Lời nói đầu
===
Ngày nay tiền là 1 hình thái hầu như quen thuộc với tất cả mọi người và ở tất cả các nước trên thế giới. Từng người một, ai cũng phải suy nghĩ về tiền, vì hàng ngày, hàng tuần và thậm chí hàng năm chúng ta tồn tại, sinh hoạt và phát triển cá nhân đều dựa trên những giao dịch liên quan đến tiền.
Trong chúng ta, ai cũng biết đến tiền từ khi còn rất nhỏ. Mọi đứa bé đều nhanh chóng hiểu rằng những tờ giấy in đẹp và những mảnh kim loại sáng mà bố mẹ thỉnh thoảng cho, có thể dùng
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đổi lấy kẹo, bánh, thức ăn hay bất cứ một cái gì đó. Khi chúng ta lớn lên, tiền trở lên gần gũi hơn vì nó là khoản mà người ta trả cho chúng ta sau những thời gian dài làm lụng vất vả.
Xã hội càng đi lên thì tiền càng trở nên đa dạng về loại hình và tiền cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, cân đối cung cầu tiền là một vấn đề nan giải được đặt ra cho Nhà nước nói chung và cho Ngân hàng nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cung cầu tiền ổn định, không có tình trạng dư cung hay dư cầu.
Để làm được điều đó, các nhà chức trách cần tìm hiểu rõ diễn biến của thị trường tiền tệ để đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm biết được lượng cung tiền như thế nào là phù hợp với cầu tiền thực tế. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tốt.
ở Việt Nam, điều đáng mừng là trong những năm gần đây, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, nước ta vẫn giữ được nền kinh tế ổn định và không bị ảnh hưởng bởi cuộc khoảng hoảng đó. Điều đó là do Nhà nước ta đã đưa ra được lượng cung tiền phù hợp với mức cầu tiền và đã xử lý tốt được cân đối cung cầu trong nền kinh tế.
PHầN 1: CUNG - CầU TIềN Tệ
A/ MứC CầU TIềN
I. Khái niệm :
Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước cần để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lại với giá cả và các biến số kinh tế vĩ mô cho trước.
Khác với nhu cầu về hàng hóa nhằm thỏa mãn yêu cầu về một giá trị sử dụng nhất định, nhu cầu tiền tệ xuất phát từ khả năng trao đổi của tiền tệ chứ không xuất phát từ bản thân nó. Nói cách khác, hàng hóa chỉ có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua giá trị sử dụng của nó trong khi nếu có tiền trong tay người sở hữu có thể thỏa mãn mọi nhu cầu nếu muốn và đo đó mong muốn nắm giữ tiền dường như là vô hạn.
II/ Lý do nắm giữ tiền
Chúng ta biết rằng mọi người giữ tiền bởi họ muốn sử dụng nói như một phương tiện trao đổi, một sự dự trữ giá trị, một đơn vị tính toán và một phương tiện trả góp.
Nhu cầu về tiền, giống như những tài sản khác, phán ánh sự trao đổi và những quy định về sự phân bổ danh mục đầu tư. Một người dùng tiền ( tiền mặt, tiền séc và những vật thay thế tương tự khác ) phần lớn để tiến hành các thương vụ. Vì lý do đó, lượng cầu về tiền phụ thuộc vào phần giá trị của thương vụ muôn nuốn. Hộ gia đình và các nhà kinh doanh phân phối các nguồn lực của họ dựa trên các tài sản phi tiền tệ và tài sản tiền tệ. Khi đưa ra các quyết định này họ tính đến lợi nhuận mong muốn trên tài sản, rủi ro, tính lỏng và những đặc tính thông tin của tài sản đó.
1. Những lý do giao dịch
1.1. Lượng tiền thực tế :
Một vai trò quan trọng của đồng tiền là để giúp thực hiện những giao dịch một cách dễ dàng, nó gợi ý rằng việc giữ tiền nên phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Để hiểu vì sao, hãy giả dụ có 2 cá nhân đang quyết định phân phối nguồn lực của họ. Micheal John và Rex Haskell một người Mỹ và một người Đức có sự giàu có như nhau ( tính theo sức mua ) và những sự thích thú như nhau. Họ cùng phải đối diện với những sự lựa chọn đầu tư với lợi nhuận mong đợi được điều chỉnh theo rủi ro, tính lỏng và thông tin lý thuyết sự phân bố danh mục vốn đầu tư cho biết, hai cá nhân này nên giữ phần như nhau trong tổng nguồn lực của họ dưới dạng trên.
* Giả sử sự giàu có của John tính bằng USD và của Haskell tính bằng DM và giả định rằng cần 1,6 DM để cân bằng với 1 USD trong sức mua nếu John và Haskell có số tài sản thực sự bằng tiền như nhau, số DM Haskell nắm giữ sẽ lớn hơn bằng 1,5 lần số USD John nắm giữ. Nói cách khác sự cân bằng tiền tệ danh nghĩa của Haskell lớn bằng 1,5 lần của John. Vì thế, cầu tiền giao dịch tỷ lệ với mức giá.
