CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VÀ THƯƠNG MẠI GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Thực trạng hoạt động kinh doanh chung của công ty Cổ phần Công trình và Thương mại Giao thông vận tải
Kết quả đạt được kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1:
(đơn vị : VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
70138142272
67562706599
133165069766
Giá vốn hàng bán
67509784636
64642781308
126101364646
Lãi
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần công trình và thương mại giao thông vận tải (chương 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gộp
2268357636
2919925291
7063705120
Doanh thu từ hoạt động tài chính
73031024
2570083752
525111351
Chi phí tài chính
1793266048
2297984748
3124350805
Chi phí bán hàng
2871413
11474286
109454142
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1503449058
2259064415
3508115362
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(598197859)
921485594
846896162
Thu nhập khác
861863661
912542945
85212765
Chi phí khác
73334264
576200000
79893365
Lợi nhuận khác
788529397
336342945
5319400
Lợi nhuận trước thuế
190331538
1257828539
852215562
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
110164923
Lợi nhuận sau thuế
190331538
1257828539
742050639
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2006- 2008)
Như vậy có thể thấy
Năm 2006, công ty có doanh thu lớn hơn năm 2007 nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty lại bị âm và lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức thấp nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động tài chính không bù đắp được chi phí tài chính cho thấy hoạt động tài chính của công ty chưa hiệu quả, tuy nhiên trong những năm sau điều này đã được khắc phục
Năm 2007 công ty có lượng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thấp nhất nhưng lại đạt lợi nhuận cao nhất trong ba năm. Điều này là do trong năm 2007 các khoản chi phí của công ty có tỉ trọng so với doanh thu nhỏ hơn các năm khác đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng cao hơn hẳn các năm khác.
Năm 2008 doanh thu của công ty tăng đột biến một mặt do hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, công ty nhận được nhiều công trình thi công đồng thời mặt khác là do trong năm 2008 là thời điểm công ty hoàn thành bàn giao được nhiều công trình thi công từ những năm trước.lãi gộp năm 2008 là cao nhất trong 3 năm cho thấy hoạt động kinh doanh chính của công ty đạt được là tốt nhất trong 3 năm.
tuy nhiên lợi nhuận của công ty đạt được lại không cao bằng năm 2007 là do các khoản chi phí tăng nhanh theo quy mô của doanh thu đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính cũng không đủ để bù đắp chi phí tài chính.
Để thấy rõ hơn hiệu quả kinhdoanh của công ty ta xem xét bảng và biểu đồ sau:
Bảng 2:
(đơn vị: %)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
0,267
1,77
0,55
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí kinh doanh
0,268
1,8
0,56
Hệ số chi phí/doanh thu
99,7
98,2
99.4
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu phản ánh 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí phán ánh 100 đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hệ số chi phí/ doanh thu cho biết để tạo ra 100 đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng chi phí.
Qua bảng và biểu đồ ta thấy ,tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận/chi phí của công ty rất nhỏ và gần như bằng nhau do hệ số chi phí/doanh thu quá lớn. Năm 2007 là năm có tỷ suất lợi nhuận lớn nhất(1,77% và 1,8%) đồng thời là năm có hệ số chi phí/ doanh thu thấp nhất(98,2%).
2.Thực trạng vốn của công ty.
2.1 Khái quát chung về nguồn vốn của công ty
Vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là : vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.
Bảng 3:
(đơn vị : VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nguồn vốn
104.655.407.611
143.567.972.524
218.763.853.629
Nợ phải trả
100.069.549.202
122.071.360.537
198.061.629.679
Nợ ngắn hạn
100.069.549.202
122.071.360.537
198.001.729.951
Nợ dài hạn
0
0
59.899.728
Vốn chủ sở hữu
4.595.858.912
21.496.611.987
20.702.223.950
Vốn chủ sở hữu
4.595.088.912
21.495.842.490
20.701.454.453
Nguồn kinh phí và quỹ khác
769.497
769.497
769.497
(nguồn : BCTC của công ty năm 2005-2006)
Như vậy có thể thấy vốn của công ty tăng dần qua 3 năm gần đây cụ thể : Vốn của công ty năm 2007 đã tăng 37,2% so với năm 2006 và năm 2008 vốn đã tăng 52,4% so với năm 2007. Đồng thời, trong cơ cấu vốn của công ty thì các khoản nợ chiểm tỷ trọng rất lớn : năm 2006 nợ phải trả chiếm 95,6 % tổng nguồn vốn, năm 2007 tỷ lệ này là 85%, năm 2008 là : 90,5 %. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty còn thấp nhưng khả năng huy động vốn lại cao phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Để có nhận xét toàn diện hơn về thực trạng nguồn vốn của công ty ta nghiên cứu cụ thể từng thành phần của vốn của công ty là : vốn cố định và vốn lưu động.
