Thực trạng quản lý thực tập ở khoa điều dưỡng - Kỹ thuật y học, đại học y dược TP. Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Doãn Cường THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Doãn Cường THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 15 LUẬN VĂN THẠ

pdf80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý thực tập ở khoa điều dưỡng - Kỹ thuật y học, đại học y dược TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN TP. Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục, và các phòng ban chức năng liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các giảng viên và sinh viên Khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Và đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Hồ Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn này. Tác giả MỤC LỤC 3TLỜI CẢM ƠN3T .................................................................................................................................. 3 3TMỤC LỤC3T ....................................................................................................................................... 4 3TDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT3T .................................................................................................. 7 3TPHẦN I: MỞ ĐẦU3T .......................................................................................................................... 8 3T1. Lý do chọn đề tài3T .................................................................................................................................. 8 3T2. Mục đích nghiên cứu3T ............................................................................................................................ 9 3T . Khách thể và đối tượng nghiên cứu3T ...................................................................................................... 9 3T4. Giả thuyết nghiên cứu3T .......................................................................................................................... 9 3T5. Phạm vi nghiên cứu3T .............................................................................................................................. 9 3T6. Nhiệm vụ nghiên cứu3T ........................................................................................................................... 9 3T7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu3T ................................................................................... 10 3T8. Cấu trúc luận văn3T ............................................................................................................................... 10 3T9. Kế hoạch nghiên cứu3T .......................................................................................................................... 10 3TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3T ........................................................................................................ 12 3T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3T ............................................................................................................... 12 3T1.1.1. Ở Việt Nam3T.............................................................................................................................. 12 3T1.1.2. Ở nước ngoài3T ........................................................................................................................... 13 3T1.2. Các khái niệm liên quan3T .................................................................................................................. 14 3T1.2.1. Thực tập3T ................................................................................................................................... 14 3T1.2.2. Thực tập y khoa3T ....................................................................................................................... 14 3T1.2.3. Quản lý3T .................................................................................................................................... 15 3T1.2.4. Quản lý công tác đào tạo ở cấp khoa3T ........................................................................................ 16 3T1.2.5. Quản lý thực tập3T ....................................................................................................................... 17 3T1.3. Hoạt động thực tập của sinh viên Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học3T ........................................................ 17 3T1.3.1. Mục tiêu thực tập3T ..................................................................................................................... 17 3T1.3.2. Nội dung chương trình thực tập3T ................................................................................................ 17 3T1.3.3. Các hình thức tổ chức thực hiện chương trình thực tập3T ............................................................. 18 3T1.3.4. Cơ sở thực tập3T .......................................................................................................................... 19 3T1.3.5. Cán bộ hướng dẫn thực tập3T....................................................................................................... 19 3T1.3.6. Công tác phối hợp việc tổ chức chương trình thực tập3T .............................................................. 19 3T1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực tập3T ...................................................................... 20 3T1.4.1. Phát triển chương trình thực tập (xây dựng, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh)3T ............................ 20 3T1.4.1.1. Xây dựng chương trình thực tập3T ....................................................................................... 21 3T1.4.1.2. Thực hiện chương trình thực tập3T ....................................................................................... 21 3T1.4.2. Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập3T .................................................................................... 21 3T1.4.3. Ý thức, thái độ của sinh viên3T .................................................................................................... 21 3T1.4.4. Cơ sở vật chất, phương tiện, và điều kiện thực tập3T .................................................................... 22 3T1.4.5. Công tác tổ chức, quản lý thực tập3T ........................................................................................... 22 3T1.4.6. Phối hợp và quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động thực tập3T ........................................... 23 3T1.5. Nội dung quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học3T ..................................................... 23 3T1.5.1. Quản lý mục tiêu thực tập3T ........................................................................................................ 23 3T1.5.2. Quản lý chương trình, nội dung thực tập3T .................................................................................. 23 3T1.5.3. Quản lý đội ngũ giảng viên3T ...................................................................................................... 23 3T1.5.4. Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên3T ................................................................................. 24 3T1.5.5. Quản lý tổ chức thực hiện hoạt động thực tập3T ........................................................................... 24 3T1.5.6. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, thiết bị phục vụ thực tập3T...................................... 25 3T1.5.7. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn thực tập3T .......................................................... 25 3T1.5.8. Quản lý sự phối hợp hướng dẫn thực tập giữa trường và viện3T ................................................... 25 3TChương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH3T ........................................................... 26 3T2.1. Giới thiệu đôi nét về nhà trường3T ...................................................................................................... 26 3T2.1.1. Lịch sử hình thành3T ................................................................................................................... 26 3T2.1.2. Qui mô và sự phát triển của nhà trường3T .................................................................................... 26 3T2.1.3. Giới thiệu về khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học3T....................................................................... 27 3T2.1.3.1. Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo3T........................................................................................... 27 3T2.1.3.2. Chương trình đào tạo3T ........................................................................................................ 28 3T2.1.3.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học3T .................... 28 3T2.1.3.4. Phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy3T .................................................................. 29 3T2.2. Thực trạng quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học3T .................................................... 30 3T2.2.1. Quản lý về mục tiêu thực tập3T .................................................................................................... 30 3T2.2.1.1. Nhận thức về mục tiêu thực tập3T......................................................................................... 30 3T2.2.1.2. Việc phổ biến mục tiêu trước khi sinh viên đi thực tập3T ...................................................... 31 3T2.2.2. Quản lý về chương trình và mục tiêu thực tập3T .......................................................................... 31 3T2.2.3. Quản lý đội ngũ giảng viên3T ...................................................................................................... 32 3T2.2.3.1. Nhiệm vụ giảng viên hướng dẫn thực tập tại bộ môn3T ........................................................ 32 3T2.2.3.2. Nhiệm vụ giảng viên cơ hữu hướng dẫn thực tập tại bệnh viện3T ......................................... 34 3T2.2.3.3. Nhiệm vụ giảng viên mời giảng hướng dẫn thực tập tại bệnh viện3T ................................... 36 3T2.2.4. Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên3T ................................................................................. 38 3T2.2.4.1. Các nhiệm vụ sinh viên chuẩn bị trước khi đi thực tập bệnh viện3T ...................................... 