Thực trạng kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hà Nội (ko lý luận)

Mở đầu Hiện nay nước ta đang trong thời kì đổi mới và hội nhập nền kinh tế thế giới thông qua các hoạt động Xuất nhập khẩu và các hoạt động Đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (ODA). Nền kinh tế nước ta kể từ khi mở cửa đã không ngừng xâm nhập vào thị trường thương mại thế giới với sự đóng góp rất lớn của các Công ty Xuất nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển chung của các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, năm 1993 Doanh nghiệp nhà nước Công

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hà Nội (ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO đã được thành lập theo Quyết định số 171/VKH _ QĐ tại Hà Nội đến năm 2005 thì theo Quyết định số 826/QĐ_ KHCNVN cổ phần hoá Doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, trước nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, Công ty thành lập thêm Chi nhánh tại Hà Nội. Trong quá trình hoạt động của mình Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO với phương châm “Giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất” đã đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế và công cuộc hội nhập kinh tế thế giới của nước nhà. Với mong muốn hiểu biết về thị trường thương mại Xuất nhập khẩu cũng như công tác kế toán trong lĩnh vực ngoại thương nên tôi đã chọn chi nhánh Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội là nơi thực tập của mình. Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty tôi đã rất chăm chỉ thu thập thông tin và tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty. Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô Kế toán trưởng Chi nhánh và các Cô Kế toán viên trong phòng Kế toán mà tôi đã hoàn thành giai đoạn thực tập chuyên đề của mình. Chương 1. Tổng quan về Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội Trong những năm gần đây với phương châm “làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cở sở hai bên cùng có lợi”.Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa các mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, thương mại với các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường và mở rộng. Theo đó các đơn vị kinh doanh Xuất nhập khẩu ngày một phát triển đa dạng hơn. Hoạt động Xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, sôi động và có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy hoạt động Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội được chuyển đổi từ Công ty Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO _ Chi nhánh tại Hà Nội theo Quyết định số 06/RC_QĐ HĐQT ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO trong thời gian hoạt động cũng đã góp một phần quan trọng trong tiến trình phát triển đó. Đây là thời kì đánh dấu những bước đột phá mới trong nền kinh tế nước nhà khi mà chúng ta sắp sửa bước vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó mà nhu cầu về kinh doanh Xuất nhập khẩu cũng tăng lên không ngừng, để theo kịp với xu thế phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty đã quyết định thành lập thêm Chi nhánh tại Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật được đóng tại: 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh _Q.Bình Thạnh _ Tp.Hồ Chí Minh. Tel: 083 8 995275 Fax: 083 8 995278 Địa chỉ của Chi nhánh Công ty: 157 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội. Tel: 043 5 620516 Fax: 043 8 532511 Ngày 22 tháng 12 năm 2006 Chi nhánh Công ty Cổ Phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO được Phòng đăng kí kinh doanh _ Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động Chi nhánh số 0113015106, hoạt động theo uỷ quyền của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO. Tiền thân của Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO là doanh nghiệp nhà nước XNK vật tư kỹ thuật thành lập ngày 20/5/1993. Ngày 10 tháng 6 năm 2005 theo Quyết định số 826/QĐ KHCNVN đã Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO. Do vậy, Công ty thuộc sở hữu của các Cổ đông, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó của Công ty.Tổng vốn đầu tư của chủ sở hữư là 12.000.000.000 đ. Sự hoạt động của Chi nhánh Công ty là theo sự uỷ quyền của Hội đồng quản trị đóng tại Tp Hồ Chí Minh. Do đó Chi nhánh Công ty cũng thuộc sở hữu của các Cổ đông trong Công ty.Chi nhánh giao dịch với các Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Dầu khí Việt Nam. Một số nét chính về Chi nhánh Công ty: Về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong năm 2008 vừa qua tại Chi nhánh Công ty: Tình hình tài chính của Công ty nói chung và Chi nhánh tại Hà Nội nói riêng những năm qua rất khả quan. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh đã có những bước thay đổi phát triển tích cực hơn kể từ khi cổ phần hóa, đây là sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên tại Chi nhánh công ty. Cụ thể được thể hiện trên một số chỉ tiêu tài chính như sau: Bảng 1.1 Các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu Đvị tính Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch 1. Doanh thu thuần 1000 đ 99.780.050,228 94.560.041,228 5.220.009,000 2. Lợi nhuận sau thuế 1000 đ 823.704,727 619.577,780 204.126,947 3.Thuế phải nộp NSNN 1000 đ 1.005.301,070 271.713,911 733.587,159 4. Vốn chủ sở hữu 1000 đ 91.672,389 91.672,389 0 5 Thu nhập bình quân đầu người 1000 đ 6.860,000 7.360,000 500,000 (Nguồn:Báo cáo tài chính tại Chi nhánh 2008) Từ các chỉ tiêu tài chính trên nhận thấy tình hình tài chính tại Chi nhánh là khả quan. Chỉ tiêu về doanh thu thuần giữa năm 2008 và năm 2007 tăng lên rõ rệt 5.220.009.000 đ chiếm 5,52 %. Chứng tỏ chính sách tiêu thụ hàng hóa của Chi nhánh trong năm 2008 vừa qua đạt hiệu quả, Chi nhánh ngày càng thu hút thêm được nhiều khách hàng nên doanh số bán tăng cao, góp phần tăng vòng quay của vốn, tránh ứ đọng hàng tồn kho. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao tăng 204.126.947 đ tương đương 32,95 %. Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình kinh doanh tại Công ty trong năm 2008, nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động tại doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố sinh lời cơ bản trong kinh doanh thương mại như lao động, hàng hóa mua vào, các chi phí thu mua, chi phí quản lí, chi phí bán hàng, marketing sản phẩm…Do đó lợi nhuận tăng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm qua là tốt, đạt hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra. Số thuế phải nộp Ngân sách năm 2008 tăng lên rất nhiều so với năm 2007, tăng 733.587.159 đ. Thuế mà doanh nghiệp phải nộp Ngân sách bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bán ra, thuế Hải quan. Điều này càng chứng tỏ trong năm qua khối lượng giao dịch với khách hàng của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hàng hóa và lợi nhuận trước thuế cũng chiếm tỉ lệ lớn. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trong năm qua không thay đổi do không có thêm sự đầu tư của chủ sở hữu vào nguồn vốn chủ. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tăng hơn là 500.000 đ. Chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty khả quan nên Công ty có chính sách tăng lương cho các cán bộ công nhân viên . Thu nhập bình quân đầu người tại Công ty đạt mức khá cao trên 6.500.000 đ, với tình hình lạm phát như hiện nay thì mức lương đó có thể đảm bảo cuộc sống ổn định cho nhân viên trong công ty. Như vậy qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính tại công ty trong năm vừa qua ta thấy năm qua Chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả, tình hình kinh doanh khả quan. Lợi nhuận tăng cao là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển và duy trì thị phần trên thị trường. Về năng lực kỹ thuật: Công ty có mối quan hệ thương mại với các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực trang thiết bị giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là đại lí phân phối tại Việt Nam cho các hãng chế tạo và cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới như: BRUKER(Germany);ZETAALTAMIRA(USA);AVEVA(UK);GENOMICSOLUTIIONS(USA);PRECISA(Switzerland);ANGELATONI(Italy);....và nhiều nhà sản xuất có uy tín khác. Vì vậy công ty có thể lựa chọn và cung cấp cho khách hàng những thiết bị tốt nhất với giá cả hợp lí nhất. Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực công ty bao gồm đội ngũ các bộ công nhân viên có trình độ và tay nghề cao. Số lượng người tốt nghiệp đại học và trên đại học là 48 nguời, tốt nghiệp trung cấp cao đẳng chỉ có 5 người. Công ty rất chú trọng về nguồn nhân lực. Yêu cầu tuyển dụng là rất cao. Bên cạnh đó Công ty còn có chính sách nâng cao bồi dưỡng chuyên môn cho những nhân viên trình độ còn yếu kém. Theo nguồn báo cáo tổng quan về Chi nhánh Công ty như sau: Bảng 1.2 Nguồn nhân lực tại công ty. Đơn vị tính: Người. STT Trình độ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng 1. 2. Đại học và trên Đại học Trung cấp + cao đẳng 48 5 Tổng cộng 53 Nguồn: Báo cáo tổng quan về công ty. Về đội ngũ lắp đặt và bảo hành: Đội ngũ lắp đặt và bảo hành của chi nhánh bao gồm những Tiến sĩ và Kỹ sư được đào tạo rất bài bản, là các chuyên gia về các lĩnh vực Vật lý, Hoá học. Tổng số 18 người, trong đó có sự tham gia của: Tiến sĩ Phạm Nguyên Hải_Trưởng phòng kỹ thuật, được đào tạo tại Hà Lan chuyên ngành Vật lý. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiển_ Giám đốc phụ trách bán hàng và trung tâm bảo hành. Được đào tạo chuyên ngành hoá dầu, phân tích. Thạc sĩ Vũ Văn Thanh chuyên nghành về Vật lý. Kỹ sư Trần Lê Trực chuyên nghành về các thiết bị phân tích, hoá học Kỹ sư Trịnh Hùng Quang chuyên nghành Điện tử Kỹ sư Vũ Đức Hoàng chuyên nghành Hoá học và thực phẩm. ………. Mạng lưới bảo hành tại 157 Láng Hạ _ Quận Đống Đa. Khi có yêu cầu, cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ có mặt tại hiện trường trong vòng 8 giờ (trong phạm vi Hà Nội),24 giờ đối với khu vực lân cận và 48 giờ đối với các tỉnh xa kể từ khi khách hàng thông báo. Về kinh nghiệm triển khai dự án: Là một trong những doanh nghiệp tham gia triển khai các dự án lớn đầu tiên thuộc nhiều nguồn vốn: ngân sách,ODA, đầu tư trực tiếp, vốn vay từ WORLD BANK, OPEC, ADB…bằng nhiều hình thức đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế, chào giá cạnh tranh, cung cấp thiết bị, giải pháp kỹ thuật…trong đó có các dự án lớn như: + Dự án phục hồi và nâng cấp Đại học Quốc gia HN_2,345,000.0 USD + Dự án mở rộng và phục hồi nông nghiệp_BNN_1,800,000.0 USD + Dự án dân số_Uỷ ban dân số_800,000.0USD + Dự án sốt rét _ Bộ Y tế _ 300,000 USD + Dự án EC _ 990,000 EURO. ……….. Ngoài ra còn rất nhiều các dự án cung cấp các sản phẩm công nghệ, các dây chuyền sản xuất, các dự án đầu tư chiều sâu tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các cơ quan quốc phòng, các cơ quan xí nghiệp khắp trên cả nước. Đặc biệt Công ty quan tâm đến các Viện trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam như Viện Hải dương học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học vật liệu, Viện Vật lý, Viện hóa học, Viện sinh học nhiệt đới, Viện kỹ thuật nhiệt đới, Viện Vật lý Địa cầu........ 1.2. Khái quát về tổ chức bộ máy hoạt động Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội. Tổ chức bộ máy hoạt động Chi nhánh Công ty được mô tả cụ thể theo sơ đồ như sau: Bảng1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH Ban Giám Đốc Khối kinh doanh Khối quản lí Phòng Kinh Doanh Phòng Market ting Phòng Kinh Doanh Thang Máy Phòng Xuất Nhập Khẩu Phòng Dự Án Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Tổ Chức Hành Chính Chi nhánh Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội được tổ chức quản lí theo cơ cấu trực tuyến _ chức năng, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống. Thực chất của phương thức này là chuyên môn hoá hoạt động quản trị, đảm bảo thông tin quản lí của cấp trên được thông suốt, nhanh chóng, các phòng ban hoạt động độc lập,thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được giao. Cơ cấu tổ chức này của Chi nhánh Công ty là phù hợp, vừa phát huy được năng lực của các phòng ban chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của cấp trên tới các phòng ban. Đứng đầu là Ban Giám đốc Chi nhánh, bao gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc do Chủ tịch HĐQT tổng Công ty đề cử. Ban Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm và quyền hạn điều hành mọi hoạt động trong Chi nhánh, hàng năm tồng hợp và báo cáo với HĐQT tổng Công ty tình hình hoạt động của Chi nhánh. Dưới Ban Giám đốc là Khối kinh doanh và Khối quản lí hoạt động vừa độc lập vừa phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau. Khối kinh doanh bao gồm năm phòng có chức năng như sau: Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập ra các kế hoạch kinh doanh dựa trên những hoạt động nghiên cứu thị trường do Phòng Marketing cung cấp về tiêu thụ sản phẩm, giá cả, các đối thủ cạnh tranh từ đó đề ra các phương án tối ưu nhất để đạt được các kế hoạch đề ra. Phòng Marketing: Chuyên đảm nhiệm vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiềm năng, phân tích đối thủ cạnh tranh và đề ra các chiến lược quảng bá sản phẩm thích hơp để nâng cao doanh số bán. Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ phụ trách khâu XNK vật tư, hàng hoá. Tổ chức lập kế hoạch XNK, xây dựng hồ sơ đấu thầu, hợp đồng kinh tế ngoại thương, tổ chức tiêu thụ hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá và phối hợp với các phòng ban khác để tổ chức kinh doanh, thu tiền hàng và dịch vụ sau bán hàng. Phòng dự án: Chuyên trách đảm nhiệm vấn đề tham gia triển khai các dự án thuộc nhiều nguồn vốn: ngân sách, ODA, FDI, vốn vay từ WORLD BANK, OPEC, ADB…bằng nhiều hình thức đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế, chào giá cạnh tranh, cung cấp thiết bị, giải pháp kĩ thuật… Phòng kinh doanh thang máy: Đây là phòng hoạt động gần như là độc lập với phòng kinh doanh, chuyên phụ trách lĩnh vực kinh doanh thang máy, bảo trì và cung cấp thiết bị vật tư cho các hợp đồng về lắp đặt thang máy. Khối quản lí gồm hai phòng với chức năng như sau: Phòng Kế toán_tài chính: Có chức năng lập kế hoạch tài chính, tổ chức quản lí, sử dụng vốn, tài sản; thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh, tổ chức phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất KD Phòng Tổ chức hành chính: Chuyên phụ trách về vấn đề tổ chức hành chính, bộ phận nhân sự trong chi nhánh, làm nhiệm vụ kê khai thuế hải quan… 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật tại Hà Nội. Trong xu thế phát triển và hội nhập, cũng như những doanh nghiệp kinh doanh khác trong cả nước, Công ty chủ động phát triển đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh để phục vụ một cách tốt nhất cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Tăng cường đẩy mạnh các mối quan hệ, kí kết nhiều hợp đồng thương mại lớn và mở rộng thị trường thu mua cũng như tiêu thụ hàng hóa, thực hiện đúng bản chất kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại Xuất nhập khẩu. Cụ thể được kể ra như sau: Lĩnh vực kinh doanh: Theo giấy phép kinh doanh số 0113015106 đăng ký lần đầu vào ngày 22/12/2006 thì ngành nghề kinh doanh chính của Chi nhánh là: Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị, phương tiện kỹ thuật; Xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp các mặt hàng trang thiết bị khoa học kỹ thuật, điện tử, kim khí, điện máy, bách hoá, phương tiện kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, vật tư nông nghiệp, hoá chất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ phát triển khoa học_kỹ thuật, sản xuất và xây dựng; Dịch vụ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, triển lãm, quảng cáo, dịch vụ sản xuất thương mại và chuyển ciao công nghệ; Xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế; Mua bán máy móc, thiết bị, hàng điện lạnh, phương tiện vận chuyển, hoá mỹ phẩm, vải sợi (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người); Tư vấn, xây dựng, lắp đặt và bảo trì các công trình: hệ thống khí y tế, hệ thống điện lạnh, điều hoà không khí, xử lí chất thải, khí thải, nước thải, nước sinh hoạt trong công nghiệp, y tế và dân dụng; Kinh doanh lắp đặt và bảo trì thang máy; Kinh doanh dịch vụ tư vấn: Các thiết bị điện tử công nghiệp và dân dụng, thiết bị tin học, viễn thông và các phần mềm ứng dụng. Thị trường thu mua hàng hóa: Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng thị trường thu mua hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có quan hệ với rất nhiều các nhà sản xuất trong nước có uy tín như Cty TNHH Thiết bị KH Việt Anh, Cty CP Thiết bị Thắng Lợi, Cty TNHH B.C.E Việt Nam… Đối với thị trường quốc tế thì có giao dịch với các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới tại các quốc gia như Nhật Bản, Hoa kì, Anh, Italia, Pháp, Đức… Thị trường tiêu thụ hàng hóa: Công ty chỉ thu mua hàng hóa và tiêu thụ hàng mua ở thị trường trong nước, không có hình thức xuất khẩu hàng hóa. Những khách hàng chính của công ty chủ yếu là các trường Đại học như ĐH Bách Khoa, ĐH Y, ĐH Dược …các viện nghiên cứu… 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO tại Hà Nội. 1.4.1. Tổ chức Bộ máy kế toán tại Chi nhánh Công ty. Phòng kế toán là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của một công ty. Do vậy việc tổ chức Bộ máy hoạt động trong Phòng kế toán là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi trình độ hiểu biết cũng như năng lực tổ chức tốt của người đứng đầu Chi nhánh và Kế toán trưởng Chi nhánh. Phòng kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO được thành lập cùng lúc với sự ra đời của Chi nhánh làm nhiệm vụ thu thập, ghi chép và phản ánh thông tin về sự biến động của tài sản, nguồn vốn đồng thời cung cấp những thông tin thiết yếu cho nhà quản trị công ty và các cơ quan có quan tâm thông qua các Báo cáo tài chính tổng hợp. Để hoạt động một cách hữu hiệu phục vụ tốt cho bộ máy quản trị Chi nhánh nói riêng và Tổng công ty nói chung, phản ánh đúng,đủ, hợp lí thông tin mà nhà quản trị cần để nắm rõ tình hình tài chính của Chi nhánh từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn thì Phòng kế toán cần có người đứng đầu và tổ chức nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh. Hiện nay bộ máy kế toán của Chi nhánh rất gọn nhẹ, được phân công phân nhiệm rõ ràng, phù hợp với năng lực trình độ từng người. Trong đó: Kế toán trưởng là người tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại ưu, có bằng Thạc sĩ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và được đào tạo về chuyên môn kế toán trưởng một cách bài bản. Các kế toán viên là những người tốt nghiệp Đại học hệ chính quy được đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, có kinh nghiệm làm việc, nhiệt tình trong công việc. Bộ máy tổ chức kế toán tại Chi nhánh được thể hiện cụ thể qua mô hình ở trang sau: Bảng 1.4.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH Kế Toán Trưởng (Trưởng phòng) Kế toán tiền Kế toán Vật tư Kế toán tiền lương Kế toán Thanh toán Hoạt động của Chi nhánh là dưới sự uỷ quyền của Tổng Công ty nên Chi nhánh hoạt động ở quy mô vừa, do đó bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng Kế toán của Chi nhánh gồm có một Kế toán trưởng và bốn Kế toán viên. Cụ thể: + Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận, chịu trách nhiệm điều hành chung công tác tổ chức kế toán của Chi nhánh. Là người trực tiếp tổng hợp và cung cấp thông tin tài chính kế toán lên Ban Giám đốc Chi nhánh Công ty, chịu trách nhiệm về các số liệu báo cáo, hướng dẫn nhân viên trong việc ghi chép sổ sách và lập báo cáo. + Kế toán tiền: Là nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về ghi chép các nghiệp vụ về thu chi tiền mặt bao gồm Việt nam đồng, ngoại tệ và tiền gửi tại ngân hàng. + Kế toán vật tư: Là nhân viên kế toán ghi chép về sự biến động vật tư hàng hóa thu mua nhập khẩu và xuất kho hàng bán, chịu trách nhiệm tính giá hàng nhập kho và giá vốn hàng bán của hàng xuất kho. + Kế toán tiền lương: Là nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về khâu tính và chi trả lương cho các nhân viên, cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. + Kế toán thanh toán: Là nhân viên kế toán ghi chép tất cả các khoản công nợ phải thu cũng như phải trả của Chi nhánh. Bao gồm các khoản phải thu, phải trả khách hàng; phải thu, phải trả nhà cung cấp; các khoản thanh toán với nhà nước về thuế XNK, thuế GTGT và các khoản phải thu, phải trả nội bộ (không bao gồm tiền lương nhân viên). 1.4.2. Khái quát về chế độ kế toán tại Chi nhánh Công ty. Hiện nay Chi nhánh Công ty áp dụng Chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống sổ Kế toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán mới, theo Quyết định số 48/2006/QĐ_BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Cụ thể như sau: Về Chế độ chứng từ: Hệ thống chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh được Công ty sử dụng đồng bộ với Tổng Công ty và tuân theo mẫu quy định của Bộ tài chính cũng như thông lệ quốc tế. Căn cứ vào quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh Kế toán trưởng phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế và sử dụng các loại chứng từ bao gồm chứng từ về hàng tồn kho như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kì, biên bản kiểm nghiệm vật tư; chứng từ liên quan đến mua bán hàng hoá như Hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT; chứng từ liên quan đến tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi,biên lai thu tiền; chứng từ liên quan đến thanh toán: giấy thanh toán tạm ứng, các chứng từ về tiền lương; chứng từ liên quan đến tài sản cố định như Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản sữa chữa… phù hợp với quy mô và năng suất hoạt động của Chi nhánh để phục vụ cho công tác quản lí tài sản và ghi sổ kế toán đồng thời đảm bảo về mặt pháp lí cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ được kiểm tra chặt chẽ, thu thập lưu trữ và bảo quản tốt nên việc sử dụng chứng từ được nhất quán, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lí, tránh được những sai sót và tranh chấp với bạn hàng trong và ngoài nước của Công ty. Về chế độ tài khoản sử dụng: Kế toán trưởng căn cứ vào Quyết định số 48/2006 QĐ_BTC cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dựa vào quy mô kinh doanh của Chi nhánh là quy mô vừa, đặc điểm loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại, yêu cầu quản lí tại Chi nhánh, trình độ nhân viên kế toán và phương tiện kỹ thuật áp dụng trong kế toán để xây dựng nên hệ thống tài khoản phù hợp sử dụng trong doanh nghiệp mình. Hệ thống tài khoản được sử dụng trong Chi nhánh được kế toán trưởng xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản theo quyết định số 48 và chi tiết đến từng đối tượng hạch toán. Trong mỗi phần hành cụ thể kế toán trưởng xây dựng hệ thống tài khoản thích hợp để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phần hành đó. Tài khoản chính sử dụng trong hạch toán quá trình thu mua hàng hóa là tài khoản 1561 – hàng hóa, tài khoản 1562 – chi phí thu mua hàng hóa, tài khoản