Bởi vì sự thay đổi trong việc giữ tiền danh nghĩa tỷ lệ với những thay đổi trong mức giá, ta có thể tập trung vào cầu của số dư tiền tệ thực tế bởi vì giá trị của số du tiền tệ được điều chỉnh theo những thay đổi trong mức mua.
Gọi M là mức cung tiền, P là mức giá cả của nền kinh tế thì lượng tiền thực tế = M/P
Lượng tiền thực tế của nền kinh tế thể hiện sức mua của lượng tiền hiện có.
1.2. Tốc độ và cầu lượng tiền thực tế.
Vào đầu những năm 10, Iving Fisher của trường Đại học tổng hợp Yale đã phân tích mối quan hệ giữa lượng tiền tệ và giao dịch. Fisher nhấn mạnh khái niệm tốc độ biểu thị số lần bình quân mà hàng năm 1 U SD được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.
P Y
V =--------- ( 1.1 )
M
* Ví dụ : Nếu số lượng tiền là 2000 tỷ USD và GDP danh nghĩa 6000 tỷ USD, vòng quay bằng 3, trung bình 1 USD được sử dụng 3 lần trong mỗi năm để mua hàng hóa, dịch vụ.
Nhân hai vế của ( 1.1 ) với M : MV=PY (1.2 )
Phương trình (1.2 ) được biết như phương trình trao đổi, quy định rằng: số lượng tiền nhân với tốc độ tiền thì bằng số chi tiêu danh nghĩa trong nền kinh tế.
Để biến đổi ( 1.2 ) thành một thuyết hành vi của cầu tiền, Fisher đã giả định tốc độ V là một hằng số, do vậy ta có thể viết lại (1.2 ) như sau :
M 1
---- =(--- ) Y
P V
Theo cách tiếp cận của Fisher, yếu tố quyết định của cầu tiền thực tế là số lượng của những giao dịch.
Sử dụng lượng giao dịch như một yếu tố quyết định của cầu tiền tệ tạo khả năng phán đoán. Để thực hiện giao dịch hàng ngày, các hộ gia đình và các nhà kinh doanh tăng lượng tiền danh nghĩa của họ khi giá tăng. Cồn về cầu tiền thực tế, khi thu nhập thực tế của hộ gia đình và doanh nghiệp tăng, họ tiến hành giao dịch nhiều hơn.
* Ví dụ : Một cửa hàng lớn với số lượng hàng bán 10 triệu USD mỗi năm sẽ có số lượng giao dịch về hàng hóa, nhân công, khách hàng.... lớn hơn cửa hàng với số lượng hàng bán mỗi năm 10.000 USD.
Như vậy, cầu tiền tệ của dân chúng và doanh nghiệp tăng theo lượng giao dịch. Trị giá tăng lượng tiền thực tế theo thu nhập thực tế chính là yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.3. Những nhân tố trong hệ thống thanh toán :
Tốc độ được xác định một phần bằng cách thức mà những cá nhân tiến hành giao dịch, nó được gọi là những nhân tố hệ thống thanh toán. Nói cách khác, nếu có nhiều những phương tiện thay thế cho tiền như thẻ tín dụng, máy trả tự động để tiến hành giao dịch, công chúng cần ít tiền mặt và trên .....séc để tài trợ chi tiêu hàng ngày. Tuy vậy, tốc độ M1, PY/M sẽ tăng. Mặt khác, nếu tiền trở nên phù hợp hơn cho việc tiến hành giao dịch, công chúng sẽ cần nhiều tiền hơn để chi dùng hàng ngày.
* Ví dụ : Nếu những Công ty dùng thẻ tín dụng ấn định phí 1 USD cho mỗi lần mua, bạn sẽ dùng thẻ thanh toán ít hơn khi mua hàng và sẽ mang lại nhiều tiền mặt hơn.
Vì vậy, lượng tiền sẽ tăng và vòng quay tiền tệ sẽ giảm. Những nhân tố hệ thống thanh toán sẽ thay đổi ứng với những nhân tố ấn định sự đổi mới tài chính. Sự chuyển dịch của cầu do phí cung ứng và quy chế điều tiết các dịch vụ tài chính.
1.4. Những thay đổi của lãi suất
Những lý thuyết ban đầu về cầu tiền tệ như thuyết số lượng, không coi lãi suất như một nhân tố của cầu tiền giao dịch/
Trong các đóng góp cho thuyết cầu tiền, william Baumol (trường Đại học Princeton ) và Sames Tobin ( trường Đại học Yale ) đã phát triển những mô hình tác động của lãi suất đối với cầu giao dịch.
* Ví dụ : John nhận trước một tờ séc 2.500 USD mỗi tháng và sử dụng tổng số đó với một tỷ lệ không đổi trong tháng.
