Thực trạng làng nghề Sóc sơn. Định hướng & giải pháp phát triển

Mục lục Danh mục các từ viết tắt Bảng danh mục các chữ viết tắt: Viết tắt Chữ viết tắt CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá NN Nông nghiệp CN Công nghiệp DV Dịch vụ XD Xây dựng TTCN Tiểu thủ công nghiệp LNTT Làng nghề truyền thống TCTT Thủ công truyền thống KT-XH Kinh tế-xã hội KH-KT&PTNT Kế hoạch-kinh tế và phát triển nông thôn Mở đầu Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, biểu hiện cụ thể đó là tốc độ tăng GDP liên tục tăng t

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng làng nghề Sóc sơn. Định hướng & giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong giai đoạn 2001-2005 với tốc độ cao, trung bình là 7.5%. Và cơ cấu kinh tế Việt Nam cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng NN-LN-TS giảm từ 38.7% năm 1990 xuống còn 20.9% năm 2005; tỷ trọng ngành CN-XD tăng mạnh từ 22.7% năm 1990 lên 41.0% năm 2005; tỷ trọng ngành DV năm 2005 đạt 38.1%. Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát thì cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2005 cũng chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 của thế kỷ trước, và hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu ngành kinh tế năm 2003 của những nước này. Bởi Vậy yêu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, giảm nhanh tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng CN, DV đang đặt ra đối với tất cả các địa phương, các ngành, các cấp. Và một bộ phận quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bởi dân số nông thôn Việt Nam năm 2005 vẫn chiếm 73.25% tổng dân số. “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân” được đặt ra trong văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Một giải pháp để thực hiện điều đó một cách hiệu quả chính là đẩy mạnh khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn Việt Nam. Và miền đất Sóc Sơn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội. Đây được coi là một huyện còn nhiều khó khăn nhất trong số 14 quận huyện của Hà Nội. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề Sóc Sơn đã và đang được triển khai, thực hiện một cách hiệu quả. Chuyên đề này sẽ nói rõ hơn về những thành tựu và khó khăn của các làng nghề Sóc Sơn, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. Em Xin trân thành cảm ơn! Chương 1: Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. 1.1.Tổng quan về làng nghề. 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề. 1.1.1.1. Khái niệm. Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”. Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau: Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm. Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sang đời khác và công nghệ khá ổn định. Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất. Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị. Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng nghề là trung tâm sản xuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi và địa điểm sản xuất. 1.1.1.2. Đặc điểm. Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời và phát triển rực rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng nghề thường gắn liền với nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn. Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công cụ thủ công truyền thống, thô sơ. Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn những thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê mướn lao động trong và ngoài làng. Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận. Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế. Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác biệt cao. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Phân loại làng nghề. Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại. Làng nghề truyền thống (cổ truyền). Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy và có tuổi nghề rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Lụa Hà Đông, với làng dệt lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng. Tính đến nay đã tồn tại và phát triển khoảng 1700 năm. Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã 500 năm nay. LNTT ra đời và phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã hội. Ví dụ như ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc rồng vì các triều vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụ cho nhu cầu may mặc. Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế: Ø Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề bị hạn chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá, làng pháo Bình Đa. Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển. Thứ nhất, nếu không thể khôi phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công. Thứ hai, có thể tìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề. Ø Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn để không bị thất truyền. Ø Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia đình, hàng mây tre đan… Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất mặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát triển được. Ví dụ như trong khi làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được. Làng nghê mới. Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất chật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó có điều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị bị mất đất sản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và các công trình khác. Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng cho xã hội. Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọn phù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới: Ø Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số LNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT. Ø Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương. Ø Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ. Ø Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện. Tiêu biểu cho hình thức này là sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt. Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn. Các tiêu chí xác định làng nghề. Khái niệm về tiêu chí: Tiêu chí là một thuật ngữ khoa học xuất hiện và được sử dụng nhiều trong khoảng 30 năm nay. Tiêu chí là đặt ra những điều kiện cần và đủ làm cơ sở xem xét sự vật. Xây dựng tiêu chí làng nghề là tìm ra những điều kiện cần, những cơ sở chuẩn mực để từ đó xem xét đánh giá một làng nghề. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tiêu chí làng nghề là dựa trên những thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựa vào đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nhận thấy rằng trong các làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành những tiềm năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề. Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN các làng nghề trên chiếm 60%-80% số hộ trong làng. Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ 65%-90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN. Tên của làng nghề được gọi bằng chính tên của nghề chính đó. Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu của TTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là một tiêu chuẩn xem xét công nhận một làng nghề. Thực tiễn cho thấy, xác định tỷ trọng TTCN ở làng trong tổng giá trị kinhh tế trong một năm là rất khó, bởi lẽ sản phẩm của làng nghề luôn luôn biến động theo mùa vụ, những con số đưa ra chỉ là ước tính. Bốn là, ở những LNTT, những người cùng làm nghề có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau trong tình cảm cộng đồng, làng xóm. Một số làng xã đã tổ chức ra hội ngành nghề giữ vai trò liên kết những người làm nghề dịch vụ liên quan đến nghề, làng nghề. Đồng thời quy tụ những người cùng nghề, tổ chức sinh hoạt văn hoá nghề ở nhà thờ tổ, hoặc đình làng, đền. Năm là, thực tiễn cho thấy ở các làng nghề, quá trình lao động, làm ra sản phẩm, lực lượng lao động đã tự phân công thành các lớp thợ với trình độ tay nghề khác nhau. Lớp thợ giỏi được người thợ tôn vinh là thợ cả, có nơi tôn vinh là nghệ nhân. Dưới thời bao cấp, nhà nước đã phong tặng một số các nghệ nhân danh hiệu “bàn tay vàng”. Số thợ giỏi của các làng nghề chiếm từ 5%-20% lao động chính. Số thợ cả, nghệ nhân ở các làng nghề đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo lưu yếu tố truyền thống cũng như cách thức đẩy nghề phát triển, họ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ thực tiễn lao động, tự họ gây được uy tín đối với người làng, góp phần truyền nghề cho lớp trẻ, giữ gìn sự đoàn kết, tham gia điều hành các vấn đề KT-XH ở làng, uy tín của một làng nghề gắn với vai trò, trách nhiệm của lớp thợ và các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp. Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng ta tìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng nghề điển hình. Từ đó, chúng ta có thể có được những tiêu chí xác định về một làng nghề như sau: Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên so với số hộ và lao động của làng. Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập của làng trở lên so với hộ làm nghề TTCN và nghề chính ấy là tên gọi của làng nghề. Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một năm lao dộng. Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng nghề, phường hội, HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính tự quản do người trong làng bầu ra. Có địa điểm là trung râm sinh hoạt KT-XH của làng nghề liên quan đến hoạt động của làng nghề. Sản phẩm làm ra có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam. Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các tiêu chí trên được xây dựng xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn để các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu làng nghề. Về tiêu chí nghề truyền thống, LNTT thì cho đến nay chưa có những tiêu chí được quy định một cách chính thức để xác định thế nào là nghề truyền thống, LNTT, song cách hiểu phổ biến hiện nay là: Ø Nghề truyền thống: bao gồm những nghề tiểu thủ công có từ trước thời Pháp thuộc, còn đến nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. Ø LNTT: là những làng có từ 1/3 số hộ hoặc lao động cùng làm một nghề truyền thống. Ø Xã nghề truyền thống: là một xã mà ở đó không chỉ có một làng mà có nhiều làng cùng làm một nghề truyền thống. Ø Phố nghề truyền thống: là những LNTT được đô thị hoá hoặc do nhiều lao động từ LNTT ra đô thị lập nghiệp tập trung lại thành phố nghề. Xã nghề truyền thống, phố nghề truyền thống thường được gọi chung là LNTT. LNTT là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu để có các chủ trương, chính sách thích hợp, thúc đẩy hình thành các làng nghề phù hợp với tính chất của ngành nghề thủ công và tập quán của nhân dân ta. Từ những phân tích ở trên có thể hiểu rằng, ngành nghề truyền thống là những ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại đến ngày nay. Bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới ra đời ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà ngành nghề truyền thống dần dần bị mất đi, và một số ngành nghề mới xuất hiện để phù hợp với sự đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng, chủng loại sản phẩm. Đối với những nghề được xếp vào ngành nghề TCTT cần phải có những yếu tố sau: Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta. Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam. Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là trong nước. Sản phẩm làm ra mang tính chất truyền thống độc đáo, bản sắc của Việt Nam. Là nghề nuôi sống bộ phận dân cư, cộng đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Có thể phân chia ngành nghề truyền thống ở nông thôn thành ba nhóm chính: Nhóm một: Chế biến nông lâm, thủy sản Nhóm hai: CN-TTCN & XD. Nhóm ba: Dịch vụ. Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. Vai trò của LNTT là một trong những vấn đề có tính thời sự cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nông thôn nước ta. Nông thôn Việt Nam với dân số chiếm 73.2% dân số cả nước, nơi đây chiếm 56.8% lao động của cả nước. Và nông thôn cũng chính là nơi có tỷ lệ nghèo đói chiếm phần lớn số người nghèo của cả nước. Một số vai trò của LNTT như sau: Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao. Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Đơn vị : % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6.4 6.3 6 5.8 5.6 5.3 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 74.2 74.3 75.3 77.7 79.4 80.6 Nguồn: TCTK. Trong thời gian qua, ngoài kết quả tích cực nổi bật về mặt sử dụng số lượng lao động ở thành thị: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đã liên tục giảm xuống thì chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực khác về mặt sử dụng số lượng lao động và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong tuổi lao động ở nông thôn đã liên tục tăng lên. Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện dân số và số người đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm từ 1.86% năm 1991 xuống còn 1.65% năm 1995, còn 1.36% (2000), 1.33% (2005), nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên tới 83.127 nghìn người, tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991. Bình quân một năm tăng 1.058,6 nghìn người. Số người đến tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đến trên 1 triệu người, tạo ra sức ép lớn về giải quyết việc làm, lao động. Như vậy, giải quyết việc làm cho số lao động đang thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động đến tuổi lao động… là vấn đề bức xúc đang được đặt ra. Đặc biệt, khu vực nông thôn với gần 75% dân số và với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 20%, thì vai trò của các làng nghề đống góp vào việc giải quyết việc làm cho người lao động là rất quan trọng. Bởi trong các ngành nghề TCTT, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60%-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn. Sự phát triển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không những thế, sự phát triển các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn trong những năm qua không những đã góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn thu hút nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phân công lao động. Giảm tỷ trọng dân cư và lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% như Nghị quyết đại hội IX của đảng đề ra. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT-XH và ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp, thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Và cũng có tác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Điều này có tác động lớn hạn chế dòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra hậu quả khó lường. Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Ở những địa phương, ngành nghê truyền thống được mở mang cùng với sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động, và từ kinh tế hộ thu nhập của các hộ nông dân cũng đang có những chuyển biến tích cực theo hướng: thu nhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế nói chung của hộ nông đân. Đặc biệt là những nơi biết khai thác các tiềm năng và thế mạnh về ngành nghề truyền thống về đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề; nắm bắt được nhu cầu thị trường, có khả năng tiếp thị và liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH rõ nét. Các hoạt động ngành nghề thực sự đã được xem như động lực của sự tăng trưởng, tạo việc làm mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho bản thân người lao động cũng như mỗi gia đìnhvà cả cộng đồng. Mặc dù ngành nghề nông thôn còn đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển nhưng qua kết quả và bước đầu đã đạt được ở không ít những địa phương, người nông dân nông thôn đã hiểu rằng: nếu chỉ làm thuần nông, độc canh cây lúa thì giỏi nhất cũng chỉ đủ ăn, còn muốn làm giàu lên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước hoặc phụ vụ cho xuất khẩu. Ở hầu hết các làng nghề, đặc biệt là các LNTT đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá giàu lên thường cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân mọc lên san sát và ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các hộ ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở chuyên ngành nghề, các hộ nghề, làng nghề ở nông thôn một mặt tạo ra cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho nông dân; mặt khác, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nông nghiệp đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển ngành nghề, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. Đơn vị: % Năm Tỷ trọng 1993 1997 1998 2000 2003 2005 NN 29.69 25.77 25.98 24.3 22.5 20.9 CN-XD 28.63 32.07 32.7 36.6 39.5 41 DV 42.28 42.15 41.32 39.1 38 38.1 Nguồn: TCTK. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam năm 2005 chỉ tương đương với cơ cấu ngành kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 của thế kỷ trước và hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu kinh tế của những nước này. Bảng 1.3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng số lao động (nghìn người) 37609.6 38562.7 39507.7 40573.8 41590 42710 NN-LN-TS 24481 24468.4 24455.8 24443.4 24730.7 24259.3 CN-XD 4929.7 5551.9 6084.7 6670.5 7216.5 7645.1 DV 8198.9 8542.4 8967.2 9459.9 9639.1 10805.6 2. Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 NN-LN-TS 65.09 63.45 61.90 60.24 59.46 56.80 CN-XD 13.11 14.40 15.40 16.44 17.35 17.90 DV 21.80 22.15 22.70 23.32 23.18 25.30 Nguồn: TCTK. Cơ cấu lao động nông thôn thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 65.09% năm 2000 xuống còn 56.80% năm 2005, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng, CN-XD tăng từ 13.11% năm 2000 lên 17.90% năm 2005, DV tăng từ 21.80% năm 2000 lên 25.30% năm 2005. Góp phần phân bố lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển LNTT đã phá vỡ thế thuần nông và tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Việc khôi phục các nghề và các LNTT, phát triển các làng nghề mới, sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề để xây dựng công nghiệp lớn, hiện đại, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại, đô thị hoá. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông-công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng GDP của CN-TTCN, DV tăng lên trong tổng GDP được tạo ra ở nông thôn. Tỷ trọng nông nghiệp giảm trong khi sản lượng lương thực vẫn tăng lên. Thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế của người dân nông thôn. Trên cơ sở tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập các hoạt động ngành nghề được coi như là một động lực trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu KT-XH nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, xoá hộ đói, nâng cao phúc lợi và ổn định xã hội. Hiện nay, sản phẩm của ngành nghề nông thôn đang có triển vọng phát triển rất rộng lớn: Thị trường trong nước với 83.1217 triệu dân (2005) tiếp tục là thị trường quan trọng nhất của công nghiệp nông thôn. Nhiều sản phẩm tiêu thụ tại chỗ (vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng). Nhiều sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trong sự tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân được nâng cao. Thị trường du lịch có tiềm năng lớn đối với ngành nghề thủ công nghiệp. Số khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài cũng tăng nhanh, do đó sản phẩm quà lưu niệm của công nghiệp nông thôn hàng năm có thể bán cho khách du lịch ngày một tăng nhanh. Bảng 1.4: Số lượng và tốc độ tăng khách du lịch vào Việt Nam qua các năm. Năm Tổng số Nghìn lượt người Tốc độ tăng (%) 1997 1715.6 6.7 1998 1520.0 -11.4 1999 1781.8 17.2 2000 2140.1 20.1 2001 2330.8 8.9 2002 2628.2 12.8 2003 2429.7 -7.6 2004 2927._..9 20.5 2005 3467.8 18.4 Nguồn: TCTK. Thị trường xuất khẩu của công nghiệp nông thôn cũng có tiềm năng lớn. Về lâu dài, thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng vì các nước phát triển giá nhân công đắt, sản phẩm công nghiệp chủ yếu là bằng máy móc, vì vậy các sản phẩm mang tính chất thủ công với kỹ xảo điêu luyện là rất có giá. Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc. Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề. Văn hoá làng với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp, với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng đã tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú, sâu đậm của dân tộc Việt Nam. Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển của các LNTT là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những nét đặc sắc của văn hoá làng. Mỗi làng nghề đều thờ cúng một thành hoàng làng, hoặc một ông tổ nghề riêng, với những lễ hội, phong tục, tập quán và những luật lệ riêng. Có nhiều nghề, LNTT ở nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao, mang tính riêng có của làng nghề, và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là những bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà ông cha ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam thông qua những mặt hàng TCTT đặc sắc. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH. LNTT là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo,., của mỗi làng, xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc Việt Nam, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của LNTT làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá dân tộc thể hiện khá đậm nét qua các bức hoạ điêu khắc trạm trổ. Những sản phẩm đó làm cho sản phẩm làng nghề vừa mang nét đặc sắc riêng biệt, vừa mang những nét tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới. Rõ ràng những sản phẩm của LNTT là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau. Vì vậy, trong quá trình CNH nếu không có ý thức bảo tồn nghề TCTT thì những nét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một. Cho nên, việc duy trì ngành nghề truyền thống là rất cần thiết vì các sản phẩm TCTT có giá trị đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc mà các dân tộc khác không có được. Mặt khác, các sản phẩm TCTT là bức thông điệp bền vững của một dân tộc được lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Kinh nghiệm phát triển LN TCTT ở một số nước. 1.3.1. Tình hình phát triển LNTT ở một số nước. Trung quốc: nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt lụa tơ tằm, luyện kim, nghề làm giấy. Đầu thế kỷ XX cả nước có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc trong các làng nghề, trong các hộ gia đình. Đến năm 1953, số người làm TTCN được tổ chức vào HTX (sau phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn). Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải..hoạt động ở khu vực nông thôn, bắt đầu xuất hiện vào đầu năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Tiền thân của xí nghiệp Hương Trấn được bắt nguồn từ những cơ sở TTCN có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc. Đó là những phường hội, cơ sở thủ công nghiệp và làm nghề phụ như thêu ren, cán bóng, xay xát.. đã có từ lâu đời và bước đầu thoát ly khỏi nông nghiệp. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chiến lược CNH, lựa chọn con đường đi lên CNXH. Thái Lan: là một nước có nghề TCTT, hàng hoá xuất khẩu vào loại khá của khu vực. Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD. Nghề gốm cổ truyền những năm gần đây phát triển, sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường thế giới và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn. Vùng gốm Chiềng Mai được xây dựng thành trung tâm quốc gia với ba mặt hàng truyền thống: gốm công nghiệp, gốm mới được sản xuất trong 2 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, chính phủ Thái Lan đã tích cực xúc tiến các chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân của 93 xí nghiệp, Gốm Chiềng Mai và Lam Dang. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc,, chế tác đồ gỗ tiếp tục được phát triển, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1977-1981), chính phủ Thái Lan đã chuyển chính sách CNH tập trung sang thực hiện chính sách phân tán hoá không gian công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Vì vậy, ở Thái Lan có rất nhiều xí nghiệp gia công sản xuất đã được xây dựng ở nông thôn. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp ở thành phố và nông thôn xây dựng xí nghiệp, nhất là xí nghiệp gia công nông sản phẩm và thủ công nghiệp. Nhờ vậy, sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan được mở rộng (ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, ở nông thôn còn có thêm mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh…). Bên cạnh đó, Thái Lan còn có phong trào “one Tambon, one product” hay còn gọi là “Thai Tambon project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là làng). Đây được gọi là mỗi làng một sản phẩm, được phát động sau khi thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “one village, one product” tại Nhật Bản. Chương trình này được giới thiệu tại Thái Lan vào năm 1999, chính thức đi vào hoạt động vào 10/2001. Trong chương trình này, chính Phủ Thái Lan đã hỗ trợ mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bàn hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3.66 tỷ baht (84.2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân. Năm 2003 danh số bán hàng của các làng tham gia chương trình “mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30.8 tỷ baht, tăng 13% so với 2002. Dự kiến đạt 40 tỷ baht năm 2004 và nhờ vào phong trào này mà người nước ngoài đã biết nhiều về sản phẩm thủ công của Thái Lan. Phong trào ở Nhật Bản: Nhằm mục đích thúc đẩy phát triển các sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng. Trong quá trình tiến hành CNH nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật Bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành nghề TTCN đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Bước vào những năm 1970, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyển sang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độc đáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt. Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vào những năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của các làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Trong khi đó hàng TCTT Nhật Bản mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá…Vì thế, các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suy thoái. Trong bối cảnh đó, Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật phát triển nghề TCTT. Được sự hỗ trợ của chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề TCTT. Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương”, và “Độc lập sáng tạo”. Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản, mà còn trên thị trường nhiều nước. Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địa phương”…Tinh thần của phong trào này đã hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3.2. Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước. Từ thực tiễn phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trình CNH nông thôn. Trong quá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của các làng nghề bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới, các nước đã chú trọng và coi làng làng nghề là một bộ phận của quá trình CNH nông thôn. Do vậy, khi tiến hành CNH họ thường kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá. Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của LNTT. Vì thế các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung các nước đều triệt để sử dụng những phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn để báo cáo một số chuyên đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi. Ba là, để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho LNTT phát triển sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của LNTT, từ vài thập kỷ gần đây các Nhà nước rất quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách đề cập đến vấn đề phát triển ngành nghề TCTT. Trong đó, chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của LNTT. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngân hàng, hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề TCTT đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường. Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy LNTT phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích LNTT, ngành nghề truyền thống phát triển. Bởi vì, chính sách thuế được coi như phương tiện để kích thích sự phát triển của LNTT và đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội; còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất trong làng nghề. Thị trường không chỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của LNTT mà còn có những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều thông tin quý giá. Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và TTCN và trung tâm công nghiệp với LNTT. Sự kết hợp giữa công nghệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với LNTT là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với LNTT. Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn. Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có danh giới tiếp giáp với: Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. Phía Nam giáp với huyện Đông Anh-Hà Nội. Phía Đông giáp với huyện Yên Phong và Hiệp Hoà tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây giáp với huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km, với diện tích 314 km2 chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc bán đảo sơn địa có đặc trưng của vùng đồi gò, phù sa cổ kết hợp. Bởi vậy, địa hình Sóc Sơn chia làm ba vùng kinh tế tự nhiên: Vùng đồi gò, vùng giữa, vùng trũng. Mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện. Khí hậu Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Hồng nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28o-29oc, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1676mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do sự khác biệt về chế độ mưa và địa hình phức tạp nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có rừng với 6630 ha, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn có nhiều đập trữ nước tưới cho cây trồng nhưng đây cũng là một tiềm năng du lịch của Sóc Sơn. Ở đây còn có trữ lượng sét cao lanh lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh, và có trữ lượng lớn cát vàng, sỏi tạo thuận lợi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển nghề gốm sứ. Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng như: đền Gióng, Chùa non nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sử hội nghị Trung Giã, tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và đang được thành lập tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng phát triển. Trong tương lai, Sóc Sơn là một hướng quan trọng để mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía bắc. Với các nét tự nhiên như trên thì chúng ta có thể kỳ vọng ở một Sóc Sơn phát triển giàu mạnh trong thời gian tới trên các lĩnh vực NN, CN-TTCN và DV, du lịch. Và sẽ là một điểm sáng của thủ đô Hà nội. 2.1.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 2.1.2.1. Thành tựu đạt được. Ø Kinh tế: Kinh tế huyện trong thời gian qua luôn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10.43% /năm. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúng hướng, đến hết năm 2005 cơ cấu kinh tế huyện là CN-DV-NN (41.43%-33.35%-24.1%). Bảng 2.1.: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính. STT chỉ tiêu kế hoạch thực hiện ghi chú. A KINH TẾ 1 Tổng giá trị sản xuất 662.700 tr 1.019.746 Vượt 2 Tốc độ tăng BQ do huyện quản lý 9-10% 10.43% Vượt 3 Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành NN-LN-TS 4.6-5% 2.90% K đạt 4 Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành CN 23-25% 20.53% K đạt 5 Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành DV 12-14% 5.60% K đạt 6 Thu nhập BQ/người cuối kỳ 3.8-4 tr 5.1 tr Vượt 7 Thu nhập/ha canh tác 38-40 tr 36.5 tr K đạt 8 Cơ cấu kinh tế 100% 100% đạt Nông nghiệp 48.7 25.1 Công nghiệp 38 41.4 Dịch vụ 13.3 33.5 9 Cơ cấu nội bộ ngành Nông Nghiệp 100% 100% K đạt Trồng trọt 50 56.5 Chăn nuôi 50 43.2 10 Thu ngân sách 17.000 tr 33.000 tr Vượt B Xà HỘI 1 Dân số 260 263 K đạt Tỷ lệ tăng dân số 14.62% 2 Tỷ lệ sinh 1.40% 1.83% K đạt Tỷ lệ sinh con thứ 3 8% 14.90% K đạt 3 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17-18% 22.60% K đạt 4 Tỷ lệ hộ nghèo 2-3% 0.60% đạt 5 Số lao động được giải quyết việc làm/năm 5.200-5500 6410.00% đạt Nguồn: Thống kê Sóc Sơn. Bảng 2.2.: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn STT Chỉ tiêu đơn vị tính 2001 2004 ước 2005 Tổng số % 100 100 100 Trong đó Huyện quản lý % 31.3 22.5 19.6 1 Ngành Công Nghiệp_XDCB % 66.54 69.34 70.25 công nghiệp % 60.5 64.12 67.1 xây dựng cơ bản % 6.04 5.22 3.15 2 Ngành dịch vụ % 17.04 23.33 23.4 3 Ngành nông-Lâm-Thuỷ sản % 16.42 7.33 6.35 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện quản lý. STT Chỉ tiêu đơn vị tính 2001 2004 ước 2005 Tổng số % 100 100 100 1 Ngành Công nghiệp_XDCB % 36.2 39.1 41.4 -Công nghiệp % 25.4 25.5 28.7 -Xây dựng cơ bản % 10.8 13.6 12.7 2 Ngành dịch vụ % 29.5 30.5 33.5 3 Ngành Nông-lâm-thuỷ sản % 34.3 30.4 25.1 Riêng ngành nông-lâm-thuỷ sản % Tổng số % 100 100 100 4 Nông nghiệp % 96.68 97.41 97.48 Trồng trọt % 58.6 57.2 56.5 Chăn nuôi % 40.8 42.7 43.3 5 Lâm nghiệp % 1.78 1.12 1.09 6 Thuỷ sản % 1.54 1.47 1.43 Nguồn: Thống kê Sóc Sơn. Bảng 2.4: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005. STT Chỉ tiêu ĐV kế hoạch thực hiện 2001 2005 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I. Chỉ tiêu kinh tế A Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 447.66 620.7 620.965 686.185 748.21 850.676 935.992 1019.746 1 Thu từ Nông-lâm nghiệp Tr.đ 272.4 322.7 275.213 275.382 286.639 297.995 308.388 317.148 Thu từ nông nghiệp Tr.đ 268.4 316.2 271.884 270.414 282.013 294.018 304.882 313.648 Thu từ trồng trọt Tr.đ 152 160.1 169.346 164.664 169.313 177.932 183.398 188.52 Thu từ chăn nuôi Tr.đ 116.4 156.1 102.538 105.75 112.7 116.086 121.484 125.128 Thu từ Lâm nghiệp Tr.đ 4 6.5 3.329 4.968 6.626 3.977 3.506 3.5 2 Thu từ Công nghiệp-TTCN Tr.đ 122.14 250 203.082 261.328 305.752 386.708 453.235 516.502 3 Thu từ dịch vụ Tr.đ 53.12 90 138.507 145.181 151.446 161.54 169.779 181.479 4 Tổng ngân sách Nhà nước Tr.đ 12 17 12.83 12.11 12.769 19.831 27.28 33 Tổng chi XDCB Tr.đ 55 65 81.139 78.065 103.489 52.794 92.998 100.755 B BQ giá trị/ha canh tác Tr.đ 32 38-40 22.7 23.3 25.9 29.2 35.4 36.5 C Thu nhập bình quân/người/năm Tr.đ 2.55 3.8-4 2.7 3.3 3.7 4.7 5.1 II. Chỉ tiêu xã hội 1 Tổng dân số BQ/năm 246.2 260 246.523 249.715 252.892 256.296 260.943 263 Dân số nông nghiệp 221.1 233.1 212.228 214.929 217.609 220.508 224.643 226.18 2 Tỷ lệ sinh 1.54 1.4 1.661 1.63 1.58 1.89 1.84 1.83 3 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 36 17-18 32.8 29.3 26.3 23.3 25.6 23.4 4 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chuẩn 2000) 5 2-3 18.8 16.5 13 4.3 0.97 0.6 5 Giải quyết việc làm hàng năm 5.3 5500-5700 5.6 6.3 6.3 7.015 7.135 7.5 6 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp THPT và tương đương % 86.65 93.86 92.43 98.02 97.79 96.2 Tiểu học % 100 100 100 100 100 100 THCS % 80.82 83.14 94.43 98.49 92.23 94.43 7 Số trường cấp 3 trường 4 4 4 4 6 7 7 7 III. Xây dựng cơ sở hạ tầng 1 Thuỷ lợi Tưới chủ động cho DT canh tác % 69 75 67 70 Tiêu chủ động theo thiết kế % 70 70 24 57.6 2 Giao thông Giải nhựa đường trục chính liên xã % 55 80 28 30.5 35.6 37 38.5 40.5 Đường thôn, xóm (gạch, bê tông cấp phối) % 14 30 20 40.5 54.7 70.8 8103 85 3 Giá điện sinh hoạt (năm 2000) đ 720 600 750 720 700 700 670 4 Trường học Kiên cố hoá trường cấp 1,2. % 78 85-90 77.5 88.7 98.4 99.2 Nhà học mầm non ở nông thôn % 42.5 46.6 55 57 5 y tế Số giường tại bệnh viện huyện giường 125 150 130 140 140 140 140 160 Tỷ lệ trạm y tế được nâng cấp 25 32 Số xã đạt chuẩn QG về y tế % 40 100 2 10 18 Bình quân máy điện thoại cố định/100 dân 2.9 3.2 4.3 5.2 8.5 12 Nguồn: Thống kê Sóc Sơn. Ø Văn hoá-xã hội. Trong 5 năm qua, cùng với các thành tựu về kinh tế thì trên lĩnh vực văn hoá, xã hội huyện Sóc Sơn cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, công tác chính sách xã hội được đảm bảo tốt. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Đời sống văn hoá nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Ø Công tác đất đai-đô thị-môi trường. Huyện đã cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định 64CP, quyền sở hữu nhà và sử dụng đất đô thị, 90% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu nông thôn. Công tác quản lý xây dựng, vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến. Ở các tuyến đường, các khu dân cư tập trung, công tác thu gom và xử lý rác thải bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Cở sở hạ tầng đô thị, hệ thống chiếu sáng được cải thiện và tăng cường. Ø An ninh, quốc phòng. An ninh chính trị trên địa bàn huyện vững chắc, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma tuý, hình sự, tệ mại dâm, cờ bạc, và tai nạn giao thông nghiêm trọng được kiềm chế và đẩy lùi một bước. Đặc biệt, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát triển sâu rộng, đã có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội chung trên địa bàn. Công tác quốc phòng thì được tăng cường, khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới được nâng cao. Cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân được phổ biến quán triệt sâu rộng tạo sự chuyển biến tích cực về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Tổ chức, lực lượng nhân dân tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn huyện được củng cố và kiện toàn theo hướng hợp lý về số lượng, nâng cao về chất lượng. Chế độ luyện tập kỹ thuật kỹ thuật, chiến thuật và phương án tác chiến được duy trì thường xuyên, các công trình quốc phòng, vũ khí được trang bị và bảo quản tốt đáp ứng nhu cầu cơ động và xử lý kịp thời mọi tình huống. Như vậy, Sóc Sơn xứng đáng được coi là địa bàn có vị trí chiến lược trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng cho thủ đô Hà Nội. Ø Công tác công quyền. Chương trình cải cách hành chính của huyện đã được triển khai, thực hiện tốt, mở rộng và phát huy dân chủ cơ sở, công tác dân vận được tăng cường. Công tác phòng chống tham nhũng được nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được duy trì hiệu quả, thường xuyên từ huyện xuống cơ sở. Bên cạnh đó thì công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật được tăng cường, công tác hoà giải và trợ giúp pháp lý được củng cố. 2.1.2.2. Những tồn tại hạn chế của kinh tế, xã hội Sóc Sơn. Bên cạnh những thành tựu trên, trong kinh tế vẫn còn một số những khó khăn tồn tại: Trong nông nghiệp: Cây lúa chiếm chủ yếu xấp xỉ 58% diện tích gieo trồng; chưa hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có giá trị cao; năng suất một số cây trồng còn thấp; việc ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế; mặc dù tổng đàn các loại gia súc, gia cầm đều tăng nhưng không có ổn định; tỷ lệ sind hoá đàn bò mới đạt 60%, tỷ lệ lợn hướng nạc dưới 70%, kinh tế trang trại còn nhỏ bé về cả qui mô, thu nhập, thu hút lao động; Trong công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung; số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp còn ít (58 doanh nghiệp); Mặt bằng sản xuất của đại bộ phận doanh nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm thấp; giá cả kém khả năng cạnh tranh. Một số doanh nghiệp vẫn sử dụng dây truyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, việc thu hút lao động chưa nhiều. Trong lĩnh vực dịch vụ: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại còn ít, quy mô nhỏ; hoạt động thương mại chủ yếu thực hiện theo mô hình kinh tế hộ, các chợ nông thôn chưa được đầu tư, hệ thống các sản phẩm dịch vụ chưa được khai thác: rừng, điểm du lịch văn hoá. Kết cấu hạ tầng tuy đã đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển: Hệ thống giao thông, nước phục vụ sản xuất công nghiệp, du lịch còn thiếu; kết quả cứng hoá kênh mương chưa đạt kế hoạch. Các chỉ tiêu như dân số, kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Chương trình giảm nghèo tuy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nhưng chưa bền vững thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xấp sỉ 17%, chiếm 33% số hộ nghèo toàn thành phố; tỷ lệ thu hút trẻ trong độ tuổi nhà trẻ còn thấp đạt 14.2%; Tỷ lệ thu hút học sinh vào các trườngTHPT mới đáp ứng 38%; tỷ lệ lao động được qua đào tạo thấp, bình quân 25%/năm/tổng số lao động được giải quyết việc làm; Chất lượng đào tạo lao động chưa cao. Như vậy để khắc phục những tồn tại trên thì một giải pháp nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Sóc Sơn là cần thiết. Và phát triển các làng nghề truyền thống là một cách để đáp ứng điều đó. 2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn. 2.2.1. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn trước năm 2000. Nhiều làng nghề Sóc Sơn đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm trước, người dân trong làng nghề còn không biết nghề của mình có từ bao giờ. Ví dụ như làng nghề tre trúc Thu Thuỷ, làng mây tre đan Xuân Dương và Điệu Tân, làng mộc và xây dựng Lai Cách. Nhưng sau thời gian do sự phát triển của của các hàng nhựa, sắt thép nên đồ thủ công mỹ nghệ mây tre, thủ công mỹ nghệ bị mai một và chậm phát triển, nhiều nghệ nhân của làng nghề đã chuyển sang các nghề khác để kiếm sống. Bởi vậy các làng nghề Sóc Sơn trong thời gian trước năm 2000 đã bị mai một và kém phát triển. 2.2.2. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn sau năm 2000. Từ năm 2000 do chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề của thành phố và huyện cùng với sự khôi phục và phát triển thị trường của các làng nghề nên các LNTT Sóc Sơn đã dần được phục hồi và phát triển. 2.2.2.1. Số lượng làng và quy mô của các làng nghề. Trong thời gian qua, LNTT ở Sóc Sơn đã và đang được khôi phục, phát triển. Các sản phẩm của các LNTT ngày càng được thị trường ưa chuộng. Do vậy số lượng các làng nghề cũng ngày càng ổn định và tăng lên. Bảng 2.5: số lượng làng nghề ở Sóc Sơn. Năm Địa điểm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Toàn huyện 4 4 4 5 5 5 Xã Xuân Thu 1 1 1 1 1 1 Xã Kim Lũ 1 1 1 1 1 1 Xã Xuân Giang 1 1 1 1 1 1 Xã Tân Hưng 1 1 1 1 1 1 Xã Phú Cường 0 0 0 1 1 1 Nguồn: Phòng KH-KT&PTNT huyện Sóc Sơn. Qua bảng số liệu trên ta thấy các làng nghề Sóc Sơn đã được phục hồi một cách ổn định như: làng nghề tre trúc Thu Thuỷ - xã Xuân Thu, làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan Xuân Dương-xã Kim Lũ và làng Điệu Tân-xã Tân Hưng; làng nghề thủ công mỹ nghệ mộc và xây dựng Lai Cách- xã Xuân Giang. Từ năm 2004 thì chúng ta đã cấy được thêm nghề chiếu trúc ở HTX Đại Dương- xã Phú Cường. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc khôi phục và phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn trong thời gian qua. Điều này minh chứng cho khả năng phục hồi và phát triển các làng nghề Sóc Sơn. Chúng ta có thể giải thích cho sự phát triển ổn định và phục hồi nhanh chóng của các làng nghề Sóc Sơn như vậy một phần là do chính sách khuyến khích phát triển các LNTT của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà những người nông dân Sóc Sơn đang phải chịu. Bảng 2.6: Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn. Năm Tiêu chí 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thu từ NN (Tr đ) 271884 270414 282013 294018 304882 313648 323500 Dân số NN (người) 212228 214929 217609 220508 224643 226180 229573 Doanh thu /người ở NT /năm (Trđ/người/năm) 1.281 1.258 1.296 1.333 1.357 1.387 1.409 Doanh thu/người ở NT/tháng (trăm nghìn đồng/người/thán) 106.7 104.8 107.9 111.1 113.1 115.6 117.42 Nguồn: Thống kê Sóc Sơn. Ta thấy trong ngành nông nghiệp nông thôn thì doanh thu trung bình của người nông dân Sóc Sơn mỗi tháng chỉ có 106.700 đồng/người/tháng trong năm 2000 và chỉ tăng lên đến 117.420 đồng/người/tháng năm 2006. Như vậy, sau 6 năm thì doanh thu/người/tháng chỉ tăng được 11.000 đồng, và so với chuẩn nghèo mới ở nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng thì nói chung tất cả người dân nông thôn Sóc Sơn đều là người nghèo. Vậy nên nói sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Sóc Sơn khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng. Các LNTT đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Sóc Sơn. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Bảng 2.7: Số lượng lao động làng nghề. Đơn vị: người. Năm Làng nghề 2002 2003 2004 2005 2006 Thu Thuỷ 520 573 650 785 910 Xuân Dương 630 695 753 820 970 Lai Cách 1077 1317 1420 1666 1875 Điệu Tân 635 600 556 750 950 Đại Dương 0 0 200 210 250 Tổng số lao động 2862 3185 3579 4231 4955 Nguồn: Thống kê Sóc Sơn. Sự gia tăng lao động trong TTCN nói chung và làng nghề nói riêng là do một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao động làm._.phẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tính nghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thị trường trong nước và thế giới. Khuyến khích mô hình dạy nghề trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề TTCN. Đây là mô hình đào tạo có hiệu quả đã được thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm, quyền lợi gắn với trình độ tay nghề. Để phát triển mô hình đào tạo này, trong thời gian tới, nhà nước cần hỗ trợ máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ mới và giảng viên, đồng thời các chủ cơ sở sản xuất trong các ngành nghề TTCN cần chủ động tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trực tiếp tại cơ sở của mình. Trong chương trình đào tạo hàng năm của thành phố, huyện cần bổ sung đào tạo, bồi dưỡng cho cả người thầy và người thợ. Đối với những nghệ nhân trong các LNTT, nhà nước, các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng và sử dụng hợp để họ mang hết khả năng và tâm huyết của mình trong việc dạy và truyền nghề cho thế hệ trẻ trrong các ngành nghề TTCN, của thời kỳ CNH-HĐH nông thôn Sóc Sơn. 3.2.2. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LNTT. Hiện nay, những trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất LNTT nói chung vẫn còn mang tính thủ công, đơn giản, dùng sức cơ bắp là chính và một ít được cơ giới hoá từng phần, từng khâu trong quá trình sản xuất. Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của LNTT. Có như vậy làng nghề mới có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại và tinh xảo, tăng thêm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây chính là mặt tác động trở lại của CNH-HĐH đến sản xuất ở LNTT. Trong điều kiện trên thế giới, quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn ba năm là một sản phẩm có thể mất đi, bị một sản phẩm khác thay thế và trong vòng một chục năm một hai chục năm một ngành sản xuất đang từ được xếp vào mặt trời mọc thì chuyển sang thành mặt trời lặn nên vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấn đề bức thiết. Nhưng sản xuất trong LNTT không thể đưa toàn bộ thiết bị hiện đại vào vì như vậy thì sản phẩm mà được sản xuất ra không còn mang tính văn hoá truyền thống hay nói cách khác là nó không còn là một sản phẩm của làng nghề theo đúng tính chất của nó nữa. Do đó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc: Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành. Nói cách khác là bản thân công nghệ truyền thống có yêu cầu do nó có nguy cơ không thể tồn tại được mà đòi hỏi phải được hiện đại hoá phần nào đó hay khâu nào đó của công nghệ cũ để có sự kết hợp được công nghệ truyền thống và công nghệ mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống hay công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mới về trình độ kỹ thuật, về quy mô sản xuất và quan trọng là về vốn đầu tư. Sở dĩ phải có sự thích hợp vì nếu quá hiện đại hay quy mô quá lớn hay vốn đầu tư quá nhiều thì LNTT khó có khả năng tiếp thu được. Mặt khác cần chú ý đến công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với nguyên liệu tại chỗ đồng thời chú ý đến có sở chế biến sản xuất nguyên vật liệu tại chỗ. Hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sản phẩm sản xuất ra không bị mất đi tính truyền thống, độc đáo của sản phẩm. Hiện đại hoá công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm môi trường. Vấn đề hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Có thể kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều công nghệ trên một sản phẩm. Việc đổi mới công nghệ đối với LNTT là vấn đề khó khăn, vượt quá khả năng của từng đơn vị sản xuất-kinh doanh trong làng nghề, do đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Do nhà nước không thể làm thay đơn vị sản xuất kinh doanh nên chỉ có thể giúp đỡ bằng các biện pháp hỗ trợ sau: — Phổ biến kiến thức, kỹ năng về sản xuất-kinh doanh và kỹ thuật công nghệ một cách thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau và bằng nhiều phương tiện. — Giới thiệu, giúp đỡ cho các LNTT quan hệ với các có quan tổ chức nghiên cứu khoa học để thúc đẩy hợp tác giữa làng nghề này với các tổ chức này nhằm giải quyết các vấn thực tiễn đặt ra. Để đảm nhiệm công việc này, tổ chức quản lý làng nghề có vai trò rất quan trọng. — Hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động yểm trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các LNTT. Ở những vùng có nhiều làng nghề hoặc nơi có LNTT phát triển có thể thành lập các trung tâm tư vấn với chức năng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ và giúp đỡ của các trung tâm này cần mang tính chất thường xuyên. Đổi mới kỹ thuật, công nghệ đã trở thành yêu cầu của bản thân làng nghề. Qua khảo sát cho thấy gần 30% số hộ được hỏi ý kiến đều cho rằng cần cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất. Để đổi mới công nghệ kỹ thuật sản xuất, từng bước hiện đại hoá công nghệ truyền thống ở LNTT cần lưu ý một số điểm sau đây: Cần có điều tra khảo sát toàn diện về LNTT qua đó nắm được yêu cầu về các loại công cụ, thiết bị. Có làm được như vậy mới có thể vạch ra được kế hoạch đồng bộ nhằm trang bị công cụ sản xuất, những công nghệ thích hợp để thúc đẩy LNTT phát triển. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả nguyên liệu truyền thống không thể thiếu được sản xuất ra sản phẩm mang tính độc đáo mang bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với đó là tìm kiếm hay tạo ra những nguyên liệu mới và những vật liệu phục để thay thế nhằm tiết kiệm nguyên liệu truyền thống, kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và nguyên liệu mới để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn hay giá thành rẻ hơn. Hiện nay do yêu cầu bảo vệ môi trường nên nhiên liệu than sẽ cần được thay thế. Năng lượng sạch có khả năng thay thế hiên nay là điện hay khí đốt. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho LNTT. 3.2.3.1. Thị trường vốn. Vốn là nhân tố cơ bản tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế. Công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế đòi hỏi phải huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó quan trọng nhất đó là vốn, tài chính. Một mặt, hiện chúng ta đang gặp khó khăn thiếu vốn, nhưng mặt khác, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các nguồn lực, bao gồm cả nguồn vốn nhà rỗi còn tồn đọng trong dân chưa được huy động vào sản xuất kinh doanh còn khá lớn. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các cơ sở ngành nghề, làng nghề ở nông thôn cần phải bảo đảm yêu cầu huy động tối đa mọi nguồn vốn nhà rỗi trong dân vào thực hiện công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế nông thôn. Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1-2 năm, cho cơ sở sản xuất CN-TTCN trong LNTT, làng nghề mới khôi phục và phát triển, sản xuất những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển mà thời gian đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề nên vay từ quỹ hỗ trợ phát triển huyện để đầu tư phát triển ngành nghề huyện và thành phố khuyến khích do UBND quy định trong từng thời kỳ thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh. Các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong làng nghề vay trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước hết, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển huyện xem xét giúp đỡ một số hộ ở làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. Ngoài ra cần giải quyết cho vay vốn lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người sản xuất chủ động trong hoạt động tài chính. Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp bên ngoài thông qua các chương trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề. Nghiên cứu sửa đổi quy định thế chấp khi vay vốn cho sát với từng loại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hộ kinh doanh trong LNTT. Huy động tối đa nội lực, các thành phần kinh tế ở địa phương cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mình huy động đóng góp để hình thành một nguồn vốn dùng vào mục đích hỗ trợ phát triển làng nghề, hỗ trợ việc xây dựng các dự án, đề án đổi mới công nghệ, khôi phục nghề cũ và phát triển nghề mới. Khi huy động phải hết sức dân chủ, quản lý chặt chẽ chi tiêu đúng mục đích. 3.2.3.2. Về nguyên liệu sản xuất: Quy hoạch và hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi bảo đảm số lượng và chất lượng nguyên liệu cho làng nghề nói riêng, cho công nghiệp chế biến nói chung. Giao cho các ngành chức năng nghiên cứu , đề xuất các chính sách bảo hộ hợp lý đối với làng nghề (cả đầu ra và đầu vào). Trước mắt thực hiện bảo hiểm trợ giá đối với một số loại cây trồng vật nuôi, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi để công ty xuất nhập khẩu nhập gỗ cho các Làng nghề sản xuất hàng mộc mỹ nghệ. Hình thành các tổ chức dịch vụ, khai thác, cung cập vật tư nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất phát triển. Nghiên cứu để thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại, khai thác cung cấp vật tư nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. 3.2.3.3. Thị trường tiêu thụ: Thị trường là nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện nay. Trong những năm qua sản phẩm hàng hoá của các làng nghề sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ, nhất là sau khi mất thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Trong những năm tới, mặc dù chủ trương của đảng và nhà nước khuyến khích sản xuất hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, song do nhiều yếu tố, nhiều làng nghề không sản xuất xuất khẩu mà chỉ tiêu dùng nội địa. Do vậy, định hướng thị trrường tiêu thụ cho làng nghề là thị trường nội địa là chính, thị trường xuất khẩu là quan trọng. Đối với thị trường nội địa: đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá đơn giản phục vụ tiêu dùng hàng ngày, sản phẩm gia dụng như đồ mộc, mộc mỹ nghệ, thêu ren. Đối với thị trường ngoài nước (xuất khẩu): tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá có chất lượng kỹ nghệ cao, sản phẩm có giá trị lớn như đồ mộc cao cấp, mộc thủ công mỹ nghệ và các đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Những giải pháp chính mở rộng thị trường tiêu thụ: ØTrước tiên người sản xuất trong các làng nghề cần tự điều tra nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng (trong nước và ngoài nước) nhằm định hướng cho sản xuất. Cụ thể cần quan tâm đến những vấn đề sau: Thu thập thông tin về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt số lượng, chất lượng, loại sản phẩm, hình thức, xử lý thông tin về thị trường và nghiên cứu để sản xuất những sản phẩm phù hợp. Lập kế hoạch cho sản xuất, quá trình thực hiện kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế trên thị trường. Chiến lược tiêu thụ: bao gồm cả việc tổ chức bán ra và tiếp tục thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh sản xuất. Cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, áp dụng kỹ thuật mới để có sản phẩm chất lượng cao, kỹ mỹ thuật đẹp và giá cả ngày càng hợp lý, có sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tổ chức liên hệ với nhau cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng thêm sức cạnh tranh. Ø Thành lập “Trung tâm thông tin thị trường và xúc tiến thương mại” với một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả (trong và ngoài nước) cho các doanh nghiệp, làng nghề, đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh có nhu cầu tìm hiểu. Cùng với các ngành chức năng hướng dẫn các chủ trương, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông và thực hiện nghĩa vụ. Môi giới và xúc tiến các hoạt động thương mại giúp các doanh nghiệp trong huyện có nhu cầu tìm hiểu. Tổ chức hội chợ, triển lãm của huyện và giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và trong nước. Ø Xây dựng trung tâm hoặc cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm công nghiệp, TTCN tại thị trấn Sóc Sơn hoặc một số điểm tại các làng nghề. Ø Đối với một số ngành hàng, làng nghề sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, sản lượng lớn, các ngành có chức năng cần tập trung giúp đỡ, hướng dẫn, đưa tiêu chuẩn quốc gia vào áp dụng và nếu đảm bảo, cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam để khách hàng tin tưởng và mới có khả năng mở rộng thị trường các mặt hàng. Ø Hướng dẫn một số làng nghề liên kết sản xuất phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, khôi phục cho các nhà máy, xí nghiệp lớn của trung ương, có thể dưới các hình thức đặt hàng, gia công để vừa tranh thủ được vốn, kỹ thuật, vừa có thị trường ổn định, sản lượng lớn. Thị trường tiêu thụ hàng hoá là một lĩnh vực rất rộng, phức tạp thường xuyên biến động. Do vậy nghiên cứu thị trường là một biện pháp sống còn quyết định đến sản xuất. Thành phố và huyện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các cơ sở, các làng nghề nói chung tiếp cận, tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ hội giao lưu thương mại thông thoáng. Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Sở công nghiệp thành phố và phòng kế hoạch huyện hướng dẫn tổ chức các làng nghề thành lập “hiệp hội ngành nghề để tăng sức cạnh tranh, hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Tổ chức hội chợ tại thành phố, huyện, trong nước và nước ngoài. Hàng năm giành một khoản ngân sách cần thiết cho lĩnh vực này, cần có địa điểm thuận lợi để tổ chức các cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm làng nghề. Tổ chức tiếp thị, thông tin dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chống ép cấp, ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Các tổ chức các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề. Để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của làng nghề và lành mạnh hoá thị trường trong huyện, các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, chống gian lận thương mại. Để có thể làm tốt công tác maketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cần hình thành các hiệp hội chuyên ngành, làm nhiệm vụ tổ chức và thống nhất các hoạt động sản xuất cũng như quảng cáo tiếp thị, giá cả trên các thị trường, kể cả trong nước và ngoài nước. Cần nghiên cứu thị trường (bao gồm thị hiếu, sức mua, giá cả), để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất và điều chỉnh kỹ thuật phù hợp với từng thị trường. Công ty xuất nhập khẩu thành phố và huyện tìm thị trường và tập trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản phẩm.. Các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ, hướng dẫn các hiệp hội xúc tiến nghiên cứu và phát triển làng nghề với thị trường nước ngoài. Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề. Tiếp tục xây dựng và mở rộng các tuyến đường quốc lộ và các tuyến đường liên thôn và xã. Tiếp tục thực hiện bê tông hoá đường thôn, làng. Phát triển hệ thống điện, xây dựng thêm các trạm biến áp, xây dựng và nâng cấp các hệ thống đường điện nông thôn. Huyện phải tiếp tục chỉ đạo xây dựng hệ thống thoát nước thôn xóm, đảm bảo cho đời sống và sản xuất của người dân. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống trạm xá, trường học cho các xã trong huyện. Tăng cường khuyến khích lắp đặt hệ thống điện thoại, điện sinh hoạt một cách tích cực đến mọi người dân. Trong giải pháp về hạ tầng đối với làng nghề thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Các dự án đầu tư phát triển làng nghề được đưa vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương được các cấp, các ngành chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển có hiệu quả. Hiện nay, mặt bằng sản xuất cho các làng nghề đang trở thành những vấn đề bức xúc. Do tính chất quan trọng của làng nghề hiện tại và những năm tới, cần có nhận thức đúng và đủ vấn đề này. Giải quyết mặt bằng cho các làng nghề cần được bình đẳng như giải quyết mặt bằng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay các công ty TNHH. Quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Nhìn chung chỉ nên thực hiện những khâu, hoặc công đoạn sản xuất mang tính chuyên môn nói chung, còn ở những chi tiết cụ thể nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ thì vẫn đưa từng gia đình để phù hợp với điều kiện và tập quán lao động trong làng nghề. Xúc tiến quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở các địa phương và công bố rộng rãi để các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty, HTX biết để thuê đất phục vụ cho sản xuất. Huyện đang có những chủ trương và xúc tiến triển khai đề án quy hoạch mặt bằng cụm công nghiệp làng nghề sản xuất tập trung cho các làng nghề như: Mộc Lai Cách, làng thủ công nghiệp Thu Thuỷ. Lập quy hoạch, kế hoạch cho phát triển LNTT là biện pháp hết sức quan trọng trong việc sắp xếp bố trí các khu vực dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu, vừa đảm bảo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động và đi lại thuận lợi, vừa đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá, nhưng phải bảo vệ được cảnh quan sinh thái và môi trường sống trong lành cho khu vực dân cư của từng làng nghề, đây là vấn đề rất lớn và đòi hỏi bức xúc. Chính quyền địa phương cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất cao cho vừa hiện đại, vừa văn minh và đảm bảo được cuộc sống hài hoà, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp không gây sáo trộn làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong làng nghề. Hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện chính sách nhà nước. Chính sách, pháp luật. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho LNTT phát triển. Trong các năm qua, nhà nước đã ban hành rất nhiều luật và chính sách có liên quan một cách gián tiếp tới sự phát triển một cách gián tiếp tới sự phát triển làng nghề như Luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư, luật lao động và một số chính sách khác…thế nhưng đến nay chưa có một luật, chính sách nào được ban hành có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của LNTT. Các chính sách cho việc phát triển làng nghề phải đảm bảo sự đồng bộ và phải hướng vào mục tiêu đã định. Sự đồng bộ ở đây không phải chỉ được thể hiện ở số lượng các chính sách đảm bảo sự bao quát cả quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh mà nó còn phải thể hiện cả sự ăn khớp giữa quy hoạch với chính sách, ở sự khuyến khích với hạn chế, nhằm mục tiêu khuyến khích LNTT phát triển. Trong các chính sách đó cần chú ý các chính sách sau: Chính sách cơ cấu ngành nghề mặt hàng: Chú ý phát triển các ngành nghề và sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao như hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá chế biến nông sản, các mặt hàng truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà nhu cầu trên thị trường đang giảm sút thì nhà nước cần hỗ trợ. Chính sách bảo đảm vốn: nhà nước cần có chính sách cho vay vốn đối với các hộ làm nghề truyền thống ở các LNTT. Tìm các hình thức nhằm tăng số lượng và tỷ lệ các hộ ở LNTT được vay vốn. Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất vay vốn. Chính sách bảo hộ, bảo hiểm theo ngành nghề, mặt hàng: nhà nước cần có chính sách bảo hộ hàng nội địa phát triển, nhất là các sản phẩm tiêu dùng mà LNTT đã sản xuất được. Cần có chính sách hỗ trợ trong xuất nhập khẩu sản phẩm của làng nghề. Chính sách thuế: cần có một số khuyến khích nhất định về thuế đối với các sản phẩm cần bảo tồn và giữ gìn, đối với LNTT mới khôi phục, và cả đối với sản phẩm tận dụng nguyên liệu trong nước mà có khả năng xuất khẩu. Mặc dù vậy, thuế là nguồn thu chủ yếu của quỹ quốc gia nên yêu cầu không để bỏ xót. Thế nhưng thu đủ, đúng ở dây là vấn đề không dễ. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của làng nghề gắn liền với cơ sở hạ tầng nông thôn. Để phát triển làng nghề cần chú ý phát triển hạ tầng nông thôn. Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hạ tầng, tạo điều kiện phát triển LNTT. Việc xây dựng đường liên xã, liên thôn và đường điện ở xã cần được tiến hành thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Chính sách đất đai: sản xuất làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về mặt sản xuất. Hiện nay đa số các hộ gia đình đều tận dụng diện tích nhà ở để sản xuất kinh doanh nên diện tích dành cho kinh doanh rất chật hẹp nhưng khi muốn có chỗ để mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh thì họ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay có tới 2/3 số hộ kinh doanh ở làng nghề yêu cầu hoàn thiện chính sách này, nhất là vấn đề cho thuê đất. chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề vừa phải tuân thủ luật đất đai, luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vừa cần tận dụng các điều kiện thực tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế, xã hội. Có thể tận dụng cơ sở vật chất của HTX trước đây, hoặc tận dụng ao hồ, có thể được sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình. Cần có sự ưu đãi thuế sử dụng đất đai cho hộ sản xuất trong LNTT. Chính sách lao động: chính sách lao động chiếm vị trí quan trọng vì lao động đóng vai trò quyết định đối với sản xuất của LNTT, mặt khác nhiều vấn đề về lao động hiện nay nhà nước vẫn chưa có chính sách. Qua điều tra cho thấy 100% số người lao động được hỏi không biết về bảo hiểm, về luật lao động và những gì liên quan đến quyền lợi của người lao động. Chính sách lao động cần đi theo hướng: Thứ nhất, tăng cường số lượng và chất lượng lao động cho làng nghề và đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Thứ hai, cần có quy định buộc phải thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động giữa người lao động và chủ. Thứ ba, xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Thứ tư, xây dựng chế độ khen thưởng, phong danh hiệu “bàn tay vàng”, “lao động sáng tạo”, trả công cao và có các phần thưởng quốc gia, đãi ngộ thoả đáng về vật chất cũng như tinh thần đối với các nghệ nhân trong làng nghề.  - Chính sách chuyển giao công nghệ: Qua điều tra một số hộ sản xuất trong LNTT ở Sóc Sơn, 45.9% số hộ được hỏi có yêu cầu hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ. Để giúp đỡ cơ sở có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, ngoài sự hỗ trợ về vố, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo thiết bị mới, cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ nhập ngoại và hướng sản xuất cho người sản xuất để họ có khả năng và điều kiện lựa chọn. Bên cạnh đó phải có chính sách khuyến khích cơ sở nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, công cụ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Chính sách khuyến khích hình thành các hiệp hội nghề: Có thể nói rằng hiệp hội là tổ chức có lợi cho cơ sở sản xuất, cho người sản xuất ngành nghề trong LNTT. Thông qua hiệp hội, các cơ sở sản xuất, người sản xuất trong làng nghề được trao đổi và cung cấp những thông tin về nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là về vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, giá cả, thị trường, cũng thông qua hiệp hội, các cơ sở có điều kiện giúp đỡ nhau thông qua các dịch vụ kỹ thuật, quản lý, cung cấp vật tư, điều kiện và cơ hội hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó có sự trao đổi hợp tác nhằm giúp đỡ nhau như vậy mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của các đơn vị, các thành phần kinh tế trong các làng nghề để tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà con vươn ra cả thị trường nước ngoài. Quản lý nhà nước. Song song với việc bổ sung và hoàn thiện chính sách nhằm phát triển LNTT, việc bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề cũng cần được kiện toàn nhằm bảo đảm khả năng quản lý có hiệu lực đối với làng nghề. Vấn đề đặt ra là đối với việc xây dựng hệ thống quản lý nhà nước cần phải có tính hệ thống, đảm bảo có thể theo dõi, điều tiết sự phát triển của LNTT xuyên suốt trung ương đến cơ sở. Để làm được điều này cần thiết phải có các cơ quan quản lý chuyên môn đồng thời phải có sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các cơ quan có liên quan để tránh tình trạng có quá nhiều đầu mối quản lý nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đến cùng đối với các vấn đề mà LNTT đặt ra. Ngoài ra các hội nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể cũng là nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của LNTT. Để tạo điều kiện cho LNTT phát triển, cơ quan quản lý nhà nước ở Sóc Sơn cần làm một số việc sau: Tham mưu cho các cơ quan quản lý cấp trên chính sách các mặt nhằm tạo điều kiện cho LNTT phát triển. Theo dõi và căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi mà kịp thời tư vấn và đưa ra các giải pháp thích hợp để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt là về các mặt như thị trường sản phẩm, thị trường vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất, hình thức sản xuất…Đặc biệt là phải chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang nét văn hoá truyền thống. Nắm chắc các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của LNTT nhằm giúp đỡ cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác để từ đó đưa ra các quyết định đúng. Tạo điều kiện cho các hội nghề nghiệp được thành lập và hoạt động. 3.2.6. Về môi trường sinh thái: Việc mở rộng, khôi phục và phát triển TTCN, làng nghề ở Sóc Sơn đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Vì vậy, trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng sản xuất cho làng nghề, các cụm công nghiệp nhỏ tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiễm, xử lý rác thải bảo vệ môi trường. Kết luận Trong thời gian qua, làng nghề Sóc Sơn đã khôi phục, phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành quả được coi là trực tiếp đó là tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Sóc Sơn. Các làng nghề Sóc Sơn ngày càng mở rộng và phát triển, còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Sóc Sơn theo hướng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH Sóc Sơn. Một giá trị vô hình và to lớn không thể không kể đến là việc khôi phục và bảo tồn những nét văn hoá truyền thống mà những LNTT Sóc Sơn đã tạo ra. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phát triển các LNTT Sóc Sơn là một biện pháp quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu để phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sóc Sơn phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam, khu vực và cả thế giới. Kiến nghị. LNTT Sóc Sơn trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Đó là vấn đề vốn, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chính sách của nhà nước và trình độ và kỹ năng, tinh thần thái độ của người lao động. Đây là những vấn đề không phải có thể giải quyết một sớm một chiều và cũng không phải của một cơ quan nhất định nào đó, mà nó là vấn đề của mọi ngành, mọi cấp, vấn đề lâu dài của toàn thể xã hội. Bởi vậy, để giải quyết được các vấn đề đó một cách hiệu quả thì đòi hỏi các cấp chính quyền phải có sự phối hợp đồng bộ và sự đồng tình ủng hộ của toàn dân, toàn xã hội. Để các LNTT ngày càng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và nhu cầu giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân thì đề nghị các cấp chính quyền địa phương phải ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển, các chính sách phải cụ thể, đi vào thực tiễn sản xuất của các làng nghề chứ không chỉ là trên giấy tờ. Một định hướng quan trọng của phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới đó là kết hợp phát triển làng nghề với du lịch làng nghề. Bởi vậy tôi xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền phải nhanh chóng có quy hoạch và triển khai các dự án phát triển du lịch Sóc Sơn để kết hợp phát triển du lịch làng nghề Sóc Sơn một cách hiệu quả nhất. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các làng nghề trong tương lai. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. PHẠM VĂN VẬN và sự giúp đỡ của các đồng chí phòng KH-KT&PTNT huyện Sóc Sơn cho em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình! Em xin trân thành cảm ơn! Danh mục các tài liệu tham khảo: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Sóc Sơn. Đề án về chủ trương, giải pháp khuyến khích phát triển CN-TTCN làng nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010. Số liệu thống kê năm 2001-2005 của huyện Sóc Sơn. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới. Sách: Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội-1997. Trang web Đảng cộng sản Việt Nam: Đangcongsanvietnam.com.vn Phụ lục 1: kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006. Đơn vị: Triệu đồng. 2002 2003 2004 2005 2006 DT CP Lãi(lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) DT CP Lãi (lỗ) 1. Thu Thuỷ 3520 1024 2496 5157 1030 4127 7559 1319 6240 11597.5 3119.5 8478 13659 2739 10920 2. Xuân Dương 2852 739 2113 3695 776 2919 5180 1085 4095 7380 1476 5904 10185 2037 8148 3. Lai Cách 11075 3323 7752 15800 4740 11060 18258 5478 12780 29988 11996 17992 37895 10473 27422 4. Điệu Tân 2395 590 1805 3072 768 2304 3921 1363 2558 6507 2277 4230 7698 1998 5700 5. Đại Dương 0 0 0 0 0 0 3314 1274 2040 3420 1026 2394 4225 925 3300 Tổng 19842 5676 14166 27724 7314 20410 38232 10519 27713 58892.5 19894.5 38998 73662 18172 55490 Nguồn: phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0032.doc
Tài liệu liên quan