Tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế : ... Ebook Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng :
1.1.1: Khái niệm về bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng:
1.1.1.1: Khái niệm:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá. Nói khác đi, bán hàng lá quá trình doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá của mình cho khách hàng và khách hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền cho doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, quan trong nhất là việc tiêu thụ hàng hóa. Nó đánh giá khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Số tiền nhận được từ việc bán hàng là Doanh thu bán hàng. Ngoài doanh thu bán hàng còn bao gồm cả các khoản phụ thu như các khoản phí thu thêm ngoài giá bán, khoản trợ cấp, trọ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước. Để biết được mặt hàng mà doanh nghiệp đưa ra để kinh doanh có mang lại hiệu quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra hay không và có quyết định được việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mình hay không thì cần phải có chiến lược kinh doanh đứng đắn và xác định được kết quả kinh doanh của mình.Trong Doanh nghiệp thương mại, kinh doanh hàng hóa là hoạt động chủ yếu, kết quả hàng hóa chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thu về và các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
1.1.1.2 ý nghĩa của công việc bán hàng:
Bán hàng và khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh. Vì vậy để thực tiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hàng sản xuất, chế tạo sản phẩm, mua các loại vật tư hàng hóa để thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Thông qua quá trình trao đổi, bán hàng những sản phẩm, hàng hóa công việc lao vụ dịc vụ đã hoàn thành, Doanh nghiệp thu được tiền theo giá bán đó là doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán sản phẩm, doanh thu cung cấp lao vụ dịch vụ.Sau một quá trình hoạt động, Doanh Nghiệp xác định được kết quả của từng hoạt động trên cơ sở so sánh doanh thu bán hàng và chi phí của từng hoạt động. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp pahir được phân phới và sử dụng theo đứng mục đích phù hợp với cơ chế tài chính quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động bán hàng mới thúc đẩy được sản xuất phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động, cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác thông qua hoạt động bán hàng nhằm giải quyết quan hệ hàng hóa- tiền tệ là tiền đề cân đối giữa tiền hàng trong lưu thông. Không những thế nó còn đảm bảo sự cân đối giữa các ngành các khu vực trong nền kinh tế.
Đối với mỗi doanh nghiệp bán hàng là điều kiện để sản xuất phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn và tăng lợi nhuân của doanh nghiệp. Bán hàng là tiền đề cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
1.1.2 Các phương thức bán hàng:
Đối với các Doanh Nghiệp thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau trong đó có hai phương thức chủ yếu là: Bán buôn hàng hoá và bán lẻ.
Bán buôn có các loại bán buôn sau:
- Phương thức bán buôn qua kho: là hàng hoá phải xuất từ kho của DN. Bán qua kho có hai hình thức bán là bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng.
- Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này cũng có hai hình thức bán là bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
Bán lẻ hàng hoá là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu ding hoặc các tổ choc kinh tế. Có năm hình thức bán lẻ: bán lẻ thu tiền tập trung, bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán lẻ tự phục vụ, bán trả góp và bán hàng tự động.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
Để quản lý một cách tốt nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thành phần nào, loại hình nào, loại hình sở hữu hay lĩnh vực hoạt động nào đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước.chính vì vậy kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến động của từng loại sản phẩm, hàng hóa về số lượng, chất lượng và giá trị.
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác doanh thu bán hàng và tình hình thanh toán của khách hàng.
- Phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và việc phân phối kết quả kinh doanh.
- Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo tài chính định kỳ tiến hành phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến doanh thu và lợi nhuận.
1.2. Nội dung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại:
1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán:
1.2.1.1 Giá vốn hàng bán và các phương pháp tính giá:
* Giá vốn hàng bán:
Trong quá trình sản xuất,kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì phải quản lý chặt chẽ vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được một cách chính xác nhất các khoản chi phí chi ra. Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ sản xuất bán ra trong kỳ. Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúng giá vốn thì trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn.
Đối với sản phẩm giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm xuất kho hoặc hoàn thành giao bán ngay.
Đối hàng hoá giá vốn hàng bán là trị giá mua thực tế của hàng xuất bán( bao gồm cả chi phí thu mua hàng hoá phân bổ cho hàng bán ra).
