Thực trạng lao động và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- TỐNG THỊ THU VÂN THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- TỐNG THỊ THU VÂN THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Địa Lý Học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

pdf121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng lao động và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự hỗ trợ của các bạn bè, đồng nghiệp và sự động viên của gia đình. Sau ba năm học tập và nghiên cứu đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình. Để có được thành công này, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương – Người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học – Công Nghệ Sau đại học và Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, trang bị kiến thức để hoàn thành luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, các thầy cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện công việc học tập và nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng chân thành cảm ơn tới các Cơ Quan, Ban Ngành như: Sở Lao động thương binh và Xã hội Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre,… đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, số liệu tham khảo quý báu, hữu ích để tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Tống Thị Thu Vân MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ............................................................................................................ 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................. 4 0TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT0T ................................................................................. 6 0TMỞ ĐẦU0T .................................................................................................................... 7 0T1. Lí do chọn đề tài0T........................................................................................................... 7 0T2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 0T ................................................... 7 0T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ........................................................................................... 8 0T4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu0T .............................................................. 10 0T5. Cấu trúc của luận văn0T ............................................................................................... 13 0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG0T ...................................................................................................................... 14 0T1.1. Nguồn lao động0T ....................................................................................................... 14 0T1.1.1. Các khái niệm0T..................................................................................................... 14 0T1.1.2. Vai trò của lao động0T ........................................................................................... 19 0T1.1.3. Cơ cấu lao động và xu hướng thay đổi cơ cấu lao động0T ...................................... 19 0T1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phát triển và phân bố nguồn lao động0T ..... 22 0T1.2. Sử dụng lao động0T .................................................................................................... 28 0T1.2.1. Các loại hình sử dụng lao động0T........................................................................... 28 0T1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động0T ............................................. 33 0T1.3. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội0T........................................ 41 0T1.4. Một vài nét về lao động và sử dụng lực lượng lao động ở Việt Nam0T .................... 42 0T1.4.1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh0T ............................................................... 42 0T1.4.2. Chất lượng nguồn lao động0T ................................................................................ 43 0T1.4.3. Sử dụng lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lí0T .................................................. 44 0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE0T .......................................................................................................................... 46 0T2.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre0T ...................................................................................... 46 0T2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre0T ...... 47 0T2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ0T .......................................................................... 47 0T2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên0T ................................................... 47 0T2.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội0T .................................................................................. 54 0T2.3. Nguồn lao động ở Bến Tre0T ...................................................................................... 61 0T2.3.1. Qui mô nguồn lao động0T ...................................................................................... 61 0T2.3.1. Sự phân bố lao động0T ........................................................................................... 63 0T2.3.3. Cơ cấu lao động0T.................................................................................................. 65 0T2.4. Thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh0T ..................................................... 68 0T2.4.1. Thực trạng việc làm0T ............................................................................................ 68 0T2.4.2. Sử dụng lao động theo đơn vị hành chính0T ........................................................... 69 0T2.4.3. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế0T .......................................................... 70 0T2.4.4.Sử dụng lao động trong khu vực kinh tế0T .............................................................. 71 0T2.5. Nhận xét về thực trạng sử dụng lao động Bến Tre0T ................................................ 81 0T2.5.1. Lao động – việc làm0T ........................................................................................... 81 0T2.5.2. Tỉ lệ thất nghiệp0T ................................................................................................ 82 0T2.5.3. Sự di cư lao động tìm việc làm0T ........................................................................... 83 0T2.5.4. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội Bến Tre0T ......................... 84 0TCHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÍ LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE0T ...................................................... 86 0T3.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 20200T ........ 86 0T3.1.1.Quan điểm phát triển0T ........................................................................................... 86 0T3.1.2. Mục tiêu chiến lược0T ............................................................................................ 88 0T3.2. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre0T ....................................................................................................... 90 0T3.2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh0T ..................................... 90 0T3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 20200T ............................................................................................................... 92 0T3.3. Dự báo nguồn lao động và định hướng giải quyết lao động – việc làm tỉnh Bến Tre0T .................................................................................................................................. 96 0T3.3.1. Dự báo số lượng nguồn lao động tỉnh Bến Tre0T ................................................... 96 0T3.3.2. Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tỉnh Bến Tre0T ............................ 98 0T3.4. Các giải pháp điều chỉnh số lượng, nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bến Tre.0T ........................................................................................................... 101 0T3.4.1. Các giải pháp trực tiếp chất lượng và số lượng lao động. 0T .................................. 101 0T3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động0T ....... 105 0T3.4.3. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động0T ............................................. 108 0TKẾT LUẬN0T ............................................................................................................ 111 0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T .............................................................. 113 0TPHỤ LỤC0T .............................................................................................................. 