BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Lê Duy Khiêm
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG THPT TẠI CẦN THƠ
Chuyên ngành: Quản Lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ ĐÌNH QUA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô giáo đồng
nghiệp và bạn bè gần xa. Tác giả xin chân
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THPT tại Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành cám ơn Lãnh đạo và Quý Thầy Cô trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ;
Lãnh đạo và Quý Thầy Cô giáo trường THPT Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ, đã tạo
điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ NGÔ ĐÌNH
QUA - người Thầy tận tụy, đáng kính đã bỏ ra rất nhiều công sức, trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Thạc sĩ Quản lý Giáo dục khóa 17, đã giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được sự
giúp đỡ, góp ý của Quý Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp.
Trân trọng biết ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Trần Lê Duy Khiêm
DANH DỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 CBQL : Cán bộ quản lý
2 CNTT : Công nghệ thông tin
3 CSVC : Cơ sở vật chất
4 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
5 GV : Giáo viên
6 HS : Học sinh
7 HT : Hiệu trưởng
8 NXB : Nhà xuất bản
9 PHT : Phó hiệu trưởng
10 PPDH : Phương pháp dạy học
11 TBDH : Thiết bị dạy học
12 THPT : Trung học phổ thông
13 TT : Tổ trưởng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cục diện thế giới có nhiều thay
đổi, cách mạng khoa học và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền sản xuất và đời sống
xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ nói
chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của
nhiều quốc gia trong thế kỷ 21- kỷ nguyên của thông tin và tri thức.
Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17].
Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc
sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo nhiều xu hướng khác nhau,
trong đó có xu hướng ứng dụng CNTT và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy
mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Theo tài liệu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt
Nam” của Viện khoa học giáo dục Việt Nam (NIESAC) năm 2007 thì “ứng CNTT là việc
làm hết sức cần thiết ở Việt Nam nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể về ứng
dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Hiện nay có nhiều trường phổ thông ở Việt Nam
đã được trang bị phòng máy nhưng mới sử dụng để dạy tin học như một môn học, còn việc
sử dụng phòng máy cùng các phần mềm dạy học như một công cụ dạy học còn là vấn đề cần
giải quyết. Các trường chưa có cơ sở khoa học lựa chọn phần mềm dạy học để dùng cho
mình, ngay cả số lượng phần mềm dạy học cũng rất ít, không đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Thực tiễn này đòi hỏi cần nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý
việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học” [53].
Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông (THPT)
có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy theo
kịp xu thế của thời đại. Hiểu được vấn đề này, một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ
đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong những năm qua. Tuy nhiên, đến nay công
tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy vẫn chưa đạt được hiệu quả cao ở hầu hết
các trường THPT tại thành phố Cần Thơ. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực
trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của Hiệu trưởng trường
THPT tại Cần Thơ” với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công
tác quản lý.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số trường
THPT tại thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Công tác quản lý trường THPT của hiệu trưởng tại thành phố Cần Thơ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hiệu trưởng trường
THPT tại Cần Thơ.
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy của Hiệu trưởng trường THPT tại thành phố Cần Thơ.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số trường THPT tại thành
phố Cần Thơ của các chủ thể quản lý có thể có nhiều ưu điểm như: các chủ thể quản lý đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, đã xây dựng kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, đã tổ chức chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng
CNTT, đã tổ chức kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy... Nhờ vậy, việc tiếp thu kiến
thức và hình thành kỹ năng của học sinh được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn việc giảng dạy
không có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
ở một số trường vẫn còn một số hạn chế ở những công việc như: việc tổ chức thực hiện bồi
dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên; việc tổ chức các hoạt động
chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin; công tác quản
lý phương tiện, thiết bị.
Có được những thành tựu trên là nhờ đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) quan tâm đến
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, có biện pháp quản lý phù hợp, có đội ngũ GV tích cực.
Những tồn tại hạn chế trên có thể do:
- Nhận thức về những nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và sự tác
động qua lại của những nội dung đó ở CBQL của một số trường còn hạn chế.
- Biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT ở một số trường còn thiếu tính khoa học.
- Những khó khăn về đội ngũ GV (số lượng, chất lượng) và phương tiện hỗ trợ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản
lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số
trường THPT tại thành phố Cần Thơ và lý giải nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý trường học ở các trường THPT tại thành phố Cần Thơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
Các quan điểm phương pháp luận được vận dụng ở đề tài này gồm:
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm
phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc, giúp
người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý việc ứng dụng CNTT với
quản lý các hoạt động khác ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, cũng như xem xét
công tác quản lý nhà trường là một hệ thống, trong đó công tác quản lý việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác
thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường THPT.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều
kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu
đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trình tự hợp logic.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xác định rõ thực trạng công tác quản lý việc
ứng dụng CNTT vào vào giảng dạy ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, nhằm tìm
kiếm những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà trường THPT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như quản lý, quản lý
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Phân loại và hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra viết
+ Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, tư liệu về thực trạng quản lý việc ứng dụng
CNTT vào giảng dạy và các biện pháp quản lý ở trường THPT nhằm chứng minh cho giả
thuyết khoa học của đề tài.
+ Nội dung điều tra
- Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT ở một số trường THPT tại thành phố Cần
Thơ, những ưu điểm và hạn chế.
- Nguyên nhân của thực trạng.
+ Mẫu nghiên cứu
Trong tổng số 24 trường THPT tại thành phố Cần Thơ, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 12
trường THPT (trong đó có 08 trường công lập; 03 trường bán công, 01 trường dân lập). Ở
mỗi trường, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 05 CBQL, 25 GV, 30 HS.
+ Sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu điều tra phục vụ cho đề tài.
6.2.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng để quan sát những hoạt động quản lý việc ứng dụng
CNTT vào giảng dạy.
6.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn là hiệu trưởng (HT), phó hiệu trưởng (PHT), tổ trưởng (TT) và
các GV có kinh nghiệm.
+ Nội dung phỏng vấn là thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại
trường THPT ở Cần Thơ.
6.2.3. Phương pháp toán thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra. Các phép toán thống kê
được sử dụng trong đề tài là trung bình, tỉ lệ phần trăm và một số phép kiểm nghiệm thống
kê thông dụng của phần mềm SPSS.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong xã hội hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, con người càng phải học tập nhiều
môn khoa học hơn. Vai trò của người thầy chỉ là làm nhiệm vụ hướng dẫn người học tự đi
tìm và lĩnh hội tri thức. Vấn đề này lại gây khó khăn cho người dạy và học. Bởi vì quỹ thời
gian của họ không nhiều. Điều đó tạo nên một mâu thuẫn mà chúng ta cần phải giải quyết để
đảm bảo quá trình dạy - học có hiệu quả. Như vậy đòi hỏi người dạy và người học phải sử
dụng một số phương tiện khác để hỗ trợ.
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học là một chủ đề
lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của
thế kỷ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách
cơ bản vào đầu thế kỷ XXI.
Trước tình hình CNTT với giáo dục trên thế giới như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam
trong Nghị quyết Trung Ương 2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình
dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh
viên đại học” [16].
Nghị quyết Trung Ương 2, khóa VIII nêu trên đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-
CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị. Nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các
hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội” [18].
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT - bộ
gd&ĐT về Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD - ĐT giai
đoạn 2001 - 2005. Nội dung Chỉ thị có đoạn: “Những thành tựu mới của khoa học và công
nghệ nửa cuối thế kỷ 20 đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn
hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công
nghiệp sang văn minh thông tin. Các Quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến
bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, để phát triển và hội nhập” [7].
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "xã hội học
tập". Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển
của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài.
Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước trên
quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Chính vì thế
mà kể từ Hội nghị Trung ương 4 khoá VII, Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát
triển giáo dục.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu: “Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một
bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo,
nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo
đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước” [16].
Trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương “Tiếp
tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện
chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại”
[17].
Các nhà sư phạm nước ta như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong, Đặng Vũ Hoạt,
Hà Thế Ngữ, Trần Kiều, Trần Kiểm, Nguyễn Phúc Châu, Phan Thế Sủng, Nguyễn Quốc Chí
đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục. Trong đó, các tác giả đã đề cập đến
các vấn đề như: vai trò của người HT trong công tác quản lý trường học; bản chất và mối
quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học; vai trò của người dạy và người học; biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý của HT.
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, yêu cầu đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách. Các nhà nghiên cứu về giáo dục
cũng cho ra đời nhiều công trình trong lĩnh vực này như: vấn đề “Dạy học lấy học sinh làm
trung tâm” của tác giả Trần Viết Vượng; vấn đề “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường
trung học cơ sở” và “Đề xuất việc đổi mới công tác quản lý giáo dục” của tác giả Trần
Kiểm; “Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo” của tác giả Trần Hồng
Quân.
Vấn đề quản lý hoạt động dạy học luôn được đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục,
các nhà quản lý giáo dục quan tâm. Ngoài ra, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường
CBQL Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều giáo trình giảng dạy liên quan tới quản lý hoạt
động dạy học như: Tập đề cương bài giảng “Quản lý nhà trường” của Nguyễn Phúc Châu;
“Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông” của tác giả Phan Thế Sủng. Bên cạnh
đó còn có các luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục đề cập tới vấn đề này, như đề
tài: “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của trường THCS ở huyện Hóc Môn -
Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Tấn Khiêm; đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt
động giảng dạy của HT các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của
tác giả Võ Thanh Minh; đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của HT các trường
THPT tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Phạm Đăng Khoa; đề tài “Một số biện pháp tăng cường
quản lý hoạt động dạy học ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên” của tác giả Hoàng
Thị Bình; đề tài: “Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường
THPT thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phạm Thị Hồng Hà. Nhìn chung,
các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ này chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý
trường THPT ở phạm vi rộng của hoạt động dạy học. Như vậy, có thể nói công tác quản lý
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một đề tài có thể chưa được nghiên cứu nhiều.
