Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU NON TRẺ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đào Ngọc Tiến Sinh viên : Tạ Băng Thanh Lớp : Anh 2 Khoá 38 A HÀ NỘI - 2003 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên, Thạc sĩ Đào Ngọc Tiến của Khoa Kinh tế Ngoại thương, người đã rất tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến

doc120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng quý cho em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức quý báu trong hơn 4 năm em học tập và trưởng thành dưới mái trường thân thương này. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty hoá dầu LG VINA Chemical. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em có thể chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành khoá luận. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Trong bài viết đã sử dụng những từ viết tắt sau: DANH MỤC CÁC TÊN KHOA HỌC ABR Acrylonitrile Butadiene Rubber ABS Acrylonitrile Butadiene Styrene AN Acrylonitrile BR Butadiene Rubber BTX Benzene Toluene Xylene CPL Caprolactam DOP Di-octhyl Phthalate EG Ethylene Glycol EPS Expendable Polystyrene HDPE High Density Polyethylene LAB Linear Alkyl Benzene LDPE Low Density Polyethylene LLDPE Linear Low Density Polyethylene LPG Liquefied Petroleum Gas MMA Methyl Methacrylate NCC Naphtha Cracking Center PA Phthalic Anhydride PE Polyethylene PET Polyethylene Terephthalate PP Polypropylene PS Polystyrene PTA Pure Terephthalic Acid PVC Poly-vinyl Chloride QTA Qualified Terephthalic Acid SM Styrene Monomer TPA Terephthalic Acid VCM Vinyl Chloride Monomer DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KHÁC AD Anti-Dumping Chống bán phá giá AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BPE Bangkok Polyethylene Co. Ltd. CEPTS Common Effective Preferential tariff Scheme Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CIF Cost, Insurance and Freight Chi phí, bảo hiểm và cước phí CNOOC China National Offshore Oil Corporation Doanh nghiệp dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNPC China National Petroleum Corporation Doanh nghiệp dầu khí quốc gia Trung Quốc CP-Group Charoen Pokhand Group Tập đoàn Charoen Pokhand DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DOC Derpartment of Commerce (USA) Bộ Thương mại Hoa kỳ ESDC Eastern Seaboard Development Committee Uỷ ban phát triển Bờ biển Đông ESDP Eastern Seaboard Development Plan Kế hoạch phát triển Bờ biển Đông FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTI Federation of Thai Industries Hiệp hội các ngành công nghiệp Thái Lan GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ITC International Trade Commission Uỷ ban thương mại quốc tế MCI Mitsubishi Chemicals Industry Ngành hoá chất Mitsubishi NAIC Newly Agroindustrialised Country Nước nông- công nghiệp mới NIC Newly Industrialising Country Nước công nghiệp mới NPC National Petrochemical Public Co. Ltd. Công ty TNHH Cổ phần hoá dầu quốc gia NPC_1 (_2 &_3) National Petrochemical Complex 1, 2, 3 Khu liên hợp hoá dầu quốc gia 1, 2, 3 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PETRONAS Petroliam Nasional Berhad PTIT Petroleum Institute of Thailand Viện dầu khí Thái Lan PTT Petroleum Authority of Thailand Công ty dầu khí Thái Lan PVGC Petrovietnam Gas Công ty khí tự nhiên của Petrovietnam R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển SCC Siam Cement Company Công ty xi-măng Siam SCG Siam Cement Group Tập đoàn xi-măng Siam SINOPEC China Petro-Chemical Corporation Doanh nghiệp dầu- hoá chất Trung Quốc SPCL Siam Polyethylene Company Công ty polyethylene Siam TAC Thai Aromatics Co. Ltd. Công ty TNHH Thái Aromatics TOC Thai Olefins Co. Ltd. Công ty TNHH Thái Olefins TPC Thai Plastic and Chemical Public Co. Ltd. Công ty TNHH Cổ phần nhựa và hoá chất Thái TPE Thai Polyethylene Co. Ltd. Công ty TNHH Thái Polyethylene TPI Thai Petrochemical Industry Public Co. Ltd Công ty TNHH Cổ phần ngành Hoá dầu Thái TPIA Thai Petrochemical Industry Association Hiệp hội ngành Hoá dầu Thái Lan TPP Thai Polypropylene Co. Ltd Công ty TNHH Thái Polypropylene TPPC Thai Polycarbonate Co. Công ty Thái Polycarbonate TPPI Trans- Pacific Petrochemical Indotama Co. Công ty Trans- Pacific Petrochemical Indotama TRAMASUCO Import – Export Technical Raw Material Trading and Suppling Co. Công ty mua bán và cung ứng vật liệu kỹ thuật xuất nhập khẩu VINATEX Vietnam Textile and Garment Corporation Tổng công ty dệt may Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM ...............1 I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu............................................................ 1 1. Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu ............................................. 1 2. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng ........ 2 2.1 Polyethylene _ PE .............................................................................................2 2.2 Polypropylene _ PP ...........................................................................................3 2.3 Polystyrene _ PS ................................................................................................4 2.4 Polyvinyl Chloride _ PVC .................................................................................4 2.5 Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN ...............5 2.6 Styrene Butadiene Latex _ SB Latex.................................................................6 2.7 Dioctyl Phthalate _ DOP....................................................................................6 2.8 Terephthalic Acid _ TPA ..................................................................................7 2.9 EPOXY................................................................................................................7 II. Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu :.......................................................... 8 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác....... 8 2. Tiết kiệm ngoại tệ ............................................................................................... 10 3. Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm ................................................. 11 4. Tạo thêm công ăn việc làm ................................................................................ 11 5. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên................... 11 III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam ........................................ 12 1. Thuận lợi: ............................................................................................................ 13 1.1 Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định ................................................13 1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có ........................................................................15 1.3 Chi phí lao động thấp.......................................................................................18 1.4 Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng ..................................................................19 2. Khó khăn ............................................................................................................. 20 2.1 Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ...........................................................20 2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật thấp .....................................................................22 2.3 Chi phí sản xuất cao ........................................................................................23 2.4 Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn ......................................................25 3. Cung và cầu nội địa trên thực tế ....................................................................... 26 3.1 Cầu trong nước ................................................................................................26 3.2 Cung trong nước ..............................................................................................28 3.3 Nhập khẩu ........................................................................................................29 CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC............31 TRONG KHU VỰC CHÂU Á ........................................................................................................31 I. Kinh nghiệm của Thái Lan .................................................................................... 32 1. Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan ................................... 32 2. Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90 ................................ 37 2.1 Sản xuất ............................................................................................................37 2.2 Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn đầu thập niên 90 ....................................................................................................37 2.3 Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan..................................39 2.4 Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu.................................................................40 3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập ................... 41 3.1 Lý do thực hiện tái cơ cấu ...............................................................................41 3.2 Tự do hoá hoạt động nhập khẩu .....................................................................42 3.3 Định giá sản phẩm ...........................................................................................45 3.4 Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu .............................................................46 3.5 Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin ..........................46 3.6 Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu ...............................................47 4. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á ......................................................................................................................... 49 II. Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................... 55 1. Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO ................................. 55 1.1 Tình hình cung- cầu ........................................................................................55 1.2 Tính chất của thị trường hoá dầu Trung Quốc..............................................56 1.3 Các hình thức sở hữu ......................................................................................57 2. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu .......... 60 2.1 Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTO...................60 2.2 Thách thức đối với ngành Hoá dầu khi gia nhập WTO ................................60 3. Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quốc................................. 66 3.1 Thuế quan: .......................................................................................................66 3.2 Quyền mậu dịch ...............................................................................................66 3.3 Hạn ngạch nhập khẩu .....................................................................................67 3.4 Giấy phép nhập khẩu:......................................................................................67 3.5 Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt ..................................................67 III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .............................................................................. 