38 3T2.2.4.2. Nhiệm vụ sinh viên trong khi thực tập tại bệnh viện3T ......................................................... 40 3T2.2.4.3. Các nhiệm vụ tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập bệnh viện của sinh viên3T ........................ 42 3T2.2.5. Quản lý công tác tổ chức và thực hiện hoạt động thực tập3T ........................................................ 44 3T2.2.5.1. Quản lý công tác tổ chức và thực hiện hoạt động thực tập tại bộ môn3T ............................... 44 3T2.2.5.2. Quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động thực tập tại bệnh viện3T ................................. 45 3T2.2.6. Quản lý công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập3T ...................................................... 48 3T2.2.7. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực tập tại bộ môn3T ............................................ 48 3T2.2.8. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập3T ......................................... 49 3T2.2.9. Quản lý sự phối hợp giữa trường và viện trong công tác hướng dẫn thực tập bệnh viện3T ............ 49 3TChương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3T........ 51 3T .1. Cơ sở xác lập biện pháp3T ................................................................................................................... 51 3T .1.1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước3T ...................... 51 3T .1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh3T ........................... 52 3T .1.3. Căn cứ vào cơ sở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng3T .......................................................................................................................................................... 52 3T .2. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực tập3T ............................................. 53 3T .2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý cấp trường, khoa, của GV và SV3T . 53 3T .2.2. Các biện pháp tăng cường chức năng quản lý hoạt động thực tập (hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra)3T ............................................................................................................................................ 54 3T .2.3. Các biện pháp về quản lý cơ sở vật chất 3T ................................................................................... 55 3T .2.4. Các biện pháp tạo động lực kích thích hoạt động thực tập3T ........................................................ 55 3T .2.5. Các biện pháp phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa trường và viện trong hoạt động thực tập3T .. 56 3T .2.6. Các biện pháp phân cấp quản lý và quản lý sự quản lý trong hoạt động thực tập3T ....................... 56 3T .3. Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 3T .......................................................................... 57 3TPHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ....................................................................................... 60 3T1. Kết luận3T ............................................................................................................................................. 60 3T2. Kiến nghị3T ........................................................................................................................................... 61 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T .............................................................................................................. 62 3TPHỤ LỤC3T ...................................................................................................................................... 64 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBGV Cán bộ, giảng viên CBQL Cán bộ quản lý CNXH Chủ nghĩa xã hội GV Giảng viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVHD Giảng viên hướng dẫn SV Sinh viên SVHS Sinh viên học sinh VLVH Vừa làm vừa học PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, kỹ năng giỏi, được đào tạo bài bản, chính qui. Do vậy vai trò của các trường đại học hiện nay ngày càng quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục đại học Việt Nam như sau: "... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới." Ngành y tế nước nhà cũng cần một đội ngũ cán bộ có trình độ cao để chăm sóc và phục vụ người bệnh. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, trong nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: “nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Với đặc thù đào tạo nhân lực y tế là việc tổ chức đào tạo luôn gắn liền với thực hành, thực tập tại trường, tại các cơ sở y tế, nên Bộ Y tế cũng đã ban hành chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế trong giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Nhận thức rõ vấn đề này, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh với chức năng đào tạo cán bộ y tế, đã luôn coi trọng chất lượng đào tạo nhất là về thực tập của sinh viên. Chương trình đào tạo sinh viên gồm hai phần: Lý thuyết và thực tập. Phần thực tập bao gồm tại phòng thực tập nhà trường và thực tập tại bệnh viện với thời lượng chiếm khoảng hơn phân nửa tổng quỹ thời gian đào tạo. Quản lý thực tập của sinh viên là quản lý để thực hiện đồng bộ các thành tố: mục tiêu, nội dung, chương trình, các hình thức thực tập, điều kiện phương tiện thực tập… Quan tâm thích đáng đến hoạt động thực tập của sinh viên là một trong những trọng điểm của toàn bộ công tác quản lý giáo dục trong trường, khoa. Quản lý tốt hoạt động thực tập của sinh viên sẽ nâng cao hiệu quả thực tập của họ. Do vậy, việc quản lý thực tập của sinh viên là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý đào tạo. Tuy quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về công tác quản lý thực tập này, do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực tập của khoa. 2. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của khoa. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Việc quản lý thực tập tại Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua có thể thực hiện khá tốt ở các mặt như: quản lý về mặt nhận thức của sinh viên và giáo viên cơ hữu của khoa, quản lý công tác chuẩn bị, tổ chức thực tập. Tuy nhiên, có thể vẫn còn hạn chế về các mặt: quản lý về nhận thức của giáo viên kiêm nhiệm, quản lý về công tác đánh giá cuối đợt thực tập của giáo viên kiêm nhiệm, quản lý công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập, và quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực tập. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát thực trạng công tác quản lý thực tập của sinh viên chính qui các chuyên ngành: Kỹ Thuật Hình Ảnh, Xét Nghiệm, Gây Mê Hồi Sức, Vật Lý Trị Liệu, Hộ Sinh và Điều Dưỡng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm góp một phần vào nâng cao hiệu quả quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logíc 7.1.3. Quan điểm thực tiễn 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp, phân loại -so sánh, hệ thống hóa. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: dành cho sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý. + Các phương pháp bổ trợ: Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, phương pháp phỏng vấn, ý kiến chuyên gia. 7.2.3. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu (SPSS). 8. Cấu trúc luận văn - Phần mở đầu - Phần nội dung + Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu + Chương II: Thực trạng công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. + Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. - Phần kết luận và kiến nghị. - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 9. Kế hoạch nghiên cứu + Tháng 07.2010 đến đầu tháng 08.2010: Chọn, xác định tên đề tài, thu thập tài liệu, viết, nộp đề cương nghiên cứu. + Tháng 08.2010: Bảo vệ đề cương. + Tháng 10.2010: Nộp đề cương và phiếu đăng ký đề tài luận văn. + Tháng 11.2010 đến 07.2011: Tham khảo tài liệu, triển khai các phương pháp nghiên cứu (thu thập và xử lý số liệu), viết, in vi tính, trình bản thảo lên Gỉang viên hướng dẫn chỉnh sửa và hoàn thành. + Tháng 08.2011: Nộp hồ sơ bảo vệ luận văn. + Tháng 10.2011 đến 11.2011: Bảo vệ luận văn theo kế hoạch. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở Việt Nam Xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước ta là học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, nên việc nghiên cứu về thực tập không phải là một đề tài mới lạ. Hoạt động thực tập để nâng cao tay nghề đã được áp dụng từ rất lâu trong các trường y, trường sư phạm. Hoạt động này luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Các công trình nghiên cứu của họ đều có chung một mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo, mặc dù hình thức nghiên cứu có khác nhau. + Hội thảo về đề tài: “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức vào tháng 04/2008, để đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực tập sư phạm hiện nay của các trường sư phạm và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này của các trường sư phạm. + Hội thảo khoa học: “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất nước” tổ chức vào tháng 08/2008, ông Nguyễn Thiện Nhân-chủ trì hội nghị đã nhấn mạnh ngành giáo dục khi xây dựng chương trình học phải chú trọng đến thực hành, chuẩn bị kỹ năng nghề cho người học, các cơ sở đào tạo cần tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động để người học có điều kiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nhằm phát huy được năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp. + Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội do hai bộ Khoa học& Công nghệ và Giáo dục& Đào tạo tổ chức vào tháng 04/2009, đã chỉ rõ nguồn nhân lực công nghệ cao của nước ta hiện nay còn yếu về năng lực thực hành. Do vậy trong phần kết luận ông Nguyễn Thiện Nhân, đã phát biểu là để có được nguồn nhân lực có chất lượng cần tạo mối quan hệ hợp tác hữu hiệu giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, sớm hình thành chuỗi phòng thí nghiệm 2Tcông nghệ, n2Thà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia làm 2Tcông 2Ttác đào 2Ttạo2T như miễn tiền thuê đất, thuế đất, nhập khẩu; được đưa chi phí hỗ trợ đào 2Ttạo 2Tvào giá thành tính thuế.... để sinh viên có nơi rèn luyện về năng lực thực hành. + “Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Trung Thanh là giáo trình dùng trong các trường Cao đẳng Sư phạm để đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Hai tác giả đã nêu lên những vấn đề bức xúc hiện nay đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho các giáo viên tương lai. + “Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang – Thực trạng và giải pháp” (2003) - Luận văn thạc sĩ của Phan Phú, là một công trình nghiên cứu khoa học nhằm vào phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, những nguyên nhân của thực trạng, để từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. + “Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp” (2004) - Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy. Đây là công trình nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng bán công Hoa Sen, và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của sinh viên nhà trường. Như vậy trong thực tế các đề tài về quản lý hoạt động thực tập cũng còn khiêm tốn, chưa có nhiều. Đối với các trường Y trong cả nước, hiện tại chỉ mới có một đề tài duy nhất nghiên cứu về quản lý thực tập của đối tượng là sinh viên Y khoa, đó là luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2009) với tiêu đề là: “Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch”. Riêng với đối tượng là sinh viên Điều dưỡng, sinh viên Kỹ thuật Y học thì cho đến nay trên khắp nước ta, hoàn toàn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. 