115 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐ: cao đẳng CNKT: công nhân kĩ thuật ĐH: đại học LĐ: lao động PTCS: phổ thông cơ sở PTTH: phổ thông trung học SX: sản xuất TTLL: thông tin liên lạc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào tuy nhiên chủ yếu là lao động thủ công, trình độ tay nghề và khoa học kĩ thuật còn kém so với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy vấn đề sử dụng nguồn lao động như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả kinh tế cao là hết sức cấp bách để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Để làm được điều này cần phải có sự nghiên cứu đánh giá và sử dụng nguồn lao động một cách khoa học, đối với mỗi tỉnh thành khác nhau thì cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm nguồn lao động của tỉnh để sử dụng nguồn lao động một cách hợp lí nhất. Đặc biệt đối với những tỉnh nghèo thì việc nghiên cứu đánh giá nguồn lao động, giải quyết việc làm để nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước có một ý nghĩa rất lớn. Bến Tre là tỉnh nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn lao động khá lớn, số dân trong độ tuổi lao động tăng theo từng năm, qui mô kinh tế của tỉnh nhỏ bé, chủ yếu là nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ phát triển hạn chế. Đó cũng là một trong những lí do mà Bến Tre có số lượng lao động xuất cư rất nhiều, và gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Cần có một chiến lược lâu dài để phát triển nguồn nhân lực Bến Tre trong điều kiện hội nhập kinh tế Bến Tre vào kinh tế cả nước, khu vực và thế giới, tạo điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động đòi hỏi sự quan tâm của toàn thể nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các cấp lãnh đạo quản lí, các nhà xã hội học, các nhà kinh tế và các nhà địa lí học,… Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tinh Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Đúc kết những cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu thực trạng lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre. Từ đó tìm ra những giải pháp sử dụng hợp lí, hiệu quả lao động, giải quyết việc làm, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng lao động. - Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng nguồn và việc sử dụng lao động của tỉnh Bến Tre dưới góc độ Địa lí kinh tế - xã hội. - Nghiên cứu thực trạng nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. - Đề xuất những giải pháp ổn định số lượng, nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hợp lý lao động cho địa phương. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Nội dung nghiên cứu - Làm rõ một số khái niệm có liên quan: nguồn lao động, lực lượng lao động, cơ cấu lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp… - Qui mô, cơ cấu, phân bố lao động và sử dụng lao động ở Bến Tre (chủ yếu sử dụng lao động theo khu vực kinh tế, không đi sâu về sử dụng lao động theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ). - Tổng quan dự báo về lao động và sử dụng lực lượng lao động. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực lượng lao động, thực hiện phân công lao động trên địa bàn tỉnh.  Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chính hiện nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia, v.v… Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức… Trong hội thảo “ Dân số và phát triển nguồn nhân lực” của Trung tâm Nghiên cứu dân số và nguồn lao động của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội vào tháng 9 năm 1990, các tác giả đều bàn luận xoay quanh vấn đề dân số, lao động, việc làm và một vài khía cạnh quan hệ của chúng trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. Trong thông tin chuyên đề của Trung tâm thông tin thuộc Ủy ban kế hoạch nhà nước, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Đinh Văn Bình đã đề cập đến một vài khía cạnh lao động- việc làm qua bài viết: “ Thị trường lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”; tác giả Trần Thị Tuyết Mai có bài : “ Một số phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2005”; tác giả Thế Ba có bài “ Lao động và việc làm ở nông thôn thời kỳ 1991- 1995”; tác giả Lê Quang với bài “ Lao động và việc làm cho thanh niên”…Các bài viết này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của quan hệ dân số- lao động- việc làm. Nhiều tác giả đã phân tích khá sâu sắc lao động, việc làm và mối quan hệ giữa dân số với lao động và việc làm , như bài viết của Lê Trung “ Lao động và việc làm: điều băn khoăn chưa lời giải”. Nhiều tác giả còn đi sâu và nghiên cứu nguồn lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, như: TS. Trần Thị Tuyết Mai với bài viết “ Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010”; Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh: “ Báo cáo vai trò khu vực kinh tế phi chính thức trong tạo việc làm, thu nhập, các vấn đề xã hội”. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về nguồn lao động và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương … Những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lao động ở tỉnh Bến Tre dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre”. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.2. Quan điểm hệ thống Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, đồng thời kéo theo các thành phần khác của hệ thống thay đổi, cuối cùng làm cho hệ thống đó thay đổi. Hệ thống đó lại nằm trong hệ thống cấp cao hơn và những thay đổi của nó lại kéo theo sự thay đổi của hệ thống cấp cao hơn. Bến Tre là một hệ thống kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các hợp phần như: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, đường lối phát triển kinh tế- xã hội … có sự tác động qua lại với nhau và phát triển theo qui luật nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề lao động việc làm ở Bến Tre ta cần phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với các hợp phần khác. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội không hoạt động tách rời nhau mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của nhau. Ví dụ: Ở thị xã Bến Tre là nơi thuận lợi để phát triển các xí nghiệp công nghiệp, ngành du lịch và thương mại. Nơi đây tập trung lao động đông hơn so với các huyện. Tuy nhiên điều này cũng gây sức ép đối với y tế, giáo dục và gây tác động xấu cho môi trường nếu không được qui hoạch hợp lí. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Dân cư và nguồn lao động không chỉ phân hóa theo không gian mà còn phát triển theo thời gian. Nguồn lao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy để lí giải nguồn lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển, sử dụng lao động trong tương lai, chúng ta cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững “Hệ sinh thái là một hệ thống động lực tự nhiên, một tổng thể tự nhiên trong phạm vi một lãnh thổ xác định, lãnh thổ đó bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên (yếu tố vô sinh và hữu sinh) mà trong đó tất cả các yếu tố tự nhiên đều có một sự đồng nhất tương đối và gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ bên trong, các mối quan hệ đó không chỉ chi phối, quy định lẫn nhau mà còn phù hợp vói nhau”[2] “Hệ sinh thái là một tổ chức sống cao nhất của sinh vật, bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó”[2] Hệ sinh thái càng nhỏ thì mức độ đồng nhất của các thành phần, yếu tố càng lớn và ngược lại. Còn có thể hiểu hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lí mà nó tồn tại, ở đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Vấn đề nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động là đối tượng có bề dày lịch sử, có mối liên hệ bền vững giữa các yếu tố với môi trường. Khi nghiên cứu phải chú ý ưu tiên những khía cạnh đảm bảo sự phát triển lâu bền của các yếu tố và của cả tổng thể đối tượng đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Là phương pháp rất quan trọng đối với địa lí kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các số liệu thống kê người nghiên cứu có thể phân tích so sánh trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí kinh tế, so sánh với các địa phương khác, các vùng khác. Từ đó rút ra những kết luận có tính qui luật và tìm được những dấu hiệu bản chất nhất của vấn đề nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích tài liệu có thể chia ra hai kiểu phân tích chính: phân tích truyền thống và phân tích được hình thức hóa (định lượng) hai kiểu phân tích này bổ sung lẫn nhau. - Phân tích truyền thống (cổ điển) là một mắc xích của các thao tác logic nhằm giải thích những thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. theo quan điểm truyền thống, người ta phân biệt ra kiểu phân tích bên ngoài và kiểu phân tích bên trong. Kiểu phân tích bên ngoài làm sáng tỏ những tình huống kèm theo việc xuất hiện tài liệu. Kiểu phân tích bên trong là nghiên cứu nội dung tài liệu, nghiên cứu các ý nghĩa trực tiếp và sâu kín của tài liệu. - Phân tích được hình thức hóa: phân tích định tính các tài liệu là tiền đề cần thiết đối với mọi thao tác định lượng nhằm làm cho việc nghiên cứu tránh khỏi tính chủ quan khi bổ sung các phương pháp truyền thống. Thực chất của phương pháp này nhằm tìm thấy các dấu hiệu, đặc điểm, thuộc tính để tính toán của tài liệu phản ánh những mặt quan trọng nhất định của nội dung. 