2.2 Thực trạng vốn cố định của công ty
Tình hình vốn cố định của công ty trong 3 năm được thể hiện trong bảng 4:
(Đơn vị : triệu VND)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch năm 2007-2006
Chênh lệch năm 2008-2007
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.tài sản cố định
2501.4
100
2407.3
36.7
12639.4
63.1
-94
-63.3
1023
26..4
1.1 TSCĐ HH
2489.8
99.5
2313.3
35.3
12639.4
63.1
-176
64.2
10326
27.6
Nguyên giá
5936.8
6006.3
17010.4
69
1.2
11004
183.2
Giá trị hao mòn lũy kế
-3447
-3693
-4371
-246
7.1
-677
18.4
1.2 TSCĐ VH
11.6
0.5
11.6
0.2
0
0
0
-0.3
-11
-0.2
1.3 chi phí XDCBDD
82.4
1.2
0
0
82
1.2
-82.4
-1.2
2. ĐTTC dài hạn
4100
62.5
7370
36.8
4100
62.5
3270
-25.7
3.Chi phí trả trước dài hạn
52
0.8
20.3
0.1
52
0.8
-32
-0.7
4. tổng vốn cố định
2501.4
100
6559.3
100
20029.7
100
4057
162.2
1347
205.4
(nguồn : BCTC 2006-2008)
Qua bảng trên ta thấy:
Năm 2007,giá trị của tài sản cố định giảm 3,762% so với năm 2006 mặc dù công ty có mua thêm 1 số tài sản cố định mới(gồm : nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý ) nhưng lượng khấu hao lại tăng lên. giá tị khấu hao tăng từ 3.447.054.683 lên 3.693.095.172 và tỷ lệ so với nguyên giá cũng tăng từ 58% lên 61,5 %.
Đến năm 2008, do công ty đầu tư 1 loạt các thiết bị máy móc, nhà xưởng, thiết bị dụng cụ quản lý mới nên giá trị tài sản cố định đã tăng vọt từ 2.407.288.254 lên 12.639.462.515.
Như vậy có thể thấy công ty đang có xu hướng đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc nhà xưởng. điều này là phù hợp với xu hướng hiện đại hóa máy móc của nước ta hiện nay cũng như tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh tế của công ty.
Tỷ suất tài trợ cho vốn cố định của công ty được thể hiện qua bảng 5 :
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TSCĐ và đầu tư dài hạn
2.501.385.092
6.559.349.826
20.029.764.095
Nợ dài hạn
0
0
59.899.728
Vốn chủ sở hữu
4.595.858.912
21.496.611.987
20.702.223.950
VLĐ thường xuyên
2.094.473.820
14.947.262.161
Như vậy, nguồn vốn dài hạn > TSCĐvà đầu tư dài hạn hay nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn còn dư để tài trợ tài sản ngắn hạn. Do vậy tài sản ngắn hạn thừa đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn. do vậy có thể nói tình hình tài chính của công ty là tốt.
