Tài liệu Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và chuyển dịch cơ cấu kinh tế do sự tác động của đầu tư: ... Ebook Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và chuyển dịch cơ cấu kinh tế do sự tác động của đầu tư
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và chuyển dịch cơ cấu kinh tế do sự tác động của đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu
ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ lµ mét yªu cÇu tÊt yÕu trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa – hiÖn ®¹i hãa, v× ®Ó x©y dùng vµ ph¸t triÓn mét nÒn kinh tÕ æn ®Þnh, v÷ng ch¾c, víi tèc ®é nhanh ®ßi hái ph¶i x¸c ®Þnh ®îc mét c¬ cÊu kinh tÕ hîp lý, gi¶i quyÕt hµi hoµ mèi quan hÖ gi÷a ngµnh kinh tÕ quèc d©n, gi÷a c¸c vïng l·nh thæ vµ gi÷a c¸c thµnh phÇn kinh tÕ. C¬ cÊu kinh tÕ cã ý nghÜa thiÕt thùc trong viÖc thóc ®Èy nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn ®a d¹ng, n¨ng ®éng, ph¸t huy lîi thÕ, tiÒm n¨ng vÒ nguån nh©n lùc, vËt lùc vµ tµi lùc. C¬ cÊu kinh tÕ quèc d©n cã nhiÒu lo¹i vµ tuú theo môc ®Ých nghiªn cøu, qu¶n lý cã thÓ xem xÐt díi c¸c gãc ®é kh¸c nhau. Nhng dï thuéc lo¹i nµo c¬ cÊu kinh tÕ quèc d©n còng lµ s¶n phÈm cña ph©n c«ng lao ®éng x· héi, nã ®îc biÓu hiÖn cô thÓ gi÷a hai h×nh thøc c¬ b¶n nhÊt lµ ph©n c«ng lao ®éng theo ngµnh vµ ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ. Hai h×nh thøc ph©n c«ng lao ®éng x· héi nµy g¾n bã víi nhau, thóc ®Èy qu¸ tr×nh tiÕn ho¸ chung cña nh©n lo¹i. Mäi sù ph¸t triÓn cña ph©n c«ng lao ®éng theo ngµnh kÐo theo sù ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ. Ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ, víi ®Çy ®ñ c¸c yÕu tè vÒ d©n sè, ®Æc ®iÓm tù nhiªn, kinh tÕ, x· héi, phong tôc tËp qu¸n cña mçi vïng sÏ t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó chuyªn m«n hãa s¶n xuÊt, hç trî cho c¸c ngµnh ph¸t triÓn, h×nh thµnh c¸c c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh ®Ó khai th¸c vµ ph¸t huy thÕ m¹nh ë tõng vïng l·nh thæ. Tr×nh ®é ph¸t triÓn cña ph©n c«ng lao ®éng x· héi trong mçi d©n téc lµ thíc ®o tr×nh ®é ph¸t triÓn chung cña d©n téc ®ã.
Nh vËy, c¸ch tiÕp cËn vÒ c¬ cÊu kinh tÕ xuÊt ph¸t tõ cÊu tróc bªn trong cña nã qua qu¸ tr×nh t¸i s¶n xuÊt më réng cña nÒn kinh tÕ, bao hµm c¸c mèi quan hÖ kinh tÕ ®a d¹ng vµ phøc t¹p, ®îc nh×n nhËn trªn quan ®iÓm hÖ thèng kh«ng chØ mang tÝnh chÊt sè lîng mµ cßn mang tÝnh chÊt vÒ mÆt chÊt lîng. Nã kh«ng chØ lµ mèi quan hÖ riªng lÎ cña tõng bé phËn kinh tÕ mµ ph¶i lµ nh÷ng quan hÖ tæng thÓ cña c¸c bé phËn cÊu thµnh nÒn kinh tÕ bao gåm c¸c yÕu tè kinh tÕ, c¸c lÜnh vùc kinh tÕ, c¸c ngµnh kinh tÕ, c¸c vïng kinh tÕ, c¸c thµnh phÇn kinh tÕ.
HiÖn nay, cïng víi qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi cña ViÖt Nam, lÜnh vùc ®Çu t ngµy cµng chó träng vµ ph¸t triÓn, kÓ c¶ ®Çu t trong níc vµ ®Çu t níc ngoµi. Nhê ®ã, nÒn kinh tÕ cã ®µ t¨ng trëng cao trong nhiÒu n¨m liªn tiÕp, ®ång thêi c¬ cÊu kinh tÕ ®· cã sù chuyÓn dÞch theo híng tÝch cùc.
