Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam

Chương I: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và khả năng cạnh tranh của đường mía I. Các quan điểm kinh tế về cạnh tranh Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Khả năng cạnh tranh của hàng hoá là biểu hiện cao nhất và trực tiếp nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào nhièu yếu tố. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá đựoc thể hiện ở nhiều chỉ tiêu đánh giá. Đó là những ưu thế của hàng hoá này so với các hàng hoá khác về các chỉ tiêu như chất lượng, giá cả, ki

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu có khả năng hấp dẫn khách hàng cao hơn so với các hàng hoá khác hoặc là sự tổ hợp các yếu tố đó. Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh về chất lượng. Hàng hoá có khả năng cạnh tranh về chất lượng phải thể hiện được những ưu thế về các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng so với những hàng hoá khác. Tiếp đến, hàng hoá có khả năng cạnh tranh về giá cả phải là những hàng hoá có giá rẻ đến mức có khả năng tăng cầu về mặt hàng đó. Còn về kiểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu của hàng hoá, để có khả năng cạnh tranh cao, các yếu tố này phải thể hiện sự đa dạng, hấp dẫn người mua... Nghĩa là, nó phải phù hợp xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trên thị trường về mọi khía cạnh như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen, tập quán tiêu dùng, bản sắc văn hoá... Công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá bao gồm: kỹ năng bán hàng, khả năng quảng cáo, thu hút và giữ khách hàng cũng như chiến lược mở rộng thị trường và chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra còn có các công cụ khác như thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm mới. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào đạo đức của nhà kinh doanh, những triết lý kinh doanh mà họ theo đuổi và sự tận tuỵ với khách hàng... Khả năng cạnh tranh còn tuỳ thuộc vào sự kiên trì đổi mới sản phẩm theo những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng hay nói cách khác là khả năng đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp đó. Quá trình cạnh tranh của hàng hoá suy cho đến cùng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chính sách của Chính phủ và những cơ hội kinh doanh đã được khai thác một cách hợp lý. Một quốc gia có sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trên với sự thuận lợi của cơ sở hạ tầng và biết khai thác cơ hội kinh doanh sẽ có thể thành công trong cuộc cạnh tranh. 2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng và khai thác tiềm năng thị trường, trong việc thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, đa dạng kênh phân phối, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khả năng tạo lập uy tín và vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để tạo lập sức cạnh tranh cho doanh nghiệp việc chúng ta tiến hành nghiên cứu từng đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và trên thị trường tiền năng có thể được sử dụng như một thông tin quan trọng cho việc dự đoán trước áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai cũng như tương lai của ngành. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu về thị phần, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và các yếu tố tài chính, đội ngũ nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp, uy tín và bản sắc của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp bằng những nỗ lực của mình trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thị phần của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau, song yếu tố cơ bản nhất đó là những nỗ lực marketing của doanh nghiệp, sau đó là phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ mà doanh nghiệp nào cũng hướng sự nỗ lực của mình vào đó. Khi thị phần tăng lên thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận cao hơn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do đó sẽ được củng cố. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp có một chính sách sản phẩm đúng đắn với những sản phẩm tốt, chất lượng thoả mãn và đáp ứng được nhu cầu thị trường đúng lúc sẽ tạo cho doanh nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh. Nếu như trước đây, việc sử chính sách giá là chủ yếu thì trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay việc sử dụng chiến sách giá sẽ tạo ra sự hoang mang trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Khi mà chính sách giá dần chuyển sang chính sách về chất lượng sản phẩm thì yếu tố này càng thể hiện rõ tính chất cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp muốn ghi tên mình trong tâm trí khách hàng thì không còn cách nào khác là hãy tạo cho sản phẩm của mình một chất lượng tốt nhất, một khả năng đáp ứng cao với nhu cầu thị hiếu và đặc biệt là đúng lúc thì doanh nghiệp đó sẽ thắng trong cạnh tranh. Cơ sở vật chất kỹ thuật “Có bột mới gột lên hồ”, một doanh nghiệp trước hết muốn có mặt trên thị trường thì điều tiên quyết là phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đủ để có thể có đáp ứng những yêu cầu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh. Song nếu chỉ để có thể hoạt động được thôi thì chưa đủ, mà điều quan trọng ở đây là hoạt động như thế nào? Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để có thể tạo ra và nâng cao chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ, quy mô tạo ưu thế chiếm lĩnh thị phần trước đối thủ cạnh tranh. Vốn và các yếu tố tài chính Vốn và các yếu tố tài chính thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nó quyết định sự tồn của doanh nghiệp trên thị trường. Phải có vốn doanh nghiệp mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp nó được biểu hiện qua quy mô tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá chúng thể hiện: hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán... Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt sẽ có điều kiện huy động vốn tốt và tạo được sức ép trong cạnh tranh khi cần thiết như: trang bị thiết bị máy móc, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đầu từ vào các hoạt động tài chính... nhằm thu được mức lợi nhuận cao hơn. Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý Lao động trong kinh doanh dịch vụ nói chung đặc biệt là những lao động trong kinh doanh dịch vụ thì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách cũng như với sản phẩm của ngành nên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Như vậy, tay nghề của đội ngũ lao động sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, do nhân viên của doanh nghiệp luôn thường xuyên tiếp xúc với khách nên trình độ giao tiếp của nhân viên và trình độ của nhà quản lý trong việc ứng xử với khách càng tốt bao nhiêu thì chất lượng của sản phẩm dịch vụ của chúng ta sẽ càng nâng cao bấy nhiêu, và nó sẽ tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Uy tín và bản sắc của doanh nghiệp Do sản phẩm của chúng ta là những sản phẩm mang nặng tính chất vô hình và dễ bị bắt chước cho nên việc tạo ra trong tâm trí khách hàng một hình ảnh về một doanh nghiệp với những sản phẩm riêng có thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ là rất khó. Bản sắc của doanh nghiệp có được bằng việc triển khai một phối thức marketing mục tiêu và trình độ, thái độ của đội ngũ nhân viên hay nói cách khác đó chính là văn hoá của doanh nghiệp. Khi chúng ta tạo được nét riêng có trong tâm trí của khách hàng thì khách hàng sẽ tự tìm đến với doanh nghiệp và điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh với các đối thủ của mình. Vị trí kinh doanh Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng vị trí kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp mình. Đặc biệt với các doanh nghiệp dịch vụ kinh doanh do quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời, ngay tại chỗ nên việc xác định vị trí có ý nghĩa rất quan trọng. Bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ lựa chọn nơi mình sẽ mua hàng có vị trí thuận lợi, hợp lý với mục đích của mình. Đối với mỗi loại vị trí có một sức hấp dẫn riêng và do đó tạo nên một sức cạnh tranh riêng đối với từng doanh nghiệp, do vậy khi xây dựng kinh doanh các nhà quản trị cần xác định là doanh nghiệp mình cần thu hút tập khách nào. Sức mạnh thương hiệu Khi soạn thảo các chiến lược marketing của những sản phẩm cụ thể người bán phải xác định liệu họ có thể chào bán chúng như những hàng đặc hiệu không. Việc chào bán với tính chất là hàng đặc hiệu sẽ tăng giá trị của nó. Theo Philip Kotler - Marketing căn bản: Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp của chúng, có công dụng để xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Tên nhãn hiệu: là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. Dấu hiệu của nhãn hiệu: là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được, ví dụ: biểu tượng, hình vẽ, hay kiểu chữ đặc thù... Dấu hiệu hàng hoá: là nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được bảo vệ về mặt pháp lý. Dấu hiệu hàng hoá bảo vệ quyền tuyệt đối của người bán trong việc sử dụng tên nhãn hiệu và/hay dấu hiệu nhãn hiệu. Quyền tác giả: là quyền tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật. Như vậy, nhãn hiệu là mặt hàng đặc trưng, mỗi nhãn hiệu lại tồn tại một tên gọi, một danh mục và gắn liền với giá trị bổ sung là hình ảnh, danh tiếng của nó. Chính những thuộc tính hỗn hợp và toàn diện này tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm. Trong kinh doanh kinh doanh đây là một yếu tố đóng vai trò tiên quyết trong sức cạnh tranh của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh của mình trên những phân đoạn thị trường nhất định. II. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía 1. Hội nhập kinh tế quốc tế Trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế hoà bình hợp tác cùng phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan. Đó là vấn đề bức bách của mỗi quốc gia, nếu không muốn tụt hậu quá xa trong phát triển kinh tế. Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là tự do hoá thương mại và đầu tư phát triển, vì vậy phải thực hiện xoá bó hàng rào cản trở trong mối quan hệ kinh tế thương mại và tham gia vào các quá trình liên kết kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với mỗi quốc gia khi hội nhập đó là: phải chấp nhận sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh với các quốc gia khác, đây là khó khăn lớn nhất nếu năng lực cạnh tranh yếu. Nó đò hỏi, hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành nền kinh tế phải từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là chấp nhận cạnh tranh với các nước, là cuộc đấu tranh phức tạp để phát triển nền kinh tế quốc gia và giữ vững độc lập về kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Năm 1995, chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của khu vực tự do AFTA và năm 1998 tham gia tổ chức Phát triển Châu á Thái Bình Dương (AFEC). Ngay từ năm 1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện đã ký kết các biên bản ghi nhớ với WTO để tham gia đàm phán trả lời các câu hỏi của tổ chức này. Bên cạnh đó, một trong những bước đi quan trọng chuẩn bị cho tiến trình hội nhập vào WTO là việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2000 và được Chính phủ phê chuẩn vào năm 2001. Tất cả các bước đi này đã mở ra một con đường mới với nhiều cơ hội thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, chúng ta cũng phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2001, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đứng ở vị trí khiêm tốn (49 trên tổng số 53 quốc gia). Giống như ngành giấy, sản xuất dầu ăn và nhiều ngành khác thì ngành sản xuất đường mía hiện nay cũng đang đứng trước những thách thức lớn trước tiến trình hội nhập. Chương trình 1 triệu tấn đường mía (1995) đã đạt được những thành công lớn trên cả mặt kinh tế cũng như mặt xã hội. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh thương mại thì sản xuất đường hiện nay chưa mang tính cạnh tranh. Giá đường sản xuất trong nước cao hơn của một số nước khác từ 1,5 đến 2 lần. Theo báo cáo của 40 doanh nghiệp (2001) sản xuất mía đường thì có tới 34 doanh nghiệp lỗ nặng, chỉ có 6 doanh nghiệp là có lãi nhưng ít. Tính đến hết năm 2001 Nhà nước đã phải bù lỗ cho các doanh nghiệp này trên 2000 tỷ đồng. Như vậy, về phía các doanh nghiệp và Nhà nước nếu không có giải pháp kịp thời, nhanh chóng thì khi hội nhập hoàn toàn các doanh nghiệp sản xuất đường mía Việt Nam khó lòng mà đứng vững được khi mà phải đối mặt với đường nhập khẩu chất lượng cao, giá thấp. 2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ đường mía 2.1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chương trình phát triển đường mía là chương trình mở đầu trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn. Thực hiện đầu tư lớn ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, của cả nước. Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất xung quanh cây mía mà còn bao gồm nhiều ngành nghề khác có tác động hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội vùng mía như công nghiệp chế biến đường, các sản phẩm sau đường, các dịch vụ nông thôn. Đồng thời đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân cho thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng cường ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở cho nông thôn, tạo nên mối liên minh công nông bề vững, có hiệu quả và tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hoá, đưa các vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu trở thành các vùng nông thôn mới, hình thành các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm công nghiệp dịch vụ. 2.2 Phát triển ngành mía đường tạo nhiều việc làm Thu hút lao động nông nghiệp: Hiện nay, thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nông thôn vẫn còn rất lớn. Hơn nữa, cây mía chủ yếu được trồng ở những đất nghèo nên sản xuất mía đường phát triển cùng với phát triển các vùng mía chuyên canh sẽ tạo công ăn việc làm cho nông dân. Trong 7 năm qua đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 1 triệu lao động nông nghiệp, ổn định đời sống cho trên 2 triệu người. Đã tổ chức tập huấn cho hơn 60.000 lượt người cho nông dân, công nhân nông nghiệp về kỹ thuật canh tác mía và sử dụng máy công nghiệp. Thu hút lao động công nghiệp: Các nhà máy đã tạo công ăn việc làm cho 35.000 lao động công nghiệp chuyên nghiệp trong chế biến đường, sản phẩm sau đường, bên cạnh đường. Đã đào tạo được 16.000 người. Trong đó, cán bộ quản lý, kỹ sư, trung cấp có 2.600 người, nhân viên nông vụ,công nhân công nghệ đường và sau đường, công nhân cơ điện 13.400 người. Ngoài ra, còn đưa 400 cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài. Tổng số vốn cho đào tạo là 50 tỷ đồng. Về cơ bản, công tác đào tạo đã đáp ứng được về số lượng và chất lượng cán bộ, công nhân cho nhà máy đường. Ngoài ra, các nhà máy còn sản xuất các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường để tận dụng mặt bằng, điện, hơi nước, tạo việc làm mới cho công nhân ngoài vụ sản xuất đường. 2.3 Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. a) Nông dân: Việc mở rộng canh tác cây mía cũng như tăng năng suất cây trồng nhờ tham canh gối vụ sẽ làm cho thời gian lao động của nông dân được huy động nhiều hơn tạo thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Đối với nông dân trồng mía nguyên liệu tập trung cung cấp cho chế biến đường công nghiệp trong 7 vụ sản xuất từ năm 1995 đến 2002 đã có thu nhập là 3.106,6 tỷ đồng, bao gồm cả lợi nhuận và công lao động. Đời sống nông dân nhiều vùng trồng mía đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập tăng khá, nổi bật là các vùng Lam Sơn, Quảng Ngãi, Hiệp Hoà, Phú Yên, Gia Lai, Tây Ninh... Bảng 1:Thu nhập trồng mía cung cấp cho công nghiệp từ năm 1995 đến nay Đơnvị: tỷ đồng TT Niên vụ Sản lượng (tấn) Số tiền nhà máy mua mía Chi phí giống, vật tư Chi phí công lao động Lợi nhuận Nông dân được hưởng 1 1995-1996 2.165.000 325 180,4 100,0 44,6 144,6 2 1996-1997 2.551.000 510 270,0 150,0 90,0 240,0 3 1997-1998 3.700.000 962 498,0 320,0 144,0 464,0 4 1998-1999 6.965.000 1.671 1.050 480,0 141,0 621,0 5 1999-2000 8.854.300 1.771 1.424 347,0 347,0 6 2000-2001 7.204.610 1.585 1.029 300,0 256,0 556,0 7 2001-2002 8.540.090 2.050 1.316 420,0 314,0 734,0 Tổng cộng 39.980.000 8.874 5.767,4 2.117 989,6 3.106,6 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư b) Công nhân: Trong 7 năm qua, tiền lương trả cho công nhân là 941,307 tỷ đồng (trong đó công nhân trực tiếp sản xuất đường là 691,307 tỷ đồng, tính bình quân cho 200.000 đ/tấn đường và 250 tỷ đồng trả cho công nhân sản xuất các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường như cồn, bánh kẹo, điện, nấm, ván ép, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh... ), đảm bảo đời sống ổn định cho 35.000 công nhân trong nhà máy. c) Tạo thu nhập cho các ngành khác: Các đơn vị tư vấn, thiết kế trong nước tích luỹ được kinh nghiệm xây dựng nhà máy đường, có thể tham gia thiết kế được nhà máy đường. Đã đạt doanh số tới 130 tỷ đồng. Các đơn vị xây dựng và lắp máy đã sử dụng khoảng gần 20.000 lao động trên công trường, lắp đặt trên 100.000 tấn thiết bị, xây dựng khoảng 900.000 m2 nhà, đạt doanh số khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong Chương trình, ngành cơ khí trong nước đã chế tạo được 20.000 tấn thiết bị, doanh thu đạt trên 380 tỷ đồng, đã có thể tự đảm nhận chế tạo, xây dựng các nhà máy có quy mô trung bình. 2.4 Phát triển sản xuất mía đường sẽ làm giảm nhập khẩu đường, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Đường là một mặt hàng nhu yếu phẩm, nếu sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng về chủng loại, sản luợng, chất lượng thì buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Những năm trước đây, hàng năm chúng ta phải nhập một số lượng lớn đường để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Theo ước tính nếu phải nhập khẩu toàn bộ nhu cầu 1 triệu tấn đường thì cần một khoảng ngoại tệ trên 250 triệu USD, tương đương khoảng gần 20% dự trữ ngoại tệ của Việt Nam năm 1998. Như vậy, phát triển ngành đường mía sẽ tiết kiệm nhập cho đất nước một khoản lớn ngoại tệ do giảm nhập khẩu đường. Từ năm 2000 đến nay bình quân mỗi năm chúng ta sản xuất đuợc trên 1 triệu tấn đường, không những cung cấp đủ cho tiêu dùng trực tiếp của nhân và các ngành công nghiệp chế biến khác trong nước mà còn dư thừa có khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới, thu ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của đất nước. Trong những năm vừa qua mỗi năm doanh thu từ đường và các sản phẩm sau đường là 6000 tỷ đồng, bước đầu nộp ngân sách 600 tỷ đồng mỗi năm. II. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 1. Lợi thế so sánh Cách giải thích phổ biến của lý thuyết lợi thế so sánh là sự khác biệt giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất như: lao động, đất đai, tài nguyên quốc gia và vốn. Quốc gia nào có lợi thế so sánh ở những ngành mà nó sử dụng nhiều yếu tố sản xuất có ưu thế, quốc gia đó sẽ xuất khẩu những hàng hoá này và nhập khẩu các hàng hoá mà nó không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, những giả định của lý thuyết này hầu như ít có tính thực tiễn cho các ngành, vì lý thuyết đã giả định không tồn tại nền kinh tế quy mô lớn, công nghệ sản xuất ở mọi nơi là đồng nhất, nguồn tài nguyên là cố định và các yếu tố sản xuất như vốn, lao động không có sự dịch chuyển giữa các nước. Như vậy, toàn bộ các giả định này ít liên quan tới tình hình thực tế ở hầu hết các ngành, và do đó, lý thuyết này chỉ có thể sử dụng để giải thích các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn quá trình phân bổ nguồn lực trong điều kiện nền kinh tế mở mà không đươc sử dụng để giải thích các yếu tố quyết định tới hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh. 2. Năng suất Năng suất quyết định tới tăng trưởng của nền kinh tế, nó được đo bằng giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất được trên một đơn vị lao động, vốn và nguồn lực vật chất của nước đó. Quan điểm về năng suất bao hàm cả giá trị (thể hiện bằng giá cả) mà sản phẩm của một nuớc cung ứng trên thị trường quốc tế và hiệu quả của nó mang lại. Ngoài ra, tổng năng suất yếu tố (TFP) cũng được xem như một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ hiệu quả của nền kinh tế hay ngành. Như vậy, năng suất xác định tính cạnh tranh, năng xuất lao động thấp làm cho giá thành cao và năng lực canh tranh thấp. Tuy nhiên, sự cải thiện về năng suất và tính cạnh tranh của một quốc gia là một hàm số của ba biến số có tác động và quan hệ với nhau: đó là bối cảnh chính trị và kinh tế vĩ mô, chất lượng các hoạt động và chiến lược của các doanh nghiệp và chất lưọng của môi trường kinh doanh. 3. Bối cảnh kinh tế vĩ mô Môi trường chính trị ổn định và các thiết chế chính trị vững chắc là những điều kiện tiên quyết đối với khả năng cạnh tranh. Đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để một nền kinh tế có tính cạnh tranh mà ở đây là các thiết chế và chính sách phải tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn cải thiện năng suất và năng lực cạnh tranh phải có năng suất trong doanh nghiệp, cũng như cấp độ ngành. Và mấu chốt là các doanh nghiệp, ngành phải có năng suất cao hơn thì quốc gia mới có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. 4. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp Cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét giữa hai phương diện: hiệu quả hoạt động và chiến lược cạnh tranh mà các doanh nghiệp sử dụng. ở hầu hết các nước đang phát triển đặc biệt là Việt Nam đang tồn tại xu hướng cạnh tranh dựa trên mức lương thấp và sự sẵn có của tài nguyên. Các doanh nghiệp dựa nhiều vào khách hàng và đối tác nước ngoài nhằm cung cấp thiết bị, linh kiện, công nghệ, phân phối và thị trường tiêu thụ. Kết quả cuối cùng của chiến lược này là năng suất thấp. Để cải thiện năng suất và năng lực cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh nhờ lương thấp và tài nguyên vật liệu rẻ phải được chuyển sang một chiến lược cạnh tranh khác dựa trên năng lực đổi mới và khả năng nâng cấp hoặc thay đổi sản phẩm và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. 