Thực trạng quản lý môi trường, ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp và giải pháp xây dựng phương pháp kinh tế quản lý về ô nhiễm..

Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài : - Nhằm tính toán về mặt kinh tế những lợi nhuận do môi trường tự nhiên đem lại và những tổn thất mà hoạt động sản xuất gây ra cho môi trường cũng như những chi phí cho bảo vệ môi trường và sự bù đắp cho tổn thất môi trường. Nhờ đó có thể đánh giá được mối quan hệ giữa tài nguyên môi trường và hoạt động sản xuất, kinh tế từ đó có các quyết định phù hợp trong việc quản lý kinh tế và những chiến lược, chính sách quản lý lâu dài về khai thác tài nguyên và bảo v

doc136 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý môi trường, ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp và giải pháp xây dựng phương pháp kinh tế quản lý về ô nhiễm.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ môi trường. Khái niệm môi trường. Môi trường là một hệ bao gồm đất, nước, không khí và các sinh vật cùng mọi mối tương tác giữa chúng. Môi trường không kể đến yếu tố con người là môi trường tự nhiên. Môi trường có kể đến yếu tố con người gọi là môi trường sống. Sơ đồ 1 : Cơ cấu của môi trường Môi trường Môi trường sống Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội Môi trường kinh tế Đất Không khí Nước Sản xuất Dịch vụ Tiêu dùng Xử lý ô nhiễm Ô nhiễm Tất cả các yếu tố có trong môi trường tự nhiên mà con người khai thác sử dụng được gọi là tài nguyên. Tài nguyên có 2 loại : - Loại tài nguyên tái tạo được như muối, kim loại, gỗ, đất - Loại tài nguyên không tái tạo như: than, dầu mỏ, khí. Một quốc gia kinh tế mạnh là do khả năng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường do công nghệ chế biến và chính sách quản lý tài nguyên. 2. Mục đích luận văn : Nghiên cứu môi trường sống trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả trong sử dụng và bảo tồn, tái tạo và làm phong phú hơn chất lượng môi trường sống. Trong hoạt động sản xuất con người luôn gắn với môi trường sống như một thực thể thống nhất. Con người ngày càng sử dụng nhiều yếu tố của môi trường và ngược lại cũng tác động và ngày càng làm biến đổi sâu sắc môi trường. Giai đoạn hiện nay đã diễn ra những biến đổi của môi trường ngày càng trở nên bất lợi với con người và sự sống trên trái đất mà nguyên nhân chính đó là tác động của con người vào môi trường tự nhiên gây ra. Trong thời đại hiện nay cách nhìn nhận về cuộc sống đã có nhiều đổi mới. Sự đánh giá, sự phát triển của đất nước không chỉ căn cứ vào những của cải vật chất được sản xuất ra mà còn dựa vào tiêu chuẩn xã hội và môi trường sống. Cuộc sống được coi đạt mức cao khi cuộc sống phải được ở trong một môi trường trong sạch. Việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa môi trường và phát triển tính toán các chi phí về môi trường và về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong hệ thống kinh tế quốc dân cần phải làm thận trọng mỗi cá nhân và cộng đồng dân phải có ý thức và trách nhiệm với môi trường sống - ngôi nhà chung của nhân loại - làm đảm bảo môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn. Môi trường sống với quy mô và chất lượng cho phép là một tiêu chuẩn cơ bản cho cuộc sống. Việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm môi trường sống trong các hoạt động sản xuất kinh tế được xem là mục tiêu cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới. 3. Nhiệm vụ đặt ra : + Trang bị các lý luận, cung cấp các kết quả điều tra nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường do các ngành sản xuất kinh tế gây ra. - Xây dựng các phương pháp quản lý môi trường đặc biệt là trên các giải pháp về kinh tế nhằm bảo vệ môi trường như tính toán các tổn thất do ô nhiễm các chất thải sản xuất gây ra cho môi trường và tính toán các chi phí bù đắp cho tổn thất môi trường. + Phổ biến các lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu môi trường cùng những kết quả điều tra ảnh hưởng môi trường của các hoạt động sản xuất nhất là các nhà quản lý sản xuất. + Nâng cao vai trò tích cực tạo điều kiện cải thiện môi trường hạn chế các hoạt động tiêu cực gây ô nhiễm và tàn phá môi trường. + Tham gia xây dựng phương pháp kinh tế, kỹ thuật quản lý môi trường. Hạn chế các thiệt hại do ô nhiễm và xây dựng môi trường sống ngày càng tốt hơn, góp phần vào các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát Theo từng đối tượng ô nhiễm mà ta tiến hành điều tra thu thập số liệu, phân tích chúng để rút ra kết quả số liệu đánh giá mức độ ô nhiễm về nồng độ, khối lượng. Thời gian ảnh hưởng và mức độ ô nhiễm lan toả vào môi trường và cảnh báo về khả năng ô nhiễm cùng hiệu quả của các cố gắng khắc phục. Quy hoạch xây dựng các trạm đo đạc về môi trường không khí, nước v.v... - Phương pháp thực nghiệm + Vận dụng các kỹ thuật công nghệ nhằm xử lý ô nhiễm thực hiện ở quy mô nhỏ nhằm xây dựng công nghệ. Quy trình cùng dự đoán khả năng hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật công nghệ. 5. Những vấn đề đề cập mới của luận văn - Hệ thống hoá các chính sách quản lý môi trường Việt Nam hiện tại và so sánh với các mô hình quản lý môi trường các nước trên thế giới. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề quản lý môi trường, chỉ rõ những ưu, nhược điểm của lĩnh vực xử lý môi trường ở các ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam cùng những khó khăn tồn tại và xây dựng phương hướng giải quyết bằng phương pháp tác động kinh tế. - Bước đầu xây dựng phương pháp tính toán các thiệt hại môi trường và chi phí nhằm khắc phục và bù đắp các tổn hại đó nhằm xây dựng một nguồn quỹ nhằm đảm bảo phát triển kinh tế cùng với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. 6. Giá trị thực tiễn của luận văn Là một công trình nghiên cứu kết hợp lý luận, khoa học với thực tế nhằm xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong các ngành công nghiệp hoá chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng, năng lượng. Luận văn có thể cung cấp số liệu, xây dựng phương pháp luận và các biện pháp kinh tế cho các nhà quản lý môi trường Việt Nam nhằm hoạch định các chính sách kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 7. Kết cấu luận văn Chương I- Lý luận chung về ô nhiễm môi trường và các phương pháp kinh tế quản lý môi trường. Chương II- Thực trạng quản lý môi trường ở Việt Nam và thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp : hoá chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng, năng lượng và các giải pháp xử lý môi trường và chi phí xử lý. Chương III- Xây dựng phương pháp kinh tế quản lý về ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp. Chương I : Lý luận chung về môi trường, ô nhiễm môi trường, các phương pháp và chính sách quản lý môi trường + Mở đầu : Đầu đề của phần trình bày Bảo vệ Môi trường (BVMT) bằng phương pháp luật ở Việt Nam, là tên gọi của một cuộc Hội thảo có quy mô quốc gia đã được tổ chức ở Hà Nội mười năm trước đây (1987) - Hội thảo BVMT bằng pháp luật. Hội thảo đó do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) và Bộ Tư pháp đồng tổ chức. BVMT bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động BVMT ở mỗi quốc gia. Trong tình hình của Việt Nam, biện pháp này đã nhanh chóng được áp dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Người làm công tác quản lý, kế hoạch cần nắm được các văn bản pháp luật về BVMT nhằm thực thi các điều khoản liên quan đến mình và tạo điều kiện để các đối tượng khác thực hiện pháp luật liên quan về BVMT. Chiến lược, kế hoạch, thể chế và luật pháp những yếu tố cơ bản, không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực hoạt động của bất kỳ quốc gia nào, học tập kinh nghiệm của các nước, hoạt động BVMT của Việt Nam, tuy bắt đầu khá muộn so với nhiều nước, đã bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở pháp luật cho các nhiệm vụ BVMT. Chính nhờ sự định hướng đúng đắn này mà các hoạt động BVMT của Việt Nam đã nhanh chóng đạt được những kết quả khả năng sau một thời gian ngắn. + Nền tảng Luật BVMT ở Việt Nam 1. Cơ sở lý luận về BVMT 2. Cơ sở thực tế về hiện trạng môi trường Việt Nam 3. Hiện trạng pháp luật của Việt Nam 4. Việc tham gia vào các công ước quốc tế về BVMT I- Cơ sở lý luận về Bảo vệ môi trường 1. Điều chỉnh các hành vi của xã hội nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái đa dạng sinh học, cạn kiết tài nguyên thiên nhiên. Một số vấn đề môi trường toàn cầu cấp bách : - Ô nhiễm môi trường - Suy giảm đa dạng sinh học - Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao - Hạn chế nguồn lực giải quyết các vấn đề môi trường. - Yếu kém về nhận thức môi trường - Ô nhiễm xuyên biến giới, xuất khẩu ô nhiễm - Tăng nhanh đô thị hoá, dân số. 2. Là một trang các biện pháp hữu hiệu: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hoá, sinh thái - hành chính - pháp chế,... 3. Quá trình tiếp cận giải quyết các vấn đề môi trường Bao gồm 3 giai đoạn chính : Giai đoạn 1: Kinh tế, xã hội và môi trường độc lập với nhau Giai đoạn 2 : Kinh tế và môi trường gắn kết với nhau. Giai đoạn 3 : Kinh tế, xã hội và môi trường gắn kết với nhau 4. Bốn yếu tố cơ bản thực hiện pháp luật BVMT - Chiến lược rõ ràng. - Kế hoạch hành động cụ thể. - Thể chế, luật pháp hữu hiệu. - Nhận thức về môi trường không ngừng được nâng cao Các nhân tố này cần thiết cho mọi cấp (toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương) và mọi ngành. II- Cơ sở thực tiễn môi trường Việt Nam - Nguy cơ mất rừng đang đe doạ nhiều vùng - Sự suy giảm nhanh tài nguyên về lượng và chất. - Việc khai thác sử dụng lãng phí gây ô nhiễm đất đang phát triển. - Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, các rạn san hô, rừng ngập mặn đã và đang suy giảm. - Các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái đang bị sử dụng không hợp lý, có xu hướng nghèo đi và cạn kiệt dần. - Môi trường nước, không khí, đất đã bị ô nhiễm, vấn đề vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh, có nơi, có lúc nghiêm trọng trong các vùng đô thị và nông thôn. - Do tác hạn của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thiên nhiên và môi trường Việt Nam. - Gia tăng nhanh chóng của sự phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Việt Nam dẫn đến sự phát triển nhanh chóng các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp và đô thị hoá là sức ép nhiều mặt đến môi trường hiện nay. - Việc gia tăng dân số quá nhanh, việc phân bố không đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp trong quan hệ dân số - môi trường. III- Quá trình xây dựng luật BVMT 1. Quá trình xây dựng luật BVMT Trong dự thảo chiến lược quốc gia về BVMT (1983-1986), đặc biệt trong Nghị định số 246/HĐBT của Chính phủ "Về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT" (1983-1985, công bố ngày 20/9/1985), việc soạn thảo một văn bản có tính pháp lý về BVMT đã được đặt ra. Một đề tài nghiên cứu bổ sung việc nghiên cứu văn bản này đã được thực hiện. Năm 1989, Đề tài đã đưa ra dự thảo "Luật Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường". Trên cơ sở của dự thảo này, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã thành lập một tổ soạn thảo Luật về môi trường. Tổ soạn thảo đã trình ra Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững Dự thảo "Luật Bảo vệ môi trường" (Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 3 đến ngày 6/12/1990). Tháng 6 năm 1991, Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000, trong đó đặt ra vấn đề phải nhanh chóng ban hành Luật về BVMT. Ngày 27/12/1993, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật BVMT. Chủ tịch nước ký lệnh công bố Luật và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. 