Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam

Tài liệu Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam: ... Ebook Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong mấy thập kỷ gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, khu vực dịch vụ nói chung và khu vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nói chung đã phát triển rất mạnh, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam, trước đây khái niệm dịch vụ chưa được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ, ngành dịch vụ chưa có vị trí xứng đáng trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Sau gần mười năm tiến hành đổi mới, công cuộc cải cách kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu ban đầu rất quan trọng. Trong thời kỳ 1991-1995, nhịp độ tãng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm quốc nội đạt 8,2%, về sản xuất công nghiệp là 13,3%, kim ngạch xuất khẩu trung bình tăng bình quân hàng năm là 20%. Nhu cầu về dịch vụ để phục vụ cho các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với phát triển tăng nhanh. Gần đây đã có sự bùng nổ về phát triển các hoạt động dịch vụ. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 35,7% lên 42,5% năm 1995. Bên cạnh những dịch vụ chuyền thống như vận tải thương nghiệp …. các hình thức dịch vụ khác và mới như dịch vụ tài chính, nghân hàng, dịch vụ khoa học công nghệ, thông tin kinh tế, dịch vụ quảng cáo – triển lãm, dịch vụ đầu tư dịch vụ pháp lý… cũng xuất hiện và phát triển mạnh. Trong thời gian tới khi Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 9-10%, công nghiệp tăng từ 14-15%, xuất khẩu tăng từ 24_28% thì nhu cầu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua các loại hình dịch vụ ở Việt Nam hình thành và phát triển một cách tự phát, thiếu nhiều dịch vụ cần thiết hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các doanh nghiệp công nghiệp cả về số lượng và chất lượng, đồng thời vấn đề thực trạng phát triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, quan hệ cung cầu về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp công nghiệp cũng chưa được nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, đề án của em gồm 3 phần chính như sau. Chương I: Thực chất và vai trò về dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp Chương II: Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Chương III: Những phương hướng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Đề án sử dụng lối viết diễn giải, quy nạp cùng với phân tích tuy nhiên do thời gian có hạn bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong thầy đóng góp ý kiến để giúp em hoàn chỉnh hơn bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Đình Trung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Chương I: Thực chất và vai trò về dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp. 1. Thực chất về dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp Ngày nay, xuất khẩu không còn bó hẹp theo nghĩa thông thường của sự buôn bán trao đổi hàng hoá hưu hình vượt ra khỏi biên giớ địa lý của một quốc gia, mà phảI kể đế các hoạt động dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nước tiến hành ở nước ngoài hoặc ngay tại trong nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài (xuất khẩu tại chỗ x). Các dịch vụ này rất đa dạng như dịch vụ láp đặt máy, xây dung vận tải, bản quyền sở hữu công nghiệp, phát minh sáng chế … Sự gia tăng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, kể cả thị trường ngoài nước và thi trường nội địa, đã thúc đẩy các doanh nghiệp của nhiều nước tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chính các dịch vụ này đã hợp thành các chuỗi mắt xích quan trọng tạo khả năng nâng cao giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp 2. Vai trò và vị trí của khu vực dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp Khu vực dịch vụ hiện nay đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản phẩm quốc