phản ánh công nợ với nhà cung cấp tài khoản 3311 – phải trả nhà cung cấp nước ngoài; tài khoản 3312 – phải trả nhà cung cấp trong nước, các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền tài khoản 111- tiền mặt VN đồng ,ngoại tệ ;112 – tiền gửi VN đồng, ngoại tệ, bên cạnh đó có các tài khoản phản ánh thuế 33312- thuế GTGT hàng nhập khẩu, 3333- thuế nhập khẩu, 133- thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua vào, các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí tài chính phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa có sự chênh lệch về tỉ giá ngoại tệ giao dịch tài khoản 515, 635 và các tài khoản có liên quan khác như tài khoản 144 – kí quỹ Ngân hàng, tài khoản ngoại bảng 007 theo dõi nguyên tệ, tài khoản 311- vay Ngân hàng. Trong phần hành tiêu thụ hàng mua tài khoản chính là tài khoản 5111- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài khoản 131- phải thu khách hàng, tài khoản phản ánh giá vốn 632, tài khoản phản ánh thuế đầu ra phải nộp 33311 và các tài khoản có liên quan khác như tài khoản phản ánh tiền 111,112, tài khoản phản ánh chi phí bán hàng 6421, chi phí quản lí 6422, các khoản giảm trừ doanh thu 5211,5212,5213. Đối với phần hành xác định kết quả tiêu thụ tài khoản chính sử dụng là tài khoản 911- xác định kết quả Hệ thống báo cáo tài chính được sử dụng: Kế toán Chi nhánh chỉ sử dụng ba loại báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán để phản ánh tình hình biến động tài sản nguồn vốn, Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính để giải trình về những sai sót trong các Báo cáo tài chính kia. Ngoài ra khi doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế còn có thêm Bảng cân đối tài khoản gửi kèm theo. Kế toán Chi nhánh không sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Báo cáo tài chính giữa niên độ trong hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty. Do Công ty sử dụng kế toán máy nên các Báo cáo tài chính được lập bởi máy tính một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này góp phần làm tiết kiệm thời gian và công sức cho kế toán viên, nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Về Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong Chi nhánh: Hệ thống sổ mà Phòng kế toán Chi nhánh lựa chọn sử sụng là hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô vừa của Chi nhánh, đặc điểm loại hình doanh nghiệp thương mại, các nghiệp vụ tuy phát sinh nhiều nhưng có tính chất lặp lại nhiều và thuận lợi cho việc sử dụng kế toán máy. Hệ thống sổ bao gồm Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết: + Sổ kế toán tổng hợp gồm: _ Chứng từ ghi sổ _ Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ _ Sổ cái các tài khoản. + Sổ kế toán chi tiết bao gồm: _ Sổ quỹ tiền mặt _ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt _ Sổ tiền gửi Ngân hàng _ Thẻ Kho _ Sổ chi tiết Vật liệu, hàng hoá _ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. _ Sổ chi tiết tiền vay Trình tự ghi sổ được mô tả như sau: Bảng 1.4.2: HÌNH THỨC SỔ _ CHỨNG TỪ GHI SỔ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ chi tiết Bàng tổng hợp ctừ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng CĐ số PS Báo cáo Kế toán Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi chú: Ghi cuối tháng Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành đối chiếu giữa Sổ cái các tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu giữa Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân xử lí. Về các phương pháp kế toán được áp dụng: Các phương pháp kế toán áp dụng trong doanh nghiệp được lựa chọn phù hợp với quy mô sản xuất, loại hình kinh doanh và các chế độ chứng từ, hệ thống tài khoàn, hệ thống sổ sử dụng trong doanh nghiệp. Cụ thể: Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho Phương pháp tính giá vốn hàng Nhập kho và Xuất kho: Kế toán áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh đối với cả hàng Nhập kho và Xuất kho. Phương pháp tính thuế: Sử dụng phương pháp tính thuế khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Chương 2. Thực trạng kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hà Nội 2.1. Đặc điểm hàng hóa và hình thức tiêu thụ hàng hóa của Chi nhánh Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật Công ty Cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, chuyên nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp các loại mặt hàng mà pháp luật không cấm và phù hợp với tiêu chuẩn quy định trong luật doanh nghiệp 2005 bao gồm các mặt hàng như trang thiết bị khoa học kỹ thuật, điện tử, kim khí, dây chuyền công nghệ, hóa mỹ phẩm, các thiết bị điện tử công nghiệp và dân dụng…(đã được nêu cụ thể ở phần 1.3 chương 1) từ thị trường quốc tế và cả thị trường trong nước để cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu với phương châm “ giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất”. Như vậy có thể nói mặt hàng kinh doanh và thị trường thu mua của công ty là hết sức đa dạng. Là một đơn vị thuộc Tổng Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật cho nên các mặt hàng kinh doanh của Chi nhánh cũng như Tổng công ty chủ yếu phục vụ cho các tổ chức kinh doanh trong ngành sản xuất và nghiên cứu kỹ thuật. Hàng hóa nhập khẩu của Công ty thường là các mặt hàng chuyên dụng nhằm phục vụ cho các dự án nghiên cứu triển khai và phục vụ sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật… Đối với một doanh nghiệp thương mại, lợi nhuận tính trên cơ sở công thức kinh doanh T - H - T’, nên ngoài vấn đề giá cả thu mua cũng như giá bán ra, Chi nhánh Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO còn hết sức chú ý đến vấn đề chi phí, bao gồm chi phí bảo quản, chi phí thu mua, chi phí bán và các chi phí liên quan đến marketing sản phẩm. Đặc điểm chung của hàng hóa công ty thu mua là những vật tư kỹ thuật chứa đựng yếu tố vật lí, hóa học và sinh học cao nên dễ bị hao mòn vô hình như các phương tiện kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, phần mềm ứng dụng…ví dụ Cân phân tích vi lượng, Thiết bị phân tích độ ẩm, Hệ thống lọc nước siêu sạch, Thiết bị sắc ký khí HPLC 1200, Thiết bị thử độ rung vật liệu; dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản như vật tư nông nghiệp, hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu… ví dụ hóa chất tinh khiết dùng trong PTN và dễ xảy ra mất mát nên việc vận chuyển và bảo quản để tránh xảy ra va đập hư hỏng thiết bị, tránh tình trạng nguyên vật liệu hao mòn phẩm chất là rất khó. Do đó vấn đề về chất lượng sản phẩm thu mua và bảo quản được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Cụ thể đó là doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ thuật với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ nước ngoài nên trong vấn đề kiểm định chất lượng sản phẩm được thực hiện rất tốt. Hàng hóa không những được kiểm định ngay khi mua hàng tại nhà cung cấp mà còn trải qua một số lần kiểm định trước khi về nhập kho công ty hay bán cho khách hàng. Có thể nói trong khâu kiểm soát hàng hóa, nhân viên công ty thực hiện rất nghiêm túc và chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tốt nhất về chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó vấn đề bảo quản hàng mua cũng được cán bộ và nhân viên công ty quán triệt thực hiện một cách tốt nhất. Như đã đề cập ở trên, công ty có cả thị trường thu mua trong nước và quốc tế, đối với thị trường thu mua trong nước được thực hiện như những doanh nghiệp thương mại khác đó là thu mua hàng hóa từ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước theo phương thức mua trực tiếp và theo đơn đặt hàng thông qua các hợp đồng kinh tế đã được kí kết, đối với thị trường thu mua quốc tế được thực hiện theo phương thức