2.3 Tình hình vốn lưu động của công ty
Tình hình vốn lưu động của công ty được thể hiện ở bảng 6:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch năm 2007-2006
Chênh lệch năm 2008-2007
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
%
1.Tiền
2998.5
3
9370.5
6.8
8887.5
4.5
6372
3.8
-483
-2.3
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
1181.4
0.86
4132.3
2.1
1181.4
0.86
2950.9
1.24
3.Phải thu ngắn hạn
73651.6
72.0
77404.3
56.5
51740.4
26
3752.8
-15.5
-25663.9
-30.5
3.1 Phải thu khách hàng
53249.5
52.11
46850.5
34.2
27009.2
13.6
-6399
-17.9
-19841.3
-20.6
3.2 Trả trước người bán
14.7
0.014
3350.2
2.4
5774.4
2.9
3335.5
2.386
2424.2
0.5
3.3 Phải thu nội bộ
18819.1
18.42
7790
5.7
15602.4
7.8
-11029.1
-12.72
7812.4
2.1
3.4 Phải thu khác
156.3
0.153
19413.6
14.2
3354.4
1.7
19257.3
14
-16059.2
-12.5
4.Hàng tồn kho
25213.7
24.7
48752.3
35.6
113659.2
57.2
23538.6
10.9
64906.9
21.6
5. Tài sản ngắn hạn khác
300
0.3
300
0.22
20314.6
10.2
0
-0.08
20014.6
9.98
6. Tổng
102164
100
137008.6
100
198734.1
100
34844.6
34
61725.5
45
Qua bảng trên ta thấy:
Vốn bằng tiền : năm 2006 là 2.998.540.331 chiếm 2,9% tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2007 con số này tăng lên thành 9.370.480.690 chiếm 6,8% tổng vốn lưu động. năm 2008 lượng tiền của công ty có giảm đi cả về giá trị tuyêt đối cũng như tỷ lệ tương đối , chỉ còn 8.887.567.002 chiếm 4.5 % tổng vốn lưu động. cơ cấu vốn bằng tiền cũng có sự thay đổi thể hiện trong bảng 7:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm2007
Năm2008
Tiền mặt
78.621.112
1.052.276.470
383.203.676
Tiền gửi NH
2.209.919.279
8.318.204.220
6.754.372.326
Tiền đang chuyển
0
0
1.750.000.000
Tổng tiền
2.998.540.391
9.370.480.690
8.887.567.002
Như vậy lượng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn bằng tiền. điều này là phù hợp với xu hướng ứng dụng các hình thức thanh toán điện tử trong doanh nghiệp hiện nay. Lượng tiền mặt tồn tại quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ cũng phản ánh được việc sử dụng vốn khá hiệu quả của công ty, lượng vốn ứ đọng không nhiều. tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn ta cần xem xét các chỉ tiêu khác.
Đầu tư tài chính ngắn hạn :
Bảng 8:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm2008
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ngắn hạn
0
109.275.000
4.132.315.000
Đầu tư ngắn hạn khác
0
1.072.163.135
Tổng
0
1.181.438.435
4.132.315.000
Ngoài việc tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công ty còn tiến hành đầu tư ngắn hạn để tăng lợi nhuận đạt được.
Các khoản phải thu : năm 2006 khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động (72%), tỷ lệ này giảm dần theo từng năm : năm 2007 còn 56,5% ,năm 2008 còn 26% . trong đó các khoản phải thu khách hàng giảm đều qua các năm từ 53249524280 năm 2006 còn 46850477689 năm 2007và 27009164954 năm 2008. Như vậy công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình ngày càng hợp lý, tranh được tình trạng bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên khoản trả trước người bán lại tăng dần từ 14736667 năm 2006 lên 3350212667 năm2007 và năm 2008 khoản này là 5774407167. Điều này 1 mặt phản ánh việc công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nêm cân mua sắm nhiêu loại hàng hóa cũng như thiết bị máy móc mặt khác cung cho thấy công ty cần tiến hành các biện pháp để giảm khoản phải trả trước như tìm kiếm nhiều nguồn hàng,tiến hành đàm phán với người bán để co được phương thức thanh toán có lợi hơn.
Hàng tồn kho : có thể thấy giá trị hàng tồn kho của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể ta cần xem xét cơ cấu của hàng tồn kho :
Bảng 9:
Chỉ tiêu
năm 2006
Năm 2007
Năm2008
Công cụ, dụng cụ
0
24.476.285
0
Chi phí SX, KD dở dang
25.162.377.092
34.594.408.270
100.690.009.821
Hàng hóa
51.378.710
14.178.424.786
12.969.212.395
Tổng
25.213.755.802
48.752.309.341
113.659.222.216
Từ bảng trên ta thấy, năm 2007 công ty còn tồn kho 1 lượng công cụ dụng cụ, đến năm 2008 số công cụ dụng cụ đó đã được sử dụng hoặc thanh lý nhượng bán hết;giá trị hàng hóa tồn kho giảm dần qua các năm trong khi giá trị chi phí sản xuất dở dang tăng đều qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh ở năm 2008( tăng 191% so với năm 2007 trong khi năm 2007 chỉ tăng 37,5% so với 2006) cho thấy công ty đã nhận được nhiều công trình hơn, quy mô của công ty cũng được mở rộng hơn. Như vậy việc giá trị hàng tồn kho tăng dần qua các năm chịu ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chứ không phải là một dấu hiệu đáng lo ngại.tuy nhiên công ty cũng cấn phải chú ý theo dõi tiến độ thực hiện các công trình,hoàn thành công trình đúng hoặc sớm hơn thời gian quy định, tránh việc làm chậm tiến độ để giảm giá trị hàng tồn kho nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các tài sản lưu động khác :
năm 2006 và 2007 đều giữ nguyên ở mức 300051975 nhưng năm 2008 lại tăng lên đến 20314620005 đồng thời tỷ trọng trong tổng vốn lưu động cũng tăng từ 2% lên đến hơn10%.
