Thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế Giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội & giải pháp hoàn thiện

Lời nói đầu Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện hiên nay, do sự phát triển không ngừng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi phải tăng cường chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước. Để thực hiện các chức năng đó, Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ khác nhau để tác động đến nền kinh tế, nhằm thoả mãn các nhu cầu xã hội. Việc tăng cường vai trò kinh tế, xã hội của Nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên, điều đó tất yếu đòi hỏi Nhà nướ

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế Giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội & giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phải mở rộng quỹ tài chính của mình. Quỹ tài chính của Nhà nước được hình thành nên từ các nguồn thu. Trong đó thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của NSNN, vừa là một công cụ đắc lực để quản lí nền kinh tế, đặc biệt là GTGT. Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 1/1/1999. Sau hơn hai năm thực hiện, ngoài những ưu điểm giúp cho việc kiểm soát nguồn thu tương đối chặt chẽ và thuận lợi như : Đơn giản, dễ hiểu, có tính chất liên hoàn, tăng cường công tác hạch toán, kế toán tại doanh nghiệp... Luật Thuế GTGT và quy trình quản lí thuế GTGT cũng bộc lộ những nhược điểm, ảnh hưởng tới công tác kiểm soát nguồn thu, do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch thu ngân sách của Nhà nước. Kiểm soát tốt được nguồn thu thuế GTGT cũng đồng nghĩa với việc tăng thu cho NSNN. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó nên việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra được những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT là một vấn đề vô cùng bức thiết, do vậy đề tài tôi chọn trong chuyên đề này là: “Thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và giải pháp hoàn thiện”. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề Chuyên đề nghiên cứu thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hệ thống hoá những quan điểm mới về kiểm soát phù hợp với vai trò quản lí của Nhà nứớc, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT- một nguồn thu quan trọng của Nhà nước. Nội dung chuyên đề Ngoài lời mở đầu và kết luận , chuyên đề gồm 2 chương: Chương1: Thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương2: Những giải pháp tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Chuyên đề nghiên cứu thưc trạng kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp thực hiện Luật Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp so sánh. Những đóng góp của chuyên đề Chuyên đề làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT, nêu lên thực trạng của hoạt động kiểm soát nguồn thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời nêu ra những giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Chương I Thực trạng kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 1.1. Quá trình triển khai Luật Thuế GTGT với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Để có chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống và chính sách thuế. Ngày 10/05/1997, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua 2 Luật thuế mới: Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN và được áp dụng từ ngày 01/01/1999. Qua 2 năm thực hiện Luật thuế mới, Luật Thuế GTGT đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kích thích sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất, giúp cho việc ổn định và tăng trưởng nguồn thu vào NSNN. Tuy nhiên, qua thực hiện, có nhiều điểm trong Luật Thuế còn bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế. Đã có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cho các nhà quản lý. Vì vậy, ngày 29/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Thuế GTGT, thực hiện từ 1/1/2001. Nghị định này ban hành thay thế các Nghị định hướng dẫn về thuế GTGT của Chính phủ đã ban hành trước đây. Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 122/2000/ TT - BTC ngày 29/12/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Thông tư này thay thế các Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính đã ban hành trước đây. Để thực hiện tốt luật thuế mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Luật thuế mới bao gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng nhằm tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện từ ngày 1/1/1999. Công tác chuẩn bị được thực hiện tương đối tốt. Cục thuế Hà Nội đã mở nhiều lớp tập huấn quy trình quản lý thuế, chế độ kế toán và việc sử dụng Hoá đơn theo Luật Thuế GTGT. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã mua Hoá đơn mới để chuẩn bị sử dụng vào ngày 1/1/1999. Đến 31/12/1998 đã có 75% số doanh nghiệp mua Hoá đơn GTGT, số còn lại tiếp tục mua vào quý 1/1999. Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến các Luật thuế mới, đặc biệt là Luật Thuế GTGT và việc sử dụng Hoá đơn GTGT cho các đối tượng nộp thuế. Cục thuế Hà Nội cũng đã phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chuyên mục thuế để tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật Thuế GTGT, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng Hoá đơn, chứng từ mới và kê khai thuế, nộp thuế. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai Luật Thuế GTGT và vai trò của mình, Cục thuế Hà Nội đã thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, ban. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế Hà Nội từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT như sau: Phòng Nghiệp vụ Phòng ấn chỉ Phòng Trước bạ Phòng Máy tính Phòng Tài vụ Phòng Hành chính Phòng Thanh tra, Xử lý tố tụng Các phòng Quản lý thu quốc doanh Các phòng Quản lý thu Ngoài quốc doanh Phòng Kế hoạch Các Cục Phó Phòng Tổ chức Cán bộ Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế Hà Nội sau khi triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT. - Các Phòng Quản lý thu: bao gồm các Phòng Quản lý thu các doanh nghiệp Quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Ngoài quốc doanh...Các phòng này có nhiệm vụ : + Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về đối tượng nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý như: nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sáp, nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế. + Hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... giải đáp các thắc mắc của đối tượng nộp thuế liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế, lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp. + Thực hiện việc kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế, liên hệ với đối tượng nộp thuế để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định. + Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định, kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán từng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin trên cho bộ phận tính thuế. + Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế không nộp hoặc chậm nộp tờ khai thuế; xác định các đối tượng nộp thuế cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế. + Theo dõi tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp và đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp nộp đúng hạn... - Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê và Máy tính có nhiệm vụ: + Căn cứ số liệu tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của đơn