Một giải pháp cho Hohn là phải chi tiêu trong suốt tháng, do đó lượng tiền bình quân là 2500 / 2 = 1.250 USD. Cuối tháng John còn lại ) USD. Khi
anh ta được trả một lần nữa, quá trình lại tiếp tục. Tốc độ hàng năm của tiền cho John là thu nhập của anh ta 30.000 USD chia cho lượng tiền bình quân của anh ta hàng tháng 1250 USD hay bằng 30.000
--------- = 24
1250
Giả định rằng số tiền trả cho John không có lãi, do đó bỏ qua thu nhập lợi tức trên số tiền của John.
Để có thu nhập tiền lãi thay vì để tiền nhãn rỗi, John có thể đầu tư một phần tiền lương 2500 U SD; chẳng hạn đầu tư 1250 USD vào trái phiếu Kho bạc để bổ sung tiền lãi vào nguồn lực chi tiêu của anh ta.
Nếu John đầu tư 1250 USD, lượng tiền của anh ta sẽ bằng không ở giữa tháng chứ không phải ở cuối tháng.
Nếu lãi suất của trái phiếu kho bạc là 0,75%, anh ta sẽ thu nhập thêm 4,69 U SD = [( 0,5 ).(0,0075 ).(1250 USD )] mỗi tháng hay 56,25 USD mỗi năm.
John không thể chi dùng trực tiếp trái phiếu Kho bạc, sang có thể đổi chúng thành tiền. Việc này kéo theo những chi phí như chi phí chuyển tài sản khácthành tiền.
Do đó, John sẽ phải cân nhắc lợi ích của việc ghi tiền theo chi phí cơ hội được đo bằng lãi suất thị trường mà anh ta sẽ kiếm được do nẵm giữ trái phiếu.
Như vậy, ta có thể rút ra rằng cầu tiền giao dịch phụ thuộc vào lãi suất. Một sự tăng trong lãi suất thị trường làm tăng chi phí cơ hội của lượng tiền giao dịch. Các cá nhân sẽ giữ tiền ít hơn và tốc độ sẽ tăng. Một sự giảm trong lãi suất thị trường sẽ làm giảm chi phí giữ tiền, các cá nhân sẽ giữ số tiền nhiều hơn và tốc độ sẽ giảm.
Do đó, cầu tiền giao dịch tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, trái lại, tốc độ của lượng tiền giao dịch tỷ lệ thuận với lãi suất thị trường. Vậy, lãi suất có vai trò trong việc xác định cầu tiền giao dịch.
1.5. Những quy định của việc phân bổ danh mục vốn đầu tư :
Tốc độ cũng thay đổi theo thời gian ứng với những quyết định phân bổ danh mục vốn đầu tư. Bởi vì tiền là một tài sản với tư cách là vật trung gian trao đổi, những thay đổi trong lợi tức chờ đợi hay trong rủi ro, tính long, hay thông tin liên kết nó sẽ làm thay đổi cầu tiền mặt của hộ gia đình và doanh nghiệp.
2. Những lý do về phân bổ danh mục vốn đầu tư :
Ta có thể nhận thấy rằng, lượng giao dịch không thể giải thích một cách đầy đủ những biến độ trong lượng tiền. Vì vậy, có thể áp dụng thuyết phân bổ danh mục vốn đầu tư cho cầu tiền tệ bằng cách phân tích mỗi yếu tố quyết định của cầu tài sản.
2.1 Thu nhập và của cải :
Lượng tiền thực tế dưới dạng tiền mặt và tài sản séc là một biểu hiện của tài sản cần thiết. Nếu hộ gia đình và doanh nghiệp với thu nhập cao và giàu có sẽ không duy trì cùng một tỷ lệ tài sản củ họ dưới dạng trên mặtu mà lại bằng không hay lãi thấp như những hộ gia đình và doanh nghiệp có thu nhập thấp.
* Ví dụ : Những cá nhân với thu nhập cao có thể duy trì những tài khoản sinh lợi cao mà họ có thể chuyển nhượng dễ dàng thành tiền gửi séc; các doanh nghiệp cũng có thể làm như vậy.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp có thể có một hạn mức tín dụng với những ngân hàng, cho phép họ tiến hành các giao dịch với số lượng tiền mặt hay số dư tiền gửi séc thấp. Những hộ gia đình có thu nhập cao có thể dùng thẻ tín dụng Ngân hàng ( VISA hoặc Master Card ).
2.2 Lợi nhuận mong muốn :
Khi tính toán thu nhập trên tài sản tiền tệ, hộ gia đình và doanh nghiệp không những phải tính đến lại trả tiền số dư tiền gửi mà còn phải tính đến đặc tính thuận lợi của đồng tiền.
Nếu chẳng hạn có thay đổi khác; một sự tăng của lãi suất hay tăng trong sự thuận tiện tự nhiên của đồng tiền sẽ khiến hộ gia đình và doanh nghiệp tăng lượng tiền tệ của họ và tăng lượng cầu tiền.
