Thực trạng & Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam

Lời mở đầu Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế- xã hội nào. Được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tê, trong những năm qua tỷ trọng đóng góp vào GDP của đầu tư phát triển đang ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng của các công trình hạng mục công trình phục vụ đời sống nhân sinh. Rừng là “Vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt nam nói riêng. Nước ta với diện tích đất là đồi núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt. Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quý hiếm, vì vậy việc đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp là một tất yếu cần thiết để không chỉ tạo ra bầu khí quyển trong lành cho sự sống của dân cư mà còn là để đem lại một giá trị kinh tế lớn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế quốc dân. Bắc Trung Bộ là một đồi núi trung du có 40% diện tích vùng là rừng, đầu tư phát triển vào lâm nghiệp Bắc Trung Bộ không chỉ tạo thêm của cải cho kinh tế vùng mà còn là thực hiện chủ trương bảo vệ và tôn tạo rừng của chính phủ góp phần cải thiện môi trường sống nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng cũng như góp phần tạo tiềm lực kinh tế cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hoá đất nước. Đây chính là lý do khiến em chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam”. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành kinh tế đầu tư với việc thu thập số liệu, tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành đợt thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo của Giáo viên hướng dẫn thực tập Phạm Văn Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ- Việt nam. Đầu tư phát triển lâm nghiệp là cả một vấn đề lớn mang tầm vĩ mô, có định hướng của nhà nước. Do vậy với thời gian thực tập có hạn, bản thân thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các cô chú ở Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam. Chương I Cơ sở lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng bắc trung bộ. I Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển 1.Khái niệm và phân loại đầu tư Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế – xã hội nào. Thuật ngữ “ Đầu tư” (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “ sự bỏ ra”, “sự hy sinh” từ đó có thể coi “Đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì ở hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ..) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm đầu tư khác nhau, nhưng thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau: - Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các địa phương, các ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. - Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn và các nguồn lực khác trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. - Đầu tư là việc bỏ tiền ra nhằm tạo những năng lực mới để từ đó dự kiến khai thác được khoản tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra. - Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa cá nhân, các tổ cho không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích luỹ của xã hội, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động khác được dựa vào sử dụng trong quá trính sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là: Phân loại đầu tư theo bản chất của các đối tượng đầu tư, Theo cơ cấu tái sản xuất, Theo phân cấp quản lý, Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu trong quá trình tái sản xuất xã hội, Phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư, Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, Theo nguồn vốn, Theo vùng lãnh thổ. 2.Đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, đó là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm tạo ra các năng lực sản xuất phục vụ mới cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế, đầu tư phát triển là hình thức trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh Là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền bằng vốn hiện vật, là quá trình chi dùng vốn nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế thị trường. Có thể ví dụ như là việc bỏ tiền ra để trồng rừng, phát triển các khu rừng với những chức năng riêng, để nhằm bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trồng rừng. Ngoài ra còn có rất nhiều lĩnh vực đầu tư, nhưng ta nhận thấy rõ nhất, thường xuyên nhất, thể hiện đặc trưng nhất của đầu tư phát triển là đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó gồm: xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền móng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Đặc điểm của đầu tư phát triển: là vốn lớn, lao động nhiều, thời gian đầu tư kéo dài cùng với thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài và có khi vĩnh viễn, các công trình đó là cố định, cũng chính vì thế nên đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. 3. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân 3.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung tổng cầu. Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cung của toàn bộ nền kinh. Theo số liệu thống kê của ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 30% trong tổng cơ cấu của cả nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cả của các yếu tố đầu vào tăng. Điểm cân bằng thay đổi. Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản lượng sản xuất tăng hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định của nền kinh tế: Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và đối với tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một lúc phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một lúc nào đó làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi đầu tư tác động đến hai mặt của nền kinh tế, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 -25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước Vốn đầu tư ICOR = D GDP Từ đó suy ra : Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển ICOR thường lớn do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng để thay thế công nghệ hiện đại có giá cao. Còn các nước chậm phát triển ICOR thấp do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Kinh nghiệm cho thấy ICOR trong công nghiệp cao hơn ICOR trong nông nghiệp. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp, còn đối với nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. 3.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thế tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực dịch vụ và công nghiệp. Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 đến 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. 3.5. Đầu tư với tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hóa của Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đối với công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. II. Lý luận chung về đầu tư phát triển lâm nghiệp 1.Khái niệm về lâm nghiệp Lâm nghiệp là một nền kinh tế quốc dân. Trong đó, rừng là đối tượng chủ yếu của ngành lâm nghiệp, hiện ngành lâm nghiệp đang quản lý 19.000.000 ha rừng và đất rừng chiếm 575 diện tích cả nước. Trong đó có 24 triệu dân sinh sống thuộc 54 dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, những hoạt động của ngành lâm nghiệp rất đa dạng và phong phú. Rừng là một hệ sinh thái, trong đó những loài cây gỗ chiếm vai trò ưu thế. Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Rừng và đất lâm nghiệp là hai đối tượng quản lý cơ bản của lâm nghiệp, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó việc phân loại rừng chủ yếu dựa trên cơ sở rừng và đất rừng. Phân loại rừng Theo quyết định 1171/QĐ ngày 30/11/1986 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp “ban hành quy chế quản lý ba loại rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”. Bản quy chế này đã làm rõ khái niệm phân loại các loại rừng, và chi tiết phân loại cho từng loại rừng. Theo đó rừng được phân loại thành: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất 2. Lý luận về đầu tư phát triển lâm nghiệp 2.1.Định nghĩa và nội dung của đầu tư phát triển lâm nghiệp Đầu tư phát triển lâm nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp trồng và tái tạo rừng để thu về các lợi ích tương ứng hoặc lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. Nội dung đầu tư phát triển lâm nghiệp: - Đầu tư theo các khâu của quá trình trồng: Trồng mới: Là khâu đầu tiên của quá trình trồng rừng, do vậy cần lượng vốn đầu tư lớn, công chăm sóc nhiều, ở khâu này đòi hỏi phải xác định được cơ cấu giống cây trồng hợp lý cho đất. Khoanh nuôi: Đầu tư cho khoanh nuôi rừng là nhằm một phần tái tạo lại rừng nhằm giúp rừng phát triển. Quá trình đầu tư sẽ là thiếu nếu không có khâu chăm sóc và bảo về rừng - Đầu tư cho các loại rừng: mỗi loại rừng đều có chức năng cũng như đặc điểm khác nhau như: Đầu tư đối với rừng sản xuất đòi hỏi quan tâm nhất đến vốn, lãi suất, cơ cấu cây trồng, vì trồng rừng sản xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đối với đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đòi hỏi phải quan tâm đến khâu khoanh nuôi và bảo vệ. Ngoài các yếu tố trên còn phải quan tâm đến cơ sở lâm sinh, khoa học công nghệ trong chọn giống và lai giống và bao trùm các yếu tố đó là yếu tố con người, những người nghiên cứu khoa học, những người chăm sóc và bảo vệ rừng. Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố tác động đến đầu tư phát triển lâm nghiệp và nó được thể hiện rõ nhất trong đặc điểm đầu tư phát triển lâm nghiệp. 