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Là phương pháp đặc trưng của địa lí học “các công trình nghiên cứu đều bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” Sử dụng bản đồ trong nghiên cứu nhà địa lí dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên, dân cư môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội. Cuối cùng công trình nghiên cứu được thể hiện kết luận bằng hệ thống bản đồ, biểu đồ. 4.2.4.Phương pháp hệ thống hóa Hệ thống hóa là một vấn đề chung và rộng nhất về sự sắp xếp các đối tượng trên cơ sở các qui luật, nguyên tắc hoặc qui tắc nhất định. Sự phân chia “theo chiều nằm ngang” các đối tượng đồng nhất chủ yếu theo những dấu hiệu định lượng được gọi là sự phân loại. Ngược lại, sự phân chia các đối tượng ấy “theo chiều thẳng đứng” được gọi là sự phân dị. Trên cơ sở phân loại và phân dị các đối tượng người ta phân kiểu các đối tượng này, nghĩa là tổng hợp các tổng thể hợp thành quan trọng nhất, chủ yếu theo các dấu hiệu định tính. Sự thống nhất vào một mối quan hệ nào đó các đối tượng giống nhau được gọi là sự phân nhóm. Về mặt lí luận và thực tiễn của địa lí kinh tế - xã hội thì hệ thống hóa khoa học có ý nghĩa to lớn. Bởi vì hệ thống hóa cho phép theo dõi trật tự nhất định trong các hiện tượng đang nghiên cứu, cho phép đúc kết kiến thức về sự giống nhau và khác nhau của hiện tượng ấy, đồng thời làm dễ dàng cho quá trình nghiên cứu các địa hệ phức tạp và tạo nên khả năng phát hiện nhanh chóng hơn các qui luật bên trong của chúng. Mặt khác quá trình hệ thống hóa đã tuân thủ theo những qui tắc và phân chia logic các khái niệm và những nguyên tắc về việc phân chia tập hợp các tối ưu như: tính thuần nhất lớn nhất bên trong các nhóm phân chia và sự khác biệt lớn có thể giữa các nhóm. 4.2.5. Phương pháp thực địa Là phương pháp truyền thống của địa lí học để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ được nghiên cứu. Đây là phương pháp dùng để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ, toán học, cân đối,...) 4.2.6. Phương pháp dự báo Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa địa thông tin ở mức cao nhằm xác định trạng thái tương lai của vấn đề. Thường các dự báo mang tính phức tạp và tính xác xuất (tính đúng ở một mức độ nhất định). 4.2.7. Phương pháp GIS Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin không gian, với khởi đầu là phương tiện để lưu trữ đơn thuần thông tin đồ họa. Ngày nay, hệ thống thông tin địa lí GIS đã trở thành hệ thống quản lí thông tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hoá và mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian. Hệ thống thông tin địa lí đang là một công cụ mạnh, đáng tin cậy không những chỉ của các người làm công tác kĩ thuật, mà còn của cả các người quản lí xã hội… và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận về nguồn lao động và sử dụng lao động Chương 2: Thực trạng lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí lao động ở Bến Tre. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1. Nguồn lao động 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Lao động Lao động: lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Các định nghĩa về lao động tập trung đề cập hai khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con người. Thứ hai, “ lao động” quan niệm là chính bản thân con người, với tất cả các nổ lực vật chất, tinh thần của nó, thông qua hoạt động lao động của mình sử dụng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định [5]. 1.1.1.2. Nguồn lao động Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Nguồn lao động là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lượng của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc dưới dạng tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội trong một cộng đồng [5]. Theo Bộ lao động - Thương binh và Xã hội:Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo qui định của Bộ Luật lao động) [5],[28]. Trong nguồn lao động người ta không tính đến lao động trẻ em. Như vậy, nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động theo qui định của Bộ Luật lao động gồm: Những người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc, những người tàn tật, mất sức lao động (bị tai nạn trong khi lao động), những người thất nghiệp và những người thuộc tình trạng khác (đang đi học, nội trợ). 1.1.1.3. Dân số hoạt động kinh tế Nguồn lao động được qui định bởi qui mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính và sự phân bố theo lãnh thổ. trong thực tế, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế và ngược lại, không phải cứ ai ngoài độ tuổi lao động thì không tham gia hoạt động kinh tế. Chỉ riêng những người trong độ tuổi lao động chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động, còn phải đo lường và phân tích thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của họ. Vì thế theo khuyến nghị của Liên hiệp quốc, nguồn lao động được chia thành hai khối: dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động hoặc dân số làm việc) và dân số không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định [5]. Theo định nghĩa trên còn có thể phân biệt dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động – bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Đây là những người mà nền kinh tế có thể huy động và phải giải quyết việc làm. Vận dụng quan điểm trên của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong cuộc điều tra thực trạng lao động và việc làm được áp dụng từ năm 1996, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xem dân số hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc [5]. Trong quy định này độ tuổi của dân số hoạt động rộng hơn, ngoài dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm cả dân số trên độ tuổi lao động. Trong nghiên cứu của mình, luận văn sử dụng quan niệm dân số hoạt động kinh tế hay lực lượng lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 1.1.1.4. Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ tuổi lao động trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc [5]. Những người này không hoạt động kinh tế vì đang đi học (học sinh, sinh viên); đang làm công việc nội trợ cho bản thân và gia đình, không có thu nhập; già cả, ốm đau, tàn tật không có khả năng lao động và những người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, thu nhập mà không phải làm việc…) Nhìn chung, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế so với nguồn lao động - khác nhau giữa nam và nữ, thành thị và nông thôn, giữa các nước và khu vực với trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác biệt. Giữa các nước công nghiệp tiên tiến và các nước nông nghiệp tỉ lệ tham gia lực lượng lao động khác nhau đáng kể. Tỉ lệ lao động ở các nhóm tuổi trẻ ở các nước nông nghiệp thường cao hơn các nước công nghiệp. Trẻ em ở các nước nông nghiệp thường phải làm việc, chỉ có một bộ phận nhỏ sau tuổi 14 còn được tiếp tục đến trường. Còn ở các nước phát triển, luật giáo dục bắt b._.uộc công dân phải có trình độ học vấn nhất định, thường là hết trung học cơ sở hay trung học phổ thông, nên chỉ có một bộ phận nhỏ trẻ em dưới 15 tuổi hoạt động kinh tế. Ở các nước công nghiệp, tỉ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế khá cao, trong khi đó ở nhiều nước đang phát triển tỉ lệ này khá thấp. 1.1.1.5. Chất lượng nguồn lao động Xác định đúng nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng là cơ sở cho việc sử dụng lao động, vì con người ở khía cạnh người lao động có một vai trò rất lớn trong nền sản xuất xã hội, đó là tiềm lực kinh tế, là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước, bên cạnh các nguồn lực vật chất chỉ đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế, nguồn lao động giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất lao động, khả năng kinh doanh, tạo điều kiện tìm việc làm và tạo điều kiện cho đổi mới và tiến bộ. Các nghiên cứu về phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng, lực lượng lao động trình độ cao là một trong những nhân tố cơ bản có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia, nhất là trong thời đại tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đánh giá chất lượng nguồn lao động dựa trên một số tiêu chí sau: + Trình độ học vấn: thước đo quan trọng của chất lượng nguồn lao động. Đây là cơ sở chủ yếu để nâng cao năng lực và kĩ năng làm việc của người lao động. Xu hướng ở trên thế giới hiện nay là tăng tỉ lệ số người có trình độ văn hóa cao, trình độ học vấn được coi là 1 trong 3 chỉ số đánh giá phát triển con người (HDI). Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi mang tính nội lực cho việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lực lượng lao động và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn lao động. Hiện nay, trên 30 quốc gia có tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 100%, có khoảng 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam) tỉ lệ người không biết chữ ở độ tuổi 15 tuổi trở lên chỉ có 5%, nhưng cũng còn tới 25 quốc gia có trên 50% số người trong độ tuổi lao động bị mù chữ. + Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lực lượng lao động: chỉ tiêu này được xem xét bằng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo các cấp (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng - đại học trở lên) trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Theo kinh nghiệm của thế giới, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật, cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình độ thích hợp tương ứng. Theo F.M Harbison, trong một chu kỳ dài, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kĩ thuật đã qua đào tạo thường gấp 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Còn theo kinh nghiệm của các nước phát triển, tỉ lệ hợp lí giữa công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp so với đại học và cao đẳng là 7/3. Nếu cơ cấu lao động đã qua đào tạo mà bất hợp lí sẽ gây hậu quả xấu. Nền kinh tế hiện đại thiếu trầm trọng công nhân lành nghề và lao động kĩ thuật, trong khi đó hàng vạn cử nhân thạc sĩ không tìm được việc làm và rất nhiều lao động giản đơn không có việc làm, gây nên sự lãng phí rất lớn nguồn lao động của xã hội. 1.1.1.6. Việc làm Một trong những khái niệm gắn liền với lao động là khái niệm việc làm. Dưới góc độ triết học, kinh tế học, xã hội học … việc làm chủ yếu được xác định như là dạng hoạt động có ích của con người. Đảm bảo việc làm thường xuyên cho lực lượng lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu nó được tập trung vào một số khía cạnh như lao động có việc làm thường xuyên theo khu vực nông thôn – thành thị, theo khu vực kinh tế và lao động thiếu việc làm. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm gọi là việc làm [5]. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: * Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. * Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Trong Bộ luật Lao động đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, Điều 13 đã định nghĩa mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong định nghĩa này đã thừa nhận việc làm phải gắn với thu nhập, tức là các hoạt động kinh tế không có thu nhập thì không phải là việc làm và việc làm nằm trong khuôn khổ quỹ đạo của chuẩn mực xã hội cho phép. Luận văn xem việc làm là tất cả các hoạt động (chân tay, trí óc) của người lao động trong khuôn khổ luật pháp cho phép, nhằm đem lại thu nhập cho bản thân, cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Định nghĩa trên không chỉ phản ảnh việc làm là hoạt động có ích của con người mà còn thể hiện việc làm gắn liền với thu nhập trong khuông khổ những giá trị chuẩn mực của mỗi xã hội nhất định. Từ đó mới có thể phân tích lĩnh vực việc làm ở những khía cạnh cụ thể trong những điều kiện cụ thể. 1.1.1.7. Thất nghiệp Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm nhiều hơn chỗ làm việc. Ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nên vấn đề thất nghiệp vẫn đang là thách thức lớn. Nó không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực cho cá nhân mà còn cho sự phát triển nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, một người được coi là thất nghiệp nếu người đó trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang cố gắng tìm việc [4]. Trong những qui định điều tra thực trạng lao động và việc làm được áp dụng từ năm 1996 do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tiến hành, xác định người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Ở đây giới hạn độ tuổi của người thất nghiệp được qui định cả những người trên độ tuổi lao động. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, khi trong xã hội còn có một tỉ lệ người trên độ tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và đi liền với nó là một tỉ lệ không nhỏ người đang rơi vào tình trạng không có việc làm. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng khái niệm thất nghiệp để làm công cụ nghiên cứu nguồn lao động như sau: Người thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm [11]. Sự phát triển thị trường lao động ở nhiều nước đã chỉ ra các dạng thất nghiệp khác nhau: - Thất nghiệp tự nguyện (tự nhiên) là tình trạng thất nghiệp của người lao động do không tích cực tìm kiếm việc làm ở mức lương hiện hành. Thất nghiệp tự nhiên là dạng thất nghiệp chấp nhận được của nền kinh tế, tức là với mức thất nghiệp này nền kinh tế vẫn giữ được sự phát triển bình thường. - Thất nghiệp dài hạn là tình trạng thất nghiệp có thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên. - Thất nghiệp chu kì là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong giai đoạn đình trệ của chu kì đầu sản xuất kinh doanh. - Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi mất đồng bộ giữa cơ cấu lao động và cơ hội làm việc do sự thay đổi cơ cấu nhu cầu tiêu dùng và công nghệ. Loại thất nghiệp này mang đặc điểm của thất nghiệp dài hạn. Khái niệm thất nghiệp trên là cơ sở để xác định người thất nghiệp. Tất cả các nước đều cố gắng giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Một số quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên chứng tỏ việc sử dụng lao động ở quốc gia đó hợp lí. 1.1.2. Vai trò của lao động Lao động một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển, sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc. Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, không có gì có thể thay thế hoàn toàn được lao động. 1.1.3. Cơ cấu lao động và xu hướng thay đổi cơ cấu lao động Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kĩ thuật; Cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. Cũng có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động: là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể... Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua cơ cấu lao động Việt Nam đã có những chuyển dịch chủ yếu sau đây: Số người mù chữ trong dân số và lao động ngày càng giảm. Nếu so với lực lượng lao động, số lao động mù chữ trong lực lượng lao động ngày càng giảm. Năm 1996, có 5,7% số người chưa biết chữ. Nhờ các biện pháp tích cực và các hình thức học tập xoá mù chữ phù hợp nên đến năm 2004, số mù chữ chỉ chiếm 4,44% lực lượng lao động ; đến năm 2009 đã giảm xuống còn 3,04%. Số không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cũng giảm, từ 18,32% năm 2004 xuống còn 6% năm 2009. Tuy nhiên, số người mù chữ trong lực lượng lao động năm 2009 không đều giữa các vùng lãnh thổ. Trong 8 vùng lãnh thổ, tỉ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (10%), tiếp đến là Tây Nguyên (9,1%), thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung bộ (1,9%). Số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng giảm, số người qua đào tạo ngày càng tăng. Nhờ phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo ở mọi miền vùng, khu vực và trong cơ sở sản xuất kinh doanh nên số người không có trình độ chuyên môn, kĩ thuật (những người không được đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) trong số người hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên ngày càng giảm. Năm 1999 là 91,9%, năm 2005 giảm xuống còn 75,21% và năm 2009 còn 74,7%. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Cụ thể, tỉ lệ này đã tăng từ 24,79% năm 2005 lên 25,3% năm 2009. Trong đó, riêng năm 2009, số người có chứng chỉ nghề sơ cấp, có bằng CNKT hoặc tương đương CNKT là 15,22%, tốt nghiệp trung học công nghiệp là 4,70%, tốt nghiệp CĐ, ĐH và trên ĐH là 5,8%. Tuy nhiên, về mặt chất lượng đào tạo cũng còn nhiều vấn đề và chưa đạt mục tiêu đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo là 30% như Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đã nêu. Trong 8 vùng lãnh thổ, có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Năm 2009 vùng có tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo cao nhất là Đông Nam bộ (37,4%), tiếp đến là đồng bằng sông Hồng (34,4%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (13,5%). Dân số và lao động ở thành thị ngày càng tăng. Năm 1986, dân số cả nước là 61.109.000 người, trong đó ở thành thị là 11.817.000 người, chiếm 19,3% và ở nông thôn là 49.292.000 người chiếm 80,7%. Đến năm 1999, dân số cả nước đã tăng lên 76.327.000 người, trong đó thành thị chiếm 23,5%. Năm 2009, dân số cả nước đã tăng lên 85,7 triệu người, trong đó ở thành thị là 22,4 triệu người, chiếm 29,6%. Xét về cơ cấu của lực lượng lao động theo vùng nông thôn và thành thị cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (2000 – 2009) Tỉ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2009 còn 20,91%. Tỉ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2009 tăng lên 40,24%. Tỉ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2009 là 38,85%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Năm 2000 36,7% 24,5% 38,7% Năm 2005 20,9% 41% 38,1% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Năm 2009 38,85% 20,9% 40,2% 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phát triển và phân bố nguồn lao động 1.1.4.1. Vị trí địa lí của lãnh thổ * Vị trí địa lí tự nhiên là yếu tố chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, có ảnh hưởng tới sự cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó có thể thấy thông qua các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản… * Vị trí địa lí kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ, ảnh hưởng đến sự phân bố và cơ cấu dân cư, lao động. Một lãnh thổ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, lợi thế về vị trí địa lí sẽ được tận dụng để phát triển, hình thành đội ngũ lao động có trình độ cao, lao động công nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế. Bến Tre trước đây bị cách trở về giao thông nên kinh tế kém phát triển. Hiện nay tỉnh đang được đầu tư phát triển về giao thông nhất là khi cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông được xây dựng đã nối liền Bến Tre với các tỉnh thành khác trong nước tạo điều kiện thuận lợi để thu hút sự đầu tư của nước ngoài, tạo ra nhu cầu lớn về lao động công nghiệp và dịch vụ, góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động theo nghề nghiệp và theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của tỉnh. 1.1.4.