vị, phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. + Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối tượng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế. + Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc, chấm nợ, nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế và các kết quả thanh tra, kiểm tra từ các Phòng Quản lý thu và Phòng Thanh tra - xử lý tố tụng để tính điều chỉnh số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế. + Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định, kiểm tra đối chiếu số thu với Kho bạc. - Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng: + Kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế. + Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo Cục duyệt, tổ chức lực lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đối tượng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ sách kế toán, Hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá, phát hiện kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đề xuất các hình thức xử lý theo pháp luật. + Hỗ trợ các Phòng Quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu đối với những đối tượng cố tình vi phạm Luật thuế. +Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận trong Cơ quan Thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót. Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT, Tổng Cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1368/TCT-QĐ-TCCB ngày 16/12/1998 về Quy trình quản lý thu thuế. Các bộ phận trên sẽ phối hợp đồng bộ để kiểm soát thu thuế theo 5 Quy trình cụ thể là: Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, Quy trình xử lý hoàn thuế, Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế, Quy trình xử lý quyết toán thuế. Các quy trình trên có thể tóm tắt bằng sơ đồ 2: Sơ đồ số 2 : Quy trình kiểm soát nguồn thu thuế. Kho bạc Ngân hàng Doanh nghiệp (3) (4) (3) (4) (5) (1)+(2) (2) Phòng Hành chính (5) (1)+(2) Các Phòng Quản lý thu thuế Phòng Thanh tra, Xử lý tố tụng (2) (3) Phòng Nghiệp vụ (4) (4) (1)+(2) Phòng Kế hoạch- Kế toán - Thống kê Phòng Máy tính (2)+(4) Đăng ký, cấp mã số thuế, doanh nghiệp nộp tờ khai Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, Thông báo thuế, miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế Doanh nghiệp nộp thuế Hoàn thuế. Quyết toán thuế. Quy trình quản lý thu thuế này hoàn toàn trên cơ sở các doanh nghiệp tự đăng ký, kê khai và nộp thuế vào Kho bạc. - Đăng ký và cấp mã số thuế : Doanh nghiệp nộp hồ sơ bao gồm quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, trong đó kê khai rõ tên, địa chỉ kinh doanh, lọai hình doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh, tài khoản giao dịch ở ngân hàng... cho Phòng Hành chính. Hồ sơ này sẽ được các Phòng Quản lý thu thuế kiểm tra, xác minh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký mã số thuế, Phòng Quản lý thu sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận Máy tính để cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. - Kê khai thuế, nộp thuế : Hàng tháng, doanh nghiệp phải kê khai doanh thu, thuế GTGT đầu ra, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, thuế GTGT đầu vào, tự tính thuế phải nộp, gửi tờ khai cho Cục Thuế qua Phòng Hành chính. Các Phòng Quản lý thu sẽ kiểm tra tờ khai và chuyển cho Phòng Máy tính để hạch toán số thuế phải nộp của doanh nghiệp và ra Thông báo thuế gửi cho doanh nghiệp qua Phòng Hành chính. Trong quá trình xử lý tờ khai, nếu có dấu hiệu nghi vấn, Phòng Quản lý thu sẽ phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh chính xác số thuế phải nộp. Trên cơ sở Thông báo thuế, doanh nghiệp tự giác lập giấy nộp tiền vào NSNN và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để nộp thuế. - Miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế : Trên cơ sở các quy định của Luật Thuế GTGT và các Luật có liên quan, doanh nghiệp có thể được miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải gửi đầy đủ hồ sơ đến Cục Thuế để Cục Thuế xem xét, quyết định. Đối với các doanh nghiệp đã gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế, Phòng Quản lý thu phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh và trình Lãnh đạo Cục Thuế quyết định. - Hoàn thuế : Các doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nếu như số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Nếu doanh nghiệp có những dấu hiệu vi phạm trong quá trình hoàn thuế, Phòng Quản lý thu phải phối hợp với phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh lại. Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế, Phòng Quản lý thu thuế sẽ phối hợp với Phòng Nghiệp vụ để trình Lãnh đạo Cục Thuế Quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp. Quyết định hoàn thuế được gửi cho doanh nghiệp và Kho bạc để chuyển trả lại tiền thuế cho doanh nghiệp. - Quyết toán thuế: Hàng năm, căn cứ vào quyết toán thuế GTGT và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Cục thuế Hà Nội tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật thuế tại đơn vị. Việc quyết toán thuế hàng năm chính là một hoạt động kiểm soát của Nhà nước thông qua cơ quan quản lí là Cục Thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu cho NSNN, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT. 1.2. Thực trạng công tác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp theo quy trình quản lý thuế. 1.2.1 - Tác động của Quy trình quản lý thuế đối với Kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Sau 2 năm triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT, thực tế đã chứng minh Luật Thuế GTGT đã đi vào thực tiễn cuộc sống. Công chúng và các doanh nghiệp đã tạo được thói quen tính toán hiệu quả kinh tế cũng như sử dụng Hoá đơn, Chứng từ trên cơ sở của Thuế GTGT. Đồng thời, thực tế cũng đã chứng minh: Thuế GTGT là loại thuế có tính khoa học, chuyên môn hoá cao, có tác dụng kích thích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý Nhà nước về kinh tế. Có thể thấy tác dụng của Luật Thuế GTGT trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất, thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá phát sinh trong quá trình luân chyển từ sản xuất đến tiêu dùng nên đã loại bỏ triệt để tính trùng lắp, thuế trùng lên thuế của Thuế Doanh thu trước đây. Điều đó thể hiện tính khoa học của thuế GTGT và tạo điều kiện thuận lợi để thuế GTGT được các doanh nghiệp chấp nhận, ủng hộ. Thứ hai, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu (điều mà thuế doanh thu không thực hiện được) đã tạo ra ba khả năng quan trọng: (1) góp phần khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa(2) cho phép có thể giảm thuế nhập khẩu, thúc đẩy tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế với Thế giới mà trước mắt là khối ASEAN (3) góp phần chuyển dịch cơ cấu thuế theo hướng nội địa hoá. Đối với hoạt động xuất khẩu, Luật Thuế GTGT đã khuyến khích mạnh mẽ hàng xuất khẩu. Với thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được hoàn trả cho doanh nghịêp xuất khẩu. Thực chất đây là một biện pháp trợ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên đã giúp các doanh nghiệp tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế do giảm được giá vốn hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Đó là một động lực mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu mà không một sắc thuế nào có thể tạo ra. Vì thế năm 1999, năm đầu tiên thực hiện Luật Thuế GTGT, khoảng 1.720 tỷ đồng thuế GTGT đã được hoàn trả cho các đơn vị xuất khẩu, góp phần quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng 23,8%, gấp gần 4 lần chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Thứ ba, Luật Thuế GTGT khuyến khích mạnh mẽ việc đầu tư tài sản cố định, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Theo Luật Thuế GTGT, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Ngoài ra, toàn bộ thuế GTGT đầu vào của công trình xây dựng được khấu trừ hoặc hoàn trả mà không cấu thành nguyên giá công trình, đồng thời, kể từ ngày 1/9/1999, hoạt động xây dựng và lắp đặt được giảm thuế suất từ 10% xuống 5%. Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện giảm giá thành xây dựng, lắp đặt, từ đó làm giảm chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm. Thứ tư, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ảnh trung thực tình trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp một cách khách quan, công bằng. Cơ chế vận hành của thuế GTGT là lấy thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào trong cùng kỳ. Thuế đầu ra phản ánh doanh thu, thuế đầu vào phản ánh giá trị tài sản, vật tư, dịch vụ mua trong kỳ. Nếu doanh nghiệp không tạo được thêm GTGT trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp thuế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện để phục hồi, phát triển sản xuất. Thứ năm, Luật Thuế GTGT tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, thể hiện trên 2 mặt: Một là, Luật Thuế GTGT giúp tăng cường chế độ hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp. Việc tính thuế được thực hiện trên Hoá đơn bán hàng và mua hàng, vì thế các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn công tác kế toán nhằm hạch toán một cách chính xác giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ đầu vào, tiết kiệm chi phí, tránh được những chi phí khống, giúp sản xuất có hiệu quả hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cũng thực hiện lưu giữ, bảo quản tốt sổ sách, hoá đơn, chứng từ. Hai là, Luật Thuế GTGT tạo tiềm năng chống trốn thuế. Với phương pháp hành thu liên hoàn làm cho Luật thuế chặt chẽ và tạo cơ chế tự kiểm soát giữa những người nộp thuế, từ đó, để được khấu trừ thuế, những người mua hàng đều phải cần đến Hoá đơn GTGT, buộc người bán phải xuất hoá đơn, loại bỏ hiện tượng giấu doanh thu như đã từng gặp đối với thuế doanh thu trước đây. Qua đó, bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Những tác động tích cực của Luật Thuế GTGT có thể phát huy được, một phần quan trọng phụ thuộc vào việc xây dựng được một Quy trình quản lý thu thuế một cách khoa học. Quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT đã cho thấy Quy trình quản lý thu thuế mới đã cải cách công tác hành thu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, đóng góp không nhỏ vào công cuộc cải cách thuế bước 2, góp phần giúp cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu thuế GTGT. Về thủ tục hành chính thuế, có thể nói từ khi triển khai Luật Thuế GTGT và thực hiện Quy trình quản lý thu thuế mới, thủ tục hành chính thuế đã được cải cách một bước rất đáng kể. Thông qua việc quy định các doanh nghiệp tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Mặt khác, phát huy được chức năng, quyền hạn của Cơ quan Thuế trong việc hành thu theo chức năng Nhà nước quy định, từng bước xoá bỏ chế độ chuyên quản thuế. Ngoài ra, việc ra Thông báo thuế đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn, giảm được tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế, từ đó giúp cho Cơ quan Thuế quản lý tốt nguồn thu phát sinh, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu thuế GTGT. Đặc biệt, Cục thuế Hà Nội đã chú trọng tới kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp, việc kê khai thuế, tăng cường việc xác minh, xử lý hoá đơn, xác định chính xác thuế suất các mặt hàng, xác định số thuế phải nộp của các doanh nghiệp. Từ khi áp dụng Quy trình quản lý thu thuế mới, hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức tự giác chấp hành Luật Thuế và việc nộp thuế đầy đủ, đúng kỳ hạn đã trở thành một mối quan tâm thường xuyên đối với các doanh nghiệp. Tất cả những điều đó đã đem lại kết quả đáng kể trong việc huy động nguồn thu vào NSNN. Kết quả cụ thể được thể hiện trên bảng 1. Bảng 1: Kết quả thu NSNN và thu thuế GTGT trên điạ bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua: Đơn vị : Tỷ đồng. TT Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 % so sánh thực hiện 2000 Dự toán năm 2000 của BTC Dự toán năm 2000 của UBNDTP Thực hiện 1999 1. 2. 3. 4. Thu từ DNNNTW Trong đó thuế GTGT Thu từ các DNĐP Trong đó: Thuế GTGT Thu DOANH NGHIệP có vốn ĐTNN Trong đó: Thuế GTGT Thu ngoài quốc doanh Trong đó: Thuế GTGT 6.244 1.606 289 124 675 321 463 244 7.533 1.192 290 127 789 405 457 227 132,91 % 95,37 % 132,18 % 124,12 % 105,23 % 121,53 % 80,56 % 73,66 % 132,91 % 95,37 % 125,77 % 122,59 % 105,23 % 121,53 % 80,56 % 73,66 % 120,64 % 74,24 % 100,04 % 102,43 % 116,94 % 126,08 % 98,62 % 93,17 % Tổng cộng: Trong đó: Thuế GTGT 7.671 2.295 9.069 1.951 118,22 % 97,86 % 125,69 % 97,80 % 118,22 % 85,01 % Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, những kết quả trên đã chứng minh Quy trình quản lý thu thuế cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn và việc thực hiện tốt Quy trình quản lý thu thuế là một nhân tố quan trọng để đạt kết quả đó. Tóm lại : Việc xác định thuế GTGT dựa trên cơ sở thuế đầu ra trừ thuế đầu vào, đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nnghiệp, từ đó đã góp phần quan trọng trong kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Việc xây dựng một Quy trình nộp thuế một cách khoa học hợp lý sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tự kiểm tra giám sát nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước cũng như giúp cho Cục Thuế là người thay mặt Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là kiểm soát được các nguồn thu và ổn định nguồn thu cho NSNN. 1.2.2 - Những mặt tồn tại của Luật Thuế GTGT và quy trình kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT. Việc thực hiện Quy trình quản lý thu thuế mới đã có những tác động tích cực không thể phủ nhận. Tuy vậy, trong quá trình kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Thuế GTGT và bản thân Quy trình quản lý thu thuế. Những vướng mắc trong Luật Thuế GTGT có thể được khái quát trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất là việc đánh thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Theo Quy trình quản lý thu thuế, người nhập khẩu phải kê khai và nộp thuế GTGT ngay tại cửa khẩu. Giá tính thuế thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng giá nhập khẩu (giá CIF) cộng thuế nhập khẩu. Rõ ràng ở khâu nhập khẩu lại xuất hiện hiện tượng “thuế chồng lên thuế”. Hơn nữa, giá nhập khẩu (giá CIF) cộng thuế nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu không phải là giá trị tăng thêm của hàng hoá. Cơ chế này tạo ra hai tác động tiêu cực đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Một là, doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu chi phí đầu vào cao hơn, do đó dẫn tới tăng giá bán ra, điều này ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Do vậy tốc độ tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp này sẽ bị chậm, doanh thu giảm, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu, nhất là những đơn vị nhập khẩu hàng tiêu dùng. Hai là, việc nộp thuế GTGT đồng thời với thuế nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, doanh nghiệp phải ứng ngay vốn trong khi nguyên vật liệu chưa được đưa vào quá trình sản xuất, vốn chưa luân chuyển. Những tác động này cần phải được khắc phục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có