Mở đầu
Chương I: Tổng quan
Các khái niệm cơ bản về môi trường:
I.1. Môi trường:
I. 2. Ô nhiễm môi trường:
I.3. Tiêu chuẩn môi trường:
II. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
II.1. Khái niệm về chất thải:
II.1.1. Chất thải:
II.1.2. Chất gây ô nhiễm:
II.2. Phân loại chất thải :
II.2.1. Nước thải:
II.2.1.1. Khái niệm:
II.21.2. Phân loại:
II.2.2. Khí thải:
II.2.2.1. Khái niệm:
II.2.2.2. Phân loại:
II.2.3. Chất thải rắn:
II.2.3.1. Khái niệm:
II.2.3.1. Phân loại:
II.2.4. Tá
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng môi trường & giải pháp cho công tác quản lý & xử lý chất thải rắn tại Công ty Đóng tàu & Vận tải Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c động của chất thải rắn tới môi trường và sức khoẻ con người:
II.2.4.1. Ô nhiễm môi trường không khí:
II.2.4.2. Ô nhiễm môi trường nước:
II.2.4.1. Ô nhiễm môi trường đất:
III. Các biện pháp quản lý môi trường:
III.1. Luật pháp – chính sách:
III.1.1. Các văn bản pháp luật:
III.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN):
III.2. Các công cụ kinh tế:
III.2.1. Các loại giấy phép:
III.2.2. Các lệ phí và phí môi trường:
III.2.3. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả:
III.2.4. Nhãn sinh thái:
III.2.5. Các khoản trợ cấp, xử phạt:
III.2.6. Quyền sở hữu:
III.3. Các công cụ kỹ thuật:
IV. Các biện pháp xửu lý chất thải rắn:
IV.1. Phương pháp ủ sinh học:
IV.1.1. Khái niệm:
IV.1.2. Công nghệ ủ:
IV.2. Phương pháp thiêu đốt:
IV.2.1. Khái niệm:
IV.2.2. Công nghệ đốt:
IV.3. Phương pháp chôn lấp vệ sinh:
IV.3.1. Khái niệm:
IV.3.2. Phân loại bãi chôn lấp:
IV.4. Công nghệ cố định, đóng rắn chất thải rắn (Bê tông hoá):
IV.5. Một số phương pháp khác:
Chương II. Thực trạng môi trường tại công ty
đóng tàu và vận tải Hải Dương.
I. Đặc điểm chung:
I.1 . Giới thiệu chung:
I.2. Vị trí địa lý của công ty:
I.3. Cơ cấu tổ chức lao động :
I.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức - quản lý và sản xuất của công ty :
I.3.2. Cơ cấu lao động của công ty :
I.3.3. Bộ máy quản lý Công tác Bảo hộ Lao động (BHLĐ) :
I.4. Tình hình sản xuất kinh doanh:
I.4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu:
I.4.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
I.4.3. Sản phẩm chủ yếu của công ty:
I.4.4. Tình hình sản xuất kinh doanh:
I.4.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
I.4.4.2. Kết quả hoạt động xuất kinh doanh:
I.5. Thiết bị và công nghệ sản xuất:
I.5.1. Thiết bị sản xuất:
I.5.2. Công nghệ sản xuất :
I.5.2.1. Quy trình đóng mới một con tàu đi trên sông hoặc biển:
I.5.2.2. Quy trình công nghệ gia công chi tiết tại phân xưởng cơ khí:
II. Thực trạng môi trường tại công ty:
I.1. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn:
I.2. Thực trạng môi trường của công ty:
I.2.1. Thực trạng môi trường không khí:
I.2.1.1. Kết quả đo kiểm:
I.2.1.2. Nhận xét kết quả đo kiểm:
I.2.2. Chất thải rắn :
I.3. Tình hình sức khoẻ của người lao động:
I.3.1. Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2006:
I.3.2. Nhận xét chung:
I.4. Nhận xét về các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty:
I.4. Nhận xét về các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty:
I.4.1. Biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường không khí:
I.4.2.Quản lý và xử lý chất thải rắn:
I.4.2.1. Quản lý chất thải rắn:
I.4.2.3. Nhận xét về khu vực thu gom chất thải của công ty:
Chương III. Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn.
III.1. Xây dựng quy định bảo vệ môi trường cho các phòng ban, cho từng phân xưởng
III.2. Xây dựng quy trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:
III.2.1. Pân loại chất thải rắn:
III.2.2. Thu gom chất thải:
III.2.3. Chế độ báo cáo:
III.2.4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố:
III.3. Xây dựng quy trình hướng dẫn công nhân thu gom chất thải rắn:
III.4. Quy hoạch bãi thu gom chất thải:
Mở đầu
I. Đặt vấn đề:
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng nhảy vọt của nền kinh tế là những tác động của nó tới môi trường và con ngời đang ngày càng nghiêm trọng.
Hiện nay, trên toàn quốc, lượng chất thải rắn sinh ra hàng ngày ước tính khoảng trên dới 20.000 tấn, chất thải bệnh viện khoảng 212 tấn, chất thải sinh hoạt khoảng hơn 8.000 tấn. Như vậy trong hơn 20 năm qua,tổng lượng thải có thể lên tới 130 triệu tấn. Tuy nhiên tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt được trung bình 60 ữ 80% tổng lượng chất thải rắn, do vậy trong vòng 20 năm qua số lượng chất thải rắn còn tồn đọng trong môi trường hiện nay khoảng 60 ữ 70 triệu tấn. Ngoài ra chưa kể đến một lượng chất thải rắn đô thị đang ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng dân số, phát triển xã hội, phát triển về trình độ và nhu cầu tiêu dùng trong các đô thị. Khối lượng chất thải rắn bình quân trên đầu người dân đô thị phụ thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, ở Hà Nội là khoảng 0.8 kg/người/ngày, Hải Phòng là 0.5 kg/người/ngày, thành phố Hồ Chí Minh là 0.66 kg/người/ngày.( Theo số liệu năm 1999 – Cục môi trường - Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường).
Trong khi đó việc quản lý chất thải rắn vẫn đang còn nhiều hạn chế, nó là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, suy giảm chất lượng cuộc sống. Để giải quyết được vấn đề này thì việc quan trọng ở các nhà máy sản xuất là thay các dây chuyền công nghệ cũ kỹ lạc hậu bằng công nghệ sản xuất “sạch và sạch hơn”. Tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất, nghành sản xuất nào cũng có thể làm được điều đó. Vì vậy một giải pháp không thể thiếu nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đó là giải pháp Quản lý chất thải rắn (thu gom, phân loại, lựa chọn biện pháp xử lý).
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay cũng như là những ảnh hưởng của chúng tới môi trường, đặc biệt là môi trường lao động, tôi đã lựa chọn đề tài:
“ Thực trạng môi trường và giải pháp cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại công ty Đóng tàu và Vận tải Hải Dương”.
Vì thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của bạn bè để tôi có thể hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu này.
II. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là người lao động và môi trường làm việc tại Công ty Đóng tàu và Vận tải Hải Dương.
III. Nội dung nghiên cứu:
Ơ đề tài nghiên cứu này bao gồm các nội dung:
+ Nghiên cứu lý thuyết về môi trường và chất thải rắn.
+ Khảo sát thực trạng về môi trường và công tác quản lý chất thải rắn ở công ty.
+ Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình làm đồ án này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp thống kê, hồi cứu số liệu.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp khảo sát số liệu…
V. ý nghĩa thực tiễn:
Chương I: Tổng quan
I.Các khái niệm cơ bản về môi trường:
I.1. Môi trường:
Theo điều 1, luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Theo chức năng, môi trường sống của con người được phân loại như sau:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, thực vật, đất, nước…
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. Ví dụ: sự gia tăng dân số, sự định cư, di cư, môi trường sống của dân tộc thiểu số; những luật lệ, thể chế, cam kết… ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia, quốc gia, tỉnh, huyện…
- Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: Môi trường nhà ở, môi trường công sở, môi trường các khu vực đô thị, môi trường ô tô, môi trường lao động…
Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người. Ví dụ: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã hội…Còn theo nghĩa hẹp, môi trường không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường, thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, của lớp học,sân chơi,…, các tổ chức xã hội như Đội, Đoàn với các điều lệ hoặc là gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
I. 2. Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường. Dưới tác động của các chất ô nhiễm, môi trường bị thay đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học, quy luật phát triển, làm mất hay xuất hiện các yếu tố lạ… gây ảnh hưởng tới con người và động thực vật.