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Địa hình ảnh hưởng đến việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương thức canh tác cũng như năng suất của đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung đông ở những vùng có địa hình bằng phẳng như các đồng bằng, bồn địa và thung lũng miền núi để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt. càng lên cao dân cư càng thưa thớt. Vùng địa hình cao thường là nơi khai thác kinh tế, liên quan đến sự di cư của lao động nam nhiều hơn lao động nữ, trong cơ cấu lao động theo giới, nam nhiều hơn nữ. * Khí hậu chi phối mọi hoạt động sản xuất nhất là nông- lâm- ngư nghiệp, ảnh hưởng tới sinh hoạt của dân cư và lao động. Vùng nhiệt đới ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, cây trồng vật nuôi sinh trưởng nhanh, năng suất cao, nuôi sống nhiều người nên đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và lao động. Về mặt sinh học, con người vùng nhiệt đới có khả năng sinh đẻ lớn hơn vùng ôn đới và hàn đới nên mức sinh ở các nước nhiệt đới cũng thường cao hơn, nhất là ở những nước nghèo, lạc hậu, làm cho mức gia tăng về dân số và lao động lớn. * Diễn biến mùa khí hậu góp phần hình thành tập quán canh tác, sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất của người lao động ở từng địa phương. Khí hậu mùa đông ở miền bắc nước ta với sự xen kẽ các đợt gió mùa đông bắc làm thời tiết luôn luôn thay đổi, chi phối lịch thời vụ gieo trồng. Rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Ở Đà Lạt và Sa Pa có khí hậu thuận lợi cho các loại rau phát triển và là vùng trồng rau xanh cung cấp cho cả nước. * Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng của nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế - xã hội cần có đất đai. Sự tập trung dân cư và lao động đông đúc trước tiên là những vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lương thực, thực phẩm. Sự chuyển dịch dân cư - lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp đều phải dựa vào nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ các vùng sản xuất trọng điểm - nơi có đất đai thích hợp với cây lương thực, thực phẩm. Mọi sản xuất công nghiệp, dịch vụ đều cần có đất đai. Do diện tích đất đai có hạn, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách đầu tư thêm lao động, vốn, kĩ thuật trên một đơn vị diện tích để tăng sản phẩm. * Nguồn nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, cần thiết cho hoạt động của nông nghiệp. Sự phân bố lao động chịu ảnh hưởng gián tiếp của nguồn nước. vùng khô hạn không đủ nước cho cây trồng vật nuôi phát triển thì dân cư lao động cũng thưa thớt. Trái lại, nơi có nguồn nước phong phú thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, nguồn lao động tập trung đông đúc. Bất kì ngành công nghiệp nào cũng cần có nước. Bởi vậy các nhà máy công nghiệp thường được phân bố trên những sông lớn và lao động công nghiệp cũng được phân bố theo đó. * Khoáng sản là nguyên liệu của công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác) và lao động công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khỏe tốt và ở mức độ nhất định cần tới trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường có kết cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao * Sinh vật là nhân tố quan trọng tạo nên sự cân bằng sinh thái. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, duy trì mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, giảm bớt hạn hán, làm trong sạch môi trường sống. Hiện tượng thiên tai lũ lụt ở Việt Nam ngày càng nhiều, đây là hậu quả của sự tàn phá rừng đầu nguồn, của tập quán du canh du cư ở đồng bào dân tộc thiểu số, của sự khai hoang bừa bãi không khoa học. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và các hoạt động sản xuất. Cây xanh đã giúp con người giảm bớt sự ô nhiễm không khí do sự phát triển công nghiệp, đô thị và các phương tiện giao thông. Sự săn bắt triệt để các sinh vật tự nhiên trên đồng ruộng làm cho cân bằng sinh thái bị phá vỡ, sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng vật nuôi. Cần phải duy trì các sinh vật tự nhiên, bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ cân bằng sinh thái. 1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội * Dân số với nguồn lao động Dân số quyết định tới qui mô và chất lượng nguồn lao động. - Gia tăng tự nhiên và qui mô nguồn lao động Nguồn lao động là một bộ phận quan trọng của dân số. Sự gia tăng dân số quyết định mức gia tăng lao động trong tương lai (sau 15 đến 25 năm). Những nước có mức gia tăng dân số cao cũng có mức gia tăng nguồn lao động cao. Nguồn lao động phát triển nhanh về số lượng nhưng yếu về sức khỏe và thể lực, kém về trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người càng thấp, kinh tế chậm phát triển, nhiều lao động không có việc làm. Những nước có gia tăng dân số thấp và ổn định thì mức gia tăng lao động cũng thấp và ổn định, tỉ lệ lao động trong dân số cao, tổng sản phẩm xã hội lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, tạo thuận lợi cho sự tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao. Một số nước có gia tăng dân số quá thấp hoặc âm làm cho qui mô dân số và lao động có nguy cơ bị suy giảm, đội ngũ lao động ở đây có trình độ cao song lại thiếu nguồn bổ sung lao động trẻ. Khi mức gia tăng dân số cao, thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng và đầu tư vào các phúc lợi công cộng phục vụ cho dân số đó sẽ tăng lên, thu nhập đầu tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng giảm đi, dẫn tới khó khăn cho mở rộng đầu tư việc làm. Điều đó ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của lực lượng lao động. Ngược lại, khi qui mô lực lượng lao động lớn, nhất là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, dẫn tới qui mô dân số đặc biệt là dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn. Với cơ cấu dân số đó, đặc trưng về trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp của lực lượng lao động thường thấp dẫn đến việc kiểm soát hành vi sinh đẻ còn hạn chế, mức sinh cao. - Gia tăng cơ học của dân số và quy mô lực lượng lao động Theo qui luật chung, người dân di chuyển từ nơi có mức sống thấp sang nơi có mức sống cao; từ nơi có ít cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm sang nơi có nhiều cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm có thu nhập cao. Như vậy dòng di dân với các đặc trưng trên sẽ làm tăng qui mô lực lượng lao động nơi nhập cư và giảm qui mô lực lượng lao động nơi xuất cư. Nơi nhập cư: nếu bộ phận lực lượng lao động nhập cư có trình độ văn hóa và trình độ nghề nghiệp thấp thì khó có thể tham gia vào khu vực kinh tế hiện đại, chỉ tham gia vào khu vực kinh tế truyền thống, hoặc không tìm được việc làm, từ đó tạo thêm gánh nặng thất nghiệp cho những nơi nhập cư. Nơi xuất cư: Ở mức nào đó, việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số, giảm được số người thất nghiệp trong lực lượng lao động. Nhưng nếu bộ phận lực lượng lao động có trình độ nghề nghiệp và học vấn cao tham gia xuất cư thì sẽ mất đi bộ phận tinh túy nhất của nguồn lao động. Đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nơi xuất cư. Ngược lại, do qui mô lực lượng lao động lớn, sự phát triển kinh tế xã hội không đủ việc làm cho người lao động nên dẫn tới hiện tượng thừa lao động, chủ yếu là những lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp, khiến họ phải di chuyển tới những nơi có cơ hội kiếm được việc làm. Đồng thời, khi qui mô lực lượng lao động lớn, việc tạo ra nhiều việc làm sẽ gây khó khăn cho áp dụng tiến bộ công nghệ kĩ thuật. Điều đó khiến cho bộ phận lực lượng lao động có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao sẽ tìm mọi cách di chuyển đến những nơi tiến bộ công nghệ cao phù hợp với năng lực của họ. - Cơ cấu dân số và cơ cấu lực lượng lao động * Cơ cấu dân số trẻ: Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã dẫn đến việc chi phí cho tiêu dùng, cho các dịch vụ giáo dục, y tế cao; khả năng đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại lao động, cho chuyển giao công nghệ, cho phát triển sản xuất thấp. Cơ cấu lực lượng lao động sẽ được thể hiện như sau: Theo trình độ nghề nghiệp, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lao động được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ thấp và lao động không được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Theo khu vực sản xuất, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lực lượng lao động ở khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao và lực lượng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp. Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế thường phải tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho dân số đông và ít có điều kiện đầu tư vốn vào công nghiệp và dịch vụ. Điều đó dẫn tới hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp phổ biến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. * Cơ cấu dân số già: có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu lực lượng lao động. Nếu tỉ lệ người già quá đông thì dân số tham gia vào lực lượng lao động thấp, một bộ phận lớn dân số không hoạt động kinh tế sẽ tăng thêm gánh nặng cho lực lượng lao động. Một bộ phận lớn lao động sẽ phải tham gia vào khu vực dịch vụ an sinh xã hội cho người cao tuổi, không thể đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế. * Cơ cấu dân số hợp lí: Nếu cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, thì đầu tư cho phát triển nguồn lao động tương lai và hiện tại thuận lợi hơn. Cơ cấu của lực lượng lao động có những đặc trưng: tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm phần lớn, tỉ lệ lao động có việc làm cao, thất nghiệp thấp. * Cơ cấu giới tính của dân số sẽ có ảnh hưởng đến tỉ tệ tham gia lao động của nữ. Khi phụ nữ quyết định tham gia hay không tham gia lực lượng lao động, cung lao động sẽ tăng lên hay giảm xuống vì tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới có xu hướng ổn định trong một khoảng tuổi dài. - Phân bố dân cư và phân bố lực lượng lao động Nếu phân bố dân cư bất hợp lí với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thì sức ép lao động việc làm cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng lao động, với cơ sở vật chất kĩ thuật khiến cho vấn đề tạo việc làm trở nên khó khăn, dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đó là nguyên nhân làm cho mức sinh cao, mức di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lượng lao động. Nếu phân bố dân cư hợp lí thì sẽ phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất và phát triển như tài nguyên, con người, vốn… Cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập cao. Có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực. - Chất lượng dân số với chất lượng lực lượng lao động Chất lượng dân số là nói về chất lượng của toàn bộ dân số, từ những người dưới tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động đến những người trên tuổi lao động. Chất lượng của dân số dưới tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng lao động trong tương lai vì sau 10 - 15 năm nữa họ sẽ bước vào tuổi lao động. Chất lượng của những dân số trong độ tuổi lao động là chất lượng của nguồn lao động hiện tại. Nếu chất lượng của nguồn lao động cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc nhóm dân số dưới tuổi lao động, làm cho chất lượng nguồn lao động tương lai cao. Trình độ học vấn của trẻ em là sự thể hiện chất lượng nguồn lao động trong tương lai và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của bố mẹ. * Lịch sử khai thác lãnh thổ Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là những vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào. Đó thường là những vùng thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, giao lưu thuận tiện, chủ yếu là các đồng bằng châu thổ như các đồng bằng vùng Châu Á gió mùa với truyền thống trồng lúa nước cần nhiều lao động và nuôi sống được số dân đông, hoặc là những nơi phân bố tập trung khoáng sản để khai thác; hoặc là những nơi có vị trí thuận lợi cho buôn bán, sớm hình thành những trung tâm thương mại. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố có lịch sử hình thành lâu đời, cơ sở hạ tầng khá phát triển, tập trung đông dân cư và lao động, đội ngũ lao động có trình độ cao, nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học. * Cơ sở hạ tầng Ở đâu có cơ sở hạ tầng phát triển, ở đó nền kinh tế thịnh vượng, dân cư lao động tập trung đông. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nó đảm bảo thông tin nhanh nhạy, lưu thông hàng hóa kịp thời. Muốn phân bố lại lực lượng lao động trên lãnh thổ, phải quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông mạng lưới thông tin, nhà ở, sau nữa là trường học, trạm y tế, điện, nước,…Những vùng đồng bằng, những thành phố tập trung đông người do cơ sở hạ tầng ở đó phát triển thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện mở mang sản xuất và dịch vụ làm cho dân số hoạt động tăng. * Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Quyết định xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động. Đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các chính sách hợp lí thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước đưa vào sản xuất, tận dụng được tiềm năng lao động. Các chính sách tạo sự công bằng xã hội như khuyến nông, xóa đói, giảm nghèo…tạo cơ hội cho nông dân, những người nghèo có vốn sản xuất, nâng cao mức sống, tăng sức khỏe người dân nói chung, người lao động nói riêng. Các chính sách về giáo dục, y tế sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng lao động. * Giáo dục: Giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển tiềm năng con người. Giáo dục cung cấp những tri thức phổ thông hiện đại, những kiến thức khoa học kỹ thuật chuyên ngành cho người lao động. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào sức khỏe người lao động, vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người lao động. Giáo dục và đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra các nguồn lao động có chất lượng cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. * Y tế: Sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động. 1.2. Sử dụng lao động Sử dụng lao động là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu xã hội, thông qua mối quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động) [15] 1.2.1. Các loại hình sử dụng lao động Nhu cầu về lao động và các khả năng sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ và hữu hiệu phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất xã hội, vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia là ở chỗ phải lựa chọn các biện pháp có khả năng khuyến khích tăng năng xuất lao động, tạo được nhiều việc làm và tăng khả năng thu hút lao động. 1.2.1.1. Sử dụng l._.uất kinh doanh cho đơn vị mình nhất là cho các đơn vị có đủ điều kiện, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và đào tạo nghề đáp ứng ngu cầu của xã hội. đối với các làng nghề, khuyến khích các làng nghề tham gia đào tạo nghề, truyền nghề theo năng lực, hỗ trợ cho những làng nghề mà thị trường lao động cho nhu cầu sử dụng để duy trì những làng nghề truyền thống của địa phương. Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia dạy nghề, thực hiện vai trò quản lí theo pháp luật và thúc đẩy công tác xã hội hóa dạy nghề phát triển. 3.4.1.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm ở tỉnh Bến Tre, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, là nơi tạo điều kiện cho cung, cầu lao động gặp nhau. việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị trên cần tập trung vào các nội dung sau: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề, đầu tư xây dựng trường nghề của tỉnh. Tập trung ưu tiên đào tạo những ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, đào tạo nghề trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nhằm tăng nhanh qui mô lao động qua đào tạo nghề và xác lập hợp lí tỉ trọng lao động nông nghiệp qua đào tạo trong những năm tới. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện, kết hợp với các ngành chức năng, các đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã phường, thi trấn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyển giao kiến thức khoa học kĩ thuật cho người quản lí và lao động trực tiếp sản xuất. xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng trang bị cho học sinh có đầy đủ kiến thức khoa học theo chuyên ngành, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực hành nghề nghiệp, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động. Mở rộng khai thác ngành nghề mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Song song với việc mở rộng dạy nghề tại chỗ, tỉnh cần có kế hoạch tăng cường liên kết với các tỉnh khác như Tiền Giang, long An, Thành phố Hồ Chí Minh … cùng với các khu công nghiệp các khu chế xuất để đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên Bến Tre. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp về các loại hình nghề nghiệp hoặc công việc, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề cần tăng cường liên kết với các trường cao đẳng, đại học là nơi có tiềm lực và chuyên môn sâu trong việc mở các lớp đào tạo chuyên môn theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các trung tâm cần tăng cường liên hệ với các doanh nghiệp, mối quan hệ tốt giữa các trung tâm và các doanh nghiệp là ván đề sống còn đối với hoạt động của mỗi trung tâm. Các trung tâm đào tạo nghề phải thường xuyên cập nhật các thông tin về nghề nghiệp và các kĩ năng liên quan trong từng doanh nghiệp. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng là trên địa bàn tỉnh cần phân định rõ ràng giữa các trung tâm dạy nghề để tránh tình trạng trùng lắp thông tin. Điều này cần có sự điều phối chỉ đạo của Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đối với các trung tâm và tỉnh cần đặt ra qui chế yêu cầu các doanh nghiệp không được cung cấp cùng một thông tin cho quá nhiều trung tâm, hạn chế tình trạng dư thừa lao động. Các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện tuyên truyền rộng rãi thông tin về những cơ sở dạy nghề, trung tâm được phép hoạt động trong lĩnh vực này để người lao động được biết và liên hệ. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ chuên môn về dạy nghề và giới thiệu việc làm đối với cán bộ nhân viên của các đơn vị. Đẩy mạnh một số công tác trọng yếu trong lĩnh vực dịch vụ việc làm như: tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề. Tập trung mọi biện pháp đẩy mạnh các hoạt động nắm bắt cung cầu lao động trên thị trường và trong từng doanh nghiệp, thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp lao động có đủ trình độ, năng lực đáp ứng cho người sử dụng lao động ở mỗi thành phần kinh tế. Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, đáp ứng theo nhu cầu ngày càng cao của công việc. Nên có sự liên kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các tỉnh lân cận để giới thiệu việc làm ở tỉnh khác cho lao động Bến Tre. Nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, công ty liên kết hợp tác với các cơ sở dạy nghề phù hợp với thị trường lao động. Với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu lao động, các cơ sở dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm, người sử dụng lao động lựa chọn được những lao động có đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất, qua đó tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó đặt ra những yêu cầu mới, những nhiệm vụ rất lớn đối với các cơ sở dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm. Cần tạo ra sự chuyển biến mới về chất trong các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề và cung ứng lao động. 3.4.1.3. Đẩy mạnh đào tạo kiến thức chuyên môn cho chủ sử dụng lao động, nhằm nâng cao chất lượng lao động Trong quá trình tạo và giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay, đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, về kinh tế thị trường cho các chủ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng và là một trong những giải pháp có tính chất cấp bách có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cần hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh một cách thiết thực cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và những người muốn trở thành chủ doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và giúp đỡ các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định các phương án kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn. Thành lập các câu lạc bộ của các nhà doanh nghiệp trẻ theo địa phương, khu vực hoặc theo ngành nghề kinh doanh để vừa trao đổi kinh nghiệm, vừa hỗ trợ, tư vấn, bổ sung kiến thức cần thiết cho các nhà kinh daonh trẻ. Đội ngũ chủ doanh nghiệp được đào tạo một cách cơ bản, hệ thống sẽ là nhân tố quan trọng làm thay đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội để mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động. Đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức ngoại ngữ, quan hệ giao tiếp … nhằm thay đổi tư duy kinh tế cho người sử dụng lao động cũng như người lao động tìm được tiếng nói chung và cùng nhau hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. 