Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên: ... Ebook Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên

pdf69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN XUÂN NGUYÊN THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI Xà KHA SƠN - PHÚ BÌNH - THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2008 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN XUÂN NGUYÊN THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI Xà KHA SƠN - PHÚ BÌNH - THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Y học dự phòng Mã số: 60 72 73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUÝ THÁI THÁI NGUYÊN, 2008 Lêi c¶m ¬n Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Ban Gi¸m hiÖu, khoa Sau ®¹i häc Tr•êng ®¹i häc Y - D•îc - §¹i häc Th¸i Nguyªn ®· gióp ®ì vµ t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho em. C¸c gi¸o s•, c¸c nhµ khoa häc c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o ®· gi¶ng d¹y tËn t×nh vµ h•íng dÉn em trong thêi gian em tham gia häc tËp t¹i tr•êng. Xin bµy tá lßng c¶m ¬n tíi TiÕn sü NguuyÔn Quý Th¸i - Ng•êi thÇy h•íng dÉn khoa häc trong qu¸ tr×nh em hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. L·nh ®¹o Së Y tÕ B¾c Giang - HuyÖn uû - Uû ban nh©n d©n huyÖn Yªn ThÕ ®· t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó em tham gia kho¸ häc nµy. Xin ®•îc c¶m ¬n Ban gi¸m ®èc, c¸n bé viªn chøc Trung t©m Y tÕ Dù phßng huyÖn Yªn ThÕ n¬i t«i c«ng t¸c. C¸m ¬n §¶ng uû, Uû Ban nh©n d©n, Tr¹m Y tÕ x· Kha S¬n - Phó B×nh - Th¸i Nguyªn ®· nhiÖt t×nh hîp t¸c trong qu¸ tr×nh t«i lµm viÖc t¹i ®Þa ph•¬ng. Xin göi lêi c¶m ¬n tíi anh em, b¹n bÌ ®ång nghiªp trong vµ ngoµi ngµnh y tÕ Cuèi cïng xin ch©n thµnh c¶m ¬n gia ®×nh, nh÷ng ng•êi th©n lu«n ®éng viªn t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp võa qua. Xin c¶m ¬n! T¸c gi¶: NguyÔn Xu©n Nguyªn CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BVTV Bảo vệ thực vật CS Cộng sự CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật NĐT Nội độc tố NXB Nhà xuất bản TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TMH Tai mũi họng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1 Đặc trưng và tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp 3 1.2 Các bệnh thường gặp của nhà nông 5 1.2.1. Say nóng (hội chứng quá nhiệt cấp) 5 1.2.2. Say nắng (bệnh xạ nhiệt) 6 1.2.3. Ảnh hưởng của khí NH3 6 1.2.4. Ảnh hưởng của H2S 7 1.2.5. Vi sinh vật trong không khí 8 1.3 Những bệnh vật nuôi lây sang người và cách phòng chống 9 1.3.1. Bệnh đóng dấu lợn 9 1.3.2. Bệnh E.Coli 10 1.3.3. Bệnh lao 11 1.3.4. Bệnh do liên cầu khuẩn 11 1.3.5. Bệnh Listeriosis 12 1.3.6. Bệnh Salmonellosis 13 1.3.7. Bệnh than 13 1.4 Bệnh ở vật nuôi truyền sang người do ký sinh trùng 14 1.4.1. Bệnh sốt hồi quy 14 1.4.2. Bệnh sán lá ruột lợn 15 1.5 Bệnh ở vật nuôi truyên sang người do virus 15 1.5.1. Bệnh dại ở động vật 15 1.5.2. Bệnh cúm gà 16 1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17 1.6.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 17 1.6.2. Nghiên cứu trong nước 17 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1 Đối tượng 21 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.2.1. Địa điểm 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Phương pháp 22 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 22 2.3.3 Kỹ thuật nghiên cứu 22 2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu 23 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23 2.4.2. Các chỉ số về bệnh tật của người chăn nuôi lợn 23 2.4.3. Các chỉ số về yếu tố liên quan tới sức khoẻ người lao động 25 2.5 Xử lý số liệu 26 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27 3.2 Tình hình bệnh trạng ở người chăn nuôi lợn 30 3.3 Một số yếu tố liên quan đến một số bệnh thường gặp ỏ người chăn nuôi lợn 36 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 43 4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 43 4.2 ệnh thường gặp ở người chăn nuôi lợn 45 4.3 Một số yếu tố liên quan đến các bệnh thường gặp 51 KẾT LUẬN 59 KIẾN NGHỊ 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu 3.1. Đặc điểm giới tính người chăn nuôi lợn 27 Biểu 3.2.Trình độ học vấn của người chăn nuôi lợn 27 Biểu 3.3. Nghề nghiệp khác của người chăn nuôi lợn 28 Biểu 3.4. Đặc điểm tuổi nghề người chăn nuôi lợn 28 Biểu 3.5. Đặc điểm tuổi đời người chăn nuôi lợn 29 Biểu 3.6.Tỷ mắc bệnh chung theo tuổi đời của người chăn nuôi lợn 29 DANH MỤC BẢNG Nội dung Trang Bảng 3.1. Cơ cấu bệnh tật ở người chăn nuôi lợn 30 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo giới, tuổi đời của người chăn nuôi lợn 30 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo tuổi nghề của người chăn nuôi lợn 31 Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo giới, tuổi đời của người chăn nuôi lợn 31 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo tuổi nghề của người chăn nuôi lợn 32 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp theo giới, tuổi đời của người chăn nuôi lợn 33 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp theo tuổi nghề của người chăn nuôi lợn 33 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo giới, tuổi đời của người chăn nuôi lợn 34 Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề của người chăn nuôi lợn 35 Bảng 3.10. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh TMH 36 Bảng 3.11. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh TMH 36 Bảng 3.12. Liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh TMH 37 Bảng 3.13. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh da liễu 38 Bảng 3.14. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh da liễu 38 Bảng 3.15. Liên quan giữa sử dụng bảo hộ lao động và bệnh da liễu 39 Bảng 3.16. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh hô hấp 39 Bảng 3.17. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh hô hấp 40 Bảng 3.18. Liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh hô hấp 40 Bảng 3.19. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh tiêu hoá 41 Bảng 3.20. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh tiêu hoá 42 Bảng 3.21. Liên quan giữa sử dụng bảo hộ lao động và bệnh tiêu hoá 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp và nông thôn không những có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn quan trọng đối với tất cả các nước khác trên thế giới. Chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm đã góp phần xoá được đói, giảm được nghèo ở nhiều khu vực. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và chú trọng, nghị quyết Trung ương VII ra đời như thổi thêm một luồng gió mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Trong nông nghiệp chăn nuôi là một ngành cơ bản không thể tách rời. Tuy nhiên người lao động nông nghiệp nói chung và lao động chăn nuôi nói riêng cũng luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và sức khoẻ. Có nhiều chứng bệnh hoặc bệnh truyền nhiễm ở người có liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay tỷ lệ các bệnh dịch lây từ gia súc, gia cầm như cúm gia cầm, nhiễm trùng, nhiễm độc, lợn tai xanh đang trở thành mối quan ngại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [3], [4], [6]. Ở một số nước trên thế giới, vấn đề này không được giải quyết triệt để nên đã gây nhiều tác hại, tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển, tỷ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhiều, hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, số lượng các trang trại cũng ngày một nhiều hơn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lây truyền hoặc gia tăng một số bệnh thường gặp đối với cộng đồng nếu vấn đề vệ sinh lao động không được giải quyết đúng quy trình và đảm bảo an toàn [44]. Ở nước ta sản xuất nông nghiệp trong đó có chăn nuôi đang là nền tảng kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. Chăn nuôi quy mô nhỏ là mô hình thường gặp vì đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Tuy nhiên chăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 nuôi quy mô nhỏ cũng chứa ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Một số nghiên cứu tại một số khu vực chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên, đã cho thấy sự gia tăng tỷ lệ của nhiều bệnh: tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, da và niêm mạc. Tuy nhiên các nghiên cứu về bệnh trạng và các yếu tố ảnh hưởng ở người chăn nuôi lợn còn ít và chưa có hệ thống. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài "Thực trạng một số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên" Nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng bệnh thường gặp ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên. 2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới bệnh thường gặp ở người chăn nuôi lợn tại khu vực nghiên cứu nói trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc trƣng và tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là cơ bản. Lao động nông nghiệp ở nước ta vẫn dựa trên một nền tảng trình độ chưa cao, nền khoa học kỹ thuật vẫn còn đóng vai trò khiêm tốn, nên đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người nông dân. Lao động nông nghiệp nước ta có những đặc trưng về tác hại nghề nghiệp cần lưu ý như lao động ngoài trời phụ thuộc vào thiên nhiên, lao động thủ công đơn giản là chính. Trong quá trình lao động người dân phải tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh đặc biệt là các vi sinh vật, kí sinh trùng, hoá chất trừ sâu nguy hại [3], [7], [9], [26], [29]. Sự phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên cao trong quá trình sản xuất như các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: nhiệt độ, độ ẩm, tốc gió, bức xạ nhiệt… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người lao động nông nghiệp. Mùa đông nhiệt độ giảm song độ ẩm ngoài đồng ruộng ở nước ta còn cao nên sẽ làm cho cảm giác rét buốt tăng lên, mất nhiều nhiệt. Mùa hè bức xạ nhiều nên nhiệt độ ngoài đồng ruộng nhiều khi cao hơn nhiệt độ da ở cơ thể con người gây cản trở cho quá trình điều hoà thân nhiệt. Hơn nữa nhiệt độ, độ ẩm cao càng làm cho việc thoát nhiệt khó khăn, dễ gây tích nhiệt hoặc mất quá nhiều mồ hôi kèm theo mất muối khoáng gây cản trở cân bằng thể dịch. Do lao động thủ công, lao động đơn giản nên nhiều khi năng lượng tiêu hao lớn có khi tới 3000- 4000 Kcalo [5], [7]. Sự tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh là một đặc thù của nhiều nước nhiệt đới. Môi trường lao động chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh từ phân gia súc và gia cầm chưa được xử lý. Các loại vi nấm, kí sinh trùng gây bệnh tồn tại ở môi trường tự nhiên và tiếp cận với người lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 dễ gây các bệnh như các loại nấm da, tóc và ký sinh trùng đường ruột. Dùng nhiều hoá chất là phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật nếu thiếu an toàn trong sử dụng và bảo quản làm cho người nông dân có thể dễ dàng bị nhiễm độc hoặc ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ [6], [8], [29], [44], [56]. Người nông dân cũng có thể bị say nắng, say nóng cũng như mắc một số các bệnh mạn tính khác đặc biệt là các bệnh có liên quan đến môi trường lao động sản xuất nhỏ ở nông thôn nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời. Nghề nông ở nước ta cũng có thể bị nhiễm bệnh tật như các nghề khác do tính chất công việc. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bệnh mang tính đặc thù như bệnh cúm gà, bệnh nhiễm ký sinh trùng, viêm da do nấm, bệnh ấu trùng, sán… lây từ gia súc, gia cầm sang người. Các bệnh đường ruột cũng thường gặp bởi lao động trong môi trường nóng và tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh đường ruột. Chăn nuôi ngày càng phát triển ở nước ta, đã cung cấp phần lớn nhu cầu thịt cho nhân dân trong nước, đảm bảo cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên nghề chăn nuôi cũng là nghề có thể lây bệnh có nguồn gốc từ động vật sang người như bệnh than, cúm, lở mồm long móng, giun, sán… Đã có nhiều trường hợp người chăn nuôi bị lây bệnh lao, bệnh liên cầu lợn, ký sinh trùng do nhiều loại giun sán ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng làm cho người chăn nuôi chịu ảnh hưởng xấu ở bộ máy hô hấp, tiêu hoá… Các sản phẩm phân giải từ phân, nước thải của gia súc, gia cầm làm ô nhiễm môi trường làm việc vẫn chưa có khả năng khống chế được một cách hữu hiệu [11], [12], [15]. Lao động chăn nuôi gia súc gia cầm là một trong những dạng lao động đặc thù của lao động nông nghiệp với nhiều tác hại nghề nghiệp. Đó là vấn đề lao động trong môi trường không thuận lợi về vi khí hậu, hơi khí độc hại Amoniac (NH3), Hydrosulfua (H2S), khí Cacbon dioxit (CO2), bụi tổng hợp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 lao động thủ công nặng nhọc còn chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ chấn thương khi chăm sóc gia súc, có khả năng lây nhiễm cao bởi vi sinh vật và các yếu tố sinh học có hại. Các yếu tố vật lý có hại như ồn, rung cũng xảy ra trong sử dụng máy say sát thức ăn gia súc. Những năm gần đây các nghiên cứu trên thế giới về sức khoẻ người chăn nuôi gia súc gia cầm đã cho thấy những tác động tổng hợp cộng hưởng của các yếu tố có hại như bụi, hơi khí độc, vi sinh vật và nấm, mùi khó chịu nên đã ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động rõ rệt, ngay cả khi các yếu tố bụi, hơi khí độc thấp hơn TCVSCP nhiều lần [7], [12], [45]. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển mạnh mẽ, số lượng đầu gia súc và đàn gia súc tăng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên, các loại dịch bệnh liên tiếp sảy ra cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn gia súc và nguy hiểm hơn là nhiều bệnh của gia súc còn lây sang người, gây những tổn thất nghiêm trọng. Mấy chục năm qua, trên thế giới đã phát hiện ra hơn 30 loại bệnh truyền nhiễm mới như sốt xuất huyết Hecbôla, bò điên, lở mồm long móng, viêm não Nipath, các bệnh này đều liên quan giữa động vật và người. Thông thường, vật nuôi có thể truyền bệnh sang cho người qua virút, vi khuẩn và qua một số côn trùng ký sinh do đó việc hiểu biết về các căn bệnh này và việc phòng chống các căn bệnh này là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người mà còn giảm thiểu tối đa các thiệt hại do các bệnh đó gây ra [16], [17], [27], [28]. 1.2. Các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời làm nông nghiệp 1.2.1. Say nóng (hội chứng quá nhiệt cấp) Là hội chứng xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động nặng, quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt cao trên 38,50c, có khi lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 tới 39 - 400c (ở đây vai trò của các tia bức xạ sóng dài chủ yếu là tia hồng ngoại cao hơn). Trường hợp nhẹ người bệnh cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân đỏ, da nóng nhớp nháp mồ hôi, mạch, nhịp thở tăng. Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp. 1.2.2. Say nắng (bệnh xạ nhiệt). Là hội chứng thường gặp ở nông dân lao động ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm việc trong điều kiện nóng có lò bức xạ nhiệt với bức xạ mạnh. Trong trường hợp này 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ, chỉ có 1% vào não làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến xung huyết, phù nề ở màng não, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 400c [3], [12]. Vì thế đã gây rối loạn ở tế bào vỏ não, đặc biệt ở các trung khu tuần hoàn hô hấp. Thông thường hiện tượng này là do bức xạ tử ngoại (các bước sóng ngắn). Trường hợp nhẹ: + Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt ù tai. + Có thể có nôn hoặc buồn nôn. + Da mặt và da các vùng màu đỏ. + Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít. Trường hợp nặng: + Có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh, ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn... 1.2.3. Rối loạn bệnh lý do khí NH3 NH3 là sản phẩm phân giải của các hợp chất hữu cơ và vô cơ có chứa Nitơ đặc biệt là urê. NH3 là chất không màu, có mùi khai, có tác dụng kích thích mạnh niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mắt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 NH3 hoà tan vào niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hoá và niêm mạc mắt gây kích thích trực tiếp lên các niêm mạc, gây co khí quản, viêm phổi, viêm phế nang. NH3 vào máu làm hàm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng lên làm PH máu thay đổi, cơ thể trúng độc kiềm, kích thích thần kinh trung ương gây tê liệt hô hấp, co giật toàn thân. NH3 + Hb tạo ra hêmatin làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hb, gây thiếu O2 nghiêm trọng cho cơ thể. Lợn thải ra các chất: phân và nước tiểu, thức ăn rơi vãi, rau thừa. Mùi hôi do bản thân con vật và các chất thải lên men làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, nguồn nước thiên nhiên (sông, suối), ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và dân sống xung quanh. Các chất khí độc do quá trình bị phân huỷ bởi các hợp chất hữu cơ có trong chất thải của lợn gồm Sunphuahydro, Mercaptan, Metan, Amoniac… Các khí độc này khi con người hít phải nhiều nó sẽ bị oxy hoá nhanh chóng thành Sulphat làm ức chế men Chytocrom - oxydase. Chỉ một lượng nhỏ khí này hấp thụ được thải qua hơi thở, số còn lại một phần thải qua nước tiểu, nếu nồng độ cao có thể gây tác hại không tốt cho cơ thể con người [7], [24], [30], [35]. 1.2.4. Ảnh hưởng của H2S Khí H2S là một chất dễ bay hơi, có mùi thối dù ở nồng độ thấp (0,001 - 0,002% trong không khí phát hiện mùi). H2S là sản phẩm phân huỷ các hợp chất có chứa lưu huỳnh như: Methyonin, Xystein...và đặc biệt trong thức ăn có chứa nhiều Protit và gia súc đó lại bị bệnh đường ruột làm khả năng phân huỷ các chất này không hoàn toàn và sản sinh ra H2S. Trong môi trường chuồng trại có chứa nhiều H2S sẽ gây ra một số bệnh như: viêm mắt, phổi, dạ dày mãn tính. Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Ngà và cộng sự thì hàm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 lượng H2S trong môi trường dân cư có nhiều chất hữu cơ tại Hà Nội trong không khí thường vượt giới hạn cho phép từ 3 đến 10 lần và đã gây ảnh hưởng làm gia tăng nhiều dấu hiệu bệnh lý mạn tính. Do vậy, đối với người chăn nuôi phải có công tác bảo hiểm tốt, tránh sự xâm nhập của khí độc nói chung và H2S nói riêng [18], [47], [48], [49], [50], [52]. 1.2.5. Vi sinh vật trong không khí Trong không khí luôn tồn tại và phát triển nhiều loại vi sinh vật. Tuỳ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm từng vùng, đặc tính thức ăn, các chất tăng trưởng, phương pháp chăn nuôi và tính chất của bụi trong không khí mà số lượng chủng loại vi sinh vật có khác nhau [1], [9], [32], [36]. Sự phân bố của vi sinh vật trong không khí cũng khác nhau tuỳ từng vùng. Tuy không khí không phải là môi trường sống của vi sinh vật nhưng tại đó có thể có rất nhiều vi sinh vật tồn tại. Nguồn gốc của những vi sinh vật này là từ đất, từ nước, từ con người, động vật, thực vật, theo gió, theo bụi phát tán đi khắp nơi trong không khí. Một hạt bụi có thể mang theo rất nhiều vi sinh vật, đặc biệt là những vi sinh vật có bào tử có khả năng tồn tại lâu trong không khí. Nếu đó là những vi sinh vật gây bệnh thì đó chính là nguồn gây bệnh có trong không khí. Ví dụ như các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp có thể tồn tại lâu trong không khí. Khi người khoẻ hít phải không khí có nhiễm khuẩn đó sẽ có khả năng nhiễm bệnh. Con người và động vật là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (trong giao thông, vận tải, chăn nuôi, sản xuất công nông nghiệp, do bệnh tật hoặc do các hoạt động khác của con người và động vật mà lượng vi sinh vật tăng hay giảm) [7], [25], [33], [38], [40]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 1.3. Những bệnh từ vật nuôi lây sang ngƣời và cách phòng chống Bệnh từ động vật nuôi lây sang người: "là những bệnh và nhiễm khuẩn được lây truyền tự nhiên giữa những động vật có xương sống và người". Bệnh lây từ động vật sang người bao gồm các bệnh với đặc điểm lâm sàng, dịch tễ và biện pháp phòng chống khác nhau. Muốn kiểm soát thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của ngành thú y và ngành y tế. Sự kết hợp chặt chẽ giữa con người và đàn gia súc, gia cầm trên nhiều vùng rộng lớn của thế giới trong những điều kiện vệ sinh không thích hợp tạo cơ hội cho những bệnh từ động vật lây sang người phát triển. Động vật cung cấp một phần quan trọng nhu cầu về thực phẩm cho xã hội, sức kéo phân bón cho nông nhiệp, nguyên liệu cho công nghiệp, động vật cũng đáp ứng nhiều nhu cầu giải trí của con người. Sự chăm sóc, tiếp xúc với động vật hàng ngày khiến hàng triệu con người có nguy cơ bị lây các bệnh do chúng truyền sang. Những vùng nhiệt đới là vùng có nguy cơ cao, đặc biệt là nhũng bệnh do vi trùng chân khớp truyền. Tình hình còn tồi tệ hơn khi có những biến động về chính trị, kinh tế xã hội và những điều kiện vệ sinh bình thường bị phá vỡ, các chương trình kiểm soát bệnh không được duy trì và những chăm sóc về y tế và thú y bị đình đốn [2], [13], [41], [43]. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là nông dân, những người sống ở rừng hoặc gần rừng, người nuôi thú hoang dã, cán bộ thú y các nhà địa chất, người đi du lịch, đi săn, người làm nghề giết mổ gia súc, gia cầm chế biến thịt sữa, lông da động vật, nguời bán thịt... Bệnh dịch có thể trầm trọng thêm do việc di dân, tái định cư, khai hoang đến những vùng đất mới [7], [51]. 1.3.1. Bệnh đóng dấu lợn Đóng dấu lợn là một trong 4 bệnh đỏ khá phổ biến ở lợn, vật bị bệnh dưới da nổi cộm; sung huyết màu đỏ, hình vuông hoặc hình tròn như con dấu son đóng trên da nên gọi là bệnh " đóng dấu ". Bệnh do một loại trực trùng nhỏ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 không di động, gram âm gây ra; trong thiên nhiên tồn tại phổ biến ở nhiều loài vật, đặc biệt là lợn. Bệnh được truyền sang người dưới 3 thể: khu trú dưới da, khuyếch tán dưới da và hiếm gặp là bệnh toàn thân, thường gặp là viêm nội tâm mạc. Tác nhân gây bệnh do trực khuẩn Erysipelohrixrhu siopathiae, bệnh xảy ra rải rác ở nhiều nơi trên thế giới. Tại những nơi mà điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, lợn phải sống trong chuồng luôn có phân rác ẩm ướt, bệnh dễ phát sinh. Nguyên nhân là do vi khuẩn có sẵn trong hạch amydal của lợn bài tiết ra, nó có thể sống trong nền chuồng ẩm vài ngày. Khi lợn gặp Streess (thời tiết thay đổi, thiếu thức ăn…) bệnh sẽ phát sinh. Bình thường bệnh chỉ xuất hiện với những ca lẻ tẻ, đôi khi có thể thành dịch địa phương và giết hại khá nhiều lợn. Chuồng nuôi bị ô nhiễm cũng vô tình thành ổ chứa mầm bệnh. Người lây bệnh do tiếp xúc với động vật có bệnh hoặc sản phẩm của chúng. Đặc biệt khi da bị trày sước, hoặc khi tiêu thụ sản phẩm động vật chưa nấu chín thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. 