Từ năm 2003 đến 2005 dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục,
PGS. TS. Đào Thái Lai đã làm chủ nhiệm đề tài: “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
phổ thông Việt Nam”. Sau thời gian thực hiện đề tài tác giả đã thu được những kết quả nhất
định và kết quả đó là tài liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi. Đề tài đã đưa ra được những
nguyên tắc chung và phương pháp ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học một số
môn học. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai thực nghiệm ở một số
trường phổ thông và đã thu được kết quả khả quan.
Kể từ khi CNTT được ứng dụng vào giảng dạy cho đến nay, theo các tài liệu mà chúng
tôi có được thì ở thành phố Cần Thơ chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy,
trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi muốn dựa trên cơ sở lý luận công tác quản lý của
HT, để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số
trường THPT tại thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT đáp ứng được yêu cầu đổi
mới của giáo dục hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý nhưng có thể khẳng định quản lý là hoạt
động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình lựa chọn những
tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả
mong muốn. Chủ thể quản lý cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng
bị quản lý, sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy.
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài
người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động, nó là một thuộc
tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã
được Mác khẳng định bằng ý tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [29,
tr.480].
Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, tùy theo cách tiếp cận mà
khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định” [40, tr.800].
- H.Knoontz định nghĩa: “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó
con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các mục tiêu” [22,
tr.29].
- Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người
để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động" [33].
- Theo hai tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn thì “Quản lý là quá trình tác động có định
hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình
trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và
làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [27, tr.34].
- Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng
quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [21, tr.7].
- Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có
của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới”
[39, tr.363].
Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng
đều thống nhất ở điểm chung: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ
hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo
dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [16].
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà
trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối,
nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [42,
tr.75].
M. I. Kôn-đa-cốp thì cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán
bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng” [34, tr.22].
Tác giả Trần Kiểm đưa ra hai định nghĩa:
- Một là ở cấp vĩ mô (hệ thống giáo dục): "Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của
chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, quan sát… một cách có hiệu
quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo
dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [33, tr.37].
- Hai là ở cấp vi mô (nhà trường): “Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và học sinh, với sự hỗ
trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành phát triển toàn diện nhân cách học
sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [33, tr.38].
Theo tác giả Hồ Văn Liên thì “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng, của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tượng giáo dục
và khách thể quản lý giáo dục về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, ... bằng một hệ
thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [35].
Từ những cách định nghĩa trên, chúng tôi hiểu quản lý giáo dục là
sự tác động có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý, nhằm huy
động các khách thể và đối tượng ấy cùng phối hợp tham gia vào các hoạt động giáo dục để
đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.3. Quản lý dạy học
Quản lý hoạt động giảng dạy là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý trong nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất năng lực của
giáo viên và các điều kiện, làm cho hoạt động giảng dạy trong nhà trường có chất lượng, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm làm nên đặc thù của trường học trong đó
quan hệ giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập là mối quan hệ điều khiển: thầy tổ
chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh. Chính vì vậy quản lý hoạt động dạy học
trong nhà trường sẽ chủ yếu tập trung vào hoạt động giảng dạy của thầy, thông qua hoạt
động giảng dạy của thầy để quản lý hoạt động học tập của học sinh.
Theo tác giả Đoàn Thị Bẩy thì “Quản lý hoạt động giảng dạy là quá trình người HT
hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhằm đạt
được mục tiêu đề ra” [3, tr.16].
Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Quản lý dạy học là sự tác động hợp quy luật
của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của
các phương tiện quản lý dạy học như: chế định GD & ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy
học, nguồn tài lực và vật lực dạy học và thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục
tiêu quản lý dạy học” [8, tr.15].
Quản lý hoạt động dạy học chính là tập hợp những động tác tối ưu (cộng tác, tham gia,
hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh… nhằm
huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy
học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, mục tiêu đào tạo, đưa nhà trường tiến lên
trạng thái mới. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý sự lao động của nhóm (người quản lý,
người dạy và người học). Cụ thể:
- Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua
việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm tạo ra
môi trường thuận lợi cho dạy học.
- Người dạy cùng một lúc thực hiện kế hoạch hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức, chỉ
đạo hoạt động dạy của mình và tổ chức, chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự
kiểm tra; đánh giá kết quả dạy của mình và kết quả học của người học dưới sự quản lý của
chủ thể quản lý.
- Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học
của mình theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản
lý và của người dạy trực tiếp.
Như vậy, trong quản lý hoạt động dạy học đã xuất hiện hoạt động tự quản lý của người
dạy và người học.
Hơn nữa, dạy học là một trong những hoạt động xã hội cho nên nó có các thành tố cấu
trúc hoạt động như: chủ thể, khách thể, mục đích, phương tiện, kiểm tra, kết quả. Các
phương tiện - điều kiện xã hội là những yếu tố khách quan của chủ thể hoạt động. Đó là:
- Các quy chế giáo dục và đào tạo đối với dạy học.
- Bộ máy tổ chức nhân lực: cách thức sắp xếp cơ cấu và cơ chế hoạt động của mỗi bộ
phận, mỗi thành viên trong tổ chức do chủ thể quản lý ấn định.
- Nguồn tài lực - vật lực: là tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị… được sử dụng cho
hoạt động dạy học.
- Hệ thống thông tin cung cấp những hiểu biết cần thiết cho chủ thể quản lý và chủ thể
dạy học về mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, thành tựu
khoa học, công nghệ, những yếu tố kinh tế - xã hội, kể cả những phản ánh của người học,
người dạy, cộng đồng, xã hội về kết quả dạy học để quản lý dạy học; để dạy và để học.
- Môi trường dạy học: là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả môi trường sư
phạm tác động tới hoạt động dạy học.
Như vậy, quản lý dạy học về mặt tổng thể là quá trình quản lý gồm năm lĩnh vực chủ
yếu sau:
- Quản lý việc thực hiện luật pháp, chính sách, điều lệ và quy chế dạy học.
- Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học.
- Huy động và sử dụng nguồn tài lực và vật lực dạy học.
- Quản lý hoạt động dạy học.
- Quản lý hệ thống thông tin dạy học.
Tóm lại: Quản lý dạy học là quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học
tập của HS và quản lý các phương tiện, điều kiện CSVC trang thiết bị, nguồn nhân lực phục
vụ cho dạy học theo đúng luật pháp, chính sách, điều lệ và quy chế dạy học.
1.3. Một số lý luận liên quan đến công tác quản lý trường THPT của HT
Hai nội dung được chúng tôi trình bày trong phần này là “Nhà trường trung học phổ
thông - Nội dung quản lý của Hiệu trưởng” và “Chức năng quản lý nhà trường của người
HT”.
1.3.1. Nhà trường trung học phổ thông và nội dung quản lý của Hiệu trưởng
1.3.1.1. Vị trí, mục tiêu đào tạo của trường THPT
Điều lệ trường THPT quy định: “Trường THPT là cơ sở giáo dục ở bậc trung học, bậc
học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ
thông; trường trung học có tư cách pháp nhân và có dấu riêng” [4].
Trường THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là bậc học hoàn thiện kiến
thức phổ thông cho học sinh, có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tính phổ
thông cơ bản, toàn diện nhằm thực hiện các nhiệm vụ:
- Hoàn chỉnh học vấn phổ thông, nhằm phát triển nhân cách người lao động mới, năng
động, sáng tạo, tạo nguồn cho các yêu cầu đào tạo của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực
cho học sinh bước vào cuộc sống xã hội, lao động sản xuất, làm nghĩa vụ công dân, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Chuẩn bị cho một bộ phận tiếp tục học lên bậc học cao hơn, đáp ứng yêu cầu tạo
nguồn cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề và trí thức xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhằm góp phần đào tạo nhân tài
cho đất nước.
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo học sinh THPT phù hợp với nhu
cầu và khả năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phát huy tác dụng về mặt văn hóa, tư tưởng , khoa học kỹ thuật ở địa phương.
Vào những năm đầu của quá trình đổi mới đất nước, với sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, việc xây dựng cơ sở vật chất ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại
nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự định
hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động được mở
rộng, nhu cầu đào tạo tăng lên, tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển. Mặt khác
kinh tế thị trường làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến động cơ học tập, việc lựa
chọn ngành nghề, tác động đến các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Kết quả học
tập và sự phân hóa trong xã hội đã hình thành hai xu hướng: Một là, những học sinh có điều
kiện đều có nguyện vọng học lên đại học, cao đẳng, hai là, số học sinh còn lại, không có
điều kiện hoặc do năng lực bản thân, hoặc do thi không được vào các trường đại học, cao
đẳng thì tiếp tục vào học các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề hoặc hòa nhập vào
thị trường lao động, chờ đón cơ hội để học thêm.
Như vậy bậc giáo dục THPT có “mục tiêu kép” là: vừa chuẩn bị cho học sinh vào các
trường đào tạo nghề, vừa chuẩn bị học sinh vào đời. Do đó, trong nhà trường THPT ngoài
trang bị kiến thức còn phải hình thành được cho học sinh một số năng lực chủ yếu như: Năng
lực thích ứng với mọi thay đổi của thực tiễn để chủ động, tự chủ trong lao động, trong cuộc
số._.ng và hòa nhập vào môi trường nghề nghiệp.
1.3.1.2. Đặc điểm của trường THPT
Cấp THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở và có trách nhiệm hoàn thành việc
đào tạo thế hệ học sinh đã qua các cấp học, bậc học trước đó của nhà trường phổ thông. Đây
là cấp học quan trọng trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học, vừa góp phần đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ở cấp học này ngoài việc
chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kỹ năng về khoa học xã hội, nhân văn, toán học,
khoa học tự nhiên, kỹ thuật để họ có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học tiếp theo, cần phải
hình thành và phát triển cho họ những hiểu biết về những nghề phổ thông cần thiết cho cuộc
sống, để họ tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi có điều kiện tiếp tục học lên.