Tỷ suất tài trợ vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng 10:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nợ ngắn hạn
100.069.549.202
122.071.360.537
198.001.729.951
Tài sản lưu động
102.164.022.519
137.008.622.698
198.734.089.534
Vốn lưu động tự có
2.094.473.317
14.937.262.161
732.359.583
Vốn lưu động tự có > 0 hay tài sản lưu động của doanh nghiệp được tài trợ từ cả nguồn vay bên ngoài và cả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tài sản lưu động dư để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho thấy khả năng tài chính của công ty là khá tốt. ngoài ra có thể thấy nguồn tài trợ cho vốn lưu động của công ty chủ yếu là nguồn vay bên ngoài (tỷ lệ nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty năm 2006 là : 98%, năm 2007 là : 89%, năm 2008 là : 99,6%).
Trên đây là một số đánh giá sơ bộ về tình hình biến động của nguồn vốn của công ty. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta cần xem xét các chỉ số đánh giá.
2.4 hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.4.1 hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 11:
chỉ tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
1.doanh thu thuần
70.546.374.200
67.821.957.592
133.266.260.676
2.lợi nhuận thuần
190.331.583
1.257.828.539
742.050.639
3.nguyên giá TSCĐ bình quân
5.983.216.400
6.017.993.024
11.479.423.593
4.Vốn CĐ bình quân
2.510.500.541
4.530.367.459
13.294.556.965
5.hiệu suất sử dụng VCĐ(1/4)
28,10052141
14,97052021
10,02412198
6.tỷ suất lợi nhuận VCĐ(2/4)
0,075814197
0,277643823
0,055816124
7.hiệu suất sử dụng TSCĐ(1/3)
11,7907108
11,26986311
11,60914218
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh với 1 đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta thấy tỷ lệ này giảm dần qua các năm : từ 28,1 năm 2006 còn 14, 97 năm 2007 và 10,02 năm 2008.Nguyên nhân là do vốn cố định bình quân tăng nhanh hơn so với doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiên đồng lợi nhuận. tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2007, thấp nhất là năm 2008( 1 đồng vốn cố định chỉ tạo ra được 0,056 đồng lợi nhuận thuần )
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phán ảnh 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này của công ty khá ổn định qua các năm,tăng giảm không đáng kể cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty có hiệu quả ổn định.tuy nhiên trong xu hướng hiện đại hóa hiện nay thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định nên tăng dần qua các năm, tỷ lệ này ở công ty không tăng chứng tỏ năng suất hoạt động của thiết bị máy móc chưa được nâng cao dù công ty đã đầu tư 1 loạt tài sản cố định mới.
Nhìn chung việc sử dụng vốn cố định của công chưa thật hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp năng cao năng suất sử dụng của máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
2.4.2 hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 12:
chỉ tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
doanh thu thuần
70546374200
67821957592
133266260676
lợi nhuận thuần
190331583
1257828539
742050639
VLD binh quân trong kì
104302305592
119586322609
167871356116
hiệu suất sử dụng VLD(1/3)
0.676364475
0.567138082
0.79385944
tỷ suất lợi nhuận VLD(2/3)
0.001824807
0.010518164
0.004420353
số vòng quay vốn lưu động(1/3)
0.676364475
0.567138082
0.79385944
số ngày/ 1 vòng quay
532.2574043
634.7660502
453.4807827
hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
1.47849279
1.763239028
1.259668841
mức tiết kiệm vốn lưu động
-53167279676
19312047328
-67108915876
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động :
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động không đều, năm 2007 giảm 0,11 so với năm 2006,năm 2008 lại tăng 0,22 so với năm 2007 và tăng 0,11 so với năm 2006.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động : phán ảnh 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỉ lệ này cũng biến động không đều nhưng có chiều hướng ngươc lại so với hiệu suất sử dụng vốn lưu động, năm 2006 tỉ lệ này là 0,002, năm 2007 tăng lên thành 0,01, và năm 2008 lại giảm xuống còn 0,004.
