Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, ttcn gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng

Chương I: Tài nguyên nước với vấn đề nước cho công nghiệp và lý thuyết về quy hoạch I. Tài nguyên nước 1.Khái niệm về tài nguyên nước Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Theo Luật tài nguyên nước được thông qua tại kỳ họp thứ III, Quốc hội khoá X, tài nguyên nước được hiểu như sau:”Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, ttcn gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành kinh tế. Mặt khác nước cũng có thể gây ra tai hoạ cho con người và môi trường”. Như vậy nước không những cần cho sự sống của mọi sinh vật mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển văn minh của xã hội loài người. Đối với từng vùng hoặc từng quốc gia riêng biệt, thì nước là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố lực lượng sản xuất, với trình độ hiện nay của thế giới, nhiều nguyên liệu có thể thay thế, riêng nước chưa có gì thay thế được. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên các quốc gia trên thế giới đều coi việc sử dụng tài nguyên nước là một quốc sách. Phân loại tài nguyên nước Tài nguyên nước tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để phân loại tài nguyên nước phải căn cứ vào tiêu thức cụ thể. Nhìn chung có hai cách phân loại tài nguyên nước như sau: Nếu căn cứ vào đặc tính hoá, lý của nước được chia thành: Nước mặn, nước khoáng, nước ngọt, nước nóng thiên nhiên, nước công nghiệp,... Nếu căn cứ vào trạng thái tồn tại của nước, nước được chia thành: Nước mặt nước ngầm, nước trong không khí, núi băng tuyết. Việc phân loại chia nguồn nước giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc quản lý, khai thác và sử dụng. 3.Vai trò của tài nguyên nước đối với môi trường và xã hội Đối với môi trường: Môi trường nước là một hệ thống nhỏ trong hệ thống môi trường nói chung, được giới hạn trong phạm vi thuỷ quyển. Nó có những đặc trưng cơ bản như hệ thống môi trường chung: Tính cơ cấu, tính động, tính mở. Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh. Vai trò và tầm quan trọng của nước được thể hiện trong các ảnh hưởng, các tác động của nước đối với ”Chu trình tuần hoàn tự nhiên” của các thành phần môi trường như sau: Khoa học môi trường đã chỉ ra rằng các yếu tố tạo thành môi trường tồn tại trong một thể thống nhất và luôn có mối quan hệ tương tác với nhau. Sự thay đổi môi trường này sẽ thay đổi thành phần môi trường khác và cuối cùng là phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên của môi trường. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các thành phần môi trường quan trọng như không khí, đất, nước, hệ sinh vật. Mọi hiện tượng thiếu nước hoặc thừa nước(hạn hán hay lũ lụt) đều dẫn đến khả năng làm biến đổi cân bằng hệ sinh thái, làm cho đất đai bị thoái hoá, bị rửa trôi, khí hậu bị thay đổi, hệ sinh vật bị tiêu diệt,...Mặt khác nước có tính di động theo trạng thái dòng chảy nên trong quá trình giao động dễ mang theo các nguồn gây ô nhiễm với phạm vi ô nhiễm rất lớn. Đặc biệt là các dòng chảy này luôn có những thay đổi bất thường nên dễ gây nên sự cố môi trường trên một bình diện rộng gây hậu quả khó lường. Đối với đời sống kinh tế xã hội: Nước là yếu tố không thể thay thế và cũng không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Nước như là một nguồn thực phẩm thiết yếu góp phần nuôi sống con người. Sự sống của con người và của động thực vật trên trái đất phụ thuộc vào nguồn nước. Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nước đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của cây trồng vật nuôi. Đối với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển và nguồn lợi thuỷ sản phong phú như Việt Nam thì điều này càng trở nên quan trọng. Trong sản xuất công nghiệp nước đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh và du lịch. Tài nguyên nước cùng với các yếu tố môi trường khác còn góp phần phát triển các ngành du lịch, dịch vụ. Tài nguyên nước góp phần bao vệ đa dạng sinh học như các vùng sinh thái ngập nước là nơi cư trú của các loài động, thực vật đặc hữu trong đó có nhiều loại quý hiếm được pháp luật bảo vệ. II. Nước cho công nghiệp và TTCN Vai trò của nước cho công nghiệp và TTCN Vai trò của nước đối với công nghiệp và TTCN đó là công nghiệp và TTCN là hai ngành có nhu cầu lớn về khối lượng nước. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của mỗi ngành mà chất lượng nước được đánh giá khác nhau. Nhưng nhìn chung nước có ảnh hưởng đến nhiều mặt của quá trình sản xuất từ sơ chế đến thành phẩm, nước có ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng nhân, ảnh hưởng đến vận hành máy móc... Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành như chế biến thuỷ sản, sản xuất lương thực thực phẩm, dệt nhuộm,... Đồng thời nước đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của công nghiệp và TTCN là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của các cơ sở sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giá cả sản phẩm. Tóm lại vai trò của nước trong công nghiệp và TTCN phản ánh một mặt vai trò của nước trong đời sống xã hội. Tức là nó có vai trò chung với toàn bộ xã hội trong đó có công nghiệp và TTCN và có vai trò quan trọng riêng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của ngành công nghiệp, TTCN. 2. Nước thải và xử lý nước thải công nghiệp, TTCN 2.1 Sự ô nhiễm nước thải công nghiệp và TTCN Đặc điểm của nước thải công nghiệp là chứa nhiều hợp chất hữu cơ. nhiều vi sinh vật gây bệnh và nhiều gốc kim loại nặng,... Nước thải công nghiệp và TTCN là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Đặc biệt là nguồn nước thải của các nhà máy hoá chất, nhà máy luyện kim, nhà máy phát điện,...Tuy nhiên nguồn nước chỉ bị coi là ô nhiễm khi sự có mặt của một hay nhiều chất có trong nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép và trở nên độc hại. Hiến chương châu Âu về nước định nghĩa: ”Sự ô nhiễm nước là một biến đổi nói chung của chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí với động vật nuôi và các loài hoang dã”. Như vậy có thể hiểu sự ô nhiễm nước thải công ngiệp,TTCN là sự biến đổi của chất lượng nước do nước thải công nghiệp, TTCN gây nên, làm ô nhiễm nước gây nguy hiểm cho người, cho chính hoạt động sản xuất của công nghiệp, TTCN và cho các ngành khác như nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, động vật nuôi và loại hoang dã. 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm nước. Đánh giá ô nhiễm hoá lý nguồn nước: Oxy hoà tan(DO): Lượng oxy trong không khí chiếm 21% thể tích. Oxy tự do ở dạng hoà tan ít hơn nhiều lần so với oxy trong không khí khoảng 8-10 mg/ l. Nước đánh giá là sạch khi ở O0c mức độ bão hoà Oxy hoà tan khoảng 14-15mg/ l. Nhiệt độ càng tăng lượng Oxy hoà tan trong nước càng giảm và bằng Omg/ l /1000C. ở điều kiện bình thờng nước bão hoà Oxy khoảng 70-85% so với điều kiện nước sạch ở 0OC. Phytoplankton và Maxrophytes tiến hành quang hợp mạnh mẽ việc giải phóng Oxy có thể đạt được bão hoà 200%. Do DO trong nước được điều chỉnh bởi: Trao đổi tự do giữa nước và không khí, giải phóng Oxy trong quá trình quang hợp, giảm lượng Oxy do thực vật, động vật phân huỷ, tiêu thụ. Nên DO biến đổi theo nhịp độ ngày đêm, theo độ sâu của nước, theo mùa, theo khí hậu. Khi nguồn nước bị ô nhiễm DO giảm, nước càng ô nhiễm DO càng thấp, gây nên sự thiếu Oxy cho quá trình trao đổi năng lượng của các sinh vật như rong, tảo, cá, tôm,...Nếu giảm quá ngưỡng cho phép thì các sinh vật sẽ bị chết. Nhu cầu Oxy sinh hoá(BOD): Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải và chất thải hữu cơ của công nghiệp. BOD thực chất là lượng Oxy mà vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình Oxy hoá các chất hữu cơ. Để xác định BOD người ta lấy mẫu nước để yên 5 ngày trong chỗ tối ở nhiệt độ phòng sau đó xác