Thực trạng sản xuất cam quýt và nghiên cứu ảnh hưởng của a-NAA, GA3, phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của cam giống Đường Canh trồng tại huyện Cao Phong - Hoà Bình

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ nguyễN thị ngÂn Thực trạng sản xuất cam quýt và nghiên cứu ảnh hưởng của a-NAA, GA3, phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất cam giống Đường Canh trồng tại huyện Cao Phong - Hoà Bình Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. vũ quang sáng Hà Nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng sản xuất cam quýt và nghiên cứu ảnh hưởng của a-NAA, GA3, phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của cam giống Đường Canh trồng tại huyện Cao Phong - Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngân Lời cảm ơn Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Quang Sáng là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Sinh lý thực vật, khoa Nông học, khoa Sau đại học, các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao học - Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn sở Tài nguyên môi trường – Hoà Bình, UBND, phòng Kinh tế Nông nghiệp, khuyến nông viên của các xã và các hộ gia đình mà tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Phong, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn trường trung học KT- KT Hoà Bình nơi tôi công tác, toàn thể gia đình, Bố, Mẹ, anh chị em, chồng, con gái và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Hà Nội, tháng 8 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngân Mục lục Danh mục các chữ viết tắt FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National CC : Chiều cao CD : Chiều dài CT : Công thức DT : Diện tích ĐC : Đối chứng ĐK : Đường kính ĐVT : Đơn vị tính kg : Kilogam KL : Khối lượng KTNN : Kinh tế nông nghiệp KT - KT : Kinh tế - Kỹ thuật NSTB : Năng suất trung bình PTNT : Phát triển nông thôn TB : Trung bình TG : Thời gian TT : Thứ tự Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Sản lượng cam quýt năm 2004 của một số nước trên thế giới 5 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và miền bắc từ 2000-2005 9 2.3. Dinh dưỡng trong lá của cây cam 7 -10 tuổi 20 4.1. Số liệu khí tượng của huyện Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình ( từ 1997 - 2007) 36 4.2. Tình hình sử dụng đất Nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong 39 4.3. Diện tích và thành phần các loại cam quýt trồng tại Cao Phong từ 2005 - 2007 42 4.4. Diện tích và độ tuổi của cam Đường Canh trồng tại Cao Phong 44 4.5. Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam quýt của các hộ trồng tại Cao Phong - tỉnh Hòa Bình 47 4.6. Thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại cam quýt tại Cao Phong 49 4.7. Kế hoạch phát triển cây ăn quả có múi từ 2008 - 2010 của huyện Cao Phong. 52 4.8. ảnh hưởng của α - NAA đến chất lượng các đợt lộc của cam Đường Canh 55 4.9. ảnh hưởng của α - NAA đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cam Đường Canh 57 4.10. ảnh hưởng của α - NAA đến động thái rụng quả của cam Đường canh 58 4.11. ảnh hưởng của α - NAA đến động thái sinh tưởng của quả cam Đường canh 60 4.12. ảnh hưởng của α - NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Đường Canh 61 4.14. ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng các đợt lộc của cam Đường Canh 63 4.15. ảnh hưởng của GA3 đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cam Đường Canh 64 4.16. ảnh hưởng của GA3 đến động thái rụng quả của cam Đường Canh 65 4.17. ảnh hưởng của GA3 đến động thái sinh trưởng của quả cam Đường Canh 67 4.18. ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Đường Canh 68 4.20. ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chất lượng các đợt lộc của cam Đường Canh 70 4.21. ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian ra hoa và tỷ lệ 72 đậu quả của cam Đường canh 72 4.22. ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái rụng quả của cam Đường Canh 73 4.23. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái sinh trưởng quả của cam Đường Canh 74 4.24. ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Đường Canh 75 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Đồ thị nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở Cao Phong 37 4.2. Biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình các tháng trong năm ở Cao Phong 37 4.3. Động thái rụng quả của cam Đường Canh khi xử lý α - NAA 59 4.4. ảnh hưởng của α - NAA đến năng suất cam Đường Canh 62 4.5. Động thái rụng quả của cam Đường Canh khi xử lý GA3 66 4.6. ảnh hưởng của GA3 đến năng suất cam Đường Canh 69 4.7. Động thái rụng quả của cam Đường Canh khi xử lý phân bón lá 74 4.8. ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất cam Đường Canh 76 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và của mỗi vùng miền nói riêng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ nông thôn đến thành thị. Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích nghi đối với từng vùng sinh thái khác nhau. ở nước ta trong những năm qua, nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của vùng, ví dụ vùng Vải Thiều - Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An).... Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh.Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên sản xuất cam quýt ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng giống, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, năng suất, chất lượng quả chưa cao, khí hậu thời tiết thất thường, thị trường cạnh tranh gay gắt.v.v... Huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, có mùa đông lạnh và khô, ít mưa, còn mùa hè nắng nóng mưa nhiều. Về vị trí địa lý Cao Phong nằm ở độ cao trên 300m so với mặt nước biển, trải dài trên tuyến đường quốc lộ 6 tuyến đường duy nhất chạy lên Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Hòa Bình 16km, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh, rất thuận lợi cho việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp cũng như thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương. Tỉnh Hòa bình nói chung và huyện cao Phong nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và đã đưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, đồng thời còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bất lợi khác nên giá thành nhiều khi còn rất rẻ, sản phẩm bảo quản sau thu hoạch khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Mặt khác, cây cam có số lượng hoa rất lớn nhưng tỉ lệ đậu quả lại thấp nên năng suất thường không ổn định, sản phẩm sau thu hoạch chưa có biện pháp bảo quản hữu hiệu nên năng suất và phẩm chất giảm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, để tăng tỉ lệ đậu quả, rải vụ thu hoạch và tăng năng suất cây trồng, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng, chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, sự đậu quả và năng suất của cây cam là một trong những yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế phát triển cây cam tại huyện cao phong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng sản xuất cam quýt và nghiên cứu ảnh hưởng của a-NAA, GA3, phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của cam giống Đường Canh trồng tại huyện Cao Phong - Hoà Bình". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng a-NAA, GA3 và phân bón qua lá đến khả năng sinh trưởng phát triển, sự đậu quả và năng suất của cam giống Đường Canh tại huyện Cao Phong- tỉnh Hoà Bình, từ đó đề xuất phương pháp xử lý thích hợp góp phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng xuất của cam Đường Canh trồng tại tỉnh Hoà Bình. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng một số chất điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến khả năng sinh trưởng, sự đậu hoa, đậu quả và năng suất của cam Đường Canh. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở nước ta. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam Đường Canh trồng tại huyện Cao Phong và các nơi có điều kiện sinh thái tương tự trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên cam giống Đường Canh có độ tuổi trung bình 5 - 6 năm trồng tại huyện Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Các nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay đó là: - Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria - Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico, - Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina, Uruguay. - Vùng Châu á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản. - Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, CuBa, Cộng hòa Dominica. Theo thống kê của FAO, năm 2000 tổng sản lượng cam quýt trên thế giới là 85 triệu tấn và phần tiêu thụ khoảng 79,3 triệu tấn, tăng trưởng hàng năm 2,85%. Tiêu thụ sẽ tăng lên ở các nước đang phát triển và giảm ở các nước phát triển. Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi, tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt đới ở các vĩ độ cao hơn 20-220 nam và bắc bán cầu, giới hạn phân bố từ 35 vĩ độ nam và bắc bán cầu, có khi lên tới 40 vĩ độ nam và bắc bán cầu [18]. Dự báo trong những năm của thập kỷ 2000 mức tiêu thụ quả có múi của thị trường thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn[18],[28], [29]. Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu đó là: Tây Ban Nha, Israel, Maroc, Italia. Các giống cam quýt trên thị trường được ưa chuộng là: Washington, Navel, Valenxia Late của Maroc, Samouti của Isarel, Maltaises của Tunisia, và các giống quýt Địa trung hải như: Clemention, quýt Đỏ Danxy và Unshiu được rất nhiều người ưa chuộng [54[, [63]. Bảng 2.1. Sản lượng cam quýt năm 2004 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (tấn) Braxin Hoa Kỳ Mexico ấn Độ Tây Ban Nha Italia Trung Quốc Iran Ai Cập Thổ Nhĩ Kỳ 18.256.500 11.729.900 3.969.810 3.100.000 2.883.400 2.064.099 1.977.000 1.900.000 1.750.000 1.280.000 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam quýt. Theo sử sách " Vân đài loại ngữ " của Lê Quý Đôn có viết: Nước Việt Nam cũng có rất nhiều thứ cam: Cam sen(gọi là Liên Cam), cam vú(Nhũ cam) loại quả có vỏ mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành(Sinh cam) vỏ dày, vị chua; cam Mật(mật cam) vỏ mỏng, vị chua; cam Động Đình quả to, vỏ dày, vị chua; cam Giấy (chỉ cam) tức là Kim quýt, vỏ rất mỏng, sắc hồng, trông mã đẹp, vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong Thiên Vũ Cống và sách thu Thư là tài sản rất quý của Nam Phương đem sangTrung Quốc trước tiên [6]. Cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước. Theo tổng cục thống kê tính đến năm 1999 cả nước có 69.965 ha với sản lượng 476.795 tấn. * Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam + Vùng đồng bằng sông cửu long Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam Sành, Bưởi, chanh giấy, quýt...[28]. Theo Gurdwer, cam của Nam bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều hiện nay là: Cam sành, cam Mật, quýt tiều(quýt hồng), quýt Siêm, quýt Đường, bưởi Đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyễn...Năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu long tương đối cao [43]. + Vùng khu 4 cũ Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ an gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại năng trên cả cây và quả [10], [16]. Huyện Hương khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay [7], [16,], [27]. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng đó là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/ cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao(600 - 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp [11],[2]. + Vùng miền núi Phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gậm, Sông Thương, Sông Chảy...Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000 ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng [3], [1] ,[11], [19],[30]. Khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang hiện nay là một vùng sản suất cam quýt lớn của miền bắc với giống cam sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp tết và sau tết [32]. Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các vùng trồng cam quýt lớn ở miền Bắc trước đây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ và một số vùng cam quýt nổi tiếng trên thế giới như Califocnia, Floria. Các chỉ tiêu phân tích như chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặc biệt như: Bão, sương muối, mưa đá... và đi đến kết luận rằng vùng này có các yếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố khác như: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu [32]. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao [30],[20]. Cam quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều khó khăn, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức [3], [14], [8], [34]. Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa được áp dụng.v.v...Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Thu Hồng thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha; quýt 87 tạ/ha; chanh 88 tạ/ha; bưởi 74 tạ/ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại đạt năng suất cam chanh 237 tạ/ha; chanh 128 tạ/ha; quýt 240 tạ/ha; bưởi 177 tạ/ha. Lãi suất đối với một ha trồng cam là 84,2 triệu đồng, quýt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu đồng, bưởi 21 triệu đồng. Đồng bằng sông Cửu long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suất còn quá thấp so với năng suất của nhiều nước trồng cam trên thế giới (từ 20 - 40 tạ/ha). Tuy nhiên cũng có năng suất điển hình như ở Phủ Quỳ đạt 400 - 500 tạ/ha [18], [8]. Tính đến năm 2005 diện tích trồng cam quýt của cả nước là 87.200 ha với sản lượng đạt 606.400 tấn. Phát triển cam quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng 60 triệu dân sống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả đang có xu hướng tăng lên. Điều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 đã lên tới 700 nghìn tấn quả tươi các loại được tiêu thụ trong năm [8], [13]. Tập quán tiêu thụ quả của nhân dân ta từ xưa đã thành truyền thống. Quả là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị. Trong các ngày giỗ chạp, ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau...nhân dân cũng dùng đến quả tươi, với mức sản xuất hiện tại mới đạt 48kg quả các loại bình quân cho một đầu người/năm (kể cả hơn 1-1,5 vạn tấn quả có múi nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam theo số liệu của tổng cục Hải Quan) [25]. Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trong những năm gần đây ở nước ta thống kê được trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và miền bắc từ 2000-2005 Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc 2000 68.614 28.129 91,1 80,4 426.744 147.279 2001 73.592 5.198 88,5 76,2 451.184 39.595 2002 72.688 5.636 91,6 83,9 435.700 41.200 2003 78.649 6.325 98,1 67,8 497.326 37.831 2004 82.665 28.143 97,4 73,8 540.491 140.851 2005 87.200 29.800 100,9 74,0 606.400 147.300 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả có múi cũng rất đa dạng, ngoài hệ thống chỉ đạo sản xuất lưu thông phân phối của nhà nước và Tổng Công ty Rau quả Trung ương với các đơn vị trực thuộc, dưới tác động của cơ chế thị trường, hệ thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân được hình thành một cách rộng khắp và chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu vận chuyển đường dài, bán buôn, bán lẻ cũng tỏ ra có hiệu quả hơn. Chính hình thức tổ chức kinh tế nhiều thành phần mà quả tươi được phân bố, lưu thông đi các nơi trên mọi miền đất nước. Đây là một động lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta. Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng, đặc biệt trong thời gian qua diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản lượng tăng khoảng 3 lần. Điều này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, cam quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam. 2.2. Nguồn gốc và phân loại cam quýt 2.2.1. Nguồn gốc Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng các giống cam quýt được trồng hiện nay có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu á (Trần Thế Tục (1980)[28] ; (1995)...