* Các phương pháp tính giá mua hàng xuất bán:
Để xác định giá vốn của hàng hoá xuất kho Doanh Nghiệp áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
- Phương pháp tính giá theo giá thực tế bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính giá theo giá nhập trước- xuất trước.
- Phương pháp tính giá theo thực tế nhập sau- xuất trước.
- Phương pháp tính giá theo thực tế đích danh.
Phương pháp tính giá theo thực tế bình quân gia quyền:
Trong Doanh Nghiệp Thương Mại phương pháp này được tính như
Sau:
Trị giá mua thực tế + Trị giá mua thực tế
hàng tồn đầu kỳ hàng nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng hàng + Số lượng hàng
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Trị giá mua thực tế = Số lượng hàng x Đơn giá
hàng xuất trong kỳ xuất kho bình quân
Phương pháp tính giá theo giá nhập trước- xuất trước(FiFo):
Theo phương pháp này người ta giả định rằng lô hàng nào nhập trước sẽ được ưu tiên xuất trước. Trị giá thực tế của hàng xuất kho sẽ được tính đúng theo trị giá của hàng nhập kho của những lô hàng ưu tiên xuất trước đó.
Phương pháp tính giá theo giá thực tế nhập sau- xuất trước( LiFo):
Theo phương pháp này người ta giả định rằng lô hàng nào nhập sau cùng sẽ được ưu tiên xuất trước. Trước hết phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và giả thiết hàng nào nhập sau thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng.
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
Với phương pháp này trị giá thực tế của hàng xuất kho được tính đúng theo trị giá nhập kho của lô hàng được xuất kho đó( xuất vào lô hàng nào tính theo giá của lô hàng đó).
1.2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán:
*Tài Khoản sử dụng: TK 632 :” Giá vốn hàng bán”
Kết cấu của TK632:
Bên nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
-Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế tạo TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng tự chế.
- Phản ánh các khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã dự phòng năm trước.
Bên có:
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(31/12)( khoản chênh lệch giữa số phải thu dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK911” Xác định kết quả kinh doanh”
TK632” Giá vốn hàng bán “ không có số dư cuối kỳ.
*Phương pháp kế toán:
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bán buôn qua kho theo hình thức bán hàng trực tiếp:
* Khi xuất hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đầy đủ hàng hoá và thanh toán tiền hàng kế toán ghi nhận trị giá mua thực tế của hàng xuất bán là:
Nợ TK 632- trị giá mua thực tế của hàng hoá
Có TK 156(1561)- Trị giá mua thực tế của hàng bán
* Khi phát sinh hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá bị trả lại là:
Nợ TK 156(1)- Nhập kho hàng hoá
Nợ TK 157- đang gửi tại kho người mua
Có TK 632- ghi giảm giá vốn hàng bán cho bị trả lại
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển thẳng:
* Khi xuất hàng chuyển cho bên mua, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi nhậ trị giá mua thực tế của hàng gửi bán được khách hàng chấp nhận:
Nợ TK 632- Trị giá mua thực tế của hàng bán
Có TK 157- Trị giá mua thực tế của hàng bán được chấp nhận
*Trường hợp hàng hoá chuyển bán và xác định là tiêu thụ phát sinh thiếu, tổn thất chưa rõ nguyên nhân kế toán ghi nhận trị giá mua của hàng thiếu hụt:
Nợ TK 138(1)- Trị giá hàng thiếu hụt chờ xử lý
Có TK 632- kết chuyển trị giá mua hàng thiếu hụt
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp :
Căn cứ và hoá đơn giá trị gia tăng do bên bán chuyển giao kế toán tổng hợp giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng:
Nợ TK 632- Trị giá mua thực tế của hàng mua chuyển thẳng
Nợ TK 133(1)- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112- Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng
* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán được phản ánh ở (phụ lục số 01)
1.2.2. Kế toán Doanh thu bán hàng:
1.2.2.1. Khái niệm doanh thu và phương pháp xác định doanh thu bán hàng:
*Khái niệm:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế Doanh Nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp làm tăng vốn chủ sở hữu.
Trong doanh nghiệp tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh thu được chia thành:
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
*Phương pháp xác định doanh thu bán hàng:
Căn cứ vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT).
- Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu.