5. Môi trường kinh doanh Để đạt được tính cạnh tranh tổng thể tốt hơn, mọi thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh. ở đây, một số khía cạnh cần được xem xét trong môi trường cạnh tranh là: Thương mại và đầu tư liên quan đến mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế. Các vấn đề chủ yếu là xem xét hàng rào thuế quan, các hiệp định thương mại, xúc tiến xuất khẩu, chính sách đầu tư nước ngoài và quy định về các thủ tục tiến hành... Tài chính, nhấn mạnh đến chất lượng, và sự hoàn hảo của các ngân hàng và thị trường vốn ở Việt Nam, khả năng cung cấp các nguồn vốn... Cải cách DNNN: các chính sách liên quan tới cải cách DNNN, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thiết lập hệ thống quản lý các tổng công ty sao cho có hiệu quả. Công nghệ: xem xét tới các chính sách liên quan tới khoa học công nghệ, nghiên cứu đổi mới phát triển sản phẩm... Thực tế là khi nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp, ngành, quốc gia đã thành công hoặc thất bại trong cạnh tranh trên bình diện quốc tế người ta phát hiên ra rằng các yếu tố như vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên không mang tính quyết định trong dài hạn. Thay vào đó việc lựa chọ cách tổ chức và quản lý nền kinh tế, các thiết chế thích hợp, các hình thức đầu tư tư nhân, tập thể sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế. II. Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ đường mía của một số quốc gia trên thế giới Hiện nay trên thế giới có 97 nước sản xuất đường. Trong những nước sản xuất đường có 34 nước xuất khẩu đường. Hầu hết các nước sản xuất đường đều thực hiện chính sách hỗ trợ giá đường, đặc biệt để ổn định giá đường xuất khẩu và ổn định giá đường trong nước với giá khá cao (đây thường là những nước có thu nhập cao). Tuy chính sách cụ thể ở mỗi nước là khác nhau, nhưng đều có hướng chung một mục đích là trợ giá cho sản phẩm đường để xuất khẩu. Những nước xuất khẩu đường mía đều là những nước có diện tích trồng mía lớn, năng suất mía rất cao (>60 tấn/ha), chất lượng mía tốt, tỉ lệ tiêu hao mía trên đường nhỏ (thuờng dưới 10 mía/đường). Có thể nhận thấy qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình sản xuất đường mía của một số nước Nước Vùng trồng mía (1.000 ha) Mía (tấn/ha) Sản lượng (tấn/ha) Đường (1.000 tấn) Tấn mía/đường Việt Nam Việt Nam 44 nhà máy 310 15,200 8,500 49 1,070 14.2 11.0 Thái Lan 36 nhà máy 950 59,493 63 776 9.3 úc 26 Nhà máy 417 32,496 78 6,397 7.0 Philippin 380 24,962 66 4,60 13.0 Nam Phi 330 21,157 64 1,920 8.8 Nguồn: Tổ chức FAO Tình hình sản xuất đường mía của một số nước như sau: 1. Thái Lan Thái Lan hiện đang là một trong những nước xuất khẩu đường mía hàng đầu thế giới (sau Brazil và EU). Hàng năm, sản xuất đường mía của Thái Lan khoảng 6 triệu tấn các loại, trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 1,7 triệu tấn, số còn lại để xuất khẩu. Ngành công nghiệp đường của Thía Lan được Chính phủ kiểm soát và điều tiết rất chặt chẽ về công suất chế biến, sản lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa, xuất khẩu và phân chia lợi nhuận giữa người trồng mía và nhà sản xuất công nghiệp. Chính sách trợ giá đường trong nước của Chính phủ Thái lan là thực hiện mục đích chuyển tất cả lượng đường ra khỏi thị trường nội địa. Các chính sách mà Chính phủ Thái Lan áp dụng là: - Quy định số lượng đường mà mỗi nhà máy được bán ra thị trường nội địa với giá bảo trợ cao và được đảm bảo thông qua hệ thống hạn ngạch bán hàng gọi là Quota A. Số còn lại của mỗi nhà máy sẽ được xuất khẩu một phần thông qua các đại lý xuất khẩu của cơ quan điều phối của Chính phủ có hợp đồng xuất khẩu dài hạn, gọi là Quota B. Một phần các nhà máy tự tìm thị trường xuất khẩu, gọi là Quota C. Từ năm 1995 trở về trước, giá đường nội địa vẫn được bảo hộ do chính sách cấm nhập khẩu. Từ khi thực hiện quy định của WTO thì Thái Lan đã thay thế việc cấm nhập khẩu bằng hệ thống thuế nhập khẩu. Đường nhập khẩu theo hạn ngạch chịu mức thuế 65% (cả đường thô và đường tinh) và 95% đối với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch. - Chính phủ Thái Lan đã duy trì mức giá đường nội địa thường cao hơn so với giá trên thị trường thế giới thông qua các biện pháp như trên. Do sự mất giá của đồng Baht so với đồng Dolla và do giá đường thế giới năm 1999 giảm mạnh nên Hiệp hội các nhà sản xuất đường Thái Lan đã kiến nghị với Chính phủ tăng giá bán trong nước thêm 0,5 baht/kg (tương đương với 380 đồng) để bù lỗ. 2. Cộng đồng Châu Âu Ngành đường của cộng đồng Châu Âu được kiểm soát toàn diện hơn về mức giá, lượng bán ra trên thị trường nội địa, lượng hàng xuất khẩu và thì trường xuất khẩu. Mục đích của việc kiểm soát là duy trì giá đường cao và ổn định ở thị trường nội địa. Các chính sách áp dụng: - Phân chia hạn ngạch sản xuất tức là phân chia thị trường. Có hai loại hạn ngạch: hạn ngạch A phản ánh mức tiêu thụ đường quốc gia, hạn ngạch B được lập ra là tỷ lệ % của hạn ngạch A. Tổng hạn ngạch A và B sẽ được tiêu thụ Tại EU. Số đường còn lại gọ là “hạn ngạch C” được xuất khẩu ra khỏi EU thông qua giá đường nội địa cao. - Hỗ trợ các khoản chi phí phát sinh dự trữ đường cho các nhà sản xuất khi họ phải dự trữ đường, thay cho việc tung đường bán ngay ra thị trường sau khi sản xuất. - áp dụng mức thuế nhập khẩu đường rất cao 456 USD/tấn đường thô và 563 USD/tấn đường trắng. Giá bán buôn đường trắng hiện hành trên thị trường EU là 800 USD/tấn. 3. Philippin Philippin cũng là một quốc gia xuất khẩu đường, tuy với số lượng ít song Chính phủ nước này cũng áp dụng chính sách bảo hộ, kiểm soát chặt chẽ số đường bán ra trên thi trường nội địa, thị trường xuất khẩu và số dường nhập khẩu. Mục đích của việc kiểm soát này là duy trì giá đường nội địa ngang bằng với giá nhập khẩu để bảo hộ cho nhà sản xuất trong nước. Các chính sách áp dụng: - áp dụng hệ thống hạn ngạch thương mại gọi là hệ thống Quedan. Có 4 hạn ngạch chính: A cho đường xuất khẩu sang Mỹ theo hạn ngạch nhập khẩu ưu đãi của Mỹ, B tiêu thụ nội địa trực tiếp, C cho dự trữ nội địa và D cho xuất khẩu quốc tế. Nguyên tắc chung của việc phân bổ các hạn ngạch là đảm bảo đáp ứng các cam kết xuất khẩu ưu tiên, đảm bảo các nhu cầu trong nước nhưng không thừa cung. Việc phân bổ tỷ lệ các loại A,B,C.D được điều chỉnh sao cho các nhà máy đều được hưởng một tỷ lệ bán ra như nhau trong các loại sản phẩm. - Quản lý nhập khẩu đường bằng các biện pháp thuế nhập khẩu, hạn ngạch. Thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 50% và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 65%. Qua nghiên cứu bước đầu về tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trên thế giới và một số thông tin trình bày ở trên có thể rút ra một số nhận xét về chính sách của các nước đối với ngành mía đường như sau: - Hầu hết các nước sản xuất đường, nhất là cá nước xuất khẩu đường đều có chính sách hỗ trợ ngành đường mía. - Chính phủ mỗi nước đều quy định hạn mức bán đường của các nhà sản xuất trong nước ra thị trường nội địa. - Về nhập khẩu, các nước đều quy định mức thuế nhập khẩu đường cao và rất cao. - Các nước đều duy trì giá đường nội địa cao hơn giá đường trong mậu dịch thương mại quốc tế. Giá tiêu thụ nội địa cao là một bộ phận bù đắp cho giá đường xuất khẩu thấp, nhằm giúp cho các nhà máy giải quyết được lượng dư thừa không tiêu thụ hết trong nước (tuy giá xuất khẩu thấp nhưng hạch toán chung nhà máy vẫn có lãi). Chương II: Thực trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam I. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 1. Khái quát về các nhà máy đường Việt Nam Năm 1994 cả nước chỉ có 12 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất 10.300 TMN, ép được 1,3 triệu tấn mía (bằng 20% sản lượng mía mỗi vụ), sản xuất được gần 100.000 tấn đường/năm. Tổng sản lượng đường kể cả chế biến thủ công đạt khoảng 300.000 tấn/năm, phải nhập khẩu để đáp ứng mức tiêu thụ bình quân 6,7 kg/người (mức tiêu thụ bình quân của thế giới lúc đó là 21 kg/người). Chương trình mía đường đã huy động được lượng vốn lớn trong và ngoài nước tới 10.050 tỷ đồng, để đầu tư cho phần mở rộng và xây dựng mới nhà máy, trong đó vốn nước ngoài chiếm 67% tổng số vốn đầu tư. Đến năm 2002._., cả nước đã xây dựng được 44 nhà máy, tổng công suất thiết kế là 82950 TMN, tăng hơn 8 lần so với năm 1994. a) Phân theo khu vực như sau: + Miền Bắc: 13 nhà máy, tổng công suất 27.350 TMN, chiếm 33% + Miền Trung và Tây Nguyên: 16 nhà máy, tổng công suất 24.450 TMN, chiếm 29,5% + Miền Nam: 15 nhà máy, tổng công suất 31.150 TMN, chiếm 37,5% b) Phân chia theo cấp quản lý và thành phần kinh tế + Trung ương: 16 nhà máy (Việt Trì, Sơn Dương, Nông Cống, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nam Quảng Ngãi, Kon Tum, An Khê, 333 Đăk Lăk, Đồng Xuân, Tuy Hoà, Bình Thuận, Bình Dương, Hiệp Hoà và Trà Vinh), với công suất thiết kế 20.850 TMN, chiếm 25,1% công suất cả nước và 11,4% tổng vốn đầu tư. + Địa phương: 19 nhà máy (Cao Bằng, Thị xã Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Sông Con, Sông Lam, Bình Định, Đăk Lăk, Ninh Hoà, Cam Ranh, Phan Rang, Nước Trong, Trị An, Bến Tre, Sóc Trăng, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Kiên Giang và Thới Bình), với công suất thiết kế 24.600 TMN, chiếm 29,6% công suất cả nước và 36,3% tổng vốn đầu tư. + Cổ phần hoá: 3 nhà máy (Lam Sơn, La Ngà, Biên Hoà), với công suất thiết kế 10.500 TMN, chiếm 12,8% công suất cả nước và 7,7% tổng vốn đầu tư. + Liên doanh và 100% vốn nước ngoài: 6 nhà máy (Tab and lyb, Việt Đài, Bour bon Tây Ninh, Bour bon Gia Lai, KCP Phú Yên, Nagarjuna Long An), với công suất thiết kế 27.000 TMN, chiếm 32,5% công suất cả nước và 44,6% tổng vốn đầu tư. c) Phân theo công suất + Công suất 100 - 900 TMN có 10 nhà máy công suất 5.200 TMN chiếm 7% công suất cả nước. + Công suất 1000 TMN có 14 nhà máy với tổng công suất 14.000 TMN chiếm 18% công suất cả nước. + Công suất 1250 - 1500 TMN có 8 nhà máy với tổng công suất 11.000 TMN, chiếm 14% công suất cả nước. + Công suất 2000 - 8000 TMN có 11 nhà máy với tổng công suất 48.000 TMN, chiếm 61% công suất cả nước. d) Phân theo nguồn thiết bị + 20 nhà máy thiết bị Trung Quốc + 8 nhà máy thiết bị úc và ấn Độ + 14 nhà máy thiết bị Tây Âu và Nhật Bản + 2 nhà máy thiết bị do Việt Nam chế tạo Nhìn chung, quy mô của các nhà máy đường nước ta thuộc loại nhỏ trên thế giới. Công suất trung bình của mỗi nhà máy là 1.777 TMN. So với các nước trên thế giới như Thái Lan có công suất trung bình một nhà máy là 12.400 TMN, úc 9100 TMN... thì quy mô của chúng ta quá nhỏ, chỉ bằng 14,33% so với quy mô trung bình của Thái Lan, bằng 20% so với úc. Số nhà máy có quy mô dưới 1000 TMN là 10 nhà máy, chiếm 22,73% số nhà máy và chỉ chiếm chưa đầy 7% công suất. Các nhà máy tập trung chủ yếu ở quy mô trung bình. Nếu so với Thái Lan quy mô thực tế của họ đạt từ 950 TMN đến 31.200 TMN. Các nhà máy có công suất lớn chủ yếu là các nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà máy có quy mô công suất lớn nhất hiện nay là nhà máy đường Tây Ninh - Pháp với công suất thiết kế là 8000 TMN. Riêng công suất nhà máy này cũng chưa bằng công suất trung bình của úc. Tiếp đó là Công ty cổ phần mía - đường Lam Sơn 6000 TMN (trong đó mới mở rộng thêm 4000 TMN). Có hai nhà máy Liên doanh cũng có công suất thiết kế 6000 TMN là nhà máy Thanh Hoá - Đài Loan, nhà máy Nghệ An - Anh. 2. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu Thứ nhất, Diện tích trồng mía. - Trước khi triển khai chương trình, diện tích và sản lượng mía tăng chậm, tốc độ phát triển bình quân 1980 - 1990 là 1,75%, 1990 - 1994 là 4,2%. Năm 1994, cả nước chỉ có 150.000 ha mới, năng suất 42 tấn/ha, sản lượng mía 6,3 triệu tấn, các vùng mía tập trung của từng nhà máy chưa hình thành. Năm 1997, đã trồng 240.000 ha (gấp 1,66 lần năm 1994) đã hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng được công suất của nhiều nhà máy. So với năm 1994, đến năm 2000, diện tích cả nước là 300.000 ha, tăng 200.000 ha (tăng 134%); năng suất bình quân là 50,8 tấn/ha, tăng 2,1%; sản lượng cây mía đạt 17,8 triệu tấn, tăng 183%. Vùng nguyên liệu mía tập trung của nhà máy có tổng diện tích là 202.000 ha, bằng 81% diện tích cần quy hoạch. Trong đó diện tích trồng mía mới là 95.500 ha chiếm 47,3%. Hệ thống cơ sở hạ tầng đạt 50% yêu cầu vận chuyển và hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới được 8% diện tích vùng nguyên liệu. Vụ mía 1999 – 2000 là vụ mía đầu tiên ngành công nghiệp đường mía của chúng ta đạt được 80% công suất thiết kế; sản lượng ép công nghiệp đạt trên 8,8 triệu tấn (chiếm 50% sản lượng), mía trong vùng quy hoạch các nhà máy ít biến động, đảm bảo thu nhập cho người trồng mía, mặc dù giá đường giảm tới 30 - 40%. Đến năm 2002: Diện tích cả nước đạt 315.000 ha, gấp 2,1 lần so với năm 1994. Hầu hết các nhà máy đều đã xây dựng được vùng nguyên liệu mía tương đối tập trung với tổng diện tích là 258.768 ha, bằng 90% diện tích cần phải quy hoạch (tăng 10% so với năm 2000). Đã xây dựng được một phần cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng nguyên liệu như: cầu, cống, bến, bãi thu mua mía, hệ thống thuỷ lợi (tỷ lệ mía được tưới là 10%). Điểm nổi bật của xây dựng vùng nguyên liệu trong thời gian vừa qua là đã quy hoạch theo vùng nguyên liệu nhà máy, các nhà máy đều gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Theo số liệu thống kê, các tỉnh có diện tích trồng mía lớn ở nước ta gồm: Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng. Như vậy, nhìn chung vùng nguyên liệu mía nước ta tập trung chủ yếu ở Khu Bốn cũ, và các tỉnh miền Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long. Các vùng nguyên liệu được phân bố trên diện tích 150.000 ha tận dụng được đất đồi, đất phèn, đất cằn cỗi, đặc biệt có 30.000 ha khai hoang ở vùng sâu, vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở nông thôn (giao thông, điện, nước...) đưa các vùng nông thôn từ nghèo nàn lạc hậu trở thành vùng nông thôn mới, hình thành các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm công nghiệp và dịch vụ. Thứ hai, Năng suất mía. Năm 1990 năng suất bình quân cả nước 39 tạ/ha, đến năm 1995 năng suất bình quân đạt 43 tạ/ha. Hiện nay, các vùng nguyên liệu của các nhà máy đường đều đã lựa chọn và phổ biến trồng các giống mới, với năng suất bình quân là 50 tạ/ha. Diện tích mía trồng bằng giống mới trong cả nước là 114.000 ha, bằng 44% tổng diện tích vùng nguyên liệu tập trung. Các giống mới được đưa vào là ROC, VN, VĐ, CO, MY... tại các vùng nguyên liệu như: Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà và Tây Ninh. Năng suất của vùng nguyên liệu tập trung cao hơn mức bình quân chung từ 10 - 15%, đạt 54 - 55 tạ/ha (đặc biệt có những nơi năng suất đạt trên 100 tấn/ha), chất lượng đạt 11 chữ đường, sản lượng mía đạt 15,75 triệu tấn, gấp 2,5 lần so với năm 1994 là 6,3 triệu tấn. Thứ ba, Tình hình phát triển vùng nguyên liệu tập trung Bảng 3 :Tình hình thực hiện phát triển vùng nguyên liệu tập trung TT Tên nhà máy DT mía đã duyệt (1000 ha) Tổng vốn đa duyệt (tỷ đồng) DT mía vào SX (1000 ha) Tổng vốn đã ĐT (tỷ đồng) Tổng số 250,59 859,861 144,865 256,259 I Miền núi phía Bắc 16,5 55,092 10,54 23,273 1 N/M đương Việt Trì 1,5 0,54 2 N/M TX Tuyên Quang 2,5 2 3 N/M đường Sơn Dương 4,5 30,942 2,5 7,5 4 N/M đường Cao Bằng 2,1 2,1 2 5 N/M đường Sơn La 3,45 24,15 2 13,773 6 N/M đường Hoà Bình 2,1 1,4 II KHu bốn cũ 76,8 269,185 33,016 100,697 7 N/M đường Lam Sơn Lam Sơn (MR) 18 81 9,376 43,692 8 N/M đường Sông Con Sông Con (MR) 4 3,948 1,45 9 N/M đường Sông Lam 1,1 0,27 10 N/M đường Linh Cảm 4,7 19,6 0,397 2,052 11 N/M đường Quảng Bình 4,5 1,923 10,503 12 N/M đường Nông Cống 4 39,637 4 10,65 13 N/M đường Thanh Hoá-Đài Loan 18 60 5,6 25 14 N/M Nghệ An-Anh 15 65 6 6,8 15 N/M T.Thuế-Ân Độ 7,5 4 2 III Duyên hảI miền Trung 54,9 210,452 27,28 53,199 16 N/M đường Quảng Ngãi Quảng Ngãi (MR) 15 99,2 9,98 14,069 17 N/M đường Diên Khánh 1,2 1,2 18 N/M đường Phan Rang 1,1 1,2 19 N/M đường Đồng Xuân 0,3 0,3 20 N/M đường Tuy Hoà 5,7 41,69 4,1 6,9 21 N/M đường Bình Định 6,6 11,817 2 6,306 Bình Đinh (MR) TT Tên nhà máy DT mía đã duyệt (1000ha) Tổng vốn đã duyệt (tỷ đồng) Dt mía vào SX (1000ha) Tổng vốn đã ĐT (tỷ đồng) 22 N/M đường Ninh Hoà 4 3,3 6,8 23 N/M Nam Quảng Ngãi 4,5 11,745 0,8 4,329 Nam Quảng Ngãi (MR) 24 N/M đường Quảng Nam 4 25 1,9 7,934 25 N/M đường Bình Thuận 3,5 21 2,5 6,861 26 N/M đường Cam Ranh 9 IV Tây Nguyên 13,5 75,45 6,446 15,602 27 N/M đường 333 Đắk Lắk 1,5 2 28 N/M đường Đắk Lắk 3 10,3 0,4 0,9 29 N/M đường Kon Tum 4,5 65,15 2,2 9,062 30 N/M đường Gia Lai-Pháp 4,5 1,846 5,64 V Miền đông nam bộ 50,4 199,973 33,948 53 31 N/M đường Bình Dương 6 6 32 N/M đường La Ngà 6 6 33 N/M đường Nước Trong 3 3 34 N/M đường thô Tây Ninh 7,9 20 6,968 7 35 N/M đường Trị AN 3,5 27,773 1,25 36 N/M đường Tây Ninh-Pháp 24 152,2 10,73 46 VI Miền tây nam bộ 38,84 49,709 33,635 10,488 37 N/M đường Hiệp Hoà 6 6 38 N/m đường Sóc Trăng 4,8 10 39 N/M đường Kiên Giang 4,7 14,1 9,622 10,488 40 N/M đường Bến Tre 3,34 1,513 41 N/M đường Phụng Hiệp 4 42 N/M đường Vị Thanh 3 43 N/M đường Thới Bình 3 35,609 44 N/M đường Long An-Ân Độ 10 6,5 Trên cơ sở quy mô các nhà máy, điều kiện tự nhiên của từng vùng, Nhà nước đã phê duyệt vốn đầu tư quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vùng Khu Bốn cũ là vùng được đầu tư phát triển mạnh mẽ về đường mía. Có tất cả 9 nhà máy đang hoạt động với tổng công suất 26.200 TMN, tổng diện tích mía được phê duyệt là 76.800 ha. Để đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, tổng vốn đầu tư phê duyệt vùng nguyên liệu mía là 269,185 tỷ đồng - là khu vực có tổng vốn đầu tư được duyệt lớn nhất trong tất cả các khu vực. Chiếm 30,6% diện tích và 31,3% vốn đầu tư được duyệt cả nước. Tuy nhiên, nhà máy có diện tích và vốn đầu tư được duyệt lớn nhất lại không nằm trong Khu Bốn cũ. Nhà máy có vốn đầu tư lớn nhất được phê duyệt là Tây Ninh – Pháp (Bourbon Tây Ninh) với diện tích được phê duyệt là 24.000 ha, tổng vốn được phê duyệt là 152,2 tỷ đồng; tiếp đó là nhà máy Quảng Ngãi với tổng vốn được duyệt là 99,2 tỷ đồng. Theo kế hoạch của Nhà nước, sự phối hợp giữa nhà máy, địa phương và nhân dân đã huy động được vốn đáng kể để phát triển mía nguyên liệu. So sánh giữa các khu vực ta thấy, Khu Bốn cũ là khu vực có tổng vốn đầu tư thực hiện lớn nhất, đạt 100,697 tỷ đồng, bằng 37,4% vốn được phê duyệt. Khu vực có tỷ lệ Vốn đầu tư thực hiện /Vốn đầu tư phê duyệt lớn nhất là khu vực Miền núi phía Bắc, bằng 42,2%. Nhà máy có tổng vốn thực hiện lớn nhất là nhà máy Tây Ninh - Pháp với tổng vốn thực hiện là 46 tỷ đồng, bằng 32% tổng vốn được duyệt; tiếp đến là nhà máy Lam Sơn (MR), đạt 43,692 tỷ đồng, tương đương 53,9% tổng vốn được duyệt. Bên cạnh đó những kết quả đạt được ở trên, việc xây dựng vùng nguyên liệu mía cho sản xuất đường mía hiện vẫn còn nhiều bất cập: - Quy hoạch một số nhà máy và vùng nguyên liệu thiếu chuẩn xác Quy hoạch chọn địa bàn xây dựng 2 nhà máy không đúng là Linh Cảm, KCP Thừa Thiên Huế nên đã phải di chuyển. Một số nhà máy được xây dựng quá gần nhau trong cùng vùng (Miền Tây và Miền Đông Nam Bộ) hoặc đầu tư công suất quá lớn so với khả năng phát triển vùng nguyên liệu (Thanh Hoá, Quảng Ngãi). Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy này không chặt chẽ, dẫn đến phân tán, tranh chấp như Nagarjuna ấn Độ với Hiệp Hoà, Trị An, La Ngà với Bình Dương. - Việc xây dựng vùng nguyên liệu chưa đồng bộ với nhà máy Do đầu tư xây dựng các nhà máy đường nhanh, lại chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu nên vẫn còn 3 nhà máy sản xuất thiếu mía nghiêm trọng là Quảng Nam, Kon Tum và Bình Thuận. Ngược lại, ở một số vùng địa phương diện tích mía đường ngoài vùng nguyên liệu của các nhà máy quá nhiều (hiện chiếm 37% tổng diện tích mía cả nước), vượt xa khả năng chế biến của các nhà máy, gây nên tình trạng thừa mía. Trong khi đó có 8% tổng diện tích địa phương trồng mía theo chủ trương xây dựng nhà máy đường (Phú Yên, Gia Lai, Trà Vinh, Bình Phước), nhưng Chính phủ quyết định dừng xây dựng. Đến nay, đã có các nhà máy đường KCP vào Phú Yên, Linh Cảm vào Trà Vinh và Quảng Phú lên Gia Lai, còn 29% tổng diện tích do nhân dân thấy trồng mía có hiệu quả nên tự phát trồng. - Thiếu vốn cho xây dựng vùng nguyên liệu Nhà máy đường thường xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, dân nghèo không có vốn để trồng mía. Vụ 2002 - 2003, nhu cầu vốn cho trồng mới và chăm sóc mía lưu gốc của nông dân là 808 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ vay được 400 tỷ đồng (chưa được 50% so với nhu cầu). Những năm trước đây, cơ chế vay chậm được đổi mới, các thủ tục vay phức tạp, lãi suất và thời gian vay chưa hợp lý, nhiều khi không đáp ứng kịp thời vụ trồng mía. Từ đầu năm 2002, cơ chế vay đã được đổi mới, nhưng lãi suất và thời gian cho vay vẫn chưa hấp dẫn đối với người nông dân. - Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng mía, chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra Hiện nay, tỷ lệ giống cũ và giống kém chất lượng còn lớn. Hơn nữa, giống mía của ta chủ yếu mới đảm bảo thời vụ thu hoạch từ 100 - 120 ngày (tương tự như các nước trong khu vực), các giống mía rải vụ còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thí điểm. - Hầu hết cơ sở hạ tầng vùng mía còn yếu kém, chưa được đầu tư thoả đáng Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng mía mới đạt dưới 10% nhu cầu. Việc thu mua vận chuyển khó khăn đã làm tăng chi phí thu hoạch vận chuyển và giá thành sản phẩm dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Những nguyên nhân trên làm tăng giá mía nguyên liệu, trong khi đó nhiệm vụ sản xuất của nhà máy là cần thiết, không thể không sản xuất khi vụ sản xuất đã đến. Lý do, vì sức ép lương công nhân, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, khấu hao, tâm lý để nông dân trồng, chăm sóc nguyên liệu cho vụ tới và để cạnh tranh với sức ép của sản xuất đường mía thủ công nên vẫn phải mua nguyên liệu với giá đảm bảo cho nông dân có lãi. Đó là những yếu tố chủ quan làm tăng chi phí nguyên liệu, dẫn đến chi phí giá thành cao Như vậy có thể nói rằng, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu với đầu tư xây dựng nhà máy đã có sự kết hợp tương đối chặt chẽ. Vùng có vốn đầu tư xây dựng lớn cũng là vùng có tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lớn nhất. Theo dự án được duyệt, suất vốn đầu tư bình quân là 3,43 tỷ đồng/1000 ha mía. Trong khi đó phần vốn thực hiện 256,259 tỷ đồng với diện tích 144.865 ha, nên suất vốn đầu tư là 1,77 tỷ đồng/1000 ha. 2.2 Đầu tư xây dựng nhà máy và công suất * Thực trạng công nghệ Các nhà máy hiện có đang hoạt động sản xuất đến năm 1997 tại Việt Nam đều thuộc dạng công nghệ truyền thống của thế giới. Công nghệ này được xác lập ổn định từ lâu đời theo dây truyền nước chảy - thiết bị cơ giới nặng, bán tự động. Đa số các nhà máy của Việt Nam hiện có thiết bị xuất xứ từ nhiều nước khác nhau và trải qua nhiều thế hệ máy của thế giới. Nguồn trang thiết bị chủ yếu là từ Trung Quốc được lắp đặt từ những năm 1960. Đặc điểm của các loại thiết bị này là công suất của chúng ở mức trung bình và nhỏ, trình độ hiện đại thấp, mức độ tự động hoá cũng không cao. Do được trang bị từ lâu, qua nhiều lần cải tiến chúng chỉ đạt thông số hiệu quả thấp. Khi được huy động ở mức độ cao, chỉ trong một thời gian ngắn thì chúng phải ngừng để bảo dưỡng. Mặt khác, sự cố kỹ thuật cũng thường xảy ra làm cho không những chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao mà cả sản xuất cũng không ổn định. Từ năm 1996 đến năm 2000, đã có 29 nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động. Các nhà máy có thiết