MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 Phân bố làng nghề trên cả nước 17
Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam 17
Tái chế 17
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình 21
Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch 24
và nung vôi 24
Bảng 2.1 Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông 33
Bảng 2.2 Chất lượng môi trường nước mặt trên đị
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 10025 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bàn thành phố Hà Đông 34
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc 40
Bảng 2.3 Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra 41
Bảng 2.4 Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm 42
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại thành phố Hà Đông 44
Bảng 2.5 Danh mục quy hoạch các điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thị xã Hà Đông đến 2010 48
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại Vạn Phúc 56
LỜI NÓI ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Làng nghề là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta đã chú trọng vào việc phát triển các làng nghề nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề việc làm tại các làng nghề đồng thời góp phần gìn giữ những ngành nghề truyền thống của Việt Nam không bị mai một.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, nhiều làng nghề ở nước ta đang được khôi phục và phát triển. Sản xuất sản phẩm làng nghề đang dần trở thành một nghề chính của nhiều người dân trong khu vực làng nghề. Thành phố Hà Đông cũng nằm trong xu thế đó. Hà Đông được biết đến với thương hiệu Lụa Hà Đông. Trong các làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn thành phố không thể không kể đến làng nghề Vạn Phúc. Đây là làng nghề đã có tiếng từ hàng trăm năm nay. Việc sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của Phường Vạn Phúc đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển. Bên cạnh những lợi ích kinh tế do làng nghề thì vấn đề môi trường lại đang là thực trạng đáng báo động. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay công tác QLMT trên địa bàn làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết. Để hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề cần có những hướng đi đúng đắn trong tương lai, trong đó phải kể đến trước tiên là nâng cao hiệu quả QLMT. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đề tài “Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây”đã được chọn làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc. Trên cơ sở đó để rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý môi trường tại làng nghề, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoạt động quản lý môi trường làng nghề đạt hiệu quả hơn.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý môi trường làng nghề.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường làng nghề Vạn Phúc - thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây.
IV. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến quản lý môi trường làng nghề. Các thông tin có thể được thu thập từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc điều tra thực địa, phỏng vấn các hộ gia đình ở địa phương để thu thập những thông tin chi tiết khác thông qua phương pháp sử dụng bảng hỏi. Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập được qua sách báo, qua nguồn tra cứu trên mạng.
* Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các giải pháp và kết luận.
* Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Dựa trên những thông tin có sẵn và thu thập được để có những đánh giá thích hợp.
V. Nội dung nghiên cứu
Chương I Cơ sở lý luận của quản lý môi trường và quản lý môi trường làng nghề
CHƯƠNG II Thực trạng môi trường, QLMT tại làng nghề Vạn Phúc- thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây
CHƯƠNG III Các giải pháp và kiến nghị cho công tác QLMT tại làng nghề Vạn Phúc - thành phố Hà Đông
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ts. Lê Hà Thanh. Cô đã hướng dẫn em ngay từ khi mới hình thành lên đề tài và trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Kim Sơn – Phó trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Đông, CN. Nguyễn Thế Anh – cán bộ hướng dẫn đã đóng góp ý kiến giúp em sửa chữa những thiếu sót trong bài.
Tiếp theo, em xin cảm ơn cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông, UBND Phường Vạn Phúc cùng ông Nguyễn Hữu Chỉnh- chủ tịch hiệp hội làng nghề đã cung cấp cho em các số liệu cần thiết phục vụ cho chuyên đề tốt nghiệp.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp này do tự bản thân em viết, không sao chép, copy tài liệu. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Quỳnh Lê
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VỀ LÀNG NGHỀ
Tổng quan chung về quản lý môi trường (QLMT)
Cùng với sự phát triển vấn đề môi trường đang là một thách thức lớn. Con người ngày càng gây ra những tác động sâu sắc hơn đến môi trường nhằm thỏa mãn các nhu cầu đang gia tăng.Và chính con người đã phải trả giá cho những gì mình đã gây ra. Hàng loạt vấn đề môi trường xảy ra do chất lượng môi trường bị giảm sút như dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức “khí nhà kính”. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững, tuy nhiên hiện trạng môi trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thực trạng trên đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa, và QLMT là yêu cầu mang tính tất yếu.
QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức, và hướng đích của chủ thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLMT chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của QLMT nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của hệ thống môi trường.
Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống.
Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ (công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thỏa thuận.
Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường.
*) Có nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động QLMT : Các chủ thể có thể bao gồm Nhà Nước, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi Chính phủ (NGO)…
*) Đối tượng của QLMT bao gồm:
- Các loại chất gây ô nhiễm: Có thể phân ra thành các loại chất gây ô nhiễm nước, chất gây ô nhiễm không khí và chất gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, để nhận dạng và phát hiện chúng nhằm đưa vào quản lý không phải là điều dễ dàng. Điều này liên quan đến kĩ thuật, trình độ quản lý và cả chính sách.
- Các nguồn gây ô nhiễm: Các nhà hoạch định phải xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu. Nguồn gây ô nhiễm thường được chia thành hai nhóm:
+) Ô nhiễm do con người gây ra từ hoạt động sản xuất và từ sinh hoạt, tiêu dùng.