VËy t¸c ®éng cña ®Çu t tíi chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ nh thÕ nµo, th«ng qua nh÷ng chÝnh s¸ch g×, thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ®èi víi vÊn ®Ò nµy nh thÕ nµo… ®Ò tµi nµy sÏ lµm râ thªm nh÷ng víng m¾c cßn tån t¹i.
Chương 1
Lý luận chung về tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khái niệm đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khái niệm và bản chất đầu tư kinh tế phát triển
Khái niệm đầu tư phát triển
Thuật ngữ “investment - đầu tư” được hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực hiện có, để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại cho người đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra lúc đầu; các nguồn lực đã bỏ ra có thể là tài sản vật chất tiền bạc, tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản vật chất khác và sức lao động.
Theo luật đầu tư (Luật số: 59/2005/QH11): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp): Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận trong thời gian tương lai.
Theo quan điểm của xã hội (Quốc gia): Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế – xã hội, vì mục tiêu quốc gia.
Dưới góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
Trên phương diện tài chính: Đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
Về khía cạnh hoạt động: Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào hoạt động nào đó nhằm thu về mục đích và mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai.
Phân loại đầu tư phát triển
Theo đối tượng đầu tư:
Đầu tư phát triển và đầu tư tài chính
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
Theo mục tiêu đầu tư:
Đầu tư tài chính; đầu tư kinh tế và đầu tư xã hội
Đầu tư kinh tế và đầu tư phi kinh tế
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đặc điểm đầu tư phát triển
Quy mô tiền vốn,vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn: Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn thường lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia.
Thời kỳ đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, xã hội...
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng:
Có độ rủi ro cao:
Khái niệm, phân loại cơ cấu kinh tế
Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố kinh tế quốc dân,giữa chúng có mối quan hệ hữư cơ, tương tác qua lại số lượng, chất lượng trong điều kiện không gian, thời gian kinh tế – xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế thường gồm 3 phương diện hợp thành. Đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất.
Trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước các chủ thể kinh tế luôn hành động theo hiệu quả kinh tế thiết thực. Ở một chừng mực nhất định quy hoạch phát triển của Nhà nước có tác động đến cơ cấu đầu tư, nhưng kết quả cuối cùng lại được thể hiện bằng cơ cấu trên các phương diện của nó. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn, sự thay đổi đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phân loại:
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các ngành trong nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại sáu thành phần kinh tế là: thành phần kinh tế nhà nước; thành phần kinh tế tập thể; thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ; thành phần kinh tế tư bản tư nhân; thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế nói trên không có sự phân biệt không có sự phân biệt về thái độ đối xử, đều có môi trường và điều kiện phát triển như nhau, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Cơ cấu vùng kinh tế là vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền đang được xây dựng và hình thành từng bước. Ở nước ta hiện nay có sáu vùng kinh tế trọng điểm là:
Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc).
Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tây Nguyên.
Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác. Các thay đổi này có thể bao gồm thay đổi về số lượng các yếu tố, quan hệ tỷ lệ, thay đổi về chất lượng các yếu tố.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế – xã hội từ nền kinh tế lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung.
Chuyển dịch cơ cấu được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng.
Phân loại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó.
Cho đến nay, chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế: Phân ngành kinh tế theo Hệ thống sản xuất vật chất (Material Production System – MPS ) và Hệ thống phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts – SNA).
Có hai xu hướng lớn của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang diễn ra trên thế giới
Chuyển dịch từ khu vực vật chất sang khu vực dịch vụ. Xu hướng này thường diễn ra ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
Với điều kiện của nước ta, đang trong quá trình công nghiệp hóa, mở cửa nền kinh tế, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể thực hiện cùng lúc hai bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên, rút ngắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa
Chuyển dịch cơ cấu Vùng là quá trình phát triển của các khu vực vùng lãnh thổ dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng và với tổng thể nền kinh tế so với một thời điểm trước đó.
Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang chuyển dịch tương ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành.
Trong cả nước đang nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động:
Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế là quá trình phát triển của các thành phần kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chung và với tổng thể nền kinh tế so với thời điểm trước đó.
Lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Các hình thức biểu hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế:
Sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành: tức là xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có. Sự kiện này chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ chi tiết. Trong trường hợp chỉ xét đến những ngành gộp thì không thể biết được những ngành sản phẩm mới hình thành hay ngành sản phẩm đã mất đi trong một ngành gộp đã có.
Tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn tới sự thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sau mỗi giai đoạn.
Thay đổi trong mối quan hệ qua lại: sự thay đổi này trước hết biểu hiện bằng số lượng các ngành có liên quan. Mức độ tác động qua lại giữa ngành này và các ngành khác thể hiện qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ các ngành đó. Những thay dổi này thường liên quan đến thay đổi về công nghệ sản xuất sản phẩm hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong những điều kiện mới.