Một sự giảm trong lãi suất tiền tệ hay trong sự thuận tiện tự nhiên sẽ khiến những gia đình và doanh nghiệp giảm số dư tiền tệ của họ và giảm lượng cầu tiền. Theo cảnh đó, hộ gia đình và doanh nghiệp so sánh lợi tức dự tính mong đợi trên tiền trong việc quyết định giữ bao nhiêu tiền.
2.3. Rủi ro, tính lỏng và thông tin.
Khi phân bổ tài sản để nắm giữ dưới dạng trên, những cá nhân và doanh nghiệp cũng cần cân nhắc rủi ro, tính lỏng và thông tin về thu nhập của việc nắm giữ tiền.
* Nếu thu nhập trên tài sản lựa chọn (thương phiếu, trái phiếu, cổ phần) có nguy hiểm, những người tiết kiệm có thể chuyển sang giữ tiền, làm tăng cầu tiền tệ.
* Những cải cách cho phép dể dàng chuyển vốn từ dạng ít tính lỏng sang dạng có tính lỏng cao hơn; như chuyển từ trái phiếu, cổ phần sang dạng một tài khoản séc; hay từ cổ phần góp sang tín dụng; sẽ làm giảm giá trị vốn có về tính lỏng của tiền.
* Các tài sản khác càng trở lên lỏng nhiều hơn thì càng có nhiều người tiết kiệm chủ tâm đến thu nhập về lãi suất tiền tệ.
* Cuối cùng, một số cá nhân đặt tin tưởng vào giá trị cao của việc gửi tiền vì mó mang lại cho họ sự kín đáo. Điều này liên quan đến những hoạt động phi pháp, tiền thuế... có thể biện hộ cho giá trị của đồng tiền kiếm được.
* Song cầu tiền còn có thể bị ảnh hưởng của những thay đổi trong số lượng của hoạt động phi pháp hay thay đổi trong luật thuế khác.
III/ Những yếu tố quyết định cầu tiền :
1. Cầu tiền tệ thực tế có tương quan thuận với mức độ giao dịch.
2. Cầu tiền tệ thực tế có tương quan nghịchvới sự phát triển và hệ thống thanh toán.
3. Những quyết định phân bổ danh mục đầu tư.
Bởi vì nhiều tài sản tài chính có thể thay cho tiền thu nhập dự tính của tài sản đó ảnh hưởng đến cầu tiền.
* Hàm Cầu tiền : Md
------- L ( Y,S,i-im ) ( 3.1 )
P
Hàm thanh khoản, đại diện bằng L: mô tả cầu tiền thực tế như là một hàm của thu nhập thực tế, Y, những nhân tố hệ thống thanh toán, S và thu nhập mong đợi trên tài sản phi tiền và tiền, i- im
Như vậy, sự gia tăng trong thu nhập thực tế sẽ làm tăng lượng cầu tiền thực tế; sự tăng của các phương tiện thanh toán thay thế tiền làm giảm số lượng thực tế của cầu tiền; một sự tăng trong chi phí cơ hội của lượng tiền thực tế làm giảm số lượng thực tế của cầu tiền và một sự tăng trong lạm phát mong đợi dẫn đến một sự giảm trong cầu tiền, nếu lãi suất thị trường tăng nhiều hơn lãi suất trả tiền cho tiền nắm giữ do lạm phát mong đợi tăng.
Cầu tiền thể hiện qua phương trình (3.1 ) cung cấp thông tin tiềm năng có ích về những chuyển động trong toàn bộ lượng tiền thực tế ứng với sự dịch chuyển của thu nhập thực tế và thu nhập mong đợi trên tiền và tài sản phi tiền.
Những yếu tố quyết định cầu tiền
TT
Sự tăng trong
Gây ra cầu
tiền tệ
Vì
1
Mức giá
P
tăng
tương ứng
Cầu giao dịch. Một sự gấp đôi của mức giá làm gấp đôi số USD
cần cho giao dịch
2
Thu nhập
thực tế
Y
Tăng ít hơn
tương ứng
Cầu giao dịch. Sự tăng trong thu nhập
nâng lượng giao dịch và cầu của tài
sản tiền mặt
3
Khả năng thay thế tiền, S bằng các phương tiện thanh toán
Giảm
Cầu giao dịch nhiều sự thay thế tiền
dẫn đến những hộ gia đình và nhà
kinh doanh phải giảm ghi tiền
4
Lãi suất trên
tài sản phi
tiền
Giảm
Cầu giao dịch và phân bổ danh mục
đầu tư: một thu nhập lớn hơn trên
tài sản thay thế dẫn đến những hộ
gia đình và doanh nghiệp
phải chuyển hướng
5
Lợi nhuận
trên
tiền
tăng
Cầu phân bổ danh mục đầu tư. Một thu nhập lớn hơn trên tiền làm cho
hộ đình và doanh nghiệp sẵn sàng
giữ tiền.