nội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1991, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội đã chiếm khoảng 60-70% ở các nước công nghiệp phát triển và khoảng 40% ở các nước đang phát triển. Trong 10 năm gần đây, xuất khẩu dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 14% và đạt gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hữu hình của thế giới. Có nhiều cách phân loại dịch vụ tuỳ tính chất và đối tượng phục vụ như dịch vụ có tính chát xã hội và dich vụ cá nhân, dịch vụ có tích chất sản suất và dịch vụ phi sản xuất, dịch vụ thị trường và dịch vụ phi thị trường…dịch vụ thị trường có thể phân ra thành dịch vụ cho người tiêu ding và dịch vụ cho người sản xuất (dịch vụ công nghiệp d) có vị trí quan trọng trong thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của hành hoá hữu hình, thúc đẩy việc tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho sản xuất công nghiệp. Trong đó có một số loại dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển thực hiện chính sách công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ thông tin. Dịch vụ công nghiệp có thể chia thành 4 nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất là dịch vụ tài chính, bao gồm các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và thuê mua. Nhóm thứ hai là dịch vụ vận chuyển và cung ứng bao gồm các dịch vụ vận tảI đường biển, đườn sắt, đường bộ và đường hàng không, dịch vụ lưu kho cung ứng, bán buôn. Nhóm thứ ba là dịch vụ công nghệ và chuyên môn gồm dịch vụ về giấy phép công nghệ và thương mại, dịch vụ về kiến trúc và xây dung, dịch vụ về quản lý, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán. Nhóm thứ tư là các dịch vụ công nghiệp khác gồm dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ quản cáo, dịch vụ bất động sản, dịch vụ bảo vệ dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bư điện. Trong những năm gần đây, cơ cấu dịch vụ ở các nước công nghiệp phất triển thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của các dịch vụ chuyền thống (như thương mạin, vận tải …) và tăng tỷ trọng dịch vụ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (như dịch vụ kế toan – tài chínhn, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ nhiên cư triển khai khoa học công nghệ, quản cáo, triển lãm..). Ví dụ Mỹ là nước có nhịp độ phát triển nhóm dịch vụ này cao nhất với nhịp độ bình quân hàng năm trung bình là 3,9% trong thời kì 1973-1984. 3. Các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp 3.1. Dịch vụ thông tin về thị trường Dịch vụ này là điểm khởi đầu, là tiền đè cho hoạt động xuất khẩu. Nó cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin tư ván về thi trường, các chiến lược thi trường, tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu và phân tích về thị trường với các yếu tố liên quan đến cơ cấu và hướng phát triển của thị trường, về các doanh nghiệp nước ngoài. Dịch vụ thông tin về thị trường còn bao gồm các hoạt động quảng cáo về chính doanh nghiệp và hoánh hoá xuất khẩu của doanh nghiệp, như quản cáo và công bố các thông tin cần thiết tại các cuộc hội trợ, triển lãm, hội nghị trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí kinh tế, nghiên cứu thị trường. 3.2. Dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường sử dụng các dịch vụ tư vấn để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu như tư vấn về pháp luật, chế định về xuất nhập khẩu, về pháp luật của nước nhập khẩu hoăc xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp, về các vấn đề kỹ thuật pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như đàm phán kinh doanh, hợp đồng . 3.3. Các dịch vụ tài chính. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc cung ứng vốn cho xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu là điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động xuát khẩu. Tuy nhiên, do vốn sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu luôn găn với những rủi ro. Vì vậy, hoạt động cấp vốn thường gắn với các hoạt động bảo hiểm xuất khẩu. 3.4. Dịch vụ vận tải. Dịch vụ này liên quan đến việc lựa chon phương tiện vận tảI thích hợp để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, giảm tối đa các thiệt hại trong quá trình vận chuyển, đảm bảo về kho chứa bến bãi, bảo hiểm vận tải. Chương II Thực trạng phát triển các loại hình dich vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam 1. Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp. Trong nhiềp thập kỷ vừa qua dịch vụ sản xuất chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Ngay trong công tác thống kê Việt Nam vẫn áp dụng hệ thống cân đối vật chất ( MPS ). Vì vậy, hệ thống thống kê chỉ bao quát được một phần các hoạt động dịch vụ đó là vận tảI, thông tin liên lạc, thương mại và một số dịch vụ công cộng khác như cung cấp điện – khí – nước. Sau 10 năm đổi mới chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường khu vực dịch vụ, đặc biệt làdịch vụ cho sản xuất đã có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, nhất là trong mấy năm gần đây. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng từ 35,7% năm 1991 lên 42,5% năm 1995. Bảng1.Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội phân theo ngành. Đơn vị: % GDP Ngành kinh tế 1991 1992 1993 1994 1995 Nông nghiệp 40.5 33.9 29.9 28.7 27.2 Công nghiệp 23.8 27.3 28.9 29.6 30.3 Dịch vụ 35.7 38.8 41.2 41.7 42.5 Số doanh nghiệp trong ngành thương nghiệp và dịch vụ được cấp đăng ký kinh doanh trong năm 1994 bằng 45,9% tổng số doanh nghiệp ngành thương nghiệp và dịch vụ trong thời kỳ 1991 – 1993, còn số doanh nghiệp ngành tài chính, tín dụng được cấp đăng ký kinh doanh năm 1994 bằng 69,8% tổng số doanh nghiệp ngành tài chính, tín dụng được cấp đăng ký kinh doanh trong thời kỳ 1991 – 1993. Bảng2.Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng kýkinh doanh của một số ngành dịch vụ Loại dịch vụ Tổng số (Tính đến hết năm 1994) Chia ra Từ 1991 đến cuối 1993 1994 Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Thương nghiệp, dịch vụ 5535 6277.7 3793 5266.1 1742 1011.6 Tài chính, tín dụng 4210 1673.7 2479 1436.4 1731 237.3 Nguồn: Niên giám thống kê 1993 – 1994 Số dự án đầu tư nước ngoài dược cấp giấy phép đầu tư trong lĩnh vực dịch vụnăm 1994 chiếm tới 74,6% tổng số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được cấp giấy phép đầu tưtừ năm 1988 đến năm1993. Chính sách mở cửa của Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 đã có tác dụng thúc đẩy ngoại thương và các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu. Năm 1975 chỉ có 40 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam, đến năm 1996 Việt Nam đã quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực, kí hiệp định khung với EU; tham gia AFTA, gia nhập WTO. Trong 5 năm 1991 – 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 17tỷ USD bình quân mỗi năm tăng 16,7%, kim ngạch xuất khẩu đạt 22, 9 tỷ USD bình quân mỗi năm tăng 22,2%. So với thời kì trước 1986 – 1990, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1991 – 1995 tăng gấp 3 lần và kim ngạch nhập khẩu tăng gấp 2 lần. Cơ cấu hàng xuất trong thời kỳ 1991 – 1995 đã có thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ hàng nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ hàng chế biến. Tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 92% năm 1991 xuống còn72 % tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995. Nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến tăng từ 8% năm 1991 lên gần 30% năm 1995. Các dịch vụ gắn liền với xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh., góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, phục vụ sản xuát và giảI quyết việc làm cho người lao động. Đến nay đã hình thành một số loại dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và hỗ chợ việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp như sau: a. Dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn, nghiên cứu và phân tích thị trường, xúc tiến xuất nhập khẩu Bao gồm các hình thức cụ thể sau: Cung cấp các