Ô nhiễm môi trường được phân thành 2 loại:
- Ô nhiễm sơ cấp: là những ô nhiễm môi trường do các tác nhân tác động trực tiếp đến các thành phần của môi trường. Ví dụ: việc phun thuốc trừ sâu, khói thải của nhà máy chứa SO2,CO2, …
- Ô nhiễm thứ cấp: là những tác động gián tiếp của các tác nhân tới các yếu tố môi trường làm thay đổi các tính chất của môi trường.
I.3. Tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
II. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
Môi trường tự nhiên là nền tảng không thể thiếu cho sự sinh tồn của loài người. Nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo sự sống và phát triển nhân loại ở tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Với sự gia tăng dân số hiện nay và những nhu cầu của nó, sự tiến bộ của nền văn minh vật chất, tổng năng lượng, số loại và khối lượng vật chất mà loài người rút ra từ thiên nhiên và sau khi sử dụng nó thì hoàn lại cho thiên nhiên dưới dạng các chất thải đã không ngừng tăng lên.
Với khuôn khổ của cách mạng khoa học kỹ thuật, của quá trình công nghiệp và đô thị hoá nhanh chóng, tác động của xã hội loài người tới môi trờng đạt đến một cường độ và một quy mô chưa từng thấy và xu hướng ngày càng mạnh mẽ, thì những hoạt động phá hoại môi trường, hoạt động đổ thải vào môi trường ngày càng không thể kiểm soát được, gây tác hại rất nguy hiểm đến các điều kiện sinh sống của loài người. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do hoạt động đổ thải không hợp lý của con người vào môi trường. Do đó việc quản lý chất thải hiện nay là một vấn đề rất quan trọng, vì thế nó được coi là một trong 9 vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực môi trường. Vậy chất thải là gì và những tác động của chúng tới môi trường như thế nào ?
II.1. Khái niệm về chất thải:
II.1.1. Chất thải:
Chất thải là những vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được loại ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
Không phải mọi chất thải đều là nhân tố gây ô nhiễm môi trường, nhưng xét ở góc độ môi trường sản xuất nói riêng, có thể nói hầu hết các loại chất thải được coi là chất gây ô nhiễm.
II.1.2. Chất gây ô nhiễm:
Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm. Khi đó nó còn tác động tới sức khoẻ người lao động và khu vực dân cư ngoài phạm vi nhà máy.
II.2. Phân loại chất thải :
Để có thể quản lý lượng chất thải có hiệu quả người ta đã tiến hành phân loại chúng. Do tính chất đa dạng của chất thải nên trên thực tế có rất nhiều cách phân loại; Song cách phân loại phổ biến nhất, đó là dựa vào trạng thái tồn tại của các loại chất thải. Theo cách phân loại này, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường được phân thành 3 loại: chất thải rắn, khí thải, nước thải.
II.2.1. Nước thải:
II.2.1.1. Khái niệm:
Nước thải là nớc được thải ra sau khi đã được sử dụng cho các mục đích của con người hay đợc tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị sử dụng trực tiếp nữa.
II.2.1.2. Phân loại:
Dựa theo mục đích sử dụng và nguồn gốc phát sinh mà nước thải được phân thành 3 nhóm chính sau:
- Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải ra từ các hộ gia đình, khách sạn, trung tâm thương mại, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu dân cư,…
Trong nước thải sinh hoạt, các chất bẩn vô cơ chiếm khoảng 42%, tồn tại chủ yếu ở dạng tan và chất bẩn hữu cơ khoảng 58% phân bố ở dạng keo và không tan. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu nước dùng, chế độ dùng nước, mức độ hoàn thiện, tiện nghi, tình trạng của trang thiết bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt,…
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp. Nước thải trong các xí nghiệp công nghiệp thường tạo ra 3 loại nước thải: nước thải sản xuất (là loại nước thải có thành phần và tính chất tương đối ổn định), nước thải sinh hoạt và nước mưa.
Đặc trưng của nước thải công nghiệp là nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp, nó được chia làm 2 nhóm: nước thải quy ước sạch (là loại nước làm mát cho các thiết bị, máy móc, nước từ quá trình ngưng tụ hơi nước) và loại nước thải bẩn. Nước thải bẩn có chứa các loại tạp chất rất khác nhau về số lượng và thành phần.
Chính vì các đặc điểm trên mà có thể coi đây là loại nước thải dễ xử lý, do chúng có thành phần và tính chất ổn định khi đã phân nguồn thải từ đầu.
- Nước thải chảy tràn trên mặt nước: là các loại nước mưa, các dạng nguồn nước tích trữ, dòng chảy xả tràn…
* Tác động chính của nước thải là làm ô nhiễm nước, từ đó tác động đến chất lượng sống và sức khoẻ của con người.
II.2.2. Khí thải:
II.2.2.1. Khái niệm:
Khí thải là chất thải khí hoặc bụi được thải ra ngoài môi trường trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất hay các hoạt động khác của con người.
II.2.2.2. Phân loại: ( Theo nguồn gốc phát sinh)
-Nguồn gốc tự nhiên: do hoạt động núi lửa, cháy rừng, bảo bụi do gió mạnh và mưa,…
- Nguồn gốc nhân tạo: Khí thải từ quá trình công nghệ sản xuất công nghiệp, khí thải do giao thông, do các ngành hoá chất, cơ khí, do hoạt động của con người,…
* Chất thải khí là loại chất thải rất đa dạng, nó gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là gây nên một số bệnh về đường hô hấp…
II.2.3. Chất thải rắn:
Chất thải rắn là một trong ba loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, loại chất thải này có thể phát sinh trong mọi quá trình sản xuất, mọi hoạt động của con người. Điều đáng nói ở đây là chất thải rắn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường lao động mà còn gây ô nhiễm môi trường nói chung và sự phát thải của con người vào môi trường đang ngày càng không thể kiểm soát nổi. Vì vậy trong đồ án này, em xin được trình bày chi tiết về “chất thải rắn”.
II.2.3.1. Khái niệm:
* Chất thải rắn: là chất thải ở dạng rắn được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác của con người.
* Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải có chứa các chất mang một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc là tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải được coi là chất thải rắn nguy hại khi chúng có đặc tính:
- Dễ bắt lửa, dễ cháy.
- Gây ăn mòn.
- Dễ nổ.
- Dễ bị ô xi hoá.
- Có khả năng gây độc cho con người và sinh vật.
- Độc hại cho hệ sinh thái.
- Khả năng lây truyền bệnh.
Các nguy hai do chất thải rắn gây ra có thể không phát sinh từ tất cả các tiêu chuẩn nguy hại mà từ một hay nhiều sự kết hợp của vài thành phần của tiêu chuẩn nguy hại. Tuy nhiên các cơ sở thông thường nhất dùng để nhận ra các chất thải nguy hại là: khả năng phản ứng, khả năng ăn mòn và khả năng bắt lửa.
- Khả năng độc hại cho các sinh vật sống:
Vật chất được gọi là độc hại khi gây tác động tổn hại đến các mô sinh học và các quá trình liên quan khi các chất hữu cơ xuất lộ tới nồng độ ở trên mức xác định. Sự tác động của chất rắn gây độc tới sinh vật có thể là đột ngột hoặc kinh niên.
- Khả năng phản ứng:
Khả năng phản ứng của một chất gây ô nhiễm là xu hướng mức độ tương tác hoá học với các vật chất khác. Nó được xem là nguy hại khi có xu hướng mãnh liệt, dễ bộc phát với nước hoặc là các vật chất khác để tạo ra khí độc, khi phân huỷ có thể gây nổ.
Cấu trúc hoá học của hợp chất là yếu tố quyết định khả năng phản ứng. Ví dụ: các hợp chất thuốc nhuộm, các hợp chất liên kết kim loại với nitơ, halogen của oxit,… thì hoạt động rất mạnh.
- Khả năng ăn mòn:
Các chất ô nhiễm ăn mòn và phân huỷ các vật liệu ( ví dụ như mô cơ thể người) bằng các phản ứng hoá học và loại bỏ vật chất.