định lượng Oxy tiêu thụ, ký hiệu là BOD5. Việc xác định lượng Oxy hoà tan(BOD5) cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học rất quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. Nhu cầu Oxy hoá học(COD): COD là lượng OXY cần thiết cho quá trình Oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước, đồng thời cũng biểu thị lượng các chất hữu cơ không thể bị Oxy hoá bằng vi sinh vật. Đại lượng này cho biết tổng lượng các chất hữu cơ có trong nước và sử dụng phép đo COD để vận hành và kiểm soát hoạt động của các nhà máy sử lý nước thải. Mầu sắc của nước: Mầu sắc của nước cũng là một trong những biểu hiện của sự ô nhiễm. Nước tự nhiên tinh khiết không mầu, nước sạch không mầu hoặc có mầu xanh nhẹ do hấp thụ bước sóng có gam mầu như vậy trong ánh sáng mặt trời. Khi nước càng bẩn mầu sắc của nước càng biều hiện rõ. Tuỳ từng chất gây bẩn mà nước có mầu khác nhau. Như mầu xanh đậm, mầu đen hay vàng có bọt trắng là do biểu hiện trạng thái phú dưỡng hoá, hoặc lượng chất hữu có bị phân huỷ quá lớn, cũng có khi do các hoá chất của các cơ sở gây nên. Độ đục: Độ đục của nước do các chất, các hạt lơ lửng có thể là phù sa, mùn, tảo,...gây nên. ở mức độ cho phép thì độ đục không có ảnh gì đến việc sử dụng nước. Tuy nhiên nếu vượt quá ngưỡng nhất định nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hoặc ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các nhà máy,...khi sử dụng mà không xử lý. Mùi và vị: Nước tinh khiết không có mùi, không có vị. Mùi và vị của nước gây nên bởi các khoáng chất hoà tan trong nước. Khoáng chất có thể là sự phân huỷ của các chất hữu cơ hoặc là có chứa các chất hoá học. Khi nồng độ khoáng chất càng lớn thì mùi và vị càng dễ bị phát hiện, phân biệt. Dựa vào đó có thể phát hiện được sự ô nhiễm của nước. Độ kiềm của nước: Độ kiềm của nước trung hoà(nước thường dùng) có pH =7. Khi nước có ph 7 có tính kiềm. Việc xác định độ kiềm trong nước là cần thiết cho việc sử dụng nước cũng nh là xử lý nước thải. Nồng độ kim loại nặng và các hoá chất hoà tan: Kim loại nặng và các hoá chất hoà tan ở nồng độ cho phép rất tốt cho sự phát triển của động thực vật nhưng nếu nồng độ qúa lớn, vượt mức cho phép lại gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Nó sẽ trở thành độc tố đối với các sinh vật và cả con người qua việc sử dụng nguồn nước, qua chuỗi thức ăn và cả hít thở. Một số kim loại nặng thường gặp: Thuỷ ngân: Là kim loại nặng, là nguyên tố hiếm trên trái đất. Thuỷ ngân được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất công nghiệp như luyện kim, sản xuất Pin, sản xuất bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế,...Thuỷ ngân thoát ra từ chất thải của các nhà máy là nguồn gây ô nhiễm đối với nước, không khí và cả đất. Các dạng thuỷ ngân khác nhau có tính độc không giống nhau. Nhưng ở bất kỳ dạng nào thuỷ ngân cũng rất độc đối với sức khỏe con người. Chỉ cần một lượng rất nhỏ thuỷ ngân cũng đủ gây tử vong cho con người. Chì(Pb): Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, chì có thể tồn tại nhiều dạng, có thể ở dạng hoà tan, dạng keo, dạng đặc,...Đây là kim loai có tính độc cao, tích luỹ trong cơ thể theo thời gian. Nó xâm nhập vào cơ thể con người qua nước uống, không khí, chuỗi thức ăn bị ô nhiễm. Chì có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, thậm trí làm giảm trí nhớ. Nó còn có tác động đến các hệ enzym liên quan tới sự tạo máu và liên kết với sắt trong máu. Cadimi(Cd): Cadimi có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên do các bụi núi nửa, các đá bị phong hoá gây lên. Nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do công nghiệp luyện kim, lọc dầu. Cd cũng thường đi đôi với Zn qua nước thải công nghiệp hoá chất, mạ điện. Cd và Zn xâm nhập vào cơ thể con người qua thức ăn từ cây trồng trên đất giàu Cd và Zn. Cd và Zn được tích luỹ trong một số cơ quan nhất định như thận, gây nhiễm một số Enzym nhất định gây viêm thận, tăng huyết áp và ung thư phổi. Acsen(As): Đây là kim loại nặng rất độc, nguồn gốc chu yếu từ nước thải công nghiệp thuộc da, sành sứ, hoá chất và việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu cũng là một trong những nguyên nhân chính. Khi bị nhiễm độc as gây nên những hội chứng như giảm sự ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, gây viêm dạ dày và một số bệnh khác Crom(Cr): Trong công nghiệp nhuộm len, công nghiệp mạ, thuộc da,...hàng loạt các muối Cr được sử dụng. Ô nhiễm do Cr gây nên rất độc, nó gây bệnh ung thư ở người, gây một số bệnh nguy hiểm khác ở động thực vật. Photpho(Pb): Xuất hiện chủ yếu ở thuỷ vực các làng do nước thải trong quá trình tẩy nhuộm, rửa trôi phân bón phot pho trong nông nghiệp,,...Phot pho làm phú dưỡng hoá nguồn nước, nếu quá lớn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết cá, chết tôm,,... Oxit nitơ và Amon: Mọi quá trình sống đều được điều chỉnh bằng các enzyn mà các enzyn lại là các protein chứa nitơ. Như vậy có thể khẳng định nitơ là một nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái. Tuy nhiên một lượng lớn nitơrat sẽ gây ra một số tác nhân tiêu cực sau: Nitơrat làm thực vật tăng trưởng nhanh, sau khi chết chúng làm tăng lượng chất hữu cơ nếu lượng ôxi hoà tan không đủ, gây nên sự thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm nước trầm trọng. Nitơrat bị oxi hoá thành NO3 gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người như chậm hồng cầu trong máu và làm cho máu chuyển màu xanh. Như vậy chất thải công nghiệp đặc biệt là nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Các chất đó hầu hết là các chất thải rất độc đối vớ sinh vật và con người. Việc xác định các chất độc và lượng độc tố là rất cần thiết trong việc quản lí chất thải, đồng thời có biên pháp xử lí thích hợp. 2.3 Xử lí nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp chứa các chất ô nhiễm rất khác nhau, trong đó có nhiều chất có hại với các vi khuẩn thực hiện các quá trình phân huỷ sinh học trong các nguồn nước tự nhiên. thông thường người ta làm sạch nước thải một cách riêng rẽ bên trong từng nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra môi trường xung quanh. III. Lý thuyết về quy hoạch lãnh thổ Các khái niệm cơ bản về lãnh thổ kinh tế Khaí niệm về không gian và không gian kinh tế Trong lý thuyết kinh tế học vùng không gian được tiếp cận theo hai hướng khác nhau: Hướng thứ nhất: Coi không gian như một nguồn lực tự nhiên cung cấp đầu vào cho quá trình kinh tế, cung cấp điều kiện sống cho con người. Hướng thứ hai xem không gian như một trở lực, ngăn cản các hoạt động bình thường đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc phục Do đó cấu trúc không gian có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hoạt động phát triển của con người nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Cấu trúc không gian được xem xét trên hai mô hình sau: Mô hình vật chất: Bao gồm việc sắp xếp không gian cho việc định cư của con người, các điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh, việc sử dụng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và phát triển các tuyến lực. Mô hình hoạt động: Bao gồm các dòng chu chuyển lao động, vốn, hàng hoá, dịch vụ và thông tin để liên kết các phần tử vật chất nói trên. Để định vị được các tác nhân kinh tế và xác định được các hình thức tổ chức, các hoạt kinh tế phù hợp, phải phân tích được kinh tế và áp dụng phân tích vào không gian cần nghiên cứu. Tức là phải nắm được quy luật và biến đổi của không gian cần nghiên cứu. Vậy không gian kinh tế là gì ? “Không gian kinh tế là không gian được hình thành khi ap dụng các biến biến số kinh tế vào một không gian địa lí cụ thể, để miêu tả những quá trình diễn ra trong đó nhờ sự biến đổi toán học”. Trong mỗi lãnh thổ quốc gia có thể có các loại không gian kinh tế sau: Không gian kinh tế được xác định bởi kế hoạch, các khoảng cách trong không gian