Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 30 năm ra đời, xây dựng và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN (The Association of South East Asian Nations) đã ngày một lớn mạnh. Từ một ASEAN gồm 5 nước, đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức gồm tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN tháng 7 năm 1995, nhưng trước đó đã có mối quan hệ với từng nước thành viên ASEAN và là quan sát viên của ASEAN từ tháng 7/1992. Với sự chủ động hội nhập khu vực, Việt Nam đã tận dụn

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác ASEAN, góp phần hỗ trợ quan hệ song phương với từng nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, thông qua AFTA, Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Sau 5 năm tham gia ASEAN quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và từng nước thành viên ASEAN đã được mở rộng và đem lại một số hiệu quả nhất định. Giá trị thương mại, đầu tư, các hợp tác kinh tế khác giữa Việt Nam và ASEAN đã củng cố cho tiến trình liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực. Phân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN từ đầu thập kỷ 90, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995), thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, từ đó nêu lên một số triển vọng về quan hệ kinh tế giữa hai bên trong những năm sắp tới là mục đích chủ yếu của khoá luận tốt nghiệp. Cơ sở để thực hiện khoá luận: Kế thừa và nghiên cứu một số công trình khoa học và bài báo, đồng thời trước khi làm khoá luận tác giả cũng có một chuyên đề thực tập 25 trang cùng đề tài này. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong khoá luận là: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu so sánh, có tính đến những nước cụ thể và các giai đoạn phát triển cụ thể. Đóng góp mới của khoá luận: Hệ thống hoá và phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề Việt Nam tham gia vào ASEAN. Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN. Làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với từng nước thành viên ASEAN. Từ đó nêu lên một số đánh giá và những triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN. Kết cấu của khóa luận: Chương I: Quá trình gia nhập ASEAN của Việt Nam. Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN từ 1990 đến nay. Chương III: Đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN. Trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và đặc biệt là sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Tiến Sĩ Hoa Hữu Lân. Nhưng do kiến thức của tác giả còn hạn chế nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên. Tác giả xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM: Kể từ khi tổ chức ASEAN thành lập (năm 1967), quan hệ Việt Nam - ASEAN đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Nhưng đến nay, mối quan hệ Việt Nam - ASEAN đã cải thiện và có những bước tiến phát triển tốt đẹp, nhất là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào tháng 7/1995. Tổ chức ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. S Giai đoạn trước những năm 1975: Giai đoạn này ASEAN coi Việt Nam là đối tác thù địch. Một số nước ASEAN tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Lúc này, trên thế giới diễn ra cuộc chiến tranh lạnh và tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Các nước ASEAN cũng bị tình hình trên tác động mạnh và một số nước, ở những mức độ khác nhau có những dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 do những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực đã buộc các nước ASEAN phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình. Tháng 11/1971, tại Cuala Lămpơ (Malaixia), Bộ trưởng Ngoại Giao các nước ASEAN đã ký tuyên bố ZOPFAN và tìm cách thoát ra khỏi sự dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Sau tuyên bố ZOPFAN, một số nước ASEAN đã bắt đầu thăm dò khả năng quan hệ với Việt Nam trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, quan hệ hai bên lúc này chưa có tiến triển gì đáng kể. Vào cuối những năm 1960 - đầu 1970, ở khu vực diễn ra một số chuyển biến có tính chiến lược, trong đó quan trọng nhất là thất bại trở nên rõ ràng của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Thắng lợi của các nước nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những nhân tố tác động sâu sắc tới cục diện Đông Nam Á buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến lược của mình. Một trong những biểu hiện đầu