Thực trạng kế hoạch cung ứng, sử dụng nhiên liệu ở Công ty cổ phần điện Phả Lại

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ : Tài sản cố định TSLD : Tài sản lưu động PLPC : Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại TKV : Tập đoàn than khoản sản Việt Nam GTGT : Thuế giá trị gia tăng POQ : Mô hình đặt hàng theo sản xuất ROP : Điểm đặt hàng EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam JPY : Tỷ giá đồng Yên Nhật VNĐ : Việt Nam đồng TS : Tài sản EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi BOQ : Mô hình dự trữ thiếu DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Quy trình kế hoạch hóa sản xuất Sơ đồ 1.2

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kế hoạch cung ứng, sử dụng nhiên liệu ở Công ty cổ phần điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Quy trình vận động của chi phí Sơ đồ 1.3 : Hệ thống điểm đặt hàng Sơ đồ 1.4 : Hệ thống tái tạo định kỳ Sơ đồ 1.5 : Mô hình xác định khối lượng đặt hàng tối ưu Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ Công nghệ sản xuất của Công ty Sơ đồ 2.2 : Sản lượng sản xuất của Công ty Sơ đồ 2.3 : Mô hình tổng quát để phân tích chi phí Sơ đồ 2.4 : Quy trình đua ra các biện pháp giảm chi phí Sơ đồ 2.5 : Vòng quay hàng tồn kho Sơ đồ 3.1 : Mô hình POQ Sơ đồ 3.2 : Mô hình BOQ Bảng 2.1 : Công suất thiết kế của Công ty Bảng 2.2 : Khối lượng nhiên liệu sử dụng qua các năm Bảng 2.3 : Các chi phí sản xuất điện Bảng 2.4 : Cước phí vận chuyển đường thủy Bảng 2.5 : Cước phí vận chuyển đường sắt Bảng 2.6 : Tình hình sử dụng và cung cấp nhiên liệu trong năm 2008 Bảng 2.7 : Khối lượng nhiên liệu nhập thực tế năm 2008 Bảng 2.8 : Tỷ số thanh khoản LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động của các doanh nghiệp là chuyển hóa các dạng khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của doanh nghiệp trong kế toán đó được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền. Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, kiểm soát chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp Nhiên liệu là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất của Công ty , Nhiêu liệu chiếm 50% chi phí sản xuất điện .Nếu giảm được chi phí giá Nhiên liệu sẽ có thể giảm được chi phí sản xuất , nhằm làm tăng doanh thu của Công ty Rủi ro về biến động giá nguyên nhiên liệu đầu vào thì hoạt động của Công ty vẫn bảo đảm duy trì mức lợi nhuận tối thiểu.Tuy nhiên , điều đó cũng sẽ là yếu tố làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty khó có sự tăng trưởng đột phá. Nhiên liệu lưu trữ nhiều trong kho cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của Công ty, nhưng nếu thiếu nhiên liệu cho sản xuất cũng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của Công ty. Vì vậy cũng đặt ra yêu cầu là có kế hoạch cung ứng cũng như lưu kho hợp lý nhất. Câu hỏi nghiên cứu Những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp là gì? Và chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất là gì ? Kế hoạch cung ứng và sử dụng của Công ty đã hợp lý chưa ? Làm thế nào để giảm tối thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất cũng như quá trình cung ứng nhiên liệu? Các giải pháp để tăng hiệu quả cung ứng nhiên liệu một cách hợp lý và hiệu quả nhất là gì ? Phạm vi nghiên cứu Trong nội bộ doanh nghiệp về quy trình và các kế hoạch sử dụng nhiêu liệu nhằm đặt hiệu quả kinh doanh cao nhất Thời gian nghiên cứu : đánh giá hiệu quả trong 1 năm và kế hoạch cho các năm sau Phương pháp nghiên cứu Phân tích các biến động chi phí . Dùng hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Dùng chỉ tiêu về chi phí để đánh giá hiệu quả trong việc cung ứng nhiên liệu Đánh giá các phương án giảm chi phí sản xuất à đề ra phương án hợp lý và hiệu quả nhất. Nội dung nghiên cứu CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẳn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định . Trên thực tế, luôn có sự sai lệch giữa dự báo sản xuất và thị trường nơi mà doanh nghiệp có mặt , vì vậy kế hoạch phải được xây dựng trên năng lực sản xuất và các phân tích đánh giá dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt , sao cho thích ứng với mọi sự biến động của môi trường kinh doanh , đặc biệt là sự biến động của nhu cầu. Quá đó làm cho chức năng sản xuất trở thành một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp , với các yêu cầu của quản lý sản xuất là tạo ra sản phẩm chất lượng cao , đảm bảo khả năng hoạt động tốt của hệ thống sản xuất , quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp v.v… Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được các nội dung sau đây : Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất (nhà máy, phân xưởng , dây chuyền v.v..) Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm Sử dụng các yếu tố sản xuất Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm Các kế hoạch thuê ngoài (gia công ) Việc xác định các yêu tố này phải thỏa mãn các rằng buộc chặt chẽ về mặt kỹ thuật , các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp , đặc biệt là các rằng buộc về mục tiêu bán hàng , khả năng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả tài chính Thực hiện Kê hoạch công suất Kế hoạch Nhu cầu vật liệu Sản xuất năng lực tồn kho Kế hoạch nhu cầu công suất Kế hoạch sản xuất tổng thể Mua sắm Năng lực cung cấp Kế hoạch chỉ đạo sản xuất Tài chính Luồng tiền Nhân sự kế hoạch nhân sự Thực hiện kế hoạch Vật liệu Marketing Nhu cầu 1.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG DOANH NGHIỆP Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình, trong kỳ doanh nghiệp phải chịu nhiều loại chi phí phát sinh. Tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí như : Chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Chi phí tiều lương ; chi phí điện ,nước và các nhiên liệu khác Chi phí mua các dịch vụ , từ dịch vụ vận chuyển đến dịch vụ vệ sinh Chi phí bán hàng như chi phí bao bì , chi phí quảng cáo … Chi phí quản lý như khấu hao các thiết bị văn phòng hay chi phí lương cho nhân viên văn phòng Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sẽ nảy sinh đồng thời với quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ lúc thành lập đến việc đầu tư mua sắm nguồn lực, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ. Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Quá trình Chuẩn bị Nội dung hoạt động   Sơ đồ 1.2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ Vận động của chi phí Nguyên cứu xây dựng dự án đầu tư Chi phí thành lập chuyển thành giá trị trài sản và chi phí hoạt động Mua sắm các nguồn lực Chi phí mua sắm chuyển thành giá trị tài sản Đầu tư Giá trị nguồn lực tiêu hao chuyển thành Chi phí SX Chế tạo nguyên liệu thành sản phẩm Sản xuất Sản phẩm tồn trữ đáp ứng cho tiêu thụ Tồn trữ Chi phí sản xuất chuyển thành giá trị thành phẩm Tiêu thụ Bán sản phẩm Giá trị thành phẩm chuyển thành giá vốn hàng bán Theo đó, các loại chi phí thường gặp trong doanh nghiệp bao gồm: 1.2.1 Chi phí lao động trực tiếp và gián tiếp: Lương và các khoản tiền liên quan đến nhân viên (chẳng hạn như các khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi,…) có thể phân bổ toàn bộ cho một đơn vị sản phẩm cụ thể gọi là chi phí lao động trực tiếp. Lương và các khoản tiền liên quan đến nhân viên mà không thể phân bổ cho một đơn vị sản phẩm cụ thể gọi là chi phí lao động gián tiếp (chẳng hạn như chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí điện, nước, điện thoại…). Chi phí lao động trực tiếp tăng hoặc giảm theo tỷ lệ của hoạt động sản xuất được gọi là chi phí biến đổi (hay biến phí). Chi phí lao động gián tiếp phát sinh dù không phụ thuộc vào mức độ hoạt động gọi là chi phí cố định (hay định phí). 