Thực trạng Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng HUD3

Tài liệu Thực trạng Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng HUD3: ... Ebook Thực trạng Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng HUD3

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng Kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng HUD3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu.. 3 Phần I. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 5 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 5 II. Đặc điểm tổ chức họat động sản xuất kinh doanh của Công ty 6 III. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 6 Phần II. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3 9 I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 9 II.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty HUD3 12 1. Chính sách kế toán tại công ty 13 2. Hệ thống chứng từ kế toán 14 3. Hệ thống tài khoản kế toán 16 4. Hệ thống sổ kế toán 16 5. Hệ thống báo cáo kế toán 17 III. Đặc điểm kế toán các phần hành chủ yếu tại Công ty 18 1. Kế toán TSCĐ tại Công ty 18 2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 22 3.Kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh 28 IV.Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 29 1.Đặc điểm và phân lọai lao động tại công ty 29 2. Kế toán số lượng, thời gian và kết quả lao động 29 3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 30 V. Đánh giá tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 và một số ý kiến đề xuất 57 1. Đánh giá tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty 57 2. Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 58 3. Một số ý kiến đề xuất 60 Kết luận 64 Lời mở đầu Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản ở nước ta phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước. Việc đầu tư vào các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở, chung cư nhà ở cao tầng, các dự án sản xuất kinh doanh, cácc khu công nghiệp, các công trình kỹ thuật… được xúc tiến theo chính sách phát triển kinh tế chung của Nhà nước trên phạm vi cả nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên đồng thời là động lực phát triển của doanh nghiệp.Vì thế việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp đề cập đến như một tiêu chí kinh doanh: vừa đạt dược lợi cao đồng thời chi phí bỏ ra thấp. Để đạt được điều đó trước hết công ty phải làm tốt công tác hạch toán kế toán trong đó có công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là thu nhập chính của người lao động đồng thơì đây còn là những yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấu giá thành sản phẩm dịch vụ.thành nên Trong đó chi phí tiền lương là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong vấn đề thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế, nâng cao mức sống cho người lao động là một đông lực quan trọng giúp tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 đã và đang vận dụng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý để đạt được những mục tiêu và lợi nhuận mong muốn. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3, em đã có dược một thời gian tìm hiểu về công tác kế toán trong thực tế, so sánh với lý thuyết đã học được trên lớp và hoàn thành bản báo cáo thực tậpnày với mong muốn tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương tại công ty, em đã chọn đề tài : “Thực trạng kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3” Đề tài gồm hai phần: Phần I. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 Phần II. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng HUD3 Bản báo cáo này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo tạn tình của thaỳy giáo Trần Văn Thuận cùng sự chỉ bảo, hướng dẫn các bác, anh, chị phòng kế toán Công ty HUD3 .Tuy nhiên do còn hạn chế về thời gian và trình độ chuyen môn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự gớp ý của các thầy , cô để em bổ sung thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức choquá trình học tập nghiên cưú sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội ,tháng 6 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Lan PHẦN I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3 I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3 là doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị-Bộ Xây dựng đây là doanh nghiệp Nhà nước chuyên xây dựng và đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, công trình văn hóa, lập và quản lý các dự án đầu tư phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh nhà, trang trí nội thất... Trụ sở chính của Công ty tại số 