Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
Chương 1: Tổng quan về rào cản thương mại và chính sách thương mại của liên minh châu âu (EU) 4
1.1. Tổng quan về rào cản thương mại 4
1.1.1. Khái niệm rào cản thương mại 4
1.1.2. Nội dung rào cản thương mại của EU 4
1.2. Chính sách ngoại thương của EU 8
1.2.1. Một vài nét về EU 8
Chính sách ngoại thương của EU 16
Chương 2: Thực trạng rào cản của EU đối với Việt Nam 22
2.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng Rào cản của EU đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22
2.1.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam 22
2.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 28
2.2. Các rào cản của EU đối với Việt Nam 33
2.2.1. Rào cản thuế quan của EU 33
2.2.2. Rào cản phi thuế quan 35
2.3. Những tác động của rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam 41
Chương 3: Giải pháp hạn chế rào cản từ EU của Việt Nam 45
3.1. Giải pháp về phía nhà nước 45
3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 48
Kết luận 50
TàI liệu tham khảo 52
Lời mở đầu
Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các rào cản từ các thị trường quốc tế cũng như trong khu vực là mục tiêu hàng đầu của Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp. Để thực hiện các giải pháp này Nhà nước ta đã và đang tăng cường các mối quan hệ song phương cũng như đa phương từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, ngoài ra Nhà nước ta cũng đang tăng cường đàm phán nhanh chóng gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), để hạn chế bớt các rào cản của EU đối với Việt Nam
Không chỉ có thế mà Nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cũng như nghiêm túc áp dụng các ISO… để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh Châu Âu.
Hạn chế các rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sang EU từ đó sẽ đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động .
Hạn chế rào cản từ Liên minh Châu Âu của Việt Nam là rất cần thiết vì EU là một liên kết kinh tế thành công nhất thế giới. Không những thế Liên minh Châu Âu có một thị trường lớn và đa dạng đối với cả thế giới trong đó có Việt Nam. Liên minh châu âu là một thị trường với thị hiếu tiêu dùng của người dân trong khối rất đa dạng và phong phú, không những thế dân trong từng nước có sở thích khác nhau chính vì vậy đây là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng.
thị trường Liên minh châu âu là một thị trường nhập khẩu lớn và các mặt hàng mà EU nhập khẩu hàng năm lại có nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thể đáp ứng. chính vì thế việt nam đưa ra các giải pháp để hạn chế các rào cản của thị trường này đưa ra là rất cần thiết, chỉ có thế hàng của việt nam mới có thể xuất khẩu nhiều và được thi trường cũng như người dân liên minh châu âu chấp nhận.
việc nghiên cứu của khoá luận nhằm vào mục đích sau:
- thứ nhất là, tìn hiểu, phân tích, đánh giá quá trình ra đời, phát triển của Liên minh châu âu, mối quan hệ và sự cần thiết của mối quan hệ việt nam – eu.
- Thứ hai là, góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết về các nước eu xét trong lĩnh vực cụ thể là: các rào cản của liên minh châu âu và giải pháp hạn chế rào cản từ eu của việt nam.
- Thứ ba là, những chính sách của nước ta trong việc hạn chế các rào cản từ eu.
để đạt được những mục đích trên, koá luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích lôgic và thống kê học để sử lý các số liệu.
luận văn chỉ giới hạn ở quan hệ trực tiếp của Liên minh châu âu tại việt nam trong giai đoạn từ 1990 tới nay.
để đạt được các mục đích trên đây, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
chương 1: tổng quan về liên minh châu âu (eu).
chương 2: thực trạng rào cản của eu với việt nam.
Chương 3: những biện pháp hạn chế rào cản từ liên minh châu âu (eu) của việt nam.
Chương 1
Tổng quan về rào cản thương mại và chính sách ngoại thương của Liên minh Châu Âu (EU)
1.1. Tổng quan về rào cản thương mại
1.1.1. Khái niệm rào cản thương mại.
Rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
1.1.2. Nội dung rào cản thương mại
* Thuế quan
Thuế quan nhập khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mà người sản xuất ngoại quốc nhận được. Bên cạnh thuế nhập khẩu còn có thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều tác động tới gí cả hàng hóa có liên quan nhưng chúng khác nhau ở hai điểm: Một là, nó áp dụng cho hàng xuất khẩu chứ không phảI hàng nhập. Hai la, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt giá cả trong nước, hay nói cách khác, nó làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hóa có thể xuất khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế.