1.2.2.Chi phí nguyên vật liệu 1.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và gián tiếp Tương tự như chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu có thể phân chia thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí của nguyên vật liệu được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm và có thể nhận diện tách biệt cho từng loại sản phẩm. Do vậy, chi phí này có thể được phân bổ trực tiếp và toàn bộ vào một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp: là chi phí của các loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm nhưng không thể nhận diện và tách biệt cho từng sản phẩm. Vì vậy, chi phí này không thể phân bổ trực tiếp và toàn bộ vào một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. 1.2.1.2 Chi phí tồn trữ: Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp thường mua dự trữ một số loại nguyên vật liệu quan trọng. Các chi phí phát sinh trong quá trình tồn trữ này gọi là chi phí tồn trữ. Đó là một số chi phí như: Tiền lãi mà lẽ ra doanh nghiệp được hưởng nếu đem vốn đi gửi tiết kiệm thay vì tồn trữ nguyên vật liệu. Đây có thể được xem là “chi phí cơ hội”. Tiền lãi phải trả nếu như khoản tiền để mua nguyên vật liệu tồn trữ là khoản vốn đi vay. Chi phí bảo quản nguyên vật liệu. Chi phí thuê mặt bằng kho. 1.2.3 Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt mua hàng hóa dự trữ có thể phát sinh từ một loạt các hoạt động, bao gồm : Chi phí lập phiếu yêu cầu mua hàng Chi phí liên hệ các nhà cung cấp yêu cầu cung cấp bảng báo giá Chi khí ký hợp đồng mua hàng hóa với các nhà cung cấp Chi phí tiếp nhận hàng hóa , kiểm tra hàng hóa và chuẩn bị báo cáo cho các bộ phận quản lý liên quan Chi phí tiếp nhận phiếu thanh toán từ các nhà cung cấp Chi phí thanh toán bằng tiền hoặc bằng phương tiện thanh toán khác … Thực tế có rất nhiều bộ phận liên quan tham gia đến quá trình mua nguyên vật liệu, nên chi phí đặt mua các mặt hàng tồn trữ thường sẽ đáng kể. Nếu nguyên vật liệu tồn trữ không được đặt mua đúng thời hạn, thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.4 Tổn thất do thiếu hụt nguyên vật liệu tồn trữ Quản trị hàng tồn kho là một vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm, vì nếu tồn trữ quá nhiều nguyên vật liệu cũng có thể phát sinh thêm chi phí, nhưng tồn trữ quá ít cũng gây ra chi phí. Đó là các tổn thất do thiếu hụt nguyên vật liệu tồn trữ và các tổn thất này phát sinh khi nguyên vật liệu tồn trữ thay thế chưa được chuyển đến kịp thời. Tổn thất do thiếu hụt nguyên vật liệu tồn trữ có thể xẩy ra khi : Mức nguyên vật liệu đả giảm xuống quá thấp trước khi đặt mua hàng Các nhà cung cấp chuyển hàng chậm Các sai sót về thủ tục giấy tờ xảy ra ở lần đặt hàng tiếp theo Các sự kiện xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp,chẳng hạn như biến động mạnh về giá, nhà cung cấp phá sản,…. 1.2.5 Chi phí chung Đó là những chi phí phát sinh những không thể gắn chúng với một hoạt động hay một sản phẩm cụ thể nào đó. Chi phí chung bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung: đây là một loại chi phí gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ; gồm nhiều loại chi phí có tính chất khác nhau và  do nhiều bộ phận quản lý khác nhau, do vậy chi phí sản xuất chung là loại chi phí phức tạp và rất khó kiểm soát. Chi phí bán hàng: Chi phí này bao gồm các chi phí chung như chi phí điện nước cho các cửa hàng, hoa hồng hàng bán, chi phí vận chuyển, quảng cáo, các khoản chi phí của nhân viên bán hàng,… Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này bao gồm chi phí lương bộ phận quản lý, khấu hao máy tính và thiết bị văn phòng, chi phí điện nước, điện thoại, …. Tóm lại, quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau, việc nhận