Tài liệu Thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội: ... Ebook Thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
A_ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I_Dân số và lao động
1.Một số khái niệm về dân số
1.1. Dân số
Dân số hay dân cư là tập hợp những người cư trú và sinh sống thường xuyên trên một lãnh thổ nhất định ( phường, xã, quận, huyện, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu ).
Khi nghiên cứu về vấn đề dân số là nghiên cứu về quy mô cũng như cơ cấu của nó. Các cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành dựa trên các chỉ tiêu sau :
Nhân khẩu thường trú : Là những người cư trú thường xuyên ở một địa diểm nhất định .Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô dân số của một địa phương .
Nhân khẩu tạm trú : là những người ở thường xuyên ở một địa phương nhưng có mặt ở một địa phương khác đăng kí vào thời điểm điều tra dân số .
Nhân khẩu có mặt : là những người đang ở tại một điemr dân cư ở thời điểm điều tra không kể thường trú và tạm trú .Nhân khẩu thành thị , và nhân khẩu nông thôn .
Nhân khẩu nông thôn : là những người làm nghề nông và những người sống chủ yếu dựa vào thu nhập của người đó.
Nhân khẩu phi nông nghiệp : là những người làm nghề không phải nghề nông và những người sống chủ yếu dựa vào người đó.
Dân số trong độ tuổi lao động : là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 đối với nam và 15 đến 55 đối với nữ được gọi là những người trong độ tuổi lao động.
1.2. Dân số hoạt động kinh tế
Dân số hoạt động kinh tế theo tổ chức điều tra dân số và nhà ở Châu Á Thái Bình Dương APR bao gồm những người có việc làm và những người thất nghiệp. Còn theo quy định của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số Trung ương dân số hoạt động kinh tế bao gồm : những người có việc làm ổn định, người làm việc tạm thời, người không có việc làm.Trong đó :
Những người có việc làm ổn định : là những người trong 12 tháng qua làm việc từ 6 tháng trở lên hoặc dưới 6 tháng và cẫn tiếp tục làm việc ổn định.
Người có việc làm tạm thời : là những người không có việc làm ổn định .
Người không có việc làm : là những người có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm trên 1 tháng và trong 12 tháng trước điều tra làm việc dưới 6 tháng .
Độ tuổi giới hạn đưa vào xem xét ở đay là trên 13 tuổi.
1.3. Dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Khối này bao gồm các nhóm sau đây :
Người làm việc nhà : là những người tham gia vào các hoạt động chỉ trong phạm vi hộ gia đình của họ trừ những người được thuê làm .
Học sinh, sinh viên : dang học tập thường xuyên không kể trường công hay tư hay các khóa huấn luyện có hệ thống tại bất cứ cấp giáo dục nào .
Người hưởng lợi tức, thu nhập mà không phải làm việc : họ không thuộc dân số hoạt động kinh tế nhưng có thu nhập nhờ tiền cho thuê tài sản nhà đất , bản quyền phát minh, hoặc lương hưu cho các năm làm việc trước đó.
Những người khác : không thuộc khối hoạt động kinh tế nhưng được hưởng trợ cấp hoặc các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc bất kỳ một lớp nào trong các lớp kể trên.
2. Lao động
2.1. Lực lượng lao động
Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên xô ( cũ ) năm 1977 có ghi : Lực lượng lao động là toàn bộ số người đang tham gia lao động và có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động .
Từ điển thuật ngữ Pháp cũng ghi : Lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những người lao động được quy đổi về các chỉ tiêu trung bình về khả năng sử dụng lao động.
Theo tổ chức lao động thế giới ILO : Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi làm việc và những người thất nghiệp.Các nước thành viên trong tổ chức hầu hết đều thống nhất với khái niệm này , chỉ khác ở chỗ giới hạn tuổi trong độ tuổi lao động.Tuy nhiên đa số đều thống nhất độ tuổi tù 15 trở lên là độ tuổi lao động .Giới hạn độ tuổi cao nhất còn tùy vào từng nước, ở nước ta là 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
Theo Ngành lao động : Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc không có việc làm có nhu cầu làm việc , và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế làm việc .
2.2. Nguồn lao động
Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô ( cũ ) có ghi : Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực ( đang tham gia lao động ) và tiềm tàng ( có khả năng tham gia lao động nhưng chưa có việc làm).
Từ điển thuật ngữ Pháp thì cho rằng Nguồn lao động không bao gồm những lao động tiềm tàng .
Theo Giáo trình thống kê lao động khoa Thống Kê thuộc Đại học Kinh tế Quốc Dân , khái niệm nguồn lao động được xét trên 2 khía cạnh :
Nguồn lao động của từng doanh nghiệp : theo nghĩa hẹp thường trung với số lao động của đơn vị đó, theo nghĩa rộng gắn với từng địa phương và từng ngành nghề có lien quan đến hoạt động của doanh nghiệp đó.
Nguồn lao động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân là bộ phận dân số có khả năng lao động bao gồm những người làm việc và không làm việc , kể cả những người ngoài độ tuổi lao động thực tế làm việc .
Trong khái niệm trên khả năng lao động phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi con người.Giới hạn tuổi lao động phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và xã hội.Về mặt tự nhiên tuổi lao động được xác định dựa vào sự phát triển tâm sinh lý của con người. Về mặt xã hội tuổi lao động được căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội từng nước.Giới hạn dưới của tuổi lao động thường la 14-15 giới hạn trên của tuổi lao động thường là 54-55 vời nữ và 59-60 với nam.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu nguồn lao động xác định theo dân số thường trú
Dân số thường trú
Dân số trong tuổi lao động
Dân số ngoài tuổi lao động
Mất sức lao động
Có khả năng lao động
Đang làm việc thường xuyên
Không làm việc thường xuyên
Nguồn lao động
Có việc làm
Không có việc làm
Ở những nước chậm phát triển , có xu hướng sử dụng lao động trẻ em nên quy định độ tuổi lao động thường thấp hơn ( 12 tuổi ).Còn đối với những nước phát triển thì giới hạn dưới thường được quy định cao hơn ( ở Balan là 18t ).
Trên thực tế có những người trong độ tuổi lao động nhưng lại không có khả năng lao động ( tàn phế , mất sức lao động…) nên không được tính vào nguồn lao động.Còn có những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế vẫn làm việc thì vẫn được tính vào nguồn lao động.
II.Việc làm
1. Khái niệm
Theo Bộ luật lao động : mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được coi là việc làm.
Giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra khái niệm như sau : Việc làm là sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người .
Theo ILO : bất cứ hoạt động nào nằm trong đường biên sản xuất SNA đều được coi là việc làm .Về cơ bản thì định nghĩa này cũng tương tự như định nghĩa của Bộ lao động đưa ra .
Qua trên ta có thể rút ra những điểm sau về việc làm:
Là hoạt đông của con người
Mục đích là tạo ra thu nhập
Không vi phạm pháp luật
2.Khái niệm người có việc làm
Theo viện nghiên cứu thị trường lao động và nghề nghiệp Cộng hòa liên bang Đức (1995) thì người có việc làm được hiểu là người đang làm việc (kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự và những thành viên hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cùng gia đình mình ) hoặc là những người tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp hoặc là những người làm nghề tự do.
Tại hội nghị lần thứ 13, các nhà thống kê về lao động của tổ chức lao động thế giới ILO đã đưa ra khái niệm về người có việc làm như sau : người có việc làm là người đang làm một việc gì đó , có được trả công bằng tiền hay hiện vật hoặc tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình không nhận tiền công hay hiện vật.
Theo tài liệu “ Phân tích kết quả điều tra lao động việc làm khu vực thành thị “ thì người có việc làm là những người từ 15 tuổi tuổi trở lên trong tuần lễ trước khi điều tra phải là :
Đang làm công việc để hưởng tiền lương , tiền công hoặc thu nhập bằng tiền hay hiện vật.