[30], Tanaca (1979) đã vạch đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc chi Ctrus từ phía đông ấn Độ (chân dãy núi Hymalaya) qua úc, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản [62]. Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ 3.000 - 4.000 năm trước ; Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “ Quýt lục’’ đã ghi chép và phân loại các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định thêm rằng nguồn gốc của các giống cam, chanh(Citrus sinensis Obeck) và các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc, Tanaka ( 1954) [62]. Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus nobilis Lour) là ở Miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam từ Bắc chí Nam ở địa phương nào cũng có trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có : Cam Sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, cam sành Yên Bái, cam Sen Đình Cả Bắc Sơn...[30], [46] Cũng có một số tác giả khác cho rằng nguồn gốc các loại cây có múi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc vùng châu á - Thái Bình Dương, mặc dù có vài loài tìm thấy ở Châu Phi [47]. 2.2.2. Phân loại cam quýt Việc nghiên cứu phân loại cam quýt đã được các nhà nghiên cứu thực vật học tiến hành từ hơn 200 năm trước. Lần đầu tiên K. Line(1753) đã sắp xếp và đưa giống Citrus vào hệ thống thực vật học. ở lần xuất bản đầu tiên trong tác phẩm " Species Platarium" ông đã chia giống citrus thành hai loài đó là : Ctrus medica (L) và Citrus aurantium (L). Tác phẩm được hoàn thành vào lần xuất bản thứ hai (1763) với loài bổ sung " Citrus Trifloliata ". Năm 1767 trong tác phẩm " Systema Nature" ông đưa thêm một vài loài Citrus decumana(L) - Bưởi (Lux - xơ, 1947).Có thể mô tả hệ thống phân loại theo sơ đồ sau:   Họ Rutaceae Họ phụ Aurantioideae (250 loài) (1) Tộc Clausenae (2) Tộc Citreae Micromelineae Clousenise Merinn Triphasineae Citrineae Balsamocitrineae A B C Fortunela Poncirus Eromocitrus Clymenia Microcitrus Citrus Eucitrus Papeda Trong hệ thống phân loại hiện nay có 3 hệ thống được sử dụng hơn cả đó là hệ thống phân loại của Swingle và R.V. Hogdson. Theo sự phân loại này thì cam, quýt, chanh, bưởi đều thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ cam, quýt (Aurantoideae). Theo Varoxop, Steiman - 1982 có gần 250 loài được chia ra làm nhiều chi và loài khác nhau. Trong đó có 3 chi được trồng từ lâu đời để lấy quả là chi cam quýt (Citus), chi cam 3 lá (Poncirus), chi quất (Fortunella). Chi Citrus là quan trọng nhất được chia thành 2 chi phụ là Eucitrus (các loài quan trọng là : Cam, chanh, quýt, bưởi) và Papeda [50]. Eucitrus bao gồm các giống, loài cam quýt hiện đang được trồng với mục đích thu quả cũng như các mục đích khác. Eucitus được Tanaka phân thành các loại chủ yếu sau: Quýt (Citrus recticula) cây cao chừng 2,5 m, lá xanh sẫm nhỏ, cuống lá có cánh hẹp. Quả dẹt khi chín màu da cam, có 9 – 13 múi, dễ bóc vỏ và chia múi. Hạt phôi màu xanh lục. Có 4 nhóm phụ là Quýt chịu rét: trồng nhiều ở nam Nhật Bản, loại này thường chín sớm và không có hạt; Quýt Kinh: quả to, vỏ dày, khó bóc vỏ thấy trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Cam Pu Chia; Quýt Ponkan: gồm các loại trồng nhiều ở Đông Nam á, có tên gọi khác nhau (Việt Nam có cam Đường Canh, cam Giàng, quýt Bộp Bố Hạ...). Các giống này vỏ đều dễ bóc, quả to và ngọt [30], [52],[61] Bưởi (Citrus grandis Osbeck còn gọi là Satdok, pumelo) là giống cây có múi trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm cây cao to, tán rộng, hoa to thơm, quả to nhỏ tùy theo giống. Đây cũng là một trong những loài phổ biến nhất ở nước ta. Theo ước tính loài này có đến vài chục giống mọc bán hoang dại và được trồng ở khắp các tỉnh trung du miền núi, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. ở nước ta có nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi Biên Hoà, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn, ... [45], [28]. Chanh yên và Phật thủ (Citrus medica) là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, thân, cành mềm. Lá ngắn cứng, không có eo, mép lá gợn răng cưa rõ. Hoa có 2 loại: hoa lưỡng tính và hoa đực. Quả to, vỏ dày, múi nhỏ, ở phía đuôi quả lá noãn biến thành hình giống như những ngón tay và có mùi thơm đặc biệt. Đây là loại được thuần dưỡng rất sớm ở Đông Dương, ấn Độ, Trung Quốc và ở Việt Nam chanh yên được trồng rất nhiều ở miền Bắc [28]. Chanh (Citrus limon) là cây thân bụi, cao 3 - 4 m, lá có eo to hoặc nhỏ tuỳ theo giống, cây nhiều gai, cành mềm, quả nhỏ tròn, vỏ quả có nhiều tinh dầu, có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm. Chanh vỏ mỏng có nguồn gốc ở vùng nóng ẩm ấn Độ và Đông Dương, được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Chanh vỏ mỏng Việt Nam có nhiều như chanh chùm, chanh tứ thời, chanh đào... Chanh núm (chanh Eureka) có nguồn gốc vùng Trung và Tây bắc ấn Độ, nơi ít mưa, không ưa khí hậu nhiệt đới, cũng không ưa lạnh, được trồng nhiều ở Xixin (Italia), Tây Ban Nha, nam Califocnia [30]. Cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) có nguồn gốc từ Trung Quốc được phổ biến rộng rãi ở khắp vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của trái đất [29], [30], [42]. Cam đắng (Citrus aurantium) là giống có tán to hơn cam ngọt, quả không tròn, dịch quả chua, vỏ múi đắng như bưởi thường trồng để lấy hoa, quả cất tinh dầu, trước đây thường dùng làm gốc ghép cho cam ngọt để tăng khả năng chịu úng, rét, chống bệnh chảy gôm...[34]. Cam ngọt (Citrus sinensis) đây là loài quan trọng nhất chiếm 2/3 sản lượng cây có múi trên thế giới, Citrus sinensis có nguồn gốc từ ấn Độ và Trung Quốc được thuần hoá sớm nhất. Hiện trồng nhiều ở Braxin, Hoa Kỳ, các nước Địa Trung Hải. Loài này gồm nhiều giống, có thể chia thành 3 nhóm chính là Cam Naven: đặc điểm, đáy quả phụ nằm lọt vào trong quả chính, khi bổ quả làm đôi mới nhìn thấy, quả dễ bóc vỏ và tách múi, không có hạt, chín sớm, chịu rét tốt nhất trong các giống cam hiện nay; Cam vàng: quả chín và thịt quả màu vàng, trồng nhiều ở vùng khí hậu nóng. Đa số các giống cam ở Việt Nam thuộc nhóm này; Cam huyết: thịt quả và vỏ trong của quả màu đỏ, trồng nhiều ở Địa Trung Hải [30], [344, [38], [40]. 2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cam quýt 2.3.1. Yêu cầu về ngoại cảnh Cam quýt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ thích nghi rộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu mã quả đẹp khi được trồng ở vùng á nhiệt đới. [8], [4], [53]. Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập ứng do có bộ rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cam quýt. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như N, P, P cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng như: Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu.v.v... Nếu thiếu hụt một trong các nguyên tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển kém, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm [53]. - Nhiệt độ Theo Trần Thế Tục (1980) [28], và nhiều tác giả khác cho rằng cây cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39 oC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27oC. Tại nhiệt độ thấp -5oC có một số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C kéo dài trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C [2], [3], [8]. Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1960) cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23oC. Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi [8]. Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất kém hơn [14], [13]. Những vùng có mùa hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nhiệt độ bình quân năm >150C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. ở các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800m so với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới - 40 C [8], [44]. - ánh sáng Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 -9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh [8], [55]. ._.