Tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) ở huyện thuộc TP. Cần Giờ hiện nay: ... Ebook Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) ở huyện thuộc TP. Cần Giờ hiện nay
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) ở huyện thuộc TP. Cần Giờ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Lam Thuần
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CỦA
HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN
THUỘC TP. CẦN THƠ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Lam Thuần
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CỦA
HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN
THUỘC TP. CẦN THƠ HIỆN NAY
Chuyeân ngaønh : Quaûn lyù giaùo duïc
Maõ soá : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu chung của GD – ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Để đáp ứng yêu cầu biến đổi to lớn không ngừng xảy
ra trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá và XH. Hơn bao giờ hết,
trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, với vai trò là người đào tạo con người mới,
đào tạo nhân lực cho đất nước, lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển Văn
hoá – Giáo dục thì vai trò của người GV càng thêm quan trọng.
Bậc THPT, là bậc học cuối của GD phổ thông. Với chức năng giảng dạy và
GD HS, GV được xem là nhân tố quyết định chất lượng GD. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện triển khai giảng
dạy theo chương trình dạy học mới, đòi hỏi GV phải có đủ trình độ NVSP đáp ứng
yêu cầu mới.
Trong kế hoạch thực hiện chỉ thị 40-CT/TW vào ngày 15/6/2004 của Ban Bí
thư Trung ương và trong đề án thực hiện Nghị quyết số 09/2005/QĐ-TTg ngày
11/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ của ngành GD đã xác định mục tiêu chung
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng,
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Lâu nay ĐBSCL bị xem là "vùng trũng" về chất lượng GD. Ngoài những
nguyên nhân khách quan về điều kiện đi lại, trường lớp khó khăn, một nguyên nhân
chủ quan cũng được nhiều nhà quản lý nhắc tới: chất lượng GV chưa cao. Trong
cuộc họp giao ban cuộc vận động “hai không”, ký kết giao ước thi đua ngành GD
13 tỉnh, thành ĐBSCL Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân
thẳng thắn: “Số lượng và cơ cấu đội ngũ GV còn nhiều bất cập, chất lượng yếu kém,
nhất là tại các vùng sâu, vùng xa. Trong đó, yếu kém lớn nhất của đội ngũ này là
phương pháp giảng dạy chưa đảm bảo yêu cầu học đi đôi với hành, chưa phát huy
tính chủ động và khuyến khích sự sáng tạo của HS”.
Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm Kinh tế - Văn hoá của ĐBSCL,
theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2010 trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung
ương và đến năm 2020 cơ bản trở thành thành phố công nghiệp. Hiện tại, TP. Cần
Thơ còn một vài huyện vùng ven, sâu đang còn rất nhiều khó khăn trong việc phát
triển chất lượng GD. Nổi bậc trong đó là khó khăn về nâng cao trình độ NVSP cho
GV. Yêu cầu cải thiện vấn đề này không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD
Cần Thơ mà còn là nhu cầu của từng GV để làm tốt nhiệm vụ. Vì vậy, quan tâm
nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động trên đang là yêu cầu bức xúc của
thực tiễn địa phương.
Công tác quản lý vấn đề trên của Hiệu trưởng trường THPT lâu nay đã được
quan tâm nghiên cứu. Tuy vậy, việc nghiên cứu chỉ ở mức độ ít, còn mới mẻ so với
địa bàn vùng huyện ở Cần Thơ. Mặt khác, XH luôn có những yêu cầu mới đối với
GD nói chung và GV nói riêng nên việc nghiên cứu này vẫn còn tính thời sự. Từ
những lý do nêu trên, đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho
GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay” được
thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho
GV của Hiệu trưởng trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay, đề ra biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trên.
3. Khách thể - đối tượng
- Đối tượng: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay.
- Khách thể: Công tác quản lý của Hiệu Trưởng các trường THPT ở huyện
thuộc TP. Cần Thơ hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các
trường THPT ở các huyện thuộc TP. Cần Thơ trong những năm vừa qua bước đầu
đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: còn
mang tính hình thức chưa đi sâu vào chất lượng, GV chưa chủ động được về thời
gian, chế độ và điều kiện bồi dưỡng chưa phù hợp…Muốn công tác này đạt hiệu
quả cao cần có những thay đổi được định hướng từ nghiên cứu thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện
nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý
hoạt động bồi dưỡng NVSP của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc địa bàn nghiên
cứu.
6.2.2. Phương pháp toán thống kê
Dùng để xử lý các kết quả nghiên cứu thu thập từ các phương pháp trên.
7. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP
cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt của
TP. Cần Thơ hiện nay, cụ thể là: Trường THPT Thạnh An, Trường THPT Bán công
Thạnh An, Trường THPT Thốt Nốt, Trường THPT Bán công Thốt Nốt và Trường
THPT Trung An.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho
GV THPT trong nước
1.1.1.1. Sơ lược hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV trong nước
Từ năm 1993, Bộ GD - ĐT tổ chức các chương trình BDTX theo chu kỳ 3
năm cho GV THPT. Bộ GD - ĐT đã tổ chức được 3 chu kỳ, bắt đầu là chu kỳ
BDTX 1993 - 1996; chu kỳ BDTX 1997 - 2000 và chu kỳ BDTX 2001- 2004.
Tháng 5/2006 Bộ GD - ĐT đã sớm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV dạy
lớp 10 theo CT – SGK mới theo quy trình 2 cấp: Bộ GD-ĐT giao cho các trường
(khoa) ĐHSP trực tiếp bồi dưỡng GV cốt cán các môn học của các địa phương và
các Sở GD - ĐT sử dụng đội ngũ GV cốt cán các môn học tổ chức bồi dưỡng cho
tất cả GV thực hiện CT – SGK mới.
Về nội dung bồi dưỡng GV, ngoài việc nắm vững CT – SGK, còn chú ý bồi
dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và sử dụng
thiết bị dạy học, phương pháp dạy các bài học có thí nghiệm, thực hành. Tuy nhiên,
trong đánh giá tình hình thực hiện phân ban THPT trong năm đầu triển khai đại trà
của Viện Chiến lược và Chương trình GD khi nhận định về các điều kiện thực hiện
dạy học phân hóa, phần chất lượng bồi dưỡng GV có nêu: “còn một số bất cập
trong công tác bồi dưỡng GV như nội dung tập huấn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu
của GV; phân phối chưa hợp lý giữa thời gian bồi dưỡng kiến thức chuyên môn với
thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; một số GV cốt cán đi tập huấn về nhìn
chung chưa đủ năng lực để giải đáp đầy đủ các khúc mắc cho đồng nghiệp”[6,tr 34].
Ngày 8-10-2007, tại Kiên Giang, các Đại biểu GD của các tỉnh, thành
ĐBSCL đã tập trung thảo luận nhiều biện pháp triển khai sâu rộng cuộc vận động
“hai không”do Bộ GD- ĐT phát động. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy,
nâng chất đội ngũ GV được xem là khâu đột phá…Trước tình hình này, các địa
phương đã tìm lối đi cho riêng mình: Tỉnh Tiền Giang thực hiện chuẩn hóa GV theo
lộ trình: năm nay, sở yêu cầu GV bậc THPT ở Tiền Giang phải có chứng chỉ A tin
học. Năm sau, tỉnh sẽ tiếp tục yêu cầu bằng B ngoại ngữ, bên cạnh các giải pháp
chuẩn hóa toàn diện GV. Cần thơ, Cà Mau, Đồng Tháp khẩn trương bồi dưỡng giáo
viên theo hướng ưu tiên đào tạo vượt chuẩn, đào tạo GV sau đại học dù việc học
gặp không ít khó khăn. Bến Tre đang xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học cho
cán bộ, GV. Củng cố toàn diện các trường THPT, nâng chất đội ngũ GV gắn với cải
cách GD theo hướng hiện đại. An Giang đào tạo theo hướng: GV phải có bản lĩnh tu
dưỡng để tự “chấn chỉnh” bản thân [11].
1.1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động
bồi dưỡng NVSP cho GV
Từ năm 1975 đề tài này chưa được quan tâm nghiên cứu có hệ thống. Rãi rác
có một vài nghiên cứu khoa học và một số bài viết liên quan đến công tác bồi dưỡng
GV:
Năm 1996, đề tài khoa học cấp Nhà nước “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ
nhân lực trong điều kiện mới” có đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại đội
ngũ nhân lực, trong đó có bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ GV.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Trí, Vụ GV - Bộ GD - ĐT có đề cập đến vấn đề
tự học trong đào tạo, bồi dưỡng GV.
Năm 1999, Phạm Quang Huân có bài viết: “Nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV trường phổ thông” Tạp chí Phát triển Giáo
dục số 1.
Năm 2001, Nguyễn Thị Tươi, trường ĐHSP Qui Nhơn với bài viết “Về công
tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT”.
Năm 2002, trong Tạp Chí GD, tháng 11/2002, Trần Bá Hoành đã đề cập đến
vấn đề bồi dưỡng GV trong bài “Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa”
Trong những năm gần đây thì có thể kể đến:
Đề tài Khoa học Công nghệ do Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng GV
(Viện Khoa học GD Việt Nam) thực hiện trong ba năm đã tiến hành khảo sát thực
trạng đội ngũ GV, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, từ đó nêu những vấn đề xây
dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu giai đoạn đổi mới hiện nay theo hướng: Cần đa
dạng hoá việc bồi dưỡng GV, coi trọng nhu cầu và hứng thú của người học, kết hợp
chặt chẽ với yêu cầu đổi mới GD; coi việc bồi dưỡng GV là trọng tâm, có ý nghĩa
quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và chất lượng GD. Để thực hiện được
điều này, cần có những chế độ và chính sách hợp lý đối với GV, có đầy đủ kinh phí.
Tổ chức tốt công tác thanh tra chuyên môn GD và công tác quản lý GD, trước hết là
ban hành chính sách đối với GV, xem xét lại thang lương ngành GD, chính sách thu
hút GV công tác ở vùng có khó khăn, tăng kinh phí bồi dưỡng GV...
“Phát triển chuyên môn - nghiệp vụ cho giảng viên đại học trong thời đại thông
tin” của tác giả Lưu Xuân Mới, Học viện Quản lý GD trong Tạp chí Khoa học GD,
số 23 tháng 8/2007 đã đề cập đến việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho người
GV thời hiện đại như là tất yếu khách quan và là chìa khóa then chốt để cải tiến chất
lượng dạy đại học và có xác định đến một số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của GV
[32, tr. 41- 44].
Bùi Thị Loan trong bài viết “Về công tác bồi dưỡng GV THPT hiện nay” ở
tạp chí GD số 176 đã đề cập đến thực trạng chất lượng và điều kiện của công tác
đào tạo bồi dưỡng GV hiện nay, có đề xuất các giải pháp là cần quan tâm bồi dưỡng
đội ngũ CBQL trường THPT về năng lực đánh giá, phân loại GV, trong đó chú ý
nhiều đến các kỹ năng phân loại năng lực GV, kỹ năng tác động đến GV, kỹ năng
huy động các nguồn lực từ phía GV. Cần bồi dưỡng cho Hiệu trưởng năng lực thiết
kế nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng GV, huấn luyện cho GV năng lực
nhận biết, hiểu đối tượng GD và kỹ năng cơ bản trong sử dụng công CNTT trong
quản lý chuyên môn [29, tr. 15-16].
Trong chuyên đề báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 09/2005/QĐ
– TTg ngày 11/01/2005 của chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và CBQL GD giai đoạn 2005 – 2010” của Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ vào
tháng 02/ 2008. Trong phần giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng GV, CBQL GD, có đề xuất: việc xây dựng quy hoạch, hoàn thiện
mạng lưới, xác định rõ quy mô, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo cần gắn với hoạt
động bồi dưỡng GV ở các cấp học, bậc học [12, tr. 35].
Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý GD của Võ Hoàng
Chương với đề tài: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
NVSP GV THCS huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” đã đề xuất các giải pháp: công
tác bồi dưỡng GV cần tiến hành một cách có hệ thống, bắt đầu từ đội ngũ GV hiện
có và bằng chính đội ngũ này làm cho nó tự thân vận động theo mục tiêu đã định
với sự hỗ trợ bằng một hệ thống biện pháp đồng bộ từ việc triển khai có hiệu quả
chương trình BDTX, chỉ đạo hiệu quả việc thực hiện đổi mới phương pháp, tự bồi
dưỡng, tổng kết đưa vào ứng dụng thực tiễn các sáng kiến kinh nghiệm. Gắn việc
bồi dưỡng với phong trào thi GV giỏi các cấp. Đẩy mạnh công tác thanh tra GV.
Chứng nhận lại trình độ nghề nghiệp và nâng chuẩn GV. Có kế hoạch cụ thể sử
dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ việc dạy. Đồng thời với những
biện pháp trên là sự đổi mới thực sự công tác quản lý về chế độ, chính sách đãi ngộ
GV trong tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng [18].
Dự án phát triển GV THPT và TCCN đã tiến hành đề tài “Một số kết quả về
khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp và đánh giá GV THPT”có nhận định:
nhìn chung phần lớn GV chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của người
GV. Chỉ có 5,6% GV nhận thức được 4 nhiệm vụ là dạy học, GD HS, giữ gìn phẩm
chất nhà giáo và phát triển chuyên môn nhưng không nêu được nhiệm vụ phối hợp
với các lực lượng trong và ngoài nhà trường và các chức năng XH khác. Còn đến
1/4 GV chỉ nắm được chương trình khối mình đang dạy. Hiểu biết về đặc điểm tâm
sinh lý của HS THPT rất hạn chế, có đến 1/5 không biết và đa phần GV chỉ có một
ý kiến về từng đặc điểm riêng lẻ. Điều này sẽ là rào cản khi GV xử lý các tình
huống dạy học và GD HS. Về nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp, chuyên
môn nghiệp vụ thì hầu hết GV đều đánh giá cao về các kỹ năng rút ra được qua dự
giờ, các tri thức cần thiết từ đọc sách, tài liệu. Các kỹ năng cần hoàn thiện cho GV
chiếm tỉ lệ cao nhất bao gồm 2 nhóm kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch tự bồi dưỡng,
kỹ năng dạy học hướng vào người học, kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động học
của HS, kỹ năng hình thành năng lực tự đánh giá cho HS. Đối với các GVCN là kỹ
năng GD HS cá biệt, kỹ năng nghiên cứu tìm hiểu HS, tổ chức các hoạt động GD
ngoài giờ lên lớp và kỹ năng vận dụng đặc điểm tâm sinh lý HS vào tổ chức hoạt
động. Kế đến là các kỹ năng phối hợp các lực lượng khác trong GD HS và sau cùng
là các kỹ năng tự bồi dưỡng. Hình thức GV bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phổ biến
nhất là tự học qua sách; trao đổi với đồng nghiệp; dự giờ…[8, tr. 56-59].
1.1.2. Một số tài liệu về quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV ở nước
ngoài
Thái lan
Từ bồi dưỡng tập trung chuyển sang đào tạo – bồi dưỡng dựa vào nhà
trường. Trước đây, chương trình đào tạo để phát triển nghề nghiệp GV đương
nhiệm thường được tổ chức tập trung ở một thành phố. Các chương trình này
thường có chi phí cao, thời gian tập huấn ngắn, không được đánh giá, kiểm tra liên
tục và GV phải nghỉ dạy để tham gia. Để giải quyết những vấn đề trên, Bộ GD Thái
Lan đã đưa ra một chương trình mới, có hiệu quả và thích hợp để đào tạo và bồi
dưỡng GV đương nhiệm, được tiến hành ngay tại các cơ sở GD, gọi là đào tạo dựa
vào nhà trường (school – based training).
Theo chương trình này, 4 dự án thí điểm đã được tiến hành, đó là: Dự án GV
Quốc gia; Dự án GV chủ chốt; Dự án nghiên cứu và triển khai các mẫu hình đào tạo
dựa vào nhà trường và Dự án hỗ trợ đào tạo dựa vào nhà trường. Các kết quả nghiên
cứu đã chứng minh rằng mô hình đào tạo này rất hiệu quả đối với GV nói riêng
cũng như đối với ngành sư phạm nói chung, nó góp phần tạo nên những thành công
cho công cuộc cải cách học tập ở Thái Lan.
- Dự án GV chủ chốt :
Nhằm chọn lựa những GV có thể áp dụng thành công quan điểm lấy người
học làm trung tâm làm GV chủ chốt. Mỗi GV được trợ cấp 25.000 bạt để xây dựng
những mạng lưới (10 GV/ mạng lưới) trong 4 tháng để áp dụng các phương pháp
theo quan điểm lấy người học làm trung tâm.
- Dự án GV Quốc gia (national teachers):
Nhằm chọn lựa được những GV có thể tiến hành nghiên cứu và triển khai
quá trình đổi mới dạy – học. Mỗi người được cấp 220.000 bạt người/năm để nghiên
cứu, triển khai và đào tạo khoảng 50 GV khác trong 3 năm.
Kết quả của 2 dự án cho thấy GV đã thay đổi được cách dạy, từ phương pháp
áp đặt chuyển sang phương pháp tích cực. Các GV chủ chốt và GV Quốc gia đã đào
tạo lại cho GV ở trường mình đáp ứng được những yêu cầu trong công tác dạy học
hằng ngày. Phương pháp đào tạo này tương tự phương pháp đào tạo GV đương
nhiệm ở các nước như Nhật Bản, Australia, New Zealand.
- Dự án nghiên cứu và triển khai các mẫu hình đào tạo dựa vào nhà trường: Văn
phòng Hội đồng GD chọn 10 hội đồng nhà trường và cấp kinh phí để họ tiến hành
triển khai theo mô hình đào tạo dựa vào nhà trường. Kết quả cho thấy 10 mô hình
đều thành công, các GV rất tích cực và HS thì rất thích thú. Ưu điểm của mô hình
này là tiết kiệm được chi phí so với cách đào tạo tập trung.
- Dự án hỗ trợ đào tạo dựa vào nhà trường: nhằm phát triển GV đương nhiệm và
thúc đẩy quá trình cải cách dạy học được tiến hành vào năm 2003 – 2004 với mục
tiêu là lựa chọn 274 GV, mỗi GV này được cấp 25.000 bạt để đào tạo các GV khác
trong trường mình hoặc trường lân cận. Để thành công Hiệu trưởng cần hỗ trợ và
tạo điều kiện cho các GV này và coi họ là những người đi đầu trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc việc bồi dưỡng GV đương nhiệm nhằm trang bị cho GV lý luận
và phương pháp luận về GD để nâng cao khả năng, hiệu quả giảng dạy trong lớp
học. Các chương trình bồi dưỡng được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng, GV, cán bộ thư viện, GV điều dưỡng…Bồi dưỡng GV
thường có 2 loại: bồi dưỡng lấy chứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Mỗi
chương trình bồi dưỡng thường kéo dài 30 ngày (180 giờ) hoặc lâu hơn. Chương
trình được phân loại phù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng về soạn
thảo chương trình giảng dạy; đào tạo số hóa thông tin, dữ liệu; bồi dưỡng chung;
bồi dưỡng NVSP…Những người thiết kế chương trình này sẽ quyết định nội dung
và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng.
Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV thường chú ý đến kiến thức cập
nhật, kiến thức mới cũng như phương pháp giảng dạy của thời đại toàn cầu hóa.
Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho GV được tiến hành một cách đều
đặn thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau, GV có thể lựa chọn các trường
mà mình đến học, lựa chọn khóa đào tạo phù hợp với thời gian biểu của mình.
Ngoài ra, họ còn có thể theo học các khóa đào tạo từ xa hoặc các khóa học đặc biệt
do các viện khoa học tổ chức. Các chứng chỉ được cấp sau các khóa đào tạo đều
được sử dụng để xem xét trong quá trình thăng chức, lên lương, cũng như tiền
thưởng [21, tr. 60-61].
Pháp
Trong tài liệu “Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng
giáo viên trung học ở một số nước”, tạp chí TTKHGD số 76 tác giả Trần Bá Hoành
có nêu 49 nguyên tắc mới cho GD của Bộ GD quốc gia Pháp có đề cập vấn đề công
tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên GV: Mỗi GV được hưởng ít nhất 35 giờ cho
công tác đào tạo tiếp tục hàng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờ lên lớp. Tăng
cường làm việc theo nhóm GV để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Thời gian làm việc
của GV đảm bảo chuyển từ 18 xuống 15 giờ và đối với các thạc sĩ giảm từ 15 xuống
còn 14 giờ. Nhưng họ phải đảm bảo 4 giờ có mặt và hoạt động sư phạm trong nhà
trường (đối với thạc sĩ là 3 giờ) tức là 132 giờ một năm. GV chỉ có 15 giờ lên
lớp/tuần (15 giờ giảng dạy tương ứng với những giờ có mặt trước học sinh, kể cả
những công việc hướng dẫn học sinh làm bài tập hoặc thực hành, không tính đến
những nhiệm vụ truyền thống như chuẩn bị bài, chấm bài và các cuộc gặp gỡ
PHHS. Chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng các nhà quản lý GD.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, XH của 2 huyện Vĩnh
Thạnh và Thốt Nốt
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập
ngày 2 Tháng 1 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm
2004 của Chính phủ.
Phía đông giáp 2 huyện Thốt Nốt và Cờ Đỏ; phía tây giáp tỉnh An Giang;
phía nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía bắc giáp huyện Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
Diện tích: 413,39 km2. Dân số: 155.057 người.
Đơn vị hành chính: 02 thị trấn, 09 xã (Thị trấn Thạnh An, Vĩnh Thạnh, xã
Thạnh Mỹ, Vĩnh Trinh, Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Quới, Thạnh Phú, Thạnh
Lộc, Trung Hưng, Thạnh Tiến).
Huyện Vĩnh Thạnh có 41.029,27 ha diện tích tự nhiên với 162.759 nhân
khẩu (tháng 11 năm 2007). Mật độ 397 người/km2.
Vị trí địa lý - đặc điểm kinh tế
Cách trung tâm thành phố gần 80 km về phía tây, Vĩnh Thạnh được coi là
huyện "vùng sâu, vùng xa" của thành phố Cần Thơ. Khi được tách ra từ huyện Thốt
Nốt vào đầu năm 2004, huyện vẫn còn 05 xã không có đường ôtô, 04 xã không có
chợ, 03 xã không có trụ sở làm việc. Nằm ở vùng trũng của tứ giác Long Xuyên,
huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên chịu cảnh lụt lội nên kết cấu hạ tầng ngày một
xuống cấp. Kinh tế Vĩnh Thạnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp theo hướng độc canh
cây lúa, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ mới chỉ ở dạng
sơ khai, tự phát và nhỏ lẻ.
Đời sống văn hóa - xã hội
Với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống văn hóa - xã hội
Vĩnh Thạnh đã tập trung xây dựng nhiều công trình trọng tâm, nâng cấp và xây
dựng các tuyến giao thông nông thôn.
Các chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo cũng được huyện đặc biệt quan
tâm triển khai thực hiện với phương châm đẩy mạnh XH hóa, huy động nguồn vốn
đóng góp của nhân dân xây dựng mạng lưới tổ chức khuyến học, thành lập trung
tâm học tập cộng đồng. Sau nhiều nỗ lực, năm 2004, Vĩnh Thạnh được công nhận
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; toàn huyện đã xây dựng
được 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 16%
(năm 2005), tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,48% (năm 2004). Theo kế hoạch
dự kiến hoàn thành phổ cập giáo dục THPT vào năm 2010.