Thuế quan là công cụ lâu đời nhất và là phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở các nước tuy rằng mức thuế là khác nhau. Tuy nhiên kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu là nó làm cho giá hàng hóa trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này. Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Như vậy, cả thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều sẽ làm giảm lượng cầu quá mức đối với hàng có thể nhập khẩu và làm giảm lượng cung quá mức trong nước đối với hàng có thể xuất khẩu, đồng thời chúng có thể tác động đến các điều kiện thương mại khác cũng như phân phối các loại lợi ích.
Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng đối với sản phẩm cuối cùng. Nhưng có nhiều loại hàng hóa trung gian cũng được đưa vào buôn bán quốc tế, nếu áp dụng thuế quan đối với hàng hóa trung gian thì lợi nhuận của ngành sử dụng nguyên liệu này có lẽ sẽ giảm xuống và toàn ngành trở nên không được bảo hộ. Bởi vậy nhiều trường hợp người ta không đánh thuế hoặc đánh thuế rất it so với đánh thuế vào sản phẩm cuối cùng để khuyến khích sản xuất trong nước. Thuế quan danh nghĩa là quan trong đối với người tiêu dùng còn mức độ bảo hộ thực tế có ý nghĩa đối với nhà sản xuất vì nó cho biết việc bảo hộ ở mức nào để họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
* Hạn ngạch
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng, là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp phép.
Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa. Do mức cung cấp giá cân bằng sẽ cao hơn so với trong điều kiện tự do. Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu có tác động giống với thuế nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu làm nâng giá hàng nội địa và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn là so với điều kiện thương mại tự do. Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu đồng thời cũng có tác động tới việc bảo hộ. Cho nên hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trong trong chiến lược sản xuất nội địa. Đối với chính phủ và các nhà doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu có những tác động khác so với thuế quan nhập khẩu như nó đem lại thu nhập cho Chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác. Song hạn ngạch đưa lại lợi nhuận có thể rất to lớn cho những người có thể xin dược giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Không những thế hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền. đó cũng là lý do của nhận định cho rằng hạn ngạch có tác hại hơn thuế quan. Song điều này có thể giải quyết bằng cách bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
* Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động vật và thực vật tươI sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ (không có chất phế thảI độc hại, tiếng ồn quá mức cho phép).
Nhưng quy định này xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tren thực tế người ta thường khéo léo sử dụng các quy định này một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài và biến chúng thành một công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế. Về mặt kinh tế, những quy định này có tác động bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Để khắc phục tình trạng này người ta ban hành các tiêu chuẩn quốc tế thông nhất (ISO). Nói chung các nước phát triển có lợi hơn các nước đang phát triển khi áp dụng các quy định này.
* Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là một hình thức của hàng hóa mậu dịch phi thuế quan. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biên pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phảI hạn chế tốt số lượng hàng hóa xuất sang mước mìnhmột cách “tự nguyên” nếu không họ sẽ áp dụng biên pháp trả đũa kiên quyết. Thực chất, đây là các cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước. Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó có tác động kinh tế như hạn ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động thường là biện pháp tự vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với các điều kiện nhất định. Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khâu quá lớn về một mặt hàng nào đó.
* Trợ cấp xuất khẩu
Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu còn có những công cụ để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài. Đây chính là các khoản tín dụng “viện trợ” mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng, khi cho các nước đang phát triển vay.
Giả sử để nâng đỡ một ngành sản xuất nào đó, Chính phủ sẽ trợ cấp trực tiếp một khoản tiền nhất định cho bộ phận sản phẩm được đem vào xuất khẩu. Khi ấy các nhà sản xuất trong nước sẽ thu lợi từ chính khoản trợ cấp đó. Nhưng tác động của trợ cấp sẽ lan truyền sang các khâu khác. Cụ thể như mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định. Chi phí ròng của xã hội phải bỏ ra để bảo hộ khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xuất khẩu gồm chi phí nội địa tăng lên do sản xuất thêm nhiều sản phẩm để xuất khẩu, đồng thời gồm cả chi phí cho mức tiêu dùng trong nước. Như vậy là trợ cấp đưa đến cái hại nhiều hơn cái lợi. Nhưng trong thực tế nó vẫn được sử dụng để phục vụ cho một lợi ích cụ thể nào đó.