- ẩm độ và lượng mưa Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Trong năm cam quýt cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ là cho cây rụng lá, hoa, quả [28], [11],[53]. Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả [32], [20]. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000 a), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500, quýt cần nhiều hơn từ 1.500 - 2.000, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng[20]. - Gió Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn. ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn [20], [11]. - Đất đai ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn [11], [63], [28]. Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6, điện thế oxy hóa khử Eh > 300mV. ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Đất trồng cam quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh trưởng. nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét. Không nên trồng cam quýt trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát được nước [11], [28], [41]. Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam [34], [8], [30]. 2.3.2. Dinh dưỡng của cây cam quýt Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng. +Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả [29], [26]. Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm. Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm [26]. ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4+, theo Trần Thế Tục, et.al (1997) [29]. + Phân lân(Phospho): là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phân lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/ axit cao, hàm lượng VTMC giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh. nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân hóa mầm hoa. tuy nhiên nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng [8], [14]. hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân. +Kali: theo Vũ Công Hậu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày. Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín [14], [10], [23], [8]. Ngoài các nguyên tố đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất cam quýt [35]. Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden .v.v...các nguyên tố này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ. + Canxi (Ca): được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau (Sampson, H. C.) [58], Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ tăng sự rụng. + Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge, 1941) [45], (Skoog, 1960) [50]. + Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt khi B kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Thiếu B ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy, B có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu B làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường. Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100l nước [50], [35], [49]. Ngoài ra theo Hambidge (1941) [45], Lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các cation I+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng (Herrett, 1962) [47], [21]. Khi cây thiếu Cu quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh. Để khắc phục thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun boocdo càng tốt. Khi cây thiếu Fe làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả khi còn xanh. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4. Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng. Để khắc phục có thể phun dung dịch chứa 100-150g molybdate natri trong 1.000l nước. Để nâng cao năng suất và chất lượng cam quýt và bón phân như thế nào và để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần phải căn cứ vào những cơ sở khoa học đã được các nhà nghiên cứu khoa học đúc kết. Đa phần khi bón phân cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu về việc bón phân cho cam quýt đều cho rằng cơ sở khoa học của việc bón phân có hiệu quả là dựa vào phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong lá theo thang tiêu chuẩn của Chapman và các tác giả, cần căn cứ vào đó để khi cung cấp phân bón cho cây tránh làm sao không xảy ra hiện tượng quá thừa hay quá thiếu vừa gây lãng phí và làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An từ những năm 1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản suất cam quýt. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các chất dinh dưỡng trong lá cây có hàm lượng khác nhau, do vậy mà nhu cầu của cây về hàm lượng các chất dinh dưỡng là không giống nhau. Bón phân cho cam quýt cần phải có những hiểu biết nhất định để khi bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng. Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu. Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam sẽ cho năng suất cao. Bảng 2.3. Dinh dưỡng trong lá của cây cam 7 -10 tuổi (lá 4 - 7 tháng tuổi/cành không quả) Nguyên tố Thiếu Thấp Đủ Cao Quá thừa Đạm (N) Lân (P) Kali (K) Canxi (Ca) Magiê ((Mg) Lưu huỳnh (S) Bo (B) Sắt (Fe) Man gan (Mn) Kẽm (Zn) Đồng (Cu) Molipden (Mo) 2,0 % 0,08 0,6 1,5 0,15 0,13 20 mg/kg lá 35 15 15 4,0 0,05 2,1 - 2,8 % 0,09 - 0,11 0,7 - 1,4 1,6 - 2,9 0,16 - 0,29 0,14 - 0,19 21 - 40 36 - 59 16 - 24 16 - 24 4,1 - 5,9 0,06 - 0,09 2,4 - 2,9 % 0,12 - 0,16 1,2 - 1,7 3,0 - 5,5 0,3 - 0,6 0,2 - 0,3 50 - 150 60 - 120 25 - 200 25 - 100 6 - 16 0,1 - 0,29 3,0 - 3,5 % 0,17 - 0,29 1,8 - 2,3 5,6 - 6,8 0,7 - 1,1 0,4 - 0,5 160 - 260 130 - 200 300 - 500 110 - 200 17 - 22 0,3 3,6 % 0,3 2,4 7,0 1,2 0,6 270 350 1000 300 25 0,4 Nguồn: Trích dẫn theo Dương Tấn Lợi (2002) [12] 2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cam quýt Cam quýt có 2 loại hoa, hoa đủ và hoa dị hình. Hoa đủ cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa. Bầu nhụy thường có 10 - 14 ô (múi), hoa có mùi thơm hấp dẫn. Quả có 8 - 14 múi và có thể có từ 0 - 20 hạt. Cam quýt đậu quả nhờ thụ phấn chéo hoặc tự thụ. Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoặc cánh hoa ngắn, thường số lượng rất ít. Hạt cam quýt phần lớn là đa phôi (0 - 13 phôi); chỉ riêng bưởi và các giống lai của chúng là đơn phôi [18]. Cây họ cam quýt thường ra hoa đồng thời với cành non và ra tập chung, số lượng hoa rất nhiều. Một cây cam có thể ra tới 60.000 hoa, chỉ cần 1% đậu trái cũng có thể đạt năng suất 100 kg/cây. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền, đặc điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh. Cần chọn cây khoẻ, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón vô cơ và thuốc hoá học... để tăng tỷ lệ đậu quả và cho sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng [18], [19]. Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục của quả cam quýt. Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh, chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm (tuổi thọ lá dài) [22]. 2.5. Cơ sở sinh lý của hiện tượng rụng quả Trong đời sống của cây trồng thường xảy ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả, đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của cây, do quá trình hình thành tầng rời ở cuống. Sự rụng quả là sự thích ứng của cây khi thiếu dinh dưỡng, nước và hoocmon cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải rụng đi một lượng nhất định các quả non, để tập trung dinh dưỡng và hoocmon cho những quả khác. Sự rụng quả thường mạnh mẽ vào lúc phôi sinh trưởng nhanh và lúc phình to của quả. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do 2 yếu tố đó là yếu tố môi trường và yếu tố nội tại. *Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự rụng Các nghiên cứu về môi trường ảnh hưởng đến sự rụng các bộ phận của cây như: Lá, hoa, quả đã được quan tâm từ lâu. Trong triết học Hy Lạp đã có nhận xét: điều kiện ẩm sẽ làm cho cây giữ lá tốt hơn nơi khô hạn. Nói chung đất bạc màu lá rụng sớm hơn hoặc cây già lá rụng sớm hơn cây non [26]. Theo Addoicott, Lynch (1957) [38], thì nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng, khi cây gặp nhiệt độ thấp sẽ kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống, nhiệt độ quá cao thúc đẩy nhanh chóng sự rụng. Theo Lockhart, J.A(1960) (1961) [50],[51] cho rằng ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách khác nhau. Khi cây thiếu ánh sáng sẽ hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Theo Heinicke (1919) [46], sự rụng ở cây còn liên quan chặt chẽ đến chế độ chiếu sáng trong ngày, chế độ ánh sáng ngày dài sẽ làm hạn chế sự rụng. Theo Reuther W Smith PE(1973) [57], thì hạn cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng. Khi bị hạn các bộ phận của cây sẽ bị rụng vì hạn liên quan đến sự thoái hóa của lá, tuy nhiên nếu thừa nước cũng thúc đẩy sự rụng ở cây. Theo Trần Thế Tục ( 1980)[28], cho rằng rụng quả là do hạn hán, khi mưa đột ngột làm cho tốc độ lớn của quả mạnh hơn so với vỏ quả do đó làm cho quả nứt và quả bị rụng. Theo Abeles, F.B.and R.E.Holm (1966) [37], thì thành phần khí trong khí quyển cũng ảnh hưởng đến quá trình rụng. hàm lượng oxygen như là một nhân tố thiết yếu liên quan đến sự rụng, do vậy nếu thiếu oxy sẽ kìm hãm sự rụng. Vai trò của etylen ảnh hưởng đến quả trình rụng đã được xác nhận. Hiện nay do không khí bị ô nhiễm, hàm lượng etylen tăng làm tăng sự rụng hoa, rụng quả trên cây. Ngoài ra khí NH3 cũng là một trong những nhân tố điển hình cảm ứng sự rụng của cây [33], [24], [36], [25]. Theo Skoog, F (1940) [59], hàm lượng khí cacbonic (CO2) trong không khí cũng ảnh hưởng đến sự rụng. Thông thường CO2 có tác động ngăn cản sự rụng nhưng trong một số thực nghiệm nó lại có tác dụng như một chất cảm ứng rộng. Ngoài ra theo Addicott sự thiếu hụt một số chất như: N, Zn, Ca, S, Mg, Bo, Fe sẽ kích thích sự rụng. Tuy nhiên khi quá dư thừa các chất trên cũng có thể gây ra sự rụng, đặc biệt là sự dư thừa Zn, Fe, Cl, nhất là khi phun lên lá sẽ làm cho quá trình rụng tăng nhanh [38], [37] [41]. Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự khi chúng ta đã hiểu được bản chất của sự rụng chúng ta có thể điều chỉnh sự rụng các cơ quan có lợi cho sản xuất. Muốn kìm hãm sự rụng thì người ta thường phun các hợp chất chứa auxin, hoặc gibberellin cho lá hoặc hoa, quả non đồng thời kết hợp với vệc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi [33], [25]. * Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến sự rụng Như chúng ta đã biết quá trình quang hợp giúp cây tích lũy chất khô về các sản phẩm thu hoạch, cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và cấu tạo thành tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và ngăn cản sự rụng. Hiệu quả của quang chu kỳ đến quá trình rụng có liên quan đến các phytocrom, qua phytocrom tác động đến quá trình tổng hợp các hoocmon. Theo Nitsch (1963) [56] dưới điều kiện ngày dài thì auxin và bibberellin được tổng hợp nhiều hơn axit abxixic, tổ hợp các chất này làm tăng sinh trưởng và chống lại sự rụng. Trong điều kiện ngày ngắn thì cân bằng này theo hướng làm tăng sự rụng [33],[47], [52], [53], [54]. Các yếu tố nội tại đều được sản sinh nhờ tác động của yếu tố môi trường, ví dụ nhiệt độ gây ra sự rụng là do nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và các quá trình tổng hợp các enzyme [33]). Vì vậy việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt là việc làm cần thiết có tác dụng ngăn cản quá trình rụng của cây. 2.6. Một số nghiên cứu về phân bón qua lá và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây cam 2.6.1. Nghiên cứu về việc cung cấp phân bón qua lá cho cây cam Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây. Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt. Theo Hoàng Minh Tấn [33], trong thế giới thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, lá cây ngoài chức năng là thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất đinh dưỡng cho cây, sự hấp thu này được thực hiện qua lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới với tốc độ 30cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do trong cây. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn...Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng. Các loại phân bón lá đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên nông Poster (Nguyễn Thị Thuận et, al, 1966) [22] . ở những vườn cây ăn quả không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, thì việc cung cấp các loại phân bón qua lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng và giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn. Các loại phân bón lá như Komix FT, Komix Superzin K, Thiên nông, FoFer và Pomior, đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như: Rau, cà phê và một số cây ăn quả. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Nhuận, Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Trịnh Nhất Hồng, Huỳnh Văn Tần tại Tiền Giang (2995 - 1996) cho thấy chúng đều có tác dụng hạn chế rụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả [22]. Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón lá ngoài cùng cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cây cam quýt. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón lá cho cây cam quýt là rất cần thiết. Bộ môn sinh lý thực vật-Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và tạo được chế phẩm đậu hoa, đậu quả cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất. Chế phẩm dạng bột gồm α-NAA dưới dạng hoà tan trong nước là nguồn auxin bổ xung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Cu và còn có thêm một lượng nhỏ nguyên tố đa lượng N, P, K. Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng [33]. Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (2006) cho biết phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và vi lượng với 20 axitamin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomior đã thể hiện tác dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả năng ra hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng trọng lượng và phẩm chất quả trên cây có múi [21], [24]. 2.6.2. Một số nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây cam Các chất điều hòa sinh trưởng còn được gọi là hoocmon thực vật, nó có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của cây. Các hoocmon thực vật là các chất hữu cơ được tổng hợp một lượng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hòa các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận thành một thể thống nhất [33]. Do chức năng điều chỉnh sự hình thành cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ hoocmon nên có tác dụng quyết định sự hình thành năng suất thu hoạch. Bằng việc xử lý các chất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau con người có thể nâng cao năng suất và phẩm chất các sản phẩm nông nghiệp (Phạm Văn Côn 2004) [2], [13, [21]. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản, chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Sau thụ phấn thụ tinh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở. Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ sung thêm cho nguồn phytohocmon có trong phôi hạt vốn không đủ cho quá trình nảy mầm. Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả khó có thể rụng ngay được [51], [49]. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000b) [21], phun chất kích thích sinh trưởng thực vật cho cam, quýt để nhằm: - Nâng cao tỷ lệ đậu quả. - Làm quả to hơn. - Làm cho quả ít hạt hay không có hạt. - Làm rụng bớt hoa những năm cây ra quả nhiều, tránh hiện tượng ra quả cách năm. - Hạn chế rụng quả. Cụ thể về vai trò và tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng như sau: + Au xin Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả [33], [23], [59]. Năm 1934, Yasuda đã thành công trong công việc gây nên quả không hạt ở bầu bí bằng cách xử lý dịch chiết của hạt phấn lên hoa, người ta phân tích và thấy trong dịch chiết của hạt phấn có chứa nhiều auxin. Sau đó người ta đã xử lý trực tiếp auxin ngoại sinh cho hoa thì cũng có thể loại trừ sự thụ tinh và tạo quả không hạt vì auxin đã khuếch tán trực tiếp vào bầu, kích thích sinh trưởng của bầu thành quả không hạt [59], [33]. Sự rụng là do sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả, đây là một vài lớp tế bào nhu mô có thành mỏng, hoàn toàn thiếu lignin và suberin. Các chất ức chế sinh trưởng thì cảm ứng sự rụng còn auxin thì kìm hãm sự rụng. Năm 1933, Laibach đã chỉ ra rằng có một chất chứa trong dịch chiết hạt phấn Phong Lan có thể kìm hãm sự rụng. Chất đó là IAA, và nó được xem như là nhân tố quan trọng kiểm tra sự rụng của cơ quan. Như vậy, chúng ta có thể thấy auxin có tác dụng chống lại sự rụng lá, hoa quả vì chúng ngăn cản sự hình thành tầng rời. Sự cân bằng giữa auxin và chất ức chế sinh trưởng có ý nghĩa quyết định trong sự điều chỉnh sự rụng lá, hoa, quả.. Chính vì vậy xử lý auxin cho cây và quả non có thể làm quả bớt rụng [33]. Nghiên cứu hàm lượng auxin liên quan đến sự hình thành tầng rời đã chỉ ra rằng, lá non có hàm lượng auxin cao hơn ở lá già, bản lá có hàm lượng auxin cao hơn ở cuống lá. Khi hàm lượng auxin cao sẽ ngăn chặn sự hình thành tầng rời. Vì vậy nếu xử lý auxin sẽ làm tăng hàm lượng auxin trong lá có thể ngăn ngừa được sự rụng [33]. Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993) [33], sự chín của quả được điều chỉnh bằng tỷ lệ auxin/ethylen. Muốn kìm hãm sự chín, cần tăng cường hàm lượng auxin trong mô quả, vì vậy việc sử dụng dung dịch auxin cho quả xanh hoặc quả sắp chín có thể kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây. Với quả đã thu hoạch trong kho ta có thể phun dung dịch auxin cho chúng để kéo dài được thời gian bảo quản sau thu hoạch. điều này rất có ý nghĩa trong thời vụ quả chín cần thu hoạch đông loạt mà khả năng vận chuyển và tiêu thụ có hạn.Trước đây người ta thường sử dụng dung dịch 2,4D với nồng độ 10 -25 ppm nhưng hiện nay thường sử dụng α -NAA với nồng độ 10-20ppm mà không gây độc hại cho người sử dụng. ở Hawai nhiều cánh đồng dứa được phun dung dịch muối natri của α -NAA ở nồng độ 25ppm thì dứa ra hoa sớm hơn 2-3 tuần. Auxin kìm hãm sự rụng của lá, hoa và quả, nồng độ sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả ví dụ: Cà chua, bầu, bí, cam, chanh... nồng độ α -NAA 10-20ppm, 2,4D nồng độ 5-10ppm [59], [26]. Theo Skoong, F (1940) có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra quả cách năm. Chẳng hạn như NAA nồng độ từ 100ppm, 200ppm...500ppm thấy kết quả như sau: Nồng độ 500ppm: số hoa rụng đi 50%, nồng độ 250ppm: số hoa rụng đi 23%, nồng độ 200ppm: số hoa rụng đi 20%. Số lượng quả tuy giảm, nhưng do trọng lượng quả tăng lên cho nên sản lượng ổn định và tránh hiện tượng cách năm [59]. Theo Skoong, F (1940) [59], đã bổ xung thêm α -NAA với nồng độ 10-20ppm để làm giảm sự rụng trái táo. Sử dụng α -NAA ở nồng độ 40ppm hay phun kết hợp với GA3 nồng độ 40ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số quả có ý nghĩa khi thu hoạch so với đối chứng, làm cho năng suất của giống xoài Tommy atkins ở Nam Phi . Đối với giống xoài Langra và Ewais, phun α -NAA ở nồng độ 40ppm vào tháng 4 có ý nghĩa làm giảm sự rụng quả so với đối chứng. Phun α -NAA riêng lẻ ở nồng độ 20ppm hay phun kết hợp với GA3 ở nồng độ 20ppm bước đầu làm hạn chế sự rụng của quả nhãn xuồng Cơm Vàng, duy trì được số quả trên chùm cao khi thu hoạch [33]. ở Trung Quốc phun 2,4D ở nồng độ 5-10ppm vào mùa hoa cam đang nở rộ thấy tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng, đường kính quả tăng 9%, sản lượng tăng 34,2% [59], [33]. + GA3 (Gibberllin) Lịch sử phát hiện ra gibberellin gắn liền với những nghiên cứu bệnh lúa von mà các nhà nghiên cứu người Nhật đã quan tâm từ lâu. Triệu chứng điển hình là cây lúa tăng trưởng chiều cao quá mức, làm cây yếu, giảm năng xuất trên 40%. Các nhà bệnh cây Nhật bản cho rằng bệnh von là do loại nấm ký sinh ở cây lúa có tên là gibberela fujikuroi gây nên, loại nấm này đã tiết ra một chất nào đó kích thích sự sinh trưởng chiều cao của cây lúa và gây nên bệnh lý...[33]. Sau đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chiết tách và xác định được GA (gibberellin) từ các thực vật bậc cao khác nhau và xác định gibberellin là một phytohormon quan trọng và phổ biến của toàn thế giới thực vật. Ngày nay, người ta đã xác định được hơn 50 loại gibberellin khác nhau và được ký hiệu là G1, GA2, GA3..., trong đó GA3 (axit gibberellic) là có hoạt tính mạnh nhất [33]. Theo Lockhanrt, J.A,(1961) [51], trong nhiều trường hợp GA3 kích thích sự ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng đặc trưng của GA3 đến sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng và phát triển của trụ nằm dưới hoa (ngồng), nó được coi là thành phần hoocmon ra hoa, có thể xử lý GA3 để có hoa quả trái vụ. GA3 cũng có tác dụng trong việc phân hóa các cơ quan sinh sản đặc biệt là sự phân hóa giới tính đực và cái, kích thích sự hình thành hoa đực và ức chế quá trình hình thành hoa cái, chính vì vậy mà người ta đã sử dụng GA để điều khiển số lượng hoa đực của các cây họ bầu bí [51], [33] , [24]. GA3 có vai trò đối với sự sinh trưởng của cây non, thúc đẩy các lộc cành phát triển, tăng tỷ lệ đậu quả, làm quả nhanh lớn, giúp cho quả chín muộn, ức chế quá trình phân hoá mầm hoa, đặc biệt là tạo quả không hạt. Tuy nhiên cần khảo nghiệm đối với từng giống cụ thể, ở các địa phương khác nhau. Ngoài ra cần nắm vững nồng độ, thời kỳ phun, liều lượng và kỹ thuật phun thích hợp, trong đó nồng độ và thời kỳ phun có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỷ lệ đậu quả [24]. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và vật liệu 3.1.1. Đối tượng Cây cam giống Đường Canh đưa vào thí nghiệm có độ tuổi trung bình 5 - 6 năm được trồng tại huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình. Cây cam giống Đường Canh được nhân giống bằng phương pháp ghép (thông qua kết quả điều tra tại các hộ nông dân và cán bộ quản lý kỹ thuật). 3.1.2. Vật liệu - Auxin: α -NAA (α -Naphtyl axetic axit) do viện hóa công nghiệp sản xuất. CH2- COOH α -Naphtyl axetic axit (α -NAA) C=O OH CH3 COOH CH2 O OH - Gibberellin(GA3) có nguồn gốc ở Trung Quốc sản xuất, dạng bột mầu vàng, là chất điều hòa sinh trưởng có công thức hóa học là C13H22O6, là chất có hoạt tính mạnh trong 103 gibberelin khác nhau, ký hiệu từ GA1 → GA103.Tác dụng sinh lý của GA3 là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, sự lớn lên của quả, tạo quả không hạt, ngăn cản sự rụng của các cơ quan như lá, hoa, quả, làm chậm quá trình già hóa của toàn cây và sự chín của quả, kích thích kéo dài thân, dóng, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, căn hành, tỷ lệ hoạt chất chiếm 70%. Gibberellin axit (GA3) - Chế phẩm chitosan: sản xuất bằng nguyên liệu chính của Nhật Bản, do công ty cổ phần Trường Sơn - Hà Nội sản xuất. Thành phần gồm : Chistosan ³ 0,002%; Bo ³ 0,03%; axít amin ³ 0,002%; Dextran ³ 0,0005%; Mo ³ 0,02%; Fe ³ 0,02%; Zn ³ 0,06%; Cu³ 0,07%, Mn ³ 0,05%; Mg³ 0,02%; Ca. 0,01%; N³ 7,00%; P2O5 ³ 5,0%; K2O ³ 3,0% - Chế phẩm Yogen No2: thành phần gồm: N 30%, P2O5 10%, K2O 10%, MnO, MgO, B2O3, S, Fe, Cu, Zn, Mo ... - Chế phẩm Komix: thành phần gồm: N 3,5%; P2O5 7%; K2O 2,3%; Cu 100ppm; Zn 200ppm; Mg 800ppm; Mn 100ppm. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008 Các thí nghiệm được bố trí trên cây cam giống Đường Canh có đ._.h Tấn, Nguyễn Quang Thạnh, Trần Văn Phẩm (2000). Giáo trình sinh lý thực vật,NXB Nông nghiệp, Hà Nội Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình(2002). Giáo trình cây ăn quả, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, tr9 Vũ Hữu Yêm(1998), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Tài liệu tiếng Anh Abeles, F. B. and R. E. Holm. (1966), "Enhancement of RNA synthesis, protein synthesis, and abscission by ethylene", Plant Physiol, (41), pp. 1337 - 1342. Addicott, F. T (1965), "Phisiology of abscission", Encycl. Plant Physiol. 