MỤC LỤC
Trang
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể khảo sát 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A Cơ sở lý luận của đề tài
1. Giao tiếp và chức năng của giao tiếp 5
2. Ngôn ngữ và lời nói 6
3. Vai trò của hội thoại trong đời sống 7
4. Vai trò của hội thoại trong việc học ngoại ngữ 8
5. Đặc điểm của hoạt động hội thoại bằng ngoại ngữ
trong lớp h
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng khả năng nghe nói Tiếng Pháp kém của HS hệ 3 năm trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Thoại Ngọc Hầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc 9
6. Những khó khăn người học gặp phải khi học kỹ năng
nghe và nói 9
7. Một số phương pháp nhằm kích thích khả năng hội
thoại bằng ngoại ngữ trong lớp học 10
8. Những biện pháp cụ thể thường áp dụng nhằm
kích thích khả năng nghe và nói 13
B Cơ sở thực nghiệm của đề tài
I Phân tích một tiết dạy mẫu 15
II Kết quả điều tra và phân tích kết quả điều tra 20
III Những nguyên nhân dẫn đến việc học yếu nghe
và nói tiếng Pháp của học sinh hệ ba năm trường THPT
Thoại Ngọc Hầu 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33
1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài:
- Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh xu thế quốc tế hoá,
hội nhập toàn cầu. Do đó, việc học ngoại ngữ luôn là vấn đề cần
thiết và cấp bách nhất. Ở các trung tâm lớn, có thể nói Anh,
Pháp, Hoa, Nhật, Hàn là những ngôn ngữ thuộc hạng “top 5”
không thể thiếu được, đặc biệt là tiếng Anh. Thật vậy, chúng ta
không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như những ích lợi mà
tiếng Anh đã mang đến. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là
học ngoại ngữ khác chẳng có ích lợi gì vì mỗi ngôn ngữ đều có
những cái hay rất riêng mà ta không thể đem chúng ra so sánh.
Nếu như ta biết khéo khai thác thì việc học bất kì ngôn ngữ nào
cũng có thể làm giàu cho vốn tri thức của bản thân. Điển hình là
tiếng Pháp, bên cạnh số người nói tiếng Anh đồ sộ, nó chỉ giữ
một vị trí thứ yếu trong cái nhìn của mọi người dân. Tuy vậy,
đứng trên lập trường khách quan, ta có thể dễ dàng nhận thấy
được sự cần thiết của việc học tiếng Pháp vì đây là một trong
những nền tảng vững chắc để chúng ta tìm tòi, nghiên cứu khoa
học.
- Trên thực tế, tiếng Pháp được giảng dạy hầu hết với tư cách
là ngoại ngữ thứ hai nên nó ít nhiều cũng gặp những khó khăn
trong việc dạy và học. Do đó, nếu các giáo viên không tìm ra giải
pháp giảng dạy kịp thời ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ dẫn tới
những yếu kém của học sinh về sau.
- Bất kì môn học nào cũng vậy, học mà không hành thì người
học sẽ chóng quên và không có khả năng ứng ụng, học ngoại
ngữ cũng không ngoại lệ. Thật vậy, một trong những mục đích
chính mà ta cần đạt được khi học ngoại ngữ là khả năng giao
tiếp. Trong đó, giao tiếp bằng lời cần được cũng cố trước tiên vì
nó phổ biến và thông dụng nhất nên nghe, nói là cách giúp
người học nhớ bài nhanh và lâu hơn. Với tầm quan trọng là vậy
nhưng ở hầu hết giáo viên trường phổ thông vẫn chưa quan tâm
đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng này. Do đó, khi tốt nghiệp,
các em học sinh không thể dùng ngoại ngữ để giao tiếp,thậm chí
để diễn đạt một ý đơn giản. Đây là một thực tế cần được khắc
phục.
Tóm lại, ngày nay việc học ngoại ngữ là cực kỳ quan trọng.
Chính vì thế mà nó được đưa vào dạy ở các trường phổ thông.
Tuy nhiên, các em học sinh vẫn chưa được trang bị tốt để sử
dụng vốn kiến thức đã học. Trước thực tế trên, là một ngoại ngữ
thứ hai, tiếng Pháp càng gặp nhiều trở ngại. Do khả năng nói và
nghe của học sinh rất yếu nên những kiến thức học được cũng
nhanh chóng quên đi. Do đó, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề
tài này nhằm mong muốn tìm ra được nguyên nhân đích thực và
2
giải pháp thỏa đáng để giúp các em học sinh trong việc học cũng
như giúp các thầy cô trong công tác giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc nói và nghe tiếng Pháp
kém của học sinh hệ ba năm trường PTTH chuyên Thoại Ngọc
Hầu. Từ đó, đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp.
3. Đối tượng và khách thể khảo sát:
3.1 Đối tượng khảo sát: Thực trạng về khả năng nói và
nghe tiếng Pháp kém.