Từ nền tảng đó mà phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu xây dựng
đất nước trong giai đoạn mới.
Chủ trương đổi mới giáo dục trung học hiện nay là các trường tiến hành dạy học phân
hoá, vì đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh với khả năng, nguyện vọng đa dạng. Tuy
nhiên phân hoá theo hướng nào và với mức nào cũng phải bảo đảm tính phổ thông với nội
dung giáo dục mang tính chất nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển hài hoà, toàn diện nhân
cách.
1.3.1.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng
Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” đã xác
định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được
thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi
cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lý giáo dục” [43].
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ
với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học với việc đổi mới
phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV; đổi mới công tác
quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo
trang thiết bị và đồ dùng dạy học” [11].
Luật Giáo dục 2005 đã xác định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy
chế thi cử; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo
dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục” [5].
Trong nhà trường THPT chủ thể quản lý là Hiệu trưởng. Luật Giáo dục 2005 ghi rõ:
“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học” [5].
Theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02
tháng 4 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường
THPT có nhiều cấp học ghi rõ: “Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại
khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,
đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo
viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết
quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình
tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và
quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học
sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác
xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các
chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản
1 Điều này.
Như vậy đối tượng quản lý của HT là GV và HS, khách thể quản lý là toàn bộ các hoạt
động giáo dục trong nhà trường, còn nội dung cụ thể của công tác quản lý trường THPT của
HT bao gồm:
- Quản lý công tác giáo dục học sinh nói chung và dạy học nói riêng trong và ngoài giờ
lên lớp.
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Quản lý hoạt động thi đua khen thưởng.
- Quản lý các hoạt động khác như quản lý nhân sự, quản lý tài chánh, công tác xã hội
hóa giáo dục.
1.3.2. Chức năng quản lý nhà trường của người HT
Theo Giáo trình khoa học quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì
“Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy
sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu”
[25, tr.20].
Bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng đều thực hiện nhiều chức năng quản lý khác
nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối nhưng chúng lại được liên kết hữu cơ trong
một hệ thống nhất. Chức năng quản lý bao gồm chức năng cơ bản và chức năng cụ thể.
- Chức năng quản lý cơ bản: là chức năng mà bất kỳ dạng hoạt động quản lý nào cũng
đều phải thực hiện. Chức năng quản lý cơ bản phản ánh nội dung của quá trình quản lý tức là
các giai đoạn kế tiếp nhau từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc một chu kỳ quản lý. Tùy theo cách
tiếp cận mà có nhiều cách phân định các chức năng cơ bản của quản lý nhưng tựu trung có
thể chỉ ra được 4 chức năng cơ bản được xem là các chức năng công cụ của quá trình quản
lý, đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Chức năng quản lý cụ thể: là chức năng được quy định bởi sự phản ánh các nhiệm vụ
cụ thể của đối tượng quản lý, nó do các chức năng hoạt động cụ thể tạo ra. Chức năng cụ thể
của quản lý nhà trường được tác giả Hà Thế Ngữ xác định: “Mỗi chức năng của quản lý giáo
dục là sự kết hợp giữa một chức năng quản lý với một thành tố của hệ thống giáo dục nhà
trường. Khi xây dựng bốn chức năng cơ bản của quản lý đồng thời cũng xây dựng những
nhiệm vụ (có tính chức năng) của nhà trường chúng ta hiện nay. Những nhiệm vụ đó được
trình bày dưới dạng mục tiêu quản lý tương ứng với các thành tố của đối tượng quản lý biểu
hiện dưới dạng của các quá trình bộ phận” [38].
Dựa vào các cơ sở trên, chúng tôi cho rằng các chức năng quản lý nhà trường của
người HT có thể thực hiện thông qua các giai đoạn kế tiếp nhau của một chu kỳ quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đã đề ra, nó bao gồm: lập kế hoạch hoạt động; tổ chức; chỉ
đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Mỗi một giai đoạn
thực hiện một chức năng nhất định. Tuy nhiên, sự phân chia các giai đoạn chỉ có tác dụng
định hướng cho hoạt động quản lý của người HT, còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì
“Trong thực tế các giai đoạn gối đầu lên nhau, bổ sung cho nhau; có những chức năng diễn
ra cả ở giai đoạn này và giai đoạn khác” [42, tr.65].
1.3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động
Theo Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì
lập kế hoạch là “chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, bao gồm xác định
mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu trong
một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý” [25, tr.23].
Lập kế hoạch quản lý trường THPT là việc đưa toàn bộ các hoạt động của nhà trường
vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ các cách thức, các biện pháp thực hiện, thời gian thực hiện,
thành phần tham gia thực hiện cũng như việc đảm bảo các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
Kế hoạch hoạt động của nhà trường THPT phải được xây dựng dựa trên cơ sở trạng
thái xuất phát của nhà trường trước khi bước vào năm học mới; những thuận lợi, khó khăn
của nhà trường trong việc xác lập hệ thống các mục tiêu để đạt đến trạng thái mong đợi vào
cuối năm học; các nguồn lực cần có và hệ thống các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề
ra. Kế hoạch hoạt động phải mang tính pháp quy, tức là được Hội đồng Sư phạm nhà trường
thông qua và được cấp trên trực tiếp phê duyệt. Kế hoạch phải nhằm chương trình hoá hành
động của nhà trường trong suốt năm học, tức là đưa lịch thời gian và bộ phận thực hiện vào
nội dung kế hoạch.
Một vấn đề cần lưu ý nhất khi lập kế hoạch, đó là phải quan tâm đến nhân tố thực hiện
kế hoạch chính là đội ngũ GV trong nhà trường. Chính vì thế, trước khi hoàn thiện, kế hoạch
phải được thảo luận, đóng góp ý kiến và có sự thống nhất của đội ngũ GV trong Hội nghị
Công nhân viên chức đầu năm học. Làm được điều này thì hy vọng kế hoạch nhà trường sẽ
được thực hiện.
Đối với trường THPT, việc lập kế hoạch sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: xác định trạng thái xuất
phát của nhà trường trước khi bước vào một năm học mới, đây cũng chính là trạng thái của
nhà trường khi kết thúc năm học trước; phân tích sư phạm về các số liệu của trạng thái xuất
phát cùng các nguyên nhân; xác định hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ
đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp lớn, sơ thảo bản kế
hoạch “thô” để lấy ý kiến trong lãnh đạo và cốt cán đồng thời xin ý kiến cấp trên về những
vấn đề chiến lược.
- Giai đoạn thứ hai: lập kế hoạch năm học bao gồm các bước: dự báo hệ thống mục
tiêu đã được phác thảo ở giai đoạn trước, phân loại ưu tiên, lập cây mục tiêu, định chuẩn
đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ nguồn lực trong nhà
trường; mô hình hóa quá trình phát triển của hệ thống quản lý từ trạng thái xuất phát qua các
trạng thái trung gian đến trạng thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của
hệ trong suốt năm học, tức là đưa lịch thời gian cùng các bộ phận thực hiện vào nội dung kế
hoạch; trình cấp trên phê duyệt, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch như một văn bản pháp lý
mà mọi thành viên trong nhà trường phải có nhiệm vụ thực hiện.
1.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Đó là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để
thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu
và tạo nên sức mạnh của tập thể bởi “tổ chức là phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau
làm cho chúng tạo nên một tác động tích hợp, mà hiệu quả của tác động tích hợp này lớn hơn
tổng hiệu quả của các tác động bộ phận” [ 42, tr.70].
Để thực hiện được vai trò quan trọng trên, HT phải thiết lập được một cấu trúc tổ chức
tối ưu của hệ thống quản lý. Cấu trúc này được thiết lập trên cơ sở: bố trí sắp đặt các bộ
phận, cá nhân và sự phân công phân nhiệm đến từng người về từng mặt hoạt động của nhà
trường; sự phân bổ các nguồn lực và việc xác định các cơ chế quản lý nhằm đảm bảo cho sự
hoạt động có hiệu quả của hệ thống quản lý theo mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện
các hoạt động của nhà trường, HT cần phải xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong
nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội. Và một điều mà
HT không nên quên, đó là việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, cải thiện đời sống của cán bộ -
GV, bởi vì: “đối với nhà trường, làm giàu nhân cách của GV có nghĩa là làm cho tổ chức
mạnh lên, làm cho xác suất thực hiện kế hoạch tăng lên” [42, tr.71].
1.3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Chỉ đạo là công việc của nhà quản lý thể hiện ở việc đề ra yêu cầu, mệnh lệnh cho cấp
dưới thực hiện, là quá trình HT huy động các lực lượng trong nhà trường vào việc thực hiện
kế hoạch nhằm biến mục tiêu dự kiến thành kết quả, kế hoạch thành hiện thực. Theo tác giả
Nguyễn Ngọc Quang thì “Trên thực tế, chỉ đạo là tổ chức một cách khoa học lao động của cả
tập thể người cũng như của từng người” [42, tr.72].
Trong quá trình chỉ đạo, người HT nắm quyền chỉ huy, điều hành mọi bộ phận thực
hiện các công việc sao cho toàn bộ hệ thống quản lý vận hành một cách trơn tru và thuận lợi.
Để đạt được điều đó, HT cần phải có các chế độ động viên, khích khích kịp thời, đồng thời
phải thường xuyên giám sát tiến trình thực hiện công việc để có thể điều chỉnh, uốn nắn, sửa
đổi những lệch lạc mà không làm thay đổi hướng vận hành của hệ thống.
1.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng
thực hiện kế hoạch, khuyến khích các nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm giúp các bộ phận và các cá
nhân đạt được các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Để thực hiện được chức năng kiểm tra, HT cần phải xác định được chuẩn kiểm tra, đo
lường việc thực hiện các nhiệm vụ, so sánh đối chiếu với chuẩn kiểm tra để đánh giá kết quả
thực hiện các mục tiêu từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, trong
hoạt động của nhà trường có nhiều hoạt động không thể định lượng, đo lường một cách
chính xác được. Vì vậy, để chức năng kiểm tra có tác dụng trong quản lý nhà trường, HT
một mặt phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra, mặt khác phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt
vận dụng các hình thức kiểm tra khác nhau để việc kiểm tra đạt được mục đích là bảo đảm
cho kế hoạch hoạt động của nhà trường được thực hiện thành công.
Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên với các hình thức kiểm tra định
kỳ hay đột xuất, kiểm tra toàn diện hay chuyên đề và sử dụng các phương pháp kiểm tra khác
nhau như phương pháp quan sát, phương pháp tác động trực tiếp đối tượng, phương pháp
tình huống, phương pháp xử lý thông tin tổng hợp. Kết thúc mỗi lần kiểm tra phải làm cho
đối tượng được kiểm tra kịp thời sửa chữa những sai sót, lệch lạc của mình.
1.4. Một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
của Hiệu trưởng trường THPT
1.4.1. Khái niệm CNTT
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì “Công nghệ thông tin (tiếng Anh:
Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông
tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do
đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT
specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận
của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT”
[57].
CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông trong hệ thống
giáo dục các nước Phương Tây. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã
có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet bằng các kết nối băng thông
rộng tới tất cả các trường học, việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng về CNTT trong các môn
học đã trở thành hiện thực.
Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP kí
ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ như sau: “CNTT là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính
và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông
tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [10].
Cũng theo tự điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì: “CNTT là thuật ngữ chỉ chung
cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá
trình xử lý thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương
pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại chủ yếu là các máy
tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người”
[57].
Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 chương 1, điều 4 xác định: “CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [44].
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy định nghĩa công nghệ thông tin theo Luật CNTT của
Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một định nghĩa ngắn gọn nhưng
đầy đủ.
Từ khi CNTT được ứng dụng vào giảng dạy đã xuất hiện một số thuật ngữ như: giáo
án điện tử, bài giảng điện tử… Về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, hiện nay nhiều
người đang nhầm lẫn khái niệm về giáo án điện tử với bài trình chiếu, bài giảng điện tử.
Theo ông Quách Tuấn Ngọc: “Cho đến nay, giáo viên các trường chủ yếu soạn bài trình
chiếu Powerpoint và một số phần mềm dạy học. Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn khái niệm
giáo án điện tử với bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giữa thiết bị dạy học với phần mềm.
Có thể giải thích thế này, giáo án là kế hoạch lên lớp của giáo viên cho một bài giảng,
tiết giảng; bài trình chiếu là bài soạn từ các phần mềm như MS PowerPoint của Open Office
vẫn thường được chiếu tại các cuộc hội thảo, hội nghị không phải là bài giảng. Còn bài giảng
điện tử được soạn từ các phần mềm e-Learning, để người học có thể tự học, có đầy đủ cả
kiểm tra, đánh giá, trao đổi với giáo viên qua mạng. Cần tránh dùng khái niệm giáo án điện
tử để chỉ các bài trình chiếu PowerPoint” [56].
Theo định nghĩa của Tự điển Giáo dục học “bài giảng” là: “Phần nội dung trong
chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản
đối với bài giảng là định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và
truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan
và tóm tắt khái quát chung, sử dụng nhiều thủ pháp thích hợp như: thuyết trình, chứng minh,
giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm v.v” [54, tr. 14].
Một số chuyên gia của trường Đại học An Giang cho rằng: “Bài giảng điện tử là một
hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện
thông qua môi trường Multimedia do máy tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Thông tin
được truyền dưới các dạng: Văn bản (Text), đồ hoạ (Graphics), ảnh động (animation), ảnh
tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt
động điều khiển của giáo viên đều được Multimedia hoá.
“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường
đa phương tiện (multimedia) do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là
những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh, chẳng hạn tệp
PowerPoint” [55].
Như vậy, thuật ngữ “bài giảng điện tử” theo quan điểm của ông Quách Tuấn Ngọc và
nhóm chuyên gia của trường Đại học An Giang không hoàn toàn giống nhau. Các thuật ngữ
“giáo án điện tử”, “bài giảng điện tử” vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Vì vậy,
trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tạm gọi việc GV sử dụng bài giảng có sự hỗ trợ của
các phần mềm trình chiếu như: Violet, PowerPoint... giảng dạy trên lớp là bài giảng có ứng
dụng CNTT.
1.4.2 Nội dung ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh : “Ứng dụng
CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất,
chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế...” [16].
Chỉ thị 58-CT/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày
17/10/2000 “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” ghi rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải
phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tǎng cường nǎng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả nǎng đi tắt đón
đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [18].
Chỉ thị 29/2001/ CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo “Về việc
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001 -
2005” có ghi: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học,
bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho
đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” [ 7].
Chương 1, điều 4 Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 xác định: “Ứng dụng CNTT là việc sử
dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động này” [44].
Chương 2, mục 4, điều 34 của Luật CNTT quy định về việc “Ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo.” ghi rõ:
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong việc dạy, học, tuyển
sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trường
mạng.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng
phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật về giáo dục.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện
chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào
tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công
nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi
trường mạng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng”
[44]. Trong Hội nghị tổng kết năm học 2007-2008 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ
năm học 2008-2009 tổ chức tại Hải Phòng, Bộ GDĐT quyết định chọn chủ đề năm học
2008-2009 là “Năm học ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới cơ
chế quản lý tài chính trong ngành”.
Năm học 2007 - 2008 Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ đã ra công văn số
62 “về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy”. Nội dung
công văn có đoạn viết:”Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc ứng dụng và phát triển CNTT
trong toàn ngành chuẩn bị cho năm học 2008 - 2009: “Năm học ứng dụng CNTT”, Sở Giáo
dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện: Chuẩn bị các nguồn lực nhằm tạo ra
sự chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy như: nâng cấp
CSVC, thiết bị, mở rộng việc đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường; nâng cao kỹ
năng CNTT cho CBQL, GV, nhân viên; thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT vào công
tác quản lý, giảng dạy; xây dựng kho tài liệu điện tử trong từng trường học, từng quận, huyện
và toàn thành phố” [46].
Theo tác giả Hoàng Kiếm - Giám đốc Trung tâm Phát triển CNTT, ĐHQG TP. HCM
thì: “Một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục đào tạo là rèn luyện khả năng tư duy
sáng tạo cho người học. CNTT với các phương tiện phong phú đa dạng đã cho phép mở ra
các lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu phân tích mới, yểm trợ quá trình tư duy sáng tạo như
khả năng xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh, truy cập thông tin. Cùng với các phương tiện
truyền thông đa dạng, đa chức năng, đa phương tiện, các thể hiện trực quan, các khả năng mô
phỏng cho phép thiết lập nhanh chóng các mô hình nghiên cứu. Nhờ các phương tiện mới,
các nhà giáo dục có thể tập trung nhiều hơn vào tiến trình tổ chức rèn luyện tư duy cho học
sinh, hướng dẫn tổ chức nghiên cứu khoa học qua các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích
thông tin tiên tiến trong một môi trường đầy đủ chất liệu thông tin và nhiều phương tiện yểm
trợ cho rèn luyện tư duy sáng tạo” [31].
Từ những khía cạnh nêu trên ông đã phân tích khả năng kết hợp nhiều phương tiện
nhằm mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tác giả viết:”Ở nước ta, cùng
với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc đã dần được cải thiện, từ đó
cho phép triển khai xây dựng các mô hình dạy học tương tự. Các hệ thống tích hợp nhiều
phương tiện sẽ góp phần to lớn vào việc giải quyết tình hình khan hiếm các nhà khoa học và
các thầy giáo giỏi cho các vùng sâu vùng xa của đất nước nhưng vẫn đáp ứng được các yêu
cầu mở rộng qui mô đào tạo nhằm nâng cao dân trí và phổ biến kiến thức, chuyên môn, góp
phần xóa bỏ khoảng cách tri thức giữa các tỉnh thành trong cả nước” [31].
Ông đã đưa ra ba mô hình:
Mô hình 1: Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy qua các phần mềm dạy học
cho từng môn học.
Mô hình 2: Xây dựng hệ thống giảng dạy học tập qua đài truyền hình, đài phát thanh
và các mạng máy tính cục bộ. Mô hình này cho phép kết hợp giữa bài giảng của thầy với các
phương tiện nghe nhìn tiên tiến như TV, video, đĩa CD.
Mô hình 3: Mô hình đào tạo từ xa trên cơ sở của Mạng diện rộng Internet, Intranet.
Mô hình này tích hợp lợi điểm của các mô hình 1, 2 và tăng cường khả năng tương tác giữa
thầy và trò qua thư tín điện tử, diễn đàn thảo luận. Mô hình hướng đến việc xây dựng một hệ
thống đào tạo từ xa hoàn chỉnh trên nền tảng của mạng diện rộng: Internet, Intranet bao
gồm các hệ mềm quản trị tri thức bài giảng, câu hỏi, bài tập, quản lý giáo vụ... [31].
Theo nhóm tác giả của Viện nghiên cứu Giáo dục Việt Nam thì có 4 mức ứng dụng
CNTT và truyền thông cơ bản nhất căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và
người học:
Mức 1: Sử dụng CNTT và truyền thông để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác
nghề nghiệp như soạn giáo án in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT&
TT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học.
Mức 2: Ứng dụng CNTT và truyền thông để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó
trong toàn bộ quá trình dạy học.
Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một
vài chủ đề môn học.
Mức 4: Tích hợp CNTT và truyền thông vào quá trình dạy học [53].
Qua quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong công tác dạy học ở Trường THPT Bán
công Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ và qua việc tìm hiểu việc ứng dụng CNTT trong
dạy học ở một số trường phổ thông chúng tôi nhận thấy:
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu chỉ ở
hình thức thiết kế các bài giảng bằng cách sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint hoặc
phần mềm Violet.
