Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Minh Lợi THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở

pdf91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật chất ĐLTC : Độ lệch tiêu chuẩn GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng KHTN : Khoa học tự nhiên N : Số khách thể tham gia nghiên cứu PHT : Phó Hiệu trưởng QL : Quản lý TB : Trung bình cộng THPT : Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thế kỷ XXI đã được khởi đầu bởi sự bùng nổ của tri thức, khoa học và công nghệ. Toàn cầu hóa, CNTT và công nghệ sinh học, nền kinh tế tri thức… đang làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Các tri thức đang thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống. Các bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của xã hội loài người đang được đánh dấu bằng những tri thức mới. Nền kinh tế của mỗi quốc gia có thịnh vượng hay không phụ thuộc vào việc sử dụng tài sản trí tuệ và các nguồn lực khoa học, công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, những nhu cầu về nguồn lực lao động có trình độ cao đòi hỏi GD phải thay đổi. GD phải tập trung vào con người và sự phát triển của con người. Ở mỗi quốc gia, xã hội đang đòi hỏi một hệ thống GD mới với nội dung GD và phương pháp GD phù hợp, thích nghi được với môi trường xã hội luôn thay đổi nhanh chóng. Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền GD phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của HS để nâng cao chất lượng đào tạo. Không chỉ đối với GV mà HS cũng phải biết tiếp cận nguồn thông tin to lớn luôn được xử lý hiệu quả với máy tính và mạng internet. Ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những mục tiêu lớn được ngành GD đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là một mục tiêu chính đã được nghị quyết TW2, khóa VIII chỉ ra rất rõ ràng cụ thể: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS…Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên". CNTT và truyền thông với công nghệ multimedia, internet,… đã và đang làm thay đổi cách thức dạy và học với các phương châm mới về dạy học. Sau một thời gian khởi động khá dài, ngành GD Việt Nam đã bắt đầu chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giáo dục với sự kiện năm học 2008-2009 được Bộ GD&ĐT chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT…”. Sự kiện này đã làm cho việc đưa CNTT vào trường học trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của ngành GD. Ngày nay, máy tính và mạng internet đã có mặt ở hầu hết trường THPT. Nhiều phần mềm dạy học được đưa vào sử dụng, cánh cửa đi vào tri thức của nhân loại được mở rộng thông qua internet đã phần nào xóa đi khoảng cách giữa các trường ở trung tâm thành phố và các trường ở vùng nông thôn nói riêng, giữa các trường học ở Việt Nam và các trường học trên thế giới nói chung. Trong bối cảnh đó, ngành GD thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các trường THPT trong thành phố ứng dụng CNTT vào dạy và học từ những năm đầu của thế kỷ 21. Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn học của HT các trường THPT thuộc thành phố Cần Thơ đã đạt một số thành tựu. Số lượng bài giảng có sử dụng CNTT tăng về số lượng, chất lượng, được các trường cải tiến, cập nhật thường xuyên. Công tác quản lý về mặt chuyên môn, CSVC có nhiều tiến bộ. CSVC được trang bị ngày càng nhiều… Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như: tiêu chí đánh giá chất lượng của một bài giảng có ứng dụng CNTT chưa nhất quán, mỗi đơn vị có một cách đánh giá riêng. Thậm chí, có hiện tượng lạm dụng CNTT, sử dụng các thí nghiệm ảo để thay thế cho thí nghiệm thực hành. Một số đơn vị còn lúng túng trong việc xử lý thông tin như: lưu trữ, phổ biến… Đặc biệt, chưa tận dụng được thế mạnh của CNTT đang tạo ra một môi trường dạy đặc biệt là môi trường mạng… Nhìn chung, tính hiệu quả của công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn học của HT các trường THPT tại thành phố Cần Thơ vẫn chưa cao. Thực tiễn GD đang đòi hỏi HT các trường THPT cần phải có những cải tiến, đổi mới về công tác quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm của các môn KHTN và khoa học xã hội để việc ứng dụng CNTT thực sự đáp ứng được nhu cầu của GD thành phố, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, trong khả năng giới hạn của mình, tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ”. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN bậc THPT của một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ hiện nay; đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của HT các trường THPT về lĩnh vực này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1 Khách thể nghiên cứu. Công tác quản lý trường học của HT trường THPT tại thành phố Cần Thơ. 3.2 Đối tượng nghiên cứu. Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ. 4. Giả thuyết khoa học. Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN của HT các trường THPT thuộc thành phố Cần Thơ đã đạt một số thành tựu. Nếu thực hiện quản lý dựa trên các tiêu chí và theo hệ thống thì chất lượng dạy có ứng dụng CNTT của các môn KHTN được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Thiết lập cơ sở lý luận của đề tài. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các môn KHTN của HT ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học các môn KHTN bậc THPT tại thành phố Cần Thơ. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp luận. 6.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc. Công tác quản lý nhà trường là một hệ thống gồm nhiều thành tố, trong đó công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN là một thành tố của hệ thống này. Chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau. 6.1.2 Quan điểm lịch sử - logic. Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN được tiến hành trong một phạm vi không gian, thời gian và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và có tính kế thừa các lĩnh vực quản lý trước đây và sẽ tiếp tục phát triển, thay đổi trong tương lai. 6.1.3 Quan điểm thực tiễn. Việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở các trường THPT tại thành phố Cần Thơ là một hiện tượng đang xảy ra. Việc nghiên cứu trên các đối tượng có liên quan nhằm nắm được thực trạng, từ đó, dựa vào những cơ sở lý luận khoa học để đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý của HT trường THPT về lĩnh vực này. 6.2 Phương pháp nghiên cứu. 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phân tích, tổng hợp lý thuyết. - Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương; sách, báo và tạp chí; báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT, của Sở GD&ĐT để nhận định, đánh giá về thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN bậc THPT, xây dựng cơ sở pháp lý và lý luận của đề tài. 6.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6.2.2.2 Phương pháp quan sát. Quan sát hoạt động quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của HT và hoạt động dạy của GV các môn KHTN. 6.2.2.1 Phương pháp điều tra. Dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của CBQL (HT, PHT), GV về các nội dung có liên quan đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN bậc THPT. 6.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn. Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT; HT, PHT, tổ trưởng tổ chuyên môn, GV, HS để thu thập dữ liệu cho đề tài. 6.3 Phương pháp thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội và GD để xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows. Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra. 7. Giới hạn của đề tài. Thành phố Cần Thơ hiện có 22 trường THPT (trong đó có 1 trường THPT chuyên, 19 trường THPT công lập, 1 trường tư thục, 1 trường nhiều cấp học). Do khả năng có giới hạn của người nghiên cứu và thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ khảo sát về quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN của HT. Đối tượng của nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một số lãnh đạo, trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên Sở GD&ĐT; một số HT, PHT phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS ở 01 trường THPT chuyên và chọn ngẫu nhiên 9 trường THPT công lập trong thành phố Cần Thơ. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Hoạt động dạy là hoạt động trung tâm của nhà trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy bằng CNTT là một chủ đề lớn đã được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Từ sau những năm 1980, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, hình thành xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hóa đã tạo nên “một làn sóng đổi mới cải cách GD trên thế giới lần thứ ba” [13, tr 14]. Các nước trên thế giới trong chiến lược, mục tiêu GD của mình đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT vào GD phổ thông nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập, tìm kiếm các giải pháp GD dành cho những nhóm dân cư đặc biệt. Hướng ưu tiên chủ yếu là cung cấp dịch vụ thông tin quản lý và học tập dựa vào CNTT hiện đại (mạng tri thức- knowledge networks, mạng GD – education webs; học tập trực tuyến – online learning, học từ xa qua các phương tiện viễn thông –TV, vệ tinh, internet, thư viện điện tử (electronic libraries)…). Người ta đã kết luận rằng: nếu không phát triển công nghệ mạng và internet thì không thể tiến tới xã hội học tập và nền kinh tế tri thức bởi vì mạng thông tin toàn cầu chứa đựng những nguồn tri thức khổng lồ, vô cùng đa dạng và mới mẻ nhất. Không có công cụ nào hỗ trợ mạnh và nhanh chóng hơn công nghệ mạng và internet trong sự phát triển quy mô và hiệu quả GD ngày nay. Bước vào thế kỷ XXI, CNTT đang tạo cơ hội lớn cho việc học tập và làm giàu tiềm năng của mỗi người, xóa bỏ sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới đều ưu tiên cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào GD nói chung, dạy học nói riêng. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng: - Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo “… Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học…” [10, tr 7]. - Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ chỉ rõ “…nhanh chóng áp dụng CNTT vào GD để đổi mới phương pháp GD và quản lý” [9 , tr 27]. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước “Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng CNTT trong lĩnh vực, địa phương và tổ chức, cơ quan mình” [8, tr 15]. Thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào GD, cụ thể như sau: Giai đoạn 1988-1990, do máy vi tính có giá rất cao (khoảng 1.500 USD/máy XT, 4.500 USD/máy AT286) nên mục tiêu đầu tiên và duy nhất mà Bộ GD&ĐT đặt ra chỉ ở mức độ giảng dạy tin học cho mọi người một cách đơn giản. Trong chương trình thí điểm chuyên ban THPT, Bộ GD&ĐT đã cho tiến hành thí điểm đưa môn tin học vào dạy chính khóa. Năm 1996, chương trình chuyên ban bị tạm dừng, môn tin học thí điểm tạm ngừng. Năm 1998, dự án Professional Development Laboratory (PDL) được ký kết giữa Bộ GD&ĐT với hãng máy tính IBM để ứng dụng tin học phục vụ chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong trường phổ thông. Trong năm này, internet được chính thức mở ra tại Việt Nam, sử dụng công nghệ quay số điện thoại. Tháng 4/2004, cả nước bắt đầu sử dụng ADSL để truy cập internet. - Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu “…Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học” . Giai đoạn từ 2001-2008, Bộ GD&ĐT liên tiếp tổ chức các Hội nghị về ứng dụng CNTT và truyền thông trong GD hàng năm. Một số Sở GD&ĐT ở các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,… liên tục tổ chức các hội nghị về ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý. - Tháng 4 năm 2006, Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) theo kết quả của Hiệp định tài chính AIDCO/VNM/2004/016-841 giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ký kết tại Brussel ngày 18/07/2005 và ký kết tại Hà Nội ngày 01/09/2005 bắt đầu được thực hiện. Dự án triển khai xây dựng hệ thống CNTT tích hợp cho công tác quản lý ở khối GD phổ thông. - Năm học 2006-2007, Tin học là môn học chính khóa được dạy ở các trường THPT. - Năm 2007, Bộ GD&ĐT tăng cường chỉ đạo và đầu tư trang bị cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục: + Triển khai chương trình công nghệ GD; xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lý bài giảng điện tử, hệ thống e-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; xây dựng các nguồn tài nguyên GD và học liệu điện tử để chia sẻ dùng chung qua website của Bộ, thư viện đề thi, thư viện sách giáo khoa điện tử; tổ chức chủ đề “CNTT đổi mới phương pháp dạy và học” trên website, tổ chức GV tham gia diễn đàn GD để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn của GV, khuyến khích GV soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ, tham khảo giáo án qua mạng. [2, tr 3]. + …Các đơn vị, cơ sở GD cần triển khai ngay các phần mềm mã nguồn mở trong công tác dạy học chính thức trong trường phổ thông và công tác quản lý. [3, tr 2] - Ngày 4/1/2008, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel ký văn bản hợp tác với Cục CNTT Bộ GD&ĐT về triển khai mạng GD: Viettel cung cấp dịch vụ kết nối internet băng thông rộng, kết nối kênh thuê riêng qua đường cáp quang cho tất cả trường học, cơ quan quản lý giáo dục. - Năm học 2008-2009 được Bộ GD&ĐT chỉ đạo là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT… đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường” [6, tr 1]. “Nhiều trường đại học, cao đẳng, các tổ chức và cá nhân đã tiến hành triển khai thử nghiệm và vận hành các hệ thống e-Learning. Nhiều công cụ tạo bài giảng điện tử, công cụ tạo câu hỏi đã được phát triển” [4, tr 8]. - Năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo “đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường và công tác đào tạo nguồn nhân lực về CNTT” [7, tr 1]. Ngành GD&ĐT thành phố Cần Thơ đã triển khai ứng dụng CNTT vào dạy và quản lý trong tất cả cơ sở giáo dục theo các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. 1.1.2. Một số lý luận về dạy học, quản lý dạy học và ứng dụng CNTT bậc THPT. 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động dạy (hoạt động dạy học). Dưới góc độ của GD học: “ Dạy học là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động và phát triển liên tục trong trí tuệ và nhân cách của HS…Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người HS…Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của GV, HS nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp” [31, tr 57, 58]. Mục đích của dạy là “làm cho người học học đúng cách, làm cho người học biết cách học và cách đó là khả thi” [29, tr 221]. “Dạy và học gắn bó với nhau một cách mật thiết và mối quan hệ này có thể thiết kế được” [29, tr 222]. Trong hoạt động dạy, GV đóng vai trò là chủ thể “tổ chức mọi hoạt động học tập của HS. Người quyết định chất lượng giáo dục” [31, tr 54]. Đối tượng và hoạt động của GV là hệ thống kiến thức và sự phát triển trí tuệ, nhân cách của HS. Hoạt động học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, qua đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách. HS là chủ thể của hoạt động học tập, có ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách. “Người học vừa phải chủ động và sáng tạo trong học tập, vừa phải tiếp thu sự chỉ dẫn, dạy bảo từ phía thầy giáo. Người học quyết định chất lượng học tập của mình” [31, tr 56]. 1.1.2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GD phổ thông. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những “chốt kiểm soát” để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. [27, tr 5] Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ tạo nên sự thống nhất, làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kỹ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá, là cơ sở quan trọng để đánh giá việc dạy của GV khi ứng dụng CNTT vào quá trình dạy của họ. Trong trường THPT, chuẩn kiến thức kỹ năng được sử dụng để xác định mục tiêu bài học, giúp GV sáng tạo về phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập của HS; rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống; giúp GV chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học; đa dạng nội dung, các hình thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. Đối với CBQL, chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của ngành, tính cụ thể trong đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả GD; tạo điều kiện động viên, khuyến khích GV tích cực ứng dụng CNTT vào dạy, đổi mới phương pháp; cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong nhà trường một cách hiệu quả, động viên, khen thưởng kịp thời những GV ứng dụng có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực. 1.1.2.3. Khái quát về trường THPT. a. Nhiệm vụ, quyền hạn trường THPT. Trường trung học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân, về chuyên môn, trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn: - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác của Chương trình GD phổ thông. - Quản lý GV, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD. - Quản lý, sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. -. Tự đánh giá chất lượng GD và chịu sự kiểm định chất lượng GD của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng GD [1, tr 2, 3]. b. Mục tiêu GD THPT. Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [24, tr 7]. c. Nội dung GD THPT. Nội dung GD phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu GD ở mỗi cấp học. … GD THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung GD phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS [24, tr 8]. d. Phương pháp GD THPT. Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS [24, tr 8]. e. HS THPT. Đa số HS THPT có độ tuổi nằm trong khoảng từ 15 đến 18 tuổi. Đây là lứa tuổi thường có những chuyển biến đột ngột, độc đáo từ trạng thái tâm lý của trẻ con sang trạng thái tâm lý của người lớn. Về thể chất, các em đang dần phát triển một cách hoàn chỉnh. Về mặt tri thức, đây là thời điểm các em có thể tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng các tri thức phức tạp. f. GV, Tổ chuyên môn, HT, PHT trường THPT. Giáo viên. GV trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường, gồm: HT, PHT, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) đối với trường trung học có cấp THPT, GV làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS) [1, tr 15]. Tổ chuyên môn. - HT, các PHT, GV, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của HT, do HT bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. - Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch GD, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT [1, tr 8]. Nhiệm vụ và quyền hạn của HT. a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này; c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; d) Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với GV, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng GV, nhân viên; đ) Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS theo quy định của Bộ GD&ĐT; e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá GD của nhà trường. h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định [1, tr 9]. Nhiệm vụ và quyền hạn của PHT. a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước HT về nhiệm vụ được HT phân công; b) Cùng với HT chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; c) Thay mặt HT điều hành hoạt động của nhà trường khi được HT uỷ quyền; d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [1, tr 10]. 1.1.2.4. Một số lý luận về quản lý và quản lý dạy học bậc THPT. a. Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường. - Khái niệm quản lý. Quản lý là một khái niệm rất chung, tổng quát. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và trình độ phát triển của xã hội. Có thể kể đến một số quan điểm chủ yếu như sau: - Theo Đại bách khoa toàn thư Liên xô 1977, quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động [20, tr 5]. “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (F.Taylor) [12, tr 100]. “Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (H.Fayol) [12, tr 106]. Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý và trong lĩnh vực khoa học GD đưa ra các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Quản lý”: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. [30, tr 130] Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động [18, tr 15] Tuy các khái niệm về quản lý có khác nhau nhưng có thể hiểu hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hoặc một nhóm xã hội và có tính hướng đích; đó là những tác động nhằm phối hợp nổ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Để đạt đến mục tiêu của tổ chức, hoạt động quản lý của chủ thể thực hiện các chức năng: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. - Quản lý nhà trường. Thuật ngữ “quản lý trường học”, “quản lý nhà trường” thường được xem đồng nghĩa với quản lý GD ở cấp độ vi mô: Quản lý được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường. Quản lý thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình GD (được tiến hành bởi tập thể GV và HS với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. [19, tr 38] Từ những khái niệm trên, có thể thấy bốn yếu tố của quản lý nhà trường là: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý có quan hệ tương tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý cùng với chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống quản lý nhà trường; có thể là một hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trường; có thể chịu tác động hoặc tác động ngược trở lại hệ thống nhà trường và hệ quản lý nhà trường; vấn đề là chủ thể quản lý phải làm như thế nào để các tác động này là tích cực, hỗ trợ đạt mục tiêu chung. b. Quản lý hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT của GV. Quản lý chuyên môn nói chung, hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT nói riêng bao gồm quản lý quá trình dạy của GV và quá trình học của HS. Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ. Trong trường học, quản lý hoạt động dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của các tổ chuyên môn và của từng GV. HT quản lý hoạt động dạy học phải dựa trên nguyên tắc: tập trung dân chủ + cá nhân phụ trách nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể GV, qua đó giúp đỡ động viên GV thực hiện, phát huy năng lực tự quản trong giảng dạy của mình và quản lý việc học và tự học của HS. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT mang tính đặc thù khác hẳn với các loại hình quản lý xã hội khác bởi vì đặc điểm của HS THPT là đang ở độ tuổi phát triển nhanh về tâm sinh lý, đang có nhu cầu học tập và rèn luyện. Sản phẩm của lao động sư phạm là con người. Trong đó, GV là người đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động dạy học (vừa lãnh đạo, tổ chức, điều khiển). GV và HS vừa là khách thể quản lý đồng thời lại là chủ thể tự quản lý. Trong trường THPT, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch với nội dung đã dược lựa chọn dưới sự hướng dẫn tổ chức của GV trong môi trường GD của nhà trường để hình thành và phát triển nhân cách HS. Do đó, hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trường, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của HT. Quản lý chuyên môn, trong đó quản lý hoạt động dạy có ứng dụng CNTT là một trong các nhiệm vụ quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục mà Luật giáo dục đã quy định gồm: - Quán triệt các chỉ đạo của cấp trên về chủ trương, chính sách, mục tiêu của ứng dụng CNTT vào dạy và học. - Xây dựng kế hoạch chuyên môn có ứng dụng CNTT phù hợp với đối tượng GV, HS và CSVC của nhà trường. - Tổ chức thực hiện. - Thu thập thông tin. - Kiểm tra công tác chuyên môn và các công tác khác có liên quan. - Điều chỉnh kế hoạch. Về nội dung quản lý hoạt động dạy, HT trường THPT phải thực hiện: - Quản lý việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và GV. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, tình hình cụ thể của trường mình đang quản lý, HT có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động năm học chung của trường, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch năm học, đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý GD phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi trường học theo mục tiêu chung. - Quản lý việc phân công GV. Phân công GV là một công việc khó khăn, đòi hỏi tính khoa học rất cao. Để thực hiện có hiệu quả, HT cần phải hiểu rõ từng GV về trình độ chuyên môn, đặc điểm tâm sinh lý, mặt mạnh, mặt yếu, nguyện vọng... cũng như các yếu tố khác có liên quan như: đặc điểm HS, môi trường dạy và học,… để phân công phù hợp, tạo sự hài lòng của GV khi được phân công, khích lệ GV tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao. - Qu._.ản lý chuyên môn trong trường THPT. Gồm các nội dung chính như sau: + Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học. + Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. + Quản lý giờ lên lớp của GV. + Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. + Quản lý các loại hồ sơ của GV. + Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV. + Quản lý việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, dự giờ thao giảng. + Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV. + Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại, trong đó có CNTT. + Quản lý các điều kiện phục vụ cho dạy học. c. Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng trong quản lý trường THPT. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã quy định cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay ở nước ta là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống GD quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch GD, tiêu chuẩn GV, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng”. Do đó, HT phải đảm bảo tính Đảng trong quản lý: thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; quản lý theo nguyên tắc: tập trung dân chủ + cá nhân phụ trách. Tóm lại, quản lý nhà trường là hệ tự quản lý, mà đặc điểm của nó là tự điều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhà trường có bản chất vì lợi ích phát triển của GD, nhằm đạt mục tiêu tối thượng là hình thành và phát triển nhân cách học sinh - đối tượng và chủ thể của GD, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với hoạt động trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học là quá trình người HT lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. 1.1.2.5. Một số lý luận về ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Nghị quyết TW2, khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS… Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên…” Hiện nay, CNTT đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của GD&ĐT. Trong đó, được đề cập đến nhiều là đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công nghệ dạy và công nghệ học; làm thay đổi các mô hình tư duy liên quan đến hoạt động của con người; giúp cho “sự học có thể diễn ra 24 giờ trong một ngày và suốt 7 ngày trong một tuần… Những khái niệm cơ bản của GD như tài liệu học tập, thời gian, không gian, môi trường và người học cũng đã thay đổi hoàn toàn…” [17, tr 2]. GD, công nghệ và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. “Chọn một loại hình giáo dục đặc biệt trong số các loại hình giáo dục hơn là chọn một loại hình xã hội đặc biệt” [34, tr 3]. Việc sử dụng các công nghệ trong một xã hội thông tin vào GD phụ thuộc vào hoàn cảnh tài chính, môi trường chính trị và xã hội. Trong xã hội thông tin ngày nay, CNTT đã và đang tạo ra một môi trường văn hóa và GD có khả năng đa dạng hóa các nguồn tri thức và học tập. “… công nghệ thông tin và viễn thông được dùng để giúp mở cánh cửa cho giáo dục. Kofi Annan (2005)”.[33, tr 2] Sự phát triển của CNTT cung cấp các công cụ cải tiến cho việc học thông qua một mạng lưới toàn cầu, tạo cơ hội GD&ĐT suốt đời, đặc biệt là cho những người sống ở nông thôn sâu. Internet đang dần được thừa nhận là phương tiện phục vụ hiệu quả cho nhu cầu ngày càng tăng của người học trong các môi trường học tập khác nhau. Ứng dụng CNTT vào dạy và học. Theo quan điểm dạy học hiện đại, dạy học “không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu duy nhất là giúp cho HS có được một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cụ thể mà điều quan trọng hơn là phải tổ chức quá trình dạy học sao cho HS phát huy đến mức tối đa tính tích cực chủ động, và qua đó phát triển được năng lực sáng tạo, nhân cách của người lao động mới, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng và ngày càng tăng của xã hội không ngừng phát triển” [11, tr 23]. Một trong những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trên là GV phải tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học. Kể từ khi có sự phát triển nhanh chóng của CNTT, máy tính và các phương tiện trình chiếu, mạng intranet, internet đã làm thay đổi một cách nhanh chóng quan điểm về trang bị thiết bị dạy học cho các trường phổ thông nhờ những ưu thế vượt trội của nó mà các thiết bị dạy học khác không thể có được, tạo nên một nền ‘văn hóa học tập’ mới trên toàn thế giới. Xét theo quan điểm CNTT, dạy và học thực chất là việc phát và thu thông tin. Học là quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin. Đưa CNTT vào dạy theo phương châm đổi mới phương pháp có nghĩa là “phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn” [21, tr 3]. Khi ứng dụng CNTT vào dạy, với số lượng thiết bị hạn chế (máy tính, máy chiếu, mạng internet) đã có thể thay thế cho rất nhiều thiết bị dạy học cồng kềnh khó bảo quản, vận chuyển khác,… để GV có thể dạy học hiệu quả về mọi phương diện. Ngoài việc dạy trực tiếp với HS, GV còn có thể dạy gián tiếp dưới hình thức e-learning. Ngoài ra, việc học tập của học sinh có thể được triển khai qua hệ thống internet thông qua giao thức World Wide Web (WWW), tương tác với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý HS, lịch giảng dạy,… Các công trình nghiên cứu về hiệu quả của việc tích hợp CNTT và truyền thông vào dạy đã đưa ra kết luận về tầm ảnh hưởng của CNTT đối với dạy học gồm: - Tính sẵn có đơn thuần hay việc sử dụng máy tính không có tác động lên việc học của HS. Tuy nhiên, kết quả rõ ràng là các công dụng nào đó của máy tính trong các môn học đặc biệt ở trường có tác động tích cực lên việc học của HS ở những môn học đó. - Đặc biệt, máy tính có tác động tích cực lên thái độ của HS và việc học những loại kỹ năng mới, khi mà CNTT và truyền thông được sử dụng kết hợp với việc dạy học lấy người học làm trung tâm. - Máy tính có thể đem lại ích lợi tương đương cho cả nam và nữ sinh và có thể được sử dụng một cách có hiệu quả bởi các HS có những nhu cầu đặc biệt. - Đào tạo GV rất quan trọng. Qua đó, GV có thể học các kỹ năng CNTT và truyền thông và những kỹ năng sư phạm mới và những điều này thường đem lại những đường hướng dạy học mới trong lớp học. - CNTT và truyền thông cũng có thể được sử dụng để cải cách dạy học ở các trường và cung cấp cho cộng đồng những dịch vụ giáo dục mới [33, tr 30]. Yêu cầu đối với GV khi ứng dụng CNTT vào dạy học. GV đóng vai trò trung tâm trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học và khai thác các cơ hội học tập được tạo ra bởi CNTT. GV quyết định cách dạy và học diễn ra trong phòng học với các HS của mình. Do đó, GV là trung tâm của sự thay đổi GD, sử dụng công nghệ cho giảng dạy, học tập và cho các mục đích phát triển. Ứng dụng CNTT vào quản lý trường THPT. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng GD hiện đại là sự thay đổi trong mô hình GD. Trong triết lý GD mới này, HS là trung tâm của mô hình GD thay cho GV như trong mô hình truyền thống của GD Việt Nam. Với xu thế này, trường học cần phải thay đổi môi trường GD. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường cần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho HS. Với sự thay đổi căn bản về mô hình GD trong trường học, CNTT có một vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các quy trình quản lý trong trường học. Điểm căn bản của việc ứng dụng CNTT vào quản lý trong trường học là sự chia sẻ tài nguyên, nguồn lực của trường học cho các đối tượng thụ hưởng nó. Bên cạnh việc hiểu sâu, kỹ năng ứng dụng công cụ CNTT vào nghiệp vụ quản lý của mình, các HT, PHT - với tư cách là những nhà quản lý, người đưa ra quyết định cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường cần có ý thức, đánh giá nhu cầu ứng dụng CNTT của chính mình và hai nhóm đối tượng: GV, HS. Khi nhà quản lý có ý thức về sự chia sẻ tài nguyên CNTT cũng như kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho cả ba nhóm đối tượng này thì hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị sẽ đạt mức cao, sự liên thông trong các quá trình dạy, học và quản lý nhà trường được thống nhất. Ngoài ra, còn phải chú ý đến đối tượng thứ tư là các thành phần khác ngoài xã hội có liên quan đến GD như: Lãnh đạo các cấp, phụ huynh HS, các sở, ngành khác, báo chí, …. Nội dung chính của việc ứng dụng CNTT vào quản lý của HT gồm: - Những công cụ CNTT nói chung và những phần mềm phục vụ việc dạy, học và quản lý nhà trường như: phần mềm văn phòng, phần mềm soạn tài liệu, giáo án điện tử cho các GV, phần mềm quản lý GD… Các phần mềm trong nhà trường sẽ được phân nhóm tương ứng phù hợp với ba nhóm đối tượng trong nhà trường: HT và các PHT, GV và HS. - Việc giải quyết những tình huống đặc thù phát sinh khi ứng dụng CNTT vào các hoạt động của trường học. Chính sách, quản lý tài sản CNTT trong nhà trường sẽ liên quan tới các vấn đề chính như CSVC, nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, chính sách ứng dụng và sử dụng tài sản CNTT trong nhà trường… Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT vào nghiệp vụ quản lý nhà trường của HT là một yêu cầu rất cần thiết, bao gồm các nội dung chính: - Quản lý nhân sự: hồ sơ GV, nâng lương, … - Quản lý chuyên môn: phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu, giám sát công tác của GV, tổ chức kiểm tra, đánh giá… - Quản lý HS: hồ sơ HS, kết quả học tập, rèn luyện, … - Quản lý tài chính, CSVC. Quan trọng hơn, những nội dung này liên thông với nhau. Nếu có kỹ năng ứng dụng CNTT thành thục, biết tổ chức và chia sẻ dữ liệu tốt, HT sẽ có được cái nhìn đầy đủ, thống nhất, chính xác về tất cả nội dung mà mình đang quản lý để có những quyết định phù hợp, nâng cao chất lượng GD. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 1.2.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ. a. Đặc điểm tự nhiên Thành phố Cần Thơ được thành lập ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách ra khỏi thành phố Cần Thơ cũ và trở thành thành phố loại 1 trực thuộc trung ương bao gồm 4 quận, 5 huyện với 44 phường, 5 thị trấn và 36 xã (nguồn: Niên giám thống kê 2008, tháng 02/2010- Tổng cục Thống kê) Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung hạ lưu và chiếm vị trí trung tâm Châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ sông Hậu. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.402.000 km2 (nguồn: Niên giám thống kê 2008, tháng 02/2010- Tổng cục Thống kê), chiếm 3,49% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó: quận Ninh Kiều 29,22 km2, quận Bình Thủy 70,59 km2, quận Cái Răng 62,53 km2, quận Ô Môn 125,41 km2, huyện Phong Điền 119,48 km2, huyện Cờ Đỏ 310,48 km2, huyện Thới Lai 255,67 km2, quận Thốt Nốt 117,81 km2, huyện Vĩnh Thạnh 297,59 km2. Về ranh giới, thành phố Cần Thơ tiếp giáp các tỉnh Tây Nam Bộ như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh An Giang. - Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. - Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật của đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang củng cố cảng Cần Thơ và cảng biển Cái Cui. Bên cạnh đó sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng và có thể trở thành một trong những sân bay quốc tế của nước ta. Về khí hậu, Cần Thơ có nền nhiệt độ cao ổn định, là điều kiện để phát huy nhiều thế mạnh mà trước hết là thế mạnh nông, lâm và ngư nghiệp. Cần Thơ ít có thiên tai nhưng thỉnh thoảng cũng xảy ra những hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, giông, mưa đá, vòi rồng,… Với hệ thống kênh đào dày đặc và mạng lưới sông rạch tự nhiên, Cần Thơ có hệ thống giao thông đường thủy phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư mở rộng. Thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi để có thể phát triển kinh tế-xã hội và phát huy tiềm lực trở thành trung tâm kinh tế, GD, y tế, quốc phòng an ninh của vùng. b. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội. So với mặt bằng chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế Cần Thơ duy trì ở mức cao 9,42% giai đoạn 1986-2000, 11,67% trong giai đoạn 2000-2003. Từ năm 2004 Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh. Cần Thơ đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng, khuyến khích đầu tư, mở rộng và phát triển dịch vụ. Về nông nghiệp, Cần Thơ không chỉ thỏa mãn nhu cầu nông phẩm của địa phương mà còn cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm cho xuất khẩu. Về ngư nghiệp, do không giáp biển, Cần Thơ chỉ tập trung vào các loại thủy sản nước ngọt, chủ yếu là nuôi cá trên hồ ao và nuôi cá bè trên sông. Về lâm nghiệp, Cần Thơ có vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm. Về công nghiệp, Cần Thơ có các khu công nghiệp lớn như Trà nóc, Hưng Phú và cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt. Về cơ cấu, ngành công nghiệp của thành phố khá đa dạng, trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp da. Về du lịch, với mạng lưới kênh rạch chằng chịt mang vẻ đẹp bình dị, nét kiến trúc độc đáo của thành phố và nhiều di tích danh lam thắng cảnh có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách (chùa Nam Nhã, chùa Hội Linh, chùa Ông, đình Bình Thủy, bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng) tạo nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch thành phố Cần Thơ. c. Dân số. Cần Thơ có qui mô dân số vào loại trung bình của nước ta. Năm 2008, dân số Cần Thơ là 1.171.000 người chiếm 1.36% dân số cả nước (nguồn: Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê năm 2008). 1.2.2. Khái quát về giáo dục thành phố Cần Thơ. GD của thành phố Cần Thơ đang phát triển về quy mô và chất lượng. Mạng lưới, loại hình trường lớp được mở rộng theo hướng đa dạng hóa đáp ứng khá tốt nhu cầu của người học. Về giáo dục phổ thông, thành phố Cần Thơ hiện có 120 trường mầm non, mẫu giáo, 179 trường tiểu học, 62 trường THCS, 20 trường THPT công lập, 1 trường THPT tư thục và 1 trường phổ thông nhiều cấp học. Về đội ngũ, toàn ngành hiện có 12.810 cán bộ, GV, nhân viên; tổng số đảng viên: 3.550 người, đạt tỷ lệ 28,71%. Ngành GD&ĐT đang tích cực đầu tư kinh phí, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa GD, phát huy mọi nguồn lực để chăm lo, đầu tư tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đổi mới chương trình GD phổ thông, thay sách giáo khoa mới ở bậc tiểu học và trung học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy và quản lý. Thành phố Cần Thơ đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS năm 2004, và đang triển khai thực hiện phổ cập GD trung học. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY CÁC MÔN KHTN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 2.1. Kết quả các tham số của khách thể nghiên cứu: CBQL, GV và HS.  Sở GD&ĐT: * Tổng cộng: 16 * Tuổi: - Từ 26-35: 3 - Từ 36-45: 4 - Từ 46-55: 8 - Lớn hơn 56: 1 * Chức vụ: - Lãnh đạo Sở: 1 - Trưởng/Phó phòng: 7 - Chuyên viên: 8 * Bằng cấp chuyên môn cao nhất: - Cử nhân: 8 - Kỹ sư: 1 - Thạc sĩ: 7 * Trình độ tin học: - Không ghi: 2 - Chứng chỉ A: 10 - Chứng chỉ B: 1 - Cao đẳng: 1 - Kỹ sư: 1 - Khác: 1  HT, PHT: * Tổng cộng: 29 * Tuổi: - Không ghi: 4 - Từ 26-35: 6 - Từ 36-45: 3 - Từ 46-55: 15 - Lớn hơn 56: 1 * Chức danh quản lý: - Không ghi: 4 - HT: 7 - PHT: 18 * Bằng cấp chuyên môn cao nhất: - Không ghi: 1 - Cử nhân: 22 - Thạc sĩ: 6 * Trình độ tin học: - Không ghi: 7 - Chứng chỉ A: 14 - Chứng chỉ B: 3 - Khác: 5 * Số lượng phiếu khảo sát các trường THPT:  HS: - Tổng số: 319. Lớp 10: 100 HS; Lớp 11: 91 HS; Lớp 12: 128 HS. - Trình độ tin học: Chứng chỉ A: 105; Chứng chỉ B:11, Chứng chỉ C:6.  