Thực trạng & Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty Xây lắp & phát triển nhà số 1

LờI NóI ĐầU Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí đặc biệt. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hoá; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty Xây lắp & phát triển nhà số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư. Muốn tham gia đấu thầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu trong nước và nước ngoài, mỗi nhà thầu không những phải am hiểu và làm tốt các khâu như marketing xây dựng, tính toán giá bỏ thầu,... mà còn phải am hiểu các quy định và thủ tục đấu thầu cạnh tranh trong nước và quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động đấu thầu càng trở nên cần thiết đối với những cán bộ, sinh viên đang công tác và học tập trong lĩnh vực liên quan. Qua thời gian thực tập tại Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1" Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung Chương II: Tình hình hoạt động dự thầu của Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1. Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1. Chương i Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 I. khái quát chung về Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 (HUDC-1) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-BXD ngày 19 tháng 6 năm 2000 của bộ trưởng Bộ xây dựng. Tiền thân, Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 là xí nghiệp Xây dựng số 1, đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị nay là Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Sau khi Quyết định số 822/2000/QĐ-BXD có hiệu lực, HUDC - 1 có tư cách pháp nhân đầy đủ và trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Tại thời điểm thành lập, Công ty có 10 đơn vị trực thuộc gồm 6 đội xây dựng, 1 đội kinh doanh vật tư, 1 đội cơ giới điện nước, 1 xưởng mộc và trang trí nội thất. Hiện nay, HUDC-1 chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực thi công xây lắp các công trình, thi công lắp đặt các thiết bị kỹ thuật công trình và trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng. Các công trình do HUDC-1 thi công phần lớn thuộc dự án của Tổng Công ty hoặc do Tổng Công ty đấu thầu và giao nhiệm vụ. Với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên, Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Tổng Công ty giao, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường xây dựng Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố phía Bắc. Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 được biết đến với các công trình tại khu khách sạn Tây Hồ, Trung tâm du lịch và nhà ở B1 phố Kim Đồng, khu đô thị mới Định Công, Bắc Linh Đàm, dự án Mỹ Đình, …. Địa bàn thi công của Công ty không chỉ bó hẹp ở Hà Nội mà đã vươn ra các tỉnh thành phía Bắc khác như Bắc Kạn, Hà Nam, Thanh Hoá, … HUDC-1 luôn phấn đấu mở rộng thị trường, gia tăng số lượng và giá trị các công trình do Công ty tự khai thác bên cạnh việc hoàn thành tốt các công trình được Tổng Công ty giao. Sau hơn hai năm hoạt động với tư cách một doanh nghiệp hạch toán độc lập, Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 từng bước khắc phục khó khăn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở đó tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động, gia tăng phần đóng góp của mình đối với ngân sách nhà nước, tăng cường tích lũy nội bộ. Vấn đề đặt ra với HUDC – 1 là trước những khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường làm thế nào để giữ vững vị thế của mình và mở rộng quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như thị trường trong tương lai. Những kết quả ban đầu đạt được là một nền tảng khá tốt cho Công ty thực hiện các chính sách phát triển của mình. Bảng số 1 Một sổ chỉ tiêu kinh tế qua các năm Tài sản 1998 1999 2000 2001 2002 I.Tổng tài sản 4.297 4.228 10.132 20.455 40.166 1.Tài sản lưu động 4.166 3.531 8.310 16.785 34.790 2.Tổng số tài sản nợ 131 697 1.822 3.670 5.376 II.TS CĐ và ĐTư dài hạn 4.297 4.228 10.132 20.455 40.166 1. Nợ phải trả 3.397 2.816 6.330 11.580 28.842 6. NVốn chủ sở hữu 900 1.412 3.802 8.875 11.324 2. Đặc điểm quy trình sản xuất và chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 ra đời trong điều kiện dự án phát triển đô thị Hà Nội đang được triển khai nên cho đến nay phần lớn các công trình do HUDC-1 thi công là các công trình nhà ở cao tầng. Các công trình do HUDC – 1 thi công bao gồm các công trình do Công ty tự khai thác và các công trình do Tổng Công ty giao nhiệm vụ. Nhìn chung, tổ chức sản xuất kinh doanh của HUDC – 1 được thực hiện theo các công việc sau: - Tổ chức tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu trực tiếp từ Tổng Công ty. - Ký hợp đồng giao nhận thầu. - Tổ chức thi công công trình. - Bàn giao công trình. - Bảo hành công trình. Hồ sơ đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu chỉ được lập cho các công trình do Công ty tự khai thác. Với các công trình do Tổng Công ty giao nhiệm vụ, Công ty sẽ tiếp nhận giấy giao nhiệm vụ và các hồ sơ liên quan đến việc thi công công trình từ Tổng Công ty. Sau khi lập hợp đồng giao nhận thầu hoặc nhận giấy giao nhiệm vụ từ Tổng Công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty tiến hành thi công các công trình theo sự phân công của Công ty. Công ty sử dụng kết hợp lao động thủ công và máy móc trong thi công xây lắp. Quá trình thi công xây lắp nhà cao tầng trải qua các công việc: chuẩn bị mặt bằng, thi công phần móng, thi công phần thô và hoàn thiện theo sơ đồ 2. 3.Cơ cấu chức năng và đặc điểm quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng với sơ đồ 1.2. Đứng đầu Công ty là ban giám đốc bao gồm giám đốc Công ty và các phó giám đốc Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giúp việc cho giám đốc Công ty có hai phó giám đốc bao gồm một phó giám đốc thi công phụ trách kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Công ty bao gồm: Phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật thi công và phòng Tổ chức hành chính được chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị, tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý và điều hành công việc của Công ty trong việc chuẩn bị các quyết định, theo dõi hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cấc nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời các quyết định quản lý. Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán; đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Phòng Kinh tế kế hoạch tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe, máy thi công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Phòng Kinh tế kế hoạch có hai bộ phận là Kế hoạch và hợp đồng và Kinh tế vật tư và thiết bị. Phòng kỹ thuật thi công có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc trong công tác quản lý xây lắp, giám sát chất lượng công trình, quản lý kỹ thuật, tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động. Phòng Tổ chức hành chính tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách nhà nước đối với người lao động, thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty. Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm các đội xây dựng 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, đội quản lý thiết bị và thi công cơ giới, xưởng mộc và trang trí nội thất. Các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty giao, chịu sự quản lý của Công ty về mọi mặt. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, các đơn vị trực thuộc Công ty chịu sự giám sát của các phòng, ban chuyên môn có liên quan. Với cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ theo kiểu trực tuyến chức năng, Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 có thể phát huy năng lực chuyên môn của các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ trong khi vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp của HUDC-1 đã đáp ứng được các yêu cầu: thực hiện đầy đủ, toàn diện chức năng quản lý doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng; phù hợp với quy mô sản xuất và loại hình kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp của Công ty. 2. Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty: 2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: 1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: Với các chức năng chủ yếu xây dựng thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông. Thi công các công trình giao thông và các công trình kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu kinh tế, lắp đặt các đường dây và trạm biến áp đến 35KV... Là một đơn vị thực hiện chức năng xây lắp trong những năm qua Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình như: Danh mục các công trình thi công Tên dự án Giá trị (Tr.đ) Thời gian Xây dựng địa điểm Nhà khách TW Đảng 15.000 1988- 1993 Tây Hồ- HN Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch 2.000 1990- 1992 Đường Giải Phóng- HN Văn phòng Công ty XNK với Lào 1.500 1990- 1992 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể Bộ Tài chính 3.000 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể Đài tiếng nói VN 3.800 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà 5 tầng Công ty dầu lửa VN và khách sạn Queen 4.000 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể TCT lắp máy VN 10.000 1992- 1994 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở 2-5 tầng khu Đầm Trai 1.400 1992- 1996 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà ở cục A29- Tổng cục phản gián 900 1992 Hai Bà Trưng- Hà Nội Các công trình phụ trợ XN Dược HN 2.500 1992 La Thành- Hà Nội Bưu điện Hai Bà Trưng 1.000 1994 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà VP Chính Phủ 11.000 1994- 1996 222A Đội Cấn- HN Nhà VP Ngân hàng NNVN 7.000 1994- 1996 Đường Giải Phóng- HNĐường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể trường ĐHKTQD 1.200 1995-1997 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà trụ sở và văn phòng cho thuê 7.000 1996-1997 Đường Giải Phóng- HN Cột ăng ten viba trạm biến áp Phủ lý 700 1996 Thị xã Phủ Lý Nhà B5 Giáp Bát 3.000 1997-1998 Đường Giải Phóng- HN Căn hộ cao cấp 9 tầng cho người nước ngoài 12.000 1997-1998 Hai Bà Trưng- HN Chung cư 9 tầng CT4 Linh Đàm 9.000 1998-1999 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Công viên Linh Đàm 1.600 1998-2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Hệ thống đường và thoát nước Linh Đàm 5.600 1999-2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Hệ thống đường và thoát nước Định Công 4.000 1999-2001 Định Công- Thanh Trì- HN Nhà văn hóa, đường thôn Hoàng Liệt 850 2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Bưu điện Đại Từ, Linh Đàm 700 2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Nhà thi hành án huyện Gia Lâm 500 2000 Gia Lâm- HN Thi công cải tạo kênh B1 Nam Định 550 2000 Nam Định Dự án A1 số 2 Giảng Võ 4.000 2000-2001 Giảng Võ- HN Chung cư 9 tầng CT5 Định Công 9.000 2000-2001 Định Công- Thanh Trì- HN Hạ tầng đường 5 3.200 2000-2001 Đường 5 HN- HP Hạ tầng Xh Linh Đàm 2.600 2000-2001 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Trụ sở làm việc Huyện ủy Ngân Sơn 2.500 2000-2001 Ngân Sơn- Bắc Kạn Công ty dược phẩm B.Braun Hà Nội 1.800 2000-2001 La Thành- HN Trụ sở Công ty dịch vụ vui chơi giải trí 1.000 2001 Thanh Trì- HN Trụ sở UBND xã Hoàng Liệt 1.700 2001 Thanh Trì- HN Bãi xe Linh Đàm 700 2001 Thanh Trì- HN Công ty vật tư kỹ thuật xi măng 600 2001 Đường Giải Phóng- HN Trụ sở TCT Mía Đường I 1.600 2001 Hai bà Trưng- HN Trung tâm y tế- Lạng Sơn 1.500 2001 Hữu Lũng- Lạng Sơn Trường học Hoàng Tiến, Hoàng Hóa, TH 900 2001-2002 Hoàng Hóa- TH Nhà ở CBCNV TCT Dược 5.800 2001-2002 Hà Nội Nhà ở CBCNV Thanh Trì 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Nhà ở CBCNV các ban thuộc TW Đảng, 261 Thụy Khuê 20.300 2002-2003 Thụy Khuê- HN Khu Pháp Vân- Tứ Hiệp 4.000 2002 Thanh Trì- HN Xưởng SX thuốc viên 6.000 2002 Đường Giải Phóng- HN Lơ 2 khu Pháp Vân 1.