1.1.2. Ở nước ngoài + Với quan điểm thực tập chính là trọng tâm của giáo dục y học, và lấy người học làm trung tâm, trong “ Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ y tế” (1992), tác giả J. J. Guilbert đã nêu lên và giải quyết những vấn đề cơ bản như: xây dựng một kế hoạch thực tập, theo dõi kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thực tập, quản lý việc lượng giá các kỹ năng thực hành của sinh viên, quản lý đánh giá phương pháp hướng dẫn thực tập của giảng viên, phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của sinh viên… + Tài liệu hướng dẫn thực hành: “Giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe” của Fred Abbatt và Rosemary McMahon (1985) là một chuyên luận khá công phu về công tác giảng dạy nhân viên y tế ở nhiều nước trên thế giới. Các tác giả đã giảng giải về cách để người giảng viên biết cụ thể là sinh viên cần phải học gì. Từ kỹ thuật phân tích nhiệm vụ sẽ đưa tới sự phân biệt rõ ràng giữa các điều cần học khác nhau: kiến thức, thái độ hay kỹ năng thao tác tay nghề. Định nghĩa của những gì cần học cung cấp cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch chung cho các chương trình khóa học, kế hoạch đánh giá và lựa chọn các phương pháp giảng dạy cũng như kế hoạch quản lý chúng. + “Giải pháp cho tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng” là công trình nghiên cứu của các tác giả Scanlan Judith, Care, và Gessler Sandra trong tạp chí Nurse Educator (2001) đã nêu lên và phân tích tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng, từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho nhân viên y tế. + Trong bài viết: “Tầm quan trọng của thực tập lâm sàng trong đào tạo điều dưỡng” tác giả Katie Tonarely (2010) đã nêu lên là trong quá trình được đào tạo để trở thành người điều dưỡng chuyên nghiệp, sinh viên Điều dưỡng phải tham gia thực tập lâm sàng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mục đích của việc thực tập này là chuẩn bị cho sinh viên có thể làm công việc chăm sóc bệnh nhân một cách độc lập và thích đáng. Tác giả cũng nhấn mạnh đến những lợi ích của thực tập lâm sàng là giúp sinh viên Điều dưỡng có được những thái độ phù hợp trong việc chăm sóc người bệnh một cách chuyên nghiệp. Nhờ vào xử lý các tình huống lâm sàng, người giảng viên có thể đánh giá kiến thức của sinh viên về quản lý thuốc, kỷ năng ghi nhận và báo cáo những thay đổi về tình trạng sức khỏe người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc ấy, và thái độ của họ đối với người bệnh. Một khi sinh viên đã có thể thực hiện các công việc nêu trên một cách có hệ thống và có hiệu quả, tức là kỹ năng nghề nghiệp của họ đã đạt yêu cầu. Điều này không chỉ đúng với sinh viên Điều dưỡng mà còn đúng với cả sinh viên Kỹ thuật Y học nữa. 1.2. Các khái niệm liên quan 1.2.1. Thực tập + Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - của tác giả Nguyễn Như Ý thì thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường. + Theo định nghĩa của Tự điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học - của tác giả Hoàng Phê thì thực tập là làm trong thực tế để áp dụng và củng cố lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn. + Thực tập (practice) theo định nghĩa của Oxford Advanced Learner’s Dictionary thì thực tập là thực hiện một hoạt động thường xuyên liên tục nhằm nâng cao kỹ năng. + Thực tập (stage) theo định nghĩa của tự điển Larousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (thực tập sư phạm, thực tập luật sư); cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo. Tóm lại từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định thực tập là khoảng thời gian được sử dụng để học một nghề nào đó từ môi trường thực tế. 1.2.2. Thực tập y khoa Thực tập y khoa là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên các trường Y và được thực hiện liên tục từ năm thứ nhất cho đến năm cuối khi tốt nghiệp; thời gian thực tập đào tạo bác sĩ là sáu năm; dược sĩ là năm năm; cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật y học là bốn năm, và trong từng năm học yêu cầu thực tập năm sau sẽ cao hơn năm trước. Có hai loại thực tập tại trường y, đó là thực tập cơ sở tức là thực tập tại các phòng thực tập của trường, và thực tập lâm sàng là thực tập tại các bệnh viện. Thực tập cơ sở: Đây là hoạt động học của sinh viên tại các phòng thực tập của khoa, của bộ môn như: thực tập điều dưỡng tại bộ môn Điều dưỡng, thực tập gây mê tại bộ môn Gây mê, thực tập các xét nghiệm tại bộ môn Xét nghiệm, thực tập các kỹ thuật X quang… dưới sự hướng dẫn của giảng viên các bộ môn. Thực tập lâm sàng: Theo định nghĩa của Tự điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học - của tác giả Hoàng Phê thì lâm sàng là những gì trực tiếp quan sát được ở người ốm đang nằm trên giường bệnh. Do đó thực tập lâm sàng là thực tập tại giường bệnh hay là thực tập tại bệnh viện. Ngành Y là ngành liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên thực tập lâm sàng đóng một vai trò v._.ô cùng quan trọng đối với sinh viên ngành này, vì thực tập lâm sàng vừa giúp sinh viên trau giồi kỹ năng nghề nghiệp vừa là nơi rèn luyện y đức để giúp họ trở thành những người cán bộ y tế giỏi và có đạo đức nghề nghiệp trong tương lai. 1.2.3. Quản lý + Theo Đại tự điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thành Ý thì quản lý có nghĩa là: - Tổ chức điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị. - Trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì. + F. W. Taylor cho rằng quản lý là biết chính xác điều người khác muốn làm và sau đó biết rằng người ấy đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. + Theo H. Koontz thì quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức, đơn vị. + Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. + Theo các tác giả của tác phẩm “Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Thống kê Hà Nội thì quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. + Tác giả Trần Kiểm viết:” Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”. + Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo thì quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về chính trị, kinh tế, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, chủ trương, chính sách, và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Các định nghĩa trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về khái niệm quản lý đó là: quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định. Mặc dù từ quản lý được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các định nghĩa đều cho thấy quản lý có các đặc trưng sau: - Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động; quản lý là điều kiện thiết yếu để con người tồn tại, vận động và phát triển. - Hoạt động quản lý được thực hiện bởi một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Trong hoạt động quản lý, yếu tố con người bao gồm người quản lý và người được quản lý có vai trò trọng tâm trong hoạt động này. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có chủ đích của người quản lý tới người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. - Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay là một tổ chức. - Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các mối quan hệ giữa người và người, giữa những nhóm người… - Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý như: nội qui, qui chế, mệnh lệnh, chính sách… - Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý. - Chức năng quản lý: bao gồm bốn chức năng cơ bản đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Bốn chức năng này có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. 1.2.4. Quản lý công tác đào tạo ở cấp khoa Quản lý công tác đào tạo ở câp khoa bao gồm các nhiệm vụ sau: - Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo: gồm có quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy. - Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên các bộ môn thuộc khoa quản lý. - Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy- giáo dục của giảng viên, và nhiệm vụ học tập, rèn luyện chấp hành nội qui, qui chế của trường, bệnh viện nơi các SV đến thực tập. - Quản lý chất lượng đào tạo: nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong đào tạo, đề ra các biện pháp khắc phục yếu kém nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. 1.2.5. Quản lý thực tập Quản lý thực tập bao gồm các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá toàn bộ các hoạt động liên quan đến hoạt động thực tập bao gồm: mục tiêu, nội dung, chương trình thực tập, giảng viên hướng dẫn thực tập, số lượng và đối tượng sinh viên thực tập, địa điểm thực tập và cơ sở vật chất dành cho thực tập. Quản lý thực tập cũng là nhằm phát huy ưu điểm, đề ra những biện pháp để khắc phục các mặt tồn tại của hoạt động thực tập, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực tập của sinh viên. 1.3. Hoạt động thực tập của sinh viên Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học 1.3.1. Mục tiêu thực tập Mục tiêu thực tập là những gì mà người sinh viên phải làm được sau quá trình thực tập với những tiêu chuẩn nhất định về nhận thức, kỹ năng và thái độ để có thể thực hiện được nhiệm vụ nghề nghiệp của người cán bộ y tế tương lai. Đối với sinh viên khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học, mục tiêu thực tập của họ tùy theo từng chuyên ngành có thể khác nhau như: sinh viên Điều dưỡng là thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, sinh viên Gây mê là thực hiện tốt các kỹ thuật gây mê, sinh viên Kỹ thuật Hình ảnh là thực hiện tốt các kỹ thuật chụp X quang, cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, sinh viên Xét nghiệm là thực hiện tốt các kỹ thuật xét nghiệm sau khi học xong. 1.3.2. Nội dung chương trình thực tập Được xác định bởi mục tiêu thực tập của từng chuyên ngành. Nội dung thực tập giúp người học biết những gì cần học trước, những gì có thể học sau, tiêu chuẩn thực tập nào là cần thiết. Nội dung thực tập của sinh viên trong năm học sẽ được chuẩn bị trước vào mỗi dịp hè đó chính là việc xây dựng kế hoạch thực tập. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên chương trình khung của các chuyên ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Gây mê Hồi sức, Kỹ thuật Hình ảnh, Xét nghiệm, và Vật lý Trị liệu do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành với thời gian và số tiết cụ thể cho từng môn học (xem phụ lục). 1B .3.3. Các hình thức tổ chức thực hiện chương trình thực tập Tùy theo môn học và tùy theo chuyên ngành mà hình thức thực tập sẽ khác nhau như: sinh viên Xét nghiệm làm các xét nghiệm cơ bản tại phòng thực tập của bộ môn Xét nghiệm, sinh viên Điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại phòng thực tập của bộ môn Điều dưỡng, sinh viên Gây mê thực tập các kỹ thuật gây mê cơ bản tại phòng thực tập của bộ môn Gây mê… Với các môn lâm sàng của sinh viên khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học như: Điều dưỡng hồi sức cấp cứu, Điều dưỡng chuyên khoa nội, Điều dưỡng chuyên khoa ngoại, Kỹ thuật chụp X quang qui ước, Kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán, Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân, Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh, Thực hành xét nghiệm I, II…sinh viên sẽ được thực tập tại các khoa phòng khác nhau của các bệnh viện nơi sinh viên đến thực tập. Nội dung thực tập bệnh viện của sinh viên: + Dự điểm danh của giảng viên hướng dẫn. + Thực tập về các kỹ thuật điều dưỡng hoặc các kỹ thuật y học theo sự phân công của giảng viên hướng dẫn. + Ghi các chỉ tiêu đã thực hiện được trong ngày vào sổ thực tập. + Tổng kết chỉ tiêu tay nghề đã thực hiện và thi kết thúc đợt thực tập. Đánh giá thực tập: Là đánh giá kỹ năng tay nghề của sinh viên sau mỗi đợt thực tập nhằm xem sinh viên có đạt mục tiêu thực tập đã đề ra hay không. Các hình thức đánh giá kỹ năng bao gồm: + Quan sát trực tiếp: Sinh viên sẽ bốc thăm bệnh nhân ngẫu nhiên và làm bệnh án chăm sóc điều dưỡng, hoặc thực hiện kỹ thuật về xét nghiệm, X quang trực tiếp cho bệnh nhân dưới sự quan sát cho điểm của giảng viên. + Thi chạy trạm (OSPE): Để lượng giá thực hành trong phòng thí nghiệm. Sinh viên sẽ thực hiện thao tác trên mô hình, tiêu bản… và phải đi qua nhiều trạm khác nhau. + Vấn đáp: thường sử dụng khi sinh viên thi các môn lâm sàng. Sau khi thực hiện một bệnh án chăm sóc điều dưỡng hoặc thực hiện một kỹ thuật về xét nghiệm, X quang, sinh viên sẽ được hai giám khảo hỏi vấn đáp về những vấn đề liên quan đến kỹ thuật mà sinh viên vừa hoàn thành. Nội qui về thực tập tại khoa, bộ môn: + Sinh viên phải có mặt đầy đủ trong các buổi thực tập. Nếu vắng một buổi không có lý do chính đáng sẽ không được phép dự thi kết thúc học phần thực tập. + Viết thu hoạch nhóm sau buổi thực tập. + Phải tham dự thi kết thúc học phần thực tập. Nội qui về thực tập lâm sàng tại bệnh viện: + Sinh viên phải bảo đảm giờ giấc thực tập đã qui định. Sinh viên bị coi là vắng không lý do chính đáng nếu bỏ thực tập giữa giờ, đi trễ trên 15 phút, hoặc không có mặt khi điểm danh đột xuất. + Thực tập với tinh thần trách nhiệm cao. + Với bệnh nhân luôn thực hiện tốt tinh thần lương y như từ mẫu. + Quan hệ tốt với cán bộ công chức trong khoa nơi đang thực tập. + Có ý thức bảo vệ tài sản của các khoa, phòng. Phải bồi thường nếu cố ý làm mất mát, hư hỏng tài sản, trang thiết bị của khoa, phòng nơi đến thực tập. 2B1.3.4. Cơ sở thực tập + Tại các phòng thực tập của khoa, bộ môn: sinh viên sẽ thực tập các kỹ thuật cơ bản trên mô hình, tiêu bản. + Tại các bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh nơi mà trường đã ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa trường và viện về công tác đào tạo: sinh viên sẽ thực tập trực tiếp trên người bệnh. Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế, chỉ thị số 06/2008/CT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu ký ngày 27/06/2008 đã qui định rõ là đối với đào tạo về y, điều dưỡng và kỹ thuật y học, cơ sở thực hành chính phải là bệnh viện đa khoa hạng I trở lên hoặc bệnh viện đa khoa tuyến trung ương. 3B1.3.5. Cán bộ hướng dẫn thực tập Tại cơ sở: cán bộ hướng dẫn là những giảng viên của trường, khoa. Tại các bệnh viện: cán bộ hướng dẫn có thể là giảng viên của trường đến bệnh viện vừa tham gia công tác khám chữa bệnh vừa để hướng dẫn sinh viên trường mình. Họ cũng có thể là những cán bộ y tế của bệnh viện có tay nghề giỏi, có đạo đức tốt được nhà trường tín nhiệm ký hợp đồng mời giảng cho sinh viên. 4B1.3.6. Công tác phối hợp việc tổ chức chương trình thực tập Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, nhiều đơn vị từ phòng/ban đào tạo, các bộ môn, các giảng viên hướng dẫn, giáo viên chủ nhiệm cho đến các sinh viên. Nhiệm vụ của đào tạo trường, khoa: + Xây dựng và triển khai kế hoạch thực tập năm học trước khi năm học bắt đầu. + Ký kết hợp đồng trách nhiệm với từng cơ sở thực tập nơi sinh viên nhà trường sẽ đến thực tập. + Triển khai việc mời giảng viên thỉnh giảng sau khi có văn bản đề xuất từ các bộ môn. + Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho thực tập cơ sở. Nhiệm vụ của các bộ môn: + Phân công giảng viên phụ trách thực tập. + Làm văn bản đề xuất trường, khoa mời giảng viên thỉnh giảng cho năm học mới. + Triển khai kế hoạch thực tập đến các giảng viên trong bộ môn sau khi có kế hoạch chung của trường và khoa. Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn: Từ kế hoạch đào tạo được phân công vào đầu năm học, giảng viên cần chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng cho công tác hướng dẫn thực tập. Thực hiện đầy đủ các qui định về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá cuối đợt thực tập. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: + Theo dõi và tư vấn về học tập cho sinh viên trong lớp do mình quản lý. + Giúp đỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của sinh viên trong quá trình học tập. + Động viên khen thưởng kịp thời những sinh viên học tập tích cực, cũng như kịp thời nhắc nhở những trường hợp sinh viên có biểu hiện chưa tốt trong việc học tập. + Tổ chức những buổi họp rút kinh nghiệm sau mỗi đợt học lý thuyết, thực tập của sinh viên để qua đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. + Đề đạt kịp thời lên bộ môn, khoa những kiến nghị hợp lý của sinh viên trong quá trình học lý thuyết cũng như thực tập nhằm giúp việc học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ người sinh viên: + Được thông báo kế hoạch thực tập năm học từ giáo viên chủ nhiệm. + Chấp hành sự phân công thực tập của khoa và bộ môn. + Chấp hành nghiêm nội qui thực tập cơ sở, thực tập lâm sàng. + Dự đầy đủ các buổi sinh hoạt giới thiệu về mục tiêu của đợt thực tập, nội dung thực tập, phương pháp đánh giá đợt thực tập của giáo viên. Ngoài ra các phòng, ban khác của trường, khoa cũng tham gia vào công tác thực tập như: mua sắm thêm trang thiết bị dành cho thực tập, sửa chữa, thay thế kịp thời đèn quạt trong các phòng thực tập, cung cấp trang thiết bị dành cho thực tập… 0B1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực tập 5B1.4.1. Phát triển chương trình thực tập (xây dựng, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh) Phát triển chương trình thực tập thường được bắt đầu bằng những câu hỏi về mục tiêu, sau đó là việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình, và kết thúc bằng hoạt động đánh giá và điều chỉnh chương trình. Trong quyển “Xây dựng chương trình học” (2002) các tác giả Jon Wiles và Joseph Bondi đã viết:” Một chương trình học không bắt đầu bằng việc giải đáp các câu hỏi như vậy có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết hay không thống nhất trong chương trình học đó”. 6B1.4.1.1. Xây dựng chương trình thực tập Chương trình thực tập được xem như là một tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người sinh viên thông qua các hoạt động. Mức độ đạt được đối với các mục tiêu đã đề ra thể hiện tính hiệu quả của một chương trình thực tập. Với khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học do có sáu chuyên ngành khác nhau nên cũng sẽ có sáu chương trình thực tập khác nhau dựa trên việc xác định những năng lực mà người sinh viên phải đạt được để có thể hình thành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên khoa của mình. 1.4.1.2. Thực hiện chương trình thực tập Chương trình thực tập chỉ được thực hiện hoàn hảo nếu có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhiều cá nhân, đơn vị trong trường, khoa, bộ môn và kể cả của các đơn vị bên ngoài trường như các bệnh viện nơi có sinh viên của trường đến thực tập. 1.4.2. Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập Giảng viên hướng dẫn thực tập là chủ thể của hoạt động dạy học, là người tổ chức điều khiển và có vai trò chủ đạo trong quá trình hướng dẫn sinh viên, do vậy giảng viên hướng dẫn phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, và giỏi về chuyên môn. Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng ngày nay một giảng viên giỏi phải có các kiến thức và kỹ năng sau: - Kiến thức chuyên ngành mà mình giảng dạy. - Kiến thức và kỹ năng về dạy và học. - Kiến thức về hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục. Kiến thức này sẽ là kim chỉ nam để giảng viên soạn giáo trình, giáo án, lựa chọn phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng người học khác nhau. 1.4.3. Ý thức, thái độ của sinh viên Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, khối lượng kiến thức và kỹ năng dành cho sinh viên vô cùng to lớn. Điều này đòi hỏi người sinh viên phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu cao độ. Với các môn thực tập chuyên ngành, đòi hỏi người sinh viên không những chỉ có kiến thức tốt mà còn phải có hứng thú và ý thức trách nhiệm cao trong học tập, có thái độ học tích cực, sáng tạo và năng lực thực hành tốt. 1.4.4. Cơ sở vật chất, phương tiện, và điều kiện thực tập Cơ sở vật chất, phương tiện, và điều kiện thực tập đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đó là nền tảng và công cụ để người giảng viên thực hiện tốt việc tổ chức và điều khiển quá trình giảng dạy. Nhờ các phương tiện trang thiết bị dạy học tốt sinh viên sẽ hiểu rõ hơn kiến thức, việc luyện tập kỹ năng tay nghề của họ cũng vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, phương tiện và trang thiết bị hiện đại còn là cơ sở để sinh viên phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, nhanh chóng thích ứng với các phương tiện, trang thiết bị hiện đại ngày nay. Trong điều kiện hiện tại các trang thiết bị dành cho thực tập tại các trường Y thường lạc hậu hơn so với các bệnh viện lớn, nên việc kết hợp viện trường trong đào tạo cán bộ y tế là vô cùng cần thiết. Tại hội nghị kết hợp viện trường trong đào tạo cán bộ y tế tháng 10/2009 tại thành phố Hạ Long, ông Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng bộ Y tế đã phát biểu nhấn mạnh vấn đề kết hợp này. Ông nói: “ bệnh viện là nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh nghiệm, thuận lợi cho công tác thực hành đào tạo cán bộ y tế, do vậy việc kết hợp bệnh viện - trường học sẽ huy động được nguồn nhân lực của các trường và bệnh viện vào công tác đào tạo; sinh viên có thêm cơ hội học tập lâm sàng, tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh, tham gia phòng chống dịch và thực hiện một phần công việc của bệnh viện; giảng viên có điều kiện cập nhật kỹ năng lâm sàng; cán bộ viên chức tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học; giúp bệnh viện đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực kế cận...” Ngoài cơ sở thực tập, phương tiện và trang thiết bị, thì các điều kiện thực tập khác như: nội qui, qui chế thực tập, cách kiểm tra, đánh giá thực tập… cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập. 1.4.5. Công tác tổ chức, quản lý thực tập Tổ chức hoạt động thực tập đó là sự phân công, phân nhiệm từng nội dung công việc cho từng người, từng đơn vị, bộ phận có liên quan; kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập theo những qui định và thời điểm nhất định. Công tác quản lý thực tập là tìm ra những điều kiện tốt nhất để thực hiện hiệu quả nội dung thực tập của sinh viên, giúp người sinh viên tích lũy thêm kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng và thái độ nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp mà sinh viên đã chọn theo học. 1.4.6. Phối hợp và quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động thực tập + Hoạt động thực tập là hoạt động cần sự phối hợp của nhiều cá nhân, đơn vị trong trường, khoa, bộ môn, cũng như của các cơ sở y tế nơi có sinh viên đến thực tập. Do vậy việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, đơn vị trong và ngoài trường là vô cùng quan trọng, và là điều kiện giúp hoàn thành tốt hoạt động thực tập. + Quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động thực tập bao gồm các công tác sau: - Quản lý sự phối hợp của các phòng, ban, các bộ môn trong trường, khoa đối với hoạt động thực tập. - Quản lý sự phối hợp của các giảng viên hướng dẫn thực tập, giáo viên chủ nhiệm, giảng viên kiêm nhiệm, và sinh viên đối với hoạt động thực tập. - Quản lý sự phối hợp về hoạt động thực tập của trường đối với các cơ sở thực tập. 1.5. Nội dung quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học 1.5.1. Quản lý mục tiêu thực tập Công tác này bao gồm kiểm tra việc phổ biến mục tiêu thực tập cho sinh viên trước khi đi thực tập, nhận thức của sinh viên vê mục tiêu thực tập, việc đánh giá xem xét sinh viên có đạt mục tiêu đề ra hay không. 1.5.2. Quản lý chương trình, nội dung thực tập Nội dung thực tập và chương trình thực tập của các môn học được qui định cụ thể trong chương trình khung và chương trình chi tiết của từng chuyên ngành. Đối với khoa: Khoa quản lý các hoạt động của bộ môn trong giảng dạy tại phòng thực tập, hướng dẫn lâm sàng theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình đã quy định bằng các văn bản như: các báo cáo định kỳ vào cuối học kỳ, cuối năm học về hoạt động giảng dạy, các kết quả kiểm tra đánh giá sinh viên. Khoa cũng dựa trên lịch giảng của bộ môn để có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất xem xét các giảng viên có thực hiện đúng kế hoạch giảng đã đề ra hay không. Đối với bộ môn: Cũng giống như khoa, bộ môn quản lý các hoạt động giảng dạy thực tập của giảng viên trong bộ môn về kế hoạch, mục tiêu, nội dung thực tập và đánh giá sinh viên thực tập qua việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc giảng dạy, đánh giá sinh viên tại các cơ sở thực tập. 1.5.3. Quản lý đội ngũ giảng viên + Phương pháp hướng dẫn thực tập + Phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập 1.5.4. Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên + Sổ thực hành bệnh viện + Những công việc sinh viên thực hiện trước, trong và cuối đợt thực tập 1.5.5. Quản lý tổ chức thực hiện hoạt động thực tập Công tác này sẽ bao gồm quản lý việc chuẩn bị thực tập và quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động thực tập. Quản lý việc chuẩn bị thực tập Các công tác chuẩn bị thực tập như nội dung thực tập, thời gian, địa điểm, số lượng sinh viên, dự trù trang thiết bị, dụng cụ hóa chất… phải được trường, khoa duyệt trước khi năm học mới bắt đầu. Phòng/ban đào tạo phải xây dựng kế hoạch để ban giám hiệu nhà trường ký kết hợp đồng đào tạo với các bệnh viện nơi mà sinh viên nhà trường sẽ đi thực tập. Khi xây dựng kế hoạch thực tập phải dựa trên chương trình khung và chương trình chi tiết của các chuyên ngành đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công việc tiếp theo là phổ biến đến các giảng viên và sinh viên nội dung kế hoạch thực tập vào đầu năm học để họ thực hiện. Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động thực tập - Yêu cầu bộ môn lập kế hoạch cụ thể của học kỳ, năm học. - Tổ chức theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần (lịch giảng/tuần), tháng (phiếu báo giờ giảng/tháng), sơ kết học kỳ và tổng kết năm học. - Quản lý việc kiểm tra đánh giá thực tập bao gồm: + Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực tập tại các bộ môn cơ sở cũng như tại khoa, phòng bệnh viện nơi có sinh viên thực tập. + Có biện pháp khen thưởng, trách phạt các bộ môn trong việc thực hiện kế hoạch thực tập. + Phổ biến đầy đủ các qui định về chế độ kiểm tra, đánh giá cho điểm, phân loại sinh viên trong học tập; và có kiểm tra việc thực hiện các qui định này của giảng viên. + Quản lý giảng viên hướng dẫn thực tập về phương pháp hướng dẫn và phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập. 1.5.6. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, thiết bị phục vụ thực tập Trước khi năm học mới bắt đầu, các bộ môn phải nộp kế hoạch dự trù về hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, dự trù in ấn tài liệu giảng dạy, kế hoạch sửa chữa phòng ốc…để lãnh đạo khoa duyệt mua sắm, sửa chữa. Khoa có kế hoạch kiểm tra đánh giá các công tác sửa chữa, thay thế, nâng cấp các phòng thực tập. 1.5.7. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn thực tập Giảng viên hướng dẫn là nhân tố quyết định chất lượng thực tập, nên việc quan tâm bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này là việc làm cần thiết. Công tác quản lý này bao gồm: việc theo dõi và kiểm tra kế hoạch cử giảng viên dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, các lớp sư phạm y học cho các giảng viên mời giảng của các bệnh viện, phân công giảng viên có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi giúp đỡ giảng viên trẻ, ít kinh nghiệm. 1.5.8. Quản lý sự phối hợp hướng dẫn thực tập giữa trường và viện Bao gồm: + hợp đồng trách nhiệm giữa trường và các bệnh viện có sinh viên đến thực tập. + hợp đồng mời giảng đối với một số cán bộ của bệnh viện có năng lực. + kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp thường xuyên, kịp thời. Trên đây chúng tôi đã trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề về hoạt động thực tập và quản lý thực tập ở trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi cũng đã làm rõ một số khái niệm được sử dụng trong luận văn này. Đồng thời chúng tôi cũng đã giới thiệu hoạt động thực tập của sinh viên khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học và các nội dung công tác quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học. Đây chính là tiền đề để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu đôi nét về nhà trường 2.1.1. Lịch sử hình thành Trường Đại học Y khoa Sài gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài gòn, được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. Năm 1961, Y khoa Đại học đường Sài gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài gòn và Dược khoa Đại học đường Sài gòn. Năm 1962, Nha khoa Đại học đường Sài gòn ra đời. Cả ba trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài gòn. Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam sau ngày giải phóng, tổ chức lại các trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Theo quyết định đúng đắn và kịp thời này, trường Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba trường nói trên. 2.1.2. Qui mô và sự phát triển của nhà trường Là một trường đại học công lập lớn nhất của nước ta trong lĩnh vực y tế, đào tạo đa ngành, đa cấp, Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển, ngày một mở rộng, hiện đại. Từ lúc đầu thành lập chỉ có 3 khoa, ngày nay Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh đã có 7 khoa: khoa Y, khoa Dược, khoa Nha, khoa Y tế Công cộng, khoa Y Học Cổ Truyền, khoa Điều Dưỡng- Kỹ Thuật Y Học, và khoa Khoa Học Cơ Bản với 785 giảng viên (GV) và 570 nhân viên. Số sinh viên (SV) đang theo học tại trường là 6022. Có thể nói từ ngày thành lập đến nay, Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh đã đi vào ổn định và phát triển, năm sau tốt hơn năm trước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy và nhiều mặt hoạt động khác. Về đào tạo: công tác đào tạo có nhiều đổi mới quan trọng như: chuyển từ đào tạo chuyên khoa sang đào tạo đa khoa. Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết cho tất cả các khoa, bộ môn. Nội dung đào tạo luôn được cải tiến, cập nhật, bảo đảm tính cơ bản, hiện đại và tính thực tế. Hệ thống mục tiêu tổng quát, mục tiêu môn học, mục tiêu bài giảng được biên soạn và công bố. Phương pháp dạy học, phương pháp lượng giá kết quả học tập của sinh viên luôn được nhà trường và các khoa, bộ môn quan tâm. Tư tưởng giáo dục dựa vào cộng đồng đã được nêu lên và đã được các GV chấp nhận từng bước triển khai có hiệu quả. Về nghiên cứu khoa học, đây là thế mạnh của nhà trường. Số lượng các đề tài ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tốt hơn. Về tổ chức nhà trường, ngoài các khoa như đã nói ở trên, bệnh viện Đại học Y dược tp. Hồ Chí Minh đã được thành lập trên cơ sở phát triển phòng khám đa khoa của trường, các trung tâm như: trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, trung tâm Giáo dục Y học, trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm… cũng đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và phục vụ nhân dân. Với chiến lược phát triển của trường, dự kiến đến 2020 sẽ hình thành: - Các trường đại học thành viên: trường Đại học Y, trường Đại học Dược, trường Đại học Răng Hàm Mặt, trường Đại học Đông y, trường Đại học Y tế Công cộng, trường Đại học Điều dưỡng, trường Đại học Kỹ thuật y học, trường Đại học Y khoa quốc tế, trường Đại học Răng hàm mặt quốc tế, trường Đại học điều dưỡng quốc tế. - Các khoa trực thuộc: khoa Khoa học cơ bản, khoa Vật lý trị liệu, khoa Tin học, khoa Ngoại ngữ, khoa Công nghệ sinh học. - Các Viện khoa học: Viện Y sinh học, Viện Công nghệ dược, Viện di truyền người. Ngoài ra các chiến lược về phát triển đội ngũ cán bộ, phát triển cơ sở vật chất… cũng đã được Ban Giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm để làm điểm tựa cho sự phát triển của Đại học Y dược tp. Hồ Chí Minh. 2.1.3. Giới thiệu về khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học Khoa Điều Dưỡng- Kỹ Thuật Y Học được thành lập theo quyết định số 156/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 09 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở chuyển đổi từ trường Trung học Kỹ thuật Y tế 3 - Bộ Y Tế, có trụ sở chính đặt tại 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, tp. Hồ Chí Minh và các bộ môn chuyên ngành gồm có: bộ môn Điều dưỡng, bộ môn Nữ hộ sinh, bộ môn Gây mê, bộ môn Xét nghiệm, bộ môn Kỹ thuật hình ảnh và bộ môn Vật lý Trị liệu. 2.1.3.1. Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo Nhiệm vụ: - Khoa có nhiệm vụ đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Y học có trình độ đại học, trung học và sau đại học các chuyên ngành Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Gây mê, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh và Vật lý Trị liệu. Tổng số SVHS hiện có là 530 SV (180 hệ chính qui và 350 hệ VLVH). - Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học. - Quản lý công tác đào tạo của các bộ môn chuyên ngành trong Khoa. - Chỉ đạo các bộ môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng. - Tổ chức quản lý, xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV trong Khoa. - Quản lý SVHS trong Khoa về học tập, rèn luyện… - Củng cố và mở rộng mối quan hệ với các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố để giúp SVHS có địa điểm thực tập, thực hiện mục tiêu đào tạo chuyên ngành gắn liền với thực tế. - Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nắm bắt kịp thời những tiến bộ của thế giới. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Y học có đạo đức, có kiến thức giỏi về kỹ năng nghề nghiệp để chăm sóc tốt người bệnh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế, phục vụ việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tham gia nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào nghề nghiệp. 2.1.3.2. Chương trình đào tạo Theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD& ĐT ngày 26 tháng 04 năm 2001 của Bộ Giáo dục& Đào tạo về chương trình khung đào tạo Cử nhân Điều dưỡng và Cử nhân Kỹ thuật Y học. Chương trình đào tạo gồm 4 năm học được chia thành hai phần: Phần giáo dục đại cương: năm thứ I và thứ II, gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản với 65 đơn vị học trình. Phần giáo dục chuyên nghiệp: năm thứ III và IV, gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành với 125 đơn vị học trình, 10 đơn vị học trình tự chọn tùy theo chuyên ngành và 10 đơn vị học trình dành cho thi tốt nghiệp. Tổng số giờ học trong 4 năm khoảng 2000 giờ, trong đó gồm 750 giờ lý thuyết và 1250 giờ thực tập. Lý thuyết sinh viên học tại trường. Thực tập các môn cơ sở tại các labo của trường. Thực tập các môn chuyên ngành tại phòng thực tập của các bộ môn. Thực tập lâm sàng tại hơn 20 bệnh viện trong thành phố. 2.1.3.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học Ban Chủ nhiệm khoa: gồm 01 Trưởng khoa, 03 Phó trưởng k._.của ban lãnh đạo khoa của một trường đại học lớn như Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh, có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, họp hành, công tác liên tục, nên việc kiểm tra thường xuyên của lãnh đạo khoa là khó thực hiện. Nhìn chung qua bảng trên chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến đều nhất trí rằng các biện pháp đề xuất trên đây đều có tính cấp thiết và khả thi cao. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở vận dụng các khái niệm về khoa học quản lý, vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn để nghiên cứu thực trạng quản lý thực tập tại khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm cũng như các mặt hạn chế trong công tác quản lý hoạt động thực tập như sau: Ưu điểm: 1. Giảng viên và sinh viên của khoa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập tại bộ môn cũng như thực tập tại bệnh viện. 2. Sinh viên của khoa được phổ biến đầy đủ mục tiêu, nội dung và chương trình thực tập trước khi các em đi thực tập. 3. Sinh viên của khoa ngoài việc được đi thực tập tại các cơ sở của bệnh viện Đại học Y Dược, còn được đi thực tập tại hầu hết các bệnh viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh, do vậy tay nghề các em khi ra trường rất vững, đáp ứng tốt công tác phục vụ người bệnh. 4. Tổ chức chỉ đạo tốt các hoạt động thực tập và có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các bệnh viện, các khoa phòng có sinh viên đến thực tập. Hạn chế: 1. Số lượng giảng viên hướng dẫn thực tập tại bệnh viện còn thiếu. 2. Giảng viên mời giảng là nhân viên của bệnh viện do chưa được tập huấn về phương pháp hướng dẫn thực tập nên công tác quản lý và đánh giá sinh viên chưa thực sự đạt yêu cầu. 3. Cơ sở phòng ốc, trang thiết bị dành cho thực tập tại các bộ môn thuộc khoa chật hẹp, lạc hậu so với bệnh viện. 4. Số lượng SV trong mỗi nhóm thực tập đông. 5. Tinh thần làm việc theo đội nhóm của sinh viên còn yếu. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực tập như sau: 1. Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức. 2. Các biện pháp tăng cường chức năng quản lý hoạt động thực tập. 3. Các biện pháp về quản lý cơ sở vật chất. 4. Các biện pháp tạo động lực kích thích hoạt động thực tập 5. Các biện pháp phối hợp và quản lý sự phối hợp của hoạt động thực tập. 6. Các biện pháp phân cấp quản lý và quản lý sự quản lý của hoạt động thực tập 2. Kiến nghị Đối với nhà nước: + Tăng thêm nguồn kinh phí trong xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế tương đối hiện đại cho các trường Y, vỉ đối tượng phục vụ của sinh viên Đại học Y Dược là con người nên các kỹ thuật phải chuẩn xác, không được phép có sai sót. Đối với trường và khoa: + Rà soát hoàn chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân Kỹ thuật Y học. + Trường và khoa cần quan tâm sâu sát hơn về công tác quản lý hoạt động thực tập vì sinh viên tốt nghiệp có tay nghề giỏi là yếu tố vô cùng quan trọng trong đào tạo cán bộ y tế. + Mở rộng thêm các điểm thực tập để giảm bớt số lượng sinh viên trong mỗi buổi thực tập quá đông như hiện nay. + Tuyển thêm giảng viên mới nguồn là từ các sinh viên chính qui của trường tốt nghiệp loại giỏi toàn diện hoặc cán bộ xuất sắc từ các nguồn khác. + Cần mở sớm các lớp bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn thực tập cho các giảng viên mời giảng vả giảng viên mới tuyển. + Cần chuẩn hóa đội ngũ giảng viên để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của trường. Đối với bộ môn: + Lãnh đạo bộ môn cần phát huy vai trò quản lý bằng cách kiểm tra hoạt động dạy và học thường xuyên hơn nữa để kịp thời chấn chỉnh những gì chưa tốt nếu có. + Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên để giáo dục về tinh thần làm việc theo đội nhóm cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 của Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh. 2. Bộ Chính Trị Đảng CSVN (2005), Nghị quyết số 46/NQ/TW tháng 02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 3. Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT-BGD&ĐT về tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế trong giai đoạn hiện nay. 4. Bộ Giáo Dục& Đào Tạo – Bộ Y Tế (2005), Chương trình đào tạo CN Kỹ Thuật Y Học. 5. Bộ Giáo Dục& Đào Tạo – Bộ Y Tế (2005), Chương trình đào tạo CN Điều Dưỡng. 6. Bùi Minh Hiền-Vũ Ngọc Hải-Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP. 7. Bùi Trân Thúy (2004), Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp. 8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020. 9. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB ĐHQG tp. Hồ Chí Minh. 10. Đại Học Y Dược (2009), Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh 30 năm hình thành và phát triển, NXBYH, tp. Hồ Chí Minh. 11. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, tp. Hồ Chí Minh. 12. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXBGD, Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Hà (2007), Chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề, Tạp chí Giáo dục số 146. 14. Nguyễn Thị Kim Thoa (2009), Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tp. Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Xuân Khang (2006), Một số biện pháp quản lý thực tập lâm sàng, NXBYH Hà Nội. 16. Nguyễn Đình Chỉnh – Phạm Trung Thanh (1999), Kiến tập và thực tập sư phạm, NXBGD Hà Nội. 17. Phan Phú (2003), Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. 18. Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXBĐHQG Hà Nội. 19. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Giáo Dục, NXB GD, Hà Nội. 20. Tham luận tại hội thảo về “Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” do Viện Nghiên Cứu Giáo Dục tổ chức 04/2008, ĐHSP tp. Hồ Chí Minh. 21. Tham luận tại hội thảo khoa học “ Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu đất nước” tổ chức tháng 08/2008, tp. Hồ Chí Minh. 22. Tham luận tại hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội” do Bộ KH&CN và Bộ GD&&ĐT tổ chức tháng 04/2009, Bình Dương. 23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội. 24. Võ Văn Huy-Võ Thị Lan-Hoàng Trọng (1997), Ứng dụng SPSS for Windows để xứ lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu, NXBKH&KT, Hà Nội. 25. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXBKH&KT, Hà Nội. 26. Vũ Đình Cự (1990), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, NXB CTQG, Hà Nội. 27. Vụ Khoa Học Đào Tạo, Bộ Y Tế (1990), Một số vấn đề trong sư phạm y học, NXBYH, Hà Nội. 28. Fred Abbatt-Rosemary Mc Mahon (1985), Tài liệu hướng dẫn thực hành giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe (bản dịch), đề án SIDA, Hà Nội. 29. Guilbert (1997), Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ Y tế (bản dịch), NXBYH, Hà Nội. 30. Jon Wiles, Joseph Bondi (2002), Xây dựng chương trình học (bản dịch), NXBGD, Tp. Hồ Chí Minh. 31. Katie Tonarely (2010), Importance of Clinical Practice in Nursing Education, www.ehow.com 32. Scanlan Judith, Care, Gessler Sandra (2001), Dealing with the Unsafe Student in Clinical Practice, Nurse Educator, 26 (1), pp. 23 – 27. 33. Walter Liewald (1991), Lý luận dạy thực hành nghề (bản dịch), NXB CNKT, Hà Nội. PHỤ LỤC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH - Chuyên ngành Điều dưỡng STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Điều dưỡng cơ bản I 4 2 6 2 Điều dưỡng cơ bản II 4 4 8 3 Điều dưỡng cấp cứu hồi sức 1 1 2 4 Điều dưỡng nội 6 4 10 5 Điều dưỡng ngoại 6 4 10 6 Điều dưỡng nhi 3 3 6 7 Điều dưỡng phụ sản 4 4 8 8 Điều dưỡng truyền nhiễm 3 3 6 9 Điều dưỡng chuyên khoa nội 3 3 6 10 Điều dưỡng chuyên khoa ngoại 3 3 6 11 Phục hồi chức năng 1 1 2 12 Y học cổ truyền 2 1 3 13 Quản lý điều dưỡng 3 1 4 14 Thực tập điều dưỡng cộng đồng I và II 0 4 4 Cộng 43 08 30 81 - Chuyên ngành Gây mê Hồi sức STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Điều dưỡng cấp cứu hồi sức 1 1 2 2 Gây tê cơ bản 1 4 5 3 Giải phẫu sinh lý gây mê hồi sức 3 0 3 4 Dược lâm sàng gây mê hồi sức 4 0 4 5 Kỹ năng gây mê hồi sức 2 4 6 6 Gây mê hồi sức cơ bản I 2 2 4 7 Gây mê hồi sức cơ bản II 2 4 6 8 Gây mê hồi sức cơ bản III 3 5 8 9 Gây mê bệnh lý chuyên khoa 2 1 3 10 Hồi sức sau mổ I 2 4 6 11 Hồi sức sau mổ II 2 4 6 12 Thực hành bệnh viện 0 15 15 13 Chuyên khoa tự chọn I 3 4 7 14 Chuyên khoa tự chọn II 2 5 7 Cộng 29 07 46 82 - Chuyên ngành Hộ sinh STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Dân số kế hoạch hóa gia đình 2 0 2 4 2 Điều dưỡng cơ bản I 3 2 5 3 Điều dưỡng cơ bản II 3 1 4 4 Điều dưỡng phục hồi chức năng 1 1 2 5 Điều dưỡng cấp cứu hồi sức 2 0 2 6 Điều dưỡng nội 2 1 3 7 Điều dưỡng ngoại 3 3 8 Điều dưỡng nhi 6 3 9 9 Điều dưỡng truyền nhiễm 3 1 4 10 Chăm sóc bà mẹ ngoài thời kỳ thai nghén 2 5 7 11 Chăm sóc bà mẹ trước sinh 4 6 10 12 Chăm sóc bà mẹ trong sinh 3 9 12 13 Chăm sóc bà mẹ sau sinh 1 4 5 14 Quản lý điều dưỡng 3 1 4 15 Y học cổ truyền 2 1 3 16 Thực tập điều dưỡng cộng đồng 0 2 2 17 Thực tập điều dưỡng cơ bản 0 2 2 Cộng 40 06 35 81 - Chuyên ngành Vật lý Trị liệu STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Vận động học 1 2 3 2 Thử cơ và đo tầm hoạt động 2 2 4 3 Các phương thức điều trị vật lý trị liệu 3 3 6 4 Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ xương I 2 3 5 5 Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ cơ xương II 3 2 5 6 Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ tim mạch hô hấp 2 3 5 7 Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ da- tiêu hóa-tiết niệu-sinh dục 2 2 4 8 Bệnh lý và vật lý trị liệu hệ thần kinh - cơ 2 3 5 9 Tổ chức quản lý khoa VLTL 1 1 10 VLTL một số trường hợp bệnh phức tạp 2 2 4 12 Điều dưỡng cơ bản 1 2 3 13 Thực tập lâm sàng I 0 7 7 14 Thực tập lâm sàng II 7 7 15 Thực tập lâm sàng III 8 8 16 Thực tập lâm sàng IV 13 13 Cộng 21 24 35 80 - Chuyên ngành Kỹ thuật Hình ảnh STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Vật lý tia X 7 1 8 2 Kỹ thuật phòng tối 3 1 4 3 Kỹ thuật X quang thông thường 5 3 8 4 Kỹ thuật X quang đặc biệt 3 9 12 5 Kỹ thuật siêu âm 2 1 3 6 Giải phẫu X quang 2 2 7 Chẩn đoán X quang 3 3 6 8 Chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân 3 5 8 9 Y học hạt nhân & Xạ trị 3 3 6 10 Tổ chức&quản lý khoa Chẩn đoán Hình ảnh 1 1 11 Chụp cắt lớp điện toán II 4 8 12 12 Y học hạt nhân và xạ trị II 4 8 12 Cộng 42 18 24 84 - Chuyên ngành Xét nghiệm STT Môn học Nội dung Số đơn vị học trình (ĐVHT) Lý thuyết Thực tập cơ sở Thực tập lâm sàng 1 Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 4 6 10 2 Bảo đảm kiểm tra chất lượng xét nghiệm 2 1 3 3 Hóa sinh II 4 1 5 4 Hóa sinh III 4 1 5 5 Hóa sinh IV 3 2 5 6 Vi sinh II 2 2 4 7 Vi sinh III 2 2 4 8 Vi sinh IV 2 2 4 9 Sinh học phân tử ứng dụng trong phát hiện tác nhân vi sinh vật gây bệnh 1 1 2 10 Ký sinh trùng II 3 1 4 11 Ký sinh trùng III 2 1 3 12 Ký sinh trùng IV 1 1 2 13 Ký sinh trùng V 1 4 5 14 Huyết học cơ bản 2 2 15 Huyết học tế bào 2 1 3 16 Huyết học đông máu 2 1 3 17 Huyết học truyền máu 2 1 3 18 Giải phẫu bệnh II 1 1 2 19 Thực hành xét nghiệm I 10 10 20 Thực hành xét nghiệm II 10 10 Cộng 40 29 20 89 PHỤ LỤC 2 A PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN: Để có thông tin đầy đủ, khách quan về công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học làm cơ sở đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này, nhóm nghiên cứu mong quý thầy cô vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng các câu hỏi và điền vào phần ý kiến khác nếu có. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Giảng dạy tại bộ môn: - KTHA  - XN  - VLTL  - ĐD  - HS  - GM  - Diện: - Biên chế  - Mời giảng  - Hiện là: - Giảng viên bộ môn  - Cán bộ quản lý  - GV kiêm nhiệm  - Thâm niên công tác: - Dưới 5 năm  - Từ 6 đến 10 năm  - Từ 11 năm đến 15 năm  - Từ 16 năm đến 20 năm  - Trên 20 năm  THỰC TẬP TẠI BỘ MÔN MỨC ĐỘ NỘI DUNG Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Câu 1: Nhiệm vụ của GV tại phòng thực tập 1. Chuẩn bị máy móc, dụng cụ cho buổi thực tập 2. Điểm danh sinh viên 3. Giảng lý thuyết lâm sàng 4. Phân nhóm SV để tiến hành thực tập 5. Quan sát SV thao tác, chỉnh sửa ngay nếu có sai sót 6. Dùng bảng kiểm (check list) để kiểm tra kỹ năng ngẫu nhiên một vài SV 7. Cho SV thu dọn dụng cụ, máy móc, vệ sinh phòng trước khi về 8. Ghi và ký sổ lên lớp nội dung đã giảng 9. Tổ chức thi cuối đợt thực tập cho SV 10. Tổng kết đánh giá đợt thực tập tại bộ môn và giải đáp thắc mắc của SV Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ...................................... ...................................... ............................................... ............................................... ............................................... ............................................... Câu 2: Những công việc SV chuẩn bị trước khi đi thực tập 1.Tiếp thu thông tin cần thiết từ các GV 2. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học liên quan đến bài thực tập 3. Chuẩn bị thực tập theo nhóm 4. Chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân cần thiết cho thực tập Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ...................................... .................................... ............................................... ............................................... ............................................... ............................................... Câu 3: Nhiệm vụ SV trong khi thực tập tại phòng thực tập 1. Tiếp thu lý thuyết lâm sàng GV hướng dẫn. 2. Thực hiện các kỹ thuật trên mô hình, tiêu bản… dưới sự hướng dẫn của GV. 3. Tiếp nhận sự nhắc nhở, kiểm tra của GV 4. Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... .................................... .................................... ............................................... ............................................... ............................................... ............................................ Câu 4: Những công việc tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập của SV 1. Tự nhận xét về kiến thức thu thập được 2. Tự nhận xét về các kỹ năng đạt được 3. Tự nhận xét về thái độ nghề nghiệp được bồi dưỡng 4. GV nhận xét cho điểm sau kiểm tra Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... .................................... ............................................... ............................................... ............................................... THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN MỨC ĐỘ NỘI DUNG Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Câu 5: Nhiệm vụ của GV hướng dẫn tại bệnh viện 1. Điểm danh sinh viên 2. Phân công sinh viên 3. Theo dõi thao tác của SV trên bệnh nhân và sửa lại nếu cần 4. Ký sổ thực tập cho SV 5. Giảng lý thuyết lâm sàng vào mỗi cuối tuần 6. Chấm điểm và nhận xét cuối đợt thực tập của sinh viên Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ...................................... ..................................... ............................................... ............................................... ............................................... ............................................... Câu 6: Những công việc SVchuẩn bị trước khi đi thực tập bệnh viện 1. Tiếp thu thông tin cần thiết từ các GV 2. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học liên quan đến bài thực tập 3. Chuẩn bị thực tập theo nhóm 4. Chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân cần thiết cho thực tập Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ...................................... ..................................... ............................................... ............................................... ............................................... ............................................... Câu 7: Nhiệm vụ SV trong khi thực tập tại khoa, phòng bệnh viện 1.Tiếp thu lý thuyết lâm sàng từ GV hướng dẫn. 2. Thực hiện các kỹ thuật trên người bệnh dưới sự hướng dẫn của GV. 3. Tiếp nhận sự nhắc nhở, kiểm tra của GV 4. Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân 5. Ghi chỉ tiêu đã thực hiện vào sổ THBV Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ..................................... ..................................... ............................................... ............................................... ............................................... .............................................. Câu 8: Những công việc tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập của SV tại bệnh viện 1. Tự nhận xét về kiến thức thu thập được 2. Tự nhận xét các kỹ năng đạt được 3. Tự nhận xét thái độ nghề nghiệp được bồi dưỡng 4. Trình sổ để GV nhận xét cho điểm sau khi dự kiểm tra cuối đợt Câu 9: Theo Thầy (Cô) việc thực tập tại bộ môn của SV là:  Rất cần thiết  Cần thiết Câu 10: Theo Thầy (Cô) SV xác định được mục tiêu thực tập trước khi đi thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết Câu 11: Thầy (Cô) có phổ biến mục tiêu của mỗi bài thực tập không?  Có  Không Câu 12: Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ nội dung và chương trình thực tập cho SV không?  