diện chúng là bước khá quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí của nhà quản lý. 1.3 KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU Khái Niệm Dữ trữ nguyên vật liệu là nội dung quan trọng nhất trong hệ thống quản lý dữ trữ của doanh nghiệp.Nó làm cho doanh nghiệp tách rời nhà cung ứng khỏi qui trình sản xuất của mình điều này cho phép doanh nghiệp loại bỏ sự biến động về chất lượng , số lượng và thời gian giao hàng của nhà cung cấp, những yếu tố doanh nghiệp khó kiểm xoát hoàn toàn Mục đích Dự trữ nguyên vật liệu phải đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản , đó là đáp ứng tốt nhất (đầy đủ, kịp thời , đúng yêu cầu chất lượng – kỹ thuật) Nhu cầu đầu vào của sản xuất (nguyên vật liệu, chi tiết, bán thành phẩm) với chi phí thấp nhất. Hơn thế nữa , hoạt động dự trữ nguyên vật liệu còn liên quan đến các hoạt động mua sắm và cung ứng , do vậy để hoạt động này thực sự có hiệu quả , dự trữ nguyên vật liệu cần phải giải quyết các mâu thuẫn sau đây : Về mặt thương mại : Doanh nghiệp cần mua với khối lượng lớn (và dữ trữ với khối lượng lớn) để có thể chiếm ưu thế trong đàm phán với khách hàng.Thông thường , khi mua với khối lượng lớn thì doanh nghiệp sẽ trở thành khách hàng quan trọng của nhà sản xuất và qua đó tạo ra cho mình một quyền lực lớn trong đàm phán về giá cả và chất lượng Về mặt sản xuất : Doanh nghiệp cần dữ trữ lớn để đảm bảo mức độ an toàn trong việc cung ứng đầu vào cho qui trình sản xuất , với mức dữ trữ luôn sẵn sàng thì việc điều khiển các hoạt động sản xuất sẽ dễ dàng hơn , và tránh được tình trạng thiếu nhiên liệu dẫn đến phải ngưng sản xuất . Về mặt tài chính : Doanh nghiệp cần dự trữ với khối lượng nhỏ để giảm nhu cầu về vốn lưu động , qua đó tiết kiệm được chi phí vốn và các chi phí lưu kho khác có liên quan. Để giải quyết được các mâu thuẫn này , quản lý dữ trữ cần phải có sự thỏa hiệp để đạt được mục tiêu tối đa , và các phương pháp kế hoạch hóa dự trữ và cung ứng là công cụ hiệu quả cho phép thực hiện các mục tiêu trên. Các phương pháp lập kế hoạch dự trữ: Để đạt được mục tiêu thỏa hiệp giữa khối lượng dự trữ và chi phí dự trữ, kế hoạch dự trữ và cung ứng phải trả lời hai câu hỏi: khi nào đặt hàng và đặt hàng (dự trữ ) với khối lượng bao nhiêu .Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất doanh nghiệp có thể có sự lựa chọn giữa việc đặt hàng đều đặt , tức là đặt hàng theo những chu kỳ cố định theo tuần , hàng tháng, hàng quí v.v.. và đặt hàng khi có nhu cầu , tức là khi mà mức dự trữ giảm xuống mức cho phép do doanh nghiệp ấn định . Để trả lời câu hỏi thứ hai ,doanh nghiệp cũng có thể có lựa chọn giữa việc đặt hàng với khối lượng cố định tức là khối lượng đặt hàng không thay đổi cho mỗi lần đặt hàng ,và đặt hàng với khối lượng thay đổi sau mỗi đơn hàng. Trên thực tế nếu doanh nghiệp chọn hệ thống đặt hàng theo chu kỳ cố định với mức đặt hàng cố định sẽ khó thích ứng với biến động của các nhu cầu.Còn nếu chọn đặt hàng theo chu kỳ không cố định với khối lượng thay đổi thì sẽ rất khó khăn cho công tác kế hoạch hóa, do có quá nhiều biến số mà doanh nghiệp không dự tính trước được điều này làm giảm đáng kể hiệu lực của công tác kế hoạch dự trữ và cung ứng. Thường thì người ta lựa chọn hệ thống đặt hàng để tái tạo dự trữ tới thời gian thay đổi (chu kỳ khác nhau) hoặc là số lượng thay đổi (quy mô đơn hàng ), điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khác nhau đê lập kế hoạch cung ứng và dữ trữ nguyên vật liệu. Các phương pháp này cần tính đến khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất và các chi phí cung ứng và dự trữ có liên quan Phương pháp hệ thống điểm đặt hàng (Reorder point ): Khi khối lượng cần cung ứng đã được xác định , doanh nghiệp phải tìm câu trả lời cho câu hỏi khi nào thì đặt hàng. Phương pháp này sẽ xác định thời