Số vòng quay của vốn lưu động : phản ánh so vòng mà vốn lưu động lưu chuyển được trong 1 năm. Qua bảng có thể thấy 1 năm vốn lưu động của công ty lưu chuyển chưa được 1 lần. năm 2007 vốn lưu động chỉ lưu chuyển được 0,57 vòng giảm 0,11 vòng so với năm 2006,đến năm 2008 vốn lưu động lưu chuyển được 0,79 vòng tăng so với năm 2007 là 0,22 vòng. Tuy nhiên tỷ lệ như vậy là thấp, công ty cần có những biện pháp để tăng so vòng lưu chuyển của vốn lưu động.
Tương ứng với số vòng quay của vốn lưu động là số ngày của 1 vòng quay. Vốn quay vòng được càng nhiều thì số ngày của 1 vòng quay càng ngắn. năm 2006 1 vòng quay của vốn lưu động là khoảng 532 ngày ,năm 2007 con số này tăng lên là 635 ngày, đến năm 2008 thì đã giảm xuống chỉ còn 453 ngày.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phán ảnh để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty phải mất bao nhiêu đồng vốn lưu động.hệ số này càng thấp càng tốt.năm 2007 hệ số này của công ty là cao nhất(1,76), và thấp nhất là năm 2008(1,26).
Mức tiết kiêm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được( hoặc bị lãng phí) so với năm trước. qua bảng cho thấy năm 2006 công ty tiết kiệm được 53167279676 VNĐ vốn lưu động, nhưng năm 2007 lại lãng phí 19312047328 VNĐ, và năm 2008 lại tiết kiệm được 67108915876 VNĐ.
2.4.3 một số chỉ tiêu khác
Khả năng thanh toán của công ty
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Năm 2006, hệ số này là 1,021
Năm 2007, hệ số này là 1,122
Năm 2008, hệ số này là 1,003.
Công ty có hệ số thanh toán ngắn hạn > 1 chứng tỏ tài sản lưu động có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn. tuy nhiên năm 2008 hệ số này là thấp nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang giảm đi. Công ty cần chú ý tới điều này vì nếu để hệ số này < 1 công ty sẽ gặp khó khắn khi đi vay vốn.
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn =
Năm 2006 hệ số này là : 0.67
Năm 2007 hệ số này là : 0,47
Năm 2008 hệ số này là : 0.61.
Có thể thấy năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn mức thấp nhất trong 3 năm, đến năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn đã tăng trở lại. trong các năm tới công ty cần có những biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn 1 cách ổn định.
Tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn
Tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn =
Năm 2006 tỷ số này là : 0,002
Năm 2007 tỷ số này là : 0,009
Năm 2008 tỷ số này là: 0.003
Như vậy tỷ suất lợi nhuận năm 2006 là thấp nhất chỉ có 0,002 năm 2007 cao nhất đạt 0,009 do lợi nhuận năm 2007 là cao nhất trong các năm. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,003 do lợi nhuận giảm so với năm 2007 và tổng vốn lại tăng.
3. Thực trạng lao động và quản lý của công ty
Nhân tố lao động là một trong những nhân tố quan trọng nhất của công ty. Việc đảm bảo cả về số lượng và chất lượng lao động sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. thực trạng về lao động ở công ty chịu ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất của công ty. hoạt động chính của công ty la hoạt động xây lắp các công trình xây dựng, các công trình này thường kéo dài trong vài năm đồng thời ở các địa điểm khác nhau của đất nước nên lực lượng công nhân lao động trực tiếp ở các công trình thường là thuê theo thời vụ, tận dụng sẵn nguồn lao động ở địa phương còn lực lượng lao động chính thức thường chỉ là lao động gián tiếp làm việc tại trụ sở chính của công ty hay là lực lượng quản lý các tổ đội xây dựng. Thực trạng lao động của công ty được phản ánh qua bảng 13 :
Chỉ tiêu
Số tuyệt đối
Tỷ lệ tương đối(%)
Tổng số lao động
426
100
Lao động gián tiếp
80
18,8
-cán bộ quản lý kinh tế
18
4,2
-cán bộ quản lý kĩ thuật
55
12,9
-cán bộ quản lý hành chính
7
1,7
lao động trực tiếp
346
81,2
(Nguồn : Phòng tổng hợp)
Bảng 14:
Chỉ tiêu
Đại học và sau đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
-cán bộ quản lý kinh tế
11
7
0
0
-cán bộ quản lý kĩ thuật
42
13
0
0
-cán bộ quản lý hành chính
5
2
0
0
Công nhân bậc 6-7
0
0
0
96
Công nhân bậc 4-5
0
0
0
121
Công nhân bậc 2-3
0
0
0
129
Tổng số
58
22
0
346
Tỷ trọng
13,6
5,2
81,2
Như vậy có thể thấy,lực lượng lao động trực tiếp của công ty chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của công ty: 81,8%; còn lực lượng lao động gián tiếp chỉ chiếm 18,8%. Trong đó lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu là thuê theo thời vụ, còn lực lượng lao động gián tiếp mới là nhân viên chính thức của công ty. điều đó cho thấy, bộ máy của công ty đang được tinh giảm. những nhân viên có trình độ đại học chiếm đa số trong tổng số những lao động gián tiếp của công ty khoảng 13,6 % tổng số lao động.