Đang làm các công việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp cho hộ gia đình mình không nhận tiền công tiền lương hay hiện vật.
Đang làm công việc trước đó song tuần lễ điều tra tạm nghỉ và sẽ tiếp tục làm sau khi nghỉ .Bao gồm những người :
_ Tạm nghỉ việc có lương hoặc không có lương trong thời gian chưa đến 4 tuần tình đến thời điểm điều tra.
_ Tạm thời nghỉ việc trên 4 tuần và được hưởng hoàn toàn lương trong suốt thời gian nghỉ việc hoặc hưởng một phần và sẽ tiếp tục đi làm sau thời gian nghỉ.
Theo tài liệu của Tổng cục thống kê Úc ,khái niệm người có việc làm được hiểu là người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần lễ điều tra :
Làm việc trên 1h để được hưởng tiền lương , tiền công hay hiện vật tại một cơ sở sản xuất kinh doanh hay một nông trại ( bao gồm những người làm công ăn lương , chủ trại hoặc lao động tự hạch toán).
Làm việc từ 1h trở lên không hưởng lương trong doanh nghiệp ,hộ gia đình hoặc nông trại.
Là người làm thuê có việc làm nhưng không làm khi nghỉ theo chế độ:
_ Nghỉ có lương hoặc không lương dưới 4 tuần tính đến thời điểm điều tra.
_ Nghỉ việc không lương do thời tiết xấu hoặc do sự cố máy móc tại nơi làm việc dưới 4 tuần tính đến thời điểm điều tra.
_ Tham gia đình công hoặc đóng cửa , bồi thường theo luật định và đang chờ trở lại làm.
_ Đang đi học theo chế độ hưởng tiền công hoặc lương.
_ Đã là chủ việc làm , lao động tự hạch toán hoặc lao động tham gia vào hộ gia đình có việc làm , chủ doanh nghiệp hoặc trang trại nhưng không làm.
Ở Việt nam , theo Bộ lao động thương binh và xã hội và Tổng cục Thống kê quy định thì lao động có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân với thời gian quy định không ít hơn mức quy chuẩn cho người có việc làm trong tuân lễ tham khảo.Mức chuẩn ở đây là 16h, với những người không làm việc trong tuần lẽ tham khảo vì những lí do bất khả kháng nhưng 4 tuần trước đó họ làm việc trên 64h và sau khi nghỉ họ tiếp tục đi làm lại thì vẫn được tính vào những người có việc làm.
Tùy theo tình trạng việc làm và thời gian làm việc trong kỳ báo cáo hoặc kỳ tham khảo , người có việc làm được chia ra làm hai loại : người thiếu việc làm và người đủ việc làm.
3.Người thiếu việc làm
Theo ILO thì người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm ít hơn mức chuẩn quy định.
Người thiếu việc làm có hai dạng : thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình.
Người thiếu việc làm vô hình :là người tuy có thời gian làm việc đạt mức chuẩn quy định nhưng việc làm có năng suất thu nhập thấp , không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm kiếm việc làm theme hoặc việc làm khác.
Người thiếu việc làm hữu hình : là người có việc làm nhưng số giờ làm của họ ít hơn mức chuẩn quy định trong tuần lễ tham khảo và họ có nhu cầu làm việc thêm.
Tổ chức lao động thế giới ILO cũng khuyến khích các nước sử dụng khái niệm người thiếu việc làm hữu hình vì người thiếu việc làm vô hình rất khó xác định.Việc quy định mức chuẩn về số giờ làm việc tùy theo tình hình của mỗi nước.ví dụ : ở Nhật bản và Úc là 35h , ở Canada là 30h , ở malaixia là 25h…
Theo Bộ luật lao động của việt nam người thiếu việc làm là những người đang có việc làm nhưng thời gian làm việc của họ dưới quy định mức chuẩn về thời gian làm việc co người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuân lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng nhưng 4 tuần trước đó thời gian làm việc của họ ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
4.Người đủ việc làm
Người đủ việc làm là những người có việc lam với thời gian làm việc không ít hơn mức giờ quy chuẩn hoặc có thời gian ít hơn mức chuẩn quy định nhưng không có nhu cầu làm thêm.
Mức chuẩn :
_ làm việc 40h trở lên trong tuần lễ tham khảo .
_ trong tuần lễ tham khảo không làm việc nhưng 4 tuần trước đó có thời gian làm việc trên 160h.
_ làm việc dưới 40h trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả káng nhưng 4 tuần trước đó làm việc dưới 160h và sau khi nghỉ lại tiếp tục đi làm bình thường mà không có nhu cầu đi làm thêm.
5.Người được giải quyết việc làm
Là những người trong độ tuổi lao động mà trong 12 tháng qua kể từ thời điểm điều tra ký được hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động và những người tự tạo được việc làm.
III.Thất nghiệp
1.Khái niệm
Theo ILO : Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành.
2.Người thất nghiệp
Theo thống kê của ILO thì những người thất nghiệp là tất cả đã qua một thời kỳ nhất định và trong một ngày hay một tuần lễ nhất định được xếp vào một trong những trương hợp sau đây :
Người lao động đủ khả năng làm việc mà hợp đồng lao động đã chấm dứt hoặc đang tạm đình chỉ , hiên nay không có việc làm và đang tìm việc làm có lương .
Những người trước đây chưa từng làm việc hoặc cương vị sau cùng trong nghề không phải là một người làm công hoặc đã ngưng làm việc , bây giờ sẵn sang làm việc và đang tìm việc có lương.
Những người không có việc làm và bình thường sẵn sang nhận việc làm ngay và đang khởi sự một công việc mới khác ở một hời gian nhất định.
Theo khái niệm trên thì những người có việc nhưng không làm việc vì lý do bệnh tật ,tai nạn lao động hoặc do tranh chấp lao động , nghỉ phép hoặc tự ý vắng mặt không thuộc diện thất nghiệp.
Nhìn chung khi xác định thất nghiệp các nước đều áp dụng định nghĩa của ILO, song cũng có sự khác nhau và sự khác nhau này được xét trên 2 khía cạnh:
Thứ nhất xác định đọ tuổi của lực lượng lao động
Thứ hai có đăng ký hay không đăng ký thất nghiệp
Với thực tế lao động ở Việt nam và để phục vụ cho chương trình giải quyết lao động quốc gia , chỉ nên xem xét thất nghiệp trong đo tuổi lao động.
Từ những phân tích trên khái niệm người thất nghiệp ở Việt nam được hiểu là : “người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ tham khảo không có việc làm , đang có nhu cầu tìm việc làm và đăng ký tìm việc làm theo quy định”.
Trong giai đoạn trươc mắt do việc tổ chức đăng ký thất nghiệp chưa hoàn thiện nên trong thống kê thất nghiệp cần thống kê cả số đăng ký và số chưa đăng ký.Người thất nghiệp sẽ không tính những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động.
Trong điêu kiện thị trường Việt nam còn chưa phát triển , hệ thống thu thập thong tin còn chưa đồng bộ để phục vụ kịp thời cho việc hoạch định chính sách, cần chú ý đến hai dạng thất nghiệp sau :
Thất nghiệp dài hạn: là người thất nghiệp từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước.
Thất nghiệp ngắn hạn : là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước.
Có thể khái quát mối quan hệ có hệ thống giữa những khái niệm cơ bản có liên quan như sau :
Sơ đồ 1.2 .Cơ cấu lực lượng lao động
Lực lượng lao động
Người có việc làm
Người thất nghiệp
Người dủ việc làm
Người thiếu việc làm
Người thất nghiệp dài hạn
Người thất nghiệp ngắn hạn
¬
3. Các hình thức thất nghiệp
Có nhiều cách phân chia khác nhau , theo ILO có các dạng thất nghiệp sau :
Thất nghiệp tự nhiên ( thất nghiệp phổ biến ) : là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định lao động không có việc làm.Loại thất nghiệp này chủ yếu do tình trạng thiếu hụt tổng cầu lao động do sự trì trệ của nền kinh tế.Loại thất nghiệp này thường xuyên xuất hiện cấp tính và có chu kỳ dài hay ngắn tùy theo mức suy thoái của nền kinh tế.