Một vài ví dụ về các hợp chất có khả năng ăn mòn cao như: axit nitơric (HNO3), axit sun furic (H2SO4), cloratnatri (NaClO3),…
- Khả năng bắt lửa:Khả năng bắt lửa của vật chất chính là khả năng dễ bốc cháy.
II.2.3.1. Phân loại:
Mục đích của việc phân loại chất thải rắn là giúp chúng ta có cách nhìn cụ thể hơn tính chất của nó và những tác hại do nó gây ra, từ đó đề xuất được các giải pháp quản lý và xử lý chúng đạt hiệu quả cao hơn.
Do đặc điểm của chất thải rắn là rất đa dạng nên có nhiều cách phân loại như theo mức độ độc hại, theo nguồn gốc, theo khả năng phân huỷ,…
* Phân loại theo mức độ nguy hiểm:
- Chất thải rắn không nguy hại: Là các chất thải rắn do sinh họat, chất thải rắn đường phố, các phế thải từ hoạt động sản xuất như: sắt vụn, giấy lộn,…
Đây là loại chất thải có thể coi là sản phẩm ngoài ý muốn của con người, khi bị vứt bỏ, nếu không được xử lý hợp lý thì chúng cũng có thể làm ô nhiễm môi trường và gây hại về mặt sức khoẻ.
- Chất thải rắn nguy hại: Đây là một chất thải rắn đặc biệt, bao gồm nhiều loại khác nhau. Dựa theo đặc tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường, chất thải rắn nguy hại được phân thành các nhóm loại như trong TCVN 6706:2000.
* Phân loại theo khả năng phân huỷ:
- Chất thải rắn dễ phân huỷ: Chủ yếu là những chất có thành phần hữu cơ như rau quả, các thành phần loại bỏ từ động thực vật, …chúng có thể chế biến thành phân compost.
- Chất thải rắn khó phân huỷ: gồm các vật như đồ nhựa, gạch đá, bê tông, kim loại,… Đây là những chất có thời gian phân huỷ rất lâu, vì vậy cần có phải hạn chế đổ thải ra ngoài môi trường.
* Phân loại theo khả năng tái chế:
Theo cách phân loại này thì chất thải rắn được phân ra thành 2 loại chính là chất thải có khả năng tái chế và chất thải không có khả năng tái chế.
* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Theo cách phân loại này, chất thải rắn gồm có các loại chính sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt, gồm có: rác thực phẩm, giấy, đồ nhựa, xỉ than, túi nilon, gỗ,….
- Chất thải rắn từ các cơ quan, đơn vị hành chính: gồm có rác sinh hoạt, giấy, đồ nhựa, túi nilon,…
- Chất thải rắn đường phố: rác hữu cơ, túi nilon,…
- Chất thải rắn thương mại: rác thực phẩm, giấy thải, vải,…
- Chất thải rắn công nghiệp: xỉ than, sắt thép vụn,vải, đồ nhựa, giấy, chất thải độc hại, rác thực phẩm,…
- Chất thải rắn do xây dựng: đất, đá, vôi vữa, vật liệu từ quá trình phá dỡ,..
- Chất thải rắn y tế: bông, băng, gạc, nẹp, kim tiêm, ống tiêm, túi nilon, các phần phẫu thuật cắt bỏ,…
Đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp và đô thị hoá nhanh là sản sinh ra lượng chất thải lớn. Hiện nay bình quân mỗi người dân Việt Nam mỗi ngày tạo ra từ 0.5 - 1kg rác thải sinh hoạt, 10kg chất thải công nghiệp, 30kg chất thải liên quan khác. Theo số liệu điều tra năm 2002, tại Hà Nội tổng lượng chất thải rắn công nghiệp khoảng 75.600 tấn/năm, trong đó rác thảin guy hại khoảng 13.000 tấn/năm, chiếm khoảng 16,7%. Phần lớn các rác thải công nghiệp thu gon được trộn lẫn với các rác thải sinh hoạt. TRong sản xuất công nghiệp, rác thải được sinh ra từ:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp.
- Các phế thải từ nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Các bao bì đóng gói sản phẩm…
Phát sinh trong quá trình sản xuất, nhất là đối với các ngành liên quan đến hoá chất, các loại chất thải rắn côngnghiệp thường chứa đựng nhiều thành phần độc hại. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người lao động. Chất thải rắn công nghiệp không có khả năng lan truyền rộng và nhanh như khí thải và nước thải nhưng chúng phân huỷ chậm và độ tích tụ ô nhiễm cao. Vì vậy việc quản lý chất thải rắn cần phải được trú trọng, quan tâm và đầu tư thích đáng.
II.2.4. Tác động của chất thải rắn tới môi trường và sức khoẻ con người:
Cùng với sự đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh, sự phát triển của các khu công nghiệp với nhiều nhà máy, sự xuất hiện nhiều làng nghề (Hà Nội có 40, Hà Tây có 88, Bắc Ninh có 58 làng nghề),… đã làm cho sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, không chỉ ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước mà còn cả môi trường không khí.
Chất thải rắn là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Do vậy mà việc xử lý nó được xem là một trong 9 vấn đề môi trường được ưu tiên giải quyết. Bởi vì chất thải rắn hoặc hỗn hợp chất thải rắn do việc bảo quản, vận chuyển, xử lý, đổ thải không hợp lý sẽ gây nên những tác động đến môi trường đến mức không thể kiểm soát nổi, làm biến đổi thành phần, tính chất, chức năng của môi trường. Từ đó gây nên những tác động xấu đến môi trường sống của con người và trực tiếp ảnh hưởng tới thành phần của môi trường. Cụ thể:
II.2.4.1. Ô nhiễm môi trường không khí:
Con người cần không khí để sống và phát triển, không khí được con người sử dụng là không khí không bị ô nhiễm, nếu tính theo tỷ lệ % thể tích của 1 lít không khí sạch thì nitơ chiếm 78.09% và ôxi chiếm 20.91%. Tuy nhiên tỷ lệ này không còn như vậy nữa, nguyên nhân là do không khí đã bị ô nhiễm. Đa số các chất gây ô nhiễm không khí bởi chất thải rắn là bụi và các khí độc.
- Bụi: Bụi được đĩnh nghĩa là tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay (0.001- 10àm), bụi lắng (>10 àm), và các hệ khí dung gồm hơi, khói (<0.1 àm) và mù (0.1ữ10 àm).
Bụi phát sinh từ việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn, do gió mà lượng bụi này được phát tán rộng rãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh, đặc biệt là sự phát tán từ các khu vực tập trung và xử lý rác.
Bụi ở trong không khí, nhất là các hạt nhỏ hơn 5 àm có thể xâm nhập vào tận phế nang của con người. Bụi gây nên một số bệnh như: Bệnh bụi phổi (do bụi khoáng, bụi amiăng, than, bụi kim loại, bụi silic…), bệnh ở đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm loét vòng khí phế quản, thủng vách ngăn mũi,…), bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hoá (bụi kim loại, bụi khoáng gây niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá…). Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khoẻ con người, gây ra các dịch bệnh đường tiêu hoá, hô hấp, …
- Các chất độc hại: Chúng được sinh ra trong quá trình phân huỷ sinh học các vật chất hữu cơ tạo ra các khí như CH4, CO2, CO, NH3, H2S,… hoặc là do quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Ngoài ra ô nhiễm không khí còn tồn tại ở cả quá trình xử lý rác. Việc vận hành và sử dụng lò đốt rác không đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh sẽ là nguồn gây ô nhiễm với các khí NOx, SO2, đioxin,…tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sống và sức khoẻ của con người. Không những thế, các bãi đỗ rác còn là nơi cư trú cũng như là sự phát triển thuận lợi của các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh, làm vẫn đục môi trường không khí, gây nguy hại cho con người, động vật và thực vật.
Bụi và các chất độc hại gây ô nhiễm không khí do nhiều nguồn khác nhau, song chúng được phân ra thành 2 loại nguồn cơ bản sau:
- Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: như hoạt động núi lửa, bão cát,…
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo: Quá trình sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, đốt nhiên liệu, xử lý chất thải rắn và các hoạt động khác.
Như vậy, chất thải rắn nếu không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí và hàng loạt các hiện tượng mang tính chất toàn cầu như mưa axit, phá huỷ tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính,… Đồng thời nó cũng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người, nhất là người lao động.