123-đường Tô Hiệu-thị xã Hà Đông-Tỉnh Hà Tây, Công ty còn có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 là Công ty Xây dựng dân dụng trực thuộc UBND thị xã Hà Đông, được thành lập năm 1978, có nhiệm vụ thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Ngày 1/7/1995, theo quyết định số 327/QDUB của UBND tỉnh Hà Tây phát triển thành Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Hà Đông trực thuộc Sở Xây dựng Hà Tây. Ngày 18/08/2000, theo quyết định số 1151/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiệp nhận Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Hà Đông làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Đầu tư phát triến Nhà và Đô thị -Bộ Xây dựng, với tên là Công ty Xây dựng đầu tư phát triển Đô thị số 3;tên giao dịch quốc tế là Construction Investment and Urban Development Company No3(gọi tắt là HUD3) Ngày 22/7/2004, theo quyết định số 1182/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển đổi Công ty Đầu tư phát triển Đô thị số 3 thành Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3(gọi tắt là Công ty HUD3). Theo Quyết định này thì lĩnh vực hoạt động của công ty đã được mở rộng, gồm: + Chuyên xây dựng và đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông thủy lợi, bưu chính viễn thông, trạm biến áp, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. + Lập và quản lý các dự án đầu tư xây dựng và phát triến đô thị, khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh và phát triển nhà. + Trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng. + Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ xây dựng. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị UBND tỉnh Hà Tây giao cho. II.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Với chức năng xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản. Do đó nó có sự khác biệt lớn so với những ngành sản xuất vật chất khác ở chỗ: Chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm có đặc trưng riêng (đơn chiếc) sản phẩm hàng hóa không mang ra thị trường tiêu thụ mà hầu hết đã có người đặt hàng trước khi xây dựng, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ; sản phâm mang tính đơn chiếc, mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm xác định. III. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 Bộ máy quản trị của công ty được thực hiện theo mô hình tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban trong công ty tham mưu trực tuyến cho ban giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, cùng ban giám đốc xây dựng chiến lược, đề ra các quyết định quản lý đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế cuả công ty. Giám đốc là người trực tiếp quản lý, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật và là người giữ vai trò chủ đạo chung, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng công ty về họat động sản xuất kinh doanh của công ty đi đôi với đại diện cho quyền lợi của toàn cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị. Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý điều hành công việc. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Ban giám đốc Phòng kinh tế kế hoạch kế hoạch Phòng tổ chức hành chính Phòng phát triển dự án Phòng tài chính kế toán Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 11 Đội xây lắp số 15 Mối quan hệ quản lý chủ đạo Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ Mối quan hệ phối hợp công tác và phối hợp hoạt động * Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban chức năng: -Phòng Kinh tế - Kế hoạch kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc các lĩnh vực xây dựng và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh; kế hoạch đầu tư của công ty; Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý kỹ thuật các công trình và quản lý theo dõi công tác hợp đồng kinh tế. -Phòng Tài chính – Kế toán: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán, thống kê tham mưu cho Giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của nhà nước của Tổng công ty. -Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc nắm vững cơ cấu lao động trong Công ty, quản lý chặt chẽ số lượng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. -Phòng phát triển dự án: Là phòng tham mưu cho Giám đốc triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm công việc nhằm mục đích sinh lời cho công ty. -Các đội xây lắp: Có đủ bộ máy quản lý gồm: Đội trưởng, đội phó, kỹ sư, kỹ thuật viên, kế toán, an toàn viên, giám sát thi công, công nhân kỹ thuật và bảo vệ công trường… Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt của đội. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3 I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3 được đặt tại phòng Tài chính-Kế toán, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Dựa trên đặc điểm về phạm vi tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty và chế độ kế toán hiện hành bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung dưới sự điều hành của kế toán trưởng. Theo hình thức này, các bộ phận trực thuộc, các đội xây lắp không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ và ghi chép hạch toán giản đơn các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi đội xây lắp, định kỳ chuyển về phòng kế toán tập trung kiểm tra và ghi sổ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu,chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính, phân tích đánh giá tình hình các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của Công ty để từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Đồng thời đây còn là bộ phận tham mưu cho giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty. Cụ thể: Về lĩnh vực tài chính, phòng tài chính-kế toán có nhiệm vụ: + Tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện quyền sử dụng đất đai và các tài nguyên khác do nhà nước giao; giúp ban giám đốc bảo đảm điều tiết vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. +Tìm kiếm, huy động mọi nguồn vốn; kiểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. +Tiến hành phân tích tình hình tài chính nhằm hoạch định chiến lược và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính của công ty. Về lĩnh vực kế toán, phòng Tài chính-kế toán có nhiệm vụ: +Tổ chức thực hiện công tác tài chính-kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật hệ thống sổ sách kế toán, phản ánh trung thực khách quan các hoạt động của công ty. +Lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, thường xuyên báo cáo với ban giám đốc tình hình tài chính của Công ty. +Kết hợp với các phòng ban trong Công ty nhằm nắm vững tiến độ thi công các công trình, tình hình khấu hao máy móc thiết bị thi công; trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. *Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán chi phí, giá thành Kế toán thanh toán, TSCĐ, NVL… Kế toán 15 đội xây lắp *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: - Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về những vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty; theo dõi, quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động của bộ máy kế toán trong Công ty (gồm có phòng Tài chính – Kế toán khối cơ quan và hệ thống các đội xây lắp). Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ: + Kết hợp với các phòng ban lập kế hoạch về tài chính, sản xuất, tín dụng. + Theo dõi tíến độ thi công và quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế để cấp phát và thu hồi vốn kịp thời. + Chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành. - Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ: + Tập hợp chứng từ kế toán, theo dõi các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, lập báo cáo quản trị hàng tháng của toàn công ty. + Lập báo cáo tài chính, các báo biểu liên quan theo yêu cầu quản lý của Tổng công ty và ban giám đốc công ty. - Kế toán chi phí sản xuất, giá thành có nhiệm vụ: + Kế toán các khoản đầu tư vốn cho các đội xây lắp, thu nhận chứng từ có liên quan đến việc thanh quyết toán công trình. + Lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục công trình. + Kế toán chi phí theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình,từng công trình cụ thể. Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh. + Kiểm tra đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết các hoạt động liên quan tới đầu tư vốn với kế toán các đội xây lắp, với kế toán tổng theo định kỳ. - Kế toán thanh toán, TSCĐ, NVL, tiền lương có nhiệm vụ: + Theo dõi tình hình biến động nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu. + Xác định, phân loại TSCĐ một cách khoa học, hợp lý. Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tăng, giảm,tính và trích khấu hao TSCĐ theo quý. + Hàng tháng lập bảng kê tổng hợp, sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách kế toán của thủ quỹ, sổ của Ngân hàng để theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, tiền ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng; các khoản công nợ với khách hàng, với nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác. Khi phát sinh nghiệp vụ kế toán phải ghi chi tiết theo từng đối tượng. +Lập và thanh toán tiền lương,các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động trong Công ty. - Thủ quỹ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất hoặc ghi sổ quỹ. Ngoài ra, thủ quỹ còn có nhiệm vụ: + Kế toán các khoản phải thu của người lao động trong Công ty như: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản phải thu khác như tiền điện, tiền nước… + Theo dõi các hợp đồng, báo cáo sản lượng,cấp phát văn phòng phẩm, theo dõi chi tiết công cụ dụng cụ, lập bảng phân bổ giá trị công cụ dụng cụ theo định kỳ. + Lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán đang lưu trữ tại phòng Tài chính-kế toán. II.