Thất nghiệp tạm thời : là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của lao động giữa các vùng , giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuôc sống.Thậm chí trong một nền kinh tế có đày đủ việc làm vẫn có sự chuyển động nào như một số người đi kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp , phụ nữ đi làm trở lại sau khi sinh .
Thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân bằng về cung và cầu diễn ra trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân.Thất nghiệp loại này thường gắn vói thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động vẫn chấp nhận được nhưng vẫn không có việc làm do suy thoai kinh tế cung lớn hơn cầu về lao động.
Thất nghiệp trá hình ( còn gọi là khiếm dụng lao động) là thất nghiệp diễn ra do người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc.
B. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
1. Đánh giá thị trường lao động ở Việt nam
Quy mô và trình độ của thị trương lao động Việt nam trong những năm gần đây đã có những thay đổi to lớn khi bước vào hội nhập WTO , song nhìn chung vẫn còn nhỏ hẹp và chậm phát triển so với yêu cầu phát triển kinh tế và với các nước trong khu vực và trên thế giới.Do đó khi phân tích thực trạng lao động ta chú ý tới các vấn đề sau :
Dân số , các nguồn nhân lực và các vấn đề về cung nhân lực : Dân số Việt nam có tốc độ tăng cao , hiện nay vẫn còn ở tốc độ bùng nổ.Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2007 tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm vẫn còn cao 1,162 % tương đương với 989 nghìn người tăng lên mỗi năm.Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 67% tổng dân số là một gánh nặng trong vấn đề giải quyết việc làm.Điều đó cho thấy Kinh tế Việt nam đang phải đối mặt với sức ép khá lớn về vấn đề cung nhân lực.
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu về cầu nhân lực : Đại bộ phận nguồn nhân lực còn nằm trong nông lâm nghiệp với tỷ trọng là 50,2% năm 2007 phản ánh cơ cấu nhân lực nền kinh tế còn chậm phát triển.
Trạng thái không cân bằng giữa cung và cầu nhân lực : kết quả trên cho thấy cầu nguồn nhân lực còn yếu , cầu chủ yếu tập trung trong nông lâm nghiệp , song cung lại lớn hơn cầu .Điều này dẫn đến sự lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.
Để phát triển thị trường lao động Việt nam phải có sự tác động mạnh mẽ của cả cung và cầu nhân lực .Cung phải cân đối với cầu bằng các chiến lược phát triển kinh tế có hiệu quả.
2.Phương hướng tạo việc làm ở nước ta
Hội nhập WTO vừa là một cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các nhà kinh tế Việt nam trong vấn đề giải quyêt việc làm cho người lao động .Trong những năm vừa qua bằng các chính sách và chiến lược thích hợp các nhà kinh tế Việt nam đã tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế , sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lao động.
2.1. Lựa chọn mô hình tăng trưởng , phát triển kinh tế có khả năng tạo công ăn việc làm
Mô hình phat triển kinh tế đáng được chú ý nhất phải kể đến mô hình “đầu tư - tăng trưởng kinh tế “.Có nghĩa là muốn tăng trườn được nền kinh tế phải có tích lũy , từ đó có vốn đầu tư mở rộng sản xuất.Hiện nay Việt nam chưa có điều kiện này vì thu nhập quốc dân còn ít , tốc độ tăng trưởng chậm trong khi đó tốc độ tăng dân số cao,tỷ lệ tích lũy từ thu nhâp quốc dân chưa hình thành được.Vậy phải tạo vốn đầu tư từ bên ngoài.Dựa vào lợi thế so sánh là nươc giàu tài nguyên thiên nhiên và đông nhân công thì Việt nam hoàn toàn có khả năng thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài .
Mô hình “đầu tư – tăng trưỏng kinh tế” có khả năng tạo ra nhiều việc làm nhờ mối quan hệ tương hỗ giữa vốn và nhân lực.Tốc độ tăng và quy mô của vốn đầu tư sẽ trực tiếp thúc đẩy tốc độ và quy mô của các nguồn nhân lực tham gia vào nền kinh tế.
2.2. Tạo công việc làm ở đô thị
Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay ở Việt nam thì đang xảy ra hiện tượng mất cân băng cung cầu nhân lực do lượng lớn lao động di cư từ nông thôn và tỉnh lẻ lên thành thị.Do đó vấn đề cần đặt ra là :
Tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn để tạo ra nguồn thu nhập ổn đinh cho người lao động ở đây.
Duy trì trạng thái nhị nguyên trong phát triển công nghiệp :
_ Khu vực công nghiệp hiện đại vốn đầu tư lớn kỹ thuật cao hệ số sử dụng nhân công thấp .
_ Khu vực công nghiệp nhẹ hệ số sư dụng nhân công cao , vốn đầu tư thấp.
2.3. Tạo công ăn việc làm ở nông thôn.
Nông thôn việt nam hiện nay đang còn là nơi dung nạp của hơn 62,6% dân cư sinh sống và hơn 70% nguồn lao động – số liệu thống kê năm 2000.Việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này có thể tìm kiếm theo các hướng các giải pháp dưới đây:
Di dân nông thôn – nông thôn : tức là di dân từ vùng nông thôn này sang vùng nông thôn khác để giảm áp lực về ruộng đât và việc làm ở một số vùng .
Sử dụng kỹ thuật canh tác dựa trên áp dụng kỹ thuật có hệ số nhân lực cao bằng cách dùng nhiều nhân lực có vốn đầu tư thấp nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi bằng thâm canh.
Cơ khí hóa nông nghiệp một cách có chọn lọc
Sử dụng yếu tố nhân lực để phát triển theo chiều rộng và chiều sâu
Mở rộng địa bàn khai thác và kinh doanh ra ngoài khu vực đất liền và các vùng ven biển.
Dùng yếu tố nhân lực để phát triển cá vùng gò đồi ở miền trung du để bảo vệ và khai thác rung.
Khuyến khích nhiều hình thức tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp nhăm khai thác tiềm năng về vốn , kỹ thuật.
2.4. Tạo công việc làm từ nước ngoài
Gia công cho nước ngoài : tận dụng nhân lực tại chỗ và ưu thế giá nhân công so với thế giới để tác động vào nguyên vật liệu , linh kiện bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo công việc làm trong nước.
Tăng tỉ trọng các sản phẩm xuất khẩu,thông qua các hợp đồng với nước ngoài ,về các laoij hàng hóa cua nông nghiệp ngư nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.
Đưa nhân lực có trình độ chuyên môn và trình độ giản đơn sang các nước làm việc theo hợp đồng tạo công việc làm bên nước ngoài
3. Việc làm và vấn đề phát triển kinh tế xã hội
Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.Để giải quyêt nạn thất nghiệp cần có các vốn tạo việc làm, các trung tâm tìm và giới thiệu việc làm .Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nguồn việc không chỉ được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhà nước mà còn ở tư nhân , liên doanh , hợp tác xã .Việc mở rộng phát triển các thành phần kinh tế này giúp tạo công ăn việc làm.
Khả năng đảm bảo việc làm cho người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất là trình độ phát triển kinh tế và tốc độ tăng dân số của một nước trong thời kỳ nhất định.theo nghiên cứu muốn đảm bảo mức sống bình thường của người dân trong đó có việc làm thì khi dân số tăng 1% GDP tăng 4%.Nếu không đảm bảo tỷ lệ đó khả năng đảm bảo việc làm cho người lao động sẽ bị thu hẹp.
Ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến việc làm còn thể hiện ở chỗ :tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế mối quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất dịch vụ cung thay đổi theo hướng : tăng tương đối tốc độ phát triển của khu vực thứ 2 so với khu vực thứ nhất.Kinh tế càng phát triển nhu cầu được thỏa mãn về văn hóa ,giáo dục tinh thần nói chung càng tăng .Điều đó đòi hỏi việc thu hút lao động vào khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng.Mặt khác do dặc điểm của hai khu vực này khả năng thu hút lao động vào khu vực sản xuất vật chất hạn chế ( chủ yếu tăng năng suất ) hơn so với khu vực dịch vụ.
Tất cả những vấn đề trên nằm trong việc hoàn thiện chính sách việc làm cho người lao động.Việc thu hút nguồn lâo động vào lao động sản xuất kinh doanh được thực hiện qua tổn thể các phương pháp khác nhau phụ thuộc vào đói tượng lao động được thu hút và đối tượng phục vụ.
CHƯƠNG II : VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM
I. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1. Khái niệm điều tra thống kê
Một quá trình nghiên cứu thống kê thương được tiến hành trong 3 giai đoạn : điều tra , tổng hợp và phân tích thống kê.Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê nhằm thu thập một cách có hệ thống những tài liệu ban đầu dùn làm căn cứ cho tổng hợp và phân tích thống kê.Tùy theo mục đích nghiên cứu những tài liệu ban đàu này có nội dung khác nhau và có phương pháp thu thập khác nhau.Ta có thể đưa ra khái niệm điều tra thống kê như sau: “Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạc thống nhất việc thu thập ghi chép các tìa liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội”.Điều tra thống kê phải đảm bảo được 3 yêu cầu : chính xác , đầy đủ và kịp thời.
2.Các loại điều tra thống kê
Trong nghiên cứu thống kê kinh tế xã hội tùy theo mục đích khác nhau mà ta sử dụng các loại điều tra thống kê khác nhau.Trong diều tra thống kê có các lại cơ bản sau :
a.Nếu xét theo tính chất liên tục hay không liên tục hay không liên tục của việc ghi chép hay đăng kí tài liệu thống kê ban đầu, có thể phân biệt hai loại : Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên .
_ Điều tra thường xuyên là tiến hành ghi chép thu thập tài liệu ban đầu một cách có liên tục ,hệ thống, theo sát quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng.Tài liệu của điều tra thường xuyên thường là số liệu để lập báo cáo thống kê định kỳ.
_ Điều tra không thường xuyên là tiến hành ghi chép thu thập số liệu ban đàu một cách không liên tục không theo sát quá trình phát sinh phát triển của sự vật hiện tượng.Tài liệu của nhưng cuộc điều tra này phản ánh tình trạng của sư vật hiện tượng ở thời kỳ nhất định
b.Nếu xét theo phạm vi của đối tượng điều tra thực tế có thể phân chia thành : điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.
_ Điều tra toàn bộ là tiến hành ghi chép thu thập tài liệu trên toàn thể các đơn vị điều tra , không bỏ sót bất cứ một đơn vị nào.Mục đích sử dụng số liệu : Giúp cho người lãnh đạo nắm được đày đủ tình hình của đơn vị làm căn cứ cho việc kiểm tra tình hình thực tế đơn vị.
_ Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập ghi chép tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn ra trong tổng thẻ điều tra.Mục đích của việc sử dụng tài liệu : Làm căn cứ để tính toán suy rộng ra thành các đặc điểm dơn vị tổng thể.Trong thống kê thường dùng mấy loại điều tra không toàn bộ sau : điều tra chọn mẫu , điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề.
Sơ đồ 2.1. Phân loại và phương pháp điều tra thống kê
Phân loại đ.tra
Phương pháp đ.tra
Theo tính chất
theo phạm vi
ĐTTX
ĐTKTX
ĐTCM
ĐTTĐ
ĐTCĐ
PPPV ĐT
PPTGB
PPGT
PP gián tiếp
PPTT
Điều tra thống kê
Đăng ký trực tiếp
Phỏng vấn
Gián tiếp
3.Các phương pháp điều tra thống kê
Tuỳ theo mục đích điều tra và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, có thể dùng các phương pháp khác nhau để đăng ký, ghi chép tài liệu ban đầu. Có các phương pháp điều tra sau đây: đăng ký trực tiếp, phỏng vấn, đăng ký qua chứng từ sổ sách.
_ Đăng ký trực tiếp: là phương pháp ghi chép tài liệu ban đầu trong đó, nhân viên điều tra phải tiếp xúc với đơn vị được điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đo, đong, đếm để xác định mặt lượng của hiện tượng và sau đó tự ghi chép tài liệu vào phiếu điều tra.
_ Phỏng vấn: là phương pháp đăng ký trong đó nhân viên điều tra thu thập tài liệu ban đầu qua sự trả lời của người hoặc đơn vị điều tra. Có những phương pháp phỏng vấn sau:
Phương pháp phái viên điều tra: là phương pháp phỏng vấn được thực hiện bằng cách cử nhân viên điều tra đến tận địa bàn điều tra, gặp người được điều tra đặt các câu hỏi, nghe người ta trả lời rồi ghi chép lại.
Phương pháp tự ghi báo: là phương pháp phỏng vấn trong đó, người được điều tra sau khi nghe hướng dẫn và mục đích khai báo, tự mình ghi chép vào phiếu điều tra rồi nộp lại cho cơ quan điều tra.
Phương pháp gửi thư: là phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách trao đổi tài liệu và các văn kiện qua bưu điện. Như vậy, cơ quan điều tra và người cung cấp số liệu không trực tiếp gặp nhau.
_ Đăng ký qua chứng từ, sổ sách: là phương pháp thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu căn cứ vào các chứng từ, sổ sách đã được lưu trữ và ghi chép một cách có hệ thống.
II. SỐ TUYỆT ĐỐI, SỐ TƯƠNG ĐỐI , SỐ BÌNH QUÂN
Số tuyệt đối.
a/ Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Số tuyệt đối nói lên số đơn vị của tổng thể hay của bộ phận ( số doanh nghiệp, số người lao động trong doanh nghiệp, …) hoặc các trị số cảu một tiêu thức nào đó ( tổng số doanh thu, tổng số tiền lương, tổng chi phí nguyên vật liệu…)
Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời còn là cơ sở để tính các số tương đối và số bình quân.
Số tuyệt đối trong thống kê luôn phải gắn với một hiện tượng kinh tế xã hội, khác với số tuyệt đối trong toán học, chỉ có tính chất trìu tượng không nhất thiết phải gắn liền với một hiện tượng cụ thể nào.
Các số tuyệt đối trong thống kê cũng không phải là các con số được
lựa chọn tuỳ tiện, mà phải qua điều tra thực tế và tổng hợp một cách khoa học
b/ Đơn vị tính số tuyệt đối: Các số tuyệt đối trong thống kê có đơn vị tính cụ thể. Tuỳ theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu, số tuyệt đối có thể được tính bằng đơn vị tự nhiên, đơn vị thời gian, đơn vị tiền tệ.
Đơn vị tự nhiên: là đơn vị hoàn toàn phù hợp với đặc điểm vật lý của
hiện tượng. Các hiện tượng này có thể được tính theo chiều dài (mét, kilômét..), theo diện tích (m2, hecta..)theo trọng lượng (kg, tạ, tấn..) theo dung tích ( lít, m3…) v.v.v. Đơn vị tự nhiên cũng có thể là số đơn vị tổng thể (cái, con, chiếc..), số người, số sự kiện, số trường hợp.
Trong nhiều trường hợp phải dùng đơn vị kép để tính toán, như sản lượng điện tính bằng KW/h, khối lượng vận chuyển tính bằng tấn km.