thông tin, tư liệu cần thiết về thi trường, đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Tư vấn, nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến cơ cấu và hướng phát triểncủa thị trường, chiến lược hội nhập thi trường. Tổ chức cho các nhà doanh nghiệp đI nghiên cữu thị trường nước ngoài, tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện việc xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, nhập máy móc, thiết bị, công nghệ, vật tư và bán hàng. Các dịch vụ trên thường được thực hiện qua các cơ quan nhà nước (các bộc, ngành, sở, thương vụ..) hoặc các tổ chức phi chính phủ như phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề. b. Dịch vụ về tài chính, bảo hiểm: Thực hiện các giao dịch tài chính, thanh toán trong nước và quốc tế, trợ giúp tài chính cho sản xuất và xuát khẩu, bảo hiểm cho sản xuất và xuất khẩu. Đến nay cả nước có trên 4200 tổ chức dịch vụt tài chính, tín dụng trong đó có 6 công ty bao hiểm, 13 công ty kiểm toán và 4 công ty thuê mua. c. Dịch vụ kiểm định hàng hoá bao gồm các hình thức cụ thể sau: - Kiểm ngiệm: Đây la công việc mang tính chất kiểm tra của nhà nước nhăm cấp giấy chứng nhận hàng hoá và xuất sứ hàng hoá. - Giám dịnh nhăm cung cấp báo cáo, biên bản giám định theo yêu cầu của bên mua, bán về phẩm chất, số lượng, khối lượng, chất lượng, bao bì, tổn thất hàng hoá như giám định hàng hảI, giám định xây dựng, thẩm định giácông trình đầu tư, … Đến năm 1995, cả nước có 7 tổ chức trong đó có 3 tổ chức là cơ quan nhà nước thực hiện loại dịch vụ này. d. Dịch vụ kho vận và giao nhân hàng hoá: Bao gồm các dịch vụ vận tảI hàng hoá, lưu kho và giao nhận hàng hoá. Đến năm 1995 cả nước có trên 20 tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này (không kể vận tảI thuần tuý k). e. Dịch vụ tổ chức hội trợ, quảng cáo trong và ngoài nước: Đến năm 1995 cả nước có gần 15 tổ chức làm dịch vụ tổ chức hội trợ và 15 văn phòng đại diện của các công tycủa nước ngoài dang hoạt động tại Việt Nam. f. Dịch vụ tư vấn đầu tư và công nghệ: Bao gồm các dịch vụ tư vấn về chính sách đầu tư, tư vấn về xây dung dự án đầu tư, dịch vụ triển khai dự án đầu tư và tư vấn công nghệ. Trong năm 1995, cả nước có 18 tổ chức được cấp giấy phép hoạt độngtrong linh vực tư vấn đầu tư. g. Dịch vụ nghiên cứu – triển khai khoa học công nghệ: Hiện có trên 300 cơ quan khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ này. h. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Bao gồm các dịch vụ đặt yêu cầu, đàm phán kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khi sử lý tranh chấp tại toà án, trọng tài kinh tế và thông tin pháp luật. Đến nay, cả nước có trên 100 tổ chức dịch vụ tư vấn pháp lý. Trong một số năm gần đây, chính phủ đã ban hành một số quy định để phát triển và quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bao gồm các vấn đề sau: Cho phép mọi thành phần kinh tế được thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ, đưa công tác quản lý khoa học vào nề nếp. Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩuvà việc ban hành quy chế về hội trợ, triển lãm, quảng cáo, thương mại, giám định hàng xuất khẩu. Quy định về quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định về quy chế kiểm toán độc lập. Quy định về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Quy định về quy chế hành nghề tư vấn pháp luất của các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Quy định về tổ chức và hoạt động của công ty thuê mua tài chính tại Việt Nam. Quy định về việc áp dụng hệ thống tài khoá quốc gia trong toàn quốc thay cho hệ thống bảng cân đối vật chất. 2. Nhu cầu và tình hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhằm nghiên cứu về thực trạng sủ dụng các loại dịch vụ hỗ trợ phat triển công nghiệ của các doanh nghiệp, nhu cầu của các doanh nghiệp về các dịch vụ này, mức đáp ứng về các dịch vụ này, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để phát triển và hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp được điều tra bao gồm các loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Việc lựa chọn doanh nghiệp đển điều tra dựa trên phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên căn cứ vào một số tiêu trí như ngành nghề, quy mô doanh nghiệp. Tuy mẫu điều tra phỏng vấn là nhỏ so với tổng số doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp ở Việt Nam nhưng mục tieu của đề án này không phảI là đánh giá tổng thể về khu vực này ở Việt Nam mà là thông qua nghiên cứu các trường hợp điển hình để đánh giá về cung và cầudịch vụ đối với một doanh nghiệp công nghiệp và qua đó để phát hiện và kiến nghị những chính sách cần thiết để phát triển dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí: doanh thu sản xuất, doanh thu xuất khẩu, cơ cấu lao động và dự kiến biến động về doanh thu và lao động trong một vài năm tới. Tình hình sử dụng các dịch vụ và nhu cầu của doanh nghiệp về nhu cầu quảng cáo, triển lãm, hội trợ, tổ chức hỗ trợ việc xúc tiến xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu, về việc cung cấp thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh, về việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, về dịch vụ vận tảI và một số dịch vụ khác. Đáng giá nhu cầu, mức độ dáp ứng nhu cầu về các loại dịch vụ của doanh nghiệp và kiến nghị của doanh nghiệp về các biện pháp để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của doanh nghiệp. 2.1. Tình hình sử dụnh các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp. a. Dịch vụ quảng cáo, hội trợ, triển lãm và tiếp thị. Hầu hiết các doanh nghiệp ( 83,7% tổng số doanh nghiệp được điều tra) thực hiên quảng cáo sản phẩp cả trong và ngoài nước, trong đó có 81,6% doanh nghiệp quảng cáo trong nước và 22,4% doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm ở ngoài nước. Các phương thức quảng cáo được doanh nghiệp sử dụng bao gồm: Doanh nghiệp tự quảng cáo bằng cách tự in ấn, phát hành các tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng; thông qua đội ngu cán bộ của doanh nghiệp trực tiếp gặp và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng, hoặc thông qua các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Phương thức quảng cáo này được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất trong các phương thức quảng cáo sản phẩm cảu các doanh nghiệp đã điều tra. Thông qua các công ty, tổ chức quảng cáo trong nước bằng cách sủ dụng các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh®, báo trí, truyền hìng, panô, apphic ) phương thức quảng cáo này chiếm vị trí thứ hai về tỷ trọng doanh nghiệp sử dụng. Các ngành điện lực, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến lâm sản thuộc nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo ở trong nước thông qua các công ty quảng cáo trong nước là cao nhất ( 100% số doanh nghiệp thuộc ngành này). Tiếp đó là các ngành điện tử ( 80% số doanh nghiệp), chế tạo máy – thiết bị và cơ khí khác ( 75% số doanh nghiệp thuộc ngành). Nhóm ngành có ít các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo trong nướcthông qua các công ty quảng cáo trong nước gồm các ngành may ( 37,5% số doanh nghiệp), dệt ( 33,8% số doanh nghiệp), công nghiệp da (25% số doanh nghiệp) và sành sứ thuỷ tinh ( 20% số doanh nghiệp). Nhóm doanh nghiệp ở mức trung bình gồm các ngành chế biến thực phẩm ( 57,1% số doanh nghiệp), vật liệu xay dựng, chế biến lương thực và ngành in (50% số doanh nghiệp thuộc ngành). Hầu hết các doanh nghiệp thuộc các ngành không sử dụng các công ty quảng cáo trong nước để quảng cáo cho sản phẩm của mình ở nước ngoài. chỉ có 28,6% số doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm sử dụng phương thức này. Quảng cáo thông qua các tổ chức, cá nhân khác như qua công ty mẹ, qua thân nhân bạn bè… chiếm vị trí thứ ba về tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng hình thức này (24,5% số doanh nghiệp thực hiện quảng cáo trong nước và 4,1% số doanh nghiệp thực hiện quảng cáo ở nước ngoài). Quảng cáo thông qua các công ty quảng cáo nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất. Chỉ có 28% số doanh nghiệp thuộc ngành chế biến sản phẩm sử dụng hình thức này để quảng cáo cho sản phẩm của mình ở nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến hai lý do chủ yếu là theo quy định hiện nay, các công ty quảng cáo nước ngoài chưa được phép tổ chức hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng tài chính để trang trảI cho việc quảng cáo ở nước ngoài. Hiện nay, vẫn có một số bộ phận doanh nghiệp chưa tiến hành quảng cáo cho sản phẩm của mình với các lý do khác nhau. Trong đó có 50% doanh nghiệp không quảng cáo vì lý do chi phí cho dịch vụ quảng cáo quá lớn, 25% doanh nghiệp không quảng cáo vì quy mô của doanh nghiệp nhỏ nên chưa có nhu cầu quảng cáo và 12,5 % số doanh nghiệp không quảng cáo vì không tìm được tổ chức cung cấp dịch vụ thích hợp. Như vậy, trừ số doanh nghiệp quá nhỏ nên không có nhu cầu quảng cáo, còn lại các doanh nghiệp không quảng cáo vì các cơ sở cung cấp dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Hội trợ, triển lãm cũng được cac doanh nghiệp quan tâm sử dụng để quảng cáo về minh và làm công tác tiếp thị. Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp ( 75,6% số doanh nghiệp) tham gia hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước, trong đó có 73,5% số doanh nghiệp điều tra tham gia hội trợ, triển lãm trong nước, 32,7% số doanh nghiệp điều tra tham gia hội trợ, triển lãm ở nước ngoài, đặc biệt là có tới 30,6% số doanh nghiệp tham gia các hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước. b. Dịch vụ xúc tiến xuất nhập khẩu Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu ( 85,3% số doanh nghiệp xuất khẩu) có sử dụng các dịch cụ xúc tiễn xuất nhập khẩu của các tổ chức Việt Nam trong đó chủ yếu là qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để xúc tiến xuất nhập khẩu ( 49% số doanh nghiệp điều tra trong 70,6% số doanh nghiệp xuất khẩu). chỉ có 10,2% số doanh nghiệp điêu tra ( hay 14,7% số doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ nay của các tổ chức thương mại nước ngoài. Nhóm ngành có tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp sủ dụng dịch vụ xúc tiến xuất nhập khẩu là các ngành điện lực, nhiên liệu, luyện kim đen, luyên kim màu, ngành chế biến lâm sản, ngành in, chế biến thực phẩm, ngành điện tử và da ( 100% số doanh nghiệp thuộc ngành). Các ngành ít sử dụng dịch vụ này là dệt ( 33,3% số doanh nghiệp) và hoa chất (25% số doanh nghiệp). Mốt số ngành có doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xúc tiến xuất nhập khẩu của tổ chức thương mại nước ngoài là ngành điện tử, sành sứ thuỷ tinh, da chế biến thực phẩm và ngành may. Các ngành có tỷ lệ cao các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xúc tiến xuất nhập khẩu đêù là những ngành có nhu cầu cao về những thiết bị, công nghệ tiên tiến (điện lực®, luyện kim đen, luyện kim màu, in ) hoặc những ngành có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao (chế biến thực phẩmc, da, chế biến lâm sản) hoặc những ngành có nhu cầu nhập khẩu cao về nguyên liệu (điện tử). c. Quan hệ với ngân hàng trong xuất nhập khẩu Để có thể tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, hầu hết các doanh nghiệp đều phảI có quan hệ, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, trong đó ngân hàng quốc doanh vẫn là ngân hàng chiếm ưu thế tuyệt đối, có số lượng doanh nghiệp đén quan hệ và sử dụng dịch vụ vượt hơn hẳn các ngân hàng khác, gấp 8 lần ngân hàng liên doanh và hơn 37 lần ngân hàng ngoài quốc doanh. Các ngành có tỷ lệ cao các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong suất nhập khẩu là nguyên liệu, giấy, gỗ, diêm, da ( 100% số doanh nghiệp thuộc ngành), điện tử, sành sứ, thuỷ tinh ( 80% số doanh nghiệp thuộc ngành), chế tạo máy, vật liệu xây dựng, may ( 75% số doanh nghiệp thuộc ngành), chế biến thực phẩm ( 71,4% số doanh nghiệp thuộc ngành), công nghiệp khác ( 70% số doanh nghiệp thuộc ngành). Trong suất nhập khẩu doanh nghiệp cũng có sử dụng dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng có sem xét chon lọc loại mặt hàng, loại doanh nghiệp để bảo lãnh. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 60% doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, 50% doanh nghiệp thuộc ngành may, 33,3% doanh nghiệp thuộc ngành diệt, 25% doanh nghiệp thuộc ngành in, 20% doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác và 14,3% số doanh nghiệp thuộc ngành chế biến lương thực được ngân hàng bảo lãnh hàng hoá suất nhập khẩu. d. Dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh Kết quả cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo, tạp trí là nguồn cung cấp thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh, tiếp đến là hiệp hội sản phẩm, những tổ chức được ít doanh nghiệp đánh giá là nguồn cung cấp thông tin về thi trường và đối thủ cạnh tranh là tổ chức câu lạc bộ và chi nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài. Nguyên nhân của việc it có các doanh nghiệp coi văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài là nguồn cung cấp thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh là do trong số các doanh nghiệp điều tra chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. e. Các loại dịch vụ khác Do chi phí sản xuất còn khá cao, thiếu vốn hoạt động, trong quá trình hoạt động không phát sinh nhiều tranh chấp với nhau, nhà nước chưa bắt buộc các doanh nghiệp phảI kiểm toán nên tất cả các doanh nghiệp đều tự thực hiện công tác kế toán, chỉ có 6,1% doạnh nghiệp sử dụng dịch vụ khiểm toán (đó là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài – loại hình mà nhà nước bắt buộc phảI chịu kiểm toán ®), có 38,8% số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm ngoài bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; 2,1% số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý, 4,1% số doanh nghiếp sử dụng tư vấn pháp lý quốc tế, 10,2% số doanh nghiệp sử dụng tư vấn pháp lý Việt Nam. Những loại dịch vụ được các doanh nghiệp quan tâm sử dụng nhiều hơn là dịch vụ vận tảI ( 14,3% số doanh nghiệp tự tổ chức và 85,7% số doanh nghiệp thuê ngoài), dịch vụ dóng gói bao bì sản phẩm ( 42,9% số doanh nghiệp tự làm và 20,4% số doanh nghiệp thuê ngoài), dịch vụ dào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ( 8,2% số doanh nghiệp tự làm và 18,4% số doanh nghiệp thuê ngoài) và dịch vụ đăng ký chất lượng sản phẩm ( 63,4% số doanh nghiệp mua ngoài). Những có tỷ lệ cao các doanh nghiệp sdử dụng các loại dịch vụ khác là ngành điệ lực, luyện kim, chế biến, lâm sản, tiếp đến là ngành nhiên liệu, ngành điện tử, ngành chế tạo máy, ngành vật liệu xây dựng, ngành hoá chất, ngành chế biến lương thực, ngành chế biến thực phẩm. Những ngành ít sử dụng các loại dịch vụ là ngành công nghiệp da, ngành dệt, may, ngành giấy, gỗ, diêm. Bảng3. Tỷ lê doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác TT Loại dịch vụ Doanh nghiệp tự làm Mua ngoài Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Kế toán 49 100 3 6.1 2 Kiểm toán 0 0 3 6.1 3 Bảo hiểm 0 0 19 38.8 4 Vận tải kho bãi 7 14.3 42 85.7 5 Tư vấn quản lý 0 0 1 2.0 6 Bưu chính viễn thông 0 0 17 34.7 7 Kiểm định chất lượng 4 8.2 26 53.1 8 Tư vấn pháp lý quốc tế 0 0 2 4.1 9 Tư vấn pháp lý Việt Nam 0 0 5 10.2 10 Bao bì đóng gói 21 42.9 10 20.4 11 Đào tạo 4 8.2 9 18.4 12 Đăng ký chất lượng 0 0 31 63.4 2.2. Phân tích nhu cầu cả các doanh nghiệp đối với các loại dịch vụ Các dịch vụ nghiên cứu, phát triển, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, vận tải, kho bãi, ngân hàng, kế toán, quang cáo, tiếp thị được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Nhu cầu về dịch vụ đối với các doanh nghiệp công nghiệp như sau: - Ngành điện lực, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến lâm sản: có 100% số doanh nghiệp có nhu cầu về các dịch vụ kiểm toán, kế toán, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, vận tảI, tư vấn pháp lý, nghiên cứu phát triển, đào tạo, thông tin thi trường. - Ngành hoá chất: có 100% số doanh nghiệp có nhu cầu