GV: * Tổng cộng: 205 * Tuổi: - Không ghi: 7 - Dưới 25: 14 - Từ 26-35:78 - Từ 36-45: 41 - Từ 46-55: 61 - Lớn hơn 56: 4 * Môn dạy. - Không ghi: 16 - Sinh: 30 - Toán: 64 - Lý: 33 - Hóa: 39 - Công nghệ: 10 - GD quốc phòng: 2 - Thể dục: 1 - Tin học: 6 - Địa lý: 1 - Lịch sử: 1 - Văn: 2 * Khối lớp. - Không ghi: 20 - Lớp 10: 20 - Lớp 11: 51 - Lớp 12: 114 * Chức danh chuyên môn: - Không ghi: 12 - Tổ trưởng chuyên môn: 25 - Tổ phó chuyên môn: 16 - GV: 152 * Bằng cấp chuyên môn cao nhất: - Không ghi: 18 - CĐSP: 3 - Cử nhân: 163 - Kỹ sư: 6 - Thạc sĩ: 15 * Trình độ tin học: - Không ghi: 67 - Chứng chỉ A: 88 - Chứng chỉ B: 21 - Cao đẳng: 8 - Kỹ sư: 5 - Khác: 19 - THPT Châu Văn Liêm: 41 - THPT chuyên Lý Tự Trọng: 28 - THPT Thới Long: 12 - THPT Phan Văn Trị: 16 - THPT Lưu Hữu Phước: 10 - THPT Bùi Hữu Nghĩa: 37 - THPT Trà Nóc: 16 - THPT Hà Huy Giáp: 8 - THPT Thạnh An: 25 - THPT Nguyễn Việt Hồng: 12 2.2. Thực trạng quản lý của HT trường THPT qua đánh giá của CBQL và GV. 2.2.1. Đánh giá chung của CBQL và GV. Theo thang đo, ta có thể quy định về các mức như sau: * Từ 4,5 đến 5: tốt * Từ 3,5 đến 4,4: khá * Từ 2,5 đến 3,4: trung bình * Dưới 2,4: kém 2.2.1.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kế hoạch của các cấp quản lý GD đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy cho GV. Bảng 2.1. Đánh giá chung của CBQL và GV về công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kế hoạch của các cấp quản lý GD đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy cho GV của HT. Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng về ứng dụng CNTT trong GD. 4,10 0,99 2 Phổ biến các văn bản chỉ đạo về CNTT của Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông có liên quan đến GD. 4,05 1,00 3 Phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. 4,16 0,99 1 Thông tin về xu thế phát triển GD, xu thế ứng dụng CNTT vào GD của các nước trên thế giới 3,74 1,18 4 Phổ biến các chủ trương, kế hoạch, hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV. 3,72 1,00 5 Qua kết quả của bảng 2.1 cho thấy tất cả nội dung quản lý về phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kế hoạch của các cấp quản lý GD đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy cho GV của HT được đánh giá ở mức khá (3,72  TB  4,10). Thứ bậc đánh giá các nội dung quản lý của HT xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: - Phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT được đánh giá khá với TB=4,16. - Phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng về ứng dụng CNTT trong GD đánh giá khá với TB=4,10. - Phổ biến các văn bản chỉ đạo về CNTT của Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông có liên quan đến GD được đánh giá khá với TB=4,05. - Thông tin về xu thế phát triển GD, xu thế ứng dụng CNTT vào GD của các nước trên thế giới được đánh giá khá với TB=3,74. - Phổ biến các chủ trương, kế hoạch, hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV được đánh giá khá với TB=3,72. Qua trao đổi, phỏng vấn các HT, PHT, việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thường được các HT ưu tiên quan tâm hàng đầu, căn cứ quan trọng để HT xây dựng kế hoạch hoạt động của trường (kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, quý…) là các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Tần suất tiếp cận các thông tin về xu thế phát triển GD, ứng dụng CNTT vào GD của các nước trong khu vực và trên thế giới của HT nhỏ hơn rất nhiều so với việc tiếp cận các văn bản chỉ đạo của ngành do chỉ được phổ biến, giới thiệu trong các hội nghị chuyên đề, hội thảo về lĩnh vực ứng dụng CNTT được tổ chức ở cấp ngành hoặc toàn quốc. Xét về tổng thể, HT ít được cập nhật thông tin về vấn đề này. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc phổ biến kế hoạch, hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV được xếp ở thứ bậc thấp nhất trong các nội dung quản lý; đa số HT hiện nay vẫn còn lúng túng trong việc lập kế hoạch cũng như việc xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy. Ngay cả Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cũng chưa có những hướng dẫn, quy định chính thức về các vấn đề này. HT cũng rất thiếu tư liệu để nghiên cứu, tham khảo. Vì vậy, cách các HT thường thực hiện là xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên những tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đã ban hành đối với tiết dạy không có ứng dụng CNTT. 2.2.1.1. Quản lý giảng dạy của GV có ứng dụng CNTT. Bảng 2.2. Đánh giá chung của CBQL và GV việc quản lý giảng dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT TB ĐLTC Thứ bậc Yêu cầu lập kế hoạch và duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT 3,33 1,07 3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT từng tuần, tháng, học kỳ 3,28 1,08 4 Xử lý GV thực hiện không đúng kế hoạch. 2,93 1,18 5 Khen thưởng GV thực hiện tốt, sáng tạo trong ứng dụng CNTT. 3,48 1,14 2 Phối hợp với PHT chuyên môn để quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV 3,56 1,08 1 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị phần cứng, phần mềm đối với các tiết dạy có sử dụng CNTT 3,43 1,08 1 Cung cấp tài liệu tham khảo, phần mềm, máy tính để GV chuẩn bị bài giảng, thử nghiệm trước khi dạy 3,28 1,22 3 Kiểm tra giáo án có ứng dụng CNTT định kỳ 3,18 1,20 4 Tổ chức khoa học để GV chủ động trong việc chuẩn bị tiết dạy 3,33 1,22 2 Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của GV Xây dựng kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV 3,53 1,08 5 Theo dõi giờ lên lớp có ứng dụng CNTT 3,58 1,02 3 Kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài 3,83 1,12 1 Kiểm tra sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT khi lên lớp của GV 3,65 1,08 2 Quy định việc ứng dụng CNTT thành tiêu chí thi đua của GV 3,58 1,16 3 Quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT 3,40 1,07 6 Kiểm tra định kỳ và đột xuất 3,22 1,23 7 Qua kết quả của Bảng 2.2 cho thấy: * Quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT. Kết quả đánh giá các nội dung quản lý của HT đối với chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT xếp theo thứ bậc giảm dần là: - Phối hợp với PHT chuyên môn để quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV được đánh giá khá với TB=3,56. - Khen thưởng GV thực hiện tốt, sáng tạo trong ứng dụng CNTT được đánh giá trung bình với TB=3,48. - Yêu cầu lập kế hoạch và duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT được đánh giá trung bình với TB= 3,33. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT từng tuần, tháng, học kỳ được đánh giá trung bình với TB=3,28. - Xử lý GV thực hiện không đúng kế hoạch được đánh giá trung bình với TB=2,93 Kết quả khảo sát trên cho thấy HT đã phối hợp khá tốt với PHT chuyên môn trong quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT vào dạy. Tuy nhiên, trong việc triển khai thực tế gồm các khâu: yêu cầu lập kế hoạch, duyệt kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch định kỳ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học đối với mỗi GV chỉ đạt mức độ trung bình (3,2  TB  3,48). Việc xử lý các trường hợp GV thực hiện không đúng kế hoạch được đánh giá thấp nhất (TB= 2,94) chứng tỏ HT chưa quản lý tốt nội dung này. Hiện nay tại đa số các trường, các phương tiện CNTT phục vụ cho việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào dạy của GV vẫn còn thiếu (số lượng máy chiếu, máy tính còn ít so với nhu cầu), nhiều trường chưa bố trí được phòng máy cho GV nghiên cứu, thử nghiệm. Mức độ thực hiện giữa các môn, giữa các GV trong cùng tổ bộ môn cũng không đều.. Do đó, HT chưa đặt ra các yêu cầu cao, thậm chí có nơi còn rất hình thức, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng và hiệu quả, mang tính phong trào là chính, có trường trong chỉ tiêu ứng dụng CNTT vào dạy là: mỗi GV thực hiện 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT/năm. * Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV. Đa số nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV của HT được đánh giá ở mức độ trung bình (3,18 TB  3,43) xếp theo thứ bậc giảm dần là: - Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị phần cứng, phần mềm đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá mức trung bình với TB=3,43. - Tổ chức khoa học để GV chủ động trong việc chuẩn bị tiết dạy được đánh giá mức trung bình với TB=3,33. - Cung cấp tài liệu tham khảo, phần mềm, máy tính để GV chuẩn bị bài giảng, thử nghiệm trước khi dạy được đánh giá mức trung bình với TB=3,28. - Kiểm tra giáo án có ứng dụng CNTT định kỳ được đánh giá thấp nhất so với các nội dung quản lý ứng dụng CNTT của HT đối với việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá mức trung bình với TB=3,18. Qua khảo sát thực trạng tại các trường và trao đổi về các nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV cho thấy kết quả khảo sát trên là sát với thực tế. Việc tạo điều kiện để GV có thể ứng dụng CNTT vào dạy hiện nay ở các trường được thực hiện ở mức độ khá đơn giản: HT cố gắng tạo điều kiện để GV truy cập internet tại trường để tìm thông tin (thường chỉ bao gồm: âm thanh, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy), tích hợp vào bài trình chiếu được soạn thảo bằng phần mềm Microsoft PowerPoint của hãng Microsoft và sử dụng làm bài giảng trên lớp, xem đây chính là “giáo án điện tử”. Cùng với khái niệm “giáo án điện tử”, nhiều khái niệm có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng CNTT vào dạy như: e-learning, thư viện điện tử,… chưa được các HT quan tâm tìm hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, thời gian GV nghiên cứu, tự học chưa đủ để đảm bảo cho GV đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn khác của tiết dạy có ứng dụng CNTT. Hiện nay, một số không nhỏ GV vẫn chưa thuần thục trong việc sử dụng các thiết bị, sử dụng các phần mềm máy tính, từ đó tạo nên tâm lý e dè, ngán ngại trong việc ứng dụng CNTT vào dạy. - Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của GV Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các công tác có liên quan đến việc quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của GV được đánh giá ở mức khá, xếp theo thứ bậc giảm dần là: - Kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài được đánh giá mức khá với TB=3,83. - Kiểm tra sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT khi lên lớp của GV được đánh giá mức khá với TB=3,65. - Theo dõi giờ lên lớp có ứng dụng CNTT và quy định việc ứng dụng CNTT thành tiêu chí thi đua của GV được được đánh giá mức khá với TB = 3,58. - Xây dựng kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV được đánh giá mức khá với TB=3,53. - Quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT được đánh giá mức trung bình với TB=3,40. - Kiểm tra định kỳ và đột xuất được được đánh giá mức trung bình với TB=3,22. Kết quả trên cho thấy với các nội dung quản lý có tính chất, đặc thù tương tự với các nội dung quản lý chuyên môn khi chưa có ứng dụng CNTT được HT thực hiện khá tốt như: kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài; kiểm tra sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT; theo dõi giờ lên lớp có ứng dụng CNTT; quy định việc ứng dụng CNTT thành tiêu chí thi đua; kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV. Các nội dung quản lý: quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT được đánh giá ở mức trung bình do hiện nay, chúng được trang bị còn rất hạn chế. Qua khảo sát thực tế, máy tính ở các trường hầu như chỉ được cài đặt chủ yếu hệ điều hành Microsoft Windows, bộ phần mềm Microsoft Office, một số phần mềm để dạy lập trình theo quy định của Bộ GD&ĐT như Turbo Pascal, Free Pascal và một số ít phần mềm thí nghiệm ảo. Nguồn tư liệu tham khảo cũng chưa nhiều, chỉ có một số ít tài liệu về chủ đề ứng dụng tin học trong giảng dạy một số ít môn học. Cũng chính vì việc triển khai ứng dụng CNTT vào dạy ở mức độ đơn giản nên việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV chưa được HT chú trọng. Bảng 2.3. Đánh giá chung của CBQL và GV quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT. Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Quy định số giờ thao giảng và dự giờ tiết dạy có ứng dụng CNTT đối với mỗi GV 3,84 1,04 1 Xây dựng kế hoạch dự giờ GV đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT 3,74 0,99 4 Dự giờ, đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT 3,84 1,00 1 Tổ chức, dự giờ thao giảng về đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT 3,76 1,08 3 Dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT 3,20 1,21 5 Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT đa số được đánh giá ở mức khá với thứ bậc giảm dần như sau: - Quy định số giờ thao giảng và dự giờ tiết dạy có ứng dụng CNTT đối với mỗi GV và Dự giờ, đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá khá với cùng TB là 3,84. - Tổ chức, dự giờ thao giảng về đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT được đánh giá khá với TB=3,76. - Xây dựng kế hoạch dự giờ GV đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá khá với TB=3,74. - Dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá trung bình với TB=3,2. Qua trao đổi với Ban giám hiệu và GV các trường, việc lập kế hoạch quản lý chuyên môn thường ._.ờng. + Tổ chức thông báo miễn phí trên website của trường và qua e-mail kết quả học tập và rèn luyện của HS cho phụ huynh HS. + Triển khai tin học hoá quản lý trong trường học. + Cung cấp tất cả chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho GV công khai trên website của trường để GV có điều kiện tham khảo và tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. - Đối với các trường được giao tự chủ về biên chế, trong công tác tuyển dụng GV cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng được yêu cầu thực tế của chuyên môn; không áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ, bằng cấp tin học. - Tổ chức thi đua và xây dựng tiêu chí đánh giá, khen thưởng các tổ chuyên môn, GV có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT. Từ những cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp về CSVC, cơ chế, chính sách; các biện pháp đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy, vào quản lý; các nội dung quản lý còn hạn chế cần phải khắc phục. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học và xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác để HT các trường THPT thực hiện quản lý theo các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, cụ thể. HT cần phải xem việc ứng dụng CNTT vào dạy là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố như đã mô tả ở trên. Từ đó, HT thực hiện quản lý ứng dụng CNTT vào dạy theo hệ thống có cấu trúc chặt chẽ, tuân thủ những chuẩn mực nhất định, làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý của mình trong lĩnh vực này để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy các môn KHTN nói riêng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Qua nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, người nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau: - Xác định được những vấn đề cốt lõi của quản lý, quản lý GD và những vấn đề có liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ; đã khái quát được những nét đặc trưng của hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý có sử dụng CNTT ở các trường THPT trong thành phố. - Xác định, đánh giá được một số thành tựu, ưu điểm, hạn chế trong quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy các môn KHTN: + Thành tựu:  Về nhận thức: tất cả CBQL, GV trong ngành GD của thành phố đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy; quán triệt được chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về ứng dụng CNTT vào GD, vào dạy.  Về triển khai thực hiện: HT các trường THPT đều tuân thủ tốt chỉ đạo của các cấp quản lý cấp trên; triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành GD; thực hiện đầy đủ các chức năng, quy trình, nội dung quản lý đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy.  Về kết quả thực hiện: tất cả trường THPT đều được kết nối internet, được trang bị máy tính và các thiết bị CNTT phục vụ cho nghiên cứu, tự học, dạy của GV, học của HS; CNTT được ứng dụng vào quản lý ngày càng hiệu quả; số lượng tiết dạy, bài giảng có sử dụng CNTT ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao góp phần làm tăng chất lượng GD. + Hạn chế:  Quản lý của các HT trường THPT đối với ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN chưa được chú trọng đúng mức. Hiệu quả quản lý chưa cao. CSVC, thiết bị CNTT chưa được quản lý tốt, xuống cấp nhanh; chậm đổi mới, phổ biến phần mềm dạy học, phần mềm ứng dụng; tốc độ ứng dụng CNTT vào quản lý còn chậm.  Nội dung, hình thức ứng dụng CNTT vào dạy của GV chỉ dừng lại ở việc soạn, giảng thông qua các phần mềm trình chiếu; sử dụng và phổ biến các phần mềm bộ môn cho GV, HS còn yếu. Internet chưa được phát huy hết công dụng của nó, chỉ dựng lại ở việc tra cứu thông tin là chủ yếu. E-Learning không phát triển.  Công tác bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về CNTT cho lực lượng quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy là GV còn yếu.  Không có hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quy định mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác để các cấp quản lý GD căn cứ vào đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch, đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy. 2. Kiến nghị. Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN tại một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, người nghiên cứu xin kiến nghị với các cấp quản lý một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy các môn KHTN nói riêng, tất cả môn học nói chung như sau:  Bộ GD&ĐT. - Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quy định mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác để các cấp quản lý GD căn cứ vào đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch, đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy tại các địa phương. - Phân bổ nhiều hơn các dự án được nước ngoài tài trợ, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cho thành phố Cần Thơ để tăng cường trang bị CSVC CNTT cho ngành GD của thành phố. - Triển khai các dự án bồi dưỡng về ứng dụng CNTT vào dạy cho cán bộ quản lý, giáo viên để họ đạt chuẩn về trình độ CNTT, đáp ứng được yêu cầu thực tế. - Tổ chức tham quan học tập các mô hình tiên tiến về ứng dụng CNTT trong GD ở nước ngoài cho lãnh đạo sở; lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn; HT các trường THPT. - Ban hành quy chế đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS, đặc biệt là thi tốt nghiệp thực sự theo hướng phát huy tích tích cực, chủ động trong học tập của HS với sự hỗ trợ của CNTT. - Xuất bản sách giáo khoa dưới dạng e-book và phổ biến miễn phí trên website của Bộ GD&ĐT. - Có kế hoạch chiến lược ứng dụng các thành tựu của CNTT và Truyền thông một cách hiệu quả lâu dài và bền vững vào GD.  UBND, HĐND thành phố Cần Thơ. - Đảm bảo và tăng kinh phí cho hoạt động của ngành GD. - Có chế độ thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với người có trình độ cao về CNTT về công tác trong ngành GD; hỗ trợ và khen thưởng kịp thời đối với CBQL GD, GV có sáng kiến, kinh nghiệm, đạt hiệu quả cao trong ứng dụng CNTT vào quản lý, vào dạy.  Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ. - Cấp đủ kinh phí cho hoạt động của trường THPT. - Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học, phần mềm quản lý cho các trường THPT. - Tổ chức, tạo điều kiện cho CBQL, GV tham gia các chuyên đề về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy, đổi mới quản lý trong phạm vi thành phố và các địa phương phát triển về lĩnh vực này. - Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại về CNTT, ngoại ngữ , ứng dụng CNTT trong GD cho GV. - Xây dựng kế hoạch chiến lược, quy chế về ứng dụng CNTT trong quản lý, trong tất cả lãnh vực chuyên môn. - Quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các GV, CBQL có tâm huyết, có năng lực thực sự và có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của CNTT vào GD nói chung, dạy học nói riêng. - Thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với việc ứng dụng CNTT ở các trường học, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ chỉ đạo của cấp trên. - Quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ về ngoại ngữ và tin học.  