Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng và ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bạch Ngọc THỰC TRẠNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ẢNH HƯỞNG LÊN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, Khoa Tâm lý – Giá

pdf102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7138 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng và ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dục trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. - Quý Thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian theo học tại trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện luận văn này. - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo và chuyên viên các phòng Tổ chức cán bộ, phòng THPT Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ đã hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư liệu cho tôi thực hiện đề tài. - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ: THPT Thới Lai, THPT Bùi Hữu Nghĩa, THPT Châu Văn Liêm, THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Việt Dũng, THPT Phan Văn Trị đã hợp tác, cung cấp thông tin, tư liệu cho việc thực hiện đề tài. - Ban giám hiệu trường Cao đẳng Cần Thơ, lãnh đạo và các cán bộ phòng Đào tạo - Bồi dưỡng trường Cao đẳng Cần Thơ đã hỗ trợ, tạo đìều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Học viên lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục khóa 18 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian cùng nhau học tập tại trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. - PGS.TS. Đoàn Văn Điều đã hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT + BCH : Ban chấp hành + CB - GV : Cán bộ - Giáo viên + CNV : Công nhân viên + CBQL : Cán bộ quản lý + CBQLGD : Cán bộ Quản lý giáo dục + ĐLTC : Độ lệch tiêu chuần + GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo + HT : Hiệu rưởng + HS : Học sinh + PHHS : Phụ huynh học sinh + QL : Quản lý + QLGD : Quản lý giáo dục + TB : Trung bình + THPT : Trung học phổ thông + THCS : Trung học cơ sở MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như của các tỉnh thành trong cả nước từ đầu những năm 1990. Năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của người hiệu trưởng. Thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam cho thấy, người hiệu trưởng lãnh đạo và quản lý nhà trường thực chất là lãnh đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đây là quá trình giáo dục tổng thể nhằm phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông. Theo đó, hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý trường học, hiệu trưởng không thể tự mình đổi mới hoạt động của nhà trường. Bởi một trong những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc thông qua nỗ lực của những người khác. Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận. Đội ngũ cán bộ, viên chức và giáo viên là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn. Có thể nói cán bộ, viên chức và giáo viên là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trò quyết định thành công của nhà trường. Muốn thực hiện việc đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội, mỗi trường học phải xây dựng một đội ngũ cán bộ - giáo viên (CB – GV) có đủ trình độ, phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề, mến trẻ… Vấn đề đặt ra cơ bản của công tác quản lý là xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh về mọi mặt, đây là nhiệm vụ nặng nề của mỗi cán bộ quản lý, đặc biệt là người hiệu trưởng. Như vậy, xét cho cùng, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở các trường phổ thông thì trước hết người hiệu trưởng phải xây dựng cho mình vai trò quản lý, chỉ đạo tập thể sư phạm bằng chính nhân cách và phong cách quản lý của mình. Trong nhà trường, phong cách của người hiệu trưởng có tác dụng như một chuẩn mực cho cách ứng xử của mọi người trong tổ chức. Tùy theo phong cách quản lý và đặc điểm công việc mà hình thành nên các hình thức quan hệ và cách ứng xử trong nhà trường. Việc xử lý và giải quyết các mối quan hệ luôn là công việc thường ngày và đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của người hiệu trưởng. Phong cách quản lý của hiệu trưởng có thể được xem như là một nghệ thuật quan hệ không phải để “được lòng mọi người” mà là tạo niềm tin ổn định ở người khác. Nói cách khác, chính phong cách quản lý của hiệu trưởng sẽ tạo ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể, quyết định đến chất lượng giảng dạy, giáo dục và công việc trong nhà trường. tạo nên nét đặc trưng trong công tác quản lý. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường học là cần thiết, ngõ hầu đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả, để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý nói chung một cách bài bản, giúp hiệu trưởng cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý thường xuyên, chứ không phải chỉ quản lý bằng kinh nghiệm như một việc xưa nay vẫn làm. Với những lý do trên, đề tài “Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ” được nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng tác động lên bầu không khí tâm lý của tập thể; từ đó, đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cách quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể ở các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ 3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý tại các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ 4. Giả thuyết nghiên cứu Trong nhà trường, người hiệu trưởng đóng vai trò là “hạt nhân”, là “nhân vật trung tâm trong nhà trường”, quản lý mọi hoạt động của giáo viên, học sinh; chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Do đó, khi hiệu trưởng có phong cách quản lý phù hợp sẽ tạo được bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể hội đồng giáo dục và học sinh, từ đó nâng cao được chất lượng công việc trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được thực hiện với những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tập thể ở các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ - Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cách quản lý phù hợp nhằm tạo bầu không khí tích cực trong tập thể sư phạm, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp một số các phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống và khái quát hóa các thông tin lý luận đã thu thập được để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho đề tài. Nguồn tài liệu được sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa tập trung vào các mảng vấn đề sau: - Lý luận về hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường trung học phổ thông. - Lý luận về tâm lý học trong xã hội và quản lý. - Lý luận về phong cách quản lý và tâm lý học lãnh đạo. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát bầu không khí tâm lý của tập thể các trường THPT nhằm thu thập thông tin thực tiễn về các phong cách quản lý của hiệu trưởng. Từ đó xử lý các thông tin thu thập được. 6.2.2. Phương pháp điều tra Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS). Các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến đảm bảo chi tiết, tiết kiệm thời gian cho đối tượng điều tra. Đây là phương pháp chính trong đề tài nghiên cứu vì nó phù hợp cả về mặt thời gian nghiên cứu và tính thực tiễn của đề tài chúng tôi nghiên cứu. Để có được số liệu cụ thể cho phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã tranh thủ ý kiến của một số chuyên gia để xây dựng phiếu và thực hiện điều tra với giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý của 06 trường THPT, phân loại và xử lý số liệu trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Thới Lai, Phong Điền thuộc thành phố Cần Thơ. Phương pháp được thực hiện theo tiến trình sau: Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên các tiêu chí đã định Bước 2:Tham khảo ý kiến các chuyên gia, hoàn chỉnh phiếu trưng cầu ý kiến Bước 3: Điều tra đối với giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý các trường THPT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết hợp với quan sát và thu thập thông tin thực tiễn Bước 4: Xử lý số liệu phiếu điều tra, trình bày kết quả 6.3. Phương pháp toán thống kê Nhằm xử lý, phân tích các số liệu thu thập được. 7. Giới hạn đề tài - Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu các phong cách quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể. - Về khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh các trường THPT ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Phong Điền, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình đề cập đến các khái niệm “quản lý”, “phong cách quản lý”, “bầu không khí tâm lý tập thể”. Ngay từ thưở sơ khai mặc dù trình độ và lao động còn thấp kém, giản đơn, con người đã có những nhu cầu về người thủ lĩnh của mình, không phải ai cũng được tôn lên làm thủ lĩnh. Người đứng đầu bộ tộc phải là người tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí khát vọng…của các thành viên trong bộ tộc; đã biết sử dụng những tri thức về con người được đúc kết thành kinh nghiệm để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo bộ lạc của mình và truyền lại cho con cháu đời sau. Thời đại phong kiến, người ta đã đề cao cái tài của người làm quan, là người biết sâu, hiểu rộng, biết cách dùng người, thanh liêm, chính trực. Người ta đã nói đến các khái niệm: “Pháp trị”, “Nhân trị”, “Đức trị”… Thời hiện đại, khái niệm “Phong cách lãnh đạo”, “Phong cách quản lý” đã xuất hiện rõ nét, mang nhiều yếu tố mới và phức tạp hơn. Với sự phát triển của xã hội, quản lý là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn, phạm vi càng rộng và nội dung càng phong phú, phức tạp. Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Một số vấn đề về nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng phổ thông cấp I, II – Hà Nội 1975” đã đề ra những yêu cầu chung về nhân cách hiệu trưởng. Người cán bộ cách mạng trung thành, nhà giáo dục có tâm hồn, người cán bộ có năng lực tổ chức và quản lý giỏi. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thanh Phong với chuyên đề Quản lý trường học cho rằng “Phong cách quản lý của một cán bộ lãnh đạo là tập hợp những đặc điểm của người cán bộ đó trong công tác quản lý, là nét tập trung trong những phương pháp mà người cán bộ sử dụng trong công tác quản lý” [20, tr.22] Tác giả Bùi Ngọc Oánh đề cập: “Quản lý, lãnh đạo một tập thể là công tác rất phức tạp và khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được, dù đó là người rất giỏi về chuyên môn hay trình độ cao về tri thức. Muốn quản lý tập thể có hiệu quả cao, người cán bộ lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt, phải có phong cách quản lý phù hợp”.