tiên của quá trình điều chỉnh chiến lược này là tháng 2 - 1969 Thủ tướng Malaixia đưa ra khái niệm trung lập hoá Đông Nam Á. Các nước ASEAN, nhất là những nước có quan hệ chặt chẽ với Mỹ đưa quân vào Việt Nam đã không tán thành khái niệm này. Trong quan hệ với Việt Nam tuyên bố này cũng đánh dấu chấm dứt việc các nước ASEAN ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực ra trước đó, do tình thế thất bại của Mỹ- Nguỵ quyền Sài Gòn, các nước ASEAN đã phải dần dần giảm sự dính líu của mình như: tháng 10- 1969, Philippin công bố kế hoạch rút quân một phần và tháng 12- 1969 đã rút hơn 1000 công dân vụ khỏi Việt Nam; Thái Lan cũng bắt đầu rút 12 nghìn quân khỏi Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn này nói chung hết sức mờ nhạt và chưa có gì đáng kể. S Giai đoạn từ 1975 đến 1990: Thời kỳ này quan hệ Việt Nam - ASEAN có nhiều cải thiện nhưng một số nước ASEAN vẫn hoài nghi về Việt Nam. Bởi sau chiến tranh một số nước ASEAN e ngại Việt Nam sẽ trở thành tiểu bá khu vực. Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng có nhiều cử chỉ thân thiện hơn, tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Về phía Việt Nam cũng bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy nhanh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN. Nhưng đến năm 1979, sau khi xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu, quan hệ song phương của Việt Nam với từng nước ASEAN giảm xuống mức rất thấp. Tại Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 12/1986) một đường lối đổi mới toàn diện được đưa ra, trong đó Việt Nam chủ trương chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ. Thực hiện đường lối này Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia, vấn đề Campuchia đi dần vào giải pháp hoà bình. Trong tình hình đó các nước ASEAN đã bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và hoan nghênh việc Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực . Tuy nhiên, có những chính khách ASEAN hoài nghi về vai trò của Việt Nam ở khu vực bao gồm trên nhiều mặt như: đổi mới kinh tế, về chính trị, đối nội và đối ngoại, cộng với những điều kiện khác biệt về văn hoá, lịch sử, xã hội, đặc biệt là sự khác nhau về tư tưởng, cho nên ASEAN chưa kết nạp một hội viên mới nào có bản chất chính trị - xã hội khác ASEAN. Bên cạnh đó quan điểm của các nước ASEAN rất khác nhau về việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Malaixia và Inđônêxia ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN còn Xingapo và Thái Lan thì không nhất trí. Những thiện chí, mong muốn tham gia ASEAN của Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét. Tháng 1/ 1989, tại Hội Nghị các nhà báo Châu Á - Thái Bình Dương ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “ Việt Nam sẵn sàng gia nhập Hiệp hội các Đông Nam Á “ (1. Phạm Đức Thành. Việt Nam – ASEAN. NXB KHXH, 1996, tr 37. ) S Giai đoạn từ 1990 - 1995: Là thời kỳ tiếp cận và bình thường hoá quan hệ hai bên. Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII (1991) đã khẳng định chủ chương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, trong đó nhấn mạnh việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương, phấn đấu vì một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Đường lối đó đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết Hội Nghị Trung Ương lần thứ III, khoá VII (tháng 6/1992) trong đó nói rõ: “ Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tươnglai “. Sau khi Việt Nam tuyên bố muốn tham gia Hiệp ước Bali (tháng 2/1989), các nước ASEAN đều lên tiếng ủng hộ và ngày 28/1/1992, Hội Nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Xingapo (1992) đã tuyên bố rõ điều đó. Vì vậy, tới ngày 22/7/1992 tại Hôi Nghị lần thứ 25 Bộ trưởng Ngoại Giao các nước ASEAN, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Việc Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN đã thể hiện sự cố gắng không mệt mỏi, với tinh thần “ khép lại quá khứ, hướng tới tương lai “ của các bên, nhằm xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển. Vào thời điểm này, nhận thức của các nước ASEAN về việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN cũng biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau, tuỳ theo lợi ích của mỗi quốc gia. Inđônêxia, Malaixia cho rằng Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung, tham gia ASEAN sẽ có tác dụng chủ yếu trong lĩnh vực hoà bình, an ninh khu vực. Theo các nước này, Việt Nam là một nước lớn