3.2 Khách thể khảo sát: Học sinh học tiếng Pháp hệ ba
năm trường PTTH chuyên Thoại Ngọc hầu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài phải thực hiện được những nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu về tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời (hội
thoại) trong việc học tiếng Pháp.
- Nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân dẫn tới việc học
yếu hai kỹ năng nghe và nói. (Đặc biệt là đối với những học sinh
học hai ngoại ngữ cùng lúc).
- Nghiên cứu lý thuyết về những biện pháp nhằm giúp -
Mục đích: Nhằm có cái nhìn chung về vấn đề đang nghiên cứu.
Từ đó, giúp bản thân hình thành những giả thuyết về nguyên
nhân dẫn đến yếu kém hai kỹ năng nói và nghe tiếng Pháp tại
trường Thoại Ngọc Hầu. Đồng thời có hướng đề ra cách giải
quyết cho phù hợp.
người học luyện tập hai kỹ năng này.
- Khảo sát thực trạng, tìm hiểu tình hình thực tế và nguyên
nhân của vấn đề nghe, nói kém tiếng Pháp. Từ đó, đề xuất
những giải pháp để giải quyết.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Mục đích: Nhằm có cái nhìn chung về vấn đề đang
nghiên cứu. Từ đó, giúp bản thân hình thành những giả
thuyết về nguyên nhân dẫn đến yếu kém hai kỹ năng nói
và nghe tiếng Pháp tại trường Thoại Ngọc Hầu. Đồng
thời có hướng đề ra cách giải quyết cho phù hợp.
- Cách thức: Tham khảo các tài liệu nói về những
phương pháp đã được sử dụng để giảng dạy kỹ năng
nghe, nói và những tài liệu về tầm quan trọng của hai kỹ
năng này đối với việc học ngoại ngữ.
3
5.2 Phương pháp đàm thoại:
- Mục đích: Để hiểu được những khó khăn và nguyên
nhân thực sự mà các em đang gặp phải, từ đó, định ra
những cách giải quyết cụ thể dựa trên những kiến thức lý
thuyết đã nghiên cứu.
- Cách thức: Trực tiếp đối thoại với 10 – 20 em học sinh
ở đủ ba khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Thoại Ngọc
Hầu về khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp và những
khó khăn các em gặp phải khi học ngọai ngữ này.
5.3 Phương pháp trắc nghiệm:
- Mục đích: Để nhận được thông tin phản hồi từ khách
thể nghiên cứu nhằm có cơ sở vững chắc về nguyên
nhân dẫn tới việc học yếu kém tiếng Pháp. Đồng thời,
thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của các em học sinh về cách học tiếng Pháp.
- Cách thức: Phát 140 phiếu điều tra cho các học sinh ở
các lớp 10, 11, 12 trường THPT Thoại Ngọc Hầu.
5.4 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:
- Mục đích: Nắm được đánh giá khái quát về thực trạng,
nguyên nguyên nhân nghe, nói kém.
Kiểm chứng mức chính xác của những
thông tin thu nhận được bằng phán đoán và dự giờ.
- Cách thức: Gặp và trao đổi những vấn đề đã nghiên
cứu với thầy hướng dẫn và các cô trực tiếp giảng dạy ở
ba lớp điều tra, đồng thời nhờ giúp giải quyết những thắc
mắc.
5.5 Phương pháp quan sát:
- Mục đích: Nắm được thực trạng học tập nghe, nói
kém. Xác định được nguyên nhân dẫn đến vấn đề.
- Cách thức: Xin dự 3 tiết ở các khối 10, 11, 12 trường
THPT Thoại Ngọc Hầu. Ghi nhận mức độ yếu kém,
nguyên nhân yếu kém.
4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A Cơ sở lý luận của đề tài:
1 Giao tiếp và chức năng của giao tiếp:
- Giao tiếp là một hoạt động chỉ tồn tại trong xã hội loài người.
Mục đích của hoạt động này là để trao đổi thông tin, biểu thị tình
cảm giữa người và người với nhau.
Chính sự giao tiếp đã thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng xã hội. Nếu không có sự giao tiếp thì xã hội sẽ
không tồn tại hoặc sẽ ngừng tồn tại. Ngoài ngôn ngữ, con người
còn có những phương tiện giao tiếp khác như: cử chỉ, các loại
dấu hiệu, kí hiệu khác nhau ( kí hiệu toán học, đèn tín hiệu giao
thông, tín hiệu hàng hải…) những kết hợp âm thanh của âm
nhạc, những kết hợp màu sắc của hội họa… nhưng ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người. [5,22-23]
- Về cơ bản, con người giao tiếp với nhau bằng hai cách chính :
giao tiếp trực tiếp bằng lời nói (hội thoại) và giao tiếp gián tiếp
bằng chữ viết, ký hiệu.