1.2. Chính sách ngoại thương của EU
1.2.1. Một vài nét về EU
Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu Âu xa xưa, kể các ý đồ muốn thực hiện thống nhất này bằng vũ lực. Hoàng đế napoleon của nước pháp là một ví dụ điển hình. ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thống nhất với “một bộ luật Châu Âu, một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường, các quy tắc Châu Âu.” và ông đã thất bại trong việc thực hiện ước mơ chung lành mạnh đó bằng ý đồ dùng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống nhất của người pháp.
Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoại trưởng pháp Aristide Briand mới đề xuất trước Đại hội đồng hội quốc liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì chiến tranh thế giới lần thứ II ập đến như hậu quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai quản của một quốc gia dân tộc tự coi mình là thượng đẳng.
Phải đến những năm 1940 cuối thế kỷ XX, sau khi thế chiến thứ II kết thúc, mới xuất hiện một loại phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá.
Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước đức được đặt ra sau thế chiến thứ II cùng với nguyện vọng giữ gìn hoà bình bền lâu ở Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ pháp - đức về vùng sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước Tây Âu đều bị kiệt quệ về kinh tế. Trong khi đó, nhờ chiên tranh mà nền kinh tế Mỹ đã phát triển vượt bậc, sức mạnh kinh tế của Mỹ con lớn hơn sức mạnh kinh tế của tất cả các nước tây âu gộp lại.
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Mỹ đã khẳng định vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ. Chính bối cảnh ấy, buộc các quốc gia tây âu phải tăng cường hợp tác để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thoát khỏi sự kiềm tỏa của mỹ và cũng làm dịu đi bầu không khí chính trị căng thẳng ở tây âu. chính vì vậy hợp tác được xem là tôn chỉ hành động của các quốc gia Châu Âu.
Mặt khác, các nước tây âu giới hạn lãnh thổ từng quốc gia quá chật hẹp để đạt được những tiến bộ về kinh tế, do vậy yêu cầu khách quan là phải có một khối liên kết kinh kế khu vực để càng phát triển.
Ngày 09/05/1950 được coi là mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU với bản tuyên bố của ngoại trưởng pháp Robert Schumam cùng lời đề nghị: “ Pháp, cộng hoà liên bang Đức và bất kỳ quốc gia Châu Âu nào có nguyện vọng tham gia, hãy liên kết tài nguyên than, thép”. Ông đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của pháp và đức dưới một cơ quan quyền lực chung vì than và thép là 2 nguồn năng lực chủ yếu lúc bấy giờ của các quốc gia Châu Âu. sáng kiến của Robert Schumam đã được 5 nước tây âu khác ngoài pháp là đức, bỉ, hà lan, Italia, Luxembourg nhất trí tán thành. Họ cho rằng, các quốc gia này phải tăng cường đẩy mạnh hợp tác với nhau.
Ngày 18/04/1951 tại Paris, 6 nước châu âu đã ký hiệp ước thành lập cộng đồng than và thép châu âu (ECSC). Mục đích chính của Hiệp ước là đảm bảo sản xuất, tiêu thụ than thép, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối than - thép, nâng cao sản xuất lao động. 03/07/1952, hiệp ước chính thức có hiệu lực. ECSC ra đời mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ các nước Tây Âu.
Tháng 5/1953, thị trường chung than, thép, sắt hình thành. Ngành luyện kim đạt được một bước phát triển mạnh mẽ kéo theo cả nền kinh tế 6 nước thành viên. Họ thếy rằng, lợi ích 6 nước được ràng buộc xen lẫn nhau trong một lĩnh vực cụ thể. Thành công này là tiền đề đòi hỏi 6 nước Tây Âu mở rông liên kết sang lĩnh vực khác.
