Thực trạng kế toán lao động - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC (nhật ký chung)

MỞ ĐẦU Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu của cải hoặc thực hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề lao động con người là vấn đề không thể thiếu được, lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc đều được trả công, hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người lao động được hưởng khi mà họ bỏ ra sức lao động của mình. Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kế toán lao động - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC (nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động đã đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn không cân xứng với những gì của người lao động bỏ ra. Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết. Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Tư vấn nhân lực NIC em đã có cơ hội và điều kiện được tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Qua thời gian làm chuyên đề em đã được củng cố và mở mang hơn, từ đó vận dụng những kiến thức em đã được học tại trường mà em chưa có điều kiện để được thực hành. Nội dung của chuyên đề, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính sau đây: Chương I : Tổng quan về công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC. Chương II: Thực trạng kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC. Chương III: Hoàn thiện kế toán lao - động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN NHÂN LỰC NIC ****** I - Quá trình hình thành và phát triển: Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Tư vấn Nhân Lực NIC. (NIC HR.,JSC) Trụ sở chính: Lê trọng tấn – Hà Nội: Văn Phòng giao dịch: 27 – Lê ngọc Hân – Hai Bà Trưng – Hà Nội. E- mail: nicvn@hn.vnn.vn Điên Thoại: (04)9712763 Fax: (04)9761115 Website: www.nicvn.com ( www.tuyendung.com.vn) - Thời gian thành Lập: Công ty Cổ phần nguồn nhân lực NIC được thành lập vào năm 2002, với tên gọi “Công ty tư vấn đầu tư thương mại và dịch vụ Phương Bắc” (Viết tắt: NIC CO.,LTD). Với 4 thành viên là: Thân Văn Hùng (Chủ tịch hội đồng thành viên Kiêm Giám Đốc công ty), Lê Hồng Điệp, Lê thị Minh Loan và Lý thị Thanh Nga. + Vốn điều lệ: 5,000,000,000đ (Năm tỷ đồng) + Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xuất khẩu mặt hàng xanh ( Chè, hồi, quế...), Kinh doanh văn phòng phẩm, Tư vấn tuyển dụng và cho thuê lao động. - Thay đổi kinh doanh: Tháng 7 năm 2008 Công ty họp bàn và quyết định thay đổi giấy phép kinh doanh cụ thể như sau: + Quyết đinh thay đổi tên công ty: Từ công ty tư vấn đầu tư thương mại và dịch vụ Phương Bắc (NIC CO.,LTD ) Thành Công ty Cổ Phần Nguồn Nhân Lực NIC ( Viết tắt: NIC HR.,JSC ). + Các thành viên: Ông Thân Văn Hùng (Chủ tịch hội đồng Quản Trỉ kiêm Tổng Giám Đốc), Lê Hồng Điệp, Lê thị Minh Loan, Lý thị Thanh Nga. + Vốn điều lệ: 7,000,000,000đ ( Bảy tỷ đồng ). + Bổ xung thêm các Ngành nghề mới là: Mua bán và cho thuê xe ôtô, lữ hành nội địa, kinh doanh bất động sản. - Từ khi đi vào hoạt động công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn. Thời gian đầu vì là một ngành nghề kinh doanh mới nên việc xâm nhập thị trường là rất khó, mới đầu công ty đã phải đầu tư rất nhiều về vốn cũng như nguồn nhân lực để tìm kiếm các đối tác, khách hàng. Đến năm 2004 khi công ty đã đi vào hoạt động được 2 năm thì bắt đầu hình thành các mối quan hệ lâu dài và từng bước được cải thiện. Nhưng phải đến năm 2005 khi công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vu cho các công ty như: Canon, Unilever, Mêtro thăng long lúc này công ty mới thực sự phát triển. Liên tiếp những thuận lợi đến với công ty, ngay trong năm công ty đã ký được các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Dubai. Từ những uy tín đã tạo được năm 2006 đến 2007 công ty đã ký được thêm rất nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Do vậy mà lợi nhuận trong những năm này tăng rất nhiều so với những năm mới thành lập. Nhưng đến quý 2 năm 2008 do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và những biến động trong nước nên việc kinh doanh không được như mong muốn và doanh thu giảm đáng kể