Huyện Thốt Nốt là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ.
Theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 Tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ, huyện Thốt Nốt được tách thành 2 huyện: Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh.
Huyện Thốt Nốt hiện nay có 17.110,08 ha diện tích tự nhiên và 196.610 nhân
khẩu (năm 2007).
Về hành chính, quận gồm 01 thị trấn và 08 xã: Thị trấn Thốt Nốt, Thới
Thuận, Thuận An,Thạnh Hòa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và
Tân Lộc.
Địa giới hành chính
Phía đông giáp quận Ô Môn; phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh An
Giang; phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; phía bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp.
Định hướng phát triển đến năm 2010
Trong giai đoạn 2005 - 2010, mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Thốt Nốt phấn đấu đạt được là xây dựng huyện đạt tiêu chí thị xã; tốc độ tăng
trưởng GD đạt bình quân 16 - 17%/năm; hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp -
thương mại, dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 43,15% - 35,5% - 21,35%
(năm 2010); thu nhập bình quân đạt trên 800 USD/người/năm.
Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, huyện Thốt Nốt đã lựa chọn thực
hiện những khâu đột phá sau:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông. Xây
dựng các khu đô thị mới gắn với trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
trung tâm thương mại.
- Phát triển nguồn nhân lực cả đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nông nghiệp huyện Thốt Nốt sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp chất
lượng cao, nuôi trồng thuỷ sản; đẩy mạnh cơ giới hoá.
1.2.2. Yêu cầu phát triển GD - ĐT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt
Huyện Vĩnh Thạnh và huyện Thốt Nốt đều là huyện có nền kinh tế nông
nghiệp cơ bản. Trong đường hướng phát triển, 2 huyện đã chọn lựa phát triển GD
hỗ trợ phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu, phát triển nền nông nghiệp
chất lượng cao. Xác định được tầm quan trọng của GD, đặc biệt là GD THPT đối
với huyện nhà nên dưới sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở GD-ĐT, sự lãnh đạo
xuyên suốt của Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân của hai huyện đã
xây dựng đề án phát triển GD với những nội dung cơ bản như sau:
- Phát triển quy mô GD đào tạo ở các cấp học cùng với việc nâng cao chất
lượng GD đáp ứng nhu cầu học tập, yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho
huyện.
- Tăng cường cải thiện CSVC, tập trung xây dựng trường lớp đạt chuẩn quốc
gia theo khu vực khu dân cư tạo sự thuận lợi cho việc đến trường của HS.
- Từng bước nâng chất lượng về trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn cho đội ngũ
GV.
- Quan tâm hỗ trợ cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho GV.
1.2.3. Một số thông tin về GD THPT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt
TÌNH HÌNH ÑOÄI NGUÕ GIAÙO VIEÂN
Trình ñoä chuyeân moân Thaâm nieân coâng taùc KQû ñaùnh giaù GV HUYEÄN
VÓNH
THAÏNH
SOÁ
LÔÙP
SOÁ
GV
GV/
Lớp
CHÖA
ÑAÏT
CHUAÅN
ÑAÏT
CHUAÅN
VÖÔÏT
CHUAÅN
15 Gioûi Khaù TB
2006-
2007
105 162 1.54 3
1.9%
158
97.5%
1
0.6%
74
45.7%
56
34.6%
20
12.3%
79
48.8
83
51.2%
2007-
2008
107 170 1.59 5
2.9%
163
95.9%
2
1.2%
69
40.6%
72
42.3%
29
17.1%
98
57.6%
71
41.8%
1
0.6%
Trình ñoä chuyeân moân Thaâm nieân coâng taùc KQ ñaùnh giaù GV HUYEÄN
THOÁT
NOÁT
SOÁ
LÔÙP
SOÁ
GV
GV/
Lớp CHÖA
ÑAÏT
CHUAÅN
ÑAÏT
CHUAÅN
VÖÔÏT
CHUAÅN
15 Gioûi Khaù TB
2006-
2007
92 166 1.8 13
7.8%
153
92.2%
61
36.7%
93
56%
12
7.3%
120
72.3%
46
27.7%
2007-
2008
95 170 1.79 10
5.9%
157
92.4%
3
1.7%
38
22.4%
94
53.3
18
10.6%
121
71.2%
49
28.8%
Trình ñoä chuyeân moân Thaâm nieân coâng taùc Keát quaû ñaùnh giaù GV Toång
hôïp
SOÁ
LÔÙP
SOÁ
GV
GV/
Lớp CHÖA
ÑAÏT
CHUAÅN
ÑAÏT
CHUAÅN
VÖÔÏT
CHUAÅN
15 Gioûi Khaù TB
2006-
2007
197 328 1.66 16
4.9%
311
94.8%
1
0.3%
135
41.2%
161
49%
32
9.8%
199
60.7
%
129
39.3%
2007-
2008
202 340 1.68 15
4.4%
320
94%
5
1.6%
107
31.5%
164
48.2%
47
13.8%
219
64.4%
120
35.3%
1
0.3%
(Nguồn Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ, 2008)
1.2.4. Một số thông tin về hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV các trường
THPT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt
TÌNH HÌNH BOÀI DÖÔÕNG NVSP CHO GV THPT
(Nguồn: Trường THPT 02 huyện Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh)
HUYEÄN
THOÁT
NOÁT
Soá
GV
BDTX
chu kyø
Thaysaùch
(laàn/GV/
naêm)
Döïchuyeân ñeàdo
Sôûtoåchöùc
(laàn/GV/naêm)
Döï giôø ruùt
kinh
nghieäm
Chính
trò
Ngoaïi
Ngöõ
CNTT Khaùc
2006-
2007
166
01/144/năm
04/135/năm
Döï 3t, daïy
1t/HK
100% GV
tham gia
1laàn/
năm
Chuaån
hoùa:03
Sau
ÑH: 04
2007-
2008
170
01/160/năm
05/190/năm
Döï 3t, daïy
1t/HK
100% GV
tham gia
1laàn/
năm
Chuaån
hoùa:12
Sau
ÑH: 10
HUYEÄN
VÓNH
THAÏNH
Soá
GV
BDTX
chu kyø
Thaysaùch
(laàn/GV/
naêm)
Döïchuyeânñeà
Sôûtoåchöùc
(laàn/GV/naêm)
Döï giôø ruùt
kinh nghieäm
Chính
trò
Ngoaïi
Ngöõ
CNTT Khaùc
2006-
2007
162
01/152/năm
04/135/năm
Döï 4t, daïy
1t/HK
100% GV
tham gia
1laàn/
năm
Chuaånhoùa:
05
Sau
ÑH: 07
2007-
2008
170
01/164/năm
05/190/năm
Döï 4t, daïy
1t/HK
100% GV
tham gia
1laàn/
naêm
Chuaån
hoùa:14
Sau
ÑH: 12
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài
1.3.1. Một số khái niệm
1.3.1.1. Quản lý
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo trong “Khoa học tổ chức và quản lý một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội thì thuật ngữ “Quản lý” tiếng
Việt gốc Hán đã lột tả bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá
trình tích hợp vào nhau. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng
thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát
triển”.
Từ điển GD học “Quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong
một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
Nhà lý luận quản lý kinh tế A.Fayol: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.
Ở Việt Nam, khái niệm này cũng được các nhà Khoa học GD nghiên cứu theo
nhiều cách khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Cơ sở của khoa học quản lý”, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội thì “quản lý nếu ở tầm vĩ mô là: sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối
tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, XH, kinh tế... bằng một hệ thống các
luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
Tác giả Lê Hùng Lâm thì cho rằng “Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng,
chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn và phải biết ủy quyền”[28].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa của Lê
Hùng Lâm: “Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ trách nhiệm, quyền
hạn và phải biết ủy quyền” nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ
hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả.
1.3.1.2. Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là các dạng hoạt động khác nhau của hoạt động quản lý,
thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục
tiêu quản lý.
Theo tác giả Trần Kiểm các chức năng quản lý bao gồm :
- Kế hoạch hóa : kế hoạch hóa là hành động đầu tiên của người quản lý, là việc
làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn cứ mang tính
pháp lý quy định hành động của cả tổ chức.
- Tổ chức: thực hiện chức năng này, người quản lý phải hình thành b._.ộ máy, cơ
cấu các bộ phận (tùy theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân
nhiệm cho cá nhân), quy định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa
chúng.
- Điều hành: (chỉ đạo, tổ chức thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người quản
lý. Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Chính khâu
này, đòi hỏi người quản lý phải vận dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật
quản lý.
- Kiểm tra: nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Điều cần lưu ý là
khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc
đối với mọi thành viên của tổ chức [26, tr. 79-80].
Kế hoạch hóa Kiểm tra Tổ chức Điều hành
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý
Theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management -
TQM), các chức năng quản lý bao gồm: P (Plan) Hoạch định - Thiết kế; D (Do)
Thực hiện; C (Check) Kiểm tra - Đánh giá; A (Action) Tác động - Cải tiến.
Trong đó chức năng Hoạch định - Thiết kế tương ứng với trạng thái ban đầu
của các yếu tố đầu vào. Chức năng Thực hiện, trong mối quan hệ tương tác các đối
Thông tin
tượng liên quan cùng thực hiện nội dung hoạt động đã được hoạch định, thiết kế
nhằm tạo ra sự biến đổi gia tăng giá trị cho đối tượng bị quản lý. Chức năng Kiểm
tra - Đánh giá các yếu tố đầu ra không chỉ nhằm làm rõ kết quả mà còn thu thập
những thông tin ngược cũng như nắm được mức độ hài lòng của “Khách hàng” và
các bên liên quan. Chức năng Tác động - Cải tiến sử dụng và phân tích thông tin
của tất cả các giai đoạn, tìm ra những điểm không phù hợp với mục tiêu, chuẩn
mực. Từ đó tác động ngược trở lại nhằm cải tiến các hoạt động của từng giai đoạn
để đảm bảo mức chất lượng tốt hơn trong chu kỳ hoạt động sau [25, tr. 13].
Như vậy, dù xuất phát từ quan điểm nào thì bản chất của các chức năng
quản lý cũng bao gồm một chuỗi các hoạt động logic: lập kế hoạch làm căn cứ pháp
lý qui định hành động cho tổ chức. Tổ chức thực hiện bằng cách thiết lập cơ cấu tổ
chức và điều hành thực hiện kế hoạch cho phù hợp với qui luật, tiềm năng, cơ hội
của tổ chức. Kiểm tra tổng kết đánh giá thành tựu, rút ra những ưu điểm, hạn chế và
tìm nguyên nhân để cải tiến. Tách rời hoặc bỏ qua thực hiện không đầy đủ các chức
năng trên sẽ không đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công việc.
1.3.1.3. Bồi dưỡng
- Bồi dưỡng: là làm cho tốt hơn [38, tr. 191].
- Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất [33].
- Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình GD, đào tạo nhằm hình thành nhân
cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã
chọn. Theo nghĩa hẹp là trang bị thêm kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao
và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Thí dụ: bồi dưỡng kiến
thức lí luận, bồi dưỡng NVSP [24, tr. 30].
- Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được
đào tạo cơ bản từ trước. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục
cho mỗi GV, cấp học, ngành học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để
thích ứng với đòi hỏi của nền tảng kinh tế XH. Nội dung bồi dưỡng được triển khai
ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Bồi dưỡng với ý nghĩa
nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu
nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp [23], [29, tr. 15].
Như vậy, về mặt quản lý có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ
thể GD đến đối tượng GD một cách thường xuyên trên nền tảng trình độ đã được
đào tạo, theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức, theo yêu cầu phát triển của nghề nghiệp
và XH, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm về năng lực hoạt động, phẩm
chất nghề nghiệp, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
1.3.1.4. Nghiệp vụ sư phạm
- Nghiệp vụ là công việc chuyên môn của một nghề [33].