điểm đặt hàng (ROP) một khối lượng xác định Q mỗi khi qui mô dự trữ sản phẩm xuống dưới một mức nhất định gọi là điểm đặt hàng. Mức dự trữ này đảm bảo cho phép thỏa mãn yêu cầu của sản xuất cho đến khi nhận hàng từ nhà cung cấp.Nếu như yêu cầu tăng, ngày đặt hàng sẽ sớm hơn và ngược lại. Trên thực tế ,mức yêu cầu sản xuất trong thời gian giao nhận thường dao động quanh một giá trị trung bình , vì vậy mức dự trữ báo động ( điểm đặt hàng ) sẽ bằng mức yêu cầu trung bình trong thời gian giao nhận công thêm một khối lượng dự phòng khi có sự biến động nhu cầu và thời hạn trong thời gian gian nhận.Mức dự trữ dự phòng này thường được biết đến với cái tên “ dự trữ bảo hiểm “. Đây là mức dự trữ tối thiểu cần thiết chi phép doanh nghiệp đương đầu với các biến động không dự tính được ( biến động ngẫu nhiên của cầu , nhà cung cấp không tuân thủ thời gian cung cấp ,nguyên vật liệu hoặc sản phẩm không đạt chất lượng v.v..) để tránh tình trạng “ cháy kho “ có thể dẫn đến những thiệt hại đôi khi rất lớn Thời gian T1 T2 T3 ROP Sơ đồ 1.3 : Hệ thống điểm đặt hàng Dự trữ Khối lượng đặt hàng cho mỗi lần sẽ được xác định như sau : Điểm đặt hàng (ROP) = yêu cầu TB trong thời gian giao nhận + dự trữ bảo hiểm Nhìn chung phương pháp này dễ hiểu và dễ áp dụng,tuy nhiên nó yêu cầu doanh nghiệp phải đặt hàng ngay khi đạt tới điểm đặt hàng , và điều này dẫn đến những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp, chẳng hạn trong trường hợp nhập nhiều mặt hàng từ một nhà cung cấp mà các mặt hàng đó lại đặt tới điểm đặt hàng tại những thời điểm khác nhau thì doanh nghiệp không thể gom chúng lại trong cùng một đơn đặt hàng , hoặc khi mà thời gian giao hàng thường xuyên bị chậm sẽ kéo theo yêu cầu một mức dự trữ lớn ở nhà cung cấp Phương pháp hệ thống tái tạo định kỳ ( fixed – period – systems ) Đối với hệ thống này, ở một thời điểm cố định , người ta đánh giá mức dự trữ còn lại và đặt hàng một số lượng xác định sao cho mức dự trữ ( sau khi nhận hàng ) đạt được một quy mô cố định.Do vậy , số lượng đặt hàng thường bằng lượng nguyên vật liệu đã tiêu hao trong khoảng thời gian từ lần đặt hàng trước. Dự trữ Sơ đồ 1.4 : Hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ Thời gian T1 T2 T3 Mức tái tạo dự trữ Hệ thống này nhằm kiểm tra qui mô kho theo những khoảng thời gian đều đặn và đặt hàng bằng lượng nguyên vật liệu đã tiêu thụ trong kỳ. Số lượng đặt hàng (Q) = Mức tái tạo dự trữ - Mức tồn kho (Mức tái tạo dự trữ = Nhu cầu TB trong kỳ và thời gian giao nhân + dữ trữ bảo hiểm) Khi mức tái tạo dự trữ được ấn định ở mức cao , mức dự trữ trung bình sẽ cao và chi phí lưu kho sẽ lớn , ngược lại nếu mức dự trữ tái tạo quá thấp thì mức dự trữ trung bình sẽ thấp,tiết kiệm được chi phí lưu kho nhưng sẽ làm tăng rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu. Theo hệ thống này , doanh nghiệp có khả năng gom các mặt hàng do cùng một nhà cung cấp và qua đó giảm chi phí quản lý , chi phí đặt hàng , vận chuyển và giao nhận.Tuy nhiên , hệ thống này sẽ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất khi trong một chu kỳ tái tạo có sự biến động lớn về yêu cầu nguyên vật liệu Mô hình xác định số lượng đặt hàng tối ưu (mô hình Wilson) Trong hai hệ thống trên , việc xác định số lượng đặt hàng mới chỉ tính đến việc thỏa mãn nhu cầu vật lý của sản xuất mà chưa tính đến các rằng buộc tài chính , vì việc lưu kho tất sẽ dẫn đến các chi phí có liên quan , do vậy , để đáp ứng tốt nhất mục đích của kế hoạch dự trữ , doanh nghiệp phải xác định quy mô kinh tế chi mỗi lần đơn hàng ( theo mô hình Wilson). Việc cung ứng và duy trì một mức dự trữ nguyên vật liệu sẽ kéo dài theo hai loại chi phí cơ bản là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Q* = Chi phí đơn hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới mỗi lần đặt hàng, trong đó có thể bao gồm các chi phí giao dịch , ký kết đơn hàng , gửi đơn hàng và theo dõi đơn hàng.Trong một số trường hợp, chi phí vân chuyển cũng được xem như chi phí đơn hàng .