thể dưới hình thức thuế khác với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước. Thứ hai là đối với việc quy định sử dụng hai loại hoá đơn: Trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo tại thông báo số 41/TB-TW ngày 12/02/1997 là ‘những người kinh doanh có nơi sản xuất, có cửa hàng, cửa hiệu cố định đều là đối tượng áp dụng thuế GTGT, không nên phân biệt hộ kinh doanh lớn, hộ kinh doanh nhỏ. Những người kinh doanh không có nơi cố định thì áp dụng chế độ khoán ‘. Căn cứ vào thực tiễn nước ta, căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Luật Thuế GTGT đã đưa ra 2 phương pháp tính thuế là: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật DNNN, Luật ĐTNN, Luật Công ty, Luật Hợp tác xã và những hộ kinh doanh lớn chấp hành tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng chủ yếu đối với những hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. Để triển khai, ứng với 2 phương pháp tính thuế có 2 loại hoá đơn tương ứng là Hoá đơn GTGT (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) và Hoá đơn bán hàng (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). Thực chất của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp là biện pháp khoán thuế giống như thuế doanh thu trước đây. Hiện nay, chính sách thuế đã sửa đổi, cho phép cả Hoá đơn GTGT và Hoá đơn bán hàng đều được khấu trừ thuế thì việc quy định sử dụng 2 loại hoá đơn cho 2 đối tượng kinh doanh khác nhau như hiện nay là không còn phù hợp. Thứ ba là về Thuế suất thuế GTGT. Chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất GTGT (0% - 5% - 10% - 20%) được xác định là giai đoạn đầu để dần tiến tới còn 1 mức thuế suất theo mục tiêu, yêu cầu đơn giản, bình đẳng, công bằng mà cải cách thuế bước II đã đặt ra. Nếu so với mức thuế doanh thu trước kia thì với 4 mức thuế suất GTGT là bước tiến lớn trong việc cải cách chính sách thuế, thể hiện sự tiến bộ và đơn giản của Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên thực tế đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết: Thuế suất được định ra trên cơ sở công dụng, mục đích sử dụng của hàng hoá, nhưng tiêu chí để phân định mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau, chênh lệch nhau. Chẳng hạn, nhiều sản phẩm không có tiêu thức để phân định là sản phẩm cơ khí tiêu dùng hay cơ khí là tư liệu sản xuất, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất thông thường... - Việc quy định 4 mức thuế suất với sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mức thuế suất thuế GTGT và thuế doanh thu trước đây, do vậy nhiều doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu thấp, nay nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những vướng mắc của Luật Thuế, Quy trình quản lý thu thuế cũng còn một số hạn chế. Việc ra Thông báo thuế cũng có những bất cập. Hầu hết các văn bản pháp luật về thuế hiện hành đều quy định: các doanh nghiệp phải nộp theo số thuế và thời hạn ghi trong thông báo của Cơ quan Thuế, mà không đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp sau khi kê khai thuế phải chủ động, tự giác nộp đầy đủ số thuế đã kê khai vào Kho bạc Nhà nước theo thời hạn quy định của Luật Thuế. Từ đó tạo ra cho doanh nghiệp có tư tưởng trông chờ vào thông báo nộp thuế hoặc đổ lỗi chậm nộp do Cơ quan Thuế chậm gửi Thông báo thuế. Bên cạnh đó, thông báo nộp thuế của Cơ quan Thuế vẫn có những tồn tại, chẳng hạn: - Số thuế phải nộp trên Thông báo thuế không đồng nhất với số thuế phải nộp trên tờ khai thuế do việc tính toán lại số thuế phải nộp trên máy vi tính của Cơ quan Thuế hoặc do việc nhập số liệu không kịp thời, không đồng bộ các loại tờ khai thuế và giấy nộp tiền vào NSNN của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng phản ứng của doanh nghiệp khi nhận được Thông báo thuế. - Thời điểm gửi Thông báo nộp thuế đến doanh nghịêp nhiều khi còn chậm so với thời hạn nộp thuế được quy định trong các Luật thuế, dẫn đến các doanh nghiệp nộp chậm thuế, chậm chí còn có trường hợp doanh nghiệp đôn đốc Cơ quan Thuế gửi Thông báo để nộp thuế. Từ đó đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của doanh nghiệp trong việc nộp thuế. - Việc in ấn, chỉnh sửa số liệu nhiều lần dẫn đến việc ra Thông báo nộp thuế lãng phí nhiều thời gian, công sức, chi phí và kém hiệu quả. Đánh giá một cách chung nhất, trên thực tế Quy trình quản lý thu thuế hiện nay vẫn chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân Cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với Đối tượng nộp thuế, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về doanh nghiệp...) buộc Cán bộ thuế phải trực tiếp tới doanh nghiệp để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh. Do vậy, tạo ra sự “cả nể” trong khi làm việc giữa Cán bộ thuế và Đối tượng nộp thuế, mặt khác, ngành Thuế vẫn phải mất khá nhiều nhân lực vào công tác thu thuế mà hiệu quả công tác lại không cao. Bên cạnh đó, do Quy trình quản lý thu thuế chưa có những quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa các Cơ quan Thuế ở các địa phương khác nhau nên đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh phải kê khai đăng ký và nộp thuế riêng biệt tại từng tỉnh, đã gặp nhiều khó khăn trong việc kê khai, nộp thuế, có doanh nghiệp còn lợi dụng điểm này để trốn thuế. Cá biệt, vì bệnh thành tích, các Cơ quan Thuế ở các địa phương còn cạnh tranh nhau để thu thuế các đối tượng này. Đây là những vướng mắc trong việc thực hiện Quy trình quản lý thu thuế cần phải được khắc phục ngay nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nguồn thu, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT. 1.3. Công tác tổ chức Bộ máy quản lý Thuế đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. Theo cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hà Nội, các Phòng Quản lý thu quốc doanh sẽ trực tiếp kiểm soát đối với các DNNN, các Công ty cổ phần và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các Phòng Quản lý thu ngoài quốc doanh quản lý các doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH. Tất cả các cán bộ quản lý ở các Phòng Quản lý thu quốc doanh đều có trình độ từ Đại học trở lên, vì vậy việc kiểm soát các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ thuế GTGT được thực hiện tương đối tốt. Việc kiểm tra, phát hiện những sai sót trong quá trình kê khai thuế, kiểm tra quyết toán thuế hàng năm đã làm tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT từ các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh chưa được chặt chẽ. Bên cạnh việc ban hành QĐ1368, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 110/1998-TT-BTC ngày 3/8/1998 sửa đổi về bộ máy Cục Thuế nhằm tổ chức quản lý tập trung các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Cục Thuế. Thực hiện nghiêm túc quy định này, các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh trước đây do các Chi cục thuế quản lý đã chuyển về Cục Thuế quản lý trực tiếp. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các Luật thuế mới, đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp được thực hiện thì số doanh nghiệp tăng lên rất nhanh. Do đó, số lượng các đối tượng nộp thuế do Cục thuế Hà Nội quản lý quá lớn, với 80 cán bộ ở 2 Phòng Quản lý thuế các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (trên 5.870 doanh nghiệp). Cán bộ thuế chỉ đủ thời gian để xét duyệt các tờ khai thuế và làm các thủ tục hành chính, không còn thời gian để thực hiện các khâu khác của Quy trình quản lý thu thuế. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là mặc dù sản lượng hàng._. năm của các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tăng lên, mức đóng góp vào GDP của toàn Thành phố tăng lên nhưng do bị buông lỏng quản lý, kiểm soát thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện tốt, từ đó dẫn đến kết quả thu thuế GTGT của các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra. 1.4. Công tác kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế. Để làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp, ngoài việc kiểm tra tại chỗ trên cơ sở các tờ khai hàng tháng, hàng năm, Cục thuế Hà Nội còn tổ chức kiểm tra quyết toán thuế tại các doanh nghiệp. Kiểm tra quyết toán thuế thực chất là kiểm tra thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Việc kiểm tra quyết toán thuế giúp cho các doanh nghiệp xác định chính xác số thuế phải nộp cũng như giúp cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu thuế của mình. Việc thực hiện kiểm tra quyết toán thuế được tiến hành trên những nội dung sau: Thứ nhất là kiểm tra tính trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế : doanh thu bán hàng, số thuế GTGT đầu ra, giá trị vật tư, hàng hoá mua vào, các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở hoá đơn, chứng từ. Hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ là chứng từ gốc để hạch toán tại doanh nghiệp. Hoá đơn cũng là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí, từ đó xác định chính xác số thuế GTGT đầu ra , số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn. Việc kiểm soát chặt chẽ hoá đơn, chứng từ còn là cơ sở để xác định chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã kê khai không đúng thuế GTGT đầu vào cũng như thuế đầu ra do hiểu không đúng chế độ hoặc cố tình giấu doanh thu. Do đó việc kiểm tra sẽ chỉ ra tính hiện thực của các thông tin mà doanh nghiệp kê khai để từ đó xác định chính xác số thuế phải nộp. Thứ hai là kiểm tra tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển chứng từ. Việc kiểm tra này sẽ phát hiện những sai phạm trong quá trình hạch toán doanh thu, chi phí vào các khoản mục khác (như hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để trốn thuế của doanh nghiệp Thứ ba là kiểm tra tính hợp lý của các đối tượng kế toán và nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhiều doanh nghiệp có quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ rất phức tạp, qua nhiều công đoạn. Như trong xây dựng cơ bản, hiện tượng phổ biến là nhượng thầu, bán thầu...Việc kiểm tra đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh để áp đúng thuế suất sẽ giúp Cơ quan Thuế kiểm soát chặt chẽ hơn việc tính thuế GTGT của doanh nghiệp. Thứ tư là kiểm tra tính pháp lý trong việc thực hiện chế độ tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hạch toán vào chi phí cả những TSCĐ, do đó làm tăng chi phí, giảm thuế TNDN phải nộp... Do vậy, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính sẽ giúp Cơ quan Thuế xác định chính xác giá trị doanh thu, chi phí cũng như thu nhập chịu thuế theo chế độ tài chính của Nhà nước. Kiểm tra quyết toán thuế hàng năm, ngoài việc kiểm tra chấp hành luật thuế, kiểm soát nguồn thu cho NSNN còn chính là thực hiện kiểm tra thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Qua kiểm tra, Cục thuế Hà Nội đã phát hiện ra nhiều sai phạm, nhầm lẫn trong quá trình lập báo cáo của doanh nghiệp, khai thác tăng thu cho NSNN. Sau đây là bảng số liệu cho thấy Kết quả khai thác tăng thu nguồn thu thuế GTGT ở một số doanh nghiệp sau kiểm tra quyết toán thuế. Bảng 2: Kết quả khai thác tăng thu Thuế GTGT qua kiểm tra quyết toán thuế Đơn vị : Triệu đồng TT Tên đơn vị Kết quả năm 1999 Kết quả năm 2000 Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch 1 CT Cơ điện trần phú 1260 1083 -177 1956 1956 0 2 CT Đtư XD hạ tầng -152 -152 0 671 814 143 3 CT Khảo sát đo đạc 61 107 46 119 328 209 4 CT Xlắp&KDVTTbị 844 1091 247 688 783 95 5 CT Vận tải biển 210 235 25 -318 107 425 6 CT Công trình 246 -135 1513 1648 766 890 124 7 CTXDCôngtrình Việt - Lào 47 61 14 -483 -426 57 8 CT Địa chính Hà Nội 350 372 22 274 353 79 9 CT XD Thủ đô 123 295 172 213 270 57 10 CT Xdựng số 2 1290 2595 1305 595 650 55 Tổng cộng 3898 7200 3302 4481 5725 1244 Tuy vậy, việc kiểm tra quyết toán thuế vẫn còn nhiều hạn chế do tình hình thực tế hiện nay cũng như cách quy định xác định doanh thu trong một số lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và vận tải còn nhiều vướng mắc. Từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT, hoá đơn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm nhất của các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Nhìn chung, đại bộ phận các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, đã có không ít doanh nghiệp sử dụng hoá đơn, chứng từ để trốn lậu thuế, gây thất thoát cho nguồn thu NSNN. Các hình thức vi phạm phổ biến là: - Trong thực tế, hiện nay việc sử dụng tiền mặt để mua hàng hoá còn là tình trạng phổ biến. Người bán sẵn sàng thông đồng với người mua bằng cách ghi liên 2 cao hơn liên 1 để trốn thuế cho người bán hàng và tham ô cho người mua hàng. Từ đó dẫn tới việc khai khống thuế GTGT đầu vào, làm giảm thuế GTGT phải nộp, gây thất thu cho NSNN. - Mua hoá đơn giả (không do Bộ Tài chính in và phát hành) để kê khai tăng số thuế đầu vào để được khấu trừ. - Bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế (phổ biến ở các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh). - Không viết hoá đơn khi bán hàng: hình thức này phổ biến xảy ra ở các đơn vị bán lẻ và ở nước ta, do thói quen người tiêu dùng rất ít khi đòi hỏi người bán hàng phải xuất Hoá đơn bán hàng. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế. Hiện nay vẫn chưa có quy định xử lý nghiêm minh đối với việc bán hàng nhưng không viết hoá đơn của các doanh nghiệp Đây là một trong những khó khăn, vướng mắc rất lớn đối với việc kiểm soát chặt chẽ thuế GTGT đầu ra. - Một số doanh nghiệp báo mất hoá đơn nhưng thực chất là bán và hoá đơn vẫn được lưu hành. Nhiều doanh nghiệp lại mua lại các hoá đơn báo mất này và sử dụng làm hoá đơn đầu vào để được khấu trừ. Như vậy, có thể thấy rằng trong điều kiện bộ máy thanh tra thuế, Cán bộ thuế còn mỏng, trang bị cho ngành Thuế như máy tính, nối mạng còn thiếu, sự phối kết hợp giữa ngành Thuế và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, các quy định xử phạt chưa nghiêm thì vẫn còn rất nhiều sơ hở trong quản lý hoá đơn để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế và rút tiền của Nhà nước. Trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản cũng xuất hiện những vướng mắc nhất định. Theo quy định, các doanh nghiệp xây lắp đều thực hiện viết hoá đơn và kê khai doanh thu trên cơ sở biên bản nghiệm thu, bàn giao khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành giữa bên A( Chủ đầu tư) và bên B (Bên nhận thầu), và lúc này, bên B phải nộp thuế theo giá trị doanh thu trên, đồng thời bên A lại được hoàn thuế theo đúng số thuế viết trên hoá đơn. Tuy vậy, sau đó, khi cơ quan cấp vốn (Kho bạc - đối với vốn NSNN) , hoặc cơ quan có thẩm quyền (đối với các loại vốn khác) thẩm định lại quyết toán công trình, thì giá trị thanh toán là gía trị được duyệt sau khi thẩm định, thường là thấp hơn giá trị trên biên bản nghiệm thu, bàn giao trước đó. Vậy, thực chất doanh thu chịu thuế là giá trị khối lượng sau khi đã được thẩm định chứ không phải giá trị đã viết trên hoá đơn, điều này vô tình đã làm thất thoát tiền thuế của Nhà nước do số thuế đầu vào được khấu trừ của bên A lớn hơn số thuế đầu ra phải nộp của bên B. Đây là một trong những vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời để xác định doanh thu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản một cách chính xác, tránh gây thất thu cho NSNN theo kiểu nêu ở trên 1.5. Đánh giá công tác thanh tra thuế GTGT. Hiện nay, Quy trình quản lý thu thuế GTGT thực chất là quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế vào Kho bạc. Quy trình này đòi hỏi tính tự giác cao của các doanh nghịêp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định, đồng thời phát huy chức năng, quyền hạn của Cơ quan Thuế trong việc hành thu, áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp khai man trốn lậu thuế. Vì vậy, vai trò của công tác thanh tra thuế trở nên rất quan trọng. Nếu buông lỏng thanh tra, kiểm tra thuế sẽ có thể dẫn đến thất thu thuế, không ngăn chặn được các hành vi trốn lậu thuế. Khi áp dụng Quy trình quản lý thu thuế với việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế, ngành Thuế càng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế Hà Nội đã triển khai việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra quyết toán thuế và kiểm tra sau hoàn thuế. Đối với công tác thanh tra thường xuyên, trong năm 2000 Cục thuế Hà Nội đã Thanh tra 62 doanh nghịêp quốc doanh, 197 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, xác định số thuế phải nộp vào NSNN là 38,7 tỷ đồng, trong đó truy thu và phạt hành chính 27 tỷ đồng. Trong việc kiểm tra quyết toán thuế, Cục thuế Hà Nội đã kiểm tra 542 DNNN và 1.898 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, sau kiểm tra quyết toán thuế khai thác tăng thu 174 tỷ đồng. Riêng đối với kiểm tra sau hoàn thuế, Cục thuế Hà Nội đã kiểm tra được 24 doanh nghiệp được hoàn thuế, sau kiểm tra phát hiện số thuế phải truy hoàn là 20 tỷ đồng. Qua kiểm tra phát hiện có 10 doanh nghiệp vi phạm chế độ hoàn thuế, đã xử lý phạt 99 triệu đồng. Mặc dù vậy, những kết quả trên chưa phản ánh đúng thực trạng của việc vi phạm pháp luật thuế mà công tác thanh tra phải kiểm soát được. Thực hiện cải cách hành chính thuế, dần dần xoá bỏ chế độ chuyên quản nhưng các Phòng Quản lý thu thuế vẫn coi công tác thanh tra, kiểm tra là của Phòng Thanh tra. Sự phối hợp giữa Phòng Thanh tra- Xử lý tố tụng với các Phòng Quản lý thu thuế chưa mạnh mẽ và thường xuyên. Cục thuế Hà Nội vẫn chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể cho từng phòng. Do vậy, trong năm 2000, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế, kiểm tra sử dụng hoá đơn chưa được thực hiện tốt, nhất là kiểm tra sau hoàn thuế là công việc rất mới và phức tạp, có thể có nhiều doanh nghiệp lợi dụng hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Mặt khác, vì bỏ chế độ chuyên quản nên việc nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhiều khi không được kịp thời, chính xác, ảnh hưởng đến việc đánh giá, phân tích về thuế đối với các doanh nghiệp, các khu vực kinh tế, đặc biệt là các đơn vị hạch toán toàn ngành, các Tổng công ty 90,91. Về phương pháp kiểm soát thuế GTGT, hiện nay các Cán bộ thuế vẫn sử dụng các phương pháp kiểm soát trên chứng từ là chủ yếu. Việc kiểm tra vẫn dựa trên tờ khai thuế GTGT do các doanh nghiệp tự kê khai là chính trên cơ sở đối chiếu trực tiếp với hoá đơn, chứng từ. Trên thực tế, để trốn thuế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoàn chỉnh bộ chứng từ gốc gồm hoá đơn, chứng từ và sổ cái, sổ phụ, nhật ký chứng từ... với việc kê khai thuế GTGT. Do vậy, phương pháp đối chiếu trực tiếp không phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp không kê khai doanh thu mua, bán hàng hoá. Để thực hiện triệt để chống thất thu thuế GTGT, ngành Thuế cần phải đối chiếu hoá đơn mua, bán hàng hoá của các doanh nghiệp có liên quan với sự trợ giúp của máy tính. Về các dấu hiệu nghi ngờ vi phạm trên tờ khai thuế GTGT, hiện nay theo Quy trình quản lý thu thuế thực hiện theo nguyên tắc: doanh thu tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế phát sinh tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế được khấu trừ quá lớn so với thuế đầu ra...Trong tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều diễn biến phức tạp do thị trường, do sự thay đổi của cơ chế chính sách...như hiện nay thì những dấu hiệu vi phạm trên là quá cứng nhắc để Cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế hiện nay cũng còn rất nhiều điều cần bàn. Trước hết là do các quy định xử phạt hành chính, kinh tế và hình sự đối với các đối tượng nộp thuế chưa có tính răn đe mạnh. Và dường như các quy định về thuế chỉ chú trọng tới việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực mà chưa quan tâm tới việc chấp hành Luật thuế. Chẳng hạn, hiện nay quy định doanh nghiệp bị phạt nộp chậm 0,1% một ngày trên số tiền thuế chậm nộp theo Thông báo thuế nhưng hầu như tất cả các quy định về thuế đều cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh, bổ sung doanh thu, thuế phải nộp kê khai sót vào lần kê khai sau hoặc vào kỳ quyết toán thuế. Điều này đã tạo sơ hở để các doanh nghiệp lợi dụng kê khai thiếu thuế mà không sợ bị xử lý hành vi trốn, lậu thuế. Bên cạnh đó, việc thực hiện xử phạt của Cơ quan Thuế trên những quy định xử lý hiện hành vẫn chưa thực sự nghiêm minh. Trong khi nạn sử dụng hoá đơn giả, mua bán hoá đơn đang trở thành quốc nạn của ngành Tài chính thì trên địa bàn Hà Nội, Cục thuế Hà Nội chưa có biện pháp để xử lý những vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, bán hàng không xuất hoá đơn, ghi giá trong hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế... Việc xử lý các vi phạm khác về thuế như tính sai thuế suất, lập bảng kê khống, lợi dụng hoàn thuế để rút tiền Nhà nước chỉ được xử lý ở mức xử phạt hành chính, theo kiểu "gọi là có". Do vậy, những hành vi vi phạm Luật thuế xảy ra khá phổ biến, làm giảm ý thức tự giác nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Tất cả các hiện tượng trên đã và đang làm giảm tính hiệu lực của Luật thuế, cũng như chưa phát huy được quyền lực của Cơ quan Thuế với tư cách là một cơ quan công quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.6. Về công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Theo định nghĩa tại phần 1.3.3 thì nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ là phải đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lí, đó là: Tài sản của doanh nghiệp có được bảo vệ tốt không, các quy tắc, quy phạm của Công ty có được tuân thủ không, sổ sách tài chính có được ghi chép đầy đủ không. Điều quan trọng nữa là phát hiện gian lận và giữ gìn mọi thứ nguyên vẹn. Trên phạm vi rộng hơn nữa, kiểm toán nội bộ cũng được coi là sự mở rộng liên quan chặt chẽ tới công việc của Kiểm toán viên bên ngoài, do đó nếu làm tốt công tác kiểm toán bội bộ sẽ giúp cho nhà quản lí doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lí nắm vững được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi khâu, do đó nó cũng giúp cho kiểm soát nguồn thu thuế GTGT ngày càng chặt chẽ. Kiểm toán viên bên ngoài quan tâm đến sự đúng đắn của báo cáo tài chính, còn Kiểm toán viên nội bộ quan tâm hàng đầu vào hiệu quả chung của các nghiệp vụ và khả năng có lãi của công ty. Việc kiểm tra của Cơ quan Thuế đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng giống như là việc kiểm tra của Kiểm toán viên bên ngoài. Do vậy việc kết hợp giữa Kiểm toán nội bộ và Cơ quan Thuế nhằm đảm bảo nội dung kiểm toán được đầy đủ, giảm thiểu công việc bị trùng lặp, giúp cho việc kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngay tại doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường tính tự giác của doanh nghiệp đối với việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong đó có việc chấp hành các Luật thuế. Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát nguồn thu NSNN, đặc biệt là nguồn thu thuế GTGT. Về nguyên tắc, Bộ phận Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là bộ phận có thể trợ giúp hiệu quả nhất cho công tác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Bởi vì thuế GTGT bao trùm lên tất cả các giao dịch kinh tế về mua, bán hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, và do vậy khối lượng công việc kiểm soát sẽ là vô cùng lớn. Vì vậy báo cáo kế toán sau khi đã được sự kiểm soát của Kiểm toán nội bộ sẽ giúp Cơ quan Thuế nắm chính xác được nguồn thu thuế phát sinh tại doanh nghiệp, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT. Hơn nữa, Bộ phận Kiểm toán nội bộ nếu được thực hiện tốt còn mang ý nghĩa tích cực với doanh nghiệp là kịp thời có những kiến nghị về chính sách thuế, giúp cho Nhà nước nắm được những thông tin về tác động của thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó có những điều chỉnh kịp thời. Trên thực tế, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp, các Cán bộ thuế vẫn làm việc trực tiếp với Kế toán trưởng doanh nghiệp. Theo pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Kế toán trưởng có hai chức năng: chức năng tổ chức hạch toán kế toán các thông tin kế toán của doanh nghiệp và chức năng kiểm tra kiểm soát của cấp trên đặt tại doanh nghiệp. Hai chức năng đối lập có tính chất chế ước lẫn nhau cùng được đặt vào một con người (Kế toán trưởng) đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thao túng thông tin, phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá một cách độc lập, khách quan các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, rất ít doanh nghiệp tổ chức một cách nghiêm chỉnh Bộ phận Kiểm toán nội bộ theo đúng yêu cầu đặt ra. Trước hết phải kể đến là sự nhận thức không đầy đủ của Giám đốc, Kế toán trưởng cũng như các tổ chức Đảng, Công đoàn về vai trò của kiểm toán nội bộ, thậm chí thái độ và cung cách quản lý của Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị có chi phối rất lớn đến việc định hình Bộ phận Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Bộ máy kiểm toán nội bộ thành lập ra ở đơn vị chỉ mang tính hình thức. Nhiều người làm nhiệm vụ kiểm soát có trình độ chuyên môn thấp, thậm chí có một số người được giao nhiệm vụ dựa trên một cơ sở duy nhất là đạo đức. Trong tình hình quốc nạn tham nhũng đang gia tăng hiện nay, cá biệt có một số doanh nghiệp sử dụng Kiểm toán nội bộ làm công cụ nhằm “làm sạch” chứng từ để đối phó với Cơ quan Thuế. Tiếp theo, đó là sự quản lý và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Hiện nay Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 832/TC-QĐ/CĐKT ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng đây mới chỉ là giải pháp mang tính tình thế trước thực trạng và nhu cầu kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế Nhà nước. Và vì Bộ Tài chính vừa là cơ quan quản lý, giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp nên việc Bộ Tài chính ban hành và quản lý các chuẩn mực kiểm toán nội bộ là vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của kiểm toán là tính độc lập. Vì những ý kiến trên, và vì sự đòi hỏi của công tác quản lý Nhà nước, hy vọng rằng trong thời gian tới các Luật Kế toán, Luật Kiểm toán ra đời sẽ đặt nền móng một cách vững chắc cho công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp được triển khai thực hiện. Những vấn đề trên hiện đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới những chuẩn mực chuyên môn của kiểm toán nội bộ, đó là tính độc lập, phạm vi công việc cũng như khả năng chuyên môn, từ đó làm sai lệch các thông tin mà chính ra phản ánh đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đáng kể theo chiều hướng tiêu cực đến kiểm soát thu thuế GTGT. 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 1.7.1 - Tác động của việc ban hành các văn bản pháp quy. Để đưa Thuế GTGT trở thành một công cụ có tính khoa học, chuyên môn hoá của quản lý Nhà nước, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế GTGT. Luật Thuế GTGT từ khi mới được thực hiện đã thể hiện rõ tính ưu việt so với Luật Thuế doanh thu trước đây, tạo điều kiện thuận lợi để Thuế GTGT đi vào cuộc sống. Đây là thành công cơ bản của Luật Thuế GTGT. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc từ phía các doanh nghiệp, do vậy UBTVQH, Chính phủ và Bộ Tài chính đã phải ban hành nhiều văn bản dưới Luật để chỉnh sửa, bổ sung. Việc chỉnh sửa, bổ sung này ít nhiều đã làm xói mòn tính trung lập của Thuế GTGT và làm cho kiểm soát nguồn thu thuế GTGT gặp nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất phải nói đến ở đây là việc ban hành quá nhiều văn bản pháp quy. Tính đến nay, UBTVQH đã thông qua 2 Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định, Bộ Tài chính ban hành 27 Thông tư khác nhau hướng dẫn trong 2 năm triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT. Việc ban hành chỉnh sửa, bổ sung quá nhiều nội dung thực hiện Luật Thuế GTGT có thể tháo gỡ cho một bộ phận doanh nghiệp này nhưng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác. Làm cho các doanh nghiệp khác không nắm bắt kịp thời để thực hiện tốt. Bên cạnh đó, các nội dung được chỉnh sửa, thay đổi lại tập trung chủ yếu vào các vấn đề là thuế suất và diện được hưởng thuế suất ưu đãi. Do vậy, ít nhiều việc ban hành các văn bản pháp quy đã làm mất tính trung lập, mất tính công bằng của Luật thuế đối với các thành phần kinh tế khác nhau, các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT, việc quy định quá nhiều mức thuế suất, nhiều tỉ lệ khấu trừ khác nhau đã làm cho việc thực hiện trở nên khó khăn hơn. Cán bộ thuế phải đối chiếu trên nhiều loại hàng hoá khác nhau để xác định đúng mức thuế suất, đúng tỉ lệ khấu trừ. Bên cạnh đó, hàng hoá với công dụng khác nhau khiến Cán bộ thuế lúng túng khi tính thuế. Trên khía cạnh pháp luật, một trở ngại nữa là cho đến nay, Cơ quan Thuế vẫn chưa được giao quyền điều tra, khởi tố các đối tượng nộp thuế vi phạm nghiêm trọng Luật thuế. Điều này làm giảm quyền lực của Cơ quan Thuế trong việc thực thi Pháp luật thuế, làm giảm hiệu quả của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Mặt khác, cũng làm cho người dân và giới doanh nghiệp có cảm giác bị áp đặt khi chịu sự kiểm soát của Cơ quan Thuế. Ngoài ra, như đã trình bày ở những phần trước, ở tất cả các khâu của Quy trình quản lý thu thuế, từ xác định đối tượng chịu thuế, thuế suất để tính thuế đến khấu trừ thuế, hoàn thuế và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra thuế, các quy định của Nhà nước vừa thiếu lại vừa thừa, làm cho kiểm soát thu thuế GTGT gặp nhiều trở ngại. Tất cả những điều đó đã làm giảm hiệu quả của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT và việc thực hiện động viên nguồn thu thuế GTGT vào NSNN không đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra là động viên 19-20% GDP vào NSNN. 1.7.2 - Tác động của ý thức xã hội đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Chuyển từ thực hiện Thuế doanh thu sang Thuế GTGT là một bước tiến cơ bản của chính sách thuế, có tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nhà nước đã có nhiều biện pháp tuyên truyền cho nhân dân và các doanh nghiệp nhưng dường như nhân dân ta vẫn chưa chuẩn bị một cách đầy đủ để đón nhận chính sách Thuế GTGT. Việc thực hiện Luật Thuế GTGT đòi hỏi nhân dân ta phải thay đổi một thói quen trong tiêu dùng từ trước tới nay là khi chi tiêu chỉ quan tâm đến số tiền phải thanh