II.2.4.2. Ô nhiễm môi trường nước:
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Nước được coi là một “ khoáng sản” đặc biệt, do nó tàng trữ một năng lượng lớn, lại có khả năng hoà tan nhiều chất tan, phục vụ nhu cầu nhiều mặt của con người. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, cụ thể:
- Đối với nước biển ven bờ: bị ô nhiễm từ nước ở đất liền đổ ra, do sự cố tràn dầu và ô nhiễm từ các đường thải ở xa đến… Hậu quả là làm suy giảm nguồn giống và nguồn lợi thuỷ sản…
- Đối với nước sông ngòi: Đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ, một số con sông có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi kim loại, nồng độ của cá hợp chất hoá học độc hại cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do việc sử dụng phân bón, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, do sự phát triển ồ ạt của các làng nghề ở nông thôn, nhiều xí nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu,….
- Nước thải sinh hoạt, công nghiệp đang ngày càng làm ô nhiễm môi trường đất và nước tự nhiên, nhất là ở các thành phố và khu dân cư đông đúc…Nước rò rỉ từ các bãi rác, các nghĩa trang chưa được xử lý theo công nghệ tiên tiến nên còn nhiều độc tố thấm sâu vào đất và nguồn nước ngầm.
Xử lý rác đã trở thành mối quan tâm đặc biệt, nhất là ở các đô thị và khu dân cư có khối lượng rác khá lớn, ví dụ như Hà Nội khoảng 13000 tấn/ngày. Song biện pháp chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là thu gom rồi đỗ bãi tự nhiên, chúng khôngđược nén ép nên rất tốn diện tích, lại không che phủ cũng như là thiết kế một lớp lót đáy đạt yêu cầu nên đã làm cho nước phát sinh từ quá trình này (chứa nhiều các chất rắn lơ lửng) sẽ rò rỉ, thấm sâu qua lớp dưới đáy và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất có chứa các chất rắn độc hại như hoá chất và kim loại nặng, gây hậu quả nghiêm trọng và xử lý khó khăn. Đa số các xí nghiệp đều có quy trình sản xuất và thiết bị cũ kỹ, lạc hậu với trình độ chuyên môn thấp cũng là nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm nặng cho môi trường.
Chất rắn không được thu gom triệt để, việc đổ thải bừa bãi sẽ gây cản trở dòng chảy các sông, kênh thoát nước thải. Khối lượng rác ngày càng lớn, làm mất đi khả năng tự làm sạch của môi trường nước, gây ra các hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng và chứa đựng các hoá chất độc hại. Các kim loại sẽ gây độc tính cao cho nguồn nước tiếp nhận, nếu xâm nhập vào nguồn nước mặt chúng có thể gây ra sự tích tụ sinh học cho các sinh vật sống trong phạm vi bị ô nhiễm. Như vậy có thể nói nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng không chỉ đối với nguồn nước mặt mà còn xảy ra đối với cả nguồn nước ngầm.
Sự ô nhiễm nguồn nước sẽ dẫn đến sự suy thoái về số lượng và chất lượng nước. Do vậy sẽ gâynên hiện tượng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước sạch. Vì vậy sẽ gây nên khó khăn khi sử dụng và tốn kém trong việc xử lý nước trước khi sử dụng. Đồng thời khi chất lượng nước không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng, thường gây nên các bệnh như: bệnh về đường tiêu hoá, tả lị, các bệnh về mắt, thậm chí còn gây nhiễm độc chì, nhiễm độc thuỷ ngân,…
Các tác nhân gây ô nhiễm nước do chất thải rắn gây ra thường rất đa dạng:
- Các hợp chất dễ hoà tan: muối kim loại, dầu mỡ, chất rắn lơ lững,…
- Các hợp chất hữu cơ do phân huỷ sinh học tạo ra BOD, COD cao.
- Các vi sinh vật và ký sinh trùng…
II.2.4.1. Ô nhiễm môi trường đất:
Nếu xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng thì đất đã tự nó là một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nó có khả năng nuôi dưỡng và đồng hoá chất thải, đồng thời nó cũng là nơi chứa đựng phế thải. Trong điều kiện bình thường, hệ sinh thái đất luôn ổn định và có khả năng tự lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt qua giới hạn này, hệ sinh thái đất sẽ mất khả năng điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì, giảm tính năng sản xuất.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm tồn tại trong đất dưới dạng hợp chất hấp thụ trên bề mặt các hạt keo sét, các di tích hữu cơ và dung dịch đất.
Đất có thể bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, do hoạt động nông nghiệp, do tác động của không khí ở các khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung.
Ô nhiễm đất bởi chất thải rắn sẽ làm cho đất bị suy thoái, có thể xem xét dưới các góc độ: đất bạc màu, đất bị chua, đất bị mặn, đất chứa các yếu tố độc hại,.. Khi đất bị ô nhiễm sẽ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi và cả sức khoẻ con người.
Con người
Hoà tan
Nước uống
Bốc hơi
Hô hấp
Không khí
Đất
Nước
Sinh vật cạn và nước
Chất thải rắn
Bốc
hơi
Lắng đọng
Nước
uống
Lắng đọng
Lắng đọng
Hoà tan
Lắng đọng
Gió thổi
Hô
hấp
H1: Sơ đồ lan truyền chất ô nhiễm và tác động ô nhiễm
của chất thải rắn.
Tất cả các chất thải rắn này nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt tiêu cực với môi trường.
CTR không được xử lý
hợp lý
Môi trường xú uế
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
ảnh hưởng đến văn minh đô thị
Tạo môi trường dịch bệnh
ùn tắc giao thông
Mất cảnh quan đô thị
Năng suất chất lượng lao động thấp
ảnh hưởng đến văn minh
đô thị
H2: Sơ đồ tác động của chất thải rắn
III. Các biện pháp quản lý môi trường:
Hiện nay nguồn tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng bị phá huỷ hoàn toàn, hàng loạt các vấn đề về môi trường đang là những thách thức đối với sự tồn tại của loài người và của trái đất. Vấn đề đã trầm trọng tới mức các tổ chức quốc tế đã phải đồng thanh lên tiếng với khẩu hiệu: “Hãy cứu lấy trái đất”. Vì thế cộng đồng thế giới đã phải chuyển chiến lược phát triển (đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích trực tiếp của con người) sang chiến lược phát triển bền vững (tức là tăng trưởng kinh tế, cân bằng xã hội và bảo vệ môi trường). Các giải pháp về phát triển bền vững được thông qua“Chương trình nghị sự 21” tại RIO, năm 2002.
Ơ Việt Nam, định hướng phát triển bền vững đã được xây dựng trên 8 nguyên tắc (đề cập trong nội dung của chương trình nghị sự 21), trong đó nguyên tắc thứ 3 khẳng định: “Bảo vệ và cải thiện môi trường phải coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, chủ động gắn chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Như vậy do đán._.h giá được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững nên Đảng và Nhà nước ta đã coi nội dung Bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong chủ trương đường lối và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm được coi là chủ đạo, đồng thời cũng kết hợp việc xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trong suốt thời gian qua, để quản lý môi trường, Nhà nước và tổ chức cơ quan đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp luật, các công cụ kinh tế và kỹ thuật quản lý. Cụ hể như sau:
III.1. Luật pháp - chính sách:
III.1.1. Các văn bản pháp luật:
- Luật bảo vệ môi trường (được Quốc hội thông qua ngày 27- 12-1993 và có hiệu lực ngày 01-01- 1994)
Bộ luật này gồm có: Lời nói đầu, 7 chương, 55 điều với các khái niệm chung về môi trường, quy định trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức cá nhân về phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường; Quản lý Nhà nước; quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường; các chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Nghị định 175-CP, ngày 18-10-1994 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị 36 CT/TW (25/06/1998) của Bộ chính trị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”.
- Nghị định 155/CP (26/07/1999): quy định về việc phân loại và xử lý đối với chất thải nguy hại.
- Quyết định QĐ64/2003(23/04/2003) về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng”.
III.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN):
- TCVN 5945:1995: Giới hạn tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
- TCVN 6980:2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- TCVN 6706:2000: Chất thải nguy hại - Phân loại.