+) Ô nhiễm do thiên nhiên
Xác định được nguồn gốc gây ô nhiễm giúp các nhà quản lý có phương án quản lý phù hợp hơn. Nếu do con người phải điều chỉnh hành vi con người, nếu do thiên nhiên phải chấp nhận khách quan để có biện pháp phù hợp.
- Xác định phạm vi không gian thiệt hại môi trường: Xem xét về không gian địa lý có thể là xem xét về phạm vi địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Việc xác định phạm vi nhằm xác định ranh giới quản lý.
- Đối tượng các thành phần môi trường: Bao gồm đất, nước, không khí. Mỗi thành phần có một đặc thù riêng do tính chất của mỗi thành phần và phương thức quản lý của các thành phần đó không giống nhau. Vì vậy, các nhà QLMT trước khi tiến hành quản lý sẽ chỉ rõ là quản lý thành phần nào.
*) QLMT phải hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất: Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
- Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio- 92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg- Nam Phi về PTBV tái khẳng định. Trong đó, với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
- Thứ ba là xây dựng các công cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
*) Các nguyên tắc QLMT
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
1.2 Các công cụ QLMT
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, các phương tiện, các phương thức sử dụng nhằm giúp cho việc thực hiện những nội dung của QLMT môi trường tốt hơn.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Công cụ hỗ trợ gồm có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.
1.2.1 Công cụ pháp lý
Công cụ pháp lý là các quy định, quy chế, nghị định, luật pháp được ban hành của Nhà Nước để điều khiển các hành vi và giám sát đối với những đối tượng gây ra những ảnh hưởng đến môi trường và buộc họ phải tuân thủ theo quy định của luật pháp.
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác chính sách quản lý môi trường quốc gia đều được khởi đầu bằng phương pháp sử dụng các công cụ pháp lý theo nguyên tắc “Mệnh lệnh kiểm soát” (CAC)
- Nguyên tắc “Mệnh lệnh kiểm soát”:
Nguyên tắc này đòi hỏi Chính phủ đặt ra các mục tiêu môi trường lấy sức khỏe hoặc sinh thái làm gốc, hoặc quy định các tiêu chuẩn hoặc lượng các chất ô nhiễm được phép thải bỏ, hoặc công nghệ mà những người gây ô nhiễm có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu ấy.
Nguyên tắc “Mệnh lệnh kiểm soát” cho cơ quan điều chỉnh quyền hạn tối đa trong việc kiểm soát xem các nguồn lực sẽ được phân bổ và đâu và như thế nào, để đạt được các mục tiêu môi trường.
- Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này.
+) Có thể thấy những ưu điểm nổi bật của loại công cụ này:
Thứ nhất: Công cụ này được coi là bình đẳng đối với mọi người gây ô nhiễm và sử dụng tài nguyên môi trường vì tất cả mọi người đều phải tuân thủ những quy định chung
Thứ hai: công cụ này có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải độc hại và các tài nguyên quý hiếm thông qua các quy định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện.
+) Bên cạnh đó, công cụ CAC cũng còn tồn tại một số hạn chế:
Thiếu tính mềm dẻo, chưa kích thích được tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong phương án giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ một khi cơ sở sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường
Đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn để có thể giám sát được mọi khu vực, mọi hoạt động nhằm xác định khu vực bị ô nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm.
Đồng thời để bảo đảm hiệu quả quản lý, hệ thống pháp luật về môi trường đòi hỏi phải đầy đủ và có hiệu lực thực tế.
* Các công cụ pháp lý:
- Các tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường một mặt phải dựa trên các quy được kiểm nghiệm thực tế, mặt khác phải có nhiều căn cứ khoa học, nhằm bảo đảm cho tiêu chuẩn môi trường phù hợp với nhu cầu bảo vệ sinh thái, đồng thời khả thi về mặt kinh tế, xã hội. Các tiêu chuẩn môi trường là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường phương pháp ở hầu hết các nước phát triển.
- Các loại giấy phép:
Việc cấp hoặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại ủy quyền khác là một công cụ quan trọng khác để kiểm sát ô nhiễm. Các loại giấy phép nói chung thường được gắn với các tiêu chuẩn về chất lượng nước hay không khí và có thể còn phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể như phù hợp với những ảnh hưởng kinh tế và môi trường, lắp đặt một nhà máy xử lý hay một thiết bị kiểm soát ô nhiễm trong vòng một thời gian nhất định, hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
Ưu điểm của các loại giấy phép là chúng có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả những nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm của cơ sở đó. Những thuận lợi khác là có thể rút hoặc tạm treo giấy phép, tùy theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân hay các lợi ích xã hội khác, và thường yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại giấy phép thường kéo theo sự giám sát và thường xuyên báo cáo về phương tiện.
- Công tác kiểm soát việc sử dụng đất và nước
Kiểm soát việc sử dụng đất (như khoanh vùng, các quy định về chia nhỏ) chủ yếu là công cụ của chính quyền địa phương được áp dụng để bảo vệ môi trường.
