Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay quán triệt đường lối đổi mới kinh tế của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong nhiều thành phần của nền kinh tế thì Hợp tác xã (HTX) là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng. Trong điều kiện đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, sự hợp tác giữa những người sản xuất kinh doanh riêng rẽ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu bức xúc và xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì tính bức xúc của nền kinh tế hợp tác càng rõ nét, giúp cho người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh với các thành phần khác trong nền kinh tế. Thực tiễn đã đòi hỏi phải xây dựng một hình thức kinh tế kiểu mới phù hợp hơn với cơ chế mới của nền kinh tế. Trong quá trình thực tập tại HTX công nghiệp Tân Tiến bản thân em học hỏi thêm được những kinh nghiệm thực tế, đồng thời được trực tiếp thực hiện những công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Tuy là một HTX có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động trên thị trường chưa lâu, nhưng với những gì đã được thực tập tại HTX, em có thêm điều kiện và cơ hội để kiểm chứng cũng như thực nghiệm những điều mình đã học. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Đỗ Thị Đông cùng sự giúp đỡ của lãnh đạo Hợp tác xã công ngiệp Tân Tiến, em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Qua chuyên đề này em có cái nhìn tổng quát về mô hình kinh tế HTX nói chung cũng như hình thức hoạt động của HTX công nghiệp Tân Tiến nói riêng. Song do thời gian thực tập cũng như kiến thức còn hạn chế em chưa thể đi sâu phân tích từng vấn đề cụ thể chi tiết của HTX. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô để những bài nghiên cứu sau đạt được kết quả tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP TÂN TIẾN 1.1. Khái quát chung về HTX Công nghiệp Tân Tiến Tên đơn vị thực tập: HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP TÂN TIẾN Địa chỉ đơn vị thực tập: Km số 10 – Khu chợ Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Hà Nội Tên giao dịch: HTX Công nghiệp Tân Tiến Điện thoại: (043) 36811680 – Fax (043) 38611088 Lĩnh vực kinh doanh của HTX: Rửa xe, sửa chữa xe con xe, ô tô du lịch, sửa chữa các loại máy công nghiệp. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác xã Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Khái niệm kinh tế thị trường không còn xa lạ với nhiều người, các cơ sở kinh tế phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này sẽ làm cho không chỉ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ mà các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã công nghiệp cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Hơn thế nữa các loại máy móc thiết bị phục vụ cho nền kinh tế trên cũng vì thế mà tăng nên. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành máy móc thiết bị, sửa chữa các phương tiện vận tải, máy móc công nghiệp càng có nhiều cơ hội để phát triển. Nắm bắt được xu thế của thị trường, năm 2004, tiền thân của hợp tác xã ra đời, mô hình ban đầu là hoạt động kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, dần dần hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phát triển. Trong bối cảnh có những yếu tố khách quan thuận lợi cũng như nội lực bản thân cũng đủ mạnh, những người chủ của hợp tác xã đã phát triển cơ sở sản xuất của mình và bây giờ thì mô hình kinh tế hộ gia đình không còn nữa mà thay vào đó là mô hình hợp tác xã công nghiệp lấy tên là Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến. Thời điểm ra đời chính thức của hợp tác xã là ngày 14/01/2004, với vốn điều lệ ban đầu là 360 triệu đồng. Trong giai đoạn đầu khi mới thành lập hợp tác xã cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn phải kể đến là thiếu thốn các trang thiết bị cần thiết, mặt bằng nhà xưởng hạn chế, nguồn lao động vừa thiếu lại vừa yếu. Hơn thế nữa