- TCVN 6705:2000: Chất thải không nguy hại - Phân loại.
- TCVN 5935:1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 5940:1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.
- TCVN 6991:2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong khu vực công nghiệp.
- TCVN 6992:2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị.
- TCVN 6994:2001: Chất thải không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong khu vực công nghiệp.
- TCVN 6992:2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng đô thị.
III.2. Các công cụ kinh tế:
III.2.1. Các loại giấy phép:
- Giấy phép sử dụng các loại phương tiện trong quản lý chất thải rắn để đảm bảo công tác tiêu huỷ chất thải rắn được an toàn.
- Giấy phép sử dụng địa điểm để xử lý chất thải rắn, giấy phép này phải phù hợp với quy hoạch của từng địa phương.
- Giấy phép xả thải hay còn gọi là côta thải:
Giấy phép xả thải là giấy phép định mức (hay một hạng nghạch) dùng để kiểm soát mức trần trong hoạt động kinh tế nào đó và được quyền buôn bán, quyền cho phép giấy phép côta thải lưu thông trên thị trường tự do.
Loại giấy này là giải pháp khuyến khích, tăng quá trình tái chế.
III.2.2. Các lệ phí và phí môi trường:
- Phí: là hình thức thu tiền để trang trải vào các hoạt động trong một phạm vi không gian xác định.
- Lệ phí: Là khoản chi phí được trả riêng theo hoạt động trong phạm vi không xác định.
Có rất nhiều loại phí và lệ phí, song có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ vỏ của chất thải rắn là:
+ Phí người dùng: Được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn tại các đô thị, đó là những khoản tiền phải trả cho những dịch vụ thu gom và xử lý.
Chi phí này không phản ánh chi phí xã hội do tác động xấu của môi trường đem lại.
+ Phí đổ vỏ (hay phí tiêu dùng cuối cùng): là loại phí đánh trực tiếp vào các chất thải độc hại, các cơ sở sản xuất sinh ra rác thải.
Loại phí này nhằm mục đích buộc các cơ sở sản xuất phải nghiên cứu và tìm ra các biện pháp giảm thiểu chất thải, khi đó việc quản lý chất thải sẽ tốt hơn, tăng cường tái chế.
+ Phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm được áp dụng đối với các loại rác thải như bao bì, các túi nilon, phân bón, thuốc trừ sâu… Phí này đánh trực tiếp vào số lượng sản phẩm sản xuất ra, do vậy để hạn chế phí này thì các nhà sản xuất phải tìm ra các sản phẩm “thân thiện với môi trường” hoặc quay vòng sản phẩm để đỡ chịu thuế nhiều lần.
III.2.3. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả:
Loại hình này thường áp dụng cho các loại vỏ bao bì, đồ uống, đôi khi áp dụng cho cả những vật như ô tô, tủ lạnh… Theo hệ thống này, người mua sản phẩm mới sẽ phải trả thêm một khoản gọi là khoản ký quỹ. Sau khi sản phẩm không còn được sử dụng nữa thì người ta đem đến nơi quy định nào đó để tra lại, khi đó sẽ thu lại một số tiền lớn hơn số tiền đã ký quỹ. Hệ thống này cho phép làm giảm thiểu lượng rác thải ở ngoài trời và khuyến khích được các cơ sở sử dụng tái chế lại.
III.2.4. Nhãn sinh thái:
Dùng để chuyển thông điệp về môi trường, đó là nhãn chung cho sản phẩm hàng hoá mang ý nghĩa tái chế và tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhãn sinh thái dùng để maketting trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kích thích các nhà kinh tế trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm đó vì đó là sản phẩm thân thiện với môi trường.
III.2.5. Các khoản trợ cấp, xử phạt:
Quỹ môi trường là hình thức lập quỹ kêu gọi sự đóng góp của cá nhân, tập thể để có kinh phí hoạt động vào các hoạt động môi trường. Kinh phí được sử dụng đó gọi là trợ cấp môi trường và nó chỉ được dùng để triển khai cho các hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế, cụ thể:
- Dùng để hỗ trợ cho các công ty, cơ sở sản xuất tham gia vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn, đầu tư vào những dự án, những công trình nghiên cứu xử lý chất thải rắn hoặc tái chế hoặc sử dụng lại các sản phẩm đã qua sử dụng.
- Dùng để cho các nhà máy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vay vốn với lãi xuất thấp để họ sản xuất kinh doanh với nguồn nguyên liệu đầu vào là chất thải,…
III.2.6. Quyền sở hữu:
III.3. Các công cụ kỹ thuật:
Nhằm để thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát của Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật này bao gồm: các đánh giá tác động môi trường, minitring môi trường, xử lý, tái chế và sử dụng chất thải… chúng được dùng trong bất kể nền kinh tế nào.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập và ban hành khá đầy đủ các chính sách pháp luật và các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm giữ cho môi trường xanh, sạch đẹp, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền.
IV. Các biện pháp xửu lý chất thải rắn:
Xử lý chất thải rắn là quá trình cuối cùng trong quá trình sản xuất để cải thiện môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững.
Xử lý ô nhiễm môi trường chính là dùng những kỹ thuật để xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Tuy nhiên, do nội dung của đồ án này cũng như do thời gian không cho phép nên tôi xin tập trung trình bày về chất thải rắn và các giải pháp xử lý chúng.
Mục tiêu xử lý chất thải rắn là dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc loại bỏ các thành phần độc hại không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng của chất thải.
Mỗi loại chất thải rắn bất kỳ thường có một số kỹ thuật xử lý có thể lựa chọn, do vậy để xử lý chất thải rắn đạt hiệu quả thì phải lựa chọn được phương pháp xử lý hợp lý. Vì vậy khi lựa chọn phương pháp xử lý ta cần chú ý:
- Thành phần, tính chất của chất thải rắn.
- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý
- Khả năng thu hồi, tái chế ra sản phẩm hoặc năng lượng
- Bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường.
Ngoài ra khi lựa chọn phương pháp xử lý, cần phải chú ý đến vị trí địa lý, điều kiện của từng địa phương, của doanh nghiệp, chú ý đến khả năng tăng cường hiệu quả với các kỹ thuật xử lý khác. Bởi vì một số kỹ thuật có thể được lựa chọn do chúng có thể kết hợp với các kỹ thuật khác thành “ một chuỗi xử lý” sẽ có hiệu quả hơn mỗi biện pháp đơn độc, do mỗi kỹ thuật chỉ có thể có hiệu quả cho một chất ô nhiễm riêng biệt, trong phạm vi nồng độ xác định, trong một nhóm điều kiện môi trường đã cho.
Tuynhiên khi lựa chọn phương pháp xử lý, chúng ta cũng cần chú ý đến hiệu quả chi phí của kỹ thuật xử lý được lựa chọn.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay bao gồm:
* Theo mục tiêu xử lý, gồm có:
- Phương pháp xử lý tái sử dụng: tức là thu hồi lại tài nguyên, sản phẩm, vật liệu,… để sử dụng lại. Phương pháp này giúp giải quyết được vấn đề kinh tế, tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên.
- Phương pháp xử lý thải bỏ: Thường áp dụng đối với các loại chất thải rắn không thể sử dụng lại, có tác dụng nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường.
* Theo nguyên tắc công nghệ, gồm có:
- Phương pháp xử lý sơ bộ: gồm các công đoạn như tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải.
- Phương pháp xử lý sinh học: ủ yếm khí, ủ hiếu khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ.
- Phương pháp xử lý hoá học: gồm có thuỷ phân, chưng không có không khí, oxi hoá - khử…
- Phương pháp xử lý cơ học: gồm có nén, ép, nghiền,…
- Phương pháp xử lý nhiệt: chủ yếu là thiêu đốt.
- Phương pháp xử lý bằng điện động: là dùng năng lượng điện để tạo ra sự chuyển động của các thành phần chất ô nhiễm tích điện theo các hướng mong muốn.
- Phương pháp xử lý bằng thực vật tại hiện trường: là dùng các cây cối để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi hệ thống đất.
- Phương pháp cứng hoá và ổn định hoá:
- Phương pháp thuỷ tinh hoá tại hiện trường.