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Sân vườn Lô VP1- Bán đảo Linh Đàm 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Khu ĐTM Mỹ Đình 2 1.300 2002 Mỹ Đình- HN Bưu điện bán đảo LĐ 1.500 2002-2003 Thanh Trì- HN Khu X1 Bắc LĐ 1.100 2002 Thanh Trì- HN Chung cư 11 tầng B7 Kim Liên 65.000 2002-2003 Kim Liên- HN Chung cư 12 tầng CT2 Bắc LĐ 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Nhóm nhà ở 12- 15 tầng CT2 khu Mỹ Đình 2 65.000 2002-2003 Mỹ Đình – Hà Nội Chung cư 12 tầng NO 3 Khu ĐTM Pháp vân 25.000 2003-2004 Thanh Trì- HN Doanh trại, kho C26- Tổng cục cảnh sát 1.000 2003 Hà Nội Tất cả các công trình do Công ty thi công đều đảm bảo chất lượng, tiến độ, ATLĐ và được chủ đầu tư đánh giá cao đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng nhiều bằng khen và huy chương vàng chất lượng. Nhờ việc luôn đảm bảo tốt chất lượng của các công trình nên doanh nghiệp ngày càng có uy tín trên thị trường và khả năng thắng thầu các công trình ngày càng cao. Công ty đã xây dựng nhiều công trình trên khắp mọi miền của Tổ quốc từ Lào Cai, Bắc Kạn đến các công trình ở Thành phố Hồ chí Minh... Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, số lượng các Công ty xây dựng ngày càng gia tăng và phát triển do đó thị trường xây dựng khá là sôi động và náo nhiệt. Để thắng được thầu một công trình nó không chỉ đòi hỏi các điều kiện về trí lực, năng lực tài chính mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Năng lực nhận thầu thi công của Công ty được dựa trên 3 yếu tố cơ bản: - Yếu tố con người (nhân lực). - Yếu tố công nghệ (thiết bị và khoa học kỹ thuật). - Yếu tố kinh tế (nguồn vốn). Để tồn tại được trên thị trường các Công ty phải có một đội ngũ nhân viên giỏi, năng lực tài chính ổn định và đặc biệt nó phụ thuộc khá lớn vào các mỗi quan hệ của Giám đốc Công ty. 2. Đặc điểm của lao động và quản lý lao động 2.1 Cơ cấu lao động: Kỹ sư, kiến trúc sư: 55 người Cử nhân kinh tế: 17 người Cử nhân luật: 01 người Nhân viên kỹ thuật: 20người Công nhân bậc cao: 110 người Với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao, hầu hết đều có trình độ đại học ham học hỏi và nhất là sự đoàn kết thống nhất của toàn Công ty, lực lượng công nhân có tay nghề cao, được rèn luyện qua nhièu công trình xây dựng đã đáp ứng được yếu tố nhân lực nói trên. 2.2 Quản lý lao động Bố trí lao động: Trên cơ sở căn cứ vào quy mô của công trình lớn hay nhỏ, thời hạn hoàn thành của công trình ngắn hay dài mà Công ty có sự bố trí lao động hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình được liên tục và hoàn thành đúng thời hạn. Phân chia công việc: Căn cứ vào thời hạn hoàn thành của công trình để phân chia khối lượng công trình phù hợp với từng giai đoạn, các công việc này được phân chia cho từng Đội xây dựng và các Đội này phải chịu trách nhiệm hoàn thành phần việc mình được giao. 3. Đặc điểm của công nghệ và quản lý công nghệ Bảng năng lực máy móc thiết bị của Công ty stt tên thiết bị ĐV sl công suất nước sX sở hữu I máy thi công hạ tầng 1 máy xúc Kobelico bánh lốp chiếc 02 Gầu 0.45m Nhật Sở hữu 2 Máy xúc Hitachi chiếc 01 Gầu 0.7m Nhật Sở hữu 3 Máy đầm cóc chiếc 04 Mikasa Nhật Sở hữu 4 Máy ủi 160 CV chiếc 02 DZ 171 Nga Sở hữu 5 Máy lu Sakai bánh sắt chiếc 02 8- 15 Tấn Nhật Sở hữu 6 Máy lu bánh lốp chiếc 02 12 Tấn Nhật Sở hữu 7 Máy lu rung mini chiếc 01 5 Tấn Nhật Sở hữu 8 Máy lu rung Sakai chiếc 01 25 Tấn Nhật Sở hữu II Máy thiết bị thi công bê tông chiếc Sở hữu 1 Máy trộn bê tông chiếc 01 200L- 4Kw Vnam Sở hữu 2 Máy trộn bê tông chiếc 02 JZC250L- 4Kw TQuốc Sở hữu 3 Máy trộn bê tông chiếc 10 JZC350L- 5,5Kw Tquốc Sở hữu 4 Máy đầm dùi bêtông chiếc 30 1- 2 Kw Tquốc Sở hữu 5 Máy đầm dùi 3 Fa chiếc 02 1,7 Kw Đức Sở hữu 6 Máy đầm dùi Misaka 1 Fa chiếc 02 1,1 Kw Nhật Sở hữu 7 Máy đầm bàn 1 Fa chiếc 20 1- 2 Kw Tquốc Sở hữu III Máy bơm nước chiếc Tquốc Sở hữu 1 Máy bơm nước điện chiếc 17 50w- 750w Tquốc Sở hữu 2 Máy bơm ý chiếc 01 1 Kw Italy 3 Máy bơm liên doanh chiếc 01 750 Kw LG Sở hữu 4 Máy bơm 3 Fa chiếc 02 2,2 Kw Vnam Sở hữu 5 máy bơm xăng Honda chiếc 02 30m3/ h- 4CV Nhật Sở hữu 6 Máy bơm xăng Honda chiếc 02 60m3/ h- 5CV Nhật Sở hữu IV Máy cần trục nâng hạ chiếc Sở hữu 1 Cẩu tháp, sức nâng 1.3- 6 T chiếc 01 35 Kw Tquốc Sở hữu 2 Cẩu tháp, sức nâng 1.1- 5.5T chiếc 01 35,5 Kw Nga Sở hữu 3 Cẩu tháp Potain Fo 23B chiếc 01 51 KVA Vnam Sở hữu 4 Cẩu thiếu nhi, sức nâng 0,5T chiếc 01 4 Kw Nga Sở hữu 5 Vận thăng chở hàng sức nâng 0.5- 1 T chiếc 09 48 Kw Nhật- Hàn Sở hữu 6 Vận thăng chở người chiếc 04 10 Kw Liên xô Sở hữu V Máy, thiết bị động lực chiếc Nhật Sở hữu 1 Máy phát điện 220V chiếc 02 24 KVA Nhật Sở hữu 2 Máy phát điện 220V/ 380V chiếc 01 10 KVA Tquốc Sở hữu 3 Máy nén khí chiếc 02 2,7 Kw Việt- Nga Sở hữu 4 Máy ép cọc (đối trọng và neo) chiếc 01 80 T Việt- Nga Sở hữu VI Máy gia công cơ khí Sở hữu 1 Máy cắt, uốn thép fi6- fi40 chiếc 10 4 Kw Tquốc Sở hữu 2 Máy khoan tay chiếc 04 1,2 Kw Nhật Sở hữu 3 Máy cắt mài sắt cầm tay chiếc 04 2 Kw Nhật Sở hữu 4 Máy cắt bàn Mikata chiếc 03 2,2 Kw Nhật Sở hữu 5 Máy kéo thép chiếc 10 2,2 Kw Tquốc Sở hữu VII Máy hàn điện chiếc Sở hữu 1 Máy hàn 3Fa chiếc 15 24 KVA Vnam Sở hữu 2 Máy bàn Bungari chiếc 02 10 KVA Bungar Sở hữu 3 Máy bàn 1Fa chiếc 02 0- 12 KV Vnam Sở hữu VIII Dàn giáo thi công Vnam Sở hữu 1 Dàn giáo hoàn thiện 1.500 Vnam Sở hữu 2 Cây chống thép đơn 700 Vnam Sở hữu 3 Bộ cột chống thép tổng hợp 20.000 Vnam Sở hữu 4 Cốt pha thép định hình 10.000 Nga Sở hữu 5 Cốt pha sàn bằng thép 7.000 Nga Sở hữu 6 Xà gồ cây chống gỗ 5.000 Sở hữu IX Máy trắc đạc thí nghiệm Sở hữu 1 máy thuỷ bình Đức chiếc 07 Đức Sở hữu 2 Máy kinh vĩ Đức chiếc 07 Đức Sở hữu 3 Máy toàn đạc điện tử Thuỵ Sỹ chiếc 02 Thụy sỹ Sở hữu 4 Bộ thí nghiệm chiếc 02 Hquốc Sở hữu X Phương tiện vận tải chiếc Đức Sở hữu 1 Cẩu tự hành bánh hơi chiếc 02 5 T Nga Sở hữu 2 Ô tô cần cẩu chiếc 02 15 T Nga Sở hữu 3 Ô tô tự đổ Maz236 chiếc 03 15 T Đức Sở hữu 4 Ô tô tự đổ Kamaz5551 chiếc 03 13- 15 T Tquốc Sở hữu 5 Ôtô tự đổ IFA W50 chiếc 05 5 Tquốc Sở hữu 6 Ôtô tự đổ Sanxing chiếc 02 1,25 T Tquốc Sở hữu XI Máy gia công chế biến gỗ Sở hữu * Máy gia công gỗ Sở hữu 1 Máy cưa đĩa CD- 500 chiếc 01 2,2 Kw Vnam Sở hữu 2 Máy cưa vòng lượn chiếc 01 2,2 Kw Vnam Sở hữu 3 Máy bào thẩm BT- 300 chiếc 01 1,7 Kw Vnam Sở hữu 4 Máy phay trục đứng FS- 1A chiếc 01 1,7 Kw Vnam Sở hữu 5 Máy đục lỗ vuông chiếc 01 1,1 Kw Vnam Sở hữu 6 Máy soi cầm tay Mikasa chiếc 01 1,6 Kw Nhật Sở hữu 7 Máy đánh giáp( đánh nhẵn) chiếc 01 160 w Nhật Sở hữu 8 Máy bào cuốn BC- 500 chiếc 01 1,7 Kw Vnam Sở hữu 9 Máy mài lưỡi bào chiếc 01 750 w Vnam Sở hữu 10 Máy bào chiếc 01 1,6 Kw Nhật Sở hữu 11 Máy nén khí chiếc 01 HP Đài Loan Sở hữu * Máy gia công thép Sở hữu 1 Máy khoan bào Sinkco chiếc 02 1,7 Kw Đài Loan Sở hữu 2 Kéo cắt sắt bàn chiếc 01 Vnam Sở hữu 3 Mài cắt Mikata chiếc 02 1,1 Kw Vnam Sở hữu 4 Máy mài hai đá chiếc 02 1,1 Kw Nhật Sở hữu 4. Quản lý nguyên vật liệu Là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình xây dựng cho nên Công ty sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu như: sắt, thép, xi măng, đá, sỏi, vôi, gạch, cát, bả, sơn… và giá trị của chúng ở mức trung bình. Hầu hết đại đa số các loại nguyên vật liệu đều được nhập ở trong nước, chỉ có một số thiết bị cần lắp đặt cho các công trình là phải nhập ở nước ngoài như: thang máy, điều hòa, máy bơm nước… và giá trị của chúng là khá lớn. Tùy vào từng đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp có những kho bảo quản, tất cả các loại nguyên vật liệu của Công ty đều cần phải được bảo quản ở trong kho để chống ảnh hưởng của thời tiết. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang là nền kinh tế thị trường do đó những nhà cung cấp các loại vật tư là rất nhiều, vì vậy việc lựa chọn nhà cung ứng nào là tùy thuộc vào doanh nghiệp, nếu nhà cung ứng nào có khả năng cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng đảm bảo, giá rẻ và có thể cho Công ty chịu trong một thời gian dài thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn nhà cung ứng đó. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc cung cấp nguyên vật liệu được ổn định Công ty cũng có một số nhà cung ứng chính. 5. Đặc điểm về tài chính - Vốn điều lệ của Công ty tính đến thời điểm thành lập ngày 19/ 6/ 2000 là: 23.777.024.945, đ Trong đó: + Vốn cố định: 16.204.484.907, đ + Vốn lưu động: 7.572.540.038, đ Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện trong báo cáo tài chính 3 năm 2000, 2001, 2002. Tổng quát lại sau 03 năm hoạt động ta thấy các số liệu sau đã phản ánh tình hình tài chính tăng trưởng là: Tình hình chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty: Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 hiện nay là một trong những Công ty có uy tín lớn trong ngành xây dựng vì chât lượng các công trình do Công ty thực hiện đều có chất lượng tốt và được khách hàng ngày càng tin tưởng. Để đạt được điều đó các phòng ban, đơn vị của Công ty luôn phối hợp trong việc xác định các điều kiện cho sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất: từ khâu nhập, bảo quản vật tư, thiết bị, quá trình lưu kho, bãi, quá trình đưa các loại vật tư, thiết bị đó vào sử dụng cho công trình và hoàn thành công trình để bàn giao cho khách hàng. Trong thời gian đưa vào sử dụng Công ty còn có thời gian bảo hành cho các công trình, thời gian bảo hành dài hay ngắn phụ thuộc vào giá trị của từng công trình. Các ý kiến của khách hàng trong thời gian bảo hành đều được cán bộ phòng kỹ thuật thi công có trách nhiệm tiếp nhận, ghi vào sổ và báo cáo với trưởng phòng và chuyển tới các trưởng đơn vị có liên quan để giải quyết nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. 