Khoanh vùng có thể ngăn ngừa việc bố trí các ngành công nghiệp gây ô nhiễm tại các địa điểm không thích hợp làm ảnh hưởng tới địa phương, hoặc có thể kiểm soát được mật độ phát triển tại các khu vực cụ thể.
Việc khoanh vùng cho phép có sự mềm dẻo trong thiết kế, trong chừng mực các tiêu chuẩn nhất định, được thực hiện.
Các quy định được phân chia nhỏ là các luật được áp dụng ở các địa phương nhằm chỉ đạo quá trình chuyển đổi đất đai thành các khu vực xây dựng.
Các biện pháp kiểm soát đối với việc sử dụng nước đặc biệt có thể được tiêu dùng để giới hạn hoặc cấm việc phát triển năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại bờ và lòng sông, đáy biển, các hoạt động giải trí và những sử dụng có nhiều khả năng gây ô nhiễm khác, tại các vùng nước quy định . Trong nhiều trường hợp, những quy định này tạo thành một bộ phận của các biện pháp quy hoạch khu vực, hoặc các quy định này tạo thành một bộ phận của các biện pháp quy hoạch trong khu vực, hoặc quy hoạch đặc biệt, nhằm mục đích quản lý vùng ven biển, các vườn quốc gia, các bờ biển, và các khu bảo tồn biển.
1.2.2 Công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường.
- Công cụ kinh tế có hai đặc điểm cơ bản sau:
+) Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá cả của các hành động bảo vệ môi trường xuống.
+) Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng trên các nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP)
- Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) đề ra 1972 cho rằng: Những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Đồng thời nguyên tắc PPP “mở rộng” 1974 chủ trương rằng, các tác nhân ngoài việc tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ô nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
- Nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) cho rằng những người được hưởng lợi từ việc chất lượng môi trường được cải thiện cũng phải trả một khoản tiền.
* Các công cụ kinh tế
- Thuế và phí môi trường: Là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá cả sản phẩm theo nguyên tắc PPP. Thuế và phí môi trường được sử dụng với hai mục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước.
- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".
Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường". Công cụ này thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu như không khí, đại dương. Công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động, chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn nhưng gây tác động môi trường tương tự nhau, có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp.
- Ký quỹ môi trường.
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Ký quỹ môi trường thường được sử dụng đối với các hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác than, dầu khí…
- Trợ cấp môi trường.
Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công- nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng khuyến khích việc triển khai các công nghề sản xuất có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời vì nó gây ra sự không hiệu quả vì nó đi ngược với nguyên tắc PPP. Vì vậy, công cụ này chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng thường xuyên.
- Nhãn sinh thái.
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó. Công cụ này tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng.
1.2.3 Công cụ kĩ thuật
Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. Công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế và đây là công cụ không thể thiếu trong QLMT.
Tuy nhiên việc áp dụng công cụ kỹ thuật thường gặp phải trở ngại do chi phí đầu tư tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao.
1.2.4 Công cụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
Đây là công cụ QLMT gián tiếp và rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và ý thức môi trường của toàn xã hội. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi ý thức của người dân về môi trường chưa cao thì tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là điều không thể thiếu.
Công cụ hỗn hợp
Trong thực tế, rất hiếm khi chỉ sử dụng riêng lẻ các công cụ để thực hiện QLMT. Các công cụ thường bổ sung hỗ trợ cho nhau.
Công cụ hỗn hợp là sự kết hợp nhiều công cụ trong cùng nội dung quản lý. Điều này mang lại sự chính xác và hiệu quả cao hơn.
1.3 Quản lý môi trường làng nghề
1.3.1 Giới thiệu chung về làng nghề
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.
Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng. , trong đó có 300 làng nghề truyền thống.
Biểu đồ 1.1 Phân bố làng nghề trên cả nước
Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như tại bảng 1.1
Bảng 1.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da
Chế biến nông sản, thực phẩm
Tái chế
Thủ công mỹ nghệ
Vật liệu xây dựng, gốm sứ
Nghề khác
Tái chế giấy
Tái chế kim loại
Tái chế nhựa
Miền Bắc
138
134
4
53
4
404
17
222
Miền Trung
24
42
0
23
1
121
9
77
Miền Nam
11
21
0
5
0
93
5
42
Tổng cộng
173
197
4
81
5
618
31
341
Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống
Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả trong nước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Trong thời gian qua, các làng nghề đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa và đa dạng sản phẩm, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng.
Quy mô của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tuy nhiên chủ yếu là quy mô hộ gia đình (chiếm 80,1%). Trong mỗi tỉnh có thể có rất nhiều loại làng nghề.