2. Cấu trúc của Luật BVMT Luật BVMT được trình bày theo 3 trục đối tượng : - Suy thoái môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Sự cố môi trường. Ba loại hành động được chọn để từ đó xác định các hành vi khác là : Phòng ngừa, xử lý và khắc phục (giải quyết hậu quả). Luật được trình bày theo cách cố gắng cụ thể, chi tiết đến mức có thể. Chỉ những vấn đề không có khả năng chi tiết hoá mới sử dụng kiểu "Tuyên ngôn", nói các vấn đề mang tính nguyên tắc, đạo lý. Luật BVMT hiện nay được cấu trúc như sau : Phần mở đầu. Chương I. Những quy định chung gồm 9 điều. Chương II. Phòng ngừa và xử lý suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự có môi trường, gồm 20 điều. Chương III. Khác phục suy thoái môi trường, ô nhiễm, môi trường và sự cố môi trường, gồm 7 điều. Chương IV. Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, gồm 8 điều. Chương V. Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, gồm 4 điều. Chương VI. Khen thưởng và kỷ luật, gồm 4 điều. Chương VII. Điều khoản cuối cùng, gồm 3 điều. Tổng cộng là 7 chương và 55 điều. IV. Các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. 1. Về một số định nghĩa, khái niệm Sau khi xác định phạm vi của Luật BVMT thông qua việc xác định đối tượng môi trường được đề cập đến trong Luật, Luật BVMT đưa ra một số định nghĩa, khái niệm hạn chế được sử dụng trong Luật. Đây không phải là những định nghĩa kinh điển, mà là những định nghĩa hạn chế, có xuất xứ từ lý luận nhưng được hiểu cho phù hợp với các hành vi luật định và được trình bày sao cho dễ hiểu, dễ phổ cập. Theo các xác định của luật, môi trường được hiểu chủ yếu là môi trường tự nhiên chịu sự tác động của hoạt động con người. Môi trường xã hội, môi trường nhân văn được đề cập tới từ góc độ quan hệ với các hoạt động của con người tác động lên môi trường tự nhiên. Như vậy, Luật BVMT chủ yếu nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa hoạt động của con người trong lành có lợi cho sức khoẻ và đời sống của con người đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hoà lợi ích của con người và của cả môi trường. Các thuật ngữ "suy thoái môi trường", "ô nhiểm môi trường" và "sự cố môi trường" được hiểu theo cách đơn giản nhất. Ba quá trình/hiện tượng này có thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể phát triển lần lượt từ suy thoái đến ô nhiểm và cuối cùng là sự cố. Nhưng chúng có thể xảy ra độc lập với nhau hoặc theo các trình tự khác hẳn : sự cố gây ô nhiểm, dẫn đến gây suy thoái môi trường hoặc ô nhiểm môi trường tại một điểm hoặc đối với một thành phần dẫn đến suy thoái trên diện rộng hơn hoặc đối với nhiều thành phần môi trường hơn. Đặc biệt, sự cố môi trường có thể có các nguồn gốc tự nhiên, liên quan tới các nguồn gốc tự nhiên, liên quan tới các tai biến thiên nhiên (thiên tai), không kể các nguồn nhân tạo. Nhưng không phải bất cứ thiên tai nào cũng có thể dẫn đến sự cố môi trường, vì thế không thể nói động đất, bão, lũ ... là sự cố môi trường. Các thiên tai này chỉ trở thành sự cố môi trường khi chúng thực sự gây tác hại cho môi trường theo quan điểm đã trình bày trong luật. Thuật ngữ "đánh giá tác động môi trường" được sử dụng Luật BVMT của Việt Nam ngay từ khi dự thảo đã gây ra không ít tranh luận. Đến nay, vẫn có ý kiến cho rằng Luật đã hiểu sai về thuật ngữ này. Định nghĩa của Luật xác định hoàn toàn chính xác, theo thông lệ các nước và theo định nghĩa kinh điển, hàn lâm, các nội dung quan trọng nhất của công việc đánh giá tác động môi trường, tức là xác định ảnh hưởng tích cực, tiêu cực lên môi trường của các yếu tố tác động nhằm tìm ra các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. Vấn đề khác nhau chỉ là ở chổ, các nước coi yếu tố "tác động" nói trên chỉ là các dự án sắp xảy ra, sắp được thực hiện, coi Luật BVMT của Việt Nam ngoài các dự án còn coi " yếu tố tác động" là cả các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất hiện đang hoạt động từ trước khi có Luật BVMT. Các cơ sở này cũng phải thực hiện công tác "đánh giá tác động môi trường" của mình, trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phương án giảm thiểu ô nhiểm. Như vậy là về phương diện pháp lý, người nghiên cứu được phép áp dụng các phương pháp, các công cụ nghiên cứu chỉ dùng cho dự án vào việc nghiên cứu cho các cơ sở đang hoạt động nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng : tìm ra phương án giảm thiểu ô nhiểm cho dự án/cơ sở. 2. Luật BVMT quán triệt các nguyên tắc chính của hoạt động BVMT Tổng kết hoạt động BVMT trên toàn thế giới trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau năm 1972 tới nay, người ta đã nêu lên rất nhiều nguyên tắc, đều được gọi là những nguyên tắc cơ bản cần thiết tuân thủ trong hoạt động BVMT. Thực ra, không phải tất cả các kết luận đã được đưa ra đều có thể được coi là "nguyên tắc cơ bản" nói chung, vì phần lớn chúng được đúc rút để nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau. Trong toàn cảnh như vậy, Luật BVMT đã lựa chọn và xác định những nguyên tắc chính của hoạt động BVMT, biến chúng thành các quy định của Luật như những "sợi chỉ" xuyên suốt các điều của luật. Có thể nói ra một số nguyên tắc chính sau đây : - BVMT là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người. - Phòng ngừa ô nhiểm là chính. - Người nào gây ô nhiểm, người đó phải trả giá. - Tính hệ thống của hoạt động BVMT. Đồng thời Luật BVMT cũng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các hoạt động chung của xã hội cũng như các luật khác. Có thể thấy rõ sự tuân thủ các nguyên tắc chung và các nguyên tắc "đặc thù" của hoạt động BVMT trong Luật BVMT của Việt Nam qua việc phân tích của các điều luật theo từng nguyên tắc. Cần chú ý là các biểu hiện này rất phong phú, phức tạp, không phải lúc nào cũng được ghi rõ từng câu, từng chữ, vì Luật BVMT của Việt Nam không theo kiểu luật "tuyên ngôn". 3. Về một số điều cấm của Luật BVMT Để điều chỉnh một số hành vi của xã hội, Luật BVMT đưa ra các mức độ yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện, trong đó có mức độ "cấm". Rất nhiều điều trong Luật đều sử dụng mức độ này, nhưng có một điều chung tổng hợp tất cả các điều cấm chính của Luật. Điều cấm gây nhiều tranh luận nhất là "Cấm nhập khẩu, xuất khẩu chất thải". Theo định nghĩa của Luật, chất thải là các chất bị loại ra khỏi quá trình sản xuất hoặc sinh hoạt của con người, áp dụng thực tế, điều này cho phép ngăn chặn tận gốc, ngăn chặn triệt để mọi hình thức nhập khẩu chất thải từ các nước ngoài. Việc xuất khẩu chất thải khỏi các khu vực và các nước đã trở thành phổ biến hiệi nay. Nhiều nước chậm phát triển, đang phát triển trên thực tế đã biến thành bãi rác thải của các nước phát triển hoặc phát triển hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng dám và có thể đưa vào Luật việc cấm xuất, nhập khẩu chất thải. Về phương diện pháp luật, đây là điểm rất tích cực của Luật BVMT của Việt Nam. Sản xuất và sử dụng pháo là một phong tục lâu đời của dân tộc. Đây từng là nét độc đáo của không ít các dân tộc Châu á, nhưng cũng đã từ lâu, việc sử dụng pháo trở thành một tệ nạn xã hội, làm nhức nhối nhiều xã hội, Luật BVMT xem xét việc sử dụng pháo như là một nguồn gây ô nhiễm môi trường, một nguồn lãng phí tài nguyên và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, từ đó đã quyết định để ngăn chặn việc sử dụng, tiến tới cấm sử dụng. Điều cấm này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho Chính phủ tổ chức thực hiện, giải quyết một cách cơ bản một tệ nạn xã hội, đem lại kết quả nhiều mặt cho đất nước. 4. Về quan hệ quốc tế về BVMT Luất BVMT của Việt Nam có hẳn một chương nói về các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT. Đây là một yêu cầu khách quan vì sự nghiệp BVMT ở Việt Nam không thể tách rời với sự nghiệp BVMT của thế giới- "ngôi nhà chung của chúng ta". Chúng ta cam kết tôn trọng các điều khoản của các công ước và Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn, ký kết hoặc tham gia. Đồng thời, Việt Nam yêu cầu người khác phải tôn trọng pháp luật BVMT của Việt Nam. Nếu có xảy ra mâu thuẩn, giải quyết tại Việt Nam trên cơ sở công bằng, tôn trọng lẫn nhau. Các quy định tại chương V của Luật BVMT cho phép Nhà nước, Chính phủ ta tham gia vào tất cả công ước và hiệp định quốc tế quan trọng về BVMT. Điều 17 và điều 53 đã sử dụng yếu tố hồi tố của pháp luật, tức là xét xử cả các hành vi đã được thực hiện trước khi Luật có hiệu lực. Đây là vấn đề phức tạp của luật pháp, vì vậy phải được xem xét rất thận trọng khi vận dụng trong xây dựng luật. Nhưng do tình hình ô nhiểm và suy thoái môi trường cụ thể của Việt Nam và xét tính chất nghiêm trong của các hành vi trong quá khứ (trước khi Luật có hiệu lực), Luật BVMT đã sử dụng yếu tố hồi tố trong các trường hợp vừa nêu, tạo điều kiện để thực hiện một số nguyên tắc BVMT và để có điều kiện thực tế giải quyết được các vấn đề môi trường gay cấn của Việt Nam đã bị các nguyên nhân trong quá khứ gây ra. V. Những nội dung của luật BVMT với kế hoạch hoá Điều 10 về kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiểm môi trường, sự cố môi trường. Điều 12 về việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch. Điều 14 về việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào việc nuôi trồng thuỷ sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Điều 16 về tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Điều 18 về đánh giá tác động đến môi trường của các dự án Điều 26 về quy hoạch bãi rác thải Điều 37 về chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch BVMT VI. Những khó khăn trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và những kiến nghi Để luật BVMT của Việt Nam được thực thi có hiệu quả hơn nữa, nhất là trong điều kiện đòi hỏi ngày càng phức tạp về BVMT trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về BVMT cần phải chú trọng giải quyết các mặt dưới đây: - Trong quá trình thực hiện Luật BVMT, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã dần dần từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về BVMT. Theo các quy định của Luật BVMT, đến nay số lượng văn bản pháp luật đã ban hành là hàng loạt văn bản, trong đó có 2 nghị định quan trọng đã được Chính phủ ban hành. Như vậy, về văn bản các văn bản pháp luật trên đã đáp ứng được hoạt động quản lý Nhà nước về BVMT. Tuy nhiên, để thực hiện tốt và đúng với các quy định chung của Luật BVMT, cần phải ban hành những văn bản pháp quy cụ thể như các quy định về quản lý chất thải, chất thải độc hại, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, các quy định về phí, lệ phí cho hoạt động BVMT, quỹ dự phòng môi trường... - Việc thực hiện Điều 17 luật BVMT còn gặp nhiều khó khăn, do nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động từ trước khi có Luật BVMT thường có công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải, ô nhiểm hầu như không có hoặc quá cũ nát, mặt khác các cơ sở này không đủ kinh phí để cải tiến công nghệ, xử lý ô nhiểm để bảo đảm tiêu chuẩn môi trường. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đang gặp khó khăn về tài chính trong hoạt động BVMT của doanh nghiệp. - Về tổ chức, cần tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT ở trung ương để có thể đáp ứng được khối lượng công việc về quản lý môi trường như hiện nay và còn nhiều hơn nữa trong tương lai khi đất nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy, cấp thiết nên thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường độc lập không gắn kết với các ngành khác như hiện nay, chẳng hạn một cơ quan quản lý Nhà nước độc lập về BVMT có thể được gọi là Uỷ ban Nhà nước về môi trường và phát triển bền vững - có như vậy mới đủ khả năng đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước về môi trường trong tình hình phức tạp hiện nay và sẽ càng phức tạp hơn nữa trong tương lai. ở địa phương, nên tăng cường biên chế cho các cơ quan quản lý môi trường ở các cơ sở. Đối với những địa phương môi trường phức tạp, tập trung công nghiệp có thể thành lập chi cục môi trường. - Tổ chức bộ phận quản lý Nhà nước về BVMT ở cấp quận, hiện. Đồng thời ở cấp xã cũng nên có bộ phận về quản lý hoạt động BVMT. Như vậy, hoạt động BVMT mới có thể được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, việc thực hiện Luật BVMT có hiệu quả hơn. Hoàn thiện các bộ phận quản lý môi trường ở các bộ, ngành, tăng cường hoạt động môi trường ở các tổ chức xã hội, các trường học. - Các hoạt động BVMT phải được kế hoạch hoá như một ngành trong hệ thống kế hoạch hoá các hoạt động quản lý Nhà nước. - Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định mục cho ngân sách cho BVMT, nhưng nên đảm bảo kinh phí cho các hoạt động BVMT hàng năm là 2-3% GDP. - Tăng cường tiềm lực cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường. - Tăng cường các quy chế về BVMT, tiếp tục xây dựng các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về BVMT như đã nói ở trên và cần có sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan để luật BVMT ngày càng có hiệu lực. - Phối hợp với các ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng có biện pháp, phong trào BVMT, thực hiện báo cáo ĐTM của các dự án, các cơ sở đang hoạt động, thẩm định các quy hoạch. - Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quốc tế về BVMT, tranh thủ các dự án tài trợ quốc tế về BVMT. VII- Chính sách bảo vệ môi trường 1. Hội nhập chính sách liên ngành trong kế hoạch hoá quốc gia nhằm bảo vệ môi trường Trong phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 của Việt Nam đã chỉ rõ : Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và bền vững ... Nâng cao tích luỹ từ nội bộ kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau. Đặc biệt Việt Nam đã đề ra 11 chương trình cụ thể cho hành động. Chương trình thứ 4 về phát triển khoa học công nghệ và môi trường sinh thái đã nhấn mạnh : các quy hoạch phát triển, các dự án kinh tế - xã hội đầu tư nước ngoài và các công trình xây dựng cơ bản đều phải được đánh giá về mặt tác động đối với môi trường và có biện pháp xử lý. Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra, ngăn chặn tận gốc việc ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước và không khí trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đưa diện tích phủ xanh đất nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo toàn đa dạng sinh học ở đất liền và ở biển. Bảo đảm môi trường lao động, sinh hoạt cho con người ở các khu công nghiệp, đô thị, vệ sinh môi trường nông thôn. Tăng cường công tác quản lý môi trường ở tất cả các lĩnh vực, tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện bảo vệ môi trường. 1.1. Hệ thống chính sách liên ngành cần được xem xét và sửa đổi Như đã phân tích ở trên, nếu giải quyết riêng biệt chính sách của từng ngành thì chỉ đạt yêu cầu tạm thời và mang tính cục bộ. Thực tiễn quản lý vĩ mô đòi hỏi phải giải quyết tổng hợp các chính sách có quan hệ tương tác liên ngành chặt chẽ, có như vậy mới đạt kết quả mong muốn quản lý vĩ mô. 1.2. Các chính sách liên quan đến tài sản, tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo 1.3. Các chính sách liên quan đến việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường - Các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. - Chính sách phát triển vùng và lãnh thổ. - Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế để quản lý tài nguyên, môi trường tránh mọi sự tranh chấp, xung đột về tài nguyên giữa các ngành. 1.4. Sự thay đổi trong chính sách ngành và môi trường, hướng tới hình thành và phát triển một ngành mới: ngành môi trường 1.5. Những chính sách khuyến khích về tài chính 2. Chính sách bảo vệ môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp 2.1. Chính sách bảo vệ môi trường chất thải rắn công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000-2020. Cùng với sự phát triển công nghiệp, chất thải công nghiệp trong đó có chất thải rắn cũng tăng theo rất nhanh. Trong thành phần chất thải rắn có một bộ phận lớn là chất thải độc hại và nguy hiểm có tác hại to lớn đến môi trường sinh thái. Nhiều nước công nghiệp đã nhận thức được những tác hại to lớn đến môi trường từ chất thải rắn công nghiệp trong quá trình phát triển của mình nên trong quản lý môi trường, đều đặt công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp lên hàng ưu tiên. Việc xây dựng một chính sách bảo vệ môi trường chất thải rắn công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 cho phép ta có khả năng dự báo và định hướng công tác trong kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu tác động đến môi trường của loại nguồn thải này. 2.2. Chính sách bảo vệ môi trường trong quản lý cất thải nguy hại Song song với các vấn đề ô nhiễm nước và không khí, việc xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải lưu ý tới Trong tương lai các ngành liên quan tới hoá chất sẽ sử dụng và sản xuất các chất độc hại càng nhiều, sự phát triển của công nghiệp sẽ gia tăng phát sinh chất thải kể cả chất thải nguy hại. Ngoài ra việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm cũng làm cho các chất nguy hại từ các nguồn trung gian khác, đặc biệt từ không khí và nước chuyển thành chất thải rắn. Nếu không có sự quản lý đúng đắn các loại hoá chất nói trên, sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm đất, nước và những vấn đề sức khoẻ xảy ra nghiêm trọng như đã thấy ở các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay chưa có một chính sách hoàn thiện để ứng phó với chất thải nguy hại. Việc thu gom, phân loại, tiêu huỷ chưa được kiểm soát là một thực tế đang diễn ra. Để phát triển công nghiệp đúng đắn, về mặt môi trường, một nhiệm vụ cho Việt Nam là xây dựng một khung chính sách hợp lý để quản lý chất thải nguy hại. Việc đưa các biện pháp phòng ngừa sẽ có lợi nhiều về mặt môi trường, tránh những tác động về môi trường. 2.3. Chính sách bảo vệ môi trường chất thải rắn đô thị - khu công nghiệp Mục tiêu của chính sách : + Xây dựng môi trường an toàn. + Xác định mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và kinh tế thị trường. + Ngăn chặn sự suy thoái đang diễn ra ngày càng tăng và cải thiện môi trường chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp. + Kiểm soát môi trường đối với các xí nghiệp hiện có. + Xây dựng và quản lý hoạt động của hệ thống giám sát môi trường đô thị, khu công nghiệp nói chung và mạng lưới giám sát môi trường chất thải rắn nói riêng. 2.4. Các chính sách bảo vệ môi trường chất thải rắn đô thị - khu công nghiệp - Nguyên tắc xây dựng chính sách : + Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền + Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền + Nguyên tắc phòng ngừa + Nguyên tắc tham gia cộng đồng + Nguyên tắc khuyến khích hỗ trợ. - Đánh giá mức độ ô nhiễm chất thải rắn đô thị - khu công nghiệp : + Xây dựng năng lực + Quản lý hành chính + Chính sách đầu tư công nghệ + Chính sách đầu tư công nghệ mới + Tuyên truyền giác ngộ cộng đồng + Phát triền nguồn nhân lực. 3. Chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường Việt Nam 3.1. Các loại công cụ kinh tế và cơ chế thị trường + Các công cụ kinh tế. - Thuế và chi phí - Thuế đầu và và đầu ra - Phí xả thải và phát thải - Phí người sử dụng - Lệ phí đặt cọc - Các chương trình thương mại - Giấy phép phát thải - Tín hiệu giảm phát thải - Tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất - Động cơ tài chính - Chuyển nhượng - Ký phiếu vay và cho vay - Trợ cấp tỷ lệ lãi suất - Động cơ thúc đẩy thuế - Hệ thống đặt cọc - hoàn trả VIII. Mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1995-2010 1. Tiêu chuẩn xác định mục tiêu chiến lược : (1) Cần thiết, cấp bách cho phát triển bền vững, căn cứ đánh giá và dự báo; (2) Khả thi theo nguồn lực và các điều kiện khác (3) Tác động tích cực đến thực hiện bền vững khác 2. Kiến nghị về mục tiêu chiến lược môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam năm 1995 - 2010. Mục tiêu 1: Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ, cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp Cần thiết, cấp bách; khả thi ở nhiều mức độ, với phương tiện, phương pháp khác nhau, tác động đến ._.nhiều mặt khác nhau của bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các mục tiêu về các nhân tố môi trường: không khí, nước, đất, cảnh quan, nhân văn, xã hội xem là vấn đề kỹ thuật cụ thể về môi trường, không đặt thành mục tiêu chiến lược. Mục tiêu giai đoạn: ngăn chặn (200), ổn định (2005), cải thiện (2010). Mục tiêu 2 : Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn và nông nghiệp. Cần thiết, cấp bách; khả thi ở nhiều mức độ, với phương tiện, phương pháp khác nhau, tác động đến nhiều mặt khác của bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các mục tiêu về nhân tố môi trường có thể xem là mục tiêu kỹ thuật phục vụ mục tiêu tổng hợp này. Mục tiêu giai đoạn : ngăn chặn (2000), ổn định (2002), cải thiện (2010). Mục tiêu 3 : Tiến hành quy hoạch, thực thi từng bước các quy hoạch môi trường, phát triển bền vững đã duyệt cho các lưu vực sống lớn và vừa. Quan trọng và cấp thiết do đặc điểm sinh thái, kinh tế, truyền thống của Việt Nam, lưu vực sống và địa bàn sinh sống, phát triển vô cùng quan trọng đối với con người và các cộng đồng người Việt. Khả thi ở các mức độ khác nhau. Tác động đến nhiều mặt về môi trường, phát triển bền vững. Mục tiêu giai đoạn trước 2000 : lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long; trước 2005: các sông vừa ở Trung Bộ, chỉ lưu sông Hồng ở Bắc Bộ; trước 2010 : 70% lưu vực lớn và vừa. Mục tiêu 4 : Ngăn chặn đề phòng suy thoái môi trường thiên nhiên, quy hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển trọng điểm. Cấp bách, quan trọng, khả thi ở nhiều mức. Tác động nhiều mặt khác về môi trường, phát triển bền vững. Mục tiêu giai đoạn trước 2000: ngăn chặn; trước 2005: quy hoạch xong với các vùng ven biển trọng điểm, quan tâm nhiều hơn tới biển gần: trước 2010: có quy hoạch cho tất cả các vùng ven biển lãnh hải, vùng biển đặc quyền kinh tế. Mục tiêu 5 : Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên đa dạng sinh học. Có ý nghĩa quan trọng, có giá trị cần phảt huy. Khả thi ở nhiều mức độ. Tác động tích cực lên một số mặt khác. Mục tiêu giai đoạn : cải thiện quản lý các vườn quốc gia, khu bảo vệ, phát huy tác dụng kinh tế, khoa học (trước 2005). Mở rộng diện bảo vệ, phát huy ra các khu vực khác, làm cho Việt Nam trở thành nơi có giá trị cả về đời sống sinh hoạt (trước 2010). Mục tiêu 6 : Tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống thiên tai và tai biến môi trường. Cấp bách, quan trọng, đặc thù. Khả thi ở những mức độ khác nhau. Tác động nhiều mặt khác. Mục tiêu giai đoạn : tăng cường khả năng tổ chức, dự báo, phòng tránh, nhập kỹ thuật mới (trước 2005), tăng khả năng phòng chống xử lý cụ thể (trước 2010). 