Trong sản xuất có những sản phẩm giống nhau về giá trị sử dụng nhưng
khác nhau về kích thước, công suất, do muốn tổng hợp được những sản phẩm này, người ta dùng đơn vị hiện vật tiêu chuẩn. ( vải tính theo m2)
Đơn vị thời gian lao động như: giờ, ngày công.. thường được dùng để
tính lượng lao động hao phí để sản xuất ra những sản phẩm không thể tổng hợp hoặc so sánh được với nhau bằng các đơn vị tính toán khác, hoặc những sản phẩm phức tạp do nhiều người cùng thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Đơn vị tiền tệ: đồng, rúp, đô la.. được sử dụng rộng rãi nhất trong thống kê vì nó có thể giúp cho việc tổng hợp so sánh nhiều sản phẩm có giá trị dụng và đơn vị đo lường khác nhau. Tuy nhiên, do giá cả hàng hoá luôn luôn thay đổi nên đơn vị tiền tệ trở nên không có tính chất so sánh được qua thời gian. Để khắc phục nhược điểm này, người ta dùng giá cố định hoặc tính đổi các giá theo một hệ số nào đó.
c/ Các loại số tuyệt đối: tuỳ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và khả năng thu thập tài liệu trongnhững điều kiện thời gian khác nhau, có thể phân biệt hai loại số tuyệt đối sau đây:
Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau.
Số tu._.yệt đối thời điểm: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng vào một thời điểm nào đó, trước hoặc sau thời điểm đó, trạng thái của hiện tượng có thể khác. Do đó, muốn có số tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định thời điểm hợp lý và tổ chức điều tra kịp thời.
Số tương đối
a/ Số tương đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê. Đó là kết quả của việc so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng có liên quan với nhau. Trong hai chỉ tiêu này, một được chọn làm gốc (chuẩn) so sánh.
Trong khi số tuyệt đối chỉ khái quát được về quy mô khối lượng của hiện tượng thì số tương đối tính được bằng các phương pháp so sánh giúp ta đi sâu vào các đặc điểm của hiện tượng một cách có phân tích, phê phán.
b/ Đặc điểm và hình thức biểu hiện số tương đối:
Các số tương đối trong thống kê không phải là con số thu thập được qua điều tra, mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu đã có. Bởi vậy, mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, gốc dùng để so sánh có thể lấy khác nhau
Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, số phần trăm (%) hay số phần nghìn (0/00). Ba hình thức biểu hiện này về căn bản không có gì khác nhau về nội dung, nhưng việc sử dụng hình thức nào là do tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu. Số phần trăm thường được dùng trong các trường hợp mức đô đem so sánh với mức độ dùng làm gốc không chênh lệch nhau nhiều lắm. Nếu sự chênh lệch quá lớn, số tương đối được biểu hiện bằng số lần, ngược lại số phần nghìn được dùng khi chênh lệch quá nhỏ. Ngoài ra, khi dùng số tương đối để nói lên trình độ phổ biến của một hiện tượng nào đó, hình thức biểu hiện có thể là đơn vị kép (người/ km2; sản phẩm/người..)
c/ Các loại số tương đối.
Căn cứ theo nội dung mà số tương đối phản ánh, có thể chia thành 5 loại số tương đối sau đây:
@ Số tương đối động thái: thường được sử dụng rộng rãi để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó.
Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm ) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm.. Mức độ được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu ( hay mức độ kỳ báo cáo), còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc. Do đó có công thức sau:
100(%)
*
Số tương đối động thái =
Mức độ kỳ nghiên cứu
Mức độ kỳ gốc
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, các số tương đối động thái có thể được tính theo kỳ gốc khác nhau.
- Nếu kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn kề ngay trước kỳ nghiên
cứu , ta gọi đó là kỳ gốc liên hoàn. Việc dùng kỳ gốc liên hoàn có tác dụng biểu hiện sự phát triển của hiện tượng qua hai thơi gian gần nhau.
- Nếu kỳ gốc không thay đổi, còn kỳ nghiên cứu có thể lấy khác nhau ta gọi đó là kỳ gốc cố định. Mục đích dùng kỳ gốc cố định là để nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng qua thời gian tương đối dài.
Muốn tính số tương đối động thái chính xác, cần chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Cụ
thể là phải đảm bảo giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, về đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh.
@ Số tương đối kế hoạch: được dùng để thiết lập các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: biểu hiện bằng số phần trăm, là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế hoạch ( tức là mức độ cần đạt tới của một chỉ tiêu kinh tế naò đó trong kỳ kế hoạch) với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc só sánh. Công thức tính như sau:
100(%)
*
=
Số tương đối Mức độ kỳ kế hoạch
nhiệm vụ kế hoạch Mức độ kỳ gốc so sánh
Số tương đối hoàn thành kế hoạch: biẻu hiện bằng số phần trăm, là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ kế hoạchvới mức độ kế hoạch đã đề ra về moọt chỉ tiêu kinh tế nào đó.
100(%)
*
=
Số tương đối hoàn Mức độ thực tế đạt được
thành kế hoạch Mức độ kỳ kế hoạch
Khi tính các số tương đối kế hoạch cũng phải chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kế hoạch và thực tế về nội dung, phương pháp tính toán.
Giữa các loại số tương đối động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch có mối quan hệ với nhau. Nếu ký hiệu:
- y0 : mức độ kỳ gốc.
- y1 : mức độ kỳ nghiên cứu ( mức độ thực tế đạt được kỳ kỳ kế hoạch)
- yKH: mức độ kỳ kế hoạch.
Thì theo định nghĩa ta có:
- Số tương đối động thái = y1/y0 = yKH/y0 * y1/y0.
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = yKH/y0 = y1/y0: yKH/y0.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch = y1/yKH = y1/y0: y1/yKH.
@ Số tương đối kết cấu: được dung để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận trong một tổng thể. Số tương đối này thường được biểu hiện bằng số phần trăm và tính được bằng công thức sau:
=ü
100(%)
*
Số tương đối Mức độ của bộ phận
kết cấu Mức độ của tổng thể
Muốn tính các số tương đối kết cấu được chính xác, chủ yếu phải phân biệt rõ các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc tính số tương đối kết cấu có quan hệ mật thiết với phương pháp phân tổ thống kê.
@ Số tương đối cường độ: được dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong một điều kiện lịch sử nhất định. Số tương đối
này được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau.
@ Số tương đối không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian hoặc so sánh giữa các bộ phận trong một tổng thể.
Số bình quân
a/ Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu
thức nào đó của hiện tượng gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu, sự san bằng này chỉ có ý nghĩa lớn khi ta tính cho một số khác nhiều đơn vị
Điều kiện vận dụng:
ü Số bình quân chỉ được tính ra từ những tổng thể đồng chất.
ü Số bình quân cần được vận dụng kết hợp với số bình quân tổ hoặc dãy số phân phối.
b/ Các loại số bình quân.
Trong toán học có rất nhiều loại số bình quân, thường gọi là số trung bình Việc sử dụng loại nào trong thống kê học phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của chỉ tiêu bình quân. Trong thực tế còn phải căn cứ vào nguồn tài liệu có sẵn để có thể chọn công thức tính toán thích hợp. Trong thống kê học thường dùng các loại số bình quân sau:
Số bình quân cộng ( ): dùng nhiều nhất trong nghiên cứu thống kê
Tổng lượng biến của tiêu thức
Tổng số đơn vị của tổng thể
- Lượng biến của tiêu thức ký hiệu là x
- Số đơn vị của tổng thể (còn gọi là tần số), ký hiệu là f
ü Số bình quân cộng giản đơn: được vận dụng khi các lượng biến có tần số bằng nhau và bằng 1.