so với năm tài chính trước đó. Để minh họa cho sự phát triển của công ty qua các năm tài chính được thể hiện thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối các năm 2006, 2007, 2008. - Các chỉ tiêu kinh tế qua các năm thông qua báo cáo kết quả HĐKD: Bảng I-1 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007 với 2006 Chênh lệch 2008 với 2007 1 2 3 4 Số tiền TL % Số tiền TL % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,256,000 10,568,921 8,524,613 1,312,921 14.18 (2,044,308) (19.34) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,269,200 1,332,658 1,358,492 63,458 5.00 25,834 1.94 3. Doanh thu thuần 7,986,800 9,236,263 7,166,121 1,249,463 15.64 (2,070,142) (22.41) 4. Giá vốn hàng bán 5,025,300 5,769,541 4,215,698 744,241 14.81 (1,553,843) (26.93) 5. Lợi nhuận gộp 2,961,500 3,466,722 2,950,423 505,222 17.06 (516,299) (14.89) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 64,563 78,023 58,654 13,460 20.85 (19,369) (24.82) 7. Chi phí tài chính 29,652 34,258 31,025 4,606 15.53 (3,233) (9.44) 8. Chi phí bán hàng 247,520 305,621 324,156 58,101 23.47 18,535 6.06 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 591,205 758,255 824,576 167,050 28.26 66,321 8.75 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,157,686 2,446,611 1,829,320 288,925 13.39 (617,291) (25.23) 11. Thu nhập khác 1,856,210 2,056,981 865,472 200,771 10.82 (1,191,509) (57.93) 12. Chi phí khác 50,312 156,021 124,568 105,709 210.11 (31,453) (20.16) 13. Lợi nhuận khác 1,805,898 1,900,960 740,904 95,062 5.26 (1,160,056) (61.02) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,963,584 4,347,571 2,570,224 383,987 9.69 (1,777,347) (40.88) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,109,804 1,217,320 719,663 107,516 9.69 (497,657) (40.88) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,853,780 3,130,251 1,850,561 276,471 9.69 (1,279,690) (40.88) -Các chỉ tiêu về lao động: Bảng I-2 CHỈ TIÊU VỀ LAO ĐỘNG Đơn vị tính: 1 lđ Số tt Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Tổng số lao động 1268 1206 860 II Trình độ chuyên môn Đại Học 17 18 18 Cao đẳng 11 11 12 Trung cấp 6 9 8 III Lao động cho thuê 1234 1568 823 Lao động Nam 315 410 215 Lao động Nữ 919 1158 608 - Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng: Bảng I-3 BẢNG THU NHẬP BÌNH QUÂN Đơn vị tính: 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lao động có trình độ: 2,150 2,360 2,730 Lao động cho thuê 1,020 1,270 1,510 II. Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp: 1. Sơ đồ bộ máy quản lý: Sơ đồ II-1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY P. Tư vấn, Tuyển dụng GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc P. Kế toán P. kinh doanh P. Kế hoạch P. Hành chính. Nhân sự P. Kỹ thuật P. XN khẩu Ghi Chú: Quan hệ đối chiếu Quản lý trực tiếp 2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý: Là một công ty hoạt động đa ngành nghề cho nên việc tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sáng suốt khi dùng người cũng như đưa ra các phòng ban phù hợp. Do nhận thức đúng đắn việc đó mà công ty đã từng bước củng cố cơ cấu phòng ban, tuyển chọn nhân viên phù hợp với các vị trí phục vụ cho việc phát triển của công ty lâu dài. + Giám đốc: Là người có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong công ty. Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và đưa ra những quyết định cuối cùng khi có công việc phát sinh. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban: Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và phòng xuất nhập khẩu thông qua các trưởng phòng. Ngoài ra thông qua Phó Giám đốc để điều hành các phòng Hành chính nhân sự. phòng kỹ thuật và phòng tư vấn tuyển dụng. + Phó giám đốc: Là người có quyền hạn đứng thứ 2 công ty sau giám đốc. Quản lý trực tiếp các phòng Hành chính nhân sự, phòng kỹ thuật và phòng tư vấn tuyển dụng. Phó giám đốc có quyền quyết định một số hợp đồng kinh tế trong một số trường hợp quy định trong điều lệ của công ty. Ngoài ra Phó giám đốc còn có nhiệm vụ bao quát chung, đôn đốc nhân viên giải quyết các vấn đề khi giám đốc đi công tác. +Phòng kế toán: có trách