- Thêm vào đó, đối với ngữ dụng học, lời nói được đặt ở vị trí
trung tâm vì chính ở lời nói và bằng lời nói mà ngôn ngữ hành
chức giao tiếp; chính ở đây, quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội,
với người dùng mới hiện ra, đồng thời, những quan hệ này mới
tác động trở lại đối với ngôn ngữ, chi phối cấu trúc của ngôn
ngữ, tức chi phối mặt nội tại của ngôn ngữ. [2,13]
- Khái quát các mục đích cụ thể trong từng cuộc giao tiếp sẽ
cho ta các chức năng mà bất cứ cuộc giao tiếp nào cũng phải
thực hiện. Các chức năng của giao tiếp đó là:
+ Thông tin (chức năng thông báo).Theo chức năng này qua
giao tiếp, nhân vật giao tiếp, kể cả người nói, thu nhận được
những hiểu biết, những tri thức mới về thế giới. Đây là lĩnh vực
của trí tuệ, của lí trí và những nội dung thu nhận được có thể
đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic.
+ Tạo lập quan hệ. Qua giao tiếp quan hệ liên cá nhân thay đổi.
Có những cuộc giao tiếp, qua chúng mà những mối quan hệ
thân hữu giữa người với người nẩy sinh hoặc mất đi, thậm chí
bạn thành thù.
+ Biểu hiện ( chức năng biểu lộ). Giao tiếp giúp cho con người
bày tỏ được đặc điểm, sở thích, ưu điểm, nhược điểm, nguồn
gốc địa phương của mình… Qua giao tiếp, chúng ta bộc lộ trạng
thái nội tâm của chúng ta, thể hiện tình cảm, thái độ, cách đánh
giá của chúng ta đối với hiện thực được nói tới, đối với người
5
đang giao tiếp với chúng ta hoặc đối với chính cuộc giao tiếp mà
chúng ta đang thực hiện.
+ Giải trí. Giao tiếp với nhau, trò chuyện với nhau chính là một
cách giải trí, tiêu khiển, giải tỏa những bức xúc, thư giãn những
căng thẳng của chúng ta. Chuyện phiếm, tán ngẫu, “ đấu hót” là
những cuộc giao tiếp mà chức năng chủ yếu là giải trí. Giải trí
bằng lời là hết sức cần thiết cho con người trong xã hội, miễn là
đừng lạm dụng. Ngôn ngữ là phương tiện giải trí không tốn kém,
tiện lợi “mang theo người”, lành mạnh nhất của con người.
+ Hành động. Hành động là chức năng thông qua giao tiếp mà
chúng ta thúc đẩy nhau hành động. Không phải chỉ người nghe
mới hành động mà người nói cũng phải hành động dưới sự thúc
đẩy của lời nói trong giao tiếp.
Cho đến nay, nhiều người vẫn chỉ nghĩ đến chức năng thông tin
của ngôn ngữ, của giao tiếp và lấy chức năng thông tin để lí giải
tất cả các đơn vị của ngôn ngữ. Sự thật thì tuy chức năng
thông tin là cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Các chức
năng khác cũng rất quan trọng. Không ít những cuộc giao tiếp
mà chức năng thông tin chỉ là thứ yếu, thậm chí chỉ là cái cớ để
những người giao tiếp thực hiện các chức năng khác. Cũng nên
lưu ý là các chức năng trên được thực hiện không theo lối riêng
rẽ. Chúng thường được thực hiện đồng thời trong một cuộc giao
tiếp, trong một diễn ngôn. [1,35]
Như vậy, qua khái niệm và các chức năng nêu trên, ta đã nhận
thấy được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống con
người, không có giao tiếp thì sẽ không có xã hội. Chính vì thế, ta
có thể khẳng định rằng mục đích chính của việc học ngoại ngữ
là học cách để sử dụng ngôn ngữ ấy trong giao tiếp. Qua sự
phong phú và đa dạng của các chức năng giao tiếp, cho ta hiểu
rằng trong giảng dạy và học tập, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp
(nghe, nói) cho tốt, ta nên sử dụng đa dạng các cách thức,
phương pháp dựa trên nền tảng của các chức năng này, nhằm
xây dựng một môi trường học tập thật tự nhiên và hiệu quả.
2 Ngôn ngữ và lời nói:
- Ngôn ngữ tồn tại trong ý thức, trong trí nhớ của những người
nói hoặc biết ngôn ngữ đó, trước hết trong trí nhớ của những
người nói ngôn ngữ đó từ thời thơ ấu. Ngôn ngữ tồn tại trong ý
thức của con người không phải do bẩm sinh, do di truyền mà
hoàn toàn do từ bên ngoài vào, nhờ những người ở xung quanh
nói ngôn ngữ đó. Do đó, ta có thể kết luận: Ngôn ngữ tồn tại là
nhờ ngôn ngữ hoạt động.