- Nghiệp vụ: là công việc chuyên môn riêng của từng nghề [38, tr. 1199].
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Bộ GD - ĐT, Trung tâm Ngôn ngữ và VH
Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên xuất bản năm 1998 thì “Sư phạm” là khoa
học về GD và giảng dạy trong trường học. Còn theo Từ điển GD học của nhà xuất
bản Từ điển bách khoa năm 2001 thì “Sư phạm” là khoa học về GD mà đối tượng
nghiên cứu là quá trình GD con người, tìm tòi phát hiện những quy luật GD, những
con đường có hiệu quả để nâng chất lượng GD, đặc biệt là sự can thiệp về mặt GD
của GV trong những tình huống GD thực.
- Trong Dự án Việt - Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”, NVSP của người GV hay nói hẹp
hơn là những kỹ năng sư phạm cơ bản của người GV bao gồm 4 kỹ năng cơ bản:
Phân tích chương trình; Soạn bài môn dạy (Thiết kế bài giảng); Thiết kế bài tập;
Đánh giá kết quả học tập môn dạy. Với quan điểm này, NVSP cơ bản của GV được
đề cập là những kỹ năng chủ yếu của hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, nghiệp vụ
của một người thầy ở trường phổ thông không chỉ là giúp HS lĩnh hội kiến thức mà
còn tổ chức các hoạt động GD đạo đức để GD HS, giúp HS hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện, cho nên, NVSP chính của người GV, nếu toàn diện hơn, là
phải bao gồm cả nghiệp vụ GD HS [3, tr 3].
- Theo các nhà Tâm lý học NVSP trong cấu trúc nhân cách của người thầy
giáo bao gồm các nghiệp vụ dạy học: thiết kế (giáo án, kế hoạch); nắm vững lựa
chọn tri thức; lựa chọn, phân loại, phối hợp phương pháp dạy học; nắm vững đối
tượng; khả năng ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng; sử dụng phương tiện dạy học; tổ chức,
quản lý HS; ứng xử phù hợp tình huống sư phạm; vận dụng hiệu quả phân hóa – cá
thể hóa; lôi cuốn thuyết phục HS học tập; kiểm tra đánh giá trình độ HS...Các
nghiệp vụ GD: xây dựng kế hoạch hoạt động GD; tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD;
nắm vững đối tượng và GD HS cá biệt; đánh giá, điều chỉnh hoạt động GD; thuyết
phục cảm hóa HS; vận động, lôi cuốn, phối hợp GD; xây dựng tập thể HS; giao tiếp,
ứng xử sư phạm…NVSP thống nhất biện chứng cùng với các thành tố trong cấu
trúc nhân cách của người GV là phẩm chất nghề nghiệp, năng lực sư phạm và tri
thức, kỹ năng kỹ xảo sư phạm.
Như vậy, NVSP ở nhà trường phổ thông là công việc chuyên môn chuyên
biệt của GV với chức năng chính là giảng dạy, GD HS và công việc này phải được
thực hiện một cách khoa học, phù hợp với quy luật GD con người nhằm đảm bảo
chất lượng, hiệu quả trong việc phát triển toàn diện nhân cách của HS đáp ứng yêu
cầu đổi mới của XH.
1.3.1.5. Bồi dưỡng NVSP
Là quá trình bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, liên quan và kỹ
năng, kỹ xảo sư phạm còn thiếu và mới để nâng cao trình độ NVSP cho GV.
Thực tế cho thấy nếu GV có nhân cách càng hoàn thiện bao nhiêu thì trình
độ NVSP càng vững vàng bấy nhiêu. Và do bồi dưỡng NVSP là một việc làm tất
yếu theo sau quá trình đào tạo. Bồi dưỡng và đào tạo có mối quan hệ biện chứng
hữu cơ với nhau. Bồi dưỡng NVSP cho GV còn được xem là hoạt động đào tạo lại,
bồi dưỡng thêm nhân cách cho GV nên đây phải là việc làm thường xuyên của
CBQLGD ở nhà trường THPT.
1.3.1.6. Quản lý bồi dưỡng NVSP
Là quá trình nhà quản lý thực hiện chức năng quản lý tác động đến đối tượng
quản lý là GV nhằm giúp cho đối tượng được nâng cao trình độ NVSP đáp ứng mục
tiêu yêu cầu về lao động nghề nghiệp, nguyện vọng cá nhân và mục tiêu nâng cao
chất lượng GD của XH.
1.3.2. Hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
1.3.2.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
Nhằm nâng cao thường xuyên bản lĩnh chính trị, phẩm chất nhà giáo và năng
lực sư phạm của người GV giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ người thầy, đảm bảo
yêu cầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động GD của nhà trường trong thời kỳ hội
nhập.
1.3.2.2. Vai trò của GV trong trong việc nâng cao chất lượng GD hiện nay
Thực tiễn dạy học thật vô cùng đa dạng, nghề nghiệp của người thầy cũng
thật vô cùng sáng tạo. Ngạn ngữ cổ Hy Lạp có câu: “Dạy học không phải là chất
đầy vào một thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”. Và suy cho cùng
người thầy không chỉ là người dạy kiến thức, mà điều quan trọng và cốt lõi nhất là
dạy học trò tư duy, dạy học trò phương pháp học. Ở tất cả các cấp học, các môn
học, các tình huống GD người thầy luôn là cầu nối quan trọng nhất để dẫn dắt,
khuyến khích nâng đỡ, uốn nắn, định hướng cho HS và là người tổ chức các tình
huống GD để HS tiếp cận, khám phá và sáng tạo [3, tr. 3].
Trong thời đại ngày nay, GV có vai trò XH rộng hơn nhiều so với chức năng
truyền đạt tri thức. Trước hết GV phải là nhà GD bằng chính nhân cách của mình
tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách HS. Tác động GD của thầy cô giáo
đối với HS có vai trò to lớn như vậy nên trong bài nói chuyện với các thầy cô giáo
(Trường cấp II Quảng An - 1966), Tổng bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Đảng ta và
nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con em của mình cho các đồng chí, cũng tức là
phó thác cho các đồng chí sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai cho dân tộc”. Vì vậy
GD dành cho GV giờ đây không chỉ giới hạn trong việc chuẩn bị cho người GV có
thể dạy được các môn học trong nhà trường. GD dành cho GV cần chuẩn bị đầy đủ
cho họ có thể đảm nhiệm được sứ mệnh của nhà GD đó là xây dựng tính cách, thái
độ tích cực và tạo dựng các giá trị cho người học. Bởi vậy, người GV cần được
chuẩn bị không chỉ cho những giờ giảng bài trên lớp, mà còn cần được chuẩn bị cho
việc thực hiện các nhiệm vụ khác: hướng dẫn, tư vấn, hướng nghiệp, tham gia thể
thao, tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Vì thế, có thể nói vai trò người GV sẽ là
nhân tố quyết định rất lớn đến chất lượng của nền GD [15, tr. 147].
1.3.2.3. Yêu cầu về trình độ NVSP
Nhiệm vụ của nhà giáo, theo Luật GD 2005, điều 72, bao gồm: “GD, giảng
dạy theo mục tiêu, nguyên lý GD, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình
GD; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ
của nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân
cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo
đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy,
nêu gương tốt cho người học; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật” [4],
[9, tr. 61].
Trong Hội nghị Quốc tế về GD thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động do
UNESCO tổ chức tại Paris (tháng 10/1998) có tổng kết 3 mô hình GD định hướng
phương thức đào tạo dựa trên công nghệ dạy học theo hướng tiến hóa:
Mô hình Trung tâm
Vai trò người
học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động
Bảng,TV,
Radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Mô hình tri thức là mô hình dạy học hiện đại nhất hình thành từ khi xuất
hiện thành tựu quan trọng nhất của CNTT và truyền thông mới là thành tựu mạng
Internet vào năm 1993. Nước ta hiện nay đang diễn ra thời kỳ quá độ của mô hình
truyền thống sang mô hình thông tin. Tuy nhiên, về tổng thể chúng ta đang ở mức
thấp của mô hình truyền thống [32, tr. 42].
Trong bước ngoặc đi vào nền văn minh trí tuệ, hội nhập về GD cùng thế
giới. Với thực trạng nền GD Việt Nam hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần có những đổi
mới phù hợp, mang tính đột phá để nâng cao chất lượng GD. Ở thế kỷ XXI, người
GV sẽ đảm nhận nhiều chức năng khó khăn và phức tạp hơn so với trước đây nên
để làm tốt được sứ mạng của mình, yêu cầu về NVSP của người GV sẽ là rất cao:
trước hết GV là nhà GD, nhà tổ chức, nhà khoa học và là nhà VH vừa có kiến thức
môn học sâu rộng, vừa có kỹ năng phong phú và có nghệ thuật sư phạm cao. Khi
giảng dạy, người GV phải thực hiện tốt vai trò kép đó là vừa đóng vai trò chủ đạo,
vừa là tác nhân trong dạy học. Với vai trò chủ đạo, GV sẽ lập kế hoạch, tổ chức
hoạt động dạy học, điều khiển quá trình nhận thức của người học. Với vai trò là tác
nhân, GV tác động từ bên ngoài với tư cách là người cộng tác: khơi gợi hướng dẫn,
hỗ trợ tạo ra môi trường sư phạm tương tác thuận lợi; người dạy đi cùng người học
trong phương pháp học và chỉ cho họ con đường phải đi theo trong quá trình học
tập.
Dạy học ở trường THPT, GV còn phải rèn luyện dần cho HS biết cách phát
hiện và giải quyết vấn đề, hướng dẫn HS tự học. Và trong vai trò mới, GV THPT
còn phải khuyến khích tính ham hiểu biết cho HS, rèn luyện khả năng độc lập khám
phá tri thức, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức; giúp họ tìm kiếm
lựa chọn, xử lý nội dung để biến tri thức khoa học thành “sở hữu” của mình, từ đó
tự mình sáng tạo ra nội dung mới, tạo điều kiện để họ có khả năng học lên cao, học
suốt đời qua tự học, tự GD. Vị trí của người GV sẽ có cơ hội tăng lên trong thời đại
thông tin vì họ phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông
mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý do phải tổ chức, quản lý quá trình học
tập của HS phức tạp hơn, phải kết hợp với công nghệ mới bằng các phương pháp đa
dạng [32, tr. 42].
Trong “Chiến lược phát triển GD” của UNESCO, xu hướng chung phát
triển GD thế kỷ XXI có nội dung: GV phải được đào tạo để trở thành những nhà
GD hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Yêu cầu NVSP của người GV
còn là phải làm tốt sứ mệnh của nhà GD để đào tạo HS thành công dân gương mẫu.
Thông qua “dạy chữ để dạy người”, người GV bên cạnh việc hướng dẫn cho HS
lĩnh hội tri thức còn phải quan tâm GD thái độ cho HS. Mục tiêu về thái độ hiện nay
được xem như là mục tiêu đầu tiên cần đạt được. Mục tiêu này sẽ định hướng, dẫn
dắt việc lĩnh hội tri thức, sử dụng tri thức đúng đắn, là nền tảng hình thành những
đức tính cần thiết của công dân gương mẫu, nhà khoa học chân chính sau này. Vì
vậy người GV phải là tấm gương sáng về đạo đức, có tư cách công dân mẫu mực
cho HS noi theo. Người GV còn phải hiểu biết và cảm thông sâu sắc với đặc điểm
tâm sinh lý của HS, thấm nhuần giá trị cao quí về văn hóa, truyền thống của dân tộc,
hệ thống chuẩn mực đạo đức XH Việt Nam hiện đại, trách nhiệm công dân đối với
đất nước, để từ đó, có kế hoạch GD chu đáo hướng dẫn các em vào những hoạt
động sư phạm theo mục đích GD của mình và quan trọng hơn nữa là giúp các em
biết tự GD hoàn thiện bản thân.