toán mà không quan tâm đến số tiền thuế phải chịu. Thực chất Thuế GTGT là loại thuế gián thu, thuế do người tiêu dùng chịu còn các doanh nghiệp chỉ thu hộ, trả hộ số thuế cho Nhà nước. Song cho đến thời điểm này, nhân dân ta đại bộ phận vẫn chưa ý thức được bản thân họ là người chịu thuế GTGT khi mua bất cứ một hàng hoá, dịch vụ nào. Do vậy, khi thực hiện triển khai Luật Thuế GTGT, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng tăng giá hàng hoá, dịch vụ mà người dân vẫn cho là do thuế GTGT có thuế suất cao hơn thuế doanh thu khiến họ phải chịu giá bán cao hơn gây khó khăn cho kiểm soát thu thuế. Một khi người dân còn chưa ý thức được chính họ là người chịu thuế GTGT thì các mục tiêu đặt ra để quản lý thu thuế GTGT sẽ không thể thực hiện được. Đối với giới doanh nghiệp thì một trong những yêu cầu khi thực hiện Luật Thuế GTGT là phải thực hiện tốt Pháp lệnh Kế toán - Thống kê. Sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ phải được ghi chép, lưu giữ đầy đủ, hạch toán chính xác. Tuy vậy, trên thực tế các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm một cách đầy đủ vấn đề này. Một số doanh nghiệp do không cạnh tranh được với tư thương (trong ngành Thương mại) đã mua hàng ngoài thị trường, mua của người buôn chuyến, mua của người sản xuất nhỏ không có hoá đơn chứng từ nghiêm chỉnh, việc hạch toán chỉ là hình thức, các số liệu doanh thu, chi phí nhiều khi chỉ là những chứng từ viết tay, điều đó sẽ dẫn tới tình trạng phản ánh chi phí không trung thực, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Vấn đề này hiện nay vẫn đang là một trở ngại trong việc kiểm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp. Xét về gốc rễ của vấn đề, trong quản lý Nhà nước dường như trốn thuế và tránh thuế là những vấn nạn, là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Các doanh nghiệp luôn tìm những kẽ hở của Luật thể để lách Luật, tránh thuế. Trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT có sự sửa đổi thuế suất một số ngành nghề. Chẳng hạn như ngành Xây dựng cơ bản, trước tháng 9/1999 thì phải chịu thuế suất 10% nhưng sau thời điểm đó thuế suất chỉ có 5%. Một số doanh nghiệp lợi dụng điểm này, thoả thuận với bên chủ đầu tư để kéo dài thời gian quyết toán công trình nhằm giảm thuế đầu ra, từ đó giảm thuế GTGT phải nộp. Trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT, nhiều thủ đoạn tránh thuế ngày càng tinh vi cùng xuất hiện với sự triển khai Luật thuế của ngành Thuế. Để ngăn chặn các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế thì chỉ có một hệ thống Luật thuế đầy đủ, chặt chẽ cùng với bộ máy thực thi đủ quyền lực, với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể thực hiện được. Tóm lại, trong 2 năm thực hiện Luật Thuế GTGT, kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được thực hiện tương đối tốt và thu được kết quả cao, trong đó thành công nhất là đã đưa Luật Thuế GTGT được triển khai vào đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô. Việc thực hiện Luật Thuế GTGT đã góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy kinh ngạch xuất khẩu tăng trưởng lớn, các doanh nghiệp đã có thói quen tính toán hiệu quả kinh tế và thực hiện chế độ kế toán nghiêm túc theo Luật Thuế GTGT. Bên cạnh đó, kiểm soát thu thuế GTGT thông qua Quy trình quản lý thu thuế mới cũng đã được cải cách đáng kể, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cũng như trách nhiệm của Cơ quan Thuế. Tuy vậy, kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa được thực hiện tốt, chưa bao quát hết các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhất là các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Trong các khâu của Quy trình quản lý thu thuế: kê khai thuế, khấu trừ thuế, quyết toán thuế...còn nhiều vướng mắc, từ đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế cho đến thuế suất, do đó gây trở ngại cho kiểm soát thuế. Mặt khác, các quy định xử phạt các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ bất hợp pháp hiện nay vẫn chưa tạo điều kiện cho kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. Ngoài ra, công tác kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu, chưa trở thành công cụ hiệu quả trợ giúp cho công tác quản lý thu thuế của Nhà nước. Tất cả những vấn đề trên cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Chương II định hướng và Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.1. Những định hướng và quan điểm cơ bản về quản lí nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. Thuế GTGT hiện là nguồn thu lớn của NSNN. Hơn nữa thuế GTGT còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có tác dụng rộng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vì sự kiểm soát nguồn thu thuế GTGT còn chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế cũng như các giao dịch kinh tế trong nền kinh tế, do vậy cần phải tăng cường kiểm soát nguồn thu từ thuế GTGT. Song kiểm soát có nhiệm vụ tuân thủ các mục tiêu của quản lý Nhà nước cũng như định hướng phát triển, nuôi dưỡng các nguồn thu, vì vậy trước hết, theo tác giả, việc kiểm soát nguồn thu thuế GTGT phải xuất phát từ những định hướng, những quan điểm cơ bản về quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong giai đoạn 2001 -2010, kinh tế trở thành lĩnh vực trung tâm, chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức ngày càng bộc lộ rõ nét, làm thay đổi cơ bản về phương thức làm việc và quản lý truyền thống. Hội nhập quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu, cuộc cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ trở nên gay gắt, nhất là sau năm 2006 khi phải tuân thủ các cam kết quốc tế. Chính sách tài chính - tiền tệ trở thành công cụ chủ chốt điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một phần do bản chất kinh tế của các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ như thuế, chi tiêu NSNN, lãi suất, tỉ giá...Trong nền kinh tế thị trường, một phần do xu hướng thay đổi chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nước từ sử dụng những công cụ trực tiếp sang gián tiếp, từ can thiệp sâu và rộng sang nới lỏng sự can thiệp. Trong bối cảnh đó, thuế trở thành công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước, khối lượng đối tượng quản lý thuế tăng, phương thức quản lý thuế cũng thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Quan điểm cơ bản của chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2001 - 2010 là tiếp tục hoàn thiện các mục tiêu của cải cách thuế bước II. Việc động viên qua thuế và phí vào NSNN phải vừa giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và Xã hội, vừa bảo đảm nguồn thu tài chính để Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng. Với quan điểm cơ bản đó, mục tiêu yêu cầu của cải cách thuế trong giai đoạn 2001 - 2010 là: Thứ nhất - Thuế bảo đảm nguồn thu vững chắc cho NSNN để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi thường xuyên và phần cơ bản của chi đầu tư thuộc NSNN. Thuế và Phí là nguồn thu chủ yếu của NSNN, mức huy động chiếm từ 20% đến 21% GDP. Thứ hai - Thuế góp phần điều chỉnh các cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu, phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại để tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích hoạt động chế biến nông sản để sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành có lợi thế, giải quyết nhiều lao động, các vùng trọng điểm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thứ ba - Chính sách thuế bảo đảm bình đẳng,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0006.doc