Với những tiến bộ của khoa học công nghệ thì hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn đang được sử dụng như đã trình bày ở trên, song phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:
- Phương pháp ủ sinh học;
- Phương pháp thiêu đốt;
- Phương pháp chôn lấp;
- Phương pháp bê tông hoá.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phương pháp ép kiện, dầu hoá, hydromex,…
Các điểm thải
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất thải
Xử lý chất thải
Thiêu đốt
ủ sinh học
Các kỹ thuật khác
Chôn lấp
Tiêu huỷ tại bãi chôn lấp
H3: Sơ đồ quản lý chất thải rắn Việt Nam
Dưới đây là một số các phương pháp xử lý chất thải rắn thường dùng:
IV.1. Phương pháp ủ sinh học:
IV.1.1. Khái niệm:
ủ sinh học là quá trình ổn định hoá các chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn.
Hợp phần chất hữu cơ trong chất rắn chứa protêin, aminoaxit, lipit, cacbon hydrat và tro. Các hợp chất này dưới tác động của các vi sinh vật bị phân huỷ tạo thành mùn, được sử dụng làm phân bón. Lợi dụng quá trình đó, người ta ủ lên men chất thải hữư cơ tạo thành phân bón vi sinh.
ủ sinh học là một phương pháp truyền thống, đơn giản và ít tồn kém về kinh phí nên được sử dụng tương đối phổ biến. Bằng phương pháp này rác thải hữu cơ đã được tái sinh thành phân vi sinh không độc hại, phục vụ tốt cho nông nghiệp, giảm lượng phân bón hoá học có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Có 2 phương pháp phân huỷ vi sinh là: Phân huỷ vi sinh hiếu khí và phân huỷ vi sinh yếm khí. Trong đó ủ yếm khí đem lại hiệu quả cao hơn, do nó có thể tận thu nguồn năng lượng từ khí metan (chiếm từ 50 ữ60%) lượng khí thoát ra trong quá trình phân huỷ.
Phương trình biểu diễn các quá trình phân huỷ:
- Quá trình phân huỷ vi sinh hiếu khí:
Chất hữu cơ + O2 + Dinh dưỡng + Vi khuẩn -> Tế bào mới + Chất hữu cơ trơ + CO2 + H2O + NH3 +… + nhiệt.
- Quá trình phân huỷ yếm khí:
Chất hữu cơ + H2O + Chất dinh dưỡng -> Tế bào mới + Chất hữu cơ trơ + CO2 + CH4 + NH3 + H2S +… + nhiệt.
IV.1.2. Công nghệ ủ:
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học có thể được thực hiện bằng 1 trong 2 loại công nghệ sau:
* Phương pháp ủ sinh học theo đống:
Đây là phương pháp cổ điển và lâu đời nhất do công nghệ đơn giản, tiện lợi. ủ theo đống là phương pháp ủ mà rác được chất thành đống có chiều cao từ 1.5 -> 2m.
Công nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thoáng khí hoặc ủ có đảo định kỳ hoặc là vừa đảo vừa thổi khí định kỳ, có thể ủ dưới hố như kiểu ủ chua thức ăn hoặc ủ trong hầm kín để thu khí mêtan.
Thực chất của quá trình ủ đống là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, protein, lipit với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí và kị khí; Các điều kiện nhiệt độ, pH, độ ẩm, độ thoáng khí càng tối ưu thì vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quá trình phân huỷ rác càng nhanh.
Phương pháp này dễ thực hiện nhưng mất vệ sinh, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
* Phương pháp ủ sinh học theo quy mô công nghiệp:
Rác thải
Phân loại
Nghiền
Phân hầm cầu
Cung cấp độ ẩm
Khuấy trộn
Trộn
Lên men
ủ chín
Sàng
Tinh chế
Đóng bao
Bể chứa
28 ngày
21 ngày
H5: Sơ đồ công nghệ ủ theo quy mô công nghiệp.
Phương pháp này đòi hỏi một quy trình với thời gian ủ xác định. Ví dụ quá trình lên men phải kéo dài 21 ngày, sau đó đến quá trình ủ khoảng 28 ngày thì sẽ được phân hữu cơ cơ bản dùng để tái tạo đất, phục vụ nông nghiệp, trồng cây cảnh. Nếu muốn thu được phân hữu cơ cao cấp, người ta phải cho thêm vào các loại vi lượng như N, P, K và một số chất phụ gia khác.
Ưu điểm của phương pháp :
+ Xử lý được 50% các loại rác hữu cơ có chứa các chất độc hại làm ô nhiễm đất, nước, không khí. Sản phẩm tạo ra là phân bón phục vụ cho việc cải tạo đất nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái.
+ Tiết kiệm được diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp.
+ Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm tra, kiểm soát chất lượng ủ.
+ Giá thành tương đối thấp.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là quá trình cơ khí hoá, tự động hoá chưa cao.
IV.2. Phương pháp thiêu đốt:
IV.2.1. Khái niệm:
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt là phương pháp được áp dụng đối với những loại rác thải mà các phương pháp khác không xử lý được, đặc biệt có ý nghĩa đối với chất thải nguy hại.
Bằng việc đốt ở điều kiện oxi hoá ở nhiệt độ cao, chất thải rắn chuyển thành khí, tro và một số chất khác. Khói thải sẽ được lọc và rửa sạch rồi thải ra ngoài không khí, còn rác không cháy được đem đi chôn lấp. Do vậy các chỉ tiêu ô nhiễm của rác thải được xử lý triệt để. Đồng thời sau khi đốt, thể tích của chất thải rắn được giảm tới mức nhỏ nhất nên tiết kiệm được mặt bằng sử dụng làm bãi chôn lấp. Ngoài ra phương pháp này còn có thể tái sinh nhiệt trong quá trình, do vậy khi tận dụng nguồn nhiệt này để đun nước nóng và tạo thành hơi nước, hơi nước lại có thể chuyển hoá thành điện năng, giúp giảm chi phí vận hành.
IV.2.2. Công nghệ đốt:
Hiện nay có 2 phương pháp đốt công nghiệp là: đốt đơn vùng và đốt đa vùng (đốt theo phương pháp hiện đại).
* Đốt đơn vùng:
Theo phương pháp này, nguyên liệu là dầu hoả, dầu diezen được đặt trực tiếp vào rác trong buồng đốt. Ơ đó rác được gia nhiệt làm khô, phân huỷ, pha trộn, đánh lửa và cháy đồng thời ở cùng một vị trí và xảy ra cùng thời gian.
Ơ phương pháp này, do tường nhiệt buồng đốt không đều nên nhiều thành phần chất thải rắn không được tiêu huỷ hoàn toàn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm không khí cao.
* Đốt đa vùng:
Theo phương pháp này, các giai đoạn giữ nhiệt, làm khô, cacbon đốt cháy được điều khiển độc lập nhau. Do vậy mỗi giai đoạn đốt được kiểm soát, vì thế chất thải rắn được đốt cháy hoàn toàn, nhiệt độ trong buồng đốt phản ứng lên tới 11000C ữ 13000C. Như vậy mọi loại chất thải kể cả chất thải có độc tố đều bị đốt cháy và phá huỷ hoàn toàn.
IV.3. Phương pháp chôn lấp vệ sinh:
IV.3.1. Khái niệm:
Chôn lấp vệ sinh là một phương pháp đơn giản, được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Mặt khác sau tất cả những giải pháp nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn như tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, giảm lượng phế thải, tái chế hoặc tái sử dụng, thiêu đốt, ủ sinh học thì vẫn còn một lượng chất thải cần phải chôn lấp. Bởi vậy chôn lấp vệ sinh là biện pháp xử lý chất thải rắn cuối cùng.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là bãi chôn lấp rác thải ở đó các thông số về chất lượng môi trường được kiểm soát và điều chỉnh. Trong đó điều kiện của rác thải được chôn lấp là rác không nguy hại có thể phân huỷ tự nhiên theo thời gian (ví dụ rác thải từ khu vực dân cư, khách sạn, ở các ngành sàn xuất rượu bia,…).