Với những yêu cầu trên, để đáp ứng yêu cầu về trình độ NVSP thì người
GV THPT cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
* Yêu cầu về mặt phẩm chất đạo đức:
Phẩm chất của người GV vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để GD HS,
thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
- Có niềm tin cách mạng: niềm tin cách mạng là cơ sở để người GV gắn bó
cuộc đời mình với sự nghiệp cách mạng, của dân tộc, với sự nghiệp GD là bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Có lý tưởng nghề nghiệp: lý tưởng nghề nghiệp biểu hiện bằng lòng say mê
nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, lòng tận tụy, hy sinh vì công việc, tác phong
làm việc cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao ...
- Có niềm tin sư phạm: tin vào bản chất tốt đẹp của con người, tin vào khả
năng GD, tin tưởng và tôn trọng nhân cách của người HS.
- Có lòng yêu nghề, yêu trẻ: lòng yêu nghề, yêu trẻ gắn bó chặt chẽ với nhau,
yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu. Có yêu người mới có cơ sở để yêu nghề.
- Có tình cảm trong sáng và cao thượng: tình cảm này thể hiện ở lòng yêu
nghề, yêu trẻ, hứng thú và nhu cầu làm việc với thế hệ trẻ, yêu thương và đùm bọc
HS, vui sướng với những tiến bộ của HS.
Ngoài ra người GV còn phải có lòng nhân đạo, thái độ công bằng, thái độ
chính trực, giản dị, khiêm tốn, biết tự kiềm chế, kiên trì, tự tin ...
Các phẩm chất của người GV càng toàn diện thì càng đạt hiệu quả GD cao.
* Yêu cầu về tri thức:
Hệ thống kiến thức GV có hai nhóm chính đó là: nhóm kiến thức về môn
học và nhóm kiến thức về hoạt động dạy học và GD:
- Nhóm kiến thức về môn học là những kiến thức về các môn khoa học liên
quan đến môn học, giúp người GV có những hiểu biết rộng về khoa học, sâu về
môn phụ trách giảng dạy.
- Nhóm kiến thức về hoạt động GD và giảng dạy nhằm hình thành những kỹ
năng sư phạm như kỹ năng thiết kế bài học, xây dựng tiến trình bài học...Nhóm kiến
thức này bao gồm những kiến thức về GD học, tâm lý học, phương pháp dạy học.
Bên cạnh hai nhóm kiến thức trên người GV cần có những kiến thức công
cụ, đó là những kiến thức về ngoại ngữ, về phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu khoa học, về logic học...
* Yêu cầu về năng lực sư phạm:
- Các năng lực dạy học:
+ Nắm vững, lựa chọn và tổ chức sắp xếp các trí thức.
+ Lựa chọn, phân loại, phối hợp các phương thức dạy học.
+ Nắm vững đối tuợng giảng dạy.
+ Khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ý tuởng.
+ Linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học.
+ Tổ chức, quản lý, điều khiển HS trong giờ học.
+ Lôi cuốn, thuyết phục HS trong các hoạt động học tập.
+ Biết ứng xử nhanh các tình huống có vấn đề trong lớp học, trong giờ
học.
+ Biết cách hướng dẫn có hiệu quả việc dạy các đối tuợng cá biệt.
- Năng lực GD:
+ Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động GD.
+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GD.
+ Nắm vững đối tượng GD.
+ Khả năng GD HS cá biệt.
+ Biết đánh giá các hoạt động GD và điều chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả
cao hơn, biết thuyết phục, cảm hoá HS để HS tự giác, tích cực tham gia vào các
hoạt động GD. Người GV phải biết bồi dưỡng đội ngũ tự quản để HS tự điều hành
các hoạt động GD, ngoài ra người thầy còn phải biết vận động, lôi cuốn quần chúng
tham gia vào hoạt động GD.
- Năng lực tự hoàn thiện được thể hiện qua:
Việc tự kiểm tra, đánh giá bản thân để bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nghề
nghiệp. Ngoài ra còn phải biết tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung, hoàn thiện về tay
nghề, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phương pháp. Một biểu hiện nữa
của năng lực tự hoàn thiện là công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn.
Các hệ thống năng lực trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn hỗ
trợ nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên năng lực sư phạm.
* Yêu cầu về kỹ năng sư phạm:
Hệ thống kỹ năng sư phạm bao gồm kỹ năng thiết kế, kỹ năng thiết lập mối
quan hệ thuận lợi với HS, kỹ năng quản lý lớp học và kỹ năng triển khai hoạt động
dạy học, GD, kỹ năng nhận thức và nghiên cứu khoa học, kỹ năng hoạt động XH,
kỹ năng tự học [30], [31].
1.3.2.4. Nội dung bồi dưỡng về NVSP cho GV
Nội dung bồi dưỡng GV bao gồm:
* Chính trị, tư tưởng, những quan điểm, đường lối của Đảng, trong đó có
quan điểm đường lối GD; chủ trương chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương; chủ trương chính sách của ngành. Hiệu trưởng cần quan tâm giúp đỡ
GV trong việc phấn đấu vào Đảng.
* Ngoại ngữ, tin học, những kiến thức về khoa học, kĩ thuật, văn hóa,
XH…qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, tạp chí…cần cho
công việc.
* Những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về giảng dạy và GD HS
của GV ở nhà trường phổ thông. Trong đó quan tâm nhiều đến đổi mới phương
pháp giảng dạy, GD HS theo yêu cầu của nền GD tiên tiến, chủ trương thay sách cải
cách GD mới.
* Sức khỏe: nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Hiệu trưởng phải quan tâm
đến thực hiện các chế độ chính sách nghỉ hè, nghỉ phép, khám chữa bệnh, bồi dưỡng
phương pháp rèn luyện sức khỏe [26, tr 71].
1.3.2.5. Các hình thức hoạt dộng bồi dưỡng NVSP cho GV
Thông thường ở trường THPT, GV được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng
để chuẩn hóa hoặc nâng chuẩn; bồi dưỡng cập nhật về NVSP qua hoạt động giảng
dạy thực tiễn tại cơ sở; BDTX theo chu kỳ; bồi dưỡng chuyên đề dành cho GV
mạng lưới; bồi dưỡng thay sách, tập huấn về đổi mới nội dung, phương pháp, CT-
SGK vào dịp hè và tự bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng tập trung ngắn hạn gồm các
nội dung do yêu cầu đổi mới GD. Hình thức bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ dành cho
các lớp tập huấn thay sách, tổ chức chuyên đề cho GV mạng lưới chuyên môn và
BDTX. Hình thức bồi dưỡng tập trung dài hạn, từ xa để đào tạo đạt chuẩn, vượt
chuẩn. Bồi dưỡng tại chỗ là hoạt động tự bồi dưỡng NVSP của GV thông qua giảng
dạy thực tế như dự giờ, chuyên đề, hội thảo bộ môn và tự học.
1.3.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
1.3.3.1. Quan điểm chỉ đạo
* Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010
Một trong những mục tiêu chung của Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010
là: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình GD các cấp bậc học và
trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa
nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới quản lý
GD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển GD. Giải pháp phát triển đội
ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm [2].
* Chỉ thị số 40 -CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và CBQLGD
Trước những yêu cầu mới của sự phát triển GD trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính
chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển GD 2001-2010
và chấn hưng đất nước “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được
chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà
giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
GD để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [7].
Để đạt mục tiêu trên, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo
thực hiện tốt các nhiệm vụ, trong đó có tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà
giáo, CBQLGD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối
về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo,
CBQLGD.
* Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GD Mầm non, GD Phổ thông, GD
Thường xuyên, GD Chuyên nghiệp và các trường, khoa Sư phạm trong năm
học 2007-2008 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT
Gắn kết việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ
Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
với việc thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu
cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD, toàn ngành tiếp tục triển khai quyết liệt
cuộc vận động "hai không".
Đối với nhà giáo và CBQLGD, trọng tâm việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là rèn luyện tư cách, phẩm chất nhà giáo, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm
đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ. Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương sáng về đạo đức và tự học [1].
Tóm lại với những quan điểm chỉ đạo trên thì quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GV phải là hoạt động trọng tâm trong hoạt động quản lý nhà trường phổ
thông. Hoạt động này gắn kết với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả của GD
- ĐT, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để hoạt động này hiệu quả, phù hợp
với quan điểm chỉ đạo thì Hiệu trưởng các trường phổ thông không chỉ là tổ chức
cho GV được tham gia bồi dưỡng, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức nhà giáo,
nâng cao trình độ NVSP mà còn phải có kế hoạch, chế độ, chính sách động viên, hỗ
trợ để GV tích cực tham gia học tập rèn luyện theo tinh thần tự học, sáng tạo.
1.3.3.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
* Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
Đây là một mục tiêu trong hệ thống mục tiêu xây dựng và quản lý tập thể sư
phạm vững mạnh. Mục tiêu này thuộc mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, nhằm
thỏa mãn đặc thù công việc của GV là phải được thường xuyên bồi dưỡng để hoàn
thành nhiệm vụ, đồng thời xây dựng đội ngũ nhà giáo được chuẩn hoá, đảm bảo
chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về GD của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kỳ hội nhập.
* Vai trò của CBQL trong công tác bồi dưỡng NVSP cho GV
- Trước nhất “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu quyết định trong
nhà trường làm cho nó tốt hay xấu” (Phạm Văn Đồng).
- Sau là, hơn ai hết, Hiệu trưởng là người hiểu rõ đặc thù về điều kiện, hoàn
cảnh của đội ngũ GV của trường mình. Vì vậy, bên cạnh sự động viên, khuyến
khích sự tự nỗ lực của GV, với vai trò là người quyết định có thể làm cho nhà
trường tốt hay xấu, Hiệu trưởng, nếu không muốn hoạt động quản lý bồi dưỡng
NVSP cho GV ở trường mình chỉ mang tính hình thức, thì phải đầu tư nghiên cứu
để hiểu biết sâu, rộng vấn đề và tâm huyết thực hiện thì việc bồi dưỡng nghiệp vụ
cho GV mới thực chất và hiệu quả. Muốn vậy, Hiệu trưởng phải giác ngộ sâu sắc về
chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục
tiêu của ngành. Về chuyên môn phải nắm vững hệ thống kiến thức môn học, am
hiểu sâu sắc nội dung GD nắm vững phương pháp GD, các nguyên tắc tổ chức các
quá trình GD, đặc biệt am hiểu công việc của người GV. Hiệu trưởng còn phải nắm
vững khoa học và nghệ thuật quản lý để có thể vạch ra được phương hướng chiến
lược, xây dựng được chương trình hoạt động của nhà trường. Với vai trò của mình,
người Hiệu trưởng còn phải biết suy nghĩ về những nhu cầu cần thiết trong quá trình
xây dựng phát triển nhà trường. Bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ đến HS, phải quan
tâm đến nhu cầu của GV, đặc biệt là nhu cầu phát triển nghề nghiệp. Sự phát triển
nghề nghiệp của GV sẽ tạo cơ sở phát triển niềm tin và thái độ [26, tr 36].
* Nguyên tắc bồi dưỡng GV
- Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và các nhiệm vụ
đặt ra từ thực tiễn.
- Thu hút GV và cán bộ lãnh đạo vào các loại hình học tập và tự học.
- Tận dụng thành tựu mới của Khoa học GD và kinh nghiệm tiến tiến trong
việc bồi dưỡng. Chú ý nhu cầu bồi dưỡng của từng thành viên [26, tr 71].
* Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
- Quản lý bồi dưỡng NVSP qua thực tế công tác của GV.
- Quản lý bồi dưỡng NVSP qua việc tổ chức học tập có hệ thống.