3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua: Stt Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu Đồng 15.093.000.000 33.230.000.000 71.000.000.000 2 Vốn thuộc sở hữu Nhà nước Đồng 1.512.976.972 8.649.859.545 11.070.938.464 3 Vốn ngân sách cấp Đồng 0 506.736.000 536.736.000 4 Vốn tự bổ sung Đồng 852.836.119 7.173.555.152 9.150.490.342 5 Tổng số lao động trong đó chờ sắp xếp Người 57 68 73 Người 0 0 0 6 Diện tích đất sử dụng Trong đó diện tích cây trồng M2 617,5 617,5 617,5 M2 0 0 0 5 Kết quả kinh doanh Đồng 5.1 Tổng doanh thu 15.092.769.720 33.229.959.850 70.361.903.438 Trong đó kim ngạch XK 0 0 0 5.2 Lãi thực hiện trước thuế 811.709.765 693.697.589 1.429.938.647 5.3 Lỗ (Cộng dồn) 0 0 0 6 Tổng nộp ngân sách Trong đó: Thuế VAT Thuế TNDN Thuế XNK Thuế TTĐB Thuế sử dụng vốn Đồng 1.182.586.126 979.658.776 202.927.350 1.771.375.004 1.591.989.983 173.530.821 4.006.210.248 3.523.971.815 478.277.912 7 Tổng số nợ phải trả Đồng 8.319.105.467 11.580.247.232 28.842.808.304 Nợ ngân sách Đồng Nợ ngân hàng Đồng 633.988.000 0 0 8 Tổng nợ phải thu Đồng 3.438.847.263 3.226.734.082 19.564.210.471 Nợ khó đòi Đồng 35.031.000 35.031.000 35.031.000 Nhìn chung, tình hình tài chính tương đối lành mạnh, các con số đều thể hiện sự tăng trưởng đều mỗi năm, cụ thể qua việc phân tích các số liệu năm 2002. Phần vốn lưu động chiếm 86,7% trên tổng tài sản Công nợ phải trả 71,8% trên tổng nguồn vốn Khả năng thanh toán hiện thời chiếm 139,3% so với tổng công nợ phải trả, khả năng thanh toán ngắn hạn chiếm 126% Tỷ suất sinh lời từ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu chiếm 2,03% tương đương với một đồng doanh thu từ hoạt động SXKD thì đạt 0,203 đồng lợi nhuận. Tỷ suất ( sinh lời) lợi nhuận trên tổng tài sản chiếm 3,56% Chương Ii lý luận chung 1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của đấu thầu a. Khái niệm Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. b. Các nguyên tắc cơ bản - Nguyên tắc hiệu quả: Một cuộc đấu thầu được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà thầu có năng lực sẽ tạo thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Đối với bên mời thầu sẽ chọn được nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của mình về kỹ thuật, trình độ thi công, đảm bảo kế hoạch tiến độ, tiết kiệm được vốn đầu tư và chống được tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu. Đối với nhà thầu, do phải cạnh tranh nên họ đều phải cố gắng tìm tòi những kỹ thuật, công nghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu. Điều này có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. - Nguyên tắc công bằng: Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng 1 chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có năng lực và phẩm chất. Lý do được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực của nhà thầu. Nguyên tắc này mang tính tương đối vì trong những trường hợp cụ thể, nhà thầu địa phương thường được hưởng một số điều kiện ưu đãi nhất định. - Nguyên tắc minh bạch: Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng, có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá, dịch vụ cần xây lắp hay mua sắm, về tiến độ và điều kiện thực hiện. Bên mời thầu phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu về mọi yếu tố liên quan, tránh tình trạng chuẩn bị hồ sơ mời thầu sơ sài. Nhà thầu phải hiểu rõ lĩnh vực cần thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nguyên tắc này mang tính tương đối vì các nhà thầu trong lĩnh vực chuyên môn mới có thể hiểu được. - Nguyên tắc 3 chủ thể: Thực hiện dự án luôn có sự hiện diện của 3 chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Kỹ sư tư vấn có trách nhiệm đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, những bất cập về tiến độ thi công được phát hiện kịp thời, đưa ra những biện pháp khắc phục và hạn chế tối đa đối với những mưu toan thông đồng hay thoả hiệp có thể gây thiệt hại cho chủ công trình. - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: Nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập trong hợp đồng xây dựng để cho không có một sai sót nào mà không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên liên quan đều biết rõ mình sẽ phải gánh chịu hậu quả gì khi có sơ suất xảy ra nên mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa để kiểm soát bất chắc và phòng ngừa rủi ro. - Nguyên tắc bảo mật: Hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đến gói thầu trong suốt quá trình đấu thầu được xem là những bí mật thương mại. Cá nhân, tập thể của bên mời thầu, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, cơ quan thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu không được tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu với bất cứ đối tượng nào trước ngày phát hành hồ sơ mời thầu. Không được tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình xét thầu như nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép và các biên bản cuộc họp về xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc tư vấn đối với từng nhà thầu và các tài liệu có liên quan khác. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được niêm phong, giữ kín trước khi mở thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu đã nộp. Đối với hồ sơ dự thầu chào hàng cạnh tranh được gửi qua fax cũng phải được bảo mật như đối với các hồ sơ dự thầu khác. 2. Các loại hình đấu thầu Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho các công việc sau: - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn. - Đấu thầu xây lắp. - Đấu thầu mua sắm hàng hoá. - Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Hoạt động tư vấn là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Hoạt động xây lắp là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Hàng hoá là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). Các hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu Điều 4 và điều 5 trong quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 quy định có các hình thức lực chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu sau: 3.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu a. Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Hình thức này nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu trên cơ sở sự tham gia của nhiều nhà thầu. Song do số lượng nhà thầu lớn nên có thể có những nhà thầu có phẩm chất, năng lực kém tham dự và sẽ mất nhiều thời gian cùng với chi phí cho việc tổ chức đấu t._.hầu. b.Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người (cấp) có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này áp dụng khi: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Việc quy định cụ thể số lượng tối thiểu nhà thầu tham dự và phải được người (cấp) có thẩm quyền phê duyệt sẽ tránh được hiện tượng biến tướng của hình thức chỉ định thầu. Nếu mời 2 nhà thầu, trong đó có 1 nhà thầu có đủ năng lực còn nhà thầu thứ 2 không đủ năng lực thì nhất định là nhà thầu thứ 1 sẽ trúng thầu. Qua hình thức này, chủ đầu tư có thể nhanh chóng chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Nhưng hình thức này cũng hạn chế một phần sự cạnh tranh trong đấu thầu do chỉ mời một số nhà thầu tham dự. c. Chỉ định thầu: Theo điều 1 Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88, chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau: +Trường hợp bất khả kháng do thiên tại, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án (người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự án phải báo cáo người (cấp) có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu; người (cấp) có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý. + Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định. + Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với việc mua sắm hàng hoá, xây lắp; dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn. Các gói thầu được chỉ định thầu thuộc dự án nhóm A, Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng quản trị Tổng Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập (Tổng Công ty 91), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có dự án quyết định. Khi chỉ định thầu các gói thầu, người có thẩm quyền quyết định chỉ định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trường hợp thấy không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định. nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu. Bộ Tài chính quy định cụ thể về chỉ định thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp Nhà nước; đồ dùng vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. + Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án, do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan khác. + Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định. + Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án đầu tư thì không phải đấu thầu nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phù hợp với yêu cầu dự án. Nội dung của báo cáo đề nghị chỉ định thầu gồm: - Lý do chỉ định thầu. - Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. - Giá trị và khối lượng đã được người (cấp) có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế và dự toán được duyệt theo quy định). Trong trường hợp cần khắc phục ngay hậu quả thiên tai, địch hoạ, sự cố thì chủ dự án cần xác định khối lượng và giá trị tạm tính, sau đó phải lập đầy đủ hồ sơ, dự toán được trình duyệt theo quy định để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán. Hình thức này giúp chủ đầu tư chọn được ngay nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của mình. Song nó làm triệt tiêu tính cạnh tranh trong đấu thầu. Bên cạnh đó, nhà thầu được chọn có thể đưa ra phương án chưa phải là tối ưu. d. Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc chào hàng có thể được thực hiện bằng gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. e. Mua sắm trực tiếp: Hình thức này áp dụng khi đang thực hiện dở hợp đồng hoặc bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) với 1 nhà thầu mà bên mua lại có nhu cầu mua thêm nhưng với điều kiện không được vượt mức giá hay đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. f.Tự thực hiện: Hình thức này áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện. g. Mua sắm đặc biệt: Hình thức này áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt, ví dụ như mua máy bay, mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lý ngành phải xây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ý kiến thoả thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3.2. Các phương thức đấu thầu a. Đấu thầu 1 túi hồ sơ: Phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong 1 túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. b. Đấu thầu 2 túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề án kỹ thuật và đề án tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề án kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề án tài chính để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. c. Đấu thầu 2 giai đoạn: + Phương thức này áp dụng cho các trường hợp sau: - Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. - Dự án được thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. + Quá trình thực hiện phương thức này như sau: - Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề án kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét, thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. - Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn 1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề án kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt kỹ thuật và đề án tài chính chi tiết với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng và giá dự thầu để đánh giá và xếp hạng nhà thầu. Các loại hợp đồng Theo điều 6 Nghị định số 88 bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng. Trường hợp luật pháp Việt Nam chưa có quy định thì phải xin phép Thủ tướng Chính phủ trước khi ký kết hợp đồng. - Nội dung hợp đồng phải được người (cấp) có thẩm quyền phê duyệt, chỉ bắt buộc áp dụng đối với các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu trong nước hoặc nhà thầu nước ngoài mà kết quả đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ vào thời hạn và tính chất gói thầu, có 3 loại hợp đồng sau: - Hợp đồng trọn gói: Là hợp đồng theo giá khoán gọn. áp dụng khi gói thầu xác định rõ về số lượng, chất lượng và thời gian. Trường hợp có phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽ được người (cấp) có thẩm quyền xem xét quyết định. - Hợp đồng chìa khoá trao tay: Là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của 1 gói thầu được thực hiện thông qua 1 nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký. - Hợp đồng điều chỉnh giá: Là hợp đồng áp dụng cho các gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng, khối lượng hoặc có sự biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. Hợp đồng có điều chỉnh giá phải ghi rõ danh mục, điều kiện, công thức và giới hạn điều chỉnh giá được cấp quyết định đầu tư chấp thuận bằng văn bản về các yếu tố gây biến động giá như lao động, nguyên vật liệu, thiết bị,... Quy trình thực hiện đấu thầu xây lắp Căn cứ chương 4 Nghị định số 88, việc thực hiện đầu thầu xây lắp tuân theo quy trình sau: 5.1. Trình tự tổ chức đấu thầu - Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) - Bước 2: Lập hồ sơ mời thầu - Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu - Bước 4: Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu - Bước 5: Mở thầu - Bước 6: Đánh giá, xếp hạng nhà thầu - Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu - Bước 8: Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng - Bước 9: Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. Từ bước 1 đến bước 6 do bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. 5.2. Sơ tuyển nhà thầu: 5.2.1. Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 5.2.2. Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau: a. Lập hồ sơ sơ tuyển gồm: - Thư mời sơ tuyển - Chỉ dẫn sơ tuyển - Tiêu chuẩn đánh giá - Phụ lục kèm theo. b. Thông báo mời sơ tuyển c. Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển d. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển e. Trình duyệt kết quả sơ tuyển f. Thông báo kết quả sơ tuyển 5.3. Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu gồm: Thư mời thầu Mẫu đơn dự thầu 3. Chỉ dẫn đối với nhà thầu 4. Các điều kiện ưu đãi (nếu có) 5. Các loại thuế theo quy định của pháp luật 6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật 7. Tiến độ thi công 8. Tiêu chuẩn đánh giá, gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá 9. Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng 10. Mẫu bảo lãnh dự thầu 11. Mẫu thoả thuận hợp đồng 12. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 5.4. Thư hoặc thông báo mời thầu Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm: 1. Tên và địa chỉ của bên mời thầu 2. Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác 3. Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu 4. Các điều kiện tham gia dự thầu 5. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu 5.5. Chỉ dẫn đối với nhà thầu Chỉ dẫn đối với nhà thầu bao gồm: 1. Mô tả tóm tắt dự án 2. Nguồn vốn thực hiện dự án 3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng 4. Yêu cầu năng lực, kinh nghiệm và địa vị hợp pháp của nhà thầu, các chứng cứ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong khoảng thời gian hợp lý trước thời điểm dự thầu. 5. Thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu. 5.6. Hồ sơ dự thầu Nội dung của hồ sơ dự thầu bao gồm: 1. Các nội dung về hành chính, pháp lý: - Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền) - Bản sao giấy đăng ký kinh doanh - Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có) - Văn bản thoả thuận liên danh đối với trường hợp liên danh dự thầu. - Bảo lãnh dự thầu. 2. Các nội dung về kỹ thuật - Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu - Tiến độ thực hiện hợp đồng - Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng - Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 3. Các nội dung về thương mại, tài chính - Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết - Điều kiện tài chính (nếu có) - Điều kiện thanh toán. 5.7. Bảo lãnh dự thầu - Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, bảo lãnh dự thầu nộp ở giai đoạn 2. - Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng từ 1% đến 3% giá dự thầu. Bên mời thầu có thể quy định mức bảo lãnh thống nhất để đảm bảo bí mật về mức giá dự thầu cho các nhà thầu. Bên mời thầu quy định hình thức và điều kiện bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho những nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. - Nhà thầu không được nhận lại bảo lãnh dự thầu trong các trường hợp sau: ã Trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng ã Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu ã Vi phạm quy định trong quy chế đấu thầu hiện hành. - Bảo lãnh dự thầu chỉ áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế. - Sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu được hoàn trả bảo lãnh dự thầu. 5.8. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 1. Kỹ thuật, chất lượng: - Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế. - Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công. - Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động. - Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công về số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động. - Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 2. Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: - Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. - Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. - Năng lực tài chính: doanh số, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác. 3. Tài chính và giá cả: - Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu). - Các điều kiện thương mại, tài chính, giá đánh giá. 4. Tiến độ thi công: - Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu. - Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan. 5.9. Đánh giá hồ sơ dự thầu 1. Đánh giá sơ bộ: Việc đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bao gồm: - Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu - Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu - Làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần) 2. Đánh giá chi tiết: Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp giá đánh giá, gồm 2 bước: a. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn Việc đánh giá tiến hành dựa trên cơ sở các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được người (cấp) có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm mở thầu. Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểm kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. b. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại. Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt. Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung sau: - Sửa lỗi - Hiệu chỉnh các sai lệch - Chuyển đổi giá dự thầu sang 1 đồng tiền chung - Đưa về một mặt bằng so sánh - Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. 3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá. 5.10. Kết quả đấu thầu 1. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu. 2. Kết quả đấu thầu phải được người (cấp) có thẩm quyền xem xét phê duyệt. 3. Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo nhưng phải được người (cấp) có thẩm quyền chấp thuận. 5.11. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1. Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. 2. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình và quy mô của hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc bảo trì. 3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm những nội dung chủ yếu sau: - Thời gian nộp: Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng. - Hình thức bảo lãnh dưới dạng tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương. - Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. - Đồng tiền bảo lãnh. 6. Sự khác biệt giữa đấu thầu cạnh tranh trong nước với đấu thầu cạnh tranh quốc tế Đấu thầu cạnh tranh trong nước và đấu thầu cạnh tranh quốc tế đều tuân thủ những bước và thủ tục được nêu ở trên song giữa chúng có những sự khác biệt quan trọng. Những khác biệt chính là: Một là: Ngôn ngữ Tiếng Việt được dùng trong hồ sơ mời thầu trong nước và để nộp hồ sơ dự thầu. Đối với đấu thầu quốc tế, một ngôn ngữ được chỉ định cụ thể mà ngôn ngữ đó được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế, thường là tiếng Anh. Các dự án sử dụng vốn của WB -Ngân hàng thế giới,thì ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Các dự án sử dụng vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản -JBIC thì ngôn ngữ là tiếng Anh. Theo hiến chương thành lập ADB-Ngân hàng phát triển Châu á, ngôn ngữ làm việc của ngân hàng là tiếng Anh. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu có liên quan khác, kể cả quảng cáo phải được viết bằng tiếng Anh. Trong trường hợp có nhiều ngôn ngữ được sử dụng, bản tiếng Anh sẽ có ưu thế quyết định. Hai là: Đồng tiền Tiền đồng Việt Nam được sử dụng cho giá thầu và thanh toán đối với đấu thầu trong nước. Trong đấu thầu quốc tế, nhà thầu được phép sử dụng những đồng tiền nước ngoài được chỉ định, thường là đồng đô la Mỹ. WB cho phép sử dụng tối đa 3 loại tiền để dự thầu. Điều này tạo thuận lợi cho nhà thầu vì có trường hợp nhà thầu phải nhập nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau. ADB quy định trong hồ sơ mời thầu yêu cầu những nhà thầu chào giá bằng loại tiền của nước mình hoặc 1 loại tiền mua bán quốc tế. JBIC quy định là phải sử dụng đồng Yên Nhật. Ba là: Các điều kiện của hợp đồng Trong trường hợp các hợp đồng xây dựng công trình, các điều kiện của hợp đồng đối với đấu thầu trong nước đơn giản hơn nhiều so với trường hợp đấu thầu quốc tế. Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, mặc dù dài hơn và phức tạp hơn nhưng người ta vẫn kiến nghị nên sử dụng các điều kiện hợp đồng của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn - FIDIC vì chúng rất quen thuộc trong công nghiệp đấu thầu. Thậm chí trong các hợp đồng hàng hoá, các điều kiện hợp đồng còn đơn giản hơn cả trong đấu thầu trong nước. Bốn là: Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đến khi mở thầu Căn cứ quy mô và sự phức tạp của gói thầu, theo Nghị định 88 thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ. Bên mời thầu có thể gia hạn thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Đối với đấu thầu quốc tế: WB quy định ít nhất là 6 tuần ADB quy định tối thiểu là 60 ngày đối với gói thầu tư vấn, mua sắm và 90 ngày đối với gói thầu xây lắp. JBIC: Căn cứ hoàn cảnh cụ thể của dự án, quy mô cũng như độ phức tạp của hợp đồng quy định không dưới 45 ngày đối với đấu thầu quốc tế. Trường hợp các công trình xây dựng lớn hoặc có liên quan đến những loại thiết bị phức tạp thì thường không dưới 90 ngày. Năm là: Thời gian mở thầu Nghị định 88 quy định thời gian mở thầu không quá 48 tiếng kể từ khi đóng thầu. Đối với đấu thầu quốc tế: WB quy định phải mở ngay sau khi đóng thầu hoặc sau 1 khoảng thời gian đủ để vận chuyển hồ sơ dự thầu từ nơi nhận thầu đến nơi mở thầu. ADB quy định như WB. JBIC: Không quy định về thời điểm mở thầu. Sáu là: Ưu tiên Theo điều 10 Nghị định 88 thì đấu thầu trong nước là một thủ tục thông thường phải tuân thủ. Chỉ cho phép đấu thầu cạnh tranh quốc tế khi không có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước với nhau (không có hoặc chỉ có 1 nhà thầu có thể đáp ứng yêu cầu của dự án) hoặc nguồn tài chính của dự án là từ các tổ chức quốc tế hoặc các nước khác và cần phải có đấu thầu cạnh tranh theo đúng qui định. Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu cạnh tranh quốc tế sẽ được quyền hưởng ưu đãi khi so sánh hồ sơ dự thầu của họ với hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên lại không có một hướng dẫn cụ thể nào áp dụng ưu đãi này. Đối với đấu thầu quốc tế: WB quy định về nhà thầu hợp lệ. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là: - Vốn vay ngân hàng chỉ được phép rút để thanh toán các chi phí hàng hoá và công trình do công dân của các nước thành viên của ngân hàng cung cấp, được sản xuất hoặc cung ứng từ các nước đó. Theo chính sách này công dân của các nước khác hoặc những nhà thầu chào hàng hoá hay công trình từ các nước khác đều không đủ tiêu chuẩn để dự thầu các hợp đồng sẽ được tài trợ toàn bộ hay một phần bằng vốn vay ngân hàng. - Các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ của nước vay chỉ có thể được dự thầu khi: ã Độc lập về pháp lý và tài chính. ã Hoạt động theo Luật Thương mại. Các cơ quan trực thuộc của bên vay hoặc bên vay lại trong các dự án do ngân hàng tài trợ không được phép dự thầu hoặc nộp đề án về mua sắm hàng hoá và công trình cho dự án đó. - Việc sơ tuyển là cần thiết cho các công trình lớn và phức tạp. Điều này cũng giúp xác định tính hợp lệ của nhà thầu được hưởng ưu đãi cho các nhà thầu trong nước, nếu được phép của ngân hàng. Tiêu chí sơ tuyển là: ã Kinh nghiệm, kết quả thực hiện các hợp đồng tương tự trước đây. ã Năng lực về con người, máy móc xây dựng hoặc chế tạo. ã Khả năng tài chính. - Ngân hàng duy trì một danh mục các nước mà các nhà thầu hàng hoá và dịch vụ không đủ tư cách hợp lệ để tham gia đấu thầu dự án do ngân hàng tài trợ. Danh mục này được cấp thường xuyên và có thể lấy từ Trung tâm thông tin của WB. - Ngân hàng phát hiện ra nhà thầu nào có hiện tượng tham nhũng hay gian lận, ngân hàng cấm nhà thầu đó tham gia các gói thầu cho WB tài trợ, nhà thầu đó được coi là không hợp lệ. - Đối với hợp đồng xây dựng khi được ngân hàng đồng ý, các bên vay trong diện đủ tiêu chuẩn hợp lệ có thể dành một mức ưu đãi là 7,5% cho các nhà thầu trong nước tức giá chào thầu nhà thầu nước ngoài cộng thêm 7,5% giá chào thầu. Với tư cách là 1 tổ chức hỗ trợ phát triển, WB khuyến khích các nhà thầu trong nước tham dự song không phải mọi trường hợp nhà thầu trong nước đều được ưu tiên. Nhà thầu trong nước phải có tư cách hợp lệ và điều kiện được xét ưu tiên là các công trình xây lắp tại các nước thành viên có mức thu nhập quốc dân -GNP tính theo đầu người dưới mức đã được xác định. Mức GNP do ngân hàng xác định hàng năm. Các nhà thầu Nhật Bản thường được ưu tiên đối với các dự án do JBIC tài trợ mặc dù các điều khoản ưu tiên không ghi trên văn bản chính thức. Những hàng hoá hợp lệ để được tài trợ theo khoản vay là những mặt hàng được sản xuất tại các nước hợp lệ. Tuy nhiên ngay cả các hàng hoá bao gồm nguyên vật liệu được nhập khẩu từ một hay nhiều nước không phải là hợp lệ, các hàng hoá đó cũng có thể được xem là hợp lệ để được cấp vốn nếu phần nhập khẩu thấp hơn 50% đơn giá của những sản phẩm đó theo công thức sau: ã Khi 1 nhà cung ứng ở quốc gia thuộc bên vay được trao hợp đồng có liên quan: x 100 ã Khi nhà cung ứng của 1 nước hợp lệ ngoài nước thuộc bên vay được trao hợp đồng có liên quan: x 100 ã Giá xuất khẩu (FOB - Free on board) là toàn bộ chi phí có liên quan đến hàng hoá bị xuất khẩu tính đến khâu xếp hàng lên tàu tại cảng nước xuất khẩu. ã Giá nhập khẩu (CIF - Cost insurance freigh) gồm giá FOB tại cảng xuất hàng của nước xuất khẩu cộng với chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển hàng hoá đến cảng của nước nhập khẩu, kể cả chi phí bốc dỡ hàng và vận chuyển vào kho ở cảng của nước nhập khẩu. Bảy là: Điều chỉnh giá. Theo Nghị định 88, thì việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo các hoá đơn, chứng từ thực chi. Trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế: WB quy định giá hợp đồng được điều chỉnh theo công thức hoặc các công thức. Các công thức này tách tổng giá trị hợp đồng ra các thành phần có thể điều chỉnh được bằng các chỉ số giá cả được quy định cho từng thành phần. ADB quy định phương pháp điều chỉnh giá được ghi trong hồ sơ mời thầu, cho phép điều chỉnh dựa trên cơ sở bằng chứng là những giấy tờ do nhà thầu cung cấp hoặc tính theo công thức điều chỉnh giá. Các điều khoản về điều chỉnh giá là không cần thiết cho những hợp đồng cung cấp đơn giản với thời hạn giao hàng ngắn. Đối với những hợp đồng cung cấp với thời hạn giao hàng dài (trên 12 tháng) và đối với tất cả các hợp đồng công trình xây dựng quan trọng thì cần phải có điều khoản về điều chỉnh giá. Hồ sơ mời thầu cần quy định mức trần điều chỉnh giá nhưng việc so sánh giá dự thầu chỉ thực hiện dựa trên cơ sở giá gốc, không kể các điều khoản điều chỉnh. JBIC quy định công thức cụ thể để điều chỉnh giá sẽ được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu. Giới hạn tối đa của việc điều chỉnh giá sẽ được đưa vào trong hợp đồng cung ứng hàng hoá nhưng trong hợp đồng xây lắp thì một giới hạn tối đa như vậy là không phổ biến. 7. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và hoạt động sản xuất xây dựng. 7.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc Đặc điểm này đòi hỏi nhà thầu xây dựng phải có một năng lực nhất định. Với mỗi công trình khác nhau thì kiến trúc, công dụng và phương pháp thi công khác nhau nên công việc bóc tách khối lượng công việc cần làm; tính toán tiến độ thi công, số lượng máy móc, nhân công huy động cho công trình và đề xuất biện pháp thi công cho công trình là khác nhau đối với một nhà thầu. 2. Thời gian sử dụng và giá trị sản phẩm Khác với những sản phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững và thời gian sử dụng của các công trình xây dựng thường lớn và dài. Do có độ dài về thời gian sử dụng nên các công trình có nhu cầu lớn về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, cải tạo, mở rộng,... Bên cạnh đó, giá trị của công trình xây dựng lớn hơn giá trị của hàng hoá thông thường nên nhà thầu xây dựng nhiều khi phải có 1 lượng vốn đủ lớn để tiến hành thi công trong thời gian chờ vốn thanh toán của chủ đầu tư. Đặc điểm này cho thấy nếu nhà thầu có những sai sót trong thi công thì sẽ gây lãng phí lớn và việc sửa chữa sẽ khó khăn.. 3. Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc điểm địa lý nơi xây dựng. Đặc điểm này chi phối các hoạt động: khảo sát, thiết kế, các phương pháp thi công, giá cả đất đai, vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng,... Các chính sách kinh tế - xã hội tại địa phương nơi thực hiện xây dựng đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, nếu thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu tiến hành xây dựng. Các công trình xây dựng được thi công trên một địa điểm, nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của công trình. Địa điểm tiêu thụ sản phẩm sẽ do chủ đầu tư quyết định, nhà thầu chỉ có thể xác định địa điểm tiêu thụ và thi công thông qua việc thông báo của chủ đầu tư. Nếu nơi xây dựng có kết cấu địa chất ổn định thì công trình sẽ bền vững. Nếu kết cấu địa chất không ổn định hoặc ở vào nơi trước kia là hồ, ao sau đó được lấp đất thì sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho việc làm nền móng của công trình. Do vậy, nhà thầu trước khi tiến hành xây dựng công trình phải tiến hành điều tra thực tế tại địa điểm nơi thực hiện xây dựng từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu giảm tới mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra do đặc điểm này của sản phẩm xây dựng. Đặc điểm của hoạt động sản xuất xây dựng Một là: Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất sẵn hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với các công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp rất hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà ở để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng đều sẽ có các đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thâù xây dựng cho từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi nhà thầu muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. Hai là: Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu khác. Ba là: Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của nhà thầu không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọn cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn. Đặc điểm này đòi hỏi nhà thầu phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới.. Bốn là: Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây ._.nhằm khai thác triệt để lợi thế và kinh nghiệm của công ty, tạo điều kiện nâng cao chất lượng các công trình do công ty thi công. Ngoài ra nhằm giảm thiếu rủi ro khi tham gia đấu thầu, công ty cần đẩy nhanh công tác nghiên cứu khả thi các dự án trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng trình Tổng công ty xét duyệt vì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình đô thị hoá nên nhu cầu xây dựng nhà ở cho người dân là rất lớn nhưng chưa được đáp ứng, việc xây dựng hệ thống thoát nước, giao thông đô thị và thể thao là rất cần thiết. Do vậy công ty chuyển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh nhà để bán, chú trọng các dự án thoát nước, giao thông đô thị và thể thao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc chiếm lĩnh các thị trường truyền thống trong nước công ty từng bước thâm nhập vào thị trường xây dựng ở nước Cộng hoà dân chủ Lào. Hai là: Công tác nắm bắt thông tin và quảng cáo: + Công tác nắm bắt thông tin - Duy trì quan hệ với các chủ đầu tư đã có công trình do công ty nhận thầu dù nhu cầu xây dựng là không liên tục. - Công ty phải thiết lập 1 hệ thống thông tin đầy đủ về những định hướng chiến lược đầu tư của Nhà nước, của các bộ ngành; các dự án lớn trọng điểm của Nhà nước, tiếp cận các cơ quan lập dự án từ bước nghiên cứu tiền khả thi đến nghiên cứu khả thi. - Công ty cần xác định rõ những mặt mạnh mặt yếu của đối thủ để đề ra chiến lược đấu thầu thích hợp. Trong lĩnh vực xây dựng, rào cản về vốn, công nghệ đối với việc thành lập 1 doanh nghiệp mới là rất lớn nên công ty ít bị đe doạ về các đối thủ tiềm ẩn mới xâm nhập vào thị trường xây dựng. Các đối thủ chính của công ty là những công ty xây dựng trong nước và nước ngoài đã hoạt động lâu năm và có thị phần nhất định. Các công ty trong nước như: ã Tổng công ty xây dựng sông Đà có uy tín và thế mạnh trong xây dựng các công trình nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các công trình đê đập. ã Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tràng An là những Tổng công ty quân đội có sức mạnh trong vấn đề huy động nhân lực và giá tranh thầu của họ thường hấp dẫn ở 1 số công trình do giảm được chi phí nhân công. Các công ty xây dựng nước ngoài chủ yếu tham gia đấu thầu và nhận thầu các công trình có vốn FDI, ODA. Các công ty nước ngoài trúng thầu thường là các công ty của chính những nước có nguồn vốn đầu tư nói trên hoặc là là các công ty xây dựng nước ngoài được chủ đầu tư mời dự thầu. Đây là những công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý và có kinh nghiệm, uy tín lớn. Công ty nên mở rộng mối quan hệ với các công ty xây dựng nước ngoài để nhận làm thầu phụ khi tham gia đấu thầu quốc tế nếu như công ty không trúng thầu nhằm học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp xây dựng thuộc các Sở xây dựng và ngoài quốc doanh. Các công ty này chỉ xuất hiện và cạnh tranh với công ty khi công ty tham gia đấu thầu các công trình tại địa phương. Các công ty này tuy khả năng về tài chính, công nghệ, lao động còn hạn chế song lại có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước tại địa phương. Do đó công ty phải đi nghiên cứu thực tế tình hình tại địa phương nơi sẽ xây dựng công trình, tìm hiểu kỹ giá nguyên vật liệu, điều kiện vận chuyển cung ứng ở địa phương, tăng cường mối quan hệ với chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc liên doanh với các đơn vị xây dựng địa phương để tham gia đấu thầu nếu thấy khả năng trúng thầu là thấp. Cuối cùng công ty phải báo cáo kịp thời những thông tin cập nhật đưa lên lãnh đạo Tổng công ty để có phương án triển khai mua sắm máy móc, thiết bị thi công, bố trí kế hoạch sản xuất, bố trí lao động 1 cách đầy đủ, hợp lý nhằm giành ưu thế khi tham dự đấu thầu. + Giải quyết khiếu nại của khách hàng: Nhằm nâng cao uy tín cho công ty đồng thời tạo dựng lòng tin đối với các đơn vị có dự án giao cho công ty thi công xây lắp, công ty sẽ tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại của các đơn vị về các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp. Người phụ trách liên quan của công ty để giải quyết những đề nghị, sự phàn nàn và không đồng ý của khách hàng là trưởng các phòng,xí nghiệp,đội trực thuộc công ty hoặc người được uỷ quyền. Việc giải quyết khiếu nại sẽ được giám đốc công ty hoặc người phụ trách liên quan phân công. Đối với các khiếu nại thuộc trách nhiệm của công ty, xí nghiệp, đội trực thuộc thì người phụ trách liên quan phải xác định được nguyên nhân, lập báo cáo khiếu nại theo mẫu để giải quyết hoặc trình giám đốc công ty quyết định hướng giải quyết nếu vượt quá thẩm quyền hoặc khiếu nại có liên quan đến các quy định của pháp luật. Người phụ trách liên quan thông báo cho khách hàng về cách thức, thời gian giải quyết và theo dõi đảm bảo việc giải quyết được thực hiện 1 cách kịp thời, đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng. Nếu khiếu nại không thuộc trách nhiệm của công ty, xí nghiệp, đội trực thuộc hoặc không có căn cứ thì người phụ trách liên quan sẽ trao đổi, làm rõ về khiếu nại đó với khách hàng. + Công ty phải chọn những cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ thành thạo còn phải có những tư chất như: năng khiếu nói chuyện, khả năng ứng xử, khả năng nhạy cảm xét đoán có những hiểu biết xã hội và có kinh nghiệm tiếp xúc để giải quyết những khiếu nại của khách hàng, để đàm phán ký kết hợp đồng. Người giao tiếp của công ty phải nắm bắt được ý đồ của khách hàng bằng việc trao đổi trực tiếp hỏi khách hàng hay bằng các công văn, thư từ, fax, internet,... Tiếp đó phải nghiên cứu ý đồ của khách hàng tức là đặt lên bàn cân những yêu cầu lợi ích và sự trả giá của khách hàng với khả năng và lợi ích của công ty với nguyên tắc chấp nhận 1 lợi ích chung từ 2 phía. Sau đó, phải thuyết phục khách hàng. Người giao tiếp của công ty phải có những lý lẽ, chứng cứ tài liệu, số liệu để làm cho khách hàng hiểu được những yêu cầu bất hợp lý mà họ cho là hợp lý. Quyết định chấp nhận và ký kết hợp đồng là công việc cuối cùng ở giai đoạn giao tiếp ban đầu của khách hàng với công ty. + Công tác quảng cáo Nhằm giới thiệu năng lực và uy tín của mình, công ty cần tăng cường hoạt động quảng cáo. Công ty làm những bộ phim video nhiều tập những cuốn cataloge giới thiệu về sự hình thành, phát triển của công ty, những công trình đạt huy chương vàng chất lượng cao do Bộ Xây dựng tặng, những kỹ thuật thi công tiên tiến. Những bộ phim này được trình chiếu và những cuốn cataloge này được trưng bày tại các kỳ hội chợ, triển lãm chuyên ngành. 2. Chiến lược đặt giá thấp Công ty bỏ thầu với giá thấp hơn các nhà thầu đối thủ để thắng thầu thì có thể xảy ra 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Công ty thu được mức lợi nhuận thấp hơn đối với từng công trình song số lượng công trình thắng thầu tăng, tổng lợi nhuận thu được từ các công trình thắng thầu cũng tăng. Trường hợp 2: Công ty vẫn thu được mức lợi nhuận như các nhà thầu đối thủ dựa vào: - Năng suất lao động tăng do kinh nghiệm thi công các công trình tương tự nên chi phí nhân công trực tiếp giảm. - Cân đối kế hoạch bố trí xe máy thi công, tổ chức thi công hợp lý, giảm được chi phí quản lý. - Định mức vật tư, kinh nghiệm quản lý tiết kiệm, giảm được chi phí nguyên vật liệu. - Tính toán từ mức hiệu quả đồng vốn bỏ ra nên chi phí sử dụng máy đưa vào dự toán có thể giảm được 10% vẫn bảo đảm máy hoạt động tốt trong những năm kế tiếp. Có người cho rằng, do đấu thầu cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các nhà thầu bỏ giá thầu thấp cốt để trúng thầu nên chất lượng công trình kém theo kiểu "tiền nào của ấy". Nhưng thực tế không hẳn như vậy. - Nếu chủ đầu tư chấp nhận mức giá bỏ thầu cao hoặc mức giá bỏ thầu trung bình nhưng khâu giám sát, quản lý kỹ thuật không tốt thì chất lượng công trình cũng không đảm bảo. - Nếu chủ đầu tư chấp nhận giá thấp với điều kiện nhà thầu có khả năng về trang thiết bị thi công, lực lượng lao động, vốn sản xuất,... để đảm bảo thi công gói thầu và được sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và các cam kết của nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu thì chất lượng công trình vẫn đảm bảo. Nhà thầu sẽ phải chấp nhận lãi ít hơn dự kiến hoặc lỗ để hoàn thành gói thầu, giữ uy tín cho nhà thầu hoặc bỏ cuộc, chịu mất tiền bảo lãnh dự thầu và mất uy tín trên thương trường. 