IV.3.2. Phân loại bãi chôn lấp:
Có nhiều cách phân loại như:
* Theo nguồn thải chất thải rắn:
- Bãi chôn lấp rác thải từ các khu đô thị và khu công nghiệp: Loại bãi chôn lấp này đòi hỏi phải có hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
- Bãi chôn lấp rác thải nguy hại: Đây là loại bãi có yêu cầu đầu tư kinh phí lớn, kỹ thuật xử lý cao và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Bãi chôn lấp các loại rác thải đã xác định: Ví dụ tro xỉ đốt nhiên liệu, lượng dư của thuốc bảo vệ thưc vật,…
* Dựa theo đặc điểm của chất thải:
- Bãi chôn lấp khô: Là bãi chôn lấp rác thải khô hoặc ướt tự nhiên đổ trên nền đất khô có độ ẩm tự nhiên.
- Bãi chôn lấp ướt: Là một khu vực được ngăn lại để chôn lấp tro, xỉ hoặc bùn nhão. Phương tiện vận chuyển chất thải chủ yếu bằng đường ống.
Đây là loại bãi được sử dụng phổ biến, nó được phân ra thành 2 loại bãi:
+ Bãi chôn lấp nỗi;
+ Bãi chôn lấp chìm.
Thông thường ở các bãi chôn lấp vệ sinh có hệ thống kỹ thuật bao gồm:
- Hệ thống lót/ phủ: Hệ thống này bao gồm lớp lót và lớp phủ cuối cùng, nhằm mục đích kiểm soát sự phát tán của khí thải à sự thẩm thấu của nước đáy từ bãi chôn lấp vệ sinh sang môi trường xung quanh.
- Hệ thống khai thác khí từ bãi chôn lấp vệ sinh: Khí ở bãi chôn lấp có thể thu hồi và sử dụng năng lượng được. Thành phần của khí thải bao gồm CH4 và CO2 , những sản phẩm của quá trình phân huỷ chất hữu cơ bằng vi sinh yếm khí. Mục đích của hệ thống khai thác khí là thu hồi và sử dụng khí mêtan phát sinh trong quá trình phân huỷ chất rắn để sản xuất năng lượng.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước đáy: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm mà bãi chôn lấp có thể gây nên đối với nguồn nước ngầm, nước mặt.
- Hệ thống thoát nước mưa: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà bãi chôn lấp có thể gây nên đối với nguồn nước mặt.
- Hệ thống giám sát môi trường: Nhằm mục đích phát hiện kịp thời những ô nhiễm do khí thải và nước đáy để có biện pháp ngăn chặn, sữa chữa kịp thời.
Bãi chôn lấp chất thải luôn luôn tiềm tàng nhiều yếu tố gây ô nhiễm cho dù thực hiện đầy đủ các phương pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Vì vậy việc lựa chọn bãi chôn lấp rác thải có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó khi lựa chọn các bãi chôn lấp cần phải dựa vào một số các chỉ tiêu sau:
-Quy mô bãi chôn lấp:
Khi lựa chọn quy mô bãi chôn lấp ta phải chú ý đến tổng lượng rác thải, đặc điểm của loại rác thải, quy mô của từng khu đô thị và khu công nghiệp, hướng phát triểt kinh tế - xã hội của khu đô thị, khu công nghiệp đó.
- Vị trí của bãi chôn lấp:
Càng gần buồng thải càng tốt, đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình, ví dụ: đối với khu công nghiệp, hải cảng, sân bay, khu đô thị … thì khoảng cách tối thiểu là 3000m; với mạch nước ngầm là 500m,…
- Địa chất công trình, thuỷ văn:
Khi xây dựng phải nghiên cứu kỹ các bản đồ về địa chất, địa hình, thuỷ văn, tham khảo ý kiến địa phương vì đối với bãi chôn lấp thì địa chất tốt nhất ở dưới đáy bãi là một lớp đá nền chắc chắn và đồng nhất, tránh những khu vực có đá vôi, những khu vực bị đứt gãy do kiến tạo, do động đất,...
Khi lựa chọn được địa hình có địa chất tốt thì sẽ đảm bảo hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ngoài ra còn phải chú ý đến khả năng thoát nước của địa hình khu vực.
Đồng thời còn đảm bảo một số các yêu cầu sau:
- Không được bố trí bãi chôn lấp gần sân bay, ở vùng có tiềm năng nước ngầm, ở những vùng hay xảy ra ngập lụt,...
- Tránh xa đường giao thông chính, khu vui chơi giải trí.
- Nên đặt ở cuối các hướng gió, các nguồn nước của khu vực…
IV.4. Công nghệ cố định, đóng rắn chất thải rắn (Bê tông hoá):
Một trong những việc làm trước khi chôn lấp là ổn định chất thải để ngăn chặn rò rỉ. Ôn định đóng rắn là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn để tạo thành một thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật liệu. Khi các chất thải rắn nguy hại đã được ổn định hoá sẽ được đưa đi chôn lấp. Công nghệ này hạn chế ở mức độ cao sự thẩm thấu của chất thải.
Vì vậy nó thường được áp dụng để xử lý chất thải của quá trình sản xuất kim loại, nóng chảy Pb, chất thải tuyển khoáng, bùn, tro lò đốt,…
Dưới đây là một số công nghệ ổn định đóng rắn chất thải:
- Công nghệ Chemfex: là công nghệ sử dụng xi măng để đồng hoá. Nó thường sử dụng cho các loại chất thải rắn nguy hại chứa kim loại nặng, chất phóng xạ,…
- Công nghệ sử dụng vôi: Vật liệu đông tụ là vôi, silic. Chất thải rắn được sử dụng trong công nghệ này thường là chất hữu cơ nguy hại.
- Công nghệ polyme hữu cơ: Các polymer tạo thành chất bao là ureformandehyt, polypropylene,…Các mônome trộn với xúc tác sau đó trộn với chất thải, đun nóng lên sẽ xảy ra quá trình Polyme hoá. Sau đó làm nguội sẽ tạo thành khối rắn, các chất thải nguy hại bị các Polyme bao lại.
- Thuỷ tinh hoá: Chất thải nguy hại trộn lẫn với silicat nung đến nhiệt độ cao rồi để nguội sẽ tạo thành một khối chất rắn như thuỷ tinh. Phương pháp này đắt tiền nên chỉ dùng để xử lý chất thải nguy hại như chất phóng xạ mạnh, chất độc…
Ngoài ra còn có công nghệ dẻo nhiệt, công nghệ bọc vỏ,…
IV.5. Một số phương pháp khác:
- Phương pháp ép kiện: Chất thải được giảm thể thể tích tối đa nhờ hệ thống nén ép thuỷ lực.
- Phương pháp hoá dầu: Chất thải rắn sau khi loại bỏ kim loại, thuỷ tinh,… sẽ được phản ứng trong lò phản ứng với hydrogen ở áp suất cao có tính chất xúc tác tạo nên dầu.
- Công nghệ hydromex: Chất thải được nghiền nhỏ rồi polymer hoá, sau đó ép nén với áp lực lớn để tạo thành sản phẩm dùng trong xâydựng, …
Bảng 1: Tình hình xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới
TT
Tên nước
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp (%)
Thu hồi
Thiêu đốt
Chôn lấp
ủ sinh học
Nhật Bản
38
44
18
0
Thuỵ Điển
09
54
30
07
Pháp
20
18
32
30
Hà Lan
23
14
63
0
Mỹ
13
20
67
0
Singapo
0
100
0
0
Thái Lan
0
05
85
10
Hàn Quốc
0
0
70.2
29.8
Đan Mạch
09
70
21
0
Thuỵ Sỹ
33
46
21
0
Bỉ
08
34
42
0
Đức
09
18
57
0
Italia
04
18
78
0
Anh
07
10
83
0
Việt Nam
Không đáng kể
Không đáng kể
Chủ yếu
Không đáng kể
Chương II. Thực trạng môi trường tại công ty
đóng tàu và vận tải Hải Dương.
I. Đặc điểm chung:
I.1. Giới thiệu chung:
- Tên công ty: Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương.
- Tên giao dịch quốc tế: Hai Duong Shipbuilding and shipping company.
- Cấp quản lý trực tiếp: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
- Địa chỉ: Khu 10, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương.
- Điện thoại: 0320 852638 Fax: 0320 841456.
- Số đăng ký kinh doanh: 112464, cấp ngày 16/09/2005.