+ Sự hoạt động ngôn ngữ chính là hành động ngôn
ngữ. Hành động ngôn ngữ trong giao tiếp thông thường của con
người là một quá trình hai mặt: dưới hình thức nói thì bao gồm
sự nói năng, sự tri giác thính giác và sự thông hiểu của người
6
nghe; dưới hình thức viết thì nó bao gồm việc viết và đọc (tri
giác thị giác và sự thông hiểu điều được viết ).
+ Theo ngôn ngữ học hiện đại, lời nói (la parole) bao
gồm lời nói miệng, lời nói viết và lời nói “câm” tức là tư duy nhờ
các phương tiện ngôn ngữ tự tái hiện trong óc, không đọc thành
tiếng. [8,9]
Như vậy, khả năng ngôn ngữ của con người không phải do di
truyền mà phần lớn do tác động từ môi trường. Để có khả năng
ngôn ngữ tốt, không những bản thân mỗi người phải thường
xuyên sử dụng ngôn ngữ đó mà còn phải nhờ vào những ảnh
hưởng của những người xung quanh như: cha mẹ, thầy cô, bạn
bè…. Tức là, ngôn ngữ muốn tồn tại thì nó phải vận động. Đối
với việc học ngoại ngữ cũng vậy, muốn rèn luyện hai kỹ năng nói
và nghe cho tốt thì trước tiên, chúng ta cần quan tâm đến việc
làm sao để tạo ra một môi trường thật thuận lợi cho giảng dạy và
học tập. Điều này có nghĩa là các nhà giáo dục không những cần
tìm ra những giải pháp tối ưu để kích thích khả năng tự rèn
luyện, trau dồi của học sinh mà còn cần nên tổ chức lớp học
thành một môi trường nói ngoại ngữ sao cho phù hợp với năng
lực và trình độ của các em. Thêm vào đó, để có tác động tốt từ
môi trường, chúng ta cũng cần cho học sinh tiếp xúc nhiều với
đa dạng các chất giọng từ những người bản xứ. Nói chung, để
rèn luyện hai kỹ năng nghe và nói, đòi hỏi sự nổ lực rất nhiều
của học sinh cũng như khả năng khéo léo tổ chức, chỉ đạo, điều
hành của người giáo viên đứng lớp.
3 Vai trò của hội thoại trong đời sống:
- Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ
biến của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức
khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt
động căn bản này.Dạng cơ bản của hội thoại là dạng song thoại
(dialogue), tức là dạng diễn ra giữa hai nhân vật đối đáp. Tuy
nhiên, hội thoại cũng có thể có dạng tam thoại ( ba nhân vật) và
nói chung là dạng đa thoại ( nhiều nhân vật). [2,41]
- Trong các hoạt động giao tiếp, hội thoại được xem là dạng
căn bản, chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất vì:
+ Nó là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ
khác [1, 201]. Thật vậy, nó là hình thức giao tiếp xuất hiện trước
tiên trong xã hội loài người.
+ Nó là hình thức giao tiếp tiện lợi nhất, nhanh nhất và
là cách giúp ta có được thông tin phản hồi từ đối phương chính
xác nhất thông qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ …
+ Cho đến nay, vẫn còn những dân tộc trên thế giới
chưa có chữ viết (các dân tộc ít người) . Do đó, họ sử dụng giao
tiếp bằng lời nói là chủ yếu.
7
Như vậy, những thông tin vừa nêu đã khẳng định mạnh hơn về
tầm quan trọng của giao tiếp trực tiếp bằng lời trong đời sống
chúng ta. Điều này có nghĩa khi học một ngôn ngữ bất kì, nói
chung, mục đích mà chúng ta cần đạt trước tiên là khả năng đối
thoại thông thường trong cuộc sống. Do vậy, việc giảng dạy
nghe và nói trong trường phổ thông là hết sức cần thiết. Qua các
hình thức của hội thoại, để tổ chức một tiết học, người giáo viên
có thể yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm từ 3 đến 5
em nhằm để thảo luận một vấn đề được đặt ra hoặc để thảo
luận về sự đúng sai, về những thông tin vừa được nghe từ
cassette hay từ giáo viên. Cách làm việc này sẽ giúp các hoạt
động trong lớp học phong phú hơn, đồng thời, cũng góp phần
làm sinh động tiết học.
4 Vai trò của hội thoại trong việc học ngoại ngữ:
- Ngoại ngữ là một môn học cần rất nhiều đến thời gian thực
hành. Học ngoại ngữ tức là học bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Cả bốn kỹ năng này thường có mặt trong suốt quá trình dạy
và học tiếng nước ngoài. Chúng có quan hệ mật thiết và khăng
khít với nhau. Tuy nhiên, kỹ năng đầu tiên và quan trọng là kỹ
năng nghe. [9,45]
- Một khi kỹ năng nghe được tiến bộ thì ắt hẳn kỹ năng nói cũng
sẽ phát triển theo. Điều này rất có lợi cho việc giao tiếp. [6,102]
- Khả năng hội thoại là một điều tất yếu trước tiên để giúp
người học tiến bộ trong việc học ngoại ngữ vì:
+ Khả năng hội thoại sẽ kích thích được thái độ học tập
của học sinh.
