Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Ninh Bình

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Cho vay tiêu dùng 1.1.1.1. Khái niệm Cho vay tiêu dùng là việc Ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống khác. Trong khoảng 10 năm gần đây (từ năm 2000), Cho vay tiêu dùng có xu hư

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng tăng lên mang lại lợi nhuận lớn cho nhiều Ngân Hàng. Tuy nhiên không phải Ngân hàng nào cũng tích cực mở rộng hình thức cho vay này, điều này được lý giải thông qua các đặc điểm của Cho vay tiêu dùng. 1.1.1.2. Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng (CVTD). Một là: CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ của nền kinh tế. Chi tiêu của mỗi người phụ thuộc vào thu nhập của họ. Thu nhập lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, trong tương lai thu nhập của người dân sẽ tăng và họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn. Nếu thu nhập của người dân không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ phát sinh nhu cầu vay vì tin tưởng rằng với nền kinh tế lạc quan như vậy, chắc chắn họ sẽ hoàn trả được các khoản vay Ngân hàng trong tương lai. Các Ngân hàng cũng lạc quan về nền kinh tế nên sẽ mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy CVTD sẽ phát triển khi nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, với nền kinh tế suy thoái thì quy mô CVTD sẽ bị thu hẹp. Hai là: Quy mô CVTD nhỏ Đối tượng của Cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình. Họ thường vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi mà tích luỹ chưa đủ khả năng chi trả. Vì vậy, các khoản Cho vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ so với tài sản của Ngân hàng, nhưng số lượng khoản vay lại rất lớn do số lượng hộ gia đình lớn và nhu cầu chi tiêu đa dạng. Ba là: Cho vay tiêu dùng ít nhạy cảm với lãi suất Do khách hàng vay tiêu dùng thường quan tâm đến những tiện ích và giá trị mà vay tiêu dùng đem lại nhằm thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng hơn là chi phí phải trả để có khoản vay đó. Bốn là: Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao Năm là: Nguồn trả nợ không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, thu nhập này có thể thay đổi tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, công việc cũng như cơ cấu, chu kỳ của nền kinh tế. Sáu là: Lãi suất của các khoản Cho vay tiêu dùng cao Do quy mô của các khoản vay thường nhỏ ( Trừ những khoản vay để mua BĐS), dẫn đến chi phí để cho vay cao. Đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới sự an toàn của Ngân hàng. Vì vậy, mức lãi suất của khoản vay này phải giúp đảm bảo cho Ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro và ổn định thu nhập trong những trường hợp có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. 1.1.2. Các hình thức Cho vay tiêu dùng Tuỳ từng tiêu thức khác nhau mà CVTD có thể chia thành: 1.1.2.1. Căn cứ theo mục đích vay: gồm 2 loại Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dưng hoặc/ và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đặc điểm của các khoản CVTD cư trú là có giá trị lớn, thời hạn khá dài, đem lại nguồn thu tương đối ổn định cho Ngân hàng. Rủi ro của khoản cho vay nay chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường BĐS do tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là tài sản hình thành từ vốn vay. Cho vay tiêu dùng phi cư trú; Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch...của khách hàng cá nhân, hộ gia đình. 1.1.2.2. Căn cứ theo phương thưc hoàn trả: gồm 3 loại Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ( gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Đối tượng áp dụng: Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc/ và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ. Cho vay tiêu dung phi trả góp: Theo phương pháp này tiền vay được khách hàng thanh toán cho Ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản CVTD trong đó Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. 1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: gồm 2 loại Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng 1 Sơ đồ phương thức CVTD gián tiếp 4 CÔNG TY BÁN LẺ NGÂN HÀNG 5 2 6 NGƯỜI TIÊU DÙNG 3 Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán. Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán lẻ hàng hoá. Công ty bán lẻ giao hang hoá cho người tiêu dùng Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng. Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ. Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho Ngân hàng Ưu điểm của CVTD gián tiếp Cho phép Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay Cho phép Ngân hàng tiết giảm được chi phí cho vay Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động Ngân hàng khác Trong trường hợp Ngân hàng có quan hệ tốt với công ty bán lẻ thi cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp Nhược điểm của Cho vay tiêu dùng gián tiếp Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu. Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá. Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao. Các phương thức Cho vay tiêu dùng gián tiếp Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho Ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng. Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa Ngân hàng với công ty bán lẻ. Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không. Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện việc CVTD gián tiếp theo phương thưc miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì Ngân hàng thường phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì Ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được thụ đắc trong một thời gian nhất định. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản CVTD trong đó Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Sơ đồ CVTD trực tiếp 3 CÔNG TY BÁN LẺ NGÂN HÀNG 2 1 NGƯỜI TIÊU DÙNG 4 5 Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay. Người tiêu dùng trả trước cho phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau Trong CVTD trực tiếp, Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng. CVTD trực tiếp linh hoạt hơn CVTD gián tiếp. Nhân viên Ngân hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, từ đó tạo cơ sở để thẩm định tín dụng chính xác hơn, quản lý tín dụng hiệu quả hơn. Các hình thức CVTD trực tiếp Tín dụng trả theo định kỳ: Đây là phương thức sử dụng khá phổ biến hiện nay. Theo phương thức này Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả nợ cho Ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể. Kỳ hạn trả nợ có thể khác nhau tuỳ thuộc vào thu nhập của khách hàng Thấu chi: Đây là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn mức tín dụng, được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng sử dụng dư nợ trong một thời hạn nhất định thường là ngắn trên tài khoản vãng lai và dư nợ tối đa bằng với hạn mức tín dụng đã cam kết. Thẻ tín dụng: Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho những người có tài khoản ở Ngân hàng và đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được sử dụng. 1.1.3. Lợi ích của Cho vay tiêu dùng 1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng Nguồn tài chính từ Ngân hàng giúp đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về vấn đề mua sắm ôtô, nhà cửa, du lịch... của người tiêu dùng. Mặt khác, hình thức tín dụng này còn làm tăng sự cạnh tranh của các nhà sản xuất với nhau, làm cho họ phải chú trọng hơn đến chủng loại hàng hoá, mẫu mã, chất lượng và cả giá cả của hàng hoá. Tất cả các điều này đều đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể làm cho người đi vay vượt quá khả năng chi trả, giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai. 1.1.3.2. Đối với nhà sản xuất Khoản tài trợ của Ngân hàng cho người tiêu dùng giúp nhà sản xuất tiêu thụ được sản phẩm, tránh khỏi tình trạng ùn tắc hàng hóa, tối đa hóa lợi nhuận, do đó có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 1.1.3.3. Đối với các NHTM CVTD đem lại những lợi ích sau cho Ngân hàng: Thứ nhất: CVTD giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng cung cấp các sảm phẩm khác cho khách hàng. Thứ hai: Các sản phẩm CVTD rất đa dạng và phong phú, vì vậy mở rộng CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Thứ ba: CVTD còn giúp cho đội ngũ nhân viên Ngân hàng hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ, và kỹ năng giao tiêp với khách hàng từ đó có thể làm tăng uy tín và hình ảnh của ngân hàng. 1.1.3.4. Đối với nền kinh tế - xã hội Vai trò quan trọng của CVTD trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế được thể hiện qua một số khía cạnh như: Một là: Bằng cách hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu hiện tại nhưng chi trả trong tương lai, CVTD đã ‘ kích cầu ’,làm gia tăng nhu cầu về hàng hoá dịch vụ trong dân cư. Đồng thời, với sản phẩm CVTD, chất lượng cuộc sống của dân cư cũng được cải thiện và dần nâng cao. Hai là: Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng lên, các nhà máy mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng vê mẫu mã và chủng loại. Đồng thời cũng tạo ra nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập và đời sống của dân cư dần được nâng cao. Ba là: CVTD góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đời sống người dân đựơc cải thiện, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. 