đối với tất cả các dịch vụ. - Ngành vật liệu xây dựng: có 100% số doanh nghiệp có nhu cầu với tất cả các dịch vụ (trừ dịch vụ kiểm toán), trong đó có 33,3% số doanh nghiệp đánh gia dịch vụ vận tảI là cần thiết. - Ngành may: trừ dịch vụ tư vấn pháp lý có 33,3% số doanh nghiệp không có nhu cầu dịch vụ tư vấn quản lý, các doanh nghiệp đều trả lời nhu cầu sử dụng tất cả các dịch vụ còn lại. - Ngành thực phẩm: có 50% số doanh nghiệp trả lời không có nhu cầu về dịch vụ quản lý, 33,3% số doanh nghiệp không có nhu cầu về dịnh vụ pháp lý và bưu chính viễn thông, 14,2% số doanh nghiệp không có nhu cầu về dịch vụ kế toán, đối với các dịch vụ khác còn lại các doanh nghiệp đều có nhu cầu. - Ngành dệt: trừ dịch vụ kiểm toán, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về các dịch vụ còn lại, trong đó có 33,3% số doanh nghiệp cho rằng dịch vụ vận tải là rất cần thiết. - Ngành diện, điện tử: 100% số doanh nghiệp đều có nhu cấủư dụng tất cả các loại dịch vụ, trong đó50 % số doanh nghiệp cần đến loại dịch vụ nghiên cứu phát triển; 33,3% số doanh nghiệp đối với dịch vụ kiểm định và 20% số doanh nghiệp đối với dịch vụ vận tải. - Ngành chế tạo máy: Ngoài dịch vụ tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ mới không có ngành nao có nhu cầu. Đối với các dịch vụ khác còn lại các doanh nghiệp đều có nhu cầu. - Ngành in: Ngoài dịch vụ tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới, kiểm định chất lượng, quảng cáo, tiếp thị không có doanh nghiệp nào có nhu cầu tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu về các dịch vụ còn lại. - Ngành cơ khí khác: Ngoài các dịch vụ kiểm toán, kiểm dịnh chất lượng, tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ mới, không có doanh nghiệp nào có nhu cầu các dịch vụ còn lại các doanh nghiệp đều có nhu cầu. - Ngành da: Ngoài dịch vụ kiểm toán, kiểm định chất lượng, các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các dịch vụ còn lại. - Ngành sành sứ thuỷ tinh: Ngoài dịch vụ bảo hiểm, tư vấn pháp lý, kiểm toán không có doing nghiệp nào có nhu cầu, 100% số doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ còn lại. - Ngành nhiên liệu: Ngoài dịch vụ kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng không có doanh nghiệp nào có nhu cầu, 100% số doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ còn lại, trong đó 25% số doanh nghiệp đánh giá dịch vụ nhân hàng rất cần thiết. - Ngành chế biến thực phẩm: Ngoài dịch vụ kiểm định chất lượng, nghiên cứu phát triển, tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới, 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các dịch vụ còn lại. - Ngành giấy, gỗ, diêm: Ngoài các dịch vụ bảo hiểm, kiểm định chất lượng, tư vấn pháp lý, kiểm toán, nghiên cứu phát triển là không có doanh nghiệp nào có nhu cầu, 100% số doanh nghiệp dều trả lời đều có nhu cầu về các dịch vụ còn lại. - Ngành công nghiệp khác: trừ dịch vụ quảng cáo có 20% số doanh nghiệp và dịch vụ ngân hàng có 14,2% số doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng các dịch vụ còn lại, trong đó có 20% số doanh nghiệp cho rằng dịch vụ kiểm định chất lượng là rất cần thiết. 2.3. Tình hình cung cấp dịch vụ a. Dịch vụ hội trợ, triển lãm và quảng cáo Trước năm 1990, dịch vụ hội trợ triển lãm ở Việt Nam được nhà nước bao câp và chủ yếu mang tính tuyên chuyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước; dich vụ quảng cáo vẫn còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khi nhà nước cắt giảm mạnh các khoản bao cấp cho dịch vụ hội trợ, triển lãm và giao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thi trường cho doanh nghiệp thi nhu cầu tham gia hội trợ, triểm lãm, quảng cáo của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, các tổ chức cung cấp dịch vụ hội trợ, triểm lãm, quảng cáo phát triển rất nhanh chóng. Các tổ hội trợ triểm lãm đã tiến hành hội trợ triển lãm tổng hợp, định kì hàng năm hoặc nửa năm về thương mại, hàng tiêu dùng và hội tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0820.doc