- Các bài giảng có ứng dụng CNTT thông thường được tải từ mạng về chỉnh sửa hoặc
tự làm và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất lượng chưa cao, chưa phát huy được
điểm mạnh của CNTT. Có rất ít những giáo án được tích hợp Multimedia, các thí nghiệm mô
phỏng, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng.
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang mang tính chất thời vụ, theo
phong trào và thậm chí để đối phó, mà chưa trở thành thường xuyên, liên tục trong quá trình
dạy học. Phần lớn GV rất ngại việc ứng CNTT trong dạy học. Để thiết kế một bài giảng có
ứng dụng CNTT GV phải mất rất nhiều thời gian thu thập tài liệu, sử dụng phần mềm thiết kế
Việc tổ chức một bài giảng có ứng dụng CNTT cũng rất phiền phức nhất là đối với những
trường chưa có nhiều máy chiếu.
1.4.3. Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
1.4.3.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Theo Harold Knoozt thì “Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành
động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận trong một cơ sở . Nó bao gồm sự lựa chọn các
mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được mục tiêu.”
[22, tr. 86-87].
Ở trường THPT, việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT, như bất kỳ việc lập kế hoạch nào
khác sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: xác định trạng thái xuất
phát của nhà trường trước khi bước vào một năm học mới: số phòng học được trang bị máy
móc, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ… xác định
hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ
thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp lớn, sơ thảo bản kế hoạch “thô” để lấy ý kiến trong
lãnh đạo và cốt cán và xin ý kiến cấp trên về những vấn đề chiến lược.
- Giai đoạn thứ hai: lập kế hoạch ứng dụng CNTT bao gồm các bước: dự báo hệ thống
mục tiêu ứng dụng CNTT đã được phác thảo ở giai đoạn trước, phân loại ưu tiên cho từng
môn học, khối lớp học, lập cây mục tiêu, định chuẩn đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp
tối ưu nhằm huy động toàn bộ nguồn lực trong nhà trường tham gia; mô hình hóa quá trình
phát triển của hệ thống quản lý từ trạng thái xuất phát qua các trạng thái trung gian đến trạng
thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của hệ thống trong suốt năm học,
đưa lịch thời gian cùng các bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch; trình duyệt cấp trên,
điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, xem như là văn bản pháp lý và mọi người trong nhà
trường phải có nhiệm vụ thực hiện.
Để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách có hiệu
quả, trong kế hoạch năm học HT cần xây dựng các kế hoạch sau đây:
* Kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Phải dự đoán trước số lượng thiết bị cần thiết trang bị cho phòng học ứng dụng
CNTT: Ti vi, máy tính để._.P. HCM) và đang thực hiện đề tài: “Thực trang quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy của hiệu trưởng
trường Trung học phổ thông tại Cần Thơ”. Vì vậy, tôi xin gửi đến quý thầy /cô phiếu trưng cầu ý kiến này, kính mong quý thầy /cô vui lòng trả lời giúp tôi tất
cả các câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của mình và cho thêm ý kiến vào những hàng bỏ trống ở mỗi câu hỏi.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy/ cô.
Phần I: Thông tin cá nhân
* Trước khi trả lời, xin quý thầy/ cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
- Tên Trường thầy/cô đang công tác:…………………………..
- Giới tính: Nam Nữ
- Tuổi: a. Dưới 35: b. Từ 35 đến 48: c. Trên 48
- Trình độ đào tạo:
a. Cao đẳng: b. Đại học: c. Sau đại học:
- Trình độ tin học:
a. Đại học:
b. Cao đẳng:
c. Trình độ B, kỹ thuật viên:
d. Trình độ A, tin học văn phòng:
e. Chưa biết sử dụng
-Thời gian công tác trong ngành giáo dục:…………….năm
Phần II: Câu hỏi
Câu 1: Xin quý thầy/ cô cho biết ý kiến của mình tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng
dạy?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng
c. Tương đối quan trọng. d. Không quan trọng
e. Ý kiến khác:
...……………………………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………
Câu 2: Thầy/ cô thực hiện việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở đơn vị mình như thế nào?
a. Rất thường xuyên. b. Thường xuyên.
c. Tương đối thường xuyên. d. Không thường xuyên.
e. Không tham gia.
Lý do:
...……………………………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………...
Câu 3: Xin quý thầy/ cô cho biết ý kiến về tình hình ứng dụng CNTT vào giảng dạy của đội ngũ ở đơn
vị mình?
a. Rất đồng đều. b. Đồng đều.
c. Tương đối đồng đều. d. Không đồng đều.
Câu 4: . Xin quý thầy/ cô cho ý kiến đánh giá công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường
mình thông qua các nội dung và biện pháp quản lý theo 2 thang điểm mức độ thực hiện và hiệu quả thực
hiện sau: (Ở từng biện pháp a, b, c,…chỉ chọn 1 mức điểm cho mỗi thang điểm)
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
TX: Thường xuyên RHQ: Rất hiệu quả
TT: Thỉnh thoảng HQ: Hiệu quả
IK: Ít khi IHQ: Ít hiệu quả
KBG: Không bao giờ KHQ: Không hiệu quả
Công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT
vào giảng dạy
MỨC ĐỘ TH HIỆU QUẢ TH
TX TT IK
K
BG
R
HQ HQ
I
HQ
K
HQ
a Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
b Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy
cụ thể hằng năm, tháng, tuần.
c Lập kế hoạch huy động nguồn kinh phí phục vụ việc
ứng dụng CNTT.
d Lập kế hoạch bổ sung các trang thiết bị và phương
tiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT.
4.2 Công tác tổ chức chỉ đạo việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy
MỨC ĐỘ TH HIỆU QUẢ TH
TX TT IK
K
BG
R
HQ
HQ
I
HQ
K
HQ
a. Công tác chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng
CNTT
b. Công tác chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ.
giảng dạy phù hợp.
c. Công tác chỉ đạo việc soạn đề và thành lập ngân
hàng đề thi trắc nghiệm..
d. Công tác dự giờ, đánh giá tiết dạy có ứng dụng
CNTT.
e. Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT cho giáo viên.
f. Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi
kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT.
g. Công tác quản lý phương tiện, thiết bị dạy học hỗ
trợ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy .
4.3 Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy
TX TT IK
K
BG
R
HQ HQ
I
HQ
K
HQ
a. Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng
dụng CNTT của giáo viên.
b. Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy của giáo viên.
c. Đánh giá thường xuyên và định kỳ
d. Thông qua đánh giá của tổ bộ môn
e. Đánh giá qua các kỳ thi thao giảng, hội giảng
Câu 5: Xin Thầy, Cô cho biết những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy ở trường mình ở mức độ nào?
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
RN: Rất nhiều I: Ít
N: Nhiều KAH: Không ảnh hưởng
TT
Yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
RN N I KAH
a. Chủ trương của Đảng của ngành về việc ứng dụng CNTT vào giảng
dạy
b. Sự chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở về việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy.
c. Sự quan tâm của Sở giáo dục và chính quyền địa phương về việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
d. Lãnh đạo nhà trường xem trọng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
e. Có đội ngũ giáo viên đủ năng lực phẩm chất phục vụ cho việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
f. Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường
về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
g. Kinh phí dành cho việc ứng dụng CNTT còn hạn chế
h. Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị chưa đủ
đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
i. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo các đề tài sáng kiến kinh
nghiệm chưa quan tâm đến các chuyên đề về ứng dụng CNTT vào
giảng dạy.
Câu 6: Trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy.ở đơn vị mình thầy/ cô hãy cho biết mức độ
thuận lợi hoặc khó khăn của các yếu tố sau:
MỨC ĐỘ THUẬN LỢI MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN
RTL: Rất thuận lợi TĐKK: Tương đối khó khăn
TL: Thuận lợi KK: Khó khăn
TĐTL: Tương đối thuận lợi RKK: Rất khó khăn
Yếu tố
Mức độ thuận lợi, khó khăn
RTL TL
TĐ
TL
TĐ
KK KK
R
KK
a. Sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương về việc ứng dụng
CNTT vào giảng dạy.
b. Sự quan tâm hỗ trợ của Sở giáo dục
c. Sự thống nhất trong đội ngũ nhà trường xem trọng việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
d. Trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên
e. Trình độ sử dụng phương tiện, thiết bị hỗ trợ của đội ngũ
giáo viên.
f. Nhận thức của giáo viên về việc ứng dụng CNTT vào việc
đổi mới phương pháp giảng dạy.
g. Nguồn kinh phí dành cho việc ứng dụng CNTT
h. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết phục vụ
cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
i. Việc bảo quản, bảo trì phương tiện, thiết bị CNTT
k. Sự thích nghi với môi trường học tập mới của học sinh
l. Hứng thú học tập của học sinh
Câu 7: Ngoài những nội dung quản lý nêu trong phiếu, theo thầy/ cô để nâng cao chất lượng quản lý việc
ứng dụng CNTT vào giảng dạy cần đưa thêm nội dung và biện pháp quản lý nào phù hợp với điều kiện của
trường trung học phổ thông hiện nay?
a. Nội dung quản lý:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
b. Biện pháp quản lý:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Câu 8: Xin thầy/ cô cho biết những đề nghị của mình đối với cơ quan quản lý giáo dục nhằm thực hiện tốt
các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục:
a. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
b. Sở Giáo dục và Đào tạo:
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy/ cô.
PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (DÀNH CHO HỌC SINH)
Các em học sinh thân mến!
Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng
dạy ở trường THPT tại thành phố Cần Thơ, xin em vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đọc từng câu hỏi rồi
đánh dấu (x) vào ô phù hợp với suy nghĩ của mình hoặc ghi câu trả lời ngắn ở phần ý kiến khác. Câu
trả lời chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học mà không đánh giá người trả lời. Chân thành cám ơn
em!
Phần I. Thông tin cá nhân
- Giới tính a. Nam b. Nữ
- Học sinh lớp: …………………………………………………………..
- Trường: ………………………………………………………………..