3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; bố trí, sắp xếp, và sử dụng hợp lý đội ngũ lao động Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển, là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Máy móc do con người sáng tạo ra song nó chỉ phát huy tác dụng thông qua kinh nghiệm, kiểm nghiệm và hiện thực hoá của hoạt động sản xuất trực tiếp của con người. Nếu số lượng lao động nhiều nhưng trình độ thấp thì hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thấp. Nếu đẩy mạnh giáo dục và đào tạo sẽ nâng cao trình độ, tích luỹ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy tối đa công suất máy móc, cải tiến đổi mới công nghệ, năng suất lao động được tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn. Điều này sẽ tạo sự tín nhiệm đối với sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. doanh nghiệp sẽ dần dần chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận. Người lao động làm việc trong một môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn lao động thì hiệu quả lao động sẽ tăng lên, làm việc với tinh thần sảng khoái. Đồng thời nếu có sức khoẻ tốt, sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao độ trong khi đang làm việc, sản phẩm do người lao động làm ra sẽ đồng đều và có chất lượng tốt. Để xây dựng được 1 đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao đáp ứng các yêu cầu mục tiêu phát triển, công ty cần thực hiện các nội dung sau: 3.1. Lập kế hoạch tuyển dụng - Việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực dài hạn hàng năm và lao động thời vụ của công ty phải dựa trên cơ sở:kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, nhu cầu bổ sung nhân lực cho các bộ phận trong công ty và thực trạng nhân lực của công ty. - Nội dung chủ yếu của kế hoạch tuyển dụng bao gồm: số lượng, ngành nghề, trình độ và thời gian cần tuyển. - Quá trình tuyển dụng lao động dài hạn cần tuân thủ các bước sau: ã Bước 1: Thông báo cần tuyển nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản cần có trong hồ sơ dự tuyển. ã Bước 2: Kiểm tra hồ sơ dự tuyển. ã Bước 3: Thành lập hội đồng thi tuyển. ã Bước 4: Tiến hành thi tuyển. ã Bước 5: Ký hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc đối với lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 2 tháng; tốt nghiệp trung sơ cấp kỹ thuật, nghiệp vụ là 1 tháng. ã Bước 6: Xét tuyển chính thức. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện hợp đồng thử việc. Trưởng các phòng ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc công ty hoặc người được uỷ quyền có liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lực phải nhận xét kết quả thử việc và đề xuất việc tuyển dụng chính thức hay thôi tuyển dụng người thử việc tại bộ phận mình phụ trách. - Đối với tuyển dụng lao động ngắn hạn (thời vụ): ã Chủ nhiệm công trình xác định nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ cho từng dự án dựa trên khối lượng công việc và tiến độ thực tế của công trình. ã Tiến hành thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ bằng các hình thức như: đăng tin, nhờ môi giới hoặc liên hệ trực tiếp. ã Hồ sơ tuyển dụng cần có: đơn xin việc, lý lịch, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp (nếu có). ã Tiến hành tuyển dụng: Chủ nhiệm công trình kiểm tra hồ sơ lý lịch, nhận thấy lý lịch rõ ràng, sức khoẻ đảm bảo, giấy chứng nhận nghề nghiệp phù hợp. Đối với các trường hợp không có bằng cấp thì trước khi chấp nhận phải kiểm tra tay nghề đối với công việc có liên quan để đảm bảo đảm đương được yêu cầu công việc, kết quả kiểm tra phải lưu hồ sơ. ã Những lao động được chấp nhận sẽ lập thành danh sách gửi cho phòng tổ chức lao động đối với các công trình trực thuộc công ty hoặc giám đốc xí nghiệp đối với các công trình trực thuộc xí nghiệp. Phòng tổ chức lao động hoặc giám đốc xí nghiệp sẽ ký hợp đồng thời vụ với đại diện của các lao động trong danh sách được chỉ định. - Kế hoạch tuyển dụng lao động dài hạn do giám đốc công ty hay người được uỷ quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Kế hoạch tuyển dụng lao động thời vụ do giám đốc xí nghiệp hay chủ nhiệm công trình phê duyệt. 3.2. Lập kế hoạch đào tạo - Hàng năm, trưởng các phòng, đội trưởng đội sản xuất hoặc người được uỷ quyền có liên quan đến công tác đào tạo của công ty phải xác định các nhu cầu đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý. - Nhu cầu đào tạo được xác định trên các cơ sở sau: nhân viên mới tuyển dụng; yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật; kết quả xem xét của lãnh đạo và nhu cầu đột xuất để đáp ứng yêu cầu. - Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn phải được đào tạo theo các nội dung sau: các quy định, nội quy của công ty; cơ cấu tổ chức công ty; chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty. - Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn, thời vụ cho các dự án ngoài các nội dung trên còn thêm 2 nội dung là biện pháp thi công, đảm bảo an toàn và các yêu cầu về kỹ thuật khi thấy cần thiết. - Lập kế hoạch đào tạo: Nội dung của kế hoạch bao gồm: nội dung, thời gian và hình thức đào tạo. Ngoài kế hoạch đào tạo định kỳ đã xác định khi có nhu cầu đào tạo đột xuất thì giám đốc cong ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án có thể quyết định kế hoạch đào tạo bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm sao cho phù hợp. - Thực hiện đào tạo: Việc đào tạo có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau sao cho đáp ứng các yêu cầu đào tạo, có thể bao gồm: ã Đào tạo tại chỗ trên công việc; đào tạo tập trung tại công ty, xí nghiệp hoặc tại công trường và đào tạo bên ngoài. Đối với việc đào tạo do công ty tự thực hiện, giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án sẽ quyết định lựa chọn giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp. Giảng viên được lựa chọn phải có trách nhiệm chuẩn bị bài giảng và các tài liệu cần thiết sao cho đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Khi có nhu cầu đào tạo bên ngoài, trưởng phòng tổ chức lao động, chỉ huy công trường cần xem xét khả năng của đơn vị đào tạo bên ngoài trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm của đơn vị đó. Khi kết thúc khoá học, giảng viên cần đánh giá kết quả học tập của các học viên bằng hình thức kiểm tra hay nhận xét. Các học viên không đạt yêu cầu cần có hình thức đào tạo bổ sung hay tự học để được kiểm tra, đánh giá lại nhằm đáp ứng được các yêu cầu đào tạo đặt ra. 3.3. Thưởng phạt hợp lý, mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trên công trường; mua bảo hiểm xã hội; tặng thưởng các cháu học sinh là con của các cán bộ công nhân viên công ty có thành tích cao trong học tập, trợ cấp cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong công ty. 3.4. Đề cao lòng tự trọng, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; phát huy tinh thần dám chịu trách nhiệm và tinh thần đoàn kết cho toàn thể cán bộ công nhân viên qua các phong trào, hoạt động sôi nổi, bổ ích do công ty tổ chức. 3.5. Bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý đội ngũ lao động. Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đúng người, đúng việc sẽ tiết kiệm yếu tố nhân lực, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong giá dự thầu, tăng khả năng trúng thầu. Phải xem người để giao việc, không thể để tự do ai muốn làm cũng được nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình. 4. Phát huy các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hiện đầu tư có trọng điểm đồng bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất. a. Công nghệ là chìa khoá của sự phát triển. Công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, sử dụng một cách triệt để và hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có. Các thành phần cơ bản của công nghệ là phần vật tư kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. Chúng bổ sung cho nhau và không thể thiếu bất cứ 1 thành phần nào trong mỗi công nghệ. Phần vật tư kỹ thuật bao gồm các công cụ, trang bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận chuyển, nhà máy,... Nó là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nó được triển khai, lắp đặt và vận hành do con người. Nhờ nó, con người tăng sức lực và trí tuệ. Khi phần vật tư kỹ thuật tăng thì 3 thành phần còn lại cũng tăng theo. Công ty cần phát động thành phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hoạt động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tác dụng khắc phục những khó khăn về mặt kỹ thuật, tiết kiệm kinh phí trong sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho công ty. Nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị của công ty phải xuất phát từ nhu cầu thực tế như: khối lượng và thành phần công việc dự kiến, năng lực thiết bị thi công hiện có. Công ty luôn quán triệt quan điểm đầu tư là đầu tư trọng điểm và đồng bộ. Công ty nên mua sắm các máy móc thiết bị thi công hoàn toàn mới và hiện đại của các hãng nổi tiếng ở các nước có nền công nghệ phát triển như: Nhật, Italia, Đức,... Công ty phải đầu tư số vốn khá lớn nhưng đổi lại năng lực kỹ thuật sản xuất của công ty được nâng cao rõ rệt, đảm bảo nhu cầu tiến độ cũng như chất lượng ở các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật phức tạp, thi công quy m ô lớn, đảm bảo độ chính xác cao. Điều này sẽ tăng khả năng trúng thầu của công ty. Nếu thắng thầu các công trình lớn, công ty có thể khấu hao từ 90-100% giá trị máy móc thiết bị thi công mới mua sau khi thi công xong. Đối với máy móc thiết bị văn phòng, công ty mua sắm các máy hiện đại, đồng bộ. Công ty có thể mua thiết bị thi công từ các nước Châu á như: Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan,... với chi phí chỉ bằng 50-60% chi phí mua sắm thiết bị ở các nước Đức, Italia, Nhật. Việc mua sắm này chỉ đáp ứng các công trình có yêu cầu về kỹ thuật không phức tạp, quy mô công việc không lớn. Ngoài ra công ty có thể liên doanh, liên kết trong đấu thầu nhằm bổ sung cho nhau những điểm yếu về năng lực thiết bị, kinh nghiệm thi công, tận dụng năng lực thừa của nhau, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bên nhằm giành thắng lợi khi đấu thầu. Công ty có thể thuê máy móc thiết bị thi công của các đơn vị khác. Nhưng trước khi mua sắm mới hay thuê, công ty cần cân nhắc lợi ích do mỗi hình thức đem lại. Nếu thuê, công ty có thể giải quyết khó khăn về vốn song nếu thuê phải máy móc thiết bị cũ, khấu hao gần hết thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình. b. Hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị thi công phải được sự quan tâm thường xuyên và tiến hành liên tục. Hoạt động này giúp cán bộ quản lý biết máy móc nào chưa phát huy hết năng lực phục vụ, máy nào đã cũ, đã hỏng cần bảo dưỡng, sửa chữa, xác định được chính xác giá trị còn lại của máy móc đồng thời hỗ trợ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật năng lực thiết bị thi công trong hồ sơ dự thầu được chính xác, đề ra kế hoạch tiến độ thi công hợp lý. Các máy móc thiết bị chuyên dụng cần phải được những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi đánh giá, kiểm tra. Đối với nguyên vật liệu sản xuất thì việc kiểm tra chất lượng sẽ đảm bảo được chất lượng của công trình. Khi mua nguyên vật liệu công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin về đặc điểm, quy cách, chủng loại, số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu mà công ty cần cho bên cung ứng biết để họ có kế hoạch sản xuất hoặc xuất hàng theo yêu cầu của công ty. Khi giao nhận