+ Hội thoại là một hình thức ôn bài nhanh và hiệu quả.
+ Một khi người học có khả năng hội thoại bằng ngoại
ngữ tức là người học đã biến những kiến thức đã học thành cái
riêng của bản thân mình. Do đó, họ sẽ nhớ bài lâu hơn và kỹ
hơn.
+ Nắm bài tốt thì sẽ tạo được điều kiện để tiếp thu kiến
thức mới nhanh hơn.
5 Đặc điểm của hoạt động hội thoại bằng ngoại ngữ trong lớp
học:
- Đó là các hoạt động giao tiếp nhằm luyện tập, tạo điều kiện
cho học sinh thực hành giao tiếp tự do gần giống như giao tiếp
thật, trong đó có rất ít sự khống chế và kiểm soát về ngôn ngữ
và lời nói của học sinh. Các hoạt động giao tiếp đó có những đặc
điểm sau:
+ Ngôn ngữ được sử dụng một cách có mục đích.
+ Tạo được nhu cầu giao tiếp (qua các thủ thuật tạo
các khoảng trống về thông tin, quan điểm … giữa học sinh với
nhau khi thực hiện bài tập).
8
+ Khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ sáng tạo,
đóng góp ý kiến và thể hiện quan điểm riêng của mình.
+ Chú trọng nội dung ngôn ngữ hơn là sự chính xác
ngôn ngữ.
+ Khuyến khích tính làm việc độc lập của học sinh.
+ Học sinh tự lựa chọn và quyết định điều mình muốn
nói chứ không bị chi phối bởi mẫu lời nói như ở các hoạt động
luyện tập có kiểm soát. [4,50]
Từ các đặc điểm nêu trên, ta thấy được, để rèn luyện kỹ năng
nghe và nói cho tốt thì điều cần thiết trước nhất là tạo được môi
trường giao tiếp thật tự nhiên, không gò bó, khuôn ép mà cần
khuyến khích học sinh học tập một cách độc lập, tự chủ, sáng
tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ theo mục đích riêng của mình.
Như vậy, với ý kiến này, người giáo viên chỉ đóng vai trò như
một người hướng dẫn, theo dõi, điều khiển tiến trình lớp học
nhằm hướng học sinh đi theo lối đúng nếu các em có mắc sai
lầm trong quá trình học.
6 Những khó khăn người học gặp phải khi học hai kỹ năng
nghe và nói:
- Đối với kỹ năng nghe, người học gặp phải những khó khăn
sau :
+ Về dấu nhấn từ và ngữ điệu câu.
+ Phân biệt cách phát âm giữa các từ.
+ Phân biệt các yếu tố số ít, số nhiều, các thì, cách nói
sở hữu …
+ Hiểu nghĩa tình huống của từ.
+ Hiểu nghĩa văn hóa của ngôn ngữ.
- Đối với kỹ năng nói (phức tạp hơn kỹ năng nghe), người học
gặp phải những khó khăn trong các trường hợp sau:
+ Phát âm từ vựng.
+ Sử dụng cấu trúc ngữ pháp.
+ Chọn từ vựng sử dụng cho thích hợp.
+ Chọn cách diễn đạt ý tưởng của bản thân. [6,102]
Ở các trường phổ thông, tiếng Pháp được giảng dạy hầu như
với tư cách là một ngoại ngữ hai nên những khó khăn gặp phải
trong vấn đề học nghe và nói có phần gay gắt hơn vì các em học
sinh phải cùng một lúc học đến hai ngoại ngữ mà tiếng Pháp thì
chỉ mới được tiếp cận gần đây. Do vậy, để phát triển hai kỹ năng
này của tiếng Pháp quả thật là một điều trăn trở đối với các nhà
phương pháp học hiện nay.
9
Thật vậy, học ngoại ngữ không phải là một điều khó nhưng
nó cũng chẳng dễ chút nào, nhất là làm sao để rèn luyện được
hai kỹ năng nói và nghe cho tốt vì đối với hai kỹ năng này, nó
không những đòi hỏi sự chuyên tâm học tập mà nó còn cần đến
khả năng phản ứng, nhanh trí của người học. Tuy nhiên, nếu
chúng ta có cách giảng dạy và học tập cho phù hợp thì ắt hẳn sẽ
vượt qua khó khăn. Vì những khó khăn ta gặp phải tương đối
nhiều và đa dạng nên để dạy và học tốt hai kỹ năng nghe và nói,
chúng ta nên giảng dạy và học tập theo từng phần và từ mức
thấp đến cao. Khi học phần sau, ta củng cố lại phần trước cho
đến khi học sinh tự ý thức sửa chữa những sai sót của bản thân.