[25, tr 254] Bầu không khí của tập thể quan trọng. Nó chính là tâm trạng chung của các thành viên trong tập thể được hình thành thông qua mối quan hệ công tác (do công việc) và mối quan hệ tâm lý (sở thích, cá tính…) do vậy, người quản lý phải tạo nên mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau để họ có điều kiện gây ảnh hưởng qua lại cho nhau, đồng thời tự mỗi thành viên trong tập thể xác định cho mình chỗ đứng và khẳng định mình trước tập thể. Theo Donal Clark: “Hai yếu tố quan trọng có tác động đến việc nhà lãnh đạo cần hành động như thế nào trong công việc, đó là: văn hóa (culture) và bầu không khí (climate)” [37] Bầu không khí thể hiện sự cảm nhận của mọi người trong nhà trường, những tri giác cá nhân và cộng đồng và thái độ của các thành viên trong tổ chức. Bầu không khí trong tổ chức (Organizational climate) có mối liên hệ trực tiếp với năng lực lãnh đạo và phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, nó được dựa trên các giá trị, các đặc trưng, các kỹ năng và hoạt động cũng như những công việc ưu tiên của nhà lãnh đạo. Lê Thị Hoa, trường Cán bộ quản lý giáo dục trung ương II trong bài: “Những biện pháp quản lý của hiệu trưởng để xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập”, đã đề cập các biện pháp của hiệu trưởng để xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập đó là: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức trong nhà trường. - Tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công chức. - Khuyến khích, động viên công chức thử nghiệm. - Bồi dưỡng kỹ năng tự học cho cán bộ, công chức trong nhà trường. - Xây dựng môi trường làm việc hoàn thiện để tạo điều kiện học tập cho cán bộ công chức. - Khen thưởng việc học tập của cán bộ công chức. Trong tác phẩm “Tâm lý học lãnh đạo, quản lý”, tác giả Võ Thành Khối khẳng định: “ Mỗi nhà lãnh đạo, quản lý trong quá trình tác động đến đối tượng của mình dù có ý thức hay không có ý thức đều có một khuynh hướng ưu tiên nhất định trong việc xác lập mục tiêu quản lý, đều có những thể thức, những biện pháp hoặc con đường riêng nhất định trong việc thu thập thông tin, ra quyết định, trong xử lý những tình huống khác nhau… toàn bộ những định hướng về mục tiêu, những lề lối ứng xử, những cách thức tác động được lặp đi lặp lại và trở thành ổn định tạo nên một kiểu cách hoạt động quản lý riêng biệt, đặc thù được gọi là phong cách lãnh đạo”[18, tr.39] Điểm chung của các công trình, các bài viết trên là: - Trong thực tiễn phức tạp, phong phú, đa dạng của công tác quản lý, người hiệu trưởng thường phải đương đầu và giải quyết nhiều tình huống cụ thể của công tác quản lý. Thông qua việc phát hiện và giải quyết các tình huống này chứng minh bản lĩnh và năng lực của người quản lý, góp phần đem lại những hiệu quả thành công trong công tác lãnh đạo quản lý nhà trường. - Đề cao vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng tập thể sư phạm, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Trong hoạt động quản lý, phong cách quản lý của nhà lãnh đạo tập thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công tác quản lý, lãnh đạo. - Nhà trường là đơn vị, cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục - đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục. - Xác định các yếu tố quyết định chất lượng bầu không khí tâm lý tập thể, chủ thể quản lý trường học, các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến bầu không khí tâm lý của tập thể. - Việc tạo ra một bầu không khí làm việc ấm áp thật đơn giản song cũng rất cần thiết. Không khí làm việc là do người lãnh đạo quyết định. Công việc và trách nhiệm của hiệu trưởng là phải luôn vui vẻ, quan tâm, lịch sự và thường xuyên giúp đỡ người khác để tạo nên bầu không khí tâm lý thoải mái, tích cực. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: 1.2.1.1. Quản lý và lãnh đạo: + Quản lý: Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hành quản lý đưa ra: * Harold-Koontz - Cyryl Odonnel - Heinz Weihrich trong “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là hoạt động thiết yếu của nhà quản lý để đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian công tác và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả đạt cao nhất”. + Lãnh đạo: Hiệp hội lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates) định nghĩa: Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm. Theo tác giả Võ Thành Khối: “Lãnh đạo là sự dẫn đường, còn nếu mở rộng nó ra thì nó bao hàm cả những nghĩa như là sự chỉ đường, sự dẫn dắt, sự định hướng… tức là làm cho một đối tượng nào đó đi tới những mục tiêu xác định”[17, tr.5] Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động Có thể nói, lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho người khác làm việc chăm chỉ và hiệu quả. - Người lãnh đạo quản lý Người cán bộ lãnh đạo quản lý hay nói gọn lại, người lãnh đạo là khái niệm dùng để chỉ người mà hoạt động chuyên môn của họ là đảm bảo cho các hoạt động khác của xã hội được triển khai theo cách nào đó nhằm đạt được những mục tiêu riêng của chúng. Đó là những cá nhân đóng vai trò chỉ huy, điều khiển trong những hệ thống xã hội nhất định. Những hệ thống xã hội có thể là toàn bộ xã hội nói chung, có thể là những hệ thống nhỏ hơn như cấp hành chính, một ngành, một lĩnh vực chuyên môn hay là các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế… Tương ứng với tính chất và quy mô của các hệ thống này, ở những nhà quản lý khác nhau trong thực tế có thể có những khác biệt nhất định về nhiệm vụ cụ thể, về tính chất hoạt động hay về quyền lực. Nhưng dù những khác biệt đó có đa dạng đến mấy thì bất cứ người lãnh đạo quản lý nào cũng đều là người chỉ huy, điều khiển một tổ chức. Chỉ huy, điều khiển là chức năng đặc trưng và chủ yếu nhất của người lãnh đạo. Đó là người đứng đầu một tổ chức, có nhiệm vụ xác định và chỉ ra mục tiêu cho tổ chức, vạch ra con đường để đi đến mục tiêu, hướng dẫn và thúc đẩy tổ chức hướng tới mục tiêu đã định bằng cách phối hợp, điều hòa hoạt động của các thành viên nằm trong tổ chức ấy. 1.2.1.2 Phong cách quản lý + Phong cách Theo đề cương bài giảng Khoa học quản lý: “Phong cách là tổng thể các phương pháp, tác phong và cách thức tiêu biểu, đặc trưng mà người lãnh đạo sử dụng trong hoạt động hàng ngày để giải quyết công việc”.[16. Tr.126] + Phong cách quản lý Theo Võ Thành Khối - Nguyễn Xuân Tảo: “Kiểu hoạt động lãnh đạo hay phong cách lãnh đạo quản lý là toàn bộ những định hướng, lề lối, cách thức đặc thù của một nhà lãnh đạo quản lý trong hoạt động của mình tác động vào các đối tượng quản lý khác nhau.” [18, Tr.40]. Trong chuyên đề Quản lý trường học, tác giả Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thanh Phong định nghĩa: Phong cách quản lý của một cán bộ lãnh đạo là tập hợp những đặc điểm của người cán bộ đó trong công tác quản lý, là nét tập trung trong những phương pháp mà người cán bộ sử dụng trong công tác quản lý [20,Tr.22] Tác giả Bùi Ngọc Oánh: “Phong cách nhà quản lý là một hệ thống các hành vi, các biện pháp tác động có tính điển hình, ổn định của người lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác hàng ngày của tập thể” [24, Tr.270]. Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu: Phong cách quản lý là hệ thống các phương pháp được nhà quản lý sử dụng để tác động đến những người dưới quyền. Phong cách quản lý được coi như một nhân tố quan trọng của quản lý, trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý, mà còn thể hiện tài năng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người quản lý. Trong quá trình phát triển, phong cách quản lý sẽ chịu sự quy định của các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, tính chất của các nhiệm vụ đang thực hiện, đặc tính của các loại hình hoạt động nghề nghiệp, phong cách lãnh đạo - chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời, nó còn được quy định bởi các yếu tố chủ quan như trình độ tri thức, mức độ của các kỹ năng quản lý đã có, các phẩm chất trí tuệ, tính cách, khí chất, ý chí, thế giới quan và nhân sinh quan của nhà quản lý. + Một số loại phong cách quản lý Theo K.Levin có ba kiểu phong cách quản lý cơ bản: phong cách độc đoán, phong cách quản lý dân chủ và phong cách quản lý tự do. Cách phân loại này được các nhà nghiên cứu chấp nhận và trở thành cách phân chia cơ bản về phong cách quản lý trong thực tế. ● Phong cách độc đoán Người quản lý không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tự ra quyết định trong phạm vi quyền hạn đã được quy định, tự mình tách khỏi các mối quan hệ, những chỉ thị, mệnh lệnh đề ra thường rất nghiêm ngặt và yêu cầu cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, kiểm tra nghiêm khắc mọi hành động của cấp dưới, bắt buộc họ phải tuân theo một cách tỉ mỉ những tài liệu hướng dẫn đã giao. Phong cách độc đoán có ưu điểm là tác động trực tiếp vào tập thể, có thể giải quyết được nhanh chóng một số việc. Nhưng nó có thiếu sót là không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới. Vì vậy, phong cách độc đoán chỉ được sử dụng trong trường hợp tập thể có tình trạng thiếu kỷ luật, mất trật tự, công tác trì trệ và đòi hỏi phải chấn chỉnh lại trong thời gian ngắn. Trong nhà trường, nếu áp dụng phong cách này thì khi hiệu trưởng vắng mặt, mọi việc sẽ bị ngưng trệ hoàn toàn vì hiệu trưởng là người quyết định mọi việc trong trường. Hiệu trưởng ra lệnh, giáo viên chỉ việc thi hành. Không có mặt hiệu trưởng giáo viên không biết phải làm gì, vì họ luôn thụ động chờ lệnh. Nếu hiệu trưởng ra lệnh sai sẽ bị tập thể phản ứng. Nếu áp đặt, trù dập sẽ bị quần chúng khiếu nại lên cấp trên. Nhưng trong những trường hợp cá biệt, hiệu trưởng đôi lúc phải độc tài, để mang lại lợi ích cho tập thể (dĩ nhiên, họ sẽ nhận ra vấn đề sau khi công việc đã hoàn thành). Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay nó không còn thích hợp ● Phong cách dân chủ Người quản lý luôn luôn có sự bình tĩnh trong hoạt động, phân công công tác cho những người dưới quyền một cách hợp lý, có tính đến yêu cầu của đồng nghiệp. Những chỉ thị, mệnh lệnh đề ra cũng mang tính dân chủ nên dễ gây không khí đoàn kết trong tập thể. Trong giao tiếp luôn tỏ ra ôn tồn, tế nhị, có giọng nói ấm áp thể hiện tính thân thiện, tỏ rõ sự tôn trọng nhân cách con người, nên tập thể vui vẻ tiếp nhận và chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, luôn lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và mọi hành vi của mình. Phong cách dân chủ cần thiết đối với mọi người quản lý. Nó có ưu điểm là tạo được những điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của những người dưới quyền và làm cho họ hài lòng với công việc được giao. Song, không nên sử dụng phong cách dân chủ trong điều kiện không có thời gian để tranh luận và bàn bạc, yêu cầu phải đưa ra một quyết định gấp có tính chất chỉ thị và quyết đoán. Khi sử dụng phong cách dân chủ, các thành viên làm việc với nhau một cách cởi mở, thân thiện. Mối quan hệ giữa tập thể và người quản lý được tự do hơn, tự nhiên hơn. Công việc vẫn được tiến hành một cách đều đặn và liên tục khi người quản lý đi vắng. Trong nhà trường, nếu thực hiện phong cách này, hiệu trưởng sẽ tập trung được trí lực của tập thể, dễ có sức thuyết phục quần chúng. Nhưng lúc nào cũng dân chủ thì vài trường hợp không thể hoàn thành nhiệm vụ vì có những việc cần phải giải quyết theo chế độ thủ trưởng (xây dựng nội quy, kế hoạch kiểm tra, chọn tổ, khối trưởng…) không phải lúc nào cũng để tập thể góp ý, bình chọn. Trong những trường hợp bình chọn, xét duyệt để hưởng chế độ trợ cấp thì việc tập thể lựa chọn sẽ sáng suốt hơn. ● Phong cách tự do Người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung chung, ít trực tiếp chỉ đạo mà thường giao khoán cho cấp dưới, không quan tâm đến công việc, không can thiệp vào tiến trình. Ở đây, người quản lý chỉ đóng vai trò là người cung cấp thông tin, ít khi tham gia vào hoạt động của tập thể và sử dụng rất ít quyền điều hành của mình. Với phong cách quản lý này, các nhân viên thường thực hiện công việc một cách cẩu thả và chậm chạp vì phần lớn thời gian bị hoang phí trong những cuộc cãi vã giữa các thành viên với lý do mang tính cá nhân thuần túy. Do đó, công việc kém hiệu quả. Phong cách tự do có rất nhiều nhược điểm trong môi trường sư phạm, vì khi đó người hiệu trưởng chỉ là cái bóng mờ nhạt, mất hết quyền lực lãnh đạo, không điều hành nổi giáo viên, nề nếp nhà trường không có, chất lượng giảm sút là lẽ đương nhiên. Sự bị động của người hiệu trưởng dẫn đến sự lộn xộn vô tổ chức trong tập thể, người hiệu trưởng không thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình, trở thành người theo đuôi quần chúng. Phong cách tự do chỉ có thể áp dụng thành công trong trường hợp công tác của người bị quản lý mang tính sáng tạo cá nhân. Họ tự vạch ra kế hoạch và tổ chức hoạt động của mình, chỉ yêu cầu người lãnh đạo giúp đỡ hướng dẫn khi thật cần thiết. Người lãnh đạo chỉ làm nhiệm vụ động viên, kiểm tra công việc của cán bộ cấp dưới. Phong cách này thường được áp dụng để lãnh đạo các tập thể nghiên cứu khoa học, mà ở đó lãnh đạo là người thông minh, tài giỏi, thu phục được một số người cộng tác hoặc khi tổ chức đi tham quan. Ngoài các phong cách trên, theo Weberr (1905) còn có : - Phong cách quản lý quan liêu, đây là phong cách tách rời quyền hành khỏi quyền lợi và nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất sự việc, trốn tránh trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật, đùn đẩy trách nhiệm, hậu quả xấu cho cấp trên hoặc cấp dưới, duy trì đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi. - Phong cách lãnh đạo uy tín: đây là loại phong cách dựa trên uy tín của người lãnh đạo quản lý. Các thành viên trong tổ chức sẽ đạt được sự tự tin trong công việc từ uy tín và sự lôi cuốn của người lãnh đạo. Ngoài ra còn có phong cách quản lý tình huống (Joseph Praveen Kumar, Hersey, Blanchard & Johnson, 2008): người quản lý sử dụng các phong cách quản lý khác nhau tùy thuộc vào tình hình và kiểu của các nhân viên đang được giám sát. Bùi Ngọc Oánh lưu ý: Một số loại phong cách lãnh đạo chưa tốt: - Phong cách hành chính, quan liêu giấy tờ - Phong cách thụ động - Phong cách chung, hời hợt - Phong cách chậm chạp, lề mề - Phong cách tư duy nông cạn , vội vã, thiếu chín chắn, ít suy nghĩ - Phong cách mệnh lệnh, độc đoán Một số phong cách lãnh đạo tốt: - Phong cách sâu sát, mạnh dạn - Phong cách phát hiện vấn đề và tổ chức - Phong cách linh hoạt, phối hợp nhiều kiểu quản lý. Nhìn chung, các nhà chuyên môn nhất trí rằng phong cách dân chủ là tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ rằng trong một số trường hợp đặc biệt, phong cách độc đoán là cần thiết và trong những điều kiện phù hợp, phong cách tự do mang lại kết quả khả quan hơn hai kiểu còn lại. Một người quản lý có thể sử dụng bất cứ phong cách nào để đem lại hiệu quả trong công tác quản lý. Nghệ thuật quản lý là uyển chuyển, biết sử dụng phong cách nào đúng lúc. Vì vậy, người quản lý phải học hỏi các phong cách quản lý khác nhau để có thể linh hoạt khi sử dụng chúng với những điều kiện và con người khác nhau trong công tác quản lý, là nghệ thuật cao nhất của một người quản lý giỏi. Trong thực tế, một phong cách quản lý nào đó được tạo ra và trở nên cố định ở những nhà quản lý là do nhiều nhân tố ảnh hưởng và tác động đến. Những nhân tố này có thể là sự chi phối của xã hội, của tổ chức mà người quản lý là thành viên, cũng có thể do kinh nghiệm của bản thân người quản lý tích lũy được, một nhân tố khác có ảnh hưởng đến phong cách quản lý là những tình huống nhất định mà nhà quản lý thường xuyên phải xử lý trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất, chi phối mạnh nhất đến việc hình thành hoặc ổn định hóa một kiểu quản lý nhất định chính là các đặc điểm về nhân cách của nhà quản lý - Tập thể Theo quan niệm của nhà giáo A.X. Mackarenkô: Tập thể không phải là cách cộng giản đơn những cá nhân lại, mà tập thể phải là một tế bào của xã hội sống động. Vì nó là cơ thể sống cho nên nó có các cơ quan đại diện, có trách nhiệm, có mối tương quan của các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn nhau, còn nếu không có những cái đó thì sẽ không có tập thể mà chỉ giản đơn là “một đám đông hay sự tụ họp” Võ Thành Khối định nghĩa: “Tập thể là những nhóm được hình thành chính thức, tồn tại trong thực tế, có cấu trúc và phương thức hoạt động nhất định, có mục tiêu riêng và mục tiêu ấy bao giờ cũng có ý nghĩa xã hội” [1, tr.85] Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội trong quản lý”, tác giả Dương Thị Diệu Hoa phát biểu: “Có thể nói tập thể là nhóm người ở đó các cá nhân có cùng động cơ và mục đích hoạt động, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Sự tồn tại và phát triển của nó dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích cá nhân và lợi ích chung (lợi ích tập thể và xã hội) [13] Như vậy, tập thể có những dặc điểm cơ bản sau: + Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung (có cùng động cơ, mục đích hoạt động, cùng thực hiện các nhiệm vụ chung). + Hoạt động chung này được tổ chức rất chặt chẽ và có hiệu quả + Trong nhóm này rất cần sự quan tâm đúng mức hợp lý và hài hòa đến các lợi ích cá nhân và lợi ích chung (lợi ích tập thể và xã hội) - Nhóm, tập thể trong trường học Trong trường học, những giáo viên - cán bộ - nhân viên - học sinh sẽ được tập hợp lại để thực hiện các hoạt động - quan hệ trong những điều kiện cụ thể của một nhóm xác định. Nhìn chung, tính chất hoạt động, độ lớn và cấu trúc - thành phần của nhóm cũng sẽ rất khác nhau. Có thể có những hình thức nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm ước lệ, nhóm thực, nhóm không chính thức, nhóm chính thức, nhóm được phát triển ở trình độ thấp và ở trình độ cao. Trong t._.rường học, những nhóm được phát triển ở trình độ cao được gọi là tập thể. Có thể coi tập thể là tập hợp của những cá nhân, những nhóm người được tổ chức lại, có mục tiêu hoạt động rõ ràng, để đem lại lợi ích cho các thành viên và cho xã hội. Trong điều kiện hiện nay của trường học, một tập thể nào đó được coi là vững mạnh phải thỏa mãn được đồng thời các yêu cầu sau đây: + Có được mục tiêu hành động rõ ràng - chuẩn xác, được tổ chức một cách chặt chẽ, có nội dung hoạt động linh hoạt, đạt hiệu quả và được xã hội ủng hộ. + Có được phạm vi ảnh hưởng riêng đủ lớn, có quan hệ tích cực với môi trường mà trong đó hiện tồn tại các mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, tập thể cấp trên, với tập thể bạn và với tổ chức cấp dưới. + Có được người lãnh đạo tài giỏi, mà ở họ có được những phẩm chất tâm lý cần thiết của năng lực tổ chức, có đạo đức tốt, thực sự năng động, sáng tạo và có uy tín cao. Nếu là người hiệu trưởng đang thực thi các hoạt động quản lý trường học, thì cần thường xuyên biết cách rèn luyện năng lực, phẩm chất của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu trên và biết chăm chú, dày công xây dựng nên các tập thể học sinh vững mạnh. - Các giai đoạn phát triển của các tập thể Các giai đoạn phát triển của các tập thể sẽ được xác định theo hướng sau: + Giáo viên hay học sinh mới được nhóm họp, được biên chế vào một đơn vị, một tổ chức nào đó mà mọi người chưa biết rõ về nhau. Vào lúc này, ở mỗi một cá nhân đều có lòng tự trọng, có nhu cầu tự khẳng định mình và thường có mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, ở giai đoạn này, để đảm bảo được những điều kiện tâm lý thuận lợi cho sự thực hiện thành công toàn bộ những nhiệm vụ của hoạt động tập thể, người lãnh đạo cần phải cương quyết, biết sử dụng một cách hợp lý các biện pháp hành chính, có ít nhiều sự cưỡng bức. Trong giai đoạn đầu này, người quản lý cần biết tỏ ra “rắn” trong phong cách quản lý của mình khi điều hành các hoạt động, quan hệ của nhóm - tập thể. + Tập thể đã đi vào thế ổn định và đang hình thành , nên ở trong nó cả những nhóm tích cực gồm những người luôn ủng hộ lãnh đạo, cả những nhóm trung gian gồm những người tỏ ra không mặn mà và cũng không chống đối lãnh đạo, cũng như nhóm chống đối lãnh đạo gồm những cá nhân có ý định phản kháng một cách công khai hay ngấm ngầm sự chỉ đạo - quản lý của người lãnh đạo mình. Trong trường hợp này, một cách hợp lý, người quản lý cần biết tỏ rõ phong cách dân chủ đối với các thành viên của nhóm tích cực, tiến hành cưỡng bức với mọi người trong nhóm chống đối và vừa tỏ ra dân chủ vừa cưỡng bức với mọi người trong nhóm trung gian khi cần thiết. + Tập thể được phát triển tới mức độ hoàn thiện mà ở đó mọi thành viên đều đồng cảm với nhau, cùng hợp lực để tiến hành thực thi các hoạt động cộng đồng, biết sống vui vẻ, chan hòa với nhau và không còn cá nhân nào chống đối. Để đảm bảo lãnh đạo được tập thể sư phạm đi vào thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ của những hoạt động giáo dục và đào tạo theo những mục tiêu xác định, người hiệu trưởng chủ yếu tỏ rõ phong cách dân chủ - tập trung khi chỉ đạo và quản lý nhà trường. Bên cạnh đó, người hiệu trưởng còn phải luôn luôn có lối sống mẫu mực, biểu hiện được đức độ và tài năng của mình qua phong thái giao tiếp văn minh với mọi người, đảm bảo được tính trí