1.3.2. Bệnh E.coli Vụ dịch đầu tiên gây viêm ruột xuất huyết ở người được xác định tại Mỹ (1982) là do chủng E.coli tiết độc tố tế bào (Cytotoxin). Các ổ dịch trên súc vật và người gây ra bởi các tuýp huyết thanh O157:H7, O157H, đã được ghi nhận ở 14 nước thuộc 6 châu lục; đáng kể là ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Phi, Nam Mỹ, Nhật Bản. Ở các nước đang phát triển, có thể do sự hạn chế về trang bị kỹ thuật trong chẩn đoán nên người ta chưa điều tra xác định được tầm quan trọng của bệnh. Các vụ dịch lớn làm một số người chết là do ăn bánh mỳ kẹp thịt nấu chưa chín kỹ, hoặc do uống sữa chưa được khử trùng, có khi lại do uống rượu táo được chế biến từ táo bị nhiễm phân bò [11]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Gia súc là ổ chứa bệnh chính và các thực phẩm có nguồn gốc từ chúng. Người cũng là ổ chứa khi bệnh đã phát triển ở người có thể truyền từ người sang người. Bệnh truyền do tiếp xúc với gia súc hoặc người bị nhiễm bệnh cũng như tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm (thường là do ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín hoặc sữa tươi). Khi bệnh đã truyền sang người, sự lây bệnh lại truyền trực tiếp từ người sang người trong phạm vi gia đình, nơi đông người như vườn trẻ, trường học nội trú. Bệnh có thể truyền qua nguồn nước như uống nước không được khử trùng, tắm ở bể bơi. Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 1-9 ngày, trung bình 3-5 ngày khác với tiêu chảy ở thực phẩm do Salmonella gây ra chỉ từ 12 - 36 giờ. 1.3.3. Bệnh lao Lao là bệnh truyền nhiễm mạn tính dạng hạt ở nhiều loài động vật và ở người. Người là ký chủ tự nhiên của chủng Mycobacterium tuberculosis, còn M. bovis gây bệnh lao ở bò nhưng cũng dễ gây bệnh cho người và được xếp vào những loại bệnh truyền từ động vật sang người. Nhìn chung bệnh lao phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, trừ một số nước phát triển đã thanh toán được bệnh lao trên quy mô toàn quốc hoặc từng vùng. Sự truyền bệnh lao từ bò sang người chủ yếu qua tiêu thụ sữa của những con bò bị bệnh lao mà không được khử trùng bằng phương pháp Pasteur. Người nuôi bò có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với con vật có bệnh, hoặc do hít thở phải vi khuẩn qua không khí. Trong lò mổ người giết mổ gia súc có thể bị lây bệnh qua tiếp xúc với phủ tạng, thịt của vật bị bệnh. Bệnh lao truyền từ động vật sang người chủ yếu ở thể lao phổi, còn lao ngoài phổi rất hiếm gặp [32], [38]. 1.3.4. Bệnh do liên cầu khuẩn Có nhiều nhóm liên cầu khuẩn gây bệnh ở động vật nhưng chỉ có 2 loài được coi là bệnh truyền từ động vật sang người là Streptococcus suis và S. zooepidemmicus. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Các vi sinh vật này gây bệnh trên đường hô hấp, sinh dục, thần kinh ở nhiều loài gia súc và từ đó truyền các bệnh tương ứng sang người. Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa bệnh hiệu quả kể cả gia súc và người [31]. Ở ngựa, trâu, bò mắc bệnh: con vật ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt nhẹ, ho khan từng cơn; bầu vú, núm vú sưng, đau, giảm tiết sữa, sữa biến chất. Ở lợn: lợn con từ 3-20 tuần tuổi dễ mắc nhất, nhiều khi gây viêm não cho cả ổ lợn. Biểu hiện chính là bỏ ăn, đi lại khó khăn, sốt, liệt rồi chết, có khi nôn mửa, co giật [32]. 1.3.5. Bệnh Listeriosis Bệnh Listeriosis xảy ra ở nhiều loài động vật, kể cả ở người. Bệnh thường tác động vào đường sinh dục của những động vật và phụ nữ có thai, vào hệ thần kinh trung ương và cơ quan tạo máu. Trong khi có thai, sự nhiễm trùng lan đến bào thai gây đẻ non, ốm yếu hoặc chết lưu trong tử cung. Ở những động vật không mang thai bệnh thường gây ra viêm não, và màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết ở con non, trẻ sơ sinh và người tuổi trung niên, người bị suy yếu hệ miễn dịch. Bệnh có thể điều trị được bằng kháng sinh nhưng có đến 20 - 40% trường hợp bệnh là tử vong [32], [40]. Bệnh xảy ra rải rác ở nhiều nơi trên thế giới. Thoạt đầu là những ổ dịch ở gia súc, sau chuyển sang người bệnh. Ở người thường là những ca lẻ tẻ, đôi khi thành vụ dịch. Bệnh xảy ra không theo mùa nhất định, người ở mọi lứa tuổi, từ 3 tuần sau đẻ đến tuổi 50 đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên phụ nữ có thai mắc bệnh này là nguy hiểm. Sự lây bệnh sang người chủ yếu có liên quan tới việc ăn các thức ăn chưa nấu chín như thịt, sữa, pa tê, phomát. Khi người tiếp xúc với con vật bị bệnh mà chân tay bị trày sước cũng có thể gây bệnh. Ở gia súc và người, bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 có thể truyền qua bào thai hoặc qua quá trình sinh đẻ, đường sinh dục bị nhiễm khuẩn [28], [30]. 1.3.6. Bệnh Salmonellosis Salmonella gây ngộ độc thực phẩm ở người lại không gây ra các triệu chứng lâm sàng ở động vật. Nguồn truyền bệnh chính cho người là gia cầm, trâu bò cừu và lợn. Sự nhiễm khuẩn ở động vật được duy trì bằng quay vòng chất phế thải trong lò mổ như thức ăn chăn nuôi, sự phân tán phân và các chất tiết từ miệng, sự nhiễm phân trong lò ấp trứng. Sự lây cho người xảy ra khi các thân thịt bị nhiễm khuẩn đưa vào bếp hoặc sữa không được khử trùng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi trong thực phẩm không được nấu chín và gây nhiễm khuẩn chéo sang thức ăn đã nấu và những nơi bảo quản không tốt. Sự lây lan giữa người với người rất dễ sảy ra như trong bệnh viện. Bệnh ở người biểu hiện bằng viêm ruột cấp tính. Trên thế giới, gia súc và gia cầm từ nhỏ đến lớn đều rải rác có bệnh. Ở những nước có điều kiện thú y kém, điều kiện vệ sinh kém, đôi khi bệnh phát sinh thành những ổ dịch lớn và ở lợn thường ghép với dịch tả lợn. Những chủng vi khuẩn mà gia súc mắc phải có liên quan đến người lại thường không rõ triệu chứng. Điều đó gây khó khăn cho sự phát hiện bệnh ở động vật và việc phòng ngừa cho người [32]. 1.3.7. Bệnh than Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài động vật và người. Bệnh gây thành các ổ dịch lẻ tẻ ở gia súc với cái chết nhanh đột ngột, chết có bụng chướng to nhanh, các lỗ tự nhiên thường chảy máu đen như nhựa đường, máu khó đông. Tỷ lệ chết rất cao nếu không chữa chạy kịp thời. Nếu mổ gia súc chết do bệnh than, vi khuẩn than tiếp súc với ôxy trong không khí sẽ biến thành nha bào có sức đề kháng cao với các chất sát trùng và có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 tồn tại trong đất tới 50 năm mà vẫn còn khả năng gây bệnh. Những người tham gia mổ thịt những con vật bị bệnh than sẽ làm dịch lây lan rộng ở gia súc và có nhiều người bị lây bệnh, chủ yếu ở thể ngoại với những mụn loét sâu có đáy màu đen. Nếu mắc bệnh ở thể phổi hoặc thể thể ruột có thể dẫn tới tử vong. Trong tự nhiên, bệnh than thường sảy ra vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Bệnh có khuynh hướng khu trú ở một số vùng nhất định gọi là "Vùng than" tại một số tỉnh trung du và miền núi. Tại Việt Nam, nhưng năm 1970 trở về trước có một số ổ dịch nhưng hiện nay bệnh đã được kiểm soát. Bệnh thường sảy ra ở một số vùng do xác chết vì bệnh than không được thiêu đốt hoặc chôn sâu kèm với hoá chất sát trùng. Tại những vùng nghèo, dân trí thấp người ta thường mổ gia súc chết để ăn thịt rồi vứt bỏ bừa bãi xương, da, phủ tạng ra ngoài thiên nhiên, hoặc chôn cất qua loa xác chết, từ đó tạo ra nguồn dịch lưu cữu lâu dài. Ngoài ra, việc công bố dịch chậm trễ, việc kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc lỏng lẻo trong vùng dịch, tiêm phòng vacxin không triệt để cũng làm cho dịch hay tái phát triền miên [32], [39]. 