IV. Sự phát triển của lý thuyết về mức cầu tiền tệ
1. Học thuyết số lượng tiền tệ :
Được các nhà kinh tế cổ điển đề sướng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, học thuyết số lượng tiền tệ là một học thuyết về việc giá trị danh nghĩa của tổng thu nhập được xác định như thế nào.
Tốc độ chu chuyển của tiền tệ và phương trình trao đổi.
Cách trình bày rõ nhất trong việc tiếp cận học thuyết số lượng là tác phẩm của nhà kinh tế Mỹ Irving Fisher. Trong cuốn sách nổi tiếng " Sức mua của tiền tệ " Fisher xem xét mối quan hệ giữa tổng lượng tiền với tổng chi tiêu để mua hàng thành phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. PY, trong đó P là mức giá cả, Y là tổng sản phẩm. Tổng chi tiêu PYT cũng được coi tương đương như tổng thu nhập danh nghĩa đối với nền kinh tế hoặc như tổng sản phẩm quốc gia danh nghĩa GNP.
PY
* Tốc độ chu chuyển của tiền V= ----- ( 1 )
M
* Nhân hai vế của ( 1 ) với M, ta có phương trình trao đổi
MV = PY
Phương trình trao đổi quy định rằng lượng tiền nhân số lần mà đồng tiền đó được chi dùng trong một năm, phải bằng thu nhập danh nghĩa.
* Fisher lập luận rằng tốc độ được xác định bởi các tổ chức trong một nền kinh tế mà ảnh hưởng đến cách các cá nhân thực hiện các giao dịch.
Nếu người ta dùng sổ ghi nợ và thẻ tín dụng để tiến hành các giao dịch và do đó mà sử dụng tiền ít hơn thông thường khi mua, thì lượng tiền được yêu cầu ít để tiến hành các giao dịch do thu nhập danh nghĩa tạo ra : M giảm so với PY; tốc độ PY/M sẽ tăng lên.
Mặt khác, nếu mua trả bằng tiền mặt và bằng sẽ là thuận tiện hơn thì cần sử dụng lượng tiền nhiều hơn để tiến hành các giao dịch được sinh ra bởi cùng một mức thu nhập danh nghĩa và tốc độ sẽ giảm đi. Fisher giữ quan điểm là những đặc điểm về tổ chức và về công nghệ của nền kinh tế sẽ chi ảnh hưởng đến tốc độ một cách chậm chạp qua thời gian, cho nên tốc độ thông thường sẽ giữ nguyên một cách hợp lý trong thời gian ngắn.
1.2. Học thuyết số lượng tiền tệ :
Quan điểm của Fisher cho rằng tốc độ là khả bất biến trong thời gian ngắn, cho nên chuyển phương trình trao đổi thành học thuyết số lượng tiền tệ. Học thuyết này phát biểu rằng số lượng thu nhập danh nghĩa chỉ được xác định bởi những chuyển động trong số lượng tiền tệ. Khi lượng tiền ( M ) tăng gấp đôi, thì MY tăng gấp đôi và giá trị của thu nhập danh nghĩa PY cũng vậy.
Vì những nhà kinh tế cổ điển nghi rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, cho nên họ tin rằng mức tổng sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế ( Y ) trong những thời gian thường sẽ giữ một mức công ăn việc làm đầy đủ, do vậy ( Y ) trong phương trình trao đổi có thể được coi là không thay đổi một cách hợp lý trong thời gian ngắn.
Như vậy, đối với những nhà kinh tế cổ điển, học thuyết số lượng tiền tệ cung cấp một cách giải thích những sự vận động của mức giá cả những sự vận động trong mức giá cả chi là kết quả của những thay đổi trong số lượng tiền tệ.
1.3. Học thuyết số lượng về cầu tiền tệ :
Vì học thuyết số lượng tiền tệ cho chúng ta viết bao nhiều tiền được nắm giữ đối với một số tổng thu nhập đã cho. cho nên trong thực tế đó là một học thuyết về cầu tiền tệ. Ta có thể thấy điều đó bằng cách chia 2 vế của phương trình trao đổi cho V. 1
M= ---- PY
V
Khi thị trường tiền tệ cân bằng, số lượng tiền mà người dân nắm giữ (M ) bằng số lượng tiền được yêu cầu ( Md ); thay M= Md. Xác định k=1/V là 1 hằng số ị Md = kPY.
Phương trình Md = kPY cho biết rằng, vì k là hằng số, do đó mức các giao dịch sinh ra bởi một mức cố định của thu nhập danh nghĩa ( PY ) xác định số lượng tiền Md mà người dân yêu cầu.
* Kết luận : Học thuyết số lượng tiền tệ của Fisher nêu lên rằng tiền tệ thuần túy là một hàm số của thu nhập và lãi suất không có ảnh hưởng đến cầu về tiền tệ.