2.2. Đặc điểm đầu tư trong lâm nghiệp. Thời gian kéo dài Trồng rừng là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian theo chu kỳ dài, có loài cây phải mất đến 70-80 năm mới được khai thác, còn trung bình là 30-40 năm như trồng Lim, Táu, Dẻ, Sa... và ít nhất cũng phải mất 7- 8 năm như trồng Bạch đàn, lá Tràm, tai tượng... Do vậy mà rừng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố biến động của thiên nhiên và con người dẫn đến những rủi ro trong đầu tư. Mặt khác chi phí đầu tư cao, và bao gồm nhiều loại chi phí: Chi phí cho trồng và chăm sóc cây con đến khi rừng đạt chu kỳ kinh doanh Xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đầu tư phong chống cháy rừng hệ thống vườn rừng được bảo vệ. Chi phí những rủi ro ngoài ý muốn của người trồng rừng như sâu bệnh, lửa rừng, mưa bão, hạn hán, chặt trộm, thủ tục vay vốn, cấp giấy phép khai thác, vận chuyển, tiêu thụ quá phức tạp... Ngoài ra còn phả đầu tư rất nhiều sức lực để chăm sóc và bảo vệ rừng trong cả một quá trình đầu tư dài hạn. Thế nên chi phí đầu tư ban đầu cao mà lại phải chờ sau vài thập kỷ sau mới được thu hoạch sẽ không thu hút được các nguồn đầu tư nhất là đầu tư tư nhân. Mặt khác những tư nhân và hộ gia đình vùng rừng núi thì thiếu điều kiện về vốn, lao động, kỹ thuật lâm sinh để đầu tư. Các tư nhân ở thành phố hay ở nơi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển đầu tư, thường không thích đầu tư vào rừng vừa lâu lại vừa rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khó đánh giá được, thậm chí hết cả cuộc đời mà không được khai thác cây, không thu lại được vốn. Chính vì vậy từ lâu nay nguồn vốn đầu tư trồng rừng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Do đó việc bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới đòi hỏi nhà nước phải có chiến lược phát triển đồng bộ cũng như chiến lược thu hút nguồn vốn tưc các thành phần khác tham gia đầu tư vào lâm nghiệp. Khả năng sinh lợi thấp; thời gian thu hồi vốn lâu: Trồng rừng trong khoảng thời gian dài không những gây tâm lý không muốn đầu tư là vì vốn đầu tư khê đọng lớn nên chịu nhiều sự biến động kinh tế và tự nhiên xã hội mà còn khả năng sinh lời của vốn đầu tư rất thấp. Bởi rừng trồng ở những nơi có đất xấu khô cằn, vị trí địa lý, địa hình phức tạp, giao thông kém phát triển. Nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp. Do đó vốn rừng trồng không những không được đầu tư mà còn bị khai thác bừa bãi đế khi đến tuổi khai thác thì sản lượng gỗ thấp giá trị kinh tế không cao như trồng Keo, Bạch đàn trong 3 năm chi phí khoảng 3,8- 5 triệu/ha sau 8- 10 năm mới cho thu hoạch từ 80- 100 m3 / ha khai thác. Nếu đơn giá gỗ nguyên liệu bản ở cửa rừng (chưa khai thác và vận chuyển ra cửa rừng người khai thác phải chịu) thì cũng chỉ bán được 150- 180.000đ/m3 như thế tổng số chỉ đạt: 15- 20 triệu/ha trừ chi phí trồng và chăm sóc và công khai thác mất khoảng 6-8 triệu thì người trồng rừng được từ 600- 800.000đ/ha/năm là quá thấp mà thời gian thu hồi vốn là quá lâu. Đó là chưa tính đến những rủi ro như cháy rừng, sâu bệnh, bão lụt, hạn hán tàn phá.(nguồn: Tổng cục thống kê) Do thời gian trồng rừng lâu nên thiếu vốn, do định kiến mà ngân hàng cho vay vốn để trồng rừng cũng chỉ là vay trung hạn ít được vay dài hạn. Lãi suất vay trồng rừng hiện vẫn áp dụng là 0,6% /tháng, nghĩa là sau 10 năm người vay trồng rừng phải trả gấp đôi cả vốn và lãi, hiệu quả lại thấp như nói ở trên nên hiện nay không ai dám vay để trồng rừng. Người ta đánh giá rất thấp nghề trồng rừng, mà họ thường đổ xô đi vào trồng cao su, cà fê, tiêu và các cây ăn quả, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nông nghiệp với sản xuất lâm nghiệp. Hơn nữa các nhà đầu tư thường nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như sắp xếp vị trí của các ngành theo tiền thuế doanh thu hay Tổng giá trị sản xuất của ngành đó đối với nền kinh tế, do vậy mà ngành lâm nghiệp bị xếp vào hàng kém, bị coi nhẹ và rất khó được các công ty nước ngoài- công ty liên doanh tham gia góp vốn đầu tư. Một điển hình cho việc liên doanh trồng rừng ở Việt nam bị thất bại là liên doanh trồng rừng giữa Việt nam và Đài loan ở Kiên Giang giữa công ty Nông lâm sản Kiên Giang với công ty lâm nghiệp Taipei (Đài bắc). Sau 9 năm trồng rừng đã phải giải thể. Toàn bộ sản lượng gỗ Bạch Đàn của hơn 20.000 ha rừng Bạch Đàn đã trồng tính giá trị trên lý thuyết chỉ đạt 19 triệu USD trong khi mọi chi phí bỏ ra đã lên tới 24- 25 triệu USD và nhà nước Việt nam đã đồng ý cho công ty quốc tế trồng rừng Kiên Tài (Kiên Giang- Đài loan) được phép giải thể và bồi thường cho phía Đài loan hàng chụ triệu ddoUSSD. Hiệu quả kinh tế xã hội lớn. Đầu tư trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao, nhưng thực tế lại rất khó phân tích tổng hợp đánh giá được những con số về giá trị xã hội của nó, như bảo vệ môi sinh môi trường, cho thuỷ lợi, cho phát điện. Đầu tư trồng rừng mang lại những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, có khi để lại cho hàng nghìn năm sau những khu rừng có giá trị cao về bảo tồn quỹ gien, bảo vệ một động thực vật quý hiếm của rừng nhiệt đới như vườn Quốc gia Cát Tiên, Cúc Phương... Đầu tư trồng rừng còn tạo điều kiện là tổ ấm cho những loài động vật hoang dại và động vật quý hiếm sinh sống và phát triển tránh được sự tuyệt chủng đang xảy ra ở nhiều nơi trên toàn thế giới. 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp. Đầu tư phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vốn lớn, do đó việc huy động vốn từ nhiều nguồn là yêu cầu tất yếu khách quan. Trong đó, mỗi nguồn có những đặc thù khác nhau về số lượng vốn, về thời hạn vốn, lãi suất, về hình thức đầu tư, và khoản mục đầu tư, các nguồn vốn cho đầu tư phát triển lâm nghiệp bao gồm các nguồn sau: * Nguồn vốn ngân sách: Vốn ngân sách nhà nước là vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các nguồn vốn. Vốn ngân sách bao gồm hai nguồn: Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương. Vốn ngân sách cung cấp cho đầu tư phát triển lâm nghiệp được phân bổ cho các nội dung công việc sau: Bảo vệ, rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, trồng ở rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. Xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ trồng và quản lý bảo vệ rừng Vốn sự nghiệp quản lý dự án. Ngoài vốn ngân sách nhà nước ra, đầu tư vào lâm nghiệp có nguồn vốn vay tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với chủ đầu tư khi đầu tư vào rừng sản xuất. Nhờ nguồn vốn tín dụng đầu tư với sự ưu đãi về lãi suất, thời gian sẽ giúp nhà đầu tư có đủ nguồn lực để thực hiện đầu tư trong một chu kỳ. * Nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Là nguồn được hình thành dưới hình thức vay tín dụng với lãi suất hoặc thời gian ưu đãi. Nguồn vốn này mang tính chất hỗ trợ khuyến khích các lâm trường hay các hộ gia đình tham gia đầu tư. Do đó vốn tín dụng ưu đãi được phân bổ cho các việc sau của quá trình đầu tư phát triển lâm nghiệp: Bảo vệ rừng, trồng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng tự nhiên ở đầu nguồn, rừng sản xuất. Xây dựng rừng, trang trại, và trồng cây ăn quả. Trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu đề nghị nhà nước cho vay không lãi. Ngày nay trong xu thế phát triển của thế giới thì nguồn vốn tư nhân ngày càng trở nên quan trọng và đó là nguồn có hiệu quả đầu tư cao nhất. Tuy nhiên trong lĩnh vực đầu tư phát triển lâm nghiệp thì nguồn vốn tự có lại rất ít, bởi đầu tư cho lâm nghiệp mang lại lợi nhuận thấp, hơn nữa lại phải đầu tư trong thời gian dài, khê đọng vốn lớn. * Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp: Là nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc trích từ quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong thực tế ngành lâm nghiệp cho thấy nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất thấp và được sử dụng chủ yếu và những công việc sau: * Xây dựng vườn quả, trồng cây công nghiệp, trồng cây phân tán kết hợp cung cấp gỗ, củi cung cấp cho nhà máy ván ép nhân tạo hay nhà máy nguyên liệu giấy. * Nguồn vốn tự có của dân cư: Là nguồn vốn được hình thành từ tiền vốn của dân cư đầu tư vào phát triển lâm nghiệp. Vốn tự có của dân thường nhỏ, phân tán, chủ yếu đầu tư phát triển mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại. * Nguồn vốn nước ngoài: Là nguồn vốn được hình thành từ tiền vay, tài trợ, hay tiền đầu tư trực tiếp của các tổ chức quốc tế, các chính phủ, hay của tư nhân nước ngoài vào đầu tư phát triển lâm nghiệp. Nguồn vốn đầu tư nươc ngoài sẽ là nguồn quan trọng trong xu hướng đang phát triển của nước ta, nó sẽ góp phần tạo “cú huých” để thúc đẩy không chỉ ngành lâm nghiệp mà tất cả các ngành nghề khác cùng phát triển. 2.4. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu của đầu tư phát triển lâm nghiệp. Các chỉ tiêu kết quả: Các chỉ tiêu kết quả thể hiện thành quả, cũng như mặt yếu mặt mạnh của quá trình đầu tư. Những kết quả mà công cuộc đầu tư đạt được trong một thời gian nhất định. Kết quả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Diện tích rừng, sản lượng gỗ, một số cơ sở chế biến, sản xuất lâm sản và thị trường đầu ra, tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư: Hiệu quả tài chính một chỉ tiêu quan trong phản ánh hiệu quả của đầu tư, hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển lâm nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển lâm nghiệp và nâng cao đời sống của người dân đặc biệt người dân lao động trong ngành lâm nghiệp trên cơ sở vốn đầu tư đã sử dụng vào khoản mục đầu tư phát triển lâm nghiệp. Phân tích tài chính thông qua chỉ tiêu NPV là việc sử dụng chỉ tiêu tài chính đánh giá chi phí đầu tư cũng như hiệu quả tài chính của công cuộc đầu tư. Các quyết định đầu tư thường được phê duyệt thông qua các phép phân tích giá trị hiện tại thực, mà nhờ đó các chi phí và lợi nhuận tương ứng được điều chỉnh theo phép so sánh tại một thời điểm chung. n n ồ Bt(1+r)n-1- ồ Ct ( 1+r )n-1 i=0 i=0 NPV = (1+r)n Trong đó: Bt= Tổng thu nhập ở cuối năm t Ct= Chi phí phải chi trả vào thời điểm đầu năm thứ t n= Số chu trình vòng quay, tính bằng năm. t= Số năm tính từ khi bắt đầu đầu tư r= Tỷ lệ lãi suất hàng năm. Hiệu quả đầu tư luôn là vấn đề hàng đầu được quan tâm đối với bất kỳ công cuộc đầu tư nào. Với đặc thù của đầu tư phát triển lâm nghiệp, hiệu quả đầu tư của công cuộc đầu tư vào lâm nghiệp không chỉ đơn thuần đạt hiệu quả tài chính mà hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu tâm điểm của công cuộc đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do đầu tư tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư phát triển lâm nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: Nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường; Nâng cao đời sống của dân cư; Tăng số lao động có việc làm; Tận dụng và khai thác lợi thế so sánh, tài nguyên thiên nhiên; Phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. * Quan điểm phát triển lâm nghiệp vùng Bắc trung bộ. Đứng trên giác độ Vĩ mô của nền kinh tế cũng như góc độ vi mô, đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ có một vị trí quan trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển của cả vùng. Thứ nhất, phát triển lâm nghiệp phải gắn với việc bảo vệ và phát triển bền vững của khu vực. Chuyển lâm nghiệp chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ xây dựng và phát triển rừng. Lấy lâm sinh làm nhiệm vụ hàng đầu, tạo một hệ sinh thái ổn định, bền vững, phát huy tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn. Thứ hai, phát triển lâm nghiệp toàn diện và có thể có hệ thống, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia làm nghề rừng. Thứ ba, xây dựng các vùng trọng điểm, các vùng động lực phát triển lâm nghiệp, vùng đầu nguồn... tạo ra nhiều vùng sản xuất hàng hoá ổn định. Phát triển lâm nghiệp gắn với việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người. Thứ tư, lấy khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất lâm nghiệp, chú trọng công nghệ lâm sinh và chế biến lâm đặc sản. Thứ năm, Đầu tư phát triển lâm nghiệp Vùng Bắc Trung Bộ không chỉ là việc đầu tư thu lợi nhuận tài chính đơn thuần mà đầu tư phát triển