7 Một số phương pháp nhằm kích thích khả năng hội thoại
bằng ngoại ngữ trong lớp học:
7.1 Phỏng vấn: Học sinh làm việc theo cặp, một học sinh đóng
vai người phỏng vấn, một học sinh đóng vai người được phỏng
vấn, sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thể được ghi trong yêu cầu và
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Để sử dụng cho loại hoạt động phỏng vấn, thầy giáo có thể
khai thác một số tình huống thầy tự tạo, có thể liên quan đến nội
dung bài học như : phỏng vấn về kế hoạch tổ chức kì nghỉ, về
nghề nghiệp, về một nhân vật quan trọng nào đấy…Ngoài ra,
còn có thể khai thác các tình huống thật trong lớp, trong trường
như phỏng vấn các bạn trong lớp về cuộc sống hay các sự kiện
mà họ vừa trải qua hoặc có thể phỏng vấn về những dự định, kế
hoạch thật của bạn hoặc cũng có thể phỏng vấn về sở trường,
khả năng, sở thích, thói quen, các hoạt động vui chơi giải trí của
bạn mình…
7.2 Phiếu điều tra: Học sinh được chia thành cặp hoặc nhóm,
dựa vào phiếu điều tra do thầy chuẩn bị trước, hỏi nhau để tìm
hiểu về một nội dung nào đấy. Thầy giáo có thể chuẩn bị sẵn
phiếu điếu tra hoặc cùng với học sinh, hướng dẫn các em làm
phiếu điều tra, sau đó thực hiện các bước điều tra như sau:
- Bước 1: Thầy giáo chia học sinh thành các cặp hoặc nhóm.
- Bước 2: Thầy giáo nêu yêu cầu, giải thích bài tập học sinh sẽ
phải làm.
- Bước 3: Thầy giáo phát phiếu điều tra.
- Bước 4: Học sinh thực hiện phiếu điều tra.
- Bước 5: Thầy giáo kiểm tra lại kết quả, hỏi lại các thông tin có
được qua điều tra. Có thể phát triển bằng cách cho học sinh
trình bày nói hoặc viết, hay các hoạt động tiếp theo có liên quan.
Nội dung, chủ điểm phiếu điều tra có thể xoay quanh các
vấn đề gần gũi với các chủ điểm đã học và đời sống của học
sinh, từ đơn giản đến phức tạp, tùy theo trình độ lớp học. Ví dụ,
làm phiếu điều tra về sở thích các món ăn; về các thông tin xoay
10
quanh nhà trường như phương tiện đi lại của học sinh, số học
sinh đi học bằng xe đạp, số học sinh đi học bằng xe máy hoặc
bằng các phương tiện khác; điều tra về vất dụng có trong gia
đình các em ( các phương tiện nghe nhìn giải trí, dụng cụ điện,
đồ gia dụng, đồ làm bếp…); điều tra về sở thích, thói quen; các
hoạt động cũng như giải trí; về hiểu biết xã hội, các phương tiện
thông tin đại chúng và các kiến thức khác.
7.3 Xếp thứ hạng: Giáo viên đưa ra một số quan niệm về những
chuẩn mực cho một vấn đề hay một danh hiệu nào đó, hướng
dẫn học sinh đưa ra quan niệm của các em về các chuẩn mực
đó. Ví dụ: Những chuẩn mực để là một người bạn tốt, để trở
thành một giáo viên ngoại ngữ…
Học sinh có nhiệm vụ xếp thứ tự tầm quan trọng hay thứ tự
ưu tiên những quan điểm này theo nhận định riêng của cá nhân
mình; sau đó đưa ra lớp trao đổi, thảo luận.
Tùy theo đối tượng cụ thể của lớp học, giáo viên có thể lựa
chọn nội dung chủ đề cho phù hợp.
7.4 Giải quyết vấn đề: Với hoạt động này, học sinh phải cùng
nhau tìm ra giải pháp hay hướng giải quyết cho một vấn đề nào
đấy do thầy giáo hay chính học sinh đặt ra.
Cũng tương tự như hoạt động trên, đầu tiên học sinh làm việc cá
nhân, sau đó theo cặp hoặc nhóm, rồi trước lớp để trao đổi và
so sánh các giải pháp. Có thể tiến hành theo các cách sau:
- Từng nhóm nêu ý kiến của mình.
- Lớp thảo luận các ý kiến của nhóm.
- Thầy giáo nhận xét, góp ý kiến, giúp đỡ tìm cách diễn đạt
ngôn ngữ.
- Quyết định ý kiến cuối cùng của cả lớp.