tuệ, ánh mắt đầy thiện cảm, lòng vị tha, trong phong thái hành vi. Đồng thời, họ còn phải thường xuyên biết tạo lập ra và giữ vững được bầu không khí tâm lý tích cực, năng động, sáng tạo trong tập thể sư phạm. Người hiệu trưởng cần phải nắm vững được những đặc trưng cơ bản của nhóm, tập thể để tác động cải tạo và dày công xây dựng thành những tập thể học sinh, giáo viên vững mạnh. - Bầu không khí tâm lý của tập thể Vấn đề bầu không khí tâm lý mới xuất hiện trong tâm lý học xã hội và chưa có định nghĩa được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, thuật ngữ “bầu không khí tâm lý” được nhiều người sử dụng trong sách, báo và cuộc sống thường nhật. Ta thường nói: Bầu không khí vui vẻ, bầu không khí căng thẳng, bầu không khí nặng nề hoặc lục đục v.v… Bầu không khí thể hiện trạng thái tinh thần của một tập thể. “Bầu không khí tâm lý tập thể” là trạng thái tâm lý xã hội phản ảnh tính chất, nội dung, xu hướng tâm lý của các thành viên trong tập thể đó. Nó có tác dụng nhất định đến các quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động của tập thể đó. Các dấu hiệu quan trọng nhất của bầu không khí tâm lý xã hội là: + Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau. + Thiện chí và giúp đỡ nhau trong công việc. + Mức độ hòa nhập tâm lý giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc chung và đối với mỗi cá nhân. Khi gặp những vấn đề này, chúng ta phải nhận thức được rằng: Thiện cảm, ác cảm cho đến trung tính đều có thể đúng hoặc sai lệch vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi người, vào những chuẩn mực đạo đức của họ đúng hay không đúng. Bầu không khí tâm lý đóng vai trò to lớn đối với hoạt động chung của tổ chức. Một bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân ái trong tổ chức sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân. Ở một tổ chức như vậy ít xuất hiện những xung đột gay gắt, những nhóm không chính thức đối lập và các thủ lĩnh tiêu cực. Ở đó các thành viên luôn gắn bó với tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể của mình. Trái lại, ở một tổ chức mà bầu không khí tâm lý tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra các cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành nên các nhóm không chính thức đối lập, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển. Trong tổ chức này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. 1.2.2. Những dấu hiệu của bầu không khí tâm lý tốt đẹp Bầu không khí tâm lý của tập thể được biểu hiện qua những dấu hiệu của trạng thái tinh thần hay nói cách khác là những dấu hiệu tâm lý. Một bầu không khí tâm lý tốt đẹp sẽ được biểu hiện qua những dấu hiệu sau: - Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của đơn vị. - Mục đích hoạt động của tập thể hay nhiệm vụ của tập thể được mọi người hiểu rõ và nhất trí cao. - Trách nhiệm của mỗi thành viên trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi thành viên ra sức làm tròn nhiệm vụ của bản thân. - Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người đều được tự do tư tuởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ. - Trong đơn vị có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề nhằm nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh. - Mọi người đều tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau trong công tác. - Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng, không vì mục đích đả kích, soi mói dù là công khai hay ngấm ngầm. - Năng suất lao động và hiệu quả công tác không ngừng được nâng lên. - Không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên bất mãn, xin chuyển công tác. - Những người mới đến nhanh chóng được hoà nhập vào tập thể và cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý a. Yếu tố khách quan: Điều kiện sống của tập thể Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc thuận lợi hoặc khó khăn của tập thể và của cá nhân trong tập thể đó. Chẳng hạn điều kiện kinh tế ổn định dẫn đến tâm trạng dễ chịu, bớt lo âu. Điều kiện làm việc của nhà trường thuận lợi, hoạt động sư phạm trong nhà trường được tổ chức khoa học, nhịp điệu ổn định sẽ tạo nên tâm trạng vui vẻ, thư thái, cởi mở và ngược lại, điều kiện làm việc không thuận lợi sẽ tạo nên tâm trạng bất an, chán nản. b. Yếu tố chủ quan: Mối quan hệ giữa người và người trong tập thể Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của các mối quan hệ giữa những người trong tập thể mà hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân và tập thể. Tâm trạng của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào cách xử sự của những người mà ta giao tiếp với họ. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào cảm xúc và tâm trạng, còn cảm xúc và tâm trạng phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau đã được hình thành giữa người và người. Đặc biệt, trong môi trường sư phạm, mọi người đều thuộc tầng lớp trí thức và đang tham gia một loại hình lao động đặc biệt thì cơ chế lây lan tâm lý rất dễ thực hiện và gây ảnh hưởng rất lớn. Qua đó ta thấy, dù là yếu tố chủ quan hay khách quan cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý nơi con người đang sống và hoạt động. 1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của người hiệu trưởng 1.2.4.1. Vai trò của hiệu trưởng Căn cứ vào điều lệ trường phổ thông và các văn bản pháp quy của Nhà nước về việc quản lý nhà trường phổ thông, hiệu trưởng là người lãnh đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu trách nhiệm, nhưng hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Người hiệu trưởng là người lãnh đạo cấp cơ sở trong sự nghiệp giáo dục, và càng ở cấp cơ sở thì chức năng “tổ chức thực hiện” càng phong phú. Hoạt động tổ chức về cơ bản là hoạt động với con người. Trong hoạt động với con người, những hiệu trưởng giỏi thường có những đặc điểm sau đây: - Có đầu óc tổ chức: Đó là sự biết sắp đặt từng người vào vị trí thích hợp sao cho tận dụng và phát huy được năng lực cao nhất của họ. Một nhà lãnh đạo đã nói về sự khéo léo đặt người đúng việc như sau: “Chúng ta cần có một dàn hợp tấu. Chúng ta phải xây dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân đúng các vai trong dàn hợp tấu để đối với người này thì giao cây vĩ cầm đầy tình cảm, đối với người kia thì giao cây đàn trầm cuồng bão, đối với người khác nữa thì giao que nhạc trưởng”. - Có sự đồng cảm hay sự nhạy cảm về tổ chức: Đó là khả năng đặt địa vị của mình vào cương vị của người đối thoại, hiểu được thế giới nội tâm của họ, hiểu được khó khăn của họ khiến họ dễ dàng bộc lộ tâm tư với người lãnh đạo. 1.2.4.2. Nhiệm vụ của hiệu trưởng ● Tổ chức bộ máy nhà trường Tìm hiểu và lựa chọn những người có khả năng quản lý để đề nghị bổ nhiệm phó hiệu trưởng, đề cử làm tổ trưởng. Phân công công tác giáo viên, nhân viên Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường ● Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học Tổ chức các hoạt động giảng dạy, giáo dục, lao động theo mục tiêu đào tạo của trường Tổ chức học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên, học sinh. Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học, đảm bảo các hoạt động giáo dục của trường đồng bộ, có hiệu quả. ● Quản lý giáo viên, nhân viên - Quản lý chuyên môn của giáo viên, nhân viên - Kiểm tra, nhận xét đánh giá giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên. ● Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh - Quản lý việc học tập của học sinh - Xây dựng nội quy, nề nếp, kỉ cương học tập cho học sinh. Kiểm tra, nhận xét đánh giá học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. - Góp ý về công tác cán bộ của Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn, giúp đỡ và cộng tác với công tác Đoàn Đội trong nhà trường, tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, động cơ học tập cho học sinh. - Xây dựng tổ chức hội phụ huynh học sinh (PHHS) trong nhà trường, góp ý hướng dẫn hoạt động của hội PHHS để cùng nhà trường giáo dục học sinh. ● Quản lý hành chính, tài chính, tài sản trong nhà trường. - Quản lý công tác hành chính theo nguyên tắc và chế độ của Nhà nước. - Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, công tác hồ sơ, thống kê báo cáo theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của cấp trên. - Quản lý việc thu chi của trường đúng quy định. - Quản lý thiết bị, tài sản của trường, có kế hoạch bổ sung, tu sửa hàng năm để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục của trường. ● Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh - Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách sinh hoạt giảng dạy, học tập của giáo viên, nhân viên và học sinh. - Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, nhân viên. - Quyết định khen thưởng, phê bình, kỷ luật đối với GV, nhân viên, học sinh. - Tiếp nhận thuyên chuyển, cho nghỉ phép đối với GV, nhân viên, học sinh. 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH QUẢN LÝ ĐẾN BẦU KHÔNG KHÍ CỦA TẬP THỂ * Tác động ảnh hưởng Theo Từ điển Giáo dục học thì quản lý là: Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng quản lý bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra. Theo nghĩa rộng, sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng của nó bao gồm những nội dung rất đa dạng từ việc hình thành các quan niệm về con người nói chung đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy hành động đối với một cá nhân, một tập thể cụ thể. Tuy nhiên, sự tác động quản lý thường được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là sự làm biến đổi trực tiếp các đối tượng của sự quản lý theo một mục tiêu nào đó. Khái niệm hoạt động quản lý được dùng để chỉ sự tác động theo nghĩa này. Hoạt động quản lý bao gồm rất nhiều việc như: Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức hoạt động trong tập thể, thu thập, xử lý các thông tin, ra quyết định mệnh lệnh, kiểm tra đánh giá con người, tiếp xúc với con người… Dù là việc gì, nhà quản lý cũng phải tính đến yếu tố con người. Công tác quản lý trước hết là vấn đề con người, là tác dộng vào con người, tổ chức điều khiển sử dụng con người và tập thể người. Thật ra hoạt động là một thuật ngữ tương đối phức tạp. Về mặt triết học, hoạt động được coi là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại bằng cách thông qua hoạt động. Trong tâm lý học, hoạt động được hiểu là một sự tiêu tốn năng lượng nhất định để làm biến đổi một đối tượng nhất định. Tâm lý học phân biệt hoạt động, xét về mặt phát triển cá thể, thành ba hình thái cơ bản là hoạt động chơi, hoạt động học và hoạt động lao động. Nhưng về mặt phân công xã hội, thì hoạt động lao động được thực hiện dưới những dạng khác nhau như lao động sản xuất của cải vật chất, lao động sản xuất của cải tinh thần, lao động sản xuất đời sống xã hội những dạng hoạt động này đến một mức độ phát triển nhất định sẽ đòi hỏi được chỉ huy, điều khiển, điều chỉnh tức là đòi hỏi sự lãnh đạo, quản lý. Nói cách khác, phân công lao động xã hội phát triển đến một mức độ phát triển nhất định sẽ làm xuất hiện những cá nhân đóng vai trò chỉ huy, điều hành các hoạt động lao động khác của xã hội. Hoạt động có tính chất chuyên biệt của những cá nhân đóng vai trò điều hành ấy chính là hoạt động quản lý. Như vậy, hoạt động quản lý là một dạng hoạt động lao động đặc thù của một nhóm người đóng vai trò chỉ huy, điều hành các hoạt động khác của xã hội. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể như: + Phong cách quản lý + Tin tưởng + Giao lưu hai chiều + Cảm thấy công việc có ích + Muốn được gánh vác trách nhiệm + Khen thưởng công bằng + Sức ép công việc hợp lý + Có cơ hội thành công + Kiểm tra, tổ chức hợp lý + Được tham gia vào công việc chung… Trong đó, phong cách quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập thể Bầu không khí tâm lý gồm ba yếu tố tạo thành - Tinh thần, thái độ của con người - Sự gắn bó với tập thể - Mối quan hệ giữa người với người. Phong cách quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến ba yếu tố này. 1.3.1. Phong cách quản lý ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của cấp dưới Theo kết quả qua nhiều năm nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy: Người lãnh đạo càng quan tâm thì sự buồn bực của cấp dưới càng giảm. Người lãnh đạo càng ít quan tâm thì nỗi buồn bực của quần chúng càng tăng lên. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận: Khi người lãnh đạo càng thúc đẩy công việc thì sự buồn bực càng tăng. Nếu nhà lãnh đạo quan tâm nhiều thì sự thúc đẩy quần chúng có thể tăng mà quần chúng không tỏ ra bực bội. Còn nếu nhà lãnh đạo quan tâm ít thì cũng không thể làm giảm sự bực bội của quần chúng. Mặc dù buông lỏng tổ chức, không thúc đẩy công việc thì quần chúng vẫn bất mãn nếu người lãnh đạo quên quan tâm đến họ. Còn nếu quan tâm ở mức độ trung bình thì càng thúc đẩy công việc nhiều, quần chúng bực bội nhiều, thúc đẩy ít thì buồn bực sẽ ít. Như vậy, muốn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ có hiệu quả và có chất lượng cao, mấu chốt là phải quan tâm đến con người. Quan tâm đến con người và thúc đẩy công việc hợp lý là tối ưu. Tỉ lệ bực bội và bỏ việc cao nhất khi nhà quản lý ít quan tâm đến con người bất kể mức độ thúc đẩy công việc sẽ ra sao. 1.3.2. Phong cách quản lý ảnh hưởng đến sự gắn bó trong tập thể Tâm trạng của tập thể, tâm trạng cá nhân có ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể. Tâm trạng đó chính là phản ứng tâm lý của cá nhân hay tập thể trước điều kiện sống, làm việc của tập thể và trước người quản lý, Các thành viên trong tập thể sẽ gắn bó với nhau nếu họ làm việc với tâm trạng phấn khởi, vui vẻ. Nếu người quản lý có phong cách tự do, để mọi người làm việc thoải mái, tùy tiện, việc mình mình làm, chẳng quan tâm đến ai, chẳng ai giúp ai và cũng chẳng cần sự giúp đỡ thì không khí làm việc sẽ lạnh nhạt, nhàm chán, do đó, không tạo được sự gắn bó trong tập thể. Quản lý theo phong cách độc đoán, người quản lý chỉ ra lệnh, kiểm soát, đôn đốc, không chịu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, quần chúng sẽ không dám đến gần. Tâm trạng mọi người bất an, lúc đó họ sẽ co lại, không dám bộc lộ mình ra. Làm việc không hứng thú, sáng tạo. Trong không khí như vậy, không có mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa người này với người khác. Mọi người lẳng lặng làm việc, ít quan tâm đến nhau. Giữa người quản lý và quần chúng có khoảng cách xa. Tập thể sẽ có người không thích nhà quản lý mà không nói ra, nhưng có người muốn lấy lòng cấp trên, sinh ra tập thể chia bè, rẻ nhóm. Người quản lý theo phong cách dân chủ, cùng sống và làm việc với các thành viên, cùng quyết mọi vấn đề và cùng chịu trách nhiệm. Chính sự đồng cam cộng khổ đó sẽ gắn bó tập thể. Trong tập thể ít có cãi vã, mọi người hợp tác rất tốt, tinh thần tập thể lên cao. Người quản lý tin tưởng, giao quyền cho cấp dưới, cấp dưới không phụ lòng tin ở cấp trên, họ cùng gắn bó với nhau vì tập thể. Phong cách quản lý dân chủ sẽ tạo sự gắn bó với nhau của các thành viên trong tập thể ở mức độ cao nhất. 1.3.3. Phong cách quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người trong tập thể Trong xã hội, con người không ai sống một mình. Mỗi người là một phần của xã hội và người ta cần nhau. Con người tạo nên xã hội, đồng thời xã hội tạo nên con người. Tập thể nhà trường là xã hội thu nhỏ. Không ai không cần sự giúp đỡ theo cách này hay cách khác và không ai vô dụng đến mức không giúp được gì cho người khác. Tất cả phụ thuộc vào nhau và cần giúp nhau. Đó chính là tầm quan trọng của mối quan hệ giữa người với người . Để có mối quan hệ tốt, mọi người cần phải cảm thông hoàn cảnh, hiểu vị trí, tình huống người khác, tin lẫn nhau. Qua phân tích, chúng tôi thấy quản lý theo phong cách dân chủ sẽ tạo niềm tin nơi quần chúng, mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn. Theo HeathDay, “sếp” khó chịu. nhân viên dễ bệnh tim. Báo cáo từ các nhà nghiên cứu Thụy Điển cho thấy những công nhân thường xuyên làm việc với những người quản lý khó chịu thì nguy cơ bị bệnh tim sẽ tăng. Nhà nghiên cứu Anna Nyberg thuộc Trung tâm y khoa Karolinska (Thụy Điển), đã có một cuộc khảo sát trên nhiều nhóm công nhân ở nước này. Trong vòng 10 năm theo dõi, Nyberg nhận thấy ở những công nhân nam, nguy cơ đau tim tăng 25% nếu họ làm việc với những người quản lý khó chịu và tỉ lệ bệnh càng nhiều nếu thời gian làm việc càng lâu. Ngoài ra, nếu các công nhân nghỉ ốm càng nhiều thì thái độ của các vị quản lý càng tỏ ra khó chịu với họ. [5] Nhìn chung, phong cách quản lý ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể. Phong cách khác nhau sẽ dẫn đến bầu không khí tâm lý khác nhau. Phong cách quản lý dân chủ sẽ cho bầu không khí tốt nhất. Chương 2: THỰC TRẠNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ẢNH HƯỞNG LÊN BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi Trấn Giang. Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, Trấn Giang - Cần Thơ đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Mỗi giai đoạn lịch sử đều ghi dấu những bước phát triển mới của vùng đất này. Với những lợi thế nổi trội so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ từ lâu đã được coi là thủ phủ của miền Tây Nam bộ, và vị thế của Cần Thơ một lần nữa được nâng lên tầm cao mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương ngày 1- 1-2004. Theo số liệu năm học 2008 - 2009 toàn ngành hiện có 12.363 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, mầm non: 1.788 người; tiểu học: 5.449 người; trung học cơ sở: 3.528 người; trung học phổ thông và các trung tâm: 1.608 người; cán bộ quản lý trường học và cơ quan quản lý giáo dục: 820 người. Trong ngành có 3.550 đảng viên, tỷ lệ 28,71%; nữ đảng viên: 1.521 người, tỷ lệ 42.84%. * Về trình độ chính trị, chuyên môn của đội ngũ - Trình độ chính trị: Cử nhân: 34 người, cao cấp: 13 người; trung cấp: 312 người; sơ cấp: 2.331 người. - Về chuyên môn, đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: Mầm non: 96% (trên chuẩn 15%) Tiểu học: 99% (trên chuẩn 30%) Trung học cơ sở: 99% (trên chuẩn 25%) Trung học phổ thông: 99,85% (trên chuẩn 5%) Đã tốt nghiệp thạc sỹ 49 người, tiến sỹ 1 người và đang đào tạo 2 tiến sỹ, 86 thạc sỹ. Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ đã thành lập mới Trường Trung học phổ thông diện Chính sách (THP Trần Đại Nghĩa), chuyển đổi loại hình 6 trường trung học phổ thông và 3 trường mầm non bán công sang công lập Toàn thành phố Cần Thơ hiện có: 24 trường THPT (trong đó có 2 trường ngoài công lập) với 27.035 học sinh, tỷ lệ huy động đạt 42.31% so với dân số trong độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm học 2008 - 2009: - Tiểu học: 99,4% học sinh được công nhận hoàm thành chương trình; - Trung học cơ sở: 98%; - Trung học phổ thông: 77,5% Bổ túc trung học phổ thông: 10,42% Năm học 2009 - 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” với các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị gắn chặt với cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Đổi mới quản lý giáo dục, triển khai và áp dụng quy định về chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trường trung học phổ thông, tiếp tục hoàn thiện việc đánh giá giáo viên và cán bộ trong ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục - Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu để cơ bản đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học vào năm 2010. Vận động trong vòng 2 năm, bắt đầu từ năm học 2009 - 2010 , chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép" ở TFCS và THPT. Thực hiện yêu cầu “3 đủ” đối với học sinh. - Tập trung khắc phục việc thiếu giáo viên và đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên được tuyển dụng Nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là: Khẩn trương thực hiện kế hoạch giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, phấn đấu đến năm 2010 đạt được các chỉ tiêu: 90% giáo viên mầm non và 100% giáo viên phổ thông đạt trình độ đào tạo chuẩn, trong đó có 10% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ sau đại học. Chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dưỡng , tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức tham dự các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2010 theo đề án hợp tác giữa Bộ GD & ĐT và Singapore Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 2.2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra mang lại như sau: 2.2.1. Kết quả các tham số của khách thể nghiên cứu - Giáo viên và cán bộ quản lý Tổng cộng: 403 + Không ghi : 03 + Quản lý : 63 + Giáo viên : 337 * Trường: 1. Thới Lai : 61 2. Bùi Hữu Nghĩa : 72 3. Nguyễn Việt Dũng : 54 4. Trần Đại Nghĩa : 45 5. Châu Văn Liêm : 89 6. Phan Văn Trị : 63 7. Sở GD & ĐT : 19 * Lãnh đạo: 1. Ban Giám đốc Sở : 04 2. Phòng Phổ thông Sở : 11 3. Ban Giám hiệu : 13 4. Tổ trưởng bộ môn : 35 5. Phòng Tổ chức Cán bộ : 03 * Công việc: + Gíao viên : 163 + Giáo viên chủ nhiệm : 161 + Ban Giám hiệu : 13 + Tổ trưởng bộ môn : 35 * Trình độ chuyên môn: + Không ghi : 13 + Cử nhân : 357 + Thạc sĩ: : 28 + Tiến sĩ : 00 + Khác : 05 * Giới tính: + Nam : 166 + Nữ : 237 * Thâm niên công tác: + Không ghi : 14 + Dưới 5 năm : 89 + Từ 6 đến 15 năm : 146 + Từ 16 đến 25 năm : 86 +- 25 năm trở lên : 68 - Học sinh: Tổng cộng: 877 * Giới tính: + Nam : 375 + Nữ : 502 * Đang học lớp: + 10 : 306 + 11 :275 + 12 : 296 * Trường: + Thới Lai : 144 + Bùi Hữu Nghĩa : 123 + Nguyễn Việt Dũng : 193 + Trần Đại Nghĩa : 142 + Châu Văn Liêm : 133 + Phan Văn Trị : 142 2.2.2. Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng trường THPT * Theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên Ghi chú: (1) Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau: * Từ 4,5 đến 5: tốt * Từ 3,5 đến 4,4: khá * Từ 2,5 đến 3,4: trung bình * Dưới 2,4: kém (2) Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng Bảng 2.1. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên về các đặc điểm của phong cách quản lý của Hiệu trưởng Câu Nội dung Mức độ thể hiện TB ĐLTC Thứ bậc 1 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tin tưởng của thành viên trong trường 4,12 0,66 27 2 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tôn trọng của thành viên trong trường 4,15 0,64 18 3 Hiệu trưởng trường thể hiện tư chất lãnh đạo 4,17 0,71 14 4 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển tư chất lãnh đạo người khác 3,82 0,87 80 5 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển khả năng lãnh đạo của mình. 4,06 0,79 47 6 HT trường có phong cách lãnh đạo uyển chuyển 4,09 0,75 36 7 Hiệu trưởng trường có ý thức rèn luyện đạo đức trong quản lý 4,25 0,75 7 8 HT trường có ý thức nâng cao trình độ chính trị 4,29 0,69 3 Câu Nội dung Mức độ thể hiện TB ĐLTC Thứ bậc 9 Hiệu trưởng trường có khả năng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường 4,16 0,74 15 10 Hiệu trưởng trường có khả năng quản lý nhà trường 4,27 0,70 6 11 Hiệu trưởng trường thể hiện năng lực trí tuệ 4,13 0,74 23 12 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần quyết tâm đạt được những thành tựu trong công việc 4,25 0,66 8 13 Hiệu trưởng trường thể hiện sự cảm thông 3,99 0,74 65 14 Hiệu trưởng trường thể hiện sự nhạy cảm 3,88 0,70 77 15 Hiệu trưởng trường thể hiện sự tận tâm 4,31 0,68 2 16 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định vấn đề cần giảì quyết 4,08 0,69 39 17 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định mục đích của nhà trường 4,19 0,68 12 18 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc cụ thể trong nhà trường 4,13 0,71 24 19 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc ưu tiên 4,12 0,68 28 20 Hiệu trưởng trường quan tâm đến phương thức lãnh đạo hiện đại 4,09 0,76 37 21 Hiệu trưởng trường học tập về phương thức lãnh đạo hiện đại 4,10 0,75 34 22 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần tận tụy phục vụ Tổ quốc 4,28 0,72 4 23 Hiệu trưởng trường thể hiện lòng trung thành đối với Tổ quốc 4,37 0,69 1 24 HT trường thể hiện sự xác định giá trị bản than 4,04 0,74 54 25 Hiệu trưởng trường có ý hướng thực hiện công việc có lợi cho tập thể 4,21 0,68 10 26 Hiệu trưởng trường có ý hướng muốn thể hiện quyền lực đối với cấp dưới 3,23 1,04 84 Câu Nội dung Mức độ thể hiện TB ĐLTC Thứ bậc 27 Hiệu trưởng trường được các thành viên trong trường hợp tác trong công việc 4,05 0,67 49 28 Hiệu trưởng trường sẵn sàng hướng dẫn cấp dưới về các mặt công việc 4,08 0,71 40 29 Hiệu trưởng trường khuyến khích mọi thành viên suy nghĩ để đạt một tầm nhìn chung 4,00 0,70 62 30 Hiệu trưởng trường quan tâm và sâu sát với các thành viên trong trường 4,01 0,78 59 31 Hiệu trưởng trường hiểu biết về nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên trong trường 3,83 0,78 79 32 HT trường giảì quyết những vấn đề trong trường theo nhu cầu và mong muốn của tập thể 3,94 0,77 74 33 HT trường lôi kéo các thành viên trong trường cùng làm việc do tầm nhìn đúng đắn của mình 3,77 0,84 81 34 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính đạo đức 4,15 0,70 19 35 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính công bằng 4,16 0,69 16 36 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính khoan dung 4,00 0,73 63 37 Hiệu trưởng trường lắng nghe ý kiến đóng góp của thành viên trong trường 4,13 0,75 25 38 ._.ản lý của Hiệu trưởng các trường THPT. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Chân thành cám ơn quý thầy/cô. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Công việc: - Ban GĐ Sở  - Phòng Phổ thông Sở  - Ban Giám hiệu  - Tổ trưởng Bộ môn  - Trình độ chuyên môn: - Cử nhân  - Thạc sĩ. - Tiến sĩ. - Khác  - Giới tính: - Nam. - Nữ  - Thâm niên công tác: - dưới 5 năm  - từ 6 đến 15 năm  từ 16 đến 25 năm  - 25 năm trở lên  - Trường, nơi công tác : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Kính mong Ban Giám đốc Sở và Cán bộ Phòng Phổ thông đánh giá theo ý kiến chung) Câu số Nội dung Mức độ thể hiện Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấp 1 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tin tưởng của thành viên trong trường 1 2 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tôn trọng của thành viên trong trường 2 3 Hiệu trưởng trường thể hiện tư chất lãnh đạo 3 4 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển tư chất lãnh đạo người khác 4 5 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển khả năng lãnh đạo của mình. 5 6 Hiệu trưởng trường có phong cách quản lý uyển chuyển 6 7 Hiệu trưởng trường có ý thức rèn luyện đạo đức trong quản lý 7 8 Hiệu trưởng trường có ý thức nâng cao trình độ chính trị 8 9 Hiệu trưởng trường có khả năng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường 9 10 Hiệu trưởng trường có khả năng quản lý nhà trường 10 11 Hiệu trưởng trường thể hiện năng lực trí tuệ 11 12 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần quyết tâm đạt được những thành tựu trong công việc 12 13 Hiệu trưởng trường thể hiện sự cảm thông 13 14 Hiệu trưởng trường thể hiện sự nhạy cảm 14 15 Hiệu trưởng trường thể hiện sự tận tâm 15 16 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định vấn đề cần giảì quyết 16 17 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định mục đích của nhà trường 17 18 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc cụ thể trong nhà trường 18 19 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc ưu tiên 19 20 Hiệu trưởng trường quan tâm đến phương thức lãnh đạo hiện đại 20 21 Hiệu trưởng trường học tập về phương thức lãnh đạo hiện đại 21 22 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần tận tụy phục vụ tổ quốc 22 23 Hiệu trưởng trường thể hiện lòng trung thành đối với Tổ quốc 23 24 Hiệu trưởng trường thể hiện sự xác định giá trị bản thân 24 25 Hiệu trưởng trường có ý hướng thực hiện công việc có lợi cho tập thể 25 26 Hiệu trưởng trường có ý hướng muốn thể hiện quyền lực đối với cấp dưới 26 27 Hiệu trưởng trường được các thành viên trong trường hợp tác trong công việc 27 28 Hiệu trưởng trường sẵn sàng hướng dẫn cấp dưới về các mặt công việc 28 29 Hiệu trưởng trường khuyến khích mọi thành viên suy nghĩ để đạt một tầm nhìn chung 29 30 Hiệu trưởng trường quan tâm và sâu sát với các thành viên trong trường 30 31 Hiệu trưởng trường hiểu biết về nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên trong trường 31 32 Hiệu trưởng trường giảì quyết những vấn đề trong trường theo nhu cầu và mong muốn của tập thể 32 33 Hiệu trưởng trường lôi kéo các thành viên trong trường cùng làm việc do tầm nhìn đúng đắn của mình 33 34 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính đạo đức 34 35 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính công bằng 35 36 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính khoan dung 36 37 Hiệu trưởng trường lắng nghe ý kiến đóng góp của thành viên trong trường 37 38 Hiệu trưởng trường quan tâm đến dư luận trong trường về bản thân mình 38 39 Hiệu trưởng trường đánh giá cao đóng góp của thành viên trong trường vì công việc chung 39 40 Hiệu trưởng trường tìm cách khắc phục và thừa nhận sai sót của mình khi mắc phải sai lầm 40 41 Hiệu trưởng trường khuyến khích thành viên trong trường dám nói lên những sai trái trong nhà trường 41 42 Hiệu trưởng trường có khả năng tạo động lực cho các thành viên trong nhà trường 42 43 Hiệu trưởng trường thể hiện tính đoàn kết 43 44 Hiệu trưởng trường thể hiện tính trung thực 44 45 Hiệu trưởng trường thể hiện sự khiêm tốn 45 46 Hiệu trưởng trường thể hiện lòng can đảm 46 47 Hiệu trưởng trường thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với người khác 47 48 Hiệu trưởng trường thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với công việc 48 49 Hiệu trưởng trường thể hiện niềm đam mê trong việc lãnh đạo người khác 49 50 Hiệu trưởng trường thể hiện sự tự 50 tin 51 Hiệu trưởng trường thể hiện tình thần lạc quan 51 52 Nguyên tắc làm việc của Hiệu trưởng trường là đi thẳng vào vấn đề 52 53 Hiệu trưởng trường luôn tiếp thu những điều đóng góp của các thành viên trong trường 53 54 Hiệu trưởng trường là người phân công đúng người đúng việc 54 55 Hiệu trưởng trường tạo ra không khí làm việc thoải mái cho mọi thành viên trong trường 55 56 Hiệu trưởng trường luôn đảm bảo các thành viên trong trường đều được trọng dụng theo khả năng 56 57 Hiệu trưởng trường luôn đảm bảo các thành viên trong trường đều được thông báo rõ ràng những công việc của trường 57 58 Hiệu trưởng trường là người tự tin bằng cách khuyến khích mọi thành viên trong trường đóng góp ý kiến 58 59 Nguyên tắc làm việc của Hiệu trưởng trường là vui vẻ 59 60 Hiệu trưởng trường là người đánh giá cao mọi thành viên trong trường 60 61 Hiệu trưởng trường hiểu được giá trị thật sự của các thành viên trong trường 61 62 Hiệu trưởng trường biết khi nào nắm giữ và khi nào từ bỏ một công việc nào đó 62 63 Hiệu trưởng trường xây dựng một đội ngũ để đạt được các mục tiêu 63 64 Hiệu trưởng trường thảo luận với các thành viên trong trường để đưa ra các mục tiêu 64 65 Hiệu trưởng trường có một kế hoạch để đạt được mục tiêu 65 66 Hiệu trưởng trường giúp đỡ mỗi thành viên trong nhóm phát huy năng lực của họ tốt nhất 66 67 Hiệu trưởng trường tự ý thức bản thân một cách đầy đủ 67 68 Hiệu trưởng trường lập kế hoạch 68 công việc thích hợp với các thành viên trong trường 69 Hiệu trưởng trường có một kế hoạch để đạt được mục tiêu 69 70 Hiệu trưởng trường giữ sự cân bằng giữa các quyền của bản thân và quản lý người khác 70 71 Hiệu trưởng trường hỗ trợ các thành viên trong trường cải thiện và thực hiện nhiệm vụ chung 71 72 Hiệu trưởng trường quan tâm đến giao tiếp với các thành viên trong trường và tạo các mối quan hệ tốt với họ 72 73 Hiệu trưởng trường quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ cho các thành viên trong trường 73 74 Hiệu trưởng trường thực hiện chặt chẽ các quy tắc quản lý theo nhóm công tác đối với các thành viên trong trường 74 75 Hiệu trưởng