Trong doanh nghiệp thương mại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường được thực hiện cho riêng từng loại đó là:
- Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá (DTBH).
- Doanh thu cung cấp dịch vụ (DTCCDV).
DTBH và CCDV = Khối lượng hàng x Giá bán
hoá tiêu thụ đơn vị
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ.
DTT về BH và CCDV = DTBH và CCDV - Các khoản giảm trừ DT
1.2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
*Các chứng từ và Tài Khoản sử dụng:
Các chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT
- Hoá đơn bán hàng
- Bản thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc, chuyển khoản... giấy báo có bản sao kê khai của Ngân Hàng.
Tờ khai thuế GTGT kèm bảng kê khai hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra.
Các chứng từ kế toán liên quan khác.
Tài Khoản sử dụng:
TK511” Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Bên nợ:
Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT pải nộp theo phương pháp trực tiếp tính trên Doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ.
Các khoản ghi giảm Doanh thu bán hàng( chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)
Kết chuyển Doanh thu bán hàng thuần sang TK911” xác định kết quả”
TK511 không có số dư đầu kỳ.
TK511 có 4 TK cấp 2 sau:
TK5111- Doanh thu bán hàng hoá
TK5112- Doanh thu bán thành phẩm
TK5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK5114- Doanh thu trợ cấp trợ giá
TK5117- Doanh thu kinh doanh bất động sản
TK512” Doanh thu bán hàng nội bộ”
TK512 có 3 TK cấp 2 sau:
TK5121- Doanh thu bán hàng hoá
TK5122- Doanh thu bán thành phẩm
TK5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ
Ngoài ra còn các TK liên quan như:
TK3331(33311)- Thuế GTGT đầu ra
TK3387- Doanh thu chư thực hiện
TK111,112,131,334,431...
* Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Kế toán doanh thu theo phương pháp bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp .
* Khi xuất hàng hoá giao cho bên mua, kế toá ghi nhậ doanh thu:
Nợ TK 111,112- Tổng giá thanh toán
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp
* Cuối kỳ kinh doanh kết chuyển chiết khấu thương mại:
Nợ TK 511- Ghi giảm doanh thu
Có TK 521- kết chuyển chiết khấu thương mại
* Kết chuyển doanh thu bán hàng bị trả lại:
Nợ TK 511- Ghi giảm Doanh thu
Có TK 531- kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại
Kế toán doanh thu theo phương pháp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng:
Khi xuất hàng hoá chuyển cho bên mua, căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111,112- Tổng giá thanh toán
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng
Có TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp
*Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng được thể hiện ở phụ lục số 02.
1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ Doanh thu:
Tài Khoản sử dụng:
- TK521” chiết khấu thương mại”
Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK511
Tài Khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
TK521 có 3 TK cấp 2:
TK5211: chiết khấu hàng hoá
TK5212: chiết khấu thành phẩm
TK5213: chiết khấu dịch vụ
- TK531” hàng bán bị trả lại”
Bên nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã bán ra.
Bên có: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK511 hoặc TK512
TK531 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ kế toán:
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331- Thuế GTGT
Có TK 111,112, 131
Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại sang doanh thu:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521- Chiết khấu thươnưg mại
- Kế toán hàng bán bị trả lại:
Thanh toán với người mua về số hàng bán bị trả lại:
Nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 531- Hàng hoá bị trả lại
Nợ TK 3331( thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có TK 111,112,131
Nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại
Có TK 111,112,131
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá trị hàng bán bị trả lại sang doanh thu:
Nợ TK 511,512
Có TK 531
Sơ đồ kế toán các khoản giản trừ DT
Được thể hiện ở (phụ lục số 03)
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng:
Khái niệm về chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính, bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ…
Tài khoản sử dụng.
TK 641: “ Chi phí bán hàng” dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tế trong kỳ liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:
- TK 641.1: “ Chi phí nhân viên”
- TK 641.2: “ Chi phí vật liệu bao bì”
- TK 641.3: “ Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
- TK 641.4: “ Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 641.5: “ Chi phí bảo hành”
- TK 641.7: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 641.8: “ Chi phí bằng tiền khác”
Phương pháp kế toán:
+ Tiền lươngvà các khoản phải trích theo lương của nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, chi phí sử chữa TSCĐ của bộ phận bán hàng:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng :
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng
Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng được thể hiện ở phụ lục số 04
1.2.5 Kế toán chi phí quản lý Doanh Nghiệp:
Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp.
Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng.
TK 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”(QLDN) dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:
- TK 642.1: “ Chi phí nhân viên quản lý”
- TK 642.2: “ Chi phí vật liệu quản lý”
- TK 642.3: “ Chi phí đồ dùng văn phòng”
- TK 642.4: “ Chi phí khấu hao TSCĐ”
- TK 642.5: “ Thuế, phí và lệ phí”
- TK 642.6: “ Chi phí dự phòng”
- TK 642.7: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK 642.8: “ Chi phí bằng tiền khác”
Phương pháp kế toán:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642- Chi phí QLDN
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 642- Chi phí QLDN
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331- PhảI trả người bán
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642- Chi phí QLDN
Sơ đồ kế toán chi phí QLDN được thể hiện ở phụ lục số 05.
1.2.6 Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thể hiện ở lãi hay lỗ về tiêu thụ hàng hoá và được xác định cụ thể như sau:
Kết quả = DT Thuần về - Giá vốn hàng - Chi phí - chi phí
tiêu thụ BH và CCDV xuất bán bán hàng quản lý DN
Nếu kết quả dương (+) thì có lãi và ngược lại, nếu âm (-) thì doanh nghiệp bị lỗ.
TK911- xác định kết quả kinh doanh
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Thương Mại Quốc Tế.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Quốc Tế là một doanh nghiệp tư nhân, được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 055919 ngày 09/02/1999.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương Mại Quốc Tế.
Tên đối ngoại: International investment constructions trading corp.
Tên viết tắt: ICT.
Trụ sở chính: lô 02-9A-Khu công nghiêp – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Vốn điều lệ ban đầu: 2 tỷ đồng.
Khi mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn, là công ty tư nhân với đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thị trường, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, phạm vi hoạt động còn hạn chế. Cho đến nay, sau gần 10 năm đi vào hoạt động vượt qua bao khó khăn, thách thức công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hướng khai thác và huy động vốn để phát triển mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
+Vốn điều lệ tăng lên, hiện nay là: 351.643.500.000 đồng.
+ Trong 5 năm đầu, công ty đã đầu tư một trạm cung cấp nhựa đường lỏng công suất 2000 tấn tại cảng X50 Hải Sơn - Đà Nẵng cùng dàn xe chuyên dụng trọng tải 16 tấn vận chuyển nhựa đường lỏng tới chân công trình cho khách hàng miền trung và phía nam với giá hơn 1,5 triệu USD.
+ Đầu tư xây dựng 1 trạm cung ứng nhựa lỏng tại cảng Cái Lân - Quảng Ninh với công suất 2500 tấn cùng dàn xe ôtô chuyên dùng cung cấp hàng đến chân công trình phục vụ các đơn vị thi công ở phía bắc với trị giá đầu tư hơn 1triệu USD.
+ Công ty đã mở rộng được thị phần tiêu thụ của mình: nhựa đường chiếm gần 32% tổng nhu cầu thị trường nhựa đường thùng, 20% tổng nhu cầu thị trường nhựa đường lỏng trong toàn quốc (số lượng nhựa đường năm 2005: 30 nghìn tấn, 2006: 35 nghìn tấn). Máy nghiền sàng đá chiếm hơn 70% thị phần toàn quốc ( năm 2006: bán gần 30 máy nghiền sàng đá)
2.1.2 Chức năng của công ty:
Ngành nghề chính của công ty là hoạt động trong lĩnh vực thương mại, với mặt hàng chủ yếu là nhựa đường, máy nghiền sàng đá. Ngoài ra Công ty cũng mua bán một số máy móc thiết bị khác nhưng số lượng tiêu thụ rất nhỏ trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của Công ty.
Công ty đang tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực chính là:
+ Lĩnh vực thương mại: Nhập khẩu nhựa đường, máy nghiền sàng đá, các loại thiết bị thi công công trình, phục vụ và cung cấp cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Lĩnh vực đầu tư: đầu tư hệ thống kho chứa, gia nhiệt, cung cấp vận chuyển nhựa đường lỏng cố định trên bờ và các cảng biển. Đầu tư cho thuê máy, thiết bị thi công theo phương thức trọn gói theo công trình. Đầu tư sản xuất, cung cấp vật liệu như đá dăm và cát nhân tạo….