- Quản lý tự bồi dưỡng NVSP của GV.
- Quản lý Kiểm tra – Đánh giá GV và HS.
- Cải tiến quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP của GV.
1.3.3.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV bậc THPT
- Hoạch định hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV:
Hoạch định là một quá trình gồm các bước: dự báo, xác định mục tiêu, xây
dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
Dự báo là công việc bắt đầu của chức năng hoạch định. Nó có nhiệm vụ tìm
ra hướng hoạt động và phát triển của đội ngũ GV, có ý nghĩa định hướng, giúp con
người thoát khỏi tư duy kinh nghiệm, trực giác và là một trong những căn cứ quan
trọng làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
kế hoạch.
Dựa vào kết quả dự báo người quản lý sẽ xác định được mục tiêu quản lý
hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV xác đáng cũng như xây dựng chuẩn NVSP phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Dự báo càng chính xác bao
nhiêu thì mục tiêu càng xác đáng và kế hoạch càng khả thi bấy nhiêu.
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng NVSP cho GV theo kế hoạch của nhà
trường:
+ Tổ chức cho các tổ chuyên môn thực hiện thao giảng, dự giờ, hội thảo
chuyên đề, hội thi GV giỏi NVSP, viết sáng kiến kinh nghiệm…Hướng dẫn, tạo
điều kiện cho đội ngũ GV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là vừa là yêu cầu
nhiệm vụ vừa là nhu cầu học hỏi thực tiễn để nâng cao trình độ NVSP của người
GV.
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về NVSP do các
chuyên viên ĐHSP giảng dạy theo thỉnh giảng của nhà trường dựa vào nhu cầu học
tập thực tiễn của GV.
Dựa theo khảo sát nhu cầu và thông qua tổng kết, đánh giá về GV, Hiệu
trưởng sẽ biết được các NVSP nào cần bồi dưỡng cho GV trường mình. Từ đó sẽ có
kế hoạch cụ thể, thỉnh giảng các chuyên gia có kinh nghiệm về trường giảng dạy.
Với cách làm như vậy Hiệu Trưởng phải tổ chức lấy ý kiến bồi dưỡng NVSP, chủ
động kinh phí mà điều này thì khó thực hiện nên các trường THPT ở huyện ít thực
hiện.
+ Tổ chức cho GV tự học để tự bồi dưỡng NVSP.
Nhu cầu tự bồi dưỡng của GV là rất cao và họ cũng có khả năng tự nghiên
cứu nhằm thoả mãn nguyện vọng được mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ NVSP
phục vụ giảng dạy. Các trường THPT thường tạo điều kiện về CSVC, tài liệu, trang
thiết bị, kỹ thuật để GV tự học. Tuy vậy, việc chuẩn bị đầy đủ đến mức độ nào là
phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường.
- Tổ chức cho GV tham gia bồi dưỡng NVSP theo kế hoạch của Sở, địa
phương:
+ Tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao trình độ về NVSP do Sở, địa phương tổ chức vào dịp hè như các lớp tập huấn
đổi mới CT- SGK, phương pháp giảng dạy, phân ban, chính trị. Các lớp chuyên đề
cho GV mạng lưới, các lớp BDTX…
Là hoạt động trọng tâm của trường vào dịp hè, nên Hiệu trưởng thường tổ
chức cho GV được tham gia tập huấn đầy đủ, thực hiện chế độ học tập, sắp xếp thời
gian tập huấn để GV được học tập, nghiên cứu nội dung tập huấn. Tổ chức các lớp
học bồi dưỡng chính trị hè là hoạt động thường xuyên. Thông qua các lớp học này
GV sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, nắm bắt được các chủ trương chính sách cần thiết
của Đảng, Nhà nước của ngành để vận dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của
nhà trường.
+ Tạo điều kiện cho GV học tập đủ chuẩn, vượt chuẩn đào tạo.
Hoàn thiện đội ngũ GV nhà trường, trong đó có việc nâng chuẩn cho GV để
đạt và vượt chuẩn yêu cầu. Theo Luật GD, GV giảng dạy ở trường THPT phải có
bằng tốt nghiệp trường ĐHSP hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi
dưỡng NVSP. Ngoài ra theo Chiến lược phát triển GD đến năm 2010, GV THPT
đạt 10% trình độ thạc sĩ. Hiện tại, Hiệu trưởng các trường THPT thực hiện theo chỉ
tiêu đào tạo phân bổ từ Sở GD – ĐT và nhu cầu của GV, bộ môn.
- Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng NVSP của GV:
+ Chỉ đạo việc bồi dưỡng NVSP gắn với việc thực._.u quả CSVC đang có, dùng chính CSVC của trường làm cơ sở thực hành
bồi dưỡng cho GV, các tiết học hàng ngày là tiết giảng viên có thể dùng làm tiết dạy
mẫu. Tăng cường khai thác ứng dụng CNTT vào hoạt động bồi dưỡng như khai thác
thông tin trên mạng, mở trang web đóng góp tài liệu NVSP, sưu tầm trao đổi tài liệu
của trường khác, tập hợp hệ thống, biên soạn những “kiến thức NVSP” theo chủ đề
để dễ sử dụng. Thành lập thư viện NVSP của trường cho Hội đồng Nghiên cứu - Tư
vấn NVSP GV làm việc tuyển chọn từ tủ sách chung của nhà trường, có sự đóng
góp từ GV và HS. Nghiên cứu sắp xếp tài liệu sách báo, băng đĩa, kỹ thuật chuyên
ngành theo chủ đề ứng với NVSP cần bồi dưỡng cho GV phù hợp với hình thức tự
bồi dưỡng. Nguồn tài liệu còn là những sáng kiến chọn lọc từ các hội thi GV giỏi
NVSP hàng năm. Một cách làm ít tạo áp lực cho GV về thi cử là mỗi tổ sẽ đăng ký
đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm về NVSP, về tự học NVSP với Hội đồng Nghiên
cứu -Tư vấn NVSP cho GV. Những sáng kiến hay sẽ được đánh giá, ghi nhận giá
trị, làm nguồn tư liệu để GV tham khảo khi tham dự các hội thi GV dạy giỏi các
cấp, được khen thưởng và phổ biến học tập vào dịp 20/11 hàng năm.
3.5.3. Tài lực
Kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý bồi dưỡng NVSP GV bao gồm kinh
phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, GV cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ GV tham gia
các lớp bồi dưỡng NVSP theo nhu cầu, theo triệu tập của Sở GD-ĐT và tự bồi
dưỡng. Trong đó ngoại trừ kinh phí hỗ trợ GV tham gia các lớp bồi dưỡng NVSP
theo triệu tập của Sở GD-ĐT thực hiện theo chế độ hiện hành thuộc ngân sách nhà
nước còn lại Hiệu trưởng phải tự chủ động kinh phí nhà trường. Nguồn kinh phí này
khá lớn Hiệu trưởng phải có kế hoạch phát triển tài lực khả thi thì việc thực hiện kế
hoạch quản lý bồi dưỡng NVSP GV mới khả thi. Vì thế, biện pháp phát triển tài lực
đầu tư hoạt động quản lý bồi dưỡng NVSP GV là huy động, đầu tư mở rộng, có
trọng điểm. Tập trung đầu tư cho bồi dưỡng CBQL, GV cốt cán và tự bồi dưỡng của
GV.
Hiện nay hầu hết các trường THPT đều có Hội Khuyến học trường, Ban Đại
diện cha mẹ HS, chính quyền địa phương hỗ trợ hoạt động nhà trường. Ngoài ra nhà
trường còn có các dịch vụ của nhà trường. Ưu tiên phát triển dịch vụ và Hội khuyến
học trường đầu tư kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng là giải pháp cơ bản, tranh thủ
hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ, chính quyền địa phương là biện pháp hỗ trợ. Từ
ngày 01/01/2008 hiệu lực thi hành Nghị định 43/2006 NĐ-CP ngày 25-4-2006 tự
chủ tài chánh cho các trường THPT của huyện thuộc TP Cần Thơ được thực hiện, là
điều kiện thuận lợi để Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch kinh phí chủ động hơn trong
quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT. Có thể thực hiện giải
pháp cơ bản huy động tài lực như sau:
- Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học của trường vừa tăng thêm thu nhập
cho GV, cho nhà trường vừa có thể tham gia giáo dục cho cộng đồng, tạo điều kiện
cho GV, HS tự bồi dưỡng.
- Hội Khuyến học của trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội, các GV, phụ
huynh trường là thành viên. Quỹ hội hàng năm khá lớn, do các thành viên đóng góp
nhằm phục vụ cho các hoạt động khuyến học của trường trên cơ sở tự nguyện. Sử
dụng một phần quỹ này vào hoạt động bồi dưỡng NVSP GV là Hiệu trưởng đã thực
hiện đúng quy chế và sử dụng quỹ hội có ý nghĩa.
- Các giải pháp hỗ trợ là Hiệu trưởng cần tăng cường tuyên truyền, phối hợp
với Ban đại diện cha mẹ HS, tham mưu cho Ủy Ban Nhân dân các cấp địa phương
để tạo nên sự đồng thuận tích cực cho hoạt động. Làm rõ vai trò hỗ trợ cần thiết của
các bộ phận này trong hoạt động quản lý bồi dưỡng NVSP GV trong việc nâng cao
chất lượng GD nhà trường, địa phương.
3.6. Phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV trường THPT là hệ thống con
thuộc hệ thống các bộ phận, ngành chức năng có quan hệ mật thiết với nhau, tương
tác theo những cơ chế nhất định với mục tiêu thống nhất. Vì vậy, hiệu quả của hoạt
động bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT là tùy thuộc vào cơ chế phối hợp
của cả hệ thống. Một cơ chế phối hợp thích hợp là sự tương tác của các bộ phận, sẽ
tạo nên sự hợp lực, hỗ trợ thêm cho từng bộ phận chủ động, độc lập hơn khi thực
hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu bộ phận và và mục tiêu chung đã định.
Trong điều kiện hiện nay, các trường THPT là cấp GD cơ sở. Với vai trò, vị
trí của mình các trường THPT cần xem sự phối hợp với cấp quản lý cao hơn là
không phải chỉ thực hiện đúng theo chỉ đạo của cấp trên mà còn là “Sắp xếp để
cùng tiến hành theo một mục đích” nên Hiệu trưởng cần tăng cường tính chủ động
nhiều hơn để vừa có thể thực hiện tốt kế hoạch chung của Sở GD – ĐT vừa tranh
thủ được sự hỗ trợ của cấp trên để thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GV
ở trường mình. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần tích cực tham mưu cho lãnh đạo Sở, hỗ
trợ về chỉ đạo, kinh phí, CSVC cho việc thực hiện bồi dưỡng theo nguyện vọng, nhu
cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng NVSP của GV qua kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó
Hiệu trưởng cũng phải tranh thủ được với các trường ĐHSP hợp đồng giảng viên,
chủ động được nguồn giảng viên giỏi về thỉnh giảng ở trường. Tham mưu cho các
cấp Ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền ở địa phương tạo dựng môi trường sư phạm
cộng đồng thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng NVSP GV. Tại trường Hiệu trưởng
chú ý bồi dưỡng thái độ hợp tác tích tích cực của GV, HS và phụ huynh bằng các
chế độ chính sách, điều kiện hỗ trợ về môi trường bồi dưỡng, tinh thần, vật chất.