giai đoạn năm 2003, 2004 là giai đoạn mà mô hình kinh tế hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, các khó khăn không chỉ bắt nguồn từ yếu tố chủ quan mà còn từ các yếu tố khách quan. Song với sự hăng say miệt mài lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với những thuận lợi do cơ chế chính sách của nhà nước, hợp tác xã đã có những bước phát triển tương đối vững chắc Ban đầu Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến chỉ phục vụ cho các khách hàng là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, dần dần trong quá trình hoạt động của mình, HTX đã vươn lên thu hút sự quan tâm của các khách hàng lớn hơn, mở rộng được thị trường. Tính tới hết quý IV năm 2008 HTX đã tăng số vốn điều lệ lên 1 tỷ đồng, mức lương của cán bộ công nhân viên đạt trung bình 2,5tr/người/tháng. Quy mô HTX đã có những sự phát triển mạnh cả về lượng, và chất. Trong năm 2009, trước tình hình khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Song quyết tâm của lãnh đạo HTX là giữ vững hoạt động sản xuất theo đuổi mục tiêu lợi nhuận ổn định so với năm trước đây không chỉ là mong mỏi của các thành viên HTX mà còn là mục tiêu phấn đấu của cả ban lãnh đạo HTX Tân Tiến trong năm 2009. CHƯƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA HTX CÔNG NGHIỆP TÂN TIẾN 2.1. Sản phẩm và thị trường 2.1.1. Sản phẩm HTX Công nghiệp Tân Tiến là một mô hình có sự kết hợp nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó sản phẩm của quá trình hoạt động cũng tương đối đa dạng. Sở dĩ cùng tồn tại nhiều hoạt động khác nhau là do có sự kết hợp linh hoạt chức năng của nhiều loại máy móc khác nhau. Các sản phẩm kinh doanh của Hợp tác xã bao gồm: Các loại xe con, xe ô tô du lịch được sửa chữa, đại tu, bảo dưỡng thay thế trang thiết bị phụ tùng (các khách hàng có thể là khách hàng định kỳ hoặc khách hàng vãng lai), các loại máy móc công nghiệp được sửa chữa, thay mới phụ tùng cũng như tân trang, thay đổi kiểu dáng cho những mục đích đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó Hợp tác xã cũng tham gia vào công tác rửa xe, dọn vệ sinh sàn xe hoặc toàn bộ thân xe nếu khách hàng có yêu cầu 2.1.2. Thị trường Thị trường cho đầu ra dịch vụ của HTX là các khách hàng có sở hữu xe ô tô con, ô tô du lịch trên địa bàn thị trấn Văn Điển cũng như huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, ngoài ra còn có thể là các khách hàng vãng lai đến với Hợp tác xã. Bên cạnh đó cũng phải kể tới các cơ sở sản xuất tiều thủ công nghiệp, các hộ gia đình, có tham gia sản xuất kinh doanh sở hữu các loại máy công nghiệp. Trong định hướng kinh doanh của Hợp tác xã đề ra thì trong tương lai với sự phát triển không ngừng của hợp tác xã khách hàng của hợp tác xã sẽ không chỉ dừng lại ở những khách hàng lân cận mà có thể rộng khắp các khu vực Huyện Thường Tín cũng như các địa phận giáp ranh. 2.2. Cơ cấu tổ chức 2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Chủ nhiệm HTX P.Chủ nhiệm HTX SX-KD P.Chủ nhiệm HTX Vật tư P.Chủ nhiệm HTX TC-HC Kế toán trưởng P. Tổ chức hành chính P. Vật tư tiêu thụ P.Kỹ thuật Cơ khí P. Quản lý chất lượng Phân xưởng cơ điện 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong HTX 2.2.2.1. Chủ nhiệm hợp tác xã Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong hợp tác xã về tất cả các mặt. Không chỉ là người lãnh đạo công tác sản xuất kinh doanh mà người chủ nhiệm còn phải quan tâm đến rất nhiều khía cạnh khác Chủ nhiệm HTX không chỉ là người quản lý chung trong nội bộ HTX mà còn là người đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa HTX với các cơ quan chức năng. Vai trò của người chủ nhiệm hợp tác xã rất quan trọng nó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của HTX 2.2.2.2. Phó Chủ nhiệm phụ trách sản xuất – kinh doanh Là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Phó chủ nhiệm phụ trách SX – KD không những là đề ra các mục tiêu cần phải thực hiện trong một năm tài chính