Số công nhân kĩ thuật bậc cao chiếm tỉ lệ nhỏ nhất so với tổng số công nhân kĩ thuật chỉ khoảng 28% còn số công nhân bậc trung chiếm khoảng 35% số công nhân bậc thấp chiếm tỉ lệ lớn nhất khoảng 37%.trong thời gian tới công ty nên chú ý tới việc nâng cao trình độ cho công nhân kĩ thuật của mình để nâng cao được năng suất làm việc.
Trên đây là tình hình lao động của công ty, muốn tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta xem xét thêm một số chỉ tiêu sau:
Bảng 15:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số lao động
260
282
426
Tổng tiền lương(1 năm)
5321573562
6786330086
12755438213
Doanh thu thuần
70138142272
67562706599
133165069766
Thu nhập bình quân( 1 tháng)
1700000
2.000.000
2.2 00.000
Tiền lương/doanh thu
0.08
0.1
0,095
Doanh thu bình quân/1 lao động
269.762.085
239.584.065
313.329.575
Mức sinh lợi của 1 lao động
732.044
4.460.384
1.741.902
(đơn vị: VNĐ)
Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của công ty tăng qua các năm và năm 2008 đã tăng rất mạnh từ 282 lên 426 lao động do công ty nhận thêm được 1 số công trình lớn nên cần thêm nhiều lao động hơn.
Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng được cải thiện, năm 2006 bình quân là 1,7 triệu đồng 1 tháng 1 người, đến năm 2007 tăng lên thành 2 triệu và năm 2008 đã là 2,2 triệu đồng 1 tháng/ 1 người lao động.
Tuy nhiên các chỉ tiêu về hiệu quả lao động lại không có xu hướng biến động đều qua các năm:
Chỉ số tiền lương/ doanh thu biến động không đáng kể phản ánh số tiền lương phải bỏ ra để tạo ra 1 đồng doanh thu qua các năm hầu như không thay đổi nhiều. trong đó năm 2006 để thu được 1 đồng doanh phải bỏ ra 0,08 đồng tiền lương, năm 2007 là 0,1 đồng tiền lương, năm 2008 là 0.95. như vậy năm 2007 chi phí tiền lương bỏ ra là lớn nhất để có được 1 đồng doanh thu.
Năm 2007 là năm có doanh thu thấp nhất nhưng lợi nhuận sau thuế lại lớn nhất nên chỉ số doanh thu binh quân/1lao động là nhỏ nhất trong 3 năm nhưng chỉ số lợi nhuận bình quân /1 lao động lại là lớn nhất.ta có thể thấy qua biểu đồ sau:
Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty chưa ổn định, như vậy là không tốt. công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động 1 cách ổn định trong những năm tiếp theo.