3. Phương hướng hành động chiến lược 3.1. Xác lập quan niệm mới về phát triển : Phát triển bền vững Trong bối cảnh chung về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người trên toàn cầu hiện nay, cũng như trong điều kiện cụ thể về tài nguyên môi trường của nước ta đang trên đà suy thoái mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể đạt được với quan niệm và nhận thức mới về phát triển. Độ đo về phát triển hiện nay, và nhất là trong các thập kỷ đầu thế kỷ tới, không còn đơn thuần là độ đo kinh tế, GNP hoặc GDP. Độ đo này phải là tổng hợp: kinh tế phát triển một cách bền vững; xã hội công bằng, văn minh; môi trường sống có chất lượng tốt. Về kinh tế với cố gắng tối đa, vào khoảng 2010 Việt Nam cũng có thể có GDP bằng 2/3 của Thái Lan năm 1991 (1650 USD), hoặc giả định có tiến bộ đột xuất, có GDP ngang với Thái Lan năm 1991. Thông qua kinh tế này không thể nào đảm bảo chất lượng sống tốt nếu có thông số cao về công bằng xã hội và chất lượng môi trường. Triển vọng tiên tiến, "không tụt hậu" của Việt Nam nằm nhiều hơn ở hai thông số sau. Từ nay tới đầu thế kỷ 21 vảtong những thập kỷ tiếp đó, "giá trị" của độ đo kinh tế đang tụt dần, ngược lại giá trị của hai độ đo kia tăng lên. Nếu nhầm lẫn giữa quan niệm và nhận thức về phát triển như cũ sẽ là thua thiệt không gì bù đắp được. Quan niệm mới về phát triển phải xây dựng trên : - Dự báo về biến đổi "giá trị" trong vài thập kỷ tới. - Kiểm kê vốn "giá trị" hiện có của nước ta và xu thế biến đổi các giá trị này; - Nhận định về các khả năng thực tế của nước ta về nâng cao các giá trị này; Quan niệm và nhận thức mới được thể hiện trong : - Chính sách phát triển bền vững của Nhà nước - Nhận thức của đông đảo nhân dân về "giá trị" mới trong xã hội phát triển bền vững - Nền giáo dục mới về các giá trị làm cơ sở cho lối sống của một xã hội bền vững. 3.2. Thiết lập thể chế và công cụ quản lý môi trường và phát triển bền vững có hiệu lực Nhận thức và quan niệm nói trên phải được phát huy hiệu lực qua các công cụ quản lý phát triển và quản lý môi trường của xã hội. Nhưng công cụ sau đây là quan trọng nhất : - Đường lối chủ trương - Pháp luật và công cụ pháp chế: Tiêu chuẩn, ĐTM, kiểm định môi trường, thanh tra; - Kế hoạch hoá bảo vệ môi trường, phát triển bền vững - Công cụ kinh tế - Quan trắc, quản lý thông tin, tư liệu - Khoa học, công nghệ - Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức. 3.3. Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Đa dạng hoá nguồn lực do thu hút từ nhiều nguồn : từ ngân sách Nhà nước, từ các chính sách kinh tế về bảo vệ môi trường, từ sự đóng góp của xã hội, và từ nguồn viện trợ quốc tế. - Sử dụng hợp lý nguồn lực có được. 3.4. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững - Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là sự nghiệp toàn dân chỉ có thể thực hiện thắng lợi với sự tham gia tự giác của đông đảo quần chúng, phong trào quần chúng là việc không thể thiếu. - Phong trào quần chúng xây dựng trên cơ sở giáo dục, phát huy truyền thống, tập quán của các dân tộc Việt Nam, dựa vào tổ chức quần chúng đã có và xây dựng thêm các tổ chức mới thích hợp. 3.5. Hoà nhập quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững - Tăng cường góp sức của Việt Nam vào nhiệm vụ chung; - Tận dụng sự hợp tác và viện trợ để thực hiện nhiệm vụ quốc gia; - Tạo lập uy tín quốc gia để tranh thủ thuận lợi trong hợp tác quốc tế. 4. Các chương trình hành động chiến lược Tham khảo và điều chỉnh các chương trình đã nêu trong kế hoạch quốc gia. Các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững 4.1. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị - khu vực công nghiệp Có hai loại chương trình nhánh: theo đô thị, theo ngành công nghiệp Chọn đô thị lớn, đô thị vừa điển hình cho 1995 - 2000, mở rộng đến 30% địa bàn cho 2005 và 70% địa bàn cho 2010. 4.2. Chương trình bảo vệ môi trường nông thôn - nông nghiệp Có chương trình nhánh theo các tỉnh, trong đó có thể phân theo chương trình miền xuôi, miền núi. Chọn một số điển hình cho 1995 - 2000, sau mở rộng đến 20% địa bàn cho 2005 và đến 40% địa bản cho 2010. 4.3. Chương trình xây dựng kế hoạch phát triển bền vững (kế hoạch Bảo vệ môi trường) của Quốc gia, theo dạng "Lịch trình 21 của Việt Nam" - Cụ thể hoá các định hướng của "Lịch trình 21" của UNCED vào hoàn cảnh Việt Nam. Việc sắp xếp các việc cần làmvề môi trường phát triển bền vững của ta theo khuôn khổ này sẽ giúp ta tranh thủ nhiều sự viện trợ và hợp tác về kỹ thuật cũng như về nguồn lực. - Kèm theo là kế hoạch bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của các ngành liên quan và một số tỉnh. - Mục tiêu của chương trình này là đến năm 2000 khoảng 20% đơn vị có kế hoạch,đến 2005 tăng lên 40%, đến 2010 đạt 60%. 4.4. Chương trình bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường vùng ven biển và biển. - Bảo vệ chống suy thoái đang diễn ra hiện nay; - Kiểm kê toàn diện tài nguyên thiên nhiên vũng biển và biển; - Xây dựng phương hướng và kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường làm cho vùng này trở thành địa bàn sinh sống mới phát triển bền vững của nước ta trong thế kỷ tới. 4.5. Chương trình bào vệ đa dạng sinh học quốc gia Gắn liền với dự án bảo vệ đời sống sinh hoạt khu vực. 4.6. Chương trình phòng chống thiên tai và tai biến môi trường 4.7. Chương trình biến đổi khí hậu và thực hiện các công ước quốc tế về môi trường phát triển bền vững Các chương trình tăng cường khả năng quản lý môi trường phát triển bền vững. 4.8. Chương trình quan trắc và thông tin môi trường, phát triển bền vững 4.9. Chương trình củng cố thể chế và tăng cường khả năng quản lý môi trường. Các chương trình hỗ trợ. 4.10. Chương trình nghiên cứu triển khai về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. 4.11. Chương trình giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của quần chúng về môi trường, phát triển bền vững. Chương II : Hiện trạng sản xuất công nghiệp và quản lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam I. Hiện trạng sản xuất công nghiệp ở nước ta Địa bàn Hà Nội, các đô thị và công nghiệp phía Bắc Công nghiệp của Hà Nội được hình thành từ thời Pháp thuộc nhưng chỉ thực sự phát triển khi miền Bắc bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH. Nhờ sự giúp đỡ của các nước XHCN mà Hà Nội đã hình thành một cơ cấu các ngành công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung. Thượng Đình là khu công nghiệp lớn nhất Hà Nội với 22 nhà máy xí nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung có qui mô nhỏ hơn trong nội thành là Mai Động, Tương Mai, Thuỵ Khê … Ngoài ra còn có nhiều nhà máy xí nghiệp nằm rải rác trong địa bnà thành phố. ở các huyện ngoại thành cũng hình thành các khu công nghiệp : khu Văn Điển, Đông Anh, Đức Giang, Cầu Đuống, Yên Viên… Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 229 xí nghiệp, nhà máy (trong đó có 128 xí nghiệp của Trung ương và 101 xí nghiệp của địa phương), gần 600 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và khoảng 3.000 hộ sản xuất thủ công. Trong nội thành có 5 khách sạn lớn, 1.880 quán ăn, 18 bệnh viện. Đó là những nguồn thải công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Nhìn chung các đặc điểm công nghiệp của Hải Phòng đều có nét đặc trưng tương tự như thành phố Hà Nội - vốn đã hình thành từ thời Pháp thuộc, trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ngày nay đang có những đổi thay nhanh chóng hoà nhập với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước. Thành phố Việt Trì là một thành phố nhỏ nhưng có mật độ xây dựng công nghiệp tương đối lớn, gồm 15 xí nghiệp của Trung ương, 20 xí nghiệp địa phương và hàng trăm hợp tác xã và tổ sản xuất tiêu thủ công nghiệp. Thiết bị công nghệ và nhà xưởng của các xí nghiệp đều đã trở nên lạc hậu, trải qua hơn 30 năm hoạt động vẫn chưa có được những đổi mới đáng kể. Một khuyết điểm nữa là thành phố bố trí khu công nghiệp nằm ở đầu hướng gió so với khu vực dân cư, lại ở vị trí dọc theo triền sông nước và xả thải trực tiếp ra các nguồn nước này nên đã và đang gây ra ô nhiễm đáng kể. Ngoài 3 thành phố kể trên, các khu vực công nghiệp khác trên miền Bắc nước ta là khu công nghiệp gang thép, cơ khí luyện kim của thành phố Thái Nguyên, khu mỏ than và khai khoáng ở tỉnh Quảng Ninh, khu sản xuất dệt ở thành phố Nam Định, các khu vực sản xuất tập trung bao gồm các xí nghiệp do Trung ương và địa phương quản lý ở các thành phố và thị xã như Thanh Hoá, Vinh, Hải Dương, Bắc Ninh … Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam ở thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và hàng ngàn cơ sở sản xuất TTCN. Đây là vùng công nghiệp tập trung nhất của cả nước. Các cơ sở sản xuất đều phân bổ ở ven trung tâm thành phố (thuộc các quận Tân Bình, Gò Vấp, quận 11, quận 6, quận 8), vùng ngoại vi (thuộc các huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, hai khu công nghiệp xuất khẩu tập trung : Linh Trung (Thủ Đức - 50 ha) và Tân Thuận (Nhà Bè - 300 ha), khoảng trên 23.400 cơ sở sản xuất TTCN nằm xen lẫn trong khu dân cư. Song song với việc cải tạo và sắp xếp lại khu công nghiệp Biên Hoà với định hướng phát triển ra toàn khu Long Bình, Suối Chùa với diện tích khoảng 1500 ha là khu công nghiệp, cụm sản xuất tập trung đã và đang hình thành và phát triển: khu CN dốc 47, Gò Dầu, Phước Thái, khu CN dầu khí Bà Rịa- Vũng Tàu … Đô thị lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ và khu chế xuất có qui mô lớn nhất là khu chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) cũng đã hình thành và đang trên đà mở rộng, phát triển. Các nhà máy tiêu biểu của khu chế xuất là: NM điện Trà Nóc, XN chế biến lông vũ, XN thực phẩm MEKO, XN rau quả đông lạnh, XN hải sản xuất khẩu… Các đô thị lớn ở miền trung có đặc điểm CN và TTCN gần giống như Cần Thơ và các tỉnh phía Nam. Các khu vực công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn… 1. Phân loại các ngành công nghiệp 1.1. Phân loại theo ngành sản xuất Đặc điểm chung của các ngành sản xuất ở các đô thị khác nhau có tính chất giống nhau. Qua khảo sát có thể nhận thấy các nhà máy xí nghiệp này có chung đặc điểm như : - Đa dạng và phân tán - Trình độ công nghệ và thiết bị rất khác nhau, từ rất lạc hậu đến rất hiện đại - Nguyên liệu, sản phẩm rất đa dạng và thường xuyên thay đổi - Nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ vào khu dân cư - Nhiều nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sự phân loại các nhà máy xí nghiệp công nghiệp do vậy rất phức tạp vì không có một tiêu chuẩn nào có thể áp dụng đối với tình trạng hiện nay của chúng. Trên cơ sở các phương pháp phân loại được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, cân nhắc kỹ lưỡng hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân loại về mức độ gây ra ô nhiễm cho môi trường và khả năng xử lý, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp được phân loại như sau: (1) Công nghiệp giấy. Cả nước có khoảng 90 nhà máy giấy đang hoạt động, trong đó có một số nhà máy giấy lớn như: Bãi Bằng (Vĩnh Phúc), Tân Mai, Cogido (Đồng Nai), Việt Trì (Vĩnh Phú), Bình An (Sông Bé), Hoàng Văn Thụ (Bắc Thái)... Công nghệ sản xuất giấy bao gồm hai dạng chính : sản xuất giấy từ giấy phế thải và gột giấy, sản xuất bột giấy. Sản phẩm của ngành giấy rất đa dạng, như các loại bột giấy sản xuất từ tre nứa, gỗ, giấy phế thải để cung cấp cho các nhà máy giấy trong vùng, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy carton, giấy bao gói … Sản lượng giấy các loại của tỉnh phía Nam gần 90.000 tấn/năm, sản lượng bột giấy đạt đến 92.550 tấn/năm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 18.000 tấn/năm. (2) Công nghiệp dệt nhuộm Đây là dạng công nghiệp đang phát triển nhanh chóng do sự đầu tư của nước ngoài, trong nước, đặc biệt là do sự mở cửa của khối thị trường chung Châu Âu (EEC) về hàng may mặc cho Việt Nam. Loại công nghiệp này đa dạng về mặt chủng loại và thay đổi rất lớn về mặt nguyên liệu, đặc biệt là thuốc nhuộm. Hiện tại có khoảng 32 xí nghiệp dệt do Bộ Công nghiệp quản lý với năng suất 300 triệu