Phần II. Câu hỏi
Câu 1: Em cho biết hiệu quả của việc có ứng dụng CNTT hoặc không có ứng dụng CNTT trong giảng dạy
của giáo viên tại trường em đang theo học bằng cách chọn một đánh giá ( đánh dấu X )cho từng cột “Có ứng
dụng CNTT” và “Không có ứng dụng CNTT” ứng với từng môn học .
TT Nội dung
Có ứng dụng
CNTT
Không có ứng dụng CNTT
: Rất hiệu
quả
Hiệu
quả
Ít hiệu
quả
Không
hiệu quả
: Rất hiệu
quả
Hiệu
quả
Ít hiệu
quả
Không
hiệu quả
a. Môn Văn
b. Môn Sử
c. Môn Địa
d. Môn Ngoại ngữ
e. Môn GDCD
f. Môn Toán
g. Môn Lý
h. Môn Hóa
i. Môn Sinh
k. Môn Kỹthuật
l. Môn Thể dục
m. Môn GDQP
n Tin học
Câu2: Em hãy cho biết thái độ của mình về ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường
THPT nơi em đang theo học đến việc tiếp thu kiến thức trong giờ học của em bằng cách dánh dấu (X) vào
một thái độ ở từng biểu hiện của ảnh hưởng.
Biểu hiện của ảnh hưởng
Thái độ
Hoàntoàn đồng
ý
Đồng ý Lưỡng lự
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng ý
2.1 Giúp em dễ hiểu bài
2.2 Giúp em dễ nhớ bài
2.3 Thúc đẩy em tìm kiến thức mới, ôn kiến thức cũ
2.4 Em cảm thấy khó tiếp thu bài vì giáo viên (GV)
chiếu nhanh quá
2.5 Làm cho em thụ động vì chỉ nghe và chép thôi.
2.6 Em cảm thấy khó hiểu bài vì GV chỉ chiếu và
giảng chứ không minh họa và giảng bằng bảng
phấn như trong dạy học truyền thống.
2.7 Ý kiến khác
Câu 3: Em hãy cho biết thái độ của mình về ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
giảng dạy ở trường THPT nơi em đang theo học đến việc hình thành kỹ năng học tập của em bằng cách
dánh dấu (X) vào một thái độ ở từng kỹ năng.
Những kỹ năng đã được hình thành ở
em nhờ việc ứng dụng CNTT của GV
trong dạy học
Thái độ
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng
ý
Lưỡng
lự
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng
ý
3.1 Soạn đề cương tóm tắt sách giáo khoa và
tài liệu khác
3.2 Lập luận, tranh luận
3.3 Trình bày, diễn thuyết
3.4 Hợp tác với bạn trong học tập
3.5 Giải quyết những vấn đề của thực tiễn
3.6 Giải bài tập
3.7 Thí nghiệm
3.8 Tập làm văn
3.9 Vẽ bản đồ, biểu đồ
3.10 Nhận xét biểu đồ
3.11 Thực hành thể dục thể thao
3.12 Nghe tiếng nước ngoài
3.13 Nói tiếng nước ngoài
3.14 Đọc tiếng nước ngoài
3.15 Viết tiếng nước ngoài
3.16 Làm bài thi tự luận
3.17 Làm bài thi trắc nghiệm.
3.18 Những kỹ năng khác (viết tên những kỹ
năng ấy vào ô bên phải
Câu 4: Em hãy cho biết thái độ của mình về ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
giảng dạy ở trường THPT nơi em đang theo học đến việc hình thành thái độ, phẩm chất, hành vi đạo đức
của em bằng cách dánh dấu (X) vào một ô ở từng thái độ, phẩm chất, hành vi.
Những thái độ, phẩm chất, hành vi đạo đức của em đã được hình
thành nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy
ở trường THPT nơi em đang theo học
Thái độ
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng
ý
Lưỡng
lự
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng
ý
4.1 Hứng thú với môn học
4.2 Yêu mến giáo viên
4.3 Kính trọng giáo viên
4.4 Biết ơn thầy cô
4.5 Khâm phục giáo viên
4.6 Thân thiện với giáo viên
4.7 Yêu quý bạn bè
4.8 Thân thiện với bạn bè
4.9 Giúp đỡ bạn trong học tập
4.10 Chia sẻ với bạn bè về kiến thức và kỹ năng CNTT của mình
4.11 Biết ơn nhà trường
4.12 Yêu mến nhà trường
4.13 Giữ gìn và quý trọng của công
4.14 Biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc
4.15 Tình yêu quê hương, đất nước
4.16 Cảm thấy hạnh phúc vì được hưởng những thành tựu của
CNTT
4.17 Tích cực học tập để làm chủ khoa học công nghệ
4.18 Khắc phục khó khăn để học đều các môn học
4.19 Tìm tòi học hỏi thêm về CNTT
4.20 Có ý định học tiếp lên cao đẳng, đại học về CNTT
4.21 Có ý định học tiếp lên cao đẳng, đại học sư phạm về môn mình
yêu thích
4.22 Chán ghét môn học
4.23 Xa lánh giáo viên
4.24 Xem thường giáo viên
4.25 Oán giận, thù ghét giáo viên
4.26 Xa lánh bạn bè
4.27 Oán giận, thù ghét bạn bè
Câu 5: Em vui lòng cho biết số tiết ở từng môn học trong học kỳ vừa qua, giáo viên dạy lớp em có sử dụng
bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng phần mềm trình chiếu power point)
TT Môn học Số tiết
5.1. Môn Văn
5.2 Môn Sử
5.3 Môn Địa
5.4 Môn Ngoại ngữ
5.5 Môn Giáo dục công dân
5.6 Môn Toán
5.7 Môn Lý
5.8 Môn Hóa
5.9 Môn Sinh
5.10 Môn Kỹ thuật
5.11 Môn Thể dục
5.12 Môn Giáo dục Quốc phòng
5.13 Tin học
Câu 6: Em vui lòng cho biết số tiết ở từng môn học trong học kỳ vừa qua, giáo viên dạy lớp em sử dụng
bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng phần mềm trình chiếu power point) có thầy, cô trong
Ban Giám hiệu, lãnh đạo Sở Giáo dục &Đào tạo, Tổ trưởng dự giờ
TT Môn học Số tiết
6.1. Môn Văn
6.2 Môn Sử
6.3 Môn Địa
6.4 Môn Ngoại ngữ
6.5 Môn Giáo dục công dân
6.6 Môn Toán
6.7 Môn Lý
6.8 Môn Hóa
6.9 Môn Sinh
610 Môn Kỹ thuật
6.11 Môn Thể dục
6.12 Môn Giáo dục Quốc phòng
6.13 Môn Tin học
Câu 7: Em vui lòng cho biết giáo viên các bộ môn dạy lớp em đã đưa ra những yêu cầu nào đối với học
sinh trong học tập trong và ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin và mức độ
thực hiện các yêu cầu đó của học sinh.
Yêu cầu
Có nêu hoặc
không
Mức độ thực hiện yêu cầu
Có Không Tốt
Khá TB Yếu Kém
Không
thực hiện
7.1 HS trình bày nội dung bài học bằng bài
trình chiếu Power point
7.2 HS sưu tầm hình ảnh, phim trên internet
có liên quan đến nội dung bài học để minh
họa tại lớp
7.3 HS sưu tầm các phần mềm để tổ chức các
trò chơi học tập trong và ngoài giờ lên lớp
(Ví dụ: Trò chơi ô chữ)
7.4 HS lập trang Web của Trường, lớp
7.5 HS thực hiện các dự án học tập theo nhóm
có ứng dụng CNTT
Câu 8. Em cho biết thêm ý kiến của mình về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường Trung học phổ
thông?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………….
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của em
PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THỐNG KÊ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO
VIÊN
Bảng 1: Ý kiến đánh giá tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy?
Quy định cho điểm:
4: Rất quan trọng, 3: Quan trọng, 2: Tương đối quan trọng, 1: Không quan trọng
Biến số Người trả lời Mức đánh giá Mẫu khảo
sát
Trung bình
cộng
Độ lệch
chuẩn 4 3 2 1
Chức vụ
GV 66 208 25 1 300 3.1300 .54842
CBQL 13 46 1 0 60 3.2000 .44341
Tổng cộng 79 254 26 1 360 3.1417 .53244
Giới tính
Nam 40 86 12 0 138 3.2029 .58146
Nữ 39 168 14 1 222 3.1036 .49713
Tổng cộng 79 254 26 1 360 3.1417 .53244
Độ tuổi
Dưới 35 35 114 7 0 156 3.1796 .48841
Từ 35 đến 48 19 84 9 0 112 3.0893 .49417
Trên 48 25 56 10 1 92 3.1413 .66905
Tổng cộng 79 254 26 1 360 3.1417 .53244
Trình độ
tin học
Chưa biết sử dụng 17 90 19 1 127 2.9685 .56255
Trình độ A 44 144 7 0 195 3.1897 .47613
Trình độ B, KTV 5 9 0 0 14 3.3571 .49725
Cao đẳng 7 5 0 0 12 3.5833 .51493
Đại học 6 6 0 0 12 3.5000 .52223
Tổng cộng 79 254 26 1 360 3.1417 .53244
Thâm
niên
công tác
Dưới 10 năm 38 119 5 0 162 3.2037 .47469
Từ 10 đến 20 năm 13 63 8 1 85 3.0353 .54439
Trên 20 28 72 13 0 113 3.1327 .59016
Tổng cộng 79 254 26 1 36 3.1417 .53244
Bảng 2a: Ý kiến về căn cứ để ứng dụng CNTT vào giảng dạy của CBQL. (Dành riêng cho CBQL)
Quy định cho điểm:
1: Chủ trương chính sách của nhà nước 2: Trình độ đội ngũ
3: Cơ sở vật chất trang thiết bị 4: Tất cả các yếu tố trên
Căn cứ để ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Tần
suất
Tỷ lệ
phần
trăm
Trung bình cộng
Độ lệch
chuẩn
Chủ trương chính sách của nhà nước 60 100.0
1.00 .00
Trình độ đội ngũ 0 0.0
Cơ sở vật chất trang thiết bị 0 0.0
Tất cả các yếu tố trên 0 0.0
Bảng 2b: Ý kiến về mức độ tham gia ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV ở trường THPT. (Dành
riêng cho GV)
Quy định cho điểm:
5: Rất thường xuyên 4: Thường xuyên 3: Tương đối thường xuyên
2 Không thường xuyên 1: Không tham gia
Mức độ thực hiện
Tần
suất
Tỷ lệ phần trăm
Trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn
Rất thường xuyên 6 2.0
2.4200 .87911
Thường xuyên 26 8.7
Tương đối thường xuyên 91 30.3
Không thường xuyên 142 47.3
Không tham gia 35 11.7
Bảng 3: Ý kiến về tình hình thực hiện ứng dụng CNTT ở trường THPT
Quy định cho điểm:
1: Rất đồng đều, 2: Đồng đều, 3: Tương đối đồng đều, 4: Không đồng đều
Mức đánh giá Tần suất
Tỷ lệ phần
trăm
Trung bình cộng
z
Độ lệch chuẩn z
Rất đồng đều 0 .0
3.7111 .48932
Đồng đều 0 .0
Tương đối đồng đều 16 26.7
Khộng đồng đều 44 73.3
Bảng 4: Ý kiến đánh giá công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Quy định cho điểm:
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
4: TX (thường xuyên) 4: RHQ (rất hiệu quả)
3: TT (thỉnh thoảng) 3: HQ (hiệu quả)
3: IK (ít khi) 2: IHQ (hiệu quả)
1: KBG (không bao giờ) 1: KHQ (không hiệu quả)
4.1
Công tác xây dựng
kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông
tin vào giảng dạy
Mức độ thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn
Hiệu quả thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn 4 3 2 1 4 3 2 1
a
Xây dựng kế hoạch
mua sắm trang thiết
bị phục vụ việc ứng
dụng công nghệ
thông tin vào giảng
dạy.