Hiện nay, do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng cả trong nước và thế giới thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng. Số lượng thiết bị, công suất và mức sử dụng nguyên, nhiên vật liệu ở nhiều làng nghề tương đương với các khu công nghiệp lớn. Ví dụ: các làng nghề sản xuất sắt thép xây dựng ở xã Châu Khê (Bắc Ninh) với khoảng 3.000 - 4.000 nhân công, có sản lượng là 210.000 tấn/năm, gấp 2 lần sản lượng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (sản lượng 100.000 tấn với 13.000 cán bộ, công nhân - số liệu năm 1999). Tuy có thể phát triển với quy mô lớn nhưng các vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Trang thiết bị sử dụng trong sản xuất còn thô sơ lạc hậu, tốc độ cải tiến công nghệ ở các làng nghề còn chậm, cầm chừng và không đồng bộ
Người lao động làm việc trong các điều kiện không an toàn. Ngoài ra, các vấn đề về an toàn lao động cũng chưa được quan tâm thoả đáng ở các làng nghề này, dẫn tới nhiều tai nạn lao động, nhà xưởng hệ thống điện nước tạm bợ, các điều kiện chiếu sáng và thông gió kém, mặt bằng sản xuất chật chội, thời gian lao động quá dài (10 - 12 h/ngày) trong môi trường độc hại, điều kiện lao động nặng nhọc và hầu như không có các dụng cụ bảo hộ lao động...
Những điều kiện trên dẫn đến tình trạng gia tăng các tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp (bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da và một số bệnh hiểm nghèo khác). Ví dụ ở khu vực sản xuất sắt thép xã Châu Khê (Bắc Ninh) có trên 60% dân số trong xã (kể cả những người không tham gia sản xuất) mắc các bệnh liên quan đến sản xuất làng nghề. Trong 10 năm gần đây, tuổi thọ trung bình trong làng nghề thấp hơn hẳn các khu vực dân cư không có làng nghề.
1.3.2 Thực trạng môi trường tại các làng nghề
Do ô nhiễm môi trường, lao động không có dụng cụ bảo hiểm và sinh hoạt hàng ngày chung với môi trường sản xuất, tình trạng sức khoẻ của người dân làng nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cả nước có trên 4200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng việc xử lý đạt ở mức thấp, trung bình chỉ khoảng 26%. Thực tế này đã dẫn đến tỷ lệ người dân ở các làng nghề bị mắc các bệnh thông thường và hiểm nghèo cao gấp 2-3 lần các làng xã thuần nông. 51 làng xã thuộc 25 tỉnh thành được cho là “làng ung thư”, với tỷ lệ người dân nghi ngờ mắc, chết do ung thư cao cũng là những làng nghề, hoặc làng nằm gần khu công nghiệp, kho hóa chất, bãi rác bị ô nhiễm. Trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%.
Nguyên nhân của một số bệnh tật phổ biến trong nhân dân hiện nay, theo đánh giá của Bộ Y tế là do suy thoái môi trường không khí, nước, đất, chất thải công nghiệp và đô thị, chất thải y tế, ô nhiễm tiếng ồn...
Dựa vào sự phân chia làng nghề có thể thấy các làng nghề tái chế có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên cả ba mặt ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm thường gặp phải các vấn đề về ô nhiễm nước. Đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể chia ra thành các nhóm: Nhóm không gây ô nhiễm: làm nón, làm hương thắp, dệt chiếu, đan cói; Nhóm gây ô nhiễm nhẹ: đan lát mây tre, cỏ tế, đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sơn mài; Nhóm gây ô nhiễm nặng: gốm, sứ và chạm mạ bạc.Có thể xem xét hiện trạng môi trường tại các làng nghề như sau.
1.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước
Theo kết quả xét nghiệm của Viện khoa học và công nghệ môi trường (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm nước có thể được chia ra thành ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Ô nhiễm hữu cơ thường gặp ở các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l). Ô nhiễm hóa chất thường gặp ở các làng nghề dệt nhuộm. Do sản xuất có sử dụng nhiều nước, hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tự nhiên tách ra từ sợi vải: chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin trong quá trình nấu tẩy, chuội tơ và các hoá chất sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình
TT
Tên làng nghề
Lượng nước thải (m3/ ngày)
Chỉ tiêu chất lượng nước thải
pH
COD
BOD5
SS
Độ màu
1
Ươm tơ Cổ Chất - Nam Định
100
-
6.076
2.400
764
4110
2
Ươm tơ Đông Yên- Quảng Nam
20
7,2
632
241
517
69
3
Ươm tơ Bảo Lộc - Lâm Đồng
50
7,8
1.020
780
215
466
4
Dệt nhuộm Phương La -Thái Bình
960
8 - 9,7
320-900
72-410
14
77-139
5
Dệt đũi Nam Cao - Thái Bình
-
8,2
372
212
375
260
6
Dệt nhuộm Thái Phương-Thái Bình
-
6,9
312
272
205
195
TCVN 5945 - 1995 (Nước Loại B)
5,5 - 9
100
50
100
Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống
Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Đối với các làng nghề tái chế giấy, ô nhiễm chủ yếu từ nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy. Lượng nước thải này còn chứa hoá chất dư, bột giấy và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên hàm lượng ôxy hoà tan tại các nguồn tiếp nhận rất thấp, gần như bằng 0. Bột giấy, xơ sợi còn sót trong nước thải gây bồi đắp lòng mương, ao hồ. Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước để rửa phế liệu. Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25m3/tấn nhựa phế liệu. Thành phần của nước thải này rất phức tạp, vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả các chất độc hại (từ bình chứa thuốc trừ sâu, hoá chất,...), vi sinh vật gây bệnh. Tại các làng nghề tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều, chỉ dùng cho nước làm mát, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng và nước thải ._.từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại nên có hàm lượng các chất độc hại khá cao, đặc biệt là các kim loại nặng. Ô nhiễm nước do kim loại cũng thường gặp tại các làng nghề chạm,mạ bạc.