=
ồ
n
x
x
i
=
i
1
hay là
x1 + x2 + …….+ xn
n
ü Số bình quân cộng gia quyền: được vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau.
hay là
x1 f1 + x2f2 + …….+ xnfn
f1 + f2 + ……..+ fn
- fi gọi là quyền số, phản ánh tầm quan trọng của từng lượng biến trong việc tính số bình quân.
- Đối với dãy số có khoảng cách tổ thì tính trị số giữa làm lượng biến đại diện cho từng tổ. Nếu dãy số có khoảng cách tổ mở thì việc tính trị số giữa phải căn cứ vào khoảng cách tổ gần chúng nhất để tính.
Số trung bình điều hoà: được vận dụng khi biết các lượng biến xi và tổng lượng biến từng biến từng bộ phận. Mi = x i f i
ü Trung bình điều hoà gia quyền
Xuất phát từ trung bình công gia quyền:
Gọi là trung bình điều hoà gia quyền với
quyền số là Mi
ü Trung bình điều hoà giản đơn : được vận dụng
khi các Mi bằng nhau:
Số bình quân nhân: được sử dụng khi các lượng biến có quan hệ tích số (thường gặp đối với tốc độ phát triển)
n
1
i
2
1
x
.........
ế
=
=
=
n
i
n
n
x
x
x
x
ü Trung bình nhân giản đơn: vận dụng khi các lượng biến có tần số bằng nhau và bằng 1.
ü Trung bình nhân gia quyền: vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau:
Mốt (Mo ): là biểu hiện của 1 tiêu thức được gặp nhiều lần nhất ( phổ biến nhất trong tổng thể hay trong một dãy số phân phối.
ü Trường hợp dãy số không có khoảng cách tổ: Mốt là biểu hiện của tiêu thức có tần số lớn nhất.
ü Trường hợp dãy số có khoảng cách tổ:
@ Xác định số tổ chứa Mốt (M0):
- Nếu khoảng cách tổ bằng nhau : tổ chứa M0 là tổ có tần số lớn nhất. Khi đó, d1 = fMo – fMo – 1 ; d2 = fMo – fMo + 1 .
- Nếu khoảng cách tổ không bằng nhau : là tổ có mật độ phân phối lớn
nhất (mật độ phân phối ký hiệu là m: m = Tần số / khoảng cách tổ). Khi đó, d1 = mMo – mMo – 1 ; d2 = mMo – mMo + 1
@ Tính trị số gần đúng của Mo: M0 = xMo min + hMo * d1/(d1 +d2 )
xMo min: Giới hạn dưới của tổ chứa M0.
HMo: khoảng cách tổ của tổ chứa M0.
Trung vị (Me): Là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến, chia dãy số thành hai phần bằng nhau.
@ Việc đầu tiên cần làm khi tính trung vị là sắp xếp các lượng biến theo thứ tự. Me chia dãy số thành hai phần bằng nhau, một phần có lượng biến nhỏ hơn trung vị, một phần có lượng biến lớn hơn trung vị.
@ Khi dãy số không có khoảng cách tổ: Me là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa.
- Trường hợp số đơn vị tổng thể lẻ (2m+1) : Me là lượng biến của đơn vị thứ (m +1), Me = xm+1.
- Trường hợp số đơn vị tổng thể chẵn (2m): Me là trung bình cộng của lượng biến hai đơn vị thứ m và m+1. Me = (xm + xm+1)/2.
@ Khi dãy số có khoảng cách tổ: Xác định tổ chứa trung vị là tổ chứa lượng biến của đơn vị đứng ở vịi trí chính giữa.
Me = xMe min + hMe ( åf/2 – SMe – 1 )/fMe.
xMe min : giới hạn dưới của tổ chứa Me.
hMe: khoảng cách tổ của tổ chứa trung vị.
SMe – 1: Tần số tích luỹ của tổ đứng trước tổ chứa trung vị.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
Khái niệm : Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.
ü Đồ thị thống kê không trình bày nhiều chi tiết tỷ mỷ các đặc trưng số lượng của hiện tượng mà chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu của hiện tượngvà xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm mục đích biểu hiện:
- Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian
- Kết cấu và biến động kết cấu cuả hiện tượng
- Trình độ phổ biến của hiện tượng
- Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng
- Mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Tình hình thực hiện kế hoạch
Có rất nhiều loại đồ thị thống kê với tác dụng cuả mỗi loại khác nhau. Các con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét trở thành công cụ mạnh mẽ trong biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng.
IV. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ
Khái niệm phân tổ thống kê.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ ) có tính chất khác nhau.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận. Cho nên khi tổng hợp thống kê, trước hết người ta phải sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của mỗi tổ hoặc bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả tổng thể.
Các phương pháp phân tích thống kê khác như: phương pháp số tương đối, phương pháp số bình quân, phương pháp chỉ số, phương pháp bảng cân đối… thường cũng phải dựa trên các kết quả của phân tổ thống kê.
Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.
Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê phải căn cứ vào:
- Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.
- Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.
Số tổ cần thiết và khoảng cách tổ
Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số): Trường hợp đơn giản: số biểu hiện của tiêu thức không nhiều , mỗi biểu hiện hình thành một tổ. Trường hợp phức tạp: số biểu hiện của tiêu thức nhiều, không nhất thiết là mỗi loại hình hình thành một tổ mà tuỳ thuộc vào các điều kiện yêu cầu khác nhau.
Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng: phải tuỳ theo số lượng của các lượng biến nhiều hay ít mà quyết định theo các phân tổ khác nhau. Đối với những trường hợp đơn giảnthì mỗi lượng biến có thể hình thành lên một tổ nhưng đối với những trường hợp phức tạp thì phải căn cứ vào mối quan hệ lượng chất xem lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới.
Như vậy, mỗi tổ bao gồm một phạm vi lượng biến với hai giới hạn:
- Giới hạn dưới: Lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó
- Giới hạn trên: Lượng biến lớn nhất để hình thành tổ đó mà nếu quá nó thì chất đổi và hình thành tổ mới.
Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau. Trường hợp khoảng
cách tổ đều nhau thì trị số khoảng cách tổ được xác định như sau:
h = (xmax – xmin)/n , trong đó: xmax, xmin , n lần lượt là lượng biến lớn nhất,
lượng biến nhỏ nhất và số tổ định chia.
Sơ đồ 2.4: Tiêu thức phân tổ và phân loại phân tổ trong thống kê
Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức thuộc tính
Tiêu thức số lượng
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Khoảng cách tổ
Bằng nhau
Không bằng nhau
Phân loại phân tổ
Theo hình thức
Theo tính chất
Phân tổ giản đơn
Phân tổ theo nhiều tiêu thức
Phân tổ phân loại
Phân tổ kết cấu
Phân tổ liên hệ
Phân tổ kết hợp
Phân tổ nhiều chiều
Phân tổ thống kê
Các loại phân tổ thống kê
ü Căn cứ vào hình thức phân loại :
Phân tổ giản đơn: Căn cứ vào một tiêu thức để tiến hành phân tổ
Phân tổ theo nhiều tiêu thức:
@ Phân tổ kết hợp: Phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một, sắp xếp các tiêu thức phân tổ sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
@ Phân tổ nhiều chiều: Là cung một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức.
ü Căn cứ vào tính chất phân loại:
Phân tổ phân loại: thực hiện nhiệm vụ phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế xã hội bao gồm
nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau. Trong các loại hình kinh tế xã hội cần chú trọng các thành phần kinh tế và các thành phần giai cấp vì sự thay đổi của các thành phần này phản ánh rất rõ sự thay đổi của kinh tế, xã hội.
Phân tổ kết cấu: thực hiện nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượngtrong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Phân tổ liên hệ: được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và các tiêu thức nói riêng.
V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Xác định số lượng lao động
Số lao động của doanh nghiệp gồm những người thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được doanh nghiệp tiếp nhận quản lý và trả thù lao lao động.