nguyên vật liệu,cần phải có hợp đồng giao nhận xác định chất lượng sản phẩm, số lượng, giá cả thời hạn cung cấp, nguồn gốc, nơi cung cấp và phương thức thanh toán. Trong hợp đồng phải ghi rõ người cung ứng phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Công ty phải tiến hành kiểm tra chất lượng các loại vật tư có thể do để lâu ngày dễ bị hỏng như xi măng. 5. Tăng cường hoạt động tạo vốn. Thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một bài toán khó giải quyết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp xây dựng. Đặc trưng của hoạt động xây dựng là thời gian xây dựng kéo dài, khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước vốn để thi công.Sau khi thi công xong, nghiệm thu bàn giao thì chủ đầu tư mới thanh toán. Do vậy công ty cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn. Một là: Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình, hạng mục công trìng, công ty chuyển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh nhà để bán, đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xây dựng nhằm tăng tổng doanh thu, tăng lợi nhuận. Hai là: Thi công dứt điểm các công trình, đảm bảo chất lượng từng công trình. Biện pháp này sẽ tăng khả năng thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn, rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn. Ba là: Tham gia liên doanh, liên kết trong đấu thầu nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho công ty về vốn lưu động, năng lực công nghệ. Bốn là: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đối với các chủ đầu tư chậm thanh toán. Năm là: Huy động vốn nhàn rỗi tạm thời của cán bộ công nhân viên toàn công ty với lãi suất thấp. Sáu là: Đẩy mạnh quan hệ hơn nữa với ngân hàng đang cho công ty vay vốn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng khi cần vay và bảo lãnh những khoản tiền lớn đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bảy là: Lập kế hoạch về nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn của công ty để từ đó có những biện pháp huy động vốn kịp thời phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Tám là: Nghiêm túc thực hiện quy chế quản lý tài chính do Nhà nước ban hành, duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra tài chính đối với các xí nghiệp, đội trực thuộc. Mọi chứng từ phải hợp lệ, tránh tình trạng lập chứng từ khống gây thiệt hại vốn cho công ty. Các chi phí chứng từ phát sinh trong kỳ phải được kiểm tra chặt chẽ. Thường xuyên lập báo cáo thống kê từng tháng, từng quý nhằm đảm bảo cho công ty đánh giá đúng thực trạng về vốn để có biện pháp giải quyết. Cơ chế giao việc giữa công ty với các xí nghiệp, đội trực thuộc luôn được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. 6. Kiểm tra chất lượng công trình Một trong những nhân tố đảm bảo uy tín cho công ty trên thị trường xây dựng là chất lượng của các công trình do công ty thi công. Để các công trình đạt chất lượng cao, công ty phải tiến hành kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và trước khi nghiệm thu bàn giao công trình. -Cán bộ kỹ thuật công trường thực hiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công theo các biện pháp thi công đã duyệt. Phòng quản lý thi công kết hợp với phòng khoa học kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại các khâu quan trọng trong thi công như: nền, móng, sàn các tầng và mái, công tác lắp đặt thiết bị điện, nước, công tác hoàn thiện. Cán bộ kỹ thuật phải thông báo cho chỉ huy trưởng công trình khi có sai khác so với yêu cầu trong thiết kế. - Công tác kiểm tra chất lượng công trình phải tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng - Bộ tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty với phương châm ghi rõ quy trình sản xuất, thực hiện đúng điều đã cam kết. - Hàng tháng sau khi thi công xong từng phần công việc theo điểm dừng kỹ thuật sẽ tổ chức nghiệm thu, ghi kết luận bằng văn bản để làm cơ sở xác định và thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Công ty chỉ chuyển bước thi công khi có nghiệm thu của tư vấn giám sát. - Sau khi công trình đã hoàn thành, công ty tiến hành kiểm tra tổng thể bằng trực quan và kiểm tra vận hành thử các thiết bị điện, nước,... nếu thấy sai sót công ty sẽ sửa chữa. Công ty sẽ làm vệ sinh và bảo quản toàn bộ công trình đảm bảo sạch đẹp, tránh hư hỏng do mưa, gió,... 7. Kiến nghị với Nhà nước a. Về đấu thầu quốc tế và vai trò của nhà thầu trong nước Việc giao thầu tại các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công trình từ nguồn vốn ODA thường thông qua đấu thầu quốc tế, trong đó phần lớn đơn vị trúng thầu là các nhà thầu nước ngoài hoặc tổ hợp các công ty nước ngoài, rất ít trường hợp đơn vị thắng thầu là doanh nghiệp nhà nước. Mặc dầu những năm qua các nhà thầu Việt Nam đã tỏ rõ năng lực và tiến bộ của mình, đủ khả năng để tự xây dựng những công trình lớn như thuỷ điện Yaly, các đường quốc lộ, các cầu cảng lớn,... Nhưng tại sao trong đấu thầu quốc tế nhà thầu Việt Nam không dành được lợi thế ngay trên đất nước mình. Điều đó là do chính sách đấu thầu của Việt Nam. Có thể nói hầu hết các hồ sơ mời thầu đều do các công ty tư vấn nước ngoài chuẩn bị và đối với công trình vốn vay quốc tế thì chủ đầu tư Việt Nam lại ít kinh nghiệm. Tư vấn nước ngoài đã lợi dụng các sơ hở trong quy chế đấu thầu để tự chia dự án thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi các điều kiện dự thầu cao gay khó khăn và làm cho các nhà thầu nước ngoài dự thầu đều trúng vai trò thầu chính. Còn nhà thầu Việt Nam chỉ được cam kết làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài. Khi trúng thầu, nhà thầu chính nước ngoài không thực hiện đúng các cam kết đó thì cũng không có cơ chế xử lý. Nếu có thực hiện cam kết thì nhà thầu nước ngoài cũng phân chia lại công việc, m, giá trị theo ý muốn của họ. Thực tế là tất cả các nhà thầu nước ngoài sau khi thắng thầu tự ý lựa chọn nhà thầu khác có giá thấp hơn giá khi 2 bên cam kết vào đấu thầu. Hướng giải quyết: - Quy định rõ việc liên kết với nhà thầu Việt Nam là bắt buộc trong đấu thầu quốc tế, các điều kiện liên kết phải được xác định trước khi dự thầu và các điều kiện ràng buộc này phải được thực hiện sau khi thắng thầu, trong văn bản công bố kết quả đấu thầu ghi rõ các nhà thầu phụ tham gia liên kết đấu thầu. - Việc phân chia gói thầu cho 1 dự án cần hợp lý để khai thác được tiềm năng trong nước, tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước có thể dự thầu độc lập. Tránh việc tổ chức đấu thầu hợp đồng chìa khoá trao tay vì nó yêu cầu điều kiện dự thầu cao mà nhà thầu trong nước khó có khả năng đáp ứng. - Có chính sách ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Điều này đã được các nước và các tổ chức quốc tế áp dụng. b. Để khắc phục tình trạng bỏ giá thầu quá thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển lâu dài của các nhà thầu trong nước, có thể xác định giá xét thầu như kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới. Cụ thể là: a. Nhà thầu trúng thầu là người chào giá (giá đánh giá) gần nhất so với giá trung bình của tất cả các hồ sơ dự thầu chủ đầu tư nhận được. b. Nhà thầu trúng thầu là người chào giá có thể lớn hơn giá trung bình nói trên nhưng là giá gần nhất với giá này và vẫn thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư. Tác dụng: nếu chọn 1 trong 2 cách này thì: - Đảm bảo "bí mật" của giá xét thầu - Tránh được việc phải lựa chọn những nhà thầu bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình - Tìm được nhà thầu có mức giá sát thực tế. - Bảo đảm sử dụng đầy đủ các nguồn tài chính cho xây dựng công trình - Bảo đảm mức lợi nhuận hợp lý cho nhà thầu - Vẫn đảm bảo tính khách quan, ngẫu nhiên và cạnh tranh trong đấu thầu. c. Về vốn thi công Khi nhà thầu đã nhận được công trình, ngân hàng có thể nghiên cứu cho vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi không cần thế chấp vì chính hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết đã là "tài sản thế chấp" đáng tin cậy. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tín dụng dài hạn để nhà thầu có điều kiện mua sắm trang thiết bị thi công. Tình trạng nhiều nhà thầu trong nước vẫn phải sử dụng tín dụng ngắn hạn để mua sắm thiết bị là nguyên nhân khiến các nhà thầu gặp khó khăn khi cân đối tài chính. Kết luận Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng nhằm giành được những hợp đồng xây dựng, bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào cũng phải nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu của đơn vị mình. Qua thời gian học tập tại trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng số 4, em đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế quý báu về công tác đấu thầu xây dựng. Đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây lắp và phát triển nhà số 1" chính là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động đấu thầu xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: T.S Cao Thúy Xiêm cùng các cán bộ phòng dự án - Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do kiến thức và khả năng còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy và các cán bộ phòng dự án để em có điều kiện hoàn thiện chuyên đề. Danh mục tài liệu tham khảo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ. Nghị định số 93/CP của Chính phủ ngày 23/8/1997 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP. Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. Thông tư số 08/1997/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản. Thông tư số 01/1999/TT-BXD hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản. Định mức xây dựng cơ bản năm 1999. Quy định của WB, ADB và OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp - Bộ Kế hoạch và đầu tư - NXB Thống kê - Hà Nội, 1999. Đấu thầu xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - NXB Xây dựng - Hà Nội, 1991. Tạp chí xây dựng các số năm 1998, năm 1999 và năm 2000. Tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2000 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,ngân sách năm 2001-Báo Hà Nội mới, thứ 5 ngày 9/11/2000. 11. Giải pháp phát triển nhà ở Hà Nội - Báo Hà Nội cuối tuần, số 315 ngày 7/4/2001. 12. Tiết kiệm vốn đầu tư nhờ đấu thầu -Báo đầu tư, thứ năm ngày 4/6/1998 13. Những khoản dư quý hiếm. Lợi ích do dụ án hạu ODA mang lại - Báo đầu tư, thứ năm ngày 10/8/2000. 14. Thắng thầu vẫn khổ ! Nghịch lý trong việc thi công các công trình có vốn ODA - Báo đầu tư, thứ 3 ngày 6/2/2001. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0105.doc
Tài liệu liên quan