nhiệm giải quyết những vấn đề, nghiệp vụ liên quan đến kế toán như lập kế hoạch thu, chi ngân quỹ, theo dõi công nợ, quan hệ với ngân hàng, thanh toán với các đối tác,.... + Phòng kinh doanh: Được lập ra với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc những khách hàng truyền thống. Xây dựng mối quan hệ trên thị trường. Cạnh tranh liên kết với doanh nghiệp bạn giúp công ty ngày một lớn mạnh. + Phòng xuất nhập khẩu: Ở đây các nhân viên có nhiệm vụ tìm mối khách hàng và tìm nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu. Có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, thuê đơn vị vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa. Gặp khách hàng để giới thiệu quảng bá sản phẩm. (Trong lĩnh vực này công ty chủ yếu xuất khẩu chè, hồi quế chi, tỏi, khoai tây... sang các nước trung đông và các nước tiểu vương quốc Ả rập thống nhất như Dubai, Abu Dhabi, Dubai, Sharjah,...) + Phòng kế hoạch: Vạch ra những kế hoạch phục vụ cho việc phát triển của công ty. Đưa ra lịch làm việc sao cho phù hợp với thời gian và công việc cần làm của của các phòng ban. Hỗ trợ ban giám đốc hoàn thành nhiệm vụ phải làm. + Phòng Hành chính nhân sự: Công việc chính là theo dõi ngày công, tính lương cho các nhân viên trong công ty. tuyển dụng, đào thải nhân viên khi cần thiết. theo dõi các chế độ cho nhân viên, quan hệ và nắm bắt những chế độ mới về Luật lao động, Bảo hiểm, tổ chức các cuộc giao lưu cho nhân viên. +Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong công ty cũng như cho khách hàng (Bảo trì bảo dưỡng máy văn phòng sau khi bán). Theo dõi, cải tạo, nâng cấp cho trang web của công ty. Khắc phục những sự cố về mạng cũng như máy tính cá nhân cho nhân viên trong toàn công ty. + Phòng tư vấn, tuyển dụng: Liên hệ với các nhà tuyển dụng nhằm tạo mối quan hệ. Sàng lọc, kiểm tra, phỏng vấn những ứng viên dự tuyển vào các vị trí mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Tư vấn cho các khách hàng liên hệ điện thoại. Online trực tuyến tìm kiếm các ứng viên trên các trang web về việc làm nhằm tìm ra những nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên tiềm năng phục vụ cho mảng kinh doanh tư vấn và cho thuê lao động của công ty. Liên kết với các sở lao động thương binh và xã hội tỉnh nhằm giúp đỡ và tạo công ăn việc làm cho một số đối tượng lao động ở địa phương. Tham gia vào các hội chợ việc làm để tăng thêm cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người lao động nhằm tư vấn một cách đầy đủ về thị trường lao động hiện tại. III. Tổ chức công tác kế toán: 1. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ III-1 Kế toán vật tư và tiêu thụ Ghi chú: Quản lý trực tiếp Quan hệ đối chiếu Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán Nghiệp vụ xuất khẩu Kế toán trưởng SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán: Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của kế toán trưởng cũng như tiện ích của các nhân viên trong phòng kế toán kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán, tài chính giúp lãnh đạo công ty nắm vững tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình một cách kip thời. Từ lý do đó mà bộ máy kế toán của công ty được áp dụng hình thức kế toán, tài chính tập chung trong một phòng làm việc. Vai trò của kế toán trưởng và kế toán viên được bố trí một cách hợp lý nhất nhằm giải quyết tối đa nhu cầu công việc. Dưới đây là nhiệm vụ chi tiết của từng thành viên trong phòng. + Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của phòng. Có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên giám đốc về các vấn đề thu, chi và các nghiệp vụ liên quan đến tài chính của công ty. Lập ra kế hoạch thu, chi ngân quỹ cho năm tài chính. Có tránh nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giao việc cho các thành viên trong phòng kế toán. + Kế toán vật tư và tiêu thụ: Có nhiệm vụ thu thập, giải quyết các chứng từ kế toán có liên quan đến nghiệp vụ mua hàng và tiêu thụ nó. Định kỳ báo cáo lên kế toán trưởng về các nghiệp vụ phát sinh, khi phát sinh công nợ kế toán vật tư và tiêu thụ bàn giao cho kế toán công nợ để theo dõi. Phối hợp với phòng kinh doanh