cũng như trong một kế hoạch mà còn là người thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong HTX thực hiện đúng trách nhiệm được giao phó. Sự quản lý khôn khéo của vị trí này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thành công của hợp tác xã và người lại cũng có thể gây ra những kết quả kinh doanh không như mong đợi 2.2.2.3. Phó chủ nhiệm phụ trách vật tư Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề liên quan đến vật tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Giữa vật tư trang thiết bị có tính chất hai chiều. Nếu như vấn đề vật tư được đảm bảo tốt sẽ là tiền đề để có thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, vật tư cũng có tác động ngược lại nếu không có sự phù hợp giữa việc đảm bảo vật tư và kế hoách sản xuất kinh doanh. 2.2.2.4. Phó chủ nhiệm phụ trách tổ chức hành chính – QLCL Đây là người đóng vai trò quản lý tất cả các mặt liên quan đến việc một đơn vị kinh tế có thể ra đời tồn tại và phát triển. Đây chính là yếu tố tạo ra sự ổn định trong hoạt động của HTX. Bộ phận Tổ chức hành chính là bộ phận thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực tại HTX theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Pháp Luật Việt Nam. 2.2.2.5. Kế toán trưởng Chịu trách nhiệm với các luồng tiền vào ra của HTX, quyết toán thuế, quản lý lượng nguyên liệu hay hàng còn tồn, lập bảng lương cho nhân viên trong hợp tác xã. Thu, chi, lập báo cáo về tình hình tài chính kinh doanh trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong quý, trong năm... 2.2.2.6. Trưởng phòng tổ chức hành chính Là người dưới quyền của phó chủ nhiệm HTX phụ trách tổ chức hành chính. Chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn có những nét tương đồng với vị trí phó chủ nhiệm tuy nhiên ở mức độ thấp hơn 2.2.2.7. Trưởng phòng vật tư tiêu thụ Là người phụ trách khâu tiêu thụ sản phẩm – kết quả của quá trình lao động của cả HTX. Ngành nghề chính của HTX là sửa chữa các loại máy móc và máy công cụ. Do vậy sản phẩm là các loại máy móc đã được sủa chữa làm mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh 2.2.2.8. Trưởng phòng sản xuất kỹ thuật Đây là vị trí rất quan trọng vì đặc thù công việc, ngành nghề liên quan chủ yếu vào các yếu tố kỹ thuật. Vị trí này phải đảm bảo xử lý nhanh chóng và có hiệu quả các sai sót kỹ thuật phát sinh trong quá trình thực hiện thao tác. 2.2.2.9. Trưởng phòng quản lý chất lượng Đảm bảo chất lượng của các sản phẩm được hoàn thành và giao cho khách hàng. Khi khách hàng có những khiếu nại về chất lượng sản phẩm thì đây chính là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Không những quản lý chất lượng của các sản phẩm dịch vụ đầu ra mà trong quá trình hoạt động phải thường xuyên theo dõi sát sao, nắm tình hình thực tế để có những đề xuất kịp thời lên cấp cao hơn. 2.2.2.10. Quản đốc phân xưởng cơ điện Đảm bảo các mặt kỹ thuật liên quan đến cơ cũng như điện trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Nhân lực trong phân xưởng cơ điện phải luôn luôn trau dồi kiến thức nâng cao nghiệp vụ để có thể đáp ứng được những yêu cầu về kĩ thuật mới trong thời đại hiện nay. 2.3. Nguồn nhân lực của HTX Không riêng gì các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, vấn đề nguồn nhân lực đối với hoạt động của Hợp tác xã cũng là rất quan trọng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển ổn định của HTX. Trong thời gian hoạt động của mình vấn đề nhân lực luôn luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo trong Hợp tác xã, do đó không có những biến động lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực của hợp tác xã. Tình hình biến động của nguồn lao động tại Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến được mô tả thông qua bảng sau : Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 28 32 35 114.3% (4) 109.4% (3) Qua bảng tổng kết ở trên ta có thể thấy rằng số lao động của hợp tác xã tăng lên qua từng