Ngày25/03/1957, tại Rome, Hiệp ước thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) được ký kết. Nhiệm vụ của EURATOM chỉ là đẩy mạnh sự sáng tạo, phát triển công nghiệp nguyên tử, đảm bảo cung cấp nguyên liệu và bảo vệ môi trường. EEC có nhiệm vụ rộng lớn hơn bao trùm toàn bộ lĩnh vực kinh tế chung, đảm bảo hòa nhập kinh tế, tiến tới một thị trường thống nhất, tạo ra một sự lưu thông hàng hóa và con người trong toàn khối.
Để nâng cao hiệu quả liên kết giữa 6 nước hơn nữa và để tránh sự chồng chéo trong hoạt động của cộng đồng, năm 1967 ECSC, EEC, EURATOM chính thức hợp nhất thành một tổ chức chung gọi là cộng đồng Châu Âu (EC). Song song với sự kiện này Anh cùng với 8 nước Châu Âu khác là Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch, áo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Phần Lanvà Ailen cũng tiến hành thành lập khối “khu vực mậu dịch tự do Châu Âu hẹp” (EFTA) để đối chọi lại với nền kinh tế của khối EC.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động EC đã đạt được những thành tựu nhất định cả về kinh tế và chính trị, còn EFTA bị cô lập trên trường quốc tế. Chính vì vậy, ngày 09/08/1973, anh cùng các nước Bắc Âu, Đan Mạch, Ailen làm đơn xin gia nhập EC.
Sau lần mở cửa lần thứ nhất này, EC lại tiếp tục mở cửa lần thứ hai với sự kết nạp ba nước Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Năm 1986 cả ba nước này chính thức trở thành thành viên của EC.
Năm 1994, EU lại tiếp tục mở cửa lần thứ ba với sự gia nhập của áo, Phần Lan, Thuy Điển. Ngày 01/01/1995, EU chính thức có 15 thành viên.
Để tăng cường liên kết kinh tế, tập hợp sức mạnh của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng nước và trong cả cộng đồng, EU đã lập một số cơ quan siêu quốc gia nhằm hoạch đinh, điều hành và giám sát quá trình thực hiện của từng quốc gia thành viên. Hiện nay, hệ thống các tổ chức của EU gồm: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Tòa kiểm toán và Ngân hàng đầu tư Châu Âu.
Có thể nói, quá trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp, xong những nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển vượt bậc, xúc tiến liên kết trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ với việc tạo lập một thị trường thống nhất và tiến đến thiết lập một khu vực tiền tệ ổn định nhằm cạnh tranh với đồng đô la mỹ trên trường quốc tế. Kiên định với mục tiêu này, cho đến nay liên minh Châu Âu đã đạt được những bước tiến đáng kể, chi phối nhiều lĩnh vực hợp tác giữa các nước thành viên và từ chỗ mục tiêu ban đầu của nó thuần tuý về kinh tế thì nay đang tiến dần mục tiêu chính trị, EU đã thực hiện mục tiêu chủ yếu sau:
- Thiết lập một thị trường chung.
- Đẩy mạnh liên kết khoa học kỹ thuật.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách nông nghiệp chung (CAP).
- Thực hiện chương trình năng lượng chung.
- Thực hiện liên kết tiền tệ tiến tới thống nhất Châu Âu.
Sau hơn 40 năm thành lập, EU hiện đang nhanh chóng trở thành một cực đặc biệt thu hút kinh tế thế giới, chiếm 1/3 sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản, gần 50 % xuất khẩu và hơn 50% các nguồn tư bản.
các thành viên EU đều thuộc nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất trong đó có 7 quốc gia được xếp vào 10 nước có mức sống cao nhất thế giới, thực chất của việc nhất thể hoá Châu Âu là thành lập một thị trường chung, là sự thâm nhập lẫn nhau và bổ sung cho nhau cơ cấu kinh tế của các nước thành viên EU. đó là sự quốc tế hoá không chỉ lực lượng sản xuất mà cả quan hệ quốc tế. Trên thực tế nền kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều loại hình liên kết giữa các nước trong khu vực, xong EU đã được coi là tổ chức liên kết khu vực thành công nhất thế giới. một tổ chức thực hiện có hiệu quả quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập chính trị theo kiểu thiết kế thị trường thống nhất và chặt chẽ.