để làm các thủ tục có liên quan đến mua hàng và bán hàng. + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Phối hợp với phòng hành chính nhân sự theo dõi, kiểm tra ngày công, lương, thưởng, các khoản phúc lợi cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động nên việc chấm công, giờ làm thêm là rất phức tạp. Kế toán tiên lương phải Thường xuyên liên hệ với các quản lý tại các “đơn vị thuê lao động” để kiểm tra, đối chiếu nhằm tăng thêm độ chính xác. Giải quyết các vấn đề thắc mắc như: thiếu lương, tiền thưởng, tiền phạt,.. Xác định và kiểm soát được thời gian làm việc của từng lao động; Tính toán đầy đủ và phân bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù hợp. + Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu: Cùng với phòng xuất nhập khẩu làm các thủ tục có liên quan khi có đơn hàng phát sinh. Thanh toán cho người cung cấp những mặt hàng công ty mua nhằm mục đích xuất khẩu. Làm các thủ tục để thu của khách hàng (gửi LC). + Kế toán công nợ: Theo dõi, xử lý các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ kế toán. Có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ cho kế toán trưởng nhằm kịp thời nẵm bắt để báo cáo lên ban giám đốc để có những quyết định đúng đắn cho việc phát triển kinh doanh của công ty. + Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu, chi khi có các chứng từ phát sinh liên quan đến tài chính. Thường xuyên theo dõi, đối chiếu các tài khoản 111, 112 của công ty. 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty NIC. - Công ty cổ phần tư vấn nguồn nhân lực NIC áp dụng Chứng từ kế toán theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong quyết định Số: 15/2006/QĐ-BTC. - Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức nhật ký chung. .- Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Trường hợp phát sinh ít nghiệp vụ công ty sử dụng Sổ Nhật ký đặc biệt hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt Sơ đồ III-3 SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN NHÂN LỰC NIC. I. Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC. 1- Khái niệm về tiền lương, các khoản trích theo tiền lương: - Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương thực chất là “một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công viêc mà người lao động đã công hiến cho doanh nghiệp. -Khái niệm: Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chính vậy người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền công theo nguyên tắc cung cầu, giá trị của thị trường và theo các qui định của nhà nước. Theo những giác độ nghiên cứu về tiền lương, các nhà nghiên cứu còn sử dụng một số thuật ngữ như tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế tiền lương tối thiểu... + Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người lao động nhận được theo hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. + Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đóng các khoản thuế theo qui định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định. Trong thực tế người lao động quan tâm đến tiền lương thực tế nhiều hơn tiền lương danh nghĩa, bởi nó quyết định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ cũng như năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy Nhà nước qui định về mức lương tối thiểu chứ không đặt ra mức lương tối đa để giúp cho người lao động khỏi thiệt thòi và đáp ứng cho các doanh nghiệp trong khâu quản lý, hạch toán tiền công, chi phí vào đúng đối tượng chịu chi phí. * Đặc điểm của tiền lương: + Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. + Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất-kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. + Hệ thống thang, bậc lương, chế độ phụ cấp, thưởng đối với từng ngành nghề phù hợp chính là công cụ điều tiết lao động. + Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác. 1.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. 