Thực trạng một số hoạt động nghiệp vụ của công ty
Hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu là một hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng của công ty. Để nhận được hợp đồng thi công xây lắp một công trình , công ty thường phải tham gia đấu thầu và thắng thầu thì mới được nhận thầu. Để thắng thầu công ty cần có hồ sơ dự thầu đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, giá cả, tiến độ thi công cũng như có sự đảm bảo bằng nguồn lực vững chắc của công ty và phải vượt trội hơn so với các đối thủ khác cùng tham gia dự thầu.Trong những năm vừa qua công ty đã trúng thầu được nhiều công trình xây dựng trên toàn quốc, có giá trị hợp đồng từ vài chục triệu đến vài tỷ đồng ví dụ như :
Công trình quốc lộ 4 sơn la có giá trị hợp đồng là :26.917.688
Công trình xây lắp mua sắm thiết bị trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Thanh Trì : 15.868.324.000
Công trình lớp học Mường Chiềng : 22 800 080
Công trình nhà kết cấu thép- Cty 120 : 63.323.982
Công trình sản xuất lan can – cầu Vĩnh Tuy : 8.500.000.000
Công trình đường nội thị - Tam Đảo : 18 556 409
Công trình đường Nà Coọng Bản mún: 406 485 856
Số công trình mà công ty đã trúng thầu trong những năm qua được thể hiện qua bảng 15 :
năm
Số công trình trúng thầu
Giátrị trúng thầu (triệu VNĐ)
Giá trị trúng thầu trung bình
(triệu VNĐ)
2006
14
29.867
2.134
2007
15
33.841
2.256
2008
20
50.420
2.521
Tổng
49
114.228
2.331
Như vậy có thể thấy số công trình trúng thầu tăng qua các năm đồng thời giá trị trung bình của công trình trúng thầu cũng tăng qua các năm tuy nhiên không có sự tăng mạnh rõ rệt. giá trị của các công trình vẫn là khoảng 2 tỷ đồng, các công trình vừa và nhỏ chiếm đa số.
Xác suất trúng thầu của công ty được thể hiện qua bảng 16:
năm
Số công trình trúng thầu
Giá trị trúng thầu
Số công trình dự thầu
Giá trị dự thầu
Xác suất trúng thầu
Theo công trình
Theo giá trị hợp đồng
2006
14
29.867
21
43.793
0,67
0,682
2007
15
33.841
22
48.275
0,68
0,701
2008
20
50.420
28
69.545
0,71
0,725
Như vậy có thể thấy công ty tham gia đấu thầu chưa nhiều nhưng xác xuất trúng thầu là khá cao và công ty thường trúng thầu các công trình vừa và nhỏ. Các công trình lớn thì công ty thường chỉ là nhà thầu phụ.
Trong 3 năm tổng giá trị xây lắp của công ty là khoảng 270 tỷ nhưng tổng giá trị trúng thầu của công ty chỉ là 144,228 tỷ chiếm khoảng 53,4% còn lại là là các công trình công ty được chỉ định thầu. công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác đấu thầu để nhận được nhiều công trình hơn trong những năm tới.
Hoạt động mua hàng
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông vận tải,công nghiệp và dân dụng, công ty cần phải mua rất nhiều nguyên vật liệu xây dựng, cũng như phải mua sắm các thiết bị máy móc chuyên dụng trong việc xây lắp các công trình. Hoạt động mua hàng của công ty thường được tiến hành theo hợp đồng mua bán giữa công ty và nhà cung cấp.
Các mặt hàng chủ yếu mà công ty thường mua là: cát, đá, xi măng, sắt, thép, xăng dầu, nhựa đường, ống dẫn, dây cáp… còn các loại máy móc dùng trong các công trình như : xe lu, cần cẩu, các loại máy khoan cắt( bêtông, sắt , thép)… thì khi hết hạn sử dụng, đã khấu hao hết hoặc công nghệ đã lạc hậu hoặc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh cần thêm máy móc thì mới tiến hành mua sắm.
Công ty chủ yếu mua hàng từ nguồn hàng trong nước đó là các nhà cung cấp có uy tín hoặc có mối quan hệ lâu dài với công ty. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã được hơn 30 năm và phạm vi hoạt động đã mở rộng ra toàn quốc nên nguồn hàng của công ty phân bố trên toàn quốc. Các nhà cung cấp chính của công ty gồm:
Công ty gang thép thái nguyên
Công ty xi măng hoàng thạch, bỉm sơn
Tổng công ty xăng dầu việt nam petrolimex
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (ICT)
Các công ty và đại lý phân phối vật liệu xây dựng tại các địa phương trên toàn quốc ( cần thơ, quảng trị,nam định….)