thứ hai ở khu vực, là nước láng giềng của Trung Quốc, có tiềm lực quốc phòng mạnh đã từng chiến thắng nhiều nước đến xâm lược... nếu trở thành thành viên của ASEAN sẽ có lợi về an ninh khu vực và Việt Nam sẽ là “ nước đệm “ giữa các nước trong khu vực và các nước ngoài khu vực. Trong khi đó, Thái Lan và Xingapo xem Việt Nam là cơ hội tốt để buôn bán và kinh doanh, đầu tư... Đặc biệt ban lãnh đạo Thái Lan đã thay đổi đường lối đối ngoại với Việt Nam, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay đã làm xuất hiện và tồn tại trên lãnh thổ Đông Nam Á hai quan điểm khác nhau về tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội. Việc buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực sẽ giúp khắc phục tình trạng trên. Nghĩa là qua buôn bán, hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương sẽ hội nhập vào nhau để chỉ còn một Đông Nam Á thống nhất. Quan hệ song phương giữa từng nước ASEAN với Việt Nam không giống nhau, dẫn đến cách nhìn Việt Nam cũng khác nhau. Trong khi đó, ASEAN chưa phải là tổ chức siêu quốc gia chỉ đạo các hội viên, mà chỉ là cơ quan phối hợp các hoạt động của hội viên dung hoà quyền lợi dân tộc giữa các nước hội viên với nhau và quyền lợi dân tộc của từng nước với quyền lợi tập thể của 6 nước, bàn bạc và quyết định công việc theo phương pháp nhất trí. Hiện nay, do tình hình an ninh, kinh tế khu vực Đông Nam Á và thế giới đã biến đổi, ASEAN đang phải đối phó với các vấn đề khác ở tầm vĩ mô quan trọng hơn. Đó là tham gia xây dựng cơ cấu an ninh toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thông qua phát triển, với mục đích đề cao vai trò và uy tín của ASEAN. Ngoài ra, các nước ASEAN mong muốn củng cố chỗ đứng của mình ở APEC, tìm biện pháp để chống bảo hộ mậu dịch, chuẩn bị xây dựng vành đai kinh tế và an ninh. Thời gian qua, các nước ASEAN cũng quan tâm ở đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn. Theo họ nếu Việt Nam chưa có cách xử lý thích hợp liên quan với các nước lớn trong chính sách đối ngoại, tức là Việt nam và ASEAN chưa có cách nhìn nhận, cũng như các biện pháp cụ thể giống nhau đối với các nước lớn, do vậy sự gia nhập ASEAN của Việt Nam chưa được chín muồi. Đối với các nước lớn, các nước ASEAN đặc biệt quan tâm đến thái độ của Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Việc Việt Nam tham gia vào Hiệp ước Bali thể hiện cam kết của Việt Nam với những nguyên tắc được Việt Nam nêu ra trước đó trong chính sách 4 điểm của mình năm 1976. Điều đó cũng làm tăng sự tin cậy của các nước ASEAN và các nước ngoài khu vực đối với Việt Nam. Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển mạnh mẽ cả trong lĩnh vực song phương và đa phương. Thương mạiViệt Nam- ASEAN tăng từ 989 triệu USD năm 1990 lên 2.441 triệu USD năm 1994. Ngày 11/7.1993, ông Gô- Chốc- Tông, Thủ tướng nước Cộng Hoà Xingapo đã trả lời phỏng vấn ASEAN không và sẽ không trở thành một khối quân sự. Thế nhưng, những tham khảo giữa các quan chức quốc phòng và quân sự sẽ tạo ra một môi trường tin cậy lẫn nhau. Một điều tế nhị là ASEAN không muốn trở thành một số nước chống Trung Quốc. Do vậy, ASEAN buộc phải thận trọng khi Việt Nam muốn gia nhập ASEAN. Những ý kiến trên đây cho đến trước Hội Nghị Ngoại trưởng thường kỳ lần thứ 27 của ASEAN được xem là những quan điểm của các nước ASEAN chưa nhất trí để Việt Nam gia nhập ASEAN. Từ năm 1993, ASEAN lập cơ chế họp hiệp thương giữa ASEAN và Việt Nam nhân dịp Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN. Tại Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Xingapo năm 1993, Việt Nam đã được mời tham dự diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF: ASEAN Regional Forum) để bàn về các vấn đè trính trị và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam được coi là trong những nước sáng lập diễn đàn này. Ngoài ra, ASEAN cũng còn mời Việt Nam tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực khoa học- công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá, thông tin và du lịch. Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hợp tác khu vực, nhất là vào ASEAN, từ tháng 2/1993, các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tuyên bố “ Việt Nam sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp “. Tuyên bố này đã được ASEAN, dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại các nước ASEAN tuyên bố “ muốn thấy Việt Nam sớm gia nhập ASEAN ” Với những bước phát triển ngày càng tích cực và thuận lợi trong quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và ASEAN, tháng 4/1994 Chủ Tịch nước Lê Đức Anh trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia đã tuyên bố: “ cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN, Việt Nam đang xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN ” (1. Phạm Đức Thành. Việt Nam - ASEAN. NXB KHXH, 1996, trang 38. ). Điều này cho thấy thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN. Trong thời gian này, các nước thành viên ASEAN đều tuyên bố ủng hộ hoàn toàn việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Các nước ASEAN đều khẳng định sự khác nhau về chế độ chính trị không phải là trở ngại đối với Việt Nam gia nhập ASEAN mà ngược lại còn góp phần phát triển hơn nữa sự hợp tác bên trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc (từ ngày 22-23/7/1994), các nước ASEAN nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Trải qua bao nhiêu giai đoạn phát triển trong quan hệ Việt Nam- ASEAN, đến tháng 7/1994 việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đạt được sự nhất trí từ hai phía. Sau khi Hội Nghị AMM lần thứ 27, Việt Nam đã được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của diễn đàn ARF (ASEAN Regional Forum: Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN) diễn ra ngay sau đó tại Băng Cốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN chỉ còn là thời gian và thủ tục, chứ không phải là vấn đề nguyên tắc và chính sách. Thủ tướng Xingapo Gô - Chốc - Tông cho rằng “có được ASEAN với toàn thể 10 nước thành viên khu vực Đông Nam Á là hãnh diện ”, “ASEAN phải vươn tới đội hình lớn để giành lấy sự kính trọng của thế giới ” ((1) , (2). Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - ASEAN. NXB Thống Kê 1997, trang 36, 37. ). Trong buổi gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Việt Nam với Ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 23/7/1994, Ngoại trưởng Xingapo là G. Gêyacuma phát biểu: “ việc Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Đông Nam Á hoà bình, hợp tác và phồn vinh ” (2). Năm 1994, quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển toàn diện. Trung bình mỗi tháng có 2 cuộc viếng thăm cấp cao giữa hai bên. Cho đến nay có khoảng 40 Hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã được ký kết. Buôn bán hai chiều 6 tháng đầu năm 1994 đạt trên 1 tỷ USD, trong đó cân bằng xuất và nhập. Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam đến hết quý II năm 1994 là 1,433 tỷ USD. Tháng 9/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký quyết định Vụ ASEAN thuộc Bộ Ngoại Giao để phối hợp hoạt động giữa Việt Nam và ASEAN. Ngày 25/4/1994, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội Nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 26 ở Chiềng - Mai (Thái Lan). Tại Hội Nghị này, những vấn đề chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập ASEAN đã được đề cập một cách rộng rãi. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm Uỷ viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao cho biết: chúng ta cần phải tiếp tục tìm hiểu sâu hơn và làm quen hơn nữa với toàn bộ cơ cấu tổ chức, các quy định, thủ tục và cơ chế hoạt động của ASEAN. Điều khá quan trọng là chuẩn bị một đội ngũ đông đảo cấp cao, các ngành có năng lực và có trình độ tiếng Anh đủ để tham gia công việc của các Uỷ ban, thực hiện các dự án và hàng trăm cuộc họp mỗi năm của ASEAN. Ngày 17/10/1994 Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm gửi thư cho Ngoại trưởng Brunây, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ Ban thường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Các nước ASEAN rất hoan nghênh quyết định của Việt Nam và cùng Việt Nam gấp rút chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Ngày 12/1/1995, Bộ trưởng Ngoại Giao Brunây gửi thư chính thức thông báo lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN sẽ được tổ chức nhân dịp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần 28 ở Brunây vào tháng 7/1995. Tại Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 28, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Như vậy, với việc Việt Nam gia nhập ASEAN, quan hệ Việt Nam- ASEAN giờ đây đã bước sang một chương mới: quan hệ giữa các nước thành viên của một tổ chức khu vực ASEAN. Tuy nhiên, để nhanh chóng hoà nhập thực sự vào khu vực, Việt Nam cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động của ASEAN cũng như nâng cao sự hiểu biết của mình về khu vực để việc hợp tác đem lại hiệu quả hơn. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN: Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động tích cực hội nhập khu vực và quốc tế, tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử Đông Nam Á. Với sự chủ động trong công tác hội nhập khu vực, ta đã phát huy các lợi thế trong hợp tác với ASEAN, góp phần nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. Hơn nữa, gia nhập ASEAN, đó chính là yếu tố thúc đầy quá trình hoà nhập của Việt Nam vào thị trường khu vực và thế giới. Nó có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn không chỉ đối với Việt Nam mà cả khu vực. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần vào việc củng cố xu thế hoà bình và hợp tác khu vực, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế và bảo vệ đất nước. Tham gia ASEAN đã bổ trợ cho các mối quan hệ song phương của ta với các nước láng giềng trong khu vực, tăng cường hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, góp phần cải thiện cơ bản và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị hợp tác của nước ta với các nước này. Mặt khác, trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ tay đôi với các nước ngoài ASEAN, các tổ chức quan trọng và khu vực khác, trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội; tham gia các Hiệp định hợp tác của ASEAN với các bên đối thoại như: EU, Canađa, Ôtxtrâylia, ... cũng như hàng trăm các dự án hợp tác cụ thể được các bên đối thoại tài trợ. Thông qua các hình thức hợp tác kinh tế, Việt Nam có thể tiếp cận được những biện pháp quản lý trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm của từng nước như kinh nghiệm của Thái Lan, Philippin về nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nông sản; kinh nghiệm của Malaixia và Xingapo về du lịch, dịch vụ, kinh nghiệm của Xingapo về tổ chức thị trường vốn, kinh nghiệm của Malaixia về chế biến và xuất khẩu khoáng sản... Như vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã thể hiện một sự cam kết mạnh mẽ đối với các mục đích và mục tiêu của ASEAN. Sự cam kết này đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á. Chương II Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN từ 1990 đến nay I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN TỪ 1990 ĐẾN NAY: 1.Ngoại thương Việt Nam với ASEAN: Sau khi tình hình thế giới có những biến chuyển lớn (sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu), với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, thị trường ngoại thương Việt Nam đã có sự chuyển hướng cơ bản: từ thị trường truyền thống là Liên Xô và Đông Âu chuyển sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và một số khu vực, quốc gia khác. Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Kể từ đó, các quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước thành viên trong khu vực phát triển nhanh chóng. Về phương diện mậu dịch tính chung từ 1990 đến nay, buôn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN tăng với tốc độ trung bình là 26,8% và hiện nay chiếm tới 32,4% (tức gần 1/3) toàn bộ kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nếu so với năm 1994, trước khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gấp 2,54 lần về quy mô tốc độ giá trị, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm rất cao, gần 7,7%. Mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1992 - 1995 là 26%, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đến năm 1995 tổng giá trị buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN là 3,490 tỷ USD, chiếm 23,9% tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với thế giới, trong đó kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN với ASEAN lần lượt là 1,12 và 2,378 tỷ USD (Bảng 1). Bảng 1: Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN Năm Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Tổng kim ngạch buôn bán (tỷUSD) Tỷ lệ % so với tổng kim ngạch của Việt Nam với thế giới (%) 1995 1,112 2,378 3,490 23,9 1996 1,364 2,788 4,152 33,4 1997 1,911 3,166 5,077 25,5 1998 2,372 3,749 6,122 29,7 1999 2,463 3,288 5,751 Nguồn: Hội thảo 5 năm Việt Nam tham gia ASEAN, Học Viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội, 20/6/2000. Đến cuối năm 1996, chỉ hơn một năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN thì tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng lên đến 4,152 tỷ USD tương đương với 33,4 % tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với thế giới, tăng