2. Cách tiếp cận của Cambiridge về cầu tiền tệ :
Trong khi Fisher đang phát triển quan điểm học thuyết số lượng về cầu tiền tệ thì một nhóm nhà kinh tế cổ điển tại Cambridge, Anh cũng đang nghiên cứu vấn đề đó. Mặc dù sự phân tích của họ đưa đến một phương trình giống y như phương trình cầu tiền tệ của Fisher.
Md =kPY nhưng cách tiếp cận của họ khác cách tiếp cận của Fisher rất nhiều.
Thay vì nghiên cứu cầu tiền tệ bằng cách chỉ nhìn vào mức giao dịch và các tổ chức ảnh hưởng đến cách dân chúng tiến hành các giao dịch, coi đó là những yếu tố quyết định chủ chốt; các nhà kinh tế học Cambridge đặt câu hỏi xem các cá nhân sẽ muốn giữ bao nhiêu tiền.
Trong mô hình Cambridge, các cá nhân có một sự linh hoạt trong việc quyết định nắm giữ tiền và hoàn toàn không ràng buộc vào những hạn chế về thể chế. Vì vậy, cách tiếp cận của Cambridge không xóa bỏ các ảnh hưởng của lãi suất đối với cầu tiền tệ.
Những nhà kinh tế cổ điển Cambridge thừa nhận rằng tiền tệ có 2 thuộc tính thúc đẩy người ta muốn giữ tiền.
* Tiền tệ hoạt động như một P.tiện trao đổi mà người ta cần dùng để tiến hành các giao dịch. Các nhà kinh tế Cambridge đồng ý với Fisher rằng cầu tiền tệ phải có liên quan đến mức các giao dịch và rằng sẽ có 1 yếu tố cấu thành giao dịch của cầu tiền tệ tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa.
* Tiền tệ hoạt động như một phương tiện cất trữ của cải.
Các nhà kinh tế Cambridge kết luận rằng cầu tiền tệ phải tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa và biểu thị hàm số cầu tiền tệ như sau :
Md = kPY
trong đó k là hằng số của tính tỷ lệ.
Vì phương trình này giống như phương trình về cầu tiền tệ của Fisher, cho nên dường như nhóm Cambridge đồng ý với Fisher rằng lãi suất d không đóng vai trò gì trong cơ cấu tiền tệ trong thời gian ngắn.
Mặc dù các nhà kinh tế Cambridge thường coi k là một hằng số và đồng ý với Fisher rằng thu nhập danh nghĩa do lượng tiền tệ quyết định, nhưng cách tiếp cận của họ cho phép các cá nhân lựa chọn số lượng tiền nắm giữ. Điều này cho phép k có thế biến động trong thời hạn ngắn.
Tóm lại: Fisher và các nhà kinh tế Cambridge phát triển một cách tiếp cận cổ điển về cung cầu tiền tệ, theo đó câu tiền tệ tỷ lệ với thu nhập. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận của họ khác nhau ở chỗ Fisher nhấn mạnh các nhân tố kỹ thuật và bác bỏ mọi khả năng của lãi suất ảnh hưởng đến cầu tiền tệ trong ngắn hạn, trong khi trường phái Cambridge nhấn mạnh sự lựa chọn của cá nhân và không bác bỏ ảnh hưởng của lãi suất.
3.Lý thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes:
Trong cuốn sách nổi tiếng " Học thuyết chung về công ăn việc làm ", lãi và tiền tệ" John Maynard Keynes đã từ bỏ quan điểm cổ điển cho rằng tốc độ là một hằng số và phát triển một học thuyết về cầu tiền tệ. Học thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của lãi suất.
Lý thuyết về sự ưa thích tiền mặt của Keynes đặt ra câu hỏi tại sao các cá nhân không gui tiền. Keynes nêu lên tiền đề rằng có 3 động cơ đằng sau cầu tiền tệ.
3.1. Động cơ giao dịch :
Đi theo truyền thống cổ điển, Keynes nhấn mạnh rằng bộ phận cấu thành tiền tệ trước tiên là do mức giao dịch của dân chúng quyết định.
3.2. Động cơ dự phòng:
Keynes đi xa hơn sự phân tích cổ điển, thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền để tiến hành các giao dịch hàng ngày, người ta còn giữ thêm tiền dùng cho những nhu cầu bất ngờ. Keynes cho rằng số tiền dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trước tiên bởi mức độ các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai và những giao dịch tỷ lệ với thu nhập. Do đó, cầu tiền dự phòng tỷ lệ với thu nhập.
3.3. Động cơ đầu tư :
Keynes giả thiết rằng tài sản của công chúng được chia làm hai loại tiền và trái phiếu. Trong đó tiền là loại tài sản không mang lãi suất. Công chúng giữ tiền thay cho trái phiếu khi dự tính rằng mức lãi suất hiện hành thấp, nó có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới làm cho trái phiếu giảm giá, do đó mà giảm nguồn thu nhập từ chênh lệch giá trái phiếu. Nếu sự mất giá này lớn hơn mức lãi suất cố định của trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu sẽ bị lỗ. Trong trường hợp đó việc giữ tiền với lãi suất bằng không có ưu thế hơn.