Việc thực hiện nhất quán theo hiệp ước masstricht cùng các biện pháp đề ra không chỉ theo chiều sâu mà còn phát triển theo chiều rộng nhằm làm cho Châu Âu thay đổi một cách mạnh mẽ. Tại hội nghị thượng đỉnh Amsterdam năm 1997, uỷ ban Châu Âu đã họp và chọn 6 nước gồm: hungary, ba lan, cộng hoà séc, Estonia, slovenia và sip để đàm phán và kết nạp đợt đầu vào năm 2002 - 2003. tại hensiki, ngày 11 đến ngày 12/12/1999, hội nghị cấp cao EU đã kết thúc với một tuyên bố chung “tuyên bố thiên niên kỷ” xác định lộ trình kết nạp thêm thành viên mới, bao gồm 6 nước kể trên đã thương lượng ra nhập EU, còn 6 nước khác đã nộp đơn là bungari, Latvia, litvia, manta, rumani và slovakia bắt đầu việc thương lượng việc ra nhập EU từ tháng 2/2000 cùng ứng cử viên Thổ Nhĩ Kỳ.
đây sẽ là lần mở cửa lần thứ 4, bắt đầu mở rộng tiến trình sang phía đông. với việc mở rộng này EU hy vong sẽ ngày càng lớn mạnh
Ngày 1/5/2004 EU-15 mở rộng lần thứ 5 kết nạp thêm 10 thành viên mới là balan, cộng hoà séc, hungary, slovenia, sip và malta, slovackia, Latvia, lithunia, estonia thành EU-25, với 450 triệu dân và diện tích là 3.973.000 km2, GDP là 9.997,5 tỷ EURO, thu nhập bình quân/ người là 21.910 EURO.
với một thị trường 450 triệu dân, EU sẽ tăng mạnh tiềm lực của mình về lãnh thổ, dân số thêm và trở thành một thị trường lớn nhất thế giới đồng thời củng cố địa vị trong WTO, IMF và OECD.
Hiện tại, EU đang tiếp tục tập trung vào việc thiết lập 3 vành đai kinh tế. Các nước trong cộng đồng Châu Âu là hạt nhân, hiệp hội thương mại tự do Châu Âu là vành đai thứ hai và một số nước đông âu là vành đai thứ ba. EU hy vọng sẽ thống nhất Châu Âu trên cơ sở thống nhất về kinh tế.
Cùng với việc mở rộng quá trình liên kết, cũng tại hội nghị cấp cao hensiki, các quốc gia thành viên EU đã xúc tiến thực hiện liên minh chính trị, thiết lập chính sách đối ngoai, nền an ninh và phòng thủ chung Châu Âu với bản sắc riêng và độc lập của mình. Mặc dù còn nhiều vấn đề lớn liên quan đến lợi ích sát sườn của EU phải gác lại xong dù sao đi nữa, “tuyên ngôn thiên niên kỷ” cũng cho thấy rõ xu thế tiến tới một liên minh kinh tế chính trị đầy đủ của EU trong tương lai đồng thời phản ánh xu thế vừa muốn hoà nhập vừa muốn bảo vệ tối đa lợi ích dân tộc của các quốc gia trong EU.
* chính sách đối ngoại của EU trong một trật tự thế giới mới
sau thời kỳ chiến tranh lạnh, mục tiêu chiến lược chung của phương tây và mỹ không còn nữa. trong mọi hoạt động của mình, tây âu ngày càng tỏ ra độc lập nhiều hơn so với trước kia và không còn phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của mỹ, EU đã thực sự trở thành vừa là một đối tác vừa là một đối thủ đáng gườm của mỹ.
để nâng cao hơn nữa vị thế chính trị của mình, EU đã tranh thủ mọi cơ hội để mở rộng về phía đông tiến xuống phía Nam, quay trở lại châu á, châu phi và châu mỹ la tinh, cố gắng mở rộng phạm vi thế lực và tăng cường vị trí trụ cột Châu Âu của mình trong nato.