bị và công nghệ sản xuất là tương đối hiện đại, đồng bộ và phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu, trình độ quản lý và khả năng tài chính, phù hợp với định hướng phát triển công nghệ nước ta trong những năm tới. Nhà máy có công suất hiện đại chiếm 67% tổng công suất (bao gồm các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài). Các nhà máy này chủ yếu dùng công nghệ của các nước công nghiệp hiện đại như: Anh, Pháp, úc...Các nhà máy có công nghệ, thiết bị ở mức trung bình tiên tiến chiếm 33% tổng công suất còn lại. Các nhà máy này chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng các thiết bị của Trung Quốc (chiếm 20,3% công suất). Gần 80% các nhà máy mới hiện nay được xây dựng ở những vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn và được trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại, 20% còn lại là thiết bị vào loại trung bình của thế giới và phù hợp với vùng nguyên liệu mía nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Theo đánh giá của các chuyên gia trong đợt kiểm tra liên Bộ đánh giá: “Tất cả các dây truyền thiết bị của Trung Quốc đều do các nhà máy cơ khí Trung Ương sản xuất, trình độ kỹ thuật và chất lượng đạt mức trung bình của ngành công nghiệp chế biến đường thế giới, một số thiết bị đạt trình độ tiên tiến, công suất thiết bị dự trữ thường lớn, có khả năng huy động cao hơn công suất thiết kế 20 - 30% vẫn hoạt động ổn định. * Về khai thác công suất thiết kế Bảng 4: Hệ số sử dụng công suất qua các năm 1996-2003 Niên vụ 96/97 97/98 98/99 99/00 00/01 01/02 DK02/03 Sản lượng mía ép (1000tấn) 2.551,0 3.706,0 6.632,0 8.828,6 7.204,6 8.540,0 9500,0 Công suất 50% 52% 64,2% 82% 70,6% 70,5% 76,4% Nguồn: Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Từ bảng tổng kết trên ta thấy, hệ số sử dụng công suất máy móc ngày càng tăng lên. Vụ mía 1996/1997, công suất trung bình của các nhà máy chỉ đạt ở mức 50% so với công suất thiết kế. Đến năm 2000 đã tăng lên và đạt 82% so với công suất thiết kế (gấp 1,4 lần so với niên vụ 1998-1999). Đây là một tỷ lệ huy động công suất khá cao. Đã có 28 nhà máy đạt công suất trên 100% ( đặc biệt có 5 nhà máy đạt trên 140% công suất) so với công suất thiết kế, 11 nhà máy đạt trên 50% công suất thiết kế, 5 nhà máy đạt công suất 20% và không có nhà máy nào hoạt động dưới 20% công suất. Năm 2001, công suất giảm xuống 70,6% so với thiết kế và tiếp tục ổn định công suất sang đến năm 2002. Niên vụ 2001 - 2002: Có 42 nhà máy hoạt động (không tính các nhà máy chạy thử), tổng công suất là 80.850 TMN. Cả nước ép được 8.450.090 tấn (công suất bình quân đạt 70,5%), sản xuất được 772.649 tấn (tăng 19,5% so với niên vụ 2000 - 2001) với cơ cấu sản phẩm như sau: Đường luyện: 305.000 tấn Đường các loại khác: 467.649 tấn Vụ 2001 - 2002 là vụ có sản lượng đường cao nhất từ trước đến nay. + Trong số 42 nhà máy đang hoạt động, đã có 16/42 nhà máy (vụ trước 14/40 nhà máy) đạt trên 80% công suất thiết kế gồm: Phụng Hiệp: 137% Hiệp Hoà: 101% Bến Tre: 111% Lam Sơn: 98% Nước Trong: 110% Sóc Trăng: 98% Vị Thanh: 104% Nghệ An – T&L: 97% Nagarjuna: 104% Bình Định: 92% Thô Tây Ninh: 93% Kiên Giang: 86% Trà Vinh: 92% 333 Đắk Lắk: 82% Phan Rang: 86% Tuy Hoà: 80% + Có 15/42 nhà máy (vụ trước 12/40 nhà máy) đạt từ 50 - 80% công suất gồm: Bourbon - Gia Lai: 77% Hoà Bình: 69% KCP Phú Yên: 58% La Ngà: 75% Tuyên Quang: 67% Đắk Lắk: 57% Thới Bình: 74% Nông Cống: 67% Ninh Hoà: 54% Trị An: 73% Quảng Ngãi: 60% Sơn Dương: 51% Bình Dương: 70% Cao Bằng: 58% Bourbon Tây Ninh: 50% + Có 11/42 nhà máy (vụ trước là 14/40 nhà máy) đạt dưới 50% công suất gồm: Nam Quảng Ngãi: 49% Quảng Nam: 33% Sông Con: 48% Kon Tum: 30% Việt Đài: 46% Bình Thuận: 23% Sơn La: 45% Cam Ranh: 12% Việt Trì: 45% Quảng Bình: 6% Sông Lam: 39% Dự kiến vụ 2002 - 2003, các nhà máy ép 9,5 triệu tấn mía, đạt 76,4% công suất thiết kế (thực tế sử dụng công suất của các nhà máy đường ở khu vực và trên thế giới cũng khoảng chỉ 70 - 80%, riêng với Thái Lan dưới 60%). * Về đầu tư xây dựng nhà máy: Theo mục tiêu của chương trình đường mía đề ra, vốn cho đầu tư phát triển được thu hút từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó vốn nước ngoài chiếm vị trí quan trọng không chỉ có ý nghĩa là một nguồn vốn bổ xung trong điều kiện vốn trong nước còn hạn hẹp, mà còn thông qua đó tạo điều kiện để tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại và phương thức tổ chức sản xuất có hiệu quả của những nước phát triển. Vốn nước ngoài ở đây bao gồm: - Vốn liên doanh giữa các đối tác trong và ngoài nước để thành lập xí nghiệp liên doanh sản xuất đường ở Việt Nam. - Vốn tài trợ của chính phủ các nước có hợp tác đầu tư phát triển với Việt Nam - Vốn của các ngân hàng quốc tế: Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển được khuyến khích của các tổ chức này. - Vốn vay mua thiết bị trả chậm của ấn Độ, Trung Quốc... trả dần trong khoảng từ 5-7 năm. Huy động vốn theo phương thức này, các đơn vị hàng năm phải trả cho nhà cung cấp máy móc thiết bị một phầm vốn vay và các chi phí về vốn bao gồm lãi vay và phí bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh vốn nước ngoài, nguồn vón trong nước cũng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển ngành mía đường. Vốn trong nước bao gồm: - Vốn của dân đàu tư vùng nguyên liệu, vốn của các tổ chức kinh tế trong nước, vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng Nhà nước. Các nguồn vốn nsỳ được sử dụng để mở rộng nâng cao năng suất các nhà máy hiện có, xây dựng mới các nhà máy và vùng nguyên liệu, gớp vốn liên doanh với nước ngoài,... - Vốn ngân sách, vốn khuyến nông và vốn 327 để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng vùng nguyên liệu mía. Trên thực tế, khi chương trình đi và thực hiện, toàn bộ vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy đều là vốn vay, vốn ngân sách không có và vốn tự đầu tư của doanh nghiệp và của dân hầu như không đáng kể. Tính đến năm 2001, tổng vốn đầu tư của các nhà máy đường mía đạt 9.505,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư đó bao gồm xây dựng mới và mở rộng các nhà máy. Nếu xét theo nguồn hình thành: + Vốn trong nước: 3.136,3 tỷ đồng chiếm 33% tổng vốn đầu tư. + Vốn ngoài nước: 6.368,7 tỷ đồng chiếm 67% tổng vốn đầu tư. Nếu xét theo cấp quản lý: + Vốn đầu tư các nhà máy trong nước: 4.969,5 tỷ đồng chiếm 52,3%. + Vốn đầu tư các nhà máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài: 4536 tỷ đồng chiếm 47,7%. Bảng 5: Vốn đầu tư xây dựng nhà máy đường giai đoạn 1994-2001 Chỉ tiêu Đơn vị tính 94-95 95-96 96-97 97-98 98-99 99-01 94-01 1. Vốn ĐT Tỷ đồng 169,2 266 2075,8 2892,8 2700,2 1401,5 9505,5 2.Tổng CS TMN 2.400 2.500 17,400 19,200 17.250 9.150 67,900 3. Suất ĐT Tr.đ/tấn 70,5 106,4 119,3 150,7 156,5 153,2 140 4. XD mới N.Máy 2 9 10 5 3 29 5.Mở rộng N.Máy 5 1 2 8 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển đường mía được bắt đầu từ năm 1994, vì vậy trong hai vụ đầu lượng vốn đầu tư còn hạn chế, do vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Việc đầu tư mới chỉ dừng lại ở việc mở rộng công suất của các nhà máy cũ là chính (mặc dù có xây dựng 2 nhà máy mới). Tốc độ tăng vốn đầu tư trong hai năm này là 57,2%. Bắt đầu từ vụ 1996-1997, tổng vốn đầu tư đã có sự tăng đột biến, các nhà máy được bắt tay xây dựng ồ ạt ở trên tất cả các khu vực. Đặc biệt đây là năm mở đầu cho việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mía đường. Vốn huy động hàng năm khoảng 2000 tỷ đồng. Năm có tổng vốn đầu tư lớn nhất là năm 1997-1998, tổng vốn đầu tư đạt 2892,8 tỷ đồng (trong đó có nhà máy Bourbon Tây Ninh có tổng vốn đầu tư đến 1448,48 tỷ đồng). Toàn bộ vốn các năm 1995-1998 đều tập trung toàn bộ cho việc xây dựng 21 nhà máy mới với tổng công suất 39.100 TMN. Từ vụ mía đường 1999, bắt đầu có tình trạng chững lại của hoạt động đầu tư, trong hai vụ 1999-2001, tổng vốn đầu tư chỉ đạt mức 1401,5 tỷ đồng cho 5 dự án (trong đó có 3 dự án xây dựng mới). Đây là thời điểm giao thời về mặt tư duy đầu tư phát triển đường mía, do hiệu quả của các nhà máy đường mía không cao, nguồn lực lại hạn chế. Suất đầu tư là chỉ tiêu vốn đầu tư cho một đơn vị công suất. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng, thể hiện trình độ hiện đại của công nghệ nhà máy đường... Theo bảng số liệu trên, suất đầu tư trung bình của các nhà máy là 140 triệu đồng/tấn công suất. Suất đầu tư tăng dần qua các năm, năm 1994-1995 là năm có suất đầu tư thấp nhất, chỉ đạt 70,5 triệu/tấn. Suất đàu tư năm đầu thấp do mới chỉ tập trung mở rộng nhà máy, trình độ công nghệ còn hạn chế. Năm 1998-1999 là năm có suất đầu tư lớn nhất, đạt 156,5 triệu/tấn, bằng 2,22 lần so với năm 1994-1995. Điều đó do sự đống góp của một số nhà máy có suất đầu tư lớn, chẳng hạn như Cam Ranh (196,4 triệu/tấn)... Hạn chế: Đầu tư xây dựng nhà máy: Thực tế là khi lập dự án xây dựng các nhà máy các đơn vị thi công chưa tính đúng, tính đủ các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, nên hầu hết các dự án đều có sự thay đổi, tổng mức đầu tư cao hơn so với dự toán được quyết ban đầu. Nguyên nhân: + Về chủ quan: Trong năm 1995 các công ty tư vấn thiết kế, chủ đầu tư nước ta chưa có kinh nghiệm, lần đầu tiên được lập dự án, thiết kế, lập tổng dự toán các dự án nhà máy đường có quy mô lớn. Một số địa phương, đơn vị khi lập dự án cố tính toán để tổng số vốn đầu tư dưới mức 100 tỷ đồng để giải quyết thủ tục xét duyệt nhanh, chưa tính đúng, tính đủ các điều kiện thực tế của dự án, nên khi thực hiện đã phải điều chỉnh. + Về khách quan: Hầu hết các dự án nhà máy đường được bắt đầu thực hiện năm 1995 trong tình trạng cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và liên tục thay đổi. Mỗi dự án từ khi lập dự án đến khi quyết toán được công trình kéo dài từ 4 - 5 năm, trong quá trình thực hiện có rất nhiều thay đổi khách quan làm cho tổng mức đầu tư tăng lên. Đó là: Trong 28 dự án xây dựng nhà máy thì có 23 dự án được quyết định đầu từ từ năm 1995. Tại thời điểm đó nhà nước đang áp dụng điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định 177/CP của Chính phủ. Theo nghị định này, nhiều khoản chi phí như: quản lý dự án, chi phí thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán, chi phí kiểm toán, chi phí bảo hiểm, lãi suất vốn vay trong quá trình đầu tư, vốn lưu động,... khi lập dự án khả thi không được đưa vào tính cho tổng mức đầu tư. Nhưng đến Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996, Chính phủ lại quy định đưa các loại chi phí trên vào tổng mức đầu tư. Tất cả các khoản này khi tính vào đã làm tăng mức đầu tư của các dự án lên rất nhiều. (Ví dụ: một dự án nhà máy đường mía sử dụng thiết bị Trung Quốc công suất 1000 TMN tổng mức đầu tư tăng khoảng 18 - 20 tỷ đồng so với dự toán ban đầu). ảnh hưởng của trượt giá ngoại tệ: khi lập dự án (năm 1995) tỷ giá đồng ngoại tệ dưới 11.000 đ/USD, đến nay tỷ giá là 15.500đ/USD nên vốn đầu tư cho thiết bị tính theo Việt Nam đồng bị tăng lên. ảnh hưởng của trượt giá trong nước: giá vật tư, xăng dầu, điện, nước, vật tư xây dựng, cước vận tải, lao động... đều tăng lên, tổng mức trượt giá của nước ta từ năm 1995 đến năm 2002 vào khoảng 50%. Như vậy, phần đầu tư trong nước từ khi lập dự án đến khi quyết toán được cũng bị tăng ở mức độ tương tự. Tóm lại, riêng về điều kiện khách quan mỗi dự án nhà máy đường thực hiện từ năm 1995 đến nay khi thanh quyết toán tổng mức đầu tư đều tăng từ 55 - 60% so với ban đầu. - Quy chế đấu thầu: Phần lớn các nhà máy đường thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư, xét