Nội dung các vấn đề thường đa dạng, có thể là các vấn đề
khúc mắc thường ngày xảy ra trong cuộc sống của học sinh, có
thể giáo viên hoặc học sinh tự tạo. Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn
các thẻ nêu vấn đề để phát cho học sinh thực hiện.
7.5 Đóng vai: Ở hoạt động này, học sinh đóng vai của chính
mình hoặc vai của một người khác trong một tình huống cụ thể.
Mục đích của các hoạt động đóng vai là tạo ra những tình huống
giống như thật trong môi trường lớp học, giúp học sinh làm quen
và tập sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống sẽ gặp trong cuộc
sống thật.
Các hoạt động đóng vai luôn được thực hiện theo cặp hoặc
nhóm. Sau đó đưa ra lớp có nhận xét góp ý của giáo viên.
Về thực chất, nhiều hoạt động giao tiếp như phỏng vấn, giải
quyết vấn đề… cũng đã là những hoạt động đóng vai. Các tình
huống và các vai nhân vật được sử dụng trong luyện tập thường
11
dựa vào những bài học học sinh vừa học, có mở rộng hoặc biến
đổi với những chi tiết mới; có thể đi từ dễ đến khó; từ luyện tập
máy móc, có hướng dẫn đến phát triển tự do, đòi hỏi nhiều sáng
tạo hơn. Sau đây là một số ví dụ về các hình thức hoạt động
đóng vai:
- Mẫu hội thoại và gợi ý cho sẵn.
- Khung hội thoại cho sẵn.
- Đóng vai theo tình huống cho sẵn
7.6 Các trò chơi giao tiếp: Các trò chơi giao tiếp chủ yếu sử
dụng nguyên tắc tạo khoảng trống thông tin. Học sinh hoạt động
trong các tình huống giống như một trò chơi, trong đó, các em
phải dùng ngôn ngữ đã học để hoàn thành cuộc chơi. Sau đây là
một số trò chơi giao tiêp phổ biến:
- Trò “ Chúng ta có gì tương đồng”: Học sinh có thể làm việc
theo cặp, có thể tùy chọn, hỏi nhau để tìm thầy 5 điểm tương
đồng giữa hai bên.
Giáo viên có thể gợi ý trước các vấn đề có thể hỏi tùy theo đồi
tượng, trình độ học sinh.
- Trò “Tìm người”: Học sinh được phát phiếu yêu cầu theo mẫu
để thực hiện trò chơi. Nội dung của phiếu có thể hoàn toàn tùy
thuộc vào phạm vi ngôn ngữ - cấu trúc - chủ đề mà thầy giáo
muốn đưa vào luyện tập. Học sinh có thể thực hiện trong nhóm
hoặc đi tự do vòng quanh cả lớp nói chuyện với nhau để tìm ra
câu trả lời.
- Trò “ Miêu tả và vẽ”: Một học sinh (A) có một tranh vẽ, học
sinh khác (B) không trông thấy. Em học sinh (B) phải vẽ một
bức tranh như vậy ( về nội dung) bằng cách nghe bạn mình miêu
tả và yêu cầu giải thích thêm khi cần thiết. Sau đó, A và B có thể
hoán vị cho nhau.
Hành động miêu tả và vẽ tranh có thể thay bằng các hành động
khác như hỏi và xác định về vị trí vật hoặc địa danh với các giới
từ khác nhau.
Nội dung ngôn ngữ cho các hoạt động trên có thể được chủ đề
hóa để ôn tập các cấu trúc hoặc các nhóm từ vựng.
- Trò “ Đoán”: Trò chơi này dựa vào nguyên tắc có khoảng
trống thông tin: Một bên biết và một bên không biết, phải đoán,
tìm ra những điều đối phương biết bằng cách hỏi các câu hỏi có
hay không.
Trò chơi này có thể là đoán từ, đoán tranh, tìm điểm khác
nhau….[4,51]
Ngoài ra, để tăng khả năng nghe và nói, người ta còn sử
dụng các cách sau:
12
7.7 Yêu cầu người học trình bày một vấn đề đã được chuẩn bị
trước rồi trả lời các câu hỏi được đặt ra.
7.8 Cho người học nghe một đoạn văn hay một đoạn đối thoại
rồi trả lời các câu hỏi hay điền vào chỗ trống …
8 Những biện pháp cụ thể thường áp dụng nhằm kích thích khả
năng nghe và nói:
8.1 Nghe những chỉ dẫn liên quan đến các hoạt động trong lớp
học.
8.2 Nghe những câu chuyện được kể bởi thầy cô, bạn bè. Sau
đó, kể lại câu chuyện hoặc những chi tiết xảy ra trong các
bức tranh.
8.3 Nghe và trả lời những câu hỏi từ giáo viên hoặc bạn cùng
lớp.
8.4 Đóng vai trong một đoạn thoại hoặc một tiểu phẩm.
8.5Tham gia thảo luận trong các câu lạc bộ nói ngoại ngữ.