Công tác “XH hóa về GD”, “XH học tập” là một chủ trương lớn của Đảng
mà ngành GD đang đẩy mạnh thực hiện. Việc phối hợp các tổ chức XH, địa phương
vào việc quản lý bồi dưỡng NVSP GV vì lợi ích GD chung cho cả nhà trường và địa
phương sẽ là sự hợp lực mở rộng hơn môi trường sư phạm cho GV thực hiện bồi
dưỡng NVSP, làm tăng thêm nội lực của nhà trường. Tuy nhiên việc làm này rất
khó đòi hỏi Hiệu trưởng phải có khả năng về công tác XH, có khả năng thuyết phục,
tuyên truyền vận động, lôi kéo các tổ chức XH cùng tự giác thực hiện hỗ trợ nhà
trường tích cực hợp lý.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua thực trạng quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường
THPT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt có thể rút ra nhận định như sau:
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP của Hiệu trưởng đã đạt được
một số kết quả khích lệ thể hiện qua trình độ chuyên môn đào tạo của hầu hết GV
đều đạt chuẩn. Hàng năm, GV được bồi dưỡng chính trị, tập huấn thay sách vào dịp
hè, sinh hoạt chuyên đề mạng lưới GV chuyên môn cốt cán, GV đi học đạt, vượt
chuẩn. Tại trường GV được bồi dưỡng NVSP thường xuyên qua giảng dạy thực tế,
thao giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề bộ môn, tài liệu sách báo...Tuy nhiên, vẫn
còn một số tồn tại khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả
của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV:
- Dù lãnh đạo của 02 huyện rất quan tâm đề ra quyết sách phát triển địa
phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng phát triển GD
nhưng cơ bản Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt vẫn là 02 huyện nông nghiệp đang phát triển
còn nhiều khó khăn. GD phổ thông đang trong giai đoạn phát triển mở rộng về quy
mô nhưng CSVC, trường lớp còn tạm bợ, thiếu thốn, các trường THPT chưa đáp
ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy của HS và GV. Khoảng cách từ các huyện
nhất là huyện Vĩnh Thạnh đến trung tâm TP. Cần Thơ xa đến 80 km nên việc GV
phải tập trung lên TP. Cần Thơ bồi dưỡng NVSP là khá bất tiện và tốn kém. Vì vậy
Hiệu trưởng cần tham mưu cho lãnh đạo các cấp đầu tư chuẩn hoá CSVC, trường
lớp, ưu tiên cho loại hình bồi dưỡng tại chỗ trong kế hoạch quản lý hoạt động bồi
dưỡng NVSP của trường.
- Số GV/lớp của 02 huyện chỉ là 1,66-1,68, chưa đủ so với qui định theo
thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 là 2,25. Như
vậy, GV sẽ phải làm việc nhiều hơn so với qui định, khó còn thời gian nhiều để tập
trung bồi dưỡng thêm về NVSP. Nội dung bồi dưỡng NVSP các trường THPT của 2
huyện hàng năm chỉ chủ yếu xoay quanh bồi dưỡng theo kế hoạch chung của Sở và
địa phương. Tỷ lệ GV có trình độ chuyên môn vượt chuẩn không cao nên sẽ hạn chế
việc tuyển chọn GV khoa học cốt cán làm hạt nhân cho phong trào bồi dưỡng
NVSP cho trường. Phong trào tự bồi dưỡng còn tự phát. Quy trình bồi dưỡng NVSP
cho GV các trường chỉ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng
chưa thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hàng năm...Vì thế cải thiện chế độ làm
việc cho GV, xây dựng, thực hiện, kiểm tra đánh giá kế hoạch bồi dưỡng riêng của
trường, phát triển đội ngũ GV có trình độ vượt chuẩn làm nồng cốt cho phong trào
tự bồi dưỡng có hướng dẫn là việc cơ bản của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP của Hiệu trưởng .
- Phần lớn nội dung NVSP mà GV được đào tạo ở trường sư phạm chưa đáp
ứng so với yêu cầu thực tế, ngoại trừ những NVSP GV đã tự tích cực bồi dưỡng
thêm ở trường THPT. Một trong những nguyên nhân là do quá trình thực tập ở
trường THPT chưa đủ để sinh viên sư phạm vào nghề vững vàng vì thời gian, thời
lượng tiết thực tập chưa hợp lý, do năng lực yếu kém của sinh viên, sự thiếu nhiệt
tình, kém cỏi của một vài GV hướng dẫn… Từ đó cho thấy công tác quản lý hoạt
động bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT là cần chú ý nhiều hơn đến công tác
quản lý thực tập của sinh viên ở trường THPT, xem trọng quản lý tự bồi dưỡng của
GV.
- Các kỹ năng cơ bản, quan trọng của hoạt động giảng dạy, GD như thiết kế
bài học, phân tích chương trình, dạy HS yếu kém, ứng dụng CNTT vào giảng dạy,
các kỹ năng phối hợp về XH, tập thể... GV còn gặp nhiều khó khăn, sẽ tạo nên tâm
lý chưa yên tâm, thiếu tự tin cho GV. Thế nhưng, mức độ nhận biết của CBQL về
vấn đề này thì chưa thật sự đầy đủ nên tác động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng GD của trường, lợi ích của HS. Trong công tác quản lý hoạt động bồi
dưỡng NVSP cho GV cần đi sâu vào việc nắm bắt kịp thời, sâu sát, cụ thể hơn
những trở ngại về kỹ năng NVSP của GV để trước hết là hỗ trợ kịp thời về tinh thần
cho GV, sau là đưa việc bồi dưỡng NVSP đi vào trọng tâm, thực tế.
- Hầu hết các kỹ năng NVSP GV được bồi dưỡng chỉ ở mức độ trung bình
khá, chưa đồng đều. Những kỹ năng hỗ trợ giảng dạy, GD HS yếu kém, mở rộng
thêm kiến thức như tin học, ngoại ngữ, rèn luyện sức khoẻ, GV ít được bồi dưỡng.
Với cách bồi dưỡng này GV có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng khó có hiệu quả
cao, khó thúc đẩy được tự học, tự bồi dưỡng. Thực hiện bồi dưỡng các NVSP của
CBQL còn mang tính hình thức, thời gian, phương pháp bồi dưỡng chưa phù hợp
nên dù nhiều NVSP được tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nhưng GV vẫn đánh giá
được bồi dưỡng rất thấp. Nhiều NVSP rất cần trong hiện tại nhưng GV còn rất
thiếu, yếu, khó tự bồi dưỡng ở môi trường nông thôn. Nhu cầu được bồi dưỡng các
NVSP này rất cao nhưng mức độ bồi dưỡng và mức độ nhận biết nhu cầu của
CBQL lại không cao. Như vậy có thể thấy việc thực hiện bồi dưỡng NVSP cho GV
của CBQL chưa đạt hiệu quả cao vì chỉ mới dừng lại ở mức độ đáp ứng nhiệm vụ
trước mắt của nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, nguyện vọng
của GV. Cần xem trọng hơn nhu cầu của cá nhân kết hợp với nhiệm vụ, xem xét
đến điều kiện, hoàn cảnh khó khăn thực tế của tự bồi dưỡng là nguyên tắc quan
trọng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP của GV.
- Các đánh giá chưa đầy đủ về giá trị ứng dụng của những kỹ năng liên quan
đến CNTT trong giảng dạy của GV là do GV thực hiện tự bồi dưỡng chưa đầy đủ,
vẫn còn một bộ phận GV bỏ qua. Và cũng vì phần lớn GV tự bồi dưỡng không có
hướng dẫn, không theo chuẩn thống nhất nên trình độ đạt được không đồng đều,
kiến thức chưa hệ thống, CSVC lại khó khăn chưa đảm bảo cho việc triển khai ứng
dụng nội dung bồi dưỡng. Cho nên, quản lý tự bồi dưỡng NVSP cần được thực hiện
theo trình tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, hệ thống, theo chuẩn thống nhất. CSVC
phải đáp ứng cho cả phần triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng. Quan tâm khắc
phục tâm lý ngại khó của GV.
- Ý kiến của HS về đặc điểm của một GV có khả năng dạy học tích cực và
mức độ nhận biết của CBQL chưa có sự phù hợp cao. Trong khi HS quan tâm nhiều
đến phương pháp dạy học dễ hợp tác, trình độ chuyên môn và khả năng mở rộng
kiến thức của GV thì CBQL lại quan tâm nhiều đến giờ giấc, khó khăn về
CSVC…Và cũng tương tự như vậy đối với ý kiến về phẩm chất của người GV có
khả năng dạy học hiệu quả theo HS cao nhất là phải thật sự yêu nghề, CBQL thì tập
trung vào kỹ năng đánh giá HS. Nếu nhận định của HS là sát thực thì công tác quản
lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV có khả năng dạy học tích cực và hiệu quả sẽ
khó đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, ý kiến đánh giá của GV và HS có thể chưa hoàn toàn sát thực nhưng
GV và HS là đối tượng trực tiếp, gián tiếp, là kết quả của công tác quản lý của Hiệu
trưởng nên ý kiến của họ chính là hiện thực khách quan mà CBQL cần phải chú
trọng. Ý kiến của HS sẽ tạo ra một điểm nhấn khác biệt để người CBQL nhìn nhận
nhiệm vụ của mình bao quát, thấu đáo hơn. Theo đánh giá trên, cốt lõi của vấn đề là
công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV không phải là đáp ứng nhiệm
vụ nhất thời, chủ quan của các cấp quản lý mà là thực hiện theo khách quan nhu
cầu, nguyện vọng của GV, HS về nâng cao NVSP cho GV phù hợp với nhiệm vụ,
chất lượng GD. Việc CBQL cần tham khảo thêm ý kiến của nhiều đối tượng liên
quan như GV, HS, PHHS …sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GV ở trường THPT càng sát thực, đi sâu vào chất lượng.
Vì trường THPT là cơ sở GD thuộc cấp quản lý GD thấp nhất, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Sở GD-ĐT. Hoạt động quản lý bồi dưỡng NVSP GV lại cần sự
phối hợp của nhiều ban ngành, trường ĐHSP… nên để các giải pháp trên khả thi có
thể đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản mạnh mẽ từ nhiều phía.
Tác giả xin có một số kiến nghị sau.
Cấp quản lý là Sở GD-ĐT
- Tăng cường quyền tự chủ cho Hiệu trưởng gắn với tự chịu trách nhiệm
cao trong công tác quản lý hoạt động NVSP cho GV ở các trường THPT. Tạo điều
kiện cơ sở pháp lý cho các trường THPT được phép thành lập các bộ phận chuyên
trách hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP GV.
- Song song với việc tăng cường chuẩn hóa trình độ quản lý cho tất cả Hiệu
trưởng THPT, phối hợp với trường ĐHSP thẩm định trình độ quản lý của cho các
Hiệu trưởng .
- Thực hiện chỉ đạo hướng dẫn các trường THPT về xây dựng kế hoạch
theo chủ trương đường lối chính sách liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GV.
- Hỗ trợ CSVC và kinh phí cần thiết thuê chuyên gia các tổ chức kiểm định
cho các trường THPT trong việc kiểm định đánh giá chất lượng GD, trình độ NVSP
cho GV, xây dựng chuẩn đánh giá trình độ NVSP GV THPT và một phần kinh phí
bồi dưỡng NVSP cho GV theo nhu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
Các trường ĐHSP
- Đầu tư và xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu, tư vấn, giám định
kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV. Hỗ trợ tích cực thực hiện bồi dưỡng
NVSP cho Hiệu trưởng và GV THPT.
- Thực hiện cải tiến nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi
dưỡng GV cho phù hợp với từng loại hình bồi dưỡng và xu thế đổi mới của GD phổ
thông.
- Quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn với trường THPT về công tác thực
tập sư phạm của các giáo sinh.
- Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa công tác tuyển sinh các loại hình đào
tạo sư phạm, đặc biệt là sau đại học để chấn chỉnh nâng cao dần chất lượng GV sau
đại học.
Các trường THPT
- Hiệu trưởng phải thường xuyên nâng cao trình độ quản lý, tham gia các
lớp đào tạo vượt chuẩn, bồi dưỡng đạt chuẩn quản lý nếu trình độ chưa đạt chuẩn.