155 194 11 3.4000 .54950 4 186 170 2.5389 .52102
b
Xây dựng kế hoạch
ứng dụng công
nghệ thông tin vào
giảng dạy cụ thể
hằng năm, tháng,
tuần.
241 117 2 3.6639 .48467 30 159 171 2.6083 .63723
c
Lập kế hoạch huy
động nguồn kinh
phí phục vụ việc
ứng dụng công
nghệ thông tin.
82 213 65 3.0472 .63815 3 134 222 1 2.3861 .50988
d
Lập kế hoạch bổ
sung các trang thiết
bị và phương tiện
phục vụ cho việc
ứng dụng công
nghệ thông tin.
94 176 88 2 3.0056 .72747 10 97 246 7 2.3056 .55452
4.2
Công tác tổ chức
chỉ đạo việc ứng
dụng công nghệ
thông tin vào giảng
dạy
Mức độ thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn
Hiệu quả thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn 4 3 2 1 4 3 2 1
a.
Công tác chỉ đạo
việc soạn bài giảng
có ứng dụng CNTT
196 154 10 3.5167 .55329 30 208 121 1 2.7417 .60401
b.
Công tác chỉ đạo
việc lựa chọn phần
mềm hỗ trợ. giảng
dạy phù hợp.
70 218 72 2.9944 .62890 7 122 228 3 2.3694 .53788
c.
Công tác chỉ đạo
việc soạn đề và
thành lập ngân
hàng đề thi trắc
nghiệm..
108 151 101 3.0194 .76275 3 132 223 2 2.3778 .51339
d.
Công tác dự giờ,
đánh giá tiết dạy có
ứng dụng công
nghệ thông tin.
1 171 177 11 3.5306 1.70340 11 265 84 2.7972 .47264
e.
Tổ chức thực hiện
việc bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng
công nghệ thông
tin cho giáo viên.
50 180 125 5 2.7639 .69805 14 135 199 12 2.4194 .62373
f.
Tổ chức các hoạt
động chuyên đề
thảo luận trao đổi
kinh nghiệm về
việc ứng dụng công
nghệ thông tin.
41 217 93 9 2.8056 .66002 9 214 125 12 2.6111 .59608
g.
Công tác quản lý
phương tiện, thiết
bị dạy học hỗ trợ
việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào
giảng dạy .
91 183 86 3.0139 .70203 13 124 221 2 2.4111 .57126
4.3
Công tác kiểm tra,
đánh giá việc ứng
dụng công nghệ
thông tin vào giảng
dạy
Mức độ thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn
Hiệu quả thực hiện
Trung
bình
cộng
Độ lệch
chuẩn 4 3 2 1 4 3 2 1
a.
Quy định các tiêu
chuẩn kiểm tra
đánh giá việc ứng
dụng công nghệ
thông tin của giáo
viên.
84 195 76 5 2.9944 .70807 6 141 203 10 2.3972 .57379
b.
Theo dõi, kiểm tra,
điều chỉnh việc ứng
dụng công nghệ
thông tin vào giảng
dạy của giáo viên.
104 194 62 3.1167 .66989 48 160 152 2.7111 .68805
c.
Đánh giá thường
xuyên và định kỳ
84 175 91 10 2.9250 .77022 4 153 193 10 2.4194 .56761
d.
Thông qua đánh
giá của tổ bộ môn
93 185 80 2 3.0250 .70961 1 178 176 5 2.4861 .53285
e.
Đánh giá qua các
kỳ thi thao giảng,
hội giảng
207 136 17 3.5278 .58705 22 282 56 2.9056 .45643
Bảng 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Quy định cho điểm:
4: Rất nhiều: 3: Nhiều 2: Ít 1: Không ảnh hưởng:
TT
Yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
Trung bình
cộng
Độ lệch
chuẩn
4 3 2 1
z z
a. Chủ trương của Đảng của ngành về việc ứng dụng công 96 222 36 6 3.1333 .64553
nghệ thông tin vào giảng dạy
b.
Sự chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở về việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
88 224 44 4 3.1000 .63421
c.
Sự quan tâm của Sở giáo dục và chính quyền địa phương về
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
114 194 50 2 3.1667 .67175
d.
Lãnh đạo nhà trường xem trọng việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy.
121 211 8 0 3.2583 .59002
e.
Có đội ngũ giáo viên đủ năng lực phẩm chất phục vụ cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
80 210 70 0 3.0278 .64580
f.
Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong
nhà trường về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy.
63 153 132 12 2.7417 .78100
g.
Kinh phí dành cho việc ứng dụng công nghệ thông tin còn
hạn chế
88 182 76 4 3.0111 .70800
h.
Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết
bị chưa đủ đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
100 180 78 2 3.0500 .71805
i.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo các đề tài sáng
kiến kinh nghiệm chưa quan tâm đến các chuyên đề về ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
44 178 130 8 2.7167 .70236
Bảng 6: Mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Quy định cho điểm:
6: Rất thuận lợi: 5: Thuận lợi 4: Tương đối thuận lợi
3: Tương đối khó khăn 2: Khó khăn 1: Rất khó khăn
Yếu tố
Mức độ thuận lợi khó khăn
6 5 4 3 2 1
Trung bình
cộng z
Độ lệch
chuẩn z
a.
Sự chỉ đạo từ Trung ương
đến địa phương về việc ứng
dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
52 176 106 18 8 0 4.6833 .86062
b.
Sự quan tâm hỗ trợ của Sở
giáo dục
48 192 92 18 6 4 4.6833 .90480
c.
Sự thống nhất trong đội ngũ
nhà trường xem trọng việc
ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy.
54 166 90 30 16 4 4.5556 1.05673
d.
Trình độ ứng dụng công
nghệ thông tin của đội ngũ
giáo viên
4 62 76 45 72 101 2.8278 1.51623
e.
Trình độ sử dụng phương
tiện, thiết bị hỗ trợ của đội
ngũ giáo viên.
10 54 76 51 52 117 2.8000 1.57239
f.
Nhận thức của giáo viên về
việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc đổi mới
phương pháp giảng dạy.
26 130 138 46 18 2 4.2611 .98095
g.
Nguồn kinh phí dành cho
việc ứng dụng công nghệ
thông tin
3 16 30 78 178 55 2.3972 1.03987
h.
Điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện, trang thiết phục
vụ cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng
dạy.
2 16 26 67 233 16 2.4417 .90307
i.
Việc bảo quản, bảo trì
phương tiện, thiết bị công
nghệ thông tin
1 12 33 66 240 8 2.4556 .84327
k.
Sự thích nghi với môi
trường học tập mới của học
sinh
22 130 128 48 28 4 4.1611 1.06168
l.
Hứng thú học tập của học
sinh
36 158 110 48 8 0 4.4611 .92242
PHỤ LỤC 5: SỐ LIỆU THỐNG KÊ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho học sinh các trường Trung học Phổ thông)
Bảng 1: Hiệu quả của việc có ứng dụng CNTT hay không có ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Quy định cho điểm:
4: Rất hiệu quả 2: Ít hiệu quả
3: Hiệu quả 1: Không hiệu quả
TT Nội dung
Có ứng dụng CNTT Không có ứng dụng CNTT
4 3 2 1
h h
4 3 2 1
h h
a. Môn Văn 83 211 61 5 3.0333 .67506 83 211 61 5 1.9944 .62445
b. Môn Sử 115 181 60 4 3.1306 .71759 115 181 60 4 2.0139 .61307
c. Môn Địa 130 203 27 0 3.2861 .59602 130 203 27 0 1.9278 .62028
d.
Môn Ngoại
ngữ
97 192 67 3 3.0722 .70439 97 192 67 3 1.9972 .70612
e.
Môn
GDCD
112 151 85 12 3.0083 .82606 112 151 85 12 2.2361 .69002
f. Môn Toán 207 125 28 0 3.4972 .63771 207 125 28 0 2.4028 .74002
g. Môn Lý 125 178 46 11 3.1583 .75746 125 178 46 11 2.3722 .79364
h. Môn Hóa 146 148 51 15 3.1806 .82655 146 148 51 15 2.2694 .68989
i. Môn Sinh 137 182 36 5 3.2528 .68814 137 182 36 5 2.2222 .68453
k.