Có  Không Câu 13: Tỉ lệ phân bố giữa giờ lý thuyết và thực tập các môn học tại bộ môn như hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp Câu 14: Số lượng SV thực tập trong mỗi buổi thực tập tại bộ môn như hiện nay là:  Vừa đủ  Đông  Quá đông Câu 15: Công tác tổ chức thực tập hiện tại của khoa, bộ môn tại bộ môn theo Thầy (Cô) là:  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt. Câu 16: Theo Thầy (Cô) việc thực tập tại bệnh viện của SV là:  Rất cần thiết  Cần thiết Câu 17: Theo Thầy (Cô) SV xác định được mục tiêu thực tập bệnh viện trước khi đi bệnh viện là:  Rất cần thiết  Cần thiết Câu 18: Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập và chỉ tiêu thực tập bệnh viện trước mỗi đợt thực tập không?  Có  Không Câu 19: Tỉ lệ phân bố giữa giờ lý thuyết và thực tập tại bệnh viện như hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp Câu 20: Số lượng SV thực tập trong mỗi buổi thực tập tại bệnh viện như hiện nay là:  Vừa đủ  Đông  Quá đông Câu 21: Công tác tổ chức thực tập hiện nay của Khoa, bộ môn tại bệnh viện theo Thầy (Cô) là:  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt. Câu 22: Theo Thầy (Cô) sự phối hợp quản lý giữa trường và viện trong hướng dẫn thực tập hiện nay là:  Tốt  Tương đối tốt  Chưa tốt. Câu 23: Theo Thầy (Cô) việc tăng cường phối hợp quản lý giữa viện và trường trong hướng dẫn thực tập hiện nay là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết. Câu 24: Theo Thầy (Cô) số lượng GV hướng dẫn thực tập tại bệnh viện hiện nay là:  Vừa đủ  Thừa  Thiếu Câu 25: Thầy (Cô) có từng được tập huấn về phương pháp HƯỚNG DẪN THỰC TẬP?  Có  Không Câu 26: Theo Thầy (Cô) việc được tập huấn về phương pháp HƯỚNG DẪN THỰC TẬP là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết. Câu 27: Nhận xét của Thầy (Cô) về công tác quản lý hoạt động thực tập ở bộ môn và bệnh viện NỘI DUNG THỰC TẬP Ở BỘ MÔN THỰC TẬP Ở BỆNH VIỆN Ý KIẾN KHÁC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1.Mục tiêu thực tập 2.Chương trình thực tập 3.Nội dung thực tập 4.Phương pháp thực tập 5. Phương tiện cơ sở vật chất dành cho thực tập 6.Môi trường thực tập 7.Quan hệ thực tập 8.Kế hoạch thực tập 9.Tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập 10. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập 11. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập 12. Tổng kết, đánh giá thực tập 13.Đội ngũ GVhướng dẫn 14.Tinh thần làm việc nhóm của SV 15.Thực hiện quy chế thực tập 16. Kết quả thực tập NỘI DUNG KHÁC ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… CẢM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA THẦY/CÔ. PHỤ LỤC 2 B PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN: Để có thông tin đầy đủ, khách quan về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài về công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, nhóm nghiên cứu mong quý thầy cô vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng các câu hỏi và điền vào phần ý kiến khác nếu có. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Giảng dạy tại bộ môn: - KTHA  - XN  - VLTL  - ĐD  - HS  - GM  - Diện: - Biên chế  - Mời giảng  - Hiện là: - Giảng viên bộ môn  - Cán bộ quản lý  - GV kiêm nhiệm  - Thâm niên công tác: - Dưới 5 năm  - Từ 6 đến 10 năm  - Từ 11 năm đến 15 năm  - Từ 16 năm đến 20 năm  - Trên 20 năm  MỨC ĐỘ Tính cấp thiết Tính khả thi NỘI DUNG Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1. Tổ chức hội thảo về thực tập cơ sở, thực tập lâm sàng 2. Xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể từ đầu năm học 3. Xây dựng văn bản phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị có liên quan đến hoạt động thực tập 4. Xây dựng qui chế quản lý tốt và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học 5. Lãnh đạo khoa có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập thường xuyên và đột xuất 6. Khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể có đóng góp xuất sắc cho hoạt động thực tập 7. Xây dựng hợp đồng trách nhiệm giữa trường và viện một cách cụ thể trong phối hợp quản lý thực tập 8. Nội dung khác CẢM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA THẦY/CÔ PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SINH VIÊN Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về công tác quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng– Kỹ thuật Y học để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này, nhóm nghiên cứu mong các anh/chị vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng và điền vào phần ý kiến khác nếu có. Trước hết, các anh/chị cho biết thông tin về bản thân: - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Học tại bộ môn: - KTHA  - XN  - VLTL  - ĐD  - HS  - GM  - Hiện là sinh viên năm thứ: ........... THỰC TẬP TẠI BỘ MÔN MỨC ĐỘ NỘI DUNG Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Câu 1: Những công việc anh/chị chuẩn bị trước khi đi thực tập 1.Tiếp thu thông tin cần thiết từ các GV 2.Ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học liên quan đến bài thực tập 3.Chuẩn bị thực tập theo nhóm 4.Chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân cần thiết cho thực tập Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ................................. ............................................... ............................................... .......................................... Câu 2: Nhiệm vụ anh/chị trong khi thực tập tại phòng thực tập 1.Tiếp thu lý thuyết lâm sàng từ GV hướng dẫn. 2. Thực hiện các kỹ thuật trên mô hình, tiêu bản… dưới sự hướng dẫn của GV. 3.Tiếp nhận sự nhắc nhở, kiểm tra của GV 4. Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ................................. ............................................... ............................................... .......................................... Câu 3: Những công việc tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập của anh/chị 1. Tự nhận xét kiến thức thu thập được 2. Tự nhận xét các kỹ năng đạt được 3. Tự nhận xét thái độ nghề nghiệp được bồi dưỡng 4. GV nhận xét đánh giá cho điểm Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ................................. ............................................... ............................................... .......................................... THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN MỨC ĐỘ NỘI DUNG Mức độ thực hiện Kết quả đạt được Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Câu 4: Những công việc anh/chị chuẩn bị trước khi đi thực tập 1. Tiếp thu thông tin cần thiết từ các GV 2. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học liên quan đến bài thực tập 3. Chuẩn bị thực tập theo nhóm 4. Chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân cần thiết cho thực tập Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ................................. ............................................... ............................................... .......................................... Câu 5: Nhiệm vụ anh/chị tại khoa, phòng thực tập 1.Tiếp thu lý thuyết lâm sàng từ GV hướng dẫn 2. Thực hiện các kỹ thuật trên người bệnh dưới sự hướng dẫn của GV 3. Tiếp nhận sự nhắc nhở, kiểm tra của GV 4. Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân 5. Ghi chỉ tiêu đã thực hiện vào sổ THBV Ý KIẾN KHÁC ...................................... ...................................... ............................................... ....... ...................................... Câu 6: Những công việc tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập của anh/chị 1. Tự nhận xét kiến thức thu thập được 2. Tự nhận xét các kỹ năng đạt được 3. Tự nhận xét thái độ nghề nghiệp được bồi dưỡng 4. GV nhận xét cho điểm sau khi dự kiểm tra cuối đợt thực tập Câu 7: Theo anh (chị) việc thực tập tại bộ môn là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng Câu 8: Theo anh (chị) việc xác định mục tiêu thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết Câu 9: Anh (chị) có đi thực tập đầy đủ theo qui định không?  Có  Không Câu 10: Anh (Chị) có được GV bộ môn phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập trước mỗi bài thực tập không?  Có  Không Câu 11: Anh (Chị) có được phổ biến đầy đủ nội dung và chương trình thực tập không?  Có  Không Câu 12: Tỉ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và thực tập tại bộ môn như hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp Câu 13: Anh (Chị) có sổ tay ghi chép không?  Có  Không Câu 14: Số lượng SV trong mỗi buổi thực tập tại bộ môn như hiện nay là:  Quá đông  Đông  Vừa phải Câu 15: Theo anh (chị) mức độ quan tâm của Lãnh đạo Khoa ĐD- KTYH đến việc thực tập tại cơ sở là:  Rất cao  Cao  Trung bình  Thấp Câu 16: Theo anh (chị) việc thực tập tại bệnh viện là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng Câu 17: Theo anh (chị) việc phổ biến mục tiêu thực tập bệnh viện là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết  Rất phù hợp Câu 18: Tỉ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và thực tập tại bệnh viện như hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp Câu 19: Thời gian thực tập bệnh viện như hiện tại là:  Vừa phải  Thừa  Thiếu Câu 20: Anh (chị) có đi thực tập bệnh viện đầy đủ theo qui định không?  Có  Không Câu 21: Anh (Chị) có được phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập bệnh viện trước mỗi đợt thực tập không?  Có  Không Câu 22: Anh (Chị) có được phổ biến đầy đủ nội dung và chương trình thực tập bệnh viện không?  Có  Không Câu 23: Anh (Chị) có sổ tay thực tập bệnh viện không?  Có  Không Câu 24: Số lượng SV trong mỗi buổi thực tập bệnh viện như hiện nay là:  Quá đông  Đông  Vừa phải Câu 25: Theo anh (chị) số lượng GV hướng dẫn bệnh viện như hiện nay là:  Thừa  Vừa đủ  Thiếu Câu 26: Bệnh viện có tạo thuận lợi cho anh (chị) thực tập không?  Có  Không Câu 27: Theo anh (chị) mức độ quan tâm của Lãnh đạo Khoa ĐD- KTYH đến việc thực tập bệnh viện là:  Rất cao  Cao  Trung bình  Thấp Câu 28: Nhận xét của anh/chị về hoạt động thực tập ở bộ môn và bệnh viện NỘI DUNG THỰC TẬP Ở BỘ MÔN THỰC TẬP Ở BỆNH VIỆN Ý KIẾN KHÁC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1.Mục tiêu thực tập 2.Chương trình thực tập 3.Nội dung dung thực tập 4.Phương pháp thực tập 5. Phương tiện cơ sở vật chất dành cho thực tập 6.Môi trường thực tập 7.Quan hệ thực tập 8.Kế hoạch thực tập 9.Tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập 10. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập 11. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập 12. Tổng kết, đánh giá thực tập 13.GV hướng dẫn 14.Tinh thần làm việc nhóm của SV 15.Thực hiện quy chế thực tập 16. Kết quả thực tập NỘI DUNG KHÁC CẢM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ANH/CHỊ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5736.pdf
Tài liệu liên quan