Các nhân tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Điều kiện xuất phát:
Cơ sở hạ tầng kinh tế gồm: hạ tầng thiết chế luật pháp và cơ sở hạ tầng vật chất.
Điều kiện ban đầu cho công nghiệp: Nền nông nghiệp non trẻ được cải tiến từng bước về hiệu quả và thực hiện thông qua cạnh tranh trong nước và quốc tế. Ở những nước kém phát triển phải đào tạo một tầng lớp kinh doanh công nghiệp.
Tác động của các yếu tố bên ngoài:
Sự tổn thương về cơ cấu tài chính: thường thể hiện qua những khoản thanh toán thuần của cán cân thanh toán thông thường bao gồm cả thu nhập do đầu tư của các nhà đầu tư và tiền trả nợ nước ngoài trong quan hệ tỷ lệ với thu nhập và dự trữ ngoại tệ của họ.
Sự tổn thương của mô hình thương mại: do tình trạng dễ bị tổn thương về khối lượng buôn bán do chịu tác động mạnh của thay đổi thu nhập phụ thuộc cả vào cơ cấu mặt hàng lẫn mô hình buôn bán về không gian địa lý.
Sự tổn thương của cơ cấu công nghiệp nội địa: những ngành cơ bản như nhiên liệu, năng lượng, hóa chất, thép thường có tỷ lệ nhập khẩu cao đối với khối lượng sản xuất trong nước nên khi giảm nhập khẩu có thể gây phản ứng dây chuyền về tình trạng thiếu nguồn cung trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Tác động của các chính sách:
Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách đầu tư
Trong điều hành chính sách đầu tư, nhà nước có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc sử dụng các chính sách:
Chính sách can thiệp trực tiếp: chính sách phân bổ vốn, Kế hoạch hóa, Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư.
Chính sách điều tiết gián tiếp: thuế, tín dụng, lãi suất... để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư.
Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành, thành phần hay vùng kinh tế với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn...) của mỗi bộ phận trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng bộ phận và sự tác động qua lại giữa chúng. Sự tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1, 2, 3... Nói chung mối quan hệ của các bộ phận trong nền kinh tế đều biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày ngày cang trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.
Vậy thì khi đầu tư muốn tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó phải tác động vào:
-- Mặt số lượng: Tỷ trọng của các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân (theo GDP, lao động, vốn...)
-- Mặt chất lượng, đầu tư phải tác động tới:
Vị trí, tầm quan trọng của từng bộ phận nền kinh tế. Cụ thể hơn, vị trí, tầm quan trọng của các bộ phận này phải gắn liền với hiệu quả đầu tư vào chính những bộ phận đó nói riêng và chiến lược dài hạn của toàn nền kinh tế nói chung
Sự tác động qua lại (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) của các bộ phận trong nền kinh tế có thể là ngành, vùng hay thành phần kinh tế và thậm chí trong chính nội bộ của mỗi bộ phận).
Suy cho cùng, để coi đầu tư là một công cụ đắc lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo những định hướng mong muốn, ta phải chỉ ra được tác động của đầu tư tới xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế.
Và để làm rõ những vấn đề trên, sau đây chúng tôi xin được đưa ra một số mô hình kinh tế tiêu biểu:
Lý thuyết tân cổ điển – hàm Cobb Douglas:
Y=T.Kα.Lβ.Rγ
Y: sản lượng.
K: vốn đầu tư
L: lao động
R: đất
α + β + γ = 1
α, β, γ phản ánh tỷ lệ đóng góp cận biên của các yếu tố đầu vào.
Nếu giả sử các yếu tố kia cố định thì Y sẽ phụ thuộc vào vốn đầu tư K, K tăng sẽ dẫn đến Y tăng.
Kết luận, đầu tư làm tăng tỷ trọng của từng ngành nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành người ta sử dụng công thức:
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp:
Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp
Mối quan hệ giữa chuyển dịch của ngành nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp:
Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng
Tỷ trọng của ngành dịch vụ
Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất
Mối quan hệ giữa chuyển dịch của ngành dịch vụ và ngành sản xuất vật chất
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất:
q0 = arccosq0
Góc này bằng 00 khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 900 khi sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.
k =
và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là
dNN = bNN(tl) - bNN(t)
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là:
q0 = arccosq0
k =
và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là
dDV = bDV(tl) - bDV(t)
Chỉ tiêu hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành
Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành
=
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành/ tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của một ngành nào trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu
Chỉ tiêu hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP
Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP
=
% thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của ngành nào đó / tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế(GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu.
Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm tác động của đầu tư ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một số nước đang phát triển ở Châu Á
Thái Lan:
Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn nước ngoài thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài không cho phép người nước ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng…
Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế trong nước. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư tập trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài.
Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài. Năm 1989, đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan đạt 492 triệu USD và con số đó ngày một gia tăng.
Indonesia: Là một nước công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu vốn để khai thác, do đó đường lối phát triể kinh tế của nước này cũng phải đưa vào nguồn vốn nước ngoài. Năm 1991, nợ nứoc ngoài của nước này đã lên đến 57,5 tỷ USD. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó điều đáng chú ý là:
Thời gian hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30 năm;
Khuyến khích hình thức liên doanh, trong đó phần góp vốn của các chủ đầu tư trong nước tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập công ty và trong vòng 15 năm sau khi hoạt động được phép tăng vốn ít nhất tới 51%;
Được miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích góp vốn đầu tư.
Malaysia: Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt đẻ thực thiện công nghiệp hóa. Do quan điểm như vậy. Malaysia đã luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngày càng tăng và đã đóng góp to lớn tạo ra sự tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tế nước này trong nhiều năm qua. Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia năm1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư trong cả nước. Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài Loan, tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD. Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, đầu thực vật, cao su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác, tỷ lệ của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980. Nhưng từ năm 1996, tỷ lệ đó đã lên 80 % và hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới.
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào:
- Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc;
Hệ thống giáo dục vững mạnh;
Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại;
Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng;
Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong và ngoài nước
Tóm lại, Việt Nam là nước đi sau trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nên chúng ta có cơ hội tiếp cận bài học kinh nghiệm của những nước đi trước, đặc biệt là những nước Đông Nam Á, vì có những điểm tương tự với nước ta. Từ đó, có thể học cái hay từ những chính sách của họ và tránh đi những sai lầm mà các nước này đã mắc phải để có thể thu hút và quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài.
Chính sách đầu tư hợp lý tạo đà cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng phân bố của các ngành khác nhau mang lại kết quả và hiệu quả khác nhau
Vốn đầu tư (tỷ trọng vốn đầu tư) cho các ngành, vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng, đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đầu tư vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến hoàn thành cơ cấu đầu tư hợp lý.
Tăng trưởng kinh tê cao kết hợp với chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý đến tạo nguồn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả.
Chương 2
Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và chuyển dịch cơ cấu kinh tế do sự tác động của đầu tư
Tổng quan nền Kinh tế quốc dân.
Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực.
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994).
Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
GDP
8,15
5,76
4,77
6,79
6,89
7,08
7,34
7,79
8,44
8,17
8,44
NLTS
4,33
3,53
5,53
4,63
2,89
4,17
3,62
4,36
4,02
3,3
3,0
CNXD
12,62
8,33
7,68
10,07
10,39
9,48
10,48
10,22
10,69
10,37
10,4
DV
7,14
5,08
2,25
5,32
6,10
6,54
6,45
7,26
8,48
8,29
8,5
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008
Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO.
Do kinh tế tăng trưởng cao nên tình hình tài chính lành mạnh, thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội cho phép. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt 287.900 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm (dự toán 281.900 tỉ đồng) và tăng 11,6% so với năm 2006. Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, song nhiều khoản thu chủ yếu như thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, thu từ nhà, đất tăng khá. Một số khoản thu đạt khá so với dự toán, trong đó: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 100,8%; thu từ nhà và đất đạt 117,6% dự toán....
Tổng số chi ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt dự toán năm. Bội chi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP. Đến nay ngân sách trung ương đã cấp chuyển 100% dự toán chi bổ sung cân đối cho các địa phương, trong đó một số địa phương có khó khăn đã được cấp đủ 100% trợ cấp cân đối ngân sách theo dự toán để chủ động nguồn xử lý các nhiệm vụ chi trong tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc bảo đảm lương thực cho công tác cứu trợ nhân dân và kinh phí để hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra cũng được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra.
Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực.
Nổi bật là nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,7% (so với mục tiêu đề ra 4,5 - 5%), trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%.
Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hàng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360kg năm 1995 lên trên 444kg năm 2000.
Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành; sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: cà phê gấp hơn 2,7 lần, cao su tăng 46%, mía tăng khoảng 35%, bông tăng 8%, thuốc lá tăng trên 18%, rừng nguyên liệu giấy tăng 66%,... Một số loại giống cây công nghiệp có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đại trà.
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 ước trên 1,4 triệu tấn, bằng 1,4 lần so với năm 1995.
Nghề nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển khá. Sản lượng thủy sản năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6 - 1,7 triệu tấn; xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD.