_Để biểu hiện số lao động của một doanh nghiệp trong kỳ và tính toán các chỉ tiêu khác như NSLĐ cần tính số lao động bình quân của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động.
_Để tính số lao động của một nhóm doanh nghiệp hay ngành, cần tính số lao động bình quân theo thời gian dương lịch.
Số lượng lao động làm việc thực tế: là số lao động có mặt và thực tế có làm việc trong thời điểm hay thời kỳ nghiên cứu.
Xác định cơ cấu lao động.
ü Theo độ tuổi: Tỷ trọng lao động ở từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi so với tổng số lao đổngong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu thường kết hợp hai tiêu thức cơ cấu lao động theo giới tính và tuổi.
ü Theo giới tính: Tỷ trọng của lao động năm, nữ so với tổng số lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao độngtheo giới tính cho phép đánh giá nguồn nhân lực trên góc độ: phân công lao động, bố trí lao động, đào
tạo và phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sức khoẻ,
năng lực và sở trường của từng người.
ü Theo chức năng: biểu hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo chức năng trong các cơ sở sản xuất
Cơ cấu lao động theo chức năng
Trong các đơn vị SXVC
Trong các đơn vị SXDV
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Công nhân
Học nghề
Nhân viên quản lý hành chính
Nhân viên quản lý kinh tế
Nhân viên quản lý chuyên môn
Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ
ü Theo dân tộc: được dùng để nghiên cứu đánh giá việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
ü Theo vùng, địa phương: cho phép đánh giá quá trình phân bổ và phân bố lại nguồn nhân lực theo vùng, địa jphương, đào tạo và bố trí lao động cho phù hợp với yêu cầu nhân lực của từng vùng.
ü Theo mức độ huy động: cho phép xác định tỷ lệ thất nghiệp
ü Theo tính chất ổn định của công việc, lao động có việc làm được chia thành những người có việc làm thường xuyên và những người có việc làm tạm thơì.
ü Theo lĩnh vực sử dụng lao động: số lao động được chia thành lao động làm việc trong các ngành sản xuất vật chất hay sản xuất dịch vụ, những người làm việc trong khu vực quốc doanh , những người làm việc ngoài khu vực quốc doanh và những người học tập thoát ly sản xuất.
ü Theo ngành kinh tế: cho phép nghiên cứu cơ cấu, quá trình phân phối và sử dụng lao độngtheo từng ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cho phép nghiên cứu biến động của cơ cấu đó qua từng thời kỳ.
ü Theo nghề: là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng nghiên
cứu nguồn lao động, cho phép nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu nghề, cơ cấu giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong nền kinh tế quốc dân, giúp đánh giá khả năng và nhu cầu đào tạo, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho người lao động.
ü Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (bằng cấp đào tạo), lành nghề : Có sự khác nhau giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Đối với công nhân: Cơ cấu lao động theo trình độ lành nghề được xem xét theo số lượngvà tỷ trọng lao động của từng bậc (1, 2, 3, …n ) trong tổng số công nhân sản xuất.
Đối với lao động quản lý gián tiếp: Cơ cấu trình độ chuyên môn được phân chia theo các tiêu thức:
_Không qua đào tạo
_Sơ cấp
_Trung cấp
_Cao đẳng
_Đại học
_Trên đại học
ü Theo thâm niên: Có thể nghiên cứu thâm niên của người lao động theo hai tiêu thức khác nhau. Một là, thâm niên công tác phản ánh số năm đã tham gia vào quá trình sản xuất sản xuất xã hội có thể ở nhiều doanh nghiệp, hoặc nhiều nghề khác nhau. Hai là, thâm niên nghề phản ánh kinh nghiệm làm việc thuộc một nghề nào đó trong doanh nghiệp của người lao động.
ü Theo trình độ văn hoá: đánh giá năng lực lao động của doanh nghiệp, được phân loại theo các trình độ:
+ Không biết chữ
+ Chưa tốt nghiệp tiểu học
+ Tốt nghiệp tiểu học
+ Tốt nghiệp trung học cơ sở
+ Tốt nghiệp phổ thông trung học.
Dựa vào cách phân loại trên, tính tỷ trọng lao động từng loại trong tổng số
lao động của doanh nghiệp.
ü Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động trong doanh nghiệp trên cơ sở kết hợp phân tích: (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lành nghê, nghề,… theo thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, giới tính, v. v .) và một số chỉ tiêu khác có liên quan.
Số việc làm
ü Khi thực hiện chế độ lao động một ca, số việc làm (V) bằng đúng số chỗ làm việc mà đơn vị có (C).
ü Khi thực hiện chế độ làm việc nhiều ca (K), số việc làm được xác định thoe công thức: V = å KiCi.
ü Thông thường, mỗi người chỉ làm việc một ca, vì vậy, trong trường hợp huy động tối đa nguồn nhân lực và chỗ việc làm, số việc làm đúng bằng số lao động của các doanh nghiệp.
Tỷ lệ có việc làm
Tỷ lệ nguồn lao động đang làm việc hay có việc làm (còn gọi là tỷ lệ huy động nguồn lao động) được tính như sau:
HHĐ = Số LĐ làm việc thực tế / Tổng số lao động
Các chỉ tiêu về các biện pháp đảm bảo việc làm cho người lao động.
ü Mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm
ü Mạng lưới đào tạo nghề cho lao động
ü Số lao động cần và đã được đào tạo lại do:
+ Khách quan: thay đổi nội dung lao động, do tiến bộ kỹ thuật .v..
+ Chủ quan: thây đổi tâm, sinh lý của người lao động…v.v.
ü Kết quả đào tạo nghề kế cận (bên cạnh nghề chính) cho người lao động
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra.
Cuộc điều tra về lao động và việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là một phần trong dự án điều tra về thông tin thị trường lao động tiến hành trên phạm vi 13 tỉnh thành phố, nhằm mục tiêu cung cấp cho các trường trọng điểm của dự án “giáo dục kỹ thuật dạy nghề” các thông tin về thị trường lao động và về học sinh học nghề. Các thông tin này sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị cho giảng dạy…Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là để hình thành một hệ thống thông tin thị trường lao động cho toàn bộ hệ thống dạy nghề.
Đối tượng điều tra.
Căn cứ vào mục đích điều tra, đối tượng điều tra được phân thành hai
nhóm như sau:
ü Nhóm 1: Các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) thuộc cả khu vực chính thức (KVCT) và không chính thức (KVKCT) .Trong đó:
Khu vực kinh tế chính thức: bao gồm các tổ chức kinh doanh lớn như ngân hàng, công ty, bảo hiểm, nhà máy... Những người lao động luôn chờ đón cơ hội được làm việc ở những cơ sở này.
Khu vực kinh tế không chính thức: là những cửa hàng và cơ sở kinh doanh bên lề đường đã sản xuất và buôn bán nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mà đôi khi cạnh tranh được với cả các cơ sở kinh doanh lớn.
ü Nhóm 2: Những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc tại cơ sở SXKD từ 1 năm trở lên thọc các cấp trình độ như:
- Công nhân kỹ thuật không bằng (CNKTKB) / chứng chỉ: C
- Công nhân kỹ thuật có bằng (CNKTCB) / chứng chỉ: D
- Trung cấp: E
- Cao đẳng: F
Đây là những đối tượng có triển vọng tham gia các khoá học nghề.
ü Số lượng lao động được phỏng vấn trực tiếp tại các CSSXKD được quy định theo quy mô lao động của cơ sở. Cụ thể:
- Các cơ sở SXKD có dưới 100 lao động: điều tra 5 người.
- Các cơ sở SXKD có từ 100 đến 200 lao động: điều tra 10 người.
- Các cơ sở SXKD có trên 200 lao động: điều tra 15 người.
- Các cơ sở SXKD thuộc khu vực không chính thức: điều tra 1 người.