- Cố gắng xây dựng và thực hiện được kế hoạch bồi dưỡng NVSP của
trường một cách chủ động, hiệu quả. Xem trọng cải tiến.
- Tổ chức cho tất cả thành viên trong các bộ phận chuyên trách bồi dưỡng
NVSP GV của trường được bồi dưỡng đạt trình độ thực hiện tốt công việc của
mình.
- Tham mưu với Sở GD-ĐT, đáp ứng về CSVC cho hoạt động bồi dưỡng
NVSP của GV.
- Tổ chức đánh giá, phân loại trình độ NVSP GV chính xác. Hợp tác, chỉ
đạo thực hiện hiệu quả công tác thẩm định trình độ NVSP cho GV theo hướng giúp
GV có thể tự đánh giá được trình độ NVSP và tự chấn chỉnh qua tự đánh giá, xây
dựng được chương trình, nội dung NVSP GV có nhu cầu bồi dưỡng.
- Quan tâm hướng dẫn GV lập kế hoạch, nội dung, phương pháp tự bồi
dưỡng NVSP của GV. Chú trọng hiệu quả thực hành bồi dưỡng trong việc thực tế.
Xác định chuẩn tự bồi dưỡng NVSP cho GV, gắn chặt với công tác kiểm tra, đánh
giá, tư vấn để thúc đẩy trình độ NVSP cho GV. Ưu tiên cho các GV chưa đạt chuẩn.
- Huy động và phối hợp được các nguồn lực trong và ngoài trường đủ để
thực hiện đầy đủ quyền lợi cho mọi thành viên tham gia công tác bồi dưỡng NVSP
GV.
GV THPT
- Tập trung nghiên cứu sâu nhiệm vụ và NVSP để nắm vững yêu cầu về
chức năng, nhiệm vụ GV và yêu cầu về trình độ NVSP thời kỳ hội nhập.
- Biết cách tự học sáng tạo và xem tự học là niềm vui.
- Chủ động tự đánh giá về NVSP của mình so với yêu cầu thực tế. Đăng ký
nhu cầu bồi dưỡng NVSP. Đối với các lớp tập huấn chung của Sở GD-ĐT cần sưu
tầm nghiên cứu thêm tài liệu tập huấn.
- Tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn, thực hiện chuyên đề. Cố gắng
tìm cách nâng cao trình độ NVSP của bản thân, vận dụng các nội dung bồi dưỡng
vào công việc. Hứng thú tham gia công tác cải tiến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng
NVSP.
PHHS và chính quyền địa phương
- Hiểu rõ nhiệm vụ phối hợp của mình đối với nhà trường.
- Nhiệt tình phối hợp với nhà trường vì yêu cầu nâng cao chất lượng GD
của nhà trường và địa phương.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý.
CSVC : Cơ sở vật chất.
CT – SGK : Chương trình – Sách giáo khoa.
ĐHSP : Đại học sư phạm.
GD : Giáo dục.
GD – ĐT : Giáo dục – Đào tạo.
GV : Giáo viên.
HS : Học sinh.
NVSP : Nghiệp vụ sư phạm.
THPT : Trung học phổ thông.
THCS : Trung học cơ sở.
XH : Xã hội.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
PHHS : Phụ huynh học sinh.
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý ...................................................................................17
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ được đào tạo, bồi dưỡng những
nội dung NVSP......................................................................................38
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng của việc đào tạo, bồi dưỡng
những nội dung NVSP...........................................................................39
Bảng 2.3. Đánh giá khó khăn/thuận lợi gì về kỹ năng NVSP trong
quá trình giảng dạy của GV...................................................................40
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ nhận biết khó khăn/thuận lợi của các cấp
quản lý về kỹ năng NVSP trong quá trình giảng dạy của GV ..............42
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng liên quan đến
việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường ..............................44
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ nhận biết việc thực hiện kỹ năng liên
quan đến việc phối hợp các lực lượng trong trường của
các cấp quản lý ......................................................................................45
Bảng 2.7. Đánh giá những kỹ năng NVSP của GV được bồi dưỡng ...................46
Bảng 2.8. Đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng NVSP
cho GV của các cấp quản lý ..................................................................48
Bảng 2.9. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng những kỹ năng NVSP của GV................50
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ nhận biết nhu cầu bồi dưỡng
NVSP của các cấp quản lý.....................................................................52
Bảng 2.11. Mức độ đánh giá kỹ năng NVSP liên quan đến CNTT..........................54
Bảng 2.12. Đánh giá những đặc điểm cần có của một GV có
khả năng dạy học tích cực .....................................................................55
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ nhà quản lý nhận biết những đặc điểm
cần có của một GV có khả năng dạy học tích cực ................................57
Bảng 2.14. Đánh giá những phẩm chất cần được hình thành
của một GV giảng dạy hiệu quả ............................................................59
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ nhà quản lý bồi dưỡng những phẩm
chất cần được hình thành của một GV giảng dạy hiệu quả...................61
Bảng 2.16. Đánh giá những phẩm chất cần được hình thành
của một GV làm công tác chủ nhiệm hiệu quả .....................................64
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ nhà quản lý bồi dưỡng những phẩm
chất cần được hình thành của một GV làm công tác
chủ nhiệm hiệu quả................................................................................65
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .................................................................................4
1.1.1. Một số tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVSP cho GV THPT trong nước. ...............................................................4
1.1.2. Một số tài liệu về quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
ở nước ngoài. ...............................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................11
1.2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, XH của 02 huyện
Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt. ...........................................................................11
1.2.2. Yêu cầu phát triển GD - ĐT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt. ......13
1.2.3. Một số thông tin về GD THPT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt ...14
1.2.4. Một số thông tin về hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV các trường
THPT của 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt. .........................................15
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài. ...................................................................................15
1.3.1. Một số khái niệm. .....................................................................................15
1.3.2. Hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV. .......................................................21
1.3.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV............................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GV CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC
TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN THUỘC TP. CẦN THƠ HIỆN NAY
2.1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu.......................................................36
2.2. Thực trạng quản lý theo đánh giá của GV và CBQL.......................................38
2.3. Thực trạng quản lý theo đánh giá HS ..............................................................55
Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GV CỦA HIỆU
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN THUỘC TP. CẦN
THƠ HIỆN NAY
3.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa của mối quan hệ Nhiệm vụ - Bồi
dưỡng NVSP – Tự học – Chất lượng GD ......................................................67
3.2. Tăng cường công tác tổ chức-hành chính. .....................................................70
3.3. Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý trường học ............................72
3.4. Tạo động lực cho GV tham gia tích cực hoạt động bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng NVSP ..................................................................................................77
3.5. Phát triển các nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng NVSP GV........81
3.6. Phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV .................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, phòng KHCN sau Đại học
và các phòng chức năng liên quan, các thầy cô khoa Tâm lý GD của trường
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.
- Ban lãnh đạo Sở GD-ĐT Cần Thơ, quý thầy cô Ban Giám hiệu, tập
thể giáo viên và học sinh của các trường THPT Thạnh An, THPT Thốt Nốt,
THPT Trung An, THPT BC Thạnh An và THPT BC Thốt Nốt đã tạo điều
kiện hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin, tài liệu nghiên cứu luận văn.
- Bạn bè, những người đã giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn.
- Cuối cùng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy,
PGS.TS Đoàn Văn Điều đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tác giả thực
hiện và hoàn tất luận văn.
Tác giả,
Ngô Lam Thuần.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Văn Điều. Các số liệu và kết quả trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ GD-ĐT( 2007), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các
trường, khoa sư phạm trong năm học 2007-2008.
2. Bộ GD-ĐT (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
3. Bộ GD-ĐT (2000), Dự án Việt – Bỉ Hỗ trợ học từ xa Nghiệp vụ sư phạm: 4 kỹ
năng cơ bản, Hà Nội).
4. Bộ GD-ĐT ( 2007), Điều lệ trường phổ thông, Hà Nội.
5. Bộ GD-ĐT ( 2006), Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên
cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.
6. Bộ GD-ĐT (2007), Tài liệu hội nghị sơ kết một năm thực hiện đổi mới Chương
GD THPT, Hà Nội.
7. Chỉ thị số 40 -CT/TW Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Chấp hành Trung ương
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục.
8. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2008), Một Số Kết Quả Về Khảo
Sát Thực Trạng Hoạt Động Nghề Nghiệp Và Đánh Giá Giáo Viên Trung
Học Phổ Thông, Tạp chí Giáo dục, số 190.
9. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
10. Thông tư 07/2004/TT-BD-ĐT.
11. SGGP (2007), Hội nghị giao ban “hai không” các tỉnh, thành ĐBSCL, Giao
viên là khâu đột phá, Tài liệu internet, Cập nhật ngày 09/10/2007 lúc 01:
24 (GMT + 7).
12. UBND, Sở GD-ĐT tp Cần Thơ (2005), báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quyết
định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 của chính phủ về “Xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005 – 2010”, Cần Thơ.
13. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Cảnh Chất (2004), Tinh Hoa Quản Lý, Nxb Lao động, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Châu, Những Vấn Đề Cơ Bản Về Chương Trình Và Quá Trình
Dạy Học, Nxb Giáo Dục
16. Nguyễn Hữu Châu (1999), Về định hướng chiến lược GD đầu thế kỷ 21 của một
số nước trên thế giới, Viện khoa học GD.
17. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học về quản
lý giáo dục, Trường CBQL xuất bản, Hà Nội .
18. Võ Hoàng Chương (2003),“Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm tp Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội 1997.
20. Trần Thị Tâm Đan (2006), “Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề”
Tài liệu trên mạng Internet cập nhật vào thứ ba, 07 Tháng mười một
2006, 10:14 GMT+7.
21. Mạc Thị Việt Hà (2008), “Một số chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên ở
Hàn Quốc”, Tạp chí Giáo dục số 195, kỳ 1-8/2008.
22. Nguyễn Sinh Huy (1998), Một số vấn đề cơ bản về GD THCS, Sách BDTX chu
kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên THCS, NXB GD.
23. Trần Bá Hoành (1999),“Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử
dụng giáo viên trung học ở một số nước”. Tạp chí TTKHGD số 76.
24. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2002), Từ điển
Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
25. Phạm Quang Huân (2007), “Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo
tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể - TQM”, KHGD số 25.
26. Trần Kiểm (1997), Quản lý GD và trường học, Viện khoa học GD, Hà Nội
27. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
giáo dục
28. Lê Hùng Lâm (1997), Khái niệm, định nghĩa, chức năng chính của quản lý,
Nxb Hà Nội.
29. Bùi Thị Loan (2007), “Về công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT hiện
nay”, Tạp chí Giáo dục số176.
30. Ph.N.GÔ NÔ BÔ LIN (1977), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên,
Nxb GD.
31. Hồ Văn Liên (2007), Tổ Chức Quản Lý Giáo Dục. Tài liệu giảng dạy. Đại học
Sư phạm tp Hồ Chí Minh.
32. Lưu Xuân Mới (2007), “Phát triển chuyên môn - nghiệp vụ cho giảng viên đại
học trong thời đại thông tin”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 23.
33. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẳng, Trung tâm Từ điển học,
Hà Nội – Đà Nẳng.
34. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội.
35. RaJa Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của
Châu Á-Thái Bình Dương. Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội, trang 115, 118.
36. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về Giáo Dục Việt Nam, NxB Lao động.
37. Thái Duy Tuyên ( 2001), Tìm hiểu vấn đề năng khiếu ngoại ngữ cho học sinh,
Tạp chí TTKHGD số 85/2001.
38. Nguyễn Như ý, Bộ GD-ĐT trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998),
Đại tự điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- thông tin.
39. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương (2002), Quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
Tiếng Anh
40. Northwest Regional Educational Laboratory (1999), Teacher Evaluation
Method
(14:23 ngay 26/05/2009).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7646.pdf