1.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí
Đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc rất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề. Đặc biệt phải kể đến các làng nghề sản xuất nước mắm, do phơi ngoài trời nên mùi hôi, tanh khắp cả làng rất khó chịu. Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa là bụi nguyên liệu phát tán trong không khí. Chẳng hạn như bụi trà tại các làng nghề chế biến trà hương rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Chưa kể, nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất ở các làng nghề là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.
Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Ô nhiễm chủ yếu ở các làng nghề tái chế giấy là bụi, hơi kiềm, Cl2 do dùng nước Javen để tẩy trắng và hơi H2S. Tại một số vị trí sản xuất, hàm lượng Cl2 vượt tiêu chuẩn cho phép tới ba lần, hơi H2S tại các bãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1 - 3 lần.Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC. Ngoài ra, quá trình phân hủy các tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm. Bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ khâu xay nghiền, phơi, thu gom, phân loại và từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, ô nhiễm không khí tại các làng nghề tái chế kim loại cũng rất nghiêm trọng. Bụi trong không khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo, đặc biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10-15 lần. Tại các làng nghề này, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ô-xít sắt nồng độ lên tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Trong không khí tại các làng nghề này luôn phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.
Các tác động chủ yếu đến môi trường từ hoạt động của các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là ô nhiễm không khí do bụi và khói lò nung. Quy trình nung vôi, gạch ở các làng nghề chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nhiên liệu là than. Khí thải từ các lò nung đốt than chứa bụi, các khí ô nhiễm. Đặc biệt các lò nung thường không được thiết kế đúng quy cách, nên quá trình cháy không hết, tạo ra các sản phẩm cháy nhiên liệu thiếu ôxy như CO, SO2,... Bụi phát sinh từ khâu khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm.
Bảng 1.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch
và nung vôi
TT
Tên làng nghề
Lượng
SP/năm
Bụi tấn/năm
CO tấn/năm
SO2
tấn/năm
NO2
tấn/năm
1
Khai Thái, Hà Tây
170 triệu viên
3.774
477,7
72,93
339,16
2
Dạ Trạch, Hưng Yên
9,7 triệu viên
215
27,2
6,9
26,9
3
Hưng Lộc, Thanh Hóa
10 triệu viên
222
28,1
7,15
27,8
4
Đại Cát, Khánh Hòa
14,1 triệu viên
313
39,6
10
39,2
5
Phước Lâm, Khánh Hòa
63,3 triệu viên
1.405,3
177,9
42,55
176
6
Tân Yên, Bình Dương
967 triệu viên
21.467
2.717
691
2.688
7
Các làng nghề Mang Thít, Vĩnh Long
310 triệu viên
6.822
871
221,7
861,8
8
Đồng Tân, Thanh Hóa
49.680 tấn vôi
131
216
162,7
122
9
Kiện Khê, Hà Nam
19.000 tấn vôi
598
985
556
556
10
Đáp Cầu, Bắc Ninh
50.000 tấn vôi
182
300
226
170
11
Duyệt Lễ, Hưng Yên
60.000 tấn vôi
33
54
41
30
Nguồn: Việt Nam môi trường và cuộc sống
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn: Tiếng ồn lớn chỉ tập trung ở một số làng nghề cơ khí, đúc, mộc, dệt. Tiếng ồn xuất phát từ các máy móc như máy cưa, máy bào, máy cán sắt, máy mài, máy đột dập, máy dệt... Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân. Tiếng ồn lớn gây khó chịu, giảm khả năng tập trung vào công việc. Nếu tiếp xúc với tiếng động có cường độ lớn và thường xuyên làm giảm khả năng nghe và có thể bị điếc.
Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động gần đây cho thấy trong các làng nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%.
1.3.2.3 Hiện trạng môi trường đất
Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn. Hầu hết các chất thải này đều đổ trực tiếp các nguồn nước (sông, kênh mương) đất canh tác, để dự phòng... Điều này làm thay đổi thành phần lý hoá tính của đất, ảnh hưởng đến mùa màng và hoa màu của nông dân tại làng nghề và cả các vùng lân cận.. Đồng thời các chất ô nhiễm có trong môi trường nước đã ngấm vào môi trường đất khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra việc khai thác đất bừa bãi không theo quy hoạch của gây thoái hoá đất, phá huỷ thảm thực vật, tăng nguy cơ xói mòn và giảm độ phì của đất, hậu quả là cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng.