nhập khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư theo hợp đồng thương mại kí kết giữa công ty và nhà cung cấp. Công ty có mối quan hệ thương mại với các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới ở các quốc gia đứng hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyên cung cấp các vật tư kỹ thuật hiện đại nhất như Đức, Nhậ._.t Bản, Hoa kì, Anh, Pháp, Italy, Australia, Hà Lan, Canada. Đây là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty.Vì vậy Công ty có thể lựa chọn và cung cấp cho khách hàng những thiết bị tốt nhất. Bên cạnh đó thị trường thu mua trong nước của Công ty cũng bao gồm những nhà cung cấp có uy tín như Cty TNHH Thiết bị KH Việt Anh, Cty Công nghệ Điện tử cơ khí và môi trường EMECO, Cty CP phòng cháy chữa cháy ASEAN, Cty TNHH Tbị KHKT STS… Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh các biện pháp để tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh mới với cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước. 2.2. Thực tế kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO 2.2.1. Đặc điểm về hình thức kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO Hình thức kinh doanh nhập khẩu của công ty là nhập khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư, đây là phương thức kinh doanh mà Công ty trực tiếp tham gia giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp nước ngoài, trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng do đó Công ty tự cân đối về tài chính, thỏa thuận giá cả và xác định phạm vi kinh doanh phù hợp với quy mô hoạt động. Hình thức thanh toán mà Công ty sử dụng trong thanh toán quốc tế là thư tín dụng (L/C). Tiến trình mở thư tín dụng là do Ngân hàng mà Công ty có tài khoản mở thực hiện theo yêu cầu của Công ty. Ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền cho nhà cung cấp trên cở sở kiểm tra mức độ phù hợp của chứng từ với L/C đã mở. Đối với nhà cung cấp trong nước thì hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản qua Ngân hàng, hoặc có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Nguồn hàng phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Công ty là hàng nhập khẩu, hàng mua trong nước chiếm tỉ trọng nhỏ hơn. Trình tự và thủ tục nhập khẩu hàng hóa được thực hiện theo phương thức gom hàng là chủ yếu, tức là mỗi lần nhập cho nhiều hợp đồng trong cùng một thời gian, địa điểm ví dụ như khi Công ty kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp như Altamira;GenomicSolutions;SEInternational;Hettich;Aurora;Eijkelkamp…mà cùng một thời gian giao hàng thì Công ty sẽ gom hàng của tất cả các hãng lại sau đó chuyên chở một lần về kho Công ty. Theo phương thức này Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho mỗi lần nhập do đó giá bán sẽ cạnh tranh hơn. Trong vấn đề tiêu thụ hàng hóa Cán bộ cũng như nhân viên Công ty thực hiện rất tốt, luôn chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với rất nhiều khách hàng, xác định thị trường tiêu thụ là thị trường trong nước bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các viện nghiên cứu và các trường ĐH…Không ngừng đẩy mạnh các biện pháp Marketing để nâng doanh số bán. Hàng mua thường được chuyển về kho công ty sau đó bán cho khách hàng hoặc bán thẳng không qua kho. Công ty không có hình thức bán kí gửi tại đại lí. Trong đó hình thức bán hàng qua kho chiếm tỉ trọng doanh số bán lớn hơn. Khách hàng có thể đến tận kho công ty để nhận hàng hoặc Công ty sẽ cử người chở hàng đến cho khách hàng tuỳ vào sự thỏa thuận trong bản hợp đồng kí kết giữa Công ty với từng khách hàng cụ thể. Hai hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn và bán lẻ không có hình thức gửi bán hàng tại đại lí. Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty là tổ chức bán buôn, bán lẻ và kinh doanh tổng hợp. Với hình thức bán buôn, hàng hóa thường được xuất bán ra từ kho và bán theo lô tức với số lượng lớn. Khách hàng chủ yếu trong hình thức bán buôn là các cơ sở sản xuất kinh doanh như Cty CP hóa chất và thiết bị Miền bắc, Cty CP công nghệ Biển đông, Cty TM Vật tư KHKT, Cty CP Trung tín…và rất nhiều công ty sản xuất kinh doanh khác; với hình thức bán lẻ là các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu có nhu cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu và thí nghiệm của các Giáo sư, sinh viên như: ĐH Bách khoa HN, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y Hải Phòng, ĐH dược HN, Viện hóa học CN, Viện KHCN Xây dựng, Viện chăn nuôi…. Phương thức bán lẻ chủ yếu là bán lẻ thu tiền trực tiếp. Các trường Đại học, học viện cần một số thiết bị hoặc vật liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc thí nghiệm nên liên hệ với phòng kinh doanh công ty và mua hàng ngay tại trụ sở. Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy công tác bảo quản vật tư thiết bị và vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ được thực hiện rất tốt với đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc. 2.2.2. Phương pháp xác định giá hàng hóa. Phương pháp kế toán mà Công ty áp dụng để hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ, sử dụng giá thực tế đích danh để ghi nhận cả hàng nhập kho và xuất kho. a. Phương pháp xác định giá trị thực tế hàng nhập khẩu. Công ty nhập khẩu hàng hóa theo phương thức trực tiếp và tính giá trị hàng nhập khẩu theo giá CIF. Giá CIF là giá giao nhận hàng tại biên giới hải quan nước ta khi mà hàng mua của Công ty nhập cảng. Trong đó giá CIF bao gồm giá thực tế hàng mua tại nước bạn cộng bảo hiểm hàng hóa cộng cước phí vận chuyển, CIF là từ viết tắt của Cost + Insurance + Freight. Giá hàng hóa trong Công ty được tính theo từng lô hàng nhập, hàng hóa nhập theo lô nào thì kế toán căn cứ vào giá mua, các loại thuế phải nộp và các chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng đó để tính ra giá thực tế của hàng nhập. Hàng mua của Công ty không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nên trong giá thực tế hàng mua không bao gồm thuế TTĐB. Cụ thể như sau: Giá thực tế hàng NK = Giá mua( giá CIF)+Thuế NK +Chi phí thu mua - Chiết khấu TM, giảm giá hàng mua. Trong đó các loại thuế được xác định như sau: Thuế NK = Giá mua( giá CIF) x Thuế suất thuế nhập khẩu. Em xin đưa ra một ví dụ cụ thể về mặt hàng nhập khẩu của công ty trong tháng 3 năm 2009 như sau: Ngày 28/3/2009 Công ty nhập khẩu một máy quang phổ phát xạ từ nhà cung cấp Analytical theo hợp đồng kinh tế số 03.09, giá trị theo giá CIF là 12000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. tỉ giá thực tế trong ngày là 17780 đ/USD. Tỉ giá tính thuế hải quan là 17560 đ/USD. Chi phí bốc xếp dỡ và vận chuyển hàng về kho là 115000 đ. Thuế nhập khẩu phải nộp và giá thực tế hàng mua được xác định như sau: _ Thuế nhập khẩu của máy quang phổ = 12000 x 17560 x 20% = 42.144.000 đ _ Giá thực tế của máy quang phổ = 12000 x 17780 + 42144000 + 115000 = 255.619.000 đ b. Phương pháp xác định giá trị hàng mua trong nước. Giá trị thực tế hàng mua ở thị trường trong nước được tính trên cơ sở hóa đơn GTGT do bên bán cung cấp và các chi phí thu mua liên quan. Cụ thể: Giá thực tế hàng mua = Giá mua(theo HĐ) + Chi phí thu mua - Chiết khấu TM ,giảm giá hàng mua… Ngày 20/3/2009 Công ty thu mua 4 chai hóa chất tinh khiết dùng trong PTN về nhập kho Công ty, đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT chưa có thuế 10% là 750.000 đ/chai. Chi phí thu mua là 45.000 đ. _ Giá thực tế của 4 chai hóa chất = 4 x 750000 + 45000 = 3045000 đ c. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán (giá trị hàng xuất kho). Do hình thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của công ty là bán hàng theo từng lô hàng đã nhập khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng nên giá vốn hàng xuất kho cũng được kế toán ghi nhận theo giá thực tế đích danh của hàng nhập. Với mỗi nghiệp vụ bán hàng, Công ty xuất hóa đơn GTGT cho lô hàng xuất bán, kế toán vật tư căn cứ vào hóa đơn lập phiếu xuất kho cho lô hàng, sau khi được Ban giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt phiếu xuất kho sẽ được chuyển xuống kho để thủ kho làm thủ tục xuất kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho ghi thẻ kho sau đó chứng từ được chuyển lên kế toán vật tư ghi biến động nhập xuất hàng hóa cả về hiện vật và giá trị vào sổ chi tiết hàng hóa. d.Phương pháp xác định giá bán hàng hóa. Giá bán hàng hóa được xác định trên cơ sở thõa thuận trong Hợp đồng kinh tế kí kết giữa Công ty và khách hàng. Trong công tác định giá bán, Công ty thực hiện dựa trên nghiên cứu thị trường của cán bộ phòng Marketing đó là tham khảo giá bán thị trường của cùng một sản phẩm, dựa trên chi phí và giá thu mua do phòng kế toán cung cấp và quyết định giá bán do phòng kinh doanh duyệt khi xem xét chất lượng sản phẩm tương xứng với giá bán đưa ra. Giá bán được Cán bộ Công ty đưa ra là khác nhau đối với các sản phẩm khác nhau, tùy theo tính chất hàng hóa và khác nhau đối với từng khách hàng cụ thể. Đối với những hàng hóa mang tính chất vô hình cao, có tính công nghệ thì giá thường cao vì đối thủ cạnh tranh trong những mặt hàng này ít, Công ty hầu như là độc quyền, ví dụ như các dây chuyền công nghệ, các phương tiện kỹ thuật. Đối với những khách hàng quan hệ lâu năm với Công ty, có nhiều Hợp đồng với Công ty thì Công ty có chính sách ưu đãi về giá bán như giảm giá, chiết khấu hoặc với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn và đảm bảo thời gian thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng thì cũng được Công ty đưa ra chính sách ưu đãi như trên. Tóm lại tùy vào tính chất hàng hóa và khách hàng mà Công ty có chiến lược giá thích hợp để vừa đảm bảo mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp vừa có thể cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế đã chứng minh những năm qua, khách hàng của Công ty ngày càng nhiều, Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ với những hợp đồng kinh tế lớn với doanh số bán tăng cao. Điều này chứng tỏ chiến lược Marketing nói chung, chiến lược giá nói riêng của Công ty là có hiệu quả. Đây cũng là thành quả của sự chỉ đạo đúng đắn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán bộ và nhân viên trong vấn đề thu mua, tiêu thụ sản phẩm. 2.2.3. Kế toán hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật. Hoạt động của Chi nhánh Công ty gồm hai thị trường thu mua hàng hóa là thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước. Tùy vào từng thị trường thu mua mà công tác hạch toán kế toán lại được tiến hành khác nhau. Tài khoản sử dụng để hạch toán Công nợ phải trả các nhà cung cấp nước ngoài là Tk 3311 và chi tiết đến từng đối tượng nhà cung cấp. Tài khoản sử dụng để hạch toán Công nợ phải trả các nhà cung cấp trong nước là Tk 3312 cũng được chi tiết đến từng đối tượng cụ thể. Quy trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty là tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. Công tác kế toán đã thực sự cung cấp những thông tin cần thiết cho việc quản lí kinh doanh tại Chi nhánh cũng như Tổng Công ty và cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp. 2.2.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ thu mua hàng hóa trong nước. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, Phòng kinh doanh tiến hành lựa chọn nhà cung cấp và trình duyệt đơn đặt hàng lên Ban Giám đốc Chi nhánh kí duyệt sau đó Trưởng phòng kinh doanh tiến hành kí kết các hợp đồng mua hàng hóa. Khi công việc trao đổi hàng hóa thực hiện xong, các chứng từ liên quan được chuyển đến Phòng kế toán để tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các tài khoản chính được sử dụng trong nghiệp vụ mua hàng trong nước là tài khoản Tk 1561(giá mua hàng), TK 632 và các tài khoản tiền, tài khoản công nợ 3312. Doanh nghiệp không có hình thức bán hàng kí gửi. Để làm rõ quy trình hạch toán các nghiệp vụ thu mua hàng hóa ở thị trường trong nước tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO, em xin nêu ra một số nghiệp vụ thu mua phát sinh trong tháng 2/2009 tại Công ty như sau: + Ngày 15/2 Công ty thu mua một máy chụp X- Quang về nhập kho với giá thanh toán ghi trên hóa đơn là 22.000.000 đ, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp 18.000.000 đ bằng chuyển khoản, và được hưởng chiết khấu thương mại 1% tổng giá thanh toán trừ vào số nợ còn lại. + Ngày 21/2 Công ty mua 890 m vải chống đạn từ nhà cung cấp sau đó bán thẳng cho khách hàng mà kho qua nhập kho công ty với gía mua trên hóa đơn là 470.000/m đ chưa có thuế GTGT. Công ty thanh toán toàn bộ tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt và được hưởng chiết khấu thanh toán 1%. + Ngày 23/2 Công ty nhập kho một bộ thiết bị sắc khí HPLC 1200 kì trước về kho Công ty.Giá trị hàng nhập được ghi nhận trên tài khoản hàng mua đang đi đường là 725.115.000 đ. + Ngày 25/2 Công ty thu mua 350kg vật tư nông nghiệp, đơn giá trên hóa đơn GTGT đã có thuế GTGT 10% là 59400 đ/kg chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Tỉ lệ hao hụt trong định mức cho phép là 2%.Nhưng khi hàng về nhập kho, bộ phận kiểm nhận thấy vật tư hao hụt là 5%. Sau khi tìm nguyên nhân, Công ty yêu cầu bộ phận thu mua bồi thường số thiếu hụt. + Ngày 27/2 Công ty thu mua 321 chai hóa chất dùng trong thí nghiệm, đơn giá 115000 đ/chai (giá chưa có thuế GTGT 10%) chưa thanh toán. Trước khi hàng nhập kho, bộ phận kiểm nhận thấy có 322 chai hóa chất, lô hàng được nhập kho và chờ xử lí hàng thừa. Quy trình hạch toán chung của các nghiệp vụ thu mua trên được khái quát trong sơ đồ trang sau: 112,3312X 1561 3312X Tk 133 151 1-a1 1-a1 3 3 1-a1 111 632 133 2a 2a 2a 1-b1 1-b1 515 111 2b 2b 642,1388 4 4 3312Y 1-a2 1-a2 1-a2 3312Z,3381 1-a3 1-a3 1-a3 Ghi chú: Các nghiệp vụ được hạch toán chi tiết tới từng nhà cung cấp và khách hàng. Kế toán định khoản như sau: 1.a1- Mua máy X- Quang nhập kho ngày 15/2 : Nợ TK 1561: 20000000 Nợ TK 133 : 2000000 Có TK 112 : 18000000 Có TK 3312 : 4000000 1.a2- Mua vật tư nông nghiệp ngày 25/2: Nợ TK 1561: 350 x 54000 = 18900000 Nợ TK 133: 1890000 Có TK 3312: 20790000 1.a3- Thu mua hóa chất dùng trong thí nghiệm và xử lí hàng nhập thừa so với hóa đơn ngày 27/2: Đối với trường hợp hàng thừa so với hóa đơn doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập kho bình thường và xử lí hàng thừa qua tài khoản 3381_hàng thừa chờ xử lí. Nợ TK 1561: 322 x 115000 = 37030000 Nợ TK 133 : 3703000 Có TK 3312: 40606500 Có TK 3381: 1x (115000 + 11500) = 126500 1b- Chiết khấu thương mại được hưởng của máy X- Quang. Khi được hưởng chiết khấu thương mại kế toán ghi giảm giá trị hàng mua và công nợ phải trả nhà cung cấp. Nợ TK 3321: 1% x 22000000 = 220000 Có TK 1561: 220000 2 – Mua vải chống đạn bán trực tiếp cho khách hàng không nhập kho hàng hóa: Khi doanh nghiệp mua hàng mà bán trực tiếp cho khách hàng không qua nhập kho sản phẩm thì giá trị hàng mua được hạch toán ngay vào tài khoản giá vốn 632. 2a. Nợ TK 632: 890 x 470000 = 418300000 Nợ TK 133: 41830000 Có TK 111:460130000 Do doanh nghiệp thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng nên được nhà cung cấp cho hưởng chiết khấu thanh toán 1%, phần chiết khấu này được kế toán hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. 