Công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tiến bộ. Trong 5 năm đã trồng 1,1 triệu ha rừng tập trung, bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh 700 nghìn ha. Độ che phủ tăng từ 28,2% năm 1995 lên 33% năm 2000.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, gấp hơn 1,7 lần năm 1995, bình quân hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước; đã tạo được 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (đứng thứ 3) và hàng thủy sản chiếm 34% trị giá kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường.
Công nghiệp và xây dựng vượt qua những k._.hó khăn, thách thức, đạt được nhiều tiến bộ.
Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 13,5%; trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 9,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,8%.
Một số ngành công nghiệp tiếp tục tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế, có nhu cầu của thị trường để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá: năm 2000 so với năm 1995 công suất điện gấp 1,5 lần (tăng 2.715 MW); xi măng gấp 2,1 lần (tăng 8,7 triệu tấn); phân bón gấp trên 3,0 lần (tăng 1,5 triệu tấn); thép gấp 1,7 lần (tăng 1,0 triệu tấn); mía đường gấp hơn 5 lần (tăng hơn 60.000 tấn mía/ngày).
Sản lượng một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh. Năm 2000 so với năm 1995, sản lượng dầu thô gấp 2,1 lần; điện gấp 1,8 lần; than sạch vượt ngưỡng 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu trên 3,0 triệu tấn; thép cán gấp hơn 3 lần; xi măng gấp hơn 2 lần; vải các loại gấp 1,5 lần; giấy các loại gấp 1,7 lần,...
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp (kể cả tiểu, thủ công nghiệp) tăng nhanh, năm 2000 đạt 10,0 tỷ USD, gấp hơn 3,4 lần năm 1995, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên và dịch vụ khai thác dầu khí chiếm khoảng 11,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 20,0%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước chiếm khoảng 5,4%.
Ngành xây dựng đã tiếp nhận công nghệ xây dựng mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, có thể đảm đương việc thi công những công trình quy mô lớn, hiện đại về công nghệ; năng lực đấu thầu các công trình xây dựng cả trong và ngoài nước được tăng cường.
Đáp ứng đủ nhu cầu xi măng, tấm lợp; cơ bản đáp ứng được nhu cầu về thép xây dựng thông thường. Một số loại vật liệu xây dựng chất lượng cao (gạch lát nền, gạch ốp lát) sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn châu Âu và khu vực.
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn hơn trước, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống.
Giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,8%/năm.
Thương mại phát triển khá, bảo đảm lưu chuyển, cung ứng vật tư, hàng hóa trong cả nước và trên từng vùng. Thương mại quốc doanh được sắp xếp lại theo hướng nắm bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu; mạng lưới trao đổi hàng hóa với nông thôn, miền núi bước đầu được tổ chức lại. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng bình quân 6,2%/năm (đã loại trừ yếu tố biến động giá).
Du lịch phát triển đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng doanh thu du lịch tăng 9,7%/năm.
Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 12%/năm và luân chuyển hành khách tăng 5,5%/năm.
Dịch vụ bưu chính - viễn thông có bước phát triển và hiện đại hóa nhanh.
Giá trị doanh thu bưu điện tăng bình quân hàng năm 11,3%.
Các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm,... được mở rộng. Thị trường dịch vụ bảo hiểm đã được hình thành với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; dịch vụ tài chính, ngân hàng đã có những đổi mới quan trọng, tăng bình quân hàng năm 7,0%.
Các loại dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ,... bắt đầu phát triển.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Kinh tế Nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hội; năm 2000 đã đóng góp vào khoảng 39% GDP.
Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã mới, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp với các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút đáng kể lực lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn; đóng góp khoảng 8,5% GDP năm 2000.
Đến năm 2000, tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước trong GDP vào khoảng 39%; khu vực kinh tế tập thể 8,5%; khu vực kinh tế tư nhân 3,3%; khu vực kinh tế cá thể 32%; khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,3%.
Kinh tế tư bản Nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước đang phát triển trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; đóng góp khoảng 3,9% GDP năm 2000.
Kinh tế cá thể trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội; năm 2000 đóng góp khoảng 32% GDP.
Khu vực kinh tế tư nhân trong nước được hình thành và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội; đóng góp khoảng 3,3% GDP năm 2000.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có bước phát triển khá, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm. Đến năm 2000, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 13,3% GDP.
Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền đang được xây dựng và hình thành từng bước.
Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng trên 9% GDP của cả nước; vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 19%; Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung khoảng gần 15%; vùng Tây Nguyên gần 3%; vùng Đông Nam Bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 19%.
Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước; 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng trọng điểm đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực lôi cuốn và kích thích các vùng khác cùng phát triển.
Tình hình đầu tư và huy động vốn đầu tư ở nước ta
Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm qua khoảng 440 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD (theo mặt bằng giá 1995), tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm; trong đó: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm 22,7%; vốn tín dụng đầu tư chiếm 14,2%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,8%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 21,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24%.
Nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội được tập trung cho nông nghiệp khoảng 11,4% so tổng nguồn; các ngành công nghiệp khoảng 43,7%, trong đó đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm khoảng 30,0% tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp; giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông khoảng 15,7%; lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa khoảng 6,7%; các ngành khác (công cộng, cấp thoát nước, quản lý nhà nước, thương mại, du lịch, xây dựng...) khoảng 22,5%.Do điều chỉnh chính sách và cơ cấu đầu tư, nên quy mô đầu tư ở các vùng đều tăng. So với 5 năm trước, vốn đầu tư cho vùng miền núi phía Bắc gấp trên 1,8 lần, vùng đồng bằng sông Hồng gấp 1,3 lần; vùng Bắc Trung Bộ gấp 1,5 lần; vùng Duyên hải miền Trung gấp 1,7 lần, vùng Tây Nguyên gấp 1,9 lần, vùng Đông Nam Bộ gấp 1,7 lần và vùng đồng bằng sông Cửu Long gấp gần 2 lần.Riêng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, ước thực hiện trong 5 năm (1996-2000) khoảng 100 nghìn tỷ đồng (theo giá 1995), đã tập trung hơn cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 22,5%; cho công nghiệp 9,5%; cho giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông 29,8%; cho khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao 18,7%, cho các ngành khác 19,5%.
Nhờ tăng đầu tư, số công trình được đưa vào sử dụng và năng lực của hầu hết các ngành tăng nhiều, kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo được những năng lực gối đầu cho thời kỳ sau năm 2000
Trong 5 năm 1996-2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể phần góp vốn trong nước) đạt khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt 24,6 tỷ USD, tăng so với thời kỳ trước 34%.
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85% vào năm 2000.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), ASEAN có chiều hướng tăng hơn 5 năm trước (tỷ lệ vốn đăng ký của các dự án từ EU bình quân chiếm 23,2% thời kỳ 1991 - 1995, tăng lên 25,8% thời kỳ 1996 - 2000; tỷ lệ vốn đăng ký các dự án từ các nước ASEAN đã tăng tương ứng từ 17,3% lên 29,8%). Riêng các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm 44% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP của cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến nay, đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu trong các ngành xây dựng, chế biến thực phẩm, thương mại, dịch vụ... Tuy quy mô còn nhỏ, nhưng qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và lao động ra nước ngoài.
Hàng năm, nguồn vốn ODA cam kết tăng đáng kể; việc giải ngân ngày càng được cải thiện. Tính chung trong 5 năm, nguồn vốn ODA đưa vào thực hiện khoảng 6,1 tỷ USD, tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như điện, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước; phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; tăng cường năng lực và thể chế trong các lĩnh vực cải cách hành chính, luật pháp, quản lý kinh tế; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất như chế biến thủy sản, nông sản,...
Nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Bảng 2: Tình hình cụ thể về cơ cấu các nguồn vốn:
Đơn vị: %
Năm
1991-1995
1996-2000
1991-2000
Tổng số
100
100
100
- Vốn ngân sách nhà nước
23,59
21,87
22,5
- Vốn tín dụng đầu tư
6,14
15,57
12,1
- Vốn của các DNNN
10,89
16,15
14,22
- Vốn của dân cư và tư nhân
34,94
22,49
27,07
- Vốn đầu tư trực tiếp NN
24,44
23,92
24,11
Trong tổng nguồn vốn đầu phát triển kinh tế xã hội, nhà nước chỉ điều hành trực tiếp và chủ động nguồn vốn ngân sách nhà nước để bố trí cơ cấu đầu tư theo kế hoạch, nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 22% so với tổng nguồn đầu tư xã hội và khoảng 5- 6% GDP mà khoảng 40% nguồn vốn này là khoản vay ODA đưa vào ngân sách để đầu tư. Đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư thông qua việc huy động khấu hao tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng chưa sử dụng, thì Nhà nước điều hành có mức độ; hai nguồn vốn này chiếm khoảng 17% thời kỳ 1991-1995 và 31,72% thời kỳ 1996-2000. Như vậy chung cho cả 3 nguồn vốn mà Nhà nước có thể điều hành với những mức độ khác nhau chiếm khoảng 49% so với tổng nguồn, còn tất cả các nguồn vốn khác điều hành gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách.
Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng nhanh hơn so với thập kỷ 80, nhưng chưa ổn định: năm 1990 là 16,1%, năm 1991 là 17,6%, năm 1992 là 22,4%, năm 1993 là 30,9%, năm 1994 là 31,9%, năm 1995 là 29,7%, năm 1996 là 29,2%, năm 1997 là 30,9%, năm 1998 là 26,7%, năm 1999 là 26,6%, dự kiến năm 2000 là 27,9%.
Tác động của đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam
Đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (từ 1987 - 1989) nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990 - 1997. Mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đều được thực hiện vượt mức khá cao. Trong thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn tránh được "cơn bão" của cuộc khủng khoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới
Trong đầu tư, yếu tố vốn giữ một vai trò quan trọng, tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 3: Vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm từ 1995 đến 2005 (theo giá thực tế).
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng vốn đầu tư
72447
8739
108270
117134
131171
151182
170496
199105
231616
275000
335000
Nguồn: TCCK
Từ bảng 3 ta thấy rằng, vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua tăng đáng kể. Nhìn chung vốn đầu tư tăng đều qua các năm. Sau 10 năm 72447 tỷ đồng năm 1995 đến năm 2005 đã là 335000 tỷ đồng ( tăng gấp 4 lần). Năm 2005 so với 2001 là 1,96 lần, tăng gấp đôi.
Bảng 4: Vốn đầu tư cho các ngành kinh tế trong tổng đầu tư xã hội, 2001 – 2005 (theo giá thực tế).
Vốn đầu tư theo giá thực tế phân chia theo ngành kinh tế (Tỷ đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
151183
170496
199105
231616
275000
335000
Nông nghiệp và lâm nghiệp
17218
13629
14529
16533
19700
24000
Thuỷ sản
3716
2513
2919
3043
3600
4400
Công nghiệp khai thác mỏ
9588
8141
7923
10981
13100
16000
Công nghiệp chế biến
29173
38141
45102
49431
59300
72200
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
16984
16922
20835
24091
28300
34500
Xây dựng
3563
9046
10435
11141
13100
16000
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
3036
7953
11900
14290
17000
20700
Khách sạn và nhà hàng
4453
3975
3827
4095
4800
5900
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
19913
26999
32230
37008
44300
54000
Tài chính, tín dụng
1303
2018
1114
1920
2200
2700
Hoạt động khoa học và công nghệ
1883
1936
692
1117
1300
1600
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
4031
1735
2598
3490
4000
4900
QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
3914
3854
3476
4819
5600
6800
Giáo dục và đào tạo
6084
6225
5851
4891
8200
10000
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
2323
2770
3190
4231
5000
6100
Hoạt động văn hóa thể thao
2812
2228
3014
4152
4900
6000
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
793
342
394
355
400
500
Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác
20400
23071
29078
34030
40200
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo ngành :
Đơn vị: %
1991-1995
1996-2000
1991-2000
Tổng số
100
100
100
Trong đó:
- Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Thuỷ sản
8,5
11,41
- Công nghiệp
38,42
43,76
41,85
- Giao thông, Bưu điện,
14,03
15,76
15,14
- Khoa học Công nghệ
0,24
0,39
0,34
- Giáo dục đào tạo
1,71
2,10
1,96
- Y tế xã hội
0,87
1,52
1,29
- Văn hoá thể thao
1,09
1,22
1,17
Đầu tư cho công nghiệp tỷ trọng căn bản và có xu hướng tăng.
Đầu tư cho nông nghiệp có gia tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có phần giảm xuống.
Đầu tư cho dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu.
Các dịch vụ đang được đánh giá cao như tài chính, tín dụng chưa được đầu tư thoả đáng (xấp xỉ 5.1% trong tổng vốn đầu tư)
Các chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư hợp lý đã góp phần tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 6: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, 2001 – 2005 (%)
Năm
1990
1995
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
GDP
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông - lâm - thủy sản
38,74
27,18
25,77
24,53
23,24
23,03
22,54
21,8
20,9
Công nghiệp và xây dựng
22,67
28,76
32,08
36,73
38,13
38,49
39,47
40,2
41,0
Dịch vụ
38,59
44,06
42,15
38,73
38,63
38,48
37,99
38,0
38,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã từ 38.74% năm 1990 giảm xuống 20.9% năm 2005; trong đó, nông nghiệp đã từ 22,4% GDP giảm xuống còn 19,9% GDP, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm cây trồng và vật nuôi có năng suất và hiệu quả kinh tế cao; lâm nghiệp giữ ở mức 1,3% GDP năm 2000, thủy sản chiếm khoảng 3% GDP.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đã từ 22.67% năm 1990 tăng lên 41% năm 2005; trong đó các ngành công nghiệp khai thác từ 4,8% tăng lên 9,5% GDP; công nghiệp chế tác từ 15,0% tăng lên 18,7% GDP; công nghiệp điện, hơi đốt, nước, khoảng 2,9% GDP...
Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP đã từ 38.59% năm 1995 giảm xuống còn 38.1% năm 2005; trong đó thương nghiệp chiếm khoảng 14,5% GDP; khách sạn nhà hàng chiếm 3,2% GDP; vận tải, thông tin chiếm 4% GDP; kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn chiếm 4,3% GDP; tài chính, tín dụng chiếm 1,9% GDP; quản lý Nhà nước 2,7%...
Bảng 7: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP
Năm
1990
1995
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nông - lâm - thủy sản
0.3874
0.2718
0.2577
0.2453
0.2324
0.2303
0.2254
0.2180
0.2090
Công nghiệp
0.2267
0.2876
0.3208
0.3673
0.3813
0.3849
0.3947
0.4020
0.4100
Dịch vụ
0.3859
0.4406
0.4215
0.3873
0.3863
0.3848
0.3799
0.3800
0.3810
Phi nông nghiệp
0.6126
0.7282
0.7423
0.7546
0.7676
0.7697
0.7746
0.7820
0.7910
Sản xuất vật chất
0.6141
0.5594
0.5785
0.6126
0.6137
0.6152
0.6201
0.6200
0.6190
Cosθ0A
1
0.9787
0.9737
0.9490
0.9638
0.9629
0.9609
0.9577
0.9537
Cosθ0B
1
0.9944
0.9976
1
Cosθ0A Hệ số chuyển dịch của hai ngành nông nghiệpvà phi nông nghiệp
Cosθ0B Hệ số chuyển dịch của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất
Sử dụng số liệu kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc có thể tính được hệ số cosφ tương ứng của nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 1985-2003 và 1970-1988. Hệ số cosφ nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 là 0,924 và góc φ là 22o29’. Tương tự, hệ số cos của Hàn Quốc trong giai đoạn 1970-1988 là 0,9397403 và góc φ là 20o. Với kết quả này có thể thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 cao hơn Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988. Điều đó có thể do chính sách Việt Nam giai đoạn 1985-2003 có tác động lớn hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế so với Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988.
Với mục tiêu về cơ cấu kinh tế được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 là đến năm 2010 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16%, công nghiệp 41%, còn dịch vụ là 43% thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ là 52o2’/năm. Còn với mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế giả định tỷ trọng nông nghiệp là 5%, công nghiệp 15% và dịch vụ là 80% thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam phải đạt mức trung bình ít nhất là 44o5’/năm. Đây là tốc độ của việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều sâu khác với việc thay đổi cơ cấu theo chiều rộng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá mà tốc độ chuyển dịch có thể đạt tới khoảng 6o/năm như đã đề cập. Tốc độ này đòi hỏi có quy hoạch phát triển ngành hiện đại và đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn là những ngành mang nặng tính truyền thống.
Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.
Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua về cơ bản mới thực sự chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, nhưng hiệu quả và sự góp phần vào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian tới, thiết nghĩ, cần có những biện pháp tích cực để tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến, trước hết liên quan đến những sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu "mũi nhọn", có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng xuất khẩu các loại dịch vụ. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện một số biện pháp chính như:
Thứ nhất, về đầu tư, cần thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực có khả năng xuất khẩu tốt, tránh dàn trải, thiếu trọng điểm, kém hiệu quả ở các ngành, địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết hợp với tăng cường huy động vốn đầu tư trong dân; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài). Điều đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy...
Thứ ba, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các nước trên thế giới chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng tới những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, rõ ràng để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu của nước ta có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Làm được điều này đòi hỏi cần ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế phát minh, xây dựng các trung tâm công nghệ cao có sự tham gia của nước ngoài, khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng, triển khai, đổi mới phương pháp và giáo trình giảng dạy...
Thứ tư, chủ trương của Đảng khẳng định việc phân bố các nguồn lực theo sự điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, cần sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường để đẩy mạnh quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế.
Trong 10 năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây chúng ta đã cố gắng tập trung đầu tư để phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng và các yếu tố môi trường đầu tư khác nhau, việc chuyển dịch cơ cấu vùng chưa thật sự mạnh mẽ.
Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang được xây dựng và hình thành từng bước. Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước. 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát triển đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích thích các vùng khác cùng phát triển.
Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở vien biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư..
Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh.
Trong công nghiệp, một số khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Điều này có tá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24688.doc