3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động * Khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để giải quyết nhu cầu của lao động.Kinh tế Bến Tre hiện nay vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, sản lượng của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, mía, nuôi tôm, cá. Cho nên cần phải tiếp tục phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng đi thích hợp nhằm tận dụng hết lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh là điều hết sức cần thiết. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư của nước ngoài, tạo cơ hội cho người lao động. Tỉnh cần có chính sách hợp lí để thu hút sự đầu tư của nước ngoài vì hiện nay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ. * Khuyến khích mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp, dịch vụ Việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp tốt để giải quyết vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Vận dụng các hình thức đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu cụm công nghiệp trọng điểm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu sơ chế tại chỗ nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cho công nghiệp chế biến tập trung. Có chính sách khen thưởng hợp lí đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được lao động và đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động. * Xây dựng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí Để đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tỉnh cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới da dạng hóa các loại hình việc làm vừa tạo nhiều chỗ làm việc vừa giúp cho lực lượng lao động Bến Tre đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Trong nông nghiệp Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông thôn, và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề sinh vật cảnh và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển và tạo thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, góp phần mở rộng các loại hình việc làm Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) đang là yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nông thôn. Thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư, giải quyết phần nào số lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trạm trại, thực nghiệm, giống, thú y, kỹ thuật canh tác…) ở từng huyện nhằm nâng cao năng suất, tạo thu nhập ổn định cho nông dân. * Trong công nghiệp Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế, ưu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động. Đa dạng hóa hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Đảm bảo tính thống nhất, ổn định và minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đổi mới phương thức quản lí nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng các qui định của Luật Đầu Tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời có cơ chế quản lí phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. * Trong ngành thương mại và dịch vụ Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống chợ hiện đại đến năm 2020. Trong lĩnh vực du lịch tỉnh tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và qui hoạch chi tiết các khu du lịch sinh thái như: Hưng Phong, Thới Thuận và xây dựng hạ tầng khu du lịch Cồn Phụng… để thu hút khách du lịch và tạo thêm việc làm cho người lao động. * Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm vay vốn để tạo thêm việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn. Tổ chức cho các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm cho những người thất nghiệp do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu như các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản và việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. * Xây dựng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo an toàn việc làm và đời sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp, thiếu việc làm. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ và có phần hỗ trợ của nhà nước. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng chế độ khi thất nghiệp. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách quốc gia và do hội đồng quản lí quỹ điều hành. việc quản lí quỹ phải tập trung và có nhiều biện pháp bảo toàn tăng trưởng quỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và chi cho công tác quản lí. 3.4.3. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động 3.3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động Tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân về luật người lao động Việc Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đưa chỉ tiêu xuất khẩu lao động thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các các huyện, thị xã, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong tỉnh, kịp thời nắm bắt những vướn mắc khó khăn, ngăn chặn kịp thời và xử lí nghiêm các hành vi vi phạm về xuất khẩu lao động. Lấy địa bàn xã, phường, thị trấn làm cơ sở để tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động khai thác tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường trọng điểm: Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sát với thực tế và số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, tổ chức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đã đăng ký. Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của Trung Ương phân bổ cho công tác xuất khẩu lao động. Phối hợp với các ngành chức năng đề xuất với Uỷ Ban nhân dân tỉnh xem xét cho hỗ trợ vay vốn đối với các đối tượng ngoài quy định của Ngân Hàng chính sách xã hội Việt Nam. Xem xét đề xuất phương án xử lí vốn vay đối với những rủi ro trong xuất khẩu lao động. Tỉnh cần xây dựng chính sách cho vay vốn đối với người nghèo nhất là vùng nông thôn tham gia xuất khẩu lao động, tạo cơ hội cho nguwoif nghèo tiếp cận và có việc làm ở ngoài nước, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Có hình thức khen thưởng xứng đáng cho những doanh nghiệp làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. * Xây dựng hệ thống thông tin lao động Tỉnh cần xây dựng một hệ thống thông tin lao động và thị trường lao động, nhằm đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy về nhu cầu sử dụng lao động. Các thông tin cần thiết về lao động có thể nhận dạng và đánh giá hoạt động của thị trường lao động theo không gian và thời gian xác định. Thông tin về thị trường lao động được cung cấp từ hệ thống là cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách, cơ quan quản lí nhà nước các cấp, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. * Xây dựng sàn giao dịch việc làm Xây dựng sàn giao dịch việc làm và đưa sàn giao dịch vào hoạt động, tỉnh cần phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng và sự hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Trung Ương, bố trí mặt bằng xây dựng, tổ chức biên chế hoạt động cấp kinh phí hoạt động, tốt nhất là giao cho trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh quản lí để thuận tiện hoạt động cũng như tận dụng những cơ sở vật chất hiện có. Để có những thông tin về lao động và thị trường lao động thật nhiều, đa dạng và hữu ích, cần duy trì hoạt động thường xuyên của sàn giao dịch, cập nhật thông tin thường xuyên của các doanh nghiệp, thị trường lao động, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó tỉnh cần có chính sách tạo điều kiện cho lao động Bến Tre có việc làm ở tỉnh khác. * Xây dựng chính sách thu hút nhân tài Xây dựng chính sách thu hút “chất xám”, khuyến khích những người có trình độ kỹ thuật cao và các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện làm việc thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó cũng có chính sách khuyến khích lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm ở nông thôn. * Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lí về lao động Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí lao động ở tỉnh Bến Tre. Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan làm công tác quản lí lao động, với chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tránh chồng chéo và trùng lắp. Tăng cường về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí lao động ở các huyện và thành phố nhất là ở cấp cơ sở. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí lao động. Đánh giá, chọn lọc lại cán bộ quản lí nhà nước về lao động việc làm. Đảm bảo bố trí cán bộ quản lí lao động việc làm phải có trình độ trung cấp trở lên. Tiểu kết chương 3 Từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre, từ kết quả dự báo về dân sô, nguồn lao động của tỉnh, luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bến Tre. Do đặc điểm của lao động Bến Tre hiện nay còn yếu về chất lượng. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng lao động là vấn đề đáng quan tâm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế một cách toàn diện hơn trong tương lai. KẾT LUẬN Nguồn lao động và sử dụng lao động là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu hiện nay đối với cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Thực tế nghiên cứu vấn đề sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy, vấn đề sử dụng lao động là một vấn đề mang tính tổng hợp có liên quan tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Bến Tre thì chúng lại càng tác động với nhau mạnh mẽ hơn. Vì vậy nguồn lao động và sử dụng lao động không chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề mà còn là trách nhiệm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết quả: Từ thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bến Tre, cho thấy: - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào là một thuận lơi lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động. - Chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cấu lao động đang làm việc còn mất cân đối, nhất là giữa thành thị và nông thôn. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra dự báo nguồn lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong những năm tới để có giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn lao động và sử dụng lao động trong tương lai. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng hợp lí lao động tỉnh Bến Tre. Những hạn chế của luận văn: Tài liệu thống kê chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc dự báo và phân tích các yếu tố của nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên rất khó khăn phân tích và dự báo, đôi khi sự phân tích chỉ mang tính định tính. Nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bến Tre là vấn đề phức tạp và có tác động đến nhiều người, do đó cần phải có sự quyết tâm cao và sự đồng thuận của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và tất cả mọi người. Với sự nghiên cứu nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động chúng tôi hy vọng rút ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế Bến Tre theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội. 4. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (1997), Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội. 5. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2001), Thuật ngữ lao động – thương binh và xã hội, tập 1, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội 6. Chính Phủ Việt Nam/ Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước (1993), Qui hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long. 7. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Cục thống kê Bến Tre (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2008. 9. Cục thống kê Bến Tre (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009. 10. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Phạm Xuân Hậu (1997), Điạ lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trần Thị Bích Hằng (2000), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 14. Trần Đình Hoan – Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lí nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Nguyễn Kim Hồng (1997), Giáo trình dân số học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 17. Châu Quang Hiền (2002), Bến Tre Tài nguyên - Môi Trường và Phát Triển, Sở VH - TT tỉnh Bến Tre. 18. Trần Hoàn Kim (1996), Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020, Nxb Thống kê Hà Nội. 19. Trần Thị Tuyết Mai (1995), Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 20. Đặng Văn Phan - Nguyễn Kim Hồng (2007), Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục. 21. Đặng Văn Phan (2002) Tổ chức lãnh thổ, Nxb Giáo dục. 22. Đặng Văn Phan (2008) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục 23. Sở Lao Động Thương binh – Xã hội tỉnh Bến Tre (2009), Số liệu thực trạng giải quyết việc làm tỉnh Bến Tre năm 2009. 24. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình địa lí đô thị, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 25. Lê Thông (2003), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục. 26. Trần Văn Thông (2005), Qui hoạch du lịch, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 28. Trường Cao Đẳng Lao động – Xã hội (2001), Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Minh Tuệ (1992), Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, Nxb Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và phát triển kinh tế xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 31. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục Hà Nội. 32. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009. 33. Tổng cục thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004. Và một số trang web: - svnhanvan.org. - vi wikipedia.org. - www.bentre.gov.vn. - www.sotnmt. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo huyện. Đơn vị: người Năm Đơn vị hành chánh 2005 2006 2007 2008 2009 Thành phố Bến Tre 14.467 14.381 14.746 15.334 15.263 Huyện Châu Thành 6.569 6.302 12.532 12.522 12.546 Huyện Chợ Lách 5.835 6.561 7.967 7.159 7.507 Huyện Mỏ Cày Nam 12.915 13.662 22.035 21.493 22.158 Huyện Mỏ Cày Bắc 2.836 Huyện Giồng Trôm 7.414 7.852 11.303 11.897 13.392 Huyện Bình Đại 6.836 7.585 8.761 9.565 11.656 Huyện Ba Tri 10.874 12.578 16.413 17.587 17.500 Huyện Thạnh Phú 7.756 6.883 7.966 8.362 8.252 Tổng số 72.666 75.804 101.723 103.919 111.110 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 2 Nguồn lao động nông thôn, nông nghiêp phân theo trình độ chuyên môn năm 2006 Đơn vị: người Tổng số Chưa qua đào tạo Sơ cấp Công nhân kỷ thuật Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng số Đơn vị hành chánh 684.612 649.502 8.819 13.762 6.541 5.988 Thành phố Bến Tre 30.119 25.981 1.012 1.628 474 1.024 Huyện Châu Thành 90.521 85.184 1.238 2.134 1.103 862 Huyện Chợ Lách 79.192 74.750 1.411 1.565 634 832 Huyện Mỏ Cày 147.538 141.237 1.424 2.416 1.474 987 Huyện Giồng Trôm 94.505 90.294 837 1.761 903 710 Huyện Bình Đại 70.014 66.117 965 1.560 660 172 Huyện Ba Tri 101.462 96.927 1.476 1.687 874 498 Huyện Thạnh Phú 71.261 69.012 456 1.011 419 363 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 3 Số lao động trong các cơ sở cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo ngành kinh tế Đơn vị: người Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 72.666 75.804 101.723 103.919 111.110 Công nghiệp khai thác mỏ 2.214 2.447 3.054 3.174 3.552 Công nghiệp chế biến 20.619 22.543 23.397 24.284 24.188 Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước 24 28 21 22 49 Xây dựng 441 456 1.515 961 1.485 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 29.412 28.798 46.467 47.146 50.955 Khách sạn, nhà hàng 11.020 11.234 17.337 18.216 19.745 Vận tải kho bãi TTLL 5.343 6.487 5.277 5.175 5.794 Tài chính tín dụng 130 156 393 440 521 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản 720 776 1.069 910 854 Giáo dục và đào tạo 41 37 75 87 93 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 447 467 483 520 603 Văn hóa và thể thao 790 819 573 644 770 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1.465 1.556 2.062 2.340 2.501 Phụ lục 4 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2008 Đơn vị: người Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 5 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2008 phân theo huyện, thị Đơn vị: người Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thị xã Bến Tre 4.628 471 3.974 183 Huyện Châu Thành 4.430 184 3.202 1.044 Huyện Chợ Lách 505 - 505 - Huyện Mỏ Cày 1.235 - 1.235 - Huyện Giồng Trôm 166 - 166 - Huyện Bình Đại 231 - 231 - Huyện Ba Tri 144 - 144 - Huyện Thạnh Phú 1.132 - 1.132 - Tổng số 12.472 655 10.590 1.227 Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thị xã Bến Tre 12.250 1.355 10.474 421 Huyện Châu Thành 8.432 1.142 5.485 1.805 Huyện Chợ Lách 773 6 767 - Huyện Mỏ Cày 2.432 - 2.432 - Huyện Giồng Trôm 1.116 - 1.116 - Huyện Bình Đại 2.420 - 2.420 - Huyện Ba Tri 2.679 - 2.679 - Huyện Thạnh Phú 2.101 - 2.101 - Tổng số 32.203 2503 27.474 2.226 Phụ lục 6 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/ 12/ 2008 phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: người 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 18.901 20.033 21.040 26.526 32.203 Doanh nghiệp nhà nước 8.237 6.308 6.165 3.843 2.503 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 10.121 12.760 14.294 21.065 27.474 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 543 965 581 1.818 2.226 Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009 Phụ lục 7 Số lao động nữ trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/ 12/ 2008 phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: người 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 6.395 7.362 8.100 10.956 12.472 Doanh nghiệp nhà nước 3.245 2.911 2.588 1.494 655 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2.899 3.950 5.208 8.329 10.590 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 251 501 304 1.133 1.227 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 8 Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2008 Tổng số đơn vị: Người Lao động trong ngành Nông – lâm - ngư nghiệp Lao động trong ngành công nghiệp Lao động trong ngành dịch vụ Tổng số Huyện, thị 725.413 495.457 71.308 158.648 Thị xã 62.996 12.583 15.008 35.405 Châu Thành 91.595 55.410 12.899 23.286 Chợ Lách 70.664 57.103 4.669 8.892 Mỏ Cày 147.848 110.741 13.557 23.550 Giồng Trôm 101.017 72.892 6.298 21.827 Bình Đại 70.533 53.974 6.198 10.361 Ba Tri 107.319 73.739 7.853 25.727 Thạnh Phú 73.441 59.015 4.826 9.600 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm Phụ lục 9 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: nghìn đồng 2002 2004 2006 2008 Toàn tỉnh 302,79 418,25 611,57 918,72 Thành thị 443,77 722,04 806,76 1.165,39 Nông thôn 293,00 388,06 590,89 891,44 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5892.pdf
Tài liệu liên quan