Môn Kỹ
thuật
121 157 65 17 3.0611 .83891 121 157 65 17 2.2500 .69918
l.
Môn Thể
dục
156 108 85 11 3.1361 .848051 122 200 35 3 3.2250 .64806
m.
Môn
GDQP
114 151 85 10 3.0250 .81554 102 198 52 8 3.0944 .71356
n Tin học 254 90 12 4 3.6500 .60153 254 90 12 4 1.4750 .60586
Bảng 2: Thái độ về ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đến việc tiếp thu kiến thức của HS
Quy định cho điểm:
- Từ câu 2.1 đến 2.3:
5: Hoàn toàn đồng ý 4: Đồng ý 3: Lưỡng lự
2: Không đồng ý 1: Hoàn toàn không đồng ý
- Từ câu 2.4 đến 2.6:
5: Hoàn toàn không đồng ý 4: Không đồng ý 3: Lưỡng lự
2: Đồng ý 1: Hoàn toàn đồng ý
Biểu hiện của ảnh hưởng
Thái độ
5 4 3 2 1 h h
2.1 Giúp em dễ hiểu bài 152 175 31 1 1 4.3222 .66471
2.2 Giúp em dễ nhớ bài 108 179 61 10 2 4.0583 .79303
2.3 Thúc đẩy em tìm kiến thức mới, ôn kiến thức cũ 89 205 59 7 0 4.0444 .69876
2.4
Em cảm thấy khó tiếp thu bài vì giáo viên (GV) chiếu
nhanh quá
133 122 92 13 0 4.0417 .87741
2.5 Làm cho em thụ động vì chỉ nghe và chép thôi. 116 169 66 9 0 4.0889 .77416
2.6
Em cảm thấy khó hiểu bài vì GV chỉ chiếu và giảng
chứ không minh họa và giảng bằng bảng phấn như
trong dạy học truyền thống.
91 200 57 10 2 4.0222 .75718
2.7
Ý kiến khác
0
Bảng 3: Thái độ về ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đến việc hình thành kỹ năng kỹ xảo
của HS
Quy định cho điểm:
5: Hoàn toàn đồng ý 4: Đồng ý 3: Lưỡng lự
2: Không đồng ý 1: Hoàn toàn không đồng ý
Những kỹ năng đã được hình thành ở học
sinhnhờ việc ứng dụngCNTT của GV trong dạy
học
Thái độ
5 4 3 2 1 h h
3.1
Soạn đề cương, tóm tắt sách giáo khoa và tài liệu
khác
89 201 59 9 2 4.0167 0.74993
3.2 Lập luận, tranh luận 87 198 71 4 87 4.0222 0.69583
3.3 Trình bày, diễn thuyết 96 185 72 6 1 4.0250 0.74784
3.4 Hợp tác với bạn trong học tập 105 195 44 15 1 4.0778 0.77536
3.5 Giải quyết những vấn đề của thực tiễn 92 178 88 2 0 4.0000 0.72366
3.6 Giải bài tập 133 157 59 11 0 4.1444 0.79778
3.7 Thí nghiệm 133 160 51 15 1 4.1361 0.82835
3.8 Tập làm văn 151 107 96 6 0 4.1194 0.86056
3.9 Vẽ bản đồ, biểu đồ 135 145 68 12 0 4.1194 0.82756
3.10 Nhận xét biểu đồ 128 175 52 5 0 4.1833 0.72346
3.11 Thực hành thể dục thể thao 126 174 54 6 0 4.1667 0.73511
3.12 Nghe tiếng nước ngoài 129 166 62 3 0 4.1694 0.73258
3.13 Nói tiếng nước ngoài 127 136 88 9 0 4.0583 0.83412
3.14 Đọc tiếng nước ngoài 116 157 81 6 0 4.0639 0.78199
3.15 Viết tiếng nước ngoài 121 153 81 4 1 4.0806 0.79108
3.16 Làm bài thi tự luận 133 145 73 9 0 4.1167 0.81268
3.17 Làm bài thi trắc nghiệm. 124 158 72 5 1 4.1083 0.78420
3.18 Những kỹ năng khác 0
Bảng 4: Thái độ về ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đến việc hình thành thái độ, phẩm
chất, hành vi của HS
Quy định cho điểm:
- Từ câu 4.1 đến 4.21:
5: Hoàn toàn đồng ý 4: Đồng ý 3: Lưỡng lự 2: Không đồng ý 1: Hoàn toàn
không đồng ý
- Từ câu 4.22 đến 4.27:
5: Hoàn toàn không đồng ý 4: Không đồng ý 3: Lưỡng lự 2: Đồng ý 1: Hoàn toàn
đồng ý
Những thái độ, phẩm chất, hành vi đạo đức học
sinh
đã được hình thành nhờ việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy
ở trường THPT nơi em đang theo học
Thái độ
5 4 3 2 1 h h
4.1 Hứng thú với môn học 170 168 18 3 1 4.3972 0.65111
4.2 Yêu mến giáo viên 81 209 70 0 0 4.0306 0.64782
4.3 Kính trọng giáo viên 78 215 62 5 0 4.0167 0.66739
4.4 Biết ơn thầy cô 77 213 65 5 0 4.0056 0.67173
4.5 Khâm phục giáo viên 87 188 84 1 0 4.0028 0.69818
4.6 Thân thiện với giáo viên 98 206 53 3 0 4.1083 0.66503
4.7 Yêu quý bạn bè 104 183 65 8 0 4.0639 0.74552
4.8 Thân thiện với bạn bè 105 184 65 6 0 4.0778 0.73097
4.9 Giúp đỡ bạn trong học tập 100 210 45 5 0 4.1250 0.66629
4.10 Chia sẻ với bạn bè về kiến thức và kỹ năng
CNTT của mình
144 191 23 1 1 4.3222 0.63030
4.11 Biết ơn nhà trường 130 183 47 0 0 4.2306 0.66312
4.12 Yêu mến nhà trường 112 181 63 3 1 4.1111 0.73047
4.13 Giữ gìn và quý trọng của công 99 217 36 8 0 4.1306 0.66939
4.14 Biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc 155 137 61 5 2 4.2167 0.81268
4.15 Tình yêu quê hương, đất nước 140 155 60 5 0 4.1944 0.75822
4.16 Cảm thấy hạnh phúc vì được hưởng những
thành tựu của CNTT
121 168 56 13 2 4.0917 0.82438
4.17 Tích cực học tập để làm chủ khoa học công
nghệ
115 195 38 10 2 4.1417 0.75340
4.18 Khắc phục khó khăn để học đều các môn
học
18 160 158 20 4 3.4667 0.72673
4.19 Tìm tòi học hỏi thêm về CNTT 102 182 63 12 1 4.0333 0.78567
4.20 Có ý định học tiếp lên cao đẳng, đại học về
CNTT
38 118 173 29 2 3.4472 0.80907
4.21 Có ý định học tiếp lên cao đẳng, đại học sư
phạm về môn mình yêu thích
41 125 145 42 7 3.4194 0.90751
4.22 Chán ghét môn học 168 167 25 0 0 4.3972 0.61594
4.23 Xa lánh giáo viên 140 200 20 0 0 4.3333 0.57815
4.24 Xem thường giáo viên 181 154 25 0 0 4.4333 0.62090
4.25 Oán giận, thù ghét giáo viên 180 162 18 0 0 4.4500 0.59031
4.26 Xa lánh bạn bè 166 170 24 0 0 4.3944 0.61092
4.27 Oán giận, thù ghét bạn bè 172 165 23 0 0 4.4139 0.60942
Bảng 5: Số tiết từng môn học giáo viên dạy lớp có sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT
TT Môn học
Số tiết
ít nhất
Số tiết
nhiều nhất
Trung bình số tiết
có ứng dụng CNTT
5.1. Môn Văn 1.00 10.00 4.7806
5.2 Môn Sử 1.00 6.00 3.8083
5.3 Môn Địa 1.00 8.00 3.9056
5.4 Môn Ngoại ngữ .00 6.00 2.4139
5.5 Môn Giáo dục công dân .00 6.00 1.7778
5.6 Môn Toán .00 8.00 3.7528
5.7 Môn Lý 2.00 9.00 5.0889
5.8 Môn Hóa 1.00 9.00 4.3278
5.9 Môn Sinh 2.00 8.00 4.6278
5.10 Môn Kỹ thuật .00 6.00 1.9333
5.11 Môn Thể dục .00 .00 .0000
5.12 Môn Giáo dục Quốc phòng .00 .00 .0000
5.13 Tin học 5.00 18.00 9.7917
Bảng 6: Số tiết từng môn học giáo viên dạy lớp sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT có CBQL dự giờ
TT Môn học
Số tiết CBQL dự giờ
có ứng dụng CNTT
ít nhất
Số tiết CBQL dự
giờ có ứng dụng
CNTT
nhiều nhất
Trung bình số tiết CBQL
dự giờ có ứng dụng CNTT
6.1. Môn Văn .00 4.00 1.2917
6.2 Môn Sử 1.00 3.00 1.3806
6.3 Môn Địa .00 3.00 1.2083
6.4 Môn Ngoại ngữ 1.00 5.00 1.3500
6.5 Môn Giáo dục công dân 1.00 2.00 1.2444
6.6 Môn Toán .00 4.00 1.3750
6.7 Môn Lý .00 4.00 1.3833
6.8 Môn Hóa .00 3.00 1.3111
6.9 Môn Sinh 1.00 3.00 1.1667
6.10 Môn Kỹ thuật .00 3.00 1.3000
6.11 Môn Thể dục .00 .00 .0000
6.12 Môn Giáo dục Quốc phòng .00 .00 .0000
6.13 Tin học .00 2.00 1.1750
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5429.pdf