* Sơ lược về tình hình phát triển – lịch sử của công ty:
Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương trực thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ra đời từ thời kỳ kháng chiến chống giặc Mỹ, tiền thân là sự sát nhập 2 cơ sở sản xuất là xưởng đóng tàu xà lan gỗ 19/5 thuộc công ty vận tải đường sông và xưởng đóng thuyền gỗ Hoàng Văn Thụ đóng tại Kim Môn – Hải Dương với tên gọi là xí nghiệp đóng canô, sà lan 19/5, thuộc ty giao thông vận tải Hải Dương.
Năm 1979, thực hiện nghị quyết của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Hưng đã quyết định sát nhập 2 xí nghiệp đóng thuyền xi măng lưới thép và xí nghiệp đóng canô, sà lan 19/5 thành xí nghiệp cơ khí đường thuỷ Hải Hưng.
Ngày 30/12/1992, UBND tỉnh Hải Hưng có quyết định số 1145/QĐUB đổi tên xí nghiệp cơ khí đường thuỷ Hải Hưng thành xí nghiệp cơ khí thuỷ I - Hải Hưng.
Ngày 07/10/1996, xí nghiệp được UBND tỉnh Hải Hưng ra quyết định số 1994 cho xí nghiệp cơ khí thuỷ I - Hải Hưng đổi tên thành Công ty cơ khí giao thông vận tải Hải Hưng.
Ngày 06/01/1997, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 02/ UBND về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với tên tỉnh và chịu sự quản lý của tỉnh Hải Dương. Lúc này tên công ty thành Công ty cơ khí giao thông vận tải Hải Dương.
Quyết định số 113/QĐ/TCCB-LĐ, ngày 15/05/1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc tiếp nhận các đơn vị thành viên. Công ty cơ khí giao thông vận tải Hải Dương trở thành thành viên của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Hải Dương.
Ngày 08/05/2001, Hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có quyết định số 142/QĐ/TCCB - LĐ về việc đổi tên Nhà máy đóng tàu Hải Dương thành Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương.
* Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương đã đạt được những thành công nhất định trong các hoạt động: đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ; sản xuất cấu kiện sắt thép và các sản phẩm công nghiệp, phá dỡ tàu cũ và các thiết bị thah lý; vận tải hàng hoá container đường thuỷ nội địa, đường bộ, đường biển trong nước và quốc tế; thuê và cho thuê các loại tàu vận tải; kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng.
I.2. Vị trí địa lý của công ty:
Hiện nay công ty được xây dựng trên địa bàn của khu 10 - phường Ngọc Châu - thành phố Hải Dương.
-Tổng diện tích của công ty là hơn 54.000m2.
- Về vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp với khu dân cư khu 10 phường Ngọc Châu;
+ Phía Nam giáp với khu dân cư khu 10 phường Ngọc Châu;
+ Phía Đông giáp với khu dân cư khu 10 phường Ngọc Châu;
+ Phía tây giáp với sông Thái Bình.
I.3. Cơ cấu tổ chức lao động :
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng tổ chức -
Hành chính
- Bảo vệ
Phòng Tài chính-Kế toán
Phòng Thương mại và vận tải
Phòng kế hoạch và đầu tư
Phân xưởng vỏ
Ban quản lý dự án
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phòng vật tư thiết bị
Phân xưởng cơ khí - triền đà
Tổ
sản xuất số 1
Tổ
sản xuất số 2
Tổ
sản xuất số 3
Tổ
sản xuất số 4
Tổ hàn
Tổ sơn
Tổ
cơ khí
Tổ triền đà
I.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức - quản lý và sản xuất của công ty :
H6: Sơ đồ bộ máy tổ chức
I.3.2. Cơ cấu lao động của công ty :
Cơ cấu lao độnng của công ty được thể hiện qua bảng sau:
B2: Cơ cấu lao động.
Số liệu
2005
2006
2007
Tổng số cán bộ công nhân viên (người)
350
Số lao động gián tiếp (người)
100
Số lao động trực tiếp (người)
250
Số lao động nữ (người)
40
Số lao động nam (người)
310
Tuôit thợ bình quân (tuổi)
30
Bậc thợ bình quân (bậc)
4
Trong đó:
- Trình độ đại học: người, chiếm %;
- Trình độ cao đẳng, trung cấp: người, chiếm %;
- Số còn lại là công nhân kỹ thuật:người, chiếm%
I.3.3. Bộ máy quản lý Công tác Bảo hộ Lao động (BHLĐ) :
Về công tác BHLĐ, công ty luôn thực hiện tốt theo Thông tư liên tịch số 14, ngày 31/10/1998 của liên Bộ lao động thương binh xã hội – Bộ y tế – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Công ty đã thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, ban phòng cháy chữa cháy, trong đó :
+ Đồng chí Phó giám đốc công ty Lê Quang Dụng là Chủ tịch Hội đồng BHLĐ.
+ Đồng chí Hoàng Tiềm là Phó chủ tịch Hội đồng BHLĐ.
+ Công ty phối hợp với tổ chức Công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới An toàn vệ sinh viên với 15 đồng chí.
- Thực hiện việc phân công, phân cấp trách nhiệm về công tác BHLĐ cho từng cấp, từng chức danh quản lý và toàn bộ CBCNV trong công ty.
- Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành thành lập kế hoạch BHLĐ: Định kỳ kiểm tra 6 tháng một lần (đầu năm và cuối năm), có tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho công tác của năm tiếp theo.
Ngoài ra công ty còn tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất hoặc sau 3 tháng lại tổ chức kiểm tra.
- Luôn thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm, khai báo và điều tra về tai nạn lao động cho các cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước.
- Công ty thường xuyên tự tiến hành kiểm tra, đồng thời cũng phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên kiểm tra việc thực hiện các quy định trong công AT-VSLĐ, PCCN,… để từ đó khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục cũng như là phương hướng cho những năm tiếp theo.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã sử dụng một số loại nguyên vật liệu sau:
B3: Nhu cầu nguyên liệu , hoá chất năm 2006.
TT
Tên nguyên vật liệu- hoá chất
Số lượng
Đơn vị tính
1.
Tôn, sắt thép các loại
Tấn/ tháng
2.
Bình axetylen, oxi, ga,…
Bình/ tháng
3.
Xăng, dầu mỡ,dầu nhờn các loại,..
Tấn/ tháng
4.
Sơn, dung môi, keo con chó,…
Tấn/ tháng
5.
Mút xốp
Bộ/ tháng
6.
Gỗ
Tấn/ tháng
7.
Giả da
Bộ/ tháng
8.
Dung dịch đỗ ắc quy và bình ắc quy
Bình/ tháng
9.
Các thiết bị: bóng đèn các loại, cầu dao, dây điện,..
Bộ/tháng
10.
Que hàn
11.
Các loại bánh xe: bánh xe chặn, bánh xe lệch tâm
Bộ/tháng
12.
Điện năng
Kw/tháng
13.
Than
Tấn/ tháng
14.
Giẻ lau
Kg/tháng
15.
Cát sông
Tấn/tháng
I.4.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ, sản xuất cấu kiện sắt thép và các sản phẩm công nghiệp, phá dỡ tàu thuỷ cũ và các thiết bị thanh lý, vận tải hàng hoá container đường thuỷ nội địa, đường bộ, đường biển trong nước và quốc tế, thuê và cho thuê các loại tàu vận tải, dịch vụ giao nhận hàng hoá, container bốc xếp, kho bãi; kinh doanh thiết bị vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ và dân dụng.
I.4.3. Sản phẩm chủ yếu của công ty:
- Sản xuất các loại tàu từ 500 ĐW đến 3000 ĐW.
- Đóng các loại sà lan Las.
- Đóng các loại tầu Đẩy, tàu Container…
- Sữa chữa tàu các loại....
I.4.4. Tình hình sản xuất kinh doanh:
I.4.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương là đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ và bị hạn chế về nhiều mặt, nhất là về vị trí địa lý, đây là nguyên nhân căn bản ngăn cản sự phát triển và khả năng đóng những loại tàu có trọng tải lớn, mặt bằng sản xuất bị thu hẹp, hướng mở rộng khó khăn. Mặt khác, qua nhiều năm hoạt động các trang thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu nhưng chưa được đầu tư công nghệ mới, hiện đại,… chính những điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc đóng mới những con tàu có tải trọng lớn và có tính năng phức tạp.
Từ năm 2004 trở ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0084.doc