- chiến lựơc tiến xuống phía nam
Liên minh Châu Âu đã có ý tưởng xây dựng “ khu vực mậu dịch tự do âu - địa trung hải” vào năm 2010 bao gồm các nước liên minh Châu Âu, bắc phi và trung đông nhằm đặt tiền đề cho lợi ích an ninh chính trị và phát triển phồn thịnh cho Châu Âu trong tương lại.
các nước bên bờ địa trung hải phần lớn là các nước đang phát triển, có nền kinh tế lạc hậu, tỷ lệ tăng dân số lại cao và chứa nhiều mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo cực đoan đã gây nhiều phiền toái và đe doạ an ninh kinh tế của liên minh Châu Âu. Nếu không có sự ổn định ở khu vực địa trung hải thì không thể có an toàn cho Châu Âu và EU cảm nhận sâu sắc rằng: khu vực địa trung hải vốn là địa bàn truyền thống của mình, cho nên cần phải được giữ vững sự ổn định và phát triển.
Do vậy, tháng 11/1995, EU và 12 nước ven địa trung hải đã tiến hành cuộc gặp gỡ của các Bộ trưởng bộ ngoại giao với tên gọi “hội nghị Châu Âu - địa trung hải” tại baxelona. nội dung nghị sự chủ yếu và hội nghị bàn về sự hợp tác trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và các vấn đề xã hội. Cuộc họp đã đi đến sự thống nhất là sẽ xây dựng một khu vực mậu dịch tự do. đến năm 2010, khu vực mậu dịch này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
- chiến lược đối với khu vực châu á
chiến lược mới đối với châu á đã được EU hoạch định ra. EU nhận thấy rất rõ lợi ích của mình trong sự hợp tác kinh tế, thương mại với châu á. đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khu vực đông á và đông nam á đang trở thành những tiêu điểm trên vũ đài kinh tế quốc tế.
Sau khi mỹ và nga giảm bớt sự hiện diện trực tiếp về quân sự, tại đây đang hình thành những trung tâm quyền lực mới và bắt đầu một trật tự thế giới mới. EU đã tiến thêm một bước quan trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình thể hiện ở sự cụ thể hoá trong chiến lược mới đối với châu á. Qua đó EU hy vọng sẽ giành được vị trí vững chắc cả về chính trị lẫn kinh tế trong khu vực này. EU đã sớm đón bắt được một xu thế phát triển đặc thù ở châu á. Asean hình tương lai châu á trong thế kỷ XXI. đó là vị trí lý tưởng để EU có thể phát huy ảnh hưởng chính trị của mình. Một cơ hội mới đã được tạo ra trong sự hợp tác giữa EU và asean nhất là khi Viêt Nam đã trở thành thành viên chính thức của asean.
Trong chiến lược của mình, EU đã coi quan hệ với châu á - thái bình dương là quan hệ tạo thành đối trọng với mỹ và nhật trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Trong cuộc họp tổ chức tại Singapore ngày 14 và ngày 15/02/1997 bộ trưởng ngoại giao của EU và asean đã to rõ quyết tâm đối thoại về chính trị, an ninh khu vực, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai châu lục trên tất cả mọi lĩnh vực.
Cuộc họp tại Singapore có tính chất chuẩn bị cho hội nghị cấp cao âu - á lần thứ hai (asem II) diễn ra tại London và 4/1998 asem III được tổ chức tại hàn quốc có thể coi là một đóng góp đáng kể cho quan hệ hợp tác giữa hai châu lục trong đó lấy hợp tác asean - EU làm nòng cốt, qua đó góp phần thúc đẳy sự phát triển chung của toàn thế giới.
Trước một trật tự thế giới mới đang hình thành và đầy biến động phức tạp, EU đã chuyển mình vươn lên tách khỏi sự lệ thuộc với mỹ, vươn tầm hoạt động sang trung quốc và đông âu, châu á, châu phi và châu mỹ la tinh nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong một trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI. Chiến lược mới đối với châu á nói riêng, EU đã tìm thấy ở Viêt Nam những ưu thế địa chính trị, địa kinh tế để lấy Viêt Nam làm điểm tựa quan trọng trong chiến lược đối ngoại của mình ở châu á.