69 1. Hàn Quốc- nước đi sau nhưng về trước ........................................................... 69 2. Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu .............................................. 73 2.1 Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị.......................................................73 2.2 Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu.....................................................................74 IV. Bài học về các công cụ bảo hộ cho các quốc gia có ngành Hoá dầu non trẻ .76 1. Thuế quan: .......................................................................................................... 77 2. Quyền mậu dịch .................................................................................................. 77 3. Hạn ngạch nhập khẩu ........................................................................................ 78 4. Giấy phép nhập khẩu ......................................................................................... 78 5. Hạn ngạch thuế quan ......................................................................................... 78 6. Trợ giá ................................................................................................................. 79 7. Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt.................................................... 79 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ...................81 KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM ...................81 TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP ................................................................................................81 I. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam................... 81 II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai 85 1. Cung cầu về bột nhựa tổng hợp ........................................................................ 85 2. Cung cầu về sợi tổng hợp................................................................................... 86 3. Cung cầu về cao su tổng hợp ............................................................................. 87 III. Kiến nghị ............................................................................................................. 88 1. Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu..... 88 2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực ............................................................................................................................. 90 3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu ........................................................................................................ 92 4. Cải thiện môi trường đầu tư.............................................................................. 94 5. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước ................................................................ 97 6. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu ............................................................................................................................ 99 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu ............................................................................ 14 Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001.............. 16 Bảng 2: Sản lượng khí, etan từ các bể dầu khí (dự kiến khai thác từ 2005 đến 2025) ....................................................... 16 Bảng 3: Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người ........................................................ 18 Bảng 4: Cầu về sản phẩm “hạ nguồn” của khu vực ASEAN ................................. 25 Bảng 5: Nhu cầu nhựa PVC qua các năm ............................................................... 25 Bảng 6: Tình hình cung cấp PVC của các doanh nghiệp ...................................... 26 Bảng 7: Tình hình nhập khẩu xơ và sợi Polyester năm 1998~2000 ....................... 28 Bảng 8: Tình hình nhập khẩu phân Ure và chất dẻo............................................... 28 Bảng 9: Cung và cầu về sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc năm 2000 ................ 53 Bảng 10: Phân phối sản xuất đối với các sản phẩm hoá dầu chính ở Trung Quốc năm 2000 ......................................................................... 56 Bảng 10.1: Phân phối sản xuất đối với nhựa tổng hợp và cao su tổng hợp................................... 56 Bảng 10.2: Phân phối sản xuất đối với nguyên liệu sợi tổng hợp ........................... 56 Bảng 10.3: Phân phối sản xuất đối với sợi tổng hợp ..................................................................... 56 Bảng 11: Thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoá dầu ở Trung Quốc áp dụng đối với Hoa Kỳ trước và sau khi gia nhập WTO .................................... 63 Bảng 12: Mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra vào ngày 12/05/2003.................................................................... 65 Bảng 13: Tình hình sản xuất và nhu cầu về ethylene của Hàn Quốc .................... 68 Bảng 14: Tình hình sản xuất Polyolefin của Hàn Quốc ........................................ 69 Bảng 15: Xu hướng phát triển của ngành hoá dầu Hàn Quốc ............................... 69 Bảng 16: Đầu tư cho các trang thiết bị trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc .............. 70 Bảng 17: Các trường hợp tái cơ cấu điển hình trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc .. 71 Bảng 18: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ PVC giai đoạn 2002~2010 ........................ 82 Bảng 19: Dự báo sản xuất và tiêu thụ sợi Polyester giai đoạn 2005~2010 ............ 83 LỜI MỞ ĐẦU Tự chủ về nguyên liệu để nâng cao hàm lượng giá trị nội địa hoá của sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và từng bước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang hướng tới. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc xây dựng các ngành công nghiệp quen thuộc như sản xuất xi măng, sắt thép những sẽ ít người nghĩ đến ngành công nghiệp cơ bản “quen” mà “lạ” đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Đó là ngành công nghiệp Hoá dầu. Nói rằng “lạ” là vì khái niệm “ngành công nghiệp Hoá dầu” rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành công nghiệp Hoá dầu đang âm thầm cống hiến để đem lại cho mọi người một cuộc sống tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Các sản phẩm của ngành Hoá dầu đang dần “bao phủ” cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thật vậy, nếu ngành Hoá dầu biến mất thì chúng ta sẽ không còn thấy sự tồn tại của vô số các vật dụng quen thuộc hàng ngày làm từ nhựa tổng hợp, cao su tổng hợp và sợi tổng hợp nữa vì đây đều là những sản phẩm của ngành Hoá dầu. Vì thế, xây dựng ngành Hoá dầu là một mục tiêu rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản trong điều kiện thời điểm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đến gần lại càng khó khăn gấp bội. Có rất nhiều việc cần phải làm trong một thời gian rất ngắn như huy động vốn, xây dựng, phát triển đi đôi với bảo hộ sản xuất trong nước trước khi thực sự mở toang cửa và hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của nền kinh tế thế giới. Khoá luận này sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề sau: Ngành công nghiệp Hoá dầu thực chất là gì? Liệu Việt Nam có khả năng xây dựng thành công ngành công nghiệp Hoá dầu hay không? Những khó khăn nào đang cản bước của Việt Nam? Các quốc gia đi trước đã làm thế nào để có được những thành công như ngày hôm nay? Từ bài học của các quốc gia đó, Việt Nam có thể và nên làm gì để tiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ ngành Hoá dầu còn đang non trẻ của mình trong tiến trình hội nhập? Khoá luận được chia làm 3 phần: Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam Chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về ngành Hoá dầu, về tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Xã hội Việt Nam nói chung, về thực trạng của ngành Hoá dầu Việt Nam bao gồm những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển và tình hình cung cầu trong nước. Chương II: Kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu ở một số nước trong khu vực Châu Á Chương II là những kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu của 3 quốc gia Châu Á bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thái Lan là một quốc gia cũng thuộc khối ASEAN như Việt Nam nhưng phải hoàn tất lộ trình hội nhập AFTA sớm hơn Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đạt được mục tiêu mà Việt Nam hiện vẫn đang cố gắng vươn tới, đó là gia nhập WTO. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia công nghiệp mới rất thành công. Do đó, kinh nghiệm của các quốc gia này sẽ đem lại những bài học rất bổ ích cho Việt Nam, đặc biệt là bài học về bảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành Hoá dầu. Chương III: Một số kiến nghị trong việc xây dựng, phát triển kết hợp với bảo hộ ngành công nghiệp Hoá dầu trong tiến trình hội nhập Chương III bao gồm những nét cơ bản trong định hướng phát triển ngành Hoá dầu của Việt Nam đến năm 2020 và những kiến nghị của cá nhân tác giả về xây dựng, phát triển và bảo hộ ngành Hoá dầu còn non trẻ trong tiến trình hội nhập. Bài viết này sẽ tập trung vào những nội dung mang tính kinh tế chứ không đi sâu phân tích đặc trưng kỹ thuật của ngành Hoá dầu. Ngoài ra, do phạm vi các sản phẩm của ngành Hoá dầu rất rộng, số liệu thống kê chưa đầy đủ nên khoá luận sẽ chỉ tập trung vào những sản phẩm cơ bản có ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam như PVC, sợi tổng hợp. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình viết bài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic theo trình tự thời gian, phương pháp thống kê… Do đây là một đề tài mới và do những số liệu thống kê của Việt Nam về thị trường hoá dầu trong nước còn lẻ tẻ, thiếu tính tổng quát nên bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện và tiếp tục đi sâu nghiên cứu hơn nữa. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2003 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1. Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu Ngành Hoá dầu là một ngành công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự ra đời của ngành hoá dầu đem lại hàng loạt đột phá mới trong công nghệ vật liệu và góp phần vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của xã hội loài người. Trong quá trình công nghiệp hoá, giai đoạn hai và ba của việc mở rộng công nghiệp hoá thường bao gồm nội dung xây dựng các ngành công nghiệp nặng- trong đó có công nghiệp hoá chất- mà chúng ta còn có thể gọi theo cách khác là các ngành công nghiệp cơ bản. Đó chính là do yêu cầu tăng hàm lượng giá trị nội địa trong sản xuất thông qua việc liên kết các nguồn lực trong nước với nhau. Ngành Hoá dầu cung cấp nguồn nguyên liệu thô vô cùng dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp khác như ngành nhựa, ngành may mặc …. Vì vậy, ngành Hoá dầu góp phần thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn, mặc và ở. Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu đã phát triển ngành công nghiệp Hoá dầu từ rất sớm , từ những năm 30 của thế kỷ 20. Nhật Bản bắt đầu chậm hơn Hoa Kỳ 20 năm và sớm hơn Hàn Quốc 10 năm. Nguyên liệu đầu vào cho ngành hoá dầu là các sản phẩm của ngành dầu khí, cụ thể là sản phẩm của các nhà máy lọc dầu và các nhà máy chế biến, xử lý khí thiên nhiên bao gồm khí hoá lỏng (LPG), khí tự nhiên, naphtha, sản phẩm chưng cất ở thể lỏng, sản phẩm chưng cất được từ những quá trình cracking đặc biệt và các hợp chất thơm. Các sản phẩm này được xử lý theo các quy trình công nghệ hoá dầu để tạo ra các hợp chất đơn phân tử hay còn gọi là các monomer như ethylene, propylen. Đến lượt mình, các monomer này sẽ được tổng hợp với nhau hoặc được trùng hợp để tạo thành bột nhựa (plastic pellet), hạt nhựa nguyên sinh (plastic resin) hoặc hợp chất nhựa (plastic compound). Các sản phẩm này lại chính là đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp khác. Xét một cách tổng quát, chúng ta có thể chia ngành Hoá dầu cũng như các sản phẩm hoá dầu thành 3 nhánh cơ bản: Thứ nhất là các nhà máy “thượng nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “thượng nguồn” ví dụ như các Olefin (ethylene, propylene, C4 hỗn hợp… ) và các chất thơm (benzen, toluene, xylene hỗn hợp…). Thứ hai là các nhà máy “trung gian” với đầu ra là các sản phẩm “trung gian” như Vinylchloride monomer (VCM), Styrene, Pure Terephthalic Acid (PTA), Phthalic Anhydride (PA), Ethylene Glycol (EG)… Thứ ba là các nhà máy “hạ nguồn” với đầu ra là các sản phẩm “hạ nguồn” bao gồm hàng loạt các nguyên liệu thô cho ngành may mặc cũng như ngành nhựa như Polyvinylchloride (PVC), Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Acrylonitrile- Butadiene Styrene (ABS) và Polyester. 2. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng 2.1 Polyethylene _ PE 1 a. Khái niệm: Polyethylene- (C2H4)n- là một hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựa nhiệt dẻo (tức là ở nhiệt độ cao dễ hoá dẻo và dễ uốn, còn khi ở nhiệt độ thấp thì hoá rắn) thu được từ quá trình trùng hợp khí ethylene (C2H4). Phân loại: Phổ biến hiện nay trên thị trường có 3 loại PE là LDPE (PE mật độ thấp), HDPE (PE mật độ cao) và LLDPE (PE mật độ thấp mạch thẳng). b. Ứng dụng: Polyethylene trở nên phổ biến từ Thế chiến thứ hai. Ban đầu nó được sử dụng để bọc các đường cáp ngầm dưới nước. Sau đó, PE là vật liệu cách điện cơ bản phục vụ cho nhiều mục đích quân sự quan trọng như cáp rađa. Cũng trong thời gian này, PE trở thành một vật liệu được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Càng ngày PE càng trở nên phổ biến hơn đối với cả người tiêu dùng lẫn các ngành công nghiệp. Nó đã đạt được một kỳ tích mà chưa loại nhựa nào có thể với tới trước đó, đó là trở thành loại nhựa đầu tiên đạt doanh số 1 tỷ Bảng Anh một năm ở 1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm Hoa Kỳ1. Ngày nay, nó vẫn là loại nhựa có doanh số bán cao nhất tại Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Các ứng dụng hiện tại của PE gồm có : màng bao bì, túi đựng rác, quần áo, hoa quả và túi đựng các hàng hoá khác, đồ dùng gia đình, đồ chơi, bao bì, ống nước, thùng đựng dầu và sơn, lớp bao phủ, dây thừng, pallet, vỏ máy tính, mũ bảo hiểm, vỏ băng cassette, vỏ bình ắc quy, cánh quạt, giầy dép, ống kim tiêm, chỉ, đèn xe máy và nhiều ứng dụng khác nữa. 2.2 Polypropylene _ PP 1 a. Khái niệm: Polypropylene- (C3H6)n- cũng thuộc họ Olefin như Polyethylene nên cũng giống như PE, PP là một hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựa dẻo nóng thu được từ quá trình trùng hợp Propylene (CH3CHCH2). Tuy nhiên, PP có những đặc tính khác so với PE. PP có mật độ phân tử thấp, cứng và nóng chảy ở nhiệt độ 150 đến 200oF, chịu được các loại hoá chất và có các đặc tính về điện. Phân loại: Cơ bản có thể chia PP làm 3 loại là Isotactic PP, Syndiotactic PP và Atactic PP. PP được mua bán rộng rãi trên thị trường bao gồm 90-97% isotactic PP và phần còn lại là atactic PP. b. Ứng dụng: PP là một sản phẩm chủ chốt của ngành Hoá dầu. Nó là một trong những loại nhựa dẻo nóng có doanh số bán cao nhất. Nhờ khả năng chịu nhiệt nên PP có thể được sử dụng làm bao bì đựng các vật dụng nóng, làm đĩa đựng thức ăn chịu nhiệt. Bên cạnh đó, nó còn có các ứng dụng quan trọng khác như làm đồ gia dụng, đường ống nước, phương tiện vận tải và các loại thảm trong và ngoài nhà (như ở các bể bơi hay các sân golf mini) với nhiều màu sắc khác nhau. 1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm 2.3 Polystyrene _ PS 1 a. Khái niệm: Polystyrene là một loại nhựa dẻo nóng thu được từ phản ứng trùng hợp styrene (CH2CHC6H5). Phản ứng trùng hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu diễn ra ở nhiệt độ cao với sự có mặt của chất khơi mào phản ứng là Benzoyl peroxide [(C6H5CO2)O2]. b. Ứng dụng: PS được phát minh ra vào năm 1845 nhưng phải 80 năm sau, tức là khi được Đức và Hoa Kỳ sản xuất hàng loạt thì PS mới được nhiều người quan tâm tới. Và phải đến sau Thế chiến thứ hai, khi mà PS không chỉ được sử dụng để làm cao su tổng hợp phục vụ mục đích quân sự thì nó mới trở thành một loại nhựa quan trọng. Ngày nay, PS là một trong những loại nhựa dẻo nóng đựoc sử dụng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được làm từ PS trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể là chiếc cốc vại để uống bia, có thể là những chiếc đĩa sử dụng một lần, là những chiếc khay muôn hình muôn vẻ, là túi đựng hàng hoá. Không những vậy, PS còn được sử dụng làm các bộ phận trong ô tô, đồ chơi, đồ gia dụng, tấm dán tường, vỏ Tivi hay vỏ đài, đồ nội thất, phao cứu hộ, vali và nhiều ứng dụng khác nữa. 2.4 Polyvinyl Chloride _ PVC 2 a. Khái niệm: Polyvinyl Chloride là một loại nhựa dẻo nóng thu được từ phản ứng trùng hợp khí Vinyl chloride (CH2CHCl) PVC nguyên chất có tính chất cứng, giòn và khó chế biến nhưng khi được trộn thêm với các chất hoá dẻo thì nó trở nên mềm và dẻo hơn nhiều. Với mỗi chất hoá dẻo được trộn thêm theo một tỷ lệ nhất định ta thu được những loại PVC có tính chất khác nhau. PVC có khả năng chịu lửa và chịu nhiệt tốt. Một đặc tính quan 1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm 2 K.SAEKI, K.FANATSU & K.TANABE: “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different Plasticizers and Prediction of Plasticizer Contents in Poly(vinyl chloride) Using Near-infrared Spectroscopy and Neural-network Analysis”_ The Japan Scosiety for Analytical Chemistry_ 02/2003. trọng khác của PVC là nó có khả năng tái chế nhiều lần. b. Ứng dụng: PVC được người Đức phát minh vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 nhưng phải đến cuối thập niên 20 nó mới có những ứng dụng hữu ích tại Hoa Kỳ. Khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, người ta thấy rằng cần phải hoá dẻo PVC để có thể chế biến nó một cách dễ dàng. Tại thời điểm đó, vì thiếu hụt cao su thiên nhiên nên các công ty đã chuyển hướng nghiên cứu và phát triển PVC và họ thấy rằng PVC là loại nhựa có rất nhiều ưu điểm. PVC có rất nhiều ứng dụng quen thuộc đối với người tiêu dùng như làm tấm lót sàn, tấm ốp trần, tấm ốp tường, vách ngăn, cửa sổ, cửa ra vào, màng,tấm phủ, ốn._.g nước và phụ tùng nối ống, lớp ván bên ngoài giàn giáo, quần áo và phụ kiện, vải giả da, ủng, găng tay, dây cáp điện… 2.5 Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN a. Khái niệm: Acrylonitrile Butadiene Styrene là một loại nhựa dẻo nóng tạo ra từ 3 monomer khác nhau là acrylonitrile(CH2CHCN), butadiene(CH2CHCHCH2) với tỉ lệ thay đổi và styrene (C6H5CHCH2) với tỉ lệ hơn 50% nên nó có tất cả nhứng đặc tính nổi trội nhất của các monomer nói trên. 1 Styrene Acrylonitrile là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp styrene và acrylonitrile. 2 Trong cùng một quá trình sản xuất, tuỳ vào tỷ lệ lựa chọn mà ta thu được ABS hay SAN. b. Ứng dụng: ABS được đưa ra thị trường năm 1948 nhờ những hoạt động nghiên cứu và phát triển cao su nhân tạo trong thời kỳ chiến tranh. Nó có khả năng chịu va chạm và khả năng cơ học cao nên được sử dụng làm các sản phẩm công nghiệp hoặc các đồ tiêu dùng cứng như: đồ gia dụng, bộ phận ô tô, ống nước, máy móc và linh kiện 1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm 2www.faqs.org/faqs/sci/chem-faq/part6/section-1.html điện thoại… SAN được sử dụng làm các vật dụng trong bếp, bộ phận bên trong tủ lạnh, vật đựng thức ăn… 2.6 Styrene Butadiene Latex _ SB Latex a. Khái niệm: Styrene Butadiene Latex được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp Styrene và Butadiene với tỉ lệ styrene/butadiene nằm trong khoảng từ 54/46 đến 80/20. 1 b. Ứng dụng: SB Latex là một loại cao su công nghiệp, nó được dùng làm thảm, lớp phủ bề mặt của giấy… 2.7 Dioctyl Phthalate _ DOP a. Khái niệm: Dioctyl Phathalate là một chất hoá dẻo có công thức hoá học là C6H4(COOC8H17)2 được tạo ra từ phản ứng nhị trùng hoá butyraldehyde_ một chất được tạo ra từ propylene. 1 DOP có khả năng chịu nhiệt cao vì điểm sôi của nó lên tới 386oC, đồng thời nó chỉ bị đông cứng ở nhiệt độ rất thấp là -55oF. b. Ứng dụng: Như đã nói ở trên, DOP là một chất hoá dẻo, tức là khi được kết hợp với các loại nhựa khác, nó sẽ làm cho chúng trở nên mềm và dẻo hơn, do đó dễ dàng chế biến và sử dụng hơn. Ở Châu Âu hiện nay, DOP chiếm đến 30% thị phần thị trường các chất hoá dẻo vì nó có rất nhiều tính năng ưu việt. Khi DOP được kết hợp với PVC, nó tạo ra một loại PVC mềm sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành quan trọng có thể kể đến ở đây như: ngành y tế với các thiết bị y tế sử dụng một lần vừa có độ an toàn cao, vừa tiết kiệm chi phí một cách đáng kể; ngành xây dựng với các loại sơn ngoại thất, tấm lót sàn, dây cáp, ống nước mềm…; ngành may mặc 1 LGChem_ “LG Plasticizers”_ LG Chem_ 2002 và da giầy với các loại vải giả da, giầy dép; ngành sản xuất bao bì… 2.8 Terephthalic Acid _ TPA 1 a. Khái niệm: Terephthalic Acid là một loại bột nhựa có màu trắng tinh thu được từ quá trình oxy hoá, lọc, tách và sấy khô Para Xylene_ một sản phẩm của nhà máy lọc dầu. Phân loại: Dựa trên quá trình tổng hợp TPA mà ta có thể chia làm 2 loại là Pure Terephthalic Acid, gọi tắt là PTA và Qualified Terephthalic Acid, gọi tắt là QTA b. Ứng dụng: TPA được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất sợi polyester, chai đựng PET, phim, sơn và nhựa kỹ thuật. Vì nó có khả năng chịu nhiệt, chịu mài mòn và cách điện tốt nên nhiều công nghệ sản xuất mới đã được phát triển để mở rộng ứng dụng của TPA như làm đồ điện tử, máy móc, vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp. 2.9 EPOXY a. Khái niệm: Khi chưa qua xử lý, epoxy là các hợp chất thuộc nhóm nhựa phản ứng nhiệt chứa một hoặc nhiều nhóm epoxide hoạt động. Các nhóm epoxide này có tác dụng như những điểm liên kết trong quá trình xử lý epoxy. Loại epoxy không biến đổi phổ biến nhất được tạo ra từ epichlorohydrin và bisphenol A. Ngoài ra còn có các loại epoxy khác như nhựa phenoxy, nhựa novolac, nhựa cycloaliphatic. 2 b. Ứng dụng: Trong ngành nhựa, epoxy được sử dụng theo một số cách khác nhau. Nó có thể được kết hợp với sợi thủy tinh để tạo ra các composite chịu lực hoặc các loại nhựa được gia cố có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và có các đặc tính điện hoá. 1 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm 2 I Boustead_ “Ecoprofiles of plastics and related intermediates”_ NXB AMPE, Bỉ_ 1999 Công dụng chính của nhựa gia cố thuỷ tinh-epoxy là được chế tạo thành các bộ phận của máy bay, ống nước, thùng đựng dầu, chất cố định và khuôn đúc. Epoxy còn được sử dụng làm chất kết dính, vỏ bảo vệ của đồ gia dụng, của thiết bị công nghiệp và sàn phòng tập thể dục, làm chất vá lỗ hổng. II. Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu : Không phải ngẫu nhiên khi nhiều quốc gia phát triển cũng như nhiều nước NIC đều có một ngành Hoá dầu phát triển mạnh. Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng sẵn sàng nhập khẩu dầu thô để xây dựng ngành Hoá dầu. Trung Quốc trong nỗ lực trở thành cường quốc kinh tế thế giới cũng ý thức được tầm quan trọng của ngành Hoá dầu và không ngừng đầu tư phát triển ngành này. Và nhiều quốc gia ASEAN cũng cho rằng công nghiệp Hoá dầu là một mảnh đất màu mỡ cần được đầu tư và khai thác. Đối với Việt Nam, để thấy được tác động của ngành Hoá dầu tới tình hình Kinh tế-Xã hội, chúng ta hãy cùng xem xét 5 vai trò quan trọng nhất của ngành công nghiệp này. 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác Các sản phẩm hoá dầu đóng vai trò là nhân tố đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác và vì vậy, xây dựng thành công ngành Hoá dầu sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các bộ phận của nền kinh tế một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ngành nhựa là ngành phụ thuộc nhiều nhất vào các sản phẩm hoá dầu. Như đã trình bày ở phần I, phần lớn nguyên liệu cho ngành nhựa như PP, PE, PVC… đều là sản phẩm của ngành Hoá dầu. Vì thế, có thể nói không có ngành Hoá dầu thì ngành nhựa không thể tồn tại. Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết nguyên liệu của ngành nhựa đều phải nhập khẩu. Hiện trạng này dẫn đến sự phụ thuộc của thị trường nguyên liệu trong nước vào những biến động của thị trường quốc tế, làm tăng rủi ro trong sản xuất kinh doanh và hậu quả là làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Nếu chúng ta đảm bảo được phần nào về đầu vào cho ngành nhựa thì thị trường sẽ ổn định hơn, các doanh nghiệp sản xuất có thể yên tâm phát triển theo chiều sâu, tức là đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã để tạo được thế cạnh tranh trong cuộc chiến với các sản phẩm nhập ngoại. Ngành dệt may cũng là một khách hàng lớn của ngành Hoá dầu. Trước đây, khi các sản phẩm dệt may chỉ được làm từ vải sợi bông thiên nhiên thì khó có thể tìm thấy bóng dáng các sản phẩm hoá dầu trong ngành này. Nhưng cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hàng loạt chất liệu mới đã được nghiên cứu và phát triển. Chỉ sau một thời gian ngắn, vải sợi nhân tạo đã lên ngôi và góp phần làm cho chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc của các sản phẩm dệt may đa dạng hơn, ưu việt hơn. Một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay là ngành dệt may nhưng chủ yếu chỉ là dưới hình thức gia công, phần lớn nguyên liệu vẫn do các doanh nghiệp đặt hàng đảm trách. Như đã nêu ở phần I, một sản phẩm quan trọng của ngành Hoá dầu là polyester. Đến lượt mình, polyester lại là đầu vào không thể thiếu của ngành dệt may. Hàng năm, chúng ta phải nhập khẩu hơn 150 ngàn tấn xơ và sợi polyester để đảm bảo cho hoạt động của ngành dệt may.1 Vì vậy, nhu cầu bức thiết hiện nay của các doanh nghiệp dệt may trong nước là phải xây dựng và phát triển được các cơ sở, nhà máy sản xuất polyester để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Có như vậy, ngành dệt may mới có thể tự đứng trên đôi chân của mình chứ không chỉ là người làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài. Dân số tăng lên tức là nhu cầu về giầy dép cũng ngày một cao và nếu chỉ sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như vải sợi bông hay các loại da động vật thì không thể thoả mãn được người tiêu dùng. Ngành Hoá dầu với các sản phẩm phục vụ sản xuất vải giả da là một giải pháp tối ưu hiện nay. Thêm vào đó, bộ phận đế giầy, các phụ kiện đi kèm, các loại keo dán đều ít nhiều có liên quan đến ngành Hoá dầu. Đó là lý do vì sao ngành da giầy Việt Nam cần có sự hậu thuẫn của ngành Hoá dầu. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, sản phẩm hoá dầu đã và đang tác động đến ngành xây dựng vì nó làm tăng chất lượng các công trình. Vật liệu xây dựng hoá học đứng hàng thứ tư của vật liệu xây dựng sau thép, gỗ và xi măng. Cốp-pha bằng nhựa tổng hợp bền, kinh tế và an toàn hơn nhiều so với cốp-pha gỗ mà Việt Nam 1 Petrovietnam và Vinatex_ “Dự án Polyester- Nghiên cứu tiền khả thi”_ 2001 vẫn quen sử dụng. Các phụ gia làm tăng khả năng thích ứng của sơn đối với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Các loại cửa ra vào và cửa sổ bằng ống nhựa và profile có mẫu mã đa dạng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Các chất phụ gia làm gỗ công nghiệp bền và đẹp hơn. Ván lót sàn và tấm ốp trần bằng nhựa tổng hợp cũng không còn xa lạ với người tiêu dùng. Xây dựng ngành Hoá dầu sẽ mở ra một tương lai mới cho ngành xây dựng. Ngành Hoá dầu cũng có tác động tới sự phát triển của ngành chế tạo phương tiện vận tải. Phương tiện vận tải hiện nay an toàn hơn là nhờ có hệ thống dây cáp điện an toàn sản xuất từ PVC và DOP. Lượng lốp xe chế tạo bằng cao su nhân tạo đang ngày một tăng. Và còn nhiều bộ phận của một chiếc xe cũng được làm từ các sản phẩm khác của ngành Hoá dầu như LDPE, HDPE, PP… Ngành nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp vừa chịu ảnh hưởng gián tiếp của ngành Hoá dầu. Vì sản xuất hoá dầu từ khí ga tự nhiên luôn đi kèm với việc sản xuất phân urê nên nó gây tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, ngành Hoá dầu tạo điều kiện cho ngành nhựa nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ đạo là màng gieo hạt, màng thực phẩm, màng đa chức năng, màng không nhỏ giọt, màng che nắng, màng bao vết thương, lưới và dụng cụ cho đánh bắt cá, máy móc dụng cụ trong nông nghiệp … nên có thể nói ngành Hoá dầu tác động gián tiếp tới quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Tóm lại, xây dựng ngành công nghiệp Hoá dầu sẽ là động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế quan trọng phát triển theo đúng đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 2. Tiết kiệm ngoại tệ Xây dựng ngành Hoá dầu đồng nghĩa với việc giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu của ngành da giầy, ngành nhựa, ngành dệt may, ngành xây dựng … Số ngành có liên quan cho thấy rằng hàng năm, chúng ta đang phải tiêu tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ cho mục đích nhập khẩu. Ví dụ, theo niên giám thống kê kinh tế của Việt Nam năm 2002 thì trong năm 2001, ngành nhựa đã phải tiêu tốn 495,6 triệu USD cho nhập khẩu chất dẻo. Cũng trong năm này, ngành dệt may phải nhập khẩu 210,7 nghìn tấn xơ và sợi tổng hợp, ngành nông nghiệp nhập khẩu 1605,3 nghìn tấn phân Urê. Thay thế nhập khẩu cho phép tiết kiệm một phần lượng ngoại tệ đó. 3. Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm Khi tham gia vào thương mại quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực nói riêng, hàm lượng giá trị nội địa sẽ ảnh hưởng tới thuế suất của hàng hoá. Để được hưởng mức thuế suất thấp, đem lại tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu thì giá trị nội địa của sản phẩm phải có hàm lượng càng cao càng tốt, hay nói cách khác là sản phẩm xuất khẩu càng sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước càng tốt. Chẳng hạn theo quy định về xuất xứ của CEPT thì hàng hoá muốn được hưởng thuế suất ưu đãi của CEPT phải “được sản xuất sao cho tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện và sản vật đã sử dụng không có xuất xứ từ các quốc gia ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% giá FOB của sản phẩm cuối cùng”. Nếu theo quy định này thì hiện nay, những sản phẩm sản xuất từ Polyester của Việt Nam khó có thể đáp ứng yêu cầu này vì sợi Polyester hầu hết đều được nhập khẩu và máy móc thiết bị của các cơ sở may mặc hầu hết đều là do bên giao gia công cung cấp. Ngành Hoá dầu sẽ góp phần làm tăng lượng xơ và sợi Polyester sản xuất trong nước và còn có thể cung cấp nguyên liệu chế tạo các phụ kiện đi kèm của hàng may mặc, từ đó tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm. 4. Tạo thêm công ăn việc làm Có thể nói đây là một tác động gián tiếp của ngành Hoá dầu đối với tình hình Kinh tế- Xã hội bởi các khu liên hợp hoá dầu thực tế không tạo thêm nhiều công ăn việc làm vì nó sử dụng nhiều công nghệ tự động hoá và nó đòi hỏi một đội ngũ lao động có tiêu chuẩn khá cao, sử dụng ít lao động phổ thông. Tuy nhiên, với vai trò là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác, mà hầu hết lại là những ngành có nhu cầu sử dụng lao động cao nên ngành Hoá dầu cũng hứa hẹn những triển vọng mới cho thị trường lao động. 5. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên Mỗi năm, diện tích đất rừng của nước ta một thu hẹp lại vì nhu cầu lấy gỗ xây nhà, làm đồ nội thất. Các mỏ kim loại đang ngày một cạn kiệt vì các sản phẩm kim loại khó có khả năng tái chế nhiều lần. Động vật hoang dã bị săn bắt nhiều hơn do nhu cầu lấy da. Sản lượng sợi bông tự nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu về mặc. Yêu cầu đặt ra là phải phát triển được những loại nguyên vật liệu có khả năng tái chế nhiều lần và góp phần tận dụng tối đa những tài nguyên đã khai thác. Giải pháp nằm ở ngành Hoá dầu. Ngành Hoá dầu cũng xuất phát từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là dầu thô, khí đồng hành, muối và khí tự nhiên. Tuy nhiên, tính ưu việt của các sản phẩm hoá dầu nằm trong khả năng tái sử dụng của chúng. Từ 27 vỏ chai nước làm từ PVC có thể tạo ra một chiếc áo len 1. Các sản phẩm nhựa trong có thể tái chế thành đế giầy, đế dép và dép. Ngoài ra, các sản phẩm khác có tác dụng như những chất phụ gia làm tăng chất lượng của gỗ công nghiệp nên giảm được lượng gỗ bị khai thác, làm tăng tính năng của kim loại nên làm giảm lượng kim loại cần sử dụng theo phương pháp trước đây. Nhìn chung, ngành Hoá dầu đem lại khả năng tận dụng tối đa và có hiệu quả cao, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam Ngày nay, người dân Việt Nam đã quá quen với việc sử dụng các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa như mái hiên di động, âu đựng thức ăn, giá để giầy dép, vật liệu ốp trần, lót sàn. Chúng ta cũng đã quá quen với các sản phẩm thời trang mà trên nhãn mác có ghi 60% hay 70% polyester. Người nông dân Việt Nam cũng thường xuyên sử dụng các loại màng bảo vệ cây giống, con giống hay ống tưới tiêu bằng nhựa tổng hợp. Nhưng dường như khái niệm về ngành công nghiệp Hoá dầu vẫn còn quá xa lạ, không gợi lên một sự liên hệ nào với những sản phẩm đang bao quanh đời sống hàng ngày của chúng ta. Đây là một thực tế dễ hiểu bởi chỉ mới vài năm trở lại đây, ngành Hoá dầu Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên. Những gì chúng ta hiện có chỉ là một vài nhà máy liên doanh sản xuất một số sản phẩm “hạ nguồn” như PVC và DOP. Các nhà máy “thượng nguồn” và “trung gian” 1 “Chemicals at the heart of life”_ ATOFINA’s Public Affairs_ Tháng 2 năm 2002 vẫn chỉ là những bản kế hoạch còn nằm trên bàn giấy của những nhà hoạch định chính sách phát triển. Chúng ta hãy cùng xem xét những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp Hoá dầu trước khi phân tích thực trạng cung, cầu các sản phẩm hoá dầu. 1. Thuận lợi: 1.1 Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định1 Sự ổn định về Kinh tế- Chính trị- Xã hội là một đặc điểm của môi trường đầu tư Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá rất cao khi cân nhắc và ra quyết định có đầu tư vào thị trường Việt Nam hay không. Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong một thời gian dài. Từ năm 1991 đến năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt bình quân 8,4%/năm. Từ năm 1998 đến năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn đạt mức 6%, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, bất chấp sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Đông Á. Trong 10 năm 1990-2000, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi; tỉ lệ tiết kiệm tăng từ 8,5% GDP lên 27% GDP; đầu tư trước chỉ chiếm 16% GDP đã tăng lên 27,8%. Năm 2001 so với năm 1990, đầu tư đã tăng gấp 3, đạt 30% GDP (đã có điều chỉnh về giá tiền tệ). Đầu tư nước ngoài chiếm một phần tư tổng đầu tư của toàn xã hội. Sau một thời gian dài chịu tình trạng siêu lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn trong nhiều năm. Tỉ lệ lạm phát giảm nhanh từ 776% năm 1986 xuống còn một con số từ đầu thập niên 90 và từ đó đến nay vẫn được duy trì dưới 6%. Thâm hụt ngân sách luôn nhỏ hơn 5% GDP. Doanh thu xuất khẩu tăng nhanh với tốc độ bình quân trên 25%/năm, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia đang phát triển khác. Mức độ mở cửa thương mại khá cao: doanh thu xuất nhập khẩu đạt 120% GDP. Số doanh nghiệp kinh doanh 1 Tổng hợp từ Bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc được thực hiện bởi Christopher W. Runckel, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất khẩu tăng từ 3.500 vào năm 1990 lên 20.000 vào năm 2002. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng đáng kể, hiện nay chiếm tới 70% tổng doanh thu xuất nhập khẩu. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt. Trong thời gian từ 1991 đến 2002, sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhất, từ 24% lên 39%, sản xuất nông nghiệp giảm nhanh từ 40% xuống còn 23% trong khi lĩnh vực dịch vụ ít thay đổi. Công nghiệp sản xuất tăng bình quân 10%/năm từ năm 1998 đến năm 2002, sản lượng cả ngành công nghiệp tăng 14% trong cùng kỳ. Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp và nhiều sản phẩm mới. Bên cạnh những tiến bộ đáng ghi nhận về kinh tế, Việt Nam còn có thể tự hào về sự ổn định chính trị và xã hội. Trên báo chí cũng như trong nhiều chương trình thời sự trong nước và quốc tế thời gian gần đây liên tục có những thông tinh về khủng bố, bắt cóc ở Indonesia, Phillippines và ngay cả ở Mỹ- quốc gia đã có những khoản đầu tư khổng lồ cho lĩnh vực quân sự, rồi những thông tin về chiến sự ở Iraq, Palestin, Israel, Ấn Độ. Những nhà đầu tư đã phải nhiều lần thót tim lo lắng cho đồng vốn kinh doanh của mình và họ bắt đầu tìm kiếm những địa điểm an toàn hơn để đầu tư. Trong khi tình hình chính trị xã hội của nhiều quốc gia khác có những diễn biến phức tạp thì Việt Nam đã được đánh giá là quốc gia an toàn nhất thế giới, đặc biệt với sự kiện Hà Nội hân hạnh nhận danh hiệu thành phố vì hoà bình. Một bài báo của Úc đã coi Việt Nam là “một thiên đường cho những con tàu gặp bão”. Còn ông SK.Nair chủ tịch tập đoàn kinh doanh Singapore đặt tại thành phố Hồ Chí Minh thì phát biểu: “Tôi xin mạo muội nói rằng khả năng bạn “được” ám sát ở New York, London hay Paris cao hơn rất nhiều so với ở thành phố Hồ Chí Minh.”. Qua đó, chúng ta thấy được rằng các nhà đầu tư luôn coi Việt Nam là một điểm đến an toàn cho bản thân, gia đình và một phần là cho vốn đầu tư của mình. Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là một lực hút quan trọng đối với hoạt động đầu tư nói chung. Riêng với ngành Hoá dầu, một ngành chắc chắn cần phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vì vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng tỉ Đôla thì yêu cầu về an toàn và ổn định lại càng được coi trọng. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làm thế nào để quảng bá lợi thế này một cách rộng rãi và hiệu quả hơn đến các nhà đầu tư tiềm năng. 1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có Năm 1986, Vietsovpetro bắt đầu khai thác những giọt dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Mỏ Bạch Hổ tiếp tục giữ vị trí là mỏ dầu duy nhất của Việt Nam cho đến năm 1994, khi mỏ Đại Hùng và mỏ Rồng được đưa vào khai thác. Hiện nay, sản lượng dầu thô bình quân khai thác được tại 6 mỏ dầu trong cả nước là 349.000 thùng một ngày. Bảng 1: Sản lượng khai thác dầu Tên mỏ Lưu vực Đơn vị khai thác Sản lượng bình quân (đv: thùng/ngày) Bạch Hổ Cửu Long Vietsovpetro 256.000 Rồng Cửu Long Vietsopetro 12.000 Đại Hùng Nam Côn Sơn Vietsovpetro 3.000 Rạng Đông Cửu Long JVPC 43.000 Ruby Cửu Long Petronas 21.000 Bunga Kekwa Mã lai-Thổ Chu Talisman 14.000 Tổng cộng 349.000 Nguồn: www.petrovietnam.vn Riêng với mỏ Bunga Kekwa, tỉ lệ phân chia tổng sản lượng là 50% dành cho phía Việt Nam. Với việc phát hiện thêm mỏ Sư Tử Vàng- Sư Tử Đen – một mỏ dầu lớn thuộc khối 15-1 của lưu vực sông Cửu Long, sản lượng dầu bình quân của cả nước ước đạt 450.000 thùng một ngày năm 2004. Bên cạnh dầu thô, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về khí tự nhiên. Ngành khai thác khí tự nhiên của Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ đầu của giai đoạn phát triển. Ngoại trừ lượng khí thu được phục vụ cho nhu cầu địa phương từ mỏ Tiền Hải C ở lưu vực sông Hồng thì nguồn cung cấp chính về khí thiên nhiên để thoả mãn nhu cầu quốc gia hiện nay là lượng khí đồng hành khai thác từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông ở lưu vực sông Cửu Long đi qua một đường ống dẫn khí dài 107 km, rộng 16 feet để vào đất liền. Vào thời điểm hiện tại, sản lượng khí đồng hành bình quân là 165 triệu feet khối một ngày và có thể mở rộng lên tới 200 triệu feet khối một ngày. Vì cầu về năng lượng vẫn tiếp tục gia tăng, khí sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Trong tương lai không xa, mỏ Nam Côn Sơn và Mã Lai-Thổ Chu sẽ là hai trung tâm chính cung cấp khí. Hệ thống dẫn khí Nam Côn Sơn với năng suất thiết kế là 250 tỉ feet khối một năm đã bắt đầu vận chuyển khí từ mỏ Lan Tây- Lan Đỏ ở khối 06-1 vào đất liền từ cuối năm 2002 và nó còn có thể liên kết với các mỏ khí khác như Rồng Đôi- Rồng Đôi Tây và Hải Thạch- Mộc Tinh. Hệ thống ống dẫn khí Tây Nam bao gồm hai đường ống dẫn khí từ khối PM3-CAA và khối Unocal với năng suất 220 tỉ feet khối một năm theo kế hoạch sẽ lần lượt được hoàn tất vào năm 2005 và 2007. Lượng khí này dự tính sẽ được cung cấp cho hàng loạt nhà máy điện và hoá dầu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng khí không đồng hành theo kế hoạch là 250 triệu feet khối một ngày năm 2003, 500 triệu feet khối một ngày năm 2005 và hơn 1000 triệu feet khối một ngày từ năm 2010. Biểu 1: Sản lượng dầu và khí của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2001 Nguồn: www.petrovietnam.com.vn Bảng 2: Sản lượng khí, etan từ các bể dầu khí (dự kiến khai thác từ 2005- 2025) Năm 2005 2010 2015 2020 2025 Bể Cửu Long Khí (tỷ m3) 2,64 2,17 0,89 0,03 0 Etan (triệu tấn) 0,37 0,29 0,12 0 0 Bể Nam Côn Sơn Khí (tỷ m3) 3,73 8,41 8,51 6,32 2,38 Etan (triệu tấn) 0,23 0,53 0,53 0,41 0,16 Bể Mã Lai – Thổ Chu Etan (triệu tấn) 0,11 0,16 0,24 0,21 0 Tổng khí (tỷ m3) 7,77 13,00 13,31 9,76 2,38 Tổng Etan (triệu tấn) 0,71 0,97 0,88 0,63 0,16 Nguồn: PVEP, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, 4-2002 Với sản lượng lớn và không ngừng tăng lên như trên, chúng ta có thể tự tin nhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ về nguyên liệu đầu vào để phát triển ngành Hoá dầu từ “hạ nguồn” đến “thượng nguồn”. 1.3 Chi phí lao động thấp Chi phí lao động thấp là một lợi thế mà Việt Nam vẫn đang tiếp tục khai thác và nhấn mạnh trên các diễn đàn kêu gọi đầu tư bởi nhân tố này góp phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Gần đây, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước, Việt Nam đang dần mất đi lợi thế này vì nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp đôi lên 400 Đôla/ một người một năm so với năm 1990. Riêng đối với ngành Hoá dầu thì lợi thế này sẽ vẫn phần nào duy trì được chỗ đứng của mình trong mắt các nhà đầu tư. Ngành Hoá dầu như đã từng đề cập là một ngành đòi hỏi cao về chất lượng của người lao động. Vì thế, lao động phổ thông chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội ngũ lao động mà chủ yếu sẽ là lao động trí óc. So với nhiều quốc gia trong khu vực, mức lương hiện nay mà các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài trả cho người lao động chất lượng cao của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều. Mức lương bình quân của một kỹ sư Việt Nam chỉ bằng 60 đến 70% của Thái Lan hay Trung Quốc, bằng 18% của Singapore và bằng 3-5% của Nhật Bản. Một nhà quản lý cấp thấp người Việt Nam chỉ nhận được khoảng 500 Đôla một tháng. Một nhà quản lý cấp cao người Việt cũng rất bằng lòng với mức lương 2000 Đôla một tháng. Con số này ở các nước tương ứng là 1000 và 5000 Đôla là tối thiểu. Đó là chúng ta còn chưa đề cập đến mức lương của các kỹ sư và giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước 1. Tình hình này sẽ vẫn tồn tại trong thời gian tới đây bởi mức sống chung của người Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước ASEAN nói riêng và so với các nước trong khu vực Châu Á nói chung. 1.4 Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng Xét trên góc độ dân số, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng đứng thứ 12 trên toàn thế giới với hơn 81 triệu dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng có nghĩa là đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, kéo theo sức mua ngày một tăng mạnh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau đã nhận thấy sức hút này và tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Đối với ngành Hoá dầu nói riêng, thị trường Việt Nam lại càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư vì Việt Nam không chỉ là thị trường đông dân mà còn là thị trường hoá dầu có tốc độ phát triển không ngừng tăng lên trong quá khứ và cả trong thời gian dài sắp tới. Chỉ với một sản phẩm hoá dầu là ethylene, bình quân lượng ethylene sử dụng trên một đầu người của toàn thế giới là 13 kg, tại Tây Âu là 78,3 kg, Hoa Kỳ với 76,8 kg, Nhật Bản với 47,5 kg, Đài Loan với 118 kg, Hàn Quốc với 71,6 kg và Thái Lan là 16,6 kg.2 Việt Nam hiện nay có mức sử dụng các sản phẩm hoá dầu còn rất khiêm tốn, bình quân mỗi người dân chỉ dùng có 1 Báo cáo chi tiết về nội dung của cuộc hội nghị “Đầu tư và Thương mại Việt Nam 2002” 2 Jia Mulan_ “Petrochmical Industry to fluctuate this year”_ 21/04/2003 11,57 kg chất dẻo (bao gồm tất cả các sản phẩm hoá dầu, trong đó có ethylene). Một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu về ăn, mặc, ở ngày càng cao nên lượng chất dẻo bình quân đầu người sẽ càng tăng lên. Chỉ trong vòng 4 năm 1995-1999, chỉ số chất dẻo bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên 249% và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới vì so với các nước khác, chỉ số này của Việt Nam vẫn rất thấp. Bảng 3: Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Quốc gia 1995 1999 Việt Nam 3,79 9,43 Indonesia 16 20 Thái Lan 23 32 Malaysia 31 48,5 Singapore 100 105 Nhật Bản 85 110 Mỹ 108,5 120 Nguồn: Niên giám Nhựa năm 2000 Với một thị trường đầy tiềm năng, một nguồn tài nguyên dồi dào, một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, một nguồn lao động dồi dào có chi phí thấp, có vẻ như ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam đã sẵn sàng cất cánh. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều trở ngại làm trì hoãn quá trình xây dựng ngành Hoá dầu. 2. Khó khăn 2.1 Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ Sau hai cuộc chiến tranh, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề về nhân lực và vật lực. Thêm vào đó là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Việt Nam khiến cơ sở hạ tầng trong nước không có điều kiện để phát triển. Những năm gần đây, tuy Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng và số lượng của cơ sở hạ tầng nhưng theo đánh giá chung trong các diễn đàn đầu tư thì sự phát triển đó vẫn chưa đồng bộ. Về đường bộ. Việt Nam hiện có 105.000 km đường bộ nhưng phần lớn là đường hẹp và chất lượng còn kém. Vốn đầu tư chủ yếu là vốn ODA nên có sự tách biệt giữa chủ sỡ hữu vốn và người sử dụng vốn dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm, chất lượng chưa cao. Mặt khác, mức độ tập trung đầu tư xây dựng không đồng đều, hầu hết dồn cho việc phát triển các thành phố lớn. Tuy được đầu tư nhiều hơn nhưng do việc đầu tư thiếu sự liên kết giữa các đơn vị có liên quan: giải toả dân cư chậm, làm đường và làm hệ thống thoát nước hay dây cáp ngầm đôi khi là những khâu tách biệt dẫn đến tình trạng người làm, người phá, chất lượng đường phố xuống cấp nhanh. Về đường sắt. Đường sắt Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng nếu xét trong mối tương quan với các nước trong khu vực thì còn lạc hậu. Đường ray của đường sắt Việt Nam nhỏ hơn đường ray tiêu chuẩn quốc tế hiện nay gây hạn chế cho việc phát triển các tuyến đường vận chuyển liên vận. Ví dụ như khi đến biên giới Trung Quốc, do khác kích cỡ đường ray nên hàng hoá sẽ phải chuyển tải từ tàu Việt Nam sang tàu Trung Quốc để tiếp tục lộ trình. Về đường hàng không. Việt Nam hiện mới chỉ có 3 sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa nhỏ. Số lượng chuyến bay cả trong nước và quốc tế không những ít mà chất lượng phục vụ lại kém gây bất bình cho khách, trì hoãn trong lưu thông. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển hơn, lưu lượng hành khách và hàng hoá sẽ tăng lên. Liệu ngành hàng không có đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó hay không? Về đường biển. Đường biển là con đường lưu thông quan trọng nhất của thương mại quốc tế. Việt Nam có đường bờ biển trải dọc theo chiều dài đất nước với 8 cảng biển chính. Đáng tiếc là những hạn chế sau đã làm ngành hàng hải của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh: - Đội tàu của Việt Nam còn ít, trọng tải tàu nhỏ, quan hệ với các đối tác còn ít nên chỉ có hàng trong lộ trình đi hoặc về, tàu thường xuyên chạy không tải. - Việt Nam có ít cảng nước sâu nên không đón được những tàu có trọng tải lớn. - Phương tiện máy móc phục vụ việc xếp dỡ còn thiếu, lạc hậu. - Hệ thống kho bãi chứa hàng diện tích nhỏ, chất lượng kém, giá tương đối cao. Về đường ống. Vận chuyển đường ống của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet phát triển nhanh, chất lượng có cải thiện nhưng chưa thể theo kịp Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc. Trong khi ở các quốc gia khác, hệ thống cáp quang với những ưu việt của nó đã trở nên quá quen thuộc với đời sống của người dân thì ở Việt Nam, chúng ta mới đang ở giai đoạn cố gắng giúp người dân tiếp cận với những tiện ích này. Điện thoại di động trở thành phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến nhưng chất lượng thì còn là vấn đề đáng phải quan tâm khi mà hiện tượng mất sóng thường xuyên diễn ra, các dịch vụ kèm theo như truy cập internet, nhắn tin bằng hộp thư thoại… rất ít người sử dụng do cước phí quá cao so với thu nhập cá nhân. Cơ sở hạ tầng là bộ mặt của quốc gia. Với cơ sở hạ tầng như hiện nay, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm để thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa. 2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật thấp Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động cũng như công nghệ, máy móc của Việt Nam hiện nay rất đáng thất vọng. Trong dòng xoáy của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay, dường như lực lượng lao động Việt._.trường quốc tế. 2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực Thứ nhất, các DNNN sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoá dầu phải có được một lực lượng lao động nòng cốt gồm các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, quản lý giỏi và những công nhân, kỹ sư có khả năng thích ứng với các qui trình sản xuất áp dụng công nghệ cao để tạo nên sức mạnh trí tuệ cần thiết về mọi mặt trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Đội ngũ cán bộ này cần được tạo điều kiện phát triển tốt cả về vật chất, tinh thần lẫn điều kiện làm việc. Như chúng ta đã thấy, Thái Lan là nước rất coi trọng vai trò của đội ngũ lao động trong ngành Hoá dầu. Họ biết rằng để đạt hiệu quả cao khi xây dựng một ngành công nghiệp mới lạ thì ngay từ những khâu ban đầu như lập kế hoạch phát triển, lựa chọn địa điểm đầu tư … cần phải có sự tư vấn, góp ý từ các chuyên gia đầu ngành của thế giới, thậm chí phải nhờ đến các quốc gia cạnh tranh. Các DNNN của Thái Lan như NPC hay PTT đều chiêu mộ các chuyên gia trong và ngoài nước bằng nhiều chính sách ưu đãi. DNNN của Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm này của các doanh nghiệp nước bạn. Thứ hai, DNNN cần có điều kiện cần và đủ để tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về sự phát triển cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời thụ hưởng lợi ích chính đáng từ những kết quả đó. Đây sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thành công hay thất bại đều liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp. Các DNNN ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Thái Lan đều áp dụng biện pháp này và cho đến nay, đó vẫn là những doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu của họ. Thứ ba, DNNN cần được cung cấp những thông tin những thông tin về thị trường, những thông tin mang tính vĩ mô một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Thiếu thông tin là một điểm yếu cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đã không ít lần gây ảnh hưởng đến cả một ngành kinh tế chứ không chỉ riêng một vài doanh nghiệp. Điểm yếu này là do tác động của cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các cấp quản lý có liên quan như các cơ quan thống kê, các thương vụ, các cơ quan thương mại… không nhạy bén trong nắm bắt và tổng hợp thông tin dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chỉ hoạt động theo cảm tính mà thiếu định hướng chỉ đạo. Nguyên nhân chủ quan là bản thân doanh nghiệp không chủ động tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau, quá ỷ lại vào sự hướng dẫn của các cơ quan chủ quản. Khắc phục được điểm yếu này, DNNN sẽ có thể huy động tốt các nguồn lực một cách đúng đắn phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, an toàn và bền vững. Các DNNN tham gia ngành Hoá dầu thường là các Tổng công ty Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu thư tư là cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tổng công ty này sao cho vừa đảm bảo phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động và nội lực của từng doanh nghiệp thành viên, vừa đảm bảo sự tồn tại vững mạnh của các Tổng công ty với tư cách là một tập đoàn kinh tế mạnh. Các doanh nghiệp thành viên cần được tạo điều kiện để vừa độc lập, lại vừa liên kết chặt chẽ về tài chính, thị trường, công nghệ và lợi ích kinh tế. Một mặt, các lĩnh vực kinh doanh làm ăn có hiệu quả cần được ưu tiên đầu tư các nguồn lực cần thiết để có thể phát triển mạnh. Mặt khác, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả phải có cơ chế giải quyết dứt điểm tránh tình trạng dây dưa gây lãng phí các nguồn lực. Mô hình độc lập trong một khối thống nhất đã được tập đoàn LG của Hàn Quốc thực hiện thành công, đưa tập đoàn này phát triển vững mạnh, vượt qua giai đoạn khủng hoảng đầy khó khăn. Thực vậy, các công ty con có tính độc lập cao nên hoạt động của công ty này không làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khác, do đó, sự thất bại của một công ty sẽ không tạo ra tác động dây chuyền tới toàn bộ tập đoàn. Nhờ vậy, LG đã không gặp phải thất bại đau đớn như Daewoo. Hay như trong trường hợp của các tập đoàn Thái Lan khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp do khủng hoảng, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả có cơ chế rõ ràng để giải quyết là hoặc bán đi cho tập đoàn khác, hoặc đóng cửa, giải thể. Thư năm, DNNN cũng nên thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Nhà nước lúc này chỉ nên nắm cổ phần chỉ huy chứ không nhất thiết phải nắm 100% vốn. Làm như vậy vừa đảm bảo vai trò của Nhà nước vừa phát huy tính làm chủ của người lao động, vừa huy động được nguồn lực từ nhân dân. Cuối cùng, DNNN cần được hoạt động trong môi trường khuyến khích phát triển xét trên khía cạnh pháp lý và kinh tế, tránh hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế, quan hệ tín dụng (như đã diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua). Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng các chính sách một cách kịp thời trên cơ sở những vấn đề thực tế nảy sinh trong cuộc sống (như chính sách thuế, lãi suất, tỉ giá, chế độ tiền lương …). Trong đó, vấn đề cực ký quan trọng và cấp bách hiện nay là cơ chế, chính sách tạo vốn cho đầu tư phát triển vì ngành Hoá dầu đòi hỏi vốn rất lớn. Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước để vốn đầu tư được an toàn. Bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, vừa nuôi dưỡng, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới không ngừng. 3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu Như đã khẳng định, thành phần kinh tế Nhà nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, ngành công nghiệp Hoá dầu lại là một ngành công nghiệp cơ bản nên thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là một bộ phận không thể tách rời và mang tính quyết định. Tuy nhiên, thành phần kinh tế Nhà nước cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để có thể thích nghi và phát triển trong cơ cấu thị trường hiện nay. Các Tổng công ty 90, 91 nên được cơ cấu lại cho hợp lý và phát triển theo mô hình tập đoàn công nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, như vậy sẽ đem lại sự phát triển toàn diện cho lĩnh vực hoá dầu. Hơn nữa, ngành Hoá dầu là ngành đòi hỏi vốn lớn nên giai đoạn ban đầu cần phải có sự đóng góp của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước không chỉ đóng góp bằng tiền đầu tư mà còn bằng uy tín, cơ chế, chính sách của mình để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và từ các đối tác nước ngoài. Các công ty hoá dầu có thể là các công ty cổ phần trong đó cổ phần chỉ huy vẫn thuộc sở hữu của các DNNN còn các thành phần kinh tế khác có thể tham gia đóng góp phần vốn còn lại. Làm như vậy vừa giảm bớt gánh nặng về vốn cho DNNN vừa huy động được sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác. Ngành Hoá dầu có khả năng đem lại lợi nhuận cao nên nếu có chính sách ưu đãi hợp lí chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, điều kiện tiên quyết là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố cấp uỷ, nâng cao tính tiên phong của Đảng viên trong doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quan liêu, tham nhũng, tha hoá và biến chất. Một bộ máy quản lý trong sạch làm tăng uy tín của toàn doanh nghiệp. Tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nước ngoài vì các doanh nghiệp này vừa có nguồn vốn lớn, lại vừa dày dặn kinh nghiệm. Doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam vì thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn quá xa lạ với khái niệm “ngành Hoá dầu” trong khi các doanh nghiệp Châu Mỹ, Châu Âu và nhiều doanh nghiệp Châu Á đã có bề dày hàng chục năm trong ngành Hoá dầu. Họ hơn chúng ta cả về vốn, về công nghệ, về kiến thức chuyên môn và về khả năng quản lý kinh doanh. Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả hơn. Giả dụ nếu chúng ta thu hút được đầu tư từ tập đoàn hoá dầu hàng đầu của Hoa Kỳ, các tập đoàn này sẽ đứng về phía Việt Nam trong việc tạo áp lực với các quốc gia khác nhằm kéo dài thời hạn áp dụng các quy định về bảo hộ cho riêng ngành Hoá dầu trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định với các mặt hàng khác. Điều này là vô cùng quan trọng nếu Việt Nam thực sự muốn xây dựng ngành Hoá dầu của riêng mình. Ngành Hoá dầu đòi hỏi thời gian hoàn vốn ít nhất là 8 năm, nếu bắt đầu từ ngay bây giờ thì đến 2006, chúng ta chưa thể hoàn vốn cho các dự án đầu tư trong khi đã phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ, liệu các doanh nghiệp trong nước có đứng vững được trước sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài đã hết thời hạn khấu hao? Vì thế cần phải coi trọng đầu tư nước ngoài. 4. Cải thiện môi trường đầu tư Để thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, Việt Nam phải tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư hiện nay. Thứ nhất, Việt Nam phải biết tự quảng cáo cho mình. Nội dung quảng cáo chính là các thế mạnh, tiềm năng cho ngành Hoá dầu mà Việt Nam có được. Phương tiện quảng cáo chính là các cơ quan thương vụ tại nước ngoài, là các cuộc hội thảo kêu gọi đầu tư nước ngoài, là các diễn đàn doanh nghiệp… Tự quảng cáo cho mình cũng là một cách để khẳng định với nhà đầu tư rằng đây sẽ là vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm và các nhà đầu tư sẽ có được sự hợp tác hết mình từ phía Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam cần nỗ lực giảm các chi phí sản xuất hiện đang ở mức cao so với các nước khác xuống ngang bằng hoặc cố gắng thấp hơn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại sẽ làm lưu thông hàng hoá nhanh chóng hơn, giảm chi phí vận chuyển. Cụ thể là: - cần xây dựng những cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn - tăng cường các trang thiết bị bốc dỡ hàng để giảm chi phí, thời gian bốc dỡ hiện tại - xây các tuyến đường cao tốc có chất lượng cao và hợp lí hoá việc phân luồng, phân tuyến và giờ xe chạy để hàng có thể được tập kết ở đích đến một cách nhanh nhất - xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí từ ngoài khơi vào đất liền để cung cấp trực tiếp cho các nhà máy lọc hoá dầu và lọc tách khí Thủ tục cấp đất cho dự án đầu tư cần được đơn giản hoá để các doanh nghiệp nhanh chóng thực thi các dự án và giảm chi phí đàm phán “chính thức” và “không chính thức”. Khung giá thuê đất cần rõ ràng, công bằng cho các nhà đầu tư. Cơ chế hai giá nên dần được loại bỏ. Giá điện hiện nay cao hơn hoặc bằng của Mỹ và các quốc gia Châu Âu cũng làm chi phí sản xuất tăng cao nên cũng cần xem xét lại. Giá cước bưu chính viễn thông cần phải điều chỉnh thêm nữa và công nghệ áp dụng cũng cần được cải tiến để bắt kịp với các quốc gia trong khu vực, tạo sự tiện lợi cho nhà đầu tư. Thứ ba, cần phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư đầu tư vào ngành Hoá dầu ví dụ như: - miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, máy móc công nghệ cao phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm hoá dầu - miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian dài hơn so với quy định chung - cho phép doanh nghiệp trích khấu hao lớn hơn quy định hiện hành để rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể kịp thời tham gia hội nhập mà vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh cao của hàng hoá, đồng thời, khấu hao cao sẽ giảm thuế đánh vào doanh nghiệp và coi như đây là một khoản trợ giá gián tiếp mà Chính phủ dành cho doanh nghiệp - đàm phán với các tổ chức quốc tế để các doanh nghiệp sản xuất hoá dầu có được thời hạn chuẩn bị dài nhất có thể trước khi thực sự áp dụng các quy định về thương mại tự do, kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy Chính phủ Thái Lan đã phải thay đổi kế hoạch rất nhiều lần để bảo vệ các doanh nghiệp hoá dầu dù các doanh nghiệp của nước này đã có thời gian phát triển tương đối lâu dài, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã qua thời gian khấu hao - tạo mối quan hệ liên kết lâu dài giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ, cụ thể là giữa nhà sản xuất “thượng nguồn” với các nhà sản xuất “trung gian” và “hạ nguồn”, giữa các nhà sản xuất “hạ nguồn” với các nhà sản xuất thuộc các ngành có liên quan như ngành nhựa, dệt may, xây dựng bằng việc ký kết các hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự lưu thông dầu ra và đầu vào được liên tục - các hợp đồng dài hạn được ký kết cần có công thức tính giá ổn định mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt khi cần thiết để các doanh nghiệp vừa kinh doanh có lãi lại vừa ổn định, nếu thị trường diễn biến xấu thì có thể cả hai phía cùng nên gánh vác một phần khó khăn, đây sẽ là một biện pháp xan xẻ rủi ro trong kinh doanh, làm giảm bớt ảnh hưởng cua rủi ro đối với mỗi ngành. Thứ tư, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành. Luật pháp Việt Nam hiện nay nhiều điều luật còn chưa mang tính dự đoán, giải quyết được các vấn đề khó khăn chưa xác định được trong tương lai mà chỉ chạy theo sự thay đổi của thị trường, giải quyết những gì đã diễn ra trên thực tế. Đạo luật cần thiết phải xây dựng hiện nay là luật chống bán phá giá vì đây sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên của WTO. Nhiều nhà kinh doanh đã cho rằng WTO là sân chơi của Mỹ, Mỹ nắm quyền điều khiển các quốc gia thành viên nên cần phải tìm hiêu kỹ về đạo luật chống bán phá giá đang rất phát huy hiệu quả của Mỹ để từ đó xây dựng đạo luật của riêng Việt Nam. Có như vậy Mỹ sẽ khó có thể chỉ chích đạo luật của chúng ta như cách Mỹ đang nói về đạo luật chống bán phá giá của Trung Quốc. (Phần phụ lục sẽ giới thiệu vài “bí quyết” để sống còn với bộ máy chống bán phá giá của Mỹ). Thứ năm, các văn bản pháp luật, các chính sách mà Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đưa ra phải mang tính nhất quán và phải được thông báo tới doanh nghiệp trước khi ban hành để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, cần tránh hiện tượng thay đổi bất chợt làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần được coi trọng, được phát biểu ý kiến về những thay đổi trong chính sách, luật pháp vì ý kiến của doanh nghiệp là những đóng góp mang tính thiết thực nhất Thứ sáu, cần nâng cao hiệu quả của thị trường vốn trong nước mà cụ thể là thị trường chứng khoán. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói chung của Việt Nam đến năm 2010 cần bình quân mỗi năm 5 tỷ USD, con số này là quá lớn nếu chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Vì thế, thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn trực tiếp và dài hạn cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ngành Hoá dầu nói riêng. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã rất thành công khi chuyển các doanh nghiệp hoá dầu lớn của Nhà nước là CNPC, Sinopec và Cnooc thành doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp này thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước đã huy động được hàng tỉ USD vốn đầu tư dài hạn. Thứ bảy, Nhà nước nên nới lỏng các quy định về bảo lãnh (ưu tiên bảo lãnh) cho các cơ sở sản xuất vay vốn nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo môi trường. Thứ tám, cần phải đảm bảo sự công bằng khi tiếp cận các nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tránh tình trạng ưu tiên doanh nghiệp Nhà nước và gây khó dễ cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Cuối cùng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài thành phần kinh tế quốc doanh được tiép cận nguồn tín dụng ngân hàng, cần đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là tài sản thế chấp lớn nhất mà các doanh nghiệp này có được. 5. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước Chính sách bảo hộ được coi là một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ nền kinh tế, nền công nghiệp nội địa do có sự chênh lệch giữa nước này với nước khác về trình độ sản xuất hay về một số sản phẩm nhất định. Chính sách bảo hộ và mức độ bảo hộ cũng không phải giống nhau, đồng đều cho tất cả các nước mà với mỗi loại sản phẩm, mỗi nước có hàng nhập khẩu vào nước mình cũng phải có các chính sách khác nhau: thí dụ nước này chỉ hạn chế hoặc cấm vận một số hàng hoá của một số nước nhất định nhưng lại vẫn mở cửa với các nước khác. Ví dụ như việc Trung Quốc áp dụng các mức thuế chống bán phá giá khác nhau cho các doanh nghiệp khác nhau của các quốc gia khác nhau. Ngay cả ở một số nước phát triển, chính sách bảo hộ vẫn được sử dụng như một công cụ mạnh và đắc lực trong quản lý kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bảo hộ quá mức và quá lâu cũng gây tác hại tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế nội địa. Ngành Hoá dầu sẽ là một trong những ngành rất cần được bảo hộ vì vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm phát triển còn ít, thời gian phát triển quá ngắn, thời gian khấu hao dài. Tích cực bảo hộ ngành Hoá dầu trước khi mở toang cửa vào năm 2006 là việc cấp bách, thiết thực để xây dựng và bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ này. Nếu không, việc thua trên sân nhà là khó tránh khỏi và ngành Hoá dầu non trẻ sẽ sớm thui chột ngay từ khi mới được nhen nhóm. Trước mắt, mục tiêu của chính sách bảo hộ ngành Hoá dầu là: - bảo hộ cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được trên thế mạnh so với hàng nước ngoài trên thị trường trong nước vì nhiều nước đã và đang có ngành Hoá dầu dư về cung so với cầu trong nước nên đang đẩy mạnh xuất khẩu sang nước khác - đánh thuế cao vào các sản phẩm nhập khẩu mà trong nước cũng đang sản xuất được và mức thuế này sẽ thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào cung cầu thực tế của thị trường (các dự đoán mang tính vĩ mô phải chính xác, nhạy bén và được một hội đồng gồm nhiều chuyên gia đưa ra hàng năm) Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam có thể áp dụng trong thời gian ngắn là hàng rào thuế quan, quyền mậu dịch, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ giá như đã nêu ở phần IV của chương II. Tuy nhiên, những biện pháp như thuế quan, quyền mậu dịch, giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu sẽ không còn hiệu lực kể từ năm 2006 và thị trường Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn đối với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Hàng hoá dầu của Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ có điều kiện để thâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn nhiều so với hiện nay. Trong khi đó, Singapore với vai trò là một nước xuất khẩu trung gian của Nhật và Đài Loan bằng việc đóng gói lại và gia công cũng sẽ là mối đe doạ cho sản xuất trong nước. Vì vậy, lúc đó Việt Nam sẽ không chỉ là thị trường mở cho các nước trong ASEAN mà còn là thị trường mở của nhiều quốc gia khác trên thế giới có cơ sở sản xuất ở các nước này. Một lần nữa, chúng ta cần phải khẳng định rằng Việt Nam cần phải có những biện pháp bảo hộ hiệu quả và hợp lệ khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Các hình thức trợ giá nên khéo léo và kín đáo hơn, chẳng hạn dưới dạng công cụ khuyến khích đầu tư . Đồng thời, thuế chống bán phá giá cần nhanh chóng được xây dựng và đưa vào thực tiễn. Một biện pháp không mấy hợp lệ nhưng nhiều nước vẫn áp dụng đó là đàm phán thương mại giữa các quốc gia, trên cơ sở trao đổi những lợi ích kinh tế mà cả hai bên cùng có lợi. Nếu được Mỹ tác động giúp đỡ, có thể Việt Nam sẽ được phép duy trì hàng rào bảo hộ với các sản phẩm hoá dầu trong thời gian dài hơn. 6. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu Muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn và để đuổi kịp các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải chiến thắng thời gian. Muốn vậy, phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới. Thực tế cho thấy cũng đã có nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam nắm bắt được nhanh chóng cách vận hành các công nghệ hoá dầu hiện đại. Công nghệ cao đem lại năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt, ngang bằng với các quốc gia khác. Sản phẩm hoá dầu là những sản phẩm rất cần phải có chất lượng tốt vì có như vậy thì sản phẩm của các ngành ứng dụng sản phẩm hoá dầu làm nhân tố đầu vào mới được đảm bảo về khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, nếu công nghệ trong ngành Hoá dầu thấp sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo an toàn cho người lao động. Phải tránh vết xe đổ của nhiều ngành công nghiệp khác trong thời gian vừa qua khi ồ ạt nhập các thiết bị đã qua sử dụng và lạc hậu của nước ngoài gây lãng phí các nguồn lực của đất nước. Nhiều người quan niệm rằng máy móc công nghệ hiện đại sẽ gây ra hiện tượng dãn thợ, giảm công ăn việc làm nhưng cần phải khẳng định rằng đây là một quan niệm sai lầm. Những hậu quả trên chỉ mang tính cục bộ và nhất thời. Về lâu dài và xét một cách toàn diện, công nghệ hiện đại trước hết sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp áp dụng, doanh nghiệp đó có khả năng phát triển mở rộng quy mô thì sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm mới. Hơn nữa, ngành Hoá dầu phát triển với chất lượng sản phẩm tốt sẽ là động lực thúc đẩy các ngành có liên quan và các dịch vụ phục vụ cho ngành có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất có hiệu quả hơn, tiềm năng mở rông quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các ngành liên quan đến ngành Hoá dầu đều là ngành sử dụng nhiều lao động và là ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay của Việt Nam. Nhà nước cần cho phép doanh nghiệp trích một phần doanh số bán cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời phân phối ưu tiên các nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ngành Hoá dầu nói riêng. Muốn thu hút nhân tài đầu quân cho ngành Hoá dầu, Nhà nước cần phải thay đổi các chính sách về thuế nhập khẩu công nghệ, vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Hoá dầu sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập của người lao động trong ngành, chí ít phải cao hơn của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân cũng cần có những sửa đổi để doanh nghiệp nước ngoài không do dự khi thuê lao động Việt Nam. Để chuẩn bị một đội ngũ lao động có trình độ cao cho ngành Hoá dầu, những sinh viên học sinh theo học ngành này cần có các ưu đãi sau: - Nâng số suất học bổng cho đào tạo kỹ sư, công nhân hoá dầu. Nguồn đầu tư cho các khoá học này có thể huy động từ Nhà nước và cả các doanh nghiệp trong ngành. - Cử sinh viên hay nghiên cứu sinh đến những nước có ngành Hoá dầu phát triển để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. - Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường có đào tạo công nhân, kỹ sư hoá dầu đồng thời cải cách, nâng cấp giáo trình đào tạo lên ngang tầm với các quốc gia có ngành Hoá dầu phát triển. Cần thành lập các hiệp hội hoá dầu khi điều kiện chín muồi và các hiệp hội này sẽ có vài trò: - là cơ quan ngôn luận của các doanh nghiệp trong ngành - là trung tâm trao đổi thông tin về thị trường, công nghệ - là cơ sở đào tạo, nâng cao kiến thức của các kỹ sư trong ngành - là trung tâm tư vấn cho doanh nghiệp về phương pháp, kỹ thuật sản xuất và các dịch vụ thiết bị công nghệ trong nước và trên thế giới. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nên liên kết chặt chẽ với nhau. Viện nghiên cứu sẽ là chìa khoá để chúng ta làm chủ công nghệ hiện đại vì các chuyên gia của viện nếu được hỗ trợ hợp lý sẽ có khả năng nghiên cứu, hấp thụ công nghệ hiện đại của nước ngoài rồi trên cơ sở đó phát triển công nghệ cho riêng Việt Nam với chi phí rẻ hơn, tính hiệu quả cao hơn. Bằng cách này mà trước đây, Trung Quốc đã tự phát triển được công nghệ lọc dầu của riêng mình và sau này còn có thể chuyển giao công nghệ tự nghiên cứu cho các nước khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia muốn giữ bí mật công nghệ của nước mình và đưa ra các chính sách quản lý công nghệ nghiêm ngặt. Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc trước đây cũng chỉ có thể dựa vào các giấy phép công nghệ của nước ngoài để phát triển công nghệ trong nước hơn là dựa vào hy vọng chuyển giao công nghệ khi thực hiện liên doanh với nước ngoài cho nên Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này. Tự phát triển bước đầu về công nghệ có thể làm thay đổi cách nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài và do đó, làm họ bớt do dự khi đem công nghệ hiện đại của mình vào Việt Nam. KẾT LUẬN Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về ăn, mặc ở của người dân Việt Nam đang không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Do đó, ngành Hoá dầu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống của mỗi chúng ta vì nó góp phần không nhỏ trong việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đó. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng Việt Nam sẽ có được một ngành công nghiệp Hoá dầu theo đúng nghĩa của nó trong tương lai gần. Một mặt, Việt Nam đang có trong tay những điều kiện thuận lợi làm nền tảng cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia như nguồn tài nguyên dầu và khí dồi dào hay một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Nhưng mặt khác, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất hay môi trường đầu tư đều là những trở ngại mà chúng ta khó có thể vượt qua trong một sớm một chiều. Hơn nữa, xây dựng ngành Hoá dầu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ là một bài toán khá phức tạp đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách bởi các biện pháp bảo hộ truyền thống sẽ sớm trở nên vô hiệu. Vì vậy, sự đánh giá công bằng hơn và sự tập trung phát huy nội lực của toàn xã hội, một mô hình phát triển đúng đắn, những chính sách phát triển và bảo hộ hợp lý, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia có ngành Hoá dầu phát triển hơn sẽ là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành Hoá dầu Việt Nam tiến xa hơn nữa. Và đến lượt mình, ngành Hoá dầu sẽ đem lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành kinh tế khác như ngành Dệt may, ngành Nhựa, ngành Xây dựng… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. NGND. Bùi Xuân Lưu, TS. Nguyễn Hữu Khải, Giảng viên Tô Trọng Nghiệp, THS. Nguyễn Xuân Nữ_ “Giáo trình Kinh tế Ngoại thương”_ NXB Giáo dục_ 1997 2. GS. PTS. NGND. Bùi Xuân Lưu, TS. Nguyễn Hữu Khải, THS. Nguyễn Xuân Nữ_ “Giáo trình Thuế và Hệ thống thuế ở Việt Nam”_ Trường Đại hoc Ngoại Thương_ 1998 3. Kazumitsu SAEKI, Kimito FANATSU và Kazutoshi TANABE_ Analytical Sciences February 2003, Vol. 19: “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different Plasticizers and Prediction of Plasticizer Contents in Poly(vinyl chloride) Using Near-infrared Spectroscopy and Neural-network Analysis”_ The Japan Scosiety for Analytical Chemistry_ Tháng 2 năm 2003 3. www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm 4. I Boustead_ “Ecoprofiles of plastics and related intermediates”_ NXB AMPE, Bỉ_ 1999 5. LGChem_ “LG Plasticizers”_ LG Chem_ 2002 6. “Chemicals at the heart of life”_ ATOFINA’s Public Affairs_ Tháng 2 năm 2002 7. “PVEP”_ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam_ Tháng 4 năm 2002 8. www.faqs.org/faqs/sci/chem-faq/part6/section-1.html 9. www.lgchem.com.kr 10.www.petrovietnam.com.vn/internet/Promotion.nsf/EXP2002/PROEXPVII.htm #Cur 11.Võ Thị Thanh Lộc_ Tài liệu trao đổi số 35 của CAS: “Những ảnh hưởng của AFTA tới nền kinh tế Việt nam”_ CAS (Centre for ASEAN Studies) và CIMDA (Centre for International Management and Development Antwerp) phát hành_ Tháng 10/ 2003 12.“Cước, phí quá cao, hàng Việt Nam kém sức cạnh tranh”_ Báo Người lao động số 2835 ra ngày thứ 5, 28/10/2003 13. “Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp các tỉnh phía Nam đến năm 2010”_ Bộ Công nghiệp_ Tháng 1 năm 1999 14.www.business-in-asia.com/vn_interview.html Bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc được thực hiện bởi Christopher W. Runckel, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 15. www.us-asean.org/Vietnam/VN_report_02.doc Báo cáo chi tiết về nội dung của cuộc hội nghị “Đầu tư và Thương mại Việt Nam 2002” do Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại phối hợp với US ASEAN Business Council đồng tổ chức ngày 25 và 26 tháng 4 năm 2002 tại khách sạn New World TP Hồ Chí Minh 16. www.undp.org.vn/projects/vie97016/reports/obj6/final/doc Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của International Finance Corporation và World Bank_ “Vietnam: Attracting more and better Foreign Direct Investment”_ Tháng 4 năm 1999 17. Niên giám nhựa Việt Nam 2000 18. Niên giám nhựa Việt Nam 2002 19. Niên giám thống kê Kinh tế Việt Nam 2002_ NXB Thống kê_ 2003 20. Lê Công Thanh, Nguyễn Hoàng Đức_ “Sản xuất và kinh doanh bột nhựa PVC: cơ hội và thách thức”_ Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “Viện Dầu Khí: 25 năm xây dựng và trưởng thành”_ 2003 21. Trương Đình Hợi_ “Khả năng sản xuất ethylene và nhựa Polyethylene từ các nguồn nguyên liệu dầu khí của Việt Nam”_ Tuyển tập báo cáo Hội nghị “Viện Dầu Khí: 25 năm xây dựng và trưởng thành”_ 2003 22. Petrovietnam và Vinatex_ “Dự án Polyester- Nghiên cứu tiền khả thi”_ 2001 23. Vinatex_ “Chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010”_ 2000 24. Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- The basic industry strategy in petrochemical Vol. 9 (working paper No. 14)_ CAS và CIMDA_ 1999 25. Ajarin và Pattanapanchai_ “Where is the Thai petrochemical industry heading?”_ Ấn phẩm đặc biệt hàng năm của PTIT_ 1993 26. An Bossier, Ludo Cuyvers, Orose Leelakulthanit và Danny Van Den Bulcke_ “Vinylthai: A case study on the Competitive Strategy at Entry and the Impact of Changes in the Economic Environment”_ ASEAN Business Case Studies No. 16_ CAS và CIMDA phát hành_ Tháng 5 năm 1999 27. www.Oxychem.com/html Báo cáo thường niên 1992-1997 của TPC và báo cáo thường niên của Vinythai 1994-1997 28. www.3-eee.net 3E Information Development and Consultant_ “Chinese Petrochemical Quarterly”_ Quý 3 năm 2001 29. www.chinaonline.com Đại diện thương mại Hoa Kỳ_ “2001 National Trade Estimate Report on Foreign Trade Barriers”_ 2001 30. www.chinabig.com “Investment Opportunity in Petrochemical Industry”_ 2002 31. www.tdctrade.com/report/indprof_030404.htm Jia Mulan_ “Petrochmical Industry to fluctuate this year”_ 21/04/2003 32.www.vitrade.com/china/chinanews_brieing_oil_industry.htm “China’s Petroleum Industry”_ 2002 33.www.chinabig.com/en/report/energy03-4.htm Interfax_ “China’s Petrochemical Industry after entry into WTO”_ 2003 34.www.pwc.com/extweb/newcolth.wf/docid/DAEAC284C0445C7985256A8500 74D778 Allan Zhang_ Phần II của Báo cáo China’s Energy Industry: “The Energy Industry after WTO Accession”_ 2000 35. www.lgchem.com.kr lgchem_ “Background of Anti-dumping Issue”_ Tháng 6 năm 2003 36.Oh Young Seok_ “The Petrochemical Industry in Northeast Asia and Methods for Intra-country Cooperation”_ KIET Industry Economic Review Vol.9 No.5_ Tháng 9 và 10 năm 2001 37.“The Petrochemical Industry in Korea”_ Hydrocarbon Asia_ Tháng 10 năm 2002 38. Sang Sun Woo_ “Outlook for the Industry in Korea”_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8194.doc
Tài liệu liên quan