được đo bằng giá cả và chi phí. Không gian kinh tế được xem như là trường lực với các cực chính là các trung tâm Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp đồng nhất mà trong không gian này các hãng khác nhau được định vị ngần như nhau, giá cả, hàng hoá, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp xỉ nhau đối với các khách hàng ở trên cùng một khoảng cách vật lí. Vùng kinh tế 1.2.1 Khái niệm vùng kinh tế: Với trình độ phát triển lý luận, phương pháp luận của kinh tế học vùng như hiện nay, ta có thể hiểu: “Vùng kinh tế là một không gian kinh tễ xác định đặc thù của một quốc gia, là một thực thể kinh tế khách quan, là một tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương đối toàn vẹn, có chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp nền kinh tế vùng,là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, là một khâu quan trọng của hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ trong nước, trong khu vực và quốc tế.” 1.2.2 Đặc điểm của vùng: Vùng với tư cách là đối tượng nghiên cứu khoa học kinh tế, là một hệ thống động có những đặc trưng cơ bản như: Tính phức tạp của cơ cấu, tính tổng hợp của sự hình thành, tính mở, tính bất định và tính xác suất. Cụ thể như sau: Cơ cấu vùng: Các phần tử cơ cấu vùng có quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Các mối quan hệ đó tạo nên cơ chế bên trong vùng. Do đó tính cơ cấu của vùng quyết định hiệu quả phát triển vùng. Tính tổng hợp: Yếu tố cấu thành nên vùng không mang tính đơn lẻ mà nó là tổng hoà của nhiều yếu tố, mỗi yếu tố đó lại là tổng hoà của nhiều yếu tố nhỏ hơn,...Cứ như vậy các yếu tố trong vùng có quan hệ logic với nhau, phát triển và biến đổi không ngừng. Tính mở: Vùng là một thực thể khách qua nó không chỉ có mối quan hệ bên trong, mà nó còn có mối quan hệ bên ngoài. Các mối quan hệ bên ngoài này sẽ góp phần quyết định vị trí của vùng trong nền kinh tế quốc dân, tác động đến quá trình chuyên môn hoá cũng như phân công lao động của vùng. Tính động: Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ cấu vùng với vai trò là phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là một quá trình liên tục. Trình độ phát triển sản xuất của vùng phụ thuộc vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Chính nhờ quá trình biến đổi đã quy định, hay tạo nên tính động cho vùng. Tính bất định và tính xác suất: Tính bất định tạo ra sự khác biệt bản chất các yếu tố quyết định đặc điểm hình thành của mỗi vùng, do tính cơ cấu kinh tế, do tính đa phương án của việc xây dựng các phần tử cơ cấu vùng, do tính mở của quá trình hoạt động và do thời gian phát triển vùng kéo dài. Quy hoạch vùng lãnh thổ Mục đích và khái niệm Mục đích: Quy hoạch lãnh thổ nhằm tìm ra phương án phát huy được lợi thế so sánh của vùng về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, các nguồn lực,...sử dụng chúng có hiệu quả theo lãnh thổ nhằm phát triển bền vững. Khái niệm: Quy hoạch vùng là sự bố chí hợp lí trên lãnh thổ vùng các xí nghiệp sản xuất, giao thông liên lạc, các điểm dân cư với sự tính toán tổng hợp các nhan tố, các điều kiện dịa lý, kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là các yếu tố tài nguyên và môi trường. 2.2 Nội dung quy hoạch vùng 2.2.1 Xac định mục tiêu quy hoạch vùng, phạm vi lãnh thổ quy hoạch và thời gian quy hoạch. 2.2.2 Đánh giá hiện trạng vùng thông qua: Phân tích các nguồn lực: Vị thế vùng, tài nguyên và môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,... Phân tích hiện trạng kinh tế xã hội: GDP vùng, nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn trước quy hoạch, quy luật chuyển dịch kinh tế, đặc điểm phát triển và phân tích các ngành kinh tế, phân tich cơ cấu lãnh thổ, đánh giá tương quan giữa cơ cấu kinh tế vùng với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ vùng. 2.2.3 Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất của vùng: Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy hoạch: Quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, bình quân GDP/người, tỷ suất hàng hoá khối lượng sản phẩm,... Luận chứng phát triển ngành: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch dịch vụ,... Luận chứng phân bố theo vùng: Phân chia các địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố cá trung tâm, mạng lưới, trục, điểm. 2.2.4 Xác định các chương trình, kế hoạch, tính toán và tìm kiếm các giải pháp thích hợp, đề xuất kiến nghị với các cấp chính quyền. Vai trò của quy hoạch vùng với môi trường và phát triển bền vững. Một là: quy hoạch lãnh thổ là tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, mà kinh tế lại là cơ sở hạ tầng xã hội. Do đó quy hoạch có vai trò to lớn đối với sự phát triển của vùng Hai là: Quy hoạch lãnh thổ còn nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, các yếu tố khoa học kỹ thuật kết hợp các nguồn các yếu tố một cách hài hoà nhất để đạt được lợi ích xã hội cao nhất. Ba là: Đối với khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường quy hoạch lãnh thổ không nằm ngoài mục đích phát triển bền vững. Do đó việc khai thác các nguồn tài nguyên luôn ở mức độ tối ưu nhất, vừa đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế, vừa đảm bảo cho quá trình bảo vệ mô trường. Bốn là: Đối với vấn đề chuyên môn hoá: Dựa trên thế mạnh so sánh của chúng về mọi mặt khoa học công nghệ, lao động, tài nguyên và môi trường...Từ đó làm cơ sở tiến hành quy hoạch xác định ngành, sản phẩm mũi nhọn và phát triển chuyên môn hoá ngành đó tạo thế mạnh cho vùng. Năm là: Trong quá trình tiến hành quy hoạch sẽ bắt gặp những bất cập, những mâu thuẫn. Đó sẽ là những phép thử hữu hiệu nhất cho sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách. Chương II: Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, ttcn gắn với nguồn nước vùng đbsh I. Một số khái quát về ĐBSH Vị trí địa lý Vùng đồng bằng sông Hồng kéo dài từ 20˚- 21˚ vĩ bắc đến 105˚30’-106˚ 46’ kinh đông, dốc từ bắc xuống nam từ tây sang đông. Với tổng diện tích 1250 km2 chiếm 3,7% diện tích cả nước. Đến 2/99 vùng ĐBSH dân số 14800.000 người chiếm 19,39% dân số cả nước, mật độ 1124 người/ km2 lớn gấp 5 mật độ trung bình trên toàn quốc 9219 người / km2). Vùng ĐBSH bao gồm 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Vùng có một vị trí địa lý thuận lợi và quan trọng là trung tâm giao lưu của cả nước, có sân bay quốc tế Nội Bài, có hải cảng. Có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nội vùng và liên vùng như các tuyến đường lớn: Đường 5, đường 10, đường 1a,... giao thông đường thuỷ cũng rất phát triển được hình thành từ hai hệ thống sông lớn đó là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Vùng ĐBSH giáp với vùng kinh tế Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, là những vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông lâm. Phía đông của vùng giáp với biển là cửa ngõ của vịnh Bắc Bộ, vùng biển chiến lược giầu tiềm năng khoáng sản và hải sản. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên: Đồng bằng sông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn trung bình 1850mm/ năm nhưng không đều. lượng mưa cao nhất là tháng tám lên đến 3820mm/tháng thấp nhất là tháng một 24mm/tháng. Trong năm có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có tiết mưa phùn trong mùa khô là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp xen canh, tăng vụ. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của vùng ĐBSH là đất nông ngiệp, đây là tiềm năng cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Với diện tích 103 triệu ha chiếm 5,5% đất nông ngiệp cả nước, mỗi năm ĐBSH được bồi đắp và mở rộng ra biển khoảng 137 nghìn ha. ĐBSH có vùng biển giầu tài nguyên và tiềm năng du lịch kéo dài từ Thuỷ Nguyên(Hải Phòng) đến Kim Sơn(Ninh Bình). Với các bãi biển đẹp như Đồ Sơn(Hải Phòng), Đồng Châu(Thái Bình), Quất Lâm(Nam Định). ĐBSH có mạng sông ngòi dầy đặc bao gồm những con sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình,... Không những đem lại cho vùng thế mạnh về giao thông đường thuỷ, hệ thống thuỷ lợi mà còn tạo ra các bãi triều rộng, phù sa dầy là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là tôm, rong câu, trồng cói,... Về tài nguyên khoáng sản: Về tài nguyên khoáng sản trong vùng còn phải kể đến đất sét trắng Hải Dương, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quyết định lớn đến chất lượng gốm sứ. Nguồn đá vôi từ Thuỷ Nguyên đến Kim Môn và từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 25% trữ lượng cả nước. Ngoài ra còn có nước khoáng và khí đốt đang được khai thác ở Tiền Hải -Thái Bình. Trong vùng cũng có một trữ lượng than nâu lớn khoảng 900 triệu tấn nằm ở độ 200-2000m. Về tài nguyên sinh thái: Với đặc điểm khí hậu đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa và những cánh rừng nguyên sinh lớn như Vườn quốc gia Cúc phương, Ba Vì, Cát Bà đã tạo ra cho vùng có hệ thống thực vật phong phú, nguồn gen quí hiếm. Về tài nguyên nhân văn: ĐBSH có lịch sử hình thành sớm là một trong những cái lôi của nền văn minh lúa nước. Trong vùng còn giữ được những nét quí báu như các di tích lịch sử, các nét văn hoá độc đáo, các làng nghề tiêu biểu như trạm Bạc, đúc đồng ở Đồng Sâm(Kiến Xương- Thái Bình), gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Hà Đông,... Đặc biệt trong quá trình phát triển của đất nước và của vùng đã hình thành hai trung tâm văn hoá kinh tế - chính trị - xã hội lớn là Hà Nội và Hải Phòng, là hai đỉnh quan trọng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh(Vùng trọng điểm kinh tế bắc bộ). Bên cạnh những thuận kể trên vùng ĐBSH còn gặp không ít khó khăn trong qua trình phát triển: Khí hậu hai mùa với lượng mưa không đều làm mất cân đối trong việc điều hoà nguồn nước, mùa mưa thừa nước kèm theo bão lũ làm gây ngập úng. Mùa khô thiếu nước dễ bị hạn hán. Các con sông lớn trong vùng đều bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc và Trung Quốc rồi đổ ra Biển Đông. Vì vậy mọi tác động đến môi trường ở thượng lưu và trung lưu đều ảnh hưởng đến hạ lưu ĐBSH như phá rừng, phù sa bồi lắp cửa sông, nước thải của các khu công ngiệp. Đơn cử như thành phố Việt Trì thải thẳng vào sông Hồng 55000m3/ ngày đêm, trong đó có chứa dung dịch phenol gồm các thải nguy hiểm đối với môi sinh: lignin, sulfua, các acid béo, các hữu cơ mạnh vòng chứa clo,... Việc điều tra cơ bản xây dựng quy hoạch, kế hoạnh khai thác và sử dụng tiềm năng còn chắp vá, chưa đầy đủ, gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng không hợp lý là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội vùng. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ĐBSH là vùng có tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội và con người, là vùng có cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển: Hệ thống thuỷ lợi trong vùng khá hoàn chỉnh có khả năng tưới cho 70,1% và tiêu cho 66,7% cho diện tích cây trồng hằng năm trong vùng, 99,9% số xã có điện và 97,4% số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt, cho sản xuất. 99,6% số xã có đường ô tô đến các trung tâm xã. Hệ thống chợ, trạm y tế, trường học đều phát triển mạnh. Sản xuất nông ngiệp trong đó là cây lúa là cây lương thực chủ yếu chiếm trên 86,15% diện tích cây lương thực trong vùng, mỗi năm sản xuất trên 5 triệu tấn. Cây hoa mầu chủ yếu là nghô, khoai, rau xanh, đỗ tương, lạc,...phát triển hơn các vùng khác(rau xanh 17.500ha, đậu 11300ha,...). Đàn gia súc có hơn 3,6 triệu con lợn, 556 nghìn con trâu, bò, đàn gia cầm lớn. Nuôi trồng thuỷ sản cũng đang rất phát triển đặc biệt là nuôi tôm, rau câu, trông xú vẹt ở các tỉnh ven biển. Công ngiệp trung ương, công ngiệp địa phương, các ngành tiểu thủ công ngiệp được khuyến khích phát triển. Có 18 trong 36 sản phẩm công ngiệp chính trên toàn quốc đang được tập trung sản xuất ở đây. Trong vùng hiện có khoảng 210609 cơ sở sản xuất công ngiệp chiếm 35,57% số cơ sở trên toàn quốc với giá trị sản xuất 29300 tỷ đồng(năm 1999). Du lịch, và dịch vụ vận chuyển hàng hoá trong vùng phát triển mạnh. Với hệ thống giao thông thuận lợi, mật độ đường bộ 1,32km/ km2(cả nước là 0,23km/ km2) đường sắt 0,29km/ km2(cả nước 0,1km/ km2), đường sông với chiều dài hơn 2046 km tạo điều kiện thuận cho lưu thông hàng hoá khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển trong những năm qua luôn lớn nhất trong toàn quốc chiếm hơn 39,7% của cả nước(năm 1998 vận chuyển 58,1 triệu lượt người, khối lượng hàng hoá 23763 nghìn tấn). Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH đã và đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông ngiệp, tăng mạnh tỷ trọng công ngiệp và dịch vụ. Trong năm 1999 tổng GDP của ĐBSH 42.485 tỷ đồng chiếm 23,6 % tổng GDP của cả nước. Cơ cấu GDP của ĐBSH tương đối cân đối hơn các vung khác. Với tỷ trọng công ngiệp 17,58%, xây dựng 11,3%, nông lâm 40,25%, dịch vụ 30,87% so với tổng GDP(1999). Tốc độ tăng GDP thời gian 1995 - 1999 là 7,6%. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ĐBSH còn gặp nhiều khó khăn nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là đất chật người đông, bình quân đất canh tác thấp 0,059 ha/ người(cả nước 0,15ha/ người). Các làng nghề truyền thống trong vùng được khôi phục nhưng vấn đề thị trường tiêu thụ đang là vấn đề nan giải. Những nơi không có nghề phụ, thời gian nông nhàn rất lớn, không có thu nhập thêm đời sống khó khăn. Do đó phát triển kinh tế xã hội vùng như thế nào cho hiệu quả là bài toán khó cho các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương. II. Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp, ttcn vùng đbsh Vị trí, vai trò của công ngiệp và tiểu thủ công ngiệp trong vùng ĐBSH. Về công ngiệp: Vùng ĐBSH là vùng kinh tế đang thu hút được sự chú ý rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu công ngiệp mới đang được xây dựng chuẩn bị đưa vào sử dụng. Trước năm 1994 vùng mới chỉ có 4 khu công nghiệp đến nay trên toàn vùng đã và đang xây dựng 14 khu công nghiệp với số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng nâng tổng số khu công nghiệp tập trung lên 18 khu. Vùng ĐBSH xác định sẽ giữ vai trò chủ đạo, là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế vùng. Nhiều nhà chiến lược dự báo rằng trong những năm tới một số tỉnh thuộc ĐBSH có khả năng hội nhập vào tam giác phát triển của Đông Nam á, do đó vai trò của công nghiệp sẽ càng có vị trí quan trọng. Đặc biệt là công nghiệp chế biến mang thế mạnh của vùng, công nghiệp sửa chữa đóng mới tầu thuyền, công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, tin học, viễn thông nghe nhìn. Trong 6 lĩnh vực tập trung phát triển của vùng từ 1994 -2010 có ba lĩnh vực thuộc về công nghiệp đó là: Các khu công nghiệp (22 khu), công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tầu. Các lĩnh vực tập trung phát triển trên đây đã nâng đóng góp vào GDP của ĐBSH từ 21,9%(1993), lên 34%(2010). Nâng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách từ 21,9%(1993) lên 39%(2010). Tỷ lệ đóng góp vào vốn tích luỹ ước tính từ 21,5%(1995) lên 40%(2010). Trong 18 sản phẩm mũi nhọn của vùng, công nghiệp có 5 sản phẩm đó là: Cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, đồ điện), phương tiện giao thông(ô tô, xe máy, ca nô,...), thiết bị thông tin liên lạc (tin học, viễn thông, nghe nhìn),cao su, nhựa chất dẻo, dệt may, đồ da. Các sản phẩm mũi nhọn đưa giá trị của mình ước tính từ 6196,96 tỷ đồng(1993) lên 112990,90 tỷ đồng(2010), tăng 18 lần. Đóng góp vào GDP của vùng từ 20,7% lên đến 45,2%(2010). Thực tế cho thấy trong những năm qua nền kinh tế vùng có bước tăng trưởng khá ổn định, nông nghiệp tăng 4-5 lần, công nghiệp tăng mạnh 13% - 16%. Trong 5 năm 1995 đến 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11709,5 tỷ đồng(tương ứng 2,88 lần). Phấn