m vải/năm. Một xí nghiệp do địa phương quản lý với năng suất 100 triệu m vải/năm. Một cách khái quát có thể phân ra làm 4 trung tâm lớn về công nghiệp dệt - nhuộm. - Khu vực Hà Nội, bao gồm các nhà máy lớn như : Dệt 8/3, dệt kim Đông Xuân, Sợi Hà Nội… - Khu vực Nam Định : Dệt Nam Định, Dệt lụa Nam Định.. - Khu vực miền Trung : Sợi Huế, Dệt Hoà Thọ, Sợi Nha Trang - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh : bao gồm một loạt các xí nghiệp lớn. Công nghiệp dệt được phân chia làm các loại sau : Dệt và nhuộm vải coton, dệt và nhuộm vải sợi tổng hợp (polyester), dệt và nhuộm vải peco, ươm tơ và dệt lụa … Ngành công nghiệp dệt - nhuộm vốn đã là một thế mạnh từ lâu, ngày nay đang phải đương đầu với những khó khăn về thị trường, xuất khẩu sản phẩm để tồn tại và phát triển. Đây cũng là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Trong toàn ngành, khâu nhuộm hoàn tất chưa đồng bộ với khâu dệt. Đây là nhược điểm khiến chất lượng vải chưa cao chưa đủ sức mạnh cạnh tranh với hàng ngoại. Đa số thiết bị thuộc loại cũ kỹ, lạc hậu, số lượng máy thủ công và cơ khí chiếm tỷ lệ lớn tuy gần đây ngành dệt của nước ta cũng đang được trang bị thêm máy móc mới như dệt hiện đại không thoi, do đó lượng chất thải tạo ra rất lớn và gây ảnh hưởng đến môi trường là điều tất yếu. (3) Công nghiệp thực phẩm Đây là ngành công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu ở nước ta với hàng ngàn xí nghiệp công nghiệp và rất nhiều cơ sở sản xuất TTCN nhỏ và là nguồn thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Trong năm 1990 hầu hết các trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, trình độ và chất lượng sản phẩm còn ở mức thấp … Nhưng trong những năm gần đây do sự đầu tư của nước ngoài và các cơ sở trong nước, công nghệ và các thiết bị ihện đại đã làm thay đổi bộ mặt và các loại sản phẩm của ngành công nghiệp này. Các ngành sản xuất chính bao gồm : chế biến hải sản đông lạnh, công nghiệp mía đường, sản xuất rau quả đóng hộp, giết mổ thịt, mì ăn liền và bột ngọt, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bia, rượu và nước ngọt, sữa và các sản phẩm từ sữa … (4) Công nghiệp hoá học Đây là ngành công nghiệp mới được xây dựng từ sau khi hoà bình lập lại và có các mặt hàng sản phẩm khá đa dạng. Các ngành có thể sắp xếp như sau: - Ngành phân bón, thuốc trừ sâu, nông dược : Với các nhà máy lớn của Nhà nước quản lý như : Hoá chất Việt Trì, Hoá chất Đồng Nai, Biên Hoà, Phân đạm Hà Bắc, Super phosphate Lâm Thao, Long Thành, các nhà máy của Công ty phân bón miền Nam, Công ty thuốc sát trung VIPESCO… - Công nghiệp nhựa, chất dẻo : Nguyên liệu sử dụng là các loại hạt nhựa chủ yếu là nhập ngoại. Hiện có khoảng 25 xí nghiệp do Trung ương quản lý và chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh cũng có khoảng hơn 2.000 cơ sở sản xuất nhựa TTCN, hoặc thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Quá trình gia công chính chỉ là chế biến hạt nhựa, qua trộn phụ gia, gia công đùn ép, lên khuôn thành phẩm. - Công nghiệp sơn, mực in : Tổng cộng công suất sơn cỡ 7.000 tấn/năm, 50% tập trung ở công nghiệp địa phương của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh. Vài cơ sở sản xuất lớn như : Nhà máy sơn Hà Nội, sơn Hải Phòng, các nhà máy sơn ở TP. Hồ Chí Minh ... Nhìn chung hầu hết thuộc loại thủ công kết hợp một phần cơ khí hoá. Hiện nay một số nhà máy đang nhập các dây chuyền hiện đại của nước ngoài cũng như việc tiến hành liên doanh với nước ngoài. - Công nghiệp Pin - Ăcqui : Sản phẩm chủ yếu là acqui các loại. Tổng dung lượng acqui cơ 160.000kwh và 65 triệu cái pin/năm. Công nghệ sản xuất nhìn chung còn mang tính cổ điển, thủ công. - Công nghệ sản xuất xà phòng và mỹ phẩm : Đây là ngành công nghiệp đang được phát triển mạnh. Công nghệ chủ yếu là các quá trình pha trộn và phối hương. Nguyên liệu chính hầu như đi từ chất DBSA là hợp chất thơm khó phân huỷ và chính chất này nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường đặc trưng cho ngành này. Các quá trình sấy hiện nay vẫn dùng dầu FO, DO nên vẫn là một nguồn gây ra ô nhiễm không khí đáng kể. Vài cơ sở lớn trong ngành này là : nhà máy xà phòng Hà Nội, bột giặt TICO, VISO, LIXX, NET... Ngành chế biến cao su : Tập trung chủ yếu tạo khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nơi giàu nguyên liệu nên ngành này khá phát triển. Các nông trường cao su chủ yếu là các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa - Vũng Tàu, chiếm gần như toàn bộ nguyên liệu coa su của nước ta. Tại các tỉnh này đã hình thành các nhà máy sơ chế mủ cao su và chế biến cao su thô là đặc trưng cho nền công nghiệp cao su của Việt Nam. (5) Công nghiệp cơ khí luyện kim - Ngành cơ khí : Ngành cơ khí ở các đô thị hình thành từ cuối thế kỷ IXX. Sau năm 1954 công nghiệp cơ khí có những bước phát triển mới nhưng vẫn hạn chế ở khâu lắp ráp và sửa chữa, hoàn toàn phụ thuộc nguyên liệu và phụ tùng nước ngoài. Sau năm 1975, công nghiệp cơ khí được sắp xếp lại nhằm khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành cơ khí đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối tượng phục vụ hiện nay của ngành cơ khí là : + Nông nghiệp + Công nghiệp + Giao thông vận tải thuỷ bộ + Hàng tiêu dùng chất lượng cao. Cho đến nay ngành sản xuất cơ khí chủ yếu ra các loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng. - Ngành luyện kim : Ngành luyện kim ở qui mô công nghiệp chủ yếu là gang thép và thiếc kim loại. Các kim loại màu được sản xuất ở qui mô nhỏ và phân tán. Các khu vực sản xuất chính là : khu gang thép Thái Nguyên, NM cán thép Gia Sàng, các nhà máy của Công ty thép miền Nam (tại TP. HCM và Biên Hoà).. Trong ngành này hiện nay còn khá nhiều các cơ sở TTCN gia công nấu kim loại như nhôm, thiếc đang tồn tại (nhiều nhất ở khu vực TP. HCM) và đang là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường đáng kể. (6) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Bao gồm các nhà máy sản xuất xi măng lớn như xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên 1 và 2… Về công nghệ đi theo hai hướng ướt và khô. Nhìn chung, vấn đề ô nhiễm quan trọng của ngành này là các ô nhiễm dạng bụi, hạt đều đã được các nhà máy quan tâm dưới những mức độ khác nhau. Ngoài ra về nhiên liệu còn sử dụng dầu FO, than lửa dài… (7) Ngành công nghiệp năng lượng và khai thác, tuyển khoáng Hệ thống các ngành năng lượng bao gồm chủ yếu ở lĩnh vực điện lực và động lực. Các nhà máy nhiệt điện lớn là Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Chợ Quán, Cần Thơ … Các nhà máy làm nảy sinh vấn đề môi trường do ô nhiễm không khí của các quá trình đốt nhiên liệu (than, dầu). Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Trị An, Đa Nhim, Thác Bà, Thác Mơ … Ngành khai thác và tuyển khoáng phân bố khá đều trên toàn quốc, song đáng kể hơn là cả khu mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu và một số mỏ kim loại khác. 1.2. Theo các nguồn gây ra ô nhiễm Phụ thuộc vào các nguồn gây ra ô nhiễm chính là nước thải và khí thải, có thể phân chia các ngành công nghiệp ra làm các loại như sau : - Ngành sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước : Bao gồm các ngành sử dụng và thải khá nhiều nước như : chế biến thuỷ hải sản, một số ngành chế biến thực phẩm như đường, cồn, ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su, ngành sản xuất hoá chất. - Ngành sản xuất gây ra ô nhiễm không khí : cơ khí luyện kim, khai khoáng và năng lượng (nhiệt điện), sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở TTCN sản xuất cao su… - Các ngành sản xuất được coi là tương đối sạch như : công nghiệp may mặc, công nghiệp lắp ráp máy móc, lắp ráp thiết bị điện tử và viễn thông… II. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp Ô nhiễm nước thải các ngành công nghiệp ở Việt Nam, có thể nói các ngành công nghiệp chủ yếu bắt đầu được hình thành từ cuói những năm 1950 trong bối cảnh vấn đề bảo vệ môi trường không hề được chú ý, ngoại trừ vấn đề vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Từ năm 1965 trở lại đây, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1990, các ngành công nghiệp ở miền Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ phát triển nhanh chóng với sự quan tâm về chính sách của Nhà nước và đầu tư của nước ngoài. Cùng với khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, sự phát triển các ngành công nghiệp này với các loại chất thải đa dạng, độc hại đã, đang và sẽ là mối đe doạ lớn cho hệ sinh thái và con người, đồng thời nó làm cho vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cần thiết và bức bách. Nền sản xuất TTCN của Việt Nam có những đặc trưng tiêu biểu cho một nền sản xuất nhỏ của các nước đang phát triển; công nghệ sản xuất với qui mô nhỏ, phần nhiều còn mang tính gia đình, đặc điểm công nghệ là tương đối lạc hậu với máy móc cũ kỹ được sử dụng lại của các nước phát triển ở phương Tây, các công đoạn sản xuất sử dụng khá nhiều sức lao động thủ công… Chính vì các đặc điểm kể trên mà các sản phẩm của ngành TTCN không thể đạt chất lượng cao được. Tuy vậy với bối cảnh của một nước đang phát triển lực lượng nhân dân dồi dào và nhất là trong tình trạng đất nước còn khó khăn thì các ngành sản xuất TTCN này là nguồn tạo ra công việc làm khá lớn cho khu vực. Cũng chính vì các đặc điểm công nghệ và sản xuất kể trên mà các ngành sản xuất TTCN cũng góp phần đáng kể vào việc gây ra ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy xí nghiệp công nghiệp, kể cả sản xuất hoá chất, với các loại hoá chất thải thẩm chí rất độc hại đã được xây dựng ở vùng đầu nguồn nươc,s lưu vực sông có các khu dân cư đông đúc (khu công nghiệp Biên Hoà trên lưu vực sông Đồng Nai, khu công nghiệp Thị Vải trên lưu lực sông Thị Vải…), hoặc nằm xen kẽ vào các khu dân cư ở các thành phố lớn (TP. HCM, Biên hoà…). Phần lớn các cơ sở sản xuất trong thời gian dài ở trong tình trạng lạc hậu về thiết bị và công nghệ, qui trình thay thế và bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, do đó có các sự cố, rò rỉ chất ô nhiễm xảy ra thường xuyên. Khái niệm môi trường và phát triển là không thể tách rời nhau. Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đất nước, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang được đặt ra cho các đô thị và khu công nghiệp, đòi hỏi phải sớm được giải quyết thoả đáng, phục vụ cho phát triển bền vững. Chỉ tính tại TP.HCM và khu công nghiệp Biên Hoà - Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, có hơn 600 xí nghiệp thuộc Trung ương và 30.000 cơ sở sản xuất nhỏ. Hầu hết các nhà máy xí nghiệp công nghiệp này đều sản sinh ra chất thải và làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế nói chung và của công nghiệp nói riêng, lượng chất thải xả vào môi trường ngày càng nhiều cả về số lượng và thành phần. Không cần có các thiết bị phân tích hiện đại và các số liệu xét nghiệm mẫu môi trường, bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy sự ô nhiễm nặng nề môi trường của TP. HCM do chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây nên. Kênh Tân Hoá bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải cồn rượu, chế biến cao su TTCN, chế biến thuỷ hải sản. Trên kênh bốc mùi thối nồng nặc, nồng độ COD lên đến 14.000mg/l, pH luôn ở giá trị thấp hơn 6,0. Kênh Tham Lương bị ô nhiễm do cụm công nghiệp của quận Tân Bình… Các nhà máy bột giặt khu vục Thủ Đức cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề đối với các khu dân cư do nồng độ xút và chất hoạt tính bề mặt xả ra môi trường quá lớn, không những nguồn nước mặt bị ô nhiễm mà toàn bộ các giếng nước ngầm mạch nông đều không sử dụng được do pH quá cao, nước sử dụng có bọt. Dây chuyền công nghệ hiện đại của Pháp để sản xuất sữa có chất lượng cao tại nhà máy sữa Dielac đã bị ảnh hưởng nặng nề do lượng bụi chì và hoá chất xả ra từ nhà máy pin - acqui Đồng Nai. Các chất gây ô nhiễm này không chỉ ảnh hưởng đến khu dân cư mà còn tác động trực tiếp đến ngay bản thân các nhà máy, điển hình là nhà máy nhựa Rạng Đông, cứ 6 tháng một lần nhà máy phải thay mái tôn lợp cho các phân xưởng do lượng SO2 xả ra thì khí thải của lò hơi tạo thành acid sulfuric làm ăn mòn tất cả các thiết bị và kết cấu kim loại. 2. Đánh giá mức độ và ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp đến môi trường. 