Theo Keynes, sự biến động của như cầu tiền này phụ thuộc với sự biến động của lãi suất theo mối tương quan nghịch.
3.4. Đặt chung 3 động cơ với nhau:
* Đặt chung 3 động cơ giữ tiền vào phương trình cầu tiền tệ, Keynes đã phân biệt giữa số lượng danh nghĩa và số lượng thực tế tiền được đánh giá theo giá trị vật nó có thể mua. VD: Mọi giá cả trong nền kinh tế tăng gấp đôi, vậy thì cùng một lượng tiền danh nghĩa có thể mua được chỉ 1/2 lượng hàng hóa.
Người ta muốn giữ một số nhất định của số dư tiền thực tế một số tiền mà 3 động cơ của Keynes chỉ ra là sẽ liên hệ đến thu nhập thực tế Y và lãi suất i.
Keynes đã viết phương trình cầu tiền tệ sau đây, được gọi là hàm số ưa thích tiền mặt, nó cho biết rằng cầu về số dư tiền thực tế Md là hàm số của i và Y P
Md
----- =f ( i,Y )
P - +
Dấu - dưới i trong hàm số ưa thích tiền mặt có nghĩa là cầu về số dư tiền thực tế là liên hệ âm đến lãi suất i, trong khi dấu + dưới Y có nghĩa là cầu về số dư tiền thực tế và thu nhập thực tế Y lên hệ dương.
Kết luận của Keynes rằng cầu tiền tệ không chỉ liên hệ đến thu nhập nhưng cũng liên hệ đến lãi suất là điểm xuất phát chính từ quan điểm của Fisher về cung tiền trong đó lãi suất có thể không ảnh hưởng đến cầu tiền tệ.
Bằng cách lập hằng số ưa thích tiền mặt cho tốc độ PY/Mi ta có thể thấy rằng học thuyết Keynes về cầu tiền tệ hàm ý rằng tốc độ không phải đứng nguyên mà thay vào đó nó biến động theo chuyển động của lãi suất. Phương trình ưa thích tiền mặt có thể được viết lại.
P 1
------ = --------
Md f (i,Y )
Bằng cách nhân 2 vế phương trình cho y và thừa nhận rằng Md có thể được thay bằng M bởi vì cả 2 vế có thể bằng nhau trong sự cân bằng của thị trường tiền tệ.
PY Y
V = ----- = ----------
M f ( i, Y )
Ta biết rằng cầu tiền tệ liên hệ âm đến lãi suất, khi lãi suất tăng; f ( i, Y) giảm dẫn đến V tăng. Nói một cách khác, một sự tăng lên của lãi suất khuyến khích người ta gửi ít số dư tiền thực tế hơn với một mức thu nhập đã cho biết, do đó, tỷ lệ của vòng quay tiền tệ phải cao hơn. Lập luận này chỉ cho biết rằng do lãi suất bị biến động mạnh nên thuyết ưa thích tiền mặt cầu tiền tệ chỉ cho thấy tốc độ cũng biến động mạnh.
Thuyết ưa thích tiền mặt là một sự mở rộng của cách tiếp cận Cambridge cổ điển, nhưng nó chính xác hơn nhiều về những lý do tại sao người ta giữ tiền. Mô hình của Keynes về cấu tiền tệ có ngụ ý quan trọng rằng tốc độ không thay đổi nhưng thay vào đó, nó liên hệ tích cực với lãi suất mà lãi suất thì biến động rất mạnh Học thuyết của Keynes cũng bác bỏ tính không thay đổi của tốc độ, bởi vì những thay đổi trong dự tính của dân chúng về mức thông thường của lãi suất sẽ gây nên 1 sự di chuyển trong cầu tiền tệ sẽ làm cho tốc độ cũng di chuyển.
Như vậy, thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes làm tiêu tan sự hoài nghi đối với học thuyết số lượng cổ điển rằng thu nhập danh nghĩa trước tiên là do những chuyển động trọng lượng tiền tệ quyết định.
4. Học thuyết số lượng Tiền tệ hiện đại của Friedman
Milton Friedman đã đề nghị cách tiếp cận khác để phân tích cầu tiền vào năm 1956 thay vì phân tích những động cơ đặc biệt thúc đẩy vực gui tiền, như Keynes đã làm, Frudman đơn giản nêu lên rằng cầu tiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi cùng những nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài sản nào. Vì vậy Friedman áp dụng học thuyết về cầu tài sản vào tiền tệ.