[6,103]
TÓM LẠI:
Để rèn luyện cho học sinh hai kỹ năng nghe và nói, cần phải:
1 Giáo viên:
- Biết cách tổ chức lớp học thành một môi trường nói ngoại ngữ
thật tự nhiên, sinh động.
- Cho học sinh tiếp xúc thường xuyên với đa dạng các chất
giọng từ những ngưởi bản xứ.
- Sử dụng đa dạng các hoạt động trong lớp học dựa trên các
chức năng giao tiếp.
- Biết cách hướng dẫn học sinh tự làm việc và làm việc cùng
nhau dưới hình thức cặp hoặc nhóm.
- Biết kích thích khả năng chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi, khám
phá của học sinh, không nên để các em có cảm giác bị gò ép,
khó chịu trong lúc học.
- Từng bước hướng dẫn học sinh để giúp các em vượt qua khó
khăn trong việc học, đồng thời giúp các em có khả năng tự nhận
thấy cái sai của mình.
2 Học sinh:
- Chăm chỉ rèn luyện, tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà,
thường xuyên củng cố bài cũ.
- Thực hiện theo những chỉ dẫn của giáo viên, cùng nhau tạo ra
môi trường ngoại ngữ thật tự nhiên trong lớp học.
13
- Can đảm sử dụng ngoại ngữ không sợ sai.
- Độc lập, sáng tạo sử dụng ngoại ngữ theo mục đích, cách
nghĩ của bản thân, không nên bị chi phối bởi những mẫu cho
sẵn.
- Tạo cảm giác thật thoải mái khi học.
Như vậy, để quá trình học nghe và nói có hiệu quả thì người
giáo viên cần để học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động. Với
cách giảng dạy và học tập nêu trên, người học sinh cần có
những tư chất sau:
- Năng động, sáng tạo, có óc tìm tòi, khám phá cái mới.
- Có khả năng tự học và làm việc tập thể cao.
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt những ý đơn
giản, để trao đổi những thông tin cần thiết… trong những cuộc
đàm thoại ngắn và đơn giản.
- Có khả năng tự sửa cho nhau những lỗi thông thường dễ mắc
phải.
Với tiêu chuẩn như trên, người học sinh có khả năng ngoại ngữ
ở mức sơ cấp, có khả năng học lên để nâng cao vốn ngoại ngữ
của mình.
B. Cơ sở thực nghiệm của đề tài:
I. Phân tích một tiết dạy:
1.Miêu tả lớp học:
Tên lớp: 10 A 5
Sỉ số lớp học: 47. Nam:18 em . Nữ:29 em
Số học sinh quê ở huyện lên học : 39%
Số học sinh ở cách trường không xa: 50%
Số học sinh đi học bằng xe đạp: hơn 70%
Cách sắp xếp lớp: 1 nam + 1 nữ / bàn.
2 nữ / bàn.
2. Miêu tả tiết dạy:
Tên tiết dạy: bài 10: Des go⇑ts et des couleurs
Thời gian: 45 phút
Nội dung tiết dạy :
Thời
gian
Tiến trình Hoạt động
của thầy
Hoạt động
của trò
Ghi chú
14
7 phút I Khởi động tiết
học:
Trò chơi “ Vỗ
vào bảng”.
mobylette,
pantalon
baskets, pièce,
répéter,
mettre, pull,
collège.
-Giải thích
cách chơi.
-Cử 2 nhóm
lên bảng và
cho tiến hành
trò chơi.
-Yêu cầu học
sinh lặp lại
các từ trên
bảng.
-Sửa lỗi phát
âm.
-Lắng nghe.
-Lên bảng
chơi trò
chơi.
-Đọc to.
-Lặp lại.
-Số lần sử
dụng tiếng
Pháp là
trung bình.
-Lớp học
sinh động.
13 phút II Nội dung
chính của bài:
Cách chia
động từ:
pouvoir và
mettre.
-Tráo đổi trật
tự của các
động từ đã
được chia và
yêu cầu học
sinh lên bảng
sắp xếp lại
sao cho phù
hợp với chủ
từ.
-Sửa lỗi đúng
sai cho học
sinh.
-Cho học sinh
động từ
nguyên mẫu.
-Yêu cầu cả
lớp đọc to và
sửa lỗi phát
âm.
-Nhắc lại quy
tắc chia động
từ chung.
-Lần lượt
lên bảng
sắp xếp lại
đúng vị trí
động từ.
-Lắng nghe.
-Chép bài
vào tập.
-Đọc to.
-Chép bài.
-Giáo viên
dùng phần
lớn là tiếng
Việt.
-Lớp học
sinh động.
-Các bàn
chót có lo
ra.
20 phút III Phần thực
hành:
Cho bài tập
tình huống để
học sinh thực
-Dán bức
tranh một nam
một nữ lên
bảng và giải
thích cách
thức thực
-Lắng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7146.pdf