2.1. Ô nhiễm do nước thải của các ngành công nghiệp điển hình. 2.1.1. Theo ngành công nghiệp điển hình (1) Ngành giấy Nước thải của nhá mày giấy có thể chia ra làm hai loại chính: - Nước thải của phân xưởng xeo giấy - Nước thải của phân xưởng nấu bột giấy. Về lưu lượng, nước thải của phân xưởng xeo giấy chiếm đến 90% lưu lượng nước của nhà máy, nhưng nồng độ ô nhiễm không đáng kể, nồng độ COD dao độngtừ 140-160 mg/l, pH 6,7 - 7,4; độ màu 290-340 Pt-Co, nước thải này chủ yếu chứa bột giấy nên nồng độ SS khá cao (210 - 400 mg/l), lượng bột giấy này rất dễ được giữ lại nhờ quá trình lắng. Phần ô nhiễm nặng nề nhất là nước thải xả từ công đoạn nấu bột giấy. Mặc dù chỉ chiếm 10% lưu lượng, nhưng nó có thể làm ô nhiễm nặng nề về nguồn nước thải của nhà máy nước trước khi xả ra môi trường. Các nhà máy có công đoạn sản xuất bột giấy bằng phương pháp kiềm nóng tiêu tốn nhiều nước cho quá trình rửa hơn và nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều so với phương pháp kiềm lạnh. Nước thải nấu bột giấy thường có pH đặc biệt cao (12-13) vì lượng xút sử dụng đến 12kg/tấn bột giấy, COD đạt đến trị số 180.000mg/l, quan trọng nhất là lượng lignin chứa trong loại nước thải này có nồng độ rất cao (đến 22.00mg/l), đây là chất hữu cơ rất khó phân huỷ và gây màu đen đậm. Các thí nghiệm cho thấy với thời gian lưu nước tới 45 ngày ở môi trường nuôi cây có vi sinh vật, lượng lignin hầu như không thay đổi. Sự ô nhiễm môi trường gây ra chủ yếu là do pH quá cao đã làm chết các loại thuỷ sinh trong nước, một vài tài liệu cho biết ảnh hưởng của lignin đến các loại cá đẻ, nhưng không rõ ràng. Mặc dù về phương diện độc hại, nước thải công nghiệp giấy không phải là loại gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người, nhưng với lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm bẩn hữu cơ cao (khó bị phân huỷ sinh học), đặc biệt là độ pH cao, màu đen của nó gây ra do lignin, loại hợp chất hữu cơ khó bị ôxy hoá, đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhất là các loại thực vật và động vật nước. Vì vậy ở hầu hết các nguồn nước mà nước thải nhà máy giấy xả vào, sau khoảng cách thích hợp để nước nguồn có thể pha loãng nước thải thì hầu như không còn chất gây ra ô nhiễm nữa. Tuy vậy, với tính chát và khả năng gây ra ô nhiễm, hiện nay nước thải công nghiệp sản xuất giấy là một trong hai mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Về mọi phương diện, sự ô nhiễm của ngành công nghiệp này được xếp vào hàng đầu trong các loại công nghiệp. Đặc biệt là nước thải của phân xưởng nấu. Bảng 1 : Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm nước công nghiệp giấy. Thông số ô nhiễm Sản xuất giấy từ phế thải Sản xuất bột giấy Sản xuất bông, băng PP kiểm nóng PP kiểm lạnh pH 9,5-11,5 12,0-13,0 8,5-10,5 8,5 COD (mg/l) 18.000-25.000 14.000-17.000 13.300-16.000 >4.500 BOD (mg/l) 4.000-5.000 4.200-4.800 3.800-4.300 1.000-2.000 SS (mg/l) 280-360 210-330 190-270 300-400 Norg (mg/l) <10 <10 <10 <10 P04 (mg/l) <5 <5 <5 <5 Độ màu (Pt-Co) 16.000-19.000 15.000-18.000 15.000-17.000 >10.000 Lưu lượng (m3/tấn SP) 50-100 50-80 50-80 200-250 Nguồn : Tài liệu quản lý kỹ thuật môi trường- Cục môi trường. (2) Ngành dệt nhuộm. Sự ô nhiễm về chất thải do công nghiệp dệt nhuộm có vẻ ít hơn, nhưng thực chất chúng gây nguy hiểm hơn về mặt sinh học vì các chất thải ngành công nghiệp dệt nhuộm chứa nhiều hoá chất độc hại nằm dưới dạng ion, thậm chí cả một số kim loại nặng. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, loại hoá chất đặc trưng, và như trên đã trình bày nhiều loại hoá chất này hoà tan dưới dạng ion và chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời gian trước mắt, mà còn về lâu dài sau này đến môi trường sống. Một đặc điểm nữa là thành phần nước thải hầu như không ổn định chính xác thành phần và tính chất nước thải không dễ dàng. Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuấ._.p này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp thải chất thải gây ô nhiễm, bởi phí cố định là nhằm tạo nguồn thu đã được Nhà nước dự tính trước còn phí biến đổi nhằm tạo tác động khuyến khích để giảm thải gây ô nhiễm. Phí cố định được xác định hàng năm của Nhà nước đối với các công ty có trong danh sách phải nôpọ phí. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải nôpọ phí khi không có trong danh sách phải nộp phí. Phí biến đổi sẽ giảm dần theo các năm khi khối lượng thải của doanh nghiệp giảm đi. Do đó, phí biến đổi có tác dụng bổ sung nguồn thu phí (các xuất phí khác nhau, đánh luỹ tiến theo các quy định về khối lượng thải chuẩn) và phụ thuộc vào một số tham số khác vèe các điều kiện môi trường. 6. Tính phí trong trường hợp tổng quát. Từ cách tính phí dựa vào nguyên liệu đầu vào, cách tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra, các tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm, phí cố định - phí biến đổi, chúng ta có thẻ có một công thức tổng quát tính phí như sau: T = M (a1 x1 + a2x22+ .. anxn) yz + H Trong đó: T: Phí lượng thải trên một đơn vị thời gian M: Tổng lượng thải trên một đơn vị thời gian a1: Mức phí cho một đơn vị gây ô nhiễm x1: Nồng độ của các chất gây ô nhiễm trong dòng thải y: Hệ số thể hiện khả năng kiểm soát ô nhiễm H: Hằng số 4- Tính phí một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở Việt Nam 4.1. Phân tích các hệ số trong công thức tổng quát. 4.1.1. Hệ số đặc trưng của nền kinh tế. Kinh nghiệm của các nước cho thấy phí ô nhiễm có quan hệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, trình độ khoa học công nghệ của nước đó trong mỗi thời kỳ. Những vấn đề đặt ra đối với phí ô nhiễm môi trường là phải tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cần được khuyến khích và phát triển trong hiện tại và trong tương lai, điều này thể hiện qua hệ số đặc trưng của nền kinh tế - z (trong công thức phí tổng quát). Dưới góc độ phí ô nhiễm môi trường cần xác định. a. Các ngành kinh tế được Nhà nước ưu tiên, khuyến khíc phát triển. Ví dụ: Các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, ngành công nghiệp hay kinh tế ít gây ô nhiễm…. Không kể chúng thuộc sở hữu Nhà nước, tư nhân hay xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các ngành kinh tế và khu vực này nên quy định z trong khoảng 0<z<1 tuỳ theo mức độ ưu tiên của Nhà nước, ngành nào được ưu tiên nhất sẽ có hệ số z nhỏ nhất. b. Các ngành kinh tế mang tính chất nhân tạo. Ví dụ: Các cơ sở y tế, bệnh viên, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ người tàn tật… Đối với trường hợp đặc biệt này, dù khu vực do có công nghệ cao, mới hay cũ thì cũng nên áp dụng một hệ số z bằng nhau đối với tất cả các doanh nghiệp hoặc cơ quan thuộc diện phải nộp phí ô nhiễm và z nằm trong khoảng 0<z<1. Trong trường hợp các ngành kinh tế nhân đạo mà trung với các khu vực kinh tế được Nhà nước ưu tiên thì hệ số nhỏ hơn sẽ được áp dụng. c. Các ngành kinh tế không thuộc loại a và b đã nêu trên sẽ có z=1. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể không xét đến hệ số đặc trưng của nền kinh tế. Tức là không có sự ưu tiên trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường… Mọi ngành công nghiệp đều bình đẳng như nhau trong vấn đề nộp phí ô nhiễm môi trường. Theo đúng nguyên tắc PPP" người gây ô nhiễm phải trả". Có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được sự trả giá về môi trường như một số nước đã mắc phải. Bảng 25 : Hệ số đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam STT Ngành kinh tế Hệ số Z 1 Hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu 0,9 2 Giấy, sản phẩm bằng giấy 1 3 Thuốc lá 1 4 Dệt sợi 1 5 Bia, nước giải khát 1 6 Xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng 1 7 Chế biến thực phẩm thủy sản 0,7-1 8 Hoá mỹ phẩm 1 9 Luyện kim 1 10 Sản xuất hàng tiêu dùng 1 11 Bệnh viện xí nghiệp dược 0,7-0,9 12 Sản xuất nguyên liệu da, vải giả da 1 13 Gốm, sánh sứ, thuỷ tinh 1 14 Khai thác hầm mỏ 1 15 Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ 1 Nguồn : Kinh tế môi trường – NXB Xây dựng, 2002 4.1.2. Hệ số chịu tải của môi trường. Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của mỗi một vùng phụ thuộc vào thực trạng môi trường, tình hình phát triển - kinh tế xã hội của mỗi vùng và nó cũng phản ánh mức độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả năng chịu tải của vùng núi, nông thôn, những vùng không có khu công nghiệp khác với các đô thị, các thành phố lớn và khu công nghiệp. Vì vậy việc đưa yếu tố này voà công thức tính phí là cần thiết. Vậy ở Việt Nam xác định thế nào khả năng chịu tải của môi trường. Từ kinh nghiệm của các nước áp dụng hệ số chịu tải môi trường, chúng ta có thể rút ra một số cơ sở để xác định hệ só này có thể ứng dụng ở Việt Nam. Hệ số chịu tải môi trường y sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ chịu tải của môi trường vùng đó. Có thể xảy ra các trường hợp sau: * 0 <y <1: Là vùng có mức chịu tải môi trường tốt, hay ở đó mức độ ô nhiễm môi trường theo đánh giá là nằm dưới tiêu chuẩn môi trường và khả năng hấp thụ, khuyếch tán chất thải cao hơn. Giá trị y sẽ biến thiên nằm khoảng từ 0 đến 1 phụ thuộc vào khả năng chịu tải của mỗi vùng. Giá trị y xấp xỉ bằng 0 biểu thị khả năng chịu tải môi trường của vùng là lớn nhất, vùng đó có khả năng hoà tan, làm loãng nồng độ chát thải và chịu đựng được lượng chất thải nhiều nhất. * y>1: Là vùng có khả năng chịu tải môi trường kém hơn so với vùng có y<1. Chẳng hạn ở đây có độ tập trung lớn các nhà máy công nghiệp dẫn đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng khi có cùng một khối lượng chất thải ra như với vùng ở trường hợp trên. Giá trị y càng lớn khi khả năng chịu tải của môi trường vùng đó càng kém. Một câu hỏi đặt ra là ymax là bao nhiêu? Việc xác định hệ số này không dễ dàng. Theo kinh nghiệm của một số nước thì ymax do yếu tố tâm lý của người gây ô nhiễm khi phải trả phí mà nên quy địn 1<y<2. * Trường hợp y =1 là một trường hợp đặc biệt rất khó xác định trên thực tế vì thiếu cơ sở để quy định một vùng có hệ số chịu tải bằng 1. ứng với mỗi vùng có một hệ số chịu tải môi trường khác nhau. Dó đó cần phải chia đất nước thành các vùng môi trường, có thể theo đơn vị hành chính hiện hành. Cách chia vùng này đơn giản và đỡ tốn kém. Cơ sở để xác định các hệ số đó có thể là: a. Xác định hệ số căn cứ vào mật độ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan có nguồn thải gây ô nhiễm tiềm tàng trên 1km2 và mật độ dân số tại khu vực hay đơn vị hành chính đó. Cụ thể như sau: - Xác định tỷ lệ trung bình của tổng doanh nghiệp/tổng dấnố của cả nước tại thời điểm cố định. - Vùng nông thôn - Miền núi - Ven biển Tại các thành phố lớn, có dân số đông khả năng chịu tải môi trường thấp, nên có thể y>1. Tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu kinh tế trọng điểm, các thành phố có ít dân nhưng là thành phố công nghiệp nên khả năng chịu tải của môi trường cũng thấp, do đó y có thể lớn hơn 1. Đối với các vùng nông thôn, miền núi, cao nguyên, vùng ven biển, khả năng chịu tải của môi trường lớn hơn do đó y<1. Để có thể xác định được tiếp theo xem y bằng bao nhiều thì tại các thành phố và khu công nghiệp sẽ dựa vaò số các xí nghiệp đang hoạt động tại vùng đó và tại các vùng nông thôn, miền núi, cao nguyên, ven biển thì dựa vào dân số. Theo phương pháp này sẽ không có một vùng nào có y = 1 mà y = 1 chỉ là quy ước mà thôi. Thực chất phương pháp này cũng dựa vào phương pháp tính dân số và số doanh nghiệp hoạt động nhưng ở mức đơn giản hơn. Lý do của việc xác định y của các thành phố lớn dựa vào dân số là xét đến mức độ thiệt hại và mức độ ô nhiễm hay chi phí xã hội do ô nhiễm ở các thành phố tập trung dân cư là rất lớn. Đối tượng gánh chịu ô nhiễm là phần lớn dân số sống trong vùng này, do vậy càng nhiều doanh nghiệp hoạt động thải chất thải gây ô nhiễm thì mức độ ô nhiễm càng cao và tác hại chúng gây ra cho môi trường và con người càng lớn. Đối với các vùng nông thôn cần xem xét và nên chia thành các trường hợp theo mật độ dân số và mật độ doanh nghiệp hoạt động trong vùng. Đối với miền núi và những nơi có mật độ dân số thấp và không tập trung nên ô nhiễm mà các doanh nghiệp gây ra đã được phân tán hoặc làm loãng và không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến đất đai, cũng như sức khoẻ của dân chúng, do đó y<1. Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung do mật độ doanh nghiệp lớn do đó việc xác định y dựa trên số các doanh nghiệp là thích hợp. Bảng 26 :Vùng hệ số khả năng chịu tải môi trường. STT Vùng kinh tế Hệ số y 1 Thành phố có dân số lớn hơn 1 triệu dân 1.1 2 Thành phố có dân số lớn hơn 2 triệu dân 1.2 3 Các thành phố công nghiệp 1.3 4 Các khu công nghiệp, khu chế xuất 1.3 5 Vùng nông thôn 0.8 6 Miền núi 0.5 7 Ven biển 0.8 Nguồn : Kinh tế môi trường - NXB Xây dựng,2002 - Xác định số bình quân doanh nghiệp của các vùng theo đơn vị hành chính hiện hành (nhưng có thể chỉ lấy ở cấp thành phố, thị xã hoặc thị trấn) trên dân số tại các vùng đó và so sánh với tỉ lệ bình quân của cả nước. Sẽ có các khả năng sau: - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số bằng đúng tỉ lệ trung bình của cả nước thì vùng đó có hệ số chịu tải y =1. - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số<tỷ lệ trung bình của cả nước, lúc đó hệ số sẽ biến thiên trong khoảng 0<y<1, hệ số sẽ được quy định cụ thể tuỳ theo độ chênh lệch nhóm. - Các vùng có bình quân doanh nghiệp/dân số <tỷ lệ trung bình của cả nước, sẽ có hệ số biến thiên trong khoảng 1<y<2 tuỳ theo mức độ chênh lệch so với vùng có hệ số chuẩn. Mật độ các doanh nghiệp/mật độ dân số là đại lượng để xác định hệ sóo chịu tải môi trường. Mật độ dân số và cơ quan thải chất gây ô nhiễm càng cao thì khả năng chịu tải môi trường. Chính sách, chiến lược, luật phát, quy định là chuẩn đánh giá, cơ sở dữ liệu, kế toán môi trường là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình tài nguyên môi trường. Giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở của bản thân việc đánh giá và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Vị trí đánh giá tác động của môi trường trong quản lý môi trường được minh hoạ trên hình XVIII1. Mối quan hệ giữa đánh giá tác động môi trường và các công cụ khác về quản lý môi trường được mô tả trên hình XVIII2. II - Các công cụ kinh tế quản lý chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Với đặc tính ưu việt của mình, công cụ kinh tế hiện được xem là công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Công cụ kinh tế được hiểu là các biện pháp khuyến khíc kinh tế, xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá. Hiểu theo nghĩa hẹp; các công cụ kinh tế chính là những khuyến khích về mặt tài chính nhằm làm cho những chủ thể gây ô nhiẽem tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường. Do công cụ cụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự tính các chi phí và lợi ích mà các hoạt động kinh tế có thể mang lại, nên thường được áp dụng để tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của các bên gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi các quyết định được thực hiện. Công cụ kinh tế cho phép các chủ thể cân nhắc kỹ giữa "cái lợi" và "cái hại" trong phương án hành động, tạo điều kiện để họ lựa chọn phương án có lợi hơn cho môi trường. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được áp dụng như là một công cụ kinh tế trong chính sách quản lý chất lượng môi trường. Nội dung chính của nguyên tắc này là người gây ô nhiễm phải gánh chịu những chi phí cho việc thực hiêngân hàng các biện pháp làm giảm ô nhiễm. Các biện pháp này thường do chính quyền các cấp đưa ra nhằm bảo đảm cho môi trường được duy trì ở trạng thái có thể chấp nhận được. Cho đến nay, dã có nhiều loại công cụ kinh tế được sử dụng. Theo báo cáo điều tra của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) năm 1994, trong số 14 nước được điều tra, đã có đến 150 loại công cụ kinh tế được đề xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, các công cụ kinh tế phổ biến nhất hiện nay vẫn là thuế và phí; các hình thức trợ cấp; chế độ nộp hoàn trả tiền kí quỹ, các biện pháp cưỡng chế tài chính trước mọi hành vi vi phạm các quy định về môi trường. Phí môi trường có thể được coi là "giá" mà các chủ thể sản xuất kinh doanh phải trả để được quyền thực hiện các hoạt động kinh tế có khả năng gây ô nhiễm hoặc sử dụng các tài nguyên môi trường. Đây chính là những chi phí để bù đắp lại những tổn hại mà họ đã gây ra cho môi trường xung quanh. Các loại phí được áp dụng thường có hai chức năng là khuyến khích và phân phối lại. Các khoản thu phsi từ môi trường không được sử dụng để chi trả cho các hoạt động như thu gom phế thải, nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư vào chương trình chống ô nhiễm. Các khoản trợ cấp là hình thức hỗ trợ về tài chính được thực hiện nhằm khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm thay đổi hành vi kinh tế của mình, hoặc để trợ giúp cho các đối tượng đang gặp khó khăn, giúp họ tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Các loại hình trợ cấp phổ biến là trợ cấp không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hay trợ cấp qua thuế. Chế độ nộp -trả lại tiền quỹ, trên thực tế là việc cộng thêm vào giá bán sản phẩm một khoản phụ thu (với tư cách là một khoản ký quý) được áp dụng đối với các mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm. Nếu số sản phẩm hàng hoá đó được sử dụng mà không gây ô nhiễm, người ta có thể đem sản phẩm (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả cho đơn vị thu gom phế thải và được nhận lại số tiền phụ thu đã ký quỹ trước đây. Sơ đồ 4 : Quá trình thực hiện dự án và đánh giá tác động môi trường Thiết kế kỹ thuật Nghiên cứu khả thi Thực thi biện pháp xử lý Nghiên cứu tiền khả thi Khái niệm dự án Quan trắc đánh giá dự án Thi công Đánh giá tác động môi trường đầy đủ Đánh giá tác động môi trường sơ bộ Thiết kế biện pháp xử lý Quan trắc môi trường rút kinh nghiệm Ngoài ra, việc cưỡng chế bằng tài chính để tuân thủ các quy định về giảm thiểu ô nhiễm cũng là một trong những biện pháp thường được thực hiện nhằm bảo vệ chất lượng môi trường. Rõ ràng, các công cụ kinh tế tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy chủ đề gây ô nhiễm lồng ghép các mục tiêu môi trường vào kế hoạch hoạt động của họ và bằng cách đó làm giảm bớt được nhiều hơn lượng phát thải ô nhiễm hay áp dụng công nghệ sạch hơn cho môi trường. Tuy vậy, thực tế cho thấy không chỉ đơn phương sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng môi trường và giám sát ô nhiễm, mà cần có sự phối hợp với các loại hình công cụ khác như pháp lý (các biện pháp chế định), đàm phán, thuyết phục. ở Việt Nam, hệ thống quản lý môi trường hiện chủ yếu dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính. Gần đây, các cấp chính quyền và cơ quan, tổ chức có liên quan đến môi trường mới bắt đầu chú ý nghiêm túc hơn đến các công cụ kinh tế, một biện pháp được coi là hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Việc áp dụng các công cụ kinh tế vào các hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. III- Gắn kết vấn đề môi trường vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước trong những năm qua đã kéo theo sự thay đổi cơ bản công tác kế hoạch hoá. Tuy vậy, công tác kế hoạch hoá trong thời kỳ mới không những không bị lu mờ mà trái lại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô điều hành nên kinh tế phát triển đúng hướng ổn định và bền vững. Song, công tác kế hoạch hoá hiện đang phải đối mặt với một trong những chính sách to lớn - đó là làm sao để cùng một lúc tối ưu hoá các mục tiêu, vừa đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, lại vừa đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững? Việc đưa các vấn đề môi trường phải có chương trình hành động về môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Công tác kế hoạch hoá ngoài việc hướng vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo ngành, vùng và lãnh thổ; nghiên cứu xây dựng các dự án, các chương trình kinh tế, kế hoạch phát triển dài hạn còn cần có sự kết hợp giữa khai thác các tiềm năng với bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái để phát triển lâu bền cho thế hệ mai sau. Như vậy, không chỉ xét đến yếu tố môi trường khi phê duyệt dự án, chương trình, quy hoạch phát triển hoặc khi đã thực hiện, mà phải lồng ghép vấn đề môi trường ngay từ khi lập kế hoạch, xây dựng các dự án, chương trình và các quy hoạch phát triển này. Các nghiên cứu cho thấy, để gắn kết các vấn đề môi trường vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch Nhà nước, công tác kế hoạch cần bao quát các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về môi trường. 2. Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp trong đó có các quy định về mặt pháp lý cho công tác kế hoạch hoá về môi trường và bảo vệ môi trường. 3. Hình thành quy hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ môi trường. 4. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kế hoạch, cơ quan quản lý môi trường với các tổ chức bảo vệ môi trường khu vực và quốc tế. 5. Ngoài việc xác định môi trường là đối tượng của kế hoạch hoá, cần đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác nghiên cứu kinh tế môi trường và kế hoạch hoá môi trường. IV . gắn đầu tư và bảo vệ môi trường. Mẫu thuẫn giữa môi trường và phát triển không thể giải quyết theo một môi trường phải "chạy theo phát triển và xử lý các hậu quả của phát triển một cách bị động, tốn kém, hoặc không thể được, khi ảnh hưởng tác động môi trường đã trở thành không thể đảo ngược". Thực tế phát triển trong thời đại hiện nay đãchứng tỏ rằng mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả bằng xem xét một cách "nhất thể" vấn đề môi trường trong quyết định và hành động về phát triển, nói một cách khác là thực hiện nguyên tắc "phát triển bền vững". Sự nhất thể hoá này phải được thực hiện trong tất cả các khâu xây dựng khái niệm về dự án phát triển, quy hoạch kế hoạch hoá, thực hiện dự án, khai thác, vận hành công trình, thiết bị sản phẩm của dự án, quan trắc, theo dõi hiệu quả dự án. Việc nhất thế hoá được thực hiện bằng nhiều biện pháp [15]: - Biện pháp pháp chế đòi hỏi thực thi luật bảo vệ môi trường, các luật và quy định liên quan, trong đó có quy định về đánh giá tác động môi trường. - Biện pháp kế hoạch hoá - Biện pháp kinh tế, thông qua các chính sách về thuế, lệ phí, các chính sách khuyến khích các hoạt động, các công nghệ có lợi cho môi trường và phát triển bền vững. Đầu tư là một sự gắn bó các phương tiện tài chính vào đối tượng sử dụng một cách lâu dài, có định hướng theo mục tiêu. Việc đầu tư được tiến hành bằng: vốn là hiện vật, vốn là tài chính, vốn là tài sản cố định và cả vốn là tài sản lưu động (phần tối thiểu về dự trữ và sản phẩm, số lượng cơ bản cho yêu cầu về thanh toán). Một cách khái quát có thể hệ thống hoá hoạt động đầu tư theo các hướng sau: - Đầu tư để mở rộng - Đầu tư để thay thế - Đầu tư để hợp lý hoá - Đầu tư để thay đổi - Đầu tư để đảm bảo môi trường. V. Định giá thuế ô nhiễm 1. Khái nhiệm thuế ô nhiễm Giả sử xét một hệ kinh tế gồm 2 khu vực sản xuất là nông nghiệp (N2), công nghiệp (CN) và khu vực dịch vụ (công ty) môi trường (MT). Gọi: X1 là tổng sản phẩm NN2 X2 là tổng sản phẩm CN X*3 là tổng sản phẩm (tức là tổng đơn vị) ô nhiễm do N2 và CN sinh ra. X3 là tổng đơn vị ô nhiễm được khử. Như vậy công ty môi trường phải khử một lượng ô nhiễm là X3. Trong khi đó tổng cộng ô nhiễm là X*3. Còn lại X*3- X3 là lượng ô nhiễm cho phép tồn đọng (ngưỡng) hoặc là do Nhà nước bao cấp xử lý. Với X3 đơn vị ô nhiễm cần khử thì công ty môi trường cần trả cho N2 một lượng trị giá X13 đơn vị nông nghiệp; cho CN, một lượng trị giá X23 đơn vị công nghiệp. Ngược lại trong tổng số ô nhiễm được khử, phần ô nhiễm của nông nghiệp được khử là X31, của công nghiệp được khử là X32. Chi phí cho các phần đó, nông nghiệp và công nghiệp phải trả lại cho công ty môi trường, hoặc là trả cho Nhà nước để Nhà nước trả lại cho công ty môi trường. Ngoài ra lượng ô nhiễm được phép tồn đọng, Nhà nước sẽ xử lý sau. Các thành phần kinh tế nông nghiệp và công nghiệp cũng phải đóng góp một lượng nhất định. Tất cả những sự đóng góp bắt buộc đó đối với các thành phần sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp v.v.. để xử lý ô nhiễm được gọi là thuế ô nhiễm. Vậy thì dựa trên cơ sở nào để đánh thuế? 2. Tính thuế theo ô nhiễm được khử. Xét n khu vực sản xuất, và 1 công ty môi trường. Khu vực i có tổng sản phẩm là Xi; i = , sinh ra một lượng ô nhiễm loại g ký hiệu là . Gọi là số lượng ô nhiễm loại g do ngành i sinh ra được khử. Khi đó: (1) là tỷ lệ ô nhiễm được khử trong tổng số ô nhiễm loại g do i sinh ra. (2) là tỷ lệ ô nhiễm được sinh ra trong tổng số sản phẩm của ngành i. Gọi thế giới là giá thuế trên một đơn vị ô nhiễm loại g được khử Pi là giá 1 đơn vị sản phẩm của ngành i Pn+1,g là giá thành một đơn vị ô nhiễm loại g được khử vn+1,g là lượng sản phẩm khi khử được 1 đơn vị ô nhiễm g. Khi đó khu vực sản xuất i phải trả 1 lượng thuế cho công ty môi trường là: Xn+1,g,i . tg (3) Tổng cộng đối với ô nhiễm loại g các khu vực sản xuất phải trả 1 lượng thuế ô nhiễm cho công ty môi trường là: (4) Ngược lại, công ty môi trường phải trả cho ngành i một lượng vật chất để hoạt động công việc xử lý khi ô nhiễm loại g là: (5) Tổng cộng đối với loại ô nhiễm loại g, công ty môi trường phải trả cho các khu vực sản xuất là: (6) Từ (4) và (6) suy ra: muốn để công ty môi trường có lãi thì phải thoả mãn bất đẳng thức: (7) Từ đó ta có: (8) Trong đó Xn+1, g là tổng ô nhiễm loại g do tất cả các ngành sản xuất i sinh ra đã được khử. Mặt khác, lương sản phẩm của công ty môi trường được tính đối với ô nhiễm loại g là: Chuyển vế ta có (9) Trong đó ai,n+1,g là tỷ lệ vật chất của ngành i cần thiết cho việc khử 1 đơn vị ô nhiễm g. Từ (9) ta có: (10) Từ (8) và (10) ta có bất đẳng thức tg > pn+1,g - vn+1,g (11) Khi đó tổng thuế các ngành sản xuất sản xuất phải trả cho công ty môi trường với tất cả ô nhiễm sẽ là: TC:= (12) Ngoài ra còn một lượng tồn đọng ô nhiễm loại g đối với mỗi ngành sản xuất i là: X*n+1,g,i-Xn+1,g,i (13) Lượng này Nhà nước phải khử. Nhà nước muốn có lãi thì cũng phải đánh thuế tương tự như của công ty môi trường, có nghĩa là vẫn phải đánh thuế theo mức tg cho mỗi đơn vị ô nhiễm được khử. Tức là Nhà nước phải thu đối với ngành i là: (X*n+1,g,i-Xn+1,g,i) tg (13) Khi đó Nhà nước thu thuế đối với ô nhiễm g từ tất cả các ngành sản xuất là: (15) Vậy Nhà nước thu thuế đối với tất cả các ngành sản xuất với tất cả mọi loại ô nhiễm sẽ là: (16) 3. Tính thuế theo ô nhiễm tổng số Giả sử phần tồn đọng ô nhiễm loại g là (X*n+1,g,i - Xn+1,g,i) không phải đánh thuế. Khi đó ngành sản xuất i chỉ phải đánh thuế đối với ô nhiễm loại g là: Xn+1,g,i ´ tg . Khi đó chi đều cho tổng lượng ô nhiễm loại g là X*n+1,g,i ta sẽ được Vậy t*gi = rgi.tg. (17) được gọi là thuế trên một đơn vị ô nhiễm loại g trong tổng số do ngành sản xuất i sinh ra. Nếu rgi = rg đối với mọi i thì khi đó t*gi = rg.tg đối với mọi i (18) Khi đó thuế tổng cộng tính theo ô nhiễm tổng số sẽ là: (19) hoặc nếu t*gi như nhau đối với mọi ngành thì (20) 4. Tính thuế ô nhiễm theo doanh thu. Giả sử tổng sản phẩm của ngành i là Xi, i = và ngành này sinh ra loại ô nhiễm g là X*n+1,g,i, trong đó Xn+1,g,i là lượng ô nhiễm g được khử. Khi đó tổng lượng các ô nhiễm được khử của ngành i là với tổng thuế khử ô nhiễm mà ngành i phải nộp được ký hiệu là Ti: (1) Khi đó thuế trên mọt đơn vị doanh thu ngành i sẽ là: (2) trong đó: Từ (2) ta có thể viết lại: (3) trong đó rgi là tỷ lệ ô nhiễm được khử trong tổng số ô nhiễm loại g do i sinh ra. Cgi là tỷ lệ ô nhiễm g được sinh ra trên một đơn vị sản phẩm ngành i. I. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý 1 số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp I. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý 1 số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp 1. Hệ thống số liệu tính toán 1.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty bia nghệ an (nguồn trung tâm công nghệ môi trường đại học bách khoa Hà Nội ) Q = 700m3/ ngày đêm (10 triệu lít bia/ năm) vốn đầu tư 1.000.000.000đ Nước thải vào Thông số PH = 8 COD = 600mg/l Nước thải ra PH = 7 COD = 60 mg/l 1.2. Hệ thống nước thải công ty bia Hoà Bình Q = 120m3/ ngày đêm, vốn đầu tư 485.000.000đ (nguồn liên hiệp KHSXCNHH - trung tâm KHTNCNQG). Thông số nước thải vào PH = 5,17 COD = 847mg/l Nước thải raPH = 7 COD = 50mg/l 2. Tính toán chi phí đơn vị 2.1.Chi phí vận hành Điện 15,4 KW x 16hx 1000kw/h = 246.400đ Hoá chất Pacn95 = 4g/m3 x 120m3/ ngđ x 6đ/g = 2.400đ DW97 = 2g/m3 x120m3/ngđ x 50đ/ g = 12.000đ Cl2 = 5g/m3 x120m3 / ngđ x 6đ/g = 3.600đ Nhân công 2 người x 900.000đ/ 30 ngày = 60.000đ Chi phí quản lý = 20.000đ Tổng chi phí vận hành = 290.400đ/ ngđ 2.2. Chi phí khấu hao thiết bị (theo MACRS thời hạn 5 năm). Năm thứ nhất khấu hao = 20%x 485.000.000đ = 97.000.000đ Chi phí vận hành 1năm = 290.400đ x 300ngđ = 87.000.000đ 2.3.Tổng chi phí bằng 184.000.000đ. Lượng nước thải xử lý 1năm = 120m3 x 300ngđ = 36.000m3 2.4.Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải = 184.000.000đ/ 36.000m3 = 5111đ/m3 Chi phí xử lý cho 1kg COD = 184.000.000đ/ 0,847 x36.000m3 = 6034đ/ kgCOD. 3. áp dụng để tính mức phí xử lý nước thải cho bia Nghệ An Công thức: T = M x A x X Trong đó: M là tổng lượng nước thải = 700m3/ngđ A là chi phí đơn vị (ví dụ với COD = 6000đ/kgCOD) X nồng độ thực tế của nước thải bia Nghệ An COD = 6mg/ l Vậy T = 700m3 x0,6kg/m3 x 6000đ = 2.520.000 đ/ngđ Vậy mức phí 1 năm (300 ngày = 2.520.000 x 30 = 756.000.000đ) kết luận Trong thời đại hiện nay ônhiễm môi trường sống đang là vấn đề thời sự cấp bách toàn cầu. Vviệc hoàn thiện các quy định luật phápvề quản lý bảo vệ môi trường là rất cần thiết, và cùng với nó là việc chuẩn bị sẵn các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của toàn nhân loại nhằm phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Việctìm kiếm các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm xử lý các chất thải công nghiệp đặt ra trong luận văn này nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng một môi trường xanh , sạch , đẹp ỏ nước ta góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Tài liệu tham khảo 1. Quản trị kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam - GS.TS. Nguyễn Đình Phan. NXB. Chính trị Quốc gia năm 1996. 2. Giáo trình các môn học ngành Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 3. Dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, tập thể tác giả Viện chiến lược phát triển năm 1994. 4. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đào Duy Huân. NXB Giáo dục, 1996 5. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản - NXB Trẻ 6. Phân tích thiết kế quản lý doanh nghiệp - Đại học Bách khoa Hà Nội - PGS.TS. Đỗ Văn Phúc 7. Tài liệu lớp quản lý kỹ thuật môi trường - Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - 1996. 8. Công nghệ môi trường - Cục Môi trường - NXB. Nông nghiệp, 1998 9. Kinh tế môi trường - NXB Tài chính, 1998 10. Mô hình toán trong hạch toán kinh tế môi trường - Chu Đức - NXB Giáo dục, 2001. 11. Tài liệu học tập lớp Bồi dưỡng quản lý kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2002. 12. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường - PGS.TS. Nguyễn Văn Việt - Viện Nghiên cứu rượu bia - N6K - Hà Nội, 2002 13. Kinh tế môi trường - PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển - NXB Xây dựng, 2002. 14. Một số kinh nghiệm vụ thể về quản lý môi trường ở Việt Nam - Cục Môi trường - Nhiều tác giả - Hà Nội 11/1996. 15. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. Trần văn Nhân, NXB KHKT-1999 16. Công nghệ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. NXB KHKT-1996 17. Giáo trình nguyên lý cơ bản của công nghệ sạch.Nguyễn ngọc Lân 1995 18. Tài liệu kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý nước thải bia ,Nguyễn xuân Vũ Kiều văn Hải-2000. 19. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, TS Trịnh xuân Lai NXB Xây dựng - 2000. 20. Tuyển tập toàn văn báo cáo khoa học Hoá học và công nghệ hoá học với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường - nhiều tác giả - Hà Nội, 1998 21. Tài liệu Hội thảo bảo toàn môi trường Việt Nam - Onishi Akifusa, Hà Nội 2000. 22. Tạp chí Nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. 23. Thời báo Kinh tế Việt Nam - Các số tháng 8, 9, 10, 11 năm 2002 bộ giáo dục và đào tạo trường đại học bách khoa hà nội luận văn thạc sỹ ngành : quản trị kinh doanh Đề tài : Tác động môi trường các ngành sản xuất công nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Đàm Xuân Hiệp Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Người thực hiện : Nguyễn Xuân Vũ Viện hoá học các hợp chất tự nhiên Hà nội, năm 2002 mục lục danh mục trang Chương I: lý luận chung về môi trương ,ô nhiễm môi trường và các giải pháp quản lý môi trường Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường Cơ sở thực tiễn môi trường việt nam. Quá trình xây dựng luật bảo vệ môi trường. Các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường với kế hoạch hoá. Những khó khăn trong công tác quản lý BVMT và kiến nghị. Chính sách bảo vệ môi trường . Mục tiêu chiến lược BVMT và phát triển bền vững giai đoạn 1995- 2010 chương II : Hiện trạng sản xuất công nghiệp và quản lý ô nhiễm môi trường ở việt nam. Hiện trạng sản xuất công nghiệp ở nước ta. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải môi trường ở việt nam Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải và định hướng phát triển công nghệ môi trường. Tác động môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam. chương III : xây dựng phương pháp kinh tế quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam. Phương pháp tính phí ô nhiễm môi trường. Các công cụ kinh tế tronh quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Gắn vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kết hợp đầu tư với bảo vệ môi trường. Phương pháp tính toán định giá thuế ô nhiễm môi trường Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý một số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp. kết luận Tài liệu tham khảo. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28636.doc
Tài liệu liên quan