1.3.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề
Để cải thiện hiện trạng môi trường ở các làng nghề, thì trước hết cần phải tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển sản xuất một cách có quy hoạch và hợp lý. Làng nghề có phát triển được, thì đầu tư cho vấn đề môi trường mới được chú trọng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, có biết bao nhiêu rào cản đối với sự phát triển bền vững của một làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống với các sản phẩm truyền thống không phải luôn phù hợp với nhu cầu thị trường. Vậy để tìm hướng đi thích hợp cho sự phát triển bền vững của một làng nghề cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia tích cực của cộng đồng với phương châm vấn đề môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia giải quyết cùng với sự giúp đỡ của của cộng đồng, từ các cấp quản lý Trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp được áp dụng đồng thời nhằm giải quyết vấn để môi trường làng nghề. Nhưng có thể phân ra thành hai hướng giải pháp cơ bản: Giải pháp về công nghệ và Giải pháp về quản lý.
1.3.3.1 Giải pháp về công nghệ
Các làng nghề thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề. Hiện nay, các nhà khoa học rất chú trọng vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề.
*) Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn
Mô hình này chú trọng vào các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả.
Để thực hiện tốt hướng này, các cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình, trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với quy mô, trình độ của các làng nghề và chú trọng tới các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng. Bên cạnh đó Nhà Nước cần hỗ trợ cho các làng nghề khi áp dụng các công nghề và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các công nghệ này.
Năm 2005, Liên minh HTX Việt Nam cũng đã bước đầu xây dựng mô hình thử nghiệm về sản xuất sạch hơn cho một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
1.3.3.2 Giải pháp về quản lý
Với đặc trưng của làng nghề thường sản xuất với quy mô hộ gia đình, các cơ sở sản xuất không tập trung, thường phân bố trong khu vực làng, xã do đó đối với quản lý làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt. Đồng thời tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Ở cấp xã việc quản lý làng nghề có thể được triển khai cụ thể, phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương mình. như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
Trong quản lý làng nghề có thể bao gồm nhiều giải pháp như giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường tại các làng nghề thường xuyên. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục môi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường, đồng thời qua đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT.
*) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
- Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch
Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc phát triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, gốm sứ… Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây), đồ đá Non Nước (Quảng Nam), nghề thêu ở Huế...đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Đối với làng nghề đồ đá Non Nước việc chuyển đổi thành khu du lịch thực sự đã hồi sinh cả làng nghề. Từ khi có lệnh cấm khai thác đá trên núi Ngũ Hành Sơn nhằm bảo vệ môi trường người dân đã gặp khó khăn trong việc mua đá do phải nhập đá từ vùng khác, giá thành nguyên liệu tăng cao nên đã diễn ra hiện tượng khai thác đá trái phép. Sản xuất của làng nghề đi xuống. Từ khi hình thành làng du lịch Non Nước, thu nhập người dân tăng lên, nhiều gia đình chuyển sang tham gia vào sản xuất làng nghề và cung cấp các dịch vụ du lịch.
*) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:
Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.
Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đang rất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dân nông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chức lại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránh gây ô nhiễm đến môi trường.
Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống.
Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các làng nghề cách xa các khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu xử lý tập trung và thực hiện QLMT.
*) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề
Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà Nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
*) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng môi trường gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo cho cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, cần thiết phải có sự kết hợp hiệu quả và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương, cộng đồng và sự phối hợp với những nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó cộng đồng phải tham gia đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi. Trên hết muốn huy động nguồn lực từ nhân dân phải cho người dân thấy rõ lợi ích từ các mô hình mang lại.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, QLMT TẠI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC - THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG - TỈNH HÀ TÂY
2.1 Tổng quan về làng nghề và các vấn đề môi trường làng nghề của Hà Đông
Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị chiếm 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn có 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số là 3.772 người/km2. Không chỉ là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục của tỉnh Hà Tây và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là vị trí địa lý rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Thành phố Hà Đông vốn có nhiều làng nghề có truyền thống từ lâu đời với làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, Dương Nội; làng rèn Đa Sỹ - Kiến Hưng, nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ - Phú Lãm…
Trong những năm qua nhờ sự đầu tư của thành phố cùng với việc nhu cầu về các sản phẩm làng nghề như dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ gia tăng nên các làng nghề tại Hà Đông đang phát triển mạnh. Một số làng nghề như làng nghề dệt nhuộm La Khê đang dần được khôi phục. Sự phát triển của làng nghề đã tạo thêm thu nhập cho người dân. Theo ước tính thu nhập trung bình của các làng nghề trên địa bàn thành phố khoảng 600.000 đến 700.000 đồng. Hoạt động sản xuất của các làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề. Đời sống người dân được cải thiện, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng tấp nập. Số hộ gia đình chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề ngày càng tăng.
Bên cạnh sự phát triển đáng vui mừng ấy là những nỗi lo về các vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề. Môi trường sản xuất chật hẹp và mật độ các hộ gia đình sản xuất cao cùng với việc chất thải làng nghề đang vô tư thải ra không được xử lý đã khiến cho môi trường tại đây đang xuống cấp trầm trọng.