1.2 - Phân loại lao động trong Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC: Do lao động trong Công ty có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau: * Phân loại theo thời gian lao động: Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành: + Lao động thường xuyên trong danh sách. Là những lao động đã được công ty ký hợp đồng chính thức. + Lao động ngoài danh sách Là những lao động thử việc, thời vụ mà chưa được công ty ký hợp đồng làm việc dài hạn. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước được chính xác. * Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao động trong Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC thành hai loại: + Lao động trực tiếp sản xuất: Đây chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Lao động trực tiếp sản xuất bao gồm những người trực tiếp đi làm tại các Nhà máy của Doanh nghiệp đối tác của Công ty. + Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận tham gia lao động gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý bộ phận, nhân viên quản lý hành chính. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động và có biện pháp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm bộ máy gián tiếp. * Phân theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC: Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành 3 loại: + Lao động thực hiện chức năng chế biến: bao gồm những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát sinh doanh thu cho Công ty, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý bộ phận... + Lao động thực hiện chức năng Marketing: là những người lao động tham gia hoạt động tìm ra những đối tác mới, như nhân viên tư vấn nhân sự, nghiên cứu thị trường... + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên hành chính... Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 1.3. Phân loại tiền lương tại Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC : Do Công ty có hình thức lao động khác nhau. Cho nên việc chi trả tiền lương cho các đối tượng khác nhau ta cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả lương ( lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương sản xuất, lương quản lý)... Mỗi một cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán, tiền lương trong Công ty được chia làm 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ. + Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng lương theo chế độ. 1.4. Nhiệm vụ của kế toán: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phản ánh, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác số lượng, chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên. - Tính đúng số tiền công và các khoản phải trả cho người lao động và thanh toán kịp thời tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động. - Phân bổ chi phí tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn vào các đối tượng sử dụng lao động. - Kiểm tra phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền công, quỹ BHXH, quỹ BHYT và kinh phí công đoàn. 2. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty. Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức tiền lương sau: - Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức trả lương này, tiền lương theo thời gian phải trả được tính bằng: thời gian làm việc nhân với mức lương thời gian. Có hai cách tính lương theo thời gian. + Tiền lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Mức lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng Mức lương ngày = Mức lương tháng theo chức vụ + Các khoản phụ cấp Số ngày làm việc - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Cách tính lương theo sản phẩm: + Lương sản phẩm trực tiếp: Tiền lương phải trả người lao động = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương cho 1 đvị sản phẩm + Lương sản phẩm gián tiếp: Tiền lương sản phẩm gián tiếp = Số lượng sản phẩm hoàn thành của CNSX x Đơn giá tiền lương sản phẩm gián tiếp 3. Quỹ tiền lương và các chế độ tiền lương: 3.1 Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương mà Công ty phải trả cho công nhân viên của mình. Quỹ lương bao gồm: - Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm. + Tiền lương thời gian là tiền lương cơ bản của lao động trong Công ty. Tùy thuộc từng vị trí mà Công ty áp dụng mức lương cơ bản khác nhau. Như công nhân làm tại nhà máy Canon Công ty áp dụng mức lương cơ bản là 1.200.000đ/ tháng,… + Tiền lương theo sản phẩm được áp dụng đối với lao động trực tiếp tại nhà máy của Công ty Unilever. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép. + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan là 70% lương cơ bản ( áp dụng với toàn Công ty) + Tiền lương nghỉ phép 100% lương cơ bản (Mỗi tháng được nghỉ phép 1 ngày, 1 năm 12 ngày) - Các loại phụ làm đêm, thêm giờ. Những phụ cấp này được Công ty trả theo quy định của nhà nước. Ngoài ra Công ty còn các khoản phụ cấp khác như cấp nhà ở, điện thoại, đi lại, trách nhiệm. Do đó phụ cấp sẽ được tính như sau: + Phụ cấp làm đêm: được tính 130% so với lương cơ bản. + Phụ cấp làm thêm giờ: được tính 150% so với ca làm việc. + Phụ cấp nhà ở: Để thuận lợi cho người lao động Công ty trợ cấp cho mỗi lao động tiền nhà ở là 100.000đ/tháng ( Chỉ áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất) + Phụ cấp điện thoại chỉ áp dụng đối với một số phòng trong Công ty có tính chất thường xuyên phải liên hệ qua điện thoại như phòng nhân sự, nhân viên quản lý bộ phận, phòng kế toán, ban lãnh đạo. Phụ cấp điện thoại được tính 5% Lương cơ bản. + Phụ cấp đi lại được áp dụng đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên trong công ty trừ lao động trực tiếp tại các nhà máy. Phụ cấp này được áp dụng là 220.000đ/tháng. + Phụ cấp trách nhiệm Chỉ áp dụng đối với những cấp lãnh đạo trong Công ty như Trưởng phòng, Phó phòng,… Mức áp dụng đối với trưởng phòng là 10% so với lương cơ bản, phó phòng là 7% so với lương cơ bản. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như tiền thưởng chuyên cần, thưởng lễ, tết, vượt chi tiêu đề… + Thưởng chuyên cần là 130.000đ/ tháng (áp dụng đối với lao động trực tiếp tại các nhà máy của đối tác. + Thưởng lễ, tết tùy thuộc vào từng giai đoạn kinh tế cụ thể Công ty có những quyết định điều chỉnh thưởng một cách phù hợp. + Thưởng vượt chỉ tiêu tùy thuộc nhiều hay ít mà Công ty chia thưởng một cách hợp lý nhất (Chỉ áp dụng với phòng kinh doanh, phòng tư vấn) 3.2. Các khoản trích theo lương 3.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội: Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC áp dụng Theo nghị định 12CP ngày 25/11/1995 quy định về BHXH của chính phủ, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ của 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, 15% người sử dụng lao động phải nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở bộ Lao động thương binh xã hội. Khi người lao động nghỉ hưởng lao động xã hội kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH ( theo mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ) từ đó lập bảng thanh toán BHXH ( mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán). 3.2.2. Quỹ bảo hiểm y tế. Áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT được hình thành từ hai nguồn: Một do doanh nghiệp phải gánh chịu, phần còn lại người lao động phải nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương và được phép trích 3% trên tổng mức lương cơ bản trong đó 2% trích chi phí kinh doanh còn lại 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách thông qua việc mua BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như: khám chữa bệnh, viện phí trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. 3.2.3. Kinh phí công đoàn. KPCĐ là quỹ được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn và được hình thành trên cơ sở trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và tỉ lệ trích kinh phí công đoàn là 2%, số kinh phí công đoàn doanh nghiệp còn một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn của doanh nghiệp và nó cũng góp phần khích lệ về mặt tinh thần cho người lao động. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ là quỹ rất có lợi cho người lao động không những chỉ hiện tại mà còn trong tương lai sau này bởi khi nghỉ hưu người lao động vẫn được trợ cấp hàng tháng và được khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm qui định. Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng). II. Hạ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22140.doc
Tài liệu liên quan