gấp 1,2 lần về số tương đối và tăng xấp xỉ 0,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 1995. Riêng về danh mục hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN hàng năm cũng gia tăng nhanh chóng. Từ con số 0 đến nay chúng ta đã có tới 200 mặt hàng được đánh giá là có khả năng tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất sang các nước ASEAN như sau: Với Xingapo: Việt Nam thường xuất các mặt hàng như: thiếc, dầu thô, cao su, hạt tiêu, tôm đông lạnh, cà phê, chè. Ngược lại, Xingapo bán cho Việt Nam: xăng, dầu, thép, phân bón hoá học, xăm lốp ô tô. Với Thái Lan: Việt Nam xuất khẩu: than, thiếc và mua của Thái Lan các mặt hàng: phân bón hoá học, xe gắn máy, tân dược. Với Malaixia: Việt Nam xuất khẩu: gạo, cao su, than và mua các mặt hàng của Malaixia: phân bón hoá học, xăng dầu các loại. Với Philippin: Việt Nam có rất ít các hàng xuất khẩu, chủ yếu là gạo và nhập khẩu: phân bón hoá học. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN chỉ có Xingapo là thị trường tương đối phong phú. Các thị trường còn lại rất đơn điệu về chủng loại mặt hàng. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với từng nước ASEAN. Quan hệ thương mại Việt Nam - Xingapo: Xingapo là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào tháng 8/1973, sau đó đã ký với nhau nhiều hiệp định thương mại và kinh tế. Quan hệ buôn bán giữa hai bên tăng nhanh từ năm 1990 đến nay. Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 112 triệu USD năm 1989 lên tới 691 triệu USD năm 1990 và đạt cao nhất tới 3,517 triệu USD năm 1998, gấp 31,4 lần năm 1989 (Bảng 2). Bảng 2: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapo Đơn vị: triệu USD và % 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số % trong ASEAN 194,5 497,0 691,5 77,8 401,7 821,6 1.223,3 80,5 593,5 1.145,8 1.739,3 67,3 1.250,0 2.032,6 3.322,6 69,7 1,080 2,437 3.517 57,4 822 1,883 2.705 47,0 Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Hà Nội, 1999. Trong giai đoạn 1990 - 1998 kim ngạch buôn bán giữa hai nước liên tục tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Năm 1990 là 77,8%; năm 1992 là 80,5%; năm 1996 là 69,7%; năm 1998 là 54,4% và năm 1999 là 47%. Có thể thấy kim ngạch hai chiều tăng hơn 1,5 lần từ năm 1993 đến năm 1998 (2,1 tỷ USD Singapore năm 1993 lên 3,2 tỷ USD năm 1998). Nhưng từ năm 1997 - 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, buôn bán hai chiều giảm đi: năm 1997 là 17% thì năm 1998 giảm xuống còn 16,1% và năm 1999 là 11,7%. Mặc dù vậy, hiện nay Xingapo vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều năm 2000 đạt 3,31 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, năm 1996 đạt mức cao nhất là 1.290 triệu USD. Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Xingapo vì Xingapo là thị trường thương mại tự do, có tỷ lệ thuế quan ưu đãi. Chính phủ Xingapo chỉ đánh thuế thấp đối với một số mặt hàng như: rượu, bia, thuốc lá, ô tô... còn đại đa số các mặt hàng khác không phải chịu thuế. (Bảng 3) Trong những năm trở lại đây dầu thô luôn chiếm vị trí cao nhất (chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu) của Việt Nam sang Xingapo. Năm 1999 Xingapo là nước đứng thứ 2 sau Nhật Bản về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Xingapo chiếm 7,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Bảng 3: Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Singapo năm 1999 Mặt hàng Đơn vị tính Khối lượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Hạt tiêu Gạo Cà phê Cao su Chè Hải sản Rau quả Hạt điều Linh kiện điện tử TCMN Linh kiện vi tính Dầu thô Giày dép Dệt may USD Tấn Tấn Tấn Tấn Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD NghìnUSD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn tấn Nghìn USD 55.416 684.744 49.151 55.681 1.705 28.051 2.073 145 5.327 3.749 3.867 2.013 9.334 48.526 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Hà Nội, 1999 Việt Nam cũng nhập khẩu từ Xingapo nhiều loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình. Tốc độ nhập khẩu tăng nhanh chóng trong thời gian qua, năm 1998 là năm cao nhất với giá trị xuất khẩu là 2,437 triệu USD, bằng 490,3% so với năm 1990. Hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Xingapo là máy móc, ô tô, nguyên liệu và bán thành phẩm... (Bảng 4) Bảng 4: Một số hàng hoá chủ yếu nhập từ Singapo năm 1999 Hàng hoá Đơn vị Số lượng Xăng dầu các loại Phân bón các loại Sắt thép các loại Linh kiện xe máy Máy móc thiết bị Linh kiện điện tử Chất