lâm nghiệp còn là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, từ đó khuyến khích đến mọi thành viên trong xã hội tham gia trồng và bảo vệ rừng. III. vai trò và sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng bắc trung bộ 1.Vai trò của lâm nghiệp và lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Lâm nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều dự thảo chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường báo động một nguy cơ khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng ở nước ta, như là hệ quả của một quá trình dài sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và sự gia tăng dân số. Trong đó đối tượng hay nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến môi trường là rừng, một tài nguyên quý có khả năng tái tạo phát triển, là bộ phận quan trọng của môi trường và đóng vai trò chủ lực trong các hệ sinh thái tự nhiên, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của con người và sự sống còn của dân tộc. Vai trò đầu tiên và cũng là vai trò quan trọng nhất của lâm nghiệp là Bảo vệ môi trường sinh thái; từ xa xưa, rừng đã được coi là một trong những yếu tố trụ cột của môi trường sống. Người nguyên thuỷ đã biết dựa vào rừng để thu hái hoa quả, cung cấp nguyên liệu cho sưởi ấm, làm vũ khí để săn bắn, làm lều lán, nhà cửa, hàng rào... Trong quá trình tồn tại và phát triển dựa vào rừng con người ngày càng thấy được những giá trị nhiều mặt của rừng trên các phương diện đặc biệt là môi trường. Rừng góp phần giảm lũ; Rừng góp phần làm giảm được lượng bồi lắng, tăng ổn định cho các dòng chảy; Rừng góp phần làm tăng hơi nước trong khí quyển, tăng lượng mưa có lợi cho phát huy tác dụng của các công trình thuỷ lợi. Một vai trò quan trọng nữa của rừng đó là rừng có tác dụng làm giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính: Rừng là bể hấp thụ CO2; Quá trình tiêu thụ gần 300 tỷ tấn CO2/ năm để giải phóng ra gần 200 tỷ tấn CO2 là một tác dụng quan trọng đóng vai trò chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của con người. Ngoài ra Rừng còn có tác dụng chống sa mạc hoá, một nguyên nhân dẫn đến sự sa mạc hoá ở Việt nam cũng như các nước trên thế giới là do bị mất rừng gây ra sự thoái hoá đất đặc biệt là ở vùng đồi núi. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội, rừng cũng có vai trò không nhỏ góp phần cho sự phát triển. Theo số liệu thống kê vừa qua, ngành lâm nghiệp Việt nam đóng góp 1.8% tổng thu nhập quốc dân và góp phần tạo công ăn việc làm cho 3.9% lực lượng lao động. Đối với nhiệm vụ an ninh quốc phòng, rừng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh đất nước; trải qua các cuộc chiến tranh đã minh chứng cho vai trò quan trọng của rừng trong việc che chở quân trang đạn dược, lương thực, các phương tiện xe tăng cơ giới, đóng góp một phần không nhỏ cho nghệ thuật đánh du kích của bộ đội ta, giúp cho cuộc cách mạng Điện biên lịch sử hay là chiến thắng vang dội của dân tộc ta khi đánh tan Đế quốc Mỹ xâm lược giành thống nhất đất nước. 2. Khái quát chung về Bắc Trung Bộ. Vùng kinh tế Bắc Trung bộ có địa hình núi ở phía tây, đồng bằng ở giữa, biển ở phía đông. Sông ngòi khá dày đặc chảy từ miền núi phía tây ra biển, tạo ra nhiều cửa biển thuận tiện cho nghề cá và giao thông. Dải đồng bằng duyên hải liền kề với trung du miền núi. Gió mùa đông bắc đến đây đã suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông, lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, những khó khăn do bão, lụt về cuối mùa hạ và gió nóng, khô tây nam đã làm tổn hại không ít đến nghề nông, nghề cá và các công trình đường sá giao thông, thậm chí còn tàn phá cả làng mạc. Về tài nguyên, ngoài nguồn đất trồng để phát triển nông, lâm ngư nghiệp, vùng còn có nhiều dự trữ khoáng sản như: sắt Thạch Khê (Hà tĩnh), crôm Cổ Định (Thanh Hoá), thiếc Quỳ hợp (nghệ an), ti tan dọc duyên hải của vùng, vàng, bạc, đá hoa, đá vôi, cát, sét, cao lanh... Đó là cơ sở của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng... Hệ thực vật rừng thuộc Trường Sơn Bắc, hệ thuỷ sản ven bờ và ngoài khơi Biển Đông với trữ lượng dồi dào và với nhiều loại hiếm, quý, cũng là cơ sở để phát triển các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các nguồn tài nguyên đa dạng trên là cơ sở quan trọng, trực tiếp giúp cho vùng có được một cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề trong tương lai. 3. Sự cần thiết phải đầu tư vào lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư phát t._.riển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng, ngoài ra còn bởi: Thứ nhất: Bắc Trung Bộ là vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ phía tây của dãy trường sơn. với 2/3 diện tích là đồi núi và trung du một lá chắn kiên cố với những dãy núi bao quanh. Phía tây của vùng là biên giới với nước bạn Lào, giáp gianh bởi dãy Trường Sơn Bắc, phát triển lâm nghiệp là một điều kiện thuận lợi cho an ninh quốc phòng. Thứ hai: Mặc dù điều kiện khí hậu và địa hình không thuận lợi bằng các vùng khác, song vùng kinh tế Bắc Trung Bộ lại có một diện tích rừng khá rộng (chiếm 40 % diện tích vùng), phong phú về các loại thực vật, kể cả số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt trong rừng nhiệt đới ẩm Trường Sơn còn có các loại cây gỗ quý như : Lim, Gụ, Lát, Cà ổi, Chò... Vì vậy đầu tư phát triển lâm nghiệp không chỉ là đơn thuần phục vụ việc tăng sản lượng gỗ khai thác hang năm mà còn là để phát triển, bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm giá trị cao của vùng góp phần bảo tồn phát triển động thực vật quý của quốc gia. Với hệ thống các cơ sở sản xuất, chế biến hàng năm vung Bắc Trung Bộ đã sản xuất được 12% sản lượng gỗ, 40% sản lượng tre, nứa của cả nước. Với nhiều cơ sở sản xuất chế biến như cưa, xẻ ở Hàm Rồng (Thanh Hoá), Vinh, gỗ dán Bến Thủy và một số Xưởng đóng gỗ ở các thị trấn, thị xã trong vùng. Điều đó không chỉ làm tăng giá trị sản lượng sản xuất, thu nhập cho người daan mà còn góp phần không nhỏ cho việc tạo công ăn việc làm cho dân cư trong vùng. Vi thế việc đầu tư phát triển lâm nghiệp là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chương ii Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng bắc trung bộ I . khái quát về điều kiện tự nhiên xã hội trong mối liên hệ phát triển lâm nghiệp vùng bắc trung bộ. 1.Điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý: Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Phía bắc: Giáp với Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn la Phía Tây: Giáp với nước CHDCND Lào Phía nam: Giáp với Đà Nẵng Phía Đông: Giáp với Biển Đông Địa hình, địa thế. Bắc Trung Bộ là vùng đồng bằng trung du với đặc trưng của núi đá vôi mọc xen kẽ với những đồng bằng. Bắc Trung Bộ với vị trí nối liền vùng kinh tế Bắc bộ và Nam Trung Bộ, được xem là yết hầu trên cơ thể xuyên suốt hình chữ S của nước ta. 2.Điều kiện kinh tế xã hội Số dân trong vùng có trên 12 triệu người (năm 2002), chiếm 12,6% số dân cả nước. Tuy là địa bàn giàu tiềm năng khoáng sản, lâm sản, thủy sản, đất trồng.. và cũng địa bàn sinh sống lâu đời của người Việt, song nền kinh tế của vùng vẫn còn ở trong tình trạng thấp kém. Các chế độ trước chỉ chủ ý đến việc khai thác nhưng bộ phận lãnh thổ đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho chúng. Sau hoà bình lập lại cũng như vùng kinh tế Bắc Bộ nhiều ngành nghề xuất hiện góp phần tăng tổng giá trị tài sản quốc dân của vùng. Trong những năm qua vùng kinh tế Bắc Trung Bộ đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, sự tăng trưởng kinh tế cùng với cơ cấu kinh tế hợp lý ngày càng tạo tiềm lực cho vùng phát triển, đại bộ phận đời sống của nhân dân đã được cải thiện và ngày càng phát triển theo xu thế phát triển cả chất và lượng. II. thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc trung bộ. 1.Tình hình đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ những năm gần đây 1.1.Tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Nó là nguồn lực đầu tiên cho mỗi công cuộc đầu tư, là “mồi” đầu tiên châm cho những nguồn lực khác (lao động, đất đai, công nghệ...) phát huy tác dụng. Bởi vậy để phát triển thì phải đầu tư, và sự quan tâm đầu tư được thể hiện ở lượng vốn bỏ ra, và hơn thế nữa là hiệu quả của việc sử dụng vốn đó. Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có những tiến triển tốt đẹp, thể hiện ở giá trị sản lượng toàn xã hội ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và được coi là nước thứ hai ở Châu á có mức tăng trưởng dương. Khi kinh tế phát triển, nghĩa là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng tiến gần về đích, thì việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, vấn đề rác thải, về hàm lượng oxi trong khí quyển liệu có đủ lượng và độ trong sạch không? Đứng trước nhu cầu về bảo vệ mội trường, bảo vệ và khôi phục nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi rừng ở Việt nam đang ngày càng một suy thoái và cạn kiệt. Đòi hỏi nhà nước phả có những quan tâm đầu tư bảo vệ và khôi phục hiện trạng rừng hiện nay. Bảng 1: Tổng vốn đầu tư chung và đầu tư phát triển lâm nghiệp Hạng mục 2000 2001 2002 2003 1 Tổng vốn đầu tư xã hội 147600 163500 179600 183700 2 Nông nghiệp, Lâm nghiệp 7383 8408 9201 9605 Tỷ trọng so với (1) (%) 5,00 5,14 5,12 5,22 3 Lâm nghiệp Băc Trung Bộ 104,3 102,5 106,5 112,1 Tỷ trọng so với (2) (%) 1,41 1,22 1,15 1,167 (Đơn vị: tỷ VND) Nguồn: Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam Qua bảng số liệu tổng vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm đều tăng, từ 147600 tỷ đồng năm 2000 đến 183700 năm 2003, trong đó Nông, Lâm nghiệp chỉ có khoảng 5- 6% tổng số vốn chung toàn xã hội, tương đương với 7383 tỷ năm 2000 và 9605 tỷ năm 2003, còn lại 94- 95 % đầu tư cho Công nghiệp, Dịch vụ và các ngành nghề khác. Trong tổng số vốn cho phát triển Nông, Lâm nghiệp thì tỷ trọng Lâm nghiệp Bắc trung Bộ chỉ chiếm từ 1.15- 1.41% tương ứng với 104,3 tỷ năm 2000 và 112.1 tỷ năm 2003. Mặc dù vốn đầu tư phát triển nông lâm nghiệp hay vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ đều tăng, nhưng đó chỉ là con số khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây không phải là sự so sánh ngành này với ngành kia, bởi bất cứ sự so sánh nào cũng là khập khễnh, tuy nhiên cũng để cho thấy vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp là rất khiêm tốn, đặc biệt là đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Trong khi đó lao động nước ta đến 70% là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó phải kể đến vai trò to lớn của rừng đối với môi trường sinh thái, nhất là trong xu thế phát triển vũ bão của khoa học công nghệ thì vấn đề môi trường ngày càng trở thành những giải pháp không thể thiếu. Đứng trước vai trò của nông lâm nghiệp như vậy đòi hỏi phải có những chính sách đầu tư đa dạng 1.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn: Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thì lâm nghiệp Bắc Trung Bộ cũng được quan tâm đầu tư hơn, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp bắc trung bộ Đơn vị: Tr. VNĐ Stt Hạng mục 2000 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư 104305 102503 106502 108603 Tốc độ phát triển -1.7 1.03 0.98 I Ngân sách TW 53602 48470 54812 55603 II Ngân sách ĐP 5875 11949 12356 15263 III Vốn nước ngoài 7474 8080 9192 9656 IV Vốn tự có của DN 1977 2014 3142 4234 V Vốn vay tín dụng ưu đãi 35377 31990 27000 23847 Nguồn: Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam Qua bảng số liệu cho thấy lượng vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2002 tăng nhanh so với năm 2001 với tỷ lệ 1.03% từ chỗ tỷ lệ năm 2001 so với 2000 là -1.7%, tuy nhiên xét về con số thì lượng giảm giữa năm 2001 so với 2000 là không đáng kể, bên cạnh đó hầu hết các nguồn vốn đều tăng, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài đều có tốc độ tăng dương trong các năm, bên cạnh đó vốn tín dụng ưu đãi là nguồn vốn lớn thứ hai sau vốn ngân sách Trung Ương. Tuy nhiên, trong năm 2001 thì vốn ngân sách địa phương có bước nhảy vọt từ 5875 triệu năm 2000 lên 11949 triệu năm 2001 đó chính là nguồn cân đối ngân sách tỉnh và nguồn thu từ thuế tài nguyên, thuế thu từ lâm sản, sản phẩm từ rừng. Nhưng với con số trên 108 tỷ đồng đầu tư cho phát triển lâm nghiệp bao gồm cả khâu lâm sinh (65- 70%), cơ sở hạ tầng lâm sinh (25- 35%) và chi phí quản lý (5%) thì đó vẫn là con số khiêm tốn so với các ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Ta có thể thấy rõ nhất mức độ tăng của nguồn vốn qua biểu đồ sau: Biểu 1: Biểu đồ vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp bắc trung bộ Vốn Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn vốn Qua biểu đồ ta thấy rõ được sự chênh lệch giữa các loại nguồn vốn, lớn nhất là nguồn vốn ngân sách trung ương, thứ hai là nguồn vốn tín dụng đầu tư, đi sau là nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn nước ngoài, còn lại nguồn vốn ít nhất đó là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Qua đó thấy được những nét đặc trưng riêng của vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp, từ đó có những biện pháp thúc đẩy, thu hút cũng như để xem xét đánh giá hiệu quả của từng nguồn vốn. 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo tỉnh Trong quá trình đầu tư, bất cứ một quá trình đầu tư nào thì nguồn lực chủ yếu để đầu tư phát triển không phải chỉ có vốn bằng tiền, mà có nguồn lực khác đó như lao động, đất đai, tài nguyên, công nghệ, khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn cả những nguồn lực vô hình, đó chính là lợi thế so sánh của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hay mỗi vùng lãnh thổ. Bởi vậy mà trong đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh hoá ,Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên huế đều có lợi thế chung về phát triển lâm nghiệp, trong đó mỗi vùng lại có ưu thế trồng rừng các loại cây khác nhau, phát triển những thế mạnh riêng của mình. Lợi thế so sánh đó dựa trên sự tổng hợp của nhiều yếu tố, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để phát huy lợi thế phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ những năm qua Nhà nước đã có quan tâm đầu tư theo bảng số liệu sau Bảng 3: Bảng số liệu vốn cho từng tỉnh Đơn vị: Tr. VNĐ Stt Tỉnh 2000 2001 2002 2003 Tổng 1 Hà Tĩnh 24466 27613.5 28612.5 29323 110015 NSTW 9186 9329 9423 9635 37573 NSĐP 1663 4007.5 4123 5002.5 14796 Vốn nước ngoài 7474 8080 8118 8213 31885 Vốn tự có của doanh nghiệp 407 415 423 458 1703 Vốn tín dụng ưu đãi 5736 5782 6525.5 6014.5 24058 2 Nghệ An 14434 34740 22132 25145 96451 NSTW 6989 18045 5773 5863 36670 NSĐP 800 2422 1012 3721 7955 Vốn nước ngoài 1850 1900 2538 2718 9006 Vốn tự có của doanh nghiệp 260 538 620 628 2046 Vốn tín dụng ưu đãi 4535 11835 12189 12215 40774 3 Thanh Hoá 18342 43963 56943 54702 173950 NSTW 8680 23264 32768 33278 97990 NSĐP 1900 2874 3200 4220 12194 Vốn nước ngoài 1500 1760 2100 2240 7600 Vốn tự có của doanh nghiệp 320 612 950 971 2853 Vốn tín dụng ưu đãi 5942 15453 17925 13993 53313 4 Quảng Bình 16253 38123 21365 42123 117864 NSTW 5362 2531 3236 3338 14467 NSĐP 1700 2100 1234 2131 7165 Vốn nước ngoài 1232 1687 1245 3211 7375 Vốn tự có của doanh nghiệp 445 563 879 756 2643 Vốn tín dụng ưu đãi 7514 31242 14771 32687 86214 5 Quảng Trị 12345 23145 32134 41234 108858 NSTW 3252 5236 6752 7562 22802 NSĐP 1253 2351 1234 2314 7152 Vốn nước ngoài 3256 2535 4523 4568 14882 Vốn tự có của doanh nghiệp 562 876 987 789 3214 Vốn tín dụng ưu đãi 4022 12147 18638 26001 60808 6 Thừa Thiên Huế 23456 26145 42134 31234 128858 NSTW 3252 5236 6752 7562 52802 NSĐP 2253 2351 1234 2314 6152 Vốn nước ngoài 3256 2535 4523 4568 24882 Vốn tự có của doanh nghiệp 562 876 987 789 5214 Vốn tín dụng ưu đãi 5022 22147 38638 26001 36808 Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp Qua bảng số liệu cho ta thấy, tỉnh Thanh Hoá có số vốn đầu tư lớn nhất, tiếp đó là Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng bình, Thừa Thiên Huế. Tỉnh có vốn đầu tư thấp nhất là Quảng Trị, trong những năm qua vốn Ngân sách TW đầu tư nhiều nhất cho Thanh Hoá 33278 triệu đồng năm 2003, Quảng bình đ 1.4. Tình hình đầu tư 1.1.4. Đầu tư theo từng loại rừng Đối với các loại rừng thì việc xác định đúng cơ cấu cây trồng, lựa chọn và sản xuất được giống cây tốt là quyết định phát triển của rừng trồng, cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhưng trong thực tế, đây là khâu còn yếu. Phần lớn hạt giống cây lâm nghiệp tự hái ở địa phương hoặc mua ở các đơn vị dịch vụ chưa được chọn lọc tại các khu rừng giống. Hộ nông dân một số hộ được huấn tự gieo vườn ươm tại chỗ các loại cây trồng dễ ươm. Một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng là việc xác định “đất nào cây ấy” chứ không phải cứ trồng là mọc đất nào cũng trồng được và cây nào cũng trồng được. Đặc biệt đối với đất trống đồi núi trọc thì việc xác định cơ cấu cây trồng, nghiên cứu những giống cây phù hợp là rất quan trọng. Ngoài ra còn phải hoàn thành cải tạo đất trước, bởi đất trống đồi núi trọc đã bị rửa trôi mất độ mầu mỡ do vậy trước tiên trồng cây chiến lược phải trồng cây cải tạo đất trước như Keo, Luồng... Cũng chính vì vậy mà việc đầu tư cho từng loại rừng là khác nhau, rừng đặc dụng và phòng hộ được nhà nước hỗ trợ vốn nhiều hơn và có những chính sách ưu tiên, còn rừng sản xuất chủ yếu do tư nhân, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc các lâm trường nhận giao khoán và tự đầu tư bằng vốn của mình. Đối với rừng sản xuất Mục tiêu kinh doanh rừng sản xuất là lợi nhuận cao nhất và ổn định lâu dài, để đạt được điều đó chủ rừng không chỉ chọn loài cây, loại đất mà còn phải biết tính toán năng suất, sản lượng, thị trường để điều chỉnh sản lượng, điều chỉnh tuổi chặt và biện pháp lâm sinh bảo vệ độ phì đất các chu kỳ sản xuất sau. Tình hình đầu tư trồng rừng sản xuất những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn đầu tư từ các nguồn. Tuy vốn đầu tư trồng rừng chiếm tỷ trọng cao nhất ( 70- 80%) trong các khâu trồng rừng nhưng để trồng rừng được một ha rừng thì phải tốn thường từ 4 triệu đồng/ha đối với rừng nguyên liệu, còn đối với rừng gỗ lớn phải tốn 10 triệu đồng/ ha. Do đó mà diện tích trồng rừng đối với cả ba loại rừng còn thấp, đặc biệt là rừng sản xuất với những khó khăn riêng trong việc huy động vốn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách có vai trò quyết định trong việc phát triển lâm nghiệp, đối với rừng sản xuất thì nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu thông qua hình thức vay tín dụng ưu đãi, nhưng chính sách cho vay tín dụng trồng rừng sản xuất với mức lãi suất 7%/năm, thời gian vay lãi ngắn thường lãi suất trung hạn từ 5-7 năm. Do vậy với thời gian khai thác rừng lâu, năng suất trồng rừng thấp và giá cả thu mua sản phẩm trồng rừng thấp như hiện nay thì chi phí vẫn còn quá cao nên nông dân chưa sẵn sàng vay vốn đầu tư trồng rừng. Mặt khác ở một số địa phương có điều kiện phát triển mô hình thì cơ chế, thủ tục vay phiền phức nên nông dân không vay được đủ vốn cho sản xuất. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, chủ yếu là vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Với mục tiêu phát triển rừng thông qua hỗ trợ kỹ thuật. Chính vì thế mà chưa tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp trồng rừng sản xuất mang lại giá trị kinh tế . Trong tổng vốn đầu tư phát triển rừng thì vốn tự có của doanh nghiệp và của dân là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Nhưng đây mới thực sự là nguồn vốn mang lại hiệu quả cao không chỉ đối với ngành lâm nghiệp mà bất cứ ngành nào, đó là nguồn nội lực và giữ vai trò quyết định phát triển vững chắc nhất. Nhưng thực tế cho thấy tình hình đầu tư của nguồn vốn này rất manh mún, nhỏ bé. Điều đó thể hiện ở tình hình hoạt động của các lâm trường quốc doanh và các cơ sở chế biến lâm sản. Bắc Trung Bộ hiện có trên 21 lâm trường quốc doanh, 7 công ty, 8 xí nghiệp chế biến lâm sản , 4 xí nghiệp xẻ gỗ đang trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, suy thoái, không chuyển đổi kịp theo cơ chế thị trường, lực lượng lao động thất nghiệp nhiều, không phát huy được vai trò của mình đặc biệt là trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản. Nhưng thực tế đầu tư diễn ra ở các lâm trường thường rất dài, từ việc lâm trường nhận vốn ngân sách trồng rừng sản xuất đến việc trồng rừng, chăm sóc và nghiệm thu hoàn thành kế hoạch, chỉ với tỷ lệ đạt 85% mới được nghiệm thu. Tuy nhiên, với quy định như vây nhưng các lâm trường không quan tâm đến kết qủa (ngoài tỷ lệ sống của cây là cấp đất, năng suất rừng, sản phẩm, số lượng, chất lượng) bởi lỗ bao nhiêu nhà nước chịu hết. Do vậy các chủ rừng Việt Nam chỉ quan tâm đến lập dự án sao được nhiều vốn ưu đãi nhất, trong khi đó khoa học công nghệ lại chưa sẵn sàng đáp ứng những tiến bộ kỹ thuật để phát triển rừng, do đó diện tích rừng trồng qua các lâm trường quốc doanh hiện nay còn rất thấp. Đối với rừng sản xuất có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia như : tư nhân, trang trại gia đình, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, lâm trường quốc doanh. Trong đó thành phần lâm trường quốc doanh được ưu ái quan tâm của nhà nước nhất. Nhưng thực chất lâm trường quốc doanh hiện nay chưa phải là một doanh nghiệp đúng luật như vốn cố định thấp, trung bình mỗi lâm trường quản lý 10.000 ha rừng và đất chỉ có tổng giá trị tài sản cố định 439 triệu đồng, vốn rừng được giao chưa hợp pháp mà chỉ qua luận chứng được phê duyệt, vốn tính bằng ha chứ không giám sát được trữ lượng gỗ và quỹ tiền, vốn lưu động 80 triệu đồng bình quân cho mỗi lâm trường, lượng vốn không đủ và hơn nữa là cung cách làm ăn kém hiệu quả của lâm trường đã không trở thành cản lực trong việc trồng và phát triển rừng. Đối với tư nhân, hộ gia đình và các công ty đầu tư trồng rừng sản xuất đã tăng nhưng vẫn còn rất ít. ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là các hộ trồng rừng sản xuất, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển kinh tế trang trại. Đây là những lực lượng đầu tư có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư của thành phần này lại qúa ít, con số này khó thống kê đầy đủ được nhưng đã có những ví dụ điển hình như mô hình trang trại, các nông trường tư nhân. Mặc dù vậy, nhưng các chính sách cho vay tín dụng của nhà nước còn cao, do đó người dân sau mỗi chu kỳ đầu tư (7-10 năm) thì hầu như không có lãi, chưa kể đến thị trường tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh, cước phí vận chuyển lớn vì giao thông đi lại khó khăn, người dân không biết bán cây đứng cho ai, giá bán như thế nào, lại thường xuyên bị người khác quyết định, ép giá. Vậy cải cách tổ chức sản xuất bằng cách nào, có duy trì lâm trường quốc doanh hay không ? Cần đổi mới ra sao? Để phát triển các thành phần làm ăn có hiệu quả và thúc đẩy đầu tư phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Bên cạnh những khó khăn về vốn đầu tư, và tình hình đầu tư chưa thực sự chú trọng đến phát triển rừng sản xuất, là những khó khăn về khách quan, điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện vận chuyển nguyên liệu còn khó khăn, hơn nữa giá mua đối với biến lâm sản trồng rừng sản xuất giá quá thấp, mặt khác do không được đầu tư một cách đồng bộ, thiếu kiến thức kỹ thuật trong việc trồng rừng nên năng suất thấp 60 – 70 m3/ha/chu kỳ kinh doanh là không có lãi. Trong khi nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của xã hội, thì sản lượng gỗ sau khi khai thác lại không được chế biến và sản xuất kịp thời và đáp ứng tiêu chuẩn. Đó là do các cơ sở chế biến, và các lâm trường hiện nay không theo kịp những tiến bộ khoa học công nghệ, không phát huy vai trò góp phần tăng giá trị gỗ, thúc đẩy nhanh tốc độ hoàn vốn của việc trồng rừng. Cũng chính từ đó giúp các thành phần kinh tế thấy được lợi nhuận từ việc trồng rừng và có những chiến lược thu hút đầu tư trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất. b.Rừng phòng hộ Bắc Trung Bộ không chỉ có tầm quan trọng về mặt chính trị mà còn là nơi có vai trò quan trọng đối với kinh tế cũng như đời sống tinh thần của cả vùng, cả nước. Nói đến Bắc Trung Bộ là không thể không nhắc tới các bãi biển du lịch như Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa lò(nghệ An)… Các khu du lịch nổi tiếng của cả nước như Kinh đô Huế, Phố cổ Hội an…. để khẳng định thêm vị trí chiến lược của Bắc Trung Bộ trong xu thế phát triển chung. Giáp với Hoà Bình, tỉnh mà tại đó có nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước Để giữ cho các công trình thuỷ điện hoàn thành nhiệm vụ của mình phải kể đến vai trò của các khu rừng phòng hộ, như rừng phòng hộ phòng hộ ven sông Mã, sông Chu. Trong những năm qua việc đầu tư phát triển, bảo vệ và tái sinh rừng phòng hộ đã được nhà nước chú trọng nhiều, nhiều khu rừng phòng hộ đã phục hồi và phát sinh tác dụng, bảo vệ các công trình thuỷ điện, giữ mực nước ổn định. Nhưng cũng có những khu rừng đã bị chặt phá nhiều để làm lương rãy canh tác, việc ý thức bảo vệ rừng phòng hộ còn rất kém, việc đầu tư và rừng phòng hộ của nhà nước vẫn ở mức thấp, cụ thể là suất đầu tư thấp 50.000 đồng/ha/năm đối với việc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trong thời hạn không quá 5 năm, 2.5 triệu/ha đối với trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Nhưng trong thực tế thì việc trồng rừng 1 ha rừng phải tốn hơn rất nhiều, thường 3,5 – 4 triệu đồng/ha. Đầu tư phát triển rừng phòng hộ chủ yếu là nhà nước cung cấp vốn đầu tư thông qua các lâm trường quốc doanh, còn tư nhân tham gia đầu tư chủ yếu là ngày công lao động thông qua hình thức giao khoán bảo vệ rừng. Tuy vậy trong quá trình đầu tư những năm qua chủ yếu là tập trung vào khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ là chính, còn diện tích trồng mới tăng rất ít. Một phần là do nhà nước chưa có chính sách khuyến khích tư nhân hay các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng mới rừng phòng hộ. c.Rừng đặc dụng Bắc Trung Bộ là một vị trí quan trọng của nước ta, nơi đây có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài cây đặc sản như Cánh kiến đỏ, Quế, Hồi, Thảo quả, Lát, Tếch, Lim… đã mang lại cho Bắc Trung Bộ những nét rất đặc trưng. Nhưng đó cũng là miếng mồi thơm ngon cho bọn lâm tặc hoành hành. Với vai trò quan trọng đó nhưng vốn đầu tư vào phát triển rừng đặc dụng còn thấp, suất đầu tư ngân sách của Trung ương cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng thấp 2,5 triệu đồng/ ha / trong 4 năm, năm đầu 1,7 triệu đồng/ha còn lại cho chăm sóc 3 năm tiếp theo. Đầu tư vào rừng đặc dụng những năm qua là không đáng kể chỉ có 360 ha rừng trồng mới, còn lại chủ yếu là rừng tự nhiên. Nhưng công tác bảo vệ những năm qua là thấp, chỉ có 50.000đ/ha, ngoài ra chưa kể một số điạ phương đã tự ý giảm suất đầu tư cho bảo vệ xuống để tăng diện tích bảo vệ nên chất lượng công tác bảo vệ chưa cao. 1.4.2. Đầu tư theo các khâu của quá trình đầu tư trồng rừng. Bảng 4 : Số liệu đầu tư theo các khâu vào phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn Năm Bảo vệ rừng Khoanh nuôi Trồng rừng Chăm sóc Tổng vốn Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) 1998 3148.4 11.07 672.0 2.36 246.32 86.57 28452.4 1999 5351.5 13.99 1835.0 4.80 30600 79.99 466.5 1.22 38253.0 2000 5906.3 12.64 3865.9 8.28 36164 77.41 779.0 1.67 46715.2 2001 14842.3 19.47 4648.2 6.10 55456 72.75 1285.8 1.69 76232.3 2002 10865.6 14.39 3764.0 4.99 59296 78.55 1564.2 2.07 75489.8 2003 8276.5 11.74 8367.9 11.87 52136 73.95 1720.3 2.44 70500.7 Bình quân 8065.1 13.88 3858.8 6.40 43047 78.20 1163.2 1.82 55940.6 Nguồn: Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam + Đầu tư trồng rừng mới: Nhiều năm qua, trồng rừng và nông lâm kết hợp của Bắc Trung Bộ đã được nhà nước quan tâm đầu tư, vốn đầu tư cho trồng mới ngày càng tăng từ 24362 triệu đồng (năm 1996) đến 52136 triệu đồng (năm 2001), chiếm tỷ trọng cao nhất bình quân 78,2% trong tổng số vốn đầu tư theo các khâu trồng rừng. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư và nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trồng rừng, và trồng rừng chủ yếu là rừng phòng hộ còn rừng sản xuất vẫn còn diện tích thấp. Mặt khác, để trồng một ha rừng trồng thường tốn từ 3-4 triệu đồng/ha gấp 80 lần vốn diện tích cho khoanh nuôi, bảo vệ chăm sóc. Do vậy nên diện tích trồng rừng chỉ mới chiếm 2,6% tổng diện tích đất. Mặc dù Bắc Trung Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển các loài cây đặc sản như: Lim, Lát… những loài cây này có giá trị kinh tế cao, trong khi nhu cầu thị trường ngày càng cao, đó chính là lợi thế cho việc trồng rừng sản xuất cây đặc sản. Nhưng thực tế trồng rừng ở Bắc Trung Bộ gồm các loài cây nguyên liệu như : Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng và một số loài cây bản địa khác. Tỷ lệ cây sống sau 1 năm đạt trên 80%, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu của Thanh Hoá có tỷ lệ sống cao 90% Đầu tư khoanh nuôi và tái sinh rừng. Từ năm 1990 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ triển khai mạnh công tác khoanh nuôi và tái sinh rừng và đã thu được những kết quả nhất định. Hàng năm từ 1996 đến 2001 đầu tư bình quân vào khoanh nuôi tái sinh rừng là 3858,8 triệu đồng, rừng được đầu tư khoanh nuôi tái sinh đã có hiệu quả: sau 4-6 năm có độ che phủ tăng từ 0,3-0,5 trữ lượng 30 – 40 m3/ha. Những địa phương khoanh nuôi tái sinh rừng tốt như : Phong Thổ… song xét về toàn vùng thì vẫn còn những tồn tại. Tuy vốn khoanh nuôi tái sinh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng thứ ba sau đầu tư trồng mới, nhưng vốn để khoanh nuôi tái sinh một ha rừng thấp hơn trồng mới rất nhiều, chính vì thế mà diện tích rừng được khoanh nuôi đã được tăng lên. Nhưng trong thực tế các giải pháp kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh rừng chưa được thực hiện tốt. Ngoài ra phải kể đến cơ chế chính sách chưa rõ ràng, nhất là những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng, do đó chưa hấp dẫn được đồng bào tham gia. Đầu tư bảo vệ rừng Trong những năm qua tình hình đầu tư bảo vệ ngày càng tăng và có tỷ trọng tương đối cao 13,88%, đứng thứ hai so với các khâu khác, nhưng nó thực sự chưa mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra nó còn bộc lộ những thiếu sót nhất là sự phối hợp để quản lý và bảo vệ rừng giữa bản, xã và Hạt kiểm lâm của địa phương chưa chặt chẽ. Hạt kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ rừng toàn vùng nhưng do ít lực lượng nên việc bảo vệ kết quả chưa cao. Các chi phí cho công tác bảo vệ chưa được thực hiện đầy đủ với nông dân nên khi chưa có cháy rừng xảy ra khó huy động nông dân tham gia. Theo quy định của trưởng bản là người chịu trách nhiệm để huy động các thành viên tham gia để chữa cháy rừng, nhưng trong quá trình thực hiện nếu xảy ra tai nạn họ phải được đền bù và trả công phù hợp. Vai trò và mối quan hệ giữa Hạt kiểm lâm và cộng đồng phải được xác định rõ và có sự cải tiến thích đáng để họ tham gia nhiều nữa và các hoạt động quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Với cơ cấu tổ chức làng bản hiện nay cần phải có sự thay đổi về hệ thống tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng thích hợp Bên cạnh đó việc các hạt kiểm lâm tự ý giảm suất đầu tư bảo vệ rừng từ 50.000 đồng / ha xuống dưới mức quy định để tăng diện tích bảo vệ rừng đồng thời làm chất lượng bảo vệ rừng kém đi, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Trước thực trạng đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách phù hợp cụ thể, trước tiên phải nâng cao suất đầu tư để khuyến khích đầu tư cũng như sự tham gia bảo vệ tích cực, đồng thời luôn luôn phát động phong trào tuyên truyền ý thức bảo vệ của người dân coi “Rừng là nhà “ Đầu tư chăm sóc rừng. Việc trồng rừng mà không chăm sóc thì được ví như sự “vứt đi” của đầu tư. Việc đầu tư trồng rừng phải kết hợp với chăm sóc và bảo vệ rừng. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “trồng rừng chỗ này phá rừng chỗ kia” như vậy không những lãng phí tiền của nhà nước mà còn không bảo vệ được vốn rừng hiện có, như vậy công cuộc đầu tư là kém hiệu quả Chính vì thế, những năm qua khi vốn đầu tư trồng rừng tăng thì vốn đầu tư cho chăm sóc rừng ngày càng tăng từ 466,5 triệu đồng năm 1997 đến1720,3 triệu đồng năm 2001, kết quả là diện tích chăm sóc rừng tăng từ 9930 ha năm 1996 và tăng đến 34405,8 ha năm 2001. Nhưng công tác chăm sóc rừng vẫn còn những hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc. Tóm lại, để đầu tư phát triển rừng nói chung và rừng Bắc Trung Bộ nói riêng có hiệu quả hay không, trước hết cần phải có cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho các khâu của quá trình trồng và phát triển rừng, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là lượng vốn đầu tư phát triển rừng. Bên cạnh đó phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn đầu là giống cây là rất quan trọng, tiếp đó là chăm sóc. Còn đối với rừng phòng hộ và đặc dụng thì cần phải đầu tư nhiều vào khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng ngay ban đầu. Từ bảng số liệu 7 cho thấy nhà nước đã có sự ưu tiên đầu tư phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng qua các khâu tái sinh, chăm sóc và bảo vệ còn đối với rừng sản xuất thì ít quan tâm hơn nhưng vị thế của rừng sản xuất ngày càng được nâng cao, do vậy mà khối lượng vốn đầu tư ngày càng tăng. Có nhiều người nghĩ rằng: Trồng rừng không khó, lại rẻ tiền, chỉ cần một vài triệu đồng hỗ trợ là có thể trồng thành công một ha rừng. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Muốn trồng và xây dựng một khu rừng trồng năng suất và chất lượng và quản lý lâu dài bền vững thì cũng phải tốn kém không ít tiền và công sức. Theo kinh nghiệm của công ty nguyên liệu giấy Bãi Bằng thì trồng một ha rừng nguyên liệu giấy (Bạch Đàn,Keo) cũng phải tốn 6-8 triệu đồng (chu kỳ 8 năm). Còn trồng rừng phủ xanh đồi trọc trên đất xấu thì cũng phải tốn trên 4-5 triệu đồng trồng và chăm sóc 3 năm đầu Đó là chưa kể đến tiền bảo vệ rừng sau khi trồng, không phải là ít. Theo tài liệu thế giới thì chi phí trồng rừng các nước thường 1500 USD đến 2500 USD đối với rừng cây lá kim gỗ mềm và 1800 – 4200 USD đối với rừng cây lá rộng gỗ cứng. Nhưng nhà lập kế hoạch trồng rừng nước ta trên trung ương thường nghĩ là mọi năm chi ra 300 tỷ, 400 tỷ cho trồng rừng cả nước, đã bị coi là “nằm mơ”, “hy vọng quá nhiều” trong lúc đó một công trình như đường dây tải điện Bắc Nam đầu tư trên nghìn tỷ đồng (1500 triệu đô) vẫn còn thấy ít. Đó là định kiến cố hữu của nhà lập kế hoạch mà không dễ thay đổi. Đó chính là bức thông điệp tới những nhà lập kế hoạch để nhìn nhận và có những chiến lược đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp sao cho xứng đáng với vai trò của nó , trong khi môi trường thế giới ngày càng suy thoái. 1.4.3. Đầu tư qua các dự án. Trong những năm qua trên điạ bàn Bắc Trung Bộ đã có một số dự án sau: - Dự án xây dựng rừng phòng hộ và xung yếu Đây là dự án có quy mô lớn gồm 42 xã . Tổng diện tích là 79740 ha đã trồng được hơn 8000 ha rừng và vườn rừng, khoanh nuôi bảo vệ gần 40 nghìn ha . Đây là dự án quan trọng góp phần vào việc ổn định khu vực, ổn định cuộc sống của đồng bào định cư ven hồ. - Dự án phát triển kinh tế –xã hội vùng rừng nguyên liệu Lang chánh, Bá thước (Thanh hoá). Đầu tư vào rừng nguyên liệu được coi là vấn đề tập trung của công cuộc đầu tư phát triển lâm nghiệp._.ắc bộ 12 17 41 9 21 Đông bắc bộ 27 29 11 7 8 18 Miền núi trung tâm băc bộ 29 27 16 9 5 23 Tây bắc 11 36 12 11 3 27 Bắc Trung Bộ 34 21 14 6 14 11 Duyên hải miền trung 28 17 11 9 29 6 Tây nguyên 31 24 21 5 17 2 Đông nam bộ 29 15 13 9 24 10 Đồng bằng sông cửu long 19 4 19 21 31 6 Nguồn: Tổng cục lâm nghiệp Việt nam Ii. mục tiêu, định hướng, chiến lược. 1.Mục tiêu: * Mục tiêu chung: Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001- 2010 về lâm nghiệp đã được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn nạ đốt rừng, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng”. * Mục tiêu phát triể lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ: + Xây dựng một nền lâm nghiệp xã hội, tăng cường bảo vệ, khôi phục rừng trên 3 loại rừng, để đảm bảo khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường sinh thái. Nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng từ 28% hiện nay lên 42.9% năm 2005 và 60.3% năm 2010. Bảo tồn tính đa dạng sinh học và bảo vệ hệ động vật, thực vật quý hiếm ở khu vực. + Định hình cơ cấu kinh tế lâm nghiệp Bắc Trung Bộ và Lâm- Công nghiệp chế biến, đưa tổng giá trị lâm nghiệp lên 10% vào năm 2005 và 12 % năm 2010. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá lâm đặc sản có gía trị cao, từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. + Thu hút nông dân trên địa bàn vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo vệc làm cho số lao động dư thừa theo phương thức nông- lâm kết hợp với các mô hình canh tác trên đất dốc bền vững. Củng cố các cơ sở quốc doanh lâm nghiệp đủ mạnh, làm tốt chức năng dịch vụ kỹ thuật và khuyến lâm, đào tạo cán bộ KHKT lâm nghiệp có trình độ để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Góp phần cùng các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao dân trí, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. + Phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ là yếu tố quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng Biên giới phía Trung của tổ quốc. 2. Định hướng Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ và điều hoà nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi và cung cấp nước cho nhu cầu phát triển dân sinh cũng như nhu cầu bảo vệ an toàn vùng hạ lưu. Ngoài ra cần quan tâm xây dựng các khu bảo tồn thiên nhieen (Bến en...) Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tập trung cho các cây gỗ lớn, quý hiếm như Lim, Lát, Bạch đàn... 3. Những thách thức Thứ nhất, tốc độ tăng dân số của Bắc Trung Bộ xếp hàng cao nhất của nước ta, cộng với việc di cư tự do và sức ép cơ chế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng, đã và đang làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Thứ hai, địa bàn hoạt động lâm nghiệp rộng lớn (chiếm 40 diện tích cả vùng), địa hình đồi núi trung du, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí của dân cư chưa cao đặc biệt là tình trạng đói nghèo của dân cư vùng lâm nghiệp đang là những trở ngại trong đầu tư phát triển. Việt nam đang đổi mới toàn diện cho nên quy hoạch sử dụng đất ở cấp vĩ mô chưa ổn định, làm cho việc xác định đất lâm nghiệp trở nên khó khăn. việc phân chia 3 loại rừng cũng như các định ngoài thực địa chưa hợp lý vì thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc quản lý và xây dựng 3 loại rừng để góp phần phát triển bền vững là nhiệm vụ rất nặng nề. Còn nhiều bất cập trong quan lý đất lâm nghiệp, đặc biệt là việc giao đất và khoán rừng bảo vệ. Khoảng 73.3% diện tích rừng đã có chủ cụ thể như chưa có động lực kinh tế để cho rừng tham gia tích cực và bảo vệ, phát triển và sản xuất kinh doanh. Chưa có quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch và ngành nên hiệu qủa thực thi của các phương án quy hoạch rất thấp. Thứ ba, khoa học công nghệ lạc hậu, vẫn sử dụng giống cũ sô bồ, kém phẩm chất, nên năng suất chất lượng rừng trồng không cao. Trong khai thác tỷ tệ nạn dụng gỗ cây đứng còn thấp (chỉ đạt 60- 65%), thiết bị chế biến quá cũ công nghệ lạc hậu, gây tốn kém nguyên liệu sản xuất ra những sản phẩm kém giá trị, khó tiêu thụ trên thị trường trong nước và trên khu vực.. sẽ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt khi tham gia AFTA và hội nhập quốc tế. Thứ tư, hệ thống tổ chức lâm nghiệp Bắc Trung Bộ chưa ổn định, chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ khi sát nhập bộ, bộ phận lâm nghiệp trong các cơ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn quá yếu, vì thế các chi cục phát triển lâm nghiệp ở từng tỉnh không có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề về đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Hệ thống lâm trường quốc doanh chưa kịp đổi mới để thích ứng với cơ chế thị trường, lúng túng bị động và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại đang hình thành, nhưng chưa có chính sách phù hợp. Hoạt động khuyến lâm còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp xã hội. Thứ năm, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp chưa tiếp cận được với trình độ kỹ thuật và quản lý của khu vực và thế giới. Phần đông cán bộ chưa sử dụng được phương tiện và trang thiết bị hiện đại trong công tác, vốn ngoại ngữ còn hạn chế. Thứ sáu, đời sống của cán bộ công nhân viên và lao động nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn. do tác động của cơ chế thị trường, nhiều lâm trường và doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp..., làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Lực lượng lao động quốc doanh đang ngày càng giảm sút, cần được củng cố để làm nòng cốt trong phát triển nghề rừng. Thứ bảy, sự nhìn nhận, đánh giá của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò, vị trí của rừng trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái còn hạn chế. Trong khi Việt Nam, đặc biệt là Bắc Trung Bộ vẫn chỉ loay hoay với việc tính toán giá trị kinh tế của rừng, thì nhiều nước trên thế giới lại quan tâm đến giá trị gián tiếp, giá trị phi vật chất của rừng trong việc bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của đất nước. Những thách thức trên đây đang là trở ngại lớn trong sự nghiệp cũng như quá trình đầu phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Do vậy cần phải có chính sách và từng bước nghiên cứu, giải quyết. iii. những giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc trung bộ 1. Các giải pháp tổ chức thực hiện Để lâm nghiệp có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của khu vực, về mặt tổ chức cần tập trung giải quyết những nội dung sau: 1.1. Mối quan hệ và quản lý nhà nước: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các chính quyền, của các cấp quản lý nhà nước về lâm nghiệp (chủ yếu giữa sở NN &PTNT với chi cục kiểm lâm), phân quyền nhiều hơn cho các địa phương, lấy xã làm địa bàn cơ sở để chỉ đạo phát triển lâm nghiệp. Tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới, sự đồng bộ trong việc ra quyết định cũng như thực hiện chính sách từ TW đến địa phương, từ Sở xuống xã, nông trường và các xã viên trồng rừng. 1.2.Hoàn thành việc tổng kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp: Cần nắm rõ số lượng, chất lượng từng loại rừng, đất lâm nghiệp (theo quy chế quản lý mới), những tiềm năng sản xuất lâm nghiệp hàng hoá trên vùng đồi núi trọc. Phải bổ sung việc điều tra khảo sát thực trạng đất đai, độ màu mỡ, điều kiện tự nhiên các loại đất trống có thế sản xuất nông lâm nghiệp với cơ cấu nào để đạt hiệu quả. Làm rõ gianh giới ba loại rừng và đất lâm nghiệp cả trên bản đồ và thực địa đặc biệt ưu tiên với các dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) đang thực hiện. Khắc phục thực trạng một số dự án trên sổ sách, bản đồ thì có nhiều diện tích nhưng ngoài thực địa đã hết. 1.3. Xây dựng bộ bản đồ địa hình rừng và đất lâm nghiệp 1: 10000. Theo viện điều tra quy hoạch rừng thì đến nay, mới đo vẽ được 4 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp 1:10000. Như vậy từ nay đến 2010 ít nhất chúng ta cũng phải đo từ 11- 14 triệu ha nữa để làm tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất trên địa bàn xã. Chất lượng các bản đồ hiện phóng từ 1:50.000 sử dụng chất lượng kém. Không là tài liệu cơ bản đê lưu trữ và kiểm tra quản