2b. Nợ TK 111: 4601300 Có TK 515: 4601300 3- Nhập kho thiết bị đang đi đường về kho công ty: Nợ TK 1561: 725115000 Có TK 151: 725115000 4- Hàng kiểm nhận thiếu so với hóa đơn: Khi hàng mua về kiểm nhận thiếu, kế toán căn cứ vào định mức thiếu hụt cho phép để ghi sổ nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nếu thiết trong định mức thì ghi tăng chi phí quản lí tk 642, nếu thiếu ngoài định mức thì treo vào tài khoản 1388 – hàng mua thừa chờ xử lí. Cụ thể nghiệp vụ trên được kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 642: 2% x 350 x 59400 = 415800 Nợ TK 1388: 3% x 350 x 59400 = 623700 Có TK 3312: 1039500 Số vật tư thực tế vẫn tiến hành nhập kho bình thường, kế toán căn cứ vào khối lượng hàng nhập kho thực tế để ghi sổ: Nợ TK 1561: (350 – 350 x 5%) x 54000 =17955000 Nợ TK 133 :1795500 Có TK 3312: 19750500 ( 54000 là giá 1 kg vật tư chưa có thuế GTGT 10%) Đối với hàng hóa mà Công ty bán thẳng cho khách hàng hoặc hàng hóa đang đi đường mà có phát sinh chi phí thu mua thì chi phí này được kế toán hạch toán vào TK 1562 _ Chi phí thu mua hàng hóa để cuối kì phân bổ một lần cho hàng tiêu thụ. Chi phí này bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp dỡ, chi phí thuê kho bãi… Kế toán xác định tổng chi phí thu mua của hàng tồn đầu kì và mua trong kì, sau đó chia cho tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu thụ và tồn cuối kì rồi nhân với tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu thụ trong kì để tính ra chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kì (A). Tổng tiêu thức phân bổ mà Công ty lựa chọn để xác định chi phí thu mua là giá trị hàng thực tiêu thụ và tồn cuối kì. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa do kế toán vật tư lập để lấy ra giá trị hàng thực tiêu thụ và tồn cuối kì. Tổng tiêu thức phân bổ của hàng hóa tiêu thụ trong kì CP thu mua của hàng hóa tồn ĐK và phát sinh TK x Tổng tiêu thức phân bổ của hàng hóa tiêu thụ TK và hàng hóa tồn CK A = Trong kì hạch toán khi có phát sinh chi phí thu mua, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,3312… Vào thời điểm cuối kì kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua trong kì vào giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 1562. 2.2.3.2. Hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa. Chi nhánh Công ty Cp XNK vật tư kỹ thuật lựa chọn hình thức nhập khẩu thống nhất với Tổng Công ty là nhập khẩu trực tiếp ngoài Nghị định thư theo Hợp đồng thương mại kí kết giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nước ngoài; mà không có hình thức nhập khẩu ủy thác. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu thì các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ là thường xuyên xảy ra do đó vấn đề về tỉ giá hối đoái, chênh lệch tỉ giá hối đoái là rất quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng tỉ giá hối đoái thực tế liên ngân hàng được công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổ và xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái. Khoản chênh lệch về tỉ giá được kế toán hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí hoạt động tài chính (nếu lỗ). Tỉ giá xuất ngoại tệ được thực hiện theo phương pháp nhập trước xuất trước. Đến cuối năm tài chính kế toán tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ trên các tài khoản vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu phải trả theo tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và hạch toán chênh lệch vào tài khoản 4131. Các tài khoản chính sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa bao gồm: - Tài khoản về vốn bằng tiền: TK 1111,1112,1121,1122, Tk ngoại bảng 007. - Tài khoản về công nợ: TK 3311,311,3331,3333. - Tài khoản hàng hóa: TK 1561,151 Quá trình hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa được tiến hành như sau: Trong tháng 3/2009 doanh nghiệp kí hợp đồng ngoại thương để nhập khẩu một Thiết bị thử độ rung vật liệu _ Model CV-1000/SA 1M từ nhà cung cấp Hitech Instrument. Doanh nghiệp lựa chọn phương thức nhập khẩu theo giá CIF và thanh toán theo thể thức thư tín dụng. Tùy theo hình thức thanh toán được thõa thuận giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp mà kế toán căn cứ vào đó để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Có ba hình thức thanh toán là trả trước theo L/C, trả ngay bằng L/C và trả chậm. Nhưng doanh nghiệp thường thanh toán theo hai thể thức là trả trước và trả ngay bằng L/C. Theo hợp đồng ngoại thương số 03/09 HI INSTRU/UK đã kí kết giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp thì hình thức thanh toán là trả trước bằng L/C, giá mua thiết bị thử độ rung vật liệu theo giá CIF là 7000 EUR. Nghiệp vụ 1: Mở thư tín dụng L/C Trước hết doanh nghiệp tiến hành mở thư tín dụng L/C theo Hợp đồng ngoại thương đã kí kết. Do số ngoại tệ gửi ở Ngân hàng không lớn nên doanh nghiệp phải vay thêm để mở L/C và kí quỹ một tỉ lệ nhất định theo giá trị tiền mở L/C. Với số ngoại tệ có ở Ngân hàng, doanh nghiệp mở L/C thì chỉ cần theo dõi chi tiết số tiền gửi ngoại tệ dùng mở L/C _ Tk 1122: chi tiết mở thư tín dụng. Khi vay ngoại tệ để mở L/C doanh nghiệp tiến hành kí quỹ 10% theo giá trị tiền mở L/C là 10% x 7000 = 700 EUR. Kế toán căn cứ vào tỉ giá thực tế tại thời điểm kí quỹ là 24212 đ/EUR và tỉ giá xuất ngoại tệ là 23765đ/EUR (Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước) để ghi sổ kế toán. Phần chênh lệch tỉ giá sẽ được cho vào doanh thu tài chính nễu lãi, và chi phí tài chính nếu lỗ. Khi kí quỹ, kế toán ghi: a.Có TK 007: 700 EUR b. Nợ TK 144: 700 x 24212 = 16948400 Có TK 1122: 700 x 23765 =16635500 Có TK 515: 312900 Khi Ngân hàng báo Có số tiền vay mở L/C: Tỉ giá thực tế trong ngày là 24102,25 a. Nợ TK 007: 7000 x 90% = 6300 EUR b. Nợ TK 1122: 6300 x 24102,25 = 151844175 Có TK 311: 151844175 Nợ TK 3311: 16948400 Có TK 144: 16948400 Nghiệp vụ 2: Kế toán các nghiệp vụ nhập khẩu và thanh toán nhà cung cấp. Trong trường hợp này doanh nghiệp thanh toán là trả trước theo L/C. Công ty tuân theo thể thức thanh toán trả trước mà đã được Công ty kí kết thõa thuận với nhà cung cấp trong Hợp đồng kinh tế là trả trước một phần tiền hàng, thông thường việc trả trước tiền hàng là một điều khoản ràng buộc trách nhiệm Hợp đồng nhập khẩu của Công ty với nhà cung cấp, do nhà cung cấp yêu cầu có trong Hợp đồng và thời gian trả trước thường ngắn. + Thời điểm Công ty trả trước tiền hàng nhập khẩu cùng ngày khi doanh nghiệp kí quỹ tại Ngân hàng, nên tỉ giá thực tế tại thời điểm đó là 24212 đ/EUR, kế toán ghi sổ như sau: a. Nợ TK 3311: 6300 x 24212 = 152535600 Có TK 1122: 6300 x 23765 = 149719500 Có TK 515: 2816100 b. Có TK 007: 6300 EUR + Đến tháng 4/2009 hàng nhập khẩu về biên giới Công ty tiếp nhận hàng, kế toán căn cứ tỉ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm đó là 24211,65 đ/EUR, tỉ giá hải quan là 24112 đ/EUR để xác định thuế nhập khẩu phải nộp và trị giá thực tế hàng nhập. Thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Thiết bị này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế nhập khẩu = 7000 x 24112 x 20% = 33756800 đ Giá trị hàng nhập = 7000 x 24211,65 + 33756800 = 203238350 đ Thuế GTGT hàng nhập = 203238350 x 10% = 20323835 đ Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, Hóa đơn mua hàng, biên bản kê khai thuế Hải quan. Kế toán ghi: Nợ TK 151: 203238350 Nợ TK 635: 2450 Có TK 3311: 7000 x 24212 = 169484000 Có TK 3333: 33756800 + Khi nhân viên Công ty vận chuyển hàng về nhập kho, sau khi kiểm định lại chất lượng sản phẩm, thủ kho tiến hành nhập kho. Sau đó trình phiếu nhập lên phòng kế toán. Kế toán vật tư ghi sổ như sau: Nợ TK 1561: 203238350 Có TK 151: 203238350 + Nếu Thiết bị được chuyển giao thẳng cho khách hàng mà không qua kho Công ty, kế toán căn cứ chứng từ bán hàng ghi: Nợ TK 632: 203238350 Có TK 151: 203238350 + Phản ánh số thuế nhập khẩu công ty đã nộp tại cửa khẩu: Nợ TK 3333 : 33756800 Có TK 1111: 33756800 + Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ của Thiết bị thử độ rung vật liệu mà Công ty nhập khẩu: Nợ TK 133 : 20323835 Có TK 33312: 20323835 2.2.4. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO. Doanh nghiệp có hai hình thức tiêu thụ chính là bán thẳng hàng hóa không qua kho và bán hàng có qua kho. Do doanh nghiệp thu mua cả hàng hóa trong nước và nhập khẩu nhưng chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước nên kế toán tiêu thụ cả hàng mua trong nước và nhập khẩu đều tương tự nhau. Việc hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO sẽ được trình bày rõ hơn qua ví dụ minh họa chi tiết một số nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh trong tháng 3/2009 như sau: Ngày 10 Công ty thu mua một lô hàng bao gồm các dụng cụ y tế của Cty TNHH trang thiết bị Ytế Ánh Ngọc, giá mua đã có thuế GTGT 10% là 3.300.000 đ. Công ty chưa thanh toán cho người bán. Lô hàng này được giao bán thẳng cho Bệnh viện Việt Đức với giá là 4.500.000 đ chưa có thuế GTGT. Khách hàng thanh toán ngay cho Công ty bằng tiền mặt. Ngày 18 Công ty xuất kho một Thiết bị phân tích độ ẩm bán cho Viện kỹ thuật nhiệt đới (VK) với tổng giá thanh toán là 13.200.000 đ, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán trước 70% tiền hàng bằng chuyển khoản, số còn lại đã chấp nhận thanh toán và nhận nợ. Kế toán căn cứ vào hóa đơn mua, bán hàng và phiếu xuất kho để định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phát sinh. Các nghiệp vụ trên được kế toán định khoản theo sơ đồ sau: 3312-AN 632 5111 111 133 1561 3331 1 1 2 2 2 3 112,3312-VK 4 4 4 Ghi chú: 1. Công ty mua lô hàng dụng cụ y tế từ nhà cung cấp và giao bán thẳng cho khách hàng nên giá trị hàng hóa mua được kế toán hạch toán ngay vào tài khoản giá vốn 632. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ trực tiếp không qua kho hàng hóa như sau. Nợ TK 632: 3000000 Nợ TK 133: 300000 Có TK 3312-AN: 3300000 2. Phản ánh doanh thu tiêu thụ sau khi được khách hàng là Bệnh viện Việt Đức chấp nhận thanh toán: Nợ TK 111: 4950000 Có TK 511: 4500000 Có TK 33311: 450000 3. Ngày 18 Công ty xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn: Theo giá thực tế đích danh lúc nhập là 10.500.000 đ Nợ TK 632: 10500000 Có TK 1561: 10500000 4. Phản ánh doanh thu bán thiết bị phân tích độ ẩm cho Viện kỹ thuật nhiệt đới: Nợ TK 112: 70% x 13200000 = 9240000 Nợ TK 3312-VK: 3960000 Có TK 511 : 12000000 Có TK 33311: 1200000 2.2.5. Kế toán các nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật ở thời điểm cuối kì. Vào thời điểm cuối kì kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh được hạch toán qua tài khoản 911. +Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp: Nợ TK 911: Xác định kết quả tiêu thụ Có TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 6421,6422: Chi phí bán hàng và quản lí + Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK 5111: Có TK 5211,5212,5213: +Kết chuyển doanh thu tiêu thụ: Nợ TK 5111: Có TK 911. +Kết chuyển lãi, lỗ: a, nếu lãi: Nợ TK 911 Có TK 421 b, nếu lỗ: Nợ TK 421 Có TK 911 Để làm rõ quá trình tổ chức hạch toán từ khâu lập chứng từ, định khoản các nghiệp vụ và vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp đến khâu lập báo cáo kế toán tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO em xin đưa ra một số nghiệp vụ cụ thể phát sinh tại Công ty trong tháng 3 năm 2009 như sau: 1. Ngày 15 thu mua của Công ty Ánh Ngọc một thiết bị Y tế là máy điện tim đồ về nhập kho với tổng giá thanh toán trên hóa đơn GTGT số 0168 là 77000000 đ; Thuế GTGT 10% là 7000000 đ, chưa trả tiền người bán. 2. Ngày 18 Công ty xuất kho một Thiết bị phân tích độ ẩm bán cho Viện kỹ thuật nhiệt đới (VK) với tổng giá thanh toán là 13.200.000 đ, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán trước 70% tiền hàng bằng chuyển khoản, số còn lại đã chấp nhận thanh toán và nhận nợ 3. Ngày 20 nhập khẩu một Cân phân tích vi lượng từ nhà cung cấp Ansac Technology theo Hợp đồng kinh tế số 03.09, giá trị lô hàng theo giá CIF là 11000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Công ty thanh toán ngay bằng L/C, TG xuất ngoại tệ là 17724 đ/USD. TGTT trong ngày là 17780 đ/USD, tỉ giá tính thuế hải quan là 17690 đ/USD. Công ty đã nộp thuế bằng chuyển khoản VND. Hàng mua sau khi được kiểm định chất lượng đã được chuyển về nhập kho công ty. 4. Ngày 20/3/2009 Công ty thu mua 4 chai hóa chất tinh khiết dùng trong PTN của nhà cung cấp Trung tâm tư vấn và kĩ thuật môi trường, đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT chưa có thuế 10% là 750.000 đ/chai. Chi phí thu mua là 45.000 đ đã chi bằng tiền mặt, Công ty đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. 5. Ngày 22 Công ty bán cho Bệnh viện Việt Đức 2 máy điện tim đồ, tổng giá thanh toán trên mỗi HĐGTGT số 252 và số 253 là 88000000 đ. Thuế GTGT 10%. Người mua thanh toán bằng tiền gửi. 6. Ngày 28 Công ty thanh toán tiền hàng cho Công ty Ánh Ngọc bằng chuyển khoản. (chi phí bán hàng và chi phí quản lí phát sinh trong tháng là 5000000 đ và 4000000 đ). Từ các chứng từ gốc: HĐGTGT, hợp đồng kinh tế, phiếu nhập xuất kho, giấy báo Nợ, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nghiệp vụ 1: Nợ TK 1561: 70000000 Nợ TK 1331: 7000000 Có TK 3312: 77000000 Nghiệp vụ 2: a. Nợ TK 632: 10500000 Có TK 1561: 10500000 b. Nợ TK 112: 70% x 13200000 = 9240000 Nợ TK 3312-VK: 3960000 Có TK 511 : 12000000 Có TK 33311: 1200000 Nghiệp vụ 3: Thuế nhập khẩu phải nộp = 11000 x 17690 x 20% = 38918000. Giá thực tế = 11000 x 17780 + 38918000 = 234498000. Thuế GTGT hàng nhập khẩu = 234498000 x 10% = 23449800 Nợ TK 151: 234498000 Có TK 3311: 195580000 Có TK 3333: 38918000 b. Nợ TK 3333: 38918000 Có TK 1121: 38918000 c. Nợ TK 3311: 195580000 Có TK 1122: 11000 x 17724 = 194964000 Có TK 515: 616000 d. Nợ TK 1561: 234498000 Có TK 151: 234498000 e. Có TK 007: 11000 USD f. Nợ TK 1331: 23449800 Có TK 33312: 23449800 Nghiệp vụ 4: Giá trị của 4 chai hóa chất tinh khiết = 4 x 750000 + 45000 = 3045000 Nợ TK 1561: 3045000 Nợ TK 133 : 300000 Có TK 1121: 3300000 Có TK 111: 45000 Nghiệp vụ 5: a. Nợ TK 1121: 176000000 Có TK 5111: 160000000 Có TK 33311: 16000000 b. Nợ TK 632: 140000000 Có TK 1561: 140000000 Nghiệp vụ 6: Nợ TK 3312-AN: 77000000 Có TK 1121: 77000000. Sau đây em xin trình bày quy trình tổ chức kế toán với các nghiệp vụ cụ thể phát sinh trong tháng 3 năm 2009 tại Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật. Hình thức sổ mà doanh nghiệp lựa chọn là chứng từ ghi sổ, kế toán xuất phát từ các chứng từ gốc, tiến hành định khoản các nghiệp vụ và lên chứng từ ghi sổ, sau đó lập bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ rồi từ các chứng từ ghi sổ lên sổ cái các tài khoản. Việc lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái được kế toán ghi hàng ngày theo trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cuối kì kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ, bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chứng từ với bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ bản kiểm nhận chất lượng hàng hóa, thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho và nhập kho hàng hóa. Dưới đây là phiếu nhập kho máy điện tim đồ vào ngày 15/3. Chi nhánh Công ty CP XNK vật tư kỹ thuật REXCO. Số 157, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15/3/2009 Nợ: 1561 Số : PN 03.15 Có: 3312 Họ,tên người giao hàng: Cty TNHH Trang thiết bị Y tế Ánh Ngọc Địa chỉ: Diễn giải: Nhập hàng theo hóa đơn 0168 (15/3/09) _ Ánh Ngọc Nhập tại kho: 156 STT Mã hàng Tên hàng hóa Đơn vị Mã kho Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 MĐT 03 Máy điện tim Chiếc 156 1 70.000.000 70.000.000 Cộng 1 70.000.000 Số tiền bằng chữ: Bảy mươi triệu đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: Hóa đơn GTGT 4168 Ngày 15 tháng 3 năm 2009 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31205.doc