duyệt thủ tục xây dựng cơ bản rất lâu. Trong quá trình thi công vốn liên tục bị thiếu, không đáp ứng kịp thời, nhiều nhà cung cấp thiết bị giao thiết kế công nghệ không đúng thời hạn, dẫn đến thiết kế nhà máy không đảm bảo thời gian quy định. Trong khi đó nông dân đã trồng mía đến thời vụ phải thu hoạch nên càng gây sức ép cho tiến độ xây dựng nhà máy. 2.3 Sản xuất và chế biến Hiện nay nước ta có hai hình thức chế biến đường là chế biến đường công nghiệp và chế biến đường thủ công. Chế biến thủ công: Trước khi công nghiệp đường pháp triển các lò đường thủ công chiếm ưu thế trong lượng đường sản xuất ra. Năm 1994 trong 300.000 tấn đường được sản xuất ra có 200.000 tấn được chế biến từ các lò thủ công (chiếm 66,67% tổng sản lượng). Trong một vài năm gần đây, sản lượng đường thủ công hàng năm đạt khoảng 300.000 tấn/năm. Sản phẩm rất đa dạng gồm: đường bát, đường phên, đường vàng ly tâm, đường trắng ly tâm, đường mật... Sản xuất thủ công có nhiều lợi thế như: mức đầu tư thấp, dễ tháo lắp di chuyển đến gần vùng nguyên liệu, thuế ít và lao động rẻ. Các cơ sở chế biến thủ công đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất mía đường nước ta, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, đảm nhận các vùng mía nhỏ, xa nhà máy và mía đầu vụ, cuối vụ có sản lượng ít; làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, đáp ứng một phần nguyên liệu cho các nhà máy luyện đường và thoả mãn nhu cầu sử dụng của nhân dân ta về loại sản phẩm truyền thống. Với điều kiện hiện nay trong những năm tới sản xuất đường thủ công vẫn một phần không thể thiếu của ngành sản xuất đường nước ta, sẽ tồn tại ở những vùng trồng mía truyền thống nhưng hạ tầng cơ sở lại yếu kém, ở những nơi khô hạn mà ở đó chỉ trồng mía là có hiệu quả, nếu ta đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí đầu tư rất cao. Tuy nhiên nhược điểm chính của chế biến đường thủ công là hiệu suất quá thấp (40-50%), tiêu hao nhiều nguyên liệu, vệ sinh thực phẩm chưa cao, chất lượng sản phẩm kém và có tác động xấu tới môi trường. Như vậy là, trong tương lai chế biến đường thủ công vẫn tồn tại nhưng sẽ bị thu hẹp trong giới hạn nhất định theo hướng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi và giảm ô nhiễm môi trường. Đối với chế biến đường công nghiệp là hướng đi chủ yếu của ngành mía đường hiện nay có những đặc điểm chính sau: Chế biến công nghiệp: Hiện nay trên thị trường có các loại đường khác nhau: đường thô, đường trắng RS và đường tinh luyện RE. Đường thô là loại đường còn lẫn nhiều loại đường tạp chất và độ màu cao so với 3 loại đường còn lại. đường thô được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho việc tinh chế đường. Các phương pháp công nghệ được sử dụng trong sản xuất đường là: * Phương pháp vôi hoá: Đây là phương pháp sản xuất đường có từ lâu đời nhất, người ta dùng vôi để làm sạch nước mía. Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, chi phí về hoá chất thiết bị tương đối rẻ. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả làm sạch không cao- sản phẩm của phương pháp này là đường thô. Các nhà máy hiện đang áp dụng để sản xuất đường thô như: La Ngà, Lam Sơn, Tây Ninh... Gần đây do nhu cầu thị trường đường trắng nên các nhà máy đã cải tạo kết hợp phương pháp Sunfithoá để sản xuất các loại đường ngà. * Phương pháp Sunfithoá: Đây là phương pháp phổ biến của các nước trên thế giới như ấn Độ, Trung Quốc,Inđônêsia... áp d._. đồng, giao thông nối vùng nguyên liệu với nhà máy, thuỷ lợi tưới tiêu, bãi tập kết mía... Tập trung phát triển hệ thống thuỷ lợi: Hiện nay tỷ lệ mía được tưới tiêu của ta rất thấp (10% diện tích trồng mía khoảng 30.000 ha). Do đó cần đặc biệt trú trọng phát triển hệ thống tuỷ lợi tưới tiêu cho vùng nguyên liệu mía, trước mắt là các vùng nguyên liệu tập trung, trong quy hoạch. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp nên tận dụng triệt để cơ sở thuỷ lợi sẵn có, đầu tư kênh mương, các phương tiện bơm tưới mía. Các nhà máy cần lập ngay đề án đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, trong đó lớn nhất là hồ chứa nước. Tốt nhất có sự kết hợp giữa các nhà máy và chính quyền địa phương để tiết kiệm vốn đầu tư cũng như tài nguyên nước, không chỉ tưới cho mía mà còn cho các loại cây khác. Đối với hệ thống giao thông: được chia làm hai hạng mục cơ bản là giao thông nội đồng và giao thông nối từ vung nguyên liệu đến nơi tập kết mía, đến nhà máy. Có thể áp dụng phương thức đầu tư trên tinh thần kết hợp Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm: Nhà nước (cấp Trung ương hoặc địa phương) đầu tư cầu, cống bê tông qua đường và sản ủi bãi tập kết mía, huy động sức dân để cải tạo đưòng nội đồng, xây dựng vùng tập kết mía, tính ngày công và nhà máy sẽ chịu trách nhiệm về chi phí. Nhà nước cấp 50% và cho vay không lãi 50% trên tổng vốn đầu tư từng dự án. Đầu tư giao thông nội đồng và cải tạo nâng cấp hệ thống đường nối từ các bãi tập kết mía đến các trục lộ nhằm giảm chi phí vận chuyển mía của các hộ từ ruộng đến bãi tập kết từ 900.000 đồng/ha xuống còn khoảng 500.000 đồng, với năng suất bình quân 50 tấn/ha thì tương đương với chi phí vận chuyển giảm xuống còn 10.000 đồng/tấn mía cây. Hiện tại, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp chế biến đường đầu tư cải tạo nâng cấp giao thông ở vùng nguyên liệu được tính thêm vào giá thành đường 10% trong chi phí về mía nguyên liệu. Đây là điều bất cập, thực tế các doanh nghiệp có đầu tư nhưng tỷ lệ đầu tư rất thấp vì không giá thành nào chịu nổi chi phí quá cao như vậy. Nhưng đây lại là kẽ hở để các doanh nghiệp giảm giá trị gia tăng, giảm thuế VAT. Về cơ giới hoá canh tác mía: Tập trung cơ giới hoá các khâu có thể như khâu làm đất, băm lá, rạch hàng, thực hiện tốt việc thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng mía và cơ giới hoá phần bốc xếp trong vận chuyển mía. Đối với khâu chặt mía chỉ nên áp dụng đối với các nhà máy lớn, vùng nguyên liệu tập trung, địa hình tương đối bằng phẳng, chặt mía bằng máy thuận lợi, có hiệu quả. Về phòng trừ sâu bệnh: Các nhà máy phối hợp chỉ đạo không lấy giống mía trên các thửa ruộng có sâu bệnh để tránh lây lan rộng, hướng dẫn nông dân xử lý giống trước khi trồng. Cung cấp các kiến thức về sâu bệnh cho bà con nông dân để có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan rộng. Phải coi đây là nhiệm vụ của chính các nhà máy, trực tiếp là cán bộ nông vụ, phải chuẩn bị các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật để tránh bị sâu bệnh. 1.2. Xây dựng cơ cấu giống và rải vụ hợp lý Xây dựng vùng chuyên canh giống: Vùng giống chín sơm, chín muộn, chín trung bình. Các nhà máy cần phối hợp chặt chẽ với từng đơn vị nông trường, từng xã để xây dựng phương án cụ thể quy hoạch từng vùng chín sớm, chín muộn và chín trung bình. Mỗi vùng, mỗi cánh đồng chỉ nên trồng một nhóm giống để khi thu hoạch không bị lẫn với nhóm khác, đồng thời tạo điều kiện cho bà con thâm canh. Trên cơ sở quy hoạch vùng mía nguyên liệu, nhà máy cùng các cơ quan quản lý ngành trên địa bàn xây dựng cơ cấu giống và rải vụ mía cho toàn vùng nguyên liệu của từng nhà máy theo công suất và tiến độ ép. Hiện nay chủ yếu trồng mía và vụ đông xuân, cần phát triển thêm vụ mía thu. Theo đánh giá mía trồng vụ này tuy có thời gian sinh trưởng dài hơn nhưng năng suất tăng 30-40% và hàm lượng đường tăng 1,6%. 1.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, khảo nghiệm tuyển chọn giống và quy trình canh tác cho từng vùng sinh thái. Hiện nay hầu hết các giống mía ở nước ta đều rất lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp. Nếu như nâng năng suất hiện nay từ 50 tấn/ha lên 80 tấn/ha thì tổng thu nhập của bà con nông dân được tăng lên và giá thành của sản phẩm đường sẽ được giảm xuống. Nếu nâng cao được trữ lượng đường trong mía thì sẽ tạo điều kiện hạ mức tiêu hao cho sản xuất 1 tấn đường. Như vậy, yếu tố giống ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng mía được sản xuất ra. Vì vậy, mỗi nhà máy cần thiết phải thành lập một trạm giống, phối hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông và các cơ quan nghiên cứu giống mía làm nhiệm vụ khảo nghiệm, tuyển chọn và nhân giống cho phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái của nhà máy. Đưa ra các các quy trình canh tác, thâm canh chăm sóc mía phù hợp với điều kiện cụ thể. 1.4. Có quy chế thống nhất về hợp đồng thu mua Cần thiết phải lập mối “quan hệ hợp đồng” giữa nhà máy và người trồng mía, cung cấp các yếu tố đầu vào, thống nhất về mặt giá cả, chất lượng để tạo sự yên tâm đối với người trồng mía, đồng thời tạo sự ổn định đối với sản xuất của nhà máy khi có biến động trên thị trường nguyên liệu. Các nhà máy phải kế hoạch hoá công tác trồng và cung cấp nguyên liệu. Thông báo sớm đến từng hộ nông dân mức đầu tư, tiêu chuẩn nguyên liệu, giá mua, lịch đốn chặt, phương tán vận tải để nông dân yên tâm trồng và chăm sóc diện tích mía của mình. 1.5. Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, bổ sung hoàn thiện dây truyền công nghệ sản xuất mía - Muốn sản phẩm đường cạnh tranh được, cần phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, các nhà máy cần phải tăng hiệu suất chế biến và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đường. Đòi hỏi các nhà máy không ngừng phải cải tiến quy trình sản xuất và công nghệ thiết bị theo hướng hiện đại, giảm tiêu hao và tăng độ tinh khiết của đường. Các nhà máy có thể lựa chọn các phương pháp sản xuất đường ngà như phương pháp Cácbonát hoá và tiến tới công nghệ sạch sản xuất đường chất lượng cao. Mạnh dạn hiện đại hoá một số khâu chủ chốt trong dây truyền sản xuất như khâu làm sạch đường non trước khi đưa và tinh chế đường trắng. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu cải tiến các chi tiết lắp giáp thêm thiết bị vào dây chuyền để khai thác công suất dư thừa bộ phận ép, nồi hơi, lọc... làm tăng công suất trong trường hợp dư thừa về nguyên liệu. Nghiên cứu lắp thêm và dây chuyền để có thể đa dạng hoá sản phẩm đường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. - Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để giảm tiêu hao mía đường nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi đường, nâng cao hệ số máy móc thiết bị. - Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ phế phụ liệu của đường tạo ra sản phẩm mới như: nha, ván ép bã mía, cồn rượu, khí CO2 , hơi nước nóng, phân vi sinh... Tăng giá trị tận thu sản phẩm phụ, giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. - Chế tạo phụ tùng, thay thế nhập khẩu cũng là một nội dung quan trọng trong bổ xung hoàn thiện dây truyền công nghệ. 1.6. Giải pháp về giá mua nguyên liệu Hiện nay, giá mía nguyên liệu vẫn chiếm chủ yếu trong giá thành đường. Do vậy, giá mía nguyên liệu tăng là nguyên nhân chính đẩy giá đường lên cao. Vì vậy, giảm và ổn định giá mía là yếu tố quan trọng quyết định giảm giá thành sản xuất đường, tạo sự cạnh tranh cho các sản phẩm. Để làm được điều này, về phía các doanh nghiệp cần thực thực hiện các biện pháp sau: - Hoàn thiện nội dung, phương thức, đối tượng hợp đồng đầu tư thu mua đảm bảo tính pháp lý, bình đẳng, thuận tiện cho cả người trồng mía và nhà máy. - Xây dựng tiêu chuẩn mía nguyên liệu, định thời gian bắt đầu vụ ép để xây dựng lịch đốn chặt đảm bảo thu hoạch mía đủ độ chín và trong thời gian mía đạt chữ đường cao nhất. - Giải quyết triệt để vấn đề tranh mua nguyên liệu của các nhà máy đường làm giá mía bị đẩy lên cao. - Các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy gần nhau cần thống nhất được giá mua nguyên liệu mía, phân vùng thu mua của từng nhà máy trên cơ sở quy hoạch. Việc phân vùng này nên đặt dưới sự điều chỉnh của Hiệp hội mía đường. - Các nhà máy thực hiện thu mua theo giá đúng giá cả đã thoả thuận trong hợp đồng với người trồng mía. Không được độc quyền, ép giá, tự ý giảm xuống làm phá vỡ quan hệ hợp đồng, mất lòng tin của dân. Nếu công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ đâù ra, giá bán đường thấp hơn giá sản xuất như tình hình chung của các nhà máy gặp phải hiện nay, làm cho nhà máy không có khả năng thu mua hết mía cho nông dân với giá mua đã cam kết trong hợp đồng, thì nhà máy phải kết hợp với UBND tỉnh, chính quyền địa phương thoả thuận với nông dân giảm giá bán trên cơ sở vẫn tôn trọng lợi ích của người trồng mía, đảm bảo cho họ thu đủ vốn không bị lỗ hoặc lãi rất ít. Điều quan trọng là nhà máy phải ổn định giá mua nguyên liệu và khối lượng tiêu thụ, dung hoà mối quan hệ lợi ích giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến công nghiệp tránh được sự bấp bênh trong khâu thu mua lúc giá mía lên quá cao, lúc thì giảm xuống quá thấp. Để làm được điều này nhà máy cần có những chính sách thu mua nguyên liệu thích hợp , tạo ra động lực cho người trồng mía, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống mía mới, thâm canh để đạt năng suất, chất lượng cao ở tất cả các vụ. Công ty cần thực hiện chính sách đầu tư và thu mua phù hợp với vùng mía rải vụ, vì trong cùng một điều kiện đầu tư như nhau nhưng sản xuất chính vụ bao giờ cũng dễ làm và đạt kết quả cao hơn trái vụ. Chính vì vậy giá cả thị trường lúc trái vụ bao giờ cung cao hơn gấp nhiều lần so với giá chính vụ. Do vậy phải có cơ chế chính sách phù hợp bằng giá cả thu mua đảm bảo cho người trồng mía tích cực có thu nhập trong việc trồng mía nói chung và trồng mía rải vụ nói riêng nhằm tăng số ngày chế biến của nhà máy trong năm. - Từng nhà máy phải có phương thức thu mua, vận chuyển ổn định hợp lý nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển. Tăng cường đầu tư cho phương tiện thu hoạch, phương tiện vận tải... - Vào ép đúng thời vụ, không ép mía non, trữ đường thấp để giảm tiêu hao và chi phí chế biến cho 1 tấn đường. - Tận thu phế liệu, chế phẩm để phát triển sản xuất các sản phẩm bên cạnh đường và sau đường như sản xuất bánh kẹo, phân bón, cồn, rượu, án ép, nuôi bò sữa... để giảm giá thành đường. 1.7. Tổ chức quản lý và phát triển thị trường Hiện nay tình hình nhập lậu đường hết sức phức tạp, tính bình quân đường nhập lậu mỗi ngày vào Việt Nam khoảng 1000 tấn (vào thời kỳ cao điểm). Với đường nhập lậu giá bán khoảng 4000đ/kg trong khi giá đường sản xuất tại Việt Nam hiện nay khoảng 6000 đ/kg (mức giá trung bình trên thế giới là 3000 đ/kg) thì việc một số nhà máy đường Việt Nam “chết” ngay trên thị trường nội địa là đương nhiên. Vì vậy việc tổ chức quản lý thị trường tiêu thụ là vấn đề bức bách hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành. - Các nhà máy phải có sự nghiên cứu và tìm kiếm thị trường một cách linh hoạt. Đặc biệt quan tâm và có mối quan hệ mật thiết với thị trường là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đường và các sản phẩm từ đường. Đó là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh kẹo, sản xuất nước ngọt, sản xuất chế biến hoa quả, thực phẩm cao cấp... Đây là lực lượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy sản xuất đường, đặc biệt xét về lâu dài. đồng thời có chiến lược đa dạng hoá thị trường. - Chủ động có kế hoạch dự trữ, lưu thông, điều chuyển hàng giữa các vùng. Thành lập hệ thống phân phối sản phẩm riêng của mình, tăng cường tiếp thị, tổ chức mạng lưới bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến tận phường xã. - Phải quán triệt được rằng: Hoạt động sản xuất phải đi đôi với tiêu thụ. Các nhà máy lập kế hoạch sản xuất phải căn cứ chặt chẽ vào khả năng tiêu thụ và lập tiêu thụ khả thi. Chỉ sản xuất khi có thị trường tiêu thụ đảm bảo. Điều đó vừa giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tiêu thụ, góp phần ổn định giá trên thị trường. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã đáp ứng đầy đủ, linh hoạt nhu cầu thị trường. - Cần có chiến lược hướng ngoại trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù “Việt Nam không thể là nước xuất khẩu mang tính cơ cấu, kể cả hiện nay và về trung hạn” (Tài liệu Hội thảo Việt - Pháp về mía đường đến 2020), nhưng điều đó không có nghĩa là sản phẩm đường Việt Nam không thể xuất khẩu. Xuất khẩu ở đây chủ yếu được tính cho phần dư thừa sau khi đã cân đối đủ tiêu thụ trong nước. - Các nhà máy cần có chiến lược đăng ký và bảo vệ thương hiệu, mẫu mã sản phẩm của mình. Tăng cường chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là một việc mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà máy đường nói riêng chưa quan tâm. Các vụ tranh chấp về thương hiệu của Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Cá tra-basa... là những bài học đắt giá cho vấn đề bản quyền của chúng ta. - Hình thành hệ thống thông tin - cung cấp thông tin về thị trường đường trong nước và nước ngoài. Đây là việc hết sức quan trọng đối với nhà máy đường, bởi hầu hết các nhà máy đều “mù” thông tin thị trường và trong việc tìm kiếm đối tác. Điều đó giúp ổn định giá cả và sản lượng trên thị trường. đồng thời có sự hướng dẫn, lập lộ trình mở rộng thì trường của các nhà máy. Hệ thống thông tin này nên là một bộ phận của Hiệp hội mía - đường, điều đó tạo điều kiện dễ dàng hơn trong phối hợp giữa các nhà máy. - Theo đánh giá của các nhà chức trách, công suất của các nhà máy đường hiện nay có thể đảm bảo cung cấp cho nhu cầu đường trong nước đến 2010. Nếu nhu hiện nay các nhà máy hoạt động hết công suất hiện có thì có thể tạo ra tình trạng cung lớn hơn cầu, làm đảo lộn thị trường đường. Vì vậy, trong Hiệp hội mía - đường cần có một cơ chế phối kết hợp “chia thị phần” một cách hợp lý nhằm đảm bảo thị phần của từng nhà máy và của Hiệp hội. Việc “chia thị phần” đó phải dựa vào khả năng cung cấp, cơ cấu sản phẩm sản xuất của các nhà máy, nhu cầu thị trường trên từng khu vực. Có thể dùng hình thức cấp “hạn ngạch” sản xuất đường (dạng quota) cho từng nhà máy theo từng năm. - Công tác chống nhập lậu đường cũng phải thực hiện triệt để bằng các biện pháp liên nghành (hải quan, công an, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, đại diện các nhà máy đường... ). Tịch thu lượng đường nhập lậu dưới mọi hình thức, đường tịch thu cho tinh luyện và tái xuất 100%. Các loại đường lưu thông trên thị trường nếu không rõ nguồn gốc nếu phát hiện cũng phải bị xử lý như đường nhập lậu. 1.8. Thực hiện đầu tư đa dạng hoá sản phẩm Phát triển đa dạng hoá sản phẩm là hình thức sản xuất lớn, nó vừa đem lại sự tiết kiệm lớn nhất trong sản xuất, vừa khuyếch trương được danh tiếng của đơn vị, vừa là phương thức hạn chế rủi ro hiệu quả nhất. Đối với ngành đườngmía là ngành có đặc điểm kinh tế kỹ thuật phù hợp với việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm.Vì vậy, việc đầu tư phát triển đường mía phải đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể nông nghiệp nông thôn. Hình thành các tổ hợp sản xuất công nghiệp sản xuất sản phẩm từ đường, ngoài đường. Với việc đa dạng hoá sản phảm sẽ tận dụng được tính thời vụ của đường mía, tận dụng được cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... để tang hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đường, từ đường. Hiện nay, sản phẩm từ đường, sau đường trên thị trường nước ta còn đơn điệu, chất lượng hạn chế. Vì vậy, việc đầu tư dây truyền mới phải được thực sự căn cứ vào thi trường đường và lợi thế so sánh của các địa phương, lựa chọn các sản phẩm có hiệu quả, chú trọng đầu tư một số sản phẩm mới, có thị trường và khả năng cạnh tranh. Trước mắt, do diều kiện hạn chế về nguồn vốn, khả năng quản lý, trình độ tay nghề ... các nhà máy vẫn nên tập trung vào các sản phẩm “truyền thống” có vốn đầu tư thấp, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, nhu cầu thị trường cao, dễ tiêu thụ như: Phân vi sinh, cồn, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván ép... và vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có thể tiêu thụ lớn đạt giá trị cao. Đối với một số nhà máy có điều kiệ hơn như Công ty cổ phần mía - đường Lam Sơn, nhà máy đường Quảng ngãi, các nhà máy mía đường có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài nên đi tắt đón đàu sản xuất các sản phẩm mới lạ, có khả năng thu lợi nhuận cao, phù hợp thị hiếu song đòi hỏi vốn lớn công nghệ phức tạp. Xét về lâu dài: các nhà máy cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm khác phù hợp với khả năng nguyên liệu, nhu cầu thị trường và có hiệu quả kinh tế cao như: chế biến rau quả, nước hoa quả cô dặc, sản phẩm rau quả sấy, các sản phẩm đồ hộp khác, các loại sữa, bánh kẹo cao cấp. 2. Nhóm giải pháp Vĩ mô Ngành đường mía không thể phát triển được nếu không có sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước. Thực tế những năm qua đã thể hiện khẳng định trên. Đối với những năm tiếp theo, ngành mía đường còn không ít khó khăn mà từng doanh nghiệp, từng đơn vị khó có thể tự giải quyết được nếu không sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác. Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: 2.1. Chính sách tài chính * Cải tiến chế độ thuế: + Về mặt nông nghiệp: Việc đánh thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp của ngành đường mía có thể được xem xét trên hai loại thuế là: thuế đất và thuế phụ thu cơ sở hạ tầng. Đối với thuế đất: Loại thuế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất đất, khoảng cách từ nơi dân cư sinh sống đến nơi trồng, loại cây trồng, địa hình và điều kiện khí hậu, điều kiện của cơ sở hạ tầng... Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay thuế đất sản xuất mía của Việt Nam là 160 kg thóc/ha ở các vùng đồi núi là quá cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến giá thành mía trồng , một trong những nhân tố đẩy giá thành sản xuất mía lên cao. Vì vậy, cần có chính sách giảm thuế đất đối với trồng mía khoảng bằng 50% mức đánh thuế hiện nay. ở một số nơi, đặc biệt các vùng quanh nhà máy còn thiếu mía nguyên liệu trầm trọng, khó đáp ứng đầy đủ trong 2-3 vụ tới, có thể thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp trồng mía để khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả sang trồng mía. Trong những gần đây, ở một số địa phương có hiện tượng chặt phá mía để chuyển đổi cây trồng khác mà theo họ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây mía, gây ảnh hưởng đến sản lượng mía, tác động trực tiếp đến hoạt động của các nhà máy. Để hạn chế những hiện tượng đó, truớc hết nhà máy cần có biện pháp thu mua, với giá cả hợp lý, ổn định đối với người trồng mía. đồng thời cũng cần tạo ra sự ưu đãi chênh lệch giữa người trồng mía với trồng các loại cây khác để họ thấy rằng trồng mía có lợi hơn, sẽ hạn chế được việc chặt phá mía trồng các loại cây khác ồ ạt, bừa bãi. C ác biện pháp có thể sử dụng là đánh thuế phụ thu cơ sở hạ tầng đối với phần diện tích trong quy hoạch trồng mía chuyển sang trồng cây khác. Mức đánh thuế này cần căn cứ vào từng loại cây, từng địa bàn để tính thuế. + Về mặt công nghiệp; - Thuế môn bài hiện nay rất thấp (62 USD/nhàmáy/năm), điều đó ít tác động đến giá cả của sản phẩm đường. Vì vậy việc giảm hay miễn loại thuế này đối với nhà máy đường đều không mang tính khuyến khích cao. - Thuế VAT là loại thuế đánh vào phần giá trị gia tăng của các sản phẩm đường. Hiện nay, theo ý kiến của các nhà máy thì mức thuế hiện nay còn quá cao do các nhà máy mới xây dựng đang trong tình trang khấu hao lớn, lãi vay cao nên khó có thu nhập cao được. Vì vậy nhà nước cần tiếp tục cho giảm 50% thuế VAT đối với các sản phẩm đường và áp dụng mức thuế 0% đối với các sản phẩm sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong chế biến đường nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy. - Thực hiện miễn thuế VAT đối với một số nhà máy sản xuất sản phẩm đường, sau đườngđặc biệt khó khăn, ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Đồng thời các cơ quan thực thi pháp luật cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các báo cáo tài chính của các nhà máy để tránh tình trạng khai tăng lỗ để tránh thuế của các nhà máy. - Thuế vốn (đối với doanh nghiệp Nhà nước), là một loại thuế gây bất lợi cho ngành công nghiệp đưòng. Vì vậy, Nhà nước nên có các biện pháp cơ cấu lại loại thuế này, đồng thời có ưu tiên để lại một phần hay toàn bộ nguồn thu này cho doanh nghiệp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Như vậy, ngoài trừ “thuế vốn” trong cơ cấu thuế của Việt Nam không có yếu tố cực đoan nào có tính chất cản trở ngành sản xuất đường. So với chế độ thuế của ấn Độ, tình hình thuế của Việt Nam lành mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, cần phải công bằng mức đóng thuế của đường thủ công để nawng cao tính cạnh tranh của đường công nghiệp. 