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty HUD3 Với phạm vi hoạt động rộng lớn và nhiều đội xây lắp(15 đội) nên hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán ‘‘Nhật ký chung’’và phương pháp kê khai thường xuyên đối với kế toán hàng tồn kho. Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty,công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng và thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình là phản ánh quá trình hình thành và vận động của tài sản từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, sau đó vào sổ tổng hợp đến lập hệ thống báo cáo tài chính. 1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty HUD3 - Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngsỳ 25/10/2000, bổ sung và sửa đổi theo thông tư số 23/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, đây là chế độ kế toán dành riêng cho hoạt động xây dựng cơ bản. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý nên Công ty đã lựa chọn mô hình kế toán tập trung theo phương pháp kê khai thường xuyên và thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. - Niên độ kế toán của Công ty HUD3: Bắt đầu từ ngày 1/1/N đến 31/12/N hàng năm. - Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ VND trong ghi chép kế toán và không dùng đơn vị ngoại tệ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: Công ty khóan gọn giá vốn cho các chủ công trình nên việc tổ chức mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất không qua nhập kho ở công ty mà được hạch toán bởi các kế toán của đội xây lắp. + Phương pháp hạch tóan hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Hình thức kế toán: Là một đơn vị sản xuất với quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên để đảm bảo các thông tin kế toán được phản ánh nhanh chóng, khoa học, hợp lý và chính xác, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm “CAD 2000 9.6”, bộ phận m áy tính được sử dụng để cập nhật số liệu lên sổ Nhật ký chung và Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản, từ đó lập các bảng tổng hợp, các Báo cáo tài chính….. Quy trình sử dụng kế toán máy tại Công ty được khái quát như sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ,hạch toán kế toán tại Công ty HUD3 NghiÖp vô ph¸t sinh Xö lý nghiÖp vô NhËp chøng tõ vµ in chøng tõ Lªn c¸c lo¹i sæ s¸ch, b¸o c¸o: NhËt ký chung Sæ c¸i, sæ chi tiÕt B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o thuÕ ... Kho¸ sæ chuyÓn sè d­ sang kú sau 2. Hệ thống chứng từ kế toán Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các hầu hết các chứng từ kế toán trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành: -Loại 1: Lao động tiền lương. Bao gồm: +Bảng chấm công +Bảng thanh toán tiền lương. +Bảng thanh toán tiền thưởng. +Bảng thanh toán BHXH. +Phiếu nghỉ lương. +Phiếu xác nhận lao vụ,dịch vụ,sản phẩm hoàn thành. +Biên bản điều tra tại nạn lao động. -Loại 2: Hàng tồn kho.Bao gồm: +Phiếu nhập kho. +Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. +Phiếu xuất vật tư theo hạn mức. +Phiếu báo vật tư sản phẩm hàng hóa. +Thẻ kho. -Loại 3: Bán hàng. Bao gồm: +Hóa đơn bán hàng. +Hóa dơn kiêm ohiếu xuất kho. +Hóa đơn kiêm vận chuyển nội bộ. +Hóa dơn GTGT. +Hóa đơn dịch vụ. +Hóa dơn khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. +Hóa đơn cho thuê nhà. +Phiếu mua hàng. +Bảng thanh toán hàng gửi đại lý. +Thẻ quầy hàng. -Loại 4: Tiền tệ. Bao gồm: +Phiếu thu +Phiếu chi +Giấy thanh toán tiền tạm ứng +biên lai thu tiền +Biên lai kiểm kê quỹ. - Loại 5: TSCĐ. Bao gồm: +Biên bản giao nhận TSCĐ. +Biên bản đánh giá lại TSCĐ. +Thẻ TSCĐ. +Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Hầu hết các loại chứng từ trên đã được công ty đăng ký sử dụng nhưng trên thực tế Công ty không sử dụng hết số chứng từ này. 3. Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành trong chế độ kế toán doanh nghiệp. Công ty HUD3 đã áp dụng hệ thống tài khoản dựa theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành kèm thao Quyết định số1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính, cùng với các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi.Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm: +TK 111, 112, 311… để tổ chức hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn ngân hàng. +TK 211, 112, 113, 214… để hạch toán tăng, giảm TSCĐ. +TK 152, 153 để hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. +TK 334, 338 để hạch toán lao động, tiền lương. +TK 621, 622, 623, 627, 154, 642, 142… để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình. +TK 131, 331 … để hạch toán quá trình mua hàng, bán hàng. +TK 511, 632, 911… để hạch toán tiêu thụ sản phẩm. 4. Hệ thống sổ kế toán a. Các loại sổ: *Sổ kế toán tổng hợp: - Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng có liên quan đến mọi nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian. - Bảng tổng hợp chi tiết: Tổng hợp số liệu của tất cả các tài khoản trên sổ kế toán chi tiết. - Bảng cân đối số phát sinh : Được lập cho tất cả các tài khoản *Sổ kế toán chi tiết: -Sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết NVL, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán; sổ chi tiết doanh thu, giá vốn; sổ chi tiết tiền vay.. -Bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao… b. Trình tự ghi sổ: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung do đó trình tự ghi sổ tuân theo đúng quy định về trình tự ghi sổ theo hình thức này. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung (kế toán nhập dữ liệu vào máy tính). Sau đó số liệu được phần mềm xử lý ghi trên sổ Nhật ký chung và Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với quá trình ghi Nhật ký chung thì kế toán cũng căn cứ vào chứng từ để ghi vào các sổ chi tiết tương ứng. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty HUD3 Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ cái tài khoản 5. Hệ thống báo cáo kế toán Lập BCTC là một công việc quan trọng với mỗi DN. BCTC trình bày một cách tổng quát, toàn diện thực trạng TS, NV, công nợ, tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của công ty trong mỗi kỳ kế toán. Công việc này được giao cho kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh lập vào cuối mỗi tháng, quý, năm. Với các số liệu tập hợp được cùng với báo cáo kinh doanh của kỳ trước, kế toán tổng hợp lập ra 4 bản báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính : + Bảng cân đối kế toán ( B01/DN): Là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có mà nhân viên hình thành lên TS đó của công ty tại một thời điểm nhất định. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02/DN): Là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình, kết quả của các hoạt động kinh doanhvà tình hình thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước về thuế và các khoản nộp khác. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong báo cáo của Công ty. + Thuyết minh báo cáo tài chính (B09/DN): Là bộ phận hợp thành hệ thống BCTC của Công ty. Được lập để giải trình và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tinh hình tài chính của Công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng chi tiết. Đây là báo cáo mà Công ty phải gửi vào cuối quý cho các cơ quan quản lý cấp trên. Bốn loại BCTC trên sau khi lập được kế toán trưởng kiểm tra xem xét. Sau đó được trình lên Ban giám đốc thông qua thì mới gửi lên cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền. III. Đặc điểm kế toán các phần hành chủ yếu tại Công ty 1. Kế toán TSCĐ tại Công ty 1.1. Phân loại TSCĐ Căn cứ vào đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp và đặc điểm riêng của TSCĐ tại Công ty, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo các tính chất sau: a.Phân loại TSCĐ theo Bảng cân đối kế toán, gồm: - TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc,thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Dàn giáo, cốp pha và các loại TSCĐ khác. - TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép nhượng quyền…. b. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, gồm TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng; TSCĐ dùng cho đơn vị hành chính sự nghiệp… c. Phân loại TSCĐ theo quỳên sở hữu, gồm TSCĐ của Công ty và TSCĐ thuê ngoài, bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước. 1.2. Luân chuyển chứng từ và kế toán chi tiết TSCĐ. Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Do đó điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán TSCĐ từ khâu tính giá đến khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. TSCĐ trong Công ty đều có bộ hồ sơ riêng gồm:‘‘Biên bản giao nhạn TSCĐ”, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các giấy tờ khác có liên quan. Ngoài ra, TSCĐ đều được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong “Sổ tài sản cố định’’. Mỗi TSCĐ đều được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán: Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng các loại chứng từ, sổ sách kế toán sau: Biên bản giao nhận TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ. Sơ đồ luân chuyển chứng từ tăng và giảm TSCĐ KÕ to¸n TSC§ Chñ së h÷u Héi ®ång giao nhËn, thanh lý B¶o qu¶n l­u tr÷ NgiÖp vô TSC§ 1 2 3 QuyÕt ®Þnh t¨ng, gi¶m thanh lý LËp hoÆc huû thÎ TSC§ Giao nhËn tµi s¶n vµ lËp biªn b¶n S¬ ®å tæ chøc ghi sæ chi tiÕt B¸o c¸o tµi chÝnh Chøng tõ t¨ng, gi¶m TSC§ B¶ng tæng hîp t¨ng, gi¶m TSC§ Sæ chi tiÕt TSC§ (theo n¬i sö dông) ThÎ TSC§ Sæ chi tiÕt TSC§ (theo lo¹i TSC§) 1.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. Định khoản là căn cứ để kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 211, 212, 213, 214. Cuối kỳ kế toán tổng hợp trên sổ cái và các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng cân đối số phát sinh. Từ các số liệu về TSCĐ sẽ được phản ánh trên các BCTC như chỉ tiêu, nguyên giá, hao mòn TSCĐ trên bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu khấu hao trên BCKQKD… Trình tự hạch toán tổng hợp TSCĐ được khái quát như sau: Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại HUD3 Chøng tõ t¨ng, gi¶m vµ khÊu hao TSC§ NhËt ký chung ThÎ TSC§ Sæ C¸i TK 211,212,213,214 Sæ chi tiÕt TSC§ B¶ng c©n ®èi SPS B¶ng tæng hîp chi tiÕt t¨ng, gi¶m TSC§ B¸o c¸o tµi chÝnh 1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng căn cứ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên gía của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó. 2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2.1 Phân loại CPSX, đối tượng, phương pháp kế toán CPSX xây lắp. Chi phí sản xuất tại Công ty HUD3 gồm: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đây là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Việc tính toán và quản lý chi phí này dựa trên mức tiêu hao vật tư. -Chi phí nhân công trực tiếp: đây là những chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra lao vụ, dịch vụ trong các doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khỏan phụ cấp, tiền bảo hiểm, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đòan, các khỏan phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khỏan mục này. -Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công; chi phí tạm thời sử dụng máy thi công. -Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở đội xây lắp, bộ phận sản xuất ngòai các chi phí sản xuất trực tiếp như: +Chi phí nhân viên quản lý đội xây lắp gồm lương theo thời gian, lương theo năng suất và các khỏan trích theo lương của nhân viên quản lý đội (bộ phận sản xuất). +Chi phí nguyên vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ dụng cụ... ở đội xây lắp. +Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất +Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lý ở đội xây lắp. +Các chi phí bằng tiền khác Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh chi phí( Đội xây lắp) hoặc nơi chịu chi phí(công trình, hạng mục công trình xây lắp). 2.2.Kế toán CPSX xây lắp a. Kế toán chi phí NVL trực tiếp -Sử dụng tài khoản 621-Chi phí NVL trực tiép Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 151,152,153, TK 621 TK 154 111,112,331... Kết chuyển chi phí nguyên Vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm TK 152 Vật liệu còn thừa b.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp -Sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp trực tiếp Kết chuyển chi phí TK 338 nhân công trực tiếp Các khoản đóng góp theo tỉ lệ với tiền lương của nhân công trực tiếp phát sinh c. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công - Sử dụng tài khoản 623-Chi phí sử dụng máy thi công - Phương pháp kế toán : Công ty tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho từng đội máy thi công nên chi phí sử dụng máy được hạch toán như sau: +Căn cứ vào số tiền lương không tính các kkhoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tiền công phải trả cho công nhân sử dụng mấy thi công : Nợ TK 623 Có TK 334 + Khấu hao xe ,máy thi công sử dụng ở đội máy thi công: Nợ TK 623 Có TK214 +Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền phát sinh: Nợ TK 623 Có TK 133 Có TK 111, 112, 331... + Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho tưng công trình, hạng mục công trình Nợ TK 154 Có tk 623 +Tạm ứng chi phí máy thi ccông để thực hiiện giá trị xây lắp nội bộ Nợ TK 623 Có TK 141 d. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0151.doc
Tài liệu liên quan