3. Mẫu điều tra thực tế.
ü Số mẫu CSSXKD được điều tra thực tế: 133
ü Số người lao động có chuyên môn kỹ thuật được phỏng vấn: 796 người.
@ Khu vực chính thức: 103 cơ sở với 766 người lao động.
@ Khu vực không chính thức: 30 cơ sở với 30 người lao động.
4. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra được thiết kế theo 2 nhóm đối tượng là các CSSXKD và người lao động phân theo hai khu vực chính thức và không
chính thức cụ thể như sau:
- Phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực chính thức
- Phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực không chính thức
- Phiếu điều tra người lao động thuộc CSSXKD khu vực chính thức
- Phiếu điều tra người lao động thuộc CSSXKD khu vực không chính thức
Đối với phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, cho phép khai thác các thông tin về tên, loại hình sở hữu của cơ sở, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ sở , doanh thu, tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu , số lao động làm việc trong cơ sở…
Đối với phiếu điều tra người lao động cho phép khai thác các thông tin về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thức hợp đồng lao động, thu nhập bình quân.. của người lao động.
5. Phương pháp điều tra.
Đối với phiếu điều tra cơ sở: Với số lượng 103 CSSXKD chính thức,
các điều tra viên đã đến cơ sở gặp trực tiếp ban lãnh đạo hoặc người được ban lãnh đạo uỷ quyền để xác định lịch phỏng vấn người sử dụng lao động, xác định số lượng lao động sẽ phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở. Sau cuộc tiếp đầu tiên với cơ sở, các điều tra viên đã gởi lại phiếu điều tra cơ sở để các cơ sở bổ sung các thông tin mà người sử dụng lao động chưa cung cấp hết và đặt lịch quay lại kiểm tra thông tin, phỏng vấn thêm các thông tin còn thiếu.
Khu vực KCT được lựa chọn 30 cơ sở tại các quận, huyện.. Đoàn khảo sát đã làm việc với Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội để chọn địa bàn quận huyện đượcđiều tra. Sau khi chọn được quận, huyện, doàn khảo sát tiếp tục chọn phường và xác định số lượng cơ sở cần khảo sát ở mỗi phường.
Đối với phiếu điều tra người lao động: Sau khi đặt lịch với các cơ sở, các điều tra viên yêu cầu các cơ sở cung cấp danh sách những người lao động có trình độ theo ký hiệu: C, D, E, F, lập danh sách người lao động được phỏng vấn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên và thời gian tham gia
phỏng vấn.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH KHU VỰC CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.Đánh giá một số chỉ tiêu về doanh thu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các cơ sở SXKD được điều tra tại Hà Nội.
1.1) Xét chỉ tiêu doanh thu
Quan sát xu hướng phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu doanh thu, kết quả điều tra 103 cơ sở khu vực chính thức cho thấy có khoảng 3/4 số tăng doanh thu so với năm trước đó. Chỉ có khoảng 21 % số cơ sở thuộc khu vực chính thức bị giảm doanh thu.
Điều này cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động
có hiệu quả. Như vậy trong các năm tới, xu thế sẽ có nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc nâng cao nội lực bằng cách xúc tiến các công việc như: mở rộng quy mô sản xuất, đưa ra sản phẩm mới, mở rộng thị trường trong nước hoặc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Do đó, cùng với số doanh nghiệp mới được thành lập thì các doanh nghiệp này sẽ là tiềm năng để tạo thêm chỗ làm việc mới.
Biểu 3.1: Cơ cấu các cơ sở được khảo sát phân theo tình hình tăng giảm doanh thu qua các năm và lĩnh vực hoạt động, khu vực kinh tế.
Đơn vị: %
Công nghiệp
Xây dựng
Thương
mại
Dịch vụ
KT
CT
1. Năm 2007 so với 2006
- Không đổi
0
0
8.0
13.3
5.9
- Giảm
14.3
14.3
16.0
40.0
20.6
- Tăng
85.7
85.7
76.0
46.7
73.5
2. Năm 2006 so với 2005
- Không đổi
3.6
0
2.9
5.6
3.4
- Giảm
17.8
22.2
26.5
16.6
21.3
- Tăng
78.6
77.8
70.6
77.8
75.3
Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD.
a)Phân tích biến động về doanh thu qua các năm 2005-2007 phân theo lĩnh vực hoạt động.
So sánh tốc độ phát triển về doanh thu qua các năm 2006 và 2007 qua các năm một cách chi tiết hơn cho 4 lĩnh vực hoạt động chính của nền kinh tế là : công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, ta thấy có một sự phát triển rõ rệt của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ. Trong khi năm 2007 có tới 40% cơ sở bị giảm doanh thu thì năm 2008 chỉ còn 16 %. Lĩnh vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mở rộng hơn trong các năm tới. Vì
vậy, chiến lược phát triển ngành dịch vụ là một giải pháp cho việc sử dụng
có hiệu quả nguồn lao động dư thừa
Trong khi năm 2008 ngành dịch vụ đã có một sự đột phá lớn về sự phát triển thì ở các ngành khác, khả năng phát triển lại chững lại, đặc biệt là các cơ sở thuộc ngành thương mại (Biểu 3.1). Nguyên nhân lý giải điều này không chỉ là có một số cơ sở bị đào thải do không đứng vững trong cơ chế cạnh tranh mà còn được lý giải do sự chuẩn bị về mặt tiềm lực của các cơ sở, chẳng hạn đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giảm doanh thu có thể là do họ đang xúc tiến lắp đặt các thiết bị máy móc mới, áp dụng công nghệ sản xuất mới, còn đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực thương mại thì có thể là đang tìm kiếm thị trường mới…
b)Phân tích biến động doanh thu qua các năm 2005 – 2007 phân theo hình thức sở hữu.
Biểu 3.2: Xu hướng biến động về doanh thu qua các năm 2005-2007 phân theo hình thức sở hữu.
HTSH
Doanh thu (triệu đồng)
Tốc độ phát triển về DT (%)
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
DNNN
510408
732852
607968
144
83
HTX
656
1504
2616
228
174
ĐTNN
309596
591955
610547
191
103
DNTN
411144
380138
430902
92
113
Chung
1231804
1706449
1652033
167
97
Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD.
Qua số liệu điều tra cho thấy, trong 4 khu vực kinh tế là nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài và tư nhân thì chỉ có khu vực hợp tác xã và khu vực đầu tư nước ngoài là có tốc độ phát triển về doanh thu tăng đều qua các năm. Đáng chú ý nhất là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu của khu vực này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của
các khu vực kinh tế trên (chỉ sau khu vực nhà nước). Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài với một tiềm lực tài chính vững mạnh và công nghệ hiện đại luôn thu hút những những người lao động có trình độ cao . Vì vậy, trong
các năm tiếp theo, khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm và đưa ra
sản phẩm mới là rất lớn.
Đối với khu vực nhà nước, trong khi năm 2006 có sự tăng mạnh về
doanh thu ( tăng 44%) thì năm 2007 lại giảm đáng kể (giảm 17%). Xu hướng giảm này có thể còn tiếp tục trong các năm tới. Bởi vì hiện nay trong qúa trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số doanh nghiệp tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, thậm chí kinh doanh thua lỗ kéo dài, không còn thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình đó, hiện nay đang diễn ra một loạt các hoạt động sát nhập doanh nghiệp nhà nước, chia, tách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…
Doanh thu của khu vực tư nhân tăng giảm không đều qua các năm (năm 2006 so với 2005 giảm 8% nhưng đến năm 2007 thì lại tăng13% so với năm 2006) phản ánh thực trạng phát triển không ổn định của khu vực này. Đây là khu vực mà hàng năm xuất hiện thêm rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Do đó, tình trạng tăng giảm doanh thu không ổn định sẽ còn tiếp tục trong các năm tới.
1.2) Xét chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu.
Chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng ph._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1947.doc