2.2. Chính sách tín dụng, xử lý lỗ lãi vay và chênh lệch tỷ giá. * Các biện pháp xử lý lỗ, lãi vay và chênh lệch tỷ giá Tính đến 30/9/2001, tổng số dư nợ của các nhà máy đường (bao gồm 35 doanh nghiệp Nhà nước, 2 công ty cổ phần, 4 đơn vị Việt Nam liên doanh và 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) là 6.132.155 triệu đồng. Trong đó, dư nợ vay xây dựng cơ bản là 6.088.012 triệu đồng, chiếm 95,4%; dư nợ vốn lưu động là 291.143 triệu đồng, chiếm 4,6%. Đây là gánh nặng lớn nhất với Chính phủ, ngân sách địa phương, các tổ chức tín dụng (chủyêú là các ngân hàng quốc doanh, Quỹ hỗ trợ phát triển). Trong thời gian tới Chính phủ nên cho phép thưch hiện một số biện pháp sau: + Cho khoanh toàn bộ số lãi vay, chi phí bảo lãnh và lỗ phát sinh của các nhà máy đường từ năm 2001 trở về trước, sau khi đã cấp bù chênh lệch lãi vay và tỷ giá (theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ). + Xem xét cho áp dụng lãi suất phù hợp (khoảng 5,4%) cho toàn bộ số dư nợ vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản trong nước (bao gồm khoản vay từ nguồn vốn ADB và vay nhận nợ bắt buộc) của các nàh máy đường từ 1/6/2001 cho các Ngân hàng thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay. + Đối với khoản dư nợ ngoài nước (vay USD), Chính phủ nên cho vay vốn trong nước lãi suất ưu đãi để trả hết nợ, tránh trượt tỷ giá hoặc tiếp tục thực hiện cấp bù chênh lệch tỷ giá cho số phát sinh hàng năm theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối với một số nhà máy đường đặc biệt khó khăn, dư nợ vốn vay cao, sản xuất bị lỗ liên tục trong nhiều năm và lỗ luỹ kế lớn, ở những tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc, kinh tế xã hội kém phát triển, đề nghị không áp dụng các biện pháp nêu trên mà cho khanh nợ (cả gốc và lãi) đối với khoản vay đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các nhà máy như: Sơn La, Kiên Giang, Bình Thuận, Bến Tre, Đắk Lắk, Cao Băng, Quảng Nam, Quảng Bình.... Thời gian khoanh nợ nên kéo dài từ 4-6 năm. Mức khoanh nợ đối với từng nhà máy đường sẽ được tính toán, xác định cụ thể trên cơ sở tình hình nợ, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Tín dụng đối với phát triển vùng nguyên liệu Phát triển vùng nguyên liệu trọng tâm chính của chương trình phát triển đường mía trong thời gian tới. Vì vậy, chính sách tín dụng tập trung chủ yếu cho phát triển vùng nguyên liệu là: + Chính phủ nên có các cơ chế để khuyến khích các tổ chức tín dụng, các ngân hàng quốc doanh mở rộng điều kiện, đối tượng cho vay để phát triển vùng nguyên liệu. Có thể cho vay trực tiếp đến người nông dân hoặc cho vay thông qua nhà máy. + Một số nhà máy đường vẫn còn nợ về xây dựng cơ bản, Chính phủ nên cho khoanh nợ và yêu cầu các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho các nhà máy vay vốn với điều kiện ưu đãi để phát triển vùng nguyên liệu. Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì áp dụng lãi suất 3%/năm đối với vốn vay đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá đã ký với nông dân. * Vốn lưu động Các doanh nghiệp hiện tại rất thiếu vốn lưu động hiện Nhà nước mới chỉ cấp được 70% số vốn lưu động cần thiết cho các nhà máy sản xuất đường mía. Giải pháp là trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ cung cấp đầy đủ số vốn lưu động cần thiết để hoạt động của các nhà máy diễn ra đảm bảo và hiệu quả. 2.3 Giải pháp về thị trường Năm nay nhu cầu trong nước khoảng 900.000 tấn (sử dụng cho chế biến công nghiệp khoảng 550.000 tấn, cho tiêu dừng dân cư khoảng 350.000 tấn), qua cân đối cung cầu sẽ thừa khoảng 200.000 tấn. Do cung vượt cầu, sản xuất đường có tính thời vụ, cùng với giá bán đường của các nhà máy tại thời điểm hiện nay bao gồm cả thuế VAT: đường trắng loại I (RS) 3.600đ/kg, đường vàng 3.300đ/kg, đường luyện (RE) 3.800đ/kg, giảm so với cùng kỳ năm trước là 1.800 – 2.000đ/kg. Toàn ngành đường có thể thất thu trên 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó giá bán lẻ cho nhân dân hầu như không giảm tương ứng, phần lớn lợi ích rơi vào khâu trung gian, ngành đường thua thiệt nhưng người tiêu dùng không được hưởng lợi. Để cải thiện và ổn định giá bán trong nước, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp sau: * Tạm trữ đối với sản phẩm đường: Do đặc điểm ngành đường là sản xuất 5 tháng nhưng tiêu dùng quanh năm, nên Nhà nước tạm trữ đường để chờ tiêu thụ, bình ổn giá là rất cần thiết. Dự kiến mức tạm trữ là 200.000 tấn (khoảng 20% sản lượng đường trong vụ). Như vậy: Tổng số tiền tạm trữ là: 200.000 tấn * 4.000.000đ/tấn = 900 tỷ đồng Nhà nước chi ra để hỗ trợ lãi suất vay là: 800 tỷ đồng * 0,7%* 6 tháng =33,6 tỷ đồng. * Xuất khẩu: Để giảm bớt áp lực của cung trong nước, ngăn chặn giảm giá Chính phủ nên cho phép xuất khẩu một số lượng đường nhất định. Giả sử xuất khẩu khoảng 100.000 tấn đường tinh luyện (RE) với giá 210 USD/tấn ( giá FOB) thì sẽ thu được 21.000.000 USD, tương đương 325,5 tỷ đồng Việt Nam (theo tỷ giá 15.500 đ/1 USD). * Nội tiêu: Nếu không có các phương án trên, giá đường sẽ hạ xuống mức 3.000 đ/kg (so với thời điểm bán hiện nay bình quân giảm 1.000 đ/kg tương ứng là 1.000.000 đ/tấn), từ đó doanh thu ngành đường sẽ giảm: 750.000 tấn * 1.000.000 đ/tấn = 750 tỷ đồng Khi đó, nhà nước sẽ thất thu thuế: 750 tỷ *10% = 75 tỷ đồng Nếu thực hiện hai phương án trên nhà nước không bị mất đi 75 tỷ đồng từ thuế mà chỉ phải chi ra 33,6 tỷ cho tạm trữ và khoảng 20 tỷ cho xuất khẩu. Như vậy, thực hiện phương án tạm trữ và xuất khẩu, sẽ giữ giá đường ổn định 4.000 đ/kg (ngang bằng với giá nhập lậu nên tránh được nhập lậu). 2.4 Chính sách trợ giá và khen thưởng Chính sách trợ giá và khen thưởng được áp dụng tại những vùng muốn mở rộng diện tích trồng mía hay tại vùng đã được quy hoạch, áp dụng cho việc đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất... nhằm nâng cao hiệu quả trong trồng mía và chế biến mía. Cụ thể, trợ giá giống cho các hộ trồng mía trong vùng quy hoạch chuyển đối giống cây rồng sang trồng mía. Khuyến khích rải vụ mía nhất là các tháng cuối vụ thông qua trợ giá thu hoạch sớm và muộn nhằm kéo dài vụ ép. Trợ giá mía vùng gần, giảm bớt việc tăng diện tích mía tự phát ở những nơi xa nhà máy, do đó giảm chi phí thu mua, vận chuyển mía vào mùa thu hoạch. Ngoài ra cũng cần trợ giá về giống cho các hộ đưa các giống năng suất, chữ đường cao vào sản xuất. Xây dựng quy chế khen thưởng cho các hộ trồng mía có năng suất, chữ đường cao, tỷ lệ tạp chất thấp. Khen thưởng thoả đáng các nhà khoa học nghiên vứu lai tạo, chọn lọc khảo nghiệm tìm ra được giống mía mới có năng suất, chất lượng cao. Khen thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến trong sản xuất... Kết luận Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, ngành đường mía Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển một cách đáng kể. Qua đó ngành sản xuất đường mía đã thu được những kết quả nhất định. Trong những năm qua diện tích, năng suất, sản lượng mía liên tục tăng cao và ổn định. Sản lượng đường mía cũng tăng mạnh, doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ đồng, góp phần tăng thu ngân sách thông qua đóng góp về thuế đồng thời cũng tích kiệm được một khoảng ngoại tệ lớn thay vì nhập khẩu trước đây. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, khai thác nội lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Như vậy đầu tư phát triển sản xuất đường mía không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội. Song hạn chế của ngành đường nước ta là hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Các nhà máy tiến hành xây dựng ồ ạt, không tiến hành đi cùng với phát triển vùng nguyên liệu, thời gian tính khấu hao ngắn, chất lượng và sản lượng vùng nguyên liệu chưa thật cao. Làm cho giá thành sản xuất đường cao, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường của Việt Nam. Đề tài đã đi sâu vào phân tích những nguyên nhân cơ bản làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường mía Việt Nam, trong đó chú trọng đến vấn đề về nguyên liệu và đầu tư xây dựng nhà máy đường. Từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu để nâng cao khă năng cạnh tranh của sản xuất đường mía, mà tác giả nhận thấy phù hợp với tình hình ngành đường mía của Việt Nam hiện nay./ DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX. NXB Chính trị quốc gia , 1996, 2001. “Đề án đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 2001 - 2010” của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần 5 BCH TW Đảng khoá IX, tháng 3/2002. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết tài chính cho các công ty nhà máy mía đường 1/2003. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tình hình sản xuất mía đường vụ 2001 - 2002 và phương hướng sản xuất mía đường vụ 2002 - 2003 . Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết khó khăn ngành mía đường. Bộ Kề hoạch và Đầu tư: Nhóm các ngành có khả năng cạnh tranh kém. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Điều tra, tổng kết chủ truơng phát triển mía đường, 2000. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng đồng chủ biên - Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, 2002. Khoa KTNN&PTNT, ĐH KTQD - Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, 2001. Hoàng Việt chủ biên - Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống Kê, 2001. Đinh Quang Tuấn - Những giải pháp kinh tế chủ yếu để hình thành và phát triển vùng mía nguyên liệu các nhà máy đường Việt Nam - Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế . Micheal Poter - Chiến lược cạnh tranh, NXB Thống Kê,1999. Lê Viết Thái chủ biên - Cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 2000. Nguyễn Huy ước - Cây mía và kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, 2002. Tạp trí Thị trường Giá cả số 8,9/2002 , 3/2003. 16. Tạp chí Nông thôn ngày nay số 66,67 tháng 4/2003. 17. E.Hugot – Nhà máy đường mía, NXB Nông nghiệp, 2001. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0010.doc