1.4. Bệnh ở vật nuôi truyền sang ngƣời do ký sinh trùng 1.4.1. Bệnh sốt hồi quy Là bệnh sốt cắt quãng nhiều đợt ở người do chấy rận hoặc do ve ký sinh từ các loài gặm nhấm một trong các loài xoắn khuẩn Borrelia truyền sang người. Thời gian sốt kéo dài từ 2-8 ngày, sau 2-._.4 ngày lại sốt trở lại, cứ thế sốt tái phát từ 1-10 lần. Sau mỗi lần sốt bệnh ở người và động vật càng nặng thêm, sau lần sốt đầu tiên thường xuất hiện những ban màu hồng. Bệnh có thể gây tử vong trên 50% số người bệnh [41]. Dịch chỉ lan rộng ở những vùng nghèo, vệ sinh kém, nhiều chấy rận, có nhiều ve trên động vật và bệnh lưu hành thành dịch địa phương. Bệnh sốt hồi quy do rận chỉ xảy ra một số vùng thuộc châu Á, Đông Phi, Trung Phi, Nam Mỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Người mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh và có thể mắc bệnh nhiều lần. Người bệnh đột nhiên sốt cao, đau đầu, rùng mình, đổ mồ hôi, đau cơ và khớp, mệt mỏi chóng mặt, nôn mửa, khó ngủ hay lơ mơ, khát nước, chán ăn, mất nước nhẹ ho khan... sau đó hết sốt 2- 4 ngày sau lại sốt trở lại. Nếu không điều trị người bệnh có thể tử vong sau vài tuần [7], [9]. 1.4.2. Bệnh sán lá ruột lợn Bệnh sán lá ruột lợn phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Philippin... Ở nước ta bệnh có ở tất cả các vùng sinh thái, từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Sán ký sinh và di chuyển trong ruột non của lợn làm tổn thương niêm mạc, gây viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát. Thể hiện rõ nhất ở lợn là: sán chiếm đoạt dinh dưỡng, làm cho lợn gầy còm, suy nhược giảm tăng trọng ở lợn thịt, giảm tiết sữa và ảnh hưởng đến sinh sản ở lợn nái. Người bị nhiễm sán lá ruột, thể hiện gày còm, thiếu máu và rối loạn tiêu hoá có thể chết. Bệnh sán lá ruột chỉ tồn tại và lưu hành trong các vùng nóng ẩm, có các loài ốc ký chủ trung gian sinh sống, vì không có ốc ký chủ thì sán không thể hoàn thành chu kỳ sinh học [12], [27]. 1.5. Bệnh ở vật nuôi truyền sang ngƣời do virút 1.5.1. Bệnh dại ở động vật Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm chung của chó, mèo và nhiều loại thú nuôi, thú hoang khác và người, do virút dại gây ra trạng thái điên loạn, bại liệt và tử vong cao (100%) cho súc vật và người bệnh. Ở nước ta, bệnh dại còn rất phổ biến, có ở tất cả các tỉnh từ Bắc đến Nam, xảy ra rải rác quanh năm nhưng tập trung ở các tháng nóng ẩm từ mùa hè đến mùa thu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Virút xâm nhập vào cơ thể súc vật và người từ vết cắn thường do chó dại, mèo dại. Đầu tiên virút tìm đến dây thần kinh vận động gần vết thương, từ đó về tuỷ sống và vào đại não, phá huỷ đại não và tuỷ sống, gây viêm não tuỷ cấp làm tử vong vật bệnh và người bệnh. Thời gian di chuyển từ vết thương về đại não tuỳ thuộc vết cắn gần hay xa thần kinh trung ương. Người bị bệnh dại thời kỳ ủ bệnh thể hiện: bồn chồn, lo lắng, đi lại, không yên, kém ăn, không ngủ được. Sau đó người bệnh điên loạn đập phá, hú hét, co giật, chảy rớt dãi, sợ ánh sáng và kết thúc tử vong trong trạng thái bại liệt và hôn mê. Hầu hết các loại thú nuôi đều nhiễm virút dại và mắc bệnh dại. Tại Việt Nam đã phát hiện: chó, lợn, trâu, bò, lợn, chồn, cáo, cầy bị bệnh dại tự nhiên [32]. 1.5.2. Bệnh cúm gà Cúm gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao (100% ở gà bị bệnh), lây nhiễm cho nhiều loại gia cầm và chim hoang dã, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm. Cho đến nay, cúm gà xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, có hàng trăm người lây nhiễm bệnh trong đó có nhiều người chết. Nguyên nhân là do các chủng virút cúm gà thuộc nhóm virút cúm A gây ra. Một số chủng có độc lực rất mạnh đã gây ra các ổ dịch lớn, làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế ở một số nước. Virút xâm nhập vào cơ thể gà theo hai đường: hô hấp do hít thở không khí có mầm bệnh và đường tiêu hoá do ăn thức ăn và uống nước có chứa mầm bệnh; bằng cả 2 cách: tiếp xúc trực tiếp giữa gà ốm và gà khoẻ và gián tiếp do dụng cụ, môi trường, người chăn nuôi, thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Bệnh lây nhiễm quanh năm, không phụ thuộc vào mùa hạ. Virút xâm nhập vào cơ thể gà vào máu, tăng lên rất nhanh, gây nhiễm trùng huyết, gây viêm đường hô hấp cấp và xuất huyết tràn lan ở các phủ tạng [39], [42]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 1.6. Tình hình nghiên cứu về bệnh thƣờng gặp và yếu tố liên quan tới ngƣời chăn nuôi gia súc, gia cầm trong và ngoài nƣớc 1.6.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Nhiều nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ của người nông dân đã được tiến hành từ thời thượng cổ, khi con người còn đang canh tác nông nghiệp trong điều kiện hết sức lạc hậu. Hypocrates (400 năm trước công nguyên) đã nhận thấy họ cũng như một số công nhân khai mỏ hay mắc các chứng bệnh đau lưng và lúc đó ông đã khuyên họ phải nghỉ ngơi hoặc thay đổi công việc. Trong các tài liệu cổ xưa của Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp đã đề cập nhiều bệnh lây từ động vật sang người như dịch hạch, sốt vàng. Người Ấn Độ đã nhắc nhở trong y văn là nên bỏ nhà nếu thấy chuột chết và rơi từ mái nhà xuống. Về sau này ta biết đó là do một bệnh rất nguy hiểm lây từ chuột sang người. Trong thời kỳ này, người ta cũng bắt đầu biết tìm kiếm những giải pháp ngăn ngừa sự lây bệnh từ động vật sang người bằng nhiều biện pháp như cách ly, vệ sinh môi trường. Vào thế kỷ XVII người ta đã biết nông dân chăn nuôi gà ở nước Anh có thể bị mắc một số bệnh hô hấp. Trong các tài liệu y văn và thú y cũng đã mô tả nhiều bệnh có thể lây từ động vật sang người như lao, sốt làn sóng, cúm, than... Vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu môi trường và sức khoẻ người chăn nuôi đã được tiến hành và hàng loạt các ngành chuyên môn, môn học liên quan đã ra đời như: vi sinh vật thú y, vi sinh vật gây bệnh ở người, bệnh truyền nhiễm thú y, bệnh truyền nhiễm ở người… Các ngành khoa học trên đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và tăng cường sức khoẻ người nông dân [14], [22], [23], [31]. 1.6.2. Nghiên cứu trong nước Theo nhiều tài liệu nghiên cứu trong nước, thì các tác giả Việt Nam đã đặt vấn đề nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ nông thôn, nông nghiệp ngay từ khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 hoà bình mới được lập lại tới nay. Nhưng phải vào cuối thế kỷ XX chúng ta mới có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong nông nghiệp vấn đề hoá chất dùng trong canh tác và bảo vệ hoa màu được lưu ý nhiều hơn cả. Các hoá chất bảo vệ thực vật tổng hợp được phát minh và đưa vào sử dụng ở nước ta cũng bắt đầu từ thế kỷ XX. Trong vòng hơn 60 năm qua số lượng và chủng loại các chất này tăng lên đáng kể. Ngày nay trên thế giới người ta đã sản xuất và tiêu thụ hơn 3 triệu tấn hoá chất trừ sâu một năm song số lượng này ngày càng tăng hơn nữa do nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng. Số người tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ngày càng đông, số người bị ảnh hưởng sức khoẻ do HCBVTV đã và sẽ là rất lớn. Theo Đỗ Hàm, Trương Thị Thuỳ Dương, Hoàng Hải... thì một số chứng bệnh thường gặp ở người tiếp xúc với HCBVTV là: - Các dấu hiệu thường gặp là: mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, kiến bò chiếm tỷ lệ 3,1- 48,1%. - Tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh, da liễu ở các nhóm nghiên cứu cao. - Hoạt tính của các men Cholinesterase ở các đối tượng giảm [7], [51], [52]. Theo Hoàng Hải Bằng (2003) nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với các vùng khai thác mỏ thì những chứng bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: đau khớp, viêm mũi, đau ngực, mỏi cơ, viêm họng mạn, hội chứng thiếu máu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tăng phản xạ, táo bón [10]. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoá chất dùng để khử khuẩn trong môi trường thường là Formaldehyt. Cho đến nay, nó được coi là chất gây ung thư cho con người. Dựa trên cấu trúc hoá học và một số nghiên cứu đã chỉ ra hơi khí Amoniac và Hydrosulfua, Amoniac và Formaldehyt là những chất hoá học có ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Theo Từ Quang Hiển (1995) tỷ lệ nhiễm trùng trong chăn nuôi luôn gắn liền với vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng [11]. Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang (1997). Bệnh cầu trùng gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang bệnh ở dạng mạn tính và là nguồn gieo dắt cho môi trường. Tỷ lệ mắc các bệnh này ở gà tăng lên vào những tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu, đây là điều kiện môi trường dễ gây bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, do vậy người chăm sóc gia cầm cần phải biết được để phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho bản thân [18], [25], [30]. Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu nóng ẩm, trứng sán có thể phát triển thành mao ấu quanh năm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan (1999) tỷ lệ lợn bị nhiễm sán nhiều nhất vào vụ hè thu và nhiệt độ thích hợp cho các loại sán phát triển vào 18 - 350C, chính vì vậy người chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có thái độ nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể để phòng lây sang người [15]. Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ có, còn phải kể đến các yếu tố về ẩm độ bởi độ ẩm là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn trong chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới người chăm sóc chúng. Cũng cần phải kể tới một số chất độc hại tới sức khoẻ tồn tại trong môi trường chuồng trại chăn nuôi như NH3, H2S. Các chất này có được là do vi khuẩn trong chuồng nuôi phân huỷ các chất hữu cơ trong phân, nước giải và chất độn. Các chất này có thể làm tổn thương đến nhiều hệ thống cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hoá, da của người và các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi khác...Trong các công trình nghiên cứu của Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm Ngọc Quỳ và cộng sự đều cho thấy công nhân chăn nuôi bò sữa, gà, lợn... luôn chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố độc hại như NH3, H2S, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Formaldehyt, bụi tổng hợp, mùi khó chịu, ô nhiễm vi sinh vật ở mức độ cao. Các tác giả cũng cho rằng các nguy cơ về sức khoẻ lâu dài luôn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là sự gia tăng các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, ngoài da [7], [16]. Để công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người nông dân được tốt đặc biệt là người chăn nuôi cần nhiều những công trình nghiên cứu và đầu tư hơn nữa vì cho đến nay những công trình nghiên cứu như thế vẫn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về sức khoẻ của người nông dân chăn nuôi lợn qui mô nhỏ tại các vùng nông thôn hầu như đang bị lãng quên do vậy một đề tài nghiên cứu có tính hệ thống cũng là rất cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là người lao động trong các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Các hộ chăn nuôi với mức thường xuyên có 20 con lợn trở lên (hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ là hộ thường xuyên chăn nuôi từ 20 đến < 200 con lợn), ở đây sẽ có môi trường đặc thù do ảnh hưởng của chăn nuôi, người lao động sẽ phải mất nhiều thời gian vào công việc chăn nuôi (> 4h /1 ngày). Các cá nhân trong hộ sẽ được chọn là những người thường xuyên làm công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải của lợn (lao động chính; lao động trong vòng 1/2 ca trong một ngày). Thông thường mỗi gia đình sẽ có từ 1-3 người là lao động chăn nuôi chính. Các hộ chăn nuôi mà người chăn nuôi làm việc với thời gian lao động < 4h sẽ không được chọn vào đối tượng nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm Địa điểm nghiên cứu được chọn chủ đích là huyện Phú Bình. Đây là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm 23 xã và một thị trấn. Huyện có điều kịên kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; là huyện thuần nông, không có gì đặc biệt về kinh tế, chính trị, xã hội so với các huyện đồng bằng khác. Huyện có tỷ lệ các hộ gia đình chăn nuôi lợn chiếm 70 - 80%, các hộ gia đình chăn nuôi từ 10 con trở lên chiếm tỷ lệ 10 - 12 %. Xã Kha Sơn có diện tích 1.041 ha, có số dân là 1.900 hộ, số hộ chăn nuôi lợn là 1.615 hộ, trong đó số hộ có chăn nuôi lợn từ 20 con trở lên là 183 hộ, chiếm tỷ lệ 11,5%. Xã Kha Sơn phía Bắc giáp thị trấn Hương Sơn - Phú Bình, phía Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 giáp xã Thanh Vân - Hiệp Hoà - Bắc giang, phía Đông giáp xã Thanh Ninh - Phú Bình, phía Tây giáp xã Đồng Tân - Hiệp Hoà - Bắc Giang. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Tháng 5 - 2007 đến tháng 7 - 2008. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang nhằm mô tả tình trạng bệnh lý và một số yếu tố liên quan đối với bệnh thường gặp ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Cỡ mẫu tính theo công thức: Do tỷ lệ các nhóm bệnh ở người chăn nuôi có thể dao động chúng tôi chọn p = 0,5. Với p = 0,5 thì: q = 1- p = 1 - 0,5 = 0,5 Với d = 0,05, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 400 (n = 400). - Chọn mẫu: chủ đích l xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên, sau đó chọn ố người chăn nuôi trong khu vực nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu. 2.3.3 Kỹ thuật nghiên cứu - Lâm sàng: khám phát hiện bệnh cho người chăn nuôi lợn do các bác sỹ chuyên khoa sâu tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên và bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên thăm khám. Tổ chức khám 02 ngày tại trạm y tế Kha Sơn - Phú Bình (02-03/03/2008); với 07 bàn khám (Tim mạch, Hô hấp, Tiêu hoá, Cơ Xương Khớp, Da liễu, Mắt, Tai Mũi Họng). Tiêu chuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chẩn đoán xác định các nhóm bệnh dựa theo phân loại bệnh quốc tế ICD 10 và tiêu chuẩn phân loại bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 1997. * Một số định nghĩa về bệnh: - Mắc triệu chứng/bệnh: là những trường hợp ốm, đau (có tổn thương cơ năng, thực thể) của những người mắc ít nhất một triệu chứng bệnh hoặc một bệnh điều tra có ảnh hưởng đến lao động, học tập, sinh hoạt của bản thân. - Bệnh cấp tính là bệnh có triệu chứng kéo dài dưới 3 tháng thường trong vòng 1-2 tuần thì khỏi (dù được điều trị hay không). - Bệnh mạn tính là bệnh có các triệu chứng kéo dài liên tục hoặc tái phát từng đợt (kể cả được điều trị hoặc không điều trị). - Một số một số triệu chứng chính của bệnh đường hô hấp trên (TMH). + Viêm mũi, xoang: ngạt mũi, có chất tiết nhày ở sàn mũi hoặc xoang. Có tổn thương thực thể các vách ngăn mũi. + Viêm họng, viêm amidan: có ho, đau họng, sốt. Có tổn thương thực thể họng, amidan. + Viêm thanh quản: ho ông ổng, khàn tiếng. Nghe có tiếng rít bệnh lý. + Viêm ống tai, viêm tai xương chũm: ống tai sưng nề đau, chảy mủ tai. Có tổn thương thực thể ống tai và xương chũm. - Một số triệu chứng chính của bệnh đường hô hấp dưới. + Viêm phế quản cấp tính: với triệu chứng chính là ho đau ngực khạc đờm lúc đầu là viêm long đường hô hấp trên rồi xuống đường hô hấp dưới. + Viêm phế quản mạn tính: với triệu chứng chính là ho khạc theo quy định của WHO tổng số lần h ng và ít nhất 2 năm, khó thở khi gắng sức, có thể sốt hoặc không sốt (đợt cấp thì có sốt). - Một số bệnh da liễu thường gặp và cách phát hiện: + Một số bệnh da liễu thường gặp bệnh nấm da, bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh tổ đỉa, bệnh ghẻ, bệnh chàm, bệnh da dị ứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 + Cách phát hiện: xem sự phân bố của tổn thương rải rác hay khu trú, số lượng đơn độc hay nhiều. cách sắp xếp của tổn thương hình cánh bướm, hình vòng n tay (nghĩ đến ghẻ). Xem tổn thương cơ bản là vẩy, vết nứt, lở, loét, tăng sắc tố da. Tính chất của tổn thương có kích thước to hay nhỏ bề mặt gồ ghề hay trơn bóng, khô hay nhờn. xem tổn thương cứng hay mềm, nông hay sâu, có chứa nước hay mủ bên trong. - Phỏng vấn: tiến hành tại các hộ có chăn nuôi lợn theo mẫu phiếu được in sẵn, phiếu được nhóm nghiên cứu xây dựng theo đúng quy trình và yêu cầu của luận văn, phiếu xây dựng xong được thử nghiệm tại các hộ gia đình có chăn nuôi, chỉnh lý trước khi in thành phiếu chính thức. Tiến hành phỏng vấn theo tổ gồm 04 cán bộ; trong đó có 03 cán bộ có trình độ chuyên môn là Bác sỹ, 01 người dẫn đường là nhân viên y tế thôn bản. Phỏng vấn theo phương pháp cuốn chiếu theo từng cụm dân cư, từng thôn. Kết hợp phỏng vấn và quan sát thực tế tại các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Thu thập các chỉ số y tế, bảo hộ lao động và các chỉ số nguy cơ bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Trình độ về học vấn: + Mù chữ: là những người không biết đọc, không biết viết. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12 + Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 + Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10 hoặc lớp 12; Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. - Phân bố độ tuổi, giới của người chăn nuôi. - Thời gian trực tiếp tham gia lao động chăn nuôi trong ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 2.4.2. Các chỉ số về bệnh tật của người chăn nuôi lợn Chỉ số bệnh tật chung (mắc ít nhất ≥ 1 bệnh trong số các bệnh sau): - Nhóm bệnh tai mũi họng: người chăn nuôi mắc một hoặc nhiều bệnh ở tai, mũi, họng. - Nhóm bệnh hô hấp: người chăn nuôi lợn mắc một hoặc nhiều bệnh của phế quản phổi. - Nhóm bệnh ngoài da: người chăn nuôi mắc một hay nhiều bệnh da liễu. - Nhóm bệnh tiêu hoá: người chăn nuôi mắc một hay nhiều bệnh ở đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới. - Nhóm bệnh mắt: người chăn nuôi mắc một hay nhiều bệnh về mắt. 2.4.3. Các chỉ số về yếu tố liên quan tới sức khoẻ người lao động - Vị trí đặt chuồng lợn, khoảng cách chuồng lợn so với khu nhà ở. . + . . + . - Cách thức xử lí chất thải bỏ của lợn. . . . . - Sử dụng bảo hộ lao động trong khi chăm sóc lợn. . . . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 . 2.5. Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học dựa trên phần mềm EPI INFO 6.04, sử dụng test X2 để kiểm định khi so sánh hai hay nhiều tỷ lệ %. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Nam, 184, 45% Nữ, 226, 55% Nam Nữ Biểu 3.1. Đặc điểm giới tính ngƣời chăn nuôi lợn Nhận xét: - Qua biểu 3.1 ta thấy tại xã điều tra nam giới tham gia chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ 44,9%, nữ giới 55,1%. 73, 17,8% 22 5,4% 315, 76,8% Mù chữ Tiểu học THCS THPT Biểu 3.2.Trình độ học vấn của ngƣời chăn nuôi lợn Nhận xét: - Qua biểu 3.2 ta thấy tại xã điều tra trình độ văn hoá của người chăn nuôi lợn có trình độ Trung học cơ sở chiếm đa số (76,8%). Không có đối tượng nào mù chữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 271 60% 69 16,8% 42 10,2% 69 16,8% 6 1,4% 0 70 140 210 280 350 Làm ruộng Cán bộ Buôn bán Nội trợ Nghề khác Làm ruộng Cán bộ Buôn bán Nội trợ Nghề khác Biểu 3.3. Nghề nghiệp khác của ngƣời chăn nuôi lợn Nhận xét: - Qua biểu 3.3 ta thấy người chăn nuôi lợn có nghề nghiệp khác là làm ruộng chiếm đa số (60%); nội trợ, cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp hơn (16,8%); thấp nhất là buôn bán (10,2%). 139 33,9% 85 20,7% 81 19,8% 66 16,1% 39 9,5% 0 50 100 150 200 < 5 năm 6-9 năm 10-14 năm 15-19 năm ≥ 20 năm < 5 năm 6-9 năm 10-14 năm 15-19 năm ≥ 20 năm Biểu 3.4. Đặc điểm tuổi nghề ngƣời chăn nuôi lợn Nhận xét: - Qua biểu 3.4 ta thấy người chăn nuôi lợn tại Kha Sơn - Phú Bình có tuổi nghề dưới 5 năm là 33,9%, tuổi nghề từ 6 - 9 năm: 20,7%, người có tuổi nghề từ 20 năm trở lên: 9,5%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 25 6,1% 129 31,5% 133 32,4% 123 30,0% 0 40 80 120 160 Dưới 30 30-39 40-49 ≥ 50 Dưới 30 30-39 40-49 ≥ 50 Biểu 3.5. Đặc điểm tuổi đời ngƣời chăn nuôi lợn Nhận xét: - Qua biểu 3.5 ta thấy người chăn nuôi lợn có tuổi đời ≥ 30 chiếm đa số: 93,9% (30-39 tuổi: 31,5%, 40-49 tuổi: 33,4%, ≥ 50 tuổi: 30,0%). Người chăn nuôi có tuổi đời dưới 30 tuổi (6,1%). 52 12,7% 276 67,3% 310 75,6% 401 97,8% 0 150 300 450 Dưới 30 30-39 40-49 ≥ 50 Dưới 30 30-39 40-49 ≥ 50 Biểu 3.6. Tỷ mắc bệnh chung theo tuổi đời của ngƣời chăn nuôi lợn (Tỷ lệ mắc bệnh chung là người chăn nuôi mắc ≥ 1 bệnh) Nhận xét: - Qua biểu 3.6 ta thấy người chăn nuôi lợn tuổi đời càng cao có tỷ lệ mắc bệnh càng lớn và ngược lại, nhóm tuổi ≥ 50 tuổi (97,8%), dưới 30 tuổi (12,7 %). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 3.2. Tình hình bệnh trạng ở ngƣời chăn nuôi lợn Bảng 3.1. Cơ cấu bệnh tật của ngƣời chăn nuôi lợn STT Tỷ lệ Bệnh Tỷ lệ (%) 1 TMH 267 65,1 2 Da liễu 232 56,6 3 Hô Hấp 224 54,6 4 Mắt 137 33,4 5 Tiêu hoá 114 27,8 6 Cơ xương khớp 65 15,9 Nhận xét: - Qua bảng 3.1 ta thấy người chăn nuôi lợn chủ yếu mắc các bệnh TMH (65,1%), da liễu (56,6 %), hô hấp (54,6%), mắt (33,4%), tiêu hoá (27,8%), các bệnh khác ít gặp hơn. Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo giới, tuổi đời ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh TMH Nhóm tuổi Số mắc bệnh Tổng số Nam (n=184) Nữ (n=226) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi (n=25) 3/7 42,9 13/18 72,2 16 64,0 2 30 - 39 tuổi (n=129) 31/49 63,3 49/80 61,3 80 62,0 3 40 - 49 tuổi (n=133) 39/61 63,9 48/72 66,7 87 65,4 4 ≥ 50 tuổi (n=123) 47/67 70,1 37/56 66,1 84 68,2 Tổng số (N=410) 120 65,2 147 65,0 267 65,1 Giá trị p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.2 ta thấy tỷ nữ 65,0%, chung cho cả hai giới là 65,1%. Tỷ lệ mắc bệnh TMH ở nam và nữ theo giới và tuổi đời có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05, p > p > 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh TMH theo tuổi nghề của ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh TMH Tuổi nghề Tỷ lệ mắc bệnh ố Tỷ lệ (%) 1 < 05 năm (n=139) 89 64,0 2 6 - 9 năm (n=85) 56 65,9 3 10 - 14 năm (n=81) 52 64,2 4 15 - 19 năm (n=66) 44 66,7 5 ≥ 20 năm (n=39) 26 66,7 Giá trị p > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.3 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH cao ở tất cả các nhóm tuổi nghề (65 – 67%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo giới, tuổi đời của ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh da liễu Nhóm tuổi Số mắc bệnh Tổng số Nam (n=184) Nữ (n=226) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) số Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi (n=25) 4/7 57,1 4/18 22,2 8 32,0 2 30 – 39 tuổi (n=129) 29/49 59,2 43/80 53,6 72 55,8 3 40 – 49 tuổi (n=133) 37/61 60.7 41/72 56,9 78 58,6 4 ≥ 50 tuổi (n=123) 40/67 59,7 34/56 60,7 74 60,0 5 Tổng số (N=410) 110 59,8 122 54,0 232 56,6 Giá trị p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Nhận xét: - Qua bảng 3.4 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo giới và tuổi đời ở nam: 59,8%, ở nữ: 54,0%. Chung cho cả hai giới là 56,6%. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở cả nam và nữ theo giới và tuổi đời sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05, p > 0,05, p > 0,05). Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo tuổi nghề của ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh da liễu Tuổi nghề Tỷ lệ mắc bệnh ố Tỷ lệ (%) 1 < 05 năm (n=139) 78 56,1 2 6 - 9 năm (n=85) 45 52,9 3 10 - 14 năm (n=81) 47 58,0 4 15 - 19 năm (n=66) 41 62,1 5 ≥ 20 năm (n=39) 21 53,8 Tổng số (N=410) 232 56,6 Giá trị p > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.5 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu theo tuổi nghề người chăn nuôi cao ở nhóm tuổi 15-19 năm (62,1%) và thấp nhất ở độ tuổi 6-9 năm (52,9%), chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp theo giới, tuổi đời của ngƣời chăn nuôi lợn Số TT Bệnh hô hấp Nhóm tuổi Số mắc bệnh Tổng số Nam (n=184) Nữ (n=226) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi (n=25) 4/7 57,1 13/18 72,2 17 68,0 2 30 – 39 tuổi (n=129) 30/49 61,2 41/80 51,3 71 55,0 3 40 – 49 tuổi (n=133) 31/61 50,8 38/72 52,8 69 51,8 4 ≥ 50 tuổi (n=123) 36/67 53,7 31/56 55,4 67 54,5 Tổng số (N = 410) 101 54,9 123 54,4 224 54,6 Giá trị p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.6 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới là 54,4% và ở nam giới: 54,9%. Chung cho cả hai giới: 54,6%. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở cả nam và nữ theo giới và tuổi đời sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05, p > 0,05, p > 0,05). Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp theo tuổi nghề của ngƣời chăn nuôi lợn Số TT Bệnh hô hấp Tuổi nghề Tỷ lệ mắc bệnh ố Tỷ lệ (%) 1 < 05 năm (n=139) 75 54,0 2 6 - 9 năm (n=85) 51 60,0 3 10 - 14 năm (n=81) 47 58,0 4 15 - 19 năm (n=66) 31 47,0 5 ≥ 20 năm (n=39) 20 51,3 Tổng số (N=410) 224 54,6 Giá trị p > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Nhận xét: - Qua bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh hô hấp theo tuổi nghề người chăn nuôi cao ở nhóm tuổi nghề 6 - 9 năm (60,0%), thấp nhất ở độ tuổi nghề 15 - 19 năm (47%), chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo giới, tuổi đời của ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh tiêu hoá Nhóm tuổi Số mắc bệnh Tổng số Nam (n=184) Nữ (n=226) ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) số Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi (n=25) 3/7 42,9 0 - 3 12,0 2 30 – 39 tuổi (n=129) 14/49 28,6 14/80 17,5 28 21,7 3 40 – 49 tuổi (n=133) 11/61 18,0 18/72 25,0 29 21,8 4 ≥ 50 tuổi (n=123) 28/67 41,8 26/56 46,4 54 43,9 Tổng số (N=410) 56 30,4 58 25,7 114 27,8 Giá trị p > 0,05 < 0,05 < 0,05 > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.8 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá ở nữ: 25,7%, ở nam: 30,4%. Chung cho cả 2 giới: 27,8%.Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa ở nam và chung cho cả hai giới sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05, p > 0,05). Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ theo nhóm tuổi nghề sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề của ngƣời chăn nuôi lợn STT Bệnh tiêu hoá Tuổi nghề Tỷ lệ mắc bệnh ố Tỷ lệ (%) 1 < 05 năm (n=139) 37 26,6 2 6 - 9 năm (n=85) 24 28,2 3 10 - 14 năm (n=81) 21 25,9 4 15 - 19 năm (n=66) 17 25,8 5 ≥ 20 năm (n=39) 15 38,5 Tổng số (N=410) 114 27,8 Giá trị p > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.9 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá cao nhất ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm (38,5%), thấp nhất ở nhóm tuổi nghề 15-19 năm (25,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh thƣờng gặp của ngƣời chăn nuôi lợn Bảng 3.10. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh TMH STT Bệnh TMH Khoảng cách Bị bệnh Không bị bệnh ∑ Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Cách < 5 m 122 69,3 54 30,7 176 2 Cách 5 - 10 m 98 79,7 25 20,3 123 3 Cách > 10 m 47 42,3 64 57,7 111 Tổng số 267 65,1 143 34,9 410 Giá trị p < 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.10 ta thấy có mối liên quan giữa vị trí đặt chuồng so với nhà ở và tỷ lệ bệnh TMH, người lao động chăn nuôi lợn trong điều kiện vị trí chuồng lợn cách nhà 5-10 m là cao nhất (79,7%), thấp nhất ở nơi có vị trí chuồng cách xa nhà > 10 m (42,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Bảng 3.11. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh TMH TT Bệnh TMH Cách xử lý phân Bị bệnh Không bị bệnh ∑ Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Không xử lý thu gom* 205 76,8 62 23,2 267 2 Có xử lý thu gom, ủ phân 62 43,4 81 56,6 143 Tổng số 267 143 410 Giá trị p < 0,05 * Không xử lý thu gom : không thu gom phân mà để bừa bãi và cách xử lý khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Nhận xét: - Qua bảng 3.11 ta thấy có mối liên quan giữa việc xử lý phân gia súc và bệnh TMH. Tỷ lệ bệnh TMH ở nhóm không xử lý thu gom phân là: 76,8%, cao hơn so với nhóm không xử lý thu gom, ủ phân (43,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.12. Liên quan giữa sử dụng khẩu trang (KT) và bệnh TMH STT Bệnh TMH Sử dụng KT Bị bệnh Không bị bệnh ∑ ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) 1 Không sử dụng * 148 61,7 92 38,3 240 2 Có sử dụng 119 70,0 51 30,0 170 Tổng số 267 143 410 Giá trị p > 0,05 * Không đeo khẩu trang: người chăn nuôi có thể không đeo khẩu trang nhưng vẫn sử dụng các phương tiện BHLĐ khác (kính, mũ, ủng, quần áo, găng tay) Nhận xét: - Qua bảng 3.12 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH ở người chăn nuôi lợn không đeo khẩu trang là: 61,7%, người chăn nuôi lợn có đeo khẩu trang khi chăn nuôi lợn tỷ lệ mắc bệnh (70,0%), chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Bảng 3.13. Liên quan giữa vị trí đặt chuồng lợn so với nhà ở và bệnh da liễu STT Bệnh da liễu Khoảng cách Bị bệnh Không bị bệnh ∑ Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Cách < 5 m 98 55,7 78 44,3 176 2 Cách 5 - 10 m 71 57,7 52 42,3 123 3 Cách > 10 m 63 56,8 48 43,2 111 Tổng số 232 178 410 Giá trị p > 0,05 Nhận xét: - Qua bảng 3.13 ta thấy người lao động chăn nuôi lợn trong điều kiện vị trí chuồng lợn cách nhà 5m tỷ lệ mắc bệnh da liễu là: 55,7%, > 10m: 56,8% ; chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.14. Liên quan giữa cách xử lý phân gia súc và bệnh da liễu STT Bệnh da liễu Cách xử lý Bị bệnh Không bị bệnh ∑ ố Tỷ lệ (%) ố Tỷ lệ (%) 1 Không xử lý thu gom* 156 58,4 111 41,6 267 2 Có xử lý thu gom 76 53,1 67 46,9 143 Tổng số 232 178 410 Giá trị p > 0,05 * Không xử lý thu gom : không thu gom phân mà để bừa bãi và cách xử lý khác Nhận xét: - Qua bảng 3.14 ta thấy tỷ lệ bệnh da liễu ở nhóm không xử lý thu gom là: 5._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9491.pdf
Tài liệu liên quan