Hiện nay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề dệt nhuộm, sơn mài đang là vấn đề mà tỉnh Hà Tây nói chung và thành phố Hà Đông nói riêng chưa thể giải quyết. Theo khảo sát về hiện trạng môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông cho thấy ô nhiễm ở đây đã ở mức báo động nhất là vấn đề môi trường nước mặt tại sông Nhuệ và sông La Khê.
*) Về hiện trạng môi trường không khí:
Tại hầu hết các điểm lấy mẫu đều có các chỉ tiêu NO2, SO2, và bụi lơ lửng vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 2005). Các chỉ tiêu còn lại như CO, CO2, hơi xăng nhìn chung đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Về ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh ra chủ yếu từ 2 làng nghề: Làng nghề Vạn Phúc tiếng ồn phát sinh từ các máy dệt lụa và làng nghề Đa Sỹ phát sinh tiếng ồn từ các máy cán, dập dao kéo.
Bảng 2.1 Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông
TT
Tên làng nghề
Chỉ tiêu chất lượng không khí
Bụi lơ lửng
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
CO2
(mg/m3)
NO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
Hơi xăng
NO2
(mg/m3)
1
Dệt nhuộm Dương Nội
3,56
30,42
1437,4
0,7342
3,246
0,647
1,86
2
Dệt nhuộm Vạn Phúc
5,23
31,24
1237,9
0,489
2,479
0,045
1,83
3
Làng rèn Đa Sỹ
3,82
9,75
722,8
0,0037
1,210
0,052
1,42
4
Làng nghề Phú Lãm
3,34
21,56
986,46
0,416
1,476
0,0023
1,954
5
Làng dệt nhuộm La Khê
4,56
10,25
699,56
0,0123
0,860
0,046
1,23
TCVN 5937 – 2005
0,3
30
-
-
0,35
-
0,2
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
*) Hiện trạng môi trường nước:
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các làng nghề gây ra là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại các làng nghề Vạn Phúc, La Khê, Phú Lãm, Dương Nội cho thấy hiện tượng các nguồn nước mặt của các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi các các nguồn nước thải do chính các làng nghề thải ra. Điển hình như xã Dương Nội (Hà Đông) tỷ lệ Colifoms là 28MPN/100l, gấp 9,3 lần tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải do các làng nghề thải ra hầu như không qua xử lý được đổ trực tiếp vào sông Nhuệ, đặc biệt là nước thải từ các làng nghề dệt, nhuộm gây ô nhiễm sông Nhuệ tiêu diệt các loài thủy sinh, tác động xấu tới sản xuất, sinh hoạt người lao động. Theo các kết quả phân tích cho thấy, tại nhiều điểm quan trắc, lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ đều có nồng độ BOD5, COD, coliform đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đoạn sông thuộc địa bàn phường Vạn Phúc có nồng độ BOD5, COD, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 5 lần.
Bảng 2.2 Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông
TT
Tên vị trí lấy mẫu
Chỉ tiêu chất lượng nước mặt
pH
COD
mg/l
BOD5
mg/l
Rắn lơ lửng
mg/l
NO3-
1
Sông Nhuệ (gần trạm bơm La Khê)
6,45
154
90
150
24
2
Ngã ba sông Đáy và sông Nhuệ
6,1
189
120
124
18
3
Nước ao làng nghề Đa Sỹ
8,2
53
30
181
14
4
Nước ao làng nghề Vạn Phúc
7,42
79
31
120
16
5
Hồ Văn Quán
140
92
110
17
TCVN 5942 - 1995 (Cột B)
5,5 - 9
>35
<25
80
15
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Ô nhiễm tại các làng nghề dệt, nhuộm gây ô nhiễm sông Đáy, sông Nhuệ tiêu diệt các loài thủy sinh, tác động xấu tới sản xuất, sinh hoạt người lao động. Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20%.
2.2 Giới thiệu về làng nghề Vạn Phúc
2.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề Vạn Phúc
Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống đã và đang trở thành làng du lịch, tốc độ đô thị hóa của địa phương ngày càng tăng. Từ 01/11/2003 theo Nghị định 107/NĐ-CP của Chính phủ xã Vạn Phúc đã trở thành một Phường của thị xã Hà Đông với diện tích trên 9.620 người với 2500 hộ dân, có 12 khối phố, khu dân cư.
Thành phần cơ cấu kinh tế của Phường Vạn Phúc gồm:
+) Sản xuất công nghiệp : 63,0%
+) Kinh doanh, thương mại, dịch vụ : 33,2%
+) Sản xuất nông nghiệp : 3,8%
- Sản xuất thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho 2100 lao động (chiếm khoảng 21,83% dân số, ngoài ra còn tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Thu nhập trung bình của lao động thủ công nghiệp đạt 600.000 đến 700.000đồng/ người/ tháng.
Tổng thu nhập do sản xuất thủ công nghiệp ước đạt 22 tỷ đồng.
- Sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp: 44,55ha. Trong đó diện tích cấy lúa 34,55ha, trồng mầu 10ha. Năng suất cả năm đạt 12,2 tấn/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35triệu đồng/ha. Hiện nay, do làng nghề phát triển, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất thu công là nguồn thu nhập chính của gia đình, sản xuất nông nghiệp là phụ.