+ Lĩnh vực xậy dựng: nhận thầu, hợp tác thi công, trực tiếp thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Nhận thầu các công trình thuỷ điện.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty:
Sau nhiều năm hoạt động, từ một công ty nhỏ bé công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế đã vươn lên thành một công ty lớn mạnh, có chỗ đứng trên thị trường. Công ty nhập khẩu hàng hoá từ các nước và luôn tìm cách tiếp cận tới các thị trường tiêu thụ tiềm năng khắp cả nước.
Bên cạnh công tác thị trường, nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, công ty không ngừng nâng cao công tác quản lí kế hoặch tạo niềm tin cho khách hàng và các đối tác. Luôn luôn hoạt động với phương châm : hình ảnh và uy tín công ty phải được xây dựng bằng những công việc đã làm.
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Mã số
năm 2006
năm 2007
%
1.Doanh thu bán hàng
01
178 887 247
267 929 106
+ 49,7%
2.Các khoản giảm trừ DT
02
7 095 546
-
3.Doanh thu thuần
10
178 887 247
260 833 560
+ 45,8%
4.Giá vốn hàng bán
11
148 288 073
219 018 064
+ 47,6%
7.Chi phí quản lý KD
(22=24+25)
22
24 567 557
32 783 768
+ 33,4%
8.Chi phí bán hàng
24
22 409 741
28 990 103
+ 29,3%
9.Chi phí quản lý DN
25
2 157 816
3 793 665
+75%
10.Chi phí tài chính
30
5 579 052
7 610 584
+36,4%
11Lợi nhuận thuần từ HĐKD
31
452 565
1 421 143
+214%
12.Tổng lợi nhuận chịu thuế
32
616 994
1 353 117
+119%
15.Thuế TNDN phải nộp
51
172 758
378 873
+119%
16.Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=32-51)
60
444 236
974 244
+119%
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2006-2007
Đv:1000đồng)
Nhận xét:
Qua số liệu của những năm gần đây ta thấy chỉ tiêu của công ty đều tăng .Doanh thu năm 2007 tăng 45,8% đã thể hiện sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc của công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Doanh thu tăng là nguyên nhân chính làm cho công ty có lãi,chỉ tiêu lợi nhuận đạt được của năm 2007 so với 2006 tăng hơn gấp đôi 119%.Chính vì thế mà công ty không những góp phần cải thiện đời sống của nhân viên,giúp họ có thêm tinh thần hăng say trong công việc mà còn đóng góp vào ngân sách hà nước một số tiền đáng kể theo mức lợi nhuận thu được.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty.
Tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1 (phần Phụ lục)
Bộ máy công ty bao gồm:
Tổng giám đốc: là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty, phụ trách tổng quát, giữ vai trò lãnh đạo chung của toàn công ty.
Phó tổng giám đốc kinh doanh: phụ trách phòng kinh doanh nhựa đường và thiết bị máy móc.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật: trực tiếp làm giám đốc điều hành dự án, được tổng giám đốc công ty ủy quyền toàn bộ làm việc với chủ đầu tư, kỹ sư tư vấn tại hiện trường.
Trung tâm kinh doanh nhựa đường: cung cấp nhựa đường cho các công trình giao thông các tỉnh khu vực phía bắc, trung, nam.
Trung tâm kinh doanh thiết bị: cung cấp máy móc trang thiết bị cho các công trình có nhu cầu trên toàn quốc.
- Phòng hành chính: quản lí về các mặt: tổ chức nhân sự , xây dựng quy chế tiền lương , công văn soạn thảo quy chế hoạt động của công ty.
- Phòng tài chính- kế toán: trực tiếp tham mưu và cố vấn cho tổng giám đốc về vấn đề tài chính của công ty
2.1.6 Một số đặc điểm chủ yếu về kế toán của công ty
* Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty:
+Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong công ty
+ Phó phòng kế toán: làm tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động cuả phòng kế toán, phụ trách vấn đề công nợ.
+ Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm riêng về hoạt động giao dịch với ngân hàng . Tổ chức mở L/C, mở bảo lãnh.
+ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi, tạm ứng; kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ
+ Kế toán tổng hợp: hàng tháng, hàng quý kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp các tài liệu, chứng từ của các kế toán khác để lập chứng từ ghi sổ, lập sổ cái và các báo cáo tài chính.
+ Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp hợp lệ để tiến hành xuất nhập quỹ , đồng thời cuối mỗi ngày tiến hành kiểm kê quĩ tiền
+ Các kế toán trạm: thực hiện hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra chứng từ ở trạm, cuối mỗi tháng gửi về văn phòng kế toán công ty.
* Các chính sách kế toán tại công ty :
- Chế độ kế toán công ty áp dụng: theo quyết định số 15/2006/QĐ của BTC ban hành ngày 20/03/2006
- Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: Việt nam đồng, Hình thức tổ chức kế toán: kế toán tập trung
Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả SXKD, Thuyết minh báo cáo tài chính, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Bảng cân đối các tài khoản .
2.2. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Quốc tế.
2.2.1 Nội dung doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng của công ty la doanh thu từ các loại nhựa đường: nhựa đường lỏng, nhựa đường đóng thùng từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Singapore, Thai lan…
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng:
* Chứng từ kế toán:
Hoá đơn giá trị gia tăng mẫu 01-GTKT – 3LL.
Phiếu xuất kho, phiếu thu.phiếu chi
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Công ty sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng.
Các TK liên quan khác như:TK 131, TK3331,TK111,TK331
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết phải thu của khách hàng(biểu mẫu số 11)
- Số cái tài khoản 511. 111, 112, 532 .911…..
* Trình tự kế toán tại công ty:
Phương thức bán hàng tại công ty là phương thức bán hàng trực tiếp tại kho. Theo phương thức này công ty có các trường hợp bán hàng như sau:
Trường hợp bán hàng trả ngay:
Căn cứ vào phiếu xuất kho ,hóa đơn GTGT kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau:
Nợ TK 111 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa chịu thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
VD: Ngày 25/10/07 Công ty bán nhựa cho:
+ Công ty An Cường, số lượng: 300 tấn, giá bán chưa thuế: 6.003.074 đ/tấn.Thuế GTGT 10%.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111 : 1.980.000.000 đ
Có TK 511: 1.800.000.000 đ
Có TK 3331 : 180.000.000 đ
Định khoản này được ghi vào sổ chi tiết bán hàng (Biểu Mẫu 15)
Trường hợp bán hàng thanh toán bằng chuyển khoản:
Căn cứ vào phiếu xuất kho ,hóa đơn GTGT kế toán phản ánh vào số kế toán theo định khoản như sau:
Nợ TK 112 : tổng thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : Thuế GTGT phảI nộp
VD: Ngày 30/12/07 Công ty bán nhựa cho:
+ Công ty CP Xây dựng giao thông I, số lượng: 100 tấn, giá bán chư thuế GTGT : 6.000.000.đ/tấn.Thuế GTGT 10%.Thanh toán bằng chuyển khoản.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 112 : 3.500.000.000 đ
Có TK 511: 3.181.818.181 đ
Có TK 3331: 318.181.819đ
Định khoản này được ghi vào sổ chi tiết bán hàng (Biểu Mẫu 15)
Trường hợp khách hàng mua chịu:
Khi kế toán ký hợp đồng chả chậm , khi xuất hàng kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT định khoản:
Nợ TK 131 : tổng giá thanh toán
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có Tk 3331 : Thế GTGT được khấu trừ
VD : Ngày 31/12/2007 Cty xuất bán cho công ty Xây dựng CT 565 – BQP 310 tấn nhựa đường giá 9.123.818 đ/tấn,thuế GTGT 10%
Kế toán định khoản:
Nợ TK 131 : 3 111 222 200 đ
Có TK 511 : 2.828.383.818 đ
Có TK 3331 : 282.838.382 đ
Định khoản này có trong (Biểu mẫu số 13)
Cuối kỳ kế toán tại công ty kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng sang tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 911: 8.591.222.200 đ
Có TK 511: 8.591.222.20 đ
Định khoản này có trong (biểu mẫu 14)
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu :
* Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
* Tài khoản kế toán sử dụng :
- Tk 521 – Chiết khấu thương mại
- Tk 531 – Hàng bán bị trả lại
- Tk 532 – Giảm g._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22123.doc