HT các trường THPT. - Triển khai, quán triệt tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về ứng dụng CNTT vào GD, vào dạy; thực hiện đầy đủ các chức năng, quy trình, nội dung quản lý đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy ở mức độ tốt nhất; khắc phục các hạn chế đã nêu ở phần kết luận của đề tài; làm cho GV ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng các công nghệ GD mới trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy. - Tạo điều kiện cho GV tham gia các chuyên đề về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy, các lớp bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ để GV đủ chuẩn về kiến thức, kỹ năng tin học, áp dụng hiệu quả vào dạy và hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình. - Thường xuyên nghiên cứu lý luận, khoa học quản lý, CNTT, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, thực hiện tốt các nội dung quản lý về chuyên môn có ứng dụng CNTT vào dạy của GV, học của HS và ứng dụng CNTT hiệu quả vào quản lý. - Xây dựng quy chế về hoạt động ứng dụng CNTT của trường. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học GD, tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho ứng dụng CNTT. - Tích cực đổi mới quản lý về nội dung lẫn hình thức kiểm tra, đánh giá HS. - Sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm được Sở và Bộ trang bị, tạo được môi trường CNTT thuận lợi cho GV và HS sử dụng. - Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc trang bị thêm các thiết bị CNTT, phần mềm phục vụ dạy và học. - Quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các GV có tâm huyết, có năng lực thực sự và có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của CNTT vào GD nói chung, dạy học nói riêng đồng thời với việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở các tổ chuyên môn và GV; có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm của GV, tạo động lực để thực sự có sự hài hòa giữa các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp một cách hiệu quả các thành tựu của CNTT vào dạy của GV. - Tham mưu với Sở GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, các lực lượng xã hội giám sát tốt việc sử dụng internet của HS; hoàn thiện môi trường CNTT của trường và xã hội theo hướng phục vụ để nâng cao chất lượng GD. - Xây dựng và thực hiện quản lý ứng dụng CNTT dựa trên các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí xác định và theo hệ thống để nâng cao chất lượng dạy có ứng dụng CNTT của các môn KHTN nói riêng, tất cả môn học nói chung./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về công nghệ thông tin. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về công nghệ - thông tin. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo tổng quan về e-learning và tình hình triển khai e-learning tại Việt Nam. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008 – 2009. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2009 – 2010. 8. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước. 9. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 11. Trần quốc Đắc (chủ biên), Nguyễn Cảnh Chi, Nguyễn Thượng Chung, Nguyễn Thị Huỳnh Liễu, Phan Thế Mỹ, Đào Như Phú, Trần Doãn Quới, Đàm Hồng Quỳnh, Lê Ngọc Thu (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy - học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Đoàn thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 13. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Hiệp (2006), Thư viện số với hệ thống nguồn mở, Bản tin thư viện Đại học Khoa học tự nhiên, TP. HCM tháng 8/2006, tr2-6. 15. Nguyễn Thị Huệ (2004), Thư viện điện tử Trường Đại học Tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thư viện điện tử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu trao đổi, số 3/2004. 16. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999) - Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Jon Wiles, Joseph Bondi (2002), Xây dựng chương trình học, hướng dẫn thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Trần Kiểm (1997), Giáo trình Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội. 19. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 21. Quách Tuấn Ngọc (2001), Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa học - công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục phổ thông - công nghệ giáo dục, Hà Nội. 22. Quách Tuấn Ngọc (2008), Bước đột phá ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Kỷ yếu Hội thảo quốc gia công nghệ thông tin trong giáo dục và triển khai "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin". 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002). 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục. 25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật công nghệ thông tin. 26. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ (2007-2008,2008-2009, 2009-2010), Báo cáo tổng kết và phương hướng, nhiệm vụ năm học. 27. Nguyễn Thế Thạch (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Quách Tú Chương, Nguyễn Trung Hiếu,Đoàn Thế Phiệt, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thị Quý Sửu (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán, Lý, Hóa,…, Nxb Giáo dục Việt Nam. 28. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng Tin học trong giảng dạy hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm. 30. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (1998), Nguyễn Ngọc Quang, nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội. 31. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 32. Cambrigge University Press (2003), Cambrigde Advanced Learner's Dictionary. 33. Daniel A. Wagner, Bob Day, Tina James, Robert B. Kozma, Jonathan Miller & Tim Unwin (2005), Monitoring and Evaluation of ICT in Education Projects. The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank 1818 H Street, NW Washington, DC 20433 USA. 34. S. Majumdar, National Institute of Technical Teachersí Training and Research, Kolkata (India) (2005), Regional Guidelines Teacher Development for Pedagogy-Technology integration. Published by UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for Education 920 Sukhumvit Road, Prakanong, Bangkok 10110, Thailand. 35. Tan Seng Chee, Angela F.I.Wong (2003), Teaching and Learning with Technology, Pearson Education Asia Pte Ltd. PHỤ LỤC 1 So sánh đánh giá của CBQL và GV theo độ tuổi đối với 84 nội dung khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN. Độ tuổi dưới 25 từ 26-35 từ 36-45 từ 46-55 lớn hơn 56 Nội dung TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC TB ĐLTC F P 1. Công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương, chính sách, triển khai kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy cho giáo viên Phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. 3,85 1,09 4,08 0,99 4,04 1,00 4,19 0,99 4,50 0,83 0,66 0,61 Phổ biến các văn bản chỉ đạo về công nghệ thông tin của Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông có liên quan đến giáo dục. 4,07 1,20 4,03 0,98 3,97 0,93 4,09 1,04 4,16 1,16 0,12 0,97 Phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. 4,07 0,99 4,19 0,91 4,08 1,12 4,20 1,00 3,83 1,47 0,31 0,86 Thông tin về xu thế phát triển giáo dục, xu thế ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục của các nước trên thế giới 4,14 0,86 3,75 1,07 3,83 1,26 3,60 1,23 4,16 1,16 0,96 0,42 Phổ biến các chủ trương, kế hoạch, hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên. 3,78 0,97 3,65 1,00 3,64 1,04 3,77 1,01 3,83 1,16 0,23 0,91 2. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy của giáo viên có ứng dụng CNTT Yêu cầu lập kế hoạch và duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT 3,57 1,22 3,34 0,96 3,20 1,12 3,38 1,01 3,83 1,16 0,72 0,57 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT từng tuần, tháng, học kỳ 3,21 1,71 3,39 1,00 3,12 1,00 3,27 1,06 2,83 1,83 0,71 0,58 Xử lý giáo viên thực hiện không đúng kế hoạch. 3,42 1,28 3,04 1,19 2,68 1,18 2,78 1,15 3,66 1,21 2,22 0,06 Khen thưởng giáo viên thực hiện tốt, sáng tạo trong ứng dụng CNTT. 3,78 0,97 3,56 1,30 3,35 1,04 3,42 1,05 3,50 1,04 0,54 0,70 Phối hợp với Phó Hiệu trưởng chuyên môn để quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của giáo viên 3,71 0,99 3,70 0,98 3,29 1,20 3,50 1,12 4,16 1,16 1,69 0,15 3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị phần cứng, phần mềm đối với các tiết dạy 3,64 1,00 3,43 1,09 3,29 1,12 3,39 1,07 4,16 1,16 1,02 0,39 có sử dụng CNTT Cung cấp tài liệu tham khảo, phần mềm, máy tính để giáo viên chuẩn bị bài giảng, thử nghiệm trước khi dạy 3,57 1,34 3,32 1,21 3,25 1,22 3,27 1,17 2,83 1,94 0,41 0,79 Kiểm tra giáo án có ứng dụng CNTT định kỳ 3,71 1,06 3,19 1,29 3,08 1,21 3,11 1,13 3,66 1,21 1,05 0,37 Tổ chức khoa học để giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị tiết dạy 3,57 1,28 3,31 1,27 3,18 1,43 3,40 1,00 3,33 1,63 0,37 0,82 4. Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của giáo viên Xây dựng kế hoạch quản lý giờ lên lớp của giáo viên 4,21 0,69 3,50 1,18 3,41 1,10 3,48 0,99 3,83 1,16 1,69 0,15 Theo dõi giờ lên lớp có ứng dụng CNTT 3,92 0,99 3,62 0,94 3,41 0,98 3,54 1,09 3,83 1,16 0,87 0,48 Kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài 4,57 0,64 4,05 1,00 3,68 1,13 3,65 1,17 3,50 1,37 3,42 0,01 Kiểm tra sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT khi lên lớp của giáo viên 3,92 1,38 3,79 0,97 3,50 1,09 3,52 1,11 3,83 1,16 1,17 0,32 Quy định việc ứng dụng CNTT thành tiêu chí thi đua của giáo viên 4,07 0,99 3,71 1,13 3,47 1,11 3,46 1,19 3,83 0,98 1,30 0,26 Quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT 3,78 1,31 3,40 1,05 3,20 1,23 3,42 0,94 3,83 1,16 1,08 0,36 Kiểm tra định kỳ và đột xuất 3,64 1,44 3,21 1,22 3,08 1,28 3,20 1,22 3,66 1,21 0,74 0,56 5. Quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên có ứng dụng CNTT Quy định số giờ thao giảng và dự giờ tiết dạy có ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên 4,42 0,75 4,00 1,15 3,64 0,97 3,71 0,98 4,16 0,75 2,51 0,04 Xây dựng kế hoạch dự giờ giáo viên đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT 4,21 0,69 3,90 0,98 3,47 1,11 3,61 0,95 4,16 0,75 2,89 0,02 Dự giờ, đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT 4,00 1,03 4,04 0,99 3,75 0,91 3,70 1,01 3,83 1,16 1,50 0,20 Tổ chức, dự giờ thao giảng về đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT 3,92 0,99 3,93 1,09 3,52 1,07 3,73 0,99 3,66 1,36 1,28 0,27 Dự giờ đột xuất đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT 3,71 1,26 3,33 1,06 3,06 1,17 2,96 1,32 3,50 1,37 1,94 0,10 6. Quản lý hoạt động về ứng dụng CNTT của tổ chuyên môn Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 4,21 1,12 3,89 1,01 3,47 1,12 3,64 1,04 4,00 1,26 2,16 0,07 Hướng dẫn thao giảng, rút kinh nghiệm về ứng dụng CNTT vào dạy, đổi mới phương pháp 4,14 0,94 3,96 0,81 3,35 1,12 3,55 1,09 3,66 1,36 4,04 0,00 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT 3,92 0,99 3,73 0,95 3,31 1,15 3,51 1,04 3,66 1,36 1,76 0,13 Xây dựng kho tư liệu điện 3,50 1,16 3,06 1,23 2,75 1,12 2,98 1,26 2,83 1,83 1,15 0,33 tử dùng chung của bộ môn Xây dựng bài giảng sử dụng CNTT bộ môn dùng chung 3,42 1,50 3,04 1,28 2,85 1,33 3,05 1,24 2,66 1,50 0,67 0,60 Tổ chức giao lưu, học tập với các đơn vị bạn 4,07 0,99 3,19 1,28 2,87 1,31 2,94 1,22 2,50 1,37 3,25 0,01 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT của bộ môn 4,14 1,02 3,21 1,16 3,04 1,21 3,23 1,02 3,50 1,04 2,73 0,03 Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm 4,07 1,07 3,40 1,22 3,04 1,09 3,21 1,10 3,33 1,21 2,42 0,04 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT đã đề ra 4,00 1,03 3,52 1,21 3,06 1,13 3,27 1,11 3,66 1,36 2,52 0,04 Xây dựng trang Web tổ bộ môn 2,78 1,18 2,33 1,40 2,41 1,42 2,40 1,41 2,16 1,72 0,35 0,84 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy 3,57 1,28 3,32 1,32 2,91 1,33 3,04 1,32 2,50 1,76 1,54 0,18 Xây dựng và triển khai e- Learning của riêng bộ môn 2,85 1,35 2,12 1,46 2,16 1,35 2,19 1,51 2,50 1,64 0,83 0,50 Quy định chế độ sinh hoạt và báo cáo kết quả ứng dụng CNTT vào dạy 3,28 1,43 3,00 1,38 2,89 1,15 2,84 1,25 2,66 1,96 0,47 0,75 Tổ chức thi đua ứng dụng CNTT vào dạy 3,50 1,45 3,25 1,53 3,02 1,24 2,97 1,25 3,50 1,37 0,87 0,48 Dự họp với tổ chuyên môn, kiểm tra kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy, biên bản sinh hoạt chuyên môn 3,50 1,40 3,49 1,22 3,12 1,36 2,96 1,27 3,33 1,50 2,05 0,08 7. Quản lý phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin và các điều kiện hỗ trợ cho ứng dụng CNTT vào dạy Quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết bị, phòng máy, phương tiện CNTT hiện có 4,14 1,09 3,87 0,96 3,60 1,21 3,50 1,03 2,83 1,83 2,93 0,02 Lập sổ theo dõi và kiểm tra việc sử dụng phòng máy, phương tiện CNTT 4,14 1,09 3,96 1,10 3,75 1,21 3,58 1,07 2,83 1,83 2,60 0,03 Huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động dạy có ứng dụng CNTT 4,07 0,82 3,55 1,10 3,41 1,10 3,30 1,11 2,66 1,63 2,36 0,05 Phòng máy tính phục vụ cho công tác nghiên cứu, truy cập internet của giáo viên 3,64 1,39 3,54 1,37 3,31 1,24 3,44 1,04 3,00 1,78 0,53 0,71 Phòng máy tính phục vụ cho việc dạy tin học, truy cập internet dành cho học sinh 3,92 1,14 3,65 1,28 3,25 1,31 3,47 1,28 2,83 1,83 1,54 0,19 Phòng máy tính phục vụ tiết dạy có ứng dụng CNTT 4,14 1,02 3,77 1,17 3,68 1,09 3,53 1,15 3,00 1,78 1,52 0,19 Chất lượng kết nối internet tại trường 4,07 0,99 3,63 1,23 3,64 1,29 3,50 1,14 2,66 1,63 1,58 0,17 Xây dựng mạng cục bộ của trường 4,00 0,96 3,17 1,39 2,93 1,61 2,91 1,35 2,50 1,76 2,21 0,06 Xây dựng hệ thống thông tin trên mạng internet: 3,92 1,07 3,31 1,30 3,27 1,39 3,10 1,23 2,16 1,60 2,31 0,05 email (cá nhân, tổ chuyên môn, trường), website của trường Tổ chức, xây dựng thư viện điện tử và dữ liệu của trường 2,92 1,59 2,77 1,36 2,87 1,33 2,77 1,45 2,33 1,63 0,24 0,91 Mua, lưu trữ, phổ biến các phần mềm có bản quyền dùng riêng cho mỗi bộ môn để hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, nghiên cứu và tự học 3,35 1,44 2,79 1,40 2,64 1,32 2,96 1,30 2,66 1,86 0,95 0,43 Tập hợp, lưu trữ, phổ biến các phần mềm tự do nguồn mở dùng riêng cho mỗi bộ môn để hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, nghiên cứu và tự học 3,42 1,45 2,91 1,39 2,93 1,73 3,01 1,24 2,66 1,96 0,47 0,75 Tập hợp và phổ biến cho học sinh các phần mềm dùng riêng cho mỗi môn học để các em có thể tự học, tự nghiên cứu 3,50 1,28 2,73 1,34 2,29 1,35 2,85 1,36 2,50 1,87 2,58 0,03 Phần mềm bảo mật hệ thống máy tính, an toàn dữ liệu, chống virus máy tính 3,35 1,27 3,03 1,27 3,02 1,26 3,00 1,42 3,00 1,78 0,21 0,92 8. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng phương tiện CNTT Phổ biến cho giáo viên quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh bằng các phần mềm máy tính 3,57 1,55 2,97 1,30 3,10 1,25 2,95 1,28 2,50 1,87 0,97 0,42 Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bằng phương tiện CNTT (sử dụng phần mềm máy tính, truy cập internet…) 3,78 1,05 3,11 1,41 3,06 1,26 3,05 1,24 2,50 1,87 1,28 0,27 Quản lý điểm, kết quả học tập của học sinh bằng các phần mềm máy tính 3,85 0,77 3,59 1,32 3,77 1,22 3,79 1,17 3,66 1,75 0,35 0,83 Sử dụng mail, internet trong việc thông tin hai chiều với phụ huynh về kết quả học tập của học sinh. 3,14 1,35 2,28 1,40 2,37 1,31 2,69 1,41 2,16 1,47 1,83 0,12 Xử lý các trường hợp không tuân thủ các quy định của Hiệu trưởng về ứng dụng CNTT trong đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục 3,57 1,45 3,02 1,33 2,95 1,25 2,85 1,25 2,33 1,63 1,29 0,27 9. Quản lý việc xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng, đánh giá đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy. Xây dựng hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 3,64 1,27 3,17 1,17 3,16 1,11 2,97 1,21 2,50 1,64 1,43 0,22 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 3,57 1,28 3,33 1,22 3,18 1,12 2,90 1,25 2,50 1,64 2,15 0,07 dạy học. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho từng bộ môn 3,57 1,28 3,26 1,16 3,12 1,04 2,96 1,26 2,50 1,64 1,56 0,18 Quy định trách nhiệm của cá nhân, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong và ngoài trường trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 3,42 1,39 3,14 1,25 3,16 1,13 2,96 1,31 2,33 1,63 1,07 0,36 Xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy với các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn khác trong trường học. 3,71 0,99 3,24 1,08 3,10 1,15 2,92 1,26 2,83 1,83 1,75 0,14 Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các phần mềm được đưa vào sử dụng tại trường 3,42 1,15 3,05 1,29 2,83 1,24 2,89 1,30 2,50 1,64 0,94 0,43 Xây dựng, triển khai chuẩn kỹ năng về công nghệ thông tin đối với giáo viên 3,50 1,28 3,22 1,16 3,06 1,17 3,02 1,32 2,66 1,75 0,83 0,50 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá… đã xây dựng. 3,64 1,33 3,16 1,28 2,93 1,21 3,19 1,21 2,50 1,64 1,29 0,27 Tổ chức đánh giá trong, đánh giá ngoài theo các tiêu chuẩn đã xây dựng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn khoa học tự nhiên 3,57 1,34 3,03 1,22 2,95 1,09 3,01 1,27 2,50 1,64 0,99 0,41 Xây dựng hội đồng nghiên cứu khoa học giáo dục của trường phục vụ cho các lĩnh vực có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và bổ sung cái mới, điều chỉnh cho phù hợp hàng năm 3,50 1,28 2,83 1,35 2,50 1,30 2,75 1,32 2,50 1,64 1,65 0,16 10. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên về CNTT Tổ chức, quản lý giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về CNTT theo chu kỳ 3,35 1,21 3,32 1,26 3,22 1,18 3,26 1,16 4,00 1,09 0,58 0,67 Tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT 3,71 1,13 3,51 1,17 3,37 1,12 3,53 1,06 4,00 1,26 0,57 0,68 Chăm lo, hỗ trợ để tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp xúc, sử dụng các phần mềm, thiết bị mới về CNTT 3,78 0,97 3,42 1,38 3,35 1,19 3,45 1,16 3,16 1,83 0,39 0,81 Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, tự học về phần cứng, phần mềm 3,64 1,21 3,35 1,32 3,14 1,28 3,36 1,12 3,00 1,78 0,60 0,65 máy tính để ứng dụng vào việc dạy học, đổi mới phương pháp dạy của giáo viên Bồi dưỡng ngoại ngữ để giáo viên sử dụng tốt phần cứng, phần mềm, tham khảo các tài liệu trên internet. 3,07 1,49 2,75 1,36 2,50 1,32 2,86 1,17 2,33 1,50 0,98 0,41 Bồi dưỡng, huấn luyện giáo viên sử dụng các phần mềm, thiết bị (máy chiếu, tivi,…), máy tính 3,50 1,28 3,25 1,34 3,08 1,28 3,39 1,09 3,00 1,78 0,65 0,62 11. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, triển khai việc ứng dụng CNTT của trường Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chiến lược phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với kế hoạch, chiến lược của Sở và Bộ một cách kịp thời. 3,42 1,22 3,44 1,16 3,27 1,12 3,23 1,17 3,00 1,78 0,51 0,72 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. 3,78 1,05 3,42 1,21 3,25 1,26 3,25 1,23 3,00 1,78 0,84 0,48 Xây dựng và đổi mới tầm nhìn về sử dụng CNTT trong dạy và học 3,35 1,39 3,52 1,12 3,33 1,26 3,34 1,26 2,83 1,83 0,62 0,64 Phổ biến thông tin kịp thời, đầy đủ về lĩnh vực ứng dụng CNTT đến từng cán bộ, giáo viên 3,57 0,93 3,59 1,09 3,35 1,22 3,47 1,01 2,83 1,83 0,93 0,44 Xây dựng môi trường làm việc, học tập, nghiên cứu CNTT an toàn, hiệu quả cho giáo viên 3,71 0,99 3,62 1,08 3,31 1,13 3,42 1,16 2,66 1,86 1,54 0,19 Chủ động làm việc với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng để thực hiện tốt công tác xã hội hóa, tạo nguồn lực cho việc phát triển ứng dụng CNTT vào dạy của giáo viên 3,64 1,00 3,37 1,15 3,02 1,21 3,23 1,07 2,66 1,86 1,54 0,18 Chỉ đạo giáo viên sử dụng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học để làm cơ sở cho việc ứng dụng CNTT vào dạy 3,85 0,77 3,40 1,20 3,20 1,23 3,29 1,20 3,00 1,78 0,99 0,41 Thực hiện tin học hóa trong công tác quản lý chuyên môn 3,92 0,99 3,24 1,81 2,91 1,71 2,80 1,90 2,83 1,83 1,55 0,18 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5427.pdf
Tài liệu liên quan