Đối với mỗi đơn hàng , các khoản chi phí này nói chung có sự biến động lớn và do đó chúng ta có thể coi như là một loại chi phí cố định không phụ thuộc vào khối lượng mỗi đơn hàng.Tuy nhiên , những chi phí này lại tăng tỷ lệ với số lần đặt hàng , và do vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí này khi đặt hàng với số ít lần và với khối lượng lớn. Chi phí lưu kho bao gồm các chi phí bảo quản và chi phí tài chính ( lãi ngân hàng chẳng hạn ) cho phần vốn lưu động bị đọng cùng với giá trị nguyên vật liệu lưu kho.Nhưng chi phí này tăng tỷ lệ thuận với khối lượng đơn hàng và dự trữ , do vậy, để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp nên đặt hàng làm nhiều lần với khối lượng nhỏ. Như vậy chung ta thấy , để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí rõ ràng doanh nghiệp phải tìm ra số lượng đặt hàng (và dự trữ) tối ưu thỏa hiệp mâu thuẫn này .Phương pháp Wilson cho phép doanh nghiệp đặt hàng tương ứng với tổng chi phí cung ứng và dữ trữ nhỏ nhất. Theo phương pháp này, nếu ta gọi : TC là tổng chi phí cung ứng và dữ trữ D là mức yêu cầu trong một thời kỳ ( 1 năm ) Q là số lượng mỗi lần đặt hàng S là chi phí đặt hàng H là chi phí lưu kho trung bình cho một đợn vị nguyên vật liệu (trong một năm) Chúng ta sẽ có : Tổng chi phí đặt hàng = chi phí cho một lần đặt hàng (S) x Số lần đặt hàng (D/Q) Tổng chi hí lưu kho = chi phí lưu kho TB (H) x Khối lượng lưu kho TB (Q/2) Tổng chi phí cung ứng và dự trữ = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí lưu kho. TC = + Chúng ta thấy rõ ở đây tổng chi phí biến động theo hai chiều khác nhau phụ thuộc vào khối lượng đặt hàng , khi khối lượng đặt hàng biến động , chi phí này tăng thì chi phí kia lại giảm xuống .Vấn đề ở đây là xác định số lượng đặt hàng Q* sao cho tổng chi phí là tối thiểu. Để tìm Q* , chúng ta lấy đạo hàm của TC và làm cho nó triệt tiêu , chúng ta sẽ được giá trị của Q* : Mô hình của Wilson cũng có thể được thể hiện thông qua đồ thị sau đây Sơ đồ 1.5 : Mô hình xác định khối lượng đặt hàng tối ưu (Wilson) HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH .Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng của doanh nghiệp đương đầu với các khoản nợ đã đến hạn . Nếu như khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp có nghĩa là Vị thế tài chính của doanh nghiệp yếu kém và ít có khả năng giải quyết được các vấn đề về vốn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của công ty được xem xét trên hai khia cạnh : khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tài sản lưu động doanh nghiệp đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của Công ty.Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định ( vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn ) thay cho các khoản nợ ngắn hạn.Tuy nhiên , đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức.Bởi vì , một khi tài sản của Công ty lớn hơn nợ ngắn hạn cũng chưa chắc tài sản lưu động của Công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm , chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được , các khoản chi phí thu ứ đọng không thu tiền được.Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động ta cần phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của Công ty qua các chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân , vòng quay hàng tồn kho. TSCD Khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Giá trị khả năng thanh toán hiện hành phải 1, nếu không thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán , hệ số này phụ thuộc vào đặc tính của mỗi doanh ngành.Giá trị tối ưu của tỷ số khả năng thanh toán hiện hành theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là từ 2 – 2,5. Khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ được tính bằng cách chia các tài sản quay vòng nhanh cho tổng nợ ngắn hạn.Nó cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc tài bán tài sản dự trữ ( tồn kho). TSCD - Tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thế thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn , căn cứ vào vào những tài sản lưu động có khả năng chuyển thành tiền một cách nhanh chóng . Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn , có những khoản đã và sẽ đến hạn ngày thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh , những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu thanh toán ngay. 1.4.2 .Nhóm các chỉ tiêu về doanh lợi Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu doanh lợi thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động của doanh nghiệp và các phương tiện , nguồn lực tạo ra kết quả đó. Trên thực tế , có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể hiện mối quan hệ này, tuy theo cách tiếp cận về kết quả và phương tiện.Tuy nhiên , để có thể đưa ra các quyết định về kế hoạch tài chính , doanh nghiệp đặc biệt phải quan tâm đến các chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi vốn đầu tư và doanh lợi vốn sở hữu Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Lợi nhuận ròng Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Doanh thu Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu , nó phản ánh số lợi nhuận trong 1% doanh thu 1.4.3 Hiệu quả huy động và sử dụng tài sản a/ Vòng quay tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay kho = (lần) Mức tồn kho bình quan Phản ánh bình quân hàng hóa được luân chuyển bao nhiêu lần trong ký b/ Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh từ một đồng tài sản tham gia hoạt động sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Doanh thu bán ra Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản = x100 Tổng tài sản c/ Vòng quay nhà xưởng thiết bị: Doanh thu bán ra Vòng quay nhà xưởng thiết bị = x100 Giái trị nhà xưởng thiết bị d/ Tỷ lệ hoạt động tồn kho: Doanh thu Vòng quay hàng tồn kho = (vòng) Giái trị tồn kho Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho.Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho Bình quân ngành = 9 vòng Số ngày trong năm Số ngày tồn kho = (ngày) Số vòng quay hàng tồn kho CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH CUNG ỨNG, SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY: Công suất định mức và dây chuyền công nghệ 2.1.1.1 Dây chuyền công nghệ Theo cách phân loại sản xuất theo cách thức tổ chức sản xuất thì Công ty cổ phần nhiệt điện Phả lại được phân vào nhóm Công ty sản xuất liên tục với quá trình sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là điện.Trong hình thức tổ chức sản xuất này, các thiết bị được sản xuất được lắp đặt theo dây chuyền làm cho luồng di chuyển của các yếu tố vật chất ( nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm) đi theo một dòng thẳng liên tục. Dây chuyền công nghệ của Công ty chủ yếu là tự động hóa. Do tính chất liên tục của sản xuất, để tránh dồn ứ chế phẩm trong quá trình sản xuất và khơi thông dòng luân chuyển của sản phẩm, việc cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải được tiến hành một cách cẩn trọng và chu đáo. Dây chuyền công nghệ cũng phản ánh những yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất của Công ty Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty (Nguồn: Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại) Sơ lược về công nghệ sản xuất của Công ty: * Đường đi của than, gió trong máy nghiền: Quy trình sản xuất điện ở Công ty là quá trình biến đổi các dạng năng lượng khác nhau từ nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng của roto máy phát và thành điện năng. Than đá được khai thác tại các mỏ than theo đường sông hoặc đường sắt tập kết tại kho và được vận chuyển đến phân xưởng lò bằng hệ thống các băng tải. Tại phân xưởng lò than được đập vụn, sấy khô rồi nghiền mịn bằng hệ thống các máy nghiền. Than bột được các máy cấp than bột thổi vào buồng lửa qua các vòi đốt với nhiệt độ trên 400oC. Các vòi đốt được bố trí xung quanh buồng đốt, thông thường có từ bốn đến tám vòi đốt. Trong buồng lửa than được đốt độc lập hoặc được đốt kèm với dầu FO lúc khởi động lò. Than đá  được đốt cháy, nhiệt năng toả ra đốt nóng dòng không khí, cung cấp nhiệt năng cho lò hơi biến nước thành hơi. * Đường đi của nước : Nước tuần hoàn trong lò hơi - tua-bin được lấy từ các con sông và được xử lý rất kỹ, gần như nước tinh khiến, trước khi cấp cho bình chứa nước ngưng. Nước từ bình ngưng được bơm qua các bình gia nhiệt hạ áp. Tại đây nước được nâng nhiệt độ lên  bởi hơi nước nóng lấy ra từ các cửa trích hơi của tua-bin. * Cấu truc đường lò hơi: Tại tua-bin động năng của dòng hơi được chuyển thàng cơ năng quay trục hệ thống tua-bin-máy phát, máy phát được kích từ do đó tọa ra điện năng. Điện năng sản xuất ra được hòa vào lưới điện và một phần được sử dụng làm điện dùng cho nhà máy 2.1.1.2 Công suất định mức Công suất thiết kế là mức sản lượng lý thuyết tối đa của một hệ thống sản xuất. Đối với dây chuyền sản xuất của Công ty thì định mức công suất thiết kế của hai dầy chuyền sản xuất là mục tiêu đặt ra của Công ty Bảng 2.1 Công suất thiết kế của Công ty THÔNG SỐ THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN 1 DÂY CHUYỀN 2 CÔNG SUẤT THIẾT KẾ 440 MW 600 MW SẢN LƯỢNG ĐIỆN (6'500 GIỜ/NĂM) 2,86 tỷ kWh / năm 3,68 tỷ kWh / năm TỶ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG 10,15 % 7,2 % HIỆU SUẤT KHỬ BỤI 99,2 % 99,78% LÒ HƠI Kiểu БКЗ-220-100-10C Than phun, có QNTG, ngọn lửa hình chữ W Năng suất hơi 220 T/h 875 T/h Áp lực hơi 100 kg/cm2 174,1 kg/cm2 Nhiệt độ hơi quá nhiệt 540 0C 541 0C Hiệu suất thô của lò 86,05 % 88,5% TUA BIN Kiểu K-100-90-7 270T 422/423 Công suất định mức 110MW 300 MW Áp suất hơi nước 90 kg/cm2 169 kg/cm2 Nhiệt độ hơi nước 535 0C 538 0C MÁY PHÁT ĐIỆN Kiểu ТВФ-120-2T3 290T 422/423 Công suất 120 MW 300 MW THAN Lượng than tiêu thụ 1'586'000 T/năm 1'644'000 T/năm Nhiệt trị than 5'035 kCal/kg than 5'080 kCal/kg than Suất hao than tiêu chuẩn 439 g/kWh 420 g/kWh ỐNG KHÓI Cao 200 m 200 m Đường kính miệng thoát 7,2 m Phần bê tông Ф12,7m Ống thép cho mỗi lò Ф4,5 m (Nguồn : Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại) - Tổng sản lượng định mức của Công ty theo thiết kế của cả 2 dây chuyền 1 và 2 : 6,54 tỷ kWh/năm - Tông lượng than tiêu thụ cho sản xuất 6,54 tỷ kWh/năm của Công ty : 2’230’000 Tấn/năm - Suất tiêu hao than tiêu chuẩn cho 6,54 tỷ kWh/ năm : 429,5 g/kWh Công suất thực tế Từ năm 2002 Công ty bắt đầu đưa vào sản xuất thử ở dây chuyền 2 nên sản lượng điển sản xuất của Công ty chủ yếu là của dây chuyền 1.Từ năm 2003 trở đi sản lượng điện sản xuất bắt đầu ổn định và ngày càng tăng. Từ năm 2005 Công ty bắt đầu thực hiện cổ phần hóa ,nên sản lượng điện sản suất của Công ty luôn vượt định mức mặc dù máy móc thường xuyên xẩy ra sự cố.Điển hình là năm 2008 mặc dù trong 11 tháng đầu năm tính chung Công ty đã xẩy ra tất cả 79 sự cố với cả 2 dây chuyền nhưng trong 11 tháng đó sản lượng điện của Công ty cũng đã đạt được 6 257,2 triệu kWh đến hết năm Công ty vẫn sản xuất được 6 927 107 412 Kwh điên vẫn vượt định mức công suất của Công ty Khối lượng nhiên liệu sử dụng qua các năm Bảng 2.2 Khối lượng Nhiên liệu sử dụng qua các năm Năm Than tiêu chuẩn DC1 Than tiêu chuẩn DC2 Dầu đốt kèm DC1 Dầu đốt kèm DC2 Khối lượng STH Khối lượ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1991.doc
Tài liệu liên quan