năm. Số liệu tuyệt đối năm 2007 so với năm 2006 và năm 2008 so với năm 2007 lần lượt là 4 và 3 người, số liệu tương đối lần lượt là 114.3% và 109.4%. Số lượng lao động tăng lên đi kèm với đó là sự tăng lên của tổng tài sản cũng như kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy sự tăng về lao động ở đây là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với sự phát triển của HTX. 2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 2.4.1. Cơ sở vật chất Hiện nay HTX vẫn có một cơ sở vật chất tương đối khiêm tốn. Diện tích sử dụng khoảng 250 m2 chia làm ba phần trong đó có hai phần chính dùng cho việc sửa chữa xe con, xe ô tô du lịch và các loại máy công nghiệp một phần diện tích nhỏ dùng cho việc dọn vệ sinh cho xe và các loại máy móc trong trường hợp cần thiết. 2.4.2. Trang thiết bị Hiện tại HTX có hệ thống nâng hạ kiểm tra xe hoàn chỉnh, hệ thống sơn, hàn, thiết bị bảo dưỡng lốp, 3 súng bắn hơi máy nén khí bình hơi mô tơ, máy nén khí, máy ép thủy lực, máy tháo lắp lốp, giá đỡ hộp số, máy hàn rút tôn sửa vỏ xe, bộ kéo nắn sắt si thuỷ lực và một số trang thiết bị chuyên dụng khác. 2.5. Công nghệ, quy trình hoạt động Hiện nay, toàn bộ quy trình sản xuất đều được thực hiện thủ công hoặc bán tự động thông qua các máy móc, công cụ đã có. HTX chưa có nhiều những ứng dụng khoa học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng như tự động hóa vào trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, lao động của máy móc đã thay thế lao động chân tay rất nhiều, điều này vừa mang lại hiệu quả sản xuất, tăng năng suất chất lượng, đảm bảo sự đồng đều…Do vậy, việc HTX chưa áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là một đặc điểm cần thay đổi để thích nghi với tình hình mới. 2.6. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ghi chú 1 Tổng giá trị tài sản 1.576 1.815 1.975 Kể cả đất đai và nhà xưởng vv… 2 Tổng số vốn hoạt động 850 1.005 1.107 3 Vốn điều lệ 400 450 500 4 Tổng số xã viên 28 32 35 5 Tổng số lao động 28 32 35 Trong vòng 3 năm trở lại đây tình hình tài sản của hợp tác xã có những biến đổi tích cực. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm có các loại tài sản thông thường như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, đất đai – được coi như là tài sản cố định, còn lại cá tài sản khác thay đổi phụ thuộc vào những biến động trong kinh doanh – được coi như những tài sản lưu động. Tình hình biến động tài sản của HTX được miêu tả chi tiết như trong bảng sau: Mục Năm Đơn vị Máy móc thiết bị 2006 triệu đồng 850.123.653 2007 triệu đồng 995.546.623 2008 triệu đồng 1123.524.698 Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng tình hình tài sản cố định của HTX trong 3 năm qua có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Qua mỗi năm thì giá trị máy móc thiết bị của HTX tăng lên rõ rệt cụ thể: Năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 127.978.075 triệu, năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 145.422.970 triệu. Điều này có mối quan hệ mật thiết với mức tăng trưởng bền vững và ổn định của lợi nhuận của HTX. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã trong 3 năm trở lại đây chúng ta thấy rõ được từng bước phát triển của nó. Tuy là một hợp tác xã có quy mô không lớn song bằng nỗ lực lao động không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ cũng như xã viên và người lao động trong 3 năm vừa qua tình hình kinh doanh của HTX có nhiều bước phát triển vững chắc. Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của HTX trong 3 năm gần nhất được cho dưới các bảng sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 STT Chỉ tiêu Năm 2006 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 414.953.085 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 414.953.085 4 Giá vốn hàng bán 245.230.368 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 169.722.717 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính 25.319.000 8 - Trong đó: chi phí lãi vay 25.319.000 9 Chi phí quản lý kinh doanh 120.090.632 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24.313.085 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 24.313.085 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6.807.663,8 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 17.505.421,2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 STT Chỉ tiêu Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 514.953.099 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 514.953.099 4 Giá vốn hàng bán 345.699.229 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 169.253.870 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính 34.269.000 8 - Trong đó: chi phí lãi vay 34.629.000 9 Chi phí quản lý kinh doanh 100.091.206 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 34.893.664 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 34.893.664 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 9.770.226 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 25.123.438 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 STT Chỉ tiêu Năm 2008 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 705.463.230 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 705.463.230 4 Giá vốn hàng bán 450.230.675 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 255.232.555 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính 51.336.000 8 - Trong đó: chi phí lãi vay 51.336.000 9 Chi phí quản lý kinh doanh 104.253.398 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 99.643.157 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 99.643.157 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27.900.084 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 71.743.073 Qua số liệu thống kê về tình hình kết quả kinh doanh của HTX công nghiệp Tân Tiến trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế của HTX tăng đều trong 3 năm liên tiếp. Số liệu cụ thể như sau: Năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 46.619.635 triệu, năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 7.618.016,8 triệu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đi vào ổn định và có tăng trưởng vững chắc. Hơn thế nữa, số lượng xã viên của HTX ngày càng tăng lên chứng tỏ hướng kinh doanh của HTX lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên xét một cách tổng thể, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. 2.7. Đặc điểm về vốn Trên thực tế, mô hình hợp tác xã trong nền kinh tế nước ta hiện nay gặp rất nhiều hạn chế về nguồn vốn, đây là đặc điểm mang tính phổ biến của các hợp tác xã. Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến cũng không phải là ngoại lệ. Nguốn vốn mà Hợp tác xã có được chủ yếu là vốn tự có của ban lãnh đạo hợp tác xã. Nguồn vốn này không nhiều vì hợp tác xã mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, do đó HTX gặp tương đối nhiều khó khăn khi cần mở rộng hoạt động sản xuất. Trong quá trình kinh doanh HTX cũng đã cố gắng tiếp cận với các nguồn tín dụng ngân hàng song hiệu quả của các nguồn tín dụng này chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là chi phí vốn là tương đối cao đối với Hợp tác xã. 2.8. Các hoạt động quản trị 2.8.1. Công tác nghiên cứu và phát triển Trong mô hình hoạt động của đa số các doanh nghiệp cũng như tổ chức kinh tế hiện nay, thì công tác nghiên cứu và phát triển luôn luôn được coi trọng. Các doanh nghiệp coi trọng công tác này khi tiềm lực của họ đủ mạnh và nguồn tài chính tương đối dồi dào. Công tác nghiên cứu và phát triển khó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay lập tức nhưng nếu hoạt động này được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản thì lợi nhuận sẽ đến ổn định và bền vững. Trong giai đoạn hiện tại, do tiềm lực tài chính cũng như con người còn hạn chế nên Hợp tác xã chưa thể bắt tay thực hiện công tác này. Tuy nhiên trong