1.2.2. Chính sách ngoại thương của Liên minh Châu Âu (EU)
* Chính sách ngoại thương của Liên minh Châu Âu(EU)
Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. ủy ban Châu Âu (EC) là đại diện duy nhất cho liên minh chong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn sếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
EU đang thực hiện chương trình đẩy mạnh tự do hóa thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch, GSP – Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập...). Hiện nay các nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào khối, nức thuế chung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, còn hàng công nghiệp chỉ là 2%. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ năm 1951 đến nay bao gồm những nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hóa thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ với tình hình phát triển kinh tế, tình hình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của liên minh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống trợ cấp xuất khẩu và chông hàng giả. Các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hóa đánh cắp bản quyền.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng biện pháp đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) – một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng xâm nhập vào thị trường của mình.
Mặc dù thị trường EU được mệnh danh là một thị trường khó tính, nhưng với chính sách ngoại thương “cởi mở” như trên nên hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu cuả EU không ngừng gia tăng (năm 1994: 622,48tỷ USD; 1995: 713,25 tỷ USD; 1996: 738,5 tỷ USD; 1997: 757,85 tỷ USD). Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng48,22% trong tổng kim ngạch XNK.
Cơ chế nhập khẩu được thể hiện ở chỗ: sản phẩm thô thường chiếm khoảng 29,74% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm: sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,9%; các sản phẩm khác chiếm khoảng 3,07%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU phải kể đến: nông sản chiếm 11,79%; khoáng sản khoảng 17,33%; máy móc chiếm 24%; thiết bị vận tải trên 8,19%; hóa chất 7,59%; các sản phẩm chế tạo khác (8,23%), tiếp đến là các sản phẩm chế tạo phi kim loại chiếm khoảng 2,48% tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của EU.
Hiện nay kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thô có xu hướng chững lại, thậm chí giảm sút, thay vào đó là kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chế tạo (gia công chế biến sâu) tăng nhanh. Điều đó đang là sức ép và thách thức lớn đối với các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
* Nội dung rào cản thương mại của liên minh Châu Âu (EU)
- Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU. Thuế hải quan chung của EU được xây dựng dựa trên hệ thống mã mô tả hàng hóa hài hòa (HS). Nhìn chung, thuế nhập khẩu không quá cao. Mức thuế trung bình thấp hơn 4% đối với các sản phẩm chế tạo. Các ngoại lệ áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhậy cảm (đặc biệt là hàng dệt may), kể từ khi hạn ngạch chuyển thành thuế quan theo vòng đàm phán Uruguay. Do đó, thuế quan có thể vẫn cao đối với một số mặt hàng nông sản và hàng nhậy cảm trong vài năm. Tuy nhiên, những mức thuế này cũng đã giảm xuống. Thuế quan đối với hàng nông sản ôn đới là rất đa dạng, phụ thuộc vào mùa vụ ở EU.
Vì chương trình ưu đãi thuế phổ cập (GSP) và các hiệp định thương mại mà xuất khẩu từ các nước đang phát triển có thể miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu một mức thuế thấp. Trong các trường hợp đặc biệt, hàng hóa có thể được miễn thuế nhập khẩu vì các lý do khác.
Thông tin chính xác về phân loại HS và thuế nhập khẩu tương ứng sẽ có sẵn tại hải quan xúc tiến thương mại hoặc thông qua nhà nhập khẩu.
- Thuế quan bảo hộ
* Các sản phẩm thực phẩm
Chính sách nông nghiệp chung (CAP) đã ban hành và thực thi ở EU trong nỗ lực để bảo hộ sản xuất thực phẩm nội địa. Đối tượng điều chỉnh của chỉnh của chính sách này bao gồm cả sản phẩm nông nghiịep ôn đới. Một đặc điểm quan trong của chính sách nông nghiệp (CAP) là hệ thống thuế, các loại thuế được hợp nhất thành một hệ thông giá khởi điểm. Nếu giá nhập khẩu nằm dưới giá khởi điểm tối thiểu, một mức thuế bổ sung được đánh thêm vào thuế hải quan. Mức thuế và giá khởi điểm phụ thuộc vào lý do này. Ví dụ các sản phẩm bị ảnh hưởng là cam, quit và nho. Các rau quả nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi hệ thống giá khởi điểm. Bên cạnh đó, để phù hợp với tự do hóa thuế nhập khẩu, giá khởi điểm tối thiểu cũng sẽ được tự do hóa.
* Chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là thuế đánh vào c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34137.doc