đấu đến năm 2010 GDP công nghiệp đạt 70.000 tỷ đồng / năm, chiếm 25,89% tổng GDP toàn quốc. Về công nghiệp nông thôn và TTCN Nhìn lai nhữ._.ng năm trước đây khi nền kinh tế lạc hậu độc canh cây lúa là chủ yếu, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trong năm 1980 số hộ khá chỉ chiếm khoảng 10%, số hộ nghèo và thiếu ăn chiếm khoảng 20%, trình độ dân trí thấp,...GDP bình quân đầu người chỉ đạt 100 -150 USD người / năm. Việt nam là một trong 10 nước nghèo nhất thế giới. Đại hội VIII của Đảng năm 1996 quyết tâm đổi mới nền kinh tế đất nước. Đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đa dạng hoá ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và TTCN. Khắc phục nền kinh tế nhỏ bé lạc hậu, từng bước xây dựng công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy không chỉ phát triển các khu đô thị mà phải phát triển cả nông thôn.Trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá phát triển nông thôn cần phải có cái nhìn mới về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ, ”...Quan tâm xây dựng hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ cùng phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn,...” Văn kiện còn chỉ ra rằng ”Cần phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm TTCN, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguyên liệu phi nông nghiệp”... Xác định rõ vai trò của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần đại hội Đảng VIII, công nghiệp nông thôn và TTCN vùng ĐBSH đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, nhiều làng nghề mới ra đời. Đơn cử như Hải Dương và Hưng Yên có 32 làng nghề với 54 nghề truyền thống được khôi phục và 21 làng nghề mới được ra đời. Trong đó nổi bật nhất ở Cẩm Bình bao gồm lược Vạc có 670 hộ sản xuất thu hút hơn 2,1 ngàn lao động với sản lượng 13-15 triệu chiếc năm. Hay Hoài - Đức Hà Tây có 8 làng nghề truyền thống hoạt động, ngành nghề chủ yếu là chế biến nông sản phẩm, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng. Hay ở Vũ Thư -Thái Bình với 15 làng nghề với 6 xã nghề thu hút được 34,7% lực lượng lao động toàn huyện. Theo tính toán sơ bộ, mức thu nhập tính theo đầu người ở các hộ làm nghề cao hơn nhiều so với hộ thuần nông. Nếu ở các hộ thuần nông thu nhập 200- 250USD/ năm thì các hộ làm nghề là 500-6000USD / năm. Đây là chưa nói đến các nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp như gốm sứ Bát Tràng, trạm bạc Đồng Sâm, nghề mộc ở Đồng Kỵ,... con số này lớn hơn rất nhiều. Các nghề thủ công xuất hiện đã thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa, nhàn rỗi trong nhân dân, tạo cho người dân có thêm công ăn việc làm tăng thu nhập. Do đó có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế chính trị xã hội Kết Luận: Công nghiệp và TTCN vùng ĐBSH có vị trí và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và phát triển kinh tế đất nước. Thực trạng phát triển công nghiệp và TTCN trong những năm qua Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung công nghiệp và TTCN vùng đã có bước phát triển tích cực, đang dần khẳng định vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế vùng. Thứ nhất: Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp và TTCN Về công nghiệp: Nhiều thành phần công nghiệp trong vùng phát triển mạnh. Thế mạnh của vùng là công nghiệp nhẹ và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: Ngành may mặc, giầy da, đông lạnh(Từ năm 1995 đến năm 1999 sản phẩm quần áo may sẵn tăng bình quân 13,05%/ năm, giầy vải các loại tăng 15,55%/năm, rau quả hộp tăng 15,48%). Các ngành công nghiệp chế biến (nông lâm, thuỷ sản), các ngành công nghiệp vật liệu xây dượng (sắt, thép, xi măng) cũng phát triển mạnh, như sản phẩm ngành xi măng tăng 27,05%/năm (từ 1995- 1999), thuỷ sản tăng 30,7%, động cơ điện tăng 20,46% năm. Đến năm 1999 sản xuất công nghiệp vùng ĐBSH đạt 29300 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,548% so với toàn quốc. Về tiểu thủ công nghiệp: Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển mạnh, nhiều nghề mới xuất hiện. Nhiều vùng nông thôn chủ động du nhập nghề mới, tận dụng thời gian nông nhàn để sản xuất, tăng thu nhập. Do đó vùng ĐBSH tốc độ tăng trưởng của TTCN từ 10-12% năm, có nơi như Hải Dương, Hưng Yên tăng trưởng đạt mức 12-18%. ở nhiều làng nghề tốc độ tăng trưởng đạt trên 23% như Đồng Kỵ Bắc Ninh). Thứ hai: Về tỷ trọng trong GDP Tỷ trọng của giá trị công nghiệp: Trong GDP của các địa phương còn thấp và không đều. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì các cơ sở lớn đều tập trung ở các khu đô thị, nơi có điều kiện thuận lợi (điện, đường, bến bãi, nước sản xuất,...). Tỷ lệ đóng góp cho GDP của công nghiệp của từng địa phương như sau: Hà Nội 45,87%, Hải Phòng 33,5%, Thái Bình 15,56%, Hưng Yên 16,73%, Hà Tây 21,15%, Ninh Bình 24,36%, Hải Dương 27,15% Tỷ trọng giá trị của TTCN: Trong GDP cũng đã có mức tăng khá trung bình tăng 3-5% giai đoạn 1995-2000. Hà Tây 17,5%(1995) đến năm 1999 là 22,15%, Hưng Yên 17%(1995) đến năm 1999 là 19,5%, Nam Hà là 10,5%(1995) đến năm 1999 là 14,23%. Thứ ba: Về cơ cấu ngành nghề Về cơ cấu ngành nghề các ngành công nghiệp và TTCN rất đa dạng và phong phú. Tính đến năm 1998 vùng ĐBSH có tất 210609 cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước là 600 cơ sở chiếm 0,285%, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài là 173 chiếm 0,082%, cơ sở ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất 210009 ngành chiếm 99,715%. Cả nước có 36 ngành chính thì trong vùng tập trung 16 ngành trong đó nhiều ngành phát triển mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến đồ mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nhẹ,... Thứ tư: Về quy mô công nghiệp và TTCN trong vùng Những cơ sở nhà nước có nguồn vốn lớn do nhà nước cấp đặc biệt là các cơ sở do Trung Ương quản lý vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh vùng ĐBSH có quy mô nhỏ hơn nhiều, vốn kinh doanh bình quân trên một doanh nghiệp trung bình từ 2 dến 10 tỷ đồng. Trong các làng nghề bình quân vốn trên một cơ sở kinh doanh như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là 3,3 tỷ đồng, một hợp tác xã là 0,5 đến 1,5 tỷ đồng, mỗi hộ gia đình là 3,5 đến 4 triệu đồng. Trong tổng số 210609 cơ xở sản xuất công nghiệp vùng ĐBSH chỉ có 600 cơ sở nhà nước chiếm tỷ lệ 0,285% nhưng giá trị sản xuất 13828,4 tỷ đồng trong tổng số 29300 tỷ đồng của ngành chiếm 47,196%. Như vậy kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo(Tham khảo số liệu biểu 2 & 3) Thứ năm: Về hình thức tổ chức Hình thức tổ chức của công nghiệp và TTCN chia làm hai mảng lớn là công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn. Công nghiệp đô thị với các hình thức tổ chức: Các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nhà nước, công ty TNHH, công ty liên doanh nhà nước, công ty cổ phần. Các đơn vị này có vốn đầu từ lớn đến rất, có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của vùng, có tỷ trọng đóng góp ngân sách lớn cho nhà nước. Đồng thời nó còn có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về công nghiệp nông thôn: Có các hình thức tổ chức sản xuất như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ gia đình kinh doanh cá thể. Trong các hình thức kinh doanh đó thì kinh doanh hộ gia đình và kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn cả về số doanh nghiệp thu hút vốn, lao động và giá trị tổng sản lượng. Số liệu báo cáo của các tỉnh ĐBSH cho thấy, hộ gia đình kinh tế cá thể chiếm trên 80% trong tổng sản lượng công nghiệp nông thôn thu hút trên 90% lao động. Trong quá trình phát kinh tế luôn phải gắn với việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Do hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, mang nét đặc thù của mỗi ngành nghề nên vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn nước cũng phải phù hợp với từng ngành nghề đó. Nhìn chung công nghiệp đô thị phải gắn với vấn đề khai thác và sử dụng nguồn nước phù hợp với quy hoạch đô thị, không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân đô thị nói riêng và môi trường đô thị nói chung. Công nghiệp nông thôn phải gắn với việc bảo vệ môi trường nông thôn đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của người dân,... Nhằm mục đích phát triển công nghiệp hiện đại và bền vững. Thứ 6: Về thiết bị và công nghệ sản xuất Do đòi hỏi của thị trường ngày một khắt khe về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm, để tồn tại, trụ vững và phát triển các đơn vị sản xuất luôn không ngừng đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất. Điều này mới chỉ đúng với công nghiệp đô thị, đặc biệt là đối với các đơn vị sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử và công nghiệp đòi hỏi chỉ số kỹ thuật cao. Công nghiệp nông thôn phần lớn là công cụ thủ công dùng sức lao động với sự khéo léo chân tay là chính. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều địa phương đang từng bước thực hiện cơ giới hoá, nhất là ở một số vùng gần các thành phố lớn, bước đầu đưa các thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất như thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm,... Công nghệ không những giúp tiết kiệm nguyên liệu, tăng chất lượng sản phẩm mà còn có ảnh hượng lớn đến chất lượng thải của đơn vị sản xuất. Vì vậy xem xét đến vấn đề bảo vệ môi trường không thể bỏ qua yếu tố công nghệ sản xuất. Kết luận chung: Thực trạng công nghiệp và TTCN trong vùng có những nét chính như sau: Tốc độ phát triển nhanh nhưng quy mô còn nhỏ, vốn ít, thiết bị tuy có phát triển nhưng so với thế giới còn lạc hậu. Trình độ lao động, trình độ quản còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. Các cơ sở công nghiệp và TTCN phát triển và phân tán không đều giữa các cùng, các địa phương. Trong quá trình lao động sản xuất các cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường Sau khủng hoảng tài chính châu á năm 1998 nước ta có nhiều thuận trong quá trình CNH-HĐH đất nước nói chung và phát triển kinh tế vùng ĐBSH nói riêng. Tới đây nhiều dự án mới sẽ được triển khai, nhiều khu công nghiệp mới sẽ được đưa vào hoạt động sẽ tăng cường thêm thế mạnh cho vùng. 3. Thực trạng phân bố công nghiệp và TTCN vùng ĐBSH gắn với nguồn nước Công nghiệp và TTCN vùng ĐBSH được chia làm hai loại hình tương đối rõ đó là công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn. 3.1 Thực trạng phân bố của công nghiệp đô thị Công nghiệp đô thị tập trung 75% doanh nghiệp nhà nước và 83,81% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, trong tổng số doanh nghiệp trong vùng. Các doanh nghiệp tập trung lớn nhất ở Hà Nội với 273 doanh nghiệp nhà nước chiếm 45,5% số doanh nghiệp trong vùng, 103 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 59,54% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong vùng. ở thành phố Hải Phòng con số này là 16,33% và 22,54%. Hai loại hình doanh nghiệp này có nguồn vốn, quy mô và giá trị sản xuất lớn, chỉ riêng hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm 65-70% giá trị sản phẩm công nghiệp toàn vùng. Như vậy công nghiệp đô thị có vai trò quyết định đến sự phát triển công nghiệp vùng. Cụ thể tình hình phân bố công nghiệp đô thị của các thành phố, thị xã trong vùng ĐBSH như sau: 3.1.1 Thực tế phân bố công nghiệp của thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội đến năm 1999 có 17870 cơ sở sản xuất công nghiệp(17486 cơ sở ngoài nhà nước, 104 cơ sở vốn đầu tư nước ngoài, 280 doanh nghiệp nhà nước) được phân bố trên 12 quận huyện nhưng chủ yếu tập trung vào 9 khu công nghiệp cũ đó là: Minh Khai - Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Đông Anh, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm -Yên Viên, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - pháp Vân, Chèm, Cầu Biêu. Và 5 khu công nghiệp mới hình thành: Nội Bài, Đài Từ, Sài Đồng B, Deawoo, Hael, Bắc Thăng long. Các khu công nghiệp chiếm một diện tích quy mô lớn, năm khu công nghiệp trên chiếm hơn 61% đất xây dựng công nghiệp, thu hút trên 2300 cơ sở sản xuất tạo ra 85-90% giá trị sản lượng công nghiệp thành phố. Với 9 khu công nghiệp cũ: Chiếm tổng diện tích 256 ha, thu hút 9,25 vạn lao động nằm xen kẽ với các khu dân cư khá chật hẹp, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đặc biệt là cấp thoát nước. Chất thải của các nhà máy, các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng ngiêm trọng đến sức khoẻ người dân,... Nguyên nhân do các doanh nghiệp được hình thành từ lâu không theo quy hoạnh chung. Hệ thống cấp thoát nước chắp vá, yếu kém. Công suất của các nhà máy nước nhỏ, nước cấp cho các doanh nghiệp qua đường ống chung toàn thành phố, các dường ống cũ, thiếu đồng bộ, lượng nước thất thoát rò rỉ cao(45-50%). Do đó các đơn vị không làm chủ được trong vấn đề sử dụng nguồn nước, gây khó khăn cho quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị. Nước thải của các cơ sở hầu như không qua một khâu sử lý nào mà thải thẳng vào các đường thải chung với nước sinh hoạt, làm ”dư thừa” lượng nước trên các kênh mương, sông, hồ trong thành phố, dễ gây úng ngập khi có mưa lớn. Từ thực tế chúng ta rút ra được kết luận: Hiện nay thành phố Hà Nội có nguồn nước ngầm dồi dào, nguồn nước thải ”dư thừa’’ nhưng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất lại thiếu. Với 5 khu công nghiệp mới: Nhìn chung có cơ sở hạ tầng tốt. Trong quá trình sản xuất đã chú ý đến việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Nhu cầu về nước cung cấp cho các khu công nghiệp tương đối lớn, như khu công nghiệp Nam Thăng Long cần 20000 m3/ ngày đêm, khu công nghiệp Bắc Thăng Long cần 43000m3/ ngày đêm, khu công nghiệp Sài Đông B và Đài Tư cần 50000m3/ ngày đêm, khu công nghiệp cần 90000m3/ ngày đêm,,... Tuy nhiên các khu công nghiệp này đều nằm ở những vị trí thuận lợi gần nguồn nước. Như Gia Lâm có trữ lượng nước ngầm 130000m3/ ngày đêm(mũi khoan thăm dò tại Văn Lâm), hiện nay nhà máy nước Gia Lâm khai thác công suất tối đa 60000m3/ ngày đêm. Hà Nội lượng nước ngầm là 1124928m3/ ngày đêm, hiện nay đang khai thác khoảng 437000m3/ ngày đêm,... Như vậy tổng trữ lượng nước ngầm của Hà Nội cung cấp dồi dào cho các khu công nghiệp hoạt động. Vấn đề chỉ là việc quản lý, khai thác, sử dụng sao cho hiệu quả. 3.1.2 Thực trạng phân bố công nghiệp thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng với 10639 doanh nghiệp (98 doanh nghiệp nhà nước, 39 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 10541 doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 4 khu công nghiệp mới là NoMuRa, Minh Đức, Đình Vũ, Đồ Sơn. Cũng như thành phố Hà Nội các khu công nghiệp cũ trong nội thành thành phố Hải Phòng có mật độ dầy, diện tích sử dụng đất lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế không cao, giá trị đóng góp từ 15% đến 20% tổng giá công nghiệp thành phố. Hoạt động của các cơ sở trong khu công nghiệp cũ có tác động rất xấu đến môi trường thành phố, đặc biệt là môi trường nước. Trong khi nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất còn thiếu thì nước thải, nước dò rỉ tràn lan gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Các con sông trong thành phố như sông Cấm, sông Tam Bạc đã trở thành những con sông ô nhiễm nhất trên toàn quốc. Các khu công nghiệp mới ra đời là giải pháp hữu hiệu để giảm bớt mật độ đơn vị sản xuất trong nội thành mà vẫn tận dụng được thế mạnh của Hải Phòng đó là có hải cảng, có sân bay, có tài nguyên biển,... Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại trong tương lai lại chính là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố. Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hiện nay nước sử dụng của thành phố Hải Phòng chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt khai thác từ hệ thống sông Thái Bình. Khả năng cấp nước của các con sông và tình hình khai thác nước của Hải Phòng như sau: ( đơn vị: m3/ ngày đêm ) Nhà máy Nguồn khai thác (Hệ thống sông Thái Bình) Công suất khai thác Max(năm 2000) Trữ lượng khai thác cho phép An Dương Sông Vật Cách 90000 300000 Vật Cách Sông Vật Cách 60000 Cầu Nguyệt Sông Đa Bộ 90000 200000 Đồ Sơn Sông He 30000 100000 Tổng 270000 600000 (Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư) Hiện nay nhu cầu nước của thành phố Hải Phòng là 300000m3/ ngày đêm. Trong 10 năm tới nhu cầu nước của thành phố ước tính nên đến 53200m3/ngày đêm. Như vậy nguy cơ thiếu nước cung cấp cho Hải Phòng là hoàn toàn có thể xẩy ra. Do đó ngay từ bây giừ vấn đề phát triển các nhà máy, các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt là các khu công nghiệp tập chung phải rất chú ý đến phân bố nguồn nước. Nếu việc quy hoạch công nghiệp của vùng nói chung và Hải Phòng nói riêng không gắn liền với quy hoạch nguồn nước thì trong 10 đến 15 năm nữa vấn đề phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Đi đôi với việc phát triển công nghiệp đô thị, khai thác nguồn nước, thành phố Hải Phòng còn phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo tình trạng ô nhiễm các con sông trong thành phố nhằm mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt của chúng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những thập kỷ tới. 3.1.3 Thực trạng phân bố công nghiệp của các thành phố, thị xã khác Các thành phố như Hải Dương, Nam Định và các thị xã Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Tây, Thái Bình công nghiệp đang trong quá trình phát triển. Trong đó phải chú ý ngay từ bây giờ là việc phát triển quy hoạnh của thành phố Nam Định và thị xã Ninh Bình. Vì trong tương lai đây sẽ là 2 trong 5 đô thị cấp I của vùng ĐBSH (gồm: Hà Nội. Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình). Hiện nay giá trị sản xuất của các cơ sở công nghiệp ở các thị xã và thành phố trên còn nhỏ hẹp(xem biểu 3). Cao nhất là Hải Dương có giá trị sản xuất công nghiệp(1999) khoảng hơn 2000 tỷ đồng, thấp nhất là Ninh Bình chưa được 400 tỷ đồng. Trong thời gian tới công nghiệp đô thị của các thành phố thị xã này sẽ có nhịp độ phát triển mạnhcùng với sự hiện đại hoá của các khu đô thị. Hiên tại nguồn nước cung cấp và phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại đây rất dồi dào. Nhưng không sớm quy hoạch kịp thời thì 10 đến 15 năm nữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bảng1: Trữ lượng nước thăm dò và khai thác ở các đô thị đơn vị: m3/ ngày đêm Tỉnh Trữ lượng(Nước ngầm) Khai thác Nước ngầm Nước mặt Hà Tây 311040 35596 Hải Dương 28512 20000 Hà Nam 89000 10000 Hưng Yên 39744 10000 Nam Định 170000 58000 Ninh Bình 89856 20000 60000 Thái Bình 178848 20000 (Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư) 3.2 Thực trạng phân bố công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân. Thực tế hiện nay cho thấy ngoài thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng các tỉnh còn lại công nghiệp nông thôn đóng góp lớn hơn công nghiệp đô thị. Các cơ sở công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH nằm ngay ở chính tại các địa phương được hình thành chủ yếu từ các làng nghề và xã nghề, tồn tại dưới dạng cá thể hoặc hợp tác xã. Hiện nay công nghiệp nông thôn vùng ĐBSH có 190000 cơ sở trong dó từ 85- 90% hộ sản xuất cá thể. Sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn gắn liền với sinh hoạt của ngưòi dân trong vùng và phân bố trên bình diện rộng, không tập trung như công nghiệp thành phố. Nguồn nươc cho sản xuất và sinh hoạt của nông thôn vùng ĐBSH chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt hoặc nguồn nước ngầm của tầng thấp. Vì vậy khai thác và bảo vệ nguồn nước cho công nghiệp nông thôn, gắn liền với việc khai thác và bảo vệ nguồn nước sạch cho sinh hoạt nông thôn. Nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực nông thôn vùng ĐBSH nhìn chung rất dồi dào, chất lượng tốt nhưng việc khai thác quản lý và sử dụng quá yếu kém. Các xã hầu như chưa có nhà máy khai thác phục nước cho nhân dân, các công trình cấp thoát nước chưa được quan tâm đúng mức, điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt trầm trọng ở một số làng nghề chế biến nông sản như Hoài Đức-Hà Tây, hay ở mộy số làng nghề dệt nhuộm như Vụ Bản - Nam Định,... Chính vì vậy trong quá trình khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn các cấp, các ngành phải chú đến bảo vệ môi trường làng nghề nói chung và khai thác bảo vệ nguồn nước nói riêng, mới bảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững 4. ảnh hưởng của hoạt động công ngiệp và TTCN đến nguồn nước 4.1. Thực trạng Do quy hoạch trong vùng còn nhiều bất cập của các nhà máy, khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn các khu đông dân cư. Hoạt động TTCN chủ yếu tập trung ở các làng nghề truyền thống. Chính mật độ dày đặc của CN và TTCN tập trung tại các cực đã làm cho lượng nước thải tập trung quá lớn trong phạm vi diện tích hữu hạn gây ra hiện tượng quá tải, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nước trong khu vực Hà Nội và các khu công nghiệp là những nguồn gây nhiễm bẩn lớn đối với nguồn nước trong vùng. Theo những số liệu ban đầu, nước ở các sông, hồ chứa nước thải của thủ đô Hà Nội mức độ nhiễm bẩn đều quá cao, nước có mầu đen chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ, chứa nhiều vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh. Hàm lượng BOD5 50-190 mg/ l, NH4+3-25mg/ l, COD 90- 495 mg/ l, DO < 1 vược tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tổng lượng thải của thành phố khoảng 500.000m3/ ngày đêm trong đó nước thải công nghiệp là 8500-90000 m3/ ngày đêm, chiếm 27- 30% lượng nước thải toàn thành phố. Tất cả lượng nước thải đó được đổ thẳng vào sông Hồng không qua xử lý. Nước ĐBSH còn bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp đổ vào các con sông chảy qua vùng như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình,...Ví dụ như khu công nghiệp Thái Nguyên đang gây ô nhiễm nước sông Cầu, có lúc rất ngiêm trọng. Nước sông biến thành mầu đen, mặt nước nổi bọt kéo dài hàng chục km, nước thải thấm vào giếng gây nhiễm độc, lúa bị chết ở một số vùng. Thành phố Việt Trì thải vào sông Hồng gần 100000m3/ngày đêm trong đó nước thải công nghiệp chiếm 60%. Riêng nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra sông Hồng 55000m3/ ngày đêm, trong đó có chứa dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh: lignin, sulfua, hữu cơ, các acid béo, đặc biệt là các hữu cơ mạnh vòng có chứa clo. Tại Lâm Thao mỗi ngày thải ra sông Hồng khoảng 50000m3/ ngày đêm, song chủ yếu là nước thải công nghiệp, riêng nhà máy Super Photphat Lâm Thao hàng năm đưa vào sông Hồng khoảng 2000 tấn H2SO4(100%). Các nơi như thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây cũng có tình trạng tương tự. Các dòng sông ở các địa phương này như sông Châu Giang(Nam Định), sông Nhuệ(Hà Tây) cũng bị nhiễm bẩn do hoạt động công nghiệp, TTCN ở các địa phương. Nước dưới đất mặc dù dược bảo vệ tốt hơn so với nước mặt nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ bị ô nhiễm. Cũng như nước mặt mối đe doạ lớn nhất đối với nước ngầm là bởi các nguồn chất thải công nghiệp ngày càng nhiều kim loại nặng, nhiều độc tố, nước thải sinh hoạt không kiểm soát được ngày càng lớn, nguyên nhân là do quá trình phát triển công nghiệp hoá ngày càng mạnh mẽ. ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH riêng, những nguồn gây ô nhiễm trên tuy chưa gây nên những hậu quả ngiêm trọng như những nước công nghiệp phát triển ngoại trừ một số vùng có khu công nghiệp cũ, lạc hậu: Như khu Nam Hạ Đình, Pháp Vân(Hà Nội), photphat Lâm Thao,... Hoạt động TTCN chủ yếu diễn ra ở các làng nghề như đã nói ở trên cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường ở các khu vực đó, đặc biệt là môi trường nước. Thực tế cho thấy nguồn nước mặt ở các địa phương này(chủ yếu nước ao, hồ, cống rãnh,...) bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng. Như cụm 1 Hoài Đức - Hà Tây với nghề sản xuất nông sản phẩm, nước ở đây có nồng độ BOD5: 14,52mg/ l, COD: 600mg/ l, ph: 8,0 nước mầu đen có mùi thối,... hay ở Hưng Hà(Thái Bình) có nghề trồng đay, đến mùa thu hoạch lượng đay ngâm lớn làm cho nước sông chuyển mầu xanh rất ngứa,... Nước ngầm ở các địa phương hoạt động TTCN hầu như chưa có hiện tượng ô nhiễm, tuy nhiên việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Đây là một lãng phí rất lớn, vì nước sạch cho sinh hoạt còn thiếu, nước phục vụ cho tươí tiêu thì không đều(dư thừa về mùa lũ, hạn hán về mùa khô) trong khi nguồn nước ngầm phong phú, dồi dào lại không được khai thác hiệu quả. Vậy để phát triển CN, TTCN đồng thời sử dụng hiệu tài nguyên nước, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường trong tương lai thì ngay bây giờ rất cần xem xét và điều chỉnh, quy hoạch công nghiệp, TTCN một cách khoa học nhất. Gắn quy hoạch CN, TTCN với quy hoạch nguồn nước. Đồng thời phải có giải pháp cụ thể về chính sách về công nghệ, về vốn để sử lý tình trạng ô nhiễm trước mắt. 4.2. Hậu quả của các tác động Trên bình diện rộng ô nhiễm môi trường nước vùng ĐBSH ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên có nhưng khu vực, nhưng địa phương tình trạng ô nhiễm nguồn nước trở lên hết sức nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân. Đặc biệt các khu vực đô thị Hà Nội, Hải Phòng,... hay một số làng nghề như nấu chì ở xã Chỉ Đạo - Hải Dương, dệt nhuộm ở Vụ Bản - Nam Định. Về phương diện bảo vệ sức khoẻ, tính chất hoá lý và sinh học của chất thải công nghiệp nói chung là rất độc nó chứa nhiều kim loại nặng như Pb, NH+, MN+, Hg+,...nhiều các chất hữu cơ, các huyền phù, các vi sinh vật gây bệnh,... Do đó người dân rất dễ mắc bệnh từ các bệnh thông thường các bệnh như dạ dầy, thương hàn, dịch tả, kiết lỵ,... đến các bệnh nguy hiểm như viêm gan, rối loạn tuần hoàn lão, ung thư,... Nước thải công nghiệp, TTCN có ảnh hưởng đến nông nghiệp: Nước sẽ làm đất nhiễm muối, muối sẽ làm kìm hãm quá trình sinh học trong đất và trong các tế bào thực vật, làm cho đất đóng thành cục do các chất keo. Trong chăn nuôi gia súc việc chăn thả gần các nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng sẽ dẫn đến sự giảm sút về sản lượng và trọng lượng. Nước thải công nghiệp và TTCN còn có ảnh hưởng đến các dòng sông: Khi nước bị nhiễm bẩn làm cản trở rất lớn đến mức độ sinh sản bình thường và phát triển của cá. Một số loài cá bị chết do chất thải đã đổ vào sông hồ hoặc chết vì nguồn thức ăn đã bị tiêu diệt. Một số con sông do bị ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp và TTCN đã không còn đủ khả năng tự làm sạch, chất hữu cơ đổ ra ngày một nhiều, nồng độ ôxy hoà tan trong nước ngày một giảm,... Ví dụ như Hà Nội có 4 con sông là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, là nơi thải không qua sử lý của một loạt nhà máy xí nghiệp trong nội thành. Một số khu vực, nước thải công nghiệp và TTCN đã gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm: Do đặc điểm lan truyền và thẩm thấu của nước, khi nước ngầm bị ô nhiễm kéo theo ô nhiễm nguồn đất vì vậy có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội vùng. Ví dụ như khu Văn Điển, khu Vĩnh Tuy,... 4.3.Tình hình xử lý các tác động Nghị định của chính phủ về hướng dẫn thi hành luận bảo vệ môi trường (tháng 10/ 1994) điều 8 chỉ rõ: ’’Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luận về: Đánh giá tác động môi trường. Bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường. Phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”. Điều 22 còn chỉ rõ: “Các tổ chức cá nhân, có hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường”. Về những biện pháp chống nhiễm bẩn nghị quyết 37 QN/ TW về chính sách khoa học kỹ thuật nhấn mạnh: ”Cần đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, chú trọng đề suất các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước trong lao động sản xuất và sinh hoạt, nhất là tại các khu công nghiệp và các thành phố.” Mặc dù có những nghị định, nghị quyết cụ thể như trên nhưng một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong đó có các công ty, xí nghiệp lớn vẫn chưa thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và xây dựng hệ xử lý chất thải theo luận định. Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường trong toàn vùng bước đầu đã được hình thành nhưng chưa được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu khoa học. Công tác quan trắc, giám sát chất lượng của các thành phần môi trường tự nhiên còn rất rời rạc, hạn chế về mức độ chính xác, tổ chức dự báo còn thiên về định tính nhiều hơn định lượng. Chiến lượng, kế hoạnh bảo vệ môi trường chưa được chú ý đúng mức, thực hiện chưa đồng bộ. Các công tác phòng chống ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm còn chậm, giải quyết vấn đề môi trường còn mang tính chất sự vụ nhiều hơn là có chủ trương thống nhất về mặt chiến lược và xây dựng kế hoạnh phòng, chống toàn diện, bài bản, hiệu quả. Các công trình sử lý chất thải và bảo vệ môi trường cho khu dân cư, khu công cộng, khu công nghiệp và TTCN chưa được nghiên cứu và thực hiện đúng mức. Đặc biệt là công tác quy hoạnh các bãi rác và sử lý nước thải cho công nghiệp còn rất yếu kém, gây ảnh lớn đến môi trường sống của người dân và là nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước trong vùng. Rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cũng đến lúc cần đặt ra một cánh ngiêm túc và cần thiết. Xem xét vấn đề ô nhiễm nói chung của các dạng tài nguyên và tài nguyên nước nói riêng (một dạng tài nguyên rất động) phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ toàn diện môi trường, không thể tách rời các hiện tượng nhiễm bẩn tài nguyên nước với việc nhiễm bẩn các dạng tài nguyên khác như không khí, khí quyển, tài nguyên đất,... và ngược lại. III. Đánh giá tiềm năng nguồn nước và dự báo nhu cầu về nước cho công nghiệp, ttcn vùng đbsh 1. Đánh giá tiềm năng nguồn nước vùngĐBSH ĐBSH là vùng đông dân cư, đất đai mầu mỡ và nằm sát biển. ĐBSH lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mật độ sông ngòi dày đặc, các hệ thống sông ngòi được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, nguồn nước ngầm phong phú. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH, trong đó có công nghiệp và TTCN. Tuy nhiên nước là tài nguyên tái sinh chứ không phải là tài nguyên vô han, do đó để sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ cho phát triển KT - XH ta phải nghiên cứu nguồn nước trong vùng. 1.1. Nguồn tài nguyên nước mặt Vùng ĐBSH có một mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá dầy và phân bố tương đối đều trên toàn lãnh thổ. Chỉ tính riêng các sông có chiều dài từ 10km trở lên đã có hơn 100 con sông với tổng chiều dài trên 15000 km, mật độ lưới sông thay đổi từ 0,5 đến 2 km /km2. Chúng được hình thành bởi hai hệ thống sông lớn Sông Hồng và Sông Thái Bình Nguồn nước của các con sông và các ao hồ có liên hệ chặt chẽ với chế độ mưa nên lưu lượng dòng chảy cũng phụ thuộc vào chế độ mưa. Nước ta có lượng mưa lớn nên dòng chảy sông ngòi cũng lớn, dòng chảy sông ngòi còn phụ thuộc địa hình hướng chảy. Do đặc điểm địa lý của vùng ĐBSH Nên lượng nước ở các nơi đổ về là rất lớn. Lượng dòng chảy đổ ra biển hàng năm qua các cửa sông ở ĐBSH khoảng 600km3/năm. Một trong những đặc điểm chính của tài nguyên nước mặt của nước ta nói chung và của ĐBSH nói riêng là sự phân bố không đều và giao động rất phức tạp theo thời gian. Những vùng mưa lớn có modun dòng chảy đạt trên 70 thậm chí 100l/s/km2 v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV606.doc
Tài liệu liên quan