Học thuyết cầu tài sản chỉ ra rằng cầu tiền tệ phải là một hàm số của những
tài nguyên sẵn sàng được dùng cho các cá nhân ( tức là của cải của họ ) và của lợi tức dự tính về các tài sản khác so với lợi tức dự tính về tiền . Cũng như Kenis , Friedman thừa nhận rằng người ta muốn giữ một số lượng nhất định cả số dư tiền thực tế (lượng tiền theo giá trị thực ) .Từ sự phân tích đó , Friedman trình bày ý kiến về cầu tiền tệ như sau :
Md =f ( Yp ; r b-rm ; re-rm;Pe – rm )
trong đó các dấu ở dưới phương trình chỉ ra rằng cầu tiền tệ lên hệ dương (+) hoặc (-) đến các số hạng ngay trên dấu đó :
Md/P: cầu về số dư tiền mặt thực tế
Yp: cách đo của cải của Friedman được gọi là thu nhập thường xuyên
rm: lợi tức dự tính về tiền mặt
rb: lợi tức dự tính về trái khoán
re:lợi tức dự tính về vốn cổ phần
Pe : tỷ lệ lạm phát dự tính
Vì cầu đối với một tài sản là liên hệ dương với của cải , nên cầu tiền tệ liên hệ dương với khái niệm của cải của Friedman; thu nhập thường xuyên ( được chỉ ra = dấu + phía dưới khái niệm đó ).Khác với khái niệm thông dụng, thu nhập thường xuyên có nhiều sự biến động ngắn hạn nhỏ hơn , bởi vì nhiều sự biến động của thu nhập là tạm thời.
Ví dụ : trong tình hình bành trướng của chu kỳ tăng nhanh, nhưng do một vài sự tăng lên đó là tạm thời, nên thu nhập dài hạn bình quân không thay đổi quá nhiều. Như vậy, trong giai đoạn phồn vinh thu nhập thường xuyên tăng lên rất íthơn so với thu nhập. Trong giai đoạn suy thoái nhiều thu nhập sụt xuống tạm thời, thu nhập dài hạn bình quân giảm xuống ít hơn thu nhập.
Một hàm ý của cách sử dụng của Friedman về khái niệm thu nhập thường xuyên như là một yếu tố quyết định cầu tiền tệ là cầu tiền tệ sẽ không biến động nhiều cùng với các chuyển động của chu kỳ kinh doanh
Một cá nhân có thể giữ của cải dưới nhiều hình thức tiền Friedman sắp xếp chúng thành 3 loại tài sản:trái khoán ,cổ phiếu , hàng hoá.
Những động lực thúc đẩy giữ những tài sản đó hơn là tiền được thể hiện bằng lợi tức dự tính về mỗi tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
Lợi tức dự tính về tiền ( rm ) thể hiện trên 3 số hạng rb –rm , re-rm , Pe-rm , bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Các dịch vụ do ngân hàng tiến hành đối với các khoản tiền gửi bao gồm trong cung tiền tệ ,chẳng hạn như số tiền thu được dưới hình thức các séc đã bị huỷ hoặc tự động trả tiền các tín phiếu ...Khi những dich vụ này tăng lên , lợi tức dự tính về giữ tiền mặt tăng lên .
-Trả lãi cho số dư tiền mặt . Tài khoản hiện tại và các tiền gửi khác được
gồm vào trong cung tiền tệ thường xuyên trả lãi . Do những việc trả lãi tăng lên , lợi tức dự tính về tiền tăng lên.
Các số hạng rb-rm , re- rm ,biểu thị cho lợi tức dự tính về trái khoán ,cổ phiếu với lợi tức dự tính về tiền . Vì chúng tăng lên nên lợi tức dự tính tương đối về tiền giảm xuống , và cầu tiền tệ giảm xuống .chúng tăng lên và như vậy là bằng tỉ lệ lạm phát dự tính Pe . Khi Pe-rm tăng lên thì lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền tăng lên và cầu tiền tệ giảm xuống .
Số hạng sau cùng Pe- rm biểu thị lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền dự tính về dữ hàng hoá là tỉ lệ dự tính của khoản lợi về vốn phát sinh khi giá cả của bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
B/ Mức cung tiền.
I.Khái niệm
Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu giao dịch , chi trả và dự trữ của các doanh nghiệp , chính phủ và cá nhân . Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính khác .
II. Thành phần của mức cung tiền tệ
Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (Mo)
Mo là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng phục vụ cho nhu cầu giao dịch thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Mo là bộ phận tiền có tính lỏng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần trong tổng lượng thanh toán . Tại các nước phát triển , bộ phận tiền mặt trong lưu thông chỉ chiếm khoảng 5-7% mức cung tiền tệ . Tại Việt Nam , khối tiền này giảm xuống còn khoảng 30% trong những năm gần đây .
2.Tiền giao dịch (M1)
M1 là các khoản tiền được sử dụng trong giao dịch , nó được cấu thành từ 2 bộ phận :
*Tiền mặt (C) là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Tiền mặt giao dịch có hai loại :
Tiền giấy hay còn gọi là giấy bạc ngân hàng , do NHTƯ phát hành được đưa vao lưu thông .
Tiền kim loại là loại tiền được đúc bằng kim loại , thườ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0684.doc