15 (2), pp. 1094 - 1126 Addicott, F. T. and R. S. Lynch (1957), "Defo-Eation and desiccation: harvest-aid practices”, Advan. Agron. (9), pp. 67 - 93. Digry, J. and P. F. Wreing. (1966), "The relationship between endogenous hormone levels in the plant and seasonal aspects of cambial activity", Ann. Botany. (30), pp. 607 - 622 Embleton W. T et al, (1988), Citrus Zinc and Manganese nutrition, Citriculture 6th international citrus congress Middne East, Volume2, pp. 681 - 688. Estellena N, T, R, C. O dtojan (1992), “Charaterization of some Pummelo Citrus grandis Lim cultivas”, Pilippines journal of science (Pilippines), Volume2, pp. 681 - 688. Georgh E. F (1963), Plant Propogation by tissueculturel, Part 1 Technology - Exgentive LTd Edington, Wilts, England. Gurdwer Hảicnic USA (1967), Resuls inbreeding citrus Hamlin and Cleopatre, University of California. Hall, W. C. and J. L. Liverman (1956), "Effect of radiation and growth regulators on leaf abscission in seedling cotton and bean", Plant Physiol. (31), pp. 471 - 476. Hambidge, G. (1941), Hunger signs in crop, Am. Soc. Agron Natl. Fertilizer Assn. Washington, D. C. Heinicke, A. J. (1919), "Concerning the shedding of flowers and fruit and other abscission phenomena in apples and pears". Am. Soc. Hort Sci Proc. (16), pp. 76 - 83. Herrett, R. H. H. Hatfield, D. G. Crosby, and A. J. Vliton (1962), "Leaf abscission induced by the iodide ion", Plant Physiol. (37), pp. 358 - 363. Holm, R. E. and F. B. Abeles. (1967), "abscission: the role of RNA symthesis", Plant Physiol. (42), pp. 1049 - 1102. Lockhart, J. A. (1959), "Studies on the mechanism of stem growth inhibition by visible radiation", Plant Physiol. (34), pp. 457 - 460. Lockhart, J. A. (1960), "Intracellular mechanism of growth inhibition by radiant energy", Plant Physiol. (35), pp. 129 - 135 Lockhart, J. A. (1961), Interactions between gibberellin and variuns environmental factors on stem growth, Am. J. Botany. (480, pp. 516 - 525) Miller, E. C. (1938), Plant physiology, McGraw Hill Book company. New York. pp. 1201 Nitsch, J. P. (1963), The mediation of climatic effects through endogenous regulating substances In: Environmental Control of Plant growth, L. T. Evans. ed. Academic Press. New York. pp. 175 - 193. Nonskyete E. L.Egipt (1996), “Propagation Pratices citrus Washingtonnavel of citrus Lime and citrus Auratium” Agriculture Arap Republic of Egupt, Volum1, pp. 88. Reed, H. S. and E. T. Bartholomew (1930), “The effects of desiccation wind son citrus trees Calif”. Agr. Expt Sta. Bull. 484p. Reuther W Smith PE (1973), Analysis of tropical citrus leaf, Vol 2. Publish house of Technology. HA - VN. Reuther W Smith PE (1973), Nutrition of tropical citrus, Vol 2. . Publish house of Sciense and Technology VN. Sampson, H. C. (1918), "Chemical changes accompanying abscission in Coleus blumci", Botan. Gaz. (66), pp. 32-53. Skoog, F. (1940), "Relationships between zine and auxin in the growth of higher plants", Am. J. Botany. (27), pp. 39 - 51. Stonier, T. F. Rodriquez-Tormes, and Y. Yoneda (1968), "Studies on auxin protectors". IV. The effect of manganese on axin protectors- I of the Japanese moning glory, Plant Physiol. 43: 69 - 72. Tanaka (1954), Edible plant collection, Tokyo, Japan. Tanaka (1979), Edible plant collection, Tokyo, Japan Wanaka Arisa (1988), The citrus production in the world, Tokyo, Japan Phụ lục Một số hình ảnh minh hoạ Công thức đối chứng Công thức xử lý GA3(75ppm) Công thức xử lý α - NAA( 30ppm) Công thức xử lý Komix Phiếu điều tra nông hộ (Tình hình sản xuất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam quýt ở Cao Phong – Hoà Bình) Xã điều tra:......................................................thôn ............................................ Người điều tra: Nguyễn Thị Ngân Thông tin cơ bản hộ sản xuất Họ và tên chủ hộ:............................................................Tuổi............................. Nhân khẩu trong hộ.................................................Lao động............................. Loại hộ sản xuất .................................................................................................. Diện tích đất sản xuất (ha) .................................................................................. Chủng loại và diện tích cây trồng trong vườn nông hộ. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Diện tích, năng suất của các giống cam quýt trồng ở nông hộ TT Giống cam quýt Số lượng cây theo tuổi Năng suất qua các năm (kg/sào) Phương pháp nhân giống 1-4 5-10 >10 2005 2006 2007 1 2 3 4 5 3. Tình hình sử dụng phân bón của nông hộ TT Giống cam quýt Loại phân Lượng phân (kg/cây) Số lần bón (kg/cây) Phương pháp bón Ghi chú Lót Lần1 Lần2 Lần3 1 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 2 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 3 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 4 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác Chú thích: P/C Phân chuồng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, tình hình sử dụng thuốc trừ dịch hại TT Giống cam quýt Loại sâu bệnh Mức độ nhiễm Thời gian gây hại (tháng) Thuốc trừ sâu bệnh hại Tên thuốc Nồng độ Lượng phun/lần Số lần phun 1 2 3 4 5. Tình hình chăm sóc vườn cam quýt. TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Ghi chú 6. Tình trạng vườn cây tại thời điểm điều tra. - Tình hình sinh trưởng, phát triển của vườn quả. - Tỷ lệ cây nhiễm sâu bệnh hại 7. Những khó khăn của nông hộ 8. Đề nghị 9. Kế hoạch dự định 10. Nhận xét chung Chữ ký chủ hộ Người điều tra Số liệu khí tượng của huyện cao phong - tỉnh hoà bình năm 2008 Yếu tố khí tượng Tháng Nhiệt độ không khí TB( 0C) Lượng mưa TB(mm) Độ ẩm không khí (%) Số giờ năng bìng quân ( giờ) Tổng lượng bốc hơi bình quân(mm) TB Max Min 1 16,00 24 8,0 12,5 82 63,0 45,5 2 17,5 25,5 9,5 16,8 83 24,3 32,6 3 19,4 26,8 12,0 26,8 85 30,5 48,2 4 22,2 28,6 15,8 100,9 85 88,6 58,6 5 25,6 32,4 18,8 335,8 85 174,8 65,5 6 28,5 35,7 21,3 342,5 85 168,8 54,7 7 29,00 35,8 22,2 286,7 85 150,0 57,6 Hiệu quả kinh tế của cây cam Đường canh ( Ct đối chứng) Năng suất: 16,69kg/cây cho cây cam 6 tuổi, mật độ trồng 1.333 cây/ha Tổng thu: 16,69kg/cây x 1.333 x 15.000đ = 333.600.000đ Tổng chi: STT Hạng mục Số lượng Đơn giá ( đồng) Thành tiền( đồng) 1 Phân hữu cơ 186.620kg 200 37.324.000 2 Phân đạm 2.770 kg 7.500 20.775.000 3 Phân lân 5.540 kg 3.000 16.620.000 4 Phân kali 2.493 kg 8.000 19.944.000 5 Phân NPK 1.385 kg 8.500 10.772.500 6 Thuốc BVTV 3.262.000 7 Vôi bột 692.500 8 Công lao động 1.710 (công) 75.000 128.250.000 9 Điện thắp sáng 500.000 10 Chi khác 2.000.000 Tổng 240.140.000 Hiệu quả kinh tế: 333.600.000 - 240.140.000 = 93.460.000đ Phần xử lý số liệu Chiều dài cành (lộc Hè) của α - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE CD CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 CD CANH CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 17.7146 4.42864 4.92 0.027 3 2 NL 2 .830535E-01 .415268E-01 0.05 0.955 3 * RESIDUAL 8 7.20335 .900419 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 25.0010 1.78578 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CD CANH 1 3 11.4867 2 3 11.5767 3 3 12.5600 4 3 14.4900 5 3 12.2433 SE(N= 3) 0.547850 5%LSD 8DF 1.78648 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CD CANH 1 5 12.4000 2 5 12.4400 3 5 12.5740 SE(N= 5) 0.424363 5%LSD 8DF 1.38380 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CD CANH 15 12.471 1.3363 0.94890 7.6 0.0272 0.9553 Chiều dài cành (lộc Xuân) của α - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE CD CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 CD CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 41.3127 10.3282 10.66 0.003 3 2 NL 2 2.31429 1.15715 1.19 0.353 3 * RESIDUAL 8 7.74811 .968514 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 51.3751 3.66965 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CD CANH 1 3 9.35000 2 3 9.69000 3 3 12.7833 4 3 13.5567 5 3 11.6833 SE(N= 3) 0.568188 5%LSD 8DF 1.85280 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CD CANH 1 5 11.9500 2 5 11.2660 3 5 11.0220 SE(N= 5) 0.440117 5%LSD 8DF 1.43518 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CD CANH 15 11.413 1.9156 0.98413 8.6 0.0031 0.3526 Đường kính cành (lộc Hè) của α - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 DK CANH CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 .159600E-01 .399000E-02 23.47 0.000 3 2 NL 2 .399999E-04 .200000E-04 0.12 0.890 3 * RESIDUAL 8 .136000E-02 .170000E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .173600E-01 .124000E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DK CANH 1 3 0.320000 2 3 0.340000 3 3 0.390000 4 3 0.410000 5 3 0.360000 SE(N= 3) 0.752773E-02 5%LSD 8DF 0.245472E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DK CANH 1 5 0.362000 2 5 0.364000 3 5 0.366000 SE(N= 5) 0.583095E-02 5%LSD 8DF 0.190141E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK CANH 15 0.36400 0.35214E-010.13038E-01 3.6 0.0003 0.8901 Đường kính cành ( lộc Xuân ) của α - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 DK CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 .189067E-01 .472667E-02 83.41 0.000 3 2 NL 2 .413333E-03 .206667E-03 3.65 0.074 3 * RESIDUAL 8 .453335E-03 .566668E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .197733E-01 .141238E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DK CANH 1 3 0.230000 2 3 0.250000 3 3 0.290000 4 3 0.333333 5 3 0.310000 SE(N= 3) 0.434614E-02 5%LSD 8DF 0.141723E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DK CANH 1 5 0.282000 2 5 0.272000 3 5 0.270000 SE(N= 5) 0.336651E-02 5%LSD 8DF 0.109778E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK CANH 15 0.27467 0.37582E-010.75277E-02 3.7 0.0000 0.0743 Số quả TB/cây của - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOQUA FILE NGAN15TT 16/ 8/** 14:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 SOQUA QUA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 2103.84 525.959 13.19 0.002 3 2 NL 2 5.46661 2.73330 0.07 0.934 3 * RESIDUAL 8 318.914 39.8642 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2428.22 173.444 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 14:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS SOQUA 1 3 115.250 2 3 127.823 3 3 140.483 4 3 138.530 5 3 134.870 SE(N= 3) 3.64528 5%LSD 8DF 11.8869 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SOQUA 1 5 129.606 2 5 130.494 3 5 131.074 SE(N= 5) 2.82362 5%LSD 8DF 9.20754 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 14:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SOQUA 15 130.39 13.170 6.3138 4.8 0.0016 0.9339 Năng suất TB/cây của α - NAA BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCAYNAA FILE NGAN15TT 16/ 8/** 15:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 NSCAYNAA QUA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 117.542 29.3855 5.66 0.019 3 2 NL 2 9.82576 4.91288 0.95 0.430 3 * RESIDUAL 8 41.5493 5.19366 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 168.917 12.0655 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 15:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS NSCAYNAA 1 3 16.6400 2 3 18.7467 3 3 20.3333 4 3 20.4767 5 3 19.7533 SE(N= 3) 1.31576 5%LSD 8DF 3.29056 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCAYNAA 1 5 21.4780 2 5 19.5140 3 5 20.7300 SE(N= 5) 1.01918 5%LSD 8DF 3.32345 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 15:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCAYNAA 15 20.574 3.4735 2.2790 11.1 0.0188 0.4300 Đường kính cành ( lộc Xuân) của GA3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 DK CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 .101067E-01 .252667E-02 11.94 0.002 3 2 NL 2 .373333E-03 .186667E-03 0.88 0.453 3 * RESIDUAL 8 .169333E-02 .211667E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .121733E-01 .869524E-03 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DK CANH 1 3 0.250000 2 3 0.270000 3 3 0.310000 4 3 0.320000 5 3 0.276667 SE(N= 3) 0.839973E-02 5%LSD 8DF 0.273907E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DK CANH 1 5 0.292000 2 5 0.284000 3 5 0.280000 SE(N= 5) 0.650641E-02 5%LSD 8DF 0.212167E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK CANH 15 0.28533 0.29488E-010.14549E-01 5.1 0.0022 0.4532 Đường kính cành ( lộc Hè) của GA3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 DK CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 .146400E-01 .366000E-02 21.53 0.000 3 2 NL 2 .839999E-03 .420000E-03 2.47 0.145 3 * RESIDUAL 8 .136000E-02 .170000E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .168400E-01 .120286E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DK CANH 1 3 0.300000 2 3 0.330000 3 3 0.350000 4 3 0.390000 5 3 0.370000 SE(N= 3) 0.752773E-02 5%LSD 8DF 0.245472E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DK CANH 1 5 0.338000 2 5 0.356000 3 5 0.350000 SE(N= 5) 0.583095E-02 5%LSD 8DF 0.190142E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 12:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK CANH 15 0.34800 0.34682E-010.13038E-01 3.7 0.0004 0.1452 Chiều dài cành ( lộc Hè) của GA3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CD CANH FILE NGAN15TT 16/ 8/** 13: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 CD CANH CANH CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 12.4040 3.10101 5.16 0.024 3 2 NL 2 .758680 .379340 0.63 0.560 3 * RESIDUAL 8 4.81152 .601440 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 17.9742 1.28387 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 13: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CD CANH 1 3 11.6800 2 3 11.8800 3 3 13.4800 4 3 14.0500 5 3 12.6500 SE(N= 3) 0.447750 5%LSD 8DF 1.46007 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CD CANH 1 5 12.9120 2 5 12.4300 3 5 12.9020 SE(N= 5) 0.346826 5%LSD 8DF 1.13096 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 13: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CD CANH 15 12.748 1.1331 0.77553 6.1 0.0241 0.5604 Năng suất TB/cây của GA3 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NANG SUA FILE NGAN15TT 16/ 8/** 16:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du VARIATE V003 NANG SUA SUA SUA SUA KG.CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 45.5016 11.3754 6.74 0.012 3 2 NL 2 11.4032 5.70160 3.38 0.086 3 * RESIDUAL 8 13.5055 1.68819 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 70.4104 5.02931 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGAN15TT 16/ 8/** 16:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS NANG SUA 1 3 16.6933 2 3 17.9133 3 3 19.5767 4 3 20.1067 5 3 18.2833 SE(N= 3) 0.750153 5%LSD 8DF 2.44617 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NANG SUA 1 5 17.4540 2 5 19.1340 3 5 19.4360 SE(N= 5) 0.581066 5%LSD 8DF 1.89480 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGAN15TT 16/ 8/** 16:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NANG SUA 15 18.675 2.2426 1.2993 7.0 0.0117 0.0858 Đường kính cành ( lộc Xuân) của phân bón qua lá BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK CANH FILE CPDD 16/ 8/** 13:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 THIET KE KIEU KHOI NGAU NHIEN DAY DU VARIATE V003 DK CANH cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .176917E-01 .589722E-02 40.06 0.000 3 2 NLAI 2 .499999E-04 .250000E-04 0.17 0.848 3 * RESIDUAL 6 .883335E-03 .147222E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .186250E-01 .169318E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CPDD 16/ 8/** 13:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 THIET KE KIEU KHOI NGAU NHIEN DAY DU MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DK CANH 1 3 0.250000 2 3 0.303333 3 3 0.266667 4 3 0.350000 SE(N= 3) 0.700529E-02 5%LSD 6DF 0.292324E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS DK CANH 1 4 0.292500 2 4 0.295000 3 4 0.290000 SE(N= 4) 0.606676E-02 5%LSD 6DF 0.209859E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CPDD 16/ 8/** 13:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 THIET KE KIEU KHOI NGAU NHIEN DAY DU F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NLAI | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK CANH 12 0.29250 0.41148E-010.12134E-01 4.1 0.0004 0.8478 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT039.doc
Tài liệu liên quan