dẻo nguyên liệu Nguyên phụ liệu dệt da Tân dược Ô tô nguyên chiếc Tấn Tấn Tấn Bộ Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Chiếc 5.792.795 706.549 53.178 2.566 108.000 157.000 50.000 9.700 28.000 97 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà Nội, 1999, Năm 1999 Xingapo là nước có giá trị hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất, chiếm 16,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ năm 1990 đến nay, trong quan hệ buôn bán giữa hai nước, Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu và mức độ nhập siêu tăng trong những năm 1990 - 1997, năm 1990 là 302,5 triệu USD, năm 1995 là 735,4 triệu USD, năm 1997 là 902,1 triệu USD, năm 1998 là 1,357 triệu USD, năm 1999 là 1,061 triệu USD. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực nên năm 1999 so với năm 1998 mức nhập siêu có giảm xuống. Tuy vậy, tỷ trọng hàng Việt Nam chỉ chiếm 0,92% kim ngạch buôn bán của Xingapo với thế giới. Hàng hoá đưa vào Xingapo luôn phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ quốc tế như: Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông,... Nếu như hàng hoá không đạt tiêu chuẩn chất lượng cao thì không thể đứng được tại thị trường này. Trong hoạt động thương mại của Xingapo, tái xuất chiếm tỷ trọng rất lớn. Những sản phẩm tái xuất chủ yếu là: dầu lửa, cao su, gỗ, cà phê,... Hiện nay, tại thị trường Xingapo, gạo nàng Hương của Việt Nam đang rất được ưa chuộng. Đó là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng làm ăn tại thị trường này. Vì vậy, Việt Nam phải cải tiến chất lượng hàng hoá hơn nữa để đáp ứng tốt và giữ vị trí trên thương trường Xingapo. Quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan: Thái Lan là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam, sau Xingapo trong khối ASEAN. Giá trị nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan tăng liên tục trong 10 năm qua. Giá trị ngoại thương Việt Nam - Thái Lan tăng từ 69,3 triệu USD năm 1990 lên 869 triệu USD năm 1999. Năm cao nhất là năm1998 đạt 943,3 triệu USD. (Bảng 5) Bảng 5: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan Đơn vị: triệu USD và % 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số % trong ASEAN 52,3 17,0 69,3 7,8 71,5 41,2 112,7 7,4 97,6 225,7 323,3 12,5 107,4 494,5 601,9 12,6 295,3 648,0 943,3 15,4 313 556 869 15,1 Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999. Hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tương tự như Xingapo chỉ trừ hai loại hàng là chè và hạt tiêu. Nhưng khác với Xingapo là một nước công nghiệp mới, Thái Lan là một nước đang phát triển, có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp, xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới và còn xuất khẩu cao su tự nhiên đứng nhất nhì thế giới. Ngoài ra, Thái Lan còn xuất khẩu hàng nông sản, hải sản. Hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Thái Lan hiện nay là dệt và quần áo, máy tính và cấu kiện máy vi tính, đồ điện, đồ trang sức, xe gắn máy, xe hơi,... Trong danh mục đó có rất nhiều loại hàng có khả năng cạnh trang cao hơn hàng xuất khẩu cùng loại của Việt Nam, do hàng Thái có trình độ công nghệ và chất lượng cao hơn. Do đó, có nhiều hàng Việt Nam xuất sang Thái Lan được họ tái chế để nâng cao chất lượng hoặc bổ xung vào khối lượng hàng xuất khẩu của họ. Năm 1999 hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Thái Lan đạt giá trị cao nhất là linh kiện vi tính, đạt tới 146.957 nghìn USD, tiếp theo là cà phê với 27.249 tấn (đạt khoảng hơn 30.050 nghìn USD). Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan chủ yếu là xe gắn máy, hàng công nghiệp, hạt nhựa. Những mặt hàng nhập khẩu có khối lượng lớn từ Thái Lan năm 1999 là linh kiện xe máy: 131.952 bộ, xăng dầu các loại: 245.868 tấn, sắt thép các loại: 46.296 tấn, chất dẻo: 71,6 triệu USD, phân bón các loại: 198 tấn. Thái Lan tuy là bạn hàng lớn thứ hai trong các nước ASEAN, nhưng ngược lại kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chỉ chiếm 0,7% tổng kim ngạch ngoại thương của Thái Lan năm1997. Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam luôn là nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với Thái Lan. Mức độ nhập siêu lên tới 352,7 triệu USD năm 1998, gấp 13 lần so với năm 1993. Tình hình nhập siêu của Việt Nam có thể gia tăng nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh khi chương trình CEPT được thực hiện.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0019.doc
Tài liệu liên quan