trường thường kiểm tra các quy trình quản lý trong nhà trường 75 76 Hiệu trưởng trường thực hiện việc phát triển con người trong nhà trường một cách đúng đắn 76 77 Hiệu trưởng trường tin tưởng người khác khi giao cho họ công việc theo chức năng 77 78 Hiệu trưởng trường đặt kỳ vọng cao vào các thành viên trong trường 78 79 Hiệu trưởng trường chia sẽ những thành công với các thành viên trong trường 79 80 Hiệu trưởng trường thừa nhận trách nhiệm đối với bất kỳ thiếu sót hoặc sai lầm gây ra 80 81 Hiệu trưởng trường tạo điều kiện để tất cả mọi thành viên trong trường có thể đạt được những thành tích cao nhất 81 82 Hiệu trưởng trường đề nghị khen thưởng đúng người, đúng việc 82 83 Hiệu trưởng trường mạnh dạn giải quyết những khó khăn trong công 83 tác 84 Hiệu trưởng trường liên tục tìm cách học hỏi từ những người xung quanh 84 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA GIÁO VIÊN Thầy/Cô vui lòng cho biết suy nghĩ của bản thân về các ý kiến dưới đây Câu số Nội dung Mức độ Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấp 1 Giáo viên cảm thấy thoải mái khi làm việc ở trường hiện đang công tác 1 2 Giáo viên trong trường ý thức được công việc của bản thân rõ ràng 2 3 Giáo viên trong trường thực hiện công việc của bản thân một cách tự giác 3 4 Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc với Hiệu trưởng trường bất cứ lúc nào thuận tiện 4 5 Giáo viên trong trường có thể nói chuyện với Hiệu trưởng dễ dàng 5 6 Giáo viên trong trường cảm thấy thoải mái với công việc được giao 6 7 Giáo viên trong trường có thể học theo gương cố gắng học tập của Hiệu trưởng trường 7 8 Giáo viên trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của Hiệu trưởng trường 8 9 Giáo viên trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại tiêu cực của Hiệu trường trường 9 10 Giáo viên trong trường thích cách làm việc thẳng thắn của Hiệu trưởng 10 11 Giáo viên trong trường thích việc Hiệu trưởng chia sẽ thành tích đạt được của các thành viên trong trường 11 12 Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường 12 13 Giáo viên trong trường thích tính công bằng của Hiệu trưởng trường 13 14 Giáo viên trong trường thích lòng rộng lượng của Hiệu trưởng trường 14 15 Giáo viên trong trường đánh giá cao tầm nhìn xa của Hiệu trường trường 15 Phụ lục 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG THPT Kính thưa Quý Thầy (Cô), Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể, để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Chân thành cám ơn quý thầy/cô. Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân: - Công việc: - GV  - GVCN  - Ban Giám hiệu  - Tổ trưởng Bộ môn  - Trình độ chuyên môn: - Cử nhân  - Thạc sĩ. - Tiến sĩ. - Khác  - Giới tính: - Nam. - Nữ  - Thâm niên công tác: - dưới 5 năm  - từ 6 đến 15 năm  từ 16 đến 25 năm  - 25 năm trở lên  - Trường nơi công tác : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu số Nội dung Mức độ thể hiện Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấp 1 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tin tưởng của thành viên trong trường 1 2 Hiệu trưởng trường được ủng hộ vì sự tôn trọng của thành viên trong trường 2 3 Hiệu trưởng trường thể hiện tư chất lãnh đạo 3 4 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển tư chất lãnh đạo người khác 4 5 Hiệu trưởng trường có ý hướng phát triển khả năng lãnh đạo của mình. 5 6 Hiệu trưởng trường có phong cách lãnh đạo uyển chuyển 6 7 Hiệu trưởng trường có ý thức rèn luyện đạo đức trong quản lý 7 8 Hiệu trưởng trường có ý thức nâng cao trình độ chính trị 8 9 Hiệu trưởng trường có khả năng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường 9 10 Hiệu trưởng trường có khả năng quản lý nhà trường 10 11 Hiệu trưởng trường thể hiện năng lực trí tuệ 11 12 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần quyết tâm đạt được những thành tựu trong công việc 12 13 Hiệu trưởng trường thể hiện sự cảm thông 13 14 Hiệu trưởng trường thể hiện sự nhạy cảm 14 15 Hiệu trưởng trường thể hiện sự tận tâm 15 16 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định vấn đề cần giảì quyết 16 17 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định mục đích của nhà trường 17 18 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc cụ thể trong nhà trường 18 19 Hiệu trưởng trường thể hiện việc xác định các công việc ưu tiên 19 20 Hiệu trưởng trường quan tâm đến phương thức lãnh đạo hiện đại 20 21 Hiệu trưởng trường học tập về phương thức lãnh đạo hiện đại 21 22 Hiệu trưởng trường thể hiện tinh thần tận tụy phục vụ tổ quốc 22 23 Hiệu trưởng trường thể hiện lòng trung thành đối với Tổ quốc 23 24 Hiệu trưởng trường thể hiện sự xác định giá trị bản thân 24 25 Hiệu trưởng trường có ý hướng thực hiện công việc có lợi cho tập thể 25 26 Hiệu trưởng trường có ý hướng muốn thể hiện quyền lực đối với cấp dưới 26 27 Hiệu trưởng trường được các thành viên trong trường hợp tác trong công việc 27 28 Hiệu trưởng trường sẵn sàng hướng dẫn cấp dưới về các mặt công việc 28 29 Hiệu trưởng trường khuyến khích mọi thành viên suy nghĩ để đạt một tầm nhìn chung 29 30 Hiệu trưởng trường quan tâm và sâu sát với các thành viên trong trường 30 31 Hiệu trưởng trường hiểu biết về nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên trong trường 31 32 Hiệu trưởng trường giảì quyết những vấn đề trong trường theo nhu cầu và mong muốn của tập thể 32 33 Hiệu trưởng trường lôi kéo các 33 thành viên trong trường cùng làm việc do tầm nhìn đúng đắn của mình 34 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính đạo đức 34 35 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính công bằng 35 36 Hiệu trưởng trường có nguyên tắc lãnh đạo mang tính khoan dung 36 37 Hiệu trưởng trường lắng nghe ý kiến đóng góp của thành viên trong trường 37 38 Hiệu trưởng trường quan tâm đến dư luận trong trường về bản thân mình 38 39 Hiệu trưởng trường đánh giá cao đóng góp của thành viên trong trường vì công việc chung 39 40 Hiệu trưởng trường tìm cách khắc phục và thừa nhận sai sót của mình khi mắc phải sai lầm 40 41 Hiệu trưởng trường khuyến khích thành viên trong trường cùng nói lên những sai trái trong nhà trường 41 42 Hiệu trưởng trường có khả năng tạo động lực cho các thành viên trong nhà trường 42 43 Hiệu trưởng trường thể hiện tính đoàn kết 43 44 Hiệu trưởng trường thể hiện tính trung thực 44 45 Hiệu trưởng trường thể hiện sự khiêm tốn 45 46 Hiệu trưởng trường thể hiện lòng can đảm 46 47 Hiệu trưởng trường thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với người khác 47 48 Hiệu trưởng trường thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với công việc 48 49 Hiệu trưởng trường thể hiện niềm đam mê trong việc lãnh đạo người khác 49 50 Hiệu trưởng trường thể hiện sự tự tin 50 51 Hiệu trưởng trường thể hiện tình thần lạc quan 51 52 Nguyên tắc làm việc của Hiệu trưởng trường là đi thẳng vào vấn đề 52 53 Hiệu trưởng trường luôn tiếp thu 53 những điều đóng góp của các thành viên trong trường 54 Hiệu trưởng trường là người phân công đúng người đúng việc 54 55 Hiệu trưởng trường tạo ra không khí làm việc thoải mái cho mọi thành viên trong trường 55 56 Hiệu trưởng trường luôn đảm bảo các thành viên trong trường đều được trọng dụng theo khả năng 56 57 Hiệu trưởng trường luôn đảm bảo các thành viên trong trường đều được thông báo rõ ràng những công việc của trường 57 58 Hiệu trưởng trường là người tự tin bằng cách khuyến khích mọi thành viên trong trường đóng góp ý kiến 58 59 Nguyên tắc làm việc của Hiệu trưởng trường là vui vẻ 59 60 Hiệu trưởng trường là người đánh giá cao mọi thành viên trong trường 60 61 Hiệu trưởng trường hiểu được giá trị thật sự của các thành viên trong trường 61 62 Hiệu trưởng trường biết khi nào nắm giữ và khi nào từ bỏ một công việc nào đó 62 63 Hiệu trưởng trường xây dựng một đội ngũ để đạt được các mục tiêu 63 64 Hiệu trưởng trường thảo luận với các thành viên trong trường để đưa ra các mục tiêu 64 65 Hiệu trưởng trường có một kế hoạch để đạt được mục tiêu 65 66 Hiệu trưởng trường giúp đỡ mỗi thành viên trong nhóm phát huy năng lực của họ tốt nhất 66 67 Hiệu trưởng trường tự ý thức bản thân một cách đầy đủ 67 68 Hiệu trưởng trường lập kế hoạch công việc thích hợp với các thành viên trong trường 68 69 Hiệu trưởng trường có một kế hoạch để đạt được mục tiêu 69 70 Hiệu trưởng trường giữ sự cân bằng giữa các quyền của bản thân và quản lý người khác 70 71 Hiệu trưởng trường hỗ trợ các thành viên trong trường cải thiện 71 và thực hiện nhiệm vụ chung 72 Hiệu trưởng trường quan tâm đến giao tiếp với các thành viên trong trường và tạo các mối quan hệ tốt với họ 72 73 Hiệu trưởng trường quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ cho các thành viên trong trường 73 74 Hiệu trưởng trường thực hiện chặt chẽ các quy tắc quản lý theo nhóm công tác đối với các thành viên trong trường 74 75 Hiệu trưởng trường thường kiểm tra các quy trình quản lý trong nhà trường 75 76 Hiệu trưởng trường thực hiện việc phát triển con người trong nhà trường một cách đúng đắn 76 77 Hiệu trưởng trường tin tưởng người khác khi giao cho họ công việc theo chức năng 77 78 Hiệu trưởng trường đặt kỳ vọng cao vào các thành viên trong trường 78 79 Hiệu trưởng trường chia sẻ những thành công với các thành viên trong trường 79 80 Hiệu trưởng trường thừa nhận trách nhiệm đối với bất kỳ thiếu sót hoặc sai lầm gây ra 80 81 Hiệu trưởng trường tạo điều kiện để tất cả mọi thành viên trong trường có thể đạt được những thành tích cao nhất 81 82 Hiệu trưởng trường đề nghị khen thưởng đúng người, đúng việc 82 83 Hiệu trưởng trường mạnh dạn giải quyết những khó khăn trong công tác 83 84 Hiệu trưởng trường liên tục tìm cách học hỏi từ những người xung quanh 84 SỰ HÀI LÒNG Thầy/Cô vui lòng cho biết suy nghĩ của bản thân về các ý kiến dưới đây Câu số Nội dung Mức độ Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấp 1 Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc ở trường hiện đang công tác 1 2 Giáo viên trong trường ý thức được công việc của bản thân rõ ràng 2 3 Giáo viên trong trường thực hiện công việc của bản thân một cách tự giác 3 4 Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc với Hiệu trưởng trường bất cứ lúc nào thuận tiện 4 5 Giáo viên trong trường có thể nói chuyện với Hiệu trưởng dễ dàng 5 6 Giáo viên trong trường cảm thấy thoải mái với công việc được giao 6 7 Giáo viên trong trường có thể học theo gương cố gắng học tập của Hiệu trưởng trường 7 8 Giáo viên trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của Hiệu trưởng trường 8 9 Giáo viên trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại tiêu cực của Hiệu trường