1.2. NÔI DUNG CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.2.1. Quan niệm về mở rộng Cho vay tiêu dùng Mở rộng CVTD là sự tăng lên về số lượng, khối lượng hay chính là sự tăng lên theo chiều rộng nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô CVTD. Mở rộng CVTD được thể hiện: Đối với Khách hàng: Việc mở rộng CVTD có nghĩa là sự thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa dạng về các hinh thức CVTD cũng như dịch vụ kèm theo. Đối với sự phát triển của kinh tê - xã hội: Mở rộng CVTD nhằm đáp ứng được các yêu cầu bức xúc về vốn của người tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và sự phát triển của xã hội. Đối với NHTM: Mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm CVTD góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng. Qua đó có thể rút ra: Mở rộng CVTD phản ánh khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế, theo một cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ. Qua đó nó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của CVTD nói riêng và của ngân hàng nói chung trong quá trình cạnh tranh. Mở rộng CVTD là một khái niệm cụ thể song không phải vì thế mà giới hạn cách hiểu về vấn đề này, điều đó có nghĩa mở rộng CVTD không chỉ là sự tăng lên về quy mô CVTD mà còn phải là nâng cao chất lượng tín dụng. Phải đặt mở rộng CVTD trong mối quan hệ với các chỉ tiêu tài chính khác. Từ đó giúp ngân hàng lựa chọn được các phương pháp thích hợp để thực hiện mở rộng CVTD trong từng thời kỳ kinh tế, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. 1.2.2. Cơ sở mở rộng Cho vay tiêu dùng 1.2.2.1. Do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng nhanh Việt Nam - một nước có nền kinh tế đang phát triển, với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, với dân số hơn 80 triệu người và phần đông là giới trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nên nhu cầu tiêu dùng của họ ngày một tăng cao. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động Cho vay tiêu dùng. Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 Năm 2007 2008 2009 GDP (%) 8.48% 6,23% 5,32% USD/Người 835 1030 1100 (Nguồn: vietbao.vn) Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nền kinh tế nước ta đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, GDP giảm mạnh, nhu cầu tiêu dùng của dân cư giảm. Tuy nhiên tỷ lệ thu nhập USD/ người đã đạt mức 1100, đồng thời với cơ cấu dân số trẻ, năng động, nhu cầu tiêu dùng lớn thì thị trường Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn là một thị trường ‘mầu mỡ’ cho các NHTM khai thác và thu được lợi nhuận lớn trong tương lai. 1.2.2.2. Do lợi nhuận của các khoản Cho vay tiêu dùng CVTD với mảng thị trường cá nhân, hộ gia đình có số lượng nhu cầu lớn, cùng với mức lãi suất cho vay cao đã mang lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận lớn. Vì vây, các Ngân hàng ngày càng chú trọng tới việc mở rộng hoạt động CVTD. 1.2.2.3. Do rủi ro của hoạt động Cho vay tiêu dùng đã được hạn chế Có thể nói CVTD là hình thức cho vay có mức độ rủi ro cao nhất trong các hình thức cho vay của Ngân hàng. Nhưng ngày nay, thu nhập của người dân ngày càng tăng, đồng thời các Ngân hàng đều áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc quản lý các khoản vay, trình độ của nhân viên ngày một nâng cao, hành lang pháp lý dần được hoàn thiện, từ đó góp phần hạn chế rủi ro của các khoản Cho vay tiêu dùng. 1.2.2.4. Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cũng như các tổ chức tài chính trong và ngòai nước. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, các Ngân hàng cần đa dạng hoá các danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, duy trì hoạt động bền vững cho Ngân hàng. Mở rộng CVTD là một phương án được xem xét. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng Cho vay tiêu dùng 1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh số Cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối Doanh số CVTD là số tiền mà Ngân hàng đã CVTD trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Gía trị tăng trưởng Tổng doanh số Tổng doanh số Doanh số tuyệt đối CVTD năm (t) CVTD năm (t-1) ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với doanh số CVTD năm (t-1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này > 0, tức là số tiền ngân hàng cấp cho khách hàng để tiêu dùng tăng lên, từ đó thể hiện rằng hoạt động CVTD của Ngân hàng đã được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối Tỷ lệ tăng trưởng Gía trị tăng trưởng Dsố tuyệt đối x 100% Dsố CVTD tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD năm (t) so với năm (t-1). Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng Tỷ trọng Tổng doanh số CVTD x 100% CVTD Tổng doanh số của hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng doanh số hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ quy mô CVTD đang được mở rộng. 1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVTD Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng Ngân hàng cấp cho nền kinh tế nhằm mục đích tiêu dùng tại một thời điểm. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối. Gía trị tăng trưởng Tổng dư nợ Tổng dư nợ Dư nợ tuyệt đối CVTD năm(t) CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu này > 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ Ngân hàng hàng năm tăng lên, tức là hoạt động CVTD được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tương đối. Tăng trưởng dư nợ Gía trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100% CVTD tương đối Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ trong CVTD năm (t) so với năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng. Tỷ trọng Tổng dư nợ CVTD x 100% Dư nợ CVTD Tổng dư nợ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTD chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động CVTD được mở rộng. 1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh số lượng, số lượt khách hàng Số lượng khách hàng :thế hiện số khoản CVTD mà Ngân hàng cung cấp. Sự tăng, giảm số Số lượng khách hàng Số lượng khách hàng lượng khách hàng Năm (t) Năm (t-1) Số lượt khách hàng: Chỉ tiêu phản ánh số lần một khách hàng đến vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong một năm. Số lượt khách hàng càng cao, càng thể hiện sự tin tưởng của khách hàng dành cho Ngân hàng. Đó là cơ sở cho Ngân hàng mở rộng CVTD. 1.2.3.4. Tỷ trọng các sản phẩm Cho vay tiêu dùng Tỷ trọng Dư nợ CVTD sản phẩm (i) x 100% SP CVTD Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh thế mạnh của mỗi Ngân hàng trong lĩnh vực CVTD. Tỷ trọng của mỗi sản phẩm nào đó cao chứng tỏ Ngân hàng đó có thế mạnh về sản phẩm này. 1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh Chất lượng CVTD Ngoài việc quan tâm tới các chỉ tiêu mở rộng quy mô thì Ngân hàng cũng cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh chất lượng CVTD : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ Nợ xấu Nợ xấu CVTD CVTD Tổng dư nợ CVTD Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các khoản CVTD. Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3- 5 theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHH của Ngân hàng Nhà Nước. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng Vòng quay vốn Doanh số thu nợ CVTD CVTD Dư nợ CVTD bình quân Vòng quay vốn CVTD dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn CVTD của Ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng Cho vay tiêu dùng Hoạt động CVTD của các Ngân hàng thương mại chịu tác động của nhiều nhân tố. Các Ngân hàng luôn luôn phải xem xét các nhân tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy những yếu tố tích cực của CVTD, cũng như hạn chế đến mức tối đa các yếu tố làm hạn chế hoạt động CVTD. Có thể chia những yếu tố tác động tới hoạt động CVTD thành hai nhóm như sau: 1.2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động CVTD như: Môi trường kinh tế, Môi trường văn hoá - xã hội, Môi trường pháp lý, Chính sách kinh tế và định hướng phát triển của Nhà nước, Những yếu tố khách quan từ phía khách hàng. Môi trường kinh tế: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng trong đó có hoạt động CVTD. Nếu một nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, lúc đó các Ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động CVTD của mình. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế trì trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn vay tiền để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình mà họ chỉ duy trì một mức sống bình thường. Môi trường văn hoá - xã hội Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố như: Cơ cấu dân số, trình độ dân trí, thói quen tiêu dùng của người dân, nhu cầu của người dân…. Các nhân tố đó đều ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng CVTD của Ngân hàng. Chẳng hạn như cơ cấu dân số phần lớn là thuộc nhóm tuổi sẽ có nhu cầu tiêu dùng cao hơn, đa dạng hơn là nhóm khách hàng có tiềm năng lớn hoặc trình độ dân trí cao thì thiện chí trả nợ cao hơn, giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Môi trường công nghệ Với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc xử lý giao dịch Ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ Ngân hàng cũng được xử lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó giảm bớt thời gian giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Nhờ đó các Ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra nhiều sản phẩm mới, hiện đại cho khách hàng trong CVTD. Môi trường pháp lý Ngân hàng là một trung gian tài chính nắm một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động Ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật cũng như cơ quan chức năng nhằm không chỉ đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, mà còn cho khách hàng thực hiện giao dịch cũng như toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, môi trường pháp lý ngày càng được cải thiện tạo điều kiện cho việc phát triển tín dụng tiêu dùng. Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp cho nền kinh tế đất nước được phát triển, GDP trên đầu người tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Từ đó các Ngân hàng có cở hội mở rộng CVTD. Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra quyết định vay vốn từ Ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng như khả năng tài chính của khách hàng, tư cách của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng.. có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng CVTD. Khi quy mô về nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng tăng thì Ngân hàng mới có điều kiện mở rộng hoạt động CVTD. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan Đây là các nhân tố xuất phát từ bản thân Ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng CVTD. Tuỳ theo định hướng phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại mà tỷ trọng hoạt động CVTD trong tổng dư nợ cho vay của mỗi Ngân hàng là khác nhau. Chiến lược phát triển và nội lực của Ngân hàng là những yếu tố chủ đạo quyết định đối với sự phát triển và mở rộng CVTD. Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng Nguồn vốn của Ngân hàng chính là sức mạnh kinh tế giúp Ngân hàng hoạt động và phát triển. Hiện nay, quy mô nguồn vốn lớn giúp cho ngân hàng có điều kiện đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ ngân hàng... Tất cả những yếu tố trên tạo cho Ngân hàng sức mạnh cạnh tranh nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Quy trình, thủ tục Cho vay của Ngân hàng Đây là hệ thống các chủ chương, quy định chi phối hoạt động cho vay do Hội đồng quản trị Ngân hàng đưa ra nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng. Một quy trình, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo các yếu tố an toàn sẽ giúp Ngân hàng phát triển các sản phẩm cho vay của mình nói chung và CVTD nói riêng. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Đây là yếu tố kiến tạo lên sức mạnh, vị thế của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng với phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn tốt là yếu tố tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Hoạt động Maketting của Ngân hàng. Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng. Từ hoạt động Maketting, khách hàng sẽ hiểu hơn về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, tạo được ấn tượng tốt, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng CVTD. Hệ thống thông tin, công nghệ và kỹ thuật của Ngân hàng Thời đại ngày nay công nghệ - thông tin trở thành vấn đề thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng. Nó là điều kiện để nâng cao hình ảnh, uy tín của Ngân hàng trên thị trường, đồng thời là cơ sở để ngân hàng có thể cung cấp nhiều hơn các tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi - là những khách hàng chủ yếu của hoạt động CVTD. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VIETINBANK NINH BÌNH 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH VIETINBANK NINH BÌNH 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển NHCT thành phố Ninh bình là chi nhánh cấp I của NHCT Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 1995; có trụ sở làm việc tại đường Trần Hưng Đạo, phường Vân Giang, thị xã Ninh Bình, thành phố Ninh Bình. Cơ cấu tổ chức tại VietinBank Ninh Bình bao gồm : ban giám đốc có 3 Đ/C (1 Đ/C giám đốc và 2 Đ/C phó giám đốc) và các phòng: Phòng TC- HC, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng Kế toán, Phòng Giao dịch ngân quỹ với tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 80 cán bộ, nhân viên. Sơ đồ tổ chức VietinBank Ninh Bình Phònggiao dịch ngân quỹ Phòng A/O cá nhân Giám đốc P. Giám đốc P. Giám đốc Phòng A/O Doanh nghiệp Phòng Kế toán Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tổ chức hành chính Trong 5 năm liền, đơn vị luôn là đơn vị suất sắc của toàn hệ thống. Đó là do hoạt động kinh doanh của đơn vị có những thành tích nổi bật. 2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của VietinBank Ninh Bình 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn vừa là đối tượng kinh doanh, vừa là phương tiện kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, với việc phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã làm hạn chế nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng. Để có một nguồn vốn ổn định làm cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Chi nhánh VietinBank Ninh Bình luôn coi trọng công tác huy động vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Ninh Bình (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Theo đồng tiền VNĐ 761 77,49 % 777 77,85 % 16 ( 2,1%) 1414 83,9 % 637 (81,98%) Ngoại tệ quy ra VNĐ 221 22,51 % 221 22,15 % 0 271 16,1 % 50 (22,62%) Theo thành phần kinh tế Từ Dân cư 815 82,99 % 827 82,86 % 12 ( 1,47%) 1432 84.98 % 605 (73,15%) Từ thị trường LNH 167 17,01 % 171 17,14 % 4 ( 2,39%) 253 15,02 % 82 (47,95%) Tổng 982 998 1685 Phân tích sự tăng trưởng huy động vốn của toàn chi nhánh ta thấy: Phân theo đồng tiền: Nguồn vốn huy động bằng VNĐ đóng góp tỷ trọng lớn nhất ( luôn chiếm hơn 75% tổng nguồn vốn huy động). Tăng từ 761 tỷđ năm 2007, lên 777 tỷđ năm 2008 và đạt 1414 tỷđ vào năm 2009. Chênh lệch tương ứng tăng từ 2,1% năm 2008 lên 81,98% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nhanh là do xu huớng tiết kiệm tăng cao thay vì nắm giữ tiền, đồng thời các gói tiết kiệm bằng VNĐ được khách hàng ưa chuộng. Phân theo thành phần kinh tế: Ngân hàng huy động nguồn vốn chủ yếu từ dân cư và các thành phần kinh tế khác, tỷ trọng của nguồn vốn huy động này trong 3 năm đều khá cao ( trên 80%). Đây là nguồn vốn rẻ, có hiệu quả cao và thời hạn phong phú. Trong thời gian qua, các NHTM đua nhau tăng lãi suất để tăng cạnh tranh trong việc huy động vốn, trước tình hình đó VietinBank thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút vốn. Vì thế không những chi nhánh thu hút được một lượng vốn lớn phục vụ hoạt động cho vay mà cũng giảm được chi phí trả lãi. Với tốc độ tăng nhanh và ổn định, nguồn vốn huy động của VietinBank Ninh Bình có khả năng đáp ứng được sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn của VietinBank Ninh Bình (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Theo kỳ hạn NH 680 41,14% 251 24,18 % -429 (-63%) 349 16,96% 98 (39%) TDH 973 58,86% 787 75,82 % -186(-19,1%) 1708 83,03% 921(117%) Theo đơn vị tiền tệ VNĐ 992 60,01% 502 48,36 % -490(-49,4%) 1564 76,03 % 1062(211,55%) USD 661 39,99% 536 51,64 % -125(-18,9%) 493 23,97 % - 43 (- 8,02%) Theo chất lượng TD Trong hạn 1636 98,97% 1013 97,59% -623(-38%) 2032 98,78% 1019 (100,6%) Ngoài hạn 17 1,03% 25 2,41% 8(47,06%) 25 1,22% 0(0%) Tổng DSCV 1653 1038 2057 Căn cứ vào bẳng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Tổng dư nợ cho vay năm 2009 đạt mức tăng trưởng tín dụng cao là 2057 tỷ đồng, tăng 56,64 % so với năm 2008. Sở dĩ có sự biến động trong 2 năm gần đây là do năm 2008 kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Lạm phát ở mức rất cao, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu vay vốn giảm xuống. Mặt khác nhằm giảm thiểu rủi ro mất vốn khi nền kinh tế đang suy thoái, các chi nhánh ViêtinBank đều thắt chặt việc cấp tín dụng, đẩy mạnh thu hồi nợ. Sang năm 2009, nền kinh tế nước ta thoát khỏi suy thoái và phục hồi mạnh mẽ với những tín hiệu khả quan. Với gói hỗ trợ lãi suất ( 4%) để các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong CVTD đã giúp tín dụng của VietinBank Ninh Bình tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt hợp đồng tín dụng cho cty xi măng Hệ Dưỡng vay lắp đặt dây chuyền sản xuất có giá trị 1.600 tỷ đồng giải ngân trong 5 năm là một thành tích suất sắc trong việc sử dụng vốn tại Chi nhánh. Chất lượng tín dụng cũng khá ấn tượng. Dư nợ ngoài hạn năm 2009 không tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm từ 2,41% xuống còn 1,22%. Nguyên nhân là do năm qua, Chi nhánh đã thực hiên nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ trọng nợ quá hạn và tăng cường các biện pháp thu hồi nợ đúng hạn. Ngoài ra, việc nhà nước hỗ trợ lãi suất giúp các doanh nghiệp, dân cư giảm bớt một mức phí khi vay, khả năng trả nợ nhờ đó cũng nâng cao do đó làm giảm tỷ trọng nợ quá hạn cho ngân hàng. 2.1.2.3 .Hoạt động khác Hoạt động thanh toán quốc tế: doanh số mở L/C nhập là 6 triệu USD (đã quy đổi), L/C xuất là 0,13 triệu USD (đã quy đổi), đạt 116,67% kế hoạch. Doanh số chuyển tiền nước ngoài đạt 9 triệu USD (đã quy đổi), đạt 205% kế hoạch. Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 1,1 tỷ đồng, chiếm 47,05% tổng thu phí dịch vụ của Chi nhánh. Với kết quả hoạt động tốt trên tất cả các mặt, Chi nhánh Ninh Bình đã có một năm kinh doanh thành công, với lợi nhuận sau dự phòng rủi ro là 139,67 tỷ đồng, đạt 145,77% kế hoạch, đạt danh hiệu suất sắc nhất toàn hệ thống năm thứ 5 năm liên tiếp. 2.2. THỰC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31648.doc
Tài liệu liên quan