Hiện nay đã có gần 400 hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa dệt lụa, chiếm 50% số hộ xã viên nông nghiệp khung dệt. Cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 3,8%.
- Kinh doanh dich vụ và các hoạt động dịch vụ chiếm 33,2%. Hiện nay, có 110 cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm lụa. Ngoài ra các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của làng nghề, các hoạt động về cơ khí, vận tải phục vụ cho sản xuất làng nghề các hoạt động phục vụ cho ăn uống, xây dựng cũng phát triển mạnh.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đã tạo cho người lao động có nguồn thu nhập khá cao, bình quân đạt 1,1- 1,3 triệu đồng/người/ tháng. Ước tính do các hoạt động kinh doanh đạt 39 tỷ đồng.
- Về giáo dục, y tế: Trường tiểu học, Trung học cơ sở đã đảm bảo 100% cháu trong độ tuổi được đến trường.
Để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chống dịch bệnh, Phường đã xây dựng Trạm y tế đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế, đã khám cho 9.204 lượt bệnh nhân, tổ chức tốt công tác dân số KHHGĐ, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,6%. Công tác tiêm chủng mở rộng đảm bảo 100% các cháu trong độ tuổi quy định được tiêm, uống văcxin phòng dịch bệnh. Trạm đã không để dịch bệnh xảy ra, đã phối hợp triển khai công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Về cơ sở hạ tầng: Phường Vạn Phúc nằm 2 bên đường Quốc lộ 430. Và 100% hộ gia đình được sử dụng điện, khoảng 90% dùng nước máy và 10% dùng nước giếng khoan.
- Về công tác văn hóa:
Cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành phong trào rộng khắp, được nhân dân ở từng cụm dân cư tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc truyền thống, quan hệ xã hội, tình làng nghĩa xóm gắn bó để cùng chung sức phát triển kinh tế làng nghề.
- Công tác chính trị, an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội:
Công tác an ninh chính trị được giữ vững và ổn đinh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách đến tham quan, mua sản phẩm làng nghề. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc đã được toàn dân tham gia hưởng ứng, tệ nạn xã hội đã từng bước được đẩy lùi.
2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề Vạn Phúc
2.2.2.1. Sản phẩm làng nghề:
Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát triển không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước. ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trương, nghề dệt lụa của Vạn Phúc ngày càng có điều kiện phát triển. Hiện nay, sản lượng lụa hàng năm từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa các loại. Với những mặt hàng tơ tằm như: Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh hoa các loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu tụ rộng rãi trong cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiến tới sự phát triển lâu dài Vạn Phúc đang đầu tư xây dựng khu vực sản xuất tập trung trên diện tích 15ha để có cơ sở đầy tư, cải tiến đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn hơn nữa với người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo ra một mô hình cảnh quan của một làng nghề, làng du lịch.
Xét chung về làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh. Giá thành sản phẩm lụa dao động từ 50.000- 80.000đồng/mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000 – 100.000đồng/mét tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.
2.2.2.2. Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động:
Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hoá 100. Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghề hoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề Dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5 đến 6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm ( 10 giờ/ ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xung quanh. Ngoài ra, trên địa bàn Phường Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ phần len Hà Đông và Tổ hợp tác Tuấn Hải.
Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng. Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.
Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng. Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40m lụa/tháng. Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ.
Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt… Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao.
2.2.2.3. Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào:
Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. Cụ thể, để dệt vải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn.
Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại. Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt.
Người dân sử sụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên thị trường. Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, Javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp... và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất. Một tác nhân nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra 25% tạp chất. 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước 20g tạp chất.... Người lao động tại làng nghề làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, đồng thời lại không có sự bảo hộ nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20%. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc cho biết: “Vài năm gần đây, người dân Vạn Phúc chủ yếu mắc bệnh về phế quản, tỉ lệ người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điếc ngày càng tăng. Số người chết do ung thư nhiều hơn trước, trung bình mỗi năm ở Vạn Phúc có 3 người chết vì ung thư – chiếm trên 60% số ca tử vong của làng”.
2.3 Thực trạng môi trường làng nghề Vạn Phúc
2.3.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan
Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, do đó sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hoá chất hơn. Điều bày đồng nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng nhiều hơn nếu như không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc
Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm. Trong đó nước thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nước thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy trắng, nhuộm như Javen; Xút; CH3COOH và các tạp chất có chứa trong tơ tằm… Phần lớn các chất này đều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra, do quá trình giặt nhuộm người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lượng khí than và xỉ than thải ra khá lớn. Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải.
Theo thống kê cho thấy thực trạng làng nghề Vạn Phúc đang ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động.
2.3.2 Thực trạng môi trường tại làng nghề Vạn Phúc
2.3.2.1 Về hiện trạng môi trường nước:
Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn. Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước thải khác 2,04m3.
Bảng 2.3 Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra
Các chỉ tiêu
pH
Rắn lơ lửng
DO
COD
BOD
Vạn Phúc
9,15
123
1,19
11421
5680
TCVN 5945-2005
5,5-9
100
-
80
50
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Hàm lượng BOD và COD trong nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải sau sản xuất cùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 -._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7536.doc