trường 9 10 Giáo viên trong trường thích cách làm việc thẳng thắn của Hiệu trưởng 10 11 Giáo viên trong trường thích việc Hiệu trưởng chia sẻ thành tích đạt được của các thành viên trong trường 11 12 Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường 12 13 Giáo viên trong trường thích tính công bằng của Hiệu trưởng trường 13 14 Giáo viên trong trường thích lòng rộng lượng của Hiệu trưởng trường 14 15 Giáo viên trong trường đánh giá cao tầm nhìn xa của Hiệu trường trường 15 Phụ lục 3: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG THPT Các em học sinh thân mến, Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể, để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT. Mong các em vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Cám ơn các em. Trước hết, các em cho biết thông tin về bản thân: - Giới tính: - Nam. - Nữ  - Đang học lớp: - 10  - 11  - 12  - Tại trường: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SỰ HÀI LÒNG Em vui lòng cho biết suy nghĩ của bản thân về các ý kiến dưới đây Câu số Nội dung Mức độ Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấ p 1 Em cảm thấy thoải mái khi học tập ở trường này 1 2 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường ý thức được công việc của bản thân rõ ràng 2 3 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thực hiện công việc của bản thân một cách tự giác 3 4 Học sinh trong trường có thể tiếp xúc với thầy (cô) Hiệu trưởng trường bất cứ lúc nào thuận tiện 4 5 Học sinh trong trường có thể nói chuyện với thầy (cô) Hiệu trưởng dễ dàng 5 6 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường cảm thấy thoải mái với công việc được giao 6 7 Em cảm thấy thầy (cô) HT nêu gương học tập cho các Thầy/cô trong trường 7 8 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của thầy (cô) Hiệu trưởng trường 8 9 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại 9 tiêu cực của thầy (cô) Hiệu trường 10 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thích cách làm việc thẳng thắn của Hiệu trưởng 10 11 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thích việc Hiệu trưởng chia sẻ thành tích đạt được của các thành viên trong trường 11 12 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường 12 13 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thích tính công bằng của Hiệu trưởng trường 13 14 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường thích lòng rộng lượng của Hiệu trưởng trường 14 15 Em cảm thấy Thầy/cô trong trường đánh giá cao tầm nhìn xa của Hiệu trường trường 15 Các em đánh dấu (X) vào ô tương ứng theo ý của các em về đặc điểm nhân cách lãnh đạo Câu số Nội dung Mức độ cần thiết Câu số rất cao cao trung bình thấp rất thấp 1 Tin cậy 1 2 Niềm đam mê và có động lực 2 3 Khả năng tiếp cận & thân thiện 3 4 Nhất quán 4 5 Tự tin 5 6 Khả năng lắng nghe 6 7 Trầm tĩnh 7 8 Khả năng làm đại biểu 8 9 Có uy tín 9 10 Rõ ràng 10 11 Hiểu biết con người 11 12 Khả năng thích ứng và linh hoạt 12 13 Tầm nhìn rộng 13 14 Ý tưởng hài hước 14 15 Coi trọng chất lượng công việc 15 16 Khiêm tốn 16 17 Tính công bằng 17 18 Làm việc cật lực 18 19 Liên tục phát triển 19 20 Kiên nhẫn 20 CẢM ƠN CÁC EM Phụ lục 4. BÁO CÁO THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THPT Năm học: 2008 - 2009 1. Tổng số học sinh xếp loại theo hạnh kiểm Tổng số Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 27035 10496 8744 7795 Chia ra - Tốt 16197 5711 5525 4961 - Khá tốt 8340 3470 2475 2395 - Trung bình 2235 1135 672 428 - Yếu 263 180 72 11 2. Tổng số học sinh xếp loại theo học lực 27035 100496 8744 7795 Chia ra - Giỏi 1309 507 473 329 - Khá 6671 2318 2272 2081 - Trung bình 13014 4702 4367 3945 - Yếu 5705 2710 1565 1430 - Kém 336 259 67 0 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ Phụ lục 5: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN Để tìm hiểu thực trạng về sự ảnh hưởng của các phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể nhằm nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THPT, xin quý thầy /cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây Ý kiến của quý thầy cô chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy /cô! Xin quý thầy cô cho biết quan điểm cá nhân và ý kiến đánh giá của quý thầy cô về các giải pháp được đề xuất nhằm bồi dưỡng phong cách quản lý của hiệu trưởng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. Giải pháp Quan điểm cá nhân Tính khả thi Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Ít khả thi Khả thi 1. Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng phong cách quản lý lên bầu không khí tâm lý của tập thể - Chú trọng tuyên truyền, giáo dục - Khuyến khích và hỗ trợ hợp tác - Xây dựng các diễn đàn trong GV và HS 2. Bồi dưỡng rèn luyện các phong cách quản lý của hiệu trưởng - Tổ chức các lớp bồi dưỡng định kỳ cho đội ngũ cán bộ quản lý - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo bồi dưỡng - Định kỳ kiểm tra, bồi dưỡng, đánh giá trình độ kiến thức, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý các trường THPT. 3. Đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm hiệun trưởng các trường THPT - Đánh giá hiệu trưởng dựa vào các tiêu chuẩn theo luật định - Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau - Tuyển chọn cán bộ lãnh đạo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn và trình độ quản lý tốt - Bổ nhiệm hiệu trưởng trên nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các hình thức lấy ý kiến đóng góp, phiếu tín nhiệm, chọn người có đue đắc và tài vào cương vị lãnh đạo 4. Xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, tạo khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường - Lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức:thùng thu góp ý, diễn đàn trên mạng internet, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách phúc lợi cho đội ngĩ cán bộ giáo viên - Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh, đề ra các quy định của lớp học, đưa ra các quy định rõ ràng - Thiết lập phòng “Tư vấn học đường” 5. Xây dựng bộ máy quản lý có năng lực, tổ chức lao động sư phạm hợp lý, khoa học - nhiệm xây dựng được một bộ máy quản lý bao gồm những cá nhân có năng lực và uy tín với tập thể. - Tập trung xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn, chuẩn về đạo đức tác phong. - Rà soát lại những điểm bất hợp lý, lạc hậu trong các quy chế, quy định đã ban hành trong công tác tổ chức cán bộ 6. Tăng cường công tác đối thoại trong hội đồng sư phạm - Dành thời gian để tạo quan hệ chân tình, mỉm cười hay chào hỏi, cho người khác biết bạn quan tâm đến họ - Chú ý lắng nghe sao cho người khác cảm thấy bạn đang chú ý lời họ nói và bạn thực sự quan tâm đến họ. - Chỉ đạo các bộ phận thường xuyên tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên đề nhằm rút kinh nghiệm hoạt động và cải thiện hình thức làm việc, thông qua các buổi giao lưu tạo mối quan hệ gắn bó, thân mật 7. Củng cố lực lượng kiểm tra và đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học xuyên suốt trong năm. - Tổ chứcthành lập ban kiểm tra - Phân công cụ thể các thành viên trong ban kiểm tra - Tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức: định kỳ, đột xuất, chuyên đề Phụ lục 6: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Để tìm hiểu thực trạng về sự ảnh hưởng của các phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể nhằm nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THPT, xin các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây Xin các em cho biết quan điểm cá nhân và ý kiến đánh giá của các em về các giải pháp được đề xuất nhằm bồi dưỡng phong cách quản lý của hiệu trưởng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. Giải pháp Quan điểm cá nhân Tính khả thi Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Ít khả thi Khả thi 1. Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng phong cách quản lý lên bầu không khí tâm lý của tập thể - Chú trọng tuyên truyền, giáo dục - Khuyến khích và hỗ trợ hợp tác - Xây dựng các diễn đàn trong GV và HS 2. Bồi dưỡng rèn luyện các phong cách quản lý của hiệu trưởng - Tổ chức các lớp bồi dưỡng định kỳ cho đội ngũ cán bộ quản lý - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo bồi dưỡng - Định kỳ kiểm tra, bồi dưỡng, đánh giá trình độ kiến thức, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý các trường THPT. 3. Đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm hiệun trưởng các trường THPT - Đánh giá hiệu trưởng dựa vào các tiêu chuẩn theo luật định - Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau - Tuyển chọn cán bộ lãnh đạo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn và trình độ quản lý tốt - Bổ nhiệm hiệu trưởng trên nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các hình thức lấy ý kiến đóng góp, phiếu tín nhiệm, chọn người có đue đắc và tài vào cương vị lãnh đạo 4. Xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, tạo khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường - Lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức:thùng thu góp ý, diễn đàn trên mạng internet, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách phúc lợi cho đội ngĩ cán bộ giáo viên - Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh, đề ra các quy định của lớp học, đưa ra các quy định rõ ràng - Thiết lập phòng “Tư vấn học đường” 5. Xây dựng bộ máy quản lý có năng lực, tổ chức lao động sư phạm hợp lý, khoa học - nhiệm xây dựng được một bộ máy quản lý bao gồm những cá nhân có năng lực và uy tín với tập thể. - Tập trung xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn, chuẩn về đạo đức tác phong. - Rà soát lại những điểm bất hợp lý, lạc hậu trong các quy chế, quy định đã ban hành trong công tác tổ chức cán bộ 6. Tăng cường công tác đối thoại trong hội đồng sư phạm - Dành thời gian để tạo quan hệ chân tình, mỉm cười hay chào hỏi, cho người khác biết bạn quan tâm đến họ - Chú ý lắng nghe sao cho người khác cảm thấy bạn đang chú ý lời họ nói và bạn thực sự quan tâm đến họ. - Chỉ đạo các bộ phận thường xuyên tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên đề nhằm rút kinh nghiệm hoạt động và cải thiện hình thức làm việc, thông qua các buổi giao lưu tạo mối quan hệ gắn bó, thân mật 7. Củng cố lực lượng kiểm tra và đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học xuyên suốt trong năm. - Tổ chứcthành lập ban kiểm tra - Phân công cụ thể các thành viên trong ban kiểm tra - Tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức: định kỳ, đột xuất, chuyen đề Cảm ơn các em ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5201.pdf
Tài liệu liên quan