tương lai thì việc triển khai công tác này là tất yếu. 2.8.2. Công tác quản trị Marketing Hiện tại hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến chưa có công tác quản trị marketing. Hoạt động tìm kiếm khách hàng thường dựa vào những mối quan hệ hoặc sự quen biết, đây là một trong những hạn chế lớn nhất của hợp tác Tân Tiến. Khi doanh nghiệp không có hoạt động Marketing thì không thể nào làm cho khách hàng, những người tiêu dùng biết đến mình. Tuy nhiên cũng phải ý thức được rằng chi phí cho công tác này không nhỏ và khi tiềm lực của HTX chưa đủ mạnh thì việc bỏ ngỏ hoạt động này là hoàn toàn dễ hiểu 2.8.3. Hoạt động quản trị chất lượng Do đặc thù của công tác sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ của mình nên việc quản trị chất lượng được Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến dành nhiều sự quan tâm. Bản thân ban lãnh đạo HTX cũng nhận thấy rằng nếu như không có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề chất lượng thì sẽ sảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Hoạt động quản trị chất lượng của hợp tác xã được theo dõi thường xuyên. Khi các phòng ban nhận nhiệm vụ thực hiện một khâu nào đó trong quá trình sản xuất thì đều phải đảm bảo những yếu tố chất lượng theo quy định, mỗi khi hoàn tất một phần nào đó trong quá trình lao động thì đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bước sang những phần tiếp theo, bên cạnh đó việc theo dõi sát sao hàng ngày của những nhân viên chuyên môn cũng góp phần ngăn chặn những sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các hoạt động của hợp tác xã thì có hoạt động liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng các loại máy móc…những yếu tố kỹ thuật là rất quan trọng trong hoạt động này. Do đó việc quan tâm đúng mức tới quản trị chất lượng sản phẩm là việc làm đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như toàn thể hợp tác xã. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP TÂN TIẾN 3.1. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại HTX Công nghiệp Tân Tiến 3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực 3.1.1.1. Tình hình biến động về số lượng lao động trong những năm gần đây Trong vòng 3 năm trở lại đây thì hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến đã có những biến động về số lượng lao động theo chiều hướng tích cực. Xét một cách tổng quát thì số lượng lao động tăng đều qua các năm. Điều này có mối quan hệ mật thiết với kết quả kinh doanh của Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến. Xu hướng tăng của nguồn nhân lực được biểu diễn cụ thể trong bảng sau: Tình hình biến động nhân lực của HTX Công nghiệp Tân Tiến qua các năm. Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 TĐ % TĐ % Tổng 28 32 35 +4 +14.28 +3 +9.375 Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy rằng trong 3 năm số lượng lao động tăng lên đều đặn, cụ thể từ năm 2006 đến năm 2007 số lượng lao động tăng lên 4 người (14,28 %), từ năm 2007 đến năm 2008 số lao động tăng lên 3 người tương đương với 9.375 %. Đây là cái nhìn tổng quát về qui mô nguồn nhân lực, về các đặc điểm cụ thể sẽ được xem xét trong cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu. 3.1.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu khác nhau Trong 3 năm trở lại đây thì số lượng lao động của hợp tác xã có những biến động song những biến động này thường theo chiều hướng tích cực. Xét trên mỗi tiêu chí khác nhau thì chúng ta có thể nhận thấy những biến động này một cách tổng thể trên nhiều phương diện * Một là: Cơ cấu nhân lực theo giới tính Cơ cấu lao động theo giới tính Năm Giới tính 2006 2007 2008 Nữ 8 10 10 Nam 20 22 25 Căn cứ vào số liệu về tỷ lệ nam và nữ chúng ta có thể thấy rằng số lượng nam luôn nhiều hơn nữ. Đây là một sự hợp lý do những đặc thù nghề nghiệp của Hợp tác xã, những công việc thường nặng nhọc và cần có sức khỏe. Bộ phận nữ giới trong hợp tác xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài chính, hành chính, lễ tân và một số người tham gia những công tác khác như dọn rửa xe, sàn xe và những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo. * Hai là: Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu chất lượng lao động Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể qua thống kê sau: Thống kê chất lượng lao động CT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL % SL % SL % SL % SL % ĐH 1 3.5 2 6.25 2 5.7 +1 100 0 0 CĐ 2 7 3 9.4 5 14.3 +1 50 +2 66.67 TH 5 17.5 6 18.8 6 17.1 +1 20 0 0 LĐPT 20 72 21 65.55 22 62.9 +1 5 +1 4.8 Tổng 28 100 32 100 35 100 +4 14.3 +3 9.4 Qua bảng thống kê chất lượng lao động theo tiêu chí học vấn chúng ta có thể thấy rằng: Xét một cách tổng quát thì số lượng lao động làm việc tại hợp tác xã có xu hướng tăng lên qua từng năm. Số lượng lao động có trình độ cụ thể là trình độ đại học, cao đẳng và lao động không có trình độ (lao động phổ thông) cũng tăng lên. So sánh giữa các năm liền kề để nhận thấy sự tăng trưởng về số lượng lao động cũng như trình độ lao động chúng ta ngày càng thấy rõ một điều: Sự vận động hợp lý trong cơ cấu nhân lực của hợp tác xã. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng trình độ tối đa của nguồn nhân lực làm việc tại Hợp tác xã chỉ là Đại học, chưa có người nào có trình độ sau đại học, đây là một đặc điểm cho thấy rằng điểm yếu cần phải khắc phục. Nhất là khi khoa học kỹ thuật phát triển, lao động trí óc có năng suất cao hơn rất nhiều lần lao động giản đơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng số lượng lao động chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân lực của hợp tác xã là lao động phổ thông, điều này là hoàn toàn phù hợp với mô hình kinh doanh tiềm lực tài chính cũng như đặc điểm nghề nghiệp. * Ba là: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi Trong cơ cấu nguồn nhân lực của hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến thì số lượng những lao động trẻ là rất lớn, chiếm phần đông trong cơ cấu. Một đặc điểm cũng tương đối quan trọng dễ nhận thấy là những người lao động phổ thông thì thường có độ tuổi trẻ, còn lại những người trong độ tuổi trung niên lại tập trung vào các vị trí quản lý phân xưởng hoặc phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh: Những người lao động phổ thông thường sử dụng sức lao động của mình là sức chân tay cho nên chỉ có độ tuổi trẻ mới có đủ sức khỏe để đảm nhận những công việc này. Những vị trí lãnh đạo quản lý là những người đã trải qua nhiều công tác khác nhau nên thường là những người giàu kinh nghiệm, độ tuổi của họ thường dao động từ khoảng 35 – 40 tuổi. 3.1.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực 3.1.2.1. Thực trạng lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực Qua quá trình thực tập tại hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến em nhận ra rằng công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực của Hợp tác xã là rất yếu kém nếu như không muốn nói là gần như không có công tác này. Thực tế ở hợp tác xã cho thấy rằng, nếu như có một vài vị trí không còn phù hợp hoặc chuyển công tác thì hợp tác xã sẽ tuyển dụng thêm các lao động mới để thế chỗ. Như vậy việc tuyển dụng nhân lực cho hợp tác xã là việc làm hết sức bị động, không có kế hoạch nên khó có thể đem lại kết quả cao, nhân viên mới vào bao giờ cũng cần một thời gian nhất định để thích nghi với công việc thậm chí còn phải mất một khoảng thời gian khá dài để đào tạo. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này? Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng Hợp tác xã có quy mô nhỏ nên việc thu hút những người thợ lành nghề không phải là một việc đơn giản, tiềm lực chưa đủ mạnh nên việc đề ra một kế hoạch bài bản gặp rất nhiều khó khăn, hơn thế nữa khách hàng đến với Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến là các khách hàng truyền thống lâu năm hoạt động trên địa bàn Quận Hoàng Mai và Huyện Thanh Trì. Chính vì các lợi thế này mà trong suốt thời gian hoạt động của mình dường như Hợp tác xã chưa quan tâm nhiều đền công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực. Như vậy có thể thấy rằng tại Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến gần như là không có công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực. Trong khi đó các công tác này là rất cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi mà nền kinh tế vẫn còn đang khủng hoảng nghiêm trọng. Khi nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của Hợp tác xã thì công tác này mới được quan tâm và đó cũng là một xu thế tất yếu nếu như HTX mong muốn có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian dài. Trước xu thế phát triển như vũ bão của nền kinh tế thì việc phải xem xét và quan tâm tới công tác này là việc cần phải thực hiện trong thời gian sắp tới.. 3.1.2.2. Thực trạng hoạt động định biên Định biên là công tác đặc biệt trong quá trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào. Công tác này nếu được thực hiện tốt sẽ không những giảm bớt được thời gian, chi phí mà còn thu hút và tuyển dụng được những nhân tài cho tổ chức. Hoạt động định biên ở Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến không được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp song có thể mô tả công tác định biên của HTX như sau: Ký hợp đồng thử việc Kiểm tra sức khỏe Thông báo tuyển dụng tại các trường dạy nghề Kiểm tra chuyên môn Lưu hồ sơ nhân viên Đào tạo chuyên môn cơ bản Ký hợp đồng chính thức Xác định nhu cầu tuyển dụng Công tác định biên của Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến * Công tác tuyển mộ người lao động Trong quy trình tuyển chọn người lao động của Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến thì chủ nhiệm Hợp tác xã có quyền quyết định tối đa. Bên cạnh đó thì các đơn vị nghiệp vụ đưa ra các nhu cầu tuyển dụng sau đó gửi lên phòng tổ chức hành chính để trình lên chủ nhiệm căn cứ vào đòi hỏi thực tế và được sự thông qua của Ban chủ nhiệm HTX. Những người lao động tại các trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp có nhu cầu làm việc tại Hợp tác xã sẽ nộp hồ sơ sau đó HTX tiến hành thu nhận hồ sơ phân loại đánh giá và tiến hành kiểm tra năng lực người lao động. Những lao động phù hợp sẽ được lựa chọn. Việc tuyển chọn người lao động của hợp tác xã là tương đối đơn giản. Các khâu kiểm tra chưa bám sát tình hình thực tế mà thường là các tình huống gặp trên lý thuyết. * Công tác tuyển chọn nguồn nhân lực Trên lý thuyết thì công tác tuyển chọn là rất quan trọng, nếu như có bất cứ sai xót gì trong khâu tuyển chọn nguồn nhân lực sẽ gây ra hậu quả khó lường đối với tổ chức. Nói một cách đơn giản thì tuyển mộ là tập hợp các lao động lại thì tuyển chọn là xem trong số những người được chọn ai sẽ là người có đủ tiêu chuẩn để trở thành nhân lực của tổ chức. Thực tế ở Hợp tác xã Công nghiệp Tân Tiến hai quá trình này không có sự tách biệt nói một cách khác đi là người ta đã gộp hai quá trình này làm một. Bản thân HTX cũng không có bộ phận chuyên trách để làm việc này. * Công tác làm hòa nhập người lao động Công tác làm hòa nhập người lao động là việc làm cho các lao động mới thích nghi và phù hợp với tổ chức hay bộ phận mà họ làm việc. Tại bất cứ một tổ chức nào thì cũng đều có công tác này. Đây là một việc làm không thể thiếu vì đơn giản là không có nhân viên nào khi mới trở thành người lao động của một tổ chức mà đã có thể thích nghi ngay được với công việc. Tại Hợp tác xã công nghiệp Tân Tiến cũng vậy, khi một nhân viên mới được tiếp nhận vào làm việc họ sẽ có một khoảng thời gian để thích nghi với công việc cũng như môi trường làm việc. Thời gian này khoảng ba tháng, sau ba tháng này thì gần như những người này trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hòa nhập._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22344.doc
Tài liệu liên quan