Không ra hoá đơn Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất Tổn thất điện năng được phân loại ở từng khâu như sau: Tổn thất trong quá trình sản xuất: đây là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc thiết bị, do không phát hết công suất máy phát… Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở giai đoạn này ngoài tổn thất do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả. Tổn thất truyền tải do tính chất vật lý của dây dẫn trong quá trình truyền điện gồm: tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn thất vầng quang. Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: phân phối sơ cấp, biến thế phân phối, phục vụ trạm, công tư, mất cắp… Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện: mức độ tổn thất ở giai đoạn này tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện phụ tải của khách hàng sử dụng điện. Đó chính là mức độ hợp lý khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng kỹ thuật của các phụ tải… Tổn thất ở giai đoạn này không những chỉ gây ra thiệt hại cho người sử dụng mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên. Căn cứ vào phạm vi tổn thất Tổn thất điện năng có một số loại như: Tổn thất của hệ thống điện: Là tổn thất xuất hiện trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm các tổn thất do: phát điện, nâng hạ thế, phân phối và tổn thất mạng tiêu thụ. Tổn thất biến thế: Là tổn thất do biến đổi hiệu điện thế ( nâng thế, hạ thế ) tại trạm phân phối. Tổn thất này được tính toán theo 2 loại trạm: trạm lưới và trạm phân phối. Ngoài ra còn có tổn thất truyền tải, tổn thất phân phối . 1.4 ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với ngành điện mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trên quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở những mặt sau: Giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số chi phí đầu vào khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với các nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó, ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm bớt được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia. Giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu sản xuất điện năng giảm xuống, vì: Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28028.doc
Tài liệu liên quan