Khi công ty thi công 1 công trình xây dựng nào đó thì sẽ ký hợp đồng với các nhà cung cấp ở địa bàn đó hoặc nơi gần địa phương của công trình đó. Công ty thường tận dụng tối đa nguồn hàng trong nước, nếu loại nguyên vật liệu nào mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của công trình thi công ty sẽ tiến hành mua của các công ty hoặc đại lý nhập khẩu hoặc có thể sẽ đặt hàng trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Tình hình nguồn hàng của công ty được thể hiện qua bảng 17 :
Năm
Nguồn hàng trong nước
Nguồn hàng nhập khẩu
Tổng
Giá trị
%
Giá trị
%
2006
7.497.374.249
95,7
336.714.286
4,3
7.834.088.535
2007
6.786.330.086
96,5
248.026.129
3,5
7.034.356.215
2008
12.755.438.213
62,7
7.597.490.473
37,3
20.352.928.686
( Nguồn: phòng vật tư kỹ thuật)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 giá trị của các mặt hàng mua trong nước luông chiếm tỷ trọng lớn so với tổng giá trị hàng mua của công ty, tuy nhiên lại có sự biến động không đều:
Năm 2007, nguồn hàng trong nước tuy tăng về tỷ lệ % nhưng lại giảm về số lượng tuyệt đối. nguyên nhân là do trong năm 2007 giá trị các công trình công ty thực hiện được giảm một chút so với năm 2006 điều này có thể thấy qua giá vốn hàng bán của công ty : năm 2006 là 67.509.84.636, năm 2007 là 64.642.781.308
Đến năm 2008 giá trị hàng mua của công ty tăng vọt từ khoảng 7 tỷ đồng năm 2007 lên đến hơn 20 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng mua từ nguồn hàng trong nước cũng tăng vọt lên gấp gần 2 lần (1,9 lần) so với năm 2007 nhưng về tỷ lệ % lại giảm từ 96,5% xuống chỉ còn 62,7 %. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty nhận thêm được nhiều công trình hơn và giá trị các công trình cũng lớn hơn đòi hỏi lượng nguyên vật liệu nhiều hơn nên giá trị tuyệt đối tăng. Đồng thời cũng trong năm 2008 công ty tiến hành nhập khẩu 1 lượng lớn máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại của nước ngoài nên giá trị hàng nhập khẩu cũng tăng đột biến và làm giảm tỷ trọng của giá trị hàng mua trong nước.
Như vậy có thể thấy công ty đã chú trọng khai thác nguồn hàng trong nước đồng thời cũng nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại và các loại nguyên vật liệu chất lượng cao từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng công trình.
Hoạt động quản trị rủi ro
Trong việc thực hiên thi công các công trình xây dựng rủi ro luôn có thể xảy ra, do vậy để tránh được việc xảy ra rủi ro công ty cần tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro. Các loại rủi ro thường gặp gồm :
Thứ nhất là rủi ro về tài chính. Chẳng hạn như chủ đầu tư chậm thanh toán khi bàn giao nghiệm thu công trình, hoặc công ty thiếu vốn trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao ngoài mức dự đoán…
Thứ hai là rủi ro về lao động. ví dụ như : lao động đình công, tai nạn lao động, thiếu lao động nhất là lao động trình độ cao như kỹ sư…
Thứ ba là rủi ro trong quá trình thiết kế. nếu bản thiết kế không tính toán chính xác dẫn đến việc thi công gặp sai lầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình từ đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Thứ tư là rủi ro trong quá trình thi công: thi công chậm tiến độ, thi công sai kĩ thuật,thiếu nguyên vật liệu, vật liệu cung ứng chậm,máy móc hỏng hóc, gặp thiên tai trong quá trình thi công…
Ngoài ra còn có rủi ro về thông tin hay về thủ tục hành chính. Chẳng hạn như bản thiết kế thay đổi nhưng nhà thầu không biết mà vẫn thi công theo bản thiết kế cũ đến khi bàn giao hợp đồng sẽ không đạt yêu cầu và phải chịu thiệt thòi, hay các thủ tục hành chính rườm rà có thể làm chậm tiến độ thi công hay bàn giao công trình…
Hoạt động quản lý rủi ro trong công ty được tiến hành từ khâu kế hoạch đến khâu thực hiện bàn giao công trình. Khi nhận thầu một công trình, công ty lập hợp đồng chi tiết về các yếu tố kĩ thuật, giá cả, thời gian hoàn thành, phương thức thanh toán có tính đến những rủi ro tổn thất trong quá trình thực hiện. việc này sẽ do phòng kế hoạch kĩ thuật phối hợp cùng các phòng ban trong công ty ví._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26055.doc