lý ở cơ sở. 1.4. Đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng: Tăng rừng và đất lâm nghiệp không có chủ là nguyên nhân chủ yếu gây mất tài nguyên lâm nghiệp. Vì vậy phải đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng mức đầu tư hàng năm cho công tác này. Tăng cường vai trò của người dân và đặc biệt là cộng đồng các dân tộc nhất là vấn đề giới họ được coi như là một chủ đề hợp pháp để giao đất rừng. Gắn việc giao đất với việc lập kế hoạch sử dụng đất tự nguyện của dân trọn loại cây trồng gì vừa đúng với cơ cấu vừa phải có sự đồng ý không áp đặt của dân phải kèm theo các chính sách tín dụng, khuyến lâm, chính sách thị trường để đảm bảo cho kinh tế rừng phát triển bền vững, hiệu quả. 1.5. Giải pháp tổ chức sản xuất. Xác định rõ và đủ các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển rừng trong vùng như kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, kinh tế quốc doanh. Củng cố và tổ chức lại các lâm trường quốc doanh để bảo vệ và khai thác sử dụng có hiệu quả hơn rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp hiện có. Cần tiếp tục nghiên cứu các mô hình đa dạng hoá sở hữu và phương thức sản xuất kinh doanh trong lâm trường, đồng thời khuyến khích tất cả các thành phần tham gia. Nghiên cứu, kiến nghị với chính phủ cho thành lập tổng công ty, công ty lâm nghiệp (dạng công ty cổ phần) trồng rừng nguyên liệu và gắn kết với nhà máy thành một dây truyền sản xuất khép kín... Quy hoạch đồng bộ xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến lâm sản nhằm phát huy được lợi thế của từng, địa phương trong vùng. 2.Giải pháp về vốn Bắc Trung Bộ là một vùng kinh tế còn lạc hậu đời sống khó khăn, ngân sách còn hay thâm hụt do đó cần phải có chính sách ưu tiên cũng như các chính sách thu hút vốn và tạo vốn cho phát triển lâm nghiệp Đây là một giải pháp quan trọng nhất bởi theo như số liệu cho biết diện tích đất trống đồi núi trọc của Bắc Trung Bộ hiện nay là 1853.305 ha, vậy với chi phí đầu tư trồng rừng ban đầu là 4triệu/ha, vậy thì chỉ qua một phép tính đơn giản ta có thể thấy được lượng vốn cần thiết để phủ xanh đất trống đồi núi trọc đó là 7413.220 tỷ đồng, trong khi mục tiêu của chiến lược đến năm 2010 thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có nghĩa là hàng năm ta phải cần hơn 700 tỷ đồng, một phép so sánh đơn giản cho thấy lượng vốn đầu tư của ta là rất thấp chỉ bằng 1/10 lượng vốn cần thiết để đầu tư. Vậy đòi hỏi phải có giải pháp về vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. a. Đối với vốn đầu tư trong nước. Tiếp cực tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách cho việc bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bao gồm các hạng mục bảo vệ rừng. Khoanh nuôi, làm giàu rừng và trồng mới ngoài ra, cũng cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng rừng giống, nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cân quan tâm đầu tư hỗ trợ ngân sách cho trồng rừng sản xuất dưới hình thức hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh, hỗ trợ giống, đặc biệt đối với các loại cây quý hiếm , chu kỳ dài. Tăng thêm nguồn vốn tín dụng đàu tư phát triển và cải tiến phương thức cho vay và chính sách tín dụng để nâng cao hiệu quả nguồn vốn này, tạo điều kiện để người đầu tư có thể thu lợi một cách chắc chắn khi đầu tư vào xây dựng rừng sản xuất, đặc biệt đối với việc phát triển lâm sản hàng hoá. Cần đổi mới việc quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển trên các mặt: lãi suất vay hợp lý, điều kiện cho vay dễ dàng điều kiện hoàn trả phù hợp, áp dụng cơ chế bảo lãnh đầu tư... Hình thức cho vay tín dụng có thể theo suất vốn đầu tư đối với từng loại rừng, từng loại cây trồng, loại sản phẩm hoặc cho vay theo dự án đầu tư của công trình. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển lâm nghiệp (trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng đặc sản, xây dựng vườn rừng, trang trại gia đình hoặc xây dựng các xưởng chế biến nhỏ). Đối với nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (tư vấn, quốc doanh, liên doanh...). Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích; đối với nguồn vốn của hộ nông dân nhỏ nhà nước cần quan tâm hỗ trợ đầu tư. Ban hành quy chê nhằm tăng nguồn tài chính do hoạt động lâm nghiệp thông qua việc đồng tài trợ của các chủ thể cùng hưởng lợi ích cho rừng mang lại như thuỷ lợi, thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch và năng lượng… b. Đối với nguồn vốn nước ngoài Ngoài vốn ngân sách nhà nước đằu tư hàng năm và vốn tín dụng, ngành lâm nghiệp cần có cơ chế chính sách tốt để thu hút tối đa nguồn tài trợ của các tổ chức tiền tệ thế giới (WB, ADB, IMF…) và của các chính phủ (vốn ODA vốn FDI nhằm tăng cường phát triển hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gồm cả phát triển nông thôn vùng đệm và triển khai các dự án trồng rừng ở hộ gia đình quy mô nhỏ. Khuyến khích các nhà đằu tư nước ngoài đầu tư vốn phát triển lâm nghiệp (trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng đặc sản…) và liên doanh liên kết trong chế biến lâm đặc sản trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh luật đầu tư của Việt Nam. c. Việc quản lý đầu tư cho lâm nghiệp. Xác định mục đích trồng rừng trên các vùng sinh thái khác nhau để lựa chọn cây trồng thích hợp cũng rất cần thiết vì trồng rừng không chỉ đơn thuần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mà còn phải có mục đích kinh tế mới khuyến khích trồng rừng. Trồng rừng để lấy gỗ xẻ trang thiết bị nội thất, hay dùng làm tường cột xây dựng nhà ở, để làm củi hay làm cọc chống đỡ các hầm lò, để làm nguyên liệu cho công nghệ giấy hay các công nghiệp khác như công nghiệp ép gỗ, để phân lô và trồng cỏ dưới tán dùng cho chăn nuôi hay hoàn toàn phủ đất trống đồi núi trọc, tạo màu xanh, cải thiện, bảo vệ môi trường… Trồng rừng gần được với mục tiêu kinh tế và mục đích sử dụng sẽ là giải pháp động viên và khuyến khích người được giao đất rừng và quản lý rừng. 3. Các chính sách. 3.1 Chính sách đất đai: Rà soát và đẩy nhanh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình công nhân và nông dân, mỗi hộ từ 5- 20 ha, thuận canh, thuận cư. Các hộ gia đình này đều bình đẳng về chính sách đầu tư. Các sản phẩm từ vườn rừng, trang trại đề được tự do trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, trong phần đất lâm nghiệp giao cho từng gia đình, nhất thiết phải bố trí đất để đồng bào thực hiện nông lâm kết hợp, như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi và làm kinh tế vườn… để đồng bào yên tâm bảo vệ rừng tham gia xây dựng vốn rừng góp phần quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo, nhất là những huyện vùng sâu, vùng xa của Bắc Trung Bộ. Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ và đơn giản hoá thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. C á nhân, hộ gia đình nhận đất có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thị trường nếu không trái với yêu cầu bảo vệ đất và lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với rừng tự nhiên. Các lâm trường trên địa bàn cần phải có đất để sản xuất kinh doanh lâu dài, để liên doanh với các hộ gia đình và tổ chức khác trên địa bàn. 3.2. Chính sách Đầu tư và Tín dụng. Ưu tiên đầu tư cho lâm nghiệp Bắc Trung Bộ nhất là đầu tư xây dựng rừng phòng hộ, xây dựng vùng kinh tế hàng hoá. Đối với đồng bào còn du canh, du cư, đồng bào định cư nhưng vẫn còn du canh nhà nước cần đầu tư toàn bộ cho trồng rừng và xây dựng vườn rừng. Vốn đầu tư phải xuống đến kịp thời,đúng tiến độ tránh nhiều khâu trung gian. Vốn đầu tư bảo vê, khoanh nuôi tái sinh 50.000đ/ha/năm là thấp (trong năm năm). Đối với Bắc Trung Bộ là vùng có địa bàn tương đối khó khăn đề nghị tăng mức đầu tư 100.000đ/ha/năm (trong 5Năm) là phù hợp. Hỗ trợ một pha vốn thông qua giống cây trồng, phân bón, chuyển giao công nghệ cho đồng bào trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản. Vốn vay tín dụng thủ tục phải đơn giản, lãi suất thấp hơn so với mức bình thường. 3.3.chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và kinh doanh rừng. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng những giải pháp canh tác nông lâm kết hợp tiến bộ, khoa học kỹ thuật khuyến khích các hộ nông dân phát triển vườn rừng, trại rừng vừa phát triển lâm sản hàng hoá vừa đảm bảo lương thực, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Khuyến khích các hộ nông dân phát triển vườn rừng, trại rừng theo hình thức trang trại mẫu RVAC. Do đó cần hỗ trợ giống để nhân dân đầu tư lao động trồng cây trên đất được giao ổn định lâu dài và được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác được. Giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu chu kỳ đầu, miễn giảm thuế đất 2 chu kỳ kinh doanh rừng nguyên liệu. Khuyến khích tư nhân và công ty nước ngoài liên doanh trồng rừng nguyên liệu, chế biến cũng như xuât khẩu hàng hoá lâm sản. 3.4. Hưởng lợi. Ưu tiên khoán cho các hộ định canh định cư, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng và những hộ đã nhận khoán trước đây để bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung ở vùng rất xung yếu và xung yếu được khai thác củi và lâm sản dưới tán rừng. Hộ trồng rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm từ tỉa thưa, nông sản và lâm sản phụ dưới tán rừng. Đối với rừng sản xuất Hộ đầu tư trồng rừng sản xuất là chủ rừng, có quyền quyết định thời điểm và phương pháp khai thác rừng, nhưng phải có trách nhiệm tái tạo lại rừng trong phạm vi không quá 2 năm sau khi khai thác. Mọi sản phẩm khai thác từ trồng tre, nứa và lâm sản phụ khi khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường. Nhà nước tạo điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm rừng trồng, có chính sách đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng hoặc bù giá sản phẩm đối với sản phẩm đối với vùng sâu, vùng xa. Có chính sách hỗ trợ giá cho các đề tài nghiên cứu, tạo những giống cây trồng bản địa (cây quý hiếm), cây trồng có chất lượng tốt, năng suất cao. 3.5.Chính sách thuế: Để khuyến khích các hộ gia đình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển lâm nghiệp, mà điều khuyến khích đầu tiên là thuế, là lợi ích hữu hình có thể nhận thấy ngay được: - Miễn giảm thuế những năm cho diện tích khai thác hoang phục hoá - Ban hành chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo sự chỉ đạo của tỉnh, huyện. - Thực hiện ban hành miễn giảm thuế doanh thu, lợi tức, thuế hàng hoá đối với HTX, tổ chức nhận khoán dịch vụ lâm nghiệp theo đúng Nghị Định 15/CP, nhất là các xã biên giới vùng sâu, vùng xa. 3.6. ổn định thu nhập Nhờ sản phẩm từ cây lâm nghiệp thì chắc chắn người làm lâm nghiệp phải trờ khá lâu 5- 10 năm hoặc lâu hơn nữa, ngược lại nguồn thu từ rau quả trong nông lâm kết hợp thì rất nhanh có thể từ 3 tháng đến 6 tháng và chậm nhất là 2 năm. Một vụ đậu xanh giống mới sau 75 ngày đạt 2 tấn/ha, có thể thu được 12 triệu đồng nếu là đậu thương phẩm hoặc 22 triệu đồng nếu là đậu giống. Hoặc nếu trồng xen kẽ dứa cayen vào đất rừng, mỗi năm cả bán quả và giống có thể thu 60- 80 triệu/ha. Vậy khi trồng rừng cần kết hợp các biện pháp thâm canh kết hợp trồng rừng và trồng xen kẽ các loại cây trồng trong thời gian rừng chưa khép tán. Ngoài ra cần áp dụng chính sách hưởng lợi để người dân tham gia trồng rừng có thể chủ động trong việc trồng và khai thác sản phẩm từ việc trồng xen canh của mình. Việc kết hợp đó không những chỉ có lợi cho người muốn thâm canh mà còn có tác dụng bảo vệ rừng. 4. Giải pháp về thị trường, khai thác và chế biến: Trong khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao và những sản phẩm được sản xuất từ gỗ có giá trị ngày càng được thị trường ưa chuộng và có giá trị cao hơn rất nhiều so với giá nguyên vật liệu (gỗ). Cụ thể là những loại sản phẩm sau: - Các loại sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên rất đa dạng, phong phú, hợp thị hiếu, thói quen, kinh nghiệm sử dụng của nhân dân nên có thị trường tiêu thụ rộng hơn. - Các loại sản phẩm từ gỗ nhập khẩu đáp ứng một phần cho các nhu cầu xây dựng, trang trí nội thất, đồ dùng sinh hoạt, văn phòng, làm hàng xuất khẩu. - Các loại sản phẩm từ gỗ rừng trồng bước đầu được ưa chuộng sử dụng thông qua các công nghệ chế biến cao như: ván MDF, ván dăm, ván ghép thanh, bìa các tông, giấy… hoặc trực tiếp chế biến thành các sản phẩm mộc nội thất, mộc ngoài trời từ gỗ trồng có kích thước lớn và chất lượng tốt như: chàm bông vàng, cao su, mỡ, điều… - Các sản phẩm từ lâm sản khác rất nhiều chủng loại phù hợp với thói quen sử dụng và sức mua của dân nhưng về cải tiến mẫu mã, kết cấu, độ bền của sản phẩm… còn chưa được chú trọng nên gấy ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước. Mặt khác lại bị cạnh tranh bởi hàng hoá nhập ngoại sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ và các loại vật liệu khác như : nhựa PVC, kim loại. Thị trừơng tiêu thụ hay “đầu ra” của các sản phẩm trồng rừng cần được tính toán ngay từ đầu, trong thời gian xây dựng quy hoạch. Một trong những thành công của hợp tác phát triển lâm nghiệp Việt nam với các đối tác nước ngoài (Thuỵ Điển- Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy) là tạo ra được một số vùng có sản phẩm hàng hoá, tuy nhiên việc dự đoán thị trường chưa tốt, hậu quả là trong những năm gần đây nạn dư thừa, không tiêu thụ được của các sản phẩm từ các vùng cây ăn quả như đào, mặn, chè… trở nên phổ biến. Về lâm nghiệp, việc ứ đọng không bán được các sản phẩm từ rừng trồng làm nguyên liệu như bạch đàn, thông… đang là mối lo cho hầu hết các lâm trường cũng như các chủ hộ trang trại… các khu rừng trồng bảo vệ rừng đầu nguồn cũng có nguy cơ bị suy giảm vì gỗ thông không thể tiêu thụ tại chỗ, vận chuyển sang nơi khác lại đắt đỏ, người dân sống bên rừng nhưng không đủ ăn. Bởi vậy cần xác định rõ đối tượng khai thác, sản phẩm khai thác hàng năm. Thiết kế khai thác cụ thể đến từng hộ, có thẩm định khai thác và kiểm tra rừng sau khai thác. Lựa chọ phương thức khai thác, cường độ, luân kỳ khai thác cho phù hợp với từng đối tượng rừng áp dụng các quy trình khai thác đã ban hành. Tổ chức tốt việc mua, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng. áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến lâm sản nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và tiết kiệm tối đa nguyên liệu trong khâu chế biến. Ngoài ra để đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng cần được bảo hộ để cho dân khắc phục hậu quả cháy rừng, sâu hại… Bên cạnh đó còn bao tiêu sản phẩm sản xuất từ rừng, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 5. Giải pháp về khoa học công nghệ và mô hình lâm nghiệp Xây dựng các chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu có năng suất, hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân; sử dụng và chọn lọc giống mới, mọc nhanh, có năng suất cao phục vụ các chương trình trồng rừng; xây dựng các nguồn giống (rừng giống, vườn giống) được chọn lọc; áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, cây con, phát triển thêm các biện pháp nhân giống không được chọn lọc. Công nghệ mới sẽ là biện pháp chủ yếu tạo cây con phục vụ trồng rừng. Tiếp tục nghiên cứu xác định cơ cấu trồng thích hợp cho các dạng lập địa hình của các vùng sinh thái, chọn tập đoàn cây trồng rừng mọc nhanh có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Xác định và tổ chức nhập khẩu giống những loài cây năng suất, chất lượng cao trong nước không có hoặc thiếu hạt giống. Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, giống, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng, phòng chống cháy, phòng trị dịch sâu bệnh hại cũng như trong công tác khai thác và vận chuyển sản phẩm từng trồng. Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến lâm, phổ biến các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao và mô hình quản lý rừng bền vững nhằm giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp lượng hóa giá trị trực tiếp và gián tiếp của rừng để có sự nhìn nhận, đánh giá đúng mức về rừng và nghề rừng và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hình thức các sản phẩm lâm nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ ISO là những ưu tiên nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá lâm sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, yếu kém về cơ sở thiết bị và công nghệ do vậy trong giai đoạn đầu ta có thể nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhất là các loại giống, máy móc, thiết bị và các công nghệ chế biến hiện đại. Miễn giảm thuế cho các đơn vị sản xuất áp dụng công nghệ thiết bị mới. 6. Đào tạo nguồn nhân lực. Việc nâng cao phát triển nguồn nhân lực trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực là vô cùng quan trọng, là phù hợp với xu thế của thời đại nền “kinh tế tri thức”. Do đó việc mở rộng ngành nghề đào tạo trong các trường Đại học và Trung học, nâng cao trình độ chuyên môn, phấn đấu tương đương các nước trong khu vực và sẵn sàng hội nhập và phát triển là một xu thế tất yếu. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng tuyển chọn con em địa phương vào học các trường đại học và trung học lâm nghiệp. - Đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp (chủ yếu là kỹ thuật lâm sinh, khuyến lâm, khuyến nông) bằng nhiều hình thức và các mức độ khác nhau như : Đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn… - Tăng cường hệ thống giáo dục, đưa nội dung hướng nghiệp nông lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm vào chương trình giáo dục của các trường nội trú. Khuyến khích các học sinh tốt nghiệp tại các trường này tham gia công tác khuyến nông, khuyến lâm. - Phấn đấu mỗi xã có một cán bộ lâm nghiệp giỏi về chuyên môn và quản lý, đồng thời am hiểu tường tận phong tục tập quán của đồng bào để phổ cập, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp đến từng hộ gia đình tham gia xây dựng và phát triển rừng. - Tăng cường lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp cho các dự án, các cơ sở quốc doanh lâm nghiệp trên địa bàn vi. một số kiến nghị về tổ chức thực hiện các dự án chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc trung bộ. Để đưa đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ thực sự là của mọi người dân trong xã hội, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, xoá bỏ rào cản tâm lý lợi nhuận thấp trong đầu tư trồng rừng. Bởi vậy, cần có một kế hoạch, quy hoạch tổng thể và thực hiện nó theo một trình tự nhất định như các dự án và chương trình ưu tiên dưới đây: 1.Các dự án ưu tiên. 1.1. Dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã Dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông mã nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống rừng phòng hộ để giữ và điều tiết nguồn nước lâu bền cho các công trình thuỷ lợi, phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Từng bước ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân trên địa bàn dự án bằng việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần 1.2. Dự án trồng rừng thâm canh phục vụ nguyên liệu công nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả theo phường thức nông lâm kết hợp. Xây dựng rừng sản xuất bằng các giải pháp trồng rừng thâm canh và nông lâm kết hợp trên đất dốc với các loài cây có năng suất cao tạo nhiều sản phẩm hàng hoá và phục vụ công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao đời sống nhân dân bằng sản phẩm lâm nghiệp 1.3.Chương trình điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng Bắc Trung Bộ. Điều tra, theo dõi và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn diện trên quy mô tỉnh và vùng. Phân tích, đánh giá biến động tài nguyên rừng, xác định các nguyên nhân gây biến động rừng, xây dựng và hoàn thiện các mô hình dự án báo biến động tài nguyên rừng nhằm cung cấp các thông tin, số liệu về tài nguyên rừng kịp thời cho việc lập và điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng và toàn quốc. Kết luận Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đầu tư phát triển lâm nghiệp Việt nam nói chung cũng như rừng Bắc Trung Bộ nói riêng cho thấy kết quả của công cuộc đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần vào tốc độ tăng trưởng của quốc gia, khu vực; cải thiện đời sống người dân và đặc biệt là tạo một môi trường sinh thái trong lành cho sự sống. Trên cơ sở phương pháp luận về lý thuyết đầu tư trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa kinh tế đầu tư- Trường Đại học kinh tế quốc dân và thực tiễn tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam, em đã đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Qua đó, em cũng có những nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị với mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình để ngày càng nâng cao chất lượng của công cuộc đầu tư mà đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp một lĩnh vực mà việc đầu tư còn đang hết sức hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo, Phạm Văn Hùng Giảng viên khoa kinh tế đầu tư- Đại học kinh tế quốc dân. Anh Nguyễn Thanh Tú- Trưởng phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tế- Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù có những nổ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề không thể tránh khỏi các sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo ân cần của thầy cô để em có thể có những kiến thức và nhận biết sâu sắc hơn trong học tập và nghiên cứu sau này. Em xin chân trọng cảm ơn! Tài liệu tham khảo 01 Giáo trình Kinh tế đầu tư - TS Bạch Thị Nguyệt 02 Lý thuyết đầu tư- Keynes 03 Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư 04